You are on page 1of 62

Trường cao đẳng y tế vàBỘthiết

Y TẾ bị Việt Đức
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ VÀ THIẾT BỊ VIỆT ĐỨC

BÁO CÁO THỰC


BÁO CÁOTẬP
TỐTTỐT NGHIỆP
NGHIỆP
Tên đề tài:…..

Đề tài: TÌM HIỂU VỀ MÁY THEO DÕI BỆNH NHÂN


MONITOR OMNI II

Sinh viên thực tập: Trân Hữu Thạch Anh

Lớp: Hình Ảnh Khóa: 45

Cơ sở thực tập: Bệnh Viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Thảo


Giáo
Chuyên ngành đào viên hướng
tạo: Kĩ dẫn Ảnh
Thuật Hình : Y Học
Sinh viên thực hiện:
Lớp :
Khoá :

Hà Nội, Năm 2022

Hà Nội, Ngày 25 tháng 09 năm 2022


BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ VÀ THIẾT BỊ VIỆT ĐỨC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Tên đề tài:…..

Sinh viên thực tập: Trân Hữu Thạch Anh

Lớp:Hình Ảnh Khóa:45

Cơ sở thực tập: Bệnh Viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Thảo

Chuyên ngành đào tạo: Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Học

Hà Nội, Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN CỦA SINH VIÊN

Tôi xin cam đoan báo cáo thực tập tốt nghiệp “Tên đề tài ” là kết quả của quá trình tự nghiên
cứu của bản thân, không sao chép thành quả của bất kỳ báo cáo tốt nghiệp nào trước đó. Báo cáo tốt
nghiệp có tham khảo các tài liệu, thông tin theo danh mục tài liệu tham khảo dưới đây.

….., ngày     tháng     năm 20…

                   Sinh viên thực tập

MỞ ĐẦU

Máy theo dõi bệnh nhân là thiết bị theo dõi tổng hợp, đồng thời thu thập được nhiều
tham số sự sống của cơ thể con người. Máy cho phép ghi lại trạng thái của bệnh nhân một
cách liên tục và tự động phân tích kết quả đo, từ đó đưa ra được những cảnh báo kịp thời
cho bác sỹ. Máy theo dõi bệnh nhân là một thiết bị dễ dàng sử dụngvì có giao diện hết sức
thân thiện thông qua tính năng màn hình tiếp xúc và các phím chức năng đơn giản, máy
thường được sử dụng chủ yếu triong các khoa hồi sức cấp cứu, trong phòng mổ.

Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp Máy theo dõi bệnh nhân OMNI II đưa ra cấu tạo, vạn
hành chung và các đặc điểm cơ bản của máy theo dõi bệnh nhân. Đồng thời đưa ra các
khái niệm cơ bản thiết thực nhất để giúp cho người trực tiếp sử dụng thiết bị có kiến thức
để vận hành và bảo quản, khai thác tối đa tính năng, tác dụng của máyvà xử lý một số lỗi
thường gặp nhằm nâng cao thời gian sử dụng của thiết bị.

Nội dung bài báo cáo thực gồm 4 phần chính: trong chương 1 là phần giới thiệu về cơ
sở thực tập; chương 2 là phần giới thiệu tổng quan về hệ thống theo dõi bệnh nhân;
chương 3 giới thiệu về máy theo dõi bệnh nhân OMNI II và chương 4 là cách sử dụng
cũng như các lỗi thường gặp khi vận hành Monitor OMNI II.

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, cô
các anh chị và các bạn cùng khóa. Em xin tiếp thu những đóng góp ý kiến quý báu đó để
bài báo cáo thực tập của em ngày càng được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập tại bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển Uông Bí. Được sự dẫn
dắt, chỉ bảo tận tình của các chú, các anh trong bệnh viện cùng các thầy cô hướng dẫn
thực tập đã giúp đỡ em nắm chắc kiến thức cho bản thân. Tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực tập thoải mái, đồng thời giải đáp kịp thời những thắc mắc trong quá trình thực tập.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô của trường Cao đẳng Kỹ thuật
trang thiết bị y tế, các cán bộ y tế của bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển Uông Bí đã động
viên giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót.
Kính mong các thầy giáo, cô giáo đóng góp ý kiến cho em.

Em xin chân thành cảm ơn!

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT


BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN
NAM
PHÒNG VẬT TƯ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………..., ngày ….. tháng ….. năm …..

PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


I. THÔNG TIN SINH VIÊN
Họ và tên sinh viên: ..........................................................................................................
Mã số sinh viên: ....................................... Lớp: ...............................................................
Nghề: ....................................................... Khoa: .............................................................
II. THÔNG TIN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Họ và tên Cán bộ hướng dẫn: ............................................................................................
Chức vụ:.................................................... Phòng: ...........................................................
Email: ....................................................... Điện thoại: .....................................................
III. NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP
1 - Về kiến thức (Đánh giá về khả năng tiếp thu và khối lượng kiến thức tiếp thu được
theo nội dung chương trình thực tập)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2 - Về kỹ năng (Đánh giá về các kỹ năng đã tích lũy được trong quá trình thực tập theo
nội dung chương trình thực tập)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3 - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm (Nhận xét về sự chuyên cần, nghiêm túc, chuyên
nghiệp, trách nhiệm và ý thức kỷ luật trong công việc đối với chương trình thực tập
và làm việc)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ HƯỚNG DẪN THỰC
(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và TẬP
đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên)
Mục lục
NHẬT KÝ THỰC TẬP

Trong thời gian thực tập tại Phòng Vật Tư Thiết Bị Y Tế trong bệnh viện Việt Nam
Thụy Điển từ ngày 19/09/2022 đến ngày 04/11/2022 bản thân em được thực tập những
công việc như sau:

STT Thời Địa Công việc


gian điểm

4
5

KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

TBYT: Thiết Bị Y Tế

BMS : Bedside Monitor System SPO2

ECG: Electrocardiogram TEMP: Temperature

HR: Heart Rate – Nhịp Tim

ECG: Electrocardiogram – điện tâm đồ

RESP: Respiration – hô hấp

SpO2: Saturation of Peripheral Oxygen - Nồng độ Oxi trong máu

BP: Blood Pressure – huyết áp

TEMP: Temperature – nhiệt độ

NIBP: Non-Invasive Blood Pressure – huyết áp gián tiếp

EtCO2: (End tidal carbon dioxide) End-tidal CO2

INSP CO2: (Inspired minimum CO2) Lượng CO2 tối thiểu hít vào

AWRR: (Air-way respiration rate) tỷ lệ hô hấp

BARO: (Barometric Pressure) áp suất khí quyển

SYS: Huyết áp tâm thu

DIA : Huyết áp DIASTAZA

PULSE: Nhịp đập (mạch)

C.O : Cung lượng tim.


ASY ---- (Asystole) suy tim

FIB ---- (Fibrillation) Rung nhĩ

VTA ---- (Ventricular tachycardia) nhịp nhanh thấ

ROT ---- R ON T

RUN ---- (Ventricular Run) thất loạn

TPT ---- (Ventricular Triplet) thất ba

CPT ---- (Ventricular Couplet) thất cặp đôi

VPB ---- (Ventricular prematare beat) thất đập sớ

BGM ---- (Bigeminy) mạch nhịp đôi

TGM ---- (Trigeminy) mạch dội ba

TAC ---- (Tachycardia) Tim nhịp nhanh

BRD ---- (Bradycardia) Tim nhịp chậm

MIS ---- (Miss beat) Lỡ nhịp tim


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1. Tên bệnh viện và vị trí địa lý


Tên tiếng Việt: Bệnh Viện Việt Nam –Thụy Điển

Tên tiếng Anh:

Viết tắt (theo tiếng Anh):

- Trụ sở (hiện tại):

- Ðiện thoại: 02033854037-0966681313

- Fax:

- Email:

- Website:

1.2. Quá trình hình thành và phát triển.

 
1.3. Cơ cấu tổ chức.
1.4. Tổng quan các trang thiết bị trong bệnh viện.
a) Khối truyền máu.

 Khoa hiến máu.

- Máy lắc máu toàn phần: HEMOMIX2 _ DELCON(Italia)

- Máy tách các thành phần máu:

+ TRIMA ACCEL _ TERUMO BCT

+ UPP _ HEMONETIC MCS+

+ FENWAL _ AmicusTM Separator

+ COMTEC 1

+ NIGALE _ XGL XCF 3000

- Máy lắc tiểu cầu cỡ nhỏ: HELME

 Khoa điều chế các thành phần máu.

- Máy ly tâm lạnh: SORVALL RC 12 BP

- Máy hàn dây túi máu:

+ T – SEAL II ( TERUMO)

+ TSCD – II (TERUMO)

- Máy ép các thành phần máu tự động: GIOTTO _ DELCON

- Tủ lạnh giữ máu toàn phần: INCUBATOR _ SANYO (Nhật)

- Máy lắc tiểu cầu: WESPR ( Platelet Agitator)

- Máy làm lạnh huyết tương:

+ EBAC Air Blaster ( -700C)

+ OPRON ( -350C)

- Máy cách thủy

+ Memmet ( DIN12876_3_K1; DIN EN60529IP20)

+ JSR (JSWB-22T) ; PRECISION


- Máy hút chân không: FUJI IMPULSE ( V300_100)

 Khoa điều chế các thành phần máu.

- Máy tự động xếp mẫu: ROCHE

- Máy ly tâm:

+ Hettich (ROTINA4200)

+ Kubota

+ Thermo ( P = 1700W _ Legeend XT)

- Máy đo hồng cầu mẫu: OLYMPUS _ Model: PK-7300

- Tủ hood: ESCO ( Airstream) _ Model: AC2_4S1&AC2_6S1)

- Máy rửa bán tự động: PW40 _ BIORAD

- Hệ thống xét nghiệm ARCHITEC ( gồm 3 modul)

+ Phân phối mẫu: Robot RSH

+ Xét nghiệm sinh hóa: Architect C160000

+ Xét nghiệm miễn dịch: T2000Sr

- Dàn máy xét nghiệm LAB:

+ Microlab Start ( IVD) _ Hamilt HN

+ Cobas Ampliprep

+ Cobas Tagman

- Dàn máy xét nghiệm Elisa tự động: EVOLIS

- Máy xét nghiệm viêm gan A, B: VITROS 3600

- Máy xét nghiệm HIV: Proc Peix SP

 Khoa lưu trữ và phân phối máu

- Máy làm lạnh huyết tương nhanh:

+ EBAC Air Blaster ( -700C)


+ OPRON _ DF UP 657 AE ( -350C)

- Tủ bảo quản hồng cầu: EMOTEC LUX 700 (2-80C)

- Máy lắc tiểu cầu cỡ lớn : PC4200i _ HELME

- Nhà lạnh (50C) bảo quản hồng cầu

- Nhà lạnh (-250C) bảo quản huyết tương

b) Khối xét nghiệm


 Khoa sinh hóa

- BECKMAN COULTETR (gồm những model: OLYMPUS AU 640, AU680,


AU2700, Unicel 800)

- Snibe

- IMMULITE 2000

- Xét nghiệm điện giải: SIEMENS _ PAPIPPOINT 400

- Quy trình rủa các xét nghiệm Elisa: BIORAD

- Xét nghiệm nước tiểu: DIALAB

- Máy ly tâm:LEGEND XT _ THEMO

 Khoa đông máu

- Máy đo đọ quánh của máu: Medirox

- Máy ngưng tập tiểu cầu: CHRONO _ LOG (ACL _ Acustar)

- Máy xét nghiệm đông máu tự động: ACLTOP 500 ( 700-700)

- SATAGO

 Khoa tế bào

- Máy xét nghiệm máu lắng: STARRSED INVERSA

- Máy phân tích tế bào tự động:

+ ADVIA Atolide _ SIEMENS

+ ADVIA 2120i
- Máy nhuộm tự động huyết học: Thermo Secientific Gemini AS

- Máy nhuộm máu: XBIO GENEX _ Xmart rx Elite

c) Khối cận lâm sàng


 Khoa huyết thanh học

- Máy ly tâm: KUBATO 2420

- Máy làm đông huyết tương: Barkey Plasmatheren

- Máy định nhóm máu: HAGISTER _ MATRI $

 Khoa miễn dịch

- Máy điện di huyết sắc tố: HYDRASYS _ Capillays ( sibea)

- Máy xét nghiệm Hemoglobin ( HGB) bất thường:

ULTRA2 _ TRINITY Biotech

- Máy phân tích bằng phương pháp dòng chảy ( gồm 2 modul)

+ NAVIOS _ BACKMAN COULTER

+ BD FACSCANTO II

 Khoa vi sinh

- Máy xét nghiệm HIV: ROCHE 411

- Máy định dạng khuẩn: VITECH

- Máy tự động lấy mẫu: BAXTEC

- Tủ lạnh bảo quản: hồng cầu, huyết tương

- Máy lắc tiểu cầu( 220C) HELME

 Khoa chuẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng.

- Máy X-Quang

- Máy siêu âm

- Máy chụp C_T

- Máy nội soi


 Khoa dược

- Tủ bảo quản dung dịch

- Tủ chứa thuốc

 Khoa chống nhiễm khuẩn

- Nồi hấp: CLG _ 40LDVP

- Tủ sấy: memmert – HL – 321

- Tủ sấy: TriFECTin

 Ngoài ra khoa còn dung một số loại máy khác:

+ Máy sấy khô lam kính

+ Kính hiển vi

d) Khối lâm sàng

- Bơm tiêm điện: TE331 _ TERUMO

- Máy theo dõi bệnh nhân: BM6310M, 5130M _ NIHON KOHDEN

- Máy ghi song điện tim 6 cần: Cadiofax _ NIHON KOHDEN

- Máy khí rung: CAMMI

- Máy truyền dịch: TE135 _ TERUMO

- Máy hút đờm dãi: CD 2800


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG MONITOR ĐA THÔNG SỐ

2.1. Giới thiệu hệ thống Monitor đa thông số.

Các thiết bị theo dõi tại giường có các cấu hình khác nhau phụ thuộc vào các nhà sản
xuất. Chúng được thiết kế để theo dõi các thông số khác nhau nhưng đặc tính chung giữa
tất cả các máy đó là khả năng theo dõi liên tục và cung cáp sự hiển thị rõ nét đường sóng
ECG và nhịp tim. Một số thiết bị còn bao gồm khả năng theo dõi áp suất, nhiệt độ, nhịp
thở, nồng độ oxi bão hòa SpO2, …

Hình 2.1: Sơ đồ khối máy theo dõi bệnh nhân

Sự xuất hiện của các máy vi tính đã đánh dấu sự mở đầu của một hướng phát triển cơ
bản mới trong các hệ thống theo dõi bệnh nhân. Những hệ thống như vậy có một khối
CPU chính có khả năng tổng hợp, ghi nhận bản chất của nguồn tín hiệu và xử lý chúng
một cách thích hợp. Phần cứng chịu trách nhiệm cho việc phân tích tín hiệu sinh lý, hiển
thị thông tin và tương tác với người sử dụng trên thực tế là một tập hợp các khối phần sụn
được thực hiện dưới chương trình vi tính. Phần sụn đem lại cho hệ thống tính chất của nó
các công tắc, nút, núm xoay,và đồng hồ đo được thay thế bằng màn hình cảm ứng. Hình
(2.2) minh họa sơ đồ khối của chung của một Bedside monitor

Trong đó:
ECG: Electrocardiogram – điện tâm đồ

RESP: Respiration – hô hấp

SpO2: Nồng độ Oxi trong máu BP: Blood Pressure – huyết áp

TEMP: Temperature – nhiệt độ

NIBP: Non-Invasive Blood Pressure – huyết áp gián tiếp

Khối đầu vào gồm có 3 khối chính là: ECG/RESP, khối SpO2/BP/TEMP, khối NIBP.

Hình 2.2. Sơ đồ khối của máy theo dõi bệnh nhân tại giường

2.2. Chức năng của monitor đa thông số.

 Hiển thị tín hiệu điện tim.

Thực hiện đo một kênh tín hiệu ECG và đường sóng hô hấp( RESP). Các mạch trở
kháng cao và các bộ hãm khí bảo vệ các bộ khuếch đại đầu vào khỏi sốc tim và các tín
hiệu nhiễu tần số cao từ các điện cực gắn trên người bệnh nhân. Các mạch đầu vào của
khối này được cách ly với các mạch còn lại bằng các bộ nối quang và máy biến thế.
Khối này nhận một kênh tín hiệu ECG từ các đạo trình 3 điện cực hoặc 5 điện cực. Phụ
thuộc vào cài đặt phần mềm mà bộ chọn đạo trình ở khối này chọn đạo trình phù hợp từ 3
đến 5 điện cực đặt trên người bệnh nhân. Mạch xử lý đường sóng hô hấp có khả năng đo
trở kháng của các tín hiệu đầu vào. Sự thay đổi trở kháng của các tín hiệu đầu vào gây ra
sự thay đổi điện áp của tín hiệu đầu ra và dựa vào sự thay đổi điện áp này máy tính ra số
nhịp thở của bệnh nhân.
 Hiển thị tín hiệu SPO2
Khối này được dùng để đo một kênh đường sóng huyết áp, một kênh đường sóng
nhiệt độ và giá trị của SpO2. Các mạch đầu vào trên bảng này được cách ly khỏi các mạch
còn lại bằng các bộ nối quang và máy biến thế. Thường ở trên khối này có một công tắc
ngầm dùng để cài đặt các thông số cần đo trong khối. Trong mạch xử lý nhiệt độ, tín hiệu
đầu vào từ các thermistor được lọc qua bộ lọc thông thấp để loại bỏ nhiễu tần sô cao. Bộ
ghép kênh sau đó sử dụng đồng thời điện áp tham chiếu 27 0C, điện áp định cỡ cho 370C
và tín hiệu nhiệt độ cơ thể từ các thermistor.

 Hiển thị tín hiệu huyết áp


Sau khi tín hiệu nhận từ đầu đo huyết áp, khối này khuếch đại các tín hiệu đầu vào
rồi sau đó cho qua các bộ lọc và đau vào bộ ghép kênh. Các tín hiệu từ bộ ghép kênh sau
đó được đưa vào bảng mạch mẹ để xử lý tiếp. Trong khối này có một bộ điều khiển van
an toàn để kiểm tra trạng thái của van an toàn. Van an toàn được thiết kế sao cho nó tự
động làm giảm bớt áp suất của Cuff khi áp suất này vượt quá 300mmHg. Van này giúp
bảo vệ bệnh nhân trong trường hợp mạch an toàn không dừng tăng áp suất của cuff khi áp
suất đã đạt đến 300mmHg.

2.3. Cơ sở lý thuyết của hệ thống Monitor đa thông số.

a) Phép đo nhịp tim(HR)

Nhịp tim được xác định là số lần tim đập trong một phút. Việc theo dõi nhịp tim là để
xác định xem là tim đập nhanh hay chậm. nhịp tim lấy được từ sự khuếch đại xung ECG
và đo bằng cách lấy trung bình hay khoảng thời gian tức thì giữa 2 đỉnh R liền nhau. Dải
đo từ 0-300 nhịp/phút. Các điện cực ECG ngực hay chi được sử dụng là các cảm biến. Đo
nhịp tim gồm có phép đo trung bình, phép đo tức thì

b) Phép đo nhịp mạch

Nhịp mạch được xác định là số lần máu được đẩy vào trong động mạch. Theo dõi
thông số nhịp mạch là để biết xem tim có đẩy được máu đi lên động mạch hay không. Để
đo nhịp mạch người ta sử dụng một transducer điện quang thích hợp để đặt lên ngón tay
hay dái tai. Tín hiệu từ tế bào quang học được khuếch đại và được lọc và khoảng thời gian
được đo giữa hai xung liên tục. Dải đo từ 0-250bpm.

Theo dõi xung ngoại vi có ích hơn và độc lập hơn so với việc tính nhịp tim từ đường
điện tim trong trường hợp tắc tim bởi vì nó có thể ngay lập tức chỉ ra sự ngừng lưu thông
máu trong các chi. Thêm vào đó các Transducer điện quang rất dễ dùng so với ba điện
cực điện tim. Biên độ của tín hiệu thu được bằng phương pháp này cũng đủ lớn để so
sánh với tín hiệu điện tim và do đó nó cho ra tỉ lệ tín hiệu – nhiễu tốt hơn. Tuy nhiên, kĩ
thuật này chịu ảnh hưởng khá lớn của các tác nhân nhiễu do chuyển động.
c) Phép đo huyết áp.

Huyết áp là một thông số phổ biến và hiệu quả nhất trong y tế để thực hành sinh lý.
Thực hiện xác định giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của áp suất máu trong mỗi chu kì
nhịp tim, bổ xung thêm thông tin về các thông số sinh lý, hỗ trợ cho việc chẩn đoán để
đánh giá điều kiện củ mạch máu và một vài khía cạnh về hoạt động của tim. Có nhiều
phương phương pháp đo huyết áp khác nhau, nhưng phân ra làm 2 loại: đo huyết áp theo
phương pháp trực tiếp và đo huyết áp theo phương pháp gián tiếp.

 Đo huyết áp theo phương pháp trực tiếp IBP


 Đo huyết áp theo phương pháp gián tiếp NIBP
 Tự động đo huyết áp sử dụng phương pháp KorotKoff
 Tự động đo huyết áp sử dụng phương pháp dịch pha
 Tự động đo huyết áp sử dụng phương pháp Rheographic

Hình 2.3: Phương pháp đo huyết áp gián tiếp theo Rheographic

 Tự động đo huyết áp theo phương pháp dao động kế


 Tự động đo huyết áp sử dụng phương pháp hiệu ứng siêu âm Doppler

d) Phép đo nhiệt độ.

Các cảm biến được sử dụng thông dụng trọng các thiết bị đo nhiệt độ đó là các điện trở
nhiệt. Sự thay đổi giá trị điện trở theo nhiệt độ được xác định bằng mạch cầu và được hiển
thị bằng một nhiệt kế. Dải đo nhiệt độ cho cơ thể người thường từ 30 – 420C.

e) Phép đo nhịp thở

Các đầu dò thường được sử dụng trong việc đo nhịp thở bao gồm các điện trở nhiệt
được đặt ở trước mũi, các vi mạch hoặc là các đầu dò không cố định được đặt quanh ngực
bệnh nhân. Trở kháng của các điện cực và tín hiệu được lấy từ việc xác định CO2. Tín
hiệu nhịp thở được lấy từ bất kì một đầu dò nào được đem khuếch đại và trong khoảng
thời gian này sẽ thực hiện đo giữa hai xung kế tiếp nhau. Dải đo thường 0 – 50
(nhịp/phút). Gồm có 2 phương pháp điện trở nhiệt và trở kháng phổi.

f) Phương pháp CO2.

Xác định nồng độ CO2 trong khí thở ra là một cách khác để xác định nhịp thở. Việc xác
định dựa vào các tia hồng ngoại được hấp thụ từ các khí. Các bộ lọc cần thiết được sử
dụng để tập trung các khí đặc biệt như: CO2, CO, N2O trong thành phần khí thở ra, các
khí hiếm và khí đa nguyên tử sẽ không hấp thụ tia hồng ngoại. Khi cho các tia hồng ngoại
đi qua khí thở ra có chưa một hàm lượng CO2 thị một phần năng lượng của tia hồng ngoại
được hấp thụ bởi khí này. Các bộ cảm nhận sẽ nhận biết được sự suy giảm năng lượng
của tia và thực hiện chuyển đổi thành tín hiệu điện. Tín hiệu này sẽ được sử dụng để tính
nhịp thở trung bình.

Trong các phương pháp phân tích hấp thụ hồng ngoại, có 2 phương pháp đo CO2 là:
sidestream, mainstream.

g) Ghi tín hiệu điện tim ECG.


 Ghi tín hiệu điện tim:
Điện tim ECG là các hoạt động điện của tim được tạo ra bởi quá trình co bóp của cơ tim.
Việc theo dõi điện tim ECG nhằm kiểm tra một số chức năng của tim là rất quan trọng
trong việc theo dõi tình trạng của bệnh nhân trong suốt quá trình gây mê bệnh nhân
trong phòng mổ. Việc theo dõi ECG được sử dụng để tính nhịp tim, phân tích chứng tạo
nhịp, phát hiện chức năng tạo nhịp và chứng thiếu máu. Tín hiệu điện tim được lấy trên da
bệnh nhân thông qua hệ thống điện cực ECG và cáp nối. Số điện cực có thể là 3,5 hay 12
điện cực tuỳ theo loại máy. Càng nhiều điện cực thì thông tin đo được càng chính xác.
Tuy nhiên hầu hết các Bedside thường sử dụng cáp điện tim tiêu chuẩn 3 hoặc 5 điện
cực.Vị trí đặt điện cực trên người bệnh nhân tuỳ thuộc vào số điện cực của cáp điện tim.

Với hệ thống 3 điện cực ( 3 đạo trình ) các điện cực này sẽ được gắn ở R/RA( right
arm), L/LA ( left arm), F/LL( left leg) của bệnh nhân. Đối với cáp điện tim 5 điện cực thì
thêm các vị trí C/V(chest) và N/RL(right leg). Số lượng đạo trình phụ thuộc vào số điện
cực.

Các điện cực ECG gắn trên da bệnh nhân để thu nhận các tín hiệu điện ECG và được nối
với một mạch đầu vào của monitor bằng các dây dẫn/ cáp. Các tín hiệu ECG thu được sẽ
được khuếch đại và xử lý bởi modul hoặc khối đo ECG và sau đó dữ liệu được chuyển tới
BSM và hiển thị dạng sóng ECG trên màn hình.
Hình 2.4: Các đạo trình chuẩn.

Hình 2.5: Các đạo trình đơn cực.

Hình 2.6: Các đạo trình trước ngực

Nếu sử dụng cáp điện tim 12 cực ta sẽ đo được dạng sóng của 12 đạo trình trên. Nếu sử
dụng cáp của 3 hoặc 5 bộ điện cực có dạng 3 hoặc 6 đạo trình.
Các điện cực ECG gắn trên da bệnh nhân để thu nhận các tín hiệu điện ECG và được kết
nối với một mạch đầu vào của monitor bằng các dây dẫn/ cáp. Mạch đầu vào bao gồm
mạch cách ly và mạch bảo vệ. Mạch cách ly có chức năng cách ly bệnh nhân khỏi các
dòng điện nguy hiểm có thể phát ra trong quá trình thu tín hiệu ECG và mạch bảo vệ để
tránh monitor không bị phá hỏng bởi các điện áp cao có thể xuất hiện trong quá trình khử
rung tim bệnh nhân. Bộ khuếch đại ECG gồm bộ tiền khuếch đại và bộ khuếch đại điều
khiển. Các tín hiệu ECG thu được ban đầu có biên độ rất nhỏ sẽ được khuếch đại vi sai có
hệ số khuếch đại rất lớn. Bộ khuếch đại này có trở kháng đầu vào lớn và tỉ số Mode chung
CMRR cao. Bộ khuếch đại điều khiển sẽ khuếch đại các tín hiệu ECG tới một biên độ đủ
lớn và truyền tín hiệu ECG này tới bộ chuyển đổi AD và khối xử lý trung tâm, sơ đồ khối
được mô tả như hình dưới.

Hình 2.7: Sơ đồ khối của việc thu nhận và xử lý tín hiệu ECG

 Nhiễu tín hiệu điện tim


Các loại nhiễu:

 Nhiễu từ các nguồn bên ngoài cơ thể bệnh nhân:


 Các nguồn tĩnh điện
 Kích thích điện từ
- Nhiễu xảy ra ở gần các dây mang dòng điện xoay chiều
- Nhiễu tần số radio(>100hz).
 Nhiễu từ bệnh nhân: Điện cơ học (EMG)
 Nhiễu do sự tiếp xúc giữa điện cực và bệnh nhân
 Các điện cực ghi không hoạt động như một vật dẫn thụ động.
 Phương pháp loại bỏ nhiễu tần số 50Hz.

Sử dụng bộ khuếch đại thuật toán để khuếch đại tín hiệu ECG. Bộ khuếch đại này cho
đầu vào khác nhau có thể khuếch đại tín hiệu ECG nhỏ ( <4mV), loại bỏ thành phần một
chiều, nhiễu tần số cao và tần số 50Hz.
Hình 2.8: Tín hiệu điện tim đặc trưng.

Tín hiệu điện tim là tín hiệu điện được tạo bởi nhịp tim mà có thể được sử dụng làm
công cụ chuẩn đoán các chức năng của tim. Có dải đo 0.5 – 4 mV và dải tần số 0.0.1 –
250Hz. Tín hiệu ECG đặc trưng cơ bản là PQRS và T

Có rất nhiều nhân tố được đưa vào trong thiết kế bộ khuếch đại ECG, như nhiễu tần số,
nhiễu tập trung, nhiễu do các thiết bị điện và các nguồn khác. Quan trọng nhất là nhiễu
tần số 50Hz, do sử dụng bộ lọc thông dải có thể dễ dàng loại bỏ cả nhiễu một chiều và
nhiễu tần số cao.

Để đạt các yêu cầu của bộ khuếch đại ECG như được nói trên, cần thiết kế một mạch
tầng bao gồm một bộ khuếch đại vi sai ( bộ khuếch đại đo), một bộ lọc thông thấp, một
bộ lọc thông cao và một tầng khuếch đại. Tùy theo yêu cầu của các tầng này là dựa trên
sự suy giảm nhiễu. Ví dụ, trong chuỗi tầng sau nhiễu đầu ra là:
((n1*A1+n2)*+n3)*A3 = A1A2A3*n1+A2A3*n2+A3*n3
Vì vậy sự sắp xếp tốt nhất của ba tầng là : A1>A2>A3

- Quá trình kiểm tra mô phỏng tín hiệu ECG:

Từng bước để tối thiểu hóa nhiễu tần số 50Hz bao gồm xoắn hai đầu vào của ECG để
giảm nhiễu từ trường và kết nối đất trong mạch ECG để dẫn tốt hơn, giảm diện tích của
nó. Cuối cùng kiểm tra mô phỏng tín hiệu ECG thấy rằng tần số 50Hz rất nhỏ.

Hình 2.9: Mô phỏng kết quả kiểm tra


h) Độ bão hòa oxi trong máu SpO2.

Hemoglobin là một loại protein và là thành phàn chính của các tế bào hồng cầu, nó vận
chuyển oxi từ phổi nơi nồng độ hay áp lực oxi SpO2 rất cao, tới các mô nơi mà nồng độ
oxi thấp. Độ bão hòa oxi SpO2 trong máu được định nghĩa là tỉ số giữa lượng oxi tới hạn
với tỏng khả năng có thể chứa oxi của máu động mạch, tức là tỉ số giữa oxi hêmoglobin
với tổng số hemoglobin trong máu động mạch theo công thức:

[O2 Hb]
SpO2(%) = 100 *

[O2 Hb]+ [HHb]

[O2Hb]: nồng độ oxi hemoglobin

[HHb]: nồng độ deoxigenhemoglobin( không mang oxi)

Độ bão hòa ôxi được tính để xác định hiệu quả cảu việc điều trị , chẩn đoán, đồng thời
cũng cần cho theo dõi tình trạng và sự phát triển của một số lọai bệnh. Để đo độ bão hòa
ôxi người ta sử dụng pulse oximetor, cảm biến của thiết bị này gồm nguồn sáng kép,
phôtodetector.

 Nguyên lý đo SpO2:

Ánh sáng đỏ và tia hồng ngoại được phát ra liên tục từ nguồn sáng kép đi xuyên qua mô.
Xương, mô, sắc tố da và máu động mạch sẽ hấp thụ một lượng ánh sáng cố định theo thời
gian. Còn động mạch thường sẽ đập và hấp thụ các lượng ánh sáng khác nhau trong các
quá trình tâm thu và tâm trương do dung lượng màu sẽ tăng và giảm trong các quá trình
này. Tỉ số ánh sáng được hấp thụ tại thời điểm tâm thu và tâm trương sẽ được chuyển đổi
sang việc đo nồng độ bão hòa oxi. Các mô có cấu trúc mỏng thường được chọn để đo:
ngón tay, ngón chân và tai. Phần ánh sáng đi qua mô sẽ được thu nhận bởi phôtôdetector
và được chuyển đổi thành tín hiệu điện, cường độ ánh sáng thu được càng lớn thì tín
hiệu điện càng mạnh. Photodetector gửi các tín hiệu điện chứa thông tin về cường độ ánh
sáng này tới oximetor, oximetor sử dụng các thông tin này để tính toán phần trăm tương
đối của HbO2 và HHb, độ bão hòa oxi SpO2 và nhịp mạch thông qua bộ vi xử lý tín hiệu.
Tuy nhiên ánh sáng khi xuyên qua vị trí đo không chỉ bị hấp thụ bởi máu động mạch mà
còn bởi máu tĩnh mạch và các mô khác. Do đó, các thông tin mà oximeter thu được bao
gồm thông tin từ máu động mạch và các tổ chức khác ngoài máu động mạch được đo.

i) Đo cung lượng tim CO.

Cung lượng tim là lượng máu tim bơm vào động mạch trong một phút. Cung lượng tim
phụ thuộc vào thể tích tâm thu và nhịp tim. Giá trị bình thường của cung lượng tim 4.5 –
6 lit/phút, còn khi vận động nhiều thì có thể lên đến 20 lit/phút. Theo dõi cung lượng tim
để biết được lượng máu qua tim tăng hay giảm. Có 3 phương pháp xác định cung lượng
tim phương pháp Fick, phương pháp pha loãng chất mầu, phương pháp pha loãng nhiệt.
Trong đó phương pháp pha loãng nhiệt là phổ biến nhất.

2.4. Các loại máy theo dõi bệnh nhân có mặt trên thị trường.

- MODEL: VITAPIA7000K

Hãng/ nước sản xuất: TRISMED/ Hàn Quốc.

 Màn hình hiển thị LCD TFT 12.1” độ nét cao

 Thiết kế nhỏ gọn, xách tay

 Hiển thị các chữ số lớn

 Dạng sóng ECG 7-lead được hiển thị trên một màn hình

 Đồ thị dạng bảng và đồ thị dạng vết và khả năng lưu trữ trong 480 giờ

 Cáp ECG 3-lead và 5-lead tương thích và tự động nhận dạng

 Bộ bảo vệ quá áp hai kênh NIBP

 Hệ thống khử nhiễu, chống khử rung tim, và chống sự can thiệp của các loại tần số
cao.

 Có thể kết nối monitor trung tâm với các thông số và cấu hình tiêu chuẩn

 3/5lead ECG, RESP, SPO2, NIBP, TEMP

 2-IBP, 2-TEMP, máy in nhiệt, 12-lead ECG, ETCO2, mạng Network (Chọn thêm)

- MODEL: UT3000
Hãng/ nước sản xuất: GOLDWAY/ Trung Quốc.
• Theo dõi các thông số: ECG (4 kênh), SPO2, NIBP, HR/PR, RESP, TEMP, CO2,
IBP, Multi-gas, CO
• Màn hình màu TFT 12.1’’
• Hiển thị font chữ lớn
• Phần mềm tiếng Việt Nam
• Hiển thị tối đa dạng sóng 8 kênh
• Hiển thị dạng sóng mở rộng và sóng điện tim 4 kênh
• Xem và lưu lại dạng sóng ECG với thời gian 12 phút
• Tính toán lượng thuốc dùng cho người bệnh
• Tính toán huyết động học
• Phân tích chứng loạn nhịp tim và đoạn ST
• Phát hiện dấu hiệu đỉnh
• Xem dữ liệu của các bệnh nhân
• Thông tin xu hướng xếp thành bảng và biểu đồ 120 giờ
• Gọi lại được 600 nhóm dấu hiệu thiết yếu
• Có máy in tích hợp
• Kết nối được với mạng và hệ thống monitor trung tâm
• Phù hợp cho cả người lớn và trẻ sơ sinh

- MODEL:Vismo PVM 2701


Hãng/ nước sản xuất: Nihon Kohden/ Nhật Bản
• Hướng dẫn hoạt động ngay trên màn hình.
• Màn hình màu TFT LCD cảm ứng 10 inch.
• Số đường sóng hiển thị: PVM 2701 hiển thị được 4 đường sóng, PVM 2703 hiển thị
được 5 đường sóng.
• Những tham số cơ bản: ECG, RESP, NIBP, SpO2, TEMP.
• Những thông số kết nối MULTI (chỉ với PVM 2703): IBP, CO2
• Pin hoạt động được 3 giờ và 120 giờ cho hiển thị 1 đường sóng.
• Chức năng duyệt lại mạnh mẽ với khả năng truy cập dễ dàng đến dữ liệu lịch sử.
• Chức năng đo cung lượng tim liên tục từ ECG và SpO2
• Công nghệ mới esCCO xác định cung lượng tim sử dụng PWTT. PWTT thu được
bằng các thông số dấu hiệu quan trọng của điện tâm đồ và xung oxy.
• Đồ thị huyết động mới: là một công cụ theo dõi mới cho thấy thông tin huyết động
tổng thể.
• Công nghệ cáp thông minh với công nghệ mô-đun mới: khi gắn cáo thông minh vào
một bộ kết nối MULTI, nó sẽ tự động phát hiện các loại thông số và bắt đầu đo
- MODEL: Life Scope J BM9100.
Hãng/ nước sản xuất: Nihon Kohden/ Nhật Bản
• Màn hình màu cảm ứng TFT LCD 15 inch độ phân giải cao, có thể hiển thị độc lập
trên màn hình phụ
• Điều khiển: màn hình cảm ứng, điều khiển từ xa, chuột hoặc bàn phím
• Khả năng lưu trữ lớn
• Công nghệ kết nối thông minh Smart Cable™ hộp thu nhận tín hiệu Connector có
thể được tháo rời và có nhiều lựa chọn tùy nhu cầu sử dụng
• Theo dõi 10 đến 15 dạng sóng và 12 đạo trình tim
• Sử dụng công nghệ PWTT (Pulse wave transit time)
• Chế độ màn hình OCRG theo dõi trẻ sơ sinh
• Khả năng lưu 48 giờ ECG trên bộ nhớ mở rộng (tùy chọn thêm)
• Cổng đa chức năng Multi-connectors tự động nhận dạng bộ cảm biến được kết nối
• Chức năng phát hiện rối loạn nhịp: phát hiện 16 loại rối loạn nhịp và lưu trữ
• Chức năng phân tích phân đoạn ST giúp chẩn đoán thiếu máu cơ tim
• Quản lý tín hiệu sinh tồn bằng bảng hay đồ thị
• Mạng LAN tích hợp giúp máy có thể làm việc như một monitor trung tâm
• Sử dụng nguồn điện xoay chiều hoặc pin sạc (1 giờ)
 Và một số hãng khác:
 Infinium / OMNI…/ Mỹ
 Fukuda Denshi / Dynascope… / Nhật Bản
 Bionet / BM Plus… / Hàn Quốc
 Agilent / NBP… / Anh
 Trismed / Vitapia… / Hàn Quốc
 Mindray / MEC…/ Trung Quốc
 Philip / MP… / Hà Lan
 Hewlett Paclard / M… / Mỹ
 Pace Tech / Vitalmax 4… / Mỹ

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY MONITOR OMNI II

 Model: OMNI II
 Hãng sản xuất: INFINIUM
 Nước sản xuất: Mỹ
3.1. Tính năng kỹ thuật
- Màn hình màu TFT 12.1” với chức năng màn hình chạm

- Theo dõi nhiều đạo trình ECG


- Giao diện màm hình chạm

- Hiển thị thông số NIBP dạng danh mục

- Tính toán liều lượng của thuốc

- Màn hình hiển thị với các dạng sóng 4,6,8

- Kết nối mạng với hệ thống giám sát trung tâm qua hệ thống mạng không dây

- Kết nối được với hệ thống Monitor trung tâm có dây và không dây

- Phân tích dữ liệu trong vòng 72 giờ

- Monitor thiết kế thuận tiện cho di chuyển

- Cài đặt nhiều dạng ngôn ngữ

- Lựa chọn thêm:IBP, ETCO2 và máy ghi tích hợp bên trong máy.

3.2. Thông số kỹ thuật

- Kích thước và khối lượng:

+Kích thước: 555 mm (cao) x 335 mm (rộng) x 235 mm (sâu)

+ Khối lượng: 5.0 kg

Sử dụng cho: Trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn

- Điều kiện hoạt động:


- Nguồn điện sử dụng:

+ Nguồn điện AC hoặc sử dụng Pin bên trong máy

+ Nguồn AC: 100 – 240 VAC, 50/60 Hz, < 150 VA

- Pin bên trong máy: Pin sạc lại được, thời gian hoạt động với những thông số cơ
bản là 1 giờ, thời gian hoạt động thêm sau khi có báo động pin yếu là 10 phút.
- Nhiệt độ:

+ Hoạt động: 5- 400 C

+ Bảo quản: -20- 650 C

- Độ ẩm tương đối:
+ Hoạt động: 30- 750 C

+ Bảo quản: ≤ 80%

- Độ cao:

+ Độ cao hoạt động lên tới : 5,000 m

+ Áp suất cao lên tới 405,3 kPa

- Các thông số biểu hiện:

+ Hiển thị: màn hình TFT 12.1”, độ phân giải 800 x 600 pixel

+ Màn hình hiển thị 4, 6, 8 và 9 dạng sóng ECG (Các đạo trình: I, II,III, aVR, aVL,
aVF, V1 – V6), PLETH, RESP, IBP x 2, ETCO2

+ Chỉ thị: Chỉ thị báo động / Chỉ thị nguồn / Cảnh báo bằng âm thanh và tiếng Beep

+ Thời gian lưu kết quả: 72giờ

+ Máy in nhiệt bên trong, hai kênh,

+ Độ rộng bản ghi (48mm),

+ Giấy ghi: 50 mm

+ Tốc độ ghi(25mm/s, 50mm/s)

+ OxyCRG: Kết hợp HR, SPO2 và hướng thở vào trong đồ thị đơn

- Thiết bị theo dõi OMNI II là một thệ thống theo dõi toàn diện với 4, 6, 8 phần mà
tại độ số liệu hiển thị, phân tích, thực hiện và tổng hợp lại tới tám thông số khác nhau.
Thiết bị tích hợp mô đun đo lường của các thông số, hiển thị và lưu lại trong một thiết bị,
với tính năng di động, trọng lượng nhẹ và nhỏ gọn. Có sẵn pin trong khi di chuyển bệnh
nhân.
- Mục đích và chức năng của thiết bị theo dõi OMNI II là theo dõi điện tâm đồ ECG,
đo huyết áp không tiếp xúc NIBP, SPO2, hô hấp, nhiệt độ, nhiệt độ kép, EtCO2, IBP kép
và C.O (luợng máu tim bơm ra hay cung lượng tim) cho người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
tại tất cả các bệnh viện và cơ sở y tế. Thiết bị cũng có thể sử dụng trong khi chuyển bệnh
viện, trong tình trạng di chuyển, trong các mỗi trường bằng với mặt đất, chẳng hạn xe cứu
thương.
- Thiết bị theo dõi OMNI II có các tính tăng ưu việt như màn hình cảm ứng trực
quan với các phép đo lâm sàng, nhập lệnh bằng cách chạm, hiển thị rõ ràng, sắc nét.
- Thiết bị chỉ được sử dụng với mục đích hỗ trợ theo dõi và chẩn đoán. Thiết bị phải
được kết hợp với các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng.
3.3. Các phím chức năng trên mặt máy.

a) Mặt trước

3 4

STT CHỨC NĂNG Ký hiệu

CHỈ THỊ CHUÔNG BÁO

1 Ở chế độ bình thường, không có đèn báo

Ở chế độ báo động, chỉ thị chuông báo nhấp nháy


CÔNG TẮC NGUỒN

2 Có tác dụng chuyển đổi nguồn điện của thiết bị từ trạng thái
ON sang OFF.

Thiết bị sẽ tiếp tụng được sạc điện miễn là cáp điện xoay
chiều

DC ON

3 Đèn LED sáng thể hiện biểu tượng này khi thiết bị được
chạy bằng pin
AC ON

4 Đèn LED sáng thể hiện biểu tượng này khi thiết bị được
chạy bằng nguồn điện xoay chiều.

b) Cạnh trái của máy.

1 8

2
7
3
6
4 5

9
STT CHỨC NĂNG

1 Cảm biến đo độ bão hòa O2

2 Điểm nối ON IBP cho phép kết nối với vòng huyết áp

3 Cảm biến đo IBP 1 (tùy chọn)

4 Cảm biến đo nhiệt độ 1

5 Cảm biến đo nhiệt độ 2

6 Cảm biến đo IBP 2 (tùy chọn)

7 Ổ cắm dẫn điện AAMI ECG, sáu lõi

8 Cổng vào AG hoặc EtCO2 (tùy chọn)

9 Chỗ cắm sạc


c) Cạnh phải của máy.

STT CHỨC NĂNG

1 Lưu lại thông tin (tùy chọn)

d) Mặt sau của máy.

4 5

1 2 3
STT CHỨC NĂNG

1 Cân bằng hiệu điện thế

2 Ổ cắm nguồn điện xoay chiều

Đây là nơi nguồn điện kết nối với thiết bị, cầu chì của
nguồn điện phải thay thế cùng loại.
3 RS-232I/O

Kết nối giao diện kỹ thuật số cung cấp chuỗi số liệu


với hầu hết thiết bị RS-232
4 Bộ phát không dây

Cho hệ thống giám sát không dây trung tâm.


5 Mô đun EtCO2 (tùy chọn)

3.4. Sơ đồ khối, chức năng các khối và nguyên lý làm việc của monitor OMNI II.

Tín Bộ Hiển
hiệu: 3 kết nối thị
lead cách ly:
ECG; ECG, Mạch RS-
Temp1; Temp, điều khiển, 232 I/0
SpO2 Resp, xử lý trung
SpO2 LOA
tâm và nhớ
Máy
NI Bộ in I/O
BP kết nối
Defib.
NIBP
Sync

DC NG
in; UỒN LNA
(Battery) Power
AC
Line in.

a) Chức năng các khối.


 Bộ kết nối cách ly: ECG; Temp; Resp và SpO2
Gồm các mạch chuyển đổi tín hiệu ECG, Temp, Resp và SpO2 sang dạng tín hiệu số
và truyền về bộ xử lý trung tâm. Các mạch điện này được dùng phương pháp cách ly
quang để nhằm đảm bảo an toàn cho máy và bệnh nhân.

Tín hiệu nhịp thở ở trong máy này được tính bằng phương pháp trở kháng lồng ngực.

 Bộ kết nối NIBP.

Mạch đo tín hiệu huyết áp không can thiệp gồm các mạch điều khiển bơm, van điện
từ, đo áp suất và mạch điều khiển đo huyết áp không can thiệp. Tín hiệu huyết áp được
chuyển đổi sang dạng tín hiệu số và truyền về bộ xử lý trung tâm.

 Khối nguồn.

Bao gồm các nguồn cấp cho các chế độ làm việc của máy và nạp pin từ một trong hai
đầu vào: nguồn xoay chiều 100-240VAC ở tần số 50-60Hz hoặc từ nguồn một chiều 10-
16VDC.

Khối nguồn cũng có mạch theo dõi nguồn ắc quy và mạch điều khiển nạp ắc quy.

Đầu ra nguồn cung cấp có thể là: ±12VDC, ±5VDC, ±24VDC và ±8VDC tùy theo
yêu cầu của từng mạch trong máy

 Mạch điều khiển, xử lý trung tâm và nhớ.

Gồm có: bộ vi xử lý, mạch nhớ và mạch điều khiển có chứa bộ xử lý trung tâm CPU
và mạch hỗ trợ số hóa.

Kèm theo trong mạch là ROM, RAM và đồng bộ thời gian thực. Mạch này cũng chứa
phát tín hiệu các mạch điều khiển các chế độ làm việc của máy và các khối trong máy.

 Hiển thị.

Màn hình TFT 12.1”, độ phân giải 800 x 600 pixel, có tính năng cảm ứng. Hiển thị
các thông số của bệnh nhân và tích hợp các phím chức năng phía dưới màn hình.

 Vào/ra RS – 232

Đây là cổng kết nối thực hiện nhiệm vụ giao tiếp trong hệ thống. Các bộ điều khiển
cho cổng này là một mạch được tích hợp để thực hiện truyền dữ liệu từ bên ngoài tới bộ
xử lý trung tâm và ngược lại.
 Loa (khối âm thanh)

Cho phép điều khiển âm lượng ở các mức độ khác nhau nhờ bộ xử lý trung tâm. Có
nhiệm vụ báo động khi máy xảy ra các lỗi hoặc khi các tín hiệu đầu ra của bệnh nhân
không như mong muốn.

 Máy in

Ghi lại các dữ liệu thông số sống, máy làm việc theo thời gian thực, máy có thể in
liên tục hoặc tùy theo chế độ cài đặt của người sử dụng.

 Defi. Sync.( phá rung đồng bộ)

Khi phát hiện có cáp nối phần mềm điều khiển phần cứng làm việc. Xung phá rung
được bắt nhịp nhờ vào việc phát hiện sóng R trong nhịp QRS của dãy sóng điện tim để
quyết định điểm đồng bộ cho xung phá rung.

Tín hiệu xung được kích hoạt trong khoảng thời gian lựa chọn (khoảng 100±10ms).

b) Nguyên lý làm việc của monitor OMNI II.

Trong máy OMNI II, các tín hiệu tương tự thu được từ các điện cực ECG/Resp, cảm
biến SpO2, cảm biến nhiệt độ, các tín hiệu từ đầu nối đa năng và từ card mạng được
khuếch đại và chuyển đổi sang tín hiệu sau đó được xử lý ở bộ xử lý dữ liệu số. Toàn bộ
quá trình trên được thực hiện trên bảng mạch tương tự. Dữ liệu sau khi xử lý được đưa tới
bảng mạch điều khiển chính (CPU). Tại đây, tùy vào trạng thái của các tín hiệu điều khiển
được nhận từ thiết bị ngoại vi, nguồn cung cấp… mà nó sẽ điều khiển quá trình hiển thị
các dữ liệu đó nên màn hình theo dõi. Điều đó cho ta thấy tín hiệu tương tự tồn tại một
khoảng thời gian rất ngắn từ bộ thu nhận tín hiệu vào đến bộ chuyển đổi A-D.

Khối đo huyết áp can thiệp được tách riêng và được điều khiển trực tiếp bởi khối điều
chỉnh chính. Dữ liệu thu được từkhối đo huyết áp không can thiệp sau khi được xử lý và
số hóa cũng được đưa trực tiếp về khối điều khiển chính nằm trên bảng mạch chủ. Vì vậy,
việc xử lý và lọc tín hiệu được thực hiện dưới dạng tín hiệu số, ngoài ra tín hiệu đưa đến
màn hình LCD và máy in đều ở dạng tín hiệu số.

Bộ vi xử lý trung tâm làm nhiệm vụ điều khiển toàn bộ hệ thống làm việc, đồng thời
làm nhiệm vụ lựa chọn các dạng tín hiệu đã được xử lý đưa đến màn hình theo dõi và máy
in (néu có báo động hoặc khi nhận được tín hiệu điều khiển từ kỹ thuật viên).

Máy hoạt động ở hai chế độ nguồn khác nhau: nguồn xoay chiều 100-240VAC ở tần
số 50-60Hz hoặc từ nguồn một chiều 10-16VDC. Nếu máy hoạt động bằng nguồn VAC tì
điện áp xoay chiều được đưa vào biến áp cách ly để thu ra mức điện áp là 15AC rồi mới
thực hiện chỉnh lưu 1 chiều DC-DC tạo ra các mức điện áp đầu ra là: ±12VDC, ±5VDC,
±24VDC và ±8VDC tùy theo yêu cầu của từng mạch trong máy. Trong trường hợp dùng
nguồn pin 10-16DC thì điện áp này cũng được chỉnh lưu một chiều DC-DC để được các
điện áp như mong muốn cung cấp cho các bảng mạch trong máy như nguồn xoay chiều.

c) Màn hình hiển thị chính.


 Vùng tham số hiển thị: Vùng này được sử dụng để hiện thị các tham số theo dõi,
như: HR, RESP, SPO2,TEMP, NIBP (SYS/DIA/MAP), P1,P2, ETCO2 ,…
 Vùng hiển thị sóng: Vùng này được sử dụng để hiển thị dạng sóng và giao diện được cài
đặt bảng lựa chọn. Người sử dụng có thể dùng bảng để chia sự kết hợp của các cửa sổ
dạng sóng và danh sách số liệu NIBP
 Vùng phím cảm ứng: Vùng này gồm các phím cảm ứng chức năng. Người dùng có thể
chạm và ấn bất kỳ phím nào trong số đó để sử dụng chức năng liên quan
Trạng Thời
thái báo động gian
Tên Cột
bện nhân và Loại
thông tin
số ID năng lượng
báo động

Vùng Vùng phím cảm Vùng đánh dấu Dữ


dạng sóng ứng chỉ báo liệu
CHƯƠNG 4: CÁCH VẬN HÀNH VÀ MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP KHI SỬ
DỤNG MONITOR OMNI II

4.1. Các bước vận hành monitor OMNI II.

Bước 1: Kết nối các cảm biến tương quan với ổ cắm trên bảng điều khiển bên trái
theo các thông số cần thiết.
Bước 2: Kết nối với nguồn điện (có thể sử dụng ắc quy trong máy), sau đó bật công
tắc nguồn của mặt máy.
Bước 3: Chờ đèn chỉ thị nguồn sáng, màn hình chính hiển thị sau 25 giây bật nguồn
cho máy.
Bước 4: Kết nối các điện cực tới bệnh nhân.
Bước 5: Thiết lập các thông số theo dõi.
Bước 6: Máy bắt đầu vào trạng hái theo dõi, kỹ thuật viên vận hành làm theo hướng
dẫn của bác sĩ.
Bước 7: Sau khi kết thúc quá trình theo dõi, nhấn và giữ phím nguồn, sau 3 giây
máy sẽ tự động tắt.
CHÚ Ý:

Nếu thiết bị được giữ trong thời gian 2 tháng trở lên, thông báo cho bộ phận kỹ thuật
để tháo pin ra khỏi màn hình trước khi cho vào lưu kho. Sạc lại pin khi pin không được
sạc trong khoảng 2 tháng trở lên
Phải thực hiện theo quy định của chính phủ cũng như các hướng dẫn về tại chế liên
quan đến chất thải hoặc tái chế của các thành phần thiết bị, bao gồm cả pin.

 Cài đặt hệ thống.


Trên màn hình hiển thị ta chọn Setup trong vùng cảm ứng khi đó màn hình sẽ hiển thị:

Trong đó:
- Factory setup: Cài đặt sản xuất
- Waveforn select: Cài đặt dạng sóng
- Alarn level setup: Cài đặt thời gian tạm dừng báo động ( có 4 mức: 1p, 2p, 3p, thường
xuyên)
- Display suspend: Cài đặt dạng sóng hiển thị
- Other setup: Cài đặt khác
- Language: Cài đặt ngôn ngữ
- Recorder: Lưu thông tin

Tình trạng liên kết lưu thông tin


Đầu ra lưu thông tin dạng lưới
Ghi lại âm báo
Tên bệnh viện

- Conf ig manager: Quản lý cấu hình


- Sweep direction: Cài đặt hướng quét ( phải hoặc trái)

 Cài đặt báo động và âm báo

- Mỗi lần thiết bị được sử dụng, kiểm tra giới hạn báo động để đảm bảo rằng chúng phù
hợp với bệnh nhân đang được theo dõi.
- Không để chế độ im lặng hay giảm âm báo nếu an toàn của bệnh nhân bị tổn hại
- Khi phát hiện một số điều kiện mà người dùng phải chú ý, thiết bị hiển thị trạng thái báo
động. Các báo động gồm:

 Các chỉ báo báo động trực quan


 Các chỉ báo báo động có thể nghe được
 In trên báo động (nếu máy in được cài đặt)
 Xác định những dấu hiệu vượt giới hạn trong dữ liệu định hướng.

 Theo dõi điện tâm đồ

- Cài đặt điện cực


- Cài đặt cảm biến
- Cài đặt điện tâm đồ và dạng sóng điện tâm đồ ECG
- Những thông báo lỗi của theo dõi điện tâm đồ ECG
 Đối với cài đặt điện cực cần chú ý:
 Kiểm tra đường dẫn và dây cáp, bất kỳ chi tiết nào bị hư hỏng hoặc vỡ không được phép
sử dụng.
 Nối đường dẫn và dây cáp, sau đó kết nối với điện cực.
 Chọn vùng da phù hợp tại đó các điện cựa sẽ được đặt lên. Sử dụng cồn để làm sạch và
loại bỏ lớp dầu trên da. Đặt các điện cực lên bệnh nhân và kiểm tra xem điện cực đã được
kết nối tốt hay chưa
 Cứ 24 giờ các điện cực phải được bỏ khỏi da, nếu trên da có hững dấu tích bị ảnh hưởng
xấu, thay một điện cực mới ở vị trí khác.
 Mức lựa chọn tăng của điện tâm đồ ECG là 0.5, 1.0 và 2.0
 Chắc chắn không để phần dẫn điện của điện cực kết nối với đất hoặc thiết bị dẫn điện
khác.

 Cài đặt điên tâm đồ và dạng sóng điện tâm đồ ECG

 Tăng điện tâm đồ


 Lọc điện tâm đồ ( phẫu thuật, theo dõi và chuẩn đoán)
 Loại dẫn (3 dẫn, 5 dẫn, 12 dẫn) ; Nguồn tính HR (dẫn I, dẫn II, dẫn V)
 Giới hạn trên của báo động HR(80~400bpm) ; Giới hạn dưới của báo động HR
(20~150bpm)
 Tốc độ quét(Có các lựa chọn 12.5mm/s, 25mm/s và 50mm/s)
 Phân tích tính rối loạn nhịp tim

 Theo dõi RESP.

- Lắp đặt các điện cực RESP


- Cài đặt thông số RESP
 Đối với lắp dặt các điện cực cần chú ý:
 Đặt các điện cực trắng và đỏ theo đường chéo để tối ƣu hóa dạng sóng hô hấp. Tránh
vùng gan và tâm thất của tim để tránh lớp chèn lên tim hoặc thành phần lạ từ máu chảy
trong động mạch. Điều này vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh.
 Theo dõi RESP không được khuyến nghị sử dụng cho nhƣng bệnh nhân hay vân động do
điều đó có thể là nguyên nhân các báo động bị lỗi.
 Đối với cài đặt thông số RESP ta cần thực hiện như sau:
Nhấn và chọn mục WAVEFORM SELECT trong trình SYSTEM SETUP để vào
WAVEFORM SELECT SETUP, mở chức năng theo dõi RESP. Sau đó nhấn vào vùng
thông số RESP để mở trình cài đặt RESP và cài đặt sóng RESP.

 Công tắc báo động( on/off)


 Tăng RESP (X0.25, X0.5, X 1.0, X 2.0)
 Hiển thị thông số RESP(on/off)

LƯU Ý: khi ngực và bụng của bệnh nhân bị tác động quá nhiều, theo dõi RESP sẽ
không chính xác, do vậy khuyến nghị nên đóng màn hình hiển thị tốc độ RESP

• Tốc độ quét (Có các lựa chọn 12.5mm/s, 25mm/)


• Giới hạn báo động trên, dưới của RESP

 Theo dõi SpO2.


- Nguyên tắc theo dõi
- Đặt cảm biến SpO2
- Cài đặt thông số SpO2

 Đối với nguyên tắc theo dõi: Số lượng ánh sáng truyền qua phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố
khác nhau, hầu hết trong số đó là liên tục. Tuy nhiên, một trong những yếu tố này, lưu
lượng máu trong động mạch, thay đổi theo thời gian bởi đó là dao động. Bằng cách đo sự
hấp thụ ánh sáng trong quá trình xung, có thể đo được độ bão hòa của oxi trong máu ở
động mạch. Mỗi nhịp đập cho một dạng sóng PLETH và tín hiệu nhịp tim
 Đối với SpO2, SaO2, SjO2:

• SpO2: đây là mức độ bão hòa oxi trong máu ở động mạch bằng cách đo oxi
• SaO2: đây là độ bão hòa của oxi trong động mạch
• SjvO2: đây là độ bão hòa của oxi trong tĩnh mạch
 Đối với đặt cảm biến SpO2: Cắm chân cảm biến SPO2 vào ổ cắm vào mặt bên trái của
thiết bị. Đảm bảo rằng chân cắm phải cắm trực tiếp vào ổ cắm khi cắm, nếu không đo sẽ
không chính xác và kết nối cảm biến sẽ bị phá hủy. Đặt đầu dò cảm biến lên đầu ngón tay,
đảm bảo rằng đầu ngón tay cùng hướng với hướng ngón tay trên đầu cảm biến.
 Đối với cài đặt thông số SpO2:

• Công tắc báo động (on/off)


• Tốc độ quét (12.5mm/s, 25mm/s)
• Cài đặt giới hạn trên, dưới báo động SpO2: Nhấn Factory Setup và điền mật khẩu
“SPO2…” vào SPO2 Setup→ SpO2 Factory Setup. Ở đây ta có thể lựa chọn 2
mức(Nellcor SpO2 hay BCI tương ứng)
- CẢNH BÁO:
• Việc theo dõi liên tục và kéo dài có thể làm tăng ảnh hưởng không tốt tới tình trạng da
như: nhạy cảm bất thường, rubescence, rộp, mụn nước, tạo áp lực lên vùng thỗi rữa…
• Điểu này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, bệnh nhân lưu thông máu kém hoặc
dermogram chưa đủ để kiểm tra vị trí đặt cảm biến bằng ánh sáng chuẩn trực và gắn thích
hợp đối với sự thay đổi của da. Thường xuyên kiểm tra các vị trí đặt cảm biến và di
chuyển khi da có dấu hiệu không tốt. kiểm tra thường xuyên hơn so với mức yêu cầu đối
với các bệnh nhân khác nhau.
• Đặt giới hạn báo động trên của SPO2 đến 100% là mức tắt báo động giới hạn trên. Nồng
đọ oxi cao có thể ảnh hưởng tới trẻ đẻ non tới sự tạo sơ retrolental. Do đó, giới hạn báo
động trên cho độ bão hòa của oxi phải được lựa chọn một cách cần trọng, phù hợp với
tình trạng lâm sàng thực tế.

 Theo dõi NIBP

- Sơ lược về theo dõi NIBP


- Túi hơi NIBP
- Cài đặt ban đầu theo dõi NIBP
- Cài đặt theo dõi NIBP
- Các giới hạn đo lường

 Đối với sơ lược về theo dõi NIBP


 Các phương pháp đo huyết áp không tiếp xúc NIBP bằng cách đo huyết áp theo phương
pháp đo dao động kế
 Được áp dụng cho cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh
 Có ba chế độ đo lường được cài đặt sẵn là : thủ công, tự động và liên tục. Mỗi chế độ sẽ
hiển thị áp suất tâm trương, áp suất tâm thu và huyết áp trung bình.
 Đối với túi hơi NIBP
 Chiều rộng của túi hơi khi quấn cánh tay nên là 40% chu vi cánh tay (50% đôi với trẻ sơ
sinh) hoặc 2/3 chiều dài cánh tay trên. Hơi khi bơm vào túi phải đủ dài để quấn 50-80%
chi. Kích thước sai của vòng quấn để đo huyết áp có thể gây sai số đo. Nếu kích thước
vòng quấn chưa xác định được nên sử dụng túi hơi lớn hơn.
 Đảm bảo các mép bên của túi trên một đường thằng (-). Nếu không, thay túi hơi khác cho
phù hợp.
 Nối túi với lỗ khí. Chi lựa chọn để đo nên được đặt cùng độ với nhịp tim bệnh nhân. Nếu
không thể, nên áp dụng các điều chỉnh sau để tăng độ chính xác của giá trị đo.
• Nếu túi khí đặt cao hơn nhịp tim, thêm 0.9mmHg (0.12kPa)cho 1 inch khác biệt.
• Nếu túi khí đặt thấp hơn nhịp tim, giảm 0.9mmHg (0.12kPa)cho 1 inch khác biệt
 Đối với cài đặt ban đầu cho theo dõi NIBP:
Sau khi mở thiết bị theo dõi, kiểm tra các thông tin vùng hiển thị trước khi theo dõi
NIBP, nếu có một lưu ý NIBP MODULE SELF-CHECK OK, cho thấy mô đun NIBP
hoạt động tốt, sau đó bắt đầu thực hiện theo dõi NIBP, và theo dõi NIBP trước khi thông
tin không có giá trị, nếu có thông báo NIBP MODULE SELF-CHECK ERROR, có
nghĩa là mô đun NIBP không thể bắt đầu quá trình hoạt động, nhấn START/STOP để
thiết bị tự kiểm tra hoăc mở mày. Nếu tiếp tục hiển thị lỗi, vui lòng liên hệ với trung tâm
dịch vụ.
 Đối với cài đặt theo dõi NIBP.

Nhấn vào vùng thông số NIBP để mở trình cài đặt NIBP (xem hình dưới đây):
- Cài đặt công tắc báo động ( on/off)
- Cài đặt đơn vị đo áp suất ( mmHg hoặc kPa)
- Phân loại bệnh nhân ( người lớn/ trẻ con)
- Cài đặt các loại bơm tăng áp(MANUAL MODE, AUTOMATICAL MODE và chế độ
STAT MODE)
 Đối với chế độ bơm MENUAL MODE:
 Nhấn nút START/STOP để bắt đầu bơm khí, vùng hiển chỉ thị hiển thị “MANUAL
MEASURING trong đó cho thấy giá trị đo được chỉ ở thời điểm hiện tại.
 Nếu giá trị có thể đo được, vùng tham số NIBP sẽ hiển thị giá trị đó và vùng chỉ báo
thông tin sẽ có thông báo “MANUAL MEASURING END!” sau đó quá trình đo lường
kết thúc.
 Nếu giá trị không thể đo được, vùng tham số NIBP sẽ hiển thị thông báo lỗi và tự động
bắt đầu đo lại 3 lần, nếu các giá trị ngày cũng không thể đo được, vùng chỉ báo thông tin
sẽ có thông báo “RETRY OVER”!và không đo lại nữa.
 Trong khi đo, nhấn START/STOP để dừng quá trình đo NIBP lại. Vùng chỉ báo thông tin
sẽ có thông báo STOP MANUAL MEASURING, nhưng giai đoạn đo lường tự động vẫn
được tiếp tục.
 Đối với chế độ STAT MODE:
 Nhấn START/STOP để bắt đầu bơm hơi, vùng chỉ báo thông tin hiển thị "STAT
MEASURING..." cho biết thiết bị đang đo chỉ tại thời điểm hiện tại; nếu giá trị đo huyết
áo không tiếp xúc được đo, vùng thông số NIBP sẽ hiển thị chúng và vùng thông tin chỉ
báo sẽ hiển thị thông báo "STAT MEASURING END". Nếu giá trị đo huyết áo không
tiếp xúc không được đo, vùng thông số NIBP sẽ hiển thị thông báo lỗi và tự động bắt đầu
đo lại 3 lần, nếu vẫn tiếp tục không đo được, vùng thông tin chỉ báo sẽ hiển thị thông báo
“RETRY OVER!”, và sau đó kéo dài việc đo 5 phút sau đó dừng lại.
 Trong quá trình đo, nêu nhấn START/STOP một lần nữa, vùng chỉ báo thông tin sẽ hiển
thị thông báo "STOP STAT TEST" để dừng phương pháp NIBP và thoát khỏi chế độ này
 Cài đặt khoảng thời gian (2/3/4/5/10/20/30/40/50/60/120/180/240 phút)
 Cài đặt báo động:
 Cài đặt giới hạn trên, dưới SYS
 Cài đặt giới hạn trên, dưới DIA

 Những lưu ý khi cài đặt NIBP:

 Giá trị được đo sẽ hiển thị trong vùng thông số NIBP trong 240 phút trừ khi có phép đo
khác thực hiện trong giai đoạn này. Trên đồ thị và bảng xu hướng, thông số sẽ tồn tại
trong khoảng thời gian tương tự.

 Việc đo sẽ không chính xác hoặc không thể thực hiện nếu bệnh nhân chuyển động, run
rẩy hay co giật. Việc chuyển động này có thể làm ảnh hưởng tới những xung của áp xuất
động mạch. Thêm nữa, việc đo sẽ rất tốn thời gian.
 Việc đo sẽ không chính xác hoặc không thể thực hiện nếu sự rối loạn nhịp tim của bệnh
nhân làm nhịp đập của tim trở nên thất thường. Thời gian đo do đó sẽ bị kéo dài.
 Việc đo sẽ không thể thực hiện được nếu bênh nhân được kết nối với một máy tim phổi.
Và không thể thực hiện nếu nhịp tim nhỏ hơn 40 bpm hoặc lớn hơn 240 bpm.
 Nếu bệnh nhân bị sốc nặng hay hạ thân nhiệt, việc đo sẽ không chính xác do lưu lượng
máu chảy đến các vùng ngoại vi giảm là nguyên nhân gây giảm xung của động mạch.

 Theo dõi cung lượng tim C.O


- Nguyên lý hoạt động
- Lắp đặt cảm biến
- Hiển thị C.O
- Cài đặt C.O
- Các nhân tố ảnh hưởng
 Đối với nguyên tắc hoạt động:
 Phương pháp theo dõi cung lượng tim (C.O) là phương pháp tiếp xúc đo nhịp tim và
thông số huyết động lực bằng cách sử dụng phương pháp thermodilution tâm nhĩ phải
(atria). Phương pháp lạnh mà của khối lượng và nhiệt độ được biết đến được tiêm vào tâm
nhĩ phải qua ống thông động mạch phổi (PA). Theo đó sẽ hòa lẫn với máu trong tâm thất
phải và thay đổi nhiệt độ trong máu được đo bằng một nhiệt điện trở ở đầu xa của ống
thông trong động mạch phổi. Sự thay đổi nhiệt độ được hiển thị như một sóng trong màn
hình theo dõi CO, và thiết bị sẽ tính giá trị sóng này. Các giá trị C.O. tỉ lệ nghịch với diện
tích dưới sóng. Mà cung lượng tim thay đổi liên tục, một loạt các phép đo phải được thực
hiện để đo được một giá trị CO trung bình đáng tin cậy.
 Luôn luôn sử dụng giá trị mức trung bình của phép đo thermodilution để quyết định điều
trị. Thiết bị có khả năng lưu 6 phép đo.
 Đối với lắp đặt cảm biến:
 Kết nối cáp C.O với bộ kết nối C.O của thiết bị theo dõi.
• Kết nối các mô đun C.O
• Vào trình [System Setup] và mở của sổ theo dõi CO.
• Vào trình [Setup] của sổ theo dõi CO.
Kiểm tra xem chiều cao và trọng lượng có thích hợp của bệnh nhân không. Thay đổi
nếu cần thiết.

Kiểm tra xem các hệ số tính toán chính xác được nhập vào. Tham khảo hướng dẫn
sử dụng ống thông động mạch phổi để xác định [Calc COEF ] theo khối lượng và nhiệt
độ thêm vào. Để thay đổi các hệ số tính toán, chọn [ Calc COEF ] và sau đó nhập vào giá
trị chính xác . Khi một ống thông mới được sử dụng, hệ số tính toán phải được điều chỉnh
theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chuyển [ TI Source] sang „Auto‟ (Tự động) , nhiệt độ được tự động đo. Khi [ TI
Source] được chuyển sang „Manual ( thủ công ) , bạn có thể nhập vào nhiệt độ trong vùng
[ TI Temp]

- Đối với hiển thị C.O


Các C.O. Cửa sổ màn hình được hiển thị trên màn hình như hình dưới đây Để nhập
[System Setup] trình đơn, chọn [Display Mode] và chọn mục CO.

1. Số dòng được đo

2. Sóng C.O được đo

3. Xem kết quả đo được

4. Giá trị trung bình

5. Các phím chức năng.

 Đối với cài đặt C.O


 Cài đặt đơn vị nhiệt độ: Chọn mô đun nhiệt độ và mở trình [Temp Setup]. Trong trình
mở, chọn [Temp Unit] để chuyển đổi giữa [º C] và [º F].
 Cài đặt các tính năng báo động: Chọn [Setup] hình thức đơn C.O. Trong cửa sổ theo dõi,
có thể thiết lập báo động cho các thông số.
 Các cài đặt cụ thể:

Công tắc báo động ON

Báo động TB cao(ºC) 39.0

Báo động TB thấp(ºC) 36.0

Calc COEF 0.542

TI Source Auto

TI Temp 2.0

 Các nhân tố ảnh hưởng:


 Nhiệt độ dung dịch tiêm vào
 Khối lượng của dung dich tiêm vào
 Nhiệt độ cơ bản của máu bệnh nhân
 Chu kỳ hô hấp của bệnh nhân
 Vị trí của ống thông có liên quan gần phổi, ống thông riêng của mình
 Nhịp tim của bệnh nhân và tình trạng huyết động lực, và bất kỳ phương pháp nhanh
chóng khác được truyền trong khi đo lường CO được thực hiện
 Dung dịch tiêm vào phải lạnh hơn máu của bệnh nhân. Tiêm phải nhanh chóng và suôn
sẻ.

 Theo dõi TEMP


- Nguyên lý hoạt động.
- Cài đặt cảm biến TEMP
- Cài đặt thông số TEMP
- Những lỗi thường gặp
 Đối với nguyên lý hoạt động:

 Thiết bị cung cấp một hoặc hai kênh đo nhiệt độ bị độc lập (T1 và T2). Khi cắm một cảm
biến nhiệt độ vào bất kỳ đầu T1 hoặc T2, giá trị nhiệt độ tương đối của kênh sẽ hiển thị.
Nếu các kênh nhiệt độ thứ hai được cài đặt, chênh lệch nhiệt độ giữa hai kênh là một
trong những lựa chọn có sẵn. Chênh lệch nhiệt độ được hiển thị như "ΔT" (nhiệt độ
delta).
 Thiết bị theo dõi sử dụng một đầu cảm biến nhiệt độ với một nhiệt điện trở để cung cấp
liên tục đo nhiệt độ điện tử của lõi hoặc nhiệt độ cơ thể thông qua đấu cảm biến trực tràng
/ thực quản hoặc nhiệt độ da thông qua một bộ cảm biến bên ngoài.
 Cài đặt cảm biến TEMP

 Gắn dây của T1 hoặc / và T2 cảm biến vào ổ cắm cảm biến trên bảng điều khiển bên trái
của màn hình.
 Đưa đầu cảm biến vào bệnh nhân theo sao cho phù hợp với đầu dò sử dụng (và khiếm
khuyết cơ thể).

 Cài đặt thông số TEMP


Chọn vùng thông số TEMP để vào cài đặt TEMP: sau đó lựa chọn như hình

 Công tắc báo động (on/off)


 Đơn vị nhiệt độ ( 0F/0C)
 Giới hạn trên, dưới của báo động T1 và T2

 Theo dõi EtCO2.


- Nguyên lý hoạt động:
 Việc theo dõi lượng khí CO2 được sử dụng để theo dõi lượng khí liên tục CO2 và ghi lại
nồng độ tức thời ( EtCO2 ), lấy các giá trị tỷ lệ CO2 của khí hít vào và thở ra trong một
chu kỳ hô hấp của người lớn khi luồn ống vào khí quản và không luồn ống vào khí quản
đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
 Hệ thống theo dõi khí CO2 là một hệ thống lấy mẫu dòng bên với tỷ lệ lấy mẫu thấp 50
ml / phút được sử dụng để đo lượng khí CO2 của khi không luồn ống vào khí quản đối
với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và luồn ống vào khí quản đối với người lớn có sử dụng mẫu ống
thiết kế đặc biệt và bộ dụng cụ chuyển đổi trên đường hô hấp. Bộ dụng cụ này kết hợp bộ
lọc và các tế bào mẫu mà cung cấp lọc tối đa của chất lỏng và chất gây ô nhiễm và bảo vệ
nhờ hệ thống thấm nước.
 Trong hệ thống theo dõi khí CO2, ánh sáng hồng ngoại được tạo ra bởi các bộ cảm biến
và phát ra qua các tế bào mẫu để phát hiện ở phía đối diện. CO2 từ các bệnh nhân được
hút vào trong tế bào mẫu hấp thụ một phần năng lượng hồng ngoại này. Thiết bị xác định
nồng độ CO2 trong khí thở bằng cách đo lượng ánh sáng được hấp thụ bởi các loại khí .
EtCO2 được hiển thị như một số giá trị có đơn vị milimét thuỷ ngân ( mmHg ), phần trăm
(% ), hoặc kilopascals ( kPa). Ngoài ra, một dạng sóng CO2 (capnogram ) có thể được
hiển thị được coi là một công cụ lâm sàng có giá trị có thể được sử dụng để đánh giá tính
toàn vẹn đường thở bệnh nhân và vị trí ống nội khí quản thích hợp ( ETT ). Tỷ lệ hô hấp
được tính toán bằng cách đo khoảng thời gian giữa những hơi thở được phát hiện.
- Chế độ CO2 ZEROING:
 Số không mẫu thử cho phép các mô đun CO2 điều chỉnh các đặc tính quang học của mẫu
chỉ khi có yêu cầu .
 Bất cứ khi nào các loại bộ chuyển đổi được sử dụng với các Mô-đun CO2 được thay đổi.
Đối với độ chính xác tối ưu , một zero Mô-đun CO2 cũng nên đuợc thực hiện bất cứ khi
nào các Module CO2 được kết nối với thiết bị bệnh nhân.
 Trước khi thực hiện một Mô-đun zero CO2, Mô-đun CO2 cần được loại bỏ khỏi thiết bị
theo dõi bệnh nhân và các loại bộ chuyển đổi được sử dụng trong các mạch được chèn
vào các Mô-đun CO2. Chú ý rằng cần đảm bảo rằng các bộ chuyển đổi đường thở được
làm sạch khí CO2 dư. Thời gian tối đa cho một Mô-đun zero CO2 là 30 giây. Thời gian
tiêu biểu cho một zero là 15-20 giây.
 Một số điều kiện Mô-đun CO2 cũng có thể yêu cầu một zero được thực hiện. Những yêu
cầu này xuất phát từ những thay đổi trong các bộ chuyển đổi đường hô hấp có thể chỉ ra
rằng các bộ cảm biến không đặt trong điều kiện đo tối ưu. Khi điều này xảy ra, các bộ
chuyển đổi đường thở nên được kiểm tra để đảm bảo các chất hấp thụ quang học như chất
nhầy đã không che khuất cửa sổ chuyển đổi. Nếu các chất hấp thụ này được tìm thấy , các
bộ chuyển đổi đường hô hấp nên được làm sạch hoặc thay thế.
- Cài đặt EtCO2:
Nhấn vào vùng thông số EtCO2 để vào trình cài đặt sóng và cài đặt EtCO2

 Công tắc báo động (on/off)


 Báo động EtCO2 cao/thấp.
 Báo động AWRR cao/thấp.
 Cài đặt thời gian trì hoãn ngạt (10-60 giây)
 Cài đặt đơn vị EtCO2 (mmHg, kPa hoặc phần trăm (%))
 Tốc độ quét (12,5 mm /s và 25mm /s)
 ZERO setup: Trong trình đơn trên, hoàn thành các bước zero bằng cách nhấn vào nút
“staring zeroing”. Trong zeroing, một thông báo “EtCO2 Zero Started”, sẽ được hiển thị
trên vùng thông báo.
 Cài đặt cấu hình: nhấn vào mục ADVANCED SETUP màn hình sẽ hiển thị:

 Cài đặt áp suất khí quyển (400-850 mmHg)


 Cài đặt nhiệt độ khí (0 đến 50 ℃)
 Cài đặt bù trừ O2 (0 đến 100%)
 Cài đặt biên độ dạng sóng(0 ~ 75 mmHg , 0 ~ 150 mmHg)

 Cài đặt theo dõi ST.


Nhấn vào ST Analysis trong trình cài đặt ECG để bật trình đơn cài đặt ST như sau:
- Trạng thái phân tích ST ( on/off)
- Công tắc báo động (on/off)
- Giới hạn báo động trên/dưới riêng
- Điều chỉnh ST
 ISO (điểm cơ bản): -508ms ~-4ms
 ST (điểm đo): 508 ms ~ 8 ms
- Các điểm chú ý khi cài đặt điểm đo:
- ST BỘ PHẬN QUÁ CAO : có nghĩa là giá trị ST là vượt quá giới hạn trên của báo động.
- ST BỘ PHẬN QUÁ THẤP : có nghĩa là giá trị ST là dưới giới hạn thấp hơn báo động .
- QRS bất thường không đƣợc coi là trong phân tích đoạn ST .
- Nếu hiệu chuẩn các bộ phận ST không thể được nhập vào, nó có nghĩa là không có mô-
đun ST để sử dụng.
- Nó chỉ xuất hiện khi các tín hiệu của ECG là không tồn tại.

 Cài đặt thông tin cơ bản của bệnh nhân.


Bật lên trình đơn Cài đặt Thông tin Bệnh nhân (xem biểu đồ dưới đây). Trình đơn có
thể thiết lập hồ sơ bệnh án sau:

 ID (số CMTND hoặc số hộ chiếu)


 Tên
 Phân loại (người lớn/trẻ em)
 Giới tính
 Nhóm máus
 Tuổi
 Ghi lại ( tùy chọn).
- Ghi lại dạng sóng thực tế: Ghi lại đồng thời các thông số báo cáo trong đó
bao gồm (Tên bệnh nhân, tên bệnh viện, Thời gian ghi lại, LEAD, HR, RESP, SPO2, T1,
T2, EtCO2, IBP1, IBP2, bộ phận ST, huyết áp NIBP cuối cùng đo được của SYS và DIA
(mmHg)), xem biểu đồ dưới đây:

- Trình tự hoạt động: Nhấp vào nút chức năng của RECORD trên màn hình →
Thông báo START RECORDING (bắt đầu ghi lại) xuất hiện ở dưới cùng của màn hình,
thể hiện quá trình in đang diễn ra; Nếu muốn chấm dứt quá trình in, chỉ cần nhấn nút
RECORD lần nữa, việc ghi lại ngừng ngay lập tức và thông báo BREAK RECORD sẽ
xuất hiện ở dưới cùng của màn hình.

- Các chú ý khi ghi lại:

 Thời gian in liên tục không quá 2 phút


 Không nhấn RECORD khi không có giấy hoặc đầu ghi bị hỏng
 Chỉ được sử dụng giấy in nhiệt
 Nếu có quá nhiều bụi, sử dụng một miếng bọt biển thấm còn để làm sạch các
bộ phận.

4.2. Các điều cần lưu ý khi sử dụng monitor OMNI II.

- Thiết bị theo dõi OMNI II là một máy phát hiện khử rung tim. Thiết bị này vẫn có thể gắn
vào bệnh nhân trong quá trình khử rung tim hoặc trong khi một thiết bị phẫu thuật điện
được sử dụng, nhưng điều này có thể không đúng trong quá trình sử dụng và sau khi sử
dụng thời gian ngắn sau đó
- Thiết bị là một sản phẩm dùng để điều trị và phải được vận hành dưới sự điều kiển của
nguời có trình độ chuyên môn cao.
- Đôi khi, các tín hiệu điện của tim không tạo ra xung vùng ngoại vi. Nếu một dấu hiệu
xung khác nhau của biên độ mạch đập của bệnh nhân (ví dụ, mạch so le, rung tâm nhĩ,
máy hô hấp nhân tạo theo chu kỳ tốc độ), huyết áp và nhịp đập có thể thất thường và nên
sử dụng một phương pháp đo phù hợp để xác định.
- Nguy cơ nổ. Không sử dụng thiết bị nếu có sử dụng đến thuốc gây mê hoặc khí ga dễ
cháy.
- Không nâng thiết bị bằng cáp cảm biến, ống huyết áp hoặc dây điện vì cáp, chì, hoặc dây
điện có thể gây mất kết nối với thiết bị theo dõi, hoặc làm thiết bị ảnh hướng xấu đến
bệnh nhân
- Thiết bị có thể không hoạt động hiệu quả trên những bệnh nhân trải qua những cơn co giật
hoặc bị chấn động
- Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, không đặt thiết bị vào vị trí có thể rơi vào bệnh nhân.
- Không sử dụng thiết bị cho những bệnh nhân kết nối với những máy tim/ phổi.
- Để đảm bảo việc dòng rò rỉ vẫn nằm trong thông số kỹ thuật, chỉ sử dụng cho bệnh nhận
loại cao được cung cấp, sử dụng đặc biệt cho sản phẩm
- Dòng rì rỉ nhỏ hơn 100 micro ampe (µA), tuy nhiên, cần luôn luôn lưu ý dòng rò rỉ có thể
gây ra bởi thiết khác sử dụng cùng thời điểm với thiết bị theo dõi trên bệnh nhân.
- Không đặt sản phẩm vào nồi hấp, dung dịch khử trùng etylen oxit, hoặc nhúng cả thiết bị
vào chất lỏng. Tháo thiết bị trước khi làm sạch hoặc khử trùng
- Kết nối các thiết bị không độc lập tạo kết nối RS-232 có thể gây ra rò rỉ vượt quá những
tiêu chuẩn thông số kỹ thuật.
- Để ngăn nguy hại về điện cho người sử dụng, thiết bị phải nối đất. Khung gầm lắp ráp,
Universal Switching Power Supply, và dây nguồn của thiết bị cung cấp cho sự bảo vị này.
Không được làm hỏng kết nối bằng cách thay đổi dây dẫn hoặc sử dụng tiếp hợp không
nối đất.
- Ngắt kết nối thiết bị và cảm biến trong khi cộng hưởng từ (MRI) quyet. Sử dụng trong
cộng hưởng từ MRI có thể gây cháy hoặc ảnh hưởng xấu đến độ chính xác của màn hình.
Ngoài ra để tránh cháy, loại bỏ các cảm biến khỏi bệnh nhân trước khi chụp MRI.

4.3. Các lỗi thường gặp.

- Lỗi nguồn cung cấp và pin:


 Khi mất nguồn điện xoay chiều, máy tắt  Pin trong máy lỗi, cần kiểm tra lại và thay
thế.
 Kết nối nguồn xoay chiều, khi bật máy. Dèn báo nguồn không sáng Kiểm tra lại cầu
chì (nếu hỏng cần thay thế).
- Lỗi chuông báo:
 Xuất hiện lỗi trên màn hình, có đền cảnh báo nhưng chuông không kêu  Kiểm tra
mạch âm thanh, có thể chuông đã bị hỏng ( thay thế nếu cần).
- Lỗi màn hình hiển thị:
 Màn hình không điều chỉnh được độ tương phản  màn hình bị hỏng, có thể do thời
gian quá lâu, cần thay thế.
 Bật máy, màn hình không hiển thị  kiểm tra cáp kết nối giữa màn hình và bảng
mạch điều khiển, kiểm tra bảng mạch màn hình nếu hỏng cần phải thay thế.
- Các lỗi khác:
+ Cảm ứng trên màn hình không hoạt động  kiểm tra lại bảng mạch bàn
phím và cáp kết nối giữa mạch bàn phím và bảng mạch điều khiển.
+ Các phím chức năng bị loạn  có thẻ bảng mạch bàn phím bị ẩm  cần
làm khô (thay thế nếu hỏng)

1. Khi đo huyết áp

 ZERO IMBALANCE: Không điều chỉnh cần bằng điểm Zero  Đặt lại chế độ
cần bằng điểm Zero tự động
 ZERO END: Không hoàn thành thủ tục chỉnh tự động cân bằng Zero  Đặt lại chế
độ cần bằng điểm Zero tự động
 ZERO OUT RANGE: Giá trị Zero nằm ngoài dải đo do: Đỉnh van 3 chiều và đầu
ống thông khác độ cao, đầu do BP không đúng loại  Điều chỉnh lại
 ZERAO UNSTABLE: Giá trị Zero không ổn định… Không nhấn các phím đó/
lắp chặt ống đo, chỉnh lại điểm tự động cân bằng Zero, nếu không được liên hệ ới
nhà cung cấp

2. Đo SpO2
 PROBE OFF: Đầu đo không bám chặt vào ngón tay bệnh nhân, ánh sáng truyền
nhỏ  không đo được Kẹp chặt đầu đo, thiết lập lại cảm biến ngón tay vào vị trí
mà ánh sáng có thể đi qua dễ dàng
 LOW QUALIGY SIGNAL: Tín hiệu SpO2 không ổn định  Kẹp chặt cảm biến,
kiểm tra chuyển động
 SEARCH TOO LONG…: thời gian tìm kiếm SpO2 quá dài  kiểm tra lại cảm
biến kết nối với bệnh nhân
3. Đo NIBP
 CHECK CUFF và HOSE: Bơm hoạt động và thời gian bơm 50skiểm tra lại hoạt
động của bơm
 REMEASUREMENT: NIBP không hiển thị và áp suất bơm <= 10mmHg
 PATIENT MOVING: Không thực hiện được phép đo do cơ thể bệnh nhân chuyển
động  nhắc nhở bệnh nhân không chuyển động.
 CHECK NIBP AMP: Giá trị áp suất bơm trên màn hình không tăng khoảng 10s sau
khi nhần phím START/STOPCảm biến áp suất bị đứt Thay thế cảm biến nếu
bị hỏng.
4. Đo CO2
 CAL? : Không chỉnh được điểm cân bằng Zero cảm biến, vừa thay cảm
biếnChỉnh điểm cân bằng Zero.
 PUSH 3 SEC/PUSH 2 SEC/PUSH 1 SEC: Do nhấn phím trong suốt quá trình
chỉnh ZeroNhả các phím chức năng ra.
 CAL ERROR: Đầu ra của cảm biến không ổn định khi cân bằng ZeroChỉnh
điểm cân bằng Zero. Thay cảm biến hoặc bộ khuyếch đại đầu CO2 nếu vẫn còn lỗi
sau khi chỉnh Zero
5. Đo nồng độ khí O2 trong khí thở
 CAL??: Không hiệu chỉnh cảm biến khi: Thay cảm biến O2 mới/ Thay bộ khuyếch
đại đầu vào khí CO2Thực hiện hiệu chỉnh. Chú ý: “CAL??” xuất hiện sau khi
hiệu chỉnh thì phải thay cảm biến
 PUSH 3 SEC/PUSH 2 SEC/PUSH 1 SEC: Chỉ dẫn vận hành trong quá trình chỉnh
cân bằng Zero.
 CAL END: Báo kết thúc thủ tục hiệu chỉnh
 CAL ERROR: Đầu ra cảm biến chưa ổn định  Chờ 1 phút, sau đó hiệu chỉnh
cảm biến.
6. Lỗi theo dõi ECG:
 LEAD OFF: cáp ECG bị tuột ra khỏi monitor hoặc da bệnh nhân  kiểm tra và kết
nối lại.
 Tín hiệu ECG yếu  kiểm tra lại điện cực kết nối với bệnh nhân ; điều chỉnh lại độ
nhạy nếu cần thiết.
 Không thay đổi được đạo trình theo dõi  lỗi kết nối giữa bảng mạch điều khiển
và bảng mạch ECG (hoặc bảng mạch ECG bị hỏngcần thay thế)
7. Lỗi theo dõi RESP
 Sóng ECG và RESP bị đè nên nhau  bảng mạch tương tự bị lỗi ; cần kiểm tra
lại và thay thế nếu hỏng.
 Sóng RESP không hiển thị khi đã kết nối điện cực điện cực tiếp xúc kém ;
hoặc cáp điện cực đã bị hỏng cần thay thế cáp điện cực ( có thể kiểm tra kết nối
giữa bảng mạch RESP với bảng mạch điều khiển)
8. Lỗi EtCO2 :
 Máy báo lỗi cảm biến không được kết nối hoặc bị lỗi  kiểm tra lại kết nối
của cảm biến và dây dẫn.
 Lỗi cảm biến nhiệt độ cao  kiểm tra lại cảm biến có tiếp xúc với nguồn
điện cao hay không và thay thế nếu cần thiết.
 Bơm báo lỗi  kiểm tra lại tình trạng hoạt động của bơm, nếu hỏng cần
thay thế
 Cảm biến báo đang thiết lập liên tiếp  kiểm tra lại cảm biến, thay thế cảm
biến nếu cảm biến bị hỏng.
4.4. Bảo trì hằng ngày và bảo dưỡng định kỳ.

 Các lưu ý khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng


- Không được dùng các vật bằng kim loại và sắc bén để vệ sinh máy, tránh tình trạng
xây xước bề mặt cần vệ sinh lau chùi.
- Nen dùng vải khô, mịn và các chất tẩy rửa được cho phép dùng để vệ sinh bề mặt máy
và các bảng mạch trong máy.
- Không dùng các hóa chất có tính axit, kiềm mạnh ( được dùng một số hóa chất tẩy rửa
cho phép trong hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy)
- Khi tiến hành bảo trì tay phải khô ráo tránh làm ẩm các đầu nối và bo mạch trong máy.
- Không được ngâm, tẩy rửa các bảng mạch cũng như các đầu nối và các cảm biến trong
nước hay hóa chất.
a) Bảo trì hàng ngày.

Sau mỗi ngày làm việc bảo dưỡng máy như sau:
 Ngắt điện nguồn
 Tháo điện cực ra khỏi máy
 Làm sạch các lỗ thông hơi trên màn hình hiển thị
 Làm vệ sinh các bản cực bằng nước, sau đó lau sạch bằng vải mịn
 Che phủ máy tránh bụi
 Làm vệ sinh phòng máy cho sạch sẽ
 Kiểm tra lại toàn bộ máy.
 Đối với điện cực ECG, SpO2:
Sau mỗi lần sử dụng, cáp phải được làm sạch theo biện pháp dưới đây:
1. Làm sạch vùng điện cực dán trên cơ thể bệnh nhân và phần còn lại của điện cực.
Phần dính có thể sử dụng được khi bỏ chất dính còn lại, nhưng ancetone, cồn, ammoniac,
chất gây mê và dung môi mạnh không được khuyến nghị sử dụng bởi chúng có thể làm
hỏng cáp nhựa vinyl.
2. Sự dụng miếng bọt biển ẩm có thấm dung dịch xà phòng lỏng hoặc dung dịch
tẩy rửa thích hợp khác để làm sạch cáp sau đó làm khô. Không ngâm cáp trong nước.
3. Kiểm tra xem cáp có bị ăn mòn, hư hỏng hay suy biến gì không. Không sử dụng
nồi thanh trùng để khử trùng cáp và điện cực hoặc làm nóng chúng tới nhiệt độ cao hơn
hoặc bằng 75℃ (167F). Nếu có bụi bẩn trên bề mặt vật liệu, có thể sử dụng chất tẩy
không lưu lại để làm sạch và bất kỳ môi trường nghiền kim loại nào như vảy tuyệt đối
không được sử dụng. Nhiệt độ lưu kho nên để từ 20℃ till 75℃ (-68F till 167F). Treo
hoặc đặt thiết bị trên mặt phẳng để tránh hư hỏng.

 Đối với NIBP.

Vòng băng có thể được khử trùng bằng phương pháp khử trùng bằng cách hấp, khí
hay bức xạ thông thường trong luồng khí nóng hoặc khử trùng bằng cách ngâm dung dịch
khử nhiễm, nhưng nên lưu ý rằng loại bỏ túi cao su nếu sử dụng phương pháp này. Vòng
túi hơi nên làm sạch khô. Túi này cũng có thể làm sạch bằng máy hoặc tay, phương pháp
sau có thể mất kéo dài được thời gian sử dụng của túi hơi. Trước khi làm sạch, bỏ túi cao
su cho máy rửa, đóng chốt Velcro. Cho phép túi làm khô sau khi làm sạch, sau đó lắp lại
ống cao su.

Để thay thế ống cao su trong túi hơi, vị trí đầu tiên của phần cao su trên đâu đầu túi
hơi để đường ống cao su phải mở lớn ở phía phía chiều dài vòng cuốn tú hơi. Sau đó,
cuộn túi theo chiều dọc và chèn nó vào mở ở phía bên dài nơi cổ tay. Giữ ống và các túi
hơi và lắc vòng bít hoàn toàn cho đến khi túi là ở đúng vị trí. Ống cao su nằm bên trong
túi hơi, và thông qua các lỗ nhỏ dƣới nắp bên trong.

 Đối với cảm biến nhiệt độ:


- Đầu cảm biến TEMP không nên được đun nóng trên 100 ℃ (212oF). Nó chỉ nên được
một thời gian ngắn, và chỉ chịu được nhiệt độ t từ 80 ℃ (176oF) và 100 ℃(212oF).
- Các đầu cảm biến không được tiệt trùng bằng hơi nước.
- Để làm sạch các đầu cảm biến với dung dịch tẩy rửa rượu.
- Để làm sạch đầu cảm biến, giữ đầu cảm biến bằng một tay và dùng tay kia sử dụng một
miếng bằng vải thô ẩm lau đầu cảm biến xuống theo hướng kết nối.
- Sử dụng miếng bọt biển ẩm có thấm dung dịch xà phòng lỏng hoặc dung dịch tẩy rửa
thích hợp khác để làm sạch cáp sau đó làm khô. Không ngâm cáp trong nước
- Không ép ống cao su lên vòng túi hơi NIBP
- Các đầu cảm biến không được tiệt trùng bằng hơi nước.
- Để làm sạch đầu cảm biến, giữ đầu cảm biến bằng một tay và dùng tay kia sử dụng một
miếng bằng vải thô ẩm lau đầu cảm biến xuống theo hướng kết nối
- Không nhúng hoặc khử trùng các Module trong thiết bị bằng hơi nước cũng như khí nóng.

 Đối với mô đun CO2:


- Thơi gian biểu: Tốc độ dòng chảy Mô đun CO2 chính xác cần được xác nhận bằng đo
trực tiếp sử dụng dụng cụ đo hiệu chuẩn theo chu kỳ 12 tháng.
- Làm sạch
• Lau chùi vỏ Mô-đun CO2 , dây cáp và bộ phận kết nối :
• Sử dụng một miếng vải ẩm thấm với isopropyl alcohol 70 % , một dung dịch nước
10% sodium hypochlorite ( thuốc tẩy ) , một dung dịch gluteraldehyde 2 % ,
ammonia, xà phòng hoặc nước tẩy khử trùng phun như STERIS phủ ® phun HB .
• Lau bằng miếng vải ẩm sạch để làm sạch và khô trước khi sử dụng . Hãy chắc chắn
rằng các cảm biến được sạch sẽ và khô trước khi sử dụng
- Chú ý: Không nhúng hoặc khử trùng các Module CO2 .
• Làm sạch dòng phụ bên trên mạch hô hấp và bộ dụng cụ của dòng phụ
• Bộ chuyển đổi dòng phụ bên trên đường hô hấp và bộ dụng cụ lấy mẫu dòng phụ
bên chỉ sử dụng cho bệnh nhân duy nhất. Xử lý phù hợp với các hình thức bệnh
viện để xử lý các thiết bị sử dụng chỉ với một bệnh nhân duy nhất.
• Cài đặt này được sử dụng để cài đặt phát hiện không có hơi thở tại thời gian ngưng
thở - là khoảng thời gian vài giây sau khi phát hiện hơi thở cuối cùng mà tại đó các
mô-đun CO2 sẽ là tín hiệu phát hiện không có hơi thở.
• Phạm vi cài đặt là 10 ~ 60 giây, và các nhà máy sản xuất cài đặt là 10 giây.
b) Bảo dưỡng định kỳ.

• Vệ sinh bề ngoài và các đầu đo SpO2 – NiBP – ECG – cảm biến nhiệt độ…
• Kiểm tra, vệ sinh các đường dây dẫn NIBP, SpO2, CO2, nhiệt độ, ECG…
• Tháo lắp ,vệ sinh trong máy : Máy in - Khối nguồn - Khối hiển thị CRTC - Khối
SpO2 - NiBP – ECG –nhiệt độ - Bàn phím ...
• Kiểm tra ,hiểu chỉnh các nguồn +5V ,tương tự +8V , màn hình và NiBP +12V , in
nhiệt +24V ,quá nhiệt ,quá áp...
• Kiểm tra ,hiệu chỉnh khối CPU : ROM – RAM –BUS – SOUND – cài đặt ALARM....
• Kiểm tra ,hiệu chỉnh khối CRTC : Hiển thị 1 - Hiển thị 2- Quét lái ngang dọc – Focus
- Nguồn ...
• Kiểm tra ,hiệu chỉnh khối DPU :A/D – D/A – NiBP (NiBP check - Hiệu chuẩn 1 -
Hiểu chuẩn 2 - Hiệu chuẩn thời gian ,áp lực của bơm ,xả ...).
• Kiểm tra hiệu chỉnh máy in :Mạch ngoại vi và truyền dẫn - Dạng sóng mạch in –
ROM máy in - Điều chỉnh đầu in nhiệt – Cân chỉnh điểm in .
• Kiểm tra, hiệu chuẩn lại các thông số: CPU, Printer, NIBP, CO2, Nhiệt độ, ECG.
• Chạy thử trên bệnh nhân, test kết quả trước khi bàn giao cho người sử dụng.
• KẾT LUẬN

Như ta đã biết thiết bị y tế rất là quan trọng đối với mọi người trên thế giới,
tuy nhiên số lượng và chủng loại của các thiết bị này là vô cùng lớn, mà kiến thức ở
trường chỉ là kiến thức cơ bản về chuyên môn, do vậy em quyết định chọn cho
mình một hướng đi về chuyên sâu, và hướng đi của em là hướng vào nghiên cứu và
tìm hiểu các thiết bị lâm sàng mà đầu tiên là máy theo dõi bệnh nhân OMNI II.

Đây là một thiết bị theo dõi rất hiện đại, độ nhạy rất cao, do đó chỉ cần một
sai lệch nhỏ bất cứ ở phần nào của thiết bị đều có thể cho kết quả chuẩn đoán và
theo dõi sẽ thiếu chính xác, vì vậy chúng ta cần phải kiểm tra, theo dõi hệ thống,
bảo trì và bảo dưỡng một cách hợp lý đúng theo yêu cầu tiêu chuẩn của hệ thống để
đảm bảo cho việc chẩn đoán một cách chính xác, góp phần vào công việc điều trị
bệnh của Bác sĩ đối với bệnh nhân.

Việc thực hiện đề tài báo cáo này đã giúp cho sinh viên năm cuối có một
kiến thức nền căn bản về hệ thống thiết bị theo dõi bệnh nhân đó là : nắm vững lý
thuyết về các nguyên lý cơ bản, nắm vững cấu tạo của hệ thống, nguyên lý hoạt
động, vận hành, học hỏi kinh nghiệm của các nhân viên kỹ thuật, thực hiện bảo trì,
sửa chữa, thay thế và cách khắc phục những lỗi thường gặp của hệ thống.

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo
cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
Thầy, cô các anh chị và các bạn cùng khóa. Em xin tiếp thu những đóng góp ý kiến
quý báu đó để bài báo cáo thực tập của em ngày càng được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vu Duy Hai, Nguyen Duc Thuan, Nguyen Thai Ha, Designing program to control
and display biomedical parameters on computer, The 20th Scientific conference, Hanoi
University of Technology, October 2006.

2. Developer’s Guide Borland C++Builder for Windows, Borland Software


Corporation, 100 Enterprise Way, Scotts Valley, CA 95066-3249.

3. Quick Start Borland C++Builder for Windows, Borland Software Corporation,


100 Enterprise Way, Scotts Valley, CA 95066-3249.

4. Metin Akay, Andy Marsh. Information Technologies in Medicine. John Wiley &
Sons, Inc. 2001

5. Monson H. Hayes. Digital Signal Processing. McGraw Hill, 2002.

6. Joseph D.Bronzino. The Biomedical Engineering Handbook. Second Edition.


CRC Press, IEEE Press, 2002.

7. John C.Webster, Editor. Medical Instrumentation. Application and Design. John


Wiley&Sons, Inc.2002.

8. Advanced MFC Programming, Borland Software Corporation, 100 Enterprise


Way, Scotts Valley, CA 95066-3249.

9. Programming C#, Jesse Liberty, Publisher: O'Reilly, First Edition July 2001,
ISBN: 0-596- 00117-7, 680 pages.

You might also like