You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN
KHOA KỸ THUẬT MÁY TÍNH & ĐIỆN TỬ
---

ĐỒ ÁN CƠ SỞ 5
ĐỀ TÀI

THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO


CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP
TIM.

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VŨ ANH QUANG


Sinh viên thực hiện : ĐẶNG ĐỨC TÀI
: ĐINH GIA BẢO
Lớp : 19CE

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2021



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN
KHOA KỸ THUẬT MÁY TÍNH & ĐIỆN TỬ
---

ĐỒ ÁN CƠ SỞ 5

ĐỀ TÀI

THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO


CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP
TIM.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài đồ án cơ sở 5 này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến TS. Nguyễn Vũ Anh Quang - giảng viên trường đại học Công nghệ thông
tin và Truyền thông Việt Hàn - người hướng dẫn chính - đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn em để hoàn thành tốt đợt báo cáo đồ án này.

Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trường đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông Việt Hàn đã truyền đạt cho chúng em kiến thức cũng như kỹ năng
để hoàn thành tốt bài báo cáo đồ án này.

Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để chúng em có điều kiện bổ
sung, khắc phục những hạn chế của bài báo cáo thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày tháng 05 năm 2022

Sinh viên
Đặng Đức Tài

Đinh Gia Bảo


LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta có thể thấy, những sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe có thể xảy ra
bất cứ lúc nào với chúng ta cũng như sự quan tâm chưa đúng về tim mạch
thường xuyên trong đời sống thường ngày. Vì thế, chúng em đã đưa ra ý tưởng
làm một thiết bị đo điện tim nhỏ gọn. Mục đích giúp chúng ta có thể theo dõi
sức khỏe của người sử dụng một cách linh hoạt nhất. Ở thiết bị sẽ có chức năng
đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu kết hợp với dạng điện tim.

Vì vậy chúng em thực hiện đề tài “THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÁY ĐO


ĐIỆN TIM” mang lại những chức năng rất cần thiết để đảm bảo tính mạng và
sức khỏe cho mọi người. Cũng như chức năng theo dõi nhịp tim giúp chúng ta
biết và điều chỉnh các hoạt động tối ưu, có lợi cho sức khỏe, không gây hại hoặc
chấn thương.
Hệ thống gồm mạch đo sử dụng cảm biến MAX30100 giao tiếp với vi điều
khiển ESP8266 Node MCU. Dữ liệu được truyền và nhận không dây qua wifi và
hiển thị qua ứng dụng androi để người dùng có thể theo dõi tình trạng sức khỏe
của mình. Thiết bị sẽ hiển thị các thông số của nhịp tim, SP02 theo thời gian.
NHẬN XÉT

( Của giáo viên hướng dẫn )

……………………………………………………………………………………
…………………………..………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 05 năm 2022

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Vũ Anh Quang


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii


DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................vii
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN...............................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU..................................................................................................2
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................2
1.5 GIỚI HẠN....................................................................................................2
1.6 BỐ CỤC.......................................................................................................3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................4
2.1 LÝ THUYẾT VỀ NHỊP TIM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN TIM.........4
2.1.1 Khái niệm về nhịp tim............................................................................4
2.1.2 Cách thức hoạt động của máy đo nồng độ oxy......................................5
2.1.3 Những trường hợp cần sử dụng máy đo nồng độ oxy Sp02..................5
2.1.4 Những lưu ý...........................................................................................6
2.2 Giới thiệu về linh kiện sử dụng....................................................................6
2.2.1 Cảm biến nhịp tim và oxy trong máu Max30100..................................6
2.2.1.1. Khái niệm......................................................................................6
2.2.1.2 Thông số kỹ thuật:..........................................................................6
2.2.1.3 Xác định chỉ số SP02.....................................................................7
2.2.1.4 Nguyên lý vật lý được sử dụng để đo SP02...................................8
2.2.2 Wifi ESP8266 NodeMcu.......................................................................8
2.2.2.1 Đặc tính nổi bật Module thu phát Wifi ESP8266..........................9
2.3 Giới thiệu về Firebase................................................................................11
2.3.1 Firebase Realtime Database.................................................................11
2.3.2 ưu điểm của Firebase...........................................................................12
2.3.4 điểm hạn chế của Firebase...................................................................13
2.4 Giới thiệu về Android Studio.....................................................................13
2.4.1 Ưu điểm của Android Studio...............................................................14
2.4.2 Nhược điểm của Android Studio.........................................................14
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MẠCH VÀ ỨNG DỤNG....................................15
3.1 Phân tích và thiết kế hệ thống....................................................................15
3.2 Thiết kế hệ thống........................................................................................17
3.2.1 Sơ đồ mạch thiết bị..............................................................................17
3.2.2 Thực hiện kết nối giữa firebase và ESP8266.......................................17
3.2.2.1 Thực hiện lập trình trên esp8266.................................................17
3.2.3 Thiết kế ứng dụng IOT........................................................................19
3.2.3.1 Thiết kế giao diện ứng dụng.........................................................19
3.2.3.3 Lập trình tác vụ hệ thống.............................................................20
3.3 Thiết kế mạch thiết bị.................................................................................22
3.3.1 Thiết kế mạch thông qua Altium Designer..........................................22
3.3.2 In và hoàn thiện mạch..........................................................................23
3.4 Kết quả thực hiện.......................................................................................25
3.4.1 Kiểm tra hoạt động của thiết bị............................................................25
3.4.2 So sánh – Đánh giá hoạt động..............................................................27
KẾT LUẬN........................................................................................................28
Kết quả đạt được..............................................................................................28
Ưu điểm:.......................................................................................................28
Nhược điểm...................................................................................................28
Hướng phát triển..............................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................29
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cảm biến nhịp tim và oxy MAX30100.................................................6
Hình 2.2: Tỉ lệ độ bão hòa oxy..............................................................................7
Hình 2.3: LED và LDR dùng trong cảm biến.......................................................8
Hình 2.4: Wifi ESP8266 NodeMcu Lua CP2102.................................................9
Hình 2.5: Sơ đồ pinout NodeMCU8266.............................................................10
Hình 2.6: FireBase...............................................................................................11
Hình 2.7: Firebase Realtime Database................................................................12
Hình 3.1: Lưu đồ thuật toán kết nối giữa ESP8266 và Firebase.........................15
Hình 3.2: Lưu đồ thuật toán kết nối giữa ứng dụng và Firebase.........................16
Hình 3.3: Sơ đồ mạch thiết bị.............................................................................17
Hình 3.4: Khai báo thư viện................................................................................18
Hình 3.5: Hàm khởi tạo.......................................................................................18
Hình 3.6: Hàm xuất dữ liệu.................................................................................19
Hình 3.7: Giao diện ứng dụng.............................................................................19
Hình 3.8: Xử lý các tác vụ chính, tương tác với firebase....................................20
Hình 3.9: Xử lý tác vụ đăng nhập ứng dụng.......................................................20
Hình 3.10 Lấy các dữ liệu cảm biến....................................................................21
Hình 3.11: Schematic diagram............................................................................22
Hình 3.12: PCB Layout.......................................................................................22
Hình 3.13: Mạch Khi xuất file PDF....................................................................23
Hình 3.14: Ủi mạch lên board đồng....................................................................23
Hình 3.15: Rửa mạch..........................................................................................24
Hình 3.16 Mạch hoàn thiện (mặt trước)..............................................................24
Hình 3.17: Mạch hoàn thiện (Mặt sau)...............................................................25
Hình 3.18: Kết quả đo lần 1................................................................................25
Hình 3.19: Kết quả đo lần 2................................................................................26
Hình 3.20: Kết quả đo lần 3................................................................................26
Hình 3.21: Kết quả đo tại cơ sở y tế....................................................................27
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Chỉ số HR phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi......................................4


Bảng 3.1: kết quả thử nghiệm.............................................................................25
THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ


Ngày nay với sự phát triển của ngành điện tử và ứng dụng điện tử đã giúp
sự sáng tạo của con người trở thành hiện thực. Ngành điện tử và ứng dụng điện
tử vào lĩnh vực y sinh đã tạo chỗ đứng và khẳng định được tầm quan trọng của
mình đối với nhu cầu của con người. Nhưng sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe có
thể xảy ra bất cứ lúc nào với chúng ta nếu như chúng ta chưa có sự quan tâm
chưa đúng về vấn đề tim mạch trong đời sống thường ngày.

Mặc dù trình độ khoa học kỹ thuật trong nước về lĩnh vực y tế đang có
những bước tiến lớn, tuy nhiên do là một nước đang phát triển, việc chăm lo
đảm bảo cho sức khỏe người dân cũng có nhiều hạn chế và chưa được thật sự
chú trọng. Với những nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, … việc theo dõi chăm
sóc sức khỏe là cần thiết và rất được chú trọng. Có rất nhiều phần mềm theo dõi
sức khỏe được lập trình với giao diện thân thiện người dùng, rất dễ sử dụng trên
smartphone hay tablet, PC, laptop... kết hợp với các bệnh viện. Các tập đoàn,
công ty lớn cũng rất chú trọng đến mảng y sinh với các sản phẩm phần cứng
theo dõi sức khỏe như Apple Watch, Xiaomi Band, Samsung Gear Fit
Wearables… đi kèm với phần mềm hỗ trợ tích hợp trên smartphone, tablet.

Đối tượng chúng em chọn để theo dõi ở đây là người cao tuổi và người có
tiểu sử về tim mạch nên việc di chuyển đến bệnh viện để kiểm tra thường xuyên
là rất khó khăn. Vì vậy chúng em đã đưa ra ý tưởng làm một thiết bị đo điện tim
nhỏ gọn. Mục đích giúp chúng ta có thể theo dõi sức khỏe của người cao tuổi
hoặc người có tiểu sử về tim mạch sử dụng tại gia đình một cách linh hoạt nhất.
Thiết bị sẽ có chức năng đo nhịp tim và được hiển thị dạng số. Ngoài ra, còn có
thể hiển thị nhịp tim trên ứng dụng điện thoại android để người nhà có thể theo
dõi được mọi nơi. Nên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “THIẾT KẾ

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 2
ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM.”
để thực hiện đồ án cơ sở 5.

1.2 MỤC TIÊU


Thiết kế và thi công mô hình hệ thống theo dõi, giám sát nhịp tim, nồng
độ oxy trong máu, tức thời và có thể hoạt động liên tục, đồng thời gửi các thông
số dữ liệu đo được qua mạng wifi hiển thị trên ứng dụng di động để nâng cao
khả năng giám sát, theo dõi.

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Tìm hiểu các thông số chính của tín hiệu nhịp tim, từ đó xây dựng được
giải thuật phù hợp nhằm giảm thiểu sai số đo đạc. Kiểm tra tính chính xác của
phép đo bằng các thiết bị đang được sử dụng trên thị trường. Tiến hành thiết kế,
xây dựng và thi công mô hình hệ thống giám sát nhịp tim.

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


 Nội dung 1: Tiến hành nghiên cứu về nhịp tim và Sp02.
 Nội dung 2: Đọc cảm biến thu được giá trị và cho đi qua 3 bộ lọc bằng vi
xử lí, truyền giá trị thu được qua chuẩn truyền không dây.
 Nội dung 3: Nhận dữ liệu từ chuẩn truyền không dây và giao tiếp với vi
điều khiển chính qua chuẩn truyền UART.
 Nội dung 4: Thiết kế board mạch điều khiển.
 Nội dung 5: Xử lí và xuất dữ liệu đến firebase.
 Nội dung 6: Viết ứng dụng Android kết nối, lấy dữ liệu từ firebase và hiển
thị.
 Nội dung 7: Thiết kế và thi công mô hình hệ thống hoàn chỉnh.
 Nội dung 8: Hoàn thiện báo cáo đề tài.

1.5 GIỚI HẠN


Thiết bị phù hợp sử dụng ở hộ gia đình, phòng khám nhỏ… yêu cầu cần
phải có 1 modem wifi để hoạt động. Kết quả đo được phụ thuôc vào chất lượng

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 3
của cảm biến MAX30100 và cách đặt ngón tay lên cảm biến nên yêu cầu phải
đặt ngón tay chính xác. Cảm biến MAX30100 được sử dụng trong đề tài này đo
kết quả chính xác nhất là ở đầu ngón tay trỏ.

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 4

1.6 BỐ CỤC

 Chương 1: Tổng quan.


Trong chương này, nhóm thực hiện đề tài trình bày tổng quan về tình hình
nghiên cứu, thông tin liên quan đến đề tài trước đây. Mục tiêu, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
 Chương 2: Cơ sở Lý Thuyết.
Giới thiệu sợ lược về cấu tạo của tim, tín hiệu nhịp tim, đồ thị điện tim,
phương pháp đo điện tim bằng phương pháp hấp thụ quang học chuẩn
giao tiếp I2C, UART, UDP… và các linh kiện, nền tảng được sử dụng
trong đề tài.
 Chương 3: Thiết kế mạch và ứng dụng.
Trong chương này, nhóm thực hiện thiết kế mạch in và thiết kế Ứng dụng
IOT để liên kết với firebase và hiển thị các thông số của mạch.
 Chương 4: Kết luận và hướng phát triển.
Đưa ra kết luận và hướng phát triển của đề tài.

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 5

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 LÝ THUYẾT VỀ NHỊP TIM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN TIM

2.1.1 Khái niệm về nhịp tim


Nhịp tim là tốc độ nhịp tim đo bằng số lần co thắt (nhịp đập) của tim mỗi
phút (BPM – beat per minute). Nhịp tim có thể thay đổi theo nhu cầu thể chất
của cơ thể, bao gồm cả nhu cầu hấp thụ oxy và bài tiết carbon dioxit. Các hoạt
động có thể tạo ra thay đổi bao gồm tập thể dục, ngủ, lo lắng, căng thẳng, bệnh
tật và khi uống thuốc. Chỉ số nhịp tim bình thường là khác nhau giữa các cá thể,
phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe… Sự thay đổi của chỉ số
nhịp tim có thể là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi của trạng thái tim, qua đó
có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ thể.

Trong khi nhịp tim được điều hòa hoàn toàn bởi nút xoang nhĩ trong điều
kiện bình thường, nhịp tim được điều chỉnh bởi đầu vào giao cảm và giao cảm
với nút xoang nhĩ. Các dây thần kinh gia tốc cung cấp đầu vào thông cảm cho
tim bằng cách giải phóng norepinephrine lên các tế bào của nút xoang nhĩ (nút
SA), và dây thần kinh phế vị cung cấp đầu vào giao cảm với tim bằng cách giải
phóng acetylcholine vào các tế bào nút xoang nhĩ. Do đó, kích thích thần kinh
gia tốc tang nhịp tim, trong dó khi kích thích dây thần kinh phế vị làm giảm nhịp
tim. Nhịp tim được đo theo đơn vị nhịp/phút.

Bảng 2.1: Chỉ số HR phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 6
2.1.2 Cách thức hoạt động của máy đo nồng độ oxy.
Máy đo SpO2 được thực hiện bằng phép đo xung, không xâm lấn (tức là
không đưa các thiết bị vào trong cơ thể). Theo đó, khi kẹp máy đo SpO2 vào
đầu ngón tay, đầu dò của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đi xuyên qua mô
có các mao mạch nhỏ chứa hồng cầu. Hồng ngoại sẽ bị hồng cầu hấp thu một
phần. Từ lượng ánh sáng còn lại chưa bị hấp thu, máy sẽ tính ra số lượng hồng
cầu có chứa oxy (máu đỏ).

2.1.3 Những trường hợp cần sử dụng máy đo nồng độ oxy Sp02
Ngoài việc theo dõi nồng độ oxy máu cho những bệnh nhân nhiễm Covid-
19, máy đo nồng độ oxy SpO2 còn được sử dụng trong các trường hợp sau: 

 Trong hoặc sau khi phẫu thuật hoặc các thủ thuật có sử dụng thuốc gây
mê/gây tê.
 Để xem các loại thuốc phổi đang hoạt động tốt như thế nào.
 Để kiểm tra khả năng của một người trong việc xử lý mức độ hoạt động
gia tăng.
 Để xem liệu máy thở có cần thiết để giúp thở hoặc để xem nó hoạt động
tốt như thế nào.
 Để kiểm tra một người có những lúc ngừng thở trong khi ngủ.

Máy SpO2 cũng được sử dụng để kiểm tra sức khỏe của một người có bất
kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong máu, chẳng hạn như:

 Đau tim.
 Suy tim.
 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
 Thiếu máu.
 Ung thư phổi.
 Bệnh hen suyễn.
 Viêm phổi.

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 7
2.1.4 Những lưu ý.
Cần phải lưu ý rằng tình trạng thiếu oxy trong máu, biểu hiện ở việc giảm
chỉ số SpO2 rất nguy hiểm với người bệnh. Lý do là bởi nếu máu bị thiếu hụt
oxy thì rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì
thế việc theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là chỉ số SpO2 đóng
một vai trò quan trọng để luôn cập nhật được nồng độ oxy trong máu, khi xảy ra
biến cố nguy hiểm thì có phương án xử lý kịp thời, nâng cao cơ hội sống sót cho
người bệnh.

2.2 Giới thiệu về linh kiện sử dụng.

2.2.1 Cảm biến nhịp tim và oxy trong máu Max30100.

2.2.1.1. Khái niệm


Cảm biến nhịp tim và oxy trong máu MAX30100 được sử dụng để đo
nhịp tim và nồng độ Oxy trong máu, thích hợp cho nhiều ứng dụng liên quan
đến y sinh, cảm biến nhịp tim và oxy trong máu sử dụng phương pháp đo quang
phổ biến hiện nay với thiết kế và chất liệu mắt đo chuyên biệt từ chính hãng
Maxim cho độ chính xác và độ bền cao, cảm biến sử dụng giao tiếp I2C với bộ
thư viện sẵn có trên Arduino rất dễ sử dụng.

Hình 2.1: Cảm biến nhịp tim và oxy MAX30100

2.2.1.2 Thông số kỹ thuật:


 Đèn LED tích hợp.
 Nhỏ gọn 5,6mm * 2,8mm * 1,2mm.
Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử
THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 8
 Hoạt động năng lượng thấp.
 Tốc độ mẫu có thể lập trình.
 Dòng tắt máy cực thấp (0,7uA, typ).
 Tích hợp hủy ánh sáng xung quanh.
 Điện áp: 3.3 VDC.
 IC chính: MAX30100.
 Giao tiếp: I2C. mức tính hiệu TTL.

2.2.1.3 Xác định chỉ số SP02


Hemoglobin là gì: (viết tắt là Hb) là một protein phức hợp được tìm thấy
trong các tế bào hồng cầu có chứa một phân tử sắt. Chức năng chính của
hemoglobin là vận chuyển oxy từ phổi tới các mô của cơ thể, và trao đổi oxy
cho carbon dioxid, và sau đó vận chuyển carbon dioxid trở lại phổi, nơi nó trao
đổi oxy. Phân tử sắt trong hemoglobin giúp duy trì hình dạng bình thường của
các tế bào hồng cầu.

Độ bão hòa oxy là gì: là tỉ lệ của Hb có oxy trên tổng số Hb.

 Hemoglobin mà không có oxy gọi làDeoxy Hb.


 Hemoglobin có oxy gọi là oxy Hb.

Hình 2.2: Tỉ lệ độ bão hòa oxy

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 9
2.2.1.4 Nguyên lý vật lý được sử dụng để đo SP02
Cảm biến sử dụng nguyên tắc đo quang phổ để đo độ bão hòa, ánh sáng
LED sẽ được phát ra và thu lại bởi cảm biến đối diện, ngón tay sẽ được đặt vào
giữa nguồn sáng và cảm biến. Trong phương pháp phản chiếu sẽ có một số phản
xạ ánh sáng cố định trở lại cảm biến do ngón tay. Với mỗi nhịp tim sẽ có sự tăng
thể tích máu trong ngón tay, điều này sẽ dẫn đến phản xạ ánh sáng trở lại cảm
biến nhiều hơn. Do đó, nếu chúng ta thấy dạng sóng của tín hiệu ánh sáng nhận
được, nó sẽ bao gồm các đỉnh ở mỗi nhịp tim.

Hình 2.3: LED và LDR dùng trong cảm biến

2.2.2 Wifi ESP8266 NodeMcu.


Module thu phát Wifi ESP8266 NodeMCU là kit phát triển dựa trên nền
chip Wifi SoC ESP8266 với thiết kế dễ sử dụng và đặc biệt là có thể sử dụng
trực tiếp trình biên dịch của Arduino để lập trình và nạp code, điều này khiến
việc sử dụng và lập trình các ứng dụng trên ESP8266 trở nên rất đơn giản.

Module thu phát Wifi ESP8266 NodeMCU Lua được dùng cho các ứng
dụng cần kết nối, thu thập dữ liệu và điều khiển qua sóng Wifi, đặc biệt là các
ứng dụng liên quan đến IoT.

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 10
Kit RF thu phát Wifi ESP8266 NodeMCU Lua sử dụng chip nạp và giao
tiếp UART mới và ổn định nhất là CP2102 có khả năng tự nhận Driver trên tất
cả các hệ điều hành Window và Linux, đây là phiên bản nâng cấp từ các phiên
bản sử dụng IC nạp giá rẻ CH340.

2.2.2.1 Đặc tính nổi bật Module thu phát Wifi ESP8266
 Tích hợp 2 nút nhấn.
 Tích hợp chip chuyển usb – uart CH340.
 Full IO: 10 GPIO, 1 Analog, 1SPI, 2 UART, 1 I2C/I2S, PWM…
 Được hỗ trợ bởi cộng đồng lớn mạnh Nodemcu.

Hình 2.4: Wifi ESP8266 NodeMcu Lua CP2102

 Đặc trưng:
 Giá thấp.
 Đơn giản.
 Thông minh.

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 11
 Mã nguồn mở.
 Tương tác.
 Kết nối Wi-Fi.
 Thông số kĩ thuật:
 WiFi: 2.4 GHz hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n.
 Điện áp hoạt động: 3.3V.
 Điện áp vào: 5V thông qua cổng USB.
 Số chân I/O: 11 (tất cả các chân I/O đều có Interrupt/PWM/I2C/One-
wire, trừ chân D0).
 Số chân Analog Input: 1 (điện áp vào tối đa 3.3V).
 Bộ nhớ Flash: 4MB.
 Giao tiếp: Cable Micro USB (tương đương cáp sạc điện thoại).
 Hỗ trợ bảo mật: WPA/WPA2.
 Tích hợp giao thức TCP/IP.
 Lập trình trên các ngôn ngữ: C/C++, Micropython…

Hình 2.5: Sơ đồ pinout NodeMCU8266

NodeMcu8266 Thiết bị phần cứng nguồn mở cho IOT là NodeMcu8266.


Nó có thể được lập trình bằng Arduino IDE và cấu trúc mã hóa vẫn tương tự
như của Arduino. Nhưng Arduino IDE không đi kèm với các bảng được hỗ trợ

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 12
ESP được cài đặt sẵn trên nó, vì vậy người ta cần thêm nhập các tệp đính kèm
bảng vào IDE trước khi lập trình. Nó rất đơn giản để làm. Các bo mạch dòng
ESP ban đầu không được phát triển để tương thích với Arduino IDE, do đó,
trong Arduino IDE, mỗi chân trên NodeMCU tương ứng với các chân GPIO
khác nhau cho IDE. Đây là ánh xạ chân của các chân GPIO NodeMCU. Trong
Mã hóa, bạn có thể viết trực tiếp các chân kỹ thuật số của NodeMCU dưới dạng
D1, D2, D3 hoặc pin GPIO tương ứng.

2.3 Giới thiệu về Firebase

Firebase là gì? Firebase chính là một dịch vụ cơ sở dữ liệu được hoạt


động ở trên nền tảng đám mây (Cloud). Đi kèm với đó là một hệ thống máy chủ
mạnh mẽ của Google. Hệ thống có chức năng chính là giúp cho người dùng có
thể lập trình ứng dụng thông qua cách đơn giản hóa những thao tác với các cơ sở
dữ liệu.

Hình 2.6: FireBase

2.3.1 Firebase Realtime Database


Firebase Realtime Database có dạng một JSON đã được đồng bộ thời gian
đến với tất cả các kết nối client. Để có được hoạt động này thì các lập trình viên
cần phải đăng ký tài khoản ở trên Firebase. Dữ liệu ở trong database sẽ tự động

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 13
cập nhật một cách liên tục khi phát triển ứng dụng. Sau khi đã được cập nhật thì
những dữ liệu này sẽ được truyền tải thông qua các kết nối SSl có 2048 bit. 

Trong trường hợp bị mất mạng, dữ liệu được lưu lại ở local. Vì thế khi có
mọi sự thay đổi nào đều được tự động cập nhật lên Server của Firebase. Bên
cạnh đó, đối với các dữ liệu ở local cũ hơn với Server thì cũng tự động cập nhật
để được dữ liệu mới nhất.

Hình 2.7: Firebase Realtime Database

2.3.2 ưu điểm của Firebase.


 Tạo tài khoản và sử dụng dễ dàng: Firebase cho phép người dùng đăng
nhập bằng tài khoản Google đơn giản. Gói Spark của Firebase miễn phí
và cung cấp nhiều tính năng để giúp các nhà phát triển bắt đầu sử dụng.
 Nhiều dịch vụ trong một nền tảng: Firebase bao gồm toàn bộ chu trình
phát triển ứng dụng. Nền tảng này chứa các tính năng để xây dựng, phát
hành và giám sát các ứng dụng.
 Tập trung vào phát triển giao diện người dùng: Firebase cho phép
Developer tập trung vào việc tạo mã Frontend cho các ứng dụng di động.
Nền tảng này giúp cho việc phát triển ứng dụng trở nên thuận tiện.
 Firebase không có máy chủ: Firebase giải quyết vấn lưu lượng máy chủ
và cung cấp một môi trường hoàn toàn không có máy chủ. Firebase đi
Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử
THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 14
kèm với kiến trúc không máy chủ (Serverless Architecture). Do đó, chúng
ta không cần lo lắng về cơ sở hạ tầng máy chủ.
 Sao lưu: Firebase đảm bảo tính bảo mật tối ưu và tính sẵn có của dữ liệu
nhờ các bản sao lưu thường xuyên. Các ứng dụng được bảo vệ khỏi mọi
khả năng mất dữ liệu bằng cách dựa vào tính năng sao lưu tự động của
nền tảng này.

2.3.4 điểm hạn chế của Firebase.


 Không phải là mã nguồn mở: Firebase không phải là một tùy chọn mã
nguồn mở để phát triển ứng dụng di động. Điều này khiến nó trở thành
một lựa chọn không tối ưu cho nhiều nhà phát triển. Người dùng không
thể sửa đổi mã nguồn Firebase. Đây là hạn chế lớn nhất của Firebase và
ngăn cộng đồng cải tiến sản phẩm.
 Chỉ hoạt động với Cơ sở dữ liệu NoSQL: Với Firebase, người dùng không
thể xử lý nhanh chóng việc di chuyển dữ liệu tương tự như cơ sở dữ liệu
SQL đơn giản. Firebase sử dụng JSON và hầu như không có tính năng
SQL nào. Vì vậy, việc di chuyển từ cơ sở dữ liệu sẽ không dễ dàng.
 Firebase không hoạt động ở nhiều quốc gia: Firebase là một Subdomain
của Google. trang Web chính thức của nó là https://firebase.google.com
và bị chặn ở nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc.

2.4 Giới thiệu về Android Studio

Android Studio là IDE chính thức được sử dụng trong phát triển ứng dụng
Android dựa trên IntelliJ IDEA. Chức năng chính của Android Studio là cung
cấp các giao diện giúp người dùng có thể tạo các ứng dụng và xử lý các công cụ
file phức tạp sau hậu trường. Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong Android
Studio là Java và nó sẽ được cài đặt sẵn trên thiết bị của bạn. 

Khi sử dụng Android Studio thì bạn chỉ cần viết, chỉnh sửa và lưu trữ
chúng trên các dự án của mình và các file nằm trong dự án đó. Đồng thời,
Android Studio còn cung cấp quyền truy cập vào Android SDK. 

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 15
2.4.1 Ưu điểm của Android Studio
 Được phát triển bởi chính Google, cũng là chủ sở hữu hệ điều hành
Android.
 Các gói công cụ hỗ trợ được cập nhật đầy đủ và mới nhất.
 Giao diện và tính năng dễ làm quen và sử dụng của nó là một điểm cộng
lớn.
 Tài liệu tham khảo và hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ trên trang chủ, cũng
như và có vô số diễn đàn dành cho các lập trình viên Android.

2.4.2 Nhược điểm của Android Studio


 Vì nó là bộ công cụ tích hợp tất cả, nên nó buộc phải tải toàn bộ những dữ
liệu hỗ trợ cho việc phát triển ứng dụng tối ưu nhất. Đó là lượng dữ liệu
lớn chiếm dụng không ít không gian bộ nhớ lưu trữ máy tính của bạn.
 Android Studio là một phần mềm phát triển ứng dụng mà ở đó bạn có thể
kiểm tra cách hoạt động của app ngay trên máy tính thông qua trình giả
lập của Android Studio. Và nó chính là nguyên nhân gây đơ máy, lag,
nóng hay hao pin trên laptop.

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 16

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MẠCH VÀ ỨNG DỤNG

3.1 Phân tích và thiết kế hệ thống

Hình 3.8: Lưu đồ thuật toán kết nối giữa ESP8266 và Firebase

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 17

Hình 3.9: Lưu đồ thuật toán kết nối giữa ứng dụng và Firebase

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 18

3.2 Thiết kế hệ thống.

3.2.1 Sơ đồ mạch thiết bị

Hình 3.10: Sơ đồ mạch thiết bị

Khi tim bơm máu, mức oxy sẽ tăng lên vì có nhiều máu hơn. Tuy nhiên,
khi tim nghỉ ngơi, lượng oxy trong máu sẽ giảm xuống. Do đó, nhịp tim được
xác định bằng cách tính thời gian giữa sự tăng và giảm của máu được cung cấp
oxy. Máu được cung cấp oxy sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng hồng ngoại hơn và
truyền nhiều ánh sáng đỏ hơn. Tuy nhiên, máu đã khử oxy sẽ hấp thụ ánh sáng
đỏ và truyền nhiều ánh sáng hồng ngoại hơn. Về cơ bản, cảm biến MAX30100
đọc mức độ hấp thụ cho cả hai nguồn sáng và lưu trữ chúng trong một bộ đệm
có thể đọc được thông qua các chân I2C (SCL, SDA).

3.2.2 Thực hiện kết nối giữa firebase và ESP8266.

3.2.2.1 Thực hiện lập trình trên esp8266


Đầu tiên thực hiện khai báo các thư viện của cảm biến MAX30100,
ESP8266, Firebase Và khai báo mã xác thực được cung cấp từ firebase và khai
báo tài khoản, mật khẩu wifi.
Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử
THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 19

Hình 3.11: Khai báo thư viện

Tiếp theo đó thực hiện khởi tạo cho cảm biến MAX30100, thiết lập các
kết nối từ esp8266 đến project firebase đã tạo.

Hình 3.12: Hàm khởi tạo

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 20
Thực hiện lấy dữ liệu nồng độ SPO2 và nhịp tim và truyền đến firebase.

Hình 3.13: Hàm xuất dữ liệu

3.2.3 Thiết kế ứng dụng IOT.

3.2.3.1 Thiết kế giao diện ứng dụng


Giao diện của ứng dụng gồm 2 trang chính là trang đăng nhập tài khoản
quản lý và trang chủ nơi dùng để hiển thị các thông tin lấy được từ Realtime
Database của Firebase.

Hình 3.14: Giao diện ứng dụng

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 21
3.2.3.3 Lập trình tác vụ hệ thống
Sau khi kết nối ứng dụng với Firebase, ta bắt đầu lập trình các tác vụ cho
hệ thống.

Với file MainActivity.kt sẽ có tác dụng xử lý các tác vụ chính là nơi để


thực hiện các tương tác với Firebase và sẽ xử lý việc đăng nhập.

Hình 3.15: Xử lý các tác vụ chính, tương tác với firebase

Hình 3.16: Xử lý tác vụ đăng nhập ứng dụng

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 22
Với file View.kt sẽ có tác dụng lấy các dữ liệu cảm biến đã được đẩy lên
Firebase khi kết nối Firebase với ESP8266.

Hình 3.17 Lấy các dữ liệu cảm biến


Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử
THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 23
3.3 Thiết kế mạch thiết bị.

3.3.1 Thiết kế mạch thông qua Altium Designer.


Dùng phần mềm Altium Designer để vẽ sơ đồ nguyên lý và thiết kế PCB
cho mạch cảm biến. sau các bước tính toán chạy mô phỏng hoàn thành, ta vẽ lại
sơ đồ nguyên lý trên Altium để xuất sang PCB.

Hình 3.18: Schematic diagram

Sau khi chuyển từ sơ đồ nguyên lý sang PCB, ta thực hiện việc sắp xếp lại
linh kiện trên mạch cho phù hợp. Tiếp theo là chọn đặt các luật đi dây cho mạch:
khoảng cách giữa các dây là 25mil; độ rộng dây nhỏ nhất là 20mil, trung bình là
25mil, lớn nhất là 30 mil. Chọn layout vẽ (ở đây chọn Bottom layout). Sau đó ta
thực hiện đi dây thủ công hoặc chọn chế độ đi dây tự động. Khi đi dây xong ta
thực hiện phủ đồng cho mạch.

Hình 3.19: PCB Layout


Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử
THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 24
Sau khi vẽ mạch PCB hoàn thiện ta thực hiện xuất thành file PDF để
chuẩn bị cho công đoạn in mạch thủ công. Ta định dạng file PCB thành PDf với
tỉ lệ 1:1. Chế độ màu là mono.

Hình 3.20: Mạch Khi xuất file PDF

3.3.2 In và hoàn thiện mạch.


 Các bước làm mạch thủ công:
o In hình PCB sang giấy A4 (loại giấy trơn).
o Cắt board đồng phù hợp với kích thước của mạch.
o Thực hiện ủi mạch in trên giấy A4 lên board đồng đã cắt.
o Kiểm tra đường mạch có đứt nét hay không, nếu đứt ta lấy bút dạ
chỉnh sửa lại đường mạch.

Hình 3.21: Ủi mạch lên board đồng

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 25
- Rửa mạch:
o Chúng ta thực hiện ngâm board vào dung dịch muối FeCl3 để ăn
mòn phần đồng dư, để lại đường mạch màu đen.
o Sau khi board đồng bị ăn mòn hết phần thừa sẽ được phần mạch
cần dùng, ta rửa sạch lại lớp mực in và kiểm tra đường mạch lại,
nếu bị đứt ta hàn nối lại (dùng đồng hồ đo ở chế độ thông mạch
xem đường mạch có bị đứt hay không).

Hình 3.22: Rửa mạch

 Thực hiện kiểm tra các đường mạch và tiến hành hàn các chân và lắp đặt
thiết bị.

Hình 3.23 Mạch hoàn thiện (mặt trước)

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 26

Hình 3.24: Mạch hoàn thiện (Mặt sau)

3.4 Kết quả thực hiện.

3.4.1 Kiểm tra hoạt động của thiết bị.


Lần đo Sp02 Nhịp tim Thời gian đo
1 94% ≈ 102 nhịp/phút 6s
2 94% ≈ 83 nhịp/phút 5s
3 94% ≈ 116 nhịp/phút 6s
Bảng 3.2: kết quả thử nghiệm

Hình 3.25: Kết quả đo lần 1

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 27

Hình 3.26: Kết quả đo lần 2

Hình 3.27: Kết quả đo lần 3

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 28

3.4.2 So sánh – Đánh giá hoạt động.


So sánh với thiết bị Cơ sở Y tế để đánh giá độ chính xác, độ tin cậy của
hệ thống.

Hình 3.28: Kết quả đo tại cơ sở y tế

Trên đây là kết quả đo nhịp tim tại máy đo của Cơ Sở Y tế. Ta thấy được
nhịp tim của người này khi đo là 66 nhịp/phút. Đối chiếu với kết quả của sản
phẩm và dựa vào chỉ tiêu đánh giá ở mục 1 thì có thể thấy được độ chính xác
của thiết bị ở mức đạt tiêu chuẩn mặc dù mức đo bị chênh lệch nhưng nó lại
nằm trong mục chỉ tiêu, tiêu chuẩn được đưa ra và độ tin cậy của thiết bị đạt ở
mức khá. Đồng thời thiết bị chỉ đưa ra những thông tin tổng quát, thiếu sự chi
tiết đối với những thiết bị đo đạc chuyên dụng trong y tế.

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 29

KẾT LUẬN

Kết quả đạt được

Ưu điểm:
 Lắp ráp và hoàn thành thiết bị.
 Thiết bị và ứng dụng đã được hoàn thành và có thể đưa vào sử dụng.
 Ứng dụng với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, thích hợp với người già
và trẻ nhỏ.
 Thiết bị nhỏ gọn thuận tiện cho việc sử dụng.

Nhược điểm
 Thiết bị còn nhiều thiếu sót.
 Sơ đồ mạch đơn giản, giao diện chưa bắt mắt…
 Số lượng cảm biến được sử dụng còn hạn chế.
 Cần tăng tốc độ xử lý của giao diện và ESP8266.
 Cần cải thiện thêm về mặt kết nối.
 Các thông số đo đưa ra có sai số so với thiết bị của cơ sở y tế.

Hướng phát triển

 Phát triển thêm nhiều thiết bị để tạo thêm nhiều chức năng có ứng dụng
IOT.
 Phát triển ứng dụng thành một hệ thống quản lý sức khỏe toàn diện.
 Đưa ứng dụng và thiết bị vào mô hình bệnh viện thông minh, nhà thông
minh…
 Phát triển cảm biến với mức sai số thấp hơn.

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử


THIẾT KẾ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH ĐO CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ SPO2 VÀ NHỊP TIM. 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lập Trình Iot Với Arduino – TS. Lê Mỹ Hà

Android Developer Fundamentals - Google Developers Training team

Hiểu Biết Để Phòng Và Trị Bệnh Tim Mạch – Bs. Nguyễn Khánh Dư

Đồ án cơ sở 5 Khoa kỹ thuật máy tính và điện tử

You might also like