You are on page 1of 135

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG


KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

DỊCH TỄ HỌC

CHỦ BIÊN: NGUYỄN KHẮC MINH

ĐÀ NẴNG, 2018
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

DỊCH TỄ HỌC

(DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH Y)

PGS.TS. NGUYỄN KHẮC MINH (Chủ biên)


ThS. NGUYỄN XUÂN HƯƠNG
ThS.BS. TRẦN ĐÌNH TRUNG
ThS.BS. NGUYỄN THỊ TÂM

ĐÀ NẴNG, 2018
LỜI NÓI ĐẦU

Vai trò của Dịch tễ học là nâng cao sức khỏe cộng đồng. Nội dung giáo trình bao
gồm những nguyên lý, phương pháp cơ bản và đặc điểm về các bệnh truyền nhiễm của
Dịch tễ học. Quyển giáo trình này cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Y và các độc giả
những kiến thức cơ bản nhất về Dịch tễ học.
Giáo trình được biên soạn dựa theo đề cương chi tiết của học phần Dịch tễ học tại
trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng, bao gồm 2 chương:
Chương I - Dịch tễ học cơ bản: Cung cấp các kiến thức về tổng quan dịch tễ học;
các chỉ số Dịch tễ học đánh giá sức khỏe cộng đồng; đánh giá căn nguyên và phân tích
những yếu tố quyết định đến sức khỏe cộng đồng; sàng tuyển; các thiết kế nghiên cứu
Dịch tễ học.
Chương II - Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm: Cung cấp các kiến thức vầ khái niệm
về Dịch tễ học nhiễm trùng; giám sát Dịch tễ học; đặc điểm của một số bệnh truyền
nhiễm thường gặp trong cộng đồng; dịch, quá trình dịch và phòng chống dịch; điều tra và
xử lý dịch.
Để hoàn thiện quyển giáo trình này, nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu
từ nhiều nguồn tài liệu trong nước, ngoài nước và chương trình giảng dạy học phần Dịch
tễ học của các trường đại học Y, Dược. Nhóm tác giả đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắc
không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp,
sinh viên và bạn đọc để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!

TM. NHÓM BIÊN SOẠN

PGS.TS. Nguyễn Khắc Minh

i
MỤC LỤC
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................... iv
CHƯƠNG 1. DỊCH TỄ HỌC CƠ BẢN ............................................................................... 1
BÀI 1. TỔNG QUAN DỊCH TỄ HỌC ................................................................................. 1
1.1. Định nghĩa dịch tễ học ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của dịch tễ học ........................................................... 2
1.3. Tiếp cận dịch tễ học ................................................................................................... 4
1.4. Lịch sử phát triển của dịch tễ học .............................................................................. 8
1.5. Một số thành tựu của dịch tễ học ............................................................................... 9
1.6. Dịch tễ học và vấn đề dự phòng............................................................................... 12
BÀI 2. CÁC CHỈ SỐ DỊCH TỄ HỌC ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG .......... 16
2.1. Khái niệm tỷ số, tỷ lệ và tỷ suất ............................................................................... 16
2.2. Quần thể nguy cơ ..................................................................................................... 18
2.3. Các đo lường bệnh tật .............................................................................................. 18
2.4. Các đo lường tử vong ............................................................................................... 25
BÀI 3. ĐÁNH GIÁ CĂN NGUYÊN VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT
ĐỊNH ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ........................................................................... 29
3.1. Tính nguyên nhân trong dịch tễ học ........................................................................ 30
3.2. Phương pháp phân tích một vấn đề sức khỏe của dịch tễ học ................................. 32
3.3. Các loại điều tra nghiên cứu sức khỏe cộng đồng ................................................... 34
3.4. Quy trình thực hiện điều tra tại cộng đồng .............................................................. 36
BÀI 4. SÀNG TUYỂN ......................................................................................................... 38
4.1. Mục đích của chương trình sàng tuyển .................................................................... 40
4.2. Các tiêu chí để tiến hành sàng tuyển ........................................................................ 41
4.3. Giá trị của phương pháp phát hiện bệnh .................................................................. 41
4.4. Lựa chọn thử nghiệm trong phát hiện bệnh ............................................................. 45
4.5. Lựa chọn chương trình phát hiện bệnh .................................................................... 46
4.6. Sàng tuyển và sức khỏe cộng đồng .......................................................................... 47
BÀI 5. CÁC THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC ............................................... 49
5.1. Các thiết kế nghiên cứu trong dịch tễ học................................................................ 49
5.2. Nghiên cứu quan sát................................................................................................. 51
5.3. Nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................................... 59
CHƯƠNG 2. DỊCH TỄ VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM ................................................... 62
BÀI 1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DỊCH TỄ HỌC NHIỄM TRÙNG .................................. 62
1.1. Nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm ......................................................................... 62
1.2. Phân loại nhiễm trùng .............................................................................................. 69
1.3. Bệnh nhiễm trùng và hiện tượng truyền nhiễm ....................................................... 70
1.4. Bệnh truyền nhiễm và vai trò của dịch tễ học .......................................................... 71
BÀI 2. GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC ................................................................................... 78
2.1. Định nghĩa ................................................................................................................ 78
2.2. Mục tiêu và chức năng ............................................................................................. 80
2.3. Nguồn gốc dữ liệu phục vụ giám sát ....................................................................... 81
2.4. Nhiệm vụ thường xuyên của giám sát ..................................................................... 83
2.5. Nội dung của hoạt động giám sát ............................................................................. 84
BÀI 3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG
GẶP TRONG CỘNG ĐỒNG ............................................................................................. 87
3.1. Đặc điểm dịch tễ học các bệnh lây qua đường tiêu hóa ........................................... 87
3.2. Đặc điểm dịch tễ học các bệnh lây qua đường hô hấp ............................................. 91
3.3. Đặc điểm dịch tễ học các bệnh lây qua đường máu................................................. 93
3.4. Đặc điểm dịch tễ học các bệnh lây theo đường da và niêm mạc ............................. 95
BÀI 4. DỊCH, QUÁ TRÌNH DỊCH VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH ................................ 100
4.1. Định nghĩa dịch, quá trình dịch.............................................................................. 100
4.2. Các yếu tố của quá trình dịch ................................................................................. 101
4.3. Biểu hiện của quá trình dịch .................................................................................. 108
4.4. Cách xác định dịch ................................................................................................. 110
4.5. Phòng chống dịch các bệnh truyền nhiễm ............................................................. 111
BÀI 5. ĐIỀU TRA – XỬ LÝ DỊCH .................................................................................. 114
5.1. Điều tra một vụ dịch .............................................................................................. 114
5.2. Lập kế hoạch một cuộc điều tra dịch ..................................................................... 115
5.3. Kiểm soát một vụ dịch .......................................................................................... 121
5.4. Xử lý vụ dịch, ổ dịch.............................................................................................. 123
5.5. Báo cáo, thông báo dịch bệnh ................................................................................ 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

AR Nguy cơ quy thuộc

BTN Bệnh truyền nhiễm

CDR Tỷ suất chết thô

CI Tỷ lệ mới mắc tích lũy

CSSK Chăm sóc sức khỏe

DTH Dịch tễ học

I (IR) Tỷ suất mới mắc

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

MMR Tỷ suất chết mẹ

OR Tỷ suất chênh

P (PR) Tỷ lệ hiện mắc

RR Nguy cơ tương đối

VSV Vi sinh vật

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

YTDP Y tế dự phòng
CHƯƠNG 1. DỊCH TỄ HỌC CƠ BẢN

BÀI 1. TỔNG QUAN DỊCH TỄ HỌC

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa dịch tễ học và cách tiếp cận dịch tễ học.
2. Trình bày được các mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của dịch tễ học.
3. Trình bày được lịch sử phát triển và một số thành tựu của dịch tễ học.
4. Trình bày được vấn đề dự phòng trong dịch tễ học.

NỘI DUNG
Dịch tễ học là khoa học cơ bản của phòng bệnh và đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển và đánh giá các chính sách công cộng cũng như chính sách pháp luật và xã hội.
Cùng với các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu dịch tễ học giúp xác định
các vấn đề sức khỏe cộng đồng và những yếu tố quyết định tới sức khỏe của cộng đồng.
Hiểu biết về dịch tễ học là một yêu cầu tất yếu để hiểu được nguyên nhân và các đặc điểm
của bệnh, từ đó xây dựng các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả nhằm nâng cao sức
khỏe cộng đồng.

1.1. Định nghĩa dịch tễ học


Từ dịch tễ học “Epidemiology” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, trong đó epi có nghĩa
là “trên”, demos có nghĩa là “quần thể người” và logia có nghĩa là “nghiên cứu”. Như
vậy, có thể hiểu thuật ngữ dịch tễ học muốn nói tới “những nghiên cứu trên quần thể
người”.
Định nghĩa DTH được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay là của John Last đưa
ra. Định nghĩa này phát biểu như sau: “Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố và
các yếu tố quyết định của các tình trạng hay sự kiện liên quan đến sức khỏe trong các
quần thể xác định và việc ứng dụng nghiên cứu này vào phòng ngừa và kiểm soát các vấn
đề sức khỏe”.
Các thuật ngữ sử dụng trong định nghĩa này được giải thích trong bảng sau:

1
Bảng 1.1 Giải thích định nghĩa dịch tễ học

Thuật ngữ Giải thích

Nghiên cứu Bao gồm: giám sát, quan sát, kiểm định giả thuyết, nghiên cứu
phân tích và thực nghiệm

Phân bố Đề cập đến việc phân tích các yếu tố thời gian, con người, nơi
chốn

Yếu tố quyết định Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như sinh học, hóa
học, lý học, xã hội, văn hóa, kinh tế, di truyền và hành vi

Sự kiện và tình Bao gồm bệnh, các nguyên nhân tử vong, hành vi như hút thuốc,
trạng liên quan các trạng thái sức khỏe tốt, phản ứng đối với các chế độ dự phòng
đến sức khỏe và việc cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế

Các quần thể xác Bao gồm những người có các đặc tính có thể phân biệt được. Ví
định dụ: các nhóm ngành nghề khác nhau

Ứng dụng vào Mục đích của Y tế công cộng là tăng cường, bảo vệ và phục hồi
việc phòng ngừa sức khỏe
và kiểm soát

1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của dịch tễ học


Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, mô hình bệnh tật ở các nước trên thế giới biến
đổi nhanh chóng. Đó là sự tăng nhanh các bệnh mạn tính không lây như bệnh tim mạch,
cao huyết áp, bệnh tiểu đường, v.v...ở các nước phát triển. Bên cạnh đó là sự chuyển dịch
mô hình bệnh tật từ các bệnh truyền nhiễm, vấn đề do thiếu dinh dưỡng chuyển thành
bệnh không truyền nhiễm, vấn đề do thừa dinh dưỡng và các hành vi ảnh hưởng đến sức
khỏe ở các nước đang phát triển. Sự thay đổi nhanh chóng đó đòi hỏi dịch tễ học phải liên
tục phát triển cho phù hợp và đưa ra những chiến lược mới thích hợp để nâng cao sức
khỏe cộng đồng.
1.2.1. Mục tiêu của dịch tễ học
Trong suốt quá trình phát triển, dịch tễ học ngày càng thể hiện rõ những đóng góp
quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn gốc của các tình trạng bệnh và là cơ sở cho việc đề
xuất được các biện pháp phòng ngừa nhằm kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc

2
sống trong cộng đồng. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của dịch tễ học là đề xuất được
những biện pháp can thiệp hiệu quả nhất để phòng ngừa và thanh toán những yếu tố nguy
cơ có hại cho sức khoẻ của con người. Để đạt đến mục tiêu đó cần đạt được các mục tiêu
cụ thể sau:

- Xác định sự phân bố các hiện tượng về sức khoẻ, bệnh tật, các yếu tố nội, ngoại sinh
trong một quần thể theo ba góc độ: con người, không gian, thời gian.

- Làm rõ các nguy cơ và nguyên nhân của tình hình sức khoẻ, bệnh tật để phục vụ cho
kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khoẻ và thanh toán các bệnh tật.

- Cung cấp những phương pháp đánh giá, thực hiện các dịch vụ y tế giúp cho việc
phòng chống bệnh và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
1.2.2. Nhiệm vụ của dịch tễ học
Nhiệm vụ của dịch tễ học là đánh giá trạng thái sức khoẻ của quần thể, tìm hiểu cơ
chế gây bệnh, xác định các tác hại, đề xuất những nguyên tắc dự phòng có hiệu quả và
khống chế bệnh cũng như các tác hại của bệnh.
1.2.3. Vai trò của dịch tễ học
Trước tiên, các nghiên cứu dịch tễ học cung cấp cho ta những hiểu biết về lịch sử tự
nhiên của bệnh, hay quá trình tiển triển từ không có bệnh đến khi có bệnh, ở cả quy mô cá
thể và quần thể. Với rất nhiều tình trạng bệnh, kể cả với các bệnh nan y như ung thư, nếu
được phát hiện sớm trong giai đoạn tiền lâm sàng thì vẫn có thể đưa ra được những biện
pháp nhằm kiểm soát sự tiến triển của bệnh hoặc chữa khỏi.
Nghiên cứu dịch tễ học có vai trò quan trọng trong việc mô tả tình trạng sức khỏe
của quần thể. Trên thực tế, có thể mô tả tình trạng sức khỏe của quần thể như một loại
bệnh tật cụ thể, tình trạng dinh dưỡng, chấn thương hay tử vong. Bên cạnh đó, quần thể
còn được miêu tả theo khía cạnh không gian và thời gian. Chính những quan sát và ghi
nhận về tình trạng sức khỏe đã cho phép chúng ta xác định được những diễn biến về sức
khỏe của quần thể theo thời gian, nhờ đó cho phép chúng ta quyết định lúc nào cần phải
hành động, và hành động như thế nào. Những mô tả này rất quan trọng cho những người
chịu trách nhiệm về y tế, những người lập kế hoạch, giúp họ hiểu được bản chất, mức độ
của vấn đề sức khỏe mà cộng đồng phải đương đầu.
Vai trò tiếp theo là tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề sức khỏe. Dịch tễ học sử dụng
hữu hiệu nhất trong việc nghiên cứu những nguyên nhân của vấn đề sức khỏe đó. Những
nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do yếu tố môi trường, hoặc là tương tác giữa cả 2

3
yếu tố trên trong quá trình phát sinh bệnh. Dịch tễ học được sử dụng để phát hiện những
yếu tố mà trên cơ sở phát hiện đó người ta có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và
kiểm soát.
Dịch tễ học giúp đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp nhằm giảm hay kiểm soát
vấn đề sức khỏe trong quần thể. Dịch tễ học đóng vai trò cơ bản, là cơ sở cho việc đưa ra
những phương pháp đánh giá những xử lý khác nhau cho một tình trạng nào đó và tính
hiệu quả cũng như hiệu lực của những dịch vụ sức khỏe.
Cuối cùng, một vai trò rất quan trọng của dịch tễ học đó là giúp hình thành các chính
sách thông qua việc cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà hoạch định chính sách.

1.3. Tiếp cận dịch tễ học


DTH đầu tiên được coi như môn học của các vụ đại dịch, nghĩa là khoa học về các
bệnh truyền nhiễm. Quan điểm này đã có một sự biến đổi sâu sắc trong khoảng thời gian
gần đây cùng với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm như cao huyết áp, tiểu đường,
v.v... Cũng có thể coi DTH là một bộ phận của sinh thái học ở người, bởi vì nó quan tâm
tới sự tương tác giữa cơ thể con người và môi trường. Sự tương tác giữa các yếu tố bên
trong (cơ thể) và các yếu tố bên ngoài (môi trường). Sức khỏe là sản phẩm của sự tương
tác đó. Sự tương tác đó có thể dẫn tới kết quả thành công: trạng thái khỏe mạnh, hoặc là
thất bại: bệnh tật, tử vong. DTH có nhiệm vụ khảo sát, trình bày các hiện tượng đó, cho
nên có thể nhấn mạnh rằng:
- DTH không phải chỉ có liên quan tới truyền nhiễm;
- Không phải chỉ là khoa học của các vụ đại dịch;
- Không phải chỉ là vi sinh học hay thống kê ứng dụng;
- Không phải chỉ là chính sách y tế hay chỉ quan tâm tới vấn đề tìm nguyên nhân.
DTH có một tầm nhìn tổng quát, quan tâm tới tất cả các yếu tố sinh học, xã hội học
liên quan tới con người; cố gắng hiểu rõ những yếu tố này nhằm tìm ra mối liên quan và
sự can thiệp tốt nhất có lợi cho cộng đồng, vấn đề này được thể hiện qua các nội dung của
DTH sau đây.
1.3.1 Phân biệt tiếp cận lâm sàng và tiếp cận dịch tễ học
Các chẩn đoán lâm sàng nhằm mục đích xác định trường hợp một cá nhân bị bệnh
nhất định. Đối với trường hợp một tập hợp người mắc bệnh trong cộng đồng thì riêng tiếp
cận lâm sàng sẽ không đủ sức giải quyết. Có thể phân biệt sự tiếp cận lâm sàng và tiếp
cận DTH như sau: cả hai đều có các bước tiến hành như nhau, gồm chẩn đoán, giải thích

4
nguyên nhân, chọn phương pháp can thiệp hợp lý nhất và theo dõi sự diễn biến tiếp tục.
Nhưng nội dung của từng bước tiến hành thì có sự khác nhau, vì đối tượng tiếp cận khác
nhau (xem bảng 1.2). Mục tiêu của người làm công tác lâm sàng là nghiên cứu chi tiết
từng trường hợp bệnh và điều trị khỏi cho trường hợp đó còn mục tiêu của người làm
công tác dịch tễ học là nghiên cứu tổng quát nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe trong
cộng đồng và đưa ra biện pháp phòng ngừa và kiểm soát vấn đề sức khỏe của cộng đồng
đó.
Bảng 1.2 So sánh sự tiếp cận của lâm sàng và dịch tễ học

Các bước Của lâm sàng Của dịch tễ học

Đối tượng Một người bệnh Một hiện tượng sức khỏe/cộng đồng

Chẩn đoán Xác định một ca bệnh Xác định một hiện tượng sức
khỏe/cộng đồng (hiện tượng xảy ra
hàng loạt).

Tìm nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh cho Nguyên nhân làm xuất hiện và lan
một cá thể tràn bệnh / cộng đồng

Điều trị Điều trị cho một người Một chương trình y tế can thiệp, giám
bệnh bằng phác đồ sát, thanh toán hiện tượng bệnh hàng
loạt/ cộng đồng

Đánh giá kết quả Chẩn đoán sự cải thiện sức Phân tích sự thành công (kết quả) của
khỏe của một người bệnh. chương trình can thiệp. Giám sát
Theo dõi tiếp tục sau điều DTH tiếp tục
trị.

1.3.2 Các mạng lưới dịch tễ học


Các nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm đã cho thấy: mối quan hệ giữa tác nhân gây
bệnh và vật chủ (quần thể) có một sự biến đổi tùy thuộc vào các tính chất của môi trường
chung quanh. Phức hợp của các mối tương tác giữa các yếu tố bên ngoài và các yếu tố
bên trong hình thành tập hợp căn nguyên gây bệnh. Các phức hợp đó có thể được hiểu
như là các mạng lưới. Một số mạng lưới được sử dụng trong DTH: mạng lưới về nguyên
nhân, mạng lưới về hậu quả, và mạng lưới về tương tác giữa các yếu tố căn nguyên.
Tác động của các yếu tố lên cơ thể có thể gây bệnh tức thời, mà cũng có thể là gây
bệnh sau một khoảng thời gian khá dài. Ví dụ : Chế độ ăn uống ở độ tuổi trước 15 sẽ là

5
yếu tố góp phần của bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành. Hơn nữa, các yếu tố tác động
không đơn lẻ, mà là tác động đồng thời dẫn tới kết quả hợp lực, có thể là hợp lực tổng
cộng (hậu quả bằng tổng các tác động riêng lẻ); có thể là hợp lực tiềm tàng (hậu quả lớn
hơn tổng các tác động riêng lẻ). Hiện tượng tác động hợp lực tiềm tàng xảy ra ngày càng
nhiều trong mối quan hệ giữa con người và môi trường.
- Mạng lưới về nguyên nhân:

Hút nhiều thuốc lá

Ô nhiễm không khí


Ung thư phế quản

Phơi nhiễm với chất gây ung thư

Các yếu tố khác


-
- Mạng lưới về hậu quả:
Viêm phế quản mạn

Ung thư phổi

Hút thuốc lá
Thiếu máu cục bộ tim

Viêm nghẽn mạch

Hậu quả khác

- Mạng lưới về tương tác giữa các căn nguyên:

Người mẹ sử dụng

các hóa chất

Sức khỏe thể chất, tinh Sức khỏe của


thần / người mẹ thai nhi

Thiếu dinh dưỡng


ở người mẹ

Hình 1.1 Các mạng lưới dịch tễ học

6
1.3.3 Xác lập mối quan hệ nhân quả
Phải có đầy đủ lý luận chặt chẽ và khoa học để giải thích mối quan hệ từ nguyên nhân
dẫn đến hậu quả (mối quan hệ nhân quả) các nghiên cứu thực nghiệm thường khó thực
hiện được trong quần thể (ví dụ gây ung thư thực nghiệm). Các căn cứ của mối quan hệ
nhân quả phải được rút ra từ các nghiên cứu phân tích.
Chỉ mới biết được sự phân bố các hiện tượng sức khỏe trong quần thể là chưa đủ. Mà
phải giải thích được tại sao lại có sự phân bố đó. Đây là yếu tố quan trọng để phân biệt
DTH, một môn học của y học với việc sử dụng toán thống kê đơn thuần trong các nghiên
cứu mô tả và phân tích. Nhưng nếu không có toán thống kê thì không có mối tương quan
nào cả. Như vậy, thống kê y học là môn học cần thiết nhằm hỗ trợ cho các nghiên cứu
dịch tễ học trong xác định mối quan hệ nhân – quả khi phân tích các vấn đề sức khoẻ
cộng đồng
1.3.4 Tiếp cận dịch tễ học khi xác định vấn đề sức khỏe của cộng đồng

- Khi đánh giá một hiện tượng sức khỏe cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với các
vấn đề sức khỏe khác
Ví dụ: Một loại thuốc làm sút cân (chống béo phì) có thể gây ung thư, cần phải chứng
minh để loại bỏ nó. Nhưng tỷ lệ mới mắc ung thư do thuốc đó gây nên là rất thấp so với
tỷ lệ mới mắc các bệnh khác liên quan tới bệnh béo phì do không dùng loại thuốc này.
Trong trường hợp này thì vẫn phải cân nhắc duy trì sử dụng thuốc đó cho đến khi có được
loại thuốc tốt hơn. Như vậy DTH không phân tích một yếu tố căn nguyên riêng lẻ, mà
phải tiến hành phân tích đồng thời các bệnh quan trọng và tất cả các yếu tố liên quan tới
nó.

- Nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên sẵn có là tốt nhất
Chỉ trong điều kiện tự nhiên mới có đầy đủ các yếu tố, các mối tương tác, như vậy
mới có thể hiểu biết được quá trình xuất hiện, diễn biến, tồn tại và tàn lụi của một bệnh
trong một sinh cảnh. Các nghiên cứu về bệnh sốt rét, bệnh xơ gan do rượu, đã được giải
thích trên cơ sở này.

- Khi nghiên cứu một vấn đề sức khỏe tại một cộng đồng, phải gắn liền hiện tượng sức
khỏe đó với phức hợp các điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng đó.
Mỗi quần thể đều có những tính chất kinh tế - xã hội đặc trưng. Những tính chất đó là
những yếu tố quan trọng góp phần quyết định đặc điểm của các hiện tượng sức khỏe
trong cộng đồng. Việc can thiệp đối với cộng đồng: như dự phòng, điểu trị, triển khai các

7
chương trình can thiệp y tế, v.v...cũng xuất phát từ khả năng và nhu cầu của cộng đồng,
gắn liền với các điều kiện khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội của cộng đồng đó và gắn
liền với trình độ tổ chức quản lý của cộng đồng.

- Xác định quần thể đích


Trong quần thể, có những nhóm người có nguy cơ mắc một số bệnh xác định cao hơn
các nhóm khác. Ví dụ: bệnh bụi phổi thường gặp ở công nhân các nhà máy sản xuất xi-
măng. Khi đó, phải quan tâm tới các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối
tượng khác. Các kết quả nghiên cứu của DTH áp dụng trước tiên nhằm bảo vệ sức khỏe
cho các đối tượng đó. DTH giúp nhận ra đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao, vì họ phơi
nhiễm với các yếu tố căn nguyên, hoặc có những dấu hiệu báo trước. Nhóm người này
chính là quần thể đích của chương trình can thiệp.

1.4. Lịch sử phát triển của dịch tễ học


1.4.1. Hyppocrates, 460-370 trước Công nguyên, người Hy Lạp
Hyppocrates được coi là nhà dịch tễ học đầu tiên khi nhận ra rằng cả yếu tố môi
trường lẫn yếu tố hành vi đều tác động đến sức khỏe con người. Ông đã đưa ra lời khuyên
người làm y cần quan tâm đến các yếu tố như thời tiết, vị trí, nguồn nước, và lối sinh hoạt
của người dân. Mặc dù lời khuyên của ông khá rõ ràng, nhưng trong suốt 2000 năm sau
đó, không có phát hiện cụ thể và ghi chép nào về tác động của môi trường và hành vi lên
sức khỏe con người.
1.4.2. John Graunt, 1620 – 1674, người Anh
John Graunt được coi là nhà dân số học đầu tiên. Ông đã tập hợp và ghi nhận những
trường hợp tử vong ở London và đưa ra những nhận định quan trọng về tình trạng tử vong
của quần thể, trong đó có:
- Chênh lệch về số tử vong ở nam giới so với nữ giới
- Tỷ lệ tử vong cao ở nhóm trẻ em dưới 1 tuổi
- Sự thay đổi về tử vong theo thời tiết
1.4.3. Pierre Charles Alexandre Louis, 1787 – 1872, người Pháp
Pierre Charles Alexandre Louis là một thầy thuốc người Pháp, người đã nghiên cứu
về các tác động của tình trạng mất máu và một số bệnh viêm nhiễm. Trong đó, ông đã
chứng minh rằng chích máu không phải là phương pháp điều trị với tình trạng sốt.

8
1.4.4. William Farr, 1807 – 1883, người Anh
William Farr là một bác sĩ và chuyên gia thống kê của phòng lưu trữ quốc gia của
Vương quốc Anh và xứ Wales. Ông có đóng góp rất lớn trong việc hình thành và vận
hành hệ thống giám sát nguyên nhân tử vong. Ông là người đầu tiên tiến hành so sánh về
tỷ lệ tử vong ở những nhóm công nhân khác nhau.
1.4.5. John Snows, 1813 – 1858, người Anh
John Snows là 1 bác sĩ cùng thời với William Farr. Ông được biết đến với việc áp
dụng tỷ lệ Ete và cloroform thích hợp để gây mê. Ông được nhớ tới như cha đẻ của Dịch
tễ học do có công tiên phong trong việc làm sáng tỏ nguồn gốc bệnh tả. Công trình này
vẫn được coi là một ví dụ rất kinh điển và hấp dẫn về quá trình điều tra một vụ dịch, tìm
hiểu nguồn gốc và đưa ra những biện pháp kiểm soát dịch.
1.4.6. Austin Bradford Hill, 1897 – 1991 và Richard Doll, 1912 – 2005, người Anh
Đây là hai chuyên gia trong lĩnh vực sinh lý và là hai trong số những nhà khoa học
đầu tiên nghiên cứu và mô tả về mối liên quan giữa hút thuốc lá và các tình trạng sức
khỏe vào những năm giữa thế kỷ 20. Nghiên cứu này đánh dấu quan trọng thể hiện sự
chuyển dịch gánh nặng bệnh tật từ bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm sang các bệnh
mạn tính như ung thư và tim mạch.
1.5. Một số thành tựu của dịch tễ học
1.5.1. Bệnh đậu mùa
Nhờ có hiểu biết dịch tễ học về bệnh đậu mùa, nỗ lực của tổ chức y tế thế giới trong
nhiều năm và việc cung cấp đủ vắc-xin mà đã thanh toán được bệnh đầu mùa trên khắp
thế giới. Vắc-xin phòng bệnh đậu mùa đã được biết đến từ những năm 1790, tuy nhiên
phải mất gần 200 năm thì lợi ích của phát hiện này mới được chấp nhận và áp dụng trên
toàn thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện chiến dịch mạnh mẽ trong nhiều nằm nhằm loại bỏ
bệnh đậu mùa, và chính Dịch tễ học giữ vai trò trọng tâm trong chiến dịch này, thể hiện ở
việc:
- Cung cấp thông tin về phân bố các trường hợp bệnh, mô hình, cơ chế và mức
độ lan truyền bệnh
- Lập bản đồ các vụ dịch
- Đánh giá các biện pháp kiểm soát
Nhờ vậy mà chương trình thanh toán bệnh đậu mùa do tổ chức Y tế Thế giới phát
động từ năm 1967 tới năm 1976 chỉ còn 2 nước báo cáo dịch. Bệnh đậu mùa được thông
báo là được thanh toán vào tháng 5 năm 1980.

9
1.5.2. Nhiễm độc Methy thủy ngân

Dịch tễ học đã giữ vai trò chủ chốt trong việc xác định nguyên nhân và kiểm soát một
vụ dịch được báo cáo đầu tiên gây ra bởi ô nhiễm môi trường: bệnh Minamata do nhiễm
độc Methyl thủy ngân tại Nhật Bản. Những trường hợp bệnh đầu tiên được cho là viêm
màng não do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, người ta quan sát thấy 121 người bệnh đều sống
chủ yếu gần Vịnh Minamata. Điều tra dịch tễ học tại các gia đình cho thấy bệnh nhân là
những người có thói quen ăn nhiều cá, những người ở gia đình ăn ít cá thì không mắc
bệnh. Vì vậy, người ta đi đến kết luận là có gì đó trong cá đã gây ngộ độc cho người
bệnh. Sau này, người ta xác định được nguyên nhân là do cá đã bị nhiễm độc Methyl thủy
ngân được thải ra từ nhà máy ở Minamata.

1.5.3. Sốt thấp tim và bệnh thấp tim

Dịch tễ học đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân của sốt thấp tim và bệnh
thấp tim, và phát triển các biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim. Dịch tễ học cũng nêu bật
vai trò của điều kiện kinh tế xã hội gây nên sự bùng nổ của sốt thấp tim và sự lan truyền
của liên cầu khuẩn ở họng. Ngày này, bệnh gần như không còn xuất hiện ở các nước phát
triển, mặc dù các ổ bệnh với tỷ lệ hiện mắc khá cao vẫn còn tồn tại ở nhóm người khó
khăn về kinh tế và xã hội. Ở các nước đang phát triển, bệnh thấp tim là một trong những
thể phổ biến nhất của bệnh tim.

1.5.4. Bệnh thiếu I-ốt

Bệnh thiếu I-ốt xảy ra phổ biến ở một số vùng miền núi, làm suy giảm thể lực và tinh
thần của con người, có liên quan tới việc sản xuất không đầy đủ lượng i-ốt trong nội tiết
tố tuyến giáp. Bệnh bưới cổ và chứng đần độn lần đầu được miêu tả chi tiết vào khoảng
400 năm trước đây. Tuy nhiên đến thế kỷ 20 người ta mới đề xuất các biện pháp phòng
tránh bệnh. Việc sử dụng muối bổ sung i-ốt được đề xuất từ năm 1915 và được thử
nghiệm cho kết quả điều trị và dự phòng rất khả quan. Tới năm 1924, phương pháp này
được giới thiệu trên quy mô rộng rãi cho các nước.

Dịch tễ học đã góp phần vào việc xác định và giải quyết vấn đề thiếu hụt i-ốt, các
biện pháp dự phòng có hiệu quả thích hợp cho việc sử dụng muối i-ốt trên quy mô lớn,
cũng như các biện pháp giám sát chương trình i-ốt được làm rõ. Tuy nhiên việc ứng dụng
những hiểu biết này là chậm trễ trong những năm 1990: chỉ có 20-30% hộ gia đình tiếp
cận với muối i-ốt. Sự tiến bộ đáng kể được thực hiện trong những năm cuối cùng với
khoảng 70% hộ gia đình tiếp cận với muối i-ốt.

10
1.5.5. Hút thuốc lá, amiăng và ung thư phổi
Ung thư phổi đã từng được coi là bệnh hiếm gặp, nhưng từ những năm 1930 có sự
gia tăng đột ngột số ung thư phổi, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển, đầu tiên
là ở nam giới. Giờ đây người ta đã rõ nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ chết do ung thư
phổi là hút thuốc lá. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố phơi nhiễm khác chẳng hạn như bụi
amiăng và ô nhiễm không khí đô thị cũng làm gia tăng ung thư. Hơn thế nữa, hút thuốc lá
và phơi nhiễm với amiăng còn tương tác với nhau gây nên tỷ lệ ung thư phổi cao hơn ở
nhóm công nhân vừa hút thuốc vừa phơi nhiễm với bụi amiăng. Các nghiên cứu dịch tễ
học có thể giúp lượng hóa những yếu tố môi trường góp phần vào quá trình gây bệnh.
1.5.6. Vỡ xương chậu
Nghiên cứu dịch tễ học chấn thương đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà khoa học trong
lĩnh vực dịch tễ học, sức khỏe xã hội và sức khỏe môi trường. Các chấn thương do ngã,
đặc biệt là gẫy cổ xương đùi (vỡ xương chậu) ở người cao tuổi đã thu hút sự quan tâm
trong những năm gần đây do những hậu quả của nó liên quan nhiều tới nhu cầu chăm sóc
sức khỏe cho người già. Cách giải quyết tối ưu để phòng vỡ xương chậu hiện nay vẫn
chưa rõ ràng. Dịch tễ học có vai trò quan trọng khi xem xét các yếu tố có thể thay đổi và
các yếu tố không thể thay đổi nhằm làm giảm gánh nặng của vỡ xương chậu.
1.5.7. HIV/AIDS
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải được xác định đầu tiên như là một thực thể
bệnh riêng biệt vào năm 1981 tại Hoa Kỳ. Cho tới năm 1990, ước tính có khoảng 10 triệu
người nhiễm virus HIV. Đến năm 2003, có khoảng 25 triệu người tử vong vì AIDS và 40
triệu người nhiễm virus HIV. Số liệu cho thấy HIV/AIDS trở thành một trong những bệnh
dịch truyền nhiễm có sức phá hủy ghê gớm nhất được ghi nhận trong lịch sử. Trong tổng
số 3,1 triệu người tử vong trong năm 2005, gần 95% là ở các nước có thu nhập thấp và
thu nhập trung bình, trong đó 70% ở các nước châu Phi và 20% ở các nước châu Á. Ở các
nước này, mức độ nhiễm bệnh và đường lây cũng rất khác nhau. Các nghiên cứu dịch tễ
học và xã hội học đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định dịch và phương thức
lây truyền, xác định các yếu tố nguy cơ và yếu tố mang tính xã hội, và đánh giá các
chương trình can thiệp phòng chống, điều trị và kiểm soát.
1.5.8. SARS
Mặc dù tử vong hay gánh nặng bệnh tật gây ra là nhỏ, vụ dịch hội chứng đường hô
hấp cấp SARS đã nhắc nhở thế giới về một mối nguy hiểm chung là bệnh truyền nhiễm.
Vụ dịch cũng làm nổi bật tình trạng yếu kém của các dịch vụ y tế công cộng không chỉ ở

11
các nước châu Á mà còn ở cả nước có thu nhập cao như Canada. Nhiều bài học đã được
rút ra từ các hoạt động ứng phó với bệnh SARS. Ví dụ như các vụ dịch tương tự có thể
dẫn đến hậu quả kinh tế và xã hội vượt xa tác động lên sức khỏe. Tác động này đã chỉ ra
tầm quan trọng của một bệnh nghiêm trọng mới trong một thế giới có sự tương tác chặt
chẽ và biến đổi nhanh. Những kinh nghiệm trong phòng chống SARS những năm 2002 –
2003 đã giúp thế giới phần nào kiềm chế sự lây truyền của EBOLA trong năm 2014.

1.6. Dịch tễ học và vấn đề dự phòng


Tương ứng với mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển tự nhiên của bệnh, người ta
phân chia thành bốn cấp độ dự phòng. Dự phòng cấp 0 và cấp I đóng góp hầu hết cho sức
khỏe cộng đồng, trong khi dự phòng cấp II và III thường tập trung vào những người đã có
những dấu hiện của bệnh.
1.6.1. Dự phòng cấp 0
Dự phòng cấp 0 còn được gọi là dự phòng căn nguyên, mục đích là nhằm thiết lập và
duy trì các tình trạng làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng. Dự
phòng căn nguyên chính là tác động vào các yếu tố thuộc về lối sống, kinh tế, văn hoá của
quần thể, các yếu tố đó được qui kết là góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh.
Ví dụ: việc ăn nhiều chất béo động vật được coi là nguyên nhân gây ra tỷ lệ bệnh tim
mạch cao trong cộng đồng. Việc tăng cường các kiến thức để phòng bệnh tim mạch, thay
đổi trong lối sống xã hội để phòng bệnh là việc làm quan trọng. Để phòng ngừa các bệnh
do khí thải công nghiệp gây ra, người ta đưa ra chính sách dự phòng cấp 0 đó là quy
hoạch các khu công nghiệp ra xa khỏi khu dân cư. Phòng chống ô nhiễm không khí ở
mức độ toàn cầu (hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ôzôn...) cũng chính là các hoạt
động của dự phòng cấp 0.
1.6.2. Dự phòng cấp I
Dự phòng cấp I là tác động vào thời kì khoẻ mạnh, nhằm làm giảm khả năng xuất
hiện của bệnh, hay chính là làm giảm tỷ lệ mới mắc của bệnh. Muốn đạt được điều đó thì
phải tăng cường các yếu tố bảo vệ, loại bỏ các yếu tố nguy cơ.
Ví dụ: Tăng cường sức khoẻ nói chung bằng tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt ăn
uống điều độ hợp vệ sinh... chính là tăng cường các yếu tố bảo vệ không đặc hiệu; tiêm
chủng vaccin phòng bệnh là tạo ra các yếu tố bảo vệ đặc hiệu. Không hút thuốc lá, bỏ hút
thuốc lá chính là loại bỏ yếu tố nguy cơ của ung thư phổi, của các bệnh tim mạch...

12
1.6.3. Dự phòng cấp II
Dự phòng cấp II nhằm làm giảm bớt các hậu quả của bệnh thông qua phát hiện sớm
và điều trị sớm. Phát hiện bệnh sớm là khi bệnh mới chỉ có các dấu hiệu sinh học, chưa có
biểu hiện lâm sàng; khi phát hiện được bệnh thì tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn
sự diễn biến tiếp tục của bệnh. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi bệnh, và điều kiện y tế cho
phép có thể thực hiện các chương trình phát hiện bệnh sớm khác nhau ở những quần thể
khác nhau. Thực hiện tốt dự phòng cấp II sẽ làm giảm tỷ lệ hiện mắc, giảm tỷ lệ tử vong
của bệnh.
1.6.4. Dự phòng cấp III
Dự phòng cấp III : là điều trị bệnh hợp lý nhằm ngăn chặn những diễn biến xấu hay
các biến chứng của bệnh, hồi phục sức khoẻ cho người bệnh. Với những bệnh truyền
nhiễm, điều trị triệt để cho người bệnh là loại bỏ nguồn truyền nhiễm quan trọng, bảo vệ
sức khoẻ cộng đồng.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu DTH về bệnh mạch vành đã cho thấy,
nếu như giữ cho nồng độ cholestérol/máu không cao như ở Trung Quốc, Nhật bản, thì ít
khả năng xuất hiện bệnh mạch vành mặc dù vẫn tồn tại các yếu tố nguy cơ quan trọng
khác như hút thuốc lá, cao huyết áp v.v.... nguyên nhân của nồng độ cao cholesterol/máu
chính là tập quán ăn các thực phẩm giàu mỡ động vật (nhiều acid béo no) ở các nước Âu
Mỹ.
Bảng 1.2 Tóm tắt nội dung các cấp độ dự phòng

Cấp độ Giai đoạn của bệnh Mục đích Đối tượng đích

Cấp 0 Các điều kiện kinh tế, xã hội Thiết lập và duy trì lối Toàn bộ quần thể
và môi trường dẫn đến sống, điều kiện môi hoặc các nhóm chọn
nguyên nhân gây bệnh trường, văn hóa – xã lọc, thực hiện thông
hội làm giảm thiểu các qua chính sách y tế
yếu tố đe dọa tới sức cộng đồng và nâng
khỏe cao sức khỏe

Các yếu tố căn nguyên đặc Giảm số mới mắc bệnh Quần thể toàn bộ,
Cấp I hiệu thông qua các biện pháp nhóm đặc biệt,
tăng cường sức khỏe người khoẻ mạnh
cộng đồng và giảm
thiểu yếu tố nguy cơ

13
Cấp II Giai đoạn sớm của bệnh Giảm tỷ lệ hiện mắc, Các cá thể mới có
giảm thời gian mắc bệnh
bệnh thông qua phát
hiện sớm và điều trị

Giai đoạn muộn của bệnh Giảm tác động của các Các bệnh nhân
Cấp III (điều trị, phục hồi chức biến chứng, giảm nhẹ
năng) tác động lâu dài của
bệnh và tàn tật, giảm
thiểu sự chịu đựng và
tăng cường những năm
sống có ích

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Đối tượng trong các nghiên cứu Dịch tễ học thường là:
A. Một người bệnh;
B. Một hiện tượng sức khỏe/cộng đồng;
C. Xác định một hiện tượng sức khỏe/cộng đồng;
D. Nguyên nhân làm xuất hiện và lan tràn bệnh/cộng đồng;
E. Phân tích kết quả của chương trình can thiệp.
2. Việc chẩn đoán trong các nghiên cứu Dịch tễ học thường là:
A. Xác định một trường hợp mắc bệnh;
B. Xác định một hiện tượng sức khỏe/cộng đồng;
C. Xác định nguyên nhân làm xuất hiện và lan tràn bệnh/cộng đồng;
D. Nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe/cộng đồng;
E. Xác định kết quả của chương trình can thiệp.
3. Tìm nguyên nhân trong các nghiên cứu Dịch tễ học thường là:
A. Tìm nguyên nhân gây bệnh cho một cá thể;
B. Tìm nguyên nhân làm xuất hiện và lan tràn bệnh/cộng đồng;
C. Tìm cách phân tích kết quả của chương trình can thiệp;
D. Tìm các yếu tố nguy cơ;
E. Tìm tác nhân gây bệnh.

14
4. Các hoạt động y tế nhằm tác động vào "Các yếu tố căn nguyên đặc hiệu" là dự phòng:
A. Ban đầu;
B. Cấp I;
C. Cấp II;
D. Cấp III;
E. Cấp I và cấp II.
5. Các hoạt động y tế ở "Giai đoạn sớm của bệnh" là dự phòng:
A. Ban đầu;
B. Cấp I;
C. Cấp II;
D. Cấp III;
E. Cấp I và cấp II.

15
BÀI 2. CÁC CHỈ SỐ DỊCH TỄ HỌC ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng

1. Trình bày được các khái niệm về tỷ số, tỷ lệ, tỷ suất; khái niệm về quần thể nguy cơ
2. Trình bày được ý nghĩa và tính toán được các chỉ số đo lường tình trạng bệnh tật (đo
lường hiện mắc và mới mắc) trong cộng đồng
3. Trình bày được ý nghĩa và tính toán được các chỉ số đo lường tử vong trong cộng
đồng.

NỘI DUNG
Nhiệm vụ của dịch tễ học là nghiên cứu sự phân bố của tình trạng hay các sự kiện
liên quan tới sức khỏe và từ đó góp phần xác định tính nguyên nhân hay nguy cơ phát
triển của bệnh. Do đó, cần ước lượng và đo lường được các trường hợp mắc bệnh và tử
vong trong quần thể để từ đó đưa ra các nhận định về tình trạng, vấn đề sức khỏe trong
cộng đồng và đề xuất biện pháp can thiệp và kiểm soát phù hợp.

2.1. Khái niệm tỷ số, tỷ lệ và tỷ suất


Để đo lường một vấn đề dịch tễ, một hiện tượng sức khỏe nào đó trong cộng đồng,
người ta sử dụng các phân số toán học sau:
2.1.1. Tỷ số (Ratio)
Tỷ số là 1 loại phân số được tính đơn giản bằng cách chia 1 số a cho một số b mà
không cần có mối liên hệ nào giữa a và b. Tỷ số có thể được dùng để so sánh:
- Một hiện tượng ở hai nhóm người khác nhau.
Ví dụ: Tỷ số về tỷ lệ chết theo giới:

Tỷ lệ chết ở nam giới a


=
Tỷ lệ chết ở nữ giới b

- Có thể so sánh 2 hiện tượng trong cùng một quần thể.


Ví dụ: Tỷ số giữa cao huyết áp và huyết áp bình thường:

Số người cao huyết áp = a

16
Số người có huyết áp bình thường b

- Có thể so sánh một hiện tượng trong một quần thể nhưng ở hai thời điểm khác nhau:
Ví dụ: tỷ số về tỷ lệ chết thô năm 2000 so với tỷ lệ chết thô năm 1990:

Tỷ lệ chết thô năm 2000 a


=
Tỷ lệ chết thô năm 1990 b

2.1.2. Tỷ lệ (Proportion)
Tỷ lệ là tỷ số giữa các cá thể có một tính chất nào đó (tính chất mà ta đang quan tâm)
trong một quần thể nhất định với tổng số các cá thể có trong quần thể đó.

a
Tỷ lệ =
a+b

Lưu ý:
- Tỷ lệ là một phân số, trong đó mẫu số có chứa cả tử số;
- Trong tính toán, tử số và mẫu số đều xuất phát từ cùng một quần thể nhất định;
n
- Để tiện cho việc so sánh, nhân tỷ lệ với một con số dễ hiểu (100, 1000, 10000,... 10 )
ta sẽ có được các tỷ lệ %, phần nghìn, phần mười nghìn,...
Ví dụ: Tỷ lệ chết do viêm phế quản mãn ở đàn ông tuổi từ 45 - 54, tại một địa
phương năm 2000:

Số đàn ông tuổi 45 - 54 chết do viêm phế quản mãn năm 2000
x 100
Tổng số đàn ông tuổi 45 - 54 trong địa phương đó năm 2000

2.1.3. Tỷ suất (Rate)


Tỷ suất cũng tương tự như tỷ số nhưng mẫu số của nó được biểu diễn tương ứng với
đơn vị thời gian. Do đó, đơn vị của tỷ suất là người – thời gian. Thời gian ở đây có thể là
giờ, ngày, tháng, năm...
Ví dụ:

Số học sinh tiểu học bị cảm


1000 học sinh tiểu học trong thời gian 1 tháng

17
2.2. Quần thể nguy cơ
Yếu tố quan trọng để tính toán các đo lường tần số bệnh trạng là ước lượng chính xác
số người đang tiến hành nghiên cứu. Lý tưởng là các con số này chỉ bao gồm những
người có nguy cơ mắc bệnh đang được nghiên cứu. Ví dụ: nam giới không thể được tính
đến khi ước lượng tần số ung thư cổ tử cung (hình 2.1).

0-25 tuổi

Nam Nữ 25 - 69 tuổi 25-69 tuổi 25 - 69 tuổi


i

25-69 tuổi >70 tui 25-69 tuổi


>70 tuổi
>70 tuổi

Hình 2.1 Quần thể nguy cơ trong nghiên cứu ung thư cổ tử cung
Tất cả những người có khả năng bị mắc một bệnh gọi là quần thể nguy cơ, và có thể
định nghĩa trên cơ sở các yếu tố nhân khẩu, địa lý hay môi trường. Ví dụ: các chấn
thương nghề nghiệp chỉ xảy ra ở những người đang làm việc, vì vậy, quần thể nguy cơ là
nhóm người lao động.

2.3. Các đo lường bệnh tật


Nền tảng của các nghiên cứu dịch tễ học là xác định số trường hợp bệnh ở một quần
thể xác định trong mối quan hệ tương ứng với thời gian. Sau khi đưa ra được định nghĩa
rõ ràng về bệnh, xác định được quần thể nghiên cứu, ta có thể tính toán các đo lường về
bệnh của quần thể đó. Có 2 nhóm đo lường tần số bệnh trạng thường được sử dụng, đó là
đo lường hiện mắc và đo lường mới mắc.
2.3.1. Đo lường hiện mắc
a. Số hiện mắc và tỷ lệ hiện mắc
Số hiện mắc (Prevalence - P) là tổng số các trường hợp đang mắc một hiện tượng
nào đó (bị bệnh, nhiễm trùng, nhiễm độc, ...) trong một quần thể nhất định, tại một thời
điểm (nghiên cứu ngang) hoặc trong một khoảng thời gian nhất định (nghiên cứu dọc)
mà không phân biệt là mới mắc hay mắc cũ.

18
Khỏi

Số mới mắc Chết

Số hiện mắc

Hình 2.2: Số hiện mắc

Tỷ lệ hiện mắc (Prevalence rate – PR hay P): là số hiện mắc một bệnh tại một thời điểm
hay một khoảng thời gian, chia cho tổng số người trong một quần thể, tại một thời điểm
hay một khoảng thời gian xác định, rồi nhân với hệ số 10n (n = 1, 2, 3, 4 ....). Các tỷ lệ
hiện mắc:
- Tỷ lệ hiện mắc tại một thời điểm (Point Prevalence Rate).
Số hiện mắc/ quần thể/ vào một thời điểm
P = ---------------------------------------------------------- x 10n
Tổng số cá thể của quần thể đó ở thời điểm đó
- Tỷ lệ hiện mắc khoảng (Peroid Prevalence Rate).
Số hiện mắc/ quần thể/ thời kỳ nghiên cứu
P = ----------------------------------------------------------- x 10n
Tổng số cá thể trung bình/ quần thể/ thời kỳ đó
Ý nghĩa: Sử dụng tỷ lệ hiện mắc để:
- Đánh giá sức khoẻ quần thể đối với một bệnh.
- Giúp cho các nhà kế hoạch lập dự án về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho quần thể.
- Khai thác mối quan hệ nhân quả nhanh chóng: Việc tính cỡ mẫu nhanh chóng khi
biết được tỷ lệ hiện mắc.
- Đánh giá một biện pháp điều trị mới.
Lưu ý:
- Giá trị 10n thường là 1 hoặc 10 đối với các bệnh phổ biến, là 1.000 hoặc
10.000...với những bệnh hiếm. Giá trị của n là nhằm giảm thiểu chữ số thập phân sau dấu
phẩy trong kết quả tính được.

19
- Khoảng giá trị của PR là từ 0 đến 1
- Mẫu số là quần thể có nguy cơ, là số người có nguy cơ bị bệnh trong quần thể.
Những ai không mắc bệnh được thì không nằm trong mẫu số. Nhưng thường khó xác
định quần thể có nguy cơ, cho nên khi không xác định được thì phải dùng tổng số quần
thể nghiên cứu.
Tỷ lệ hiện mắc được sử dụng phổ biến trong dịch tễ học, trong sức khỏe cộng đồng,
nhất là các bệnh mãn tính, liên quan tới sự chăm sóc của y tế, của xã hội. Để có được số
hiện mắc, tỷ lệ hiện mắc thì phải tiến hành điều tra cắt ngang.
Nếu điều tra trong một thời điểm thì có được tỷ lệ hiện mắc điểm. Ví dụ: tỷ lệ hiện
mắc bệnh cúm của học sinh tại một trường tiểu học vào ngày 30 tháng 8 là 30%. Nếu điều
tra trong một khoảng thời gian thì có được tỷ lệ hiện mắc kỳ (một tháng, một quý...).
Trong thực tế, tỷ lệ hiện mắc một bệnh nào đó trong cộng đồng có thể thay đổi do bị
tác động của nhiều yếu tố làm tỷ lệ hiện mắc tăng hoặc giảm (hình 2.3).

- Rút ngắn thời gian bị bệnh


- Tỷ lệ chết – mắc cao
- Kéo dài thời gian bị bệnh - Sự giảm của số mới mắc
- Kéo dài sự sống của bệnh - Sự nhập cư của người khỏe
nhân không điều trị - Sự di cư của người bệnh
- Sự tăng số mới mắc - Cải thiện tỷ lệđiều trị khỏi
- Sự nhập cư của người bệnh của người bị bệnh
- Sự di cư của người khỏe
- Sự tới của người nhạy cảm
- Sự tiến bộ của các phương
tiện chẩn đoán (ghi nhận tốt
hơn).

Hình 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện mắc


Ví dụ: Nghiên cứu diễn biến của một bệnh trong cộng đồng 1000 người trong một
năm thì người ta ghi nhận đuợc 10 trường hợp mắc bệnh như sau:

20
1

10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng

Hình 2.4: Diễn biến của 10 người mắc một bệnh mãn tính trong quần thể 1000 người
Ghi chú:
- Vạch liên tục: Chỉ thời kỳ bị bệnh, có thể phát hiện được qua điều tra.
- Vạch chấm chấm: chỉ giai đoạn bị bệnh nhưng không thể phát hiện được qua điều tra.
- Chỉ khảo sát trong khung. Những vạch xuất phát và kết thúc vượt khung là những
trường hợp mắc bệnh trước lúc khảo sát và vẫn tiếp tục bị bệnh sau khảo sát.
- Vạch liên tục không tiếp theo vạch chấm chấm nữa: biểu thị các trường hợp đã điều
trị khỏi.
Từ bảng trên, có thể thấy được các tỷ lệ sau đây:
- Tỷ lệ hiện mắc điểm, ngày 1/1: 4/1 000 (các trường hợp: 1,7,8,10.)
- Tỷ lệ hiện mắc khoảng năm: 10/1 000 (các trường hợp: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10).
- Tỷ lệ hiện mắc tiên phát điểm ngày 1/4: 5/1 000 (các trường hợp 1,3,4,7,10).
- Tỷ lệ hiện mắc tái phát điểm ngày 1/10: 4/1 000 (các trường hợp: 3,5,6,8).

21
2.3.2. Đo lường mới mắc
2.3.2.1. Số mới mắc và tỷ lệ mới mắc
Số mới mắc (Incidence - I) là tổng số các trường hợp mắc một hiện tượng nào đó, xuất
hiện trong một khoảng thời gian nhất định, ở một quần thể xác định (không kể các trường
hợp xuất hiện ngoài khoảng thời gian nghiên cứu). Khoảng thời gian này có thể là vài
ngày, vài tuần, vài tháng hoặc một năm... là tùy vào tầm quan trọng của mỗi bệnh. Số mới
mắc hay còn gọi là số mới mắc tích lũy. Số mới mắc thu được khi tiến hành một nghiên
cứu dọc (chỉ bao gồm số trường hợp bệnh có thời điểm phát bệnh nằm trong khoảng thời
gian nghiên cứu).
Tỷ lệ mới mắc (Incidence rate – IR hay I): Là số mới mắc một bệnh trong một khoảng
thời gian, chia cho tổng số người có nguy cơ mắc bệnh đó trong một quần thể ở giữa thời
kỳ nghiên cứu và nhân với 10n(n = 1, 2, 3 ...).
Số mới mắc bệnh/ quần thể/ thời gian NC
I = -------------------------------------------------------------------------------------------- x 10n
Tổng số cá thể/ quần thể có nguy cơ /tại giữa thời điểm nghiên cứu.

Ngoài ra, tỷ lệ mới mắc thường được dùng để mô tả bất kỳ một bệnh hay một tình
trạng sức khỏe nào đó, nó thể hiện ở 2 dạng: Tỷ lệ mới mắc tích lũy và tỷ suất mới mắc
(mật độ mới mắc).
Tỷ lệ mới mắc tích lũy (Cummulative incidence rate – CIR hay CI) là biểu thị dưới
dạng tỷ lệ của số mới mắc tích lũy và được tính bằng cách: đếm số mới mắc tích lũy trong
khoảng thời gian nghiên cứu làm tử số, còn mẫu số là tổng số cá thể có trong quần thể
suốt thời gian nghiên cứu.
Tỷ lệ mới mắc tích lũy cho ta biết về ước lượng về nguy cơ mà 1 cá thể sẽ phát triển
bệnh trong một khoảng thời gian xác định, hay là xác suất mắc bệnh của một cộng đồng
không mắc bệnh trong một khoảng thời gian xác định. Công thức tính tỷ lệ mới mắc tích
lũy:
Số người mới mắc bệnh trong một khoảng thời gian xác định
CI = -------------------------------------------------------------------------------------------- x 10n
Tổng số cá thể khi bắt đầu nghiên cứu của quần thể đó
trong khoảng thời gian xác định đó

22
Lưu ý:
- Tỷ lệ mới mắc tích lũy thường được biểu hiện dưới dạng số trường hợp mới mắc trên
1.000 người.
- Khoảng giá trị của CI là từ 0 đến 1.
- Thời gian để xác định CI là một khoảng thời gian chứ không phải một điểm. Đây là
khoảng thời gian cần thiết để có được sự thay đổi từ không bệnh sang có bệnh.
Khoảng thời gian có thể ngắn hoặc dài tùy theo loại bệnh nghiên cứu.
- Nếu có đầy đủ thông tin thì mẫu số chỉ là tổng số người có nguy cơ (không bị bệnh).
Với những người không nhạy cảm, không thể bị bệnh được trong quần thể thì không
tính vào. Khi không thể biết được tổng số người có nguy cơ thì mẫu số sẽ là tổng số
quần thể. Để có được số mới mắc, tỷ lệ mới mắc thì phải tiến hành điều tra dọc.
Về mặt thống kê thì CI là xác suất hay nguy cơ mà các cá thể trong quần thể phát
triển bệnh trong một khoảng thời gian xác định. Khoảng thời gian có thể dài bất kỳ nhưng
thường là một vài năm, thậm chí có thể là cả đời. Tỷ lệ mới mắc tích lũy vì vậy được coi
tương tự như khái niệm “nguy cơ tử vong” được dùng trong các tính toán sinh tử và bảng
sống.
Sự đơn giản trong cách tính của tỷ lệ mới mắc tích lũy giúp tỷ lệ này dễ dàng truyền
tải được thông tin đến cộng đồng nói chung.
Tỷ suất mới mắc (Incidence density rate – IDR hay ID) là hay còn gọi là mật độ mới
mắc, là tốc độ xuất hiện những trường hợp mới mắc bệnh xảy ra trong một quần thể. Đo
lường mới mắc tính đến những khoảng thời gian mà trong đó những cá nhân không có
bệnh, và vì thế có “nguy cơ” phát triển bệnh.
Cách tính tỷ suất mới mắc chính xác nhất là tính “đo lường mới mắc theo người –
thời gian”. Mỗi người trong quần thể nghiên cứu đóng góp một “người – năm” vào mẫu
số cho mỗi năm (hoặc ngày, tháng...) theo dõi trước khi bệnh phát triển, hay khi đối tượng
không được theo dõi nữa.
Tỷ suất mới mắc được tính theo công thức sau:
Số mới mắc trong một khoảng thời gian xác định
ID = ---------------------------------------------------------------------------- x 10n
Số người có phơi nhiễm với nguy cơ trong cùng thời gian đó
Đơn vị của tỷ suất mới mắc luôn có đơn vị thời gian (số trường hợp/10n/ngày hoặc
tháng hoặc năm...).

23
Vì không thể đo lường một cách chính xác khoảng thời gian không mắc bệnh, mẫu
số của tỷ suất mới mắc thường được ước lượng bằng cách nhân kích thước trung bình của
quần thể với khoảng thời gian nghiên cứu. Cách tính này có độ chính xác chấp nhận được
khi kích thước quần thể lớn và ổn định và tỷ suất mới mắc thấp như với tình trạng đột
quỵ.
Ví dụ: Một quần thể phụ nữ khỏe mạnh 250 000 người tuổi từ 35 - 54 được theo dõi
liên tục 3 năm. Tất cả các trường hợp mới mắc ung thư vú đều được ghi nhận; với mỗi
nhóm tuổi, tỷ suất mới mắc và tỷ lệ mới mắc được tính và trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Bảng tính tỷ suất mới mắc, tỷ lệ mới mắc tích lũy

Tuổi Kích thước Số mới mắc Người - Năm Tỷ suất mới Tỷ lệ mới mắc
mắc tích lũy
a b c d e
c=ax3 d = b/c e = b/a
35 - 39 60000 90 180000 0,0005 0,0015
40 - 44 70000 168 210000 0,0008 0,0024
45 - 49 65000 215 195000 0,0011 0,0033
50 - 54 55000 227 165000 0,0014 0,0042
35 - 54 250000 700 750000 0,0009 0,0027

Để có được tỷ suất mới mắc ở lớp tuổi 35 - 39, trước tiên phải tính số người - năm
phơi nhiễm (mẫu số): 60.000 x 3 = 180.000. Tỷ suất mới mắc là: Số mới mắc trong 3 năm
(90 trường hợp) chia cho mẫu số trên (180.000) bằng 0,0005 hay 50/100.000 người-năm
Cùng lớp tuổi trên, tỷ lệ mới mắc tích lũy ung thư vú được tính = Số mới mắc/Tổng
số được theo dõi ở lớp tuổi đó. CI = 90/60 000 = 0,0015. Có thể chia tỷ lệ mới mắc tích
lũy đó cho khoảng thời gian theo dõi (3 năm) cũng sẽ được tỷ suất mới mắc.
2.3.2.2. Tỷ lệ tấn công (Attack rate – AR)
Là một dạng đặc biệt của tỷ lệ mới mắc tích lũy, được sử dụng trong trường hợp một
quần thể phơi nhiễm với chỉ một yếu tố nguy cơ trong một khoảng thời gian nhất định,
thường là ngắn. Ví dụ: ngộ độc thức ăn từ cùng một nguồn, một tai nạn phóng xạ, một vụ
nổ bom hạt nhân.... Ngoài thời gian đó, số mới mắc là không đáng kể.
Tỷ lệ tấn công thường được dùng trong tình huống bùng phát các vụ dịch. Khi đó, tỷ
lệ tấn công được tính bằng số những trường hợp mới mắc bệnh trong thời gian bùng phát
một vụ dịch trên quần thể nguy cơ vào lúc bùng phát dịch.

24
Cũng có thể dùng tỷ lệ tấn công để ghi nhận số mới mắc toàn bộ của một bệnh nghề
ngiệp của các đối tượng từ 20 - 65 tuổi, là thời kỳ tối đa có thể phơi nhiễm với yếu tố căn
nguyên do nghề nghiệp.
Trong trường hợp không biết được căn nguyên, tỷ lệ tấn công ghi nhận tỷ lệ bị bệnh
trong suốt toàn bộ cuộc đời của họ.
2.3.3. Tương quan giữa tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc và thời gian phát triển trung
bình của bệnh.
Với những bệnh có thời gian phát triển tương đối ổn định (diễn biến của bệnh ung
thư chẳng hạn) thì: Số hiện mắc của một bệnh sẽ tùy thuộc vào tỷ suất mới mắc và thời
gian phát triển trung bình của bệnh đó:
P=IxD
Trong đó:
- P: là tỷ lệ hiện mắc.
- I: là tỷ lệ mới mắc.
- D: Thời gian kéo dài trung bình của bệnh.
Nhìn vào công thức trên, muốn làm giảm tỷ lệ hiện mắc phải:
- Làm giảm tỷ lệ mới mắc: Chống dịch hữu hiệu, gây miễn dịch đặc hiệu, bảo vệ
khối cảm nhiễm, cắt đứt đường truyền nhiễm.
- Giảm bệnh kỳ: Điều trị đặc hiệu, phối hợp các biện pháp điều trị.
- Phối hợp đồng thời cả hai biện pháp trên.
Ví dụ : một bệnh bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện, hàng tháng có 50 trường hợp
vào viện (I); số người thường xuyên được điều trị là 8 (P), thì thời gian trung bình (D) của
bệnh sẽ là: 8/50 = 0,16 tháng ≈ 5 ngày.
Có những bệnh, chỉ có thể tác động được vào một yếu tố mà thôi.
Ví dụ: bệnh Dại: Bằng cách dự phòng (vaccin), giám sát (chó) để giảm số mới mắc
IR, còn D thì không thể giảm được (điều trị chưa có hiệu quả khi đã lên cơn).

2.4. Các đo lường tử vong


2.4.1. Tỷ lệ bị bệnh, tỷ lệ chết, tỷ lệ chết – mắc:

- Tỷ lệ bị bệnh (morbility): là tỷ lệ giữa số người bị bệnh trong quần thể so với tổng
số quần thể đó.
- Tỷ lệ chết (mortality): là tỷ lệ giữa số chết của quần thể so với tổng số quần thể
đó.

25
- Tỷ lệ chết-mắc (tỷ lệ tử vong): Là tỷ lệ giữa số chết và tổng số người bị bệnh.
Ví dụ: Một quần thể có 1000 người khỏe mạnh được theo dõi, bị ngộ độc cấp, giả
sử có 100 người bị bệnh và 30 người chết trong số những người bị bệnh sau 1 tuần.
Với: + s: Quần thể nguy cơ được nghiên cứu
+ m: Số người bị bệnh
+ d: Số người chết
Khi đó: + Tỷ lệ bị bệnh = m/s = (100/1000)x100 = 10%
+ Tỷ lệ chết = d/s = (30/1000)x100 = 3%
+ Tỷ lệ chết - mắc = d/m = (30/100)x100 = 30%

2.4.2. Tương quan giữa tỷ lệ chết, tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ chết - mắc

Với một bệnh có sự phát triển tương đối ổn định, có thể dẫn đến một tỷ lệ nhất định
về số điều trị khỏi, số mãn tính, số chết... Thì có một sự tương quan giữa tỷ lệ chết, tỷ lệ
mới mắc, và tỷ lệ tử vong:
M = I x L hay L = M/I
Trong đó:
- M: Tỷ lệ chết
- I: Tỷ lệ mới mắc
- L: Tỷ lệ chết-mắc (Tỷ lệ tử vong).
Ví dụ: Tỷ lệ mới mắc hàng năm của một bệnh ung thư là 80/100.000; tỷ lệ chết do
bệnh đó là 40/100.000; thì tỷ lệ chết-mắc của bệnh đó là:

40 / 100000
= 0,5
80 / 100000
Hay: Bệnh ung thư này gây chết 50% số người bị bệnh.
Trong các chăm sóc y tế, cần phải làm giảm tỷ lệ chết (M) của một bệnh thì:
- Hoặc dự phòng tốt để làm giảm số mới mắc I;
- Hoặc điều trị tốt hơn để giảm tỷ lệ tử vong L;
- Hoặc đồng thời giảm cả hai, I và L.

26
2.4.3. Các chỉ số đo lường tử vong khác

- Tỷ suất tử vong thô (Crude death rate - CDR)

Tỷ suất tử vong hay tỷ suất tử vong thô được tính bằng cách lấy tổng số trường hợp
tử vong của một quần thể trong một khoảng thời gian (thường là 1 năm) chia cho tổng
dân số của quần thể trong thời gian đó

Số chết do mọi nguyên nhân trong năm

CDR = ----------------------------------------------------- x 10n

Tổng dân số của quần thể trong năm đó

Tỷ suất tử vong thô có ưu điểm là đơn giản, có thể xác định được một cách nhanh
chóng vì chỉ cần có thông tin về tổng số trường hợp tử vong (tử số) và tổng số dân của
quần thể (mẫu số).

Hạn chế của tỷ suất tử vong thô là tỷ suất này không tính đến một thực tế là nguy cơ
tử vong thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, chủng tộc, tầng lớp kinh tế xã hội và các yếu tố
khác. Vì vậy, sẽ là không hợp lý nếu lấy tỷ suất tử vong thô để so sánh giữa các khoảng
thời gian khác nhau hoặc giữa các khu vực địa lý khác nhau. Ví dụ: mô hình tử vong ở
những cư dân sống trong khu đô thị mới với nhiều gia đình trẻ có thể sẽ rất khác mô hình
tử vong ở khu nghỉ gần bãi biển nơi có nhiều người nghỉ hưu về sinh sống. Việc so sánh
các tỷ suất tử vong giữa các quần thể có các cấu trúc tuổi khác nhau thường được dựa trên
tỷ suất chuẩn hóa theo tuổi.

- Tỷ suất tử vong đặc trưng

Tỷ suất tử vong có thể được biểu diễn cho các nhóm cụ thể trong một quần thể, các
nhóm này được xác định theo các đặc trưng như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khu vực địa
lý, hay do nguyên nhân tử vong xác định.

Ví dụ: tỷ suất tử vong theo tuổi được tính như sau:

Tổng số tử vong ở một nhóm tuổi trong một khu vực xác định và

trong 1 khoảng thời gian xác định

= ----------------------------------------------------------------------------------------- x 10n

Tổng quần thể ước lượng cho cùng nhóm tuổi tại khu vực đó và

trong khoảng thời gian như trên

27
- Tỷ suất tử vong tỷ lệ
Trong một số trường hợp, thông tin tử vong của một quần thể được biểu diễn dưới
dạng tỷ suất tử vong tỷ lệ. Đây thực chất là một tỷ số, được tính bằng số trường hợp tử
vong vì một nguyên nhân nào đó, chia cho 100 hoặc 1000 trường hợp tử vong trong cùng
một khoảng thời gian. Tỷ suất tử vong tỷ lệ không cho biết nguy cơ các thành viên trong
quần thể bị nhiễm hay tử vong vì một bệnh.
Việc so sánh các tỷ suất tử vong tỷ lệ giữa các nhóm có thể đưa ra một số khác biệt
thú vị. Tuy nhiên, cần phải biết trước tỷ suất tử vong thô hay đặc trưng nhóm để từ đó
biết được sự khác biệt giữa các nhóm là do biến thiên ở tử hay mẫu số. Ví dụ: tỷ suất tử
vong tỷ lệ đối với tình trạng ung thư các nước phát triển, noi có nhiều người cao tuổi, sẽ
cao hơn nhiều so với ở các nước đang phát triển, nơi có ít người cao tuổi hơn (mặc dù
nguy cơ mắc ung thư thực sự cho cả cuộc đời của 2 nhóm quốc gia là như nhau)
- Tử vong sơ sinh (Infant mortality rate)
Tỷ suất tử vong sơ sinh là chỉ số thường dùng để mô tả tình trạng sức khỏe của một
cộng đồng. Nó đo lường tỷ suất tử vong của trẻ trong năm đầu tiên của cuộc đời, mẫu số
là trẻ sơ sinh ra sống trong cùng năm.
Số tử vong trong 1 năm của trẻ dưới 1 tuổi
IMR = ------------------------------------------------------------------ x 103
Số trẻ sinh ra sống trong cùng năm đó
Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi là thước đo quan trọng về mức sống, kinh tế -
xã hội của một quốc gia.
- Tỷ suất tử vong trẻ em (Child death rate):
Tỷ suất tử vong trẻ em được tính dựa trên số trẻ tử vong từ 1 đến 4 tuổi và là một chỉ
số sức khỏe cơ bản. Chấn thương không chủ định, suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm
khuẩn là nguyên nhân tử vong thường gặp ở lứa tuổi này. Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi
thể hiện xác suất tử vong của một trẻ trước khi đạt đến tuổi thứ 5 (tính trên 1.000 trẻ sinh
ra).
- Tỷ suất tử vong mẹ (Mother mortatlity rate)
Tỷ suất tử vong mẹ cho biết nguy cơ bà mẹ tử vong do những nguyên nhân liên quan
đến sinh nở, thai nghén. Chỉ số thống kê quan trọng này có thể bị lãng quên do rất khó
tính chính xác. Công thức tính:
Số tử vong liên quan tới thai sản của bà mẹ trong 1 năm
MMR = ------------------------------------------------------------------------------- x 10n
Tổng số trẻ sinh ra trong cùng năm đó

28
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Tỷ lệ hiện mắc quan sát tăng lên khi:


A. Sự ra đi của người khỏe;
B. Rút ngắn thời gian bị bệnh;
C. Tỷ lệ tử vong cao;
D. Giảm số mới mắc;
E. Sự tới của người khỏe;
2. Tỷ lệ hiện mắc quan sát giảm xuống khi:
A. Kéo dài sự sống;
B. Tỷ lệ tử vong cao;
C. Sự tới của các cas;
D. Sự ra đi của người khỏe;
E. Sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán (tăng ghi nhận).
3. Để có được số hiện mắc, tỷ lệ hiện mắc ta phải tiến hành:
A. Điều tra dọc;
B. Điều tra ngang;
C. Điều tra nửa dọc;
D. Nghiên cứu bệnh chứng;
E. Nghiên cứu theo dõi.
4. Kết quả của một nghiên cứu ngang là:
A. Số mới mắc, tỷ lệ hiện mắc;
B. Số hiện mắc, tỷ lệ mới mắc,
C. Thời gian phát triển trung bình của bệnh;
D. Số mới mắc, tỷ lệ mới mắc;
E. Số hiện mắc, tỷ lệ hiện mắc;
5. Kết quả của một nghiên cứu dọc là:
A. Số mới mắc, tỷ lệ hiện mắc;
B. Số hiện mắc, tỷ lệ mới mắc,
C. Thời gian phát triển trung bình của bệnh;
D. Số mới mắc, tỷ lệ mới mắc;
E. Số hiện mắc, tỷ lệ hiện mắc;

29
BÀI 3. ĐÁNH GIÁ CĂN NGUYÊN VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm nguyên nhân trong dịch tễ học
2. Trình bày được phương pháp dịch tễ học phân tích một vấn đề sức khỏe.
3. Trình bày được các loại điều tra nghiên cứu sức khỏe cộng đồng.

NỘI DUNG
Một nhiệm vụ quan trọng của dịch tễ học đó là tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh và
phân tích được mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ và tình trạng sức khỏe cộng đồng.
Việc xác định được các yếu tố quyết định đối với sức khỏe cộng đồng rất có ý nghĩa trong
việc giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo của địa phương xây dựng kế
hoạch phân bổ nguồn lực y tế một cách hợp lý nhất trong cộng đồng.

3.1. Tính nguyên nhân trong dịch tễ học


3.1.1. Khái niệm về nguyên nhân
Khái niệm về “nguyên nhân” tạo ra nhiều tranh cãi trong dịch tễ học cũng như các
ngành khoa học khác. Khái niệm nguyên nhân có nhiều định nghĩa khác nhau trong các
bối cảnh khác nhau và không có định nghĩa nào phù hợp với tất cả ngành khoa học. Trong
dịch tễ học, chúng ta sẽ thấy rằng có nhiều yếu tố cùng tác động đến 1 tình trạng hay sự
kiện sức khỏe (chúng ta sẽ phân tích những yếu tố này trong phần 3.2). Một người có mắc
bệnh hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ như vào cơ địa và sức khỏe của
người đó, vào “liều” phơi nhiễm, vào việc họ đã từng nhiễm trước đó hay không v.v. Như
vậy, ta có thể khái quát tính nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân là một sự kiện, tình trạng hay đặc tính (hay phối hợp của các yếu tố
này) đóng vai trò cơ bản trong việc gây bệnh cho một người. Các đặc tính của nguyên
nhân:
- Nguyên nhân phải xảy ra trước tình trạng sức khỏe
- Nguyên nhân đủ là một hoặc phối hợp một số yếu tố mà sẽ tất yếu gây ra bệnh

30
- Nguyên nhân cần: là nguyên nhân đủ hoặc một cấu phần của nguyên nhân đủ mà
bặt buộc phải có để bệnh xảy ra
- Nguyên nhân cấu phần: là bất cứ cấu phần nào của nguyên nhân đủ mà không
phải là yêu cầu tuyệt đối để gây ra bệnh.
Các tiêu chí thường sử dụng để đánh giá nguyên nhân:
- Mối quan hệ theo thời gian
- Tính hợp lý
- Tính nhất quán
- Độ mạnh của sự kết hợp
- Mối quan hệ liều – đáp ứng
- Tính thuận – nghịch
- Thiết kế nghiên cứu
3.1.2. Sự tương tác giữa các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng thường không đứng riêng lẻ trong
việc hình thành bệnh mà tương tác với nhau làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. Và
sự tác động của sự tương tác này (tác động đồng thời của nhiều nguyên nhân) thường lớn
hơn tác động mà người ta dự kiến dựa trên tổng hợp các tác động riêng lẻ.
Ví dụ: nguy cơ mắc ung thư phổi đặc biệt cao ở những người vừa hút thuốc vừa phơi
nhiễm với bụi amiăng. Nguy cơ ung thư phổi ở nhóm vừa hút thuốc lá vừa phơi nhiễm
với bụi amiăng là 50 lần, cao hơn nhiều so với việc cộng nguy cơ ở những người chỉ hút
thuốc (10 lần) và chỉ phơi nhiễm với amiăng (5 lần).
Bảng 3.1 Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi chuẩn hóa theo tuổi (trên 100.000 dân)
liên quan tới hút thuốc lá và phơi nhiễm nghề nghiệp với bụi amiăng.

Phơi nhiễm với amiăng Tiền sử hút thuốc lá Tỷ lệ tử vong do ung thư
phổi/100.000 dân

Không Không 11

Có Không 58

Không Có 123

Có Có 602

31
3.2. Phương pháp phân tích một vấn đề sức khỏe của dịch tễ học
Khi phân tích các vấn đề sức khỏe của một cộng đồng, chúng ta cần phải phân tích tất
cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng đó. Nhìn chung, sự xuất hiện
và phát triển các vấn đề sức khỏe thường do các yếu tố liên quan tới đặc trưng của từng
cộng đồng hoặc môi trường mà cộng đồng đó sống. Có thể phân chia cụ thể các yếu tố đó
thành 4 nhóm chính như sau: (1) các yếu tố liên quan tới sinh học ở người, (2) các yếu tố
thuộc về môi trường, (3) yếu tố hành vi của cộng đồng, và (4) các dịch vụ y tế. Sơ đồ
minh họa các yếu tố này với vấn đề sức khỏe được mô tả chi tiết ở hình 3.1:

Sinh lý

Trưởng thành Các yếu tố liên Yếu tố


và lão hóa quan tới sinh di truyền
học ở người

Xã hội Phục hồi


MỘT VẤN ĐỀ
Tinh Môi Các Điều
SỨC KHỎE
thần trường dịch vụ trị
CỘNG ĐỒNG
y tế

Vật chất Dự
phòng

Nguy cơ từ Hành vi Nguy cơ từ


nghề nghiệp giải trí

Kiểu tiêu thụ

Hình 3.1 Phương pháp DTH phân tích một vấn đề sức khỏe.
3.1.1. Những yếu tố liên quan tới sinh học ở người
Những yếu tố sinh học có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các yếu tố về di
truyền, các yếu tố sinh lý, và sự phát triển của cơ thể như sự trưởng thành, lão hóa. Đây là
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của nhiều bệnh.
Ví dụ: tăng huyết áp gắn liền với sự lão hóa của cơ thể hay nói cách khác là thường
xảy ra ở người cao tuổi. Bệnh tiểu đường tuýp 1 liên quan tới yếu tố di truyền.

32
Các yếu tố sinh học ở người cũng tác động cộng hưởng với nhau trong việc phát triển
bệnh. Ví dụ: sự tương tác của yếu tố di truyền và sự phát triển của cơ thể đối với việc phát
hiện bệnh đó là đối với bệnh Down. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh ra mắc
bệnh Down – 1 bệnh di truyền do biến đổi nhiễm sắc thể 21 - tăng lên ở bà mẹ trên 35
tuổi. Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh này ở các bà mẹ sinh con khi dưới 30 tuổi là rất thấp.
Những người mắc bệnh Down lại có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như: bệnh
Leukemia, Alzheimer.
3.1.2. Những yếu tố môi trường:
Bên cạnh những yếu tố liên quan tới sinh học hay nói cách khác là những yếu tố bên
trong con người, thì những yếu tố môi trường bao quanh con người bao gồm cả môi
trường vật chất (đất, nước, không khí), môi trường xã hội và tinh thần cũng có ảnh hưởng
quan trọng đến sức khỏe. Ví dụ như các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa có liên quan
trực tiếp tới ô nhiễm đất, nước và ô nhiễm thực phẩm. Như nhiễm độc Methyl thủy ngân
tại Minamata – Nhật Bản liên quan tới việc ô nhiễm nguồn nước và gây nhiễm độc cho cá
từ đó gây nhiễm độc cho con người (xem bài 1).
Các yếu tố môi trường xã hội như phong tục tập quán, văn hóa cũng có ảnh hưởng
gián tiếp tới sức khỏe thông qua các hành vi chịu ảnh hưởng của những quan niệm ấy. Ví
dụ như những trẻ vị thành niên sống trong gia đình có người thân hút thuốc sẽ có xu
hướng dễ hút thuốc hơn những trẻ sống trong gia đình không có người hút thuốc.
3.1.3. Những yếu tố hành vi
Hành vi của con người ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh tật bao gồm cả bệnh
truyền nhiễm và không truyền nhiễm. Đặc biệt là đối với các bệnh không truyền nhiễm thì
yếu tố hành vi thường là yếu tố quyết định tới sự hình thành và phát triển bệnh. Ví dụ:
bệnh tiểu đường tuýp 2; tình trạng thừa cân, béo phì có liên quan chặt chẽ với hành vi ăn
uống không hợp lý và ít vận động thể lực. Một số hành vi khác như hút thuốc lá chính là
nguyên nhân dẫn tới việc tăng tỷ lệ bệnh ung thư phổi trong cộng đồng. Việc quan hệ tình
dục không an toàn, quan hệ tình dục với nhiều đối tượng làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, viêm gan B v.v.
3.1.4. Những yếu tố dịch vụ y tế:
Các dịch vụ y tế đóng vai trò quan trọng trong dự phòng, phát hiện và điều trị bệnh
cũng như phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Việc thiếu nguồn lực hay sử dụng nguồn lực
không hợp lý, hay thiếu các dịch vụ y tế cần thiết v.v... là nguyên nhân dẫn tới các bất lợi

33
cho sức khỏe của cộng đồng. Ví dụ: việc thiếu nữ hộ sinh ở các trạm y tế xã sẽ ảnh hưởng
tới sự chăm sóc phụ nữ có thai và sinh đẻ và có thể dẫn tới tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân tăng,
tỷ lệ uốn ván sơ sinh tăng v.v.
Công tác dự phòng vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng,
giảm sự xuất hiện và các tác động của những vấn đề sức khỏe trong cộng đồng. Nếu công
tác dự phòng không được quan tâm hay không được thực hiện tốt sẽ không hạn chế được
sự xuất hiện của bệnh tật. Ví dụ: đối với bệnh sởi thì việc tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp làm
giảm tỷ lệ bệnh trong cộng đồng. Nếu trẻ không được tiêm phòng sởi đầy đủ, nguy cơ
bùng phát dịch sởi trong cộng đồng sẽ tăng lên.

3.3. Các loại điều tra nghiên cứu sức khỏe cộng đồng
3.1.1. Điều tra tổng hợp
3.1.1.1. Tổng điều tra dân số
Cuộc điều tra nhân khẩu nhằm xem xét tới các khía cạnh của dân số, ví dụ như:

- Vùng kinh tế - xã hội: thành thị, nông thôn

- Đơn vị hành chính: tỉnh, thành, thị trấn...

- Cấu trúc tuổi: thường chia nhóm 5 tuổi thành 1 nhóm

- Giới: nam, nữ

- Dân tộc: 54 dân tộc

- Tôn giáo
Ngoài ra, tổng điều tra dân số còn bao gồm một số nội dung khác như: số lượng nhà,
loại nhà (kiên cố, thiếu kiên cố, đơn sơ...); trình độ học vấn; số lượng người biết đọc, viết.
Trong tổng điều tra điều tra dân số, mọi gia đình đều được đến thăm và mọi thành
viên trong gia đình đều được phỏng vấn.
3.1.1.2. Điều tra KAP
Điều tra KAP là loại điều tra về kiến thức – thái độ - thực hành liên quan tới một vấn
đề sức khỏe quan tâm tại cộng đồng. Điều tra này cần có sự chỉ đạo và tập huấn của cơ
quan điều tra. Điều tra KAP thường sử dụng cỡ mẫu tương đối lớn.
K: Knowledge – Kiến thức
A: Attitude – Thái độ
P: Practice – Hành vi (Thực hành)

34
Trong thực tế, việc cộng đồng có kiến thức đúng, thái độ đúng đắn chưa chắc đã có
thực hành đúng. Ví dụ: hầu hết người dân đều hiểu tác hại của hút thuốc lá, tuy nhiên vẫn
tiếp tục hút.
3.1.2. Điều tra điểm – Điều tra dịch vụ y tế
Đây là những khảo sát vừa, nhỏ cần chính xác, được tiến hành cho dự án hoặc dùng
để đánh giá những nhu cầu cần thiết, hoặc dự đoán hoặc thử nghiệm một kỹ thuật điều
tra.
Có 2 loại điều tra dịch vụ y tế quan trọng tại cộng đồng:
- Điều tra về nhu cầu các dịch vụ y tế
- Điều tra về người sử dụng các dịch vụ y tế
Ví dụ: Cuộc điều tra về tỷ lệ sinh của dân số khu vực phản ánh nhu cầu dịch vụ trước
khi sinh. Cuộc điều tra về các thai phụ đến khám thai sẽ phản ánh về những người sử
dụng các dịch vụ y tế. So sánh thông tin từ 2 cuộc điều tra này, ta sẽ biết những người
không sử dụng dịch vụ y tế.

Những người sử dụng Những người không sử


Nhu cầu các dịch vụ y tế = +
các dịch vụ y tế dụng các dịch vụ y tế

3.1.3. Điều tra số hiện mắc bệnh trong cộng đồng


Đây là dạng điều tra rất phổ biến trong dịch tễ học. Mục đích của cuộc điều tra số
hiện mắc là phát hiện tỷ lệ phần trăm dân số mắc bệnh hoặc có hiện tượng sức khỏe đặc
biệt trong một cộng đồng nhất định. Khi tiến hành điều tra, thường chọn số nhà/cụm dân
cư một cách ngẫu nhiên.

- Ví dụ:

+ Tỷ lệ % dân số mắc bệnh sốt rét?

+ Tỷ lệ % trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trong dân số?

+ Tỷ lệ % trẻ đi học được tiêm BCG?

+ Tỷ lệ % trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng tức là số hiện mắc suy dinh dưỡng
nặng trong số trẻ dưới 5 tuổi.

- Các bước tiến hành điều tra số hiện mắc phân tích theo ví dụ sau:
Để xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng ở 2 làng A và B, cần xác định những thông tin sau:

+ Đối tượng được điều tra

35
+ Danh sách dân cư 2 làng A và B.

+ Bản đồ của mỗi làng (hoặc ta phải tự vẽ).

+ Lựa chọn chỉ có trẻ dưới 5 tuổi hay tất cả mọi lứa tuổi.

+ Tất cả các đối tượng sẽ được điều tra hay chỉ một phần (mẫu).

+ Phương pháp tiến hành: dựa vào tuổi và cân nặng là hai yếu tố đo lường để xác
định suy dinh dưỡng.
Số hiện mắc có 2 cách diễn đạt, nó phụ thuộc vào độ lớn của tỷ lệ làm thay đổi số
hiện mắc. Nếu tỷ lệ % là 1% hay lớn hơn: thì số hiện mắc được biểu diễn như tỷ lệ %.
Ví dụ: Cuộc điều tra về 40 trẻ em tại làng A ta thấy có 30 trẻ có sẹo BCG.
Tỷ lệ % sẹo BCG = 30/40*100 = 75%
Nếu số nhỏ hơn 1% thì diễn đạt bằng phần nghìn hoặc phần vạn.
Ví dụ: Cuộc điều tra số hiện mắc lao và phong ở một làng, phát hiện có 10 trường
hợp lao và 5 trường hợp bị phong. Dân số ở đây là 5000 được tính đến trong điều tra.
Tỷ lệ mắc lao = (10/5000)*100 = 0,2% = 20/10.000
Khi có số hiện mắc, thì cũng xuất hiện số mắc mới là hai số đo chính để đo lường
dịch tễ học bệnh tật.
3.1.4. Điều tra phát hiện bệnh trong cộng đồng – sàng tuyển
Phương pháp phát hiện bệnh sớm (sàng tuyển) thường được sử dụng trong các cuộc
điều tra DTH, tìm tỷ lệ hiện mắc một bệnh nào đó trong quần thể, trong các cuộc khảo sát
có hệ thống để đánh giá tình trạng sức khỏe và bệnh tật của toàn bộ cộng đồng và làm cơ
sở cho một chương trình can thiệp. Người ta có thể tiến hành phát hiện bệnh trong cộng
đồng bằng các cách khác nhau từ đơn giản (dùng một test để phát hiện một bệnh) đến
phức tạp (làm nhiều test, có hệ thống...). Phương pháp điều tra này sẽ được mô tả chi tiết
trong bài 4.

3.4. Quy trình thực hiện điều tra tại cộng đồng
Quy trình thực hiện điều tra tại cộng đồng thường tuân theo 6 bước sau:
Bước 1: Làm việc với chính quyền cơ sở điều tra.

- Tổ chức họp với chính quyền, các đoàn thể, ban ngành, nhà trường...trong cộng đồng
cần điều tra để có được sự ủng hộ của chính quyền để thực hiện điều tra tại đó.

36
- Thống nhất với chính quyền địa phương cách chọn các cụm dân cư theo tiêu chuẩn để
thực hành điều tra (chọn mẫu thích hợp).
Bước 2: Họp với đoàn điều tra

- Tổ chức họp với đoàn điều tra nhằm giới thiệu mục đích cuộc điều tra, tập huấn và
giải thích kỹ các chi tiết cần thiết trong quá trình tiến hành điều tra tại cộng đồng.

- Lấy ý kiến của đoàn điều tra về: thời gian điều tra, bộ câu hỏi điều tra... từ đó chỉnh
sửa, hoàn thiện lại bộ câu hỏi, công cụ điều tra tại cộng đồng cho phù hợp với hoàn
cảnh thực tế.
Bước 3: Tập huấn cho đoàn điều tra

- Chuẩn bị và tổ chức tập huấn cho các đoàn điều tra: cần xác định địa điểm, thời gian
tập huấn phù hợp.

- Xác định số lượng thành viên cần tập huấn, nội dung tập huấn.

- Chuẩn bị tài liệu, phương tiện và nơi tổ chức, chuẩn bị kinh phí cần thiết...
Bước 4: Chuẩn bị triển khai điều tra

- Phân công nhân lực: cần có sự phân công rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong đoàn
điều tra: người phỏng vấn, người ghi chép, người thực hiện điều tra (ví dụ như cân đo
chiều cao, cân năng đối với điều tra về dinh dưỡng), người tập hợp các phiếu điều tra
tổng hợp, người dẫn đường, người phục vụ ăn uống...

- Chuẩn bị phương tiện vật chất để điều tra: phân công người chịu trách nhiệm về phiếu
điều tra, kiểm tra lại các phiếu điều tra và phỏng vấn, người liên hệ với các điểm điều
tra, người phụ trách kinh phí...
Bước 5: Tiến hành điều tra

- Tiến hành điều tra kết hợp quan sát với phỏng vấn, trao đổi với cộng đồng về vấn đề
cần điều tra. Đảm bảo điều tra đúng mục tiêu.
Bước 6: Báo cáo

- Tổng hợp số liệu điều tra, phân tích số liệu để đưa ra kết quả nghiên cứu.

- Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm với chính quyền địa phương và đoàn điều
tra.

- Viết báo cáo và phản hồi những kết quả điều tra với cộng đồng.

37
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1 Các tiêu chí thường sử dụng để đánh giá nguyên nhân, ngoại trừ:
A. Mối quan hệ theo chức vụ
B. Tính hợp lý
C. Tính nhất quán
D. Độ mạnh của sự kết hợp
E. Mối quan hệ liều – đáp ứng
2 Phương pháp phân tích một vấn đề sức khỏe của dịch tễ học, ngoại trừ:
A. Những yếu tố liên quan tới sinh học ở người
B. Những yếu tố môi trường
C. Những yếu tố hành vi
D. Những yếu tố dịch vụ y tế
E. Những yếu tố văn hóa
3. Nội dung nào sau đây thuộc bước 1 là làm việc với chính quyền cơ sở điều tra:
A. Tổ chức họp với chính quyền, các đoàn thể, ban ngành, nhà trường...trong cộng
đồng cần điều tra để có được sự ủng hộ của chính quyền để thực hiện điều tra tại đó.
B. Tổ chức họp với đoàn điều tra nhằm giới thiệu mục đích cuộc điều tra, tập huấn và
giải thích kỹ các chi tiết cần thiết trong quá trình tiến hành điều tra tại cộng đồng.
C. Lấy ý kiến của đoàn điều tra về: thời gian điều tra, bộ câu hỏi điều tra... từ đó
chỉnh sửa, hoàn thiện lại bộ câu hỏi, công cụ điều tra tại cộng đồng cho phù hợp với
hoàn cảnh thực tế.
D. Xác định số lượng thành viên cần tập huấn, nội dung tập huấn.
E. Chuẩn bị tài liệu, phương tiện và nơi tổ chức, chuẩn bị kinh phí cần thiết...
4. Điều tra dịch vụ y tế quan trọng tại cộng đồng:
A. Điều tra về nhu cầu các dịch vụ y tế
B. Điều tra về người sử dụng các dịch vụ chung
C. Điều tra về người dân mắc bệnh có sử dụng dịch vụ y tế
D. Điều tra về người khỏe mạnh trong cộng đồng
E. Điều tra về nhu cầu cơ bản của người bệnh

38
5. Tập huấn cho đoàn điều tra, ngoại trừ:
A. Chuẩn bị và tổ chức tập huấn cho các đoàn điều tra: cần xác định địa điểm, thời gian
tập huấn phù hợp.
B. Xác định số lượng thành viên cần tập huấn, nội dung tập huấn.
C. Chuẩn bị tài liệu, phương tiện và
D. Chuẩn bị nơi tổ chức, chuẩn bị kinh phí cần thiết...
E. Tiến hành điều tra kết hợp quan sát với phỏng vấn, trao đổi với cộng đồng về vấn đề
cần điều tra.

39
BÀI 4. SÀNG TUYỂN

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục đích và tiêu chuẩn về bệnh được sàng tuyển
2. Trình bày được giá trị của một test sàng tuyển
3. Trình bày được các tiêu chuẩn cần thiết để tiến hành một chương trình sàng tuyển
trong cộng đồng.

NỘI DUNG
Sàng tuyển hay còn gọi là phương pháp phát hiện bệnh sớm trong cộng đồng được
coi là biện pháp cơ bản của dự phòng cấp 2 trong phòng bệnh ở cộng đồng. Sàng tuyển là
biện pháp sử dụng các thử nghiệm có thể áp dụng trên phạm vi rộng lớn để lọc ra những
người khỏe mạnh từ những người có thể mắc bệnh. Trong sàng tuyển, yếu tố an toàn là
yếu tố rất quan trọng cần được xác định rõ bởi cán bộ y tế trước khi thực hiện chương
trình tại cộng đồng.

4.1. Mục đích của chương trình sàng tuyển


Mục đích của việc sàng tuyển chính là phát hiện bệnh sớm hơn so với phương pháp
chẩn đoán thông thường. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: Sàng tuyển là việc
sử dụng các xét nghiệm trên phạm vi lớn để phát hiện ở những người có vẻ bề ngoài khỏe
mạnh. Nhờ vậy, các kỹ thuật phát hiện bệnh trong cộng đồng sẽ phân chia quần thể thành
2 nhóm: (1) nhóm những người có vẻ bề ngoài là khỏe mạnh nhưng có thể bị bệnh, và (2)
nhóm người thực sự không bị bệnh đó.
Mục đích của phát hiện bệnh không đặt ra cơ sở cho chẩn đoán, mà để xác định sự có
mặt hay vắng mặt của một yếu tố nguy cơ. Những người có kết quả dương tính sẽ được
gửi tới cơ sở lâm sàng để chẩn đoán xác định và điều trị. Do đối tượng của sàng tuyển là
những người chưa có bệnh, vì vậy một điều rất quan trọng là các xét nghiệm sàng tuyển
không gây tác hại cho người tham gia sàng tuyển. Sàng tuyển cũng có thể được sử dụng
để xác định sự phơi nhiễm cao với các yếu tố nguy cơ. Ví dụ: các mẫu máu của trẻ em có
thể được sàng tuyển lượng chì ở các vùng sử dụng hàm lượng chì cao để làm sơn.

40
Để tiến hành một chương trình phát hiện bệnh trong cộng đồng thì phải xác định
được những bệnh nào cần được ưu tiên sàng tuyển, và đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh
đó là đối tượng nào. Tiếp đó, cần xác định nên dùng kỹ thuật nào để tiến hành sàng tuyển.
Sàng tuyển thường được sử dụng trong các cuộc điều tra DTH, tìm tỷ lệ hiện mắc
một bệnh nào đó trong quần thể, trong các cuộc khảo sát có hệ thống để đánh giá tình
trạng sức khỏe và bệnh tật của toàn bộ cộng đồng, là cơ sở cho một chương trình can
thiệp. Người ta có thể tiến hành sàng tuyển trong cộng đồng bằng các cách khác nhau từ
đơn giản (dùng 1 test) đến phức tạp (dùng nhiều test); thực hiện nhiều giai đoạn; hoặc kết
hợp cùng các chương trình y tế khác tại cộng đồng

4.2. Các tiêu chí để tiến hành sàng tuyển


Những tiêu chuẩn về bệnh cần thực hiện sàng tuyển trong cộng đồng gồm có:
- Là căn bệnh có mối đe dọa thực sự cho sức khỏe cộng đồng (mức độ phổ biến, mức
độ trầm trọng).
- Bệnh có thời gian dài giữa các dấu hiệu đầu tiên và bệnh toàn phát. Người bị bệnh
được phân biệt rõ ràng với người bình thường.
- Bệnh sẽ trở thành trầm trọng nếu không được chẩn đoán sớm. Điều trị ở thời kỳ tiền
lâm sàng có tác dụng làm giảm tính nặng của bệnh, làm giảm tỷ lệ chết của bệnh so
với điều trị ở giai đoạn lâm sàng.
- Bệnh có rối loạn trầm trọng về y học mà cần có một biện pháp điều trị hiệu quả.
- Bệnh có khả năng điều trị được, điều trị theo phác đồ, có hiệu quả rõ rệt và có thể
giám sát được trên mức độ cộng đồng.
Bên cạnh đó, một số tiêu chuẩn cũng cần được lưu ý như: phải có đầy đủ các điều
kiện cần thiết để xác lập các phương tiện chẩn đoán và điều trị hữu hiệu (nhất là các nước
chậm phát triển); hiệu quả của phương pháp sàng tuyển, vấn đề kinh phí – hiệu quả cũng
cần được cân nhắc. Chương trình phát hiện bệnh chỉ được tiến hành sau khi đã có sự kiểm
tra các chương trình y tế ưu tiên khác (nhằm cân nhắc vấn đề tài chính). Ngoài ra, chương
trình sàng tuyển cần nhận được sự chấp nhận của cộng đồng và đảm bảo tính công bằng,
an toàn.

4.3. Giá trị của phương pháp phát hiện bệnh


- Giá trị của một phương pháp chẩn đoán luôn luôn liên quan tới phương pháp đối
chiếu (thường là phương pháp tốt nhất hiện có dùng để chẩn đoán xác định).

41
- Chất lượng của phương pháp phát hiện bệnh không hoàn toàn cố định mà có sự thay
đổi, tùy thuộc vào tỷ lệ hiện mắc bệnh của quần thể; nó còn thay đổi, tùy thuộc vào
sự phối hợp của các test khác nhau.
- Các nhà nghiên cứu ngày càng tìm ra các phương pháp mới có giá trị chẩn đoán tốt
hơn. Chúng ta phải tính toán giá trị của mỗi phương pháp chẩn đoán, cân nhắc giá
thành của nó và khả năng áp dụng của nó trong chẩn đoán cộng đồng.
4.3.1. Giá trị của phương pháp chẩn đoán tùy thuộc vào phương pháp đối chiếu
Trong lâm sàng cũng như trong sức khỏe cộng đồng, cần phải hài lòng chấp
nhận những phương pháp chẩn đoán được thực hiện bằng các phương tiện đang có. Các
phương pháp này có thể là kém hiệu quả hơn so với các test đối chiếu, ví dụ như các chẩn
đoán tổ chức học, tế bào học, sinh thiết, mổ thăm dò,vv...
Trong một quần thể, ở những người khỏe mạnh cũng như ở những người bị bệnh,
một phương pháp chẩn đoán có thể đưa lại kết quả thật, kết quả giả, các kết quả này được
kiểm tra lại bằng các phương pháp đối chiếu và giá trị của nó được phản ánh bằng độ
nhạy, độ đặc hiệu, và các giá trị tiên đoán:
Dùng một thử nghiệm định tính để phát hiện một bệnh trong quần thể, khi đối chiếu
với kết quả của một test tốt nhất hiện có, sẽ cho kết quả như sau:

Test đối chiếu

Có bệnh Không bệnh Tổng

(+) a b
a+b
Test (dương tính thật) (dương tính giả)
nghiên cứu (-) c d
c+d
(âm tính giả) (âm tính thật)

Tổng a+c b+d a+b+c+d

4.3.1.1. Độ nhạy
Độ nhạy của một thử nghiệm là tỷ lệ giữa các kết quả dương tính thật so với tổng số
người bị bệnh thật sự. Độ nhạy của một thử nghiệm chính là khả năng phát hiện bệnh của
thử nghiệm đó.

a
- Độ nhạy: Se = x 100
a+c

42
4.3.1.2. Độ đặc hiệu
Độ đặc hiệu của một thử nghiệm là tỷ lệ giữa các kết quả âm tính thật so với tổng số
người lành thật sự. Độ đặc hiệu của một thử nghiệm chính là khả năng nói lên sự không
có bệnh của thử nghiệm đó.
d
- Độ đặc hiệu: Sp = x 100
d+b

4.3.1.3. Giá trị tiên đoán của kết quả dương tính
Giá trị tiên đoán của kết quả dương tính là tỷ lệ giữa các kết quả dương tính thật so
với tổng số các kết quả dương tính, hay chính là xác suất bị bệnh của một cá thể có kết
quả dương tính qua thử nghiệm.
a
- Giá trị tiên đoán của kết quả dương tính: Vp = x 100
a+b

4.3.1.4. Giá trị tiên đoán của kết quả âm tính


Giá trị tiên đoán của kết quả âm tính là tỷ lệ giữa các kết quả âm tính thật so với tổng
số các kết quả âm tính, hay chính là xác suất không bị bệnh của một cá thể có kết quả âm
tính qua thử nghiệm.

d
- Giá trị tiên đoán của kết quả âm tính: Vn = x 100
c+d

4.3.1.5. Giá trị tổng quát


Giá trị tổng quát của một thử nghiệm là tỷ lệ giữa các kết quả thật so với toàn bộ các
kết quả của thử nghiệm đã được thực hiện.
a+d
x 100
- Giá trị tổng quát: Vg = a+b+c+d

Tất cả các chỉ số nói trên đều được biểu thị dưới dạng %.
Phương pháp lý tưởng thì phải có độ nhạy, độ đặc hiệu, và các giá trị tiên đoán cao
gần 100%; nhưng đó chỉ là một sự chấp nhận về nguyên tắc, còn trên thực tế thì khó
được như vậy. Cho nên, khi áp dụng trong thực tiễn cần phải lựa chọn và phải phối hợp
các thử nghiệm trong các chương trình phát hiện bệnh.

43
Ví dụ 1: tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán của kết quả dương tính, giá trị
tiên đoán của kết quả âm tính, giá trị tổng quát của xét nghiệm trong bảng sau (với tiêu
chuẩn Hb≤12g% là thiếu máu)

Thiếu máu Bình thường Tổng

Test Hb≤12g% (+) 19 10 29

(-) 1 70 71

Tổng 20 80 100

Se = (19/20) x 100 = 95% Sp = (70/80) x 100 = 88%


Vp = (19/29) x 100 = 66% Vn = (70/71) x 100 = 99%
Vg = [(19+70)/(19+10+1+70)] x 100 = 89%
4.3.2.Giá trị của phương pháp chẩn đoán tùy thuộc tỷ lệ hiện mắc của bệnh nghiên
cứu
Giá trị tiên đoán của một test không hoàn toàn hằng định, mà có sự thay đổi, bị ảnh
hưởng bởi tỷ lệ hiện mắc của bệnh. Nếu như một bệnh có tỷ lệ hiện mắc (p) nhỏ, thì ngay
cả một test rất đặc hiệu cũng sẽ đem lại nhiều kết quả dương tính sai. Hay: p càng nhỏ thì
Vp càng thấp và Vn càng cao, và ngược lại: p càng lớn thì Vp càng cao và Vn càng thấp.
4.3.3.Giá trị của phương pháp tùy thuộc vào sự phối hợp của các nghiệm pháp khác
nhau
Đôi khi cần phải sử dụng cùng một lúc 2 nghiệm pháp để phát hiện một bệnh để làm
tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của viêc phát hiện bệnh.
Ví dụ: Để phát hiện bệnh giang mai, người ta thực hiện 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: sử dụng 1 test có độ nhạy cao để có được tỷ lệ người nhiễm cao

- Giai đoạn 2: sử dụng test có độ đặc hiệu cao để loại trừ những trường hợp dương tính
giả
4.3.4.Độ tin cậy
Xét nghiệm có độ tin cậy cao nghĩa là xét nghiệm cho kết quả giống nhau khi tiến
hành lặp lại xét nghiệm ở cùng một cá thể trong điều kiện giống nhau. Các yếu tố ảnh
hưởng đến độ tin cậy:

- Sự biến thiên do phương pháp xét nghiệm

- Sự biến thiên do người xét nghiệm

44
Để tăng độ tin cậy cần chuẩn hóa quá trình xét nghiệm, huấn luyện cẩn thận cán bộ
xét nghiệm, kiểm tra định kỳ công việc của họ; cử một hay nhiều người tiến hành xét
nghiệm độc lập với nhau

4.4. Lựa chọn thử nghiệm trong phát hiện bệnh


Về nguyên tắc thì vạch ranh giới không cố định. Một test có độ nhạy, độ đặc hiệu
<80% là không tốt. Nếu để phát hiện một bệnh nặng có thể chết, phải được điều trị bằng
mọi giá, người ta phải nghiên cứu một test có độ nhạy thật cao (nhằm tránh bỏ sót). Các
quyết định liên quan tới việc áp dụng các test trong chẩn đoán tùy thuộc vào bệnh nghiên
cứu và các điều kiện thực tiễn trong cộng đồng. Theo Galem và Gambino: sự lựa chọn
một test trong thực tiễn như sau:
4.4.1. Một test có độ nhạy cao được ưu tiên khi
- Một bệnh nặng, không thể không biết
- Bệnh có thể điều trị được.
- Khi kết quả dương tính sai không gây nên thương tổn về tâm lý hoặc kinh tế cho
người được khám nghiệm.
Ví dụ: Bệnh u tủy thượng thận sẽ chết nếu không biết, kiểm soát được 100% (nếu
được can thiệp), bệnh lây truyền qua đường tình dục, các bệnh nhiễm trùng khác có thể
điều trị được .
4.4.2. Test có độ đặc hiệu cao được ưu tiên khi
- Một bệnh nặng nhưng khó điều trị hay nan y .
- Khi cho họ biết họ không có bệnh thì có ý nghĩa quan trọng về tâm lý và sức khỏe.
- Kết quả dương tính sai gây thương tổn tâm lý và kinh tế cho người được khám
nghiệm. Ví dụ: bệnh xơ cứng rải rác.
4.4.3. Test có giá trị tiên đoán của kết quả (+) cao được ưu tiênkhi
Khi điều trị cho người dương tính sai sẽ gây ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ: phóng xạ liệu
pháp là xấu cho những người được chẩn đoán sai là ung thư phổi.
4.4.4. Test có giá trị tổng quát cao được ưu tiên khi
- Bệnh nặng nhưng có thể chăm sóc tốt.
- Khi kết quả dương tính sai, âm tính sai đều gây các thương tổn nặng nề.
Ví dụ: Nhồi máu cơ tim, có thể chết nếu không được điều trị, nhưng cũng gây thương
tổn nặng nề khi kết quả dương tính sai; hay vài dạng Leucémie, Lymphome, tiểu đường.

45
4.5. Lựa chọn chương trình phát hiện bệnh
Để tiến hành thực hiện một chương trình phát hiện bệnh trong một quần thể nào đó,
ngoài việc dựa vào các tiêu chuẩn về bệnh cần phát hiện như mục 4.2, cần cân nhắc các
tiêu chuẩn sau:
4.5.1. Test phát hiện bệnh
Trước khi đưa một test phát hiện bệnh vào sử dụng trong cộng đồng, sự hiểu biết của
chúng ta về giá trị của test đó vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ. Hơn nữa, test này sử dụng tốt
cho quần thể này nhưng chưa chắc đã tốt cho quần thể khác. Trong thực tế, sử dụng
nghiệm pháp phát hiện bệnh, là một sự hướng dẫn cần thiết cho chẩn đoán sau đó. Thử
nghiệm phát hiện bệnh và thử nghiệm chẩn đoán khác nhau cơ bản như sau:

Test chẩn đoán Test phát hiện bệnh

Áp dụng cho người có biểu hiện rối loạn Áp dụng cho người có vẻ ngoài khỏe mạnh
nhất định
Thực hiện trên từng cá nhân Thực hiện trên từng nhóm
Tốn kém hơn Ít tốn kém hơn
Chính xác hơn Ít chính xác
Là cơ sở của điều trị Chưa phải là cơ sở cho điều trị, là gợi ý
tiến hành test chẩn đoán

Ví dụ:

Test chẩn đoán Test phát hiện bệnh

Đối với bệnh lao Xét nghiệm VSV trong đờm Chụp hình phổi (X-Quang)

Đối với ung thư cổ tử cung Sinh thiết vùng tổn thương Phiến đồ âm đạo

Trên thực tế, người ta dựa vào độ nhạy và độ đặc hiệu của nghiệm pháp để sử dụng
khi tiến hành phát hiện bệnh trong cộng đồng.
- Test có độ nhạy cao nhưng kém đặc hiệu sẽ đem lại nhiều kết quả dương tính sai,
các trường hợp này sẽ được chẩn đoán xác định lại sau đó. Người ta dùng phương
pháp có độ nhạy cao để phát hiện bệnh.
- Test có độ đặc hiệu cao nhưng kém nhạy sẽ đem lại nhiều kết quả âm tính giả, và sẽ
bỏ sót nhiều trường hợp bị bệnh. Nhưng những trường hợp dương tính là bị bệnh

46
thực sự, nên sẽ sử dụng tốt trong các nghiên cứu thực nghiệm, có thể thử một loại
thuốc mới hay một phương pháp chẩn đoán mới.
4.5.2. Quần thể đích
Quần thể đích trong sàng tuyển là nhóm người có những đặc điểm sau:
- Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những quần thể khác.
- Nguy cơ bị bệnh cao hơn nhóm người khác (có thể do tiếp xúc, do một đặc tính nào
đó mà dễ bị bệnh hơn...)
- Mối liên hệ, tương quan trong cộng đồng và sự hợp tác ở mọi mức độ phải tốt.
- Có đầy đủ các dữ kiện về dân số học cần thiết.
- Cộng đồng phải cảm thấy họ có nhu cầu thực sự đối với chương trình y tế này.
Những người chịu sự phát hiện bệnh có thể là toàn bộ một quần thể, có thể chỉ là một
nhóm có nguy cơ cao, có thể chỉ là một mẫu được lựa chọn trong quần thể ... Dựa trên cơ
sở của việc phát hiện bệnh đó mà thiết lập nên một chương trình y tế.

4.6. Sàng tuyển và sức khỏe cộng đồng


Sàng tuyển là chiến lược Y tế công cộng rất có triển vọng trong việc nâng cao sức
khỏe chung của cộng đồng, đặc biệt đối với những nơi không có hoặc ít có điều kiện tiến
hành các biện pháp phòng bệnh. Những điểm cần xem xét khi tiến hành một chương trình
sàng tuyển đó là: giai đoạn bệnh ở những ca bệnh được phát hiện bằng sàng tuyển, giá trị
dự đoán dương tính cao, và quan trọng nhất là chứng minh được sự cải thiện tình trạng
sức khỏe quan tâm qua các thử nghiệm có phân bổ ngẫu nhiên. Vì vậy, chúng ta cần suy
luận một cách thực tế và phù hợp về đạo đức. Một số câu hỏi chúng ta cần cân nhắc khi
thực hiện sàng tuyển tại một cộng đồng: chúng ta có đủ nguồn lực để thực hiện chương
trình sàng tuyển hay không? Chúng ta có thể giải quyết được những gánh nặng tâm lý và
lâm sàng sau khi thực hiện sàng tuyển không? Tính chi phí – hiệu quả của chương trình
so với các chương trình y tế công cộng khác? Cộng đồng có hiểu và chấp nhận chương
trình sàng tuyển này không?

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Độ nhạy của test được tính:


A. Se = a / ( a + b ) ´ 100;
B. Se = a / ( a + b ) ´ 1 000;
C. Se = b / ( a + b ) ´ 100;

47
D. Se = a / ( a + b ) ´ 1 000;
E. Se = a / ( a + c ) ´ 100;
2. Độ đặc hiệu của test được tính:
A. Sp = d / ( d + b ) ´ 100;
B. Sp = d / ( d + b ) ´ 1 000 ;
C. Sp = b / ( d + b ) ´ 100;
D. Sp = b / ( d + b ) ´ 1 000 ;
E. Sp = d / ( d + c ) ´ 100 ;
3. Giá trị tiên đoán của kết qủa dương tính là:
A. Vp = a / ( a + b) ´ 100;
B. Vp = a / ( a + b) ´ 1 000;
C. Vp = b / ( a + b) ´ 100;
D. Vp = b / ( a + b) ´ 1 000;
E. Vp = a / ( a + c) ´ 100;
4. Giá tri tiên đoán của kết quả âm tính là:
A. Vn = c / ( c + a ) ´ 100;
B. Vn = d / ( d + c ) ´ 100;
C. Vn = c / ( c + b ) ´ 100;
D. Vn = a / ( a + c ) ´ 100;
E. Vn = a / ( a + b ) ´ 100;
5. Giá trị toàn bộ của test được tính:
A. Vg = ( a + d) / (a + b + c + d ) ´ 100;
B. Vg = ( a + c) / (a + b + c + d ) ´ 100;
C. Vg = ( a + b) / (a + b + c + d ) ´ 100;
D. Vg = ( b + d) / (a + b + c + d ) ´ 100;
E. Vg = ( c + d) / (a + b + c + d ) ´ 100;

48
BÀI 5. CÁC THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng:
1. Nêu định nghĩa và nhận biết các loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ học
2. Giải thích được cấu trúc cơ bản của mỗi thiết kế nghiên cứu
3. Trình bày được ưu điểm và nhược điểm trong từng thiết kế nghiên cứu

NỘI DUNG
5.1. Giới thiệu một số thiết kế nghiên cứu trong dịch tễ học
Dịch tễ học là phương cách khoa học và hệ thống để hiểu biết về sự xuất hiện bệnh
tật. Vì vậy, dịch tễ học là hữu ích trong việc phòng ngừa và kiểm soát những bệnh tật
nhằm tạo một sức khỏe tốt cho cộng đồng. Mục đích của dịch tễ học là tìm kiếm những
vấn đề sức khỏe, hiểu những cách hoạt động của chúng nhằm giải quyết các vấn đề đó.
Tùy theo từng mục đích cụ thể mà dịch tễ học sẽ thực hiện các nghiên cứu phù hợp. Các
nghiên cứu dịch tễ học có thể được phân thành 2 nhóm chính: nghiên cứu quan sát và
nghiên cứu thực nghiệm.
5.1.1. Nghiên cứu quan sát
Những nghiên cứu quan sát cho phép mọi sự kiện được diễn ra theo tự nhiên, nhà
nghiên cứu đo lường nhưng không can thiệp. Những nghiên cứu quan sát được chia làm 2
loại: nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích.
- Nghiên cứu mô tả được giới hạn trong việc mô tả sự xuất hiện của một bệnh/tình
trạng sức khỏe trong một quần thể. Nghiên cứu mô tả nhằm mô tả các tình huống và
gợi ý hình thành giả thuyết nhân – quả. Đây thường là bước đầu tiên trong một điều
tra dịch tễ học. Nghiên cứu mô tả gồm có nghiên cứu trường hợp bệnh/ chùm bệnh,
nghiên cứu cắt ngang (nghiên cứu hiện mắc), nghiên cứu sinh thái học (nghiên cứu
tương quan).
- Nghiên cứu phân tích đi xa hơn nghiên cứu mô tả bằng việc phân tích các mối liên hệ
giữa tình trạng sức khỏe với các yếu tố khác. Nghiên cứu phân tích nhằm phân tích
tình huống và chứng minh giả thuyết nhân – quả. Nghiên cứu dịch tễ học phân tích
gồm có nghiên cứu bệnh - chứng và nghiên cứu thuần tập.
5.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu thực nghiệm hay can thiệp liên quan đến một cố gắng tích cực để thay
đổi một yếu tố quyết định bệnh. Các thiết kế nghiên cứu thực nghiệm chính bao gồm:

49
- Các thử nghiệm lâm sàng: là các nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, sử
dụng bệnh nhân làm đối tượng nghiên cứu.
- Các thử ngiệm thực địa: thành viên tham gia là những người khỏe mạnh.
- Các thử nghiệm cộng đồng: các thành viên tham gia chính là các cộng đồng.
Quy trình dịch tễ học nghiên cứu một bệnh có thể được tóm tắt trong sơ đồ 5.1 như
sau:

Theo dõi ban đầu tại lâm sàng (báo cáo trường hợp)

Thu thập các trường hợp (chuỗi trường hợp)

NGHIÊN CỨU MÔ TẢ
Chứng minh bệnh được phân bố một cách khác nhau
- Theo những đặc điểm khác nhau của con người: tuổi, giới, nghề
nghiệp, thói quen hút thuốc, uống rượu v.v..
- Theo những nơi chốn khác nhau nghĩa là thay đổi địa dư
- Theo những thời điểm khác nhau nghĩa là tập trung trong vài thời
khắc cụ thể
- Tìm kiếm một vài sự kết hợp giữa những yếu tố hiện hữu và bệnh
đang được khảo sát. QUAN SÁT

Thiết lập giả thuyết


- Nguy cơ có thể có hay yếu tố nguyên nhân
- Chuỗi kết hợp giữa các yếu tố và bệnh tật cũng như giữa các yếu tố
(mạng lưới nguyên nhân)

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH


Được thiết kế để đánh giá, chứng minh giả thuyết cụ thể

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM


Được thiết kế để đánh giá hiệu quả của công việc có chủ đích hay loại THỰC
bỏ sự phơi nhiễm, để nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh, cơ chế nguyên nhân NGHIỆM
và biện pháp phòng ngừa

Hình 5.1 Quy trình nghiên cứu một bệnh

50
5.2. Nghiên cứu quan sát
Nghiên cứu quan sát là loại nghiên cứu trong đó người điều tra không chỉ định hay
kiểm soát tình trạng phơi nhiễm. Sự chọn lựa về vấn đề phơi nhiễm hoàn toàn phụ thuộc
vào quyết định của đối tượng nghiên cứu (hoặc là ý thức, không ý thức, tự nguyện
và/hoặc là bắt buộc). Người điều tra chỉ quan sát và thu thập thông tin từ đối tượng
nghiên cứu để phân tích.
5.2.1. Nghiên cứu mô tả
5.2.1.1. Mô tả trường hợp bệnh và chùm bệnh
Là loại thiết kế nghiên cứu đơn giản nhất, thường nhằm vào những trường
hợp bệnh hiếm gặp hoặc những trường hợp bệnh bất thường, thường được tiến hành trước
bởi các thầy thuốc lâm sàng.
Ví dụ: Năm 1961, ở Mỹ, có một báo cáo về một phụ nữ tiền mãn kinh, 40 tuổi, khỏe
mạnh, đã dùng viên tránh thai (Oral contraceptive) để điều trị viêm nội mạc tử cung và
sau đó vào viện vì nhồi máu phổi (Embolie pulmonaire). Vì nhồi máu phổi rất ít gặp ở lứa
tuổi này, đây là một trường hợp bất thường. Sau nhiều tìm tòi, những người thầy thuốc đã
nghĩ đến việc có thể viên tránh thai liên quan đến nhồi máu phổi, và đưa ra giả thuyết:
“viên tránh thai có thể làm tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch”.
Thu thập các mô tả từng trường hợp bệnh đơn lẻ nhưng có những điểm giống nhau
xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn, trong một không gian không lớn lắm, hình
thành nên việc mô tả chùm bệnh, nó có tầm quan trọng lịch sử trong nghiên cứu dịch tễ
học và thường dùng nó như một phương tiện chẩn đoán ban đầu của sự xuất hiện hoặc có
mặt của một vụ dịch; và thường từ việc mô tả chùm bệnh hình thành nên giả thuyết dịch
tễ học.
Ví dụ: Bệnh AIDS được mô tả ban đầu bằng chùm bệnh Pneumocysits carinii xuất
hiện ở 5 nam thanh niên khỏe mạnh, xảy ra vào cuối năm 1980 đầu 1981 ở 3 bệnh viện ở
Los Angeles, có cùng một tiền sử giống nhau về đồng tính luyến ái... Giả thuyết này sau
đó đã được kiểm định.
5.2.1.2. Nghiên cứu sinh thái (tương quan)
Nếu mô tả trường hợp bệnh đơn lẻ và chùm bệnh dựa trên các sự kiện cá thể, thì
nghiên cứu mô tả tương quan dựa trên các sự kiện chung của một quần thể hay một nhóm
người, về cả bệnh và các yếu tố, đặc tính chung của quần thể, có liên quan tới bệnh.

51
Ví dụ: Lượng thịt tiêu thụ đầu người/ ngày có tương quan thuận chiều với tỷ lệ K đại
tràng ở nhiều nước trên thế giới: ở những nước tiêu thụ nhiều thịt thì K đại tràng có tỷ lệ
cao (Canada, Mỹ...) và ngược lại (Chilê...).
Một ví dụ khác: người ta thấy có mối tương quan giữa lượng thuốc lá bán ra và tỷ lệ
chết vì bệnh mạch vành ở 44 bang của Mỹ: tỷ lệ chết cao nhất ở bang bán nhiều thuốc lá
nhất, và tỷ lệ này thấp nhất ở bang bán ít thuốc lá nhất, và tỷ lệ này ở mức trung gian ở
các bang còn lại. Điều này đã gợi ý cho giả thuyết về mối liên quan giữa thuốc lá và bệnh
mạch vành.
Mô tả tương quan là một trong những thiết kế được sử dụng nhiều nhất trong các
nghiên cứu dịch tễ học; thường được sử dụng như là bước đầu trong việc khai thác một
quan hệ có thể có kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh, tiến hành một cách nhanh
chóng, ít tốn kém, vì thường sử dụng những nguồn thông tin sẵn có trong các lĩnh vực
liên quan.
Hạn chế của mô tả tương quan: là không có khả năng gắn tương quan kết hợp giữa
phơi nhiễm và bệnh của quần thể cho bất kỳ một cá thể nào trong quần thể, đặc biệt là
không nói lên được sự tương quan đó có thật sự xảy ra ở những cá thể có phơi nhiễm
trong quần thể nghiên cứu hay không. Nói cách khác, mối quan hệ quan sát được ở mức
độ nhóm không nhất thiết thể hiện mối quan hệ tồn tại ở mức cá thể. Ví dụ: người ta thấy
có một sự tương quan rất mạnh giữa test phát hiện bệnh Papanicolau với tỷ lệ chết do ung
thư cổ tử cung ở nhiều bang khác nhau của Mỹ, nhưng liệu có phải chính những phụ nữ
được sàng tuyển bằng test này có tỷ lệ chết vì ung thư cổ tử cung giảm thấp không, thì lại
là vấn đề hoàn toàn khác.
Một hạn chế nữa của mô tả tương quan là không có khả năng loại trừ được nhiều yếu
tố nguy cơ tiềm ẩn ở trong kết hợp tương quan. Ví dụ: Có một kết hợp chặt chẽ giữa số
lượng tivi màu/ đầu người và tỷ lệ chết do mạch vành ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng
rõ ràng là số tivi màu/ đầu người chắc chắn có liên quan với lối sống làm tăng bệnh mạch
vành, cao huyết áp, mức cholesterol máu, thói quen hút thuốc, ít hoạt động thể lực...
Chính vì vậy, các mô tả tương quan cũng chỉ đạt tới mức cao nhất là hình thành giả
thuyết, mà hoàn toàn không có khả năng kiểm định giả thuyết. Tuy vậy, những suy luận
này cung cấp một bước khởi đầu tốt cho các nghiên cứu dịch tễ sâu hơn sau này.
5.2.1.3. Nghiên cứu cắt ngang
Nghiên cứu cắt ngang còn được gọi là nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc. Trong nghiên cứu
này, các đo lường phơi nhiễm và bệnh đều được xem xét cùng một thời điểm, cho mỗi
một cá thể trong một quần thể nhất định. Nghiên cứu cắt ngang cung cấp cho ta một bức
ảnh chụp nhanh về một hiện tượng sức khỏe và các yếu tố liên quan của một quần thể.

52
Hiện nay, loại nghiên cứu này thường được tiến hành trên một mẫu đại diện cho quần
thể.
Nghiên cứu cắt ngang thường dễ tiến hành và ít tốn kém, hữu ích cho điều tra phơi
nhiễm là đặc tính cố định của các cá thể, ví dụ như dân tộc hay nhóm máu. Trong các vụ
dịch bệnh bùng nổ đột ngột, một nghiên cứu cắt ngang đo lường một số yếu tố phơi
nhiễm có thể là bước đầu tiên thuận tiện nhất trong điều tra căn nguyên.
Số liệu từ điều tra nghiên cứu cắt ngang rất hữu ích trong việc đánh giá các nhu cầu
chăm sóc y tế của các quần thể. Nhiều quốc gia tiến hành các nghiên cứu cắt ngang
thường xuyên trên mẫu đại diện cho các quần thể của họ, tập trung vào các đặc điểm cá
nhân và dân số, bệnh tật và các thói quen liên quan đến sức khỏe. Tỷ lệ bệnh và các yếu
tố nguy cơ sau đó có thể được xác định trong mối liên quan với tuổi, giới và dân tộc. Các
nghiên cứu cắt ngang về các yếu tố nguy cơ của bệnh mạn tính cũng được thực hiện ở
nhiều quốc gia trên thế giới.
Hạn chế của nghiên cứu cắt ngang là không thể nói được rằng phơi nhiễm hay bệnh,
cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau, vì thế không nói lên được mối quan hệ nhân-quả.
Ví dụ: Người ta đã xét nghiệm caroten/máu những người được xác định là có mắc
ung thư trong một đợt nghiên cứu ngang, thì ngoài thông tin thu thập được về tỷ lệ
ung thư đó, và ở họ có mức caroten/máu thấp hơn người bình thường, chúng ta không thể
biết được là mức caroten thấp xảy ra trước, là yếu tố nguy cơ của bệnh, hay xảy ra sau,
chỉ là hậu quả của bệnh.
Nghiên cứu ngang chỉ phản ánh hiện tượng sức khỏe tại thời điểm nghiên cứu, không
nói lên được diễn biến của hiện tượng sức khỏe đó theo thời gian, cho nên không thể so
sánh kết quả này với kết quả của một nghiên cứu ngang ở quần thể khác. Ví dụ: trong một
nghiên cứu ở Mỹ về tỷ lệ mắc bệnh mạch vành: người da đen có tỷ lệ thấp hơn người da
trắng, nhưng không thể nói được là sự phát triển bệnh mạch vành ở người da đen là thấp
hơn, vì không phải ở thời điểm nào cũng xảy ra hiện tượng như vậy.

Bệnh xuất hiện & yếu tố phơi nhiễm hiện hữu

Bệnh xuất hiện & yếu tố phơi nhiễm không có


Toàn bộ
quần thể cư Lấy mẫu
dân Bệnh không có & yếu tố phơi nhiễm hiện hữu

Bệnh không có & yếu tố phơi nhiễm không có

Hình 5.2 Sơ đồ kế hoạch nghiên cứu cắt ngang

53
5.2.2. Nghiên cứu phân tích
Nghiên cứu phân tích được thiết kế để khám phá sự tương quan giữa một yếu tố bị
nghi ngờ là nguyên nhân của bệnh tật với một hậu quả đi kèm. Dựa vào các dữ liệu và
thông tin tìm được trong nghiên cứu mô tả, cùng với hiểu biết về của lịch sử tự nhiên của
bệnh tật cũng như sinh-bệnh lý, nhà nghiên cứu có thể có một vài ý tưởng về tác nhân gây
bệnh và muốn tìm hiểu xem có hay không có sự liên kết giữa sự tồn tại của tác nhân đó
với sự xuất hiện của bệnh. Điểm khởi đầu thường làm nhất trong nghiên cứu là quan sát
sự khác nhau giữa nhóm bệnh và không bệnh. Thiết kế được hình thành sau đó là nghiên
cứu bệnh - chứng. Một loại thiết kế khác, được gọi là nghiên cứu thuần tập, bắt đầu bằng
cách chọn lựa những người bị phơi nhiễm yếu tố nghi ngờ và theo dõi họ cho đến khi tìm
thấy có sự xuất hiện của bệnh hay không với những tần số khác nhau ở hai nhóm. Do vậy,
đặc điểm chính của nghiên cứu phân tích là sự xuất hiện của nhóm so sánh.
5.2.2.1. Nghiên cứu bệnh chứng
Đặc điểm:
- Là nghiên cứu dọc
- Là nghiên cứu phân tích bằng quan sát,
- Là nghiên cứu hồi cứu, dựa trên những dữ kiện đã xảy ra
- Xuất phát từ bệnh. Căn cứ vào hiện tượng có bệnh hay không bệnh mà sắp xếp các
đối tượng vào “nhóm bệnh” - có bệnh và “nhóm chứng” - không có bệnh. Từ đó mới
điều tra hồi cứu lại xem những đối tượng này có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ
đang cần nghiên cứu không. Vì vậy, sự khai thác về tình trạng phơi nhiễm chỉ xảy ra
sau khi đã chọn xong các cá thể vào nhóm nghiên cứu.

Có phơi nhiễm
Có bệnh
Không phơi
Xác định nhiễm
quần thể
nghiên cứu Có phơi nhiễm
Không bênh
Không phơi
Trình tự tiến hành nhiễm

Thời gian

Hình 5.3 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu bệnh chứng

54
Ví dụ: Khi nghiên cứu về mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi. Cách thực
hiện: chọn 100 đối tượng tham gia nghiên cứu. Từ 100 đối tượng này phân ra người mắc
ung thư phổi với người không mắc ung thư phổi. Sau đó khai thác tiền sử hút thuốc lá của
từng đối tượng.
v Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu bệnh-chứng

+ Dễ thực hiện.

+ Tốn ít thời gian

+ Có thể làm lại được.

+ Rẻ tiền.

+ Cho phép theo dõi, nghiên cứu các bệnh hiếm.

+ Cho phép sử dụng các kỹ thuật đắt tiền và lâu dài.

+ Cho phép phân tích nhiều yếu tố phơi nhiễm (yếu tố nguy cơ).
v Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu bệnh-chứng

+ Khó xây dựng được một nhóm chứng hoàn chỉnh.

+ Khó đo lường hết sai số.

+ Với những bệnh hiếm thì không áp dụng được mẫu ngẫu nhiên mà phải dùng
tới tất cả các trường hợp bị bệnh nghiên cứu nên dễ có sai số.

+ Tài liệu, hồ sơ cần thiết không hoàn chỉnh.

+ Đối tượng bị quên (phơi nhiễm với các yếu tố khác...)

+ Không thực hiện được nếu như chẩn đoán trước đó không hoàn chỉnh, thiếu
chính xác.
5.2.2.2. Nghiên cứu thuần tập
Nghiên cứu thuần tập là nghiên cứu dọc, nhằm mục đích xác định mối liên hệ giữa
yếu tố nguy cơ có thể với bệnh/tình trạng sức khỏe quan tâm. Nghiên cứu thuần tập có thể
là nghiên cứu hồi cứu hay tương lai.
Điểm xuất phát của nghiên cứu là từ việc đối tượng có phơi nhiễm hay không phơi
nhiễm với yếu tố nguy cơ. Như vậy, ta chọn 2 nhóm đối tượng:
- Nhóm 1: Nhóm phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ đang nghiên cứu;
- Nhóm 2: Nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ đang nghiên cứu.

55
Hai nhóm này giống nhau về tất cả các tính chất nghiên cứu cần thiết (con người,
không gian, thời gian), chỉ có khác nhau một điểm là: nhóm 1: có phơi nhiễm, và nhóm 2:
không có phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu (ví dụ: nhóm 1: có hút thuốc lá; nhóm 2:
không hút thuốc lá).
Đối với nghiên cứu thuần tập tương lai, trước khi bắt đầu theo dõi, tất cả các đối
tượng trong hai nhóm đều được kiểm tra và xác nhận là hoàn toàn không bị bệnh mà
nghiên cứu đang quan tâm (ví dụ: ung thư phổi), và các bệnh liên quan. Theo dõi 2 nhóm
đó và kiểm tra định kỳ, phát hiện bệnh nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định
(vài năm, nhiều năm.vv...) tùy vào bệnh nghiên cứu và điều kiện cho phép, sẽ thu được
các phân nhóm như hình 8.5. Với nghiên cứu thuần tập tương lai, phơi nhiễm bắt đầu xảy
ra ở thời điểm hiện tại.
Đối với nghiên cứu thuần tập hồi cứu, sau khi chọn xong đối tượng vào nghiên cứu
thì ta sẽ phân loại đối tượng có phơi nhiễm hay không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu,
từ đó khai thác xem từng nhóm có mắc bệnh cần nghiên cứu không. Tức là phơi nhiễm đã
xảy ra trong quá khứ.
Có bệnh

Phơi nhiễm

Xác định Các đối Không bệnh


quần thể tượng
nghiên không
cứu mắc bệnh Có bệnh
Không phơi
nhiễm
Không bệnh
Trình tự tiến hành

Thời gian

Hình 5.4 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu thuần tập tương lai


v Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu thuần tập
+ Nghiên cứu được tiến hành một cách chính xác theo kế hoạch định trước.
+ Giả sử, yếu tố nghiên cứu thực sự là yếu tố nguy cơ thì các trường hợp bị bệnh sẽ
xuất hiện, người nghiên cứu sẽ chờ được họ.
+ Kết quả nghiên cứu sẽ chính xác, ít sai số.

56
+ Những người phơi nhiễm và những người không phơi nhiễm được chọn trước mà
chưa biết kết quả bị bệnh hoặc không bệnh nên sẽ không có sai số do xếp lẫn.
+ Việc tính các nguy cơ sẽ không có sai số vì sự có mặt thật sự của người bệnh.
v Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu thuần tập
+ Khó thực hiện lại.
+ Tốn nhiều tiền.
+ Khó duy trì thống nhất trong suốt quá trình nghiên cứu cho nên dễ có sai số.
+ Tốn nhiều thời gian.
+ Dễ có sự biến động trong các đối tượng nghiên cứu: bỏ, từ chối, thêm vào.
+ Khó theo dõi hàng loạt nhiều vấn đề đồng thời trên các đối tượng.
5.2.2.3. Các tính toán trong nghiên cứu phân tích
Các số liệu dịch tễ học trong nghiên cứu phân tích được trình bày dưới hình thức
bảng 2x2 như sau:

Bệnh Không bệnh Tổng

Phơi nhiễm a b a+b

Không phơi nhiễm c d c+d

Tổng a+c b+d a+b+c+d


• Nguy cơ mắc bệnh của nhóm phơi nhiễm: CIe = [a/(a+b)]x100%
• Nguy cơ mắc bệnh của nhóm không phơi nhiễm: CIo = [c/(c+d)]x100%
• Nguy cơ tương đối giữa 2 nhóm: RR = CIe/CIo
RR = 1: không có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh

RR ≠ 1 là có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh. RR càng lớn thì sự kết hợp càng mạnh.

- RR > 1, có sự kết hợp dương tính hay nguy cơ mắc bệnh ở nhóm phơi nhiễm
với yếu tố nguy cơ tăng cao hơn nhóm không phơi nhiễm.

- RR < 1, có sự kết hợp âm tính, hay yếu tố nghiên cứu làm giảm nguy cơ mắc
bệnh, hay yếu tố nghiên cứu trở thành yếu tố bảo vệ.

Ví dụ: Trong một nghiên cứu thuần tập để tìm mối tương quan giữa hút thuốc lá và
ung thư phổi, người ta đã theo dõi một quần thể gồm 1.000 người, trong đó 400 người có
hút thuốc lá và 600 người không hút thuốc. Sau 20 năm, các trường hợp ung thư phổi đã
xuất hiện trong quần thể đó, kết quả được trình bày theo bảng sau:

57
Ung thư phổi Không bị ung thư phổi Tổng

Hút thuốc 36 364 400

Không hút thuốc 12 588 600

Tổng 48 952 1.000

(1) Nguy cơ cá nhân của nhóm phơi nhiễm:


Chính là tỷ lệ tấn công, hay là tỷ lệ mới mắc tích lũy của nhóm phơi nhiễm:
CIe = [a/(a+b)]x100% = (36x100%)/400 = 9%
(2) Nguy cơ cá nhân của nhóm không phơi nhiễm:
Chính là tỷ lệ tấn công, hay là tỷ lệ mới mắc toàn bộ (mới mắc dồn) của nhóm không
phơi nhiễm:
CIo = [c/(c+d)]x100%= (12x100%)/600 = 2%
(3) Nguy cơ tương đối RR (Relative Risk):
RR = CIe/CIo = 0,09/0,02 = 4,5
RR = 4,5 nghĩa là: nhóm phơi nhiễm có khả năng mắc bệnh gấp 4,5 lần so với nhóm
không phơi nhiễm.
(4) Nguy cơ quy thuộc AR (Attributable Risk):
AR = CIe – CIo = 0,09 – 0,02 = 0,07 hay 7%
Ta chấp nhận là toàn bộ quần thể đích đều có phơi nhiễm như nhau với các yếu tố
khác ngoài yếu tố nghiên cứu, cho nên mới có 2% trường hợp bị ung thư trong nhóm
không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu. Nhóm phơi nhiễm cũng có một tỷ lệ như vậy do
các yếu tố khác ngoài yếu tố nghiên cứu. Chỉ có 7% trường hợp ung thư được quy kết cho
yếu tố nghiên cứu, hay yếu tố nghiên cứu chịu trách nhiệm về tỷ lệ mới mắc là 7/100
(5) Nguy cơ quy thuộc phần trăm AR%:
AR% = AR/CIe = (0,09 – 0,02)/0.09 = 77,8%
Có thể nói: Hút thuốc lá chịu trách nhiệm 77,8% trong các yếu tố căn nguyên gây nên
ung thư phổi của nhóm hút thuốc lá. Nghĩa là nếu như can thiệp loại bỏ được yếu tố hút
thuốc lá thì có thể dự phòng được cho 77,8% các trường hợp bị bệnh ung thư phổi trong
nhóm hút thuốc.
(6) Nguy cơ quy thuộc quần thể PAR:
PAR = It – Io hay PAR = AR x Pe
Trong đó:
It: tỷ lệ bệnh của quần thể.

58
Io: tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm không phơi nhiễm
Pe: là tỷ lệ những cá thể có phơi nhiễm trong quần thể
Như vậy, trong ví dụ này, PAR = 0,07 x (400/1.000) = 2,8%
(7) Nguy cơ quy thuộc quần thể phần trăm PAR%:
PAR% = PAR/It = 0,028/(48/1.000) = 58,3%
Điều này nói rằng, 58,3% các trường hợp bị bệnh ung thư phổi của quần thể đích
được quy kết cho hút thuốc lá, hay nói cách khác: hút thuốc lá chịu trách nhiệm về 53,8%
các trường hợp bị ung thư phổi của quần thể đích (cả hai nhóm hút thuốc và không hút
thuốc). Nếu như loại bỏ được việc hút thuốc thì sẽ dự phòng được cho 58,3% số các
trường hợp bị ung thư phổi của quần thể đích.
5.3. Nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu thực nghiệm thường có thiết kế tương tự như là một loại nghiên cứu
thuần tập, trong đó nhà nghiên cứu kiểm soát một cách toàn bộ tình trạng phơi nhiễm của
đối tượng nghiên cứu. Những đối tượng là những người không bị bệnh (hay có kết quả
cần đạt được của nghiên cứu) được chỉ định một cách ngẫu nhiên (random) vào hai nhóm.
Những thành viên tham gia vào một nhóm thì chịu sự tác động của yếu tố phơi nhiễm,
còn nhóm kia thì không. Cả hai nhóm đều được theo dõi trong một thời khoảng nào đó để
quan sát tần suất xuất hiện của bệnh tật (hay kết quả cần đạt)

BỊ Theo dõi Bị mắc bệnh

PHƠI NHIỄM
(Can thiệp) Không bị mắc bệnh
Quần thể
không bị bệnh Phân phối ngẫu nhiên
(hoặc kết quả
cần đạt được
của nghiên Theo dõi Bị mắc bệnh
KHÔNG BỊ
cứu)
PHƠI NHIỄM
(Không can Không bị mắc bệnh
thiệp)

Trình tự nghiên cứu

Hình 5.5 Sơ đồ kế hoạch nghiên cứu thực nghiệm

59
Ưu điểm chính của nghiên cứu thực nghiệm là tiến trình ngẫu nhiên. Nó cho phép
nhà nghiên cứu có thể thu nhận được những nhóm giống nhau để so sánh. Sự khác biệt về
những kết quả của yếu tố phơi nhiễm (tác động) giữa các nhóm là rất thuyết phục.
Có ba loại nghiên cứu thực nghiệm:
5.3.1. Thử nghiệm lâm sàng
Thử nghiệm lâm sàng có mục đích chính là lượng giá tính hiệu quả và tính an toàn
của một biện pháp điều trị áp dụng trên con người. Ví dụ: đánh gia hiệu quả của một loại
thuốc trên bệnh nhân. Việc thử nghiệm thuốc này thường được tài trợ bởi các hãng dược
phẩm, và kết quả của thử nghiệm sẽ được các nhà sản xuất sử dụng để xin cấp phép lưu
hành và quảng bá sản phẩm của họ.
Dựa vào mục đích nghiên cứu thì có thể phân thử nghiệm lâm sàng thành 5 loại:
- Các thử nghiệm dự phòng: nhằm tìm ra các biện pháp dự phòng tốt hơn cho những
người chưa mắc bệnh; ví dụ như hiệu quả sử dụng 1 loại vitamin
- Các thử nghiệm sàng lọc: nhằm tìm kiếm phương pháp tốt nhất để xác định bệnh
hoặc tình trạng sức khỏe
- Các thử nghiệm chẩn đoán: tìm các xét nghiệm hay phương pháp tốt hơn để chẩn
đoán bệnh
- Các thử nghiệm điều trị: Thử nghiệm các phương pháp điều trị, thuốc v.v...
- Các thử nghiệm về chất lượng cuộc sống: tìm các biện pháp để tăng cường sự hài
lòng, thoải mái và chất lượng sống của bệnh nhân đang điều trị.
Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thường sử dụng biện pháp “mù đôi”
(double-blinded) để loại trừ các yếu tốt ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu quả điều trị thực tế.
Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cần phải tuân theo các chuẩn mực của Thực
hành tốt thử nghiệm lâm sàng do quốc tế ban hành.
Ví dụ: những nghiên cứu về tính hiệu quả của một phương pháp điều trị mới trong
bệnh viện dưới sự kiểm soát hoàn toàn về môi trường, được so sánh với phương pháp
điều trị chuẩn trong cùng một điều kiện.
5.3.2. Thử nghiệm thực địa
Thử nghiệm thực địa là nghiên cứu với dự định là đánh giá sự hiệu quả của một
biện pháp trong điều kiện thực (không phải xét nghiệm hay tình trạng được kiểm soát
hoàn toàn).
Ví dụ: những nghiên cứu về sự hiệu quả của chủng ngừa được áp dụng trên trẻ em
tại cộng đồng, so sánh với những trẻ không được chủng ngừa sống cùng trong cộng đồng
đó.
5.3.3. Thử nghiệm cộng đồng
Thử nghiệm cộng đồng là một nghiên cứu thực nghiệm trong đó đơn vị được chỉ định
tiếp nhận sự điều trị thử nghiệm là toàn bộ một cộng đồng. Sự lượng giá về yếu tố phơi
nhiễm (tác động) và hậu quả (bệnh tật) được dựa vào mức độ cộng đồng chứ không phải
mức độ cá thể.

60
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Để có thể hình thành giả thuyết Dịch tễ học về mối quan hệ nhân quả phải tiến hành
nghiên cứu:
A. Mô tả;
B. Phân tích;
C. Thực nghiệm;
D. Tương lai;
E. Hồi cứu;
2. Một trong những nội dung chính của nghiên cứu mô tả là:
A. Mô tả yếu tố nguy cơ.
B. Chọn mẫu;
C. Tính cỡ mẫu;
D. Đo lường biến số;
E. Trung hoà yếu tố nhiễu;
3. Một trong các nghiên cứu mô tả là:
A. Nghiên cứu trường hợp;
B. Nghiên cứu bệnh chứng;
C. Nghiên cứu theo dõi;
D. Nghiên cứu thuần tập;
E. Nghiên cứu quan sát.
4. Xuất phát điểm của nghiên cứu bệnh chứng là:
A. Yếu tố nghiên cứu;
B. Bệnh nghiên cứu;
C. Yếu tố nguy cơ;
D. Nhóm bị bệnh;
E. Nhóm phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu.
5. Nghiên cứu ngang thuộc loại:
A. Nghiên cứu mô tả;
B. Nghiên cứu phân tích;
C. Nghiên cứu bệnh chứng;
D. Nghiên cứu tìm tỷ lệ mới mắc;
E. Nghiên cứu sinh thái.

61
CHƯƠNG 2. DỊCH TỄ VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

BÀI 1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DỊCH TỄ HỌC NHIỄM TRÙNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Giải thích được khái niệm về nhiễm trùng, nêu các thành phần và biểu hiện của
bệnh nhiễm trùng.
2. Nêu cách phân loại nhiễm trùng và phân biệt quá trình nhiễm trùng và hiện tượng
truyền nhiễm.
3. Trình bày được gánh nặng bệnh truyền nhiễm và vai trò của dịch tễ học trong
phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Các bệnh nhiễm trùng - truyền nhiễm là một nhóm bệnh rất lớn phong phú và đa
dạng. Đây cũng là nhóm bệnh được y học quan tâm đặc biệt do nhiều bệnh thuộc nhóm
bệnh này đã lần lượt gây ra các đại dịch, những tai họa khủng khiếp cho loài người hàng
nhìn năm nay. Trong số đó có những đại dịch gây bệnh cho hàng triệu người và giết chết
hàng chục triệu con người trong những thời gian ngắn như dịch hạch, đậu mùa, tả, sốt
phát ban kịch phát, cúm,… Đã có nhiều ngành khoa học y học quan tâm và nghiên cứu
sâu sắc về các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm, chính vì vậy nhiều thành tựu rực rỡ đã đạt
được trong việc dự phòng và chống lại các bệnh dịch do chúng gây ra. Dịch tễ học trong
hàng nghìn năm qua, với tư cách một môn khoa học nghiên cứu về các “vấn đề sức khỏe
nổi lên ở quần thể người”, đã đóng góp rất tích cực vào công cuộc phòng chống này.
Không phải ngẫu nhiên mà trong một thời gian rất dài, kể từ khi ra đời đến những năm
đầu thế kỷ XX ở rất nhiều quốc gia trên thế giới các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm được
coi là đối tượng nghiên cứu duy nhất của môn dịch tễ học.

1.1. Nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm


1.1.1. Nhiễm trùng

- Định nghĩa và các khái niệm cơ bản về nhiễm trùng


Nhiễm trùng hay quá trình nhiễm trùng là quá trình tác dụng qua lại giữa vi khuẩn
gây bệnh và cơ thể người (hoặc súc vật) trong những điều kiện nhất định của hoàn cảnh
xung quanh.

62
Sự biểu hiện chính và quan trọng nhất của nhiễm trùng là bệnh truyền nhiễm;
nhiễm trùng còn có thể tiến triển mà không biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng
(người lành mang vi khuẩn)
Bất cứ một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm nào cũng trải qua 3 quá trình: quá
trình nhiễm trùng xảy ra ở cơ thể vật chủ (người hoặc động vật), quá trình nhiễm trùng
xảy ra giữa vật chủ cũ và vật chủ mới và quá trình dịch xảy ra trong quần thể người với
những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Ba quá trình này có tính độc lập song lại
một thể thống nhất và liên hoàn nhằm đảm bảo cho các VSV mầm bệnh tồn tại trong tự
nhiên với tư cách một loài sinh vật gắn bó ở các mức độ khác nhau với đời sống con
người, và qua đó thực hiện cơ chế cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Sự xuất hiện, tồn tại
và tàn lụi hay mất đi theo thời gian của các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm trong đời sống
con người là một thực tế, một quy luật tất yếu. Sự thoái lui của nhiều bệnh truyền nhiễm
(đậu mùa, sốt phát ban thành dịch, bại liệt…), sự quay trở lại và xuất hiện mới của gần 30
loại bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm trong vòng mấy chục năm gần đây, nổi bật nhất là đại
dịch nhiễm HIV/AIDS, là những bằng chứng về sự biến động tất yếu này.

- Nhiễm trùng và hiện tượng ký sinh.


Các bệnh truyền nhiễm khác với các bệnh khác của người (và súc vật) ở chỗ tác nhân
gây bệnh là những sinh vật ký sinh (vi khuẩn, vi rut, ký sinh trùng, đơn bào, đa bào) thuộc
các nhóm thực vật và động vật. Mặc dù khác nhau nhiều về tính chất sinh vật học, tất cả
các tác nhân gây bệnh đó đều có một điểm chung là vật ký sinh (vật ký sinh là các loại
sinh vật tồn tại được nhờ ăn bám các loại khác). Quá trình nhiễm trùng là một quá trình
tương tác sinh học giữa vi sinh vật với cơ thể vật chủ trong những điều kiện nhất định của
môi trường sống.
Trong mối quan hệ qua lại này vi sinh vật được gọi là tác nhân gây nhiễm trùng hay
tác nhân gây bệnh. Cơ thể con người được gọi là cơ thể vật chủ hay cơ thể cảm nhiễm.
Môi trường sống xung quanh cơ thể có vai trò tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm tới những
thuộc tính sinh học của cơ thể và vi sinh vật được gọi là môi sinh. Mối quan hệ giữa vi
sinh vật với cơ thể người bao gồm 3 dạng chính: quan hệ cộng sinh, quan hệ hỗ sinh,
quan hệ ký sinh.
Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào các dạng tồn tại trên đây. Trong khi
các vi sinh vật có quan hệ cộng sinh hoặc hỗ sinh không gây bệnh hoặc nếu có thì rất hạn
hữu và trong những điều kiện cơ hội nhất định, thì các vi sinh vật ký sinh bắt buộc lại
thường các loài gây bệnh. Tuy nhiên tính gây bệnh của các vi sinh vật là một thuộc tính

63
tương đối. Những vi sinh vật sống cộng sinh hoặc hỗ sinh cũng trở thành mầm bệnh trong
những điều kiện nhất định, ví dụ như khi sức đề kháng của cơ thể giảm… Trong những
trường hợp này sẽ xuất hiện những nhiễm trùng cơ hội và tác nhân của chúng được gọi là
các vi sinh vật gây bệnh có điều kiện.
Ví dụ: Trong ruột người (và súc vật) là chỗ ở của vật ký sinh bắt buộc Escherichia
coli; ở ngoài cơ thể người (hoặc súc vật), nó chỉ tồn tại một thời gian tương đối ngắn (vài
tuần) rồi chết. Cùng với E.coli, đôi khi có thể thấy ở ruột một loại thân thuộc là
Aerobacter aerogenes; loại này nếu vào đất hoặc nước sẽ còn sống trong vài tháng nếu
gặp điều kiện thuận lợi (như các chất hữu cơ). Những vi khuẩn Gram âm thân thuộc với
các loại kể trên có thể thấy trong đất và nước là nơi chúng cư trú thường xuyên; và khi
vào ruột chúng chết tức khắc. Như vậy, các loại vi khuẩn Gram âm trong đất và nước
Aerobacter aerogenes và E.coli là các giai đoạn tiến triển của một nhóm các loài thân
thuộc, từ dạng sống tự do qua các dạng ký sinh tùy tiện đến dạng ký sinh bắt buộc.

- Đặc điểm của nhiễm trùng


Đặc điểm của quá trình nhiễm trùng (biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng đặc biệt
của từng bệnh) phụ thuộc trước hết vào tính chất và số lượng của vi sinh vật gây bệnh.
Mỗi khi vi sinh vật gây bệnh có một số yếu tố khiến nó có thể tấn công và chiến thắng
sức đề kháng của cơ thể (như nội độc tố, ngoại độc tố và chất độc khác thấy ở rickettsia
và vi rut...). Điều đó giải thích tại sao tác hại của vi sinh vật gây bệnh lại đặc biệt và khác
nhau như vậy.
Có loại vi sinh vật chỉ cần một số lượng ít cũng gây nhiễm khuẩn. Ví dụ, chỉ cần một
số ít vi khuẩn dịch hạch cũng làm cho người cảm nhiễm dịch hạch; chỉ cần một số ít vi rut
sởi cũng làm cho người ta lây sởi; khi xảy ra một vụ dịch thương hàn do nước, tuy xét
nghiệm nước thấy ít vi khuẩn thương hàn, nhưng vẫn có nhiều người mắc. Có loại vi sinh
vật không thể gây nhiễm khuẩn nếu số lượng ít, ví dụ: phải dùng một số lượng lớn
Rickettsia Mooseri mới gây được nhiễm khuẩn ở chuột bạch.
Các phản ứng của cơ thể người (và súc vật): đối với sự xâm nhập của vi sinh vật gây
bệnh cũng không kém đặc biệt. Hiệu quả phối hợp của các chướng ngại vật tự nhiên (như
da, niêm mạc và tiết nhầy, hạch bạch huyết...) và các kháng thể dẫn tới các phản ứng bảo
vệ phức tạp của cơ thể (như các phản ứng viêm và sốt, dị ứng và miễn dịch), rất đặc biệt
trong các bệnh khác nhau.

64
Cần phải nói thêm rằng sự biến thiên của vi sinh vật gây bệnh và của phản ứng bảo vệ
ở người (và gia súc) lại phụ thuộc vào thay đổi của hoàn cảnh xung quanh. Cho nên
không những các biểu hiện lâm sàng biến đổi ở các bệnh khác nhau mà sự biến diễn của
một bệnh cũng khác ở các người bệnh khác nhau.
1.1.2. Các thành phần của quá trình nhiễm trùng
Bất kỳ một quá trình nhiễm trùng nào cũng có sự có mặt của 3 thành phần chính:

- Tác nhân gây nhiễm trùng: là các vi sinh vật bao gồm các loài thuộc họ virut, vi
khuẩn, chlamydia, rickettsia, đơn bào, nấm và các ký sinh vật đa bào. Thời gian tồn
tại trên cơ thể dài hay ngắn khác nhau, tuy nhiên vào giai đoạn gây nhiễm trùng các vi
sinh vật phải có mặt ở trên cơ thể vật chủ.

- Cơ thể vật chủ cảm nhiễm: là chủ thể quan trọng nhất của quá trình nhiễm trùng, cơ
thể của người chứa đựng toàn bộ các đặc tính sinh học cần có để có thể hoàn tất quá
trình này: nhiệt độ cơ thể, độ ẩm, độ nhớt, độ kiềm toan của nội môi, thành phần chất
dinh dưỡng, các men và chất chuyển hóa trung gian, các dạng năng lượng của tế bào
chủ, các yếu tố miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Ngoài ra các yếu tố có tính
hướng đạo của hệ thần kinh, nội tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới qúa trình nhiễm
trùng.

- Những yếu tố của môi sinh: bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời
tiết, ẩm độ, thành phần không khí, các bức xạ thiên nhiên… bao quanh con người
luôn ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình tương tác giữa vi sinh vật và vật chủ. Ví dụ khí
hậu ẩm thấp làm tăng thêm các nhiễm trùng đường hô hấp hay nhiệt độ không khí
tương đối cao đã thúc đẩy thêm quá trình thực bào. Ví dụ mật độ dân cư cao làm tăng
đáng kể các quá trình nhiễm trùng đường ruột và đường thở ở trẻ em.
1.1.3. Biểu hiện của quá trình nhiễm trùng
Mối tương tác giữa vi sinh vật và cơ thể vật chủ là một quan hệ vô cùng phức tạp, kết
quả của hàng nghìn, hàng vạn năm tiến hóa song song của các loài vi sinh vật đó với con
người. Hậu quả của quá trình nhiễm trùng có thể quan sát được (nhiễm trùng có triệu
chứng lâm sàng), hoặc không quan sát được (nhiễm trùng không triệu chứng, nhiễm trùng
tiềm tàng)

- Nhiễm trùng không triệu chứng


Nhiễm trùng không có triệu chứngđóng một vai trò quan trọng trong một số bệnh, cả
trong quá trình dịch (người lành mang trùng) lẫn trong sự phát triển của miễn dịch tập thể

65
trong cộng đồng. Là hiện tượng vi sinh vật tồn tại trong cơ thể vật chủ ở các vị trí cư trú
sinh lý hoặc không sinh lý của chúng, song không xảy ra các đáp ứng bệnh lý (biểu hiện
bằng các dấu hiệu lâm sàng) của cơ thể.
Trong nhiều bệnh (như bạch hầu, cúm...) nhiễm khuẩn không có triệu chứng xảy ra
khi bị tái nhiễm. Đó là nhiễm khuẩn lại sau khi đã khỏi bệnh (refection). Tái nhiễm không
được lẫn với bội nhiễm (superinfection) xảy ra khi quá trình nhiễm khuẩn chưa kết thúc.
Nhiễm thêm thường không làm thay đổi sự diễn biến của bệnh cấp diễn, tuy có ảnh
hưởng phần nào đến sự diễn biến của bệnh kinh diễn. Ví dụ, trong bệnh lao, bội nhiễm
thường dẫn tới sự bùng nổ mới của quá trình nhiễm khuẩn đã được ổn định.
Rất nhiều bệnh nhiễm trùng gặp ở trạng thái này như nhiễm phế cầu, H.influenzae,
màng não cầu, vi rút bại liệt, viêm gan A, sốt xuất huyết dengue, viêm não Nhật Bản…
Những bệnh nhiễm trùng có tỷ lệ người nhiễm trùng không triệu chứng cao hơn nhiều so
với người mắc bệnh được hình dung qua hình ảnh “tảng băng nổi” bệnh tật.
Loại nhiễm trùng không triệu chứng phổ biến trong quần thể người. Chúng có vai trò
rất quan trọng trong việc hình thành cơ chế bảo vệ, tạo ra khả năng miễn dịch tập thể cao
và tăng dần theo tuổi đời cũng như thời gian cư trú. Tuy nhiên hiện tượng này làm cho số
lượng các cá thể có vai trò là ổ chứa mầm bệnh và là nguồn truyền nhiễm trong cộng
đồng tăng lên và không dễ kiểm soát do không phát hiện được bằng các quan sát lâm sàng
thông thường mà phải sử dụng các xét nghiệm sàng tuyển hoặc xét nghiệm kiểm tra chủ
động định kỳ ở cộng đồng.
Nhiễm trùng không có triệu chứng cần được phân biệt với nhiễm trùng tiềm tàng
(latent infection) thường thấy trong các bệnh kinh diễn, nhiễm trùng tiềm tàng là một
phase của quá trình nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp nhất định (giang mai, viêm
gan B,C) nhiễm trùng tiềm tàng có thể truyền từ mẹ sang thai nhi
Tự nhiễm (autoinfection) còn gọi là nhiễm khuẩn tiềm tàng có thể truyền bởi các vi
sinh vật sinh bệnh có điều kiện cư trú ở cơ thể người (như streptococci, pneumococci,
staphylococci, E.coli, adenovirus) đều có thể (dưới ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau)
làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể. Ví dụ, nhiễm khuẩn streptococci có thể xảy ra dưới
dạng viêm amiđan, thấp khớp có liên quan với một ổ nhiễm khuẩn ở amiđan. Các vi
khuẩn (như streptococci, pneumococci, staphylococci) gây bệnh có điều kiện cư trú ở mũi
họng, gây các nhiễm khuẩn thứ phát trong các bệnh cúm, sởi, bạch hầu, đậu mùa.

- Nhiễm trùng tiềm tàng

66
Là hiện tượng vi sinh vật tồn tại lâu dài, có khi rất lâu dài trong cơ thể vật chủ ở các vị
trí cư trú sinh lý của chúng gây ra các biến đổi bệnh lý chậm chạp ở tế bào hoặc cơ quan
tổ chức, thường kết thúc bằng sự chết hoặc tình trạng quá sản của tổ chức bị nhiễm trùng
với các bệnh cảnh lâm sàng quan sát được.
Có nhiều bệnh thuộc loại nhiễm trùng tiềm ẩn như các bệnh nhiễm trùng chậm (bệnh
bò điên, bệnh viêm tủy trắng xơ cứng bán cấp do căn nguyên vi rút, nhiễm HIV,…), một
số bệnh nhiễm trùng vi rút ecpet, cytomegalo,…
Những nhiễm trùng tiềm ẩn cũng góp một phần vào cơ chế tạo ra miễn dịch tập thể
trong cộng đồng, đồng thời cũng có vai trò như các ổ chứa mầm bệnh hay nguồn truyền
nhiễm của một số bệnh nhiễm trùng. Do tình trạng nhiễm trùng kéo dài nên cơ hội gây lây
nhiễm của các vi sinh thuộc nhóm này rất dai dẳng và nhiều khi gây ra các bất ngờ cho
cộng đồng.

- Nhiễm trùng có triệu chứng lâm sàng


Là hiện tượng vi sinh vật tồn tại ở các vị trí cư trú sinh lý của chúng trên cơ thể, đồng
thời gây ra các biểu hiện bệnh lý của tế bào hoặc tổ chức, với các triệu chứng lâm sàng
quan sát được. Nhiễm trùng có triệu chứng còn được gọi là các bệnh nhiễm trùng.
Hầu hết các loại nhiễm trùng được biết hiện nay hoặc một số giai đoạn trong quá trình
nhiễm trùng thuộc về loại này. Nhiễm trùng có biểu hiện lâm sàng vừa có ý nghĩa to lớn
trong việc hình thành miễn dịch cá thể, miễn dịch tập thể, vừa có giá trị trong việc phát
hiện, chẩn đoán mầm bệnh để cách ly, điều trị nhằm ngăn chặn sự phát tán rộng rãi của
các nguồn truyền nhiễm là các bệnh nhân trong cộng đồng.
Bệnh lý của các bệnh nhiễm khuẩn: Rất khác nhau tuy có những nét chung cho tất cả
các bệnh. Sau khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì bắt đầu thời kỳ ủ bệnh
(ngắn hay dài tùy theo số lượng vi sinh vật nhiều hay ít); rồi xuất hiện các biểu hiện lâm
sàng. Mỗi bệnh có một quá trình tiến triển với tính chất đặc biệt của nó (cấp tính, kinh
diễn). Sau khi khỏi bệnh, sẽ hình thành miễn dịch cao hay thấp. Bệnh lý của một bệnh
nhiễm khuẩn quyết định biểu hiện lâm sàng của nó. Sự kết hợp của các triệu chứng tại
chổ và các triệu chứng toàn thân là đặc điểm của đa số các bệnh nhiễm khuẩn. Trong các
hội chứng chung cho tất cả các bệnh, đặc biệt nhất là sốt, đau, chóng mặt, suy nhược và
các biểu hiện khác của hệ thần kinh bị nhiễm độc. Tính chất của sốt rất quan trọng để
chẩn đoán đúng một bệnh nhiễm khuẩn.

67
Các triệu chứng tại chỗ phụ thuộc vào các tổn thương ở các tổ chức cơ quan và hệ
thống khác nhau rất khác nhau:
+ Tổn thương của da và niêm mạc dưới hình thức nốt ban đỏ thấy ở nhiều bệnh nhiễm
khuẩn. Các nốt ban có thể có nhiều nguyên nhân. Trong một số trường hợp (đậu
mùa), chúng phát triển ở những nơi vi sinh vật gây bệnh tích chứa và sinh sản. Nốt
ban còn có thể có tính chất dị ứng (sốt làn sóng, nốt ban trong các bệnh nấm ở da).
+ Nhiều bệnh nhiễm khuẩn có triệu chứng dạ dày, ruột.
+ Trong một số bệnh nhiễm khuẩn, các triệu chứng ở cơ quan hô hấp là những dấu hiệu
lâm sàng chính.
+ Các rối loạn chức năng ở hệ tim mạch thường gặp trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn và
gây nên bởi sốt và nhiễm độc chung của cơ thể, tuy đôi khi chúng có tính chất đặc
hiệu. Các hệ tạo máu luôn luôn tham gia vào quá trình bệnh (bạch cầu tăng, bạch cầu
giảm).
+ Các khớp xương và cơ cũng có tham gia vào quá trình bệnh.
+ Các rối loạn của hệ thần kinh xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và
nhiều bệnh nhiễm khuẩn mạn tính.
Do đó bối cảnh lâm sàng của một bệnh truyền nhiễm là sự kết hợp các biểu hiện lâm
sàng toàn thân và tại chổ đặc hiệu của từng bệnh.
Nhiễm trùng có triệu chứng lâm sàng gồm những giai đoạn: ủ bệnh (nung bệnh),
khởi phát bệnh, toàn phát bệnh, tử vong hay lui bệnh, khỏi bệnh nhưng có di chứng dị
tật…
3. Lâm sàng
4. Hạ sốt
2. Tiền triệu chứng
5. Lui bệnh

1. Ủ bệnh 6. Khỏe mạnh

Hình 1.1: Các thời kỳ của một bệnh nhiễm trùng


Những dạng biểu hiện của một quá trình nhiễm trùng và độ lớn của từng dạng biểu
hiện có thể được hình dung qua hình ảnh “tảng băng nổi” bệnh tật.

68
Nhiễm trùng có biểu hiện lâm sàng
Mặt nước ( bệnh nhân nhiễm trùng)

Nhiễm trùng tiềm ẩn , không điển hình,


nhiễm trùng thoáng qua

Nhiễm trùng không có triệu chứng


lâm sàng ( người lành mang trùng)

Người khỏe

Hình 1.2. Hình ảnh tảng băng nổi của một số bệnh nhiễm trùng trong cộng đồng

1.2. Phân loại nhiễm trùng


1.2.1. Nhiễm trùng và lây lan
Nhiễm trùng là sự xâm nhập của một vi sinh vật gây bệnh vào bên trong một cơ thể
ký chủ (người hay động vật), vi sinh vật có khả năng phát sinh phát triển trong cơ thể ký
chủ đó. Nếu hoạt động chuyển hóa của vi sinh vật ảnh hưởng đến chuyển hóa của cơ thể
ký chủ thì sẽ xuất hiện bệnh.
Truyền nhiễm là sự truyền một bệnh nhiễm trùng nào đó từ cơ thể này sang cơ thể
khác do tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc gián tiếp.
Không phải bệnh nhiễm trùng nào cũng lây lan, các bệnh như uốn ván,
histoplasmosis, blastomycosis, dưới một gốc độ nào đó là những bệnh nhiễm trùng nhưng
không lây lan.
1.2.2. Nhiễm trùng trong cộng đồng và nhiễm trùng trong bệnh viện
Theo cách nói chung, một tập thể chịu ảnh hưởng của nhiều bệnh nhiễm trùng , những
ảnh hưởng này không phải luôn luôn hiện diện cùng khắp. Nhiễm trùng ở tập thể những
bệnh nhân nhập viện có tầm quan trọng khác biệt, bệnh lan truyền theo phương thức khác
và để kiểm soát cần có một tiếp cận dịch tễ học đặc biệt. Ví dụ nhiễm trùng do tụ cầu và
trực khuẩn coli có tầm quan trọng đặc biệt đối với những bệnh nhân nằm trong bệnh viện
so với nhóm dân sống trong cộng đồng nói chung không nhập viện.

69
1.2.3. Nhiễm trùng “nhanh” và nhiễm trùng “chậm”
Các bệnh nhiễm trùng cổ điển thường xuất hiện sau một thời kỳ ủ bệnh tương đối
ngắn, thường dưới 2 tháng. Những phát hiện mới đây cho thấy có nhiều bệnh có thời kỳ ủ
bệnh rất dài, người ta gọi là những bệnh nhiễm trùng chậm.
1.2.4. Nhiễm trùng ngoại sinh và nhiễm trùng nội sinh
Khái niệm nhiễm trùng ngoại sinh (exo-infection) để chỉ những trường hợp nhiễm
trùng được gây ra do các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài cơ thể. Trong khi các bệnh
gây ra do các vi sinh vật thường xuyên có mặt trong cơ thể được gọi là nhiễm trùng nội
sinh (endo-infection) hay tự nhiễm trùng (auto-infection).
Bốn khía cạnh phân loại trên cho thấy việc khảo sát dịch tễ học một bệnh truyền
nhiễm đòi hỏi sử dụng các tiếp cận đa dạng khác nhau.Một bệnh có thể ngoại sinh, tiến
triển nhanh và nặng trong môi trường bệnh viện, trong lúc một bệnh truyền nhiễm khác
có thể nội sinh, tiến triển trong cộng đồng chung.
1.3. Bệnh nhiễm trùng và hiện tượng truyền nhiễm
1.3.1. Nhiễm khuẩn không triệu chứng với việc kiểm soát bệnh và thống kê dịch tễ
Quá trình nhiễm khuẩn có thể gây nên rất nhiều biểu hiện từ nhiễm khuẩn không
triệu chứng đến nhiễm khuẩn rất nặng hoặc chết. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn hoặc để lại
di chứng, đôi khi rất nặng nề.
Có một số bệnh nhiễm khuẩn tỷ lệ mới mắc thấp nhưng tỷ lệ chết cao (ví dụ bệnh
dại, bệnh Ebola) là rất nghiêm trọng đối với từng cá thể, nhưng cũng có những bệnh có tỷ
lệ mới mắc cao mà lại ít nghiêm trọng hơn đối với cá thể (bệnh cúm) lại là một vấn đề
nghiêm trọng về phương diện y tế công cộng vì nó đã gây ra một tỷ lệ chết trội rất lớn
trong quần thể toàn bộ.
Quá trình nhiễm trùng xảy ra ở từng cá thể và mang nhiều đặc trưng của từng cá
thể. Nó biểu hiện kết quả của mối tương quan giữa cơ thể của mỗi cá thể với từng loại tác
nhân gây nhiễm trùng. Nếu chỉ dừng lại ở từng cá thể thì quá trình nhiễm trùng của nhiều
loại sinh vật sống ký sinh bắt buộc ở người hoặc động vật sẽ bị chấm dứt và không thế có
được sự tiến hóa theo loài của các vi sinh vật đó. Để đảm bảo được sự tiến hóa liên tục
này, vi sinh vật phải chuyển dời từ cơ thể nhiễm trùng cũ sang một cơ thể mới và tiếp tục
gây ra quá trình nhiễm trùng ở đây.
Sự chuyển dời vi sinh vật từ cơ thể này sang cơ thể khác được gọi là hiện tượng
truyền nhiễm, hiện tượng lan truyền bệnh hay hiện tượng lây lan. Những bệnh hình thành

70
do kết quả của quá trình truyền nhiễm này được gọi là bệnh truyền nhiễm. Như vật bệnh
nhiễm trùng truyền nhiễm để chỉ toàn bộ các bệnh nhiễm trùng có sự lây truyền giữa
người với người và giữa động vật sang người, được gây ra do các vi sinh vật sống ký sinh
trên cơ thể người.Hiện tượng truyền nhiễm gồm có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: vi sinh vật sau khi gây được nhiễm trùng trong các cơ quan thích
ứng của cơ thể sẽ được thải ra khỏi cơ thể.
Giai đoạn 2: vi sinh vật sau khi được “thải” ra khỏi cơ thể nhiễm, tồn tại trong
những khoảng thời gian nhất định ở môi trường bên ngoài (nước, thực phẩm, đồ dùng
cá nhân, dụng cụ y tế, cơ thể côn trùng, cơ thể vật chủ phụ, phủ tạng ghép…).
Giai đoạn 3: vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể cảm nhiễm để gây ra một quá trình
nhiễm trùng mới.
Căn cứ vào đặc điểm của các giai đoạn của quá trình truyền nhiễm người ta quy
ước nên 4 loại lây nhiễm chính. Như vậy ngoài cách phân loại theo tác nhân gây bệnh,
theo cơ chế bệnh sinh, theo triệu chứng lâm sàng, các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm con
được phân loại theo đường lây truyền chính. Cách phân phân loại này rất có giá trị trong
thực hành phòng chống dịch các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm.
Có thể phân chia các bệnh theo mức độ nghiêm trọng của bệnh:
Loại A: Là những bệnh mà tình trạng nhiễm trùng không có triệu chứng có tỷ lệ
rất cao (nghĩa là không có biểu hiện lâm sàng ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình nhiễm
khuẩn. Ví dụ số người có test tuberculin (+) (là chỉ số của một sự cảm nhiễm với trực
khuẩn lao ở một mức nào đó trong quá khứ) lớn hơn rất nhiều so với số người phát triển
bệnh lao.
Loại B: bao gồm các nhiễm trùng mà các thể không biểu hiện triệu chứng tương
đối ít. Phần lớn các trường hợp là có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hoặc nhẹ nhưng vẫn chẩn
đoán được và chỉ có một phần nhỏ là nghiêm trọng hoặc chết (ví dụ: sởi và thủy đậu).
Loại C: Bao gồm những nhiễm trùng mà hầu hết các trường hợp đều là thể nặng
và dẫn tới tử vong: Bệnh dại là điển hình của loại này (100% tử vong), viêm não-màng
não tiên phát do amip, bệnh Ebola.
1.4. Bệnh truyền nhiễm và vai trò của dịch tễ học
1.4.1. Các thành phần của quá trình một bệnh nhiễm trùng

- Tác nhân nhiễm trùng: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, đơn bào, đa bào

71
Các đặc tính bên trong của tác nhân nhiễm trùng: Tác nhân nhiễm trùng có nhiều đặc
trưng, đặc hiệu: hình thái, kích thước, cấu tạo hóa học, cấu tạo kháng nguyên, các yêu cầu
sinh trưởng (nhiệt độ, thành phần môi trường...) khả năng sống sót ngoài cơ thể trong
nước, sữa, đất...khả năng tồn tại trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm khác nhau, khả năng ký
sinh ở các vật chủ khác nhau (người, súc vật, tiết túc...) khả năng tiết ra độc tố, khả năng
đề kháng với kháng sinh hoặc hóa chất khác, khả năng thông tin di truyền qua plasmid
hoặc các mảnh tố chất khác. Các tác nhân gây nhiễm khuẩn rất khác nhau về các đặc
trưng bên trong này.
Sự tương tác của tác nhân với vật chủ: Tính gây nhiễm, tính gây bệnh, độc lực và khả
năng gây miễn dịch. Điều kiện hoàn cảnh, liều lượng và đường xâm nhập đều có thể làm
thay đổi các tính chất này của tác nhân nhiễm khuẩn. Các tính chất của vật chủ như tuổi,
chủng tộc, tình trạng dinh dưỡng cũng có thể làm thay đổi hẳn khả năng xâm nhiễm của
tác nhân, có thể hình thành bệnh nặng hoặc nhẹ, hoặc miễn dịch cho một các thể hay cả
quần thể của vật chủ.
Tính xâm nhiễm: là khả năng của một tác nhân xâm nhập và tăng lên trong cơ thể vật
chủ, được xác định bằng số vi khuẩn (hoặc vi rut) tối thiểu để có thể gây được nhiễm
khuẩn ở 50% số vật chủ cùng một loại (ID50). Ví dụ: sởi có tính xâm nhiễm rất cao, trong
khi phong có tính xâm nhiễm thấp.
Tính gây bệnh: Là khả năng gây nên ở vật chủ một quá trình nhiễm khuẩn có biểu
hiện lâm sàng.
Độc lực: Là tỷ lệ của ác trường hợp có biểu hiện lâm sàng nặng kể cả di chứng trong
số các trường hợp có biểu hiện lâm sàng. Tỷ lệ chết so với số mắc cũng là một chỉ số của
độc lực. Độc lực có thể phụ thuộc liều, đường xâm nhiễm và cả các yếu tố của vật chủ
như tuổi, chủng tộc: trực khuẩn dịch hạch gây những biểu hiện lâm sàng nặng nếu hít vào
phổi hơn là bị bọ đốt qua da.

- Cơ chế sinh bệnh


Các tác nhân có thể gây bệnh bằng nhiều cơ chế:
+ Xâm nhập trực tiếp vào tổ chức: amip, giardia, giun sán, các loại vi khuẩn, nhiễm
khuẩn màng não, tiết niệu, áp xe ở họng, nhiễm vi rut đường hô hấp trên, đường
ruột, não (Vi rut dại, vi rut Arbo gây viêm não).
+ Tiết ra độc tố: uốn ván, bạch hầu, E.coli.

72
+ Gây phản ứng quá mẫn hoặc dị ứng: Lao, viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu, sốt
Dengue.
+ Gây nhiễm khuẩn dai dẵng hoặc tiềm tàng: Haemophilus influenza...
+ Tạo khả năng mẫn cảm với những liều độc rất nhỏ
Càng nhiều cơ chế tác động đồng thời, càng có thể làm cho lâm sàng biểu hiện nhiều
đặc trưng khác nhau đối với cùng một bệnh sinh.

- Ổ chứa nhiễm trùng.


Ổ chứa là những cơ thể sống hoặc những vật vô tri (ví dụ: đất) mà ở đó một tác nhân
gây nhiễm khuẩn sống và nhân lên được, theo quan niệm này, ổ chứa của nhiễm khuẩn
gồm cơ thể người, các súc vật và một số yếu tố môi trường.
Ổ chứa là một thành phần chủ yếu của chu trình duy trì thường xuyên của tác nhân
gây bệnh, ổ chứa thích hợp cho một tác nhân nào đó phụ thuộc chặt chẻ vào chu trình
sống của tác nhân trong thiên nhiên.
Ở chu trình đơn giản nhất, thì ổ chứa là người: người... người... người. Chu trình này
là của hầu hết các vi rut, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp của người, hầu hết các nhiễm
khuẩn tụ cầu, liên cầu, bạch hầu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các bệnh ban
đỏ trẻ em, quai bị, thương hàn, lỵ amip và nhiều bệnh khác.
Có những bệnh ngoài cơ thể người, tác nhân gây bệnh còn có ở một số súc vật khác
như bệnh lao bò, sốt làn sóng (ở bò, bồ câu), than (ở cừu), lepto (ở loại gặm nhấm), dại (ở
chó, cáo và một vài súc vật hoang dại khác). Gọi là bệnh súc vật có xương sống truyền
sang người, vì người không phải là ở chứa thường xuyên của chu trình sống của tác nhân.
Có thể chia ra: Người bệnh và người mang mầm bệnh.
Như ta đã biết, nhiễm trùng là quá trình mà tác nhân vào và tồn tại được trong cơ thể
của vật chủ. Trong quá trình đó, cơ thể có nhiều phản ứng để chống lại.
+ Ở mức độ thấp nhất, khi tác nhân chỉ có ở bề mặt ngoài cơ thể và không có tác
động gì để gây nên một phản ứng nào của cơ thể: tụ cầu vàng tồn tại trên niêm
mạc mũi:gọi là hiện tượng “sống nhờ”.
+ Ở mức độ cao hơn, là nhiễm trùng không triệu chứng, nhiễm trùng ẩn khi tác nhân
không chỉ nhân lên mà còn có thể gây ra một phản ứng của cơ thể, nhưng chưa
gây ra những biểu hiện lâm sàng thấy được gọi là hiện tượng chung sống.
+ Cao hơn nữa là nhiễm trùng có triệu chứng: gọi là hiện tượng gây bệnh

73
Tất cả những cơ thể nhiễm trùng này, kể cả tình trạng sống nhờ đều là những nguồn
nhiễm khuẩn cho người khác, trong đó cần làm rõ khái niệm cơ thể mang mầm bệnh
(người mang trùng) là những người bề ngoài không có biểu hiện của bệnh nhưng lại là
nguồn nhiễm trùng tiềm ẩn cho mọi người, bao gồm tình trạng mang khuẩn sẽ không biểu
hiện bệnh và tình trạng mang khuẩn sớm (ở giai đoạn ủ bệnh, sau đó bị mắc) hoặc tình
trạng mang trùng sau khi khỏi, ở thời kỳ lại sức.
Các tình trạng đó nếu kéo dài, gọi là mang trùng mạn tính:
+ Lành mang trùng: bại liệt, viêm màng não, viêm gan.
+ Mang khuẩn sớm: sởi, thủy đậu.
+ Khỏi mang trùng: bạch hầu, viêm gan B, thương hàn.
+ Mang mạn tính: thương hàn, viêm gan B.
Ở một vài người có nhiễm khuẩn: hầu hết các cơ thể tuberculin (+) không đào thải BK ra
ngoài.
1.4.2. Gánh nặng bệnh truyền nhiễm
Các bệnh truyền nhiễm đang đặt ra một mối đe dọa khẩn cấp tới sức khỏe cá nhân và
có khả năng đe dọa sự an toàn của nhiều người. Đặc biệt các nước có thu nhập thấp hiện
vẫn phải đương đầu với những vấn đề về bệnh truyền nhiễm. Mặc dù các nước có thu
nhập cao có tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm là thấp hơn đáng kể, nhưng những
nước này vẫn phải tốn chi phí rất lớn cho một tỷ lệ lớn người mắc một số bệnh truyền
nhiễm khác như nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở người già và trẻ em.
Sử dụng các phương pháp dịch tễ học để điều tra và kiểm soát bệnh truyền nhiễm vẫn
đang là thách thức cho cán bộ y tế. Điều tra cần phải được tiến hành nhanh chóng và
thường với nguồn lực hạn chế. Kết quả của những điều tra thành công là rất hữu ích,
nhưng thất bại trong việc thực hiện điều tra có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong đại
dịch HIV/AIDS, 25 năm nghiên cứu dịch tễ học đã giúp chỉ ra tác nhân gây bệnh, các
phương thức lây truyền và dự phòng hiệu quả. Tuy nhiên, mặc dù có những kiến thức như
vậy thì tỷ lệ hiện nhiễm HIV ước tính trên toàn cầu vào năm 2014 là 80 triệu trường hợp,
trong đó số trường hợp tử vong khoảng 40 triệu người.
- Các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và tái xuất hiện
Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20, có hơn 30 bệnh truyền nhiễm trước đây chưa
từng biết hoặc những bệnh đã được kiểm soát tốt lại tái xuất hiện gây ra những hậu quả
nghiêm trọng. Trong những bệnh đó, HIV/AIDS có tác động lớn nhất. Sốt xuất huyết vi

74
rút bao gồm: Ebola, Marburg, Crimean-Congo, sốt vàng da, sốt West Nile (tây sông Nin)
và sốt Dengue. Các vi rút nghiêm trọng khác bao gồm: poliomyelitis (gây bại liệt),
Conronavirus SARS, và cúm A. Một dịch nhỏ biến thể của bệnh Creutzfeldt-Jakob ở
người đã xảy ra tiếp theo một vụ dịch bệnh bò điên ở gia súc. Trong số các bệnh do vi
khuẩn gây ra: bệnh than, bệnh tả, thương hàn, dịch hạch, borelliosis, brucellosis (bệnh
gây ra cho trâu bò) là những bệnh cho thấy rất khó kiểm soát.
Về mặt gánh nặng của bệnh tật, sốt rét dẫn đầu các bệnh do ký sinh trùng gây ra,
nhưng các bệnh như trùng mũi khoan (trypanosomiasis), leshmaniasis và dracunculiasis
cũng đang thách thức những nỗ lực thanh toán chúng. Những mối đe dọa tới sức khỏe con
người trong thế kỷ 21 này đòi hỏi việc hợp tác quốc tế trong việc giám sát và phản hồi
hiệu quả.
Bên cạnh những bệnh mới xuất hiện, một số bệnh khác như sốt xuất huyết vi rút
đã tồn tại trong nhiều thế kỷ nhưng chỉ được ghi nhận gần đây do những thay đổi về sinh
thái và môi trường đã làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của con người, hoặc khả năng phát
hiện những bệnh này được cải thiện. Những thay đổi về vật chủ, tác nhân và điều kiện
môi trường được cho là phải chịu trách nhiệm cho các vụ dịch như dịch bạch hầu, giang
mai, lậu vào đầu những năm 1990 ở những nước mới giành độc lập ở Đông Âu.
Đại dịch cúm nảy sinh khi một vi rút cúm mới xuất hiện, gây nhiễm trùng cho con
người và lây lan nhanh ở con người. Vi rút được quan tâm gần đây là vi rút cúm A H5N1,
một trong những loại vi rút cúm thường gây bệnh trên gia cầm và chim di cư. Các đại
dịch cúm nghiêm trọng vào các năm 1918, 1957 và 1968 đã gây tử vong cho hơn 10 triệu
người. Dựa trên những dự báo từ vụ đại dịch năm 1957 người ta ước tính có thể có
khoảng 1-4 triệu người chết nếu vi rút cúm H5N1 biến đổi tạo ra dạng cúm người có thể
lây truyền dễ dàng.
- Vai trò của dịch tễ học đối với bệnh truyền nhiễm
Dịch tễ học phát triển từ việc nghiên cứu các vụ bùng nổ dịch bệnh truyền nhiễm
và sự tương tác giữa tác nhân, vật chủ, véc-tơ và ổ chứa. Khả năng mô tả những hoàn
cảnh, tình huống có xu hướng làm bùng phát dịch trong quần thể người như chiến tranh,
di cư, nạn đói và các thảm họa thiên nhiên, từ đó tăng khả năng kiểm soát sự lan truyền
bệnh truyền nhiễm thông qua giám sát, dự phòng, cách ly và điều trị.
Nhiệm vụ chủ yếu của dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm là làm sáng tỏ quá trình
lây bệnh để xây dựng, thực hiện và đánh giá các biện pháp phòng bệnh thích hợp. Để làm
được như vậy, nhà nghiên cứu dịch tễ học cần phải có kiến thức về mỗi thành phần trong

75
dây truyền gây bệnh trước khi tiến hành các biện pháp can thiệp hiệu quả. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp, chúng ta vẫn có thể kiểm soát được một bệnh chỉ với hiểu biết
hạn chế về dây chuyền lây bệnh cụ thể của bệnh đó. Ví dụ như vụ dịch tả ở Luân Đôn, chỉ
với việc cải thiện việc cung cấp nước vào những năm 1850 ở Luân Đôn đã ngăn chặn
được vụ dịch tả xảy ra nhiều thập kỷ trước khi người ta xác định được tác nhân gây bệnh
tả.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1 Bệnh nhiễm trùng chiếm vị trí quan trọng trong dịch tễ học hiện đại vì các lý do sau
đây ngoại trừ lý do
A. Bệnh nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật tử vong trên thế giới
B. Có những biến đổi mới về mặt chủng loại và độc lực của vi sinh vật gây bệnh
C. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh nhiễm trùng sẽ góp phần ngăn ngừa và tiêu diệt các
bệnh này trong tương lai
D. Ở các nước đang phát triển bệnh nhiễm trùng thường gắn liền với tình trạng suy
dinh dưỡng, văn hóa thấp kém và các hành vi khác có liên quan đến xã hội
E. Công tác phòng chống bệnh nhiễm trùng it có hiệu quả
2 Bệnh nhiễm trùng liên quan đến:
A. Bệnh nhiễm trùng ở các nước đang phát triển gắn liền với
B. Yếu tố thiên nhiên và xã hội
C. Tình trạng dinh dưỡng, kinh tế, văn hóa, hành vi có liên quan đến sức khỏe
D. Sự biến đổi nhanh về tính di truyền của vi sinh vật
E. Nguồn lực y tế hạn hẹp và kém chất lượng
Đặc điểm của môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tác nhân
3 Nhiễm trùng là
A. Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh vào các cơ quan khác nhau trong cơ thể
B. Sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào bên trong một cơ thể ký chủ
C. Sự gây bệnh cho ký chủ bởi vi sinh vật ký sinh
D. Sự truyền một bệnh nhiễm trùng cho một cơ thể ký chủ
E. Biểu hiện lâm sàng ở cơ thể ký chủ sau khi tác nhân xâm nhập vào cơ thể đó
4 Truyền nhiễm là
A. Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh vào các cơ quan trong cơ thể
B. Sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào trong cơ thể ký chủ
C. Sự gây bệnh cho ký chủ bởi vi sinh vật ký sinh

76
D. Sự truyền một bệnh nhiễm trùng nào đó từ cơ thể này sang cơ thể khác
E. Sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào bên trong một cơ thể ký chủ từ môi
trường bên ngoài
5 Bệnh nhiễm trùng goi là “nhanh” khi thời kỳ ủ bệnh ngắn
A. < 2 ngày
B. < 1 tuần
C. < 2 tuần
D. < 1 tháng
E. < 2 tháng

77
BÀI 2. GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa dịch, nhiệm vụ và mục tiêu giám sát dịch tễ học.
2. Trình bày được các nguồn gốc thu thập thông tin trong công tác giám sát DTH.
3. Trình bày được nhiệm vụ cơ bản và nội dung hoạt động của hệ thống giám sát.
4. Phân tích được mức độ và chiều hướng bệnh dựa vào thông tin thu thập được.

NỘI DUNG
Giám sát dịch tễ học đã được bắt đầu thực hiện từ nhiều thế kỷ nay khi người ta sử
dụng các hiện tượng mắc/chết là cơ sở của các hiện tượng y tế công cộng. Ví dụ dịch
hạch ở châu Âu năm 1348 với những trường hợp “chết đen”, người ta đã biết cấm các tàu
có người nhiễm cập bến, cũng như tiến hành cách ly những người đến từ các vùng có
dịch đến 40 ngày.
“Giám sát” thời đó dùng theo nghĩa là theo dõi những người đã tiếp xúc với những
người mắc bệnh, xem có phát triển bệnh hay không trong thời gian ủ bệnh.
- William Farr nêu ra những nguyên tắc giám sát đầu tiên 1839 – 1870. Đến năm
1955, giám sát trở thành quan niệm hoàn chỉnh và ứng dụng trong y tế công cộng.
- 1957: Chương trình giám sát cúm châu Á đã bắt đầu cùng với CDC của Mỹ và Tổ
chức y tế thế giới giám sát bệnh cúm và cung cấp các thông tin về khả năng xảy ra các vụ
bùng nổ cúm trên thế giới.
- 1961: Giám sát viêm gan cũng được bắt đầu sau một vụ dịch và người ta đã xác
định được nguồn nước bị nhiễm bẩn là hậu quả của bùng nổ vụ dịch.
- 1962: Salmonella được giám sát và 20 bệnh truyền nhiễm khác.
- Ngày nay, người ta còn tiến hành giám sát các bệnh nhiễm trùng khác: HIV/AIDS,
các bệnh dịch mới xuất hiện và tái xuất hiện: Cúm AH5N1, H1N1, H7N9...Ebola và giám
sát cả các bệnh không nhiễm trùng: xơ gan, ung thư, tim mạch, đái đường, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính...Cùng các bệnh: tự miễn, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, ô
nhiễm.

2.1. Định nghĩa


Định nghĩa chung nhất: “Giám sát dịch tễ học là một quá trình theo dõi, khảo sát tỉ
mỉ, liên tục để đánh giá được bản chất của bệnh cùng với những nguyên nhân xuất hiện,

78
lưu hành và la tràn của bệnh đó, nhằm tìm ra được những biện pháp khống chế, ngăn chặn
có hiệu quả đối với bệnh đó”.
Hay nói cách khác: Giám sát là công việc thu thập các thông tin dịch tễ để hành
động
- Tìm ra các biện pháp ngăn chặn hoặc đình chỉ sự lan tràn.
- Mỗi trường hợp mắc phải xác định: Chẩn đoán, ngày xuất hiện triệu chứng. Các
thông tin về con người.
- Dựa vào hệ thống giám sát sẽ phân tích: Các quy luật theo mùa, xu hướng theo
năm. Các địa điểm tăng giảm bệnh. Các nhóm quần thể có nguy cơ: Tuổi, giới, dân tộc...
- Có 3 loại hệ thống giám sát (theo Eylenbosch & Noah, Thacker & Berkelman,
1988):
+ Giám sát chủ động: Tiến hành thu thập dữ kiện về bệnh quy ước khai báo định kỳ
cả khi không có dịch.
+ Giám sát điểm: Dựa vào báo các trường hợp bệnh xảy ra, làm cơ sở cho việc cải
thiện chất lượng phòng và điều trị (Rutstein & cs, 1983).
+ Giám sát thụ động: Nằm giữa 2 loại giám sát chủ động và giám sát điểm: Được
tiến hành với các dữ kiện ngoài kế hoạch quy ước, có thể do nhân viên giám sát hoặc địa
phương xảy ra dịch khởi xướng.
Người ta có thể thấy những ưu và nhược điểm của các hệ thống giám sát này như sau:
Bảng 7.1. Ưu và nhược điểm của các hệ thống giám sát dịch tễ học

Loại Đặc trưng Ưu điểm Nhược điểm

Chủ Quy ước thu thập thường xuyên Số liệu chính xác hơn so Tốn kém
động các báo cáo từ các cơ sở y tế với các loại khác

Thụ Báo cáo trường hợp bệnh do Rẻ Số liệu có thể


động NVYT (tùy ý) không đại diện

Điểm Báo cáo các trường hợp, chỉ ra Rất rẻ Có thể chỉ áp
sai sót của hệ thống y tế hoặc chỉ dụng cho nhóm
ra các vấn đề đặc biệt bệnh chọn lọc

79
2.2. Mục tiêu và chức năng
2.2.1. Mục tiêu
2.2.1.1. Xác định quy mô của bệnh
Theo dõi liên tục thường xuyên về bệnh với các tỷ lệ cần thiết và những yếu tố môi
trường xung quanh với những diễn biến tương ứng của chúng là nhằm xác định được quy
mô lan tràn của bệnh đang khảo sát dưới 3 góc nhìn của dịch tễ học.
- Ai: Quần thể nào, tuổi, giới, nghề nghiệp...như thế nào ?
- Không gian: Ở đâu, theo thời gian như thế nào ?
- Khi nào: Bệnh xảy ra bao giờ, trước đây, hiện nay ? với con người và không gian
tương ứng.
2.2.1.2. Đánh giá hiệu quả của các can thiệp tại khu vực giám sát
- Theo dõi tỷ lệ tăng giảm của bệnh song song với các biện pháp đã áp dụng nhằm
đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp đó. Nếu các biện pháp can thiệp có hiệu
quả thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ giảm và ngược lại.
- Chú ý đến thời gian tác dụng của các biện pháp.
2.2.2. Chức năng
- Thu thập một cách có hệ thống các dữ kiện dịch tễ học đối với quần thể theo khu
vực hành chính.
- Tập hợp, diễn giải: Xếp đặt, trình bày các dữ kiện thu thập được thành các bảng
phân phối, biểu đồ, bản đồ có ý nghĩa.
- Xử lý, phân tích: Theo phương pháp thống kê
+ Trả lời được hàng loạt các câu hỏi đã được đặt ra theo góc nhìn của dịch tễ học.
+ Xem xét với các giả thuyết đã đưa ra trước đó.
- Thông báo kết quả: Sau khi đã thu thập, diễn giải, phân tích xử lý nhận định các
kết quả đó cần viết báo cáo gửi đến người và nơi có trách nhiệm.
Ta có thể mô hình hóa như sau:
LẬP KẾ HOẠCH
GIÁM SÁT

GIẢI PHÁP THU THẬP


HÀNH ĐỘNG BIÊN SOẠN

PHÂN TÍCH DIỄN GIẢI


Sơ đồ 7.1: Mô hình chức năng của giám sát dịch tễ học

80
Theo Tổ chức y tế thế giới, chức năng của giám sát dịch tễ học là:
a) Ghi chép và báo cáo tỷ lệ chết.
b) Ghi chép và báo cáo tỷ lệ bệnh tật.
c) Điều tra các trường hợp bệnh.
d) Điều tra dịch.
e) Báo cáo dịch.
f) Xét nghiệm.
g) Nghiên cứu.
h) Số liệu về dân số học.
i) Số liệu về môi trường bao gồm cả các véc tơ.
k) Phân phối thuốc men, vắc xin.
Qua đó có thể thấy được những ứng dụng chính của công tác giám sát:
- Để xác định những vụ dịch và để đảm bảo rằng những hành động có hiệu quả để
kiểm soát bệnh đã được tiến hành.
- Để theo sát việc tiến hành và hiệu quả của một chương trình kiểm soát bằng cách so
sánh sự lan tràn của bệnh trước và sau khi tiến hành chương trình.
- Để hỗ trợ trong việc lập kế hoạch cho những chương trình sức khỏe bằng cách chỉ
ra những vấn đề bệnh tật và sức khỏe nào là quan trọng và những can thiệp đặc biệt,
có giá trị. Điều này cũng giúp cho chọn vấn đề ưu tiên.
- Để xác định nhóm nguy cơ cao như phụ nữ, trẻ em, nghề nghiệp...những khu vực
địa lý có những bệnh tật chung và các thay đổi theo thời gian như theo mùa, hằng
năm, hằng chục năm...Điều này cũng giúp cho việc lập kế hoạch cho các chương
trình.
- Để làm tăng những hiểu biết về các véc tơ trung gian truyền bệnh.
2.3. Nguồn gốc dữ liệu phục vụ giám sát
2.3.1. Tỷ lệ chết
Thường được ghi chép chính xác tuy nhiên về nguyên nhân thường ít chính xác.
Nếu được chẩn đoán rõ thì ghi chép rất chính xác, nhưng với các bệnh khó chẩn đoán là
những trường hợp chết đột ngột, việc ghi chép thường là những triệu chứng sau cùng ít
phục vụ cho công tác giám sát. Với các bệnh thường không gây chết, nhưng các dữ kiện
về tỷ lệ chết có thể là một chỉ số đáng được đánh giá về sự phát sinh của bệnh. Tuy nhiên,
khi có hiện tượng chết trội hơn mức lý thuyết có thể đánh giá là một chỉ số nhạy của bệnh
đó.

81
2.3.2. Tỷ lệ mắc
Báo cáo mắc bệnh đã được thực hiện ở nhiều nước và ở nước ta cũng áp dụng các
quy định báo cáo bệnh
- Ưu điểm:
+ Các báo cáo thường chính xác do được các bác sĩ chẩn đoán.
+ Có xét nghiệm.
+ Có tổ chức tập hợp báo cáo.
- Nhược điểm:
+ Một số bệnh không có trong danh mục báo cáo.
+ Tỷ lệ thấp hơn so với thực tế của quần thể.
+ Ít chính xác đặc biệt đối với các bệnh do vi rus do không có các xét nghiệm.
+ Báo cáo không kịp thời, nên làm tăng thời gian lưu hành của bệnh.
2.3.3. Báo cáo dịch
Ngày càng được chính xác nhờ hoạt động của các Trung tâm y tế dự phòng với
các phòng xét nghiệm. Tuy nhiên với những bệnh khó cần thiết phải có các chuyên gia
hoặc các kỹ thuật cao cấp thì lại bị hạn chế ở các trung tâm này.
2.3.4. Chẩn đoán xét nghiệm
Bao giờ cũng là đòi hỏi của chẩn đoán chính xác một người bệnh và một bệnh
trong quần thể. Tốt nhất là phân lập được tác nhân gây bệnh, trong nhiều trường hợp có
thể sử dụng các kết quả huyết thanh.
2.3.5. Điều tra các trường hợp bệnh
Chú ý các bệnh nguy hiểm, nhất là những nơi chưa có bệnh đó bao giờ. Cần chú ý
đến các khách du lịch từ nước ngoài vào hoặc những nơi có dịch nhập cư vào nước ta.
Hoặc những người từ vùng đang có dịch di chuyển qua những vùng khác.
2.3.6. Điều tra dịch tại thực địa
Khi có sự gia tăng tỷ lệ mới mắc, chết cần thiết phải lập đội điều tra. Thông thường
đội điều tra bao gồm nhà dịch tễ học, các chuyên gia về xét nghiệm…
Trong trường hợp này, nên dung các kỹ thuật chẩn đoán nhanh: Elisa, test da…để
có thể xác định được tác nhân gây bệnh và có kết quả ngay.
2.3.7. Điều tra thường xuyên
Để có thể xác định được những trường hợp bất thường hoặc dịch xảy ra trong quần
thể. Có nghĩa là có thể phát hiện sớm những trường hợp bất thường đó.
2.3.8. Nghiên cứu các ổ chứa
Giám sát các bệnh từ súc vật truyền sang người và các vec tơ trung gian truyền
bệnh. Phải thu thập các dữ kiện về bệnh cũng như về các véc tơ đó.

82
2.3.9. Sử dụng các sinh vật phẩm và thuốc
Điều này không chỉ giúp ích cho vấn đề miễn dịch mà nó còn có thể nói lên được
tình trạng bệnh trong cộng đồng hoặc những bệnh mới xuất hiện.
2.3.10. Các dữ kiện về quần thể và môi trường
Các dữ kiện về quần thể và môi trường cũng giúp ích rất nhiều về:
- Con người: Tuổi, giới, dân tộc…để có thể lý giải xu thế của bệnh.
- Môi trường: Vệ sinh, thực phẩm, nhà ở…
Các thông tin bổ sung:
- Cơ sở y tế: Số bệnh nhân, số ngày nằm viện…là những chỉ số có ích cho công tác
giám sát đặc biệt những vụ dịch.
- Các phòng xét nghiệm cũng có ích trong những trường hợp có thể phát hiện sớm
những ca bệnh…
- Nghỉ học và làm việc: Đây cũng là chỉ số khá nhạy, trong những trường hợp học
sinh nghỉ học nhiều, cán bộ công nhân viên nghỉ làm việc. Điều này có thể giúp
cho những người làm công tác giám sát nghỉ đến một vụ dịch đang xảy ra.
2.4. Nhiệm vụ thường xuyên của giám sát
(1) Xác định mục tiêu cụ thể của mỗi cuộc giám sát, các thông tin cần có và kế hoạch cho
giám sát
(2) Tập hợp các dữ kiện
+ Sắp xếp theo các đặc trưng: Con người, không gian, thời gian.
+ Tính các tỷ lệ, tỷ suất.
+ Trình bày: Bảng biểu, đồ thị, bản đồ…
(3) Xử lý số liệu
+ Theo quy luật và có ý nghĩa thống kê.
(4) Phân tích phiên giải theo mục tiêu
+ Xác định quần thể có nguy cơ.
+ Xác định mức trầm trọng của bệnh.
(5) Hình thành giả thuyết nhân – quả
(6) Kiểm định giả thuyết
(7) Đề xuất biện pháp can thiệp
(8) Đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó
(9) Làm báo cáo về một giám sát
(10) Đánh giá hệ thống giám sát
+ Về dữ kiện giám sát: Chính xác ? Đầy đủ ? Thời gian ?
+ Hiệu quả thực tế của các dữ kiện giám sát ?
+ Mục tiêu giám sát ?
+ Những yêu cầu mới sau khi giám sát.

83
2.5. Nội dung của hoạt động giám sát
2.5.1. Dữ kiện về dân cư, môi trường
- Cơ cấu dân cư ở khu vực giám sát: Tháp tuổi, nghề nghiệp…
- Tình hình kinh tế xã hội: Thu nhập chủ yếu của cộng đồng, nguồn nước, thực
phẩm sẵn có, những yếu tố về công nghiệp, tình trạng vệ sinh môi trường. Những
thói quen tốt và không tốt.
- Điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết cũng có ảnh hưởng đến tình hình phân bố bệnh
tật như bệnh bướu cổ, sốt rét hay gặp ở vùng núi cao…
- Các ổ chứa mầm bệnh tự nhiên.
- Giám sát các bệnh do động vật truyền sang người.
- Các thông tin về cơ cấu tổ chức mạng lưới y tế, cơ sở vật chất.
2.5.2. Thu thập số liệu thích hợp để giám sát bệnh
Ở nước ta hiện nay đang chỉ giới hạn về thông báo các bệnh truyền nhiễm. Tuy
nhiên những thông báo về tai nạn giao thông và các vấn đề khác cũng đang được triển
khai.
- Phát hiện báo cáo dịch: Cán bộ cơ sở.
- Thông báo giám sát theo dõi đặc biệt: Tả, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản…
- Báo cáo tỷ lệ mắc bệnh vào viện.
- Các thông báo khác.
2.5.3. Giám sát theo dõi trên thực địa
- Phối hợp các chuyên khoa khác nhau để quan sát, phát hiện đầy đủ tình hình phát
triển cảu bệnh dịch hiện tại hoặc tiên lượng trong tương lai.
- Kiểm tra nguồn, đường và tình trạng cảm thụ trong dân cư.
2.5.4. Giám sát trong phòng xét nghiệm
- Phân lập, định loại tính chất sinh thái học tác nhân gây bệnh.
- Tìm đường lây: Xét nghiệm mẫu nước, thực phẩm…
- Phát hiện sự biến đổi kháng nguyên, sự xuất hiện kháng thể mới.
- Nghiên cứu sự thay đổi tính chất sinh thái học của tác nhân.
- Sự đáp ứng với phương pháp điều trị mới.
- Xác định mức lưu hành và lan rộng của tác nhân: xét nghiệm huyết thanh, xem xét
tình trạng miễn dịch tự nhiên và nhân tạo àphương pháp điều trị: Vaccine
2.5.5. Nghiên cứu sinh thái học
Nghiên cứu giữa cơ thể sống với môi trường
2.5.6. Giám sát trong công trình nghiên cứu
Có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu để thu thập thêm thông tin cho công tác giám sát

84
2.5.7. Giám sát dự báo
Dựa vào số liệu dịch tễ học, huyết thanh học có thể dự báo được dịch có khả năng
xảy ra ở đâu, khi nào để có thể can thiệp kịp thời.
2.5.8. Giám sát phòng bệnh
Khả năng phòng ngừa sự xuất hiện của một bệnh có thể thực hiện được nếu người
ta có những số liệu dịch tễ về bệnh đó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng
hay việc di dân. Nếu người ta biết được những bệnh hoặc các dữ kiện khác có thể xuất
hiện khi đưa người từ vùng khác đến hoặc những người mới đến có nguy cơ mang những
bệnh gì cho cộng đồng để từ đó có biện pháp dự phòng cho cả hai phía.
2.5.9. Sử dụng kết quả giám sát:
Để phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn.
2.5.10. Trình bày dự án khống chế và phòng bệnh
Khi có kết quả giám sát, người ta có thể đưa ra các biện pháp dự phòng và kế
hoạch đánh giá cho dự án can thiệp đó.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1 Theo dõi người đã tiếp xúc người bệnh xem có phát triển bệnh hay không là:
A. Kiểm tra,
B. Giám sát,
C. Cách ly
D. Điều trị,
E. Phòng bệnh
2 Điều tra được thực hiện để thu thập dữ kiện về bệnh quy ước khai báo cả khi không
có dịch là:
A. Điều tra cắt ngang,
B. Điều tra vụ dịch,
C. Giám sát chủ động,
D. Giám sát điểm,
E. Giám sát thụ động.
3 Chức năng của hệ thống giám sát là:
A. Thu thập các dữ kiện dịch tễ học ,
B. Tập hợp, diễn giải,
C. Điều trị bệnh
D. Cách ly bệnh nhân

85
E. Thu thập và diễn giải dữ kiện dịch tễ học
4 Giám sát là công việc :
A. Thu thập thông tin dịch tễ để hành động,
B. Điều trị
C. Khống chế dịch,
D. Cách ly bệnh nhân,
E. Xử lý dịch.
5 Mục tiêu của giám sát dịch tễ học là xác định quy mô của bệnh về:
A. Con người
B. Bệnh,
C. Hiệu quả can thiệp
D. Bệnh và hiệu quả can thiệp
E. Hiệu quả điều trị

86
BÀI 3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
THƯỜNG GẶP TRONG CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Mô tả được quá trình truyền nhiễm và biện pháp phòng chống đối với các bệnh lây
theo đường tiêu hoá.
2. Mô tả được quá trình truyền nhiễm và biện pháp phòng chống đối với các bệnh lây
theo đường hô hấp.
3. Mô tả được quá trình truyền nhiễm và biện pháp phòng chống đối với các bệnh lây
theo đường máu.
4. Mô tả được quá trình truyền nhiễm và biện pháp phòng chống đối với các bệnh lây
theo đường da, niêm mạc.

NỘI DUNG

3.1. Đặc điểm dịch tễ học các bệnh lây qua đường tiêu hóa
3.1.1. Phân loại
3.1.1.1. Căn cứ vào nguồn truyền nhiễm
Căn cứ vào nguồn truyền nhiễm là người hay súc vật có thể chia các bệnh
lây qua đường tiêu hóa thành hai phân nhóm:
- Bệnh truyền từ người sang người: Các bệnh thường gặp như thương hàn, phó thương
hàn; lỵ trực khuẩn ; lỵ amibe; dịch tả; bại liệt do virus Polio; viêm gan A...
- Các bệnh truyền từ súc vật sang người: Sốt làn sóng (bệnh do Brucella); giun sán (có
những vật chủ khác ngoài con người).
3.1.1.2. Căn cứ vào vị trí cảm nhiễm
Căn cứ vào vị trí cảm nhiễm, có thể chia các bệnh lây qua đường tiêu hóa làm 4 phân
nhóm:
- Phân nhóm 1: gồm bệnh tả, lỵ trực khuẩn. Tác nhân gây bệnh khu trú ở ruột.
- Phân nhóm 2: bệnh lỵ amibe. Tác nhân gây bệnh có thể lan tràn ra ngoài ruột.
- Phân nhóm 3: gồm các bệnh thương hàn, phó thương hàn, sốt làn sóng. VSV có thể
vào máu gây nhiễm khuẩn máu.

87
- Phân nhóm 4: gồm các bệnh nhiễm độc vi khuẩn do thức ăn. Ở đây thức ăn là yếu tố
truyền nhiễm duy nhất. Vi khuẩn sinh sản trong thức ăn và sinh ra độc tố
(Salmonella, Staphylococcus, Clostridium botulinum).
Các bệnh lây qua đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn là những bệnh phổ biến ở các
nước nhiệt đới đang phát triển như Việt Nam, có thể gây ra các vụ dịch lớn, tỷ lệ tử vong
cao. Các bệnh tiêu chảy, thương hàn, lỵ là 3 trong số 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc
và tỷ lệ chết cao nhất ở nước ta giai đoạn 1996 -2000.
3.1.2. Quá trình truyền nhiễm
3.1.2.1. Nguồn truyền nhiễm
v Bệnh truyền từ người sang người
- Người bệnh: Đối với các bệnh lây qua đường tiêu hoá thì nguồn truyền nhiễm nguy
hiểm là người bệnh ở thời kỳ phát bệnh, lúc các biểu hiện lâm sàng của người bệnh
đang phát triển cao độ. Người bệnh giải phóng VSV gây bệnh ra cùng với phân và
chất nôn với một số lượng rất lớn.

+ Bệnh thương hàn: Người bệnh giải phóng vi khuẩn gây bệnh theo phân là chủ yếu,
ngoài ra còn theo nước tiểu, chất nôn. Thải qua phân ở tất cả các giai đoạn của
bệnh, kể cả giai đoạn nung bệnh, thải nhiều nhất vào tuần 2 - 3 của bệnh.

+ Đối với bệnh tả, nguy hiểm là người mắc bệnh thể nhẹ, thường khó phân biệt với
ỉa chảy thông thường nên không được sự kiểm soát của y tế và sẽ gieo rắc mầm
bệnh cho những người xung quanh. Đây là nguồn lây nguy hiểm. Hơn 90% trường
hợp bệnh nhân tả là thể nhẹ, vì vậy việc phân biệt với những thể khác của những
bệnh nhân ỉa chảy cấp tính là một vấn đề khó khăn.

+ Lỵ trực khuẩn: Sự nguy hiểm của người bệnh tùy thuộc vào tính chất diễn biến
lâm sàng của bệnh và điều kiện sống của người bệnh. Người bệnh là nguồn truyền
nhiễm nguy hiểm nhất ở giai đoạn cấp tính.
- Người khỏi bệnh mang trùng: Ở một số bệnh thuộc nhóm này người ta còn quan sát
thấy có người khỏi bệnh mang trùng, hoặc ngắn hạn (dịch tả) hoặc dài hạn (thương
hàn). Người mắc bệnh mạn tính hoặc người khỏi mang trùng giải phóng ra các tác
nhân gây bệnh không phải thường xuyên mà từng đợt đơn phát, đôi khi cách nhau
một khoảng thời gian dài.

+ Đối với thương hàn sau khi hết triệu chứng lâm sàng, đa số người khỏi bệnh vẫn
tiếp tục giải phóng tác nhân gây bệnh trong 2 - 3 tuần, một số nhỏ hơn (2 - 20%)

88
trong 2- 3 tháng. Khoảng 3-5% những người đã mắc thương hàn vẫn còn thải tác
nhân gây bệnh trong phân và nước tiểu trong một thời gian dài hàng chục năm, đôi
khi suốt đời. Người mang trùng mạn tính đóng vai trò quan trọng như là ổ chứa và
ổ lan truyền vi khuẩn thương hàn trong việc duy trì sự lan truyền dịch sốt thương
hàn tản phát. Những nghiên cứu ở Mỹ trong những năm của thập niên 90 cho
thấy người mang trùng tham gia chế biến thực phẩm là nguyên nhân gây ra
các vụ dịch thương hàn tản phát ở vùng này.

+ Đối với bệnh tả: người khỏi bệnh còn giải phóng phẩy khuẩn tả trong một thời
gian ngắn thường là từ 10 ngày đến 1 tháng. Trong những trường hợp cá biệt, tình
trạng mang vi khuẩn có thể kéo dài 2 - 5 tháng và thậm chí 1 năm. Tình trạng
mang Vibrio Eltor thường lâu hơn Vibrio cổ điển.

+ Đối với bệnh lỵ: nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, tác nhân gây bệnh chỉ
được giải phóng ở những đợt kịch phát.
- Người lành mang trùng: Ở một số bệnh lây qua đường tiêu hoá như tả, thương hàn có
tình trạng người lành mang vi khuẩn là những người có thải vi khuẩn trong phân mà
chưa bao giờ mắc bệnh.
Trong thời gian có dịch tả, tại những ổ dịch người ta đã thấy những người lành mang
khuẩn trong số những người tiếp xúc với người bệnh. Thời gian mang vi khuẩn là 7 ngày,
chỉ một số ít người tiếp xúc giải phóng ra vi khuẩn đến 2 - 3 tuần lễ sau. Khi điều tra ổ
dịch, người ta đã phát hiện 10 - 12% người lành mang vi khuẩn tả.
v Bệnh truyền từ súc vật sang người:
Nguồn truyền nhiễm là những gia súc nhiễm bệnh.
3.1.2.2. Đường truyền nhiễm - Cơ chế truyền nhiễm
Cơ chế truyền nhiễm là VSV gây bệnh chỉ có một lối ra là theo phân ra ngoài và chỉ
có một lối vào là qua mồm vào cơ thể. Cơ chế giải phóng tác nhân gây bệnh ở người mắc
bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá là ỉa chảy. Vi khuẩn gây bệnh còn được giải phóng ra
môi trường bên ngoài cùng với chất nôn (bệnh tả), cùng với nước tiểu (bệnh
thương hàn). Các động vật ốm giải phóng tác nhân gây bệnh cùng với phân, nước tiểu,
cùng với sữa.
Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua mồm, cùng với nước uống hoặc thức ăn.
Phân có thể trực tiếp nhiễm bẩn nguồn nước hoặc gián tiếp nhiễm bẩn thức ăn, qua ruồi

89
hoặc tay bẩn. Như vậy VSV gây bệnh phải ngừng lại ở môi trường bên ngoài tương đối
dài, nên có sức chịu đựng tương đối mạnh.
Sau đó, vi sinh vật gây bệnh qua ống thực quản và dạ dày trước khi theo
máu vào những chỗ nhất định trong ruột để sinh sản. Trên con đường đi này ở một mức
độ nhất định, dạ dày là hàng rào ngăn chặn vì độ chua của nó có tác dụng diệt khuẩn.
Cơ chế phân - miệng của sự truyền bệnh được thực hiện với sự tham gia của những
yếu tố khác nhau: nước uống, thức ăn, tay bẩn, vật dụng, ruồi nhặng.
Trong các yếu tố truyền nhiễm thì nước giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền
bệnh tả, lỵ, thương hàn. Trong các vụ dịch do nước, mức độ mắc bệnh tăng lên mạnh
ngay tức khắc.
Thường thức ăn tham gia nhiều hơn nước trong việc làm lan truyền các bệnh nhiễm
khuẩn đường ruột. Phạm vi của đợt bệnh bôc phát tuỳ thuộc vào loại thức ăn bị nhiễm
khuẩn, nếu là thức ăn rắn (như bánh ngọt, thịt) thì có thể hạn chế ở những trường hợp mắc
bệnh riêng biệt, nhưng nếu là sữa thì có thể phát triển thành một đợt bộc phát lớn nhiễm
độc thức ăn, thương hàn, lỵ. Thức ăn nguội có thể bị nhiễm bẩn bởi tay của những người
mang vi khuẩn mạn tính làm ở nhà ăn, người bán hàng và những người chuyên chở sản
phẩm. Các loại hải sản như trai, sò, ốc, hến...bị nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước bị nhiễm
bẩn mà chưa được nấu chín.
Ăn sống rau quả được bón bằng phân tươi.
Ruồi đóng vai trò quan trọng trong việc làm nhiễm khuẩn thức ăn. Một số bệnh
đường ruột tăng lên theo mùa là do ruồi tham gia vào việc làm lan truyền bệnh.
Đồ chơi và những vật dụng hằng ngày cũng có thể là những yếu tố truyền bệnh.
3.1.3. Khối cảm thụ
Mọi người đều có thể mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Một số bệnh sau khi mắc
có miễn dịch lâu bền như bệnh lỵ do Shigella dysenteria, thương hàn, tả. Không có miễn
dịch chéo giữa các typ.
3.1.4. Đặc điểm dịch tễ
- Theo mùa: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá tản phát thấy quanh năm, nhưng thường
tăng lên vào những tháng mùa hè (khí hậu nóng ẩm, nhiều ruồi nhặng, thức ăn dễ ôi
thiu), đặc biệt sau khi bị lũ lụt...
- Theo tuổi: Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Bệnh lỵ trực trùng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ 1- 2 tuổi.

90
- Theo điều kiện vệ sinh: Bệnh thường xảy ra ở những nơi điều kiện vệ sinh
kém, thiếu nước sạch, vệ sinh thực phẩm không được an toàn, dùng phân tươi bón
hoa màu, phóng uế bừa bãi.

Hình 3.1 Quá trình truyền nhiễm của các bệnh lây theo đường tiêu hoá

3.2. Đặc điểm dịch tễ học các bệnh lây qua đường hô hấp
3.2.1. Phân loại
3.2.1.1. Căn cứ vào nguồn truyền nhiễm
Căn cứ vào nguồn truyền nhiễm là người hay súc vật, có thể chia các bệnh lây qua
đường hô hấp thành hai phân nhóm:
- Các bệnh truyền từ người sang người: Các bệnh thường gặp như sởi, bạch hầu, ho gà,
cúm, lao, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính...
- Các bệnh truyền từ súc vật sang người: SARS, cúm gia cầm.
3.2.1.2. Căn cứ vào vị trí cảm nhiễm
Căn cứ vào vị trí cảm nhiễm, có thể chia các bệnh lây qua đường hô hấp thành 4 phân
nhóm:
- Phân nhóm 1: các bệnh đường hô hấp điển hình (ho gà, cúm)
- Phân nhóm 2: viêm não lưu hành trong đó vi sinh vật gây bệnh có thể từ vị
cảm nhiễm thứ nhất theo máu vào phủ tạng khác (vị trí thứ 2), nhưng phương thức
truyền nhiễm không thay đổi.

91
- Phân nhóm 3: đậu mùa, thuỷ đậu. Phương thức truyền nhiễm chủ yếu cũng như hai
phân nhóm trên, nhưng khi VSV vào máu có thể gây bệnh ở da và niêm mạc. Các nốt
loét cũng có thể lây bệnh, nhưng cơ chế truyền nhiễm này không đáng kể.
- Phân nhóm 4: gồm các bệnh nhiễm khuẩn ở miệng và họng như quai bị, bạch hầu. Vì
miệng có thể tham gia vào hoạt động của hô hấp nên cơ chế truyền nhiễm vẫn như
trên. Nước bọt có VSV gây bệnh sẽ dính vào bát đũa, còi, kèn...Các vật dụng đồ chơi
này khi tiếp xúc với miệng người khác có thể truyền bệnh.
3.2.2. Quá trình truyền nhiễm
3.2.2.1. Nguồn truyền nhiễm
- Bệnh truyền từ người sang người: Trong nhóm bệnh này người mắc bệnh là nguồn
truyền nhiễm chủ yếu. Một số bệnh thuộc nhóm này người ta quan sát thấy có tình
trạng người mang khuẩn (bệnh bạch hầu).
Ví dụ: Nguồn truyền nhiễm của bệnh sởi, ho gà là người bệnh (nặng, nhẹ). Nguồn
truyền nhiễm của bệnh bạch hầu là người bệnh, người khỏi bệnh mang vi khuẩn và
người lành mang vi khuẩn.
- Bệnh truyền từ súc vật sang người: Nguồn truyền nhiễm chủ yếu là động vật mắc
bệnh. Ví dụ: Nguồn truyền nhiễm của cúm A typ H5N1 là gia cầm mắc bệnh.
3.2.2.2. Đường truyền nhiễm - Cơ chế truyền nhiễm
Đối với nhóm bệnh lây theo đường hô hấp, các tác nhân gây bệnh khu trú ở đường hô
hấp và được bắn ra ngoài theo chất bài tiết của đường hô hấp hoặc của miệng. Yếu tố
truyền nhiễm là không khí đôi khi là vật dụng (bát, đĩa). Người khác bị lây khi hít phải
giọt nước bọt hoặc bụi.
Tình trạng viêm chảy của niêm mạc đường hô hấp trên gây ho và hắt hơi, làm giải
phóng ra rất nhiều giọt nhiễm khuẩn vào không khí. Khi người cảm thụ hít phải không
khí có chứa những giọt nước này, tác nhân gây bệnh sẽ cư trú và gây bệnh ở đường hô
hấp. Các giọt này có kích thước khác nhau nên số phận của chúng ở trong không khí cũng
khác nhau, giọt to sẽ rơi xuống nhanh chóng, còn những giọt nhỏ hơn vẫn có thể ở trạng
thái lơ lửng trong không khí một thời gian dài.
Ở một số bệnh thuộc nhóm này, yếu tố truyền nhiễm có thể là bụi (lao, bạch hầu), các
giọt nhỏ lắng xuống đất, lên tường sẽ khô đi, người khoẻ có thể hít phải bụi bay trong
không khí.

92
Yếu tố truyền nhiễm là không khí nên bệnh đường hô hấp rất dễ lây, chỉ cần tiếp xúc
với người bệnh trong một thời gian ngắn là có thể bị lây.
Nhờ cơ chế truyền nhiễm đặc biệt nên VSV gây bệnh đường hô hấp không phải ở lâu
trong không khí, do đó không cần phát triển khả năng chống đỡ. Trong loại này, chỉ có
một số ít có thể sống ở hoàn cảnh bên ngoài (vi khuẩn lao, bạch hầu) còn đa số bị tiêu diệt
sau một thời gian ngắn (sởi, quai bị).
3.2.3. Khối cảm thụ
Mọi người, mọi lứa tuổi, giới đều có thể mắc các bệnh lây qua đường hô hấp.
Tuy nhiên các bệnh như sởi, bạch hầu, ho gà được gọi là “bệnh trẻ em” vì trẻ em ít
tuổi mắc bệnh là chủ yếu. Nguyên nhân là sự truyền nhiễm rất dễ dàng vì bất cứ ai cũng
có thể tiếp thụ bệnh. Người lớn đã bị nhiễm khuẩn khi còn nhỏ, nên có miễn dịch bảo vệ
cho họ không bị nhiễm khuẩn lại.

Hình 3.2 Quá trình truyền nhiễm của các bệnh lây theo đường hô hấp

3.3. Đặc điểm dịch tễ học các bệnh lây qua đường máu
3.3.1. Phân loại
Căn cứ vào nguồn truyền nhiễm là người hay súc vật có thể chia các bệnh lây theo
đường máu thành 2 phân nhóm:
- Phân nhóm 1: gồm các bệnh lây truyền từ người sang người qua đường máu như sốt
dengue/sốt xuất huyết dengue; sốt rét; viêm gan B và C; nhiễm HIV/AIDS...
- Phân nhóm 2: gồm các bệnh lây truyền từ súc vật sang người qua đường máu như
dịch hạch, viêm não Nhật Bản.

93
3.3.2. Qúa trình truyền nhiễm
3.3.2.1. Nguồn truyền nhiễm
- Nguồn truyền nhiễm là người
Trong nhóm bệnh này người bệnh là nguồn truyền nhiễm chủ yếu. Một số bệnh thuộc
nhóm này có tình trạng người khỏi bệnh mang trùng và người lành mang trùng như viêm
gan siêu vi B và C; nhiễm HIV.
Ở những bệnh truyền từ súc vật sang người thì người bệnh thực tế không nguy hiểm
đối với người xung quanh, ngoại lệ là bệnh dịch hạch khi có viêm phổi thứ phát.
- Nguồn truyền nhiễm là súc vật
Nguồn truyền nhiễm các bệnh do súc vật là những loài động vật nhất định.
Thông thường vật chủ sinh học của một tác nhân gây bệnh không phải là một mà là vài
loại động vật, nhưng phải có một trong số những loại ấy là chủ yếu, còn các loại khác là
thứ yếu.Ví dụ:
+ Trong bệnh dịch hạch, nguồn truyền nhiễm chủ yếu là chuột, chuột nhắt, chuột nhà
có ý nghĩa quan trọng nhất đối với dịch tễ học của bệnh dịch hạch. Ngoài loài gậm
nhấm, trong thiên nhiên người ta còn thấy những động vật sau đây bị bệnh dịch hạch: thỏ,
cáo, chồn, nhím...
+ Virus gây bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành trong các ổ dịch thiên nhiên ở các loài
thú và chim. Ở Nhật Bản, virus viêm não đã được phân lập từ chuột và chim sẻ. Ở Việt
nam đã phân lập được virus từ loài chim Liếu Điếu.
3.3.2.2. Đường truyền nhiễm
Sự truyền nhiễm từ máu của nguồn truyền nhiễm sang máu người cảm nhiễm được
thực hiện nhờ các yếu tố trung gian truyền nhiễm. Các yếu tố trung gian truyền nhiễm
bao gồm:
- Các loài côn trùng trung gian hút máu. Như vậy, tác nhân gây bệnh thuộc nhóm này
trong quá trình tiến hóa, đã thích nghi với sự sống ký sinh trong cơ thể của hai vật chủ
sinh học. Mỗi loại VSV thích ứng với một loại môi giới nhất định:

+ Muỗi Anopheles là môi giới của ký sinh trùng sốt rét.

+ Muỗi Culex tritaeniorhynchus là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản

+ Tác nhân gây bệnh dịch hạch được truyền từ động vật sang động vật và từ động
vật sang người bằng những loại bọ nhảy nhất định.

94
- Các dụng cụ y tế như kim tiêm, bơm tiêm hoặc đồ dùng sinh hoạt như bàn chải
đánh răng, dao cạo gây tổn thương mao mạch, da, niêm mạc.
- Máu và các sản phẩm của máu.
- Ngoại lệ bệnh dịch hạch khi có viêm phổi thứ phát thì người bệnh gieo rắc vi khuẩn
ra xung quanh bằng các giọt nhỏ.
3.3.3. Khối cảm thụ
Mọi người đều có thể mắc các bệnh lây qua đường máu. Đối với bệnh sốt xuất huyết
Dengue phần lớn các trường hợp mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi.
Đối với các bệnh nhiễm khuẩn máu do vector truyền phần lớn có tính chất địa
phương. Ví dụ: ở đâu có bệnh sốt rét thì ở đó phải có muỗi Anophelles.
Bệnh nhiễm khuẩn máu do véc tơ truyền còn có tính chất mùa. Ví dụ: Bệnh sốt rét
thường phát sinh trong mùa hè, bệnh phát ban trong mùa đông.
Trật tự xã hội là một yếu tố quan trọng, điều kiện sinh hoạt trong xã hội tốt hay xấu
đều có tác dụng trực tiếp đối với bệnh nhiễm khuẩn máu.

Hình 3.3 Quá trình truyền nhiễm của các bệnh lây theo đường máu

3.4. Đặc điểm dịch tễ học các bệnh lây theo đường da và niêm mạc
3.4.1. Phân loại
3.4.1.1. Căn cứ vào nguồn truyền nhiễm
Căn cứ vào nguồn truyền nhiễm là người hay súc vật, có thể chia các bệnh lây theo
đường da, niêm mạc thành hai phân nhóm:
- Phân nhóm 1: Một số bệnh lây qua da, niêm mạc thường gặp ở người, ví dụ như:

+ Bệnh lây truyền qua đường tình dục.

95
+ Bệnh uốn ván (hiện nay ít gặp) do chương trình tiêm chủng đã thực hiện đạt kết
quả cao.

+ Đau mắt hột (hiện nay ít gặp).

+ Viêm kết mạc nhiễm khuẩn

+ Nấm tóc, chốc đầu (hiện nay ít gặp).

+ Ghẻ (hiện nay ít gặp).


- Phân nhóm 2: Một số bệnh lây qua da, niêm mạc do súc vật truyền sang người, ví dụ
như:

+ Bệnh than (hiện nay ít gặp).

+ Lở mồm long móng

+ Bệnh lây do liên cầu lợn

+ Bệnh dại

+ Bệnh xoắn khuẩn Leptospirose.


3.4.1.2. Căn cứ lối vào là da hay niêm mạc
Căn cứ lối vào là da hay niêm mạc, có thể chia các bệnh lây theo đường da, niêm
mạc thành hai phân nhóm:
- Phân nhóm 1: gồm các bệnh mà lối vào là da như ghẻ, chốc đầu, bệnh than, uốn ván,
dại, lở mồm long móng.
- Phân nhóm 2: gồm các bệnh mà lối vào là niêm mạc như các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, viêm kết mạc do virus, xoắn khuẩn, đau mắt hột...
3.4.1.3. Bệnh lây qua đường da, niêm mạc, hô hấp (qua tiếp xúc):
Bệnh cúm A H1N1, H5N1, bệnh do virus Ebola ở châu Phi (tỷ lệ tử vong cao).
3.4.2. Quá trình truyền nhiễm
3.4.2.1. Nguồn truyền nhiễm
- Nguồn truyền nhiễm là người
Người bệnh là nguồn truyền nhiễm trong các bệnh như bệnh lây truyền qua đường
tình dục (giang mai, lậu), bệnh mắt hột, viêm kết mạc nhiễm khuẩn, ghẻ...
- Nguồn truyền nhiễm là súc vật
Một số bệnh chủ yếu là bệnh của động vật như bệnh dại, bệnh than, lở mồm long
móng... nên nguồn truyền nhiễm chủ yếu là động vật mắc bệnh.

96
Trong bệnh than, nguồn truyền nhiễm chủ yếu là súc vật ăn cỏ (trâu, bò, ngựa, lừa,
cừu, dê...) bị bệnh.
Nguồn lây của bệnh lở mồm long móng là bò, dê, cừu, lợn.
- Nguồn truyền nhiễm là vật vô sinh
Nguồn truyền nhiễm là vật vô sinh như đồ dùng bẩn, đất (có nha bào của trực khuẩn
than, nha bào uốn ván). Người bị nhiễm khuẩn khi tác nhân gây bệnh rơi vào vết thương
cùng với đất hay đồ dùng bẩn.
Ví dụ: Bào tử của trực khuẩn uốn ván rất bền vững, trên đất và trên các vật dụng
(đinh rỉ, dụng cụ đồng áng) bào tử của chúng sống được nhiều năm. Trong đa số trường
hợp nguyên nhân bệnh uốn ván là do những chấn thương trên đồng áng hoặc tai nạn giao
thông, cắt rốn bằng dao, kéo bẩn cho trẻ sơ sinh.

Hình 3.4 Quá trình truyền nhiễm của các bệnh lây theo đường da, niêm mạc
3.4.2.2. Đường truyền nhiễm - Cơ chế truyền nhiễm
Vị trí cư trú đầu tiên của mầm bệnh là các tế bào da, niêm mạc (trừ niêm mạc đường
hô hấp và tiêu hóa đã được xếp thành các nhóm riêng). Một số trường hợp rất khó phân
biệt đường truyền nhiễm da, niêm mạc với đường máu, khi sự đột nhập của mầm bệnh
đòi hỏi sự tổn thương của hệ thống da, niêm mạc.
Ở những bệnh ngoài da, tác nhân gây bệnh khu trú trên bề mặt và được giải phóng
tương đối dễ dàng vào môi trường bên ngoài.
Tuy một vài bệnh (các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh dại) có thể lây trực
tiếp (như giao hợp hoặc cắn) nhưng đa số các bệnh lây gián tiếp bằng những yếu tố môi
trường bên ngoài (vật dụng, nước, đất).

97
Người bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với súc vật mắc bệnh hoặc các nguyên liệu lấy từ
súc vật mắc bệnh; chăm sóc hoặc giết súc vật bị bệnh.
Nhiễm khuẩn có thể đưa vào vết thương ngay lúc bị thương hoặc khi băng bó, trong
trường hợp này nhiễm khuẩn thường do tay hoặc dụng cụ bẩn.
Việc lan truyền đa số các bệnh của nhóm này tuỳ thuộc vào điều kiện sinh hoạt và
trình độ văn hoá, vệ sinh của dân chúng. Ví dụ: bệnh đau mắt hột chủ yếu lan truyền do
dùng chung khăn mặt, bệnh ghẻ và nấm da bằng quần áo.
3.4.3. Khối cảm thụ và miễn dịch
Mọi người đều có thể mắc bệnh, một số bệnh sau khi khỏi có miễn dịch lâu bền như
bệnh than, lở mồm long móng.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1 Biện pháp tác động vào khối cảm thụ để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A. Uống thuốc phòng
B. Giáo dục vệ sinh cho nhân dân
C. Xây dựng tiện nghi vệ sinh ở các khu dân cư
D. Theo dõi những người khỏi bệnh mang trùng
E. Giám sát, phát hiện người lành mang trùng
2 Bệnh lây qua đường hô hấp có tình trạng người lành mang trùng là bệnh:
A. Sởi
B. Bạch hầu
C. Ho gà
D. Quai bị
E. Thủy đậu
3 Ở Việt Nam, loài phụ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue là muỗi:
A. Aedes aegypti
B.Aedes albopictus
C. Anopheles
D. Aedes nevius
E. Culex fatigans
4 Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue chủ yếu do muỗi:
A. Aedes aegypti
B. Aedes albopictus

98
C. Anopheles
D. Aedes nevius
E. Culex fatigans
5 Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu là:
A. Chó nhà
B. Mèo
C. Bò
D. Lợn
E. Loài gậm nhấm

99
BÀI 4. DỊCH, QUÁ TRÌNH DỊCH VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa dịch, quá trình dịch và các yếu tố của quá trình dịch.
2. Trình bày biểu hiện và cách xác định một vụ dịch trong cộng đồng.
3. Trình bày được các biện pháp phòng chống dịch.

NỘI DUNG

4.1. Định nghĩa dịch, quá trình dịch


4.1.1. Dịch và bệnh lưu hành
Dịch được định nghĩa là khi các trường hợp mắc bệnh vượt quá con số kỳ vọng của
một cộng đồng hoặc một khu vực. Việc đánh giá số lượng trường hợp bệnh như thế nào là
một vụ dịch thay đổi tùy thuộc vào tác nhân, kích thước và loại quần thể phơi nhiễm, và
thời gian và địa điểm xuất hiện bệnh. Việc xác định một vụ dịch còn phụ thuộc vào tần số
thông thường của bệnh trong cùng một khu vực ở quần thể xác định, trong cùng một mùa
của năm. Một số rất ít trường hợp: bệnh từ trước đến nay chưa thấy có trong một khu vực,
nhưng có mối liên hệ với nhau về thời gian và địa điểm, cũng đủ để kết luận về một vụ
dịch. Ví dụ như một báo cáo đầu tiên về một hội chứng mà sau này xác định là AIDS, chỉ
có 4 trường hợp viêm phổi do Pneumocystics carinii ở nam thanh niên đồng tính. Trước
đó, bệnh này chỉ gặp ở những người có hệ miễn dịch bị tổn thương.
Bệnh lưu hành/địa phương là các bệnh truyền nhiễm mà có phương thức xuất hiện
khá ổn định trong một khu vực địa lý hay trong một nhóm quần thể với tỷ lệ hiện mắc và
mới mắc tương đối cao. Các bệnh lưu hành/địa phương như sốt rét vẫn đang là những vấn
đề sức khỏe lớn ở các nước nhiệt đới có thu nhập thấp. Nếu các điều kiện vật chủ, tác
nhân hay môi trường thay đổi thì một bệnh lưu hành/địa phương có thể trở thành dịch.
Trong trường hợp bệnh sốt rét và sốt dengue, muỗi chính là véc-tơ truyền bệnh, các khu
vực có dịch lưu hành bị ảnh hưởng bởi khí hậu. Nếu một khu vực quá lạnh hay quá khô,
véc-tơ không thể tồn tại hay sinh sản, thì bệnh không trở thành bệnh lưu hành. Việc ấm
lên toàn cầu đang làm thay đổi khí hậu ở một số nơi trên thế giới, khiến cho khu vực dịch
lưu hành tăng lên, và các bệnh lây truyền qua véc-tơ đang lan truyền sang các khu vực
mới.

100
4.1.2. Quá trình dịch
Quá trình dịch các bệnh nhiễm trùng là một chuỗi liên tục các quá trình nhiễm trùng
xảy ra ở quần thể người trong điều kiện nhất định của môi trường sống, được biểu hiện ra
dưới các hình thái dịch hoặc trạng thái tiềm ẩn dịch.
Dịch của bệnh nhiễm trùng là sự tăng lên của tỷ lệ mới mắc bệnh đó trong khoảng
thời gian xác định có dịch ở một cộng đồng nhất định, cao hơn tỷ lệ mới mắc trung bình
đo được trong quãng thời gian đủ dài ở chính cộng đồng đó.
Tiềm ẩn dịch là tình trạng không có dịch, song vẫn tồn tại quá trình nhiễm trùng có
biểu hiện lâm sàng hoặc nhiễm trùng không triệu chứng trong quần thể người ở một cộng
đồng nhất định. Với nhiều bệnh, tiềm ẩn dịch là giai đoạn tạm yên lặng giữa 2 vụ dịch
hay đợt bệnh.
Như vậy quá trình dịch của một bệnh là sự thể hiện một cách tổng hợp các quá trình
nhiễm trùng đang xảy ra ở các cá thể của một cộng đồng. Tất các các bệnh nhiễm trùng
truyền nhiễm của người và của động vật lây truyền sang người đều có các quá trình dịch
với các đặc thù riêng, phụ thuộc vào đặc điểm quá trình nhiễm trùng, đồng thời phụ thuộc
vào các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội mà quá trình nhiễm trùng xảy ra.

4.2. Các yếu tố của quá trình dịch


Quá trình dịch của tất cả các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm được hình thành nên từ 3
yếu tố là: yếu tố sinh vật, yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội, trong đó yếu tố sinh vật có vai
trò quyết định đặc thù của quá trình dịch, các yếu tố tự nhiên và xã hội có vai trò hỗ trợ,
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của quá trình dịch.
Trong yếu tố sinh vật chúng ta xét tới vai trò của cơ thể vật chủ và của VSV mầm
bệnh. Mối quan hệ giữa chúng hình thành nên 3 mắt xích trong cơ chế phát triển của quá
trình dịch, bao gồm:

- Nguồn truyền nhiễm

- Các yếu tố trung gian truyền nhiễm - Đường truyền nhiễm

- Khối cảm thụ (cơ thể cảm thụ)


Quá trình dịch là chuỗi liên tục của các “mắt xích” này trong quần thể người, quá
trình dịch của một bệnh truyền nhiễm là một mắt xích với các đặc thù riêng biệt của nó.
Cơ chế truyền nhiễm làm cho quá trình dịch được duy trì với các thành phần của dây xích
minh họa cho 3 giai đoạn:

101
Giai đoạn 1: VSV ra khỏi cơ thể cơ thể ký chủ, cửa ra có thể là đường hô hấp, tiêu
hóa, đường da niêm mạc, hoặc đường máu. Cửa ra của tác nhân gây bệnh phụ thuộc:

- Vị trí gây bệnh

- VSV lưu thông tự do trong cơ thể ký chủ, hay hạn chế ở một cơ quan, hệ thống.

- Đường lây truyền


Tác nhân gây bệnh có thể có một (bệnh cúm) hay nhiều cửa ra (liên cầu khuẩn, trực
khuẩn than)
Giai đoạn 2: Tác nhân gây bệnh tồn tại ở môi trường bên ngoài. Môi trường này cũng
tùy thuộc vào đường ra của tác nhân gây bệnh. Sự truyền nhiễm có thể xảy ra trực tiếp
hay gián tiếp. Các yếu tố của môi trường góp phần vào cơ chế truyền nhiễm là không khí,
đất nước, thực phẩm, đồ dùng cá nhân, đồ dùng công cộng và dụng cụ y tế, chúng ta gọi
đó là những yếu tố truyền nhiễm. Các vectors trung gian truyền bệnh cũng có thể được
xem là yếu tố truyền nhiễm.
Giai đoạn 3: Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào một ký chủ mới. Cửa vào của tác nhân
gây bệnh, cũng gồm các cửa như cửa ra.

CHUỔI LAN TRUYỀN CỦA MỘT BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Nguồn truyền Yếu tố truyền


Cơ thể cảm thụ
nhiễm nhiễm
Cửa ra Cửa vào

-Người bệnh - Tiếp xúc trực tiếp - Người lành


- Người mang trùng - Giọt nước bọt, t. túc - Tình trạngSK chung
- Ổ chứa ĐV/ không - Đồ dùng cá nhân - Dinh dưỡng, di
phải ĐV truyền, miễm dịch.
- Nước, thực phẩm.

- Tiêu hoá - Tiêu hoá


- Hô hấp - Hô hấp
- Máu ( vết cắn, đốt) - Máu ( vết cắn, đốt)
- Da, niêm mạc - Da, niêm mạc

Hình 4.1. Chuỗi lan truyền của một bệnh truyền nhiễm
Hình
4.2.1. Nguồn truyền 4.1. Chuỗi lan truyền của một bệnh truyền nhiễm
nhiễm
Nguồn truyền nhiễm là môi trường sống tự nhiên, nơi mầm bệnh cư trú, sinh sản, phát
triển và từ đó lây nhiễm cho cơ thể cảm thụ.

102
Cơ thể người, động vật bị nhiễm trùng là những nguồn truyền nhiễm và ổ chứa mầm
bệnh thường được đề cập đến trong các quá trình dịch. Ngoài ra, cơ thể một số loại côn
trùng và ngay cả môi trường vô sinh nếu đáp ứng đủ định nghĩa nêu trên cũng được coi là
các ổ chứa mầm bệnh và nguồn truyền nhiễm.
Căn cứ theo mức độ thích nghi của VSV ký sinh gây bệnh đối với túc chủ, ta có
nguồn truyền nhiễm chính và nguồn truyền nhiễm phụ. Nguồn truyền nhiễm chính là môi
trường sống tự nhiên đã được mầm bệnh thích nghi và tồn tại lâu dài. Trong khi nguồn
truyền nhiễm phụ chỉ là môi trường cư trú tạm thời của mầm bệnh và chưa có sự thích
nghi. Trong các bệnh truyền nhiễm của người, người là nguồn truyền nhiễm chính. Trong
các bệnh động vật lây sang người thì động vật thường là nguồn truyền nhiễm chính.
4.2.1.1. Nguồn truyền nhiễm là người
Người là nguồn truyền nhiễm toàn bộ các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm của người
và cả một số bệnh mà động vật có thể lây sang cho người.
* Người bệnh
- Người ốm là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất, vì có thể giải phóng ra môi
trường bên ngoài một lượng lớn các VSV gây bệnh đang có độc lực cao, có một số biểu
hiện lâm sàng của bệnh thúc đẩy VSV gây bệnh lan truyền mạnh mẽ triệu chứng đi tiêu
nhiều lần trong bệnh tả, lỵ. Nhưng người bệnh lại là nguồn truyền nhiễm rõ rệt nên dễ
phát hiện cách ly.
- Ở các thời kỳ khác nhau của bệnh nhiễm trùng, tính chất lây lan cũng thay đổi:
+ Trong thời kỳ ủ bệnh, tính chất truyền nhiễm ít quan trọng. Càng về cuối thời kỳ
ủ bệnh, khả năng lây nhiễm càng lớn.
+ Trong thời kỳ toàn phát, trong hầu hết các bệnh nhiễm trùng, mức độ lây lan cao
nhất thường trùng với thời kỳ ủ bệnh.
+ Ở thời kỳ hồi phục: khả năng lây lan giảm dần nhưng trong đa số các bệnh
truyền nhiễm cơ thể còn tiếp tục đào thải tác nhân gây bệnh cho đến cuối thời kỳ hồi phục
như đối với bạch hầu, thương hàn, tả,… Có bệnh như thương hàn có khi thời gian mang
vi trùng rất dài và trở thành người khỏi bệnh mang trùng.
- Người mắc bệnh nhiễm trùng mãn tính như lao, mắt hột về mặt dịch tễ học là
nguồn truyền nhiễm lâu dài nếu không chú ý phát hiện và có biện pháp dự phòng thì khó
tránh được lây lan, khả năng lây lan tùy thuộc từng loại bệnh, từng thể lâm sàng khác
nhau.

103
* Người mang trùng
Người khỏi bệnh mang trùng: trong một số bệnh truyền nhiễm người bệnh đã khỏi
lâm sàng, vẫn còn tác nhân gây bệnh trong cơ thể, trong một thời gian có khi các xét
nghiệm không tìm thấy. Người bệnh vẫn có khả năng lây lan, nên trạng thái mang trùng
này có ý nghĩa lớn về mặt dịch tễ học, nhất là khi người mang trùng làm việc trong các cơ
sở công cộng như nhà ăn, cung cấp nước, nhà trẻ.
Người lành mang trùng: người lành mang trùng thường chỉ là nguồn truyền nhiễm
trong một thời gian tương đối ngắn, ít quan trọng về mặt dịch tễ học.
So sánh tính chất truyền nhiễm của người ốm và người mang trùng: người mang
trùng tuy chỉ bài tiết ra môi trường số lượng ít, ít lây hơn so với người ốm, nhưng nhiều
khi khó phát hiện, do đó là nguồn truyền nhiễm lâu dài. Trong khi đó, người bệnh tuy lây
lan nhiều hơn nhưng khi đã phát hiện và được cách ly điều trị lại trở nên ít nguy hiểm và
giảm khả năng lây lan.
4.2.1.2. Nguồn truyền nhiễm là động vật

- Nhiều bệnh truyền nhiễm lưu hành chủ yếu trong quần thể động vật, người chỉ là
túc chủ ngẫu nhiên và tạm thời. Với các bệnh này thì động vật là ổ chứa mầm bệnh
và là nguồn truyền nhiễm chủ yếu. Chúng bao gồm:

- Các loại thú hoang dã, nhiều loại gặm nhấm và chuột hoang dại là nguồn truyền
nhiễm chính của các bệnh dịch hạch, sốt xoắn khuẩn mảnh, sốt mò, giun xoắn, dại,
viêm não Nhật Bản,…

- Các loài chim hoang dại và gia cầm (vịt, ngan, ngỗng…) là nguồn truyền nhiễm của
một số bệnh viêm não, sốt vẹt, virut H5N1,…

- Nhiều loài động vật gần người bao gồm các loài gia súc (lợn, trâu, dê, ngựa, chó,
mèo,…) hoặc các gặm nhấm gần người là nguồn truyền nhiễm chính các bệnh dịch
hạch, sốt mò, nhiễm trùng Salmonella, viêm não Nhật Bản, than, sốt làn sóng,
dại,…

- Một số loài côn trùng có thể đóng vai trò ổ chứa và nguồn truyền nhiễm do mầm
bệnh có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể chúng như là môi trường sống tự nhiên. Ví
dụ, một số loài ve trong bệnh viêm não do ve, hay con mò trong bệnh sốt mò.
Những động vật trở thành nguồn truyền nhiễm cho người cần có điều kiện:
+ Về đặc điểm sinh vật học: Động vật là loài tiếp cận với loài người, ví dụ động
vật có vú là nguồn truyền nhiễm nhiều bệnh hơn loài chim.

104
+ Trong hoạt động hằng ngày người có tiếp xúc với động vật. Như nghề nghiệp
chăn nuôi, săn bắn, thú y hoặc sử dụng thịt, da, lông của động vật bị ốm.
4.2.2. Các yếu tố trung gian truyền nhiễm - Đường truyền nhiễm
4.2.2.1. Yếu tố trung gian truyền nhiễm
Trung gian truyền nhiễm là toàn bộ các yếu tố của môi trường sống có vai trò trong
việc tạm chứa và vận chuyển mầm bệnh từ nguồn truyền nhiễm tới cơ thể cảm thụ.
Mầm bệnh có thể tồn tại trong các yếu tố trung gian truyền nhiễm một thời gian khá
dài (vài tuần, vài tháng), hoặc ngắn (vài ngày, vài giờ) thậm chí bỏ qua giai đoạn này đi
thẳng từ nguồn truyền nhiễm tới cơ thể lành (chó dại cắn truyền virus dại, vi khuẩn lậu
hoặc giang mai truyền trực tiếp qua niêm mạc đường sinh dục). Mầm bệnh có thể tồn tại
một cách cơ học do không trao đổi chất và sinh sản, phát triển hoặc tồn tại sinh học do có
quá trình trao đổi chất, sinh sản, phát triển ở các yếu tố trung gian truyền nhiễm trước khi
vào cơ thể cảm thụ. Những yếu tố trung gian truyền nhiễm chủ yếu cần được quan tâm là:
v Vai trò truyền nhiễm của không khí
Không khí là yếu tố truyền nhiễm của các bệnh đường hô hấp theo phương thức: giọt
nước bọt và bụi. Các giọt nước bọt thoát ra từ người ốm hoặc người mang mầm bệnh có
chứa tác nhân gây bệnh, người lành hít thở không khí có giọt nước bọt chứa tác nhân gây
bệnh có thể bị lây. Môi trường không khí không thuận lợi cho VSV, cơ chế truyền qua
giọt nước bọt chỉ có tác dụng nếu ở gần nguồn truyền nhiễm (khoảng cách từ 1,5-2m).
Các bệnh lây truyền theo cơ chế này như cúm, sởi, ho gà chỉ xảy ra khi có sự tiếp xúc rất
gần giữa người ốm và người khỏe.
Một số bệnh có thể lây truyền qua bụi có chứa tác nhân gây bệnh trong không khí,
thường là tác nhân có sức đề kháng cao đối với ngoại cảnh như vi khuẩn lao.
Bệnh truyền nhiễm qua không khí lây lan nhanh vì chỉ cần hít thở không khí có tác
nhân gây bệnh là có thể bị lây bệnh. Bệnh lây truyền qua không khí rất khó cách ly, bệnh
càng lây lan nhanh chóng trong khu vực dân cư đông đúc.
v Vai trò truyền nhiễm của nước
Nước là yếu tố truyền nhiễm quan trọng của nhiều bệnh đường tiêu hóa. Nước bị
nhiễm bẩn với các chất bài tiết của người và động vật, sông hồ có thể bị nhiễm phân
người và động vật, do nước cống rãnh đổ vào, do người bệnh và người mang trùng đến
tắm giặt, do nước thải của bệnh viện hay nhà máy.

105
VSV gây bệnh đường ruột có thể sống trong nước từ vài ngày đến vài tháng. Nhiều vụ
dịch tả lan rộng vì lây lan qua đường nước. Một số bệnh da niêm mạc có thể lây qua
đường nước, ví dụ viêm kết mạc mắt do virus, bệnh đau mắt hột.
Một vài bệnh truyền từ sức vật truyền qua người thông qua nước, ví dụ bệnh xoắn
khuẩn Leptospira, nước tiểu của loài gậm nhấm, trâu bò làm bẩn nguồn nước, người bị
nhiễm trùng khi uống, tắm giặt, làm việc đồng áng, nhân viên công trình đô thị nạo vét
cống rãnh có thể lây bệnh vì Leptospira có thể xâm nhập qua da và niêm mạc bị tổn
thương.
Trong một số bệnh sán, nước không những là đường truyền nhiễm mà còn là nơi ký
sinh vật trải qua một chu trình phát triển trong cơ thể vật chủ trung gian.
v Vai trò truyền nhiễm của đất
Cũng như nước, đất bị nhiễm bẩn bởi chất bài tiết của người và súc vật, mức độ
nhiễm bẩn của đất cao hơn vì đa số động vật sống trên đất, nhưng đất ít tiếp xúc với
người nên vai trò truyền nhiễm của đất thấp hơn nước. Nước uống có thể truyền vi trùng
bệnh đường ruột cho người một cách trực tiếp trong khi đất chỉ có thể truyền gián tiếp
thông qua nước hoặc rau quả mới vào ruột, đường truyền nhiễm trong trường hợp này
phải qua một thời gian dài nên phần lớn mất tác dụng.
Đất là yếu tố truyền nhiễm độc lập trong một số bệnh như bệnh lao, bệnh than. Nó
cũng có tác dụng bảo vệ nha bào của vi trùng uốn ván, hoại thư sinh hơi.Đất có vai trò lớn
trong sự truyền bệnh giun sán, trứng giun được bảo tồn lâu vài tháng trong đất, khi trứng
giun đũa, giun móc vào đất cùng với phân chúng qua một giai đoạn phát triển trong đất,
sau đó xâm nhập vào cơ thể người qua miệng, hoặc ấu trùng chui qua da.
v Vai trò truyền nhiễm thực phẩm
Thực phẩm là yếu tố truyền nhiễm quan trọng trong bệnh đường tiêu hóa. Nhiều loại
VSV gây bệnh có thể tồn tại trong thức ăn trong một thời gian dài, một số còn có thể sinh
sản trong thức ăn. Thức ăn nhiều chất đạm thường là môi trường tốt cho vi trùng.Thức ăn
có thể bị nhiễm bẩn gián tiếp qua đất, nước, ruồi nhặng, hoặc trực tiếp qua tay người ốm
hay người mang mầm bệnh.Các bệnh truyền qua nước như tả, lỵ, thương hàn đều có thể
truyền qua thức ăn. Các bệnh giun sán do đất đều truyền qua thức ăn nhiễm bẩn.
Các bệnh súc vật có thể truyền qua người do ăn thịt, trứng, sữa của súc vật ốm. Vi
khuẩn sốt làn sóng có thể tồn tại 1 - 2 tháng trong sữa dê cừu và pho mát làm từ sữa của
dê cừu bị ốm.

106
Thức ăn là yếu tố truyền nhiễm độc nhất trong nhóm bệnh nhiễm trùng nhiễm độc
thức ăn do các vi trùng gây bệnh là Salmonella, Staphylococci và Clostridium Botulinum.
v Vai trò truyền nhiễm của các vật dụng
Các bệnh da, tóc có thể truyền qua quần áo lót, mủ, gối. Bệnh đau mắt hột lây do
dùng chung khăn, chậu rữa mặt. Đồ dùng ăn uống cũng như đồ chơi của trẻ em có thể làm
lây các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Đồ chơi trẻ em có thể bảo tồn vi trùng bạch hầu
trong vài tháng.
Các dụng cụ ở nơi công cộng như tay vịn cầu thang, quả đấm cửa, nút giật nước trong
cầu tiêu đều có thể bị nhiễm các chất thải của người mang mầm bệnh.
Vai trò truyền nhiễm của các dụng cụ y tế có tầm quan trong đặc biệt, có thể truyền
nhiều bệnh trong bệnh viện giữa bệnh nhân này với bệnh nhân khác.
v Vai trò truyền nhiễm của côn trùng tiết túc
Các động vật tiết túc nên được xếp vào các yếu tố truyền nhiễm hơn là nguồn truyền
nhiễm vì chúng chỉ là môi giới trung gian truyền bệnh. Các động vật tiết túc gồm côn
trùng và ve. Quá trình truyền nhiễm phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm giải phẫu và sinh
lý của tiết túc như cấu tạo bộ máy tiêu hóa, cách thức ăn uống của chúng.Khả năng sinh
sản nhanh hay chậm, thời kỳ biến thái dài hay ngắn quyết định mức độ nguy hiểm của tiết
túc.Phương pháp di động như bay, nhảy hay bò sẽ quyết định cự ly di động và tốc độ di
động của tiết túc và do đó quyết định mức độ nguy hiểm của môi giới.Về cơ chế truyền
nhiễm, người ta chia động vật tiết túc làm 2 nhóm:
Nhóm tiết túc hút máu, là loại vector truyền bệnh đường máu, như muỗi, bọ chét,
rận,…
Nhóm thứ 2 là nhóm véc-tơ truyền bệnh cơ học, chủ yếu là ruồi nhặng, VSV gây bệnh
chỉ tồn tại ở bên ngoài của cơ thể tiết túc hoặc trong ống tiêu hóa của chúng trong một
thời gian ngắn (2 - 3 ngày).
Các bệnh truyền nhiễm do tiết túc liên quan đến sự phát triển của chúng, khi nào có
điều kiện thuận lợi cho sự biến động, phát triển của tiết túc thì những bệnh này có khả
năng lan truyền mạnh. Do đó các điều kiện địa lý tự nhiên như khí hậu, thời tiết, đầm lầy,
các yếu tố xã hội như đô thị hóa, trình độ y tế vệ sinh, ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển các bệnh dịch lây truyền do tiết túc.

107
4.2.2.2. Đường truyền nhiễm
Dựa vào vị trí cư trú đầu tiên của mầm bệnh khi chúng đột nhập vào cơ thể người
cũng như các yếu tố trung gian truyền nhiễm đã vận chuyển mầm bệnh tới vị trí cư trú
đầu tiên, người ta phân chia thành 4 loại đường truyền nhiễm chủ yếu sau: (1) đường tiêu
hóa, (2) hô hấp, (3) máu, (4) da và niêm mạc.
Phát hiện đường truyền nhiễm và nắm vững cơ chế lây truyền cùng với đặc điểm các
yếu tố trung gian truyền nhiễm để can thiệp loại bỏ chúng, giảm bớt sự ô nhiễm của
chúng, ngăn chặn sự tiếp xúc của con người với chúng là yêu cầu rất quan trọng trong
thực hành phòng chống dịch, nhằm phá vỡ mắt xích thứ 2 của quá trình dịch.
4.2.3. Khối cảm thụ
Khối cảm thụ bệnh là toàn thể các cá thể trong cộng đồng có khả năng nhiễm trùng và
mắc bệnh với các mức độ và trạng thái khác nhau.
Những cá thể có khả năng mắc bệnh được gọi là cá thể (cơ thể) cảm thụ bệnh. Tập
hợp của nhiều cá thể cảm thụ với bệnh trong một cộng đồng ta có khối cảm thụ đối với
bệnh đó. Những người ít hoặc không có khả năng mắc bệnh ta gọi là cá thể (cơ thể) miễn
dịch (ở các mức độ khác nhau) với bệnh. Tình trạng một nhóm người trong cộng đồng
không hoặc ít có khả năng mắc bệnh được gọi là miễn dịch tập thể và mức độ miễn dịch
của họ còn gọi là trình độ miễn dịch tập thể, được thể hiện qua tỷ lệ số người có hiệu giá
kháng thể đặc hiệu ở mức bảo vệ tối thiểu và hiệu giá kháng thể đặc hiệu trung bình đo
được của các cá thể trong cộng đồng đó.
Khả năng cảm thụ của cá thể và cộng đồng với các bệnh truyền nhiễm rất khác nhau.
Ví dụ, trong vụ dịch cúm, hay sởi có tới 80% số người trong cộng đồng phát triển bệnh.
Trong khi đó cũng trong cộng đồng này, tỷ lệ mắc bệnh viêm mão Nhật Bản rất thấp và tỷ
lệ mắc bệnh phong (cùi) còn thấp hơn nữa.
4.3. Biểu hiện của quá trình dịch
Các biểu hiện của quá trình dịch được mô tả và phân tích trên 3 góc độ: thời gian,
không gian và đối tượng mắc bệnh trong cộng đồng.
4.3.1. Biểu hiện theo thời gian
Thời gian của một vụ dịch hoặc ổ dịch: tính từ khi có các trường hợp bệnh đầu tiên tới
khi các trường hợp bệnh cuối cùng của vụ dịch hay ổ dịch chấm dứt cộng thêm 2 lần thời
gian ủ bệnh của bệnh đó.

108
Mùa dịch: là quãng thời gian một vài tháng trong năm khi tỷ lệ mới mắc một bệnh
truyền nhiễm, vì các lý do về tự nhiên hoặc xã hội, tăng cao hơn tỷ lệ mới mắc trung bình
của bệnh đó tính trong 1 năm. Ví dụ, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường có mùa
bệnh là mùa lạnh và khô hanh, trong khi các bệnh nhiễm trùng đường máu do côn trùng
truyền lại tăng cao vào mùa mưa, nóng, ẩm, chính là mùa côn trùng phát triển manh mẽ.
Chu kỳ dịch: một số bệnh truyền nhiễm xảy ra theo chu kỳ hàng năm hay một số
năm nhất định. Ví dụ, bệnh sởi có chu kỳ 3 – 4 năm, bệnh sốt xuất huyết do dengue có
chu kỳ 4 – 5 năm, bệnh cúm có chu kỳ dài hơn 15 – 20 năm… Sự hình thành của chu kỳ
dịch có liên quan chặt chẽ với trình độ miễn dịch tập thể thu được do các nhiễm trùng tự
nhiên và một số yếu tố xã hội khác của cộng đồng.
Các khái niệm về mùa dịch và chu kỳ dịch có thể biến đổi phụ thuộc vào sự biến
đổi của thiên nhiên và các yếu tố xã hội, trước hết là các can thiệp y tế ở cộng đồng. Ví dụ
việc tiêm chủng rộng rãi vắc xin sởi cho trẻ dưới 1 tuổi đã kéo dài và làm mờ nhạt tính
đặc thù của chu kỳ bệnh sởi.
4.3.2. Biểu hiện theo không gian

- Phân bố dịch bệnh theo đơn vị hành chính hoặc khu dân cư như xã, huyện, tỉnh, đơn
vị quân đội, nhà trường, xí nghiệp, công – nông – lâm trường…

- Phân bố dịch bệnh theo địa lý, cảnh quan, vùng khí hậu: các vùng cảnh quan

- đặc trưng như vùng rừng núi, cao nguyên, đồng bằng, ven biển, hải đảo, đô thị…
Trong mỗi vùng cảnh quan lớn này ta lại có các tiểu vùng cảnh quan với sự phân bố
bệnh dịch có thể khác nhau. Ví dụ trong khu vực rừng núi ta có thể gặp cảnh quan
nước chảy núi rừng, nước chảy núi đồi, nước chảy đồi thấp, rừng già khép tán,... ở
mỗi vùng cảnh quan mức độ lưu hành bệnh sốt rét khác nhau.

- Bệnh lưu hành địa phương và dịch địa phương là các bệnh truyền nhiễm chỉ lưu
hành và gây dịch ở các địa phương nhất định, nơi có một số yếu tố tự nhiên và xã
hội quyết định sự phát sinh và tồn tại của nó. Ví dụ, bệnh viêm não Nhật Bản chỉ
lưu hành và gây dịch ở vùng Đông Á và Đông Nam Á là nơi có mặt các loài muỗi
Culex sống ở ruộng lúa nước.

- Bệnh và dịch ngoại lai (du nhập): để chỉ các trường hợp bệnh truyền nhiễm từ một
vùng khác đi tới mà không có sơ sở quá trình dịch ở tại vùng quan sát. Từ các
trường hợp bệnh ngoại lai có thể gây ra ổ dịch, vụ dịch ở địa phương mới du nhập,

109
song nhìn chung thì nó nhanh chóng bị dập tắt hoặc tự tàn lụi do không có đủ các
yếu tố trung gian truyền nhiễm cần thiết.

- Cơ cấu bệnh truyền nhiễm của một khu vực (hành chính, dân cư, địa lý, cảnh
quan,…) chính là sự phân bố các bệnh truyền nhiễm ở khu vực đó.
4.3.3. Biểu hiện theo nhóm người

- Ngoài tất cả các đặc trưng về nhóm người (như tuổi, giới tính, dân tộc, chủng tộc,
nghề nghiệp, thói quen, tình trạng gia đình, trạng thái sinh học của cơ thể,…) cần
được lưu ý trong mô tả các biểu biện quá trình dịch các bệnh nhiễm trùng, ta cần
chú ý tới khái niệm về cường độ dịch có liên quan tới tần số và tốc độ mắc bệnh của
các nhóm người khác nhau.

- Cường độ của một quá trình dịch hay của từng vụ dịch, ổ dịch, xác định bằng tỷ lệ
mới mắc của một bệnh truyền nhiễm trong một cộng đồng trong những hoàn cảnh
tự nhiên và xã hội nhất định.Các mức độ của hình thái dịch được quy định dựa trên
cơ sở cường độ dịch là chính, có chú ý một phần tới không gian lưu hành bệnh dịch.
Ta có các hình thái dịch cụ thể sau:

- Dịch tản phát: các ca bệnh mắc đơn lẻ, rải rác, hầu như không có quan hệ với nhau
về không gian và thời gian. Đây là mức độ thấp nhất trong các hình thái dịch.

- Bùng nổ dịch: một vụ dịch nổ ra với cường độ và tốc độ cao, song hẹp và thường
được dập tắt hay tàn lụi nhanh. Ví dụ, một vụ bùng nổ dịch nhiễm trùng nhiễm độc
thức ăn do tụ cầu vàng, do Salmonella hay do chất độc nông nghệp.

- Dịch với các mức độ dịch nhỏ, dịch vừa, dịch lớn, các dịch xảy ra với cường độ
tăng dần, tuy không nhất thiết có sự tăng tương đồng cả về tỷ lệ mắc và tốc độ mới
mắc.

- Đại dịch: dịch của một bệnh truyền nhiễm xảy ra với cường độ rất cao, thường là có
tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao hoặc rất cao, tạo ra một sự đảo lộn đáng kể trong đời
sống sức khỏe của một cộng đồng lớn, một hoặc nhiều quốc gia. Ví dụ, đại dịch
hạch vào thế kỷ XIV, XVI, đại dịch tả vào cuối thế kỷ XIX, đại dịch HIV/AIDS từ
cuối thế kỷ XX đến nay.

4.4. Cách xác định dịch


Dựa theo định nghĩa về dịch, việc xác định sự xuất hiện của một dịch bệnh phải căn
cứ vào các tính toán khoa học dựa trên cơ sở mối tương quan giữa tỷ lệ mới mắc đo được

110
trong thời gian có dịch so với tỷ lệ mới mắc trung bình của bệnh đó, tại chính cộng đồng
dân cư đó, trong một thời gian đủ dài để có thể cung cấp một giá trị so sánh chính
xác.Theo đó ta có công thức tính hệ số tuần dịch, tháng dịch, năm dịch sau đây:

Số mới mắc trung bình 1 ngày trong tuần


Hệ số tuần dịch= x 100
Số mới mắc trung bình 1 ngày trong tháng

Số mới mắc trung bình 1 ngày trong tháng


Hệ số tháng dịch = x 100
Số mới mắc trung bình 1 ngày trong năm

Nếu hệ số tuần dịch hoặc hệ số tháng dịch của bệnh truyền nhiễm nào lớn hơn 100%
ta gọi tuần đó hoặc tháng đó là tuần dịch hoặc tháng dịch. Nếu một bệnh có nhiều tháng
dịch liên tiếp nhau ta gọi đó là mùa dịch. Nếu các mùa dịch của một bệnh truyền nhiễm
xảy ra theo những chu kỳ nhất định (1,2,3… năm) ta có chu kỳ của dịch bệnh:

Số mới mắc trung bình 1 ngày trong năm


Hệ số năm dịch = x 100
Số mới mắc trung bình 1 ngày trong nhiều năm

Nếu hệ số năm dịch lớn hơn 100%ta coi năm đó là năm dịch. Việc ấn định số năm để
đo chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong nhiều năm phụ thuộc vào loại bệnh truyền
nhiễm.

- Với các bệnh có chu kỳ năm rõ rệt thì nên thu thập số mới mắc trong một số năm tối
thiểu của một chu kỳ dịch. Ví dụ, chu kỳ dịch sởi là 4 năm thì phải lấy số liệu bệnh
theo tháng trong 4 năm liền kề từ những tháng bắt đầu của một chu kỳ dịch.

- Với các bệnh có chu kỳ không rõ ràng hoặc không có chu kỳ thì phải quy ước một số
năm đủ dài để có thể thấy được những biến động về tần số mắc bệnh theo sự biến
động của điều kiện tự nhiên và xã hội trong khu vực, cộng đồng đó. Ví dụ: quy ước
tính số trung bình bệnh nhân mới mắc sốt rét trong ít nhất 5 năm trên dân số 1 huyện
để xác định dịch sốt rét trong một khu vực có bệnh sốt rét lưu hành.

4.5. Phòng chống dịch các bệnh truyền nhiễm


Các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm có tác nhân gây bệnh, nguồn truyền nhiễm, các
yếu tố trung gian truyền nhiễm vô cùng đa dạng. Cũng chính vì thế mà các biện pháp
phòng chống dịch đối với nhóm bệnh này cũng rất phong phú.

111
4.5.1. Nguyên tắc chung

- Can thiệp đồng thời và toàn diện vào cả 3 mắt xích của một quá trình dịch, song cần
xác định (một số) trọng tâm ưu tiên can thiệp cho mỗi loại bệnh tật.

- Áp dụng các biện pháp dự phòng ở cả 3 cấp độ, lấy dự phòng cấp 1 làm trọng tâm,
dự phòng cấp 2 là rất quan trọng.

- Kết hợp giữa giám sát và khống chế bệnh chủ động với chống dịch, dập dịch theo
đặc điểm của từng loại bệnh.
4.5.2. Biện pháp phòng chống đối với nguồn truyền nhiễm

- Phát hiện sớm và chính xác mọi nguồn truyền nhiễm, trước hết là các bệnh nhân có
triệu chứng điển hình, chú ý các trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng.

- Tổ chức cách ly một cách hợp lý và điều trị triệt để nguồn truyền nhiễm. Quản lý
những trường hợp bệnh có thời gian thải mầm bệnh kéo dài, kể cả các trường hợp
mang mầm bệnh không triệu chứng.

- Hạn chế sự tiếp xúc của người với động vật ốm, tiêu diệt chúng khi điều kiện cho
phép. Phối hợp với cơ quan thú y giải quyết phòng chống một số bệnh truyền nhiễm
trên động vật có thể lây sang người.
4.5.3. Biện pháp phòng chống đối với yếu tố trung gian truyền nhiễm

- Khử trùng tẩy uế chất thải bệnh nhân, nước, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt và y tế,
không khí ô nhiễm để tiêu diệt mầm bệnh được thải ra môi trường.

- Xua diệt côn trùng có vai trò ổ chứa và vectơ truyền bệnh trong các giai đoạn sinh lý
khác nhau của chúng.

- Thực hiện tốt các khâu vệ sinh ăn uống , vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống.
4.5.4. Biện pháp phòng chống đối với khối cảm thụ

- Tiến hành mọi biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe chung của cơ thể, tăng cường khả
năng miễn dịch không đặc hiệu

- Tiến hành công tác tiêm chủng vắc xin để chủ động phòng chống một số bệnh nhiễm
trùng truyền nhiễm.

- Dùng thuốc dự phòng cho một số nhóm người có nguy cơ cao trong cộng đồng đối
với một số bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên các chỉ định dùng thuốc dự phòng cho cộng
đồng cần được cân nhắc kỹ càng, tránh hiện tượng kháng thuốc lan tràn có thể xảy ra.

112
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Nguồn truyền nhiễm có ý nghĩa quan trọng về mặt dịch tễ học, vì có thể là điểm khởi
đầu của một vụ dịch, là :
A. Người lành mang trùng
B. Người bệnh nhiễm trùng mãn tính
C. Người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh
D. Động vật bị bệnh
E. Người khỏi bệnh mang trùng
2. Bệnh nào sau đây chỉ lây lan theo một cơ chế
A. Sốt do leptospira
B. Dịch hạch
C. Lậu
D. Than
E. Lao
3. Nhiều tác nhân gây bệnh nhiễm trùng lan truyền qua không khí vì
A. Những tác nhân đó có khả năng đề kháng cao với ngoại cảnh
B. Môi trường không khí thuận lợi cho tác nhân
C. Tác nhân có lối ra khỏi cơ thể ký chủ là đường hô hấp
D. Miễn dịch tầp thể của cộng đồng thấp
E. Do tác nhân có sức đề kháng cao và do tiếp xúc gần gủi
4. Bệnh lưu hành (endemic) là:
A. Sự xuất hiện khác thường của một bệnh trong cộng đồng
B. Sự tái phát nhiều vụ dịch
C. Sự có mặt thường xuyên của một bệnh trong một cộng đồng
D. Sự di chuyển của một bệnh nhiễm trùng từ nơi này qua nơi khác
E. Sự thay đổi tỉ lệ mới mắc của một bệnh nhiễm trùng theo thời gian
5. Bệnh nhiểm trùng truyền từ động vật sang người, trong một số trường hợp có thể biến
thành dịch lớn là do:
A. Đến lượt người bệnh trở nên nguồn truyền nhiểm hoạt động
B. Mức độ miễn dịch tập thể của cộng đồng thấp, và có nhiều người bị lây bệnh từ
động vật
C. Cơ chế truyền nhiễm dễ dàng hơn khi bệnh xảy ra ở người
D. Do biến động của yếu tố tự nhiên tạo thuận lợi cho tác nhân phát triển mạnh
E. Hoạt động của ngành y tế yếu kém

113
BÀI 5. ĐIỀU TRA – XỬ LÝ DỊCH

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được cách mô tả vàcác bước để tiến hành điều tra một vụ dịch trong cộng
đồng.
2. Trình bày được những nội dung của công tác xử lý dịch.

NỘI DUNG
5.1. Điều tra một vụ dịch
Khi có một vụ dịch xảy ra thì kết quả của cuộc điều tra dịch sẽ là cơ sở khoa học
cho công tác phòng chống dịch kịp thời và hữu hiệu. Trong quá trình giám sát một bệnh,
có thể gặp tình huống bệnh đó tăng lên dần hoặc đột ngột, có số mắc hoặc số chết không
bình thường, thì lúc đó phải tiến hành một cuộc điều tra dịch tễ, coi như một bước giám
sát đặc biệt đối với bệnh đó. Ở Việt Nam vẫn có những vụ dịch tả, dịch hạch, sốt xuất
huyết, viêm não Nhật bản v.v, thường xảy ra, đòi hỏi người cán bộ y tế ở tất cả các tuyến
phải biết đầy đủ kiến thức, kỹ năng, để khi có một vụ dịch xảy ra có thể tiến hành có
phương pháp một cuộc điều tra dịch, đề xuất các biện pháp kiểm soát phòng chống dịch
hữu hiệu, có cở sở khoa học.
Thông thường những vụ dịch có thể do:
- Một sự khởi phát hay sự gia tăng số lượng của tác nhân bệnh lý hay chất độc xuất
phát từ người bị nhiễm trùng, từ súc vật, chim chóc và động vật chân đốt; hay là từ
không khí, nước, cặn bã thức ăn, thuốc men, hay là những nguồn từ môi trường.
- Một số lượng đầy đủ những người dễ mắc bệnh bị phơi nhiễm.
Có những điều kiện hữu hiệu để lan truyền giữa nguồn bệnh và vật chủ nhạy cảm
Những vụ dịch có thể được phát hiện bởi:
- Người lãnh đạo cộng đồng, giáo viên các trường học cơ sở
- Nhân viên y tế cơ sở, làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Hệ thống giám sát và thông tin sức khỏe
- Các bệnh viện
Sự chấm dứt của cơn bộc phát bệnh (dịch)
- Nguồn lây nhiễm bị loại bỏ hay bị biến đổi, hoặc trở thành không độc hại.
- Phương thức truyền nhiễm bị ngăn chặn hay bị loại bỏ

114
- Số lượng những người nhạy cảm và bị phơi nhiễm giảm đi một cách rõ rệt hay
không còn (do chủng ngừa, dự phòng hóa chất...).
- Yếu tố nguy cơ quan trọng bị biến đổi hay bị loại bỏ.
- Nhận biết được một vụ dịch tiềm tàng là điều quan trọng đồng thời xác định sự tồn
tại và mức độ của vụ dịch, xác định nguyên nhân và phương thức lan truyền và đề
xuất phương pháp kiểm soát tốt nhất là các nội dung nhiệm vụ của công tác điều
tra xử lý dịch.
5.2. Lập kế hoạch một cuộc điều tra dịch
5.2.1. Chuẩn bị cho một cuộc điều tra thực địa
Yêu cầu: Yêu cầu cơ bản là hiểu biết khoa học và đầy đủ phương tiện
- Thảo luận với người có kinh nghiệm và hiểu biết (xin ý kiến chuyên gia)
- Xem lại y văn và tập hợp các tài liệu có ích (bài báo, mẫu câu hỏi...).
- Tham khảo các phòng thí nghiệm để chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị cần thiết cho
công tác chuyên môn (máy tính, máy ghi âm).
- Các chuẩn bị hành chính (thủ tục giấy tờ liên hệ, giấy công tác...).
- Xác định vị trí, vai trò của mình trong cuộc điều tra và xác định ai là người mình
cần gặp...
Công tác chuẩn bị có liên quan đến 4 vấn đề quan trọng sau đây:
- Nhân lực (Man)
- Kinh phí/tiền (Money).
- Vật liệu/dụng cụ (Material).
- Quản lý (Management): Đi lại, hậu cần...
5.2.2. Nội dung công tác chuẩn bị đi thực địa gồm
5.2.2.1. Chuẩn bị thông tin về dịch bệnh
Trước khi đi điều tra dịch cần phải sử dụng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn
của mình và tình hình giám sát dịch tễ học thường xuyên ở địa phương để cân nhắc thận
trọng và có hướng chẩn đoán sơ bộ.

5.2.2.2. Thành lập đội chống dịch cơ động


Cơ cấu tổ chức của đội điều tra dịch, chống dịch
Tuyến quận, huyện: Thành lập từ 1 -2 đội
Tuyến tỉnh: Thành lập từ 1 -3 đội
- Cục YTDP, các Viện thuộc hệ YTDP: Thành lập từ 1 -2 đội

115
Thành phần đội chống dịch cơ động
- Thành phần đội chống dịch cơ động gọn nhẹ, bien chế từ 3 – 5 cán bộ
+ Cán bộ dịch tễ: 01 – 02 người
+ Cán bộ xét nghiệm: 01 người
+ Cán bộ xử lý môi trường: 01 người
+ Cán bộ lâm sàng: 01 người.
Tuỳ tình hình cụ thể , mời thêm 01 cán bộ thú y, 01 cán bộ làm công tác hậu cần
5.2.2.3. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân
5.2.2.4. Chuẩn bị các phương tiện cần thiết bảo vệ cá nhân
- Quần áo chuyên dụng vô trùng, mũ, kính, găng tay, khẩu trang, ủng...
- Nước sát trùng mũi miệng.
- Thuốc kháng sinh, kháng vi rút.
- Chất sát khuẩn thông thường.
5.2.2.5. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cần thiết
- Dụng cụ và hoá chất cần thiết cho việc thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh
phẩm để chuyển về phòng xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ y tế
- Các dụng cụ y tế cần thiết: Huyết áp kế, nhiệt kế, ống nghe...
- Máy móc và các hoá chất cho việc triển khai xử lý sớm vụ dịch: Máy phun hoá
chất (1 – 2 chiếc), Cloramin B (khoảng 35kg).
- Khẩu trang cho bệnh nhân và người có nguy cơ cao (khoảng 300 chiếc).
- Các thuốc sát trùng mũi họng (khoảng 200 lọ).
5.2.2.6. Các vật dụng cần thiết cho cuộc điều tra
Bao gồm mẫu phiếu điều tra, bảng kiểm, dụng cụ khám bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm,
dụng cụ xét nghiệm, các test-kit để chẩn đoán nhanh (nếu có), các số sách ghi chép, máy
tính, máy quay phim, chụp ảnh, văn phòng phẩm, hồ sơ, tài liệu tham khảo. Các vật dụng
này cần được chuẩn bị đầy đủ, chi tiết vì khi đi thực địa sẽ rất thiếu thốn, không có điều
kiện bổ sung kịp thời.
5.2.2.7. Tập huấn cho cuộc điều tra
Trước tiên, người đi điều tra thực địa phải có kiến thức, có những dụng cụ và trang
bị cần thiết để tiến hành điều tra. Người đi điều tra cần trao đổi với những cán bộ chuyên
môn về tình hình bệnh, về điều tra thực địa và tham khảo tài liệu chuyên môn, đồng thời
trao đổi với phòng thí nghiệm để đảm bảo lấy mẫu bệnh phẩm đúng kỹ thuật, đúng yêu
cầu về bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm.
Trao đổi về các mục tiêu của cuộc điều tra.

116
Người đi điều tra phải biết vai trò, trách nhiệm của mình ở thực địa, trước khi đi
mọi công việc đều phải thống nhất.
Lựa chọn các biến số hoặc các hội chứng, triệu chứng chính cần điều tra và tập huấn
nhanh cho mọi thành viên của đội để nắm vững những thông tin cần thiết và cách thu thập
ghi nhận của những thông tin này vào các phiếu, mẫu biểu theo trách nhiệm của từng
thành viên.
5.2.2.8. Chuẩn bị các phương tiện đi lại, ăn nghỉ
5.2.2.9. Chuẩn bị cho cộng đồng được điều tra
5.2.2.10. Chuẩn bị kinh phí cho đoàn chống dịch

Xem lại thông Thu thập thông tin liên quan


tin hàng ngày, đến vụ dịch
giám sát
DTH, trường
hợp lâm sàng,
những báo Xác định dịch Kiểm tra những
cáo từ cộng (đối chiếu tiêu chuẩn quy định sự xuất ghi chép và số mới
đồng hiện 1 vụ dịch) mắc theo mùa

Phần
Phần Xác định chẩn đoán Phân lập và điều trị các trường kiểm
điều tra hợp soát
bệnh
Tiến hành phát hiện các Tấn công nguồn truyền và
trường hợp bệnh đường truyền

Xác định chẩn đoán Phân lập và điều trị các trường
hợp
Tổng hợp thông tin liên quan tới
Đánh giá môi trường Tiếp tục theo dõi
vụ dịch

Xử lý và phân tích số liệu

Thông tin những phát hiện

Tiến hành các biện pháp ngăn


chặn dịch xảy ra
Hình 5.1 Sơ đồ những bước chính trong việc điều tra và kiểm soát một vụ dịch

117
5.2.3. Xác định một vụ dịch
Để xác định một vụ dịch, bước khởi đầu là xem lại những trường hợp đã báo cáo để
chấn đoán những bệnh bằng cách phân tích bệnh sử lâm sàng các trường hợp bệnh và các
xét nghiệm cận lâm sàng. Các bệnh phẩm như máu hoặc phân có thể được thu thập và gởi
đến các phòng xét nghiệm. Trường hợp cơ sở phòng thí nghiệm không có có thể dựa vào
chẩn đoán lâm sàng thực hiện bởi các thầy thuốc có kinh nghiệm.
5.2.4. Mô tả một vụ dịch
- Phải thu thập những thông tin về tuổi, giới, nơi cư trú và nghề nghiệp của
những trường hợp đã phát hiện, cũng như ngày giờ khởi phát bệnh và địa điểm của
những trường hợp trong thời gian ủ bệnh. Ví dụ: đối với bệnh sốt rét thường được
truyền do muỗi đốt ban đêm (Anopheles), thì địa điểm cư trú là quan trọng, trong
khi sốt xuất huyết do muỗi đốt ban ngày (Aedes) thì có thể nơi làm việc lại quan
trọng.

- Những câu hỏi cơ bản về vụ dịch cần phải trả lời là:
+ Bệnh gì gây ra dịch ?
+ Nguồn bệnh là gì ?
+ Cách thức lây truyền là gì ?
+ Có thể giải thích vụ dịch như thế nào ?
Để tìm ra những câu trả lời này, cần phải phân tích những thông tin về "Ai?", "Ở
đâu" và "Khi nào?" chứa đựng trong các trường hợp bệnh có được trong giai đoạn sớm.
Sau đó có thể cần thiết phải phân tích tỷ lệ tấn công đặc hiệu theo tuổi, giới
5.2.4.1. Mô tả vụ dịch theo thời gian

- Ghi phân bố thời gian bắt đầu của các trường hợp bệnh (theo giờ, ngày, tuần lễ,
tháng…)

- Đánh dấu các trường hợp bệnh theo thời gian khởi phát để trình bày đường biểu
diễn của vụ dịch.

- Xác định đặc điểm đường biểu diễn của vụ dịch để xác minh là đường này cho thấy
có một nhóm người bị nhiểm trùng (hay bị mắc bệnh vào cùng một lúc hay cùng
một khoảng thời gian. Căn cứ vào thời kỳ ủ bệnh của bệnh đang điều tra mà suy ra
thời điểm có thể bị nhiễm trùng.

118
- Một đồ thị ghi nhận những trường hợp bệnh theo thời gian khởi đầu được gọi là đồ
thị biểu diễn số mới mắc và đó là phần cơ bản của sự phân tích. Đồ thị này có thể
chỉ ra bản chất của vụ dịch và nguồn có thể có của vụ dịch

- Một vụ dịch bùng nổ trong một khoảng thời gian ngắn thì nói chung là:
+ Có chung một nguồn truyền nhiễm
+ Sự phơi nhiễm (tiếp xúc) xảy ra trong một thời gian ngắn
+ Có nhiều người tiếp xúc thụ cảm với bệnh
+ Có sự nhiễm trùng nặng (tác nhân gây bệnh với số lượng lớn)
+ Thời kỳ ủ bệnh ít biến thiên.

- Một vụ dịch có một nguồn hoặc có nguồn chung là một vụ dịch có sự tiếp xúc đồng
thời của nhiều người cảm nhiễm với một tác nhân gây bệnh dẫn tới trường hợp mới
mắc tăng lên trong một thời gian ngắn, ước lượng bằng khoảng thời gian ủ bệnh của
bệnh đó. Đây là đầu mối quan trọng, loại dịch này đặc trưng cho những bệnh truyền
qua nước và thức ăn như tả, lỵ, thương hàn.
Số trường hợp

Ngày khởi đầu các bệnh sau khi tiếp xúc


Hình 5.2 Đồ thị của vụ dịch có một nguồn - điểm
Trường hợp một vụ dịch lan tràn, phụ thuộc thời kỳ ủ bệnh và điều kiện thuận lợi
của môi trường, nói chung thời kỳ ủ bệnh càng kéo dài càng có khuynh hướng xảy ra các
trường hợp bệnh rải rác.

119
Số trường hợp

Ngày khởi đầu các bệnh sau khi tiếp xúc


Hình 5.3 Đồ thị của vụ dịch lan tràn
v Những đặc điểm của dịch nhân rộng
- Đa sự cố (multiple events), các nạn nhân bị nhiễm ở những thời điểm khác nhau.
- Âm ỉ, gia tăng chậm.
- Tự hạn chế vì tỷ lệ của những người không có miễn dịch trở nên quá nhỏ để hỗ trợ
cho việc lây nhiễm tác nhân bệnh.
5.2.4.2. Mô tả một vụ dịch theo không gian
- Nói lên sự phân bố về địa dư, hoặc khu vực được phân chia theo hệ thống cung
cấp nước, cung cấp thực phẩm, hay khu vực có trình độ vệ sinh môi trường khác nhau.
Đánh dấu các trường hợp bệnh theo từng khu vực trên bản đồ, dùng một cái kim để thay
cho một trường hợp bệnh (hay một nhóm người bệnh) với các màu khác nhau để chỉ ngày
khởi phát khác nhau (hay tuần lễ) của các trường hợp bệnh. Việc làm này sẽ cho thấy sự
vận động và hướng đi của vụ dịch, và rất quan trọng đối với công tác kiểm soát vụ dịch.
- Kiểm tra điều kiện vệ sinh môi trường, chẳng hạn việc cung cấp nước, cung cấp
sữa, tình trạng vệ sinh nhà hàng, kho chứa thực phẩm v.v.
- Vẽ bản đồ sự tiến triển của vụ dịch thường có thể chỉ ra được ổ chứa vi trùng
hoặc nguồn truyền nhiễm.
5.2.4.3. Mô tả một vụ dịch theo con người
Xác định những người bị mắc bệnh và những đặc trưng của họ. Thực hiện bước
phân tích nhanh ban đầu dựa trên những thông tin thu được về quần thể cùng với những
trường hợp mắc bệnh/tử vong đã được báo cáo và xác định, theo tuổi, giới, nghề, nghiệp,
nơi cư trú, sự di trú gần đây. Việc làm này sẽ cho biết nhóm hay những nhóm đặc biệt nào
bị vụ dịch chọn lọc tấn công.
Câu hỏi ai, ở đâu và khi nào được kết hợp để phân tích và cho ta biết đặc trưng của
vụ dịch. Ví dụ nếu những trường hợp đầu tiên xảy ra chủ yếu ở trẻ em, nguồn có thể là

120
trường của chúng, ngược lại nếu người lớn bị nhiễm thì nguồn có thể ở tại địa điểm làm
việc; nếu các trường hợp bệnh tập trung tại một khu vực và trong cùng một thời gian hoặc
con gọi là cụm thời gian - địa điểm, cho thấy sự khu trú của vụ dịch.
5.2.5. Đánh giá môi trường
Phân tích hệ thống những số liệu có thể chỉ ra nguồn gốc môi trường của vụ dịch.
Điều này có thể được khẳng định bằng cách thu được những mẫu nước hoặc thức ăn nghi
ngờ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Cần phát hiện những vị trí sinh đẻ của vectơ
truyền bệnh. Đánh giá tình hình vệ sinh môi trường như xử lý phân, cung cấp
nước sạch, hoặc vệ sinh quang cảnh quanh nhà.
5.3. Kiểm soát một vụ dịch
5.3.1. Nguyên tắc chung phòng chống
- Can thiệp đồng thời và toàn diện vào cả 3 mắt xích của một quá trình dịch, song
cần xác định một (một số) trọng tâm ưu tiên can thiệp cho mỗi loại bệnh tật.
- Áp dụng các biện pháp dự phòng ở cả 3 cấp độ, lấy dự phòng cấp 1 làm trọng
tâm, dự phòng cấp 2 là rất quan trọng.
- Kết hợp giữa giám sát và khống chế bệnh chủ động với chống dịch, dập dịch
theo đặc điểm của từng loại bệnh.
Những biện pháp kiểm soát dịch phụ thuộc từng trường hợp bệnh cụ thể. Nói
chung để kiểm soát dịch phải dựa trên nguyên tắc :
Can thiệp vào các khâu của quá trình dịch, chọn lựa biện pháp, chọn lựa khâu
thích hợp, tuy nhiên trong nhiều trường hợp phải áp dụng một biện pháp toàn diện nghĩa
là can thiệp vào tất cả các khâu và với nhiều biện pháp khác nhau.
Phòng chống dịch phải dựa vào giám sát DTH và điều tra DTH.
Có thể tóm tắt những chiến lược chính trong công tác phòng chống dịch như sau:
Bảng 5.1: Những chiến lược chính kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm

Tấn công nguồn Ngăn chặn đường truyền Bảo vệ người cảm nhiễm

- Phát hiện sớm, điều trị người - Vệ sinh môi trường - Gây miễn dịch
bệnh và người mang mầm bệnh - Vệ sinh cá nhân - Dự phòng bằng hóa chất
- Cách ly nguồn bệnh - Tiệt trùng, tẩy uế - Tăng cường sức đề kháng
- Giám sát người nghi ngờ - Kiểm soát vec tơ - Giáo dục sức khỏe
- Kiểm soát ổ chứa động vật - Hạn chế di chuyển dân
- Thông báo các trường hợp bệnh

121
5.3.2. Biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm
5.3.2.1. Đối với người bệnh
- Chẩn đoán phát hiện sớm: Phát hiện sớm và chính xác mọi nguồn truyền nhiễm,
trước hết là các bệnh nhân có triệu chứng điển hình. Phải làm công tác giáo dục vệ sinh
cho nhân dân để họ có thể báo sớm sự xuất hiện các người mắc bệnh nhiễm khuẩn.
Trong công tác này vai trò thuộc về các cán bộ y tế của khu vực, vệ sinh viên có nhiệm vụ
tuyên truyền vệ sinh và cung cấp thông tin về các trường hợp bệnh.
- Cách ly và quản lý nguồn truyền nhiễm: Là biện pháp hạn chế sự tiếp xúc trực
tiếp hoặc gián tiếp của nguồn truyền nhiễm với khối cảm thụ, ngăn chặn sự phát tán rộng
của mầm bệnh góp phần phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng.
- Những hình thức cách ly và quản lý bệnh truyền nhiễm:
+ Cách ly tại gia đình, ký túc xá, doanh trại ... là hình thức cách ly áp dụng cho
các bệnh truyền nhiễm thông thường: cúm, thủy đậu, mắt hột, lỵ, sốt xuất huyết..
+ Cách ly tại khoa truyền nhiễm bệnh viện hoặc cơ sở điều trị; áp dụng cho các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng như lao tiến triển, nhiễm não mô cầu, tả,
thương hàn, bại liệt, bệnh than, dịch hạch ...
Sự cách ly ở trên chỉ là tương đối, tùy thể bệnh, giai đoạn, mức độ bệnh và hoàn
cảnh cụ thể.
+ Điều trị sớm và triệt để.
5.3.2.2. Đối với người mang trùng
- Chỉ có thể phát hiện người mang trùng bằng phương pháp xét nghiệm, cần qui
định việc khám xét thường kỳ các người đã khỏi bệnh (thương hàn, bạch hầu...) để xem
họ có thể trở thành người mang trùng không. Những người vào làm việc ở các xí nghiệp
thực phẩm, nhà ăn công cộng, nhà máy nước, nhà trẻ phải qua xét nghiệm xem có mang
VSV gây bệnh đường ruột không. Những người đang làm việc ở các cơ quan trên cũng
phải định kỳ khám xét về tình trạng mang mầm bệnh.
- Hạn chế sự tiếp xúc của người với động vật ốm, phối hợp với cơ quan thú y giải
quyết phòng chống một số bệnh truyền nhiễm có thể gây sang người.
- Thông báo các trường hợp bệnh: Thông báo dịch bệnh là đưa các thông tin về
tình trạng của các bệnh truyền nhiễm xảy ra trong cộng đồng tới cơ quan có trách nhiệm
và các thành viên trong cộng đồng, nhằm giúp cho giám sát dịch tễ, xác định các

122
biện pháp phòng chống dịch kịp thời, có hiệu quả, đồng thời giúp cho công tác tuyên
truyền giáo dục phòng chống dịch trong toàn cộng đồng.
- Báo cáo định kỳ: Hằng tháng, quý, năm tới cơ quan y tế cấp trên và cơ quan
hành chính cùng cấp.
- Báo cáo đột xuất khi có dịch xảy ra hoặc khi xuất hiện các trường hợp bệnh của
một số bệnh đặc biệt nguy hiểm như tả, dịch hạch ...
+ Đối với báo cáo đột xuất: Ngoài các thông tin như trên cần thêm đặc điểm lâm
sàng, VSV, huyết thanh học, chẩn đoán sơ bộ trường hợp đầu tiên, những đặc điểm dich
tễ học có liên quan tới loại bệnh gây dịch được báo cáo trong cộng đồng.
5.3.3. Biện pháp đối với đường truyền nhiễm
Phải xử lý các phương tiện truyền nhiễm bằng cách:
- Khử trùng tẩy uế chất thải bệnh nhân, đồ dùng sinh hoạt và dụng cụ y tế.
- Xử lý nước, phân, đất, không khí ô nhiễm
- Tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh: Ruồi, muỗi, bọ chét ...
- Giáo dục vệ sinh, thực hiện tốt các khâu vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường.
5.3.4. Biện pháp đối với khối cảm thụ
- Nâng cao sức khỏe chung của cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
- Tiêm vaccin để chủ động phòng chống một số bệnh phòng ngừa được bằng vaccin.
- Huyết thanh phòng bệnh.
- Dùng thuốc điều trị dự phòng cho một số người có nguy cơ cao trong cộng đồng
đối với một số bệnh nhiễm trùng.
- Giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao sự hiểu biết về bệnh tật cho cộng đồng.

5.4. Xử lý vụ dịch, ổ dịch


Xử lý vụ dịch, ổ dịch (khu dịch) của bệnh nhiễm trùng là một biện pháp phòng
chống dịch tổng hợp bao gồm các khâu điều tra, chẩn đoán nguyên nhân dịch, thi hành
các biện pháp phòng chống dịch cộng đồng, làm sạch ổ dịch và đánh giá các kết quả công
tác xử lý dịch. Mục đích của công tác xử lý ổ dịch là thanh toán ổ dịch, dập tắt vụ dịch
làm sạch môi trường sống của cộng đồng sau dịch.

123
Những nội dung chủ yếu của công tác xử lý vụ dịch, ổ dịch
- Tiến hành các điều tra cần thiết để bổ sung hoặc khẳng định cho giả thuyết chẩn
đoán nguyên nhân của vụ dịch, nắm các thông tin về lâm sàng (đặc điểm ca bệnh đầu tiên
và những trường hợp bệnh tiếp theo) về vi sinh học, huyết thanh học và dịch tễ học tại
cộng đồng.
- Xác định và mô tả một cách khoa học đặc điểm của vụ dịch, ổ dịch (giới hạn về
không gian, thời gian, cường độ dịch, tốc độ lan truyền của các yếu tố nguy cơ, nhóm
người có nguy cơ cao trong cộng đồng…).
- Tiến hành từng bước hoặc đồng bộ các biện pháp can thiệp phòng chống dịch bao
gồm các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm (cách ly, quản lý, điều trị…), các biện
pháp đối với yếu tố truyền nhiễm (khử trùng, phòng và diệt côn trùng, phòng và diệt
chuột…) và các biện pháp đối với khối cảm thụ, đặc biệt là với nhóm người có nguy cơ
cao (tiêm chủng, uống thuốc dự phòng khẩn cấp…).
- Tiến hành các biện pháp thanh toán ổ dịch, làm sạch môi trường sống trong khu
vực (cải tạo vệ sinh các yếu tố môi trường, diệt côn trùng, diệt chuột lần cuối, gây miễn
dịch bổ sung…).
Đánh giá các biện pháp xử lý một vụ dịch, ổ dịch dựa vào các số liệu trước và sau
dịch
- Các chỉ số về dịch tễ học (tỷ lệ mắc bệnh, mang mầm bệnh, tử vong… theo nhóm
tuổi, giới, nghề nghiệp…).
- Các chỉ số về sinh học, côn trùng, động vật liên quan trong vụ dich, ổ dịch.
- Các chỉ số về lâm sàng (cơ cấu bệnh tật, mức độ bệnh, các biến chứng, di chứng,
tử vong…).
- Chi phí y tế cho từng biện pháp và cho toàn bộ công tác xử lý vụ dịch, ổ dịch.
- Những kinh nghiệm về chuyên môn tổ chức phòng chống dịch, về xây dựng và sử
dụng đội ngũ cán bộ y tế và mạng lưới y tế trong xử lý dịch, ổ dịch.
5.4.1. Tổ chức cách ly và quản lý nguồn truyền nhiễm
Tổ chức cách ly và quản lý nguồn truyền nhiễm là biện pháp hạn chế (ở những mức
độ khác nhau) sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn truyền nhiễm với cơ thể cảm
thụ và khối cảm thụ, nhằm ngăn chặn sự phát tán rộng của mầm bệnh, góp phần phòng
chống dịch bệnh trong cộng đồng.

124
5.4.1.1. Cơ sở để quy định các hình thức, mức độ và thời gian cách ly, quản lý bệnh
truyền nhiễm
- Mức độ nguy hiểm của bệnh đối với cộng đồng (cường độ, tốc độ lan truyền, các
mức độ biểu hiện lâm sàng, tỷ lệ gây tử vong, di chứng…)
- Cơ chế truyền nhiễm (vị trí thải và xâm nhập của mầm bệnh, đường truyền nhiễm,
các yếu tố truyền nhiễm).
- Thời gian nung bệnh, thời gian thải mầm bệnh, thể bệnh, giai đoạn nhiễm trùng.
- Đặc điểm cụ thể của cộng đồng (mật độ dân số, tổ chức xã hội mạng lưới y tế,
thiên tai chiến tranh…).
5.4.1.2. Những hình thức cách ly, quản lý bệnh truyền nhiễm

- Cách ly tại gia đình, ký túc xá, doanh trại… là hình thức cách ly áp dụng cho các
bệnh truyền nhiễm thông thường (cúm, thủy đậu, sốt xuất huyết, lỏng lỵ, giun sán,
sốt rét, mắt hột…). Đây là hình thức cách ly phổ biến và thông dụng nhất, tuy nhiên
đòi hỏi cộng đồng phải có một số kiến thức nhất định về bệnh truyền nhiễm cần
cách ly.

- Cách ly tại bệnh viện truyền nhiễm hoặc cơ sở điều trị (khu lây, khu cách ly) áp
dụng cho các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng (lao phổi tiến triển,
thương hàn, nhiễm não mô cầu, bại liệt, quai bị, than…).

- Cách ly bắt buộc trong những khu vực cách ly nghiêm ngặt áp dụng cho các bệnh
truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm (tả, dịch hạch, đậu mùa, sốt phát ban chất rắn kịch
phát…) hoặc trong tình huống đặc biệt có chiến tranh sinh học.
Sự chia hình thức cách ly như trên chỉ là tương đối. Trong nhiều trường hợp có thể
áp dụng hình thức linh hoạt, tùy thể bệnh, giai đoạn, mức độ bệnh và hoàn cảnh cụ thể.
Đối với nguồn truyền nhiễm là người mang mầm bệnh không triệu chứng hoặc sau
khi khỏi bệnh, nói chung không cần áp dụng các hình thức cách ly bắt buộc. Biện pháp
chủ yếu đối với đối tượng này là quản lý nguồn truyền nhiễm, có danh sách giám sát của
cơ quan y tế, định kỳ kiểm tra lâm sàng và sinh học, định kỳ diều trị dự phòng, tạm
chuyển khỏi vị trí công tác có tiếp xúc nhiều với người trong cộng đồng.
5.4.2. Nội dung những biện pháp cách ly

- Đối với bệnh nhiễm trùng cảm thụ theo đường nước thực phẩm: tổ chức ăn uống
riêng, xử lý tốt chất thải (phân, chất nôn…), khử trùng dụng cụ ăn uống và đồ dùng
khác của bệnh nhân, rửa kỹ tay sau khi đi đại tiểu tiện.

125
- Đối với bệnh nhiễm trùng cảm thụ theo đường acsorol: hạn chế tiếp xúc trực tiếp
người – người, đeo mạng che mũi miệng, thường xuyên dùng thuốc chống ho, hắt
hơi, xổ mũi… khử trùng tốt chất thải (đờm dãi, nước bọt, chất nôn…), khử trùng
các đồ dùng cá nhân của bệnh nhân.

- Đối với bệnh nhiễm trùng cảm thụ theo đường côn trùng đốt: hạn chế côn trùng tiếp
xúc, phòng chống côn trùng chích hút máu bệnh nhân.

- Đối với bệnh nhiễm trùng cảm thụ theo đường tiêm chích, truyền máu: kiểm tra
sàng lọc, loại trừ người cho máu hoặc sản phẩm của máu bị nhiễm trùng, không
dùng chung kim tiêm chích, châm cứu với các đối tượng nói trên, hoặc nếu dùng
chung thì phải khử trùng tuyệt đối.

- Đối với các bệnh lây truyền theo đường tiếp chạm da, niêm mạc: hạn chế tiếp chạm
trực tiếp hoặc gián tiếp (qua dụng cụ cá nhân, áo quần…) giữa người bệnh và người
lành, trử trùng thường xuyên đồ dùng cá nhân, áo quần của bệnh nhân. Cấm hoặc
hạn chế sinh hoạt tình dục đối với bệnh nhân có các bệnh lây truyền qua đường tình
dục ở giai đoạn thải mầm bệnh hoặc nếu có phải thực hiện tình dục an toàn (mang
bao cao su, đặt thuốc…).

5.5. Báo cáo, thông báo dịch bệnh


Báo cáo, thông báo dịch bệnh là đưa các thông tin về tình trạng của các bệnh truyền
nhiễm xảy ra trong cộng đồng tới các cơ quan có trách nhiệm trong công tác phòng chống
dịch và tới các thành viên trong cộng đồng, nhằm giúp cho giám sát dịch bệnh, hoạch
định các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, có hiệu quả, đồng thời giúp cho công tác
tuyên truyền phòng chống dịch trong toàn cộng đồng.
Yêu cầu của báo cáo, thông báo dịch là chính xác, có hệ thống và thường xuyên.
Ngoài ra những chú ý tới những yêu cầu về tính khoa học, tính quần chúng tùy theo đối
tượng nhận báo cáo hay thông báo.
5.5.1. Phân loại:
Có 2 phương pháp báo cáo dịch bệnh

- Báo cáo định kỳ được thực hiện theo định kỳ thời gian hàng tháng, quý, năm… tới
cơ qua y tế cấp trên và cơ quan quản lý hành chính cùng cấp.

- Báo cáo đột xuất khi có dịch bùng nổ hay khi xuất hiện (hoặc nghi ngờ) các trường
hợp bệnh của một số bệnh đặc biệt nguy hiểm (tả, dịch hạch, đậu mùa, sốt phát ban
kịch phát…). Báo cáo lần đầu được thực hiện càng sớm càng tốt, sau đó duy trì việc

126
báo cáo hàng ngày, cách ngày (tùy theo loại bệnh dịch) cho tới khi bệnh dịch chấm
dứt.
5.5.2. Nội dung chủ yếu của báo cáo thông báo dịch bệnh nhiễm trùng

- Đối với các báo cáo định kỳ: số lượng mắc bệnh, chỉ số mắc bệnh trên 1.000 (hoặc
10.000, 100.000 dân), số lượng và chỉ số tử vong, số lượng và chỉ số di chứng (nếu
có) theo nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp… của toàn bộ các bệnh nhiễm trùng đã gây ra
trong khu vực cộng đồng.

- Đối với báo cáo thông báo dịch đột xuất: ngoài các thông tin như báo cáo định kỳ,
cần có thông tin thêm về đặc điểm lâm sàng, VSV, huyết thanh học và chẩn đoán sơ
bộ những trường hợp bệnh đầu tiên, những đặc điểm và dịch tễ học có liên quan tới
loại bệnh lây được báo cáo trong cộng đồng.
5.5.3. Hình thức báo cáo thông báo dịch nhiễm trùng

- Báo cáo theo mẫu biểu do ngành y tế (Bộ y tế, Cục quân y) quy định, áp dụng cho
cả trường hợp báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất, để gởi tới cơ quan y tế có trách
nhiệm.

- Thông báo theo các biểu mẫu quy định, đăng trên các ấn phẩm thông tin về vệ sinh
phòng dịch hoặc y tế cộng đồng của khu vực hoặc của quốc gia.

- Thông báo dưới dạng các bài báo, bản tin khoa học trên các tạp chí của ngành y tế.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Một vụ dịch thường được định nghĩa là
A. Bệnh thường xãy ra trong cộng đồng mặc dù tỷ lệ không cao
B. Bệnh thường xãy ra trong cộng đồng và có tỷ lệ cao
C. Sự xuất hiện bệnh vượt quá mức trước đó vẫn thường gặp trong một cộng đồng
hoặc một khu vực
D. Bệnh xảy ra với tỉ lệû vượt quá 10/1000 dân
E. Bệnh xảy ra với tỉ lệ gấp đôi tỉ lệ trung bình trong 5 năm
2. Điều tra dịch nhằm mục đích
A. Xác định vấn đề dịch tễ học ưu tiên
B. Tìm hiểu các yếu tố kinh tế, văn hóa, hành vi có liên quan đến sức khỏe
C. Để giải quyết bệnh nhiễm trùng thường xảy ra trong cộng đồng
D. Xác định vụ dịch, tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết
E. Tăng cường hoạt động giám sát

127
3 Mô tả một vụ dịch theo thời gian có thể
A. Nói lên khả năng gây bệnh của tác nhân
B. Cho biết khả năng lây lan
C. Cho biêt khả năng lây lan , khả năng gây bệnh và độc tính
D. Cho biết diễn biến của vụ dịch theo thời gian
E. Suy diễn mức độ nghiêm trọng của vụ dịch
4 Đồ thị biểu diễn số trường hợp bệnh theo thời gian khởi phát là đồ thị
A. Ghi số mới mắc theo thời gian
B. Ghi số trường hợp được báo cáo theo thời gian
C. Ghi số trường hợp nghi ngờ theo thời gian
D. Theo dõi sự bùng phát của vụ dịch
E. Theo dõi hiệu quả của công tác xử lý dịch
5 Mô tả đặc trưng vụ dịch theo con người là mô tả
A. Đặc trưng về miễn dịch của các cá thể
B. Các trường hợp mắc bệnh và tử vong theo tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi cư trú
C. Thời gian mắc bệnh của mỗi người
D. Ai mắc bệnh và tử vong khi nào
E. Ai mắc bệnh ở đâu

128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Minh Sơn (2010) “Dịch tễ học”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2. Lưu Ngọc Hoạt, Võ Văn Thắng (2014) “Phương pháp nghiên cứu khoa học
cộng đồng”, Nhà xuất bản Đại học Huế.
3. Nguyễn Văn Tuấn (2008) “Y học thực chứng”, Nhà xuất bản Y học.

Tiếng Anh
4. School of Public Health (2009) “Introduction to Epidemiology”, University
of Queensland.
5. Gordis L., (2008) “Epidemiology”, 4th Ed, Saunders Elsevier.
6. Bonita R., Beaglehole R., & Kjellstrom T. (2006), “Basic Epidemiology”,
2nd Ed, World Health Organization.

129

You might also like