You are on page 1of 71

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

NGUYỄN ĐẶNG HOÀNG NAM


KHOÁ 14
HỆ ĐÀO TẠO KỸ SƯ DÂN SỰ DÀI HẠN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ Y SINH

XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA Y TẾ


CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU MỘT SỐ BỆNH VỀ PHỔI

NĂM 2020
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

NGUYỄN ĐẶNG HOÀNG NAM


KHOÁ 14
HỆ ĐÀO TẠO KỸ SƯ DÂN SỰ DÀI HẠN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
MÃ SỐ: 5252020118

XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA Y TẾ


CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU MỘT SỐ BỆNH VỀ PHỔI

Cán bộ hướng dẫn: Thiếu tá, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mai

NĂM 2020
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Nguyễn Đặng Hoàng Nam Lớp: ĐTYS 14 Khóa: 14


Ngành: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa Chuyên ngành: Điện tử y sinh

1. Tên đề tài:
“Thiết kế Hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi.”

2. Các số liệu ban đầu:


GS. Phạm Gia Cường, Khám và chữa các bệnh phổi, Nhà xuất bản Y Học,
Hà Nội - 2005.

3. Nội dung bản thuyết minh:


Bản thuyết minh gồm có 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Hệ chuyên gia trong y tế.
- Chương 2: Cơ sở tri thức một số bệnh về phổi.
- Chương 3: Thiết kế hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về
phổi

4. Số lượng, nội dung các bản vẽ (ghi rõ loại, kích thước và cách thực hiện các
bản vẽ) và các sản phẩm cụ thể (nếu có):
Chương trình “Hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi”
chạy trên phần mềm MATLAB.

5. Cán bộ hướng dẫn (ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, hướng dẫn toàn bộ
hay từng phần):
Thiếu tá, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Mai
Giáo viên Bộ môn Điện tử y sinh, Khoa Kỹ thuật điều khiển
Hướng dẫn toàn bộ đồ án.
Ngày giao: 10/01/2020 Ngày hoàn thành: 16/07/2020
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2020
Chủ nhiệm bộ môn Cán bộ hướng dẫn

GVC, TS. Nguyễn Mạnh Cường GV, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mai

Sinh viên thực hiện


Đã hoàn thành và nộp đồ án ngày 16 tháng 7 năm 2020

Nguyễn Đặng Hoàng Nam


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
HCG Hệ chuyên gia
NMP Nghẽn mạch phổi
PKLT Phổi kẽ lan tỏa
TKL Trực khuẩn lao
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Quá trình xây dựng hệ chuyên gia ........................................................ 3
Hình 1.2. Các thành phần cơ bản của thiết bị máy tính ........................................ 6
Hình 1.3. Sơ đồ khối của một hệ máy tính ........................................................... 6
Hình 1.4. Các thành phần của một máy tính cá nhân thông thường ..................... 7
Hình 1.5. Cấu trúc cơ bản của thiết bị đo lường ................................................... 7
Hình 1.6. Sự hình thành cơ sở tri thức .................................................................. 9
Hình 1.7. Máy suy diễn ....................................................................................... 10
Hình 1.8. Giao diện giải thích về bệnh tràn dịch màng phổi .............................. 11
Hình 2.1. Cấu tạo của hệ hô hấp ......................................................................... 12
Hình 2.2. Hình ảnh X quang của phổi................................................................. 13
Hình 2.3. Bác sĩ thực hiện khám đường hô hấp cho bệnh nhân ......................... 14
Hình 2.4. Ảnh X-quang bệnh phổi kẽ lan tỏa ..................................................... 15
Hình 2.5. Huyết khối gây nghẽn mạch phổi ....................................................... 16
Hình 2.6. Phổi bị nhiễm khuẩn lao...................................................................... 17
Hình 2.7. Tràn dịch màng phổi ........................................................................... 20
Hình 2.8. Tràn khí màng phổi ............................................................................. 21
Hình 2.9. Viêm phổi do hít phải vi khuẩn ........................................................... 23
Hình 3.1. Giao diện chính của MATLAB ........................................................... 40
Hình 3.2. Cửa sổ đồ họa GUI với giao diện trắng .............................................. 41
Hình 3.3. Các cửa sổ đồ họa GUI đã được thiết kế ............................................ 42
Hình 3.4. Sơ đồ cấu trúc của hệ chuyên gia ........................................................ 42
Hình 3.5. Giao diện khởi tạo ............................................................................... 43
Hình 3.6. Giao diện trang chủ ............................................................................. 44
Hình 3.7. Giao diện nhập triệu chứng bệnh thứ nhất .......................................... 45
Hình 3.8. Giao diện nhập triệu chứng bệnh thứ hai ............................................ 46
Hình 3.9. Giao diện triệu chứng sau khi khám phổi ........................................... 46
Hình 3.10. Giao diện chọn các triệu chứng liên quan đến tổn thương phổi ....... 47
Hình 3.11. Giao diện kết luận chẩn đoán lâm sàng ............................................ 48
Hình 3.12. Giao diện kết luận khi không có triệu chứng nào được đánh dấu .... 48
Hình 3.13. Giao diện kết luận khi tất cả các triệu chứng đều được đánh dấu .... 49
Hình 3.14. Giao diện tìm hiểu tri thức bệnh ....................................................... 50
Hình 3.15. Tìm hiểu bệnh Phổi kẽ lan tỏa .......................................................... 50
Hình 3.16. Giao diện tìm hiểu triệu chứng bệnh phổi kẽ lan tỏa ........................ 51
Hình 3.17. Giao diện tìm hiểu nguyên nhân gây phổi kẽ lan tỏa ........................ 51
Hình 3.18. Giao diện tìm hiểu phương pháp điều trị phổi kẽ lan tỏa ................. 52
Hình 3.19. Chọn và bắt đầu tìm hiểu tri thức bệnh lao phổi ............................... 52
Hình 3.20. Tìm hiểu triệu chứng bệnh lao phổi .................................................. 53
Hình 3.21. Các giao diện nguyên nhân gây bệnh lao phổi ................................. 54
Hình 3.22. Giao diện điều trị bệnh lao phổi ........................................................ 55
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Triệu chứng lâm sàng và độ ảnh hưởng đến bệnh phổi kẽ lan tỏa ..... 25
Bảng 2.2. Triệu chứng lâm sàng và độ ảnh hưởng đến bệnh nghẽn mạch phổi . 25
Bảng 2.3. Triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng đến bệnh lao phổi ..................... 26
Bảng 2.4. Triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng đến bệnh tràn dịch màng phổi . 26
Bảng 2.5. Triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng đến bệnh tràn khí màng phổi ... 27
Bảng 2.6. Triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng đến bệnh viêm phổi do hít ....... 27
Bảng 3.1. Diễn giải các tag dùng trong quá trình suy diễn phổi kẽ lan tỏa ........ 33
Bảng 3.2. Diễn giải các tag trong quá trình suy diễn nghẽn mạch phổi ............. 34
Bảng 3.3. Diễn giải các tag dùng trong quá trình suy diễn bệnh lao phổi .......... 36
Bảng 3.4. Diễn giải các tag trong quá trình suy diễn tràn dịch màng phổi ......... 37
Bảng 3.5. Diễn giải các tag dùng trong quá trình suy diễn tràn khí màng phổi . 38
Bảng 3.6. Diễn giải các tag dùng trong luật suy diễn ......................................... 39
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ CHUYÊN GIA ..................................... 3
1.1. Giới thiệu về Hệ chuyên gia....................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa Hệ chuyên gia................................................................... 3
1.1.2. Ứng dụng của Hệ chuyên gia trong y tế ............................................. 4
1.2. Cấu trúc tổng quát của một Hệ chuyên gia ................................................ 5
1.2.1. Phần cứng ............................................................................................ 5
1.2.2 Phần mềm ............................................................................................. 7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 11
CHƯƠNG 2. TRI THỨC MỘT SỐ BỆNH VỀ PHỔI .................................. 12
2.1. Giới thiệu về phổi..................................................................................... 12
2.2. Những yếu tố chẩn đoán bệnh phổi ......................................................... 13
2.3. Một số bệnh về phổi ................................................................................. 14
2.3.1. Bệnh phổi kẽ lan tỏa.......................................................................... 14
2.3.2. Nghẽn mạch phổi .............................................................................. 16
2.3.3. Lao phổi ............................................................................................ 17
2.3.4. Tràn dịch màng phổi ......................................................................... 20
2.3.5. Tràn khí màng phổi ........................................................................... 21
2.3.6. Viêm phổi do hít ............................................................................... 22
2.4. Đánh giá triệu chứng lâm sàng trong chẩn đoán...................................... 24
2.4.1. Phổi kẽ lan tỏa ................................................................................... 24
2.4.2. Nghẽn mạch phổi .............................................................................. 25
2.4.3. Lao phổi ............................................................................................ 25
2.4.4. Tràn dịch màng phổi ......................................................................... 26
2.4.5. Tràn khí màng phổi ........................................................................... 27
2.4.6. Viêm phổi do hít ............................................................................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 28
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ CHUYÊN GIA Y TẾ CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU
MỘT SỐ BỆNH VỀ PHỔI ............................................................................... 29
3.1. Cơ sở tri thức ............................................................................................ 29
3.1.1. Tổng hợp tri thức bệnh ...................................................................... 30
3.1.2. Biểu diễn tri thức bệnh ...................................................................... 31
3.2. Máy suy diễn ............................................................................................ 33
3.2.1. Phổi kẽ lan tỏa ................................................................................... 33
3.2.2. Nghẽn mạch phổi .............................................................................. 34
3.2.3. Lao phổi ............................................................................................ 36
3.2.4. Tràn dịch màng phổi ......................................................................... 37
3.2.5. Tràn khí màng phổi ........................................................................... 38
3.2.6. Viêm phổi do hít ............................................................................... 39
3.3. Thiết kế giao diện Hệ chuyên gia trên phần mềm MATLAB ................. 40
3.3.1. Giới thiệu chung về MATLAB ......................................................... 40
3.3.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ chuyên gia...................................................... 42
3.3.3. Các giao diện trong hệ chuyên gia .................................................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 55
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57
PHỤ LỤC. CHƯƠNG TRÌNH CÁC HÀM SUY DIỄN TRONG HỆ
CHUYÊN GIA ................................................................................................... 58
1

LỜI NÓI ĐẦU

Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh phổi
ngày càng gia tăng mạnh mẽ do những biến đổi của khí hậu, ô nhiễm môi trường
và phong cách sống. Đã có nhiều biện pháp tiên tiến được áp dụng nhưng đây vẫn
là bệnh lý gây nhiều thách thức cho ngành y tế trong việc chữa trị cho người bệnh.
Bên cạnh đó, xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh lý suy giảm miễn dịch, cùng với
việc dùng thuốc không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ dẫn đến tần suất mắc các bệnh
lý hô hấp ngày càng nhiều, và các bệnh lý cũng ngày càng nặng. Do đó, việc chẩn
đoán sớm bệnh phổi là rất cần thiết để giải quyết hiện trạng trên.
Hệ chuyên gia là một lĩnh vực nghiên của của trí tuệ nhân tạo, ứng dụng trí
tuệ của con người (là các chuyên gia trong các lĩnh vực) vào các máy móc nhằm
tạo ra các hệ thống máy móc thông minh, đóng vai trò như một chuyên gia thực
thụ phục vụ các mục đích khác nhau của con người trong các lĩnh vực cụ thể. Hệ
chuyên gia y tế là các Hệ chuyên gia phục vụ trong lĩnh vực y tế, sử dụng các tri
thức về y tế đã được chuyển hóa để hỗ trợ cho cán bộ y tế, các cơ sở y tế thực hiện
tốt nhất việc chăm sóc sức khỏe con người. Dựa trên thực tiễn về việc cần chẩn
đoán sớm bệnh phổi và lợi ích mang lại của Hệ chuyên gia y tế, em đã lựa chọn
đề tài “Xây dựng hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi”
làm đồ án tốt nghiệp, với mục tiêu tạo ra một chương trình hệ chuyên gia hỗ trợ
chẩn đoán một số bệnh về phổi, hỗ trợ cho các y bác sĩ tuyến dưới – những người
không phải chuyên gia về lĩnh vực và chưa có nhiều kinh nghiệm, sử dụng hệ
chuyên gia như một công cụ tham khảo. Bên cạnh đó là tự rèn luyện khả năng tự
nghiên cứu của bản thân, hướng tới khát khao tạo ra được sản phẩm có thể được
phát triển, được phổ biến rộng rãi.
Nội dung của đồ án gồm có 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Hệ chuyên gia
- Chương 2: Tri thức một số bệnh về phổi
- Chương 3: Thiết kế Hệ chuyên gia chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi
2

Đồ án được thực hiện dưới sự tự nghiên cứu tài liệu có sẵn, tài liệu được
cung cấp bởi giáo viên hướng dẫn và tìm hiểu trên các phương tiện khác, ít nhiều
được viết bởi các tác giả có tên tuổi và uy tín nhất định trong phạm vi nghiên cứu
của đồ án. Tuy vậy, do trình độ còn hạn chế và chưa có điều kiện trao đổi trực tiếp
với các chuyên gia nên khó tránh khỏi các thiếu sót, kính mong nhận được lời
nhận xét, đánh giá và góp ý của quý thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm
ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Mai đã tận tình tận tâm hướng dẫn em hoàn thành đồ án
này.
3

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ HỆ CHUYÊN GIA
1.1. Giới thiệu về Hệ chuyên gia
1.1.1. Định nghĩa Hệ chuyên gia
Nhiều định nghĩa hệ chuyên gia được đưa ra, chúng đều đề cập đến các khía
cạnh khác nhau của việc sử dụng máy tính và tri thức chuyên gia để lập luận giải
quyết các vấn đề trong một lĩnh vực cụ thể.
Edward Feigenbaum, năm 1977, đã công bố một bài báo giới thiệu về một
số hệ chuyên gia dưới dạng các kỹ thuật tri thức. Ông đã mô tả hệ chuyên gia như
là chương trình máy tính thông minh sử dụng tri thức và các thủ tục suy luận để
giải quyết các vấn đề khó cần đến kiến thức chuyên môn của các chuyên gia [1].
Năm 1984, ông đã đưa ra định nghĩa về Hệ chuyên gia như sau: “Hệ chuyên gia
là một chương trình bậc cao giải quyết các vấn đề khó khăn cần tới tri thức của
các chuyên gia về lĩnh vực đó” [2].
Năm 1990, Jackson đã đưa ra một khái niệm chi tiết hơn: “Hệ chuyên gia
là một chương trình máy tính thể hiện và suy luận với tri thức cửa các chuyên gia
để giải quyết vấn dề hoặc đưa ra lời khuyên” [3].
Năm 1995, Turban cho rằng: “Hệ chuyên gia là một chương trình máy tính
áp dụng các phương pháp hoặc tri thức trong một lĩnh vực cụ thể để đưa ra lời
khuyên như một người chuyên gia” [4].

Hình 1.1. Quá trình xây dựng hệ chuyên gia


4

Thông qua các định nghĩa khác nhau nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy
các khái niệm về Hệ chuyên gia đều có một số điểm chung sau: là chương trình
máy tính, sử dụng tri thức và suy luận của các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ
thể, mục đích đưa ra giải pháp hoặc lời khuyên để giải quyết các vấn đề cụ thể.
Nhìn chung, Hệ chuyên gia có thể định nghĩa là chương trình máy tính vận
dụng tri thức và cách thức lập luận của các chuyên gia để hỗ trợ ra quyết định giải
quyết vấn đề cụ thể.
Việc hình thành một hệ chuyên gia được thể hiện giống như quy trình được
mô tả trên Hình 1.1. Trong đó, tri thức của chuyên gia được chuyển hóa thành
chương trình máy tính thông qua đội ngũ kỹ sư tri thức. Các chuyên gia cũng là
người thẩm định các chương trình máy tính này
1.1.2. Ứng dụng của Hệ chuyên gia trong y tế
Tính đến thời điểm hiện tại, hàng trăm hệ chuyên gia đã được xây dựng và
báo cáo thường xuyên trong các tạp chí, sách báo và hội thảo khoa học. Ngoài ra
còn các hệ chuyên gia được sử dụng trong các công ty, các tổ chức quân sự mà
không được công bố vì lí do bảo mật.
Một số lĩnh vực ứng dụng Hệ chuyên gia:
- Giải thích: giải thích dựa trên những dữ liệu thu nhận được, chẳng hạn
như kiểm tra phổi thử nghiệm
- Dự báo (dự đoán): dự báo thời tiết với số liệu thu thập được, dự đoán khả
năng lan truyền của bệnh dịch,…
- Xử lý sự cố: một hệ thống giải đáp thắc mắc tự động các câu hỏi của khách
hàng về sản phẩm
- Kiểm tra: so sánh dữ liệu thu nhận được với dữ liệu mẫu để đánh giá.
- Điều khiển: Điều khiển một quá trình, đòi hỏi diễn giải, chẩn đoán, kiểm
tra, lập kế hoạch, dự đoán và chữa trị.
- Truyền đạt: đóng vai trò như người hướng dẫn, ví dụ như dạy học cho học
sinh, sinh viên từ xa sử dụng Hệ chuyên gia như một công cụ giảng dạy.
Trong y tế, lịch sử hình thành và phát triển cho thấy những bước tiến bộ
5

trong việc ứng dụng hệ chuyên gia vào quá trình chăm sóc con người. Hệ chuyên
gia đầu tiên xuất hiện năm 1965 là DENDRAL, được thiết kế bởi nhà nghiên cứu
về trí tuệ nhân tạo Edward Faigenbaum và nhà di truyền học Joshua Lederberg
nhằm giúp các nhà hóa học hữu cơ xác định các phân tử hữu cơ chưa biết, dựa
vào phân tích phổ khối. Năm 1975 hệ chuyên gia MYCIN ra đời đã thành công
trong việc áp dụng khoa học trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực Y học, cụ thể là lĩnh vực
chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng máu và viêm màng não. Năm 1979, trường
đại học Stanford công bố hệ chuyên gia ONCOCIN được thiết kế để hỗ trợ điều
trị bệnh nhân đang hóa trị ung thư [9]. Cũng là năm 1979, hệ chuyên gia PUFF ra
đời, hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về phổi.
Tại Việt Nam, vào cuối năm 80, tại Viện Công nghệ Thông tin đã bước đầu
xây dựng hệ trợ giúp khám chữa bệnh nội khoa, châm cứu và chẩn trị đông y, đã
có tiếp cận ra quyết định trong việc chẩn đoán lâm sàng [10]. Ngày 18/4/2020, Bộ
TT&TT và Bộ Y tế tổ chức lễ khai trương nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh
từ xa do Viettel phát triển nền tảng đáp ứng đủ 6 lĩnh vực khám chữa bệnh từ xa
theo quy định của Bộ Y Tế ban hành. Do vậy, tiềm năng ứng dụng HCG vào y tế
là vô cùng lớn. Trong tương lai, hệ chuyên gia ứng dụng trong y tế sẽ phát triển
mạnh mẽ, không chỉ ở những nước phát triển mà còn ở những nước đang phát
triển, bởi lợi ích mà nó mang lại là vô cùng to lớn. Một hệ chuyên gia y tế có thể
hỗ trợ chẩn đoán bệnh cho các cơ sở y tế thiếu cơ sở vật chất, tại vùng sâu vùng
xa, hải đảo – nơi mà điều kiện sống hạn chế và việc khám chữa bệnh không chỉ
của nhân viên y tế mà còn cả của người dân gặp nhiều khó khăn.
1.2. Cấu trúc tổng quát của một Hệ chuyên gia
Các thành phần cơ bản của một HCG, cũng giống như một hệ máy tính,
bao gồm hai phần chính sau: phần cứng và phần mềm.
1.2.1. Phần cứng
Phần cứng là thành phần cơ bản của một HCG, là các thành phần vật lý mà
có thể tác động trực tiếp bởi yếu tố con người. Trong HCG, phần cứng bao gồm:
các thiết bị máy tính, các thiết bị đo lường và các thiết bị hỗ trợ.
6

a. Thiết bị máy tính

Hình 1.2. Các thành phần cơ bản của thiết bị máy tính
Phân loại theo chức năng, các thành phần phần cứng của thiết bị máy tính
bao gồm: các thiết bị nhập dữ liệu, các thiết bị lưu trữ dữ liệu, các thiết bị xử lý
dữ liệu, các thiết bị trao đổi thông tin và các thiết bị xuất dữ liệu như được mô tả
ở hình 1.2.

Hình 1.3. Sơ đồ khối của một hệ máy tính


Sơ đồ khối liên kết các thành phần của một hệ máy tính được mô tả trên
hình 1.3. Trong đó, khối CPU được xem như bộ não của máy tính. Chức năng
chính của nó là điều khiển máy tính và thực hiện các phép tính nhị phân. Hình 1.4
minh họa các thành phần của một máy tính cá nhân thông thường.
7

Hình 1.4. Các thành phần của một máy tính cá nhân thông thường
b. Thiết bị đo lường
Trong các Hệ chuyên gia, dữ liệu đầu vào thường được lấy từ các thiết bị
đo lường các đại lượng vật lý như: nhiệt độ, tốc độ, áp suất, mô men,… hoặc đo
lường các đại lượng hóa học như: độ pH, các phản ứng hóa học,…
Thiết bị đo lường là thiết bị chứa các giá trị đo đã xác định trước và có khả
năng hiển thị kết quả đo. Đầu vào của thiết bị đo lường là đại lượng đo còn đầu ra
là đại lượng chỉ thị.
Cấu trúc cơ bản của thiết bị đo lường có thể chia thành hai loại: đo lường
trực tiếp và đo lường gián tiếp (hình 1.5).

Hình 1.5. Cấu trúc cơ bản của thiết bị đo lường


1.2.2 Phần mềm
Phần mềm là các chương trình máy tính được mã hóa giúp cho máy móc c
8

hiểu và thực hiện các ý tưởng của con người. Trong một HCG, phần mềm cơ bản
bao gồm tri thức thu nhận, cơ sở tri thức, máy suy diễn và giao diện giải thích.
a. Tri thức thu nhận
Thu nhận dữ liệu là khả năng xử lý các tín hiệu đo lường đầu vào và tổ chức
chúng theo một cách thức nào đó mà máy tính dễ dàng tiếp nhận.
Một HCG thường được xây dựng theo nguyên tắc thu nạp dần dữ liệu. Ban
đầu cơ sở tri thức thường chưa có nhiều với các bộ quy tắc hay bộ luật chưa đầy
đủ. Các quy luật được bổ sung trong quá trình phát triển Hệ chuyên gia.
Trong các HCG, có nhiều cách thu nhận dữ liệu khác nhau đã được ứng
dụng như: thông qua bảng hồ sơ, không gian vector dữ liệu, lịch sử đối tượng,
bảng đánh giá , phân loại đối tượng,... Các cách thu nhận dữ liệu đều có đặc điểm
chung là đem lại khả năng bổ sung làm giàu tri thức tự động cho các HCG.
b. Cơ sở tri thức
Cơ sở tri thức trong Hệ chuyên gia là nơi lưu trữ các tri thức, thông tin, sự
kiện liên quan đến các vấn đề cần giải quyết. Cơ sở tri thức trong Hệ chuyên gia
được hình thành từ các nhân tố sau:
- Chuyên gia: là người có hiểu biết sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể. Chất
lượng tri thức của chuyên gia có vai trò quyết định đối với chất lượng của Cơ sở
tri thức. Các chuyên gia càng giỏi và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì chất lượng
của cơ sở tri thức càng cao.
- Kỹ sư tri thức: là người chuyển hóa tri thức của chuyên gia thành tri thức
dùng cho Hệ chuyên gia. Nói cách khác, kỹ sư tri thức có nhiệm vụ chuyển hóa
tri thức chuyên gia thành các sự việc và quy tắc dùng cho cơ sở tri thức. Người
kỹ sư tri thức cần phải có nhiều kỹ năng tốt như kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tổng
hợp vấn đề, kỹ năng tư duy logic, kỹ năng đánh giá, kỹ năng biểu diễn tri thức.
Người kỹ sư tri thức đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa chuyên gia và máy tính.
Biểu diễn tri thức là cách nói rút gọn của biểu diễn tri thức chuyên gia dưới
một dạng nào đó để có thể thể hiện được tri thức đó trên máy tính. Mục tiêu của
biểu diễn tri thức là làm cho tri thức của chuyên gia trở nên đơn giản, dễ hiểu, dễ
9

sử dụng và dễ phát triển trên máy tính.


Kỹ sư tri thức là người thực hiện quá trình biểu diễn tri thức. Từ tri thức
của các chuyên gia, kỹ sư tri thức sử dụng các kỹ thuật biểu diễn tri thức như:
dùng luật sản xuất, mạng ngữ nghĩa, các thẻ ghi, lưu đồ thuật toán,… để chuyển
sang tri thức máy tính giúp cho việc lập trình trở nên dễ dàng hơn. Vai trò của cơ
sở tri thức trong HCG là vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến tính chính
xác và độ tin cậy của HCG đó vào trong thực tế. Quá trình hình thành cơ sở tri
thức được minh họa trong hình 1.6.

Hình 1.6. Sự hình thành cơ sở tri thức


Trong HCG này, tri thức sẽ được biểu diễn dưới dạng Luật sản xuất là các
luật đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với tư duy của con người. Biểu diễn tri thức bằng
luật sản xuất là cách thức biểu diễn tri thức dựa trên các luật IF-THEN. Phần tiền
đề hay phần điều kiện trong vế IF là nơi chứa vật mẫu. Phần kết luận hoặc hậu
quả trong vế THEN là nơi đưa ra hành vi cho máy tính. Các lệnh IF-THEN có
thể viết dưới hai dạng cơ bản như sau:
- IF <tiền đề/điều kiện> THEN <hậu quả/hành động>
- IF <tiền đề/điều kiện> THEN <kết luận> DO <hành động>
10

c. Máy suy diễn


Suy diễn là quá trình rút ra một kết luận từ những bằng chứng thông qua
các lập luận logic. Bản chất của máy suy diễn là phần chương trình máy tính thực
hiện quá trình lập luận logic từ các dữ liệu đầu vào, dựa trên cơ sở tri thức đã có
sẵn dưới dạng các quy tắc để đưa ra một kết luận. Hình 1.7 mô tả mô hình máy
suy diễn thực hiện quá trình lập luận logic từ thông tin đầu vào và cơ sở tri thức
của chuyên gia lưu trữ trong bộ nhớ để rút ra kết luận.
Máy suy diễn trong HCG thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là kiểm soát và lập
luận. Dựa trên các sự kiện đầu vào cụ thể, máy suy diễn sẽ kiểm soát bộ cơ sở tri
thức để tìm ra các luật liên quan đến sự kiện đó. Nếu tìm được nhiều luật thì máy
suy diễn phải thực hiện các lập luận để quyết định lựa chọn một luật có tính hợp
lý nhất hoặc phối hợp các luật với nhau để đưa ra một quyết định cuối cùng.

Hình 1.7. Máy suy diễn


d. Giao diện giải thích
Giao diện giải thích cho phép người sử dụng và các chuyên gia tương tác
với máy tính một cách dễ dàng và trực quan. Đây là một phương thức giao tiếp
hiệu quả giữa con người với máy tính để nhanh chóng đạt đến các kết quả mong
muốn. Ưu điểm chính của giao diện giải thích là đem đến cho người dùng cái nhìn
trực quan về những vấn đề liên quan đến lập luận để dẫn tới kết luận và có thể tìm
hiểu được những vấn đề cần làm rõ. Hình 1.8 là một ví dụ về giao diện giải thích
cho bệnh tràn dịch màng phổi. Thông qua giao diện này, người sử dụng dễ dàng
tương tác với máy tính thông qua các lựa chọn có sẵn để vận hành HCG tư vấn về
bệnh tràn dịch màng phổi.
11

Hình 1.8. Giao diện giải thích về bệnh tràn dịch màng phổi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đã đưa ra được định nghĩa và ứng dụng của một HCG, bên cạnh
đó khái quát cấu trúc tổng quan của một HCG điển hình bao gồm phần cứng và
phần mềm. Phần cứng của HCG gồm có: thiết bị máy tính, thiết bị đo lường. Phần
mềm của HCG gồm có: tri thức thu nhận, cơ sở tri thức, máy suy diễn, giao diện
giải thích. Kiến thức trong chương này sẽ là cơ sở để xây dựng hệ chuyên gia chẩn
đoán ban đầu một số bệnh về phổi.
12

CHƯƠNG 2.
TRI THỨC MỘT SỐ BỆNH VỀ PHỔI
2.1. Giới thiệu về phổi
Theo [7], Phổi là cơ quan hô hấp, nơi diễn ra hiện tượng trao đổi khí giữa
khí ngoài trời với máu. Phổi cùng với khí quản và các phế quản là một phần của
bộ máy hô hấp. Mỗi người có hai lá phổi nằm trong lồng ngực ở hai bên trung
thất. Cấu tạo của hệ hô hấp bao gồm phổi được thể hiện ở hình 2.1.
Nhu mô phổi được tạo thành bởi các phế nang là những túi chứa khí rất nhỏ
dính liền với các mao mạch. Từ rốn phổi các phế quản kèm với một nhánh động
mạch phổi đi vào nhu mô phổi rồi đến từng thùy, từng phân thùy phổi để trở thành
tiểu phế quản tận. Tiểu phế quản này kết thúc bằng tiểu phế quản hô hấp tận cùng
bằng các phế nang.

Hình 2.1. Cấu tạo của hệ hô hấp


Hình ảnh X quang của phổi (hình 2.2) là những vùng sáng xen kẽ với những
vùng tối ứng với mạng lưới phế huyết quản của nhu mô. Bóng tim che lấp một
phần lớn phổi trái. Nền phổi có giới hạn ngoài là góc sườn hoành. Đỉnh phổi nhìn
thấy ở trên xương đòn. Chiếu X quang phổi có thể đánh giá những cử động lồng
ngực trong khi thở.
Hô hấp là toàn bộ các hiện tượng giúp ta hấp thụ oxy (O 2) và loại bỏ khí
carbonic (CO2) ra khỏi cơ thể. Việc này được bảo đảm bới các cơ chế sau:
- Thông khí phổi, nhằm đổi mới khí trong phế nang;
13

- Khuếch tán, nhằm trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch;
- Chỉ huy và điều hòa chức năng hô hấp do hệ thần kinh đảm nhận.

Hình 2.2. Hình ảnh X quang của phổi


2.2. Những yếu tố chẩn đoán bệnh phổi
Chuẩn đoán bệnh phổi dựa trên những yếu tố sau: khám lâm sàng, chẩn
đoán hình ảnh, thăm dò chức năng phổi, sử dụng các phương pháo hình thái học
như nội soi và xét nghiệm mô tế bào học, sử dụng các xét nghiệm sinh học. Tuy
nhiên, đối với một hệ chuyên gia chẩn đoán bệnh ban đầu phục vụ cho bệnh viện
tuyến dưới, các phòng khám nhỏ và người dùng ít hiểu biết về y khoa, thì việc
chẩn đoán bệnh sẽ chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng (ở đây
là chẩn đoán qua hình ảnh chụp X-quang).
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ lần lượt được hỏi, từ những triệu
chứng nhẹ đến những triệu chứng đặc trưng của bệnh. Các triệu chứng lâm sàng
thường thấy nhất ở các bệnh nhân mắc bệnh về phổi có thể kể đến là ho, khó thở,
đau ngực. Ngoài ra còn các triệu chứng khác liên quan như là sốt, sút cân, chán
ăn, mất ngủ. Khi khám lâm sàng, bác sĩ hay người có chuyên môn sẽ thựa hiện
các thao tác để khám như nhìn, sờ, gõ, nghe như trên hình 2.3. Nhìn sẽ thấy được
hình thể của lồng ngực, lớp da, biên độ hô hấp của ngực và nhịp điệu thở. Sờ sẽ
cảm nhận được độ rung của ngực (rung thanh). Gõ sẽ cảm nhận được độ đàn hồi
14

của lồng ngực và tiếng vang của phổi. Nghe sẽ rõ được tiếng thở, xác định được
tiếng rì rào của phế nang và tạp âm (tiếng ran, tiếng rít, tiếng thổi,…).

Hình 2.3. Bác sĩ thực hiện khám đường hô hấp cho bệnh nhân
Chẩn đoán hình ảnh qua ảnh chụp X-Quang phổi cung cấp chính xác cấu
trúc lồng ngực bằng các phim chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng. Từ những dữ
kiện đó có thể xác định được những tổn thương bên trong phổi mà mắt thường
không nhìn thấy được.
2.3. Một số bệnh về phổi
Trong phạm vi đồ án, Hệ chuyên gia y tế phục vụ chẩn đoán 6 bệnh về phổi:
phổi kẽ lan tỏa, nghẽn mạch phổi, lao phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng
phổi và viêm phổi do hít. Sáu bệnh này được lựa chọn dựa theo tổn thương của
chúng đến các đường hô hấp, kẽ phổi, mạch máu, màng phổi. Bên cạnh đó, triệu
chứng cận lâm sàng của bệnh sẽ là từ việc xem các phim chụp X-quang phổi, bởi
các xét nghiệm khác đều yêu cầu cơ sở vật chất phòng khám cao – điều mà các
bệnh viện tuyến dưới chưa đáp ứng được. Tri thức về các bệnh được tham khảo
từ tài liệu [7].
2.3.1. Bệnh phổi kẽ lan tỏa
Bệnh phổi kẽ lan tỏa có đặc điểm là tổn thương các mô kẽ ở phổi, viêm các
15

cấu trúc phế nang dần dẫn đến xơ hóa nhu mô phổi.
Chẩn đoán lâm sàng: Người bệnh khó thở tăng dần theo thời gian; ho khan;
tái tím mặt mày; ngón tay dùi trống; nghe phổi có ran; bị suy tim phải.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X-Quang phổi.
Hình 2.4 là ảnh chụp X-Quang phổi của bệnh nhân bị phổi kẽ lan tỏa. Qua ảnh
chụp X quang phổi của bệnh nhân bị phổi kẽ lan tỏa có thể thấy các hiện tượng
như sau:
- Tổn thương phổi dạng hình thủy tinh mờ, xuất hiện sớm.
- Mạng lưới phổi thô.
Nguyên nhân: Bệnh phổi kẽ lan tỏa có thể bị gây ra bởi
- Hít thở không khí ô nhiễm
- Do bị xơ phổi vô căn: viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi kẽ.
- Phổi bị nhiễm khuẩn do viêm
- Do thuốc gây nên: Bleomycin, Busulfan, Methotrexat, Cyclophosphamid.

Hình 2.4. Ảnh X-quang bệnh phổi kẽ lan tỏa


Điều trị: Để điều trị, bệnh nhân trước hết bỏ hút thuốc lá nếu có. Điều trị
nhiễm khuẩn bằng kháng sinh thích hợp. Thở oxy ở bệnh nhân bị giảm oxy máu.
Điều trị kèm các biến chứng (ví dụ như tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi).
16

2.3.2. Nghẽn mạch phổi


Nghẽn mạch phổi (NMP) là hậu quả của việc cục huyết khối hoặc cục
nghẽn mạch khác từ một nơi nào đó của cơ thể vào trong tuần hoàn phổi, còn gọi
là bệnh huyết khối tắc mạch phổi. Trên 90% trường hợp các cục NMP xuất phát
từ hệ thống tĩnh mạch sâu ở các chi dưới. 8% đến 10% bệnh nhân bị NMP tử vong
trong giờ đầu tiên.
Chẩn đoán lâm sàng: Khó thở nhanh. Đau ngực. Nếu nghẽn mạch phổi
lớn, bệnh nhân có thể bị ngất. Xuất hiện sốt ra nhiều mồ hôi, tâm lí bất ổn hốt
hoảng lo sợ. Ho, đôi khi ho ra máu. Khám tim thấy nhịp tim nhanh. Nghe phổi có
ran, cọ sát màng phổi.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Qua chẩn đoán hình ảnh X quang, phổi có thể
bình thường hoặc có hình ảnh nghi ngờ như vòm hoành cao, tràn dịch màng phổi,
giãn động mạch phổi, thâm nhiễm hoặc đông đặc phổi, hình mạch máu bị cắt cụt,
hoặc xẹp phổi. Đôi khi thấy hình ảnh của nhồi máu phổi.

Hình 2.5. Huyết khối gây nghẽn mạch phổi


Nguyên nhân: Do cục huyết khối, mỡ, hoặc các dị vật đi vào trong tuần
hoàn phổi. Ngoài ra có các nguyên do dẫn tới nguy cơ bị NMP như: nằm bất động
lâu, bị chấn thương chi dưới; thai nghén và sản phụ mới sinh; ung thư (phổi, tụy,
tiết niệu sinh dục); người cao tuổi, người bị béo phì, người bị đái tháo đường.
Hình 2.5 mô tả nghẽn mạch phổi gây ra bởi huyết khối đi vào trong mạch phổi.
17

Điều trị: Mục đích của việc điều trị NMP là thông nghẽn và phòng ngừa
tái phát:
- Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục herafin ít nhất trong 5 ngày để ngăn
chặn ngưng tụ tiểu cầu, hạn chế các chất co mạch.
- Sử dụng thuốc làm tan huyết khối để làm tan nhanh các cục đông, hay dùng
cho những bệnh nhân bị nghẽn động mạch phổi nặng.
- Nhiều trường hợp sẽ phải đặt xuyên qua tĩnh mạch một cái lọc tĩnh mạch
Greenfield khi không có chỉ định dùng thuốc tan huyết khối hoặc thuốc chống
đông.
- Với bệnh nhân bị NMP nặng và hạ huyết áp khó chữa thì làm phẫu thuật
cắt bỏ cục nghẽn mạch.
2.3.3. Lao phổi
Lao phổi là bệnh do nhiễm khuẩn phổi gây ra bởi trực khuẩn lao (TKL)
Mycobacterium Tuberculosis (hình 2.6). Bệnh thông thường gặp ở trẻ em, thanh
thiếu niên, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người bị HIV ở mọi lứa tuổi.

Hình 2.6. Phổi bị nhiễm khuẩn lao


Chấn đoán lâm sàng: Lao tiên phát (là một loại viêm phổi tối thiểu không
triệu chứng, khu trú ở phần giữa và nền phổi, kèm theo rạch rốn phổi) thường gần
như không có biểu hiện rõ rệt, nhưng đến giai đoạn lao tái hoạt động gì các triệu
18

chứng lại trở nên rõ rệt: sốt, ra mồ hôi đêm, xảy ra tình trạng sút cân ở người bệnh.
Ho ra máu, có đờm ít nhưng không phải đờm mủ, có khi người bị lao phổi ho ra
máu nặng làm nghẹt thở, do động mạch phổi bên trong hang lao bị ăn mòn (hiện
tượng phình mạch Rasmussen). Nghe phổi có ran. Có trường hợp đau ngực do
tràn dịch màng phổi lao.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Trong chẩn đoán cận lâm sàng bệnh lao phổi,
cần làm những xét nghiệm cụ thể như làm phiến đồ đờm, xét nghiệm dịch dạ dày,
đếm máu; chọc màng phổi để theo dõi dịch màng phổi; làm sinh thiết; theo dõi
phản ứng của da với Tuberculin. Tuy nhiên, trong phạm vi hệ chuyên gia y tế chẩn
đoán ban đầu, những xét nghiệm trên sẽ chưa được ứng dụng mà chủ yếu chẩn
đoán qua đọc phim chụp X-quang. Chẩn đoán hình ảnh sử dụng hình ảnh chụp X
quang phổi:
- Nhiễm khuẩn tiên phát biểu hiện bằng các huyệt lao ngoại vi bị vôi hóa và
hạch rốn phổi vôi hóa.
- Tái hoạt động lao: Họa tử. Hang lao (chủ yếu ở đỉnh phổi); xơ hóa và co
kéo rốn phổi; phế quản phế viêm; tổn thương kẽ; hình ảnh hạt kê (các hình ảnh
này cũng có thể gặp ở lao tiên phát tiến triển).
- Tràn dịch màng phổi lao: tràn dịch thành lập nhanh và nặng.
- Chụp X quang phổi hàng loạt mới đánh giá được bệnh nặng lên hay nhẹ đi.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân gây bệnh là TKL với các đặc điểm sau:
+ Sinh sản chậm, ưa khí, không di động, không có nha bào, thành (vỏ) dầy có
nhiều lipid.
+ Không có sắc tốt. Sản xuất Niacn. Giảm Nitrat. Sản xuất Catalase.
+ TKL chỉ cư trú ở người.
+ Lây truyền: Khi bệnh nhân lao ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ bắn ra các hạt
nước bọt chứa TKL và truyền bệnh cho người lành.
- Ngoài ra, từng giai đoạn tiến triển của lao phổi sẽ ứng với từng nguyên
nhân gây bệnh riêng biệt:
19

+ Lao tiên phát (là một viêm phổi tối thiểu không có triệu chứng, khu trú ở
phần giữa và nền phổi, kèm theo hạch rốn phổi) chủ yếu là nhiễm khuẩn nội bào,
tại đây TKL sinh sản liên tục trong 2 đến 12 tuần sau khi lây nhiễm cho đến khi
có đáp ứng của miễn dịch tế bào. Các TKL sẽ bị ức chế bởi tác động của miễn
dịch tế bào như là tăng bạch cầu mono, biến đổi bạch cầu lympho kèm tiết ra
lymphokin, hoạt hóa địa thực bào và mô bào.
+ Lao tiên phát tiến triển có thể xảy ra ngay sau giai đoạn không có triệu
chứng. Lúc này có thể xảy ra tình trạng thâm nhiễm phổi hoạt tử, phế quản viêm
lao, lao nội phế quản, lao kê hay lao kê lan tràn.
+ Tràn dịch màng phổi lao hậu tiên phát xảy ra sau lao tiên phát, là hậu quả
của việc tổn thương ngoại vi phổi lan vào màng phổi. Giai đoạn này có thể xuất
hiện tràn dịch màng phổi nặng (đôi khi dịch máu) với đặc điểm có dịch rỉ, thường
không kèm tổn thương phổi. Tuy nhiên dịch rỉ sẽ tự hấp thu không cần điều trị.
Nhưng đến giai đoạn này đã báo trước nguy cơ sẽ bị lao, bởi vậy cần được chẩn
đoán và điều trị sớm (sinh thiết màng phổi và nuôi cấy) để phòng ngừa lao xuất
hiện.
+ Tái hoạt động lao xuất hiện sau khi lao tiên phát nhiều tháng hoặc nhiều
năm, lúc này đã có tổn thương lao hay khu trú ở các phân thùy đỉnh sau của các
thùy trên và phân thùy trên của các thùy dưới, kèm theo đó là hoại tử và phá hủy
thành hang ở phổi, ho ra máu, sốt dai dẳng, ra mồi hôi đêm, sút cân.
+ Tái nhiễm lao có các biểu hiện giống như tái hoạt động lao, các huyệt hoại
tử và hang bị vỡ gây tràn theo đường nội phế quản.
Điều trị: Yếu tố quyết định thành công trong điều trị là việc tuân thủ các
chế độ điều trị của bệnh nhân. Mục đích điều trị là:
- Điều trị khỏi bệnh cả về lâm sàng lẫn vi khuẩn học.
- Phòng ngừa kháng thuốc (phối hợp điều trị).
- Phòng ngừa, điều trị bệnh cho những người có tiếp xúc nhiều với bệnh
nhân.
Nhận xét: Để triệt để chữa trị bệnh lao phổi, cần theo dõi chặt chẽ bệnh
20

nhân hàng tháng, xét nghiệm đờm nhiều lần cho đến khi nuôi cấy có kết quả âm
tính. Từ 2 đến 3 tháng một lần theo dõi diễn biến của các hình ảnh X quang phổi,
bên cạnh đó theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân. Những người có phản
ứng này dương tích cần được xác định xem có lao hoạt động không để điều trị kịp
thời hoặc dùng thuốc phòng lao. Khoảng 6% bệnh nhân lao phổi người lớn tử
vong trước khi kết thúc điều trị. Trong quá trình điều trị chỉ có khoảng 3% bệnh
tái phát. Tiêm BCG phòng lao có hiệu lực ở khoảng 70% số người được tiêm.
2.3.4. Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi, được mô tả ở hình 2.7, là hiện tượng có nước trong
khoang màng phổi. Bình thường khoang màng phổi là một khoang cho phép phổi
có thể chuyển động được khi các xương sườn nâng lên hạ xuống để thực hiện
thông khí phế nang. Nếu có dịch trong khoang màng phổi thì chức năng trên không
hoàn thành được dẫn đến khó thở.

Hình 2.7. Tràn dịch màng phổi


Chẩn đoán lâm sàng: Đau ngực, nhất là khi thở vào; ho khan, khó thở; tái
tím nếu tràn dịch nhiều; đôi khi có hiện tượng sốt; đôi khi người bệnh bị sút cân.
Khám phổi: gõ tiếng đục, mất rung thanh. Giảm hoặc mất rì rào phế nang. Nếu gõ
đục nhẹ và nghe có cọ sát màng phổi là tràn dịch màng phổi nhẹ.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Khi chụp X quang phổi thấy có tràn dịch ở
21

khoang lớn, đôi khi là tràn dịch vòm hoành, trung thất, liên thùy, đóng kén.
Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra có thể do suy tim, phù toàn thân do căn
nguyên gan. Do phản ứng sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Do di căn của ung thư hoặc
do các bệnh lý dưới cơ hoành như viêm tụy.
Điều trị: Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh (dựa vào dịch sau khi xét).
Sau khi điều trị khỏi phải làm liệu pháp vận động hô hấp để tránh di chứng.
2.3.5. Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là hiện tượng khí lọt vào trong khoang màng phổi như
được mô tả ở hình 2.8. Đây là một trường hợp cấp cứu nội khoa cần được theo
dõi chặt chẽ để đề phòng biến chứng có thể xảy ra.

Hình 2.8. Tràn khí màng phổi


Có ba loại tràn khí màng phổi:
- Tràn khí kín: xuất hiện lỗ rò giữa phổi với màng phổi và có thể tự hàn kín
lại sau khi thủng.
- Tràn khí hở: thông thương giữa phổi và khoang màng phổi vì lỗ rò không
được hàn kín lại sau khi thủng.
- Tràn khí có su-páp: có thông thương giữa phổi và khoang màng phổi nhưng
chỉ khi nào người bệnh hít vào làm cho lượng khí ở khoang màng phổi ngày càng
tăng, ép phổi rất mạnh thì mới gây ngạt thở.
22

Chẩn đoán lâm sàng:


- Bệnh khởi phát đột ngột bằng một điểm đau ngực dữ dội kèm theo khó thở,
tái tím khi gắng sức.
- Khi khám phổi, gõ một bên ngực thấy vang, khi sờ thấy mất rung thanh,
khi nghe thấy mất rì rào phế nang.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Chụp X quang phổi sẽ thấy hiện tượng nửa ngực
tăng sáng, phổi bị ép về phía rốn phổi. Nếu tràn khí màng phổi rộng, trung thất bị
đẩy về bên đối diện với tổn thương. Nếu nhẹ, thì phải chụp phổi lúc bệnh nhân
thở ra mới phát hiện được. Đo khí trong máu thấy giảm oxy máu và tăng CO 2
máu. Có thể sử dụng phương pháp đo áp lực màng phổi bằng máy hoặc bằng
nghiệm pháp bơm tiêm nếu tại cơ sở y tế tuyến dưới có trang bị.
- Đối với máy hút: tràn khí kín khi áp lực âm tính; tràn khí hở khi áp lực bằng
không; tràn khí có su-páp khi áp lực dương tính.
- Đối với nghiệm pháp bơm tiêm: tràn khí kín khi pít-tông bơm tiêm bị hút
vào; tràn khí hở khi pít-tông bơm tiêm đứng im; tràn khí có su-páp khi pít-tông
bơm tiêm bị đẩy ra.
Nguyên nhân: Do nghẽn mạch phổi, lao phổi; do dùng thuốc; do chấn
thương thứ phát sau gãy xương sườn; do khi đang làm thông khí nhân tạo với áp
lực dương.
Điều trị: Điều trị triệu chứng bằng cách cho bệnh nhân nằm bất động, tư
thế Fowler; thở oxy; dùng thuốc giảm đau, giảm ho; trợ tim và chống trụy tim
(nếu có). Hút khí. Mở lồng ngực, khâu kín lỗ rò phổi nếu cần thiết.
2.3.6. Viêm phổi do hít
Viêm phổi do hít là bệnh nhiễm khuẩn phổi do hít dịch dạ dày hoặc vi khuẩn
từ mũi họng xuống phổi như hình 2.9.
Chấn đoán lâm sàng: Biểu hiện thường thấy là khó thở nhanh, ho, khác
đờm, sốt sau khi nôn hoặc nuốt khó. Ran ngáy lan tỏa ở hai phổi.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Hình ảnh chụp X quang phổi có thể phát hiện
các hình thâm nhiễm rải rác ở cả hai phổi. Nếu bệnh tồn tại trong nhiều ngày hoặc
23

lâu hơn có thể dẫn đến hoại tử (chủ yếu là viêm phổi kỵ khí cộng đồng), thậm chí
phá hủy nhu mô phổi hiểu hiện trên phim X quang là hình thang có mức nước
nằm ngang.

Hình 2.9. Viêm phổi do hít phải vi khuẩn


Nguyên nhân:
- Đối với viêm phổi do hít ở cộng đồng, thường do vi khuẩn kị khí ở miệng
(liên cầu khuẩn kỵ khí và ít ưa khí, trực khuẩn Fusobacterium, vi khuẩn không
bào tử kỵ khí gram dương) và Bacteroides (melaninogenicus, intermedius, oralis,
ureolyticus). Nhóm người có nguy cơ cao là nhóm người cao tuổi, nghiện rượu,
tiêm chích ma túy, có bệnh thực quản, răng xấu hoặc mới chữa răng xong.
- Đối với viêm phổi do hít ở bệnh viện thì hay gặp ở người cao tuổi hoặc
người có phản xạ nôn giảm, người được đặt sond mũi, sond dạ dày, tắc ruột, người
dùng máy khí dung bị nhiễm khuẩn,v.v.. Những người có nguy cơ cao: bệnh nhân
nặng nằm ở bệnh viện (nhất là bệnh nhân hôn mê, nhiễm toan, nghiện rượu, đái
tháo đường, đặt nội khí quản v.v…), bệnh nhân gây mê, đột quỵ, sa sút trí tuệ,
người cao tuổi, người dùng thuốc kháng acid hoặc thuốc ức chế thụ thể H2.
- Vi sinh vật gây bệnh gồm: E.coli, P.aeruginosa, S.aureus, Klebsiella,
Enterobacter, Serratia và Proteus, Hemophilus Influenzae, S.pnewmococcus,
Legionella và Acinetobacter (viêm phổi đơn phát) ; Nấm, bao gồm Candida
albicans, gặp ít hơn.
Điều trị:
- Đối với viêm phổi do hít dịch dạ dày:
24

+ Không có vi khuẩn nên không cần dùng kháng sinh


+ Hút phế quản bằng sond hoặc bằng đường nội soi, tư thế dẫn lưu, liệu
phát vận động hô hấp; nếu cần, làm thông khí hỗ trợ.
- Đối với viêm phổi do hít ở cộng đồng:
+ Penicillin G có kết quả tốt. Loại Bacteroides và Fusobacterium có thể
kháng với Penicillin nhưng đáp ứng tất với clindamycin.
- Đối với viêm phổi do hít ở bệnh viện:
+ Đáp ứng tốt với vancomycin kết hợp với ceftazidim hoặc Imipenem,
hoặc Ampicillin/ Sulbactam.
+ Viêm phổi do Pseudomomas được điều trị bằng Betalactam chống
Pseudomonas phối hợp với Aminoglycosid.
+ Clindamycin có thể được dùng phối hợp để tăng cường tác dụng chống
vi sinh vật kỵ khí.
+ Không dùng Metronidazol đơn thuần để điều trị loại kỵ khí.
2.4. Đánh giá triệu chứng lâm sàng trong chẩn đoán
Các triệu chứng lâm sàng phục vụ chẩn đoán trong hệ chuyên gia được
tham khảo các tài liệu liên quan để đánh giá khả năng phát hiện bệnh khi mắc
phải. Ảnh hưởng của các triệu chứng được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng đến
việc chẩn đoán bệnh, với các mức từ 1 đến 3 (với 3 là mức xác định bệnh rõ nhất).
2.4.1. Phổi kẽ lan tỏa
Khó thở tăng dần và ho khan là hai triệu chứng thường gặp nhất ở người
bệnh, nên với những triệu chứng này bệnh sẽ có nguy cơ mắc ở mức trung bình.
Khi bệnh tiến triển, xuất hiện triệu chứng tái tím mặt mày và ngón tay phồng dạng
hình dùi trống, kéo dài cho đến giai đoạn muộn của bệnh. Khi phổi kẽ lan tỏa, tim
phải bơm mạnh hơn bình thường để chuyển máu qua động mạch phổi bị tắc nghẽn
khiến cho tâm thất phải bị suy thêm, nên một khi đã xuất hiện suy tim phải là đã
chắc chắn bệnh nhân mắc phổi kẽ lan tỏa. Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng
được xác định trong bảng 2.1.
25

Bảng 2.1. Triệu chứng lâm sàng và độ ảnh hưởng đến bệnh phổi kẽ lan tỏa
Triệu chứng lâm sàng Mức độ ảnh hưởng đến bệnh

Nghe phổi có ran 1

Khó thở tăng dần 2

Ho khan 2

Tím tái mặt mày 3

Ngón tay dùi trống 3

Suy tim phải 3

2.4.2. Nghẽn mạch phổi


Đối với bệnh nghẽn mạch phổi, khó thở là triệu chứng hay gặp nhất. Khi
nghẽn mạch phổi trở nên nặng, người mắc không hô hấp được khiến cho xảy ra
hiện tượng thiếu ô-xy gây ngất. Khi tắc đường thở, dễ nghe thấy tiếng cò cử (tiếng
thở bất thường khi bị tắc đường thở). Nghẽn mạch phổi gây ra xưng viêm hay
thiếu dịch ở màng phổi, khiến cho các lớp màng phổi cọ sát vào nhau khi hít thở,
gây ra tiếng. Mức độ ảnh hưởng các triệu chứng được xác định trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Triệu chứng lâm sàng và độ ảnh hưởng đến bệnh nghẽn mạch phổi
Triệu chứng lâm sàng Mức độ ảnh hưởng đến bệnh
Nghe phổi có ran 1

Nhịp tim nhanh 1

Đau ngực 1

Khó thở nhanh 2

Cò cử khu trú 2

Ngất 2

Cọ sát màng phổi 3

2.4.3. Lao phổi


Các triệu chứng xuất hiện khi mắc lao là sốt, ra mồ hôi đêm, sút cân. Ho ra
máu thể hiện mắc lao phổi nặng, đau ngực đôi khi là do tràn dịch màng phổi gây
26

ra bởi lao phổi. Mức độ ảnh hưởng của triệu chứng được xác định trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng đến bệnh lao phổi
Triệu chứng lâm sàng Mức độ ảnh hưởng đến bệnh
Sốt 1
Sút cân 1
Ra mồ hôi đêm 1
Nghe phổi có ran 2
Đau ngực 2
Ho ra máu 3
2.4.4. Tràn dịch màng phổi
Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng phổ biến của bệnh như đau ngực tăng
dần khi hít thở, ho khan khi thay đổi thư thế, khó thở tăng dần khi lượng dịch bị
tràn ra mỗi lúc một nhiều. Một khi xuất hiện cùng lúc cả ba triệu chứng sau thì
xác định ngay được bệnh: gõ phổi thấy vang, mất rung thanh, mất rì rào phế nang.
Mức độ ảnh hưởng của triệu chứng được xác định trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng đến bệnh tràn dịch màng phổi
Triệu chứng lâm sàng Mức độ ảnh hưởng đến bệnh
Nghe cọ sát màng phổi 1
Sốt 1
Sút cân 1
Đau ngực, nhất là khi thở vào 2
Gõ phổi nghe tiếng đục 2
Ho khan 2
Nghe mất rung thanh 3
Nghe mất rì rào phế nang 3
Tái tím mặt mày 3
27

2.4.5. Tràn khí màng phổi


Bệnh khởi phát bằng việc đau ngực dữ dội, kèm khó thở, tái tím mặt mày.
Cũng như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi được xác định ngay khi xuất
hiện đủ ba hội chứng: gõ ngực thấy vang, mất rung thanh, mất rì rào phế nang.
Mức độ ảnh hưởng của triệu chứng được xác định trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng đến bệnh tràn khí màng phổi
Triệu chứng lâm sàng Mức độ ảnh hưởng đến bệnh
Khó thở 1
Đau ngực dữ dội 2
Gõ ngực thấy vang 2
Mất rung thanh 3
Tái tím mặt mày 3
Mất tiếng rì rào phế nang 3
2.4.6. Viêm phổi do hít

Đối với bệnh viêm phổi do hít, xuất hiện ran ngáy ở cả hai phổi là có thể
xác định ngay được bệnh (do viêm phổi ảnh hưởng đến đường thở). Các triệu
chứng khác thể hiện khả năng mắc bệnh từ thấp đến cao, cũng được thể hiện trong
bảng 2.6.
Bảng 2.6. Triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng đến bệnh viêm phổi do hít
Triệu chứng lâm sàng Mức độ ảnh hưởng đến bệnh

Khó thở nhanh 2

Ho 2

Nghe phổi có ran 3

Sốt 3
28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Nội dung chương 2 đã tổng hợp Tri thức một số bệnh về phổi được tham
khảo từ cuốn sách “Khám và chữa các bệnh phổi” của Giáo sư, Thầy thuốc nhân
dân Phạm Gia Cường. Tri thức được chọn lọc, sắp xếp và xử lí để sử dụng cho
thiết kế hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi ở chương 3.
Các triệu chứng lâm sàng được sắp xếp theo các mức độ ảnh hưởng đến bệnh ở
từng bệnh khác nhau, tạo tiền đề xây dựng nên cơ sở tri thức các bệnh, phục vụ
cho quá trình suy diễn của máy suy diễn. Ngoài ra, chương 2 còn đưa ra những
yếu tố chẩn đoán bệnh phổi, theo các bước thăm khám thông thường của bác sĩ
hay nhân viên y tế, tạo cái nhìn tổng quan hơn về các bước nhận biết và chẩn đoán
bệnh qua triệu chứng lâm sàng.
29

CHƯƠNG 3.
THIẾT KẾ HỆ CHUYÊN GIA Y TẾ CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU
MỘT SỐ BỆNH VỀ PHỔI

HCG được thiết kế với mục tiêu tạo ra một chương trình hệ chuyên gia hỗ
trợ chẩn đoán một số bệnh về phổi, hỗ trợ cho các nhân viên y tế tuyến dưới –
những người không phải chuyên gia và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ sử dụng hệ
chuyên gia như một công cụ tham khảo.
3.1. Cơ sở tri thức
Tri thức của Hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi
được biểu diễn bằng các luật sản xuất có dạng:
IF a THEN b
với a là điều kiện còn b là hành động. Các hệ thống dựa trên luật đơn giản, dễ hiểu
và gẫn gũi với tư duy con người để biểu diễn tri thức. Kích thước của hệ thống
dựa trên luật phụ thuộc vào số luật mà nó sử dụng. Với việc tách biệt hai phần
“điều kiện” và “hành động”, kỹ sư tri thức có thể tạo ra vô số luật khác nhau.
Trong phạm vi của Hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi,
cấu trúc lệnh IF-THEN có sử dụng các biến thể trong phần điều kiện:
- Cấu trúc AND trong điều kiện: khi bắt buộc tồn tại nhiều điều kiện đồng
thời để có thể đưa ra một hành động thì cấu trúc lệnh IF-THEN có dạng:
IF (điều kiện 1) AND (điều kiện 2) THEN (hành động).
Ví dụ trong chẩn đoán nguy cơ mắc phổi kẽ lan tỏa: IF (khó thở tăng dần)
AND (ho khan) THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
- Cấu trúc OR trong điều kiện: khi chỉ cần một trong số các điều kiện có
vai trò tương đương nhau để đưa ra một hành động thì cấu trúc lệnh IF-THEN có
thể sử dụng dạng:
IF (điều kiện 1) OR (điều kiện 2) THEN (hành động).
Ví dụ trong chẩn đoán nguy cơ mắc phổi kẽ lan tỏa: IF tím tái mặt mày OR
ngón tay dùi trống OR suy tim phải THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
30

- Cấu trúc AND-in-OR-out trong điều kiện: khi chỉ cần một trong số các
tổ hợp điều kiện tương đương nhau để đưa ra cùng một hành động, cấu trúc lệnh
IF-THEN như sau:
IF [(điều kiện 1) AND (điều kiện 2)] OR (điều kiện 3) THEN (hành động).
Trong cấu trúc này, “điều kiện 3” có vai trò đưa ra hành động tương đương
với tổ hợp gồm hai điều kiện là “điều kiện 1” và “điều kiện 2”. Ví dụ trong chẩn
đoán lao phổi: IF [sút cân AND ra mồi hôi đêm] OR sốt THEN nguy cơ mắc bệnh
là thấp. Trong ví dụ này, triệu chứng “sốt” có vai trò đưa ra cùng một hành động
là “nguy cơ mắc bệnh là thấp” với tổ hợp cả hai triệu chứng “sút cân” và “ra mồ
hôi đêm”.
3.1.1. Tổng hợp tri thức bệnh
Các triệu chứng có mức độ ảnh hưởng đến việc chẩn đoán bệnh thấp thì
đều đem đến nguy cơ mắc bệnh ở mức thấp, nhiều triệu chứng như vậy sẽ dẫn tới
nguy cơ ở mức cao hơn. Các triệu chứng có mức ảnh hưởng đến việc chẩn đoán
cao thì nguy cơ mắc bệnh ở mức cao, riêng một số triệu chứng đặc trưng của bệnh
khi đã xuất hiện thì chắc chắn mắc bệnh.
Các triệu chứng từ mục 2.4 đã được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng đến
chẩn đoán bệnh từ 1 đến 3 theo thứ tự tăng dần. Các triệu chứng ở mức độ ảnh
hưởng đến chẩn đoán ở mức thấp thì đem đến nguy cơ mắc bệnh ở mức thấp, các
triệu chứng có mức đô ảnh hưởng đến chấn đoán ở mức cao thì đem đến nguy cơ
mắc bệnh ở mức cao hơn. Cơ sở tri thức chẩn đoán lâm sàng một số bệnh về phổi
đi theo những luật định hướng sau:
- Quy tắc 1: Nếu mắc một triệu chứng có mức độ ảnh hưởng là 1, thì nguy
cơ mắc bệnh là thấp. Nếu như người bệnh mắc một triệu chứng có mức độ ảnh
hưởng là 1, thì nguy cơ mắc bệnh là thấp.
- Quy tắc 2: Với nguy cơ mắc bệnh trung bình, có hai khả năng xảy ra: người
bệnh mắc từ ba triệu chứng trở lên, mỗi triệu chứng có mức độ ảnh hưởng là 1;
người bệnh mắc một triệu chứng có mức độ ảnh hưởng là 2.
- Quy tắc 3: Với nguy cơ mắc bệnh là cao, có hai khả năng xảy ra: người
31

bệnh mắc hai triệu chứng, mỗi triệu chứng có mức độ ảnh hưởng là 2; người bệnh
mắc một triệu chứng có mức độ ảnh hưởng là 3.
- Quy tắc 4: Với nguy cơ mắc bệnh là rất cao, có hai khả năng xảy ra: người
bệnh mắc từ ba triệu chứng trở lên, mỗi triệu chứng này có mức độ ảnh hưởng là
2; người bệnh mắc từ hai triệu chứng trở lên, mỗi triệu chứng này có mức độ ảnh
hưởng là 3.
3.1.2. Biểu diễn tri thức bệnh
Cơ sở tri thức của HCG được tổng hợp từ các cơ sở tri thức con của từng
loại bệnh. Chi tiết về cơ sở tri thức của từng loại bệnh được trình bày sau đây.
a. Phổi kẽ lan tỏa
1. IF nghe phổi có ran THEN nguy cơ mắc bệnh là thấp.
2. IF khó thở tăng dần OR ho khan THEN nguy cơ mắc bệnh là trung bình.
3. IF [khó thở tăng dần AND ho khan] THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
4. IF tím tái mặt mày OR ngón tay dùi trống OR suy tim phải THEN nguy
cơ mắc bệnh là cao.
5. IF [tím tái mặt mày AND ngón tay dùi trống] OR [tím tái mặt mày AND
suy tim phải] OR [ngón tay dùi trống AND suy tim phải] OR [tím tái mặt mày
AND ngón tay dùi trống AND suy tim phải] THEN nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
b. Nghẽn mạch phổi
1. IF nghe phổi có ran OR nhịp tim nhanh OR đau ngực OR nghe phổi có
ran AND nhịp tim nhanh OR [nghe phổi có ran AND đau ngực] OR [nhịp tim
nhanh AND đau ngực] THEN nguy cơ mắc bệnh là thấp.
2. IF [nghe phổi có ran AND nhịp tim nhanh AND đau ngực] THEN nguy cơ
mắc bệnh là trung bình.
3. IF khó thở nhanh OR cò cử khu trú OR ngất THEN nguy cơ mắc bệnh là
trung bình.
4. IF [khó thở nhanh AND cò cử khu trú] OR [khó thở nhanh AND ngất] OR
[cò cử khu trú AND ngất] THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
5. IF cọ sát màng phổi THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
32

6. IF [khó thở nhanh AND ngất AND cò cử khu trú] THEN nguy cơ mắc
bệnh là rất cao.
c. Lao phổi
1. IF sốt OR sút cân OR ra mồ hôi đêm OR [sốt AND sút cân] OR [sốt AND
ra mồ hôi đêm] OR [sút cân AND ra mồi hôi đêm] THEN nguy cơ mắc bệnh là
thấp.
2. IF [sốt AND sút cân AND ra mồi hôi đêm] THEN nguy cơ mắc bệnh là
trung bình.
3. IF nghe phổi có ran OR đau ngực THEN nguy cơ mắc bệnh là trung bình.
4. IF [nghe phổi có ran AND đau ngực] THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
5. IF ho ra máu THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
d. Tràn dịch màng phổi
1. IF nghe cọ sát màng phổi OR sốt OR sút cân OR [nghe cọ sát màng phổi
AND sốt] OR [nghe cọ xát màng phổi AND sút cân] OR [sốt AND sút cân]
THEN nguy cơ mắc bệnh là thấp.
2. IF [nghe cọ sát màng phổi AND sốt AND sút cân] THEN nguy cơ mắc
bệnh là trung bình.
3. IF đau ngực, nhất là khi thở vào OR gõ phổi nghe tiếng đục OR ho khan
THEN nguy cơ mắc bệnh là trung bình.
4. IF [đau ngực, nhất là khi thở vào AND gõ phổi nghe tiếng đục] OR [đau
ngực, nhất là khi thở vào AND ho khan] OR [gõ phổi nghe tiếng đục AND ho
khan] THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
5. IF nghe mất rung thanh OR nghe mất rì rào phế nang OR tái tím mặt mày
THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
6. IF [đau ngực, nhất là khi thở vào AND gõ phổi nghe tiếng đục AND ho
khan] THEN nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
7. IF [nghe mất rung thanh AND nghe mất rì rào phế nang] OR nghe mất
[rung thanh AND tái tím mặt mày] OR [nghe mất rì rào phế nang AND tái tím
mặt mày] OR [nghe mất rung thanh AND nghe mất rì rào phế nang AND tái tím
33

mặt mày] THEN nguy cơ mắc bệnh là rất cao.


e. Tràn khí màng phổi
1. IF khó thở THEN nguy cơ mắc bệnh là thấp.
2. IF đau ngực dữ dội OR gõ ngực thấy vang THEN nguy cơ mắc bệnh là
trung bình.
3. IF [đau ngực dữ dội AND gõ ngực thấy vang] THEN nguy cơ mắc bệnh là
cao.
4. IF mất rung thanh OR tái tím mặt mày OR mất tiếng rì rào phế nang THEN
nguy cơ mắc bệnh là cao.
5. IF [mất rung thanh AND tái tím mặt mày] OR [mất rung thanh AND mất
tiếng rì rào phế nang] OR [tái tím mặt mày AND mất tiếng rì rào phế nang] OR
[mất rung thanh AND tái tím mặt mày AND mất tiếng rì rào phế nang] THEN
nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
f. Viêm phổi do hít
1. IF khó thở nhanh OR ho THEN nguy cơ mắc bệnh là trung bình.
2. IF [khó thở nhanh AND ho] THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
3. IF nghe phổi có ran OR sốt THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.
4. IF [nghe phổi có ran AND sốt] THEN nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
3.2. Máy suy diễn
Dựa trên cơ sở tri thứcmột số bệnh về phổi, từ các triệu chứng đầu vào, máy
suy diễn thực hiện quá trình suy diễn để đưa ra kết luận về nguy cơ mắc bệnh ở
mỗi loại bệnh phổi. Phần này có sử dụng các tag (thẻ tên) đại diện cho các triệu
chứng của từng bệnh để mô tả quá trình suy diễn đưa ra định hướng kết luận bệnh.
3.2.1. Phổi kẽ lan tỏa
Bảng 3.1. Diễn giải các tag dùng trong quá trình suy diễn phổi kẽ lan tỏa
Tag Giải thích
pklt1 Nghe phổi có ran
pklt2 Khó thở tăng dần
pklt3 Ho khan
34

Tag Giải thích


pklt4 Tím tái mặt mày
pklt5 Ngón tay dùi trống
pklt6 Suy tim phải
tb1 Bạn có nguy cơ mắc bệnh thấp.
tb2 Bạn có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
tb3 Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb4 Bạn có nguy cơ mắc bệnh rất cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb5 Bạn chưa chọn triệu chứng.
Chẩn đoán không thành công.

Dựa trên các tag được diễn giải ở bảng 3.1, quá trình suy diễn đưa ra kết
luận khi thực hiện chẩn đoán phổi kẽ lan tỏa như sau:
1. (pklt1==0 & pklt2==0 & pklt3==0 & pklt4==0 & pklt5==0 & pklt6==0)
⟹ tb5.
2. pklt1==1 ⟹ tb1.
3. pklt2==1 | pklt3==1 ⟹ tb2.
4. (pklt2==1 & pklt3==1) ⟹ tb3.
5. pklt4==1 | pklt5==1 | pklt6==1 ⟹ tb3.
6. (pklt4==1 & pklt5==1 | pklt4==1 & pklt6==1) | (pklt5==1 & pklt6==1
| pklt4==1 & pklt5==1 & pklt6==1) ⟹ tb4.
3.2.2. Nghẽn mạch phổi
Bảng 3.2. Diễn giải các tag trong quá trình suy diễn nghẽn mạch phổi
Tag Giải thích
nmp1 Nghe phổi có ran
nmp2 Nhịp tim nhanh
nmp3 Đau ngực
35

Tag Giải thích


nmp4 Khó thở nhanh
nmp5 Cò cử khu trú
nmp6 Ngất
nmp7 Cọ sát màng phổi
tb1 Bạn có nguy cơ mắc bệnh thấp.
tb2 Bạn có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
tb3 Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb4 Bạn có nguy cơ mắc bệnh rất cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb5 Bạn chưa chọn triệu chứng.
Chẩn đoán không thành công.

Dựa trên các tag được diễn giải ở bảng 3.2, quá trình suy diễn đưa ra kết
luận khi thực hiện chẩn đoán nghẽn mạch phổi như sau:
1. (nmp1==0 & nmp2==0 & nmp3==0 & nmp4==0 & nmp5==0 &
nmp6==0 & nmp7==0) ⟹ tb5.
2. nmp1==1 | nmp2==1 | nmp3==1 | (nmp1==1 & nmp2==1) | (nmp1==1 &
nmp3==1) | (nmp2==1 & nmp3==1) ⟹ tb1.
3. (nmp1==1 & nmp2==1 & nmp3==1) ⟹ tb2.
4. nmp4==1 | nmp5==1 | nmp6==1 ⟹ tb2.
5. (nmp4==1 & nmp5==1) | (nmp4==1 & nmp6==1) | (nmp5==1 &
nmp6==1) ⟹ tb3.
6. nmp7==1 ⟹ tb3.
7. (nmp4==1 & nmp6==1 & nmp5==1) ⟹ tb4.
36

3.2.3. Lao phổi


Bảng 3.3. Diễn giải các tag dùng trong quá trình suy diễn bệnh lao phổi
Tag Giải thích
lp1 Sốt
lp2 Sút cân
lp3 Ra mồ hôi đêm
lp4 Nghe phổi có ran
lp5 Đau ngực
lp6 Ho ra máu
tb1 Bạn có nguy cơ mắc bệnh thấp.
tb2 Bạn có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
tb3 Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb4 Bạn có nguy cơ mắc bệnh rất cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb5 Bạn chưa chọn triệu chứng.
Chẩn đoán không thành công.

Dựa trên các tag được diễn giải ở bảng 3.3, quá trình suy diễn đưa ra kết
luận khi thực hiện chẩn đoán lao phổi như sau:
1. (lp1==0 & lp2==0 & lp3==0 & lp4==0 & lp5==0 & lp6==0) ⟹
tb5
2. lp1==1 | lp2==1 | lp3==1 | lp1==1 & lp2==1 | (lp1==1 & lp3==1) |
(lp2==1 & lp3==1) ⟹ tb1.
3. (lp1==1 & lp2==1 & lp3) ⟹ tb2.
4. lp4==1 | lp5==1 ⟹ tb2.
5. (lp4==1 & lp5==1) ⟹ tb3.
6. lp6==1 ⟹ tb3.
37

3.2.4. Tràn dịch màng phổi


Bảng 3.4. Diễn giải các tag trong quá trình suy diễn tràn dịch màng phổi
Tag Giải thích
tdmp1 Nghe cọ xát màng phổi
tdmp2 Sốt
tdmp3 Sút cân
tdmp4 Đau ngực, nhất là khi thở vào
tdmp5 Gõ phổi nghe tiếng đục
tdmp6 Ho khan
tdmp7 Nghe mất rung thanh
tdmp8 Nghe mất rì rào phế nang
tdmp9 Tái tím mặt mày
tb1 Bạn có nguy cơ mắc bệnh thấp.
tb2 Bạn có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
tb3 Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb4 Bạn có nguy cơ mắc bệnh rất cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb5 Bạn chưa chọn triệu chứng.
Chẩn đoán không thành công.

Dựa trên các tag được diễn giải ở bảng 3.4, quá trình suy diễn đưa ra kết
luận khi thực hiện chẩn đoán tràn dịch màng phổi như sau:
1. (tdmp1==0 &tdmp2==0 & tdmp3==0 & tdmp4==0 & tdmp5==0
& tdmp6==0 & tdmp7==0 & tdmp8==0 & tdmp9==0) ⟹ tb5.
2. tdmp1==1 | tdmp2==1 | tdmp3==1 | (tdmp1==1 & tdmp2==1) |
(tdmp1==1 & tdmp3==1) | (tdmp2==1 & tdmp3==1) ⟹ tb1.
3. (tdmp1==1 & tdmp2==1 & tdmp3==1) ⟹ tb2.
4. tdmp4==1 | tdmp5==1 | tdmp6==1 ⟹ tb2.
38

5. (tdmp4==1 & tdmp5==1) | (tdmp4==1 & tdmp6==1) | (tdmp5==1 &


tdmp6==1) ⟹ tb3.
6. tdmp7==1 | tdmp8==1 | tdmp9==1 ⟹ tb3.
7. (tdmp4==1 & tdmp5==1 & tdmp6==1) ⟹ tb4.
8. (tdmp7==1 & tdmp8==1) | (tdmp7==1 & tdmp9==1) | (tdmp8==1 &
tdmp9==1) | (tdmp7==1 & tdmp8==1 & tdmp9==1) ⟹ tb4.
3.2.5. Tràn khí màng phổi
Bảng 3.5. Diễn giải các tag dùng trong quá trình suy diễn tràn khí màng phổi
Tag Giải thích
tkmp1 Khó thở
tkmp2 Đau ngực dữ dội
tkmp3 Gõ ngực thấy vang
tkmp4 Mất rung thanh
tkmp5 Tái tím mặt mày
tkmp6 Mất tiếng rì rào phế nang
tb1 Bạn có nguy cơ mắc bệnh thấp.
tb2 Bạn có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
tb3 Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb4 Bạn có nguy cơ mắc bệnh rất cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb5 Bạn chưa chọn triệu chứng.
Chẩn đoán không thành công.

Dựa trên các tag được diễn giải ở bảng 3.5, quá trình suy diễn đưa ra kết
luận khi thực hiện chẩn đoán tràn khí màng phổi như sau:
1. (tkmp1==0 & tkmp2==0 & tkmp3==0 & tkmp4==0 & tkmp5==0
& tkmp6==0) ⟹ tb5.
2. tkmp1==1 ⟹ tb1.
39

3. tkmp2==1 | tkmp3==1 ⟹ tb2.


4. (tkmp2==1 & tkmp3==1) ⟹ tb3.
5. tkmp4==1 | tkmp5==1 | tkmp6==1 ⟹ tb3.
6. (tkmp4==1 & tkmp5==1) | (tkmp4==1 & tkmp6==1) | (tkmp5==1 &
tkmp6==1) | (tkmp4==1 & tkmp5==1 & tkmp6==1) ⟹ tb4.
3.2.6. Viêm phổi do hít
Bảng 3.6. Diễn giải các tag dùng trong luật suy diễn
Tag Giải thích
vpdh1 Khó thở nhanh
vpdh2 Ho
vpdh3 Nghe phổi có ran
vpdh4 Sốt
tb1 Bạn có nguy cơ mắc bệnh thấp.
tb2 Bạn có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
tb3 Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb4 Bạn có nguy cơ mắc bệnh rất cao!
Hãy thực hiện khám cận lâm sàng!
tb5 Bạn chưa chọn triệu chứng.
Chẩn đoán không thành công.

Dựa trên các tag được diễn giải ở bảng 3.6, quá trình suy diễn đưa ra kết
luận khi thực hiện chẩn đoán viêm phổi do hít như sau:
1. (vpdh1==0 & vpdh2==0 & vpdh3==0 & vpdh4==0) ⟹ tb5.
2. vpdh1==1 | vpdh2==1 ⟹ tb2.
3. (vpdh1==1 & vpdh2==1) ⟹ tb3.
4. vpdh3==1 | vpdh4==1 ⟹ tb3.
5. (vpdh3==1 & vpdh4==1) ⟹ tb4.
40

3.3. Thiết kế giao diện Hệ chuyên gia trên phần mềm MATLAB
Chương trình Hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi
được viết trên phần mềm MATLAB.
3.3.1. Giới thiệu chung về MATLAB
MATLAB (Matrix Laboratory) là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, cung cấp
môi trường tính toán đa dạng với nhiều công cụ tính toán số và cho phép thực hiện
nhiều giải pháp tính toán khác nhau. Hình 3.2 là cửa sổ giao diện chính của phần
mềm Matlab.

Hình 3.1. Giao diện chính của MATLAB


Matlab cho phép làm việc theo một số phương thức sau:
- Lập trình: soạn thảo các tập lệnh và các hàm số (function) trong các file
có đuôi “.m” (m-files). Các hàm số có khả năng cung cấp dữ liệu vào , ra rất rõ
ràng (Input/Output capability).
- Tương tác: thực thi các câu lệnh (command execution) trên của sổ lệnh
thông qua các dấu nhắc “>>”.
- Lưu trữ: các dữ liệu có thể được lưu trữ độc lập với phần lập trình trong
các file có đuôi “.mat” (mat.files). Các dữ liệu này được lưu vào hoặc tải ra từ
các chương trình chính trong phần lập trình hoặc phần tương tác.
41

Matlab cung cấp nhiều bộ công cụ (toolbox) khác nhau dùng cho lập trình
HCG y tế như:
- Sinh học máy tính (Bioinformatics)
- Cơ sở dữ liệu (Database)
- Xử lý tín hiệu (Signal Processing)
- Xử lý ảnh (Image Processing)
- Logic mờ (Fuzzy Logic)
- Mạng Nơ ron (Neural Networks)

Hình 3.2. Cửa sổ đồ họa GUI với giao diện trắng


Matlab cho phép tạo ra các giao diện người sử dụng thông qua môi trường
phát triển GUI (Graphical User Interface Design Environment). Từ một cửa sổ đồ
họa GUI với giao diện trắng như biểu diễn trên hình 3.2, người dùng có thể tạo ra
một chương trình hệ chuyên gia hoàn chỉnh với nhiều giao diện người sử dụng
như trên hình 3.3. Các công cụ có thể sử dụng trong thiết kế giao diện HCG có
thể kể đến như Push Button, Radio Button, Edit text, Pop-up menu, Axes, Button
42

group, Static text, Listbox, Table, Panel.

Hình 3.3. Các cửa sổ đồ họa GUI đã được thiết kế


3.3.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ chuyên gia

Hình 3.4. Sơ đồ cấu trúc của hệ chuyên gia


Hình 3.4 thể hiện sơ đồ cấu trúc của HCG chẩn đoán ban đầu một số bệnh
43

về phổi. . Sau “giao diện mở đầu”, sẽ là hai nút “chẩn đoán lâm sàng” và “tìm
hiểu tri thức”. Nút “chẩn đoán lâm sàng” sẽ lần lượt đi tới các nút con, tương ứng
với các bước thăm khám bệnh nhân của bác sĩ. Từ đó, dựa vào những triệu chứng
dấu hiệu thu thập được, tại nút Kết quả chẩn đoán sẽ đưa ra khả năng mắc bệnh
tương ứng với từng bệnh. Tại giao diện “tìm hiểu tri thức”, người dùng sẽ chọn
một trong các bệnh có trong HCG để thực hiện chức năng tìm hiểu tri thức về
bệnh đó. Người dùng sẽ được tiếp cận với định nghĩa, khái quát chung về bệnh
lý, sau đó có thể tìm hiểu về “triệu chứng” (triệu chứng của bệnh), “nguyên nhân”
(nguyên nhân gây bệnh) và “điều trị” (các phương pháp điều trị bệnh) tương ứng
với mỗi bệnh.
3.3.3. Các giao diện trong hệ chuyên gia
Chương trình HCG y tế chẩn đoán một số bệnh ban đầu về phổi bao gồm
các lớp giao diện chính là: khởi tạo, chẩn đoán lâm sàng, tìm hiểu tri thức bệnh,
kết luận. Giao diện khởi tạo được thể hiện ở hình 3.5. Giao diện nhằm giới thiệu
sơ qua về chương trình hệ chuyên gia, cùng với đó là hình tượng bác sĩ với nét vẽ
ngộ nghĩnh tạo thiện cảm cho người dùng. Giao diện này chỉ xuất hiện một lần
khi khởi động chương trình.

Hình 3.5. Giao diện khởi tạo


Hình 3.6 thể hiện giao diện trang chủ của chương trình. Tại đây thể hiện
44

hai chức năng của hệ chuyên gia để người dùng lựa chọn: “Chẩn đoán lâm sàng”
(bắt đầu quá trình chẩn đoán lâm sàng) và “Tìm hiểu” (tìm hiểu về các bệnh có
trong hệ chuyên gia). Hai nút chức năng có mũi tên sang phải và sang trái, có vai
trò đưa người sử dụng đến giao diện kế tiếp hoặc trở về giao diện trước (trái là
lùi, phải là tiến).

Hình 3.6. Giao diện trang chủ


a. Chức năng chẩn đoán lâm sàng
Sau khi chọn vào chức năng “chẩn đoán lâm sàng”, người dùng bắt đầu quá
trình chẩn đoán bệnh. Hình 3.7 và 3.8 là giao diện nhập triệu chứng bệnh thứ nhất
và thứ hai, thể hiện bước hỏi bệnh, giống như khi bác sĩ hỏi thăm bệnh nhân những
biến đổi của cơ thể liên quan tới đường hô hấp như đau ngực, khó thở và ho. Bên
cạnh đó là những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải trong sinh hoạt như ốm, sút
cân, chán ăn, mất ngủ, ra mồ hôi đêm.
Tại giao diện triệu chứng khám phổi ở hình 3.9, các triệu chứng khi khám
phổi được đưa ra. Đối tượng người dùng là bác sĩ có thể dễ dàng kiểm tra xem có
45

hay không mắc phải những triệu chứng được liệt kê ở người bệnh qua việc thăm
khám phổi.

Hình 3.7. Giao diện nhập triệu chứng bệnh thứ nhất
Giao diện ở hình 3.10 đưa ra những dấu hiệu có thể gặp phải khi mắc các
bệnh về phổi. Bác sĩ có chuyên môn có thể thực hiện khám tổng quát toàn thân
bệnh nhân để kiểm tra những dấu hiệu này. Các triệu chứng này được nhận biết
khi hỏi bệnh nhân trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Sau khi tích vào các ô triệu
chứng, chương trình sẽ thu nhận và tổng hợp kết quả cho đến khi bước chọn triệu
chứng cuối cùng được thực hiện. Trong khi chọn triệu chứng, ngươi dùng có thể
trở lại giao diện chọn triệu chứng trước để chọn lại triệu chứng, nhưng sẽ phải
chọn lại triệu chứng khi chuyển sang giao diện tiếp theo. Các triệu chứng xuyên
suốt chương trình được sắp xếp theo các bước thăm khám bệnh nhân của bác sĩ
hay nhân viên y tế: Hỏi bệnh, khám phổi, kiểm tra tổn thương liên quan và đưa ra
kết luận.
46

Hình 3.8. Giao diện nhập triệu chứng bệnh thứ hai

Hình 3.9. Giao diện triệu chứng sau khi khám phổi
47

Hình 3.10. Giao diện chọn các triệu chứng liên quan đến tổn thương phổi
Sau khi hoàn thành các thao tác chọn triệu chứng, giao diện kết luận như
hình 3.11 sẽ được đưa ra cùng với khả năng mắc bệnh được xác định với 5 kết
quả. Các kết quả này được đánh dấu bằng biểu tượng ngôi sao với màu sắc tương
ứng như phần chú giải ở ngay trong giao diện: không có nguy cơ (màu xanh da
trời), nguy cơ thấp (màu xanh lá), nguy cơ trung bình (màu tím), nguy cơ cao
(màu da cam) và nguy cơ rất cao (màu đỏ). Phím bấm hình ngôi nhà màu xanh lá
cây giúp cho người dùng trở về giao diện trang chủ để thực hiện một chẩn đoán
khác hoặc thực hiện chức năng “tìm hiểu” để tìm hiểu tri thức bệnh. Ngay khi
nhấn vào mũi tên sang phải màu xanh, các triệu chứng được chọn từ tất cả các
giao diện sẽ được sử dụng vào quá trình suy diễn của máy suy diễn, và đưa ra kết
luận phù hợp với mỗi bệnh.
Hình 3.12 và 3.13 minh họa cho hai trường hợp các triệu chứng lâm sàng
đều không được chọn và các triệu chứng lâm sàng đều được tích chọn. Nghẽn
mạch phổi và lao phổi sau khi tích chọn hết các triệu chứng nhưng chỉ dừng ở
mức nguy cơ cao, là do tuân thủ theo đúng luật suy diễn ở phần 3.2.
48

Hình 3.11. Giao diện kết luận chẩn đoán lâm sàng

Hình 3.12. Giao diện kết luận khi không có triệu chứng nào được đánh dấu
49

Hình 3.13. Giao diện kết luận khi tất cả các triệu chứng đều được đánh dấu
b. Chức năng tìm hiểu
Chức năng thứ hai của Hệ chuyên gia là tìm hiểu về tri thức các bệnh về
phổi được sử dụng trong Hệ chuyên gia. Tại giao diện hình 3.14, người dùng chọn
một trong các bệnh được liệt kê trong danh sách xổ xuống, nhấn CHỌN để chuyển
sang giao diện tìm hiểu bệnh được chọn. Nếu không muốn tiếp tục quá trình tìm
hiểu, người dùng có thể nhấn mũi tên sang trái màu đỏ để trở về giao diện trang
chủ, thực hiện chức năng chẩn đoán hoặc kết thúc chương trình.
Hình 3.15 là ví dụ của việc tìm hiểu tri thức về bệnh phổi kẽ lan tỏa. Giao
diện có ba mục riêng biệt để dễ phân loại tri thức về bệnh gồm Triệu chứng,
Nguyên nhân và Điều trị, tương ứng với đó là các giao diện hình 3.16, hình 3.17
và hình 3.18. Giao diện tại hình 3.15 đưa ra định nghĩa cơ bản về bệnh phổi kẽ
lan tỏa, cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về bệnh.
50

Hình 3.14. Giao diện tìm hiểu tri thức bệnh

Hình 3.15. Tìm hiểu bệnh Phổi kẽ lan tỏa


51

Hình 3.16. Giao diện tìm hiểu triệu chứng bệnh phổi kẽ lan tỏa

Hình 3.17. Giao diện tìm hiểu nguyên nhân gây phổi kẽ lan tỏa
52

Hình 3.18. Giao diện tìm hiểu phương pháp điều trị phổi kẽ lan tỏa
Tương tự như phần tìm hiểu tri thức của phổi kẽ lan tỏa, phần tìm hiểu tri
thức của bệnh lao phổi cũng bắt đầu với giao diện mở đầu phần tìm hiểu như hình
3.19, với phần nêu lên khái niệm của bệnh lao phổi, cùng với đó là ba lựa chọn để
tìm hiểu về tri thức bệnh là “triệu chứng”, “nguyên nhân” và “điều trị”.

Hình 3.19. Chọn và bắt đầu tìm hiểu tri thức bệnh lao phổi
53

Đối với bệnh có phần thông tin tri thức nhiều như lao phổi, cửa sổ giao diện sẽ
được kéo dài ra nhằm đáp ứng đủ không gian chứa tri thức (hình 3.20). Các triệu
chứng cận lâm sàng được liệt kê cùng với triệu chứng lâm sàng, nhưng chỉ nhằm
mục đích tham khảo chứ không sử dụng để chẩn đoán bệnh trong HCG.

Hình 3.20. Tìm hiểu triệu chứng bệnh lao phổi


Phần nguyên nhân gây bệnh lao phổi được thể hiện ở hình 3.21 sẽ gồm hai
giao diện con, nhằm đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho người dùng mà không
làm cho cửa sổ của chương trình HCG trở nên quá lớn. Cuối cùng là giao diện tri
thức điều trị bệnh lao phổi tương tự như các bệnh khác tại hình 3.22.
Trong quá trình thực hiện chức năng Chẩn đoán, HCG không thêm vào các
triệu chứng cận lâm sàng, vì tính đòi hỏi chuyên môn cao ở nhân viên y tế, bởi để
đọc được phim chụp X-quang cũng sẽ đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm nhất
định mới có thể nhận biết được tổn thương được thể hiện trên tấm phim chụp. Vì
54

vậy, các triệu chứng cận lâm sàng được sử dụng để tham khảo trong phần Tìm
hiểu tri thức bệnh của HCG.

Hình 3.21. Các giao diện nguyên nhân gây bệnh lao phổi
55

Hình 3.22. Giao diện điều trị bệnh lao phổi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 đã xây dựng được cơ sở tri thức, máy suy diễn cùng chương trình
hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi. Giao diện của HCG
được thiết kế trên phần mềm Matlab với 2 chức năng chính: chẩn đoán lâm sàng
và tìm hiểu tri thức các bệnh có trong HCG. HCG được xây dựng với các giao
diện trực quan, dễ nhìn và thân thiện với người dùng
56

KẾT LUẬN
Sau quá trình thực hiện đồ án với đề tài “Xây dựng hệ chuyên gia y tế chẩn
đoán ban đầu một số bệnh về phổi”, đồ án đã thực hiện được các nội dung sau:
- Trình bày kiến thức tổng quát nhất về HCG;
- Tổng hợp tri thức của một số bệnh về phổi, dựa trên tài liệu “Khám và chữa
các bệnh phổi” của GS. Phạm Gia Cường;
- Xây dựng cơ sở tri thức và máy suy diễn của HCG;
- Thiết kế giao diện HCG thân thiện, trực quan, dễ sử dụng.
Đồ án sử dụng phương pháp trọng số cho HCG, cho phép đánh giá các khả
năng mắc bệnh suy ra từ việc chọn các triệu chứng có trọng số khác nhau. Phương
pháp này cung cấp cái nhìn tổng quan và dễ hình dung nhất cho người sử dụng.
Do khả năng còn hạn chế và không được tiếp xúc trực tiếp với bác sĩ chuyên
môn nên HCG y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi mới dừng lại ở mức
chẩn đoán còn đơn giản. Vì vậy, nếu đồ án có khả năng được phát triển, định
hướng của đồ án sẽ là:
- Mở rộng cơ sở tri thức bệnh
- Mở rộng phạm vi các bệnh về phổi có thể chẩn đoán được.
- Liên hệ trao đổi trực tiếp với chuyên gia y khoa, người có chuyên môn tăng
độ tin cậy cho hệ chuyên gia.
- Thêm chức năng giải thích các kết luận được đưa ra.
57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Thomas D.McFarland & Reese Parker, Expert Systems in Education and
Training, Educational Technology ,1990, tr. 93.
[2]. E. A. Feigenbaum, Knowledge Engineering, the applied side of artIFicial
intelligence, Annels of the New York Academy of Sciences, 1984, tr.91-107
[3]. P. Jackson, Introduction To Expert Systems, Pearson Education, 1999.
[4]. E. Turban, Decision support and expert systems: management support
systems, Prentice Hall, 1995
[5]. Sở Y Tế TP.HCM, Tìm hiểu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế,
medinet.gov.vn – 2019
[6]. Ryan Hoang, DeepClinics - Ứng dụng AI chẩn đoán bệnh da liễu đầu tiên tại
Việt Nam.
[7]. Phạm Gia Cường, Khám và chữa các bệnh phổi, NXB Y Học, 2005, tr. 13
[8]. TS. Mai Ngọc Anh & ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mai, Giáo trình hệ chuyên gia
y tế, Nhà xuất bản quân đội nhân dân -2019.
[9]. EDWARD H. SHORTLIFFE, Medical Expert Systems-Knowledge Tools for
Physicians, Medical Informatics – 1986.
[10]. Ngyễn Thanh Thủy, Hệ trợ giúp và kiểm tra đơn thuốc chữa bệnh tăng huyết
áp ES – TENSION, Tạp chí tin học và điều khiển học, Viện Công nghệ Thông tin
- 1996
58

PHỤ LỤC.
CHƯƠNG TRÌNH CÁC HÀM SUY DIỄN TRONG HỆ CHUYÊN GIA

1. Hàm suy diễn đưa ra kết luận bệnh phổi kẽ lan tỏa:
if(pklt1==0 & pklt2==0 & pklt3==0 & pklt4==0 & pklt5==0 &
pklt6==0)
axes(handles.axes3);
imshow('tb5.jpg');
end
if pklt1==1
axes(handles.axes3);
imshow('tb1.jpg');
end
if (pklt2==1 | pklt3==1)
axes(handles.axes3);
imshow('tb2.jpg');
end
if ((pklt2==1 & pklt3==1) | pklt4==1 | pklt5==1 | pklt6==1)
axes(handles.axes3);
imshow('tb3.jpg');
end
if(pklt4==1 & pklt5==1 | pklt4==1 & pklt6==1) | (pklt5==1 &
pklt6==1 | pklt4==1 & pklt5==1 & pklt6==1)
axes(handles.axes3);
imshow('tb4.jpg');
end

2. Hàm suy diễn đưa ra kết luận bệnh nghẽn mạch phổi
if (nmp1==0 & nmp2==0 & nmp3==0 & nmp4==0 & nmp5==0 & nmp6==0
& nmp7==0)
axes(handles.axes4);
imshow('tb5.jpg');
end
if nmp1==1 | nmp2==1 | nmp3==1 | (nmp1==1 & nmp2==1) |
(nmp1==1 & nmp3==1) | (nmp2==1 & nmp3==1)
axes(handles.axes4);
imshow('tb1.jpg');
end
59

if (nmp1==1 & nmp2==1 & nmp3==1) | nmp4==1 | nmp5==1 | nmp6==1


axes(handles.axes4);
imshow('tb2.jpg');
end
if(nmp4==1 & nmp5==1) | (nmp4==1 & nmp6==1) | (nmp5==1 &
nmp6==1) | nmp7==1
axes(handles.axes4);
imshow('tb3.jpg');
end

3. Hàm suy diễn đưa ra kết luận bệnh lao phổi


if (lp1==0 & lp2==0 & lp3==0 & lp4==0 & lp5==0 & lp6==0)
axes(handles.axes5);
imshow('tb5.jpg');
end
if lp1==1 | lp2==1 | lp3==1 | lp1==1 & lp2==1 | (lp1==1 &
lp3==1) | (lp2==1 & lp3==1)
axes(handles.axes5);
imshow('tb1.jpg');
end
if (lp1==1 & lp2==1 & lp3) | lp4==1 | lp5==1
axes(handles.axes5);
imshow('tb2.jpg');
end
if (lp4==1 & lp5==1) | lp6==1
axes(handles.axes5);
imshow('tb3.jpg');
end

4. Hàm suy diễn đưa ra kết luận bệnh tràn dịch màng phổi
if (tdmp1==0 &tdmp2==0 & tdmp3==0 & tdmp4==0 & tdmp5==0 &
tdmp6==0 & tdmp7==0 & tdmp8==0 & tdmp9==0)
axes(handles.axes6);
imshow('tb5.jpg');
end
if tdmp1==1 | tdmp2==1 | tdmp3==1 | (tdmp1==1 & tdmp2==1) |
(tdmp1==1 & tdmp3==1) | (tdmp2==1 & tdmp3==1)
axes(handles.axes6);
imshow('tb1.jpg');
end
60

if (tdmp1==1 & tdmp2==1 & tdmp3==1) | tdmp4==1 | tdmp5==1 |


tdmp6==1
axes(handles.axes6);
imshow('tb2.jpg');
end
if (tdmp4==1 & tdmp5==1) | (tdmp4==1 & tdmp6==1) | (tdmp5==1 &
tdmp6==1) | tdmp7==1 | tdmp8==1 | tdmp9==1
axes(handles.axes6);
imshow('tb3.jpg');
end
if (tdmp4==1 & tdmp5==1 & tdmp6==1) | (tdmp7==1 & tdmp8==1) |
(tdmp7==1 & tdmp9==1) | (tdmp8==1 & tdmp9==1) | (tdmp7==1 &
tdmp8==1 & tdmp9==1)
axes(handles.axes6);
imshow('tb4.jpg');
end

5. Hàm suy diễn đưa ra kết luận bệnh tràn khí màng phổi
if (tkmp1==0 & tkmp2==0 & tkmp3==0 & tkmp4==0 & tkmp5==0 &
tkmp6==0)
axes(handles.axes7);
imshow('tb5.jpg');
end
if tkmp1==1
axes(handles.axes7);
imshow('tb1.jpg');
end
if tkmp2==1 | tkmp3==1
axes(handles.axes7);
imshow('tb2.jpg');
end
if (tkmp2==1 & tkmp3==1) | tkmp4==1 | tkmp5==1 | tkmp6==1
axes(handles.axes7);
imshow('tb3.jpg');
end
if (tkmp4==1 & tkmp5==1) | (tkmp4==1 & tkmp6==1) | (tkmp5==1 &
tkmp6==1) | (tkmp4==1 & tkmp5==1 & tkmp6==1)
axes(handles.axes7);
imshow('tb4.jpg');
end
61

6. Hàm suy diễn đưa ra kết luận bệnh viêm phổi do hít
if (vpdh1==0 & vpdh2==0 & vpdh3==0 & vpdh4==0)
axes(handles.axes8);
imshow('tb5.jpg');
end
if vpdh1==1 | vpdh2==1
axes(handles.axes8);
imshow('tb2.jpg');
end
if (vpdh1==1 & vpdh2==1) | vpdh3==1 | vpdh4==1
axes(handles.axes8);
imshow('tb3.jpg');
end
if (vpdh3==1 & vpdh4==1)
axes(handles.axes8);
imshow('tb4.jpg');
end

You might also like