You are on page 1of 60

BỘ CÔNG THƯƠNG

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: PHẠM BÁ KHÁH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


---------------------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

TÊN ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN, MÔ PHỎNG HỆ THỐNG TREO


TRÊN Ô TÔ BẰNG PHẦN MỀM THÔNG DỤNG

CBHD: TS Nguyễn Mạnh Dũng

Sinh viên: Phạm Bá Khánh


Mã số sinh viên: 2017600853
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Hà Nội – Năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

TÊN ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN, MÔ PHỎNG HỆ THỐNG TREO TRÊN


Ô TÔ BẰNG PHẦN MỀM THÔNG DỤNG

CBHD: TS Nguyễn Mạnh Dũng

Sinh viên: Phạm Bá Khánh


Mã số sinh viên: 2017600853

Hà Nội – Năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRƯỜNGĐẠI HỌC CÔNG VIỆT NAM
NGHIỆPHÀNỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ tên sinh viên: Phạm Bá Khánh Mã SV: 2017600853
Lớp: 2017DHKTOT02 Ngành: CNKT Ô TÔ Khóa:12

Tên đề tài: Tính toán, mô phỏng hệ thống treo trên ô tô bằng phần
mềm thông dụng

Mục tiêu đề tài

- Tổng quan về hệ thống treo trên xe ô tô

- Tính toán, mô phỏng hệ thống trên xe ô tô bằng phần mềm thông dụng

- Yêu cầu công nghệ, quy trình kiểm tra, sửa chữa, thay thế các chi tiết
trong hệ thống treo

- Kiến thức về vẽ, đọc hiểu bản vẽ cơ khí, điện, điện tử, vật liệu học.

1. Phần thuyết minh:


- Tổng quan về hệ thống treo trên ô tô
- Kết quả tính toán, mô phỏng hệ thống treo
- Quy trình kiểm tra, sửa chữa, thay thế trong hệ thống treo
2. Bản vẽ: (3 bản vẽ A0)
- Bố trí chung hệ thống treo, kết quả mô phỏng
- Kết cấu cụm chi tiết chính trong hệ thống treo
- Quy trình kỹ thuật tháo lắp hệ thống treo
Thời gian thực hiện: từ 22/3/2021 đến 08/5/2021.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TRƯỞNG KHOA

TS. Nguyễn Mạnh Dũng TS. Nguyễn Anh Ngọc


1

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................ 4
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ................. 9
1.1.Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại .................................................................. 9

1.2.Các bộ phận chính của hệ thống treo .................................................... 12

1.2.1.Bộ phận đàn hồi ............................................................................. 12


1.2.2.Bộ phận giảm chấn ......................................................................... 16
1.2.3.Bộ phận dẫn hướng ........................................................................ 17
1.2.4.Thanh ổn định ngang (thanh cân bằng).......................................... 18
1.2.5.Các vấu cao su tăng cứng và hạn chế hành trình ........................... 19
1.3.Các hệ thống treo trên ô tô .................................................................... 19

1.3.1.Hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi nhíp lá........................... 19
1.3.2.Hệ thống treo phụ thuộc, phần tử đàn hồi lò xo trụ ....................... 20
1.3.3.Hệ thống treo độc lập hai đòn ngang ............................................. 20
1.3.4.Hệ thống treo Macpherson phân tử đàn hồi lò xo.......................... 21
1.3.5.Hệ thống treo độc lập, phân tử đàn hồi lò xo, đòn chéo ................ 22
1.3.6.Hệ thống treo đòn dọc có thanh ngang liên kết ............................. 23
CHƯƠNG 2:ỨNG DỤNG PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR VÀO XÂY
DỰNG VÀ MÔ PHỎNG LẮP GHÉP HỆ THỐNG TREO. .......................... 24
2.1.Giới thiệu phần mềm autodesk inventor ............................................... 24

2.1.1.Phần mềm autodesk inventor. ........................................................ 24


2.1.2.Tính năng nổi bật của phần mềm Autodesk Inventor. ................... 24
2.1.3.Các ứng dụng của phần mềm. ........................................................ 25
2.2.Các phần cơ bản của phần mềm ............................................................ 25
2

2.2.1.Giao diện ban đầu .......................................................................... 25


2.2.2.Các lệnh cơ bản để xây dựng bản vẽ 2D........................................ 26
2.2.3.Các lệnh cơ bản để dựng 3D .......................................................... 26
2.2.4.Các lệnh lắp ghép các chi tiết, cụm chi tiết thành cụm chi tiết tổng27
2.2.5Các lệnh cơ bản để mô phỏng lắp ghép chi tiết. ............................. 28
2.2.6.Các lệnh cơ bản để xuất bản vẽ chi tiết hoặc cụm chi tiết ............. 29
2.3.Tính toán thiết kế lò xo ......................................................................... 30

2.3.1.Các thông số đầu vào của lò xo giảm chấn .................................... 30
2.3.2.Tính lò xo xoắn .............................................................................. 31
2.3.3.Xây dựng lò xo bằng phần mềm inventor. ..................................... 33
2.4.Tính toán thiết kế trục ........................................................................... 34

2.5.Vỏ ống ngoài giảm chấn. ...................................................................... 35

2.6.Áp dụng vào xây dựng một vài chi tiết khác của hệ thống treo ........... 36

2.7.Kết quả thu được khi áp dụng phần mềm vào xây dựng cụm chi tiết .. 37

CHƯƠNG 3:CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KIỂM TRA, BẢO
DƯỠNG HỆ THỐNG TREO. ........................................................................ 38
3.1.Các dạng hư hỏng thường gặp của hệ thống treo.................................. 38

3.1.1.Bộ phận dẫn hướng ........................................................................ 38


3.1.2.Bộ phân đàn hồi ............................................................................. 38
3.1.3.Bộ phận giảm chấn ......................................................................... 39
3.1.4.Hư hỏng đối với bánh xe ................................................................ 40
3.1.5.Hư hỏng đối với thanh ổn định ...................................................... 41
3.2.Cách kiểm tra hệ thống treo .................................................................. 41

3.2.1.Lốp và bánh xe ............................................................................... 41


3.2.2.Góc đặt bánh xe .............................................................................. 41
3.2.3.Giảm chấn ...................................................................................... 42
3

3.3.Nguyên nhân và cách khắc phục ........................................................... 42

3.3.1.Bánh lái bị lắc hoặc kéo lệch sang 1 bên ....................................... 42


3.3.2.Thân xe bị chúi xuống.................................................................... 43
3.3.3.Rung bánh xe trước ........................................................................ 43
3.3.4.Lốp xe mòn không bình thường ..................................................... 44
3.3.5.Nguyên nhân hư hỏng của lò xo, giảm chấn .................................. 44
3.4.Kiểm tra và sửa chữa một số bộ phận ................................................... 45

3.4.1.Giảm chấn. ..................................................................................... 45


3.4.2.Đòn dưới và cam quay. .................................................................. 50
3.4.3.Thanh giằng và thanh ổn định. ....................................................... 53
3.5.Kết luận ................................................................................................. 55

KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................... 56


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57
4

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1-1 : Hệ thống treo phụ thuộc. ............................................................... 10
Hình 1-2 : Hệ thống treo độc lập ..................................................................... 11
Hình 1-3: Nhíp lá............................................................................................. 12
Hình 1-4: Bộ phận đàn hồi thanh xoắn ........................................................... 14
Hình 1-5: Bộ phận đàn hồi lò xo ..................................................................... 15
Hình 1-6: Bộ phận đàn hồi khí nén ................................................................. 16
Hình 1-7: Giảm chấn ....................................................................................... 17
Hình 1-8: Vị trí thanh ổn định trên ô tô .......................................................... 18
Hình 1-9: Hệ thống treo phụ thuộc nhíp lá ..................................................... 19
Hình 1-10: Hệ thống treo phụ thuộc phần tử lò xo trụ .................................... 20
Hình 1-11: Hệ thống treo hai đòn ngang......................................................... 21
Hình 1-12: Hệ thống treo Macpherson............................................................ 21
Hình 1-13: Hệ thống treo độc lập phần tử đàn hồi lò xo, đòn chéo ................ 22
Hình 1-14: Hệ thống treo đòn dọc có thanh liên kết ngang ............................ 23
Hình 2-1: Giao diện phần mềm autodesk inventor ......................................... 24
Hình 2-2: Giao diện ban đầu ........................................................................... 25
Hình 2-3: Thanh lệnh trong phần xây dựng bản vẽ 2D .................................. 26
Hình 2-4: Thanh lệnh dựng 3D ....................................................................... 26
Hình 2-5: Thanh lệnh lắp ghép........................................................................ 27
Hình 2-6: Ràng buộc chi tiết lắp ghép ............................................................ 27
Hình 2-7: Thanh lệnh mô phỏng ..................................................................... 28
Hình 2-8: Lệnh phân rã cụm chi tiết ............................................................... 28
Hình 2-9: Trước khi mô phỏng ....................................................................... 29
Hình 2-10: Sau khi mô phỏng ......................................................................... 29
Hình 2-11: Lệnh xuất bản vẽ ........................................................................... 29
5

Hình 2-12: Hình chiếu chi tiết ......................................................................... 30


Hình 2-13: Trích một phần trong chi tiết ........................................................ 30
Hình 2-14: Kích thước cơ bản của lò xo ......................................................... 31
Hình 2-15: Đường kính dây lò xo ................................................................... 33
Hình 2-16: Lệnh coil dựng lò xo ..................................................................... 33
Hình 2-17: Lò xo ............................................................................................. 34
Hình 2-18: Trục ............................................................................................... 35
Hình 2-19: Bản vẽ phác thảo giảm chấn ......................................................... 35
Hình 2-20: Giảm chấn ..................................................................................... 35
Hình 2-21: Ụ tăng cứng ................................................................................... 36
Hình 2-22: Chắn bụi ........................................................................................ 36
Hình 2-23: Tai bèo .......................................................................................... 36
Hình 2-24: Phuộc giảm chấn ........................................................................... 36
Hình 2-25: Lắp ghép cụm chi tiết ................................................................... 37
Hình 2-26: Phân rã cụm chi tiết ...................................................................... 37
Hình 3-1: Dụng cụ ép lò xo ............................................................................. 49
Hình 3-2: Siết bu lông giảm chấn ................................................................... 49
Hình 3-3: Cấu tạo đòn dưới và cam quay ....................................................... 50
Hình 3-4: Tháo khớp cầu cam quay và đòn dưới ............................................ 50
Hình 3-5: Dụng cụ tháo khớp cầu ................................................................... 51
Hình 3-6: Kiểm tra mỡ cho khớp cầu.............................................................. 52
Hình 3-7: Lắp khớp cầu................................................................................... 52
Hình 3-8: Kiểm tra keo nắp chắn bụi .............................................................. 53
Hình 3-9: Thanh giằng và thanh ổn định. ....................................................... 53
Hình 3-10: Tháo thanh ổn định ....................................................................... 54
Hình 3-11: Điều chỉnh khoảng cách thanh giằng đến ê cu hãm ..................... 54
6

Hình 3-12: Gối đỡ trước và sau thanh giằng ................................................... 55


7

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2-1: Thông số đầu vào của lò xo. .......................................................... 30
Bảng 2-2: Các thông số thiết kế lò xo ............................................................ 33
Bảng 3-1: Nguyên nhân bánh lái bị lắc hoặc kéo lệch sang một bên. ........... 43
Bảng 3-2: Kiểm tra nguyên nhân và cách khắc phục thân xe bị chúi xuống . 43
Bảng 3-3: Kiểm tra nguyên nhân và cách khắc phục rung bánh xe trước ..... 44
Bảng 3-4: Kiểm tra nguyên nhân và cách khắc phục lốp xe mòn không bình
thường.............................................................................................................. 44
Bảng 3-5: Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục của lò xo, giảm chấn .. 45
Bảng 3-6: quy trình tháo giảm chấn ............................................................... 47
Bảng 3-7: Kiểm tra giảm chấn ....................................................................... 48
8

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay ô tô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện đi lại thông
dụng, các trang thiết bị, bộ phận trên ô tô ngày càng hoàn thiện hơn và hiện đại
đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo độ tin cậy, an toàn cho người vận
hành và chuyển động của ô tô.
Là những sinh viên được đào tạo tại trường Đại học công nghiệp Hà nội
chúng em được các thầy cô trang bị cho những kiến thức cơ bản về chuyên môn.
Để tổng kết và đánh giá quá trình học tập và rèn luyện tại trường em chọn đề tài
đồ án “Tính toán, mô phỏng hệ thống treo trên ô tô bằng phần mềm thông dụng”
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều và điều kiện thời
gian không cho phép nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong các thầy cô giáo trong bộ môn chỉ bảo để đồ án của em được hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Mạnh Dũng đã giúp em hoàn thành đồ án này.
Sinh viên thực hiên
Phạm Bá Khánh
9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ


1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại
a) Nhiệm vụ
Hệ thống đàn hồi có nhiệm vụ cùng với các bộ phận giảm chấn hấp thụ
các chấn động từ mặt đường và chuyển thanh giao động.
Vì mặt đường không bằng phẳng, ngoài chuyển động lăn, bánh xe còn
chuyển động lên và xuống. Khi xe chuyển động nhanh, các chuyển động này xảy
ra trong thời gian rất ngắn, làm tăng hay giảm tốc theo hướng thẳng góc so với
mặt đường với gia tốc lớn hơn nhiều lần so với gia tốc trọng trường. Qua đó tạo
thành lực chấn động lớn tác động vào xe. Lực này càng lớn thì khối lượng được
chuyển động càng lớn. Hệ thống đàn hồi và giảm chấn quyết định cho:
- Độ tiện nghi em dịu khi chạy xe. Các chấn động khó chịu, hại sức khỏe
cho hành khách do dao động từ thân vỏ được giảm nhẹ, và bảo vệ các
hành lý dễ vỡ.
- An toàn khi xe chuyển động. Mặt đường quá gồ ghề có thể làm cho
việc tiếp xúc với mặt đường của bánh xe mất đi, bánh xe nằm trong
không khí không thể truyền lực, thì dụ như lực kéo, lực phanh.
- Ứng xử trong vòng cua. Sức bám mặt đường của bánh xe phía trong
vòng cua ít đi khi xe chạy nhanh và làm giảm bớt lực bám ngang. Để
giữ cho xe không bị đẩy ra khỏi vòng cua, hệ thống đàn hồi, các bộ
giảm chấn và thanh ổn định phải đảm bảo sức bám mặt đường thường
trực của bánh xe.
Hệ thống treo ở đây được hiểu là hệ thống liên kết mềm giữa bánh xe và
khung xe hoặc vỏ xe. Mối liên kết treo của xe là mối liên kết đàn hồi có chức năng
chính sau đây:
Liên kết mềm giữa bánh xe và thân xe, làm giảm tải trọng động thẳng
đứng tác dụng lên thân xe và đảm bảo bánh xe lăn êm trên nền đường.
10

Truyền lực từ bánh xe lên thân xe và ngược lại, để xe có thể chuyển động
được, đồng thời đảm bảo sự chuyển dịch hợp lý vị trí của bánh xe so với thùng
xe.
Hấp thụ năng lượng dao động của thân xe, vỏ xe và bánh xe, trên cơ sở
biến cơ năng thành nhiệt năng.
b) Yêu cầu
Bánh xe có thể chuyển dịch trong một giới hạn nhất định mà không phá
vỡ các liên kết đàn hồi của bánh xe với thân xe, đảm bảo khả năng lăn êm bánh
xe trên lên đường với thời gian tối đa.
Không gây nên tải trọng lớn tại các mối liên kết với khung hoặc vỏ.
Đảm bảo ô tô có tính năng êm dịu khi chạy trên đường.
Dập tắt nhanh các dao động của thùng xe và vỏ xe.
Có độ tin cậy lớn, độ bền cao và không gặp hư hỏng bất thường.
Đảm bảo tính ổn định và tính điều khiển chuyển động của ô tô ở tốc độ
cao, ô tô điều khiển nhẹ nhàng.
c) Phân loại
Phân loại theo cấu tạo bộ phận dẫn hướng:
Hệ thống treo phụ thuộc: các bánh xe bên trái và phải được liên kết với
nhau bằng dầm cầu cứng. Do đó chuyển vị của một bánh sẽ gây lên chuyển vị nào
đó của bánh xe phía bên kia.

Hình 1-1 : Hệ thống treo phụ thuộc.


11

1 Thùng xe
2 Bộ phận đàn hồi
3 Bộ phận giảm chấn
4 Dầm cầu
Trong hệ thống treo nay có phần tử đàn hồi có thể là nhíp thì nó vừa là
phần tử đàn hồi đồng thời làm luôn bộ phận dẫn hướng. Vì nhíp lá làm bộ phận
dẫn hướng nên hệ thống treo này sẽ không cần đến các thanh giằng để truyền lực
dọc hay lực ngang nữa.
Hệ thống treo độc lập: từng bánh dao động độc lập, không ảnh hưởng đến
nhau.

Hình 1-2 : Hệ thống treo độc lập


1 Thùng xe
2 Bộ phận đàn hôi
3 Bộ phận giảm chấn
5 Các thanh liên kết của treo
Mỗi bánh xe được liên kết với một đòn ngang như vậy sẽ làm cho khối
lượng phần không được treo nhỏ đi như vậy mô men quán tính nhỏ đi làm xe
chuyển động êm dịu.
Hệ thống treo này không cần đòn ngang lên hạ thấp được khoảng sáng
gầm xe và nâng cao được vận tốc của xe.
Phân loại theo phần tử đàn hồi:
+ Bằng kim loại: nhíp lá, lò xo, thanh xoắn (dùng phổ biến nhất).
12

+ Loại khí.
+ Loại thuỷ lực, thuỷ khí.
+ Loại cao su: vấu giới hạn.
1.2. Các bộ phận chính của hệ thống treo
1.2.1. Bộ phận đàn hồi
Là bộ phận nối mềm giữa bánh xe và thùng xe, nhằm biến đổi tần số dao
động cho phù hợp với cơ thể con người (60 - 80 lần/ph). Bộ phận đàn hồi có thể
bố trí khác nhau trên xe nhưng nó cho phép bánh xe có thể dịch chuyển theo
phương thẳng đứng.
Bộ phận đàn hồi có thể là lò xo, nhíp lá, thanh xoắn, khí nén… Đắc trưng
cho bộ phận đàn hồi là độ cứng. Độ cứng liên quan chặt chẽ tới tần số dao động
riêng (thông số quyết định đến độ êm dịu).
Bộ phận đàn hồi thường gặp là:
Nhíp lá
Nhíp được làm từ các lá thép cong, sắp xếp lại với nhau theo thứ tự từ
ngắn đến dài. Đặc tính làm việc của nhíp là khi tải trọng tác dụng lên nhíp tăng
thì biến dạng của nhíp cũng tăng theo quy luật tuyến tính.

Hình 1-3: Nhíp lá


Đặc điểm của nhíp:
Bản thân nhíp đã có đủ độ cứng vững để giữ cho cầu xe ở đúng vị trí nên
không cần sử dụng các liên kết khác.
13

Nhíp thực hiện được chức năng tự khống chế dao động thông qua ma sát
giữa các lá nhíp.
Nhíp có đủ sức bền để chịu tải trọng nặng.
Vì có ma sát giữa các lá nhíp nên nhíp khó hấp thu các rung động nhỏ từ
mặt đường. Bởi vậy nhíp thường được sử dụng cho các xe cỡ lớn, vận chuyển tải
trọng nặng, nên cần chú trọng đến độ bền hơn.
Tác dụng của độ võng
Khi nhíp bị uốn, độ võng làm cho các lá nhíp cọ vào nhau, và ma sát xuất
hiện giữa các lá nhíp sẽ nhanh chóng làm tắt dao động của nhíp. Ma sát này được
gọi là ma sát giữa các lá nhíp. Đó là một trong những đặc tính quan trọng nhất của
nhíp. Tuy nhiên, ma sát này cũng làm giảm độ chạy êm của xe, vì nó làm cho nhíp
bị giảm tính chịu uốn. Vì vậy, nhíp thường được sử dụng cho các xe tải. Khi nhíp
nẩy lên, độ võng giữ cho các lá nhíp khít với nhau, ngăn không cho đất, cát... lọt
vào giữa các lá nhíp và gây mài mòn.
Biện pháp giảm ma sát giữa các lá nhíp
Đặt các miếng đệm chống ồn vào giữa các lá nhíp, ở phần đầu lá, để chúng
dễ trượt lên nhau. Mỗi lá nhíp cũng được làm vát hai đầu để chúng tạo ra một áp
suất thích hợp khi tiếp xúc với nhau.
b) Nhíp phụ
Các xe tải và xe chịu tải trọng thay đổi mạnh cần dùng thêm nhíp phụ.
Nhíp phụ được lắp trên nhíp chính. Với tải trọng nhỏ thì chỉ nhíp chính làm việc,
nhưng khi tải trọng vượt quá một trị số nào đó thì cả hai nhíp chính và phụ đều
làm việc.
c) Thanh xoắn
Thanh xoắn là 1 thanh bằng thép lò xo, dùng tính đàn hồi xoắn của nó để
cản lại sự xoắn. Một đầu thanh xoắn được ngàm vào khung hay 1 dầm nào đó của
xe, đầu kia gắn vào kết cấu chịu tải xoắn của hệ thống treo.
14

Hình 1-4: Bộ phận đàn hồi thanh xoắn


Thanh xoắn thường được gây tải trước (có ứng suất dư) do đó nó chỉ thích
hợp cho một chiều làm việc. Trên đầu thanh xoắn, ở bên phải có chữ “R”, bên trái
có chữ “L” nhằm tránh nhầm lẫn khi lắp ráp.
Sử dụng thanh xoắn có các đặc điểm sau:
+ Trọng lượng nhỏ.
+ Chiếm ít không gian, có thể bố trí để điều chỉnh chiều cao thân xe.
+ Đơn giản, gọn, giá thành rẻ và dễ chế tạo.
+ Thanh xoắn không có nội ma sát nên thường phải lắp kèm giảm chấn
để dập tắt nhanh dao động.
Trên xe con và xe minibus bộ phận đàn hồi là thanh xoắn được sử dụng
phổ biến chỉ sau lò xo.
d) Lò xo
Lò xo được sử dụng phổ biến trên ô tô con, bao gồm các dạng lò xo xoắn
ốc, lò xo côn, lò xo trụ.
15

Hình 1-5: Bộ phận đàn hồi lò xo


Do lò xo trụ có đường kính vòng ngoài không đổi nên biến dạng của nó sẽ
thay đổi tỷ lệ thuận với lực tác dụng.
Lò xo côn hay lò xo xoắn ốc thì khi tải nhẹ đầu lò xo sẽ bị nén lại và hấp
thụ năng lượng va đập, còn phần giữa lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ đủ cứng để
chịu tải lớn.
Lò xo có các đặc điểm chính sau:
- Ưu điểm:
+ Kết cấu rất gọn gàng nhất là khi được bố trí lồng vào giảm chấn.
+ Nếu cùng độ cứng và độ bền so với nhíp thì lò xo trụ có khối lượng nhỏ
hơn nhíp và tuổi thọ cao hơn nhíp.
- Nhược điểm:
+ Khi làm việc ở giữa các vòng lò xo không có nội ma sát như nhíp nên
thường phải bố trí thêm giảm chấn kèm theo để dập tắt nhanh dao động.
+ Do lò xo chỉ làm nhiệm vụ đàn hồi, còn nhiệm vụ dẫn hướng và giảm
chấn do các bộ phận khác đảm nhận nên với hệ thống treo dùng lò xo trụ thì có
kết cấu phức tạp hơn.
f) Phần tử đàn hồi loại khí
Được dùng nhiêu trên ô tô buýt và ô tô con hiện đại, phần tử đàn hồi sử
dụng đệm khí dựa trên nguyên tắc không khí có tính đàn hồi khi bị nén.
16

Hình 1-6: Bộ phận đàn hồi khí nén


Loại này có thể tự động thay đổi độ cứng của hệ thống treo bằng cách thay
đổi áp suất không khí bên trong phần tử đàn hồi. Giảm độ cứng của hệ thống treo
sẽ làm cho độ êm dịu chuyển động tốt hơn.
Hệ thống treo khí không có ma sát trong phần tử đàn hồi, trọng lượng nhỏ
và giảm được chấn động cũng như giảm được tiếng ồn từ bánh xe truyền lên buồng
lái và hành khách. Nhưng hệ thống này có kết cấu phức tạp hơn vì phải có bộ phận
dẫn hướng riêng và trang thiết bị cung cấp khí, bộ điều chỉnh áp suất…
1.2.2. Bộ phận giảm chấn
Bộ phận giảm chấn là bộ phận bố trí giữa bánh xe và thân xe dùng để hấp
thụ nhanh năng lượng dao động (cơ năng) của xe. Giảm chấn làm việc với hai
hành trình nén và trả. Giảm chấn có thể bố trí thẳng đứng hoặc nghiêng phụ thuộc
vào không gian trên xe.
17

Hình 1-7: Giảm chấn


Trên xe ô tô giảm chấn được sử dụng với các mục đích sau:
+ Giảm và dập tắt các va đập truyền lên khung khi bánh xe lăn trên nền
đường không bằng phẳng nhằm bảo vệ được bộ phận đàn hồi và tăng tính tiện
nghi cho người sử dụng.
+ Đảm bảo dao động của phần không treo ở mức độ nhỏ nhất, nhằm làm
tốt sự tiếp xúc của bánh xe với mặt đường.
+ Nâng cao các tính chất chuyển động của xe như khả năng tăng tốc, khả
năng an toàn khi chuyển động.
Để dập tắt các dao động của xe khi chuyển động giảm chấn sẽ biến đổi cơ
năng thành nhiệt năng nhờ ma sát giữa chất lỏng và các van tiết lưu.
Trên ô tô hiện nay chủ yếu sử dụng là giảm chấn ống thuỷ lực có tác dụng
hai chiều ở cấu trúc hai lớp.
1.2.3. Bộ phận dẫn hướng
Bộ phận dẫn hướng có nhiệm vụ truyền các lực dọc, lực ngang và các
mômen từ bánh xe lên khung hoặc thân xe. Nó có thể có những chi tiết khác nhau
18

tùy thuộc hệ thống treo phụ thuộc hay độc lập, phần tử đàn hồi là nhíp, lò xo hay
thanh xoắn.
Quan hệ của bánh xe với khung xe khi thay đổi vị trí theo phương thẳng
đứng được gọi là quan hệ động học. Khả năng truyền lực ở mỗi vị trí được gọi là
quan hệ động lực học của hệ treo.
1.2.4. Thanh ổn định ngang (thanh cân bằng)
Trên các loại xe con ngày nay thanh cân bằng hầu như đều có. Trong
trường hợp xe chạy trên nền đường không bằng phẳng hoặc quay vòng, dưới tác
dụng của lực li tâm phản lực thẳng đứng của 2 bánh xe trên một cầu thay đổi sẽ
làm cho tăng độ nghiêng thùng xe và làm giảm khả năng truyền lực dọc, lực bên
của bánh xe với mặt đường.
Thanh cân bằng có tác dụng khi xuất hiện sự chênh lệch phản lực thẳng
đứng đặt lên bánh xe nhằm san bớt tải trọng từ bên cầu chịu tải nhiều sang bên
cầu chịu tải ít hơn.

Hình 1-8: Vị trí thanh ổn định trên ô tô


Cấu tạo chung của nó có dạng chữ U, một đầu chữ U được nối với phần
không được treo, còn đâu kia được nối với thân (vỏ) xe, các đầu nối này dùng ổ
đỡ bằng cao su .
19

1.2.5. Các vấu cao su tăng cứng và hạn chế hành trình
Trên xe con các vấu cao su thường được đặt kết hợp trong vỏ của giảm
chấn. Vấu cao su vừa tăng cứng vừa hạn chế hành trình của piston nhằm hạn chế
hành trình làm việc của bánh xe.
Vấu cao su có những ưu điểm sau:
+ Có thể được làm dưới mọi hình dạng khác nhau.
+ Không có tiếng ồn khi làm việc, không phải bôi trơn.
1.3. Các hệ thống treo trên ô tô
1.3.1. Hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi nhíp lá
Hệ thống treo phần tử đàn hồi nhíp lá có thể bố trí ở cầu chủ động hoặc
cầu bị động.

Hình 1-9: Hệ thống treo phụ thuộc nhíp lá


Trong cả hai trường hợp trên nhíp lá vừa là bộ phận đàn hồi vừa là bộ phận
dẫn hướng. Với chức năng là bộ phận dẫn hướng, nhíp có thể truyền lực dọc (lực
kéo hoặc lực phanh) và lực ngang từ bánh xe qua cầu lên thân xe.
Ngoài ra, nhíp cũng có thể truyền mô men kéo và mô men phanh từ bánh
xe lên khung. Trong quá trình biến dạng, chiều dài của nhíp thay đổi nên tai nhíp
bắt lên khung hay dầm xe, một đầu cố định một đầu di động.
20

1.3.2. Hệ thống treo phụ thuộc, phần tử đàn hồi lò xo trụ
Hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi lò xo trụ cũng có thể bố trí cầu
chủ động hoặc cầu bị động. Vì lò xo trụ có khả năng chịu lực kéo theo phương
thẳng đứng nên lò xo trụ thường bố trí các phần tử dẫn hướng.

Hình 1-10: Hệ thống treo phụ thuộc phần tử lò xo trụ
1.giảm chấn 6.cơ cấu phanh
2.lò xo trụ 7.thanh ổn định
3. Rotuyn 8.đòn dọc dưới
4.dầm cầu 9.vỏ cầu
5.đòn dọc trên
Đối với hệ hống treo này, người ta thường bố trí các thanh giằng và thanh
ổn định vào bộ phận dẫn hướng.
1.3.3. Hệ thống treo độc lập hai đòn ngang
Hệ thống treo độc lập với hai đòn ngang có cấu trúc như sau:
Một đòn ngang phía trên và một đòn ngang phía dưới. Mỗi một đòn ngang
không phải là một thanh mà thường có cấu trúc khung hình tam giác hoặc hình
thang. Cấu tạo như vậy cho phép các đòn ngang làm được chức năng của bộ phận
dẫn hướng. Đầu trong của mỗi đòn ngang được liên kết bản lề với khung hoặc
dầm ô tô. Đầu còn lại được liên kết với đòn ngang đứng bởi các khớp cầu. Bánh
21

xe được cố định với đòn đứng. Nếu là bánh xe dẫn hướng thì bánh xe cùng đòn
đứng có thể quay quanh một trụ để quay bánh xe khi quay vòng.
Phần tử đàn hồi lò xo trụ bố trí kết hợp với giảm chấn thủy lực có đầu trên
liên kết với gối tựa hoặc vỏ ô tô, đầu dưới liên kết bản lề hoặc cầu với đòn treo
dưới. Một thanh ổ định hai đầu liên kết với hai giá bánh xe và được giữ trên khung
hoặc dầm bằng hai khớp bản lề. Thanh ổn định có tác dụng hạn chế biến dạng quá
mức một bên bánh xe nhằm giữ cho thân ô tô được ổn định.

Hình 1-11: Hệ thống treo hai đòn ngang


1.3.4. Hệ thống treo Macpherson phân tử đàn hồi lò xo
Nêu kích thước đòn treo của hệ thống treo độc lập hai đòn ngang có một
cái giảm về bằng 0 thì kết cấu mới được goi là hệ thống treo Macpherson.

Hình 1-12: Hệ thống treo Macpherson


22

Cấu tạo hệ thống treo Macpherson bao gồm một đòn treo dưới. Đầu trong
của đòn treo được liên kết với khung hoặc dầm ô tô, đầu ngoài liên kết với thanh
xoay đứng đồng thời là vỏ của giảm chấn thủy lực. Đầu trên của giảm chấn ống
thủy lực liên kết với gối tựa trên khung hoặc vỏ xe. Phần tử đàn hồi là lò xo được
đặt một đầu tì vào tấm chặn trên vỏ giảm chấn còn một đầu tì vào gối tựa trên
khung hoặc vỏ ô tô. Trụ bánh xe được lắp cố định với trụ xoay đứng.
1.3.5. Hệ thống treo độc lập, phân tử đàn hồi lò xo, đòn chéo
Đây là loại hệ thống treo độc lập được thiết kế với tăng độ cứng vững để
tăng khả năng chịu lực ngang đồng thời giảm thiểu sự thay đổi của góc đặt bánh
xe xảy ra do bánh xe dao động trong phương thẳng đứng. Do kết cấu đơn giản và
chiếm ít không gian nên thường được sử dụng trên hệ thống treo sau của ô tô du
lịch.

Hình 1-13: Hệ thống treo độc lập phần tử đàn hồi lò xo, đòn chéo
1 Bán trục
2 Thanh ổn định
3 Giảm chấn
4 Đòn chéo
5 Giá treo
6 Cầu chủ động
23

1.3.6. Hệ thống treo đòn dọc có thanh ngang liên kết
Hệ thống này bố trí thanh liên kết ngang là nhằm liên kết chuyển vị của
hai bánh xe, đông thời đảm nhận chức năng của thanh ổn định ngang.
Kết cấu của hệ thống này gọn, khối lượng nhỏ, dễ dàng chế tạo hàng loạt,
lắp ráp thuận lợi, do đó được chế tạo rộng rãi trên một số ô tô con cầu sau bị động,
động cơ đặt phía trước, giá thành thấp hay trung bình.

Hình 1-14: Hệ thống treo đòn dọc có


thanh liên kết ngang

1 Thùng xăng
2 Lốp dự phòng
3 Thanh ngang
24

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR VÀO


XÂY DỰNG VÀ MÔ PHỎNG LẮP GHÉP HỆ THỐNG TREO.
2.1. Giới thiệu phần mềm autodesk inventor
2.1.1. Phần mềm autodesk inventor.
Autodesk inventor là phần mềm xây dựng mô hình 3D, thiết kế, hình mẫu
và kiểm tra ý tưởng các sản phẩm. Inventor tạo ra các nguyên mẫu mô phỏng
chuẩn xác khối lượng, áp lực, độ ma sát, tải trọng,... của các đối tượng sản phẩm
trong môi trường 3D. Các công cụ mô phỏng, phân tích được tích hợp trong
inventor cho phép người dùng thiết kế từ khuôn đúc cơ bản đến nâng cao như thiết
kế chi tiết máy, trực quan hóa sản phẩm. Inventor còn được tích hợp CAD và các
công cụ giao tiếp thiết kế nhằm nâng cao năng suất làm việc của CAD và giảm
thiểu phát sinh lỗi, tiết kiệm thời gian.

Hình 2-1: Giao diện phần mềm autodesk inventor


2.1.2. Tính năng nổi bật của phần mềm Autodesk Inventor.
- Xây dựng mô hình 3D của chi tiết một cách dễ dàng
- Cho phép chuyển từ vẽ 2D sang mô hình 3D
- Mô phỏng một cách trực quan và sinh động các quá trình tháo lắp các
chi tiết từ các bản vẽ hoàn chỉnh
- Cho phép tạo nguyên mẫu kỹ thuật số, các mẫu được tạo ra từ bản vẽ
2D autocad được tích hợp và các dữ liệu 3D, hình thành nên sản phẩm
ảo.
25

- Thiết kế nhanh và chuẩn xác các sản phẩm từ chi tiết kim loại đến các
loại đường ống phức tạp
2.1.3. Các ứng dụng của phần mềm.
- Xây dựng chi tiết, mô hình 3D
- Thiết kế chi tiết kim loại tấm
- Tình toán, thiết kế chi tiết máy
- Xây dựng hệ thống đường ống từ đơn giản đến phức tạp
- Mô phỏng động và động lực học cơ cấu
- Thiết kế làm khuôn sản phẩm
- Thiết kế khung giàn
- Xây dựng mô hình thiết kế điện, điện tử
- Lập trình gia công cơ khí.
2.2. Các phần cơ bản của phần mềm
2.2.1. Giao diện ban đầu

Hình 2-2: Giao diện ban đầu

Part : xây dựng 1 chi tiết riêng lẻ


Assembly: lắp ghép các chi tiết thành 1 cụm.
Drawing: xuất bản vẽ chi tiết
Presentation: mô phỏng quá trình lắp ráp chi tiết
26

2.2.2. Các lệnh cơ bản để xây dựng bản vẽ 2D

Hình 2-3: Thanh lệnh trong phần xây dựng bản vẽ 2D
Line: xây dựng các đường thẳng
Circle: xây dựng các đường tròn
Arc: dùng để vẽ các cung tròn
Rectagle: dùng để vẽ các hình chữ nhật
Constrain: các lệnh dùng để liên kết các nét vẽ trên bản vẽ 2D
2.2.3. Các lệnh cơ bản để dựng 3D

Hình 2-4: Thanh lệnh dựng 3D


Extrude: xây dựng 1 khối
Revolve: xây dựng 1 khối 3D bằng cách cho xoay biên dạng quanh trục
Sweep: xây dựng khối bằng cách cho một biên dạng chạy theo một đường dẫn
nào đấy
Hole: lệnh này dùng để tạo các lỗ trên chi tiết
Fillet: dùng để bo góc cho 2 cạnh của chi tiết
Chamfer: dùng để vát góc cho 2 cạnh của chi tiết
Thread: dùng để tạo ren cho các chi tiết có ren như đai ốc, bu lông...
27

2.2.4. Các lệnh lắp ghép các chi tiết, cụm chi tiết thành cụm chi
tiết tổng

Hình 2-5: Thanh lệnh lắp ghép


- Place: lấy các chi tiết từ các file đã được xây dựng trong tệp tin hoặc các
chi tiết có sẵn trong thư viện ra để lắp ghép.
- Create: tạo một chi tiết mới ngay trong phần lắp ghép
- Constrain: lệnh ràng buộc các chi tiết lại với nhau thành các cụm chi tiết.
(các chi tiết lúc đưa vào phần lắp ghép hoàn toàn tự do và không có vị trí
xác định trong không gian)

Hình 2-6: Ràng buộc chi tiết lắp ghép

Ràng buộc các vị trí giữa hai đối tượng là mặt trục, cạnh, điểm một
khoảng cách không đổi.

Ràng buộc góc giữa hai đối tượng là mặt phẳng, cạnh, trục.

Tạo ràng buộc tiếp xúc giữa các mặt trụ, côn, cầu với nhau hoặc tiếp
xúc giữa chúng với mặt phẳng

Tạo ràng buộc đồng trục giữa các khối trụ, khối nón hoặc khối cầu

Tạo ràng buộc một đối tượng nằm giữa hai đối tượng.
28

- Parttern: lệnh sao chép nhanh các chi tiết theo hàng, cột hoặc theo vòng
tròn, cung tròn
- Coppy: lệnh sao chép chi tiết
- Mirror: lệnh sao chép đối xứng
2.2.5. Các lệnh cơ bản để mô phỏng lắp ghép chi tiết.

Hình 2-7: Thanh lệnh mô phỏng


- Create view: chọn cụm lắp ráp đã tạo trong môi trường assembly cần mô
phỏng quá trình lắp ráp của chi tiết
- Tweak components: kéo chi tiết ra khỏi cụm chi tiết đến vị trí mong muốn
theo phương X, Y hoặc Z.

Hình 2-8: Lệnh phân rã cụm chi tiết


- Move: kéo chi tiết ra khỏi chi tiết đến vị trí mong muốn theo phương
X,Y,Z
- Rotate: xoay chi tiết
- Precise view rotation: xoay hướng cụm chi tiết để có góc nhìn hợp lý.
- Animate: tạo hình ảnh động để mô phỏng quá trình lắp ráp các chi tiết.
29

Hình 2-9: Trước khi mô phỏng

Hình 2-10: Sau khi mô phỏng


2.2.6. Các lệnh cơ bản để xuất bản vẽ chi tiết hoặc cụm chi tiết

Hình 2-11: Lệnh xuất bản vẽ


- Base: chọn một cụm chi tiết hay chi tiết để xuất bản vẽ
- Projected: tạo các hình chiếu còn lại từ các hình chiếu cơ sở
- Auxiliary: tạo các hình chiếu phụ có hướng nhìn vuông góc với
mặt phẳng nghiêng
30

Hình 2-12: Hình chiếu chi tiết


- Section: tạo hình cắt, mặt cắt
- Detail: tạo hình trích phần nào đó trên chi tiết từ hình chiếu để
phóng to, làm rõ hình dạng và kích thước của bộ phận đó

Hình 2-13: Trích một phần trong chi tiết


2.3. Tính toán thiết kế lò xo
2.3.1. Các thông số đầu vào của lò xo giảm chấn
Trọng lượng của xe 4 chỗ 1400kg

Khoảng cách trục 2,5m

Trọng lượng lớn nhất tại 1 bánh xe 630kg

Trọng lượng nhỏ nhất tại 1 bánh xe 350kg

Tải trọng lớn nhất của hệ thống treo Fmax 6180N

Tải trọng nhỏ nhất của hệ thống treo Fmin 3434N

Bảng 2-1: Thông số đầu vào của lò xo.


31

2.3.2. Tính lò xo xoắn

Hình 2-14: Kích thước cơ bản của lò xo


Chọn vật liệu cho lò xo: Chrom Vanadium AISI 6150 có số mũ
m=0,167; ứng suất bền σb=2000 Mpa.
Chuyển vị làm việc lớn nhất của lò xo là khoảng từ 120÷300mm đối với
xe hơi 4 chỗ.
Chọn λmax=120 mm
Từ đó ta có thể tính được độ cứng của lò xo:
Ks= Fmax / λmax = 6180/120=41,2 N/mm
Suy ra chuyển vị làm việc nhỏ nhất của lò xo là:
λmin = Fmin / Ks = 3434/41,2 = 54mm
Chuyển vị làm việc của lò xo:
x = λmax – λmin =120-54=66mm
Chọn chỉ số c của lò xo c =D/d=5, hệ số kể đến độ tăng ứng suất ở bên
trong của dây lò xo khi dây bị uốn cong:
4𝑐+2 4.5+2
𝑘= = ≈1.29
4𝑐−3 4.5−3

Đường kính dây lò xo:

𝑘. 𝐹𝑚𝑎𝑥 . 𝑐
𝑑 = 1,6√
[𝜏]

Trong đó :
32

[𝜏]: ứng suất xoắn cho phép nó phụ thuộc vào vật liệu và tính chaatstair trọng
được chọn như sau
[𝜏]= 0,5. σb khi lò xo chịu tải va đập
[𝜏]= 0,8. σb khi lò xo nằm trong các van an toàn
 Với tải trọng va đập, ứng suất xoắn cho phép là
[𝜏]= 0,8. σb = 0,8.2000=1600 Mpa

𝑘. 𝐹𝑚𝑎𝑥 . 𝑐 1,29.6180.5
𝑑 = 1,6√ = 𝑑 = 1,6√ = 14.8𝑚𝑚
[𝜏] 600

 Chọn theo tiêu chuẩn d = 15mm


Chọn các thông số cơ bản ban đầu của lò xo
- Số vòng làm việc của dây lò xo, chọn n=6 vòng
- Đường kính trung bình của dây lò xo: D=c.d=5.15=75mm
- Đường kính ngoài của lò xo là : D0 = D+d = 75+15=90mm
Các thông số và kích thước khác:
Số vòng toàn bộ của dây lò xo:
n0 = n+2 = 6+2=8 vòng
Chiều cao lò xo khi các vòng xít nhau:
Hs = ( n0-0,5).d= (8-0,5).15=138mm
Bước của vòng lò xo khi chưa chịu tải:
p=d+1,1. λmax/n=8+1,1.120/10=27,04mm
Chiều cao ban đầu của lò xo:
H0 =Hs +n.(p-d)=138+10(27.04-12)=288mm
Điều kiện bền khi lò xo chịu tải cực đại:
Ta có suất xoắn cực đại của thớ bên trong lò xo là:
8. 𝑘. 𝐹𝑚𝑎𝑥 . 𝑐 8.1,29.6180.5
𝜏= = = 800 𝑀𝑃𝑎
𝜋. 𝑑 2 𝜋. 122
Vậy lò xo đủ bền.
33

Vậy sau khi tính toán ta có các thông số như sau:

Đường kính dây lò xo d 15mm

Đường kính trung bình của lò xo D 75mm

Đường kính ngoài của lò xo là: D0 90mm

Số vòng của lò xo n0 8 vòng

Chiều cao ban đầu của lò xo 288mm

Chiều cao của lò xo khi các vòng xít nhau 138mm

Bước của vòng lò xo 27,04 mm

Bảng 2-2: Các thông số thiết kế lò xo


2.3.3. Xây dựng lò xo bằng phần mềm inventor.
Đường kính dây lò xo d=15mm và D=75mm thì ta được.

Hình 2-15: Đường kính dây lò xo


Sau đó ta dùng lệnh coil để dựng lò xo.

Hình 2-16: Lệnh coil dựng lò xo


34

Trong đó
- Pitch là bước của lò xo. Ở đây chọn chế độ chiều cao và số vòng
của lò xo nên phần mềm không cho phép nhập bước lò xo.
- Height là chiều cao lò xo. Chọn chiều cao là 288
- Revolution là số vòng của lò xo. Số vòng là 8 vòng
- Taper là độ côn của lò xo. Độ côn bằng 0
Kết quả thu được:

Hình 2-17: Lò xo


2.4. Tính toán thiết kế trục
Trục pitông được thiết kế cho việc chịu tải trọng trong cả 2 trường hợp là
kéo khi nảy lên và nén khi bị lực tác động xuống.
Để dễ dàng tính ta xem đây là thanh phẳng kéo nén đúng tâm thuần tý,
chịu lực như nhau.
Chọn vật liệu làm trục là thép ID 4340, với bề mặt được mà Crom tạo độ
cứng bề mặt chống trầy xước và tạo bộ bóng cần thiết
Với dr < 100 mm ta có thông số vật liệu như sau:
σch=280 Mpa.
Chọn đường kính trục là 12mm
Ứng suất cho phép là:
[σz] =σch /2 =140 Mpa
Ứng suất kéo lớn nhất là:
|𝑁𝑧 |
σz = =6180/113.09=54,6 Mpa < [σz]
𝐴𝑟
35

Trục đủ bền

Hình 2-18: Trục


2.5. Vỏ ống ngoài giảm chấn.

Hình 2-19: Bản vẽ phác thảo giảm chấn

Hình 2-20: Giảm chấn


36

2.6. Áp dụng vào xây dựng một vài chi tiết khác của hệ thống treo

Hình 2-21: Ụ tăng cứng

Hình 2-22: Chắn bụi

Hình 2-23: Tai bèo

Hình 2-24: Phuộc giảm chấn


37

Lắp ghép được nhiều chi tiết thành một cụm phức tạp, tạo ra được các hình
ảnh, bản vẽ và video mô tả phân rã và cách lắp ghép một cụm chi tiết.

Hình 2-25: Lắp ghép cụm chi tiết

Hình 2-26: Phân rã cụm chi tiết


2.7. Kết quả thu được khi áp dụng phần mềm vào xây dựng cụm chi tiết
- Dễ dàng tạo một chi tiết, một cụm chi tiết bất kì
- Tăng kĩ năng sử dụng bản vẽ khi từ một bản vẽ 2D chuyển thành
các sản phẩm 3D
- Xuất được 1 bản vẽ chi tiết từ 1 sản phẩm 3D, rất thuận tiện cho
sinh viên áp dụng vào làm đồ án tốt nghiệp.
- Lắp ráp được một cụm chi tiết giống như thực tế
- Có thể sử dụng các bản vẽ lắp ghép vào giáo trình để thuận tiện cho
việc giảng dạy.
- Có thể hình dung được nguyên lý hoạt động của chi tiết, cụm chi
tiết nhờ vào các video mô phỏng bằng phần mềm.
38

CHƯƠNG 3: CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KIỂM TRA,


BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO.
3.1. Các dạng hư hỏng thường gặp của hệ thống treo
3.1.1. Bộ phận dẫn hướng
+ Mòn các khớp trụ, khớp cầu. Khắc phục bằng cách thay mới.
+ Biến dạng khâu đòn giằng, bệ đỡ, bệ xoay, dầm cầu, nhíp lá, quang treo.
Khắc phục bằng cách nắn lại cho đúng hình dạng ban đầu. Nếu biến dạng quá lớn
ta có thể thay mới.
+ Sai lệch các thông số cấu trúc, các chỗ điều chỉnh, vấu giảm cho, vấu
tăng cứng, phải tiến hành điều chỉnh lại cho đúng vị trí các chi tiết.
* Các hư hỏng này làm cho bánh xe mất đi hệ động học, động lực học, gây
ra mài mòn lốp nhanh, mất khả năng ổn định chuyển động, mất tính dẫn hướng
của xe… tùy theo mức độ hư hỏng mà biểu hiện của nó rõ nét hay mờ.
3.1.2. Bộ phân đàn hồi
* Bộ phận đàn hồi quyết định tần số dao động riêng của ô tô, do vậy khi
hư hỏng sẽ ảnh hưởng nhiều tới các chỉ tiêu chất lượng.
* Bộ phân đàn hồi là bộ phận dễ hư hỏng do điều kiện sử dụng như:
+ Giảm độ cứng, hậu quả của nó làm giảm chiều cao của thân xe, tăng khả
năng va đập cứng khi phanh hay tăng tốc, gây ồn, đồng thời dẫn tới tăng tốc dao
động thân xe, làm giảm độ êm dịu khi xe đi trên đường xấu.
+ Bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng, hậu quả của việc bó
cứng nhíp làm ô tô chuyển động trên đường xấu bị rung xóc mạnh, mất tuổi thọ
của giảm chấn trên cầu xe sẽ thấp.
+ Gãy bộ phận đàn hồi do quá tải khi làm việc, hay do mòn của vật liệu.
Khi gãy một số nhíp trung gian sẽ dẫn đến giảm độ cứng. Khi bị gãy các lá nhíp
chính thì bộ nhíp sẽ vai trò của bộ phận dẫn hướng. Nếu là lò xo xoắn ốc hay
thanh xoắn bị gãy, sẽ dẫn tới mất tác dụng bộ phận đàn hồi.
39

+ Vỡ ụ tăng cứng của hệ thống treo làm mềm bộ phận đàn hồi, tăng tải
trọng tác dụng lên bộ phận đàn hồi. Vỡ ụ tỳ hạn chế hành trình sẽ làm tăng tải
trọng tác dụng lên bộ phận đàn hồi. Cả hai trường hợp này đều gây nên va đập,
tăng ồn trong hệ thống treo do đó phải thay mới chúng. Các tiếng ồn trong hệ
thống treo sẽ làm cho toàn bộ thân xe hay vỏ xe phát ra tiếng ồn, làm xấu môi
trường hoạt động của ôtô.
+ Rơ lỏng các chi tiết như: quang nhíp, đai kẹp, giá đỡ lò xo,… đều gây
nên tiếng ồn, xô lệch cầu xe, ôtô khó điều khiển, gây nặng tay lái, tăng độ ồn khi
xe hoạt động, dễ gây tai nạn giao thông. Vì vậy phải kiểm tra định kỳ các mối liên
kết và xiết chặt lại trước khi đưa xe vào hoạt động.
3.1.3. Bộ phận giảm chấn
Bộ phận giảm chấn cần thiết phải làm việc với lực cản hợp lý nhằm dập
tắt nhanh chóng dao động thân xe. Hư hỏng của giảm chấn dẫn tới thay đổi lực
này. Tức là giảm khả năng dập tắt dao động của thân xe, đặc biệt sẽ giảm sự bám
dính trên nền đường.
Các hư hỏng thường gặp:
+ Mòn bộ đôi xy lanh, piston, piston xy lanh đóng vai trò dẫn hướng và
cùng với phớt làm nhiệm vụ bao kín các khoang dầu. Trong quá trình làm việc
của giảm chấn piston và xy lanh dịch chuyển tương đối, gây mòn nhiều trên piston,
làm xấu khả năng dẫn hướng và bao kín. Khi đó, sự thay đổi thể tích các khoang
dầu, ngoài việc dầu lưu thông qua lỗ tiết lưu, còn chảy qua giữa khe hở piston và
xi lanh, gây giảm lực cản trong cả 2 hành trình nén và trả về, mất dần tác dụng
dập tắt nhanh dao động.
+ Hở phớt bao kín chảy dầu của giảm chấn. Hư hỏng này xảy ra đối với
giảm chấn ống, đặc biệt trên giảm chấn ống 1 lớp vỏ. Do điều kiện bôi trơn của
phớt bao kín cả cần piston, nên sự mài mòn là không thể tránh được sau thời gian
dài sử dụng. Sự thiếu dầu giảm chấn 2 lớp vỏ dẫn tới lọt không khí vào buồn bù
giảm tính ổn định làm việc. Ở giảm chấn một lớp vỏ, sự hở phớt bao kín dẫn tới
đẩy hết dầu ra ngoài và giảm nhanh áp suất. Ngoài ra sự hở phớt còn kéo theo bụi
40

bẩn bên ngoài vào trong và tăng nhanh tốc độ mài mòn do đó phải thay mới phớt
bao kín.
+ Dầu biến chất sau 1 thời gian sử dụng. Thông thường dầu trong giảm
chấn được pha thêm phụ gia để tăng tuổi thọ khi làm việc ở nhiệt độ và áp suất
thay đổi. Giữ được độ nhớt trong thời gian dài. Khi có nước hay hay tạp chất hóa
học lẫn dễ làm dầu biến chất. Các tính chất cơ lý thay đổi làm cho tác dụng của
giảm chấn mất đi, hoặc bó kẹt giảm chấn.
+ Kẹt van giảm chấn do thiếu dầu hay bị bẩn, phớt bao kín bị hở. Các biểu
hiện của hư hỏng này phụ thuộc vào trạng thái kết cấu van ở hành trình trả hay
van làm việc ở hành trình nén, van giảm tải.
+ Thiếu dầu, hết dầu xuất phát từ việc phớt bao kín bị hư hỏng. Khi thiếu
dầu hay hết dầu giảm chấn vẫn có khả năng dịch chuyển thì nhiệt phát sinh trên
vỏ rất lớn, tuy nhiên khi có độ cứng của giảm chấn thay đổi, làm xấu chức năng
của nó. Có nhiều trường hợp hết dầu có thể gây kẹt giảm chấn, cong trục.
+ Đôi khi do quá tải trong làm việc, cần piston giảm chấn bị cong, gây kẹt
hoàn toàn giảm chấn.
+ Nát cao su các chỗ liên kết có thể phát hiện thông qua quan sát các đầu
liên kết. Khi bị nát vỡ, ôtô chạy trên đường xấu gây nên va chạm mạnh kèm theo
tiếng ồn.
Các hư hỏng của giảm chấn kể trên có thể phát hiện thông qua cảm nhận
về độ êm dịu chuyển động, nhiệt độ vỏ ngoài giảm chấn, sự chảy dầu hay do trên
bệ kiểm tra hệ thống treo. Khi có sự cố xảy ra, ta tiến hành tháo rời các chi tiết và
rửa sạch, kiểm tra độ cong vênh, độ mài mòn, độ bóng của các chi tiết để quyết
định tiếp tục sử dụng hay thay mới, sau đó ráp lại và đổ dầu giảm chấn mới vào.
3.1.4. Hư hỏng đối với bánh xe
Bánh xe có thể được coi là một phần trong hệ thống treo, các hư hỏng đối
với bánh xe là: áp suất lốp không đúng quy định, khi lốp quá mềm sẽ làm tăng
sức cản chuyển động và mau mòn lốp, còn khi lốp quá cứng sẽ gây ra hiện trượt
41

bánh xe khi chịu tác dụng của lực dọc hoặc lực ngang lớn do diện tích tiếp xúc
giữa bánh xe và mặt đường giảm gây mất tính ổn định của ôtô... Khi áp xuất lốp
không đúng quy định ta tiến hành điều chỉnh bằng cách xả bớt hoặc bơm không
khí, khi lốp bị mòn ta tiến hành thay mới.
3.1.5. Hư hỏng đối với thanh ổn định
Hư hỏng của thanh ổn định chủ yếu là: nát các gối tựa cao su, giảm độ
cứng, hư hỏng các đòn liên kết… Để khắc phục ta phải thay mới các chi tiết khi
xảy ra hư hỏng.
3.2. Cách kiểm tra hệ thống treo
3.2.1. Lốp và bánh xe
+ Kiểm tra độ rơ ổ bi các bánh xe: kiểm tra khe hở các ổ bi theo phương
dọc trục.
+ Kiểm tra bắt chặt hệ thống treo trước.
+ Kiểm tra bắt chặt các thanh dẫn động lái.
+ Kiểm tra bắt chặt các khớp cầu.
+ Kiểm tra sự làm việc của giảm chấn: kiểm tra chảy dầu của giảm chấn,
độ mòn bạc.
+ Kiểm tra cam quay: dùng dung dịch màu, kiểm tra các vết nứt.
+ Đảo vị trí các lốp.
3.2.2. Góc đặt bánh xe
* Độ chụm bánh xe
- Kiểm tra: giới hạn 2.5±2 mm.
- Nếu không như tiêu chuẩn, điều chỉnh đầu thanh răng.
- Điều chỉnh
+ Tháo các vòng kẹp cao su chắn bụi.
+ Nơi lỏng các đai ốc khổ đầu thanh nối.
+ Xoay các đầu thanh răng phải và trái một lượng như nhau để điều chỉnh.
42

+ Chiều dài các đầu phải và trái của thanh răng là như nhau.
+ Độ chênh lệch của chiều dài đầu thanh răng: 1.0 mm hay nhỏ hơn.
+ Xiết các đai ốc khố đầu thanh nối, lắp cao su chắn bụi.
* Kiểm tra góc bánh xe
+ Tháp lắp các bu lông hãm cam quay và kiểm tra.
+ Góc bánh xe: lớn nhất.
+ Nếu các góc bánh xe khác tiêu chuẩn, điều chỉnh bằng các bu lông hãm
cam quay.
+ Nếu góc bánh xe không thể điều chỉnh đến giá trị lớn nhất, thì kiểm tra
và thay thế các chi tiết hệ thống lái mòn và hỏng.
Lưu ý: khi đánh hết vô lăng không chạm vào thân xe hoặc các ống mềm.
3.2.3. Giảm chấn
- Tháo bánh trước.
- Tháo giảm chấn.
+ Tháo 2 bu lông và tháo phía dưới của giảm chấn ra khỏi đòn treo dưới.
+ Trong khi giữ đai ốc bên dưới, tháo đai ốc bên trên.
+ Tháo đai ốc dưới, đệm chắn giảm.
3.3. Nguyên nhân và cách khắc phục
3.3.1. Bánh lái bị lắc hoặc kéo lệch sang 1 bên
Stt Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục

1 Lốp Mòn thiếu áp suất Điều chỉnh

2 Góc đặt bánh xe Chỉnh không đúng Điều chỉnh

3 Các thanh nối hệ thống Lỏng hay mòn Điều chỉnh
lái
43

4 Vòng bi moay ơ Mòn Thay thế

5 Cơ cấu lái Chỉnh sai, lỏng Điều chỉnh

6 Chi tiết hệ thống treo Mòn Thay thế

Bảng 3-1: Nguyên nhân bánh lái bị lắc hoặc kéo lệch sang một bên.
3.3.2. Thân xe bị chúi xuống
Stt Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục

1 Tải trọng Quá tải Điều chỉnh

2 Lò xo Yếu Thay thế

3 Giảm chấn Mòn Thay thế

Bảng 3-2: Kiểm tra nguyên nhân và cách khắc phục thân xe bị chúi
xuống
3.3.3. Rung bánh xe trước
Stt Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục

1 Lốp Mòn, thiếu áp suất Điều chỉnh

2 Bánh xe Không cân bằng Thay thế

3 Giảm chấn Mòn Thay thế

4 Góc đặt bánh xe Không đúng Điều chỉnh


44

5 Khớp cầu Mòn Thay thế

6 Vòng bi bánh xe Mòn Thay thế

7 Các dẫn động lái Lỏng hoặc mòn Chỉnh, thay

8 Cơ cấu lái Chỉnh sai, lỏng Điều chỉnh

Bảng 3-3: Kiểm tra nguyên nhân và cách khắc phục rung bánh xe trước
3.3.4. Lốp xe mòn không bình thường
Stt Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục

1 Lốp Mòn, thiếu áp Điều chỉnh


suất

2 Góc đặt bánh xe Không đúng Điều chỉnh

3 Giảm chấn Mòn Thay thế

4 Chi tiết hệ thống treo Mòn Thay thế

Bảng 3-4: Kiểm tra nguyên nhân và cách khắc phục lốp xe mòn không
bình thường.
3.3.5. Nguyên nhân hư hỏng của lò xo, giảm chấn
Stt Các hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc
phục

1 Nứt lò xo Xe làm việc quá Thay lò xo mới


tải, chạy tốc độ
cao
45

2 Độ võng của lò xo hay Làm việc quá tải Thay lò xo mới


lớn lâu hoặc chạy
nhiều trên đường
xấu

3 Mòn bộ đôi xylanh Làm việc thời Thay giảm


piston gian dài, chất chấn mới
lượng dầu bôi trơn
giảm

4 Dầu giảm chấn biến chất Do lẫn tạp chất, Thay dầu mới,
làm việc nhiều thay giảm chấn

5 Cần piston bị cong Do làm việc quá Thay giảm


tải chấn mới

7 Nát các gối tựa cao su Làm việc trong Thay gối tựa
thanh ổn định thời gian dài hoặc mới
trong điều kiện
xấu

8 Rơ lỏng các liên kết Làm việc trong Siết các bu lông
(quang nhíp, đai kép) thời gian dài hoặc
trong điều kiện
xấu

Bảng 3-5: Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục của lò xo, giảm
chấn
3.4. Kiểm tra và sửa chữa một số bộ phận
3.4.1. Giảm chấn.
a, Quy trình tháo.

Stt Nội dung Hình vẽ


46

1 Trước khi tháo vệ sinh thật cẩn thận vỏ


ngoài của giảm xóc

2 Cặp giảm xóc bằng eeto. Sau đó dùng


dụng cụ ép lò xo đặc biêt, ép vào lò xo trụ

3 Gắn cờ lê đặc biết vào tấm để lò xo không


để nó xoay ngược trở lại, sau đó mới nới
lỏng đai ốc nối nắp giảm xóc để tháo nắp
giảm xóc

4 Tháo tấm đế lò xo, ụ cao su chắn bụi và


lò xo trụ

5 Giữ chặt giảm xóc thẳng đứng và sử dụng


cờ lê đặc biệt tháo nắp bịt giảm xóc, ấn
cần piston xuống vị trí thấp nhất cửa nó
trong khi đang thực hiện công việc

6 Tháo vòng hãm ra, kéo chầm chậm cần


piston và vòng dẫn hướng ra khỏi piston

7 Trừ những chi tiết không phải là kim loại,


rửa tất cả các chi tiết bàng xăng không chì
và xì khô bằng khí nén. Với những chi tiết
không phải là kim loại, làm lạnh bằng khí
nén và kiểm tra các chi tiết đã tháo. Thay
thế bất kì chi tiết hỏng hóc nào trong quá
trình kiểm tra.
47

Đổ dầu ra

Bảng 3-6: quy trình tháo giảm chấn


Chú ý:
Có một ổ bi được đặt trong cụm giảm xóc, thay thế cả cụm ổ bi, bất cứ
hỏng chỗ nào
Những chi tiết sau là có sẵn để thay thế và nếu bất kì chi tiết nào ngoài ra
chúng có hỏng hóc, thì phải thay toàn bộ giảm xóc:
+ Cụm giảm xóc
+ Nắp bịt.
+ Vòng hãm
Tháo các đai kẹp nhíp, các chốt bu lông trung tâm sau đó nhấc từng lá nhíp
ra
b, Kiểm tra

Stt Kiểm tra Dụng cụ Sửa chữa

1 Chảy dầu Quan sát Nếu thấy chảy dầu theo thanh
đẩy thì thanh phớt chắn dầu

2 Hệ số cản Có thể kiểm tra Thay dầu hoặc thay piston
bằng tay hoặc trên
bệ thử. Nếu trục
của giảm chấn di
chuyển đến cuối
hành trình mà hệ
số không đổi thì
giảm chấn vẫn còn
tốt
48

3 Độ cong của cần Đồng hồ so Cong quá phải thay mới


piston.
Cho phép 0,2mm

4 Piston, xilanh có Quan sát Nếu bị cào xước quá nhiều thì
bị cào xước không thay mới

5 Dầu xi lanh Quan sát Nếu có cặn bẩn thì thay dầu
mới
Nếu thiếu dầu thì đổ thêm dầu
mới

Bảng 3-7: Kiểm tra giảm chấn


C, Quy trình lắp.
Lắp lại giảm chấn theo trình tự sau:
1.Bôi dầu lên thành xi lanh, giảm xóc và bề mặt piston. Phải thận tránh
bụi bẩn dính và phần này.
2. Cẩn thận đứa piston vào xilanh. Dùng ngoàm tay ép cuppen để nó vào
xilanh. Cẩn thân tránh làm hỏng cuppen.
3. Lắp cụm piston-xilanh với giảm xóc
4. Nạp dầu sạch vào trong giảm xóc: 300cc
(* Chú ý: Phải loại bỏ hết không khí trong xilanh trong khi nạp dầu. từ từ ấn nhẹ
piston cho đến khi toàn bộ dầu quy định được nạp.)
5. Với mép vòng dẫn hướng đỉnh, lồng vào cần piston cho đến khi nào
vòng dẫn hướng chạm vào đầu xi lanh ở thời điểm lắp ráp.
6. Đặt vòng hãm thường xuyên phải thay khi giảm xóc bị tháo dời.
7. Bọc lên đầu cần piston bằng dụng cụ bịt nắp dầu giảm chấn đặc biệt, ấn
nhanh phớt sau khi đã nạp đủ lượng dầu quy định để bịt kín dùng clê đặc biệt siết
chặt nắp cho đến khi cạnh bu lông chạm tới đầu ngoài xi lanh giảm xóc.
* Đặt, lò xo trụ lên giảm chấn:
49

1, Đặt dụng cụ ép lò xo đặc biệt lên lò xo bằng chốt hãm của nó lên vòng
thứ nhất một cái trên và một cái dưới nén hết cỡ và đặt lò xo trên giảm xóc.

Hình 3-1: Dụng cụ ép lò xo


2, Kéo thằng cần piston giảm xóc ra hết cỡ, sau đó lồng ụ cao su vào
3, Với tấm đế lò xo ăn sâu vào rãnh phía của cần piston và cũng như vậy
trong lỗ hình chữ D của tấm đế lò xo đó, đặt nắp trên giảm chấn sau đó đặt trên
đai ốc tự hãm. Trong trường hợp này, phải làm sao cho phần chắn bụi được khít
với hình dáng của tấm lò xo
Giữ chắc chắn tấm đế lò xo, sau đó siết chặt bu lông, theo mô men tiêu
chuẩn.

Hình 3-2: Siết bu lông giảm chấn


50

3.4.2. Đòn dưới và cam quay.

Hình 3-3: Cấu tạo đòn dưới và cam quay


a, Quy trình tháo.
1, Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tháo khớp cầu cam quay và đòn dưới.

Hình 3-4: Tháo khớp cầu cam quay và đòn dưới


2. Dùng tuốc nơ vít cậy đều xung quanh phanh hãm và tháo nắp chắn bụi
của khớp cầu
51

3. Sử dụng kìm mở phanh để tháo phanh hãm


4. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tháo khớp cầu, ấn mạnh khớp cầu tụt
khỏi đòn dưới

Hình 3-5: Dụng cụ tháo khớp cầu


b, Kiểm tra sửa chữa
- Kiểm tra bọc cao su bị vỡ mòn hỏng, thay bạc cao su nếu hỏng.
- Kiểm tra độ biến dạng cà rạn nứt của cam quay. Thay nếu cam quay
hỏng.
- Kiếm tra độ biến dạng và rạn nứt của đòn dưới. Thay nếu hỏng
- Kiểm tra ren khớp cầu. Thay nếu hỏng
- Đo mo men bắt đầu làm khớp dịch chuyển. Nếu mô men nhỏ hơn giá
trị tiêu chuẩn thì phải thay khớp cầu.
- Khi dùng lại khớp cầu phải được tra mỡ.
Chú ý: khớp cầu không có vú mỡ do đó cần phải thay chốt có vú mỡ khi
tra mỡ cho khớp cầu.
52

Hình 3-6: Kiểm tra mỡ cho khớp cầu.


c, Quy trình lắp.
1. Sử dụng dụng cụ chuyên tháo lắp khớp cầu ấn thằng không được
nghiêng để khớp cầu nằm trong lỗ của đòn dưới.

Hình 3-7: Lắp khớp cầu


2. Khi lắp khớp cầu, dầu ở trên khớp cầu và đòn dưới phải thằng hàng.
3. Một tay cầm phanh hãm, dùng kìm mở phanh lắp phanh hãm và trên
giá khớp cầu.
Chú ý: trong trường hợp này không mở phanh hãm quá rộng
4. Sau đó lắp phanh hãm vào rãnh trên khớp cầu, gõ nhẹ lên phanh hãm
thông qua dụng cụ chuyên dùng để lắp khớp cầu.
5. Sau khi tháo phanh hãm, kiểm tra độ chặt của phanh hãm nếu lỏng phải
thay phanh hãm.
6. Để keo bịt kín vào trong nắp chắn bụi bằng kim loại sau đó ấp nắp chắn
bụi đó vào bề mặt của phanh hãm bằng búa nhựa thông qua dụng cụ
chuyên để lắp khớp cầu
53

Hình 3-8: Kiểm tra keo nắp chắn bụi


3.4.3. Thanh giằng và thanh ổn định.

Hình 3-9: Thanh giằng và thanh ổn định.

1 Thanh cân bằng 6 Tấm đỡ lò xo 11 Bạc lót của thanh giằng

2 Giá đỡ 7 ụ cao su 12 Thanh giằng

3 Bạc lót của thanh cân bằng 8 Vỏ chắn bụi 13 Đòn dưới.

4 Thanh ngang phía trước 9 Lò xo trụ 14 Khớp cầu đòn dưới

5 Tấm cách 10 Giảm xóc 15Trục đòn dưới

a, Quy trình tháo


B1, Tháo thanh ổn định và thanh giằng đòn dưới.
B2, Tháo giá bắt thanh giằng khỏi khung xe
54

B3, Tháo thanh ổn định khỏi giá bắt thanh giằng

Hình 3-10: Tháo thanh ổn định

b, Kiểm tra sửa chữa


- Kiểm tra độ cong của thanh giằng, giá trị chuẩn 3mm. nếu cong ít có
thể nắn lại, hoặc thay mới .
- Để thanh cân bằng lên sàn và kiểm tra độ biến dạng nếu không đúng
thì điều chỉnh lại.
- Kiểm tra mối ren thanh giằng, mối nối thanh giằng đòn ngang bị nứt,
cong thay thế nếu hỏng
- Kiểm tra sự nứt hỏng và biến dạng gối đỡ thanh giằng nếu hỏng thì
thay thế
c, Quy trình tháo lắp.
B1, Khi lắp thanh giàng với giá đỡ thanh giằng, điều chỉnh khoảng cách
“A” khoảng cách từ đầu phía trước của thanh giằng tới đầu cuối của ê cu hãm với
một giá trị .

Hình 3-11: Điều chỉnh khoảng cách thanh giằng đến ê cu hãm
55

B2, Gối đỡ cao su phía trước và sau của thanh giằng khác nhau về hình
dạng. gối phía trước có hình dạng như sau:

Hình 3-12: Gối đỡ trước và sau thanh giằng


B3, Khi bắt bu lông ở cuối thanh ổn định, siết chặt ê cu sao cho kích thước
chuẩn có thể được điều chỉnh giữa ê cu và đầu cuối của bulong.
B4, Siết chặt các ê cu và bulong theo tiêu chuẩn.
3.5. Kết luận
Qua nội dung chương 3 ta có thể biết một số hư hỏng thường gặp ở hệ
thống treo, cách tháo lắp và kiểm tra các chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống treo.
Việc thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng các chi tiết này có thể giúp chúng ta trong
quá trình vận hành xe được ổn định hơn tránh được những hư hỏng đáng tiếc.
56

KẾT LUẬN CHUNG

Sau thời gian làm Đồ án với đề tài “Tính toán, mô phỏng hệ thống treo trên xe
ô tô bằng phần mềm thông dụng” em đã cơ bản hoàn thành với sự giúp đỡ của
thầy TS. Nguyễn Mạnh Dũng. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện
đồ án, kiến thức thực tế cũng như kiến thức căn bản của em được nâng cao hơn.
Em đã hiểu được sâu sắc hơn về hệ thống treo. Biết được các kết cấu mới và
nguyên lý hoạt động của từng bộ phận có trong hệ treo. Nâng cao các kiến thức
về xây dựng bản vẽ, đọc hiểu bản vẽ cơ khí. Áp dụng được các phần mềm xây
dựng các chi tiết 3D vào phục vụ cho học tập. Em cũng đã biết thêm về các hư
hỏng thường găp,các khắc phục và bảo dưỡng hệ thống treo. Tuy nhiên, kiến thức
chuyên sâu có hạn, tài liệu tham khảo hạn chế nên đồ án của em vaanxconf nhiều
thiếu sót. Do vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy để đồ án
của em hoàn thiện và tốt hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Mạnh Dũng và các thầy cô
trong khoa Công Nghệ Ô Tô Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ
em rất nhiều trong các môn học chuyên ngành giúp em có kiến thức để hoàn thành
đồ án tốt nghiệp của mình.
57

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Lê Văn Anh, Nguyễn Huy Chiến, Phạm Việt Thành (2014), “Giáo trình
kĩ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô”, Khoa công nghệ ô tô, Trường đại học Công
nghiệp Hà Nội.
[2] “ Chuyên ngành kỹ thuật ô tô và xe máy hiện đại”.
[3] Nguyễn Khắc Trai, “ Kết cấu ô tô”, Nhà xuất bản Bách Khoa-Hà Nội.
[4] Ứng dụng phần mềm autodesk inventor
https://advancecad.edu.vn/cac-ung-dung-cua-phan-mem-inventor/

You might also like