You are on page 1of 64

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH


(CRD) VÀ BỆNH HÔ HẤP PHỨC HỢP (CCRD)
TRÊN ĐÀN GÀ ĐẺ TẠI TRANG TRẠI GÀ GIỐNG
MINH ĐẠT THUỘC XÃ LIÊN HOA- HUYỆN PHÙ
NINH- TỈNH PHÚ THỌ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

ĐỖ VĂN THÁM
K61-TYE

HÀ NỘI- 2021
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y
-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH
(CRD) VÀ BỆNH HÔ HẤP PHỨC HỢP (CCRD)
TRÊN ĐÀN GÀ ĐẺ TẠI TRANG TRẠI GÀ GIỐNG
MINH ĐẠT THUỘC XÃ LIÊN HOA- HUYỆN PHÙ
NINH- TỈNH PHÚ THỌ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

Người thực hiện : ĐỖ VĂN THÁM


Mã sinh viên : 613625
Lớp : TYE – K61
Người hướng dẫn : TS. TRẦN THỊ ĐỨC TÁM
Bộ môn : GIẢI PHẪU - TỔ CHỨC - PHÔI THAI

HÀ NỘI- 2021
MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.............................................................................viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC.......................3
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CRD TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.............3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu CRD ở nước ngoài................................................3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu CRD trong nước....................................................5
2.2 CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN LẬP MẦM BỆNH........................................8
2.2.1 Khái quát về bệnh hô hấp phức hợp (CRD - CCRD)...............................8
2.2.2 Địa dư bệnh lý..........................................................................................9
2.2.3 Căn bệnh...................................................................................................9
2.2.4 Dịch tễ học.............................................................................................14
2.2.5 Triệu chứng, bệnh tích............................................................................15
2.2.6 Chẩn đoán...............................................................................................18
2.2.7 Vài nét về các vi khuẩn và các bệnh do vi khuẩn thường hay ghép với
Mycoplasma gây nên bệnh CCRD trên gà............................................22
2.2.8 Bệnh CCRD trên gà................................................................................27
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .31
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................31

i
3.2 ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI............................................................31
3.3 THỜI GIAN THỤC HIỆN ĐỀ TÀI..........................................................31
3.4 NỘI DUNG...............................................................................................31
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................31
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................31
3.5.2 Theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích..........................32
3.5.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm...............................................................32
3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................33
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................34
4.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI TRANG TRẠI......................................34
4.2 Công tác thú y tại trang trại gà giống........................................................34
4.2.1 Công tác vệ sinh thú y............................................................................34
4.2.2 Công tác phòng bệnh..............................................................................36
4.3 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI TRANG TRẠI............................39
4.4 TÌNH HÌNH BỆNH CRD - CCRD TRÊN ĐÀN GÀ ĐẺ NUÔI TẠI XÃ
LIÊN HOA-PHÙ NINH –PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN THỰC
TẬP ( 10/2020 - 3/2021)........................................................................40
4.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM
SÀNG VÀ BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA BỆNH HÔ HẤP PHỨC
HỢP (CRD – CCRD)............................................................................41
4.5.1 Một số triệu chứng lâm sàng..................................................................41
4.5.2 Bệnh tích................................................................................................43
4.6 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH
HÔ HẤP PHỨC HỢP BẰNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC KHÁNG SINH....46
4.7 HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI SỬ DỤNG 2 PHÁC ĐỒ THÍ NGHIỆM......48
4.8 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH..................................49
4.8.1 Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.................................................49
4.8.2 Vệ sinh phòng bệnh CRD.......................................................................50

ii
PHẦN V. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ.................................................................51
5.1 KẾT LUẬN...............................................................................................51
5.2 TỒN TẠI...................................................................................................52
5.3 ĐỀ NGHỊ...................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................53

iii
LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 4 năm học tập, rèn luyện tại trường Học viện Nông nghiệp
Việt Nam tôi đã nhận được sự dạy dỗ tận tình của các Thầy, Cô giáo đặc biệt
là các Thầy, Cô giáo khoa Thú y. Những con người đã truyền nhiệt huyết,
kiến thức chuyên môn, tư cách đạo đức và tình yêu đối với nghề thú y cho tôi.
Nhân dịp hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
Ban giám đốc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa
Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Chị Minh Thúy đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ và
chỉ dạy tôi trong suốt quá trính thực tập.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng
dẫn tận tình của Cô TS Trần Thị Đức Tám, bộ môn Giải Phẫu-Tổ Chức -
Phôi thai .trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản khóa luận tốt
nghiệp này. 
Hà Nội, ngày 10tháng 3năm 2021
Sinh viên

Đỗ Văn Thám

iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tỷ lệ nhiễm Mycoplasmosis.............................................................5


Bảng 2.2.Tỷ lệ kháng thể cho phản ứng dương tính của các giống gà (...........6
Bảng 2.3. Tỷ lệ nhiễm MG và MS trên gà đẻ trứng giống ở trại A ( Huỳnh....7
Bảng 3.1. Phác đồ điều trị thử nghiệm............................................................33
Bảng 4.1. Diễn biến số lượng gà tại trại Minh Đạt 2019-2021.......................34
Bảng 4.2. Quy trình vacxin cho gà bố mẹ.......................................................38
Bảng 4.3. Tình hình dịch bệnh từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 202139
Bảng 4.4. Tình hình bệnh CRD - CCRD trên đàn gà từ tháng 10 năm 2020..40
Bảng 4.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở gà mắc bệnh viêm đường hô hấp. .42
Bảng 4.6. Kết quả mổ khám bệnh tích trên đàn gà mắc bệnh viêm đường.....44
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh CRD – CCRD bằng một số loại thuốc.........46
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế sau khi điều trị.....................................................48

v
DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp phức hợp ( CRD - CCRD) trên gà từ tháng
10 đến tháng 3 năm 2021.................................................................40
Hình 4.2 Gà ủ rũ, sã cánh................................................................................43
Hình 4.3 Viêm kết mạc mắt, sưng mặt............................................................43
Hình 4.4 Gà chảy nước mũi, nước mũi đặc.....................................................43
Hình 4.5 Khí quản xuất huyết có dịch nhày....................................................45
Hình 4.6 Phổi phủ lớp fibrin, hoại tử..............................................................45
Hình 4.7 Túi khí mờ, đục................................................................................45
Hình 4.8 Niêm mạc mũi xuất huyết................................................................45

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CRD : Chronic Respiratory Disease.


MG : Mycoplasma Gallisepticum
MS : Mycoplasma Synoviae
PCR : Polymerase Chain Reaction

vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài: “ Tình hình nhiễm bệnh Hô Hấp Mãn Tính (CRD) và bệnh
hô hấp phức hợp (CCRD) trên đàn gà đẻ tại trang trại gà giống Minh Đạt
và hiệu quả điều trị ” tại xã Liên Hoa – Phù Ninh- Phú Thọ , từ tháng 10 đến
tháng 3 năm 2021.
A .Mục đích nghiên cứu
• Tìm hiểu tình hình chăn nuôi, vệ sinh thú y tại trang trại
• Tìm hiểu tình hình dịch bệnh tại trại gà, các biện pháp phòng và điều
trị thích hợp
B. Phương pháp nghiên cứu
• Để thực hiện đề tài trên những phương pháp nghiên cứu được sử dụng
bao gồm: Phương pháp phỏng vấn, quan sát, phương pháp xử lý số liệu kết
hợp với phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám
C .Kết quả nghiên cứu
Qua những tháng theo dõi trong thời gian thực tập thấy tỉ lệ mắc
bệnh qua các tháng khác nhau . Tỉ lệ mắc bệnh ở tháng 10 là 6,2%, tháng 11
có tỉ lệ là 24,26% và sau đến tháng 12 tăng lên 41,68%, tháng 1 tăng đến
55,30% và tháng 2 là 65,74% . Bên cạnh đó tỉ lệ chết cũng tăng tỉ lệ thuận với
tỉ lệ mắc bệnh. Tháng 10 có tỉ lệ chết là 0,7%, tháng 11 tỉ lệ chết là 2,62%,
tháng 12 lên đến 4,45% và tháng 1 lên đến 6,17% và tháng 2 là 8,88%
Một số triệu chứng lâm sàng, bệnh tích có ý nghĩa quan trọng trong
chẩn đoán. Một số triệu chứng ở gà mắc bệnh viêm đường hô hấp mãn tính :
khó thở, vẩy mỏ; ho, âm ran phế quản; sưng mặt và mắt. Để chẩn đoán chính
xác hơn trong chẩn đoán thì mổ khám bệnh tích là một trong những phần
quan trọng, một số bệnh tích như: túi khí mờ đục, khí quản viêm tích dịch
nhày màu vàng, phổi phủ lớp fibrin, hoại tử…

viii
Qua thời gian thực tập, tôi đã thử một số phác đồ điều trị: phác đồ 1
sử dụng Doxy- Flor ; phác đồ 2 sử dụng Lincospec. Ngoài ra tôi còn sử dụng
Para C (hạ sốt), Bromhexin (long đờm), Livertox (bổ gan). Liệu trình điều trị
5 ngày.
Sau thời gian điều trị thấy hiệu quả sử dụng khi kết hợp
Doxycycline- Florfenicol cho kết quả cao hơn khi chỉ sử dụng Lincomycin-
Spectinomycin trong việc điều trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính.Trong đó
tỉ lệ khỏi bệnh khi sử dụng phác đồ 1 là 86%, phác đồ 2 tỉ lệ khỏi 74%.

ix
PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp nước ta giữ một vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển
kinh tế quốc dân, nền nông nghiệp nước ta đang phát triển mạnh với 80% dân
số sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi
nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng đang trên đà phát triển và
dần trở thành ngành chính trong nền kinh tế nông nghiệp, cung cấp thực phẩm
cho người dân, giúp cho người dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn
việc làm cho người lao động. Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên
tiến trong nông nghiệp, chăn nuôi gà trước đây chỉ là hình thức thả vườn, tận
dụng được thực hiện trên quy mô hộ gia đình thì nay đã theo hình thức công
nghiệp cao, có khả năng đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu về trứng và thịt.
Trong chăn nuôi, vấn đề dịch bệnh luôn luôn được quan tâm hàng đầu,
song song với sự phát triển thì ngành chăn nuôi cũng phải đối đầu với tình hình
dịch bệnh gia tăng và diễn biến phức tạp đó là các bệnh truyền nhiễm thường
gặp như: Newcastle, Gumboro, Marek, Salmonellosis, bệnh viêm đường hô hấp
mãn tính (CRD)… Ngoài ra, còn có những bệnh truyền nhiễm xuất hiện trở
thành đại dịch diễn biến phức tạp, mức độ nguy hiểm rất lớn như cúm gia cầm.
Trong các bệnh đó thì CRD là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với gà nhất là
gà nuôi theo hướng công nghiệp là mối đe dọa thường xuyên.
Bệnh đường hô hấp mạn tính của gà (CRD) là một trong số các bệnh
quan trọng và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong chăn nuôi gia cầm.
Bệnh CRD đặc biệt nguy hiểm khi xảy ra ở các giống gà ông bà, gà bố mẹ, vì
nó không những làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác xảy
ra, giảm sản lượng trứng, giảm tỷ lệ nở và sức đề kháng của gà mới nở mà

1
còn có khả năng lây truyền qua trứng làm bệnh lây nhanh chóng và không có
khả năng thanh toán hay kiểm soát dịch bệnh gây ra những thiệt hại kinh tế
đáng kể.
Bệnh CRD gây ra ở mọi lứa tuổi với triệu chứng ở đường hô hấp chung
khó thở và khò khè. Nhất là khi thời tiết thay đổi, dinh dưỡng kém gà có tỷ lệ
nhiễm cao. Trong đàn gà sinh sản thường ở thể ẩn, làm giảm sản lượng trứng,
giảm tỷ lệ ấp nở, gà con đẻ ra không được khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Tuy gà
mắc bệnh có tỷ lệ chết không cao song nó rất nguy hiểm cho đàn gà.
Mặt khác do hiệu lực phòng bằng vacxin còn hạn chế . Vì vậy CRD
hiện nay vẫn đang là vấn đề nan giải đáng lo ngại, cần được quan tâm ở các
trang trại chăn nuôi công nghiệp.
Trước thực tế đó trong thời gian thực tập tại cơ sở dưới sự hướng dẫn
của TS Trần Thị Đức Tám, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘’Tình hình
nhiễm bệnh hô hấp mãn tính CRD và bệnh hô hấp phức hợp (CCRD) trên
đàn gà đẻ tại xã Liên Hoa- Phù Ninh – Phú Thọ và hiệu quả điều trị”.
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
• Đánh giá được tình hình nhiễm bệnh hô hấp mãn tính và bệnh hô hấp
phức hợp(CCRD) trên đàn gà giống qua các tháng.
• Quan sát triệu chứng lâm sàng và mổ khám quan sát bệnh tích đại thể
trên các ổ dịch bệnh hô hấp phức hợp (CRD - CCRD).
• Đánh giá hiệu quả của một số phác đồ điều trị.
• Nâng cao tay nghề và trình độ.

2
PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ


KHOA HỌC

2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CRD TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC


2.1.1 Tình hình nghiên cứu CRD ở nước ngoài
Bệnh CRD - là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sớm được phát hiện vào
năm 1905 tại nước Anh, do Dodd mô tả với tên gọi “Bệnh viêm phổi địa
phương” ( Infectious pneumoenteritis).
Năm 1907, cũng tại Anh Graham- Smith mô tả một dạng bệnh tương tự
triệu chứng với chứng viêm phù đầu ở gà tây.
Tại Mỹ, năm 1926, Tyzzer mô tả bệnh viêm xoang ở gà tây và đến năm
1938 bệnh này được Dickinson và Hinshow đặt tên là “Bệnh viêm xoang
truyền nhiễm” của gà tây.
Tại Bắc Mỹ, năm 1936. Nelson khi phân lập những cầu trực khuẩn
(Coccobacilliform) từ những con gà mắc bệnh hen suyễn đã mô tả chi tiết
triệu chứng và hình thái khuẩn lạc. Lúc đó ông đã gộp tác nhân gây bệnh cùng
loại với bệnh viêm đường hô hấp trên do virus “coryza infection’ và cho rằng
căn bệnh chỉ nuôi cấy được trong môi trường tế bào và trong bào thai trứng.
Về sau Smith (1948), Mackham và Iăng (1952) đã chứng minh và đồng
thời cũng được chính Nelson (1953) thừa nhận các thể Coccobacillaris được
tìm thấy trước kia chính là P.P.L.O, về sau được thống nhất gọi tên phổ thông
là Mycoplasma ( Freund, 1955).
Năm 1952 các nhà khoa học: Markham, Wong, Olesiuk và Vanrokell
công bố việc nuôi cấy thành công vi sinh bệnh gây bệnh từ gà và gà tây bị
nhiễm CRD và đề nghị xếp Mycoplasma ở gà vào nhóm vi sinh vật gây bệnh

3
ở phổi - màng phổi (Pleuro Pleumonia Group) và bệnh được D. G Edward,
E.A Freundt xếp vào giống Mycoplasma.
Năm 1954, Sernan và cộng sự phát hiện ra bệnh và gọi tên bệnh là
“Bệnh viêm túi khí truyền nhiễm”.
Năm 1957, Adler và cộng sự sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu cho
thấy trong tự nhiên có nhiều chủng Mycoplasma nhưng chỉ có một chủng nhất
định mới có khả năng gây bệnh.
Đến năm 1961, A Brion và M Fontaine gọi tên khoa học của bệnh là
Mycoplasma avium.
Năm 1961, tại hội nghị lần thứ 29 về gia cầm đã thống nhất gọi tên
bệnh Mycoplasma Respyratoria, tác nhân gây bệnh được gọi tên là
Mycoplasma Respyratoria và Mycoplasma Synoviae.
Tháng 5 năm 1961, Tổ chức thú y thế giới (O.I.E) đã đổi tên’ bệnh
viêm phổi – màng phổi” thành bệnh” Mycoplasma ở gia cầm” hay “ bệnh
viêm đường hô hấp man tính” (Chronic respiratory disease, viết tắt CRD) do
Mycoplasma gây ra.
Năm 1962, M Shirine và H.E Ader có công trình nghiên cứu về hình
thái học, tính chất nhuộm màu và kỹ thuật chuẩn đoán Mycoplasma.
Năm 1964, H.W Joder nghiên cứu sự biến đổi hình thái khuẩn lạc
Mycoplasma (Characteziation of avian Mycoplasma).
Năm 1968, Frey và cộng sự nghiên cứu môi trường đặc hiệu để nuôi
cấy và phân lập Mycoplasma. Cũng vào năm đó, J. W Mrose, J.T Boothby và
R. Yamamoto đã sử dụng kháng thể đơn huỳnh quang trực tiếp để phát hiện
CRD ở gà.
Năm 1977, L. Nomomura và H.W Yorder đã nghiên cứu và ứng dụng
phản ứng kết tủa trên thạch (Agar gel precipitin test) để phát hiện kháng thể
kháng Mycoplasma.

4
2.1.2 Tình hình nghiên cứu CRD trong nước
Theo một số tài liệu thì bệnh CRD xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng
được nhìn nhận với hội chứng hen suyễn, khó thở. Cho đến năm 1975, bệnh
CRD trên gà công nghiệp mới chính thức phát hiện và bắt đầu có những
nghiên cứu (Đào Trọng Đạt và cộng sự 1972 – 1975). Từ đó đến nay có rất
nhiều công trình khoa học nghiên cứu về bệnh như: Phan Lục và cộng sự
(1994), Hồ Đình Chúc (1989), Nguyễn Ngọc Nhiên và cộng sự (1999). Các
tác giả đều cho rằng bệnh CRD ở Việt Nam chủ yếu đều do chủng MG. Đây
là bệnh có tính chất chỉ thông báo về sức đề kháng của gia cầm.
Ở nước ta, bệnh CRD xảy ra quanh năm do khí hậu, thời tiết thay đổi
thất thường, điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng kém. Ngoài ra, bệnh còn kết hợp
với một số bệnh khác gây ra những vụ dịch lớn và có tỉ lệ chết cao, do vậy
CRD là một trong những bệnh gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho ngành
chăn nuôi gà. Theo kết quả của Lê Văn Năm (1955), không có một trại hoặc
xí nghiệp chăn nuôi gà công nghiệp nào lại không mắc bệnh CRD.
Theo kết quả của Đào Trọng Đạt (1974 - 1975), tỷ lệ nhiễm
Mycoplasmosis tại một số cơ sở nuôi gà tập trung ở các tỉnh phía Bắc như sau:
Bảng 2.1. Tỷ lệ nhiễm Mycoplasmosis
Trại A B C
Số mẫu kiểm tra 93 75 500
Số mẫu dương tính 58 44 286
Tỉ lệ (%) 57,00 52,00 51,41
( Đào Trọng Đạt 1974 - 1975)
Nguyễn Vĩnh Phước và Nguyễn Thị Như Nguyệt (1985), khi nghiên
cứu bệnh CRD ở gà công nghiệp tại một số tỉnh phía Nam, cho thấy: tỷ lệ
nhiễm MG từ 76,9% - 95,2%, bệnh thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 và
tăng dần, đến tháng 7 và tháng 8 trở đi bệnh giảm xuống.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1985), Phạm Thị Thu Lan (1988) việc sử
dụng vaccine Lasota đối với gà nhiễm MG ẩn tính thường xuất hiện triệu

5
chứng theo 3 hướng: bệnh CRD phát ra dữ dội hoặc bệnh Newcastle có thể
xảy ra hoặc có sự ức chế miễn dịch đối với vaccine Newcastle. Ở đàn gà 3
đến 4 tuần tuổi, khi xấu hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh CRD nếu tiếp tục
sử dụng vaccine Lasota theo định kỳ 30 - 35 ngày tuổi thì có tới 80% gà
nhiễm bệnh nặng.
Theo Phạm Thị Thu Lan và cộng sự (1988) khi theo dõi bệnh CRD ở
xí nghiệp gà, thành phố Nha Trang cho thấy tỷ lệ gà nhiễm bệnh là 27,84%.
Nguyễn Vĩnh Phước (1984 - 1985) đã điều tra, xác định tỷ lệ nhiễm CRD trên
các đàn gà nuôi công nghiệp: ở các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm khá
cao 20% - 60%. Năm 1990, các tỉnh phía Bắc với số mẫu kiểm tra là 49828,
tỷ lệ dương tính là 4,91%. Kết quả cho thấy, tỷ lệ kháng thể và cho phản ứng
dương tính ở các giống gà khác nhau là khác nhau, cụ thể như sau:
Bảng 2.2.Tỷ lệ kháng thể cho phản ứng dương tính của các giống gà
( Nguyễn Vĩnh Phước, 1990).
Giống Số mẫu kiểm tra Tỷ lệ dương tính (%)
HV35 31103 5,23
BE 3858 4,04
AA 3001 7,96
Goldine 3352 1,16

Đào Thị Hảo (1996) đã nghiên cứu tình hình nhiễm MG trên đàn gà
công nghiệp tại Thuỵ Phương - Hà Nội, cho biết: tỷ lệ nhiễm MG ở gà
Goldine là 60,56%, Ros 208 là 28,15% và Tam Hoàng là 9,0%. Tỷ lệ nhiễm
MG tăng lên theo lứa tuổi, vụ đông cao hơn vụ hè thu. Tỷ lệ nhiễm và hiệu
giá kháng thể càng cao thì tỷ lệ đẻ của gà càng giảm.

Nguyễn Hữu Vũ (1998) qua theo dõi bệnh CRD ở vùng Hà Tây, Đông
Anh, Gia Lâm bằng các loại chế phẩm từ Tylosin, Tiamulin, Genta - Tylo và

6
Chlortylodexa tỷ lệ khỏi bệnh từ 83,60 - 94,50%. Đối với việc phòng bệnh
bằng Tylosin và Tiamulin cũng đạt hiệu quả cao từ 92 - 95%.
Nguyễn Hoài Nam (1999) nghiên cứu bệnh CRD cho thấy: tỷ lệ mắc
bệnh CRD tổng đàn ở 3 cơ sở chăn nuôi ở Hoà Bình và Hà Nội (1993 - 1996)
biến động từ 3,26% - 5,28%. Tỷ lệ phân lập được Mycoplasma từ gà có triệu
chứng, bệnh tích CRD là 57,83% trên môi trường MB là 43,37% trên môi
trường MA, mầm bệnh phân lập được là MG. Tác giả cũng đã gây bệnh thực
nghiệm cho gà bằng chủng phân lập được và dùng kháng sinh để điều trị, tỷ lệ
khỏi là khá cao (Genta - Tylo là 86%, anti - CRD là 82%). Tỷ lệ nhiễm CRD
ở đàn gà bệnh là 61,64%, ở đàn gà không có bệnh là 4,59%. Tỷ lệ tử vong
chung tổng đàn dao động từ 30,37% - 44,88%, tỷ lệ tử vong ở gà con mắc
CRD cao hơn 2,8 lần.
Huỳnh Thị Bạch Yến và Nguyễn Phước Ninh (1999) đã công bố kết
quả điều tra tỷ lệ nhiễm MG và MS trên gà công nghiệp huyện Thủ Đức
Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm MG và MS trên gà đẻ
trứng giống ở trại A như sau:
Bảng 2.3. Tỷ lệ nhiễm MG và MS trên gà đẻ trứng giống ở trại A
( Huỳnh Thị Bạch Yến và Nguyễn Phước Ninh, 1990).
Ngày tuổi MG(%) MS(%)
0-30 50,00 37,50
80 40,00 43,33
120 50,00 40,00
160 35,71 75,00
Nhữ Văn Thụ và cộng sự (2002) đã nghiêm cứu về PCR cho thấy chẩn
đoán bằng PCR cho kết quả cao hơn rất nhiều so với phương pháp RPA.
Phương pháp PCR có thể xác định mầm bệnh trong chất độn chuồng, nước
uống, phôi gà mà phương pháp RPA không thể xác định được.
Đào Thị Hảo (2008) sử dụng kháng nguyên MG tự chế phát hiện bệnh
CRD của 2 giống Lương Phượng và Tam Hoàng tại một số cơ sở chăn nuôi

7
gà công nghiệp cho thấy: tỷ lệ nhiễm bệnh CRD trung bình của 2 giống gà là
42,19%.
Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy thực trạng bệnh CRD ở Việt
Nam hết sức phức tạp. Vì vậy, phải đòi hỏi những nghiên cứu về bệnh và
những giải pháp phòng trị bệnh có hiệu quả để ngăn chặn những ảnh hưởng
bất lợi mà bệnh gây nên.
2.2 CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN LẬP MẦM BỆNH
2.2.1 Khái quát về bệnh hô hấp phức hợp (CRD - CCRD)
Bệnh hô hấp mãn tính CRD hay còn gọi là bệnh "hen" gà - là một bệnh
truyền nhiễm trên gia cầm, nhưng phổ biến hơn cả là ở gà và gà tây. Bệnh chủ
yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra. Ngoài ra, chủng
Mycoplasma Synoviae (MS) gây bệnh viêm khớp truyền nhiễm thỉnh thoảng
cũng gây ra bệnh viêm đường hố hấp trên của gà.
Đây là nguyên nhân gây tổn thất kinh tế lớn trong chăn nuôi gà đặc biệt
ở các nơi thường xuyên có các bệnh như: viêm đường hô hấp do virus, bệnh
Newcastle, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh cúm gia cầm…
Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gia cầm là một bệnh rất phổ biến
trong giai đoạn chuyển mùa, thường xảy ra trên mọi lứa tuổi, nhưng gà 3 - 6 tuần
tuổi và gà mái sắp đẻ có độ mẫn cảm cao nhất. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là gà
thở khò khè, sưng mặt, tỷ lệ bệnh cao, tỷ lệ chết thấp nhưng thiệt hại về kinh tế
rất lớn do gà giảm năng suất trứng cũng như hiệu suất tăng trọng.
Bệnh hô hấp phức hợp trên gà (CCRD) là bệnh ghép do nhiều nguyên
nhân gây nên (C: complex) mà nguyên nhân không thể thiếu là Mycoplasma (
gây ra bệnh hô hấp mãn tính trên gà). Khi Mycoplasma xâm nhâp vào con gà
kéo theo một hoặc nhiều vi khuẩn khác (Onithobacterium Rhinotracheale,
Heamophilus paragallinarum, Pasteurella multosida, Coli baccilosis,
Sallmonella gallinarum..) xâm nhập và gây ra bệnh hô hấp phức hợp trên gà
(CRD - CCRD).

8
2.2.2 Địa dư bệnh lý
Bệnh có ở hầu hết các nơi trên thế giới. Từ cuối năm 1951, bệnh đã phổ
biến rộng rãi ở các trang trại chăn nuôi gia cầm thuộc bang Delauver
Meriland và đến năm 1956 bệnh xuất hiện ở tất cả các bang.
Bệnh CRD xuất hiện ở nước ta từ những năm 1970. Hiện nay bệnh
càng lây lan rộng, không những ở các khu vực chăn nuôi công nghiệp mà ở
ngay cả những hộ chăn nuôi gia đình và trên nhiều giống gà khác nhau.
2.2.3 Căn bệnh
2.2.3.1 Phân loại
Bệnh CRD do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên. Căn bệnh chủ yếu
gây ra là M.gallisepticum và chủng thứ yếu là M. gallinarum.
Mycoplasma thuộc nhóm vi sinh vật gây bệnh viêm phổi và màng phổi
(P.P.L.O). Theo phân loại vi sinh vật gây bệnh thì nó có vị trí giữa vi khuẩn
và virus. Nó khác với vi khuẩn là không có màng tế bào bao bọc, có kích
thước rất nhỏ, nhỏ hơn các loại vi khuẩn thường thấy nhưng lớn hơn các loại
virus và thường ký sinh nội bào. Mycoplasma phát triển được trên tế bào nuôi
và hủy hoại tế bào.
Bệnh CRD (Chronic Respiratory Disease) hay còn gọi là bệnh chỉ thị
môi trường, căn nguyên gây bệnh tác động là Mycoplasma gallisepticum.
Thường gây viêm túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi, mắt, viêm phế quản. Vì
thế khi túi khí bị viêm thì rất dễ bội nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh khác
gây nên bệnh hô hấp phức hợp.
Theo phân loại hiên nay của Berygrey (1957- 1975) thì :
M.gallisepticum thuộc:
• Lớp: Mollicutes.
• Họ: Mycoplasmatacene.
• Giống: Mycoplasma.

9
Mycoplasma có 35 loài cho đến nay 16 loài Mycoplasma được phân lập
đó là M.gallisepticum, M.synoviae, M.meleagridis, M.iwoae, M.iners,
M.gallinarum, M.gallopavonis, M.gallinaveum, M.pullorum, M.lipofaciens,
M.glycophilum, M.cloacale, A.laidlawii, A.equifetale, M.imitans và
ureaplasma falorale được phân lập từ gà và gà tây và 7 loài( M.anseris,
M.imitans, M.anatis, M.glycophilum, M.lipofaciens, A.axanthum và
A.laidlawii) được phân lập từ ngỗng và vịt, một vài loài nữa cũng được phân
lập từ bồ câu như: M.columbinum, M.columbinasale và M.columborale.
Mycoplasma từ gia cầm có nhiều mức độ gây bệnh khác nhau. Trong đó
đáng kể nhất là : Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae,
Mycoplasma meleagridis.
2.2.3.2 Hình thái
Mycoplasma là vi sinh vật đa hình thái: hình sợi, hình nhẫn…, kích
thước nhỏ 0,1 - 0,8 µm. Là vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus, nó
không có thành tế bào vững chắc mà được bao bọc bọc bởi màng plasma gồm
các thành phần: protein, glycoprotein, glycolipit và phospholipit. Do hình
dạng luôn thay đổi nên có thể qua màng lọc 0,22µm và là cơ thể sống có khả
năng tự nhân đôi. Hai hình dạng thường thấy là hình quả lê và hình chai với
cấu trúc đầu chóp trên có các cơ quan bán dính giúp Mycoplasma có khả năng
bám vào thành tế bào vật chủ (Razin,1992).
Trong phân loại Mycoplsama thuộc lớp Mollicutes (mollis có nghĩa là
mềm, cutes có nghĩa là da, vỏ bọc). Hai đặc điểm của Mycoplasma khác với
các vi khuẩn khác là kích thước genom và thành phần các bazonito của
Mycoplasma có cả DNA và RNA. Nó mang bộ gene nhỏ nhất trong tất cả các
cơ thể sống tự do khoảng 600kb (kilo base pairs) và có ít hơn 300 gene.
Khi mới phát hiện người ta cho rằng Mycoplasma là virus, bởi vì nó có
thể qua màng lọc một cách dễ dàng. Tuy nhiên chúng không giống virus ở
chỗ chúng có thể sinh trưởng và phát triển trên môi trường nhân tạo không có

10
tế bào. Sau đó người ta còn nhầm Mycoplsama với vi khuẩn dạng L ( L-
forms bacteria) mà dạng này cũng không có thành tế bào, không có sterols ở
trong màng nguyên sinh chất và chúng có thể chuyển thành dạng có thành tế
bào khi thay đổi môi trường sống (Marois, 2001).
2.2.3.3 Cấu tạo
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs, 2009, Mycoplasma chưa có thành tế bào
vững chắc chỉ là một lớp màng mỏng, nguyên sinh chất loãng nên dễ bị biến
đổi hình dạng.
Trong cấu tạo của Mycoplasma, lớp vỏ ngoài cùng của Mycoplasma chỉ
là màng nguyên sinh chất, dài 70-100A 0 . Trong tế bào chất của Mycoplasma
có thể tìm thấy các hạt ribosom có đường kính 0,2µm và thể nhân (nucleoid),
các khuẩn lạc đang phát triển khi nghiên cứu thì thấy những tế bào lớn hơn.
2.2.3.4 Tính chất nuôi cấy
Nuôi cấy Mycoplasma rất khó, chúng mọc chậm, đòi hỏi điều kiện sống
phức tạp, giàu chất dinh dưỡng và yếm khi. Nhiệt độ thích hợp nuôi cấy 370C,
pH=7-8, độ ẩm cao.
• Môi trường lỏng: Mycoplasma mọc chậm và làm môi trường vẩn đục
nhẹ, màu trắng đục hoặc đục đều.
• Môi trường đặc: Mycoplasma tạo thành những khuẩn lạc không màu,
tròn nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc dưới kính hiển vi có độ
phóng đại 30 - 60 lần (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001).
• Môi trường P.P.L.O (môi trường thạch được làm giàu bằng huyết thanh
ngựa): Sau khi rìa cấy, bồi dưỡng ở nhiệt độ 37 0C với độ ẩm cao trong vòng 3
- 5 ngày dường rìa cấy thấy xuất hiện khuẩn lạc tròn, nhỏ, bóng láng, hình cúc
áo, kích thước 0,2 - 0,3 µm, trung tâm khuẩn lạc tối và dày, mọc lẫn xuống
thạch. Rìa khuẩn lạc mỏng và bẹt.

11
• Môi trường nuôi cấy tế bào (môi tường lỏng P.P.L.O): Do môi trường
giàu chất dinh dưỡng nên Mycoplasma làm chuyển màu môi trường thành hơi
vàng và có vẩn bông nhẹ.
• Môi trường thạch máu: Mycoplasma gây bệnh cho người có thể làm
dung huyết máu.
• Môi trường nước thạch lỏng: Khi phát triển khuẩn lạc không làm vẩn
đục hoặc làm hơi vẩn môi trường (theo Đào Trọng Đạt).
• Một số Mycoplasma có đặc tính gây ngưng kết hồng cầu gà, nhưng chỉ
các giống Mycoplasma gây bệnh mới có đặc tính này.
• Có thể nuôi cấy Mycoplasma trên môi trường nhân tạo và trên phôi
trứng bằng cách tiêm vào túi lòng đỏ phôi gà 7 ngày tuổi. Khi đó ta thấy phôi
chết sau 5 - 7 ngày với bệnh tích: phôi còi cọc, phù, hoại tử, lách sưng to.
2.2.3.5. Đặc tính nuôi cấy
Khả năng lên men đường của Mycoplasma là rất khác nhau:
• Không lên men lactose
• Lên men glucose, mantose, không sinh hơi, sinh axit
• Ít lên men saccaroza
• Kết quả lên men galactose, fructose, mantol rất khác nhau
• Không phân hủy genlatin, không làm thay đổi sữa
• Phản ứng arginin âm tính
• Phản ứng Indol dương tính
Mycoplasma gallisepticum gây dung huyết một phần hồng cầu gà
và gà tây, dung huyết hoàn toàn hồng cầu gà trong môi trường thạch.

12
2.2.3.6 Đặc tính sinh sản
Mycoplasma sinh sản tương đối ngẫu nhiên, từ một hình cầu phát triển
thành một hình vô quy tắc, thể này phình to ra, bên trong xuất hiện một hạt
nhân nhuộm màu rất đậm. Hạt này phân cắt thành nhiều hạt nhỏ nằm trong
một khối tế bào chất đươc một màng mỏng bao bọc, về sau mỗi hạt nhỏ sẽ
cùng với một ít tế bào bao quanh nó giải phóng ra vả tạo ra một cá thể mới.
2.2.3.7 Sức đề kháng
Trong tự nhiên sức đề kháng của Mycoplasma rất kém. Các chất sát trùng
thông thường như phenol, formalin, merthiolate,… đều có khả năng diệt khuẩn.
Trong canh trùng nuôi cấy, MG có thể sống từ 2-4 năm ở điều kiện
-300C; sống trong canh trùng nuôi cấy đã được đông khô và bảo quản ở 40C
trong vòng 7 năm, trong xương xoang của gà bị nhiễm bệnh đã được đông
khô và bảo quản ở 40C trong vòng 13-14 năm. MG trong trứng gà ấp bị nhiễm
bệnh sẽ bị bất hoạt trong vòng 12-14 giờ sau khi bị xử lý nhiệt ở 45,6 0C.
Mycoplasma có thể sống được trong phân gà 1-3 ngày ở 20 0C; ở trên quần áo
3 ngày ở 200C và 1 ngày ở 370C; trong lòng đỏ trứng 18 tuần ở 370C và 6 tuần
ở 200C.
2.2.3.8 Cơ chế sinh bệnh
Mycoplasma thường xâm nhập vào cơ thể gia cầm qua đường hô
hấp hoặc qua màng kết .
Chúng ký sinh và gây viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc
mũi, các xung quanh mũi, thành các túi hơi từ đó Mycoplasma đi khắp các cơ
quan bộ phận khác trong cơ thể. Niêm mạc bị phù nhẹ, lớp dưới bị nhiễm các
tế bào lympho và các tổ chức bào tạo nên các hạt lấm tấm. Nếu sức đề kháng
của cơ thể tốt hoặc mầm bệnh chưa đủ khả năng gây bệnh thì mầm bệnh cư
trú tại đường hô hấp trên. Nếu sức đề kháng cơ thể giảm sút do thời tiết thay
đổi đột ngột, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng kém hoặc mắc bệnh khác thì
mầm bệnh phát triển và gây bệnh.

13
Nếu sức đề kháng của cơ thể không tốt, trạng thái cân bằng giữa cơ thể
và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể được thiết lập bị phá vỡ thì bệnh lây lan
nhanh. Trường hợp này thường thấy khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn
thương do các virus viêm phế quản, đậu và thanh khí quản. Bệnh càng được
thể hiện rõ khi niêm mạc đường hô hấp có một số vi khuẩn E.coli kí sinh, con
vật thường bị kiệt sức rồi chết (Nguyễn Bá Hiên và CS, 2009).
Khả năng bám dính của Mycoplasma vào tế bào biểu mô đóng vai trò rất
quan trọng trong cơ chế gây bệnh. Những biến đổi ở lớp biểu mô khí quản do
Mycoplasma có thể đóng vai trò nguyên phát hoặc kế phát gây bệnh.
2.2.4 Dịch tễ học
2.2.4.1 Loài vật mắc bệnh
Trong thiên nhiên: gà, gà tây, gà sao dễ mắc bệnh. Bồ câu, vịt, ngan,
ngỗng, ít cảm thụ.
Năm 1978, Tion phân lập được mầm bệnh từ chim cút Nhật.
Năm 1982, Davison và cộng sự đã phân lập được mầm bệnh từ gà tây.
2.2.4.2 Lứa tuổi mắc bệnh
Gà mắc bệnh ở mọi lứa tuổi trong đó tỷ lệ mắc bệnh tập trung ở: 3 - 6
tuần tuổi; Gà đẻ bói; Gà đẻ khi tỷ lệ đẻ cao nhất. Gà lớn, gà đẻ tỷ lệ mắc bệnh
cao hơn gà con.
2.2.4.3 Mùa vụ mắc bệnh
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, nóng ẩm về mùa hè gió lạnh
về mùa đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bệnh thường xảy ra
khi điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, các đợt gió mùa.
2.2.4.4 Phương thức truyền lây và chất chứa mầm bệnh
Trong thiên nhiên nguồn bệnh chủ yếu là gà bệnh, gà đang nung bệnh, gà
có bệnh ẩn hay gà mang trùng. Đối với gà bệnh, mầm bệnh có nhiều trong
nước mắt, mũi , miệng. cho nên khi gà hắt hơi mầm bệnh được lan truyền vào
không khí , gà lành mắc bệnh do hít phải mầm bệnh. Do Mycoplasma chỉ

14
sống được một vài ngày ở ngoài môi trường nên những con vật mang trùng
luôn có ý nghĩa về mặt dịch tễ học.
Các nghiên cứu cho thấy rằng căn bệnh xâm nhập vào trứng không phải
từ buồng trứng từ gà bệnh mà chủ yếu từ ống dẫn trứng trong quá trình hình
thành vỏ trứng. Điều này giải thích lý do tại sao gà con mới nở mắc bệnh và
bệnh lây lan nhanh từ một cơ sở gà giống ra nhiều cơ sở chăn nuôi khác.
Như vậy, ngoài đường hô hấp, đường sinh dục cũng là cửa ngõ truyền
nhiễm đáng lưu ý. Bệnh có thể lây lan qua đường tiêu hóa nhưng không đáng kể.
2.2.5 Triệu chứng, bệnh tích
2.2.5.1 Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh do Mycoplasma gallisepticum gây ra có
thể biểu hiện rất khác nhau, tùy thuộc vào cường độ, độc lực của mầm bệnh
và sức đề kháng của cơ thể, thời gian nung bệnh có thể biến đổi từ 4 - 21
ngày, trung bình khoảng 1 tuần. Có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ,
độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng, vệ sinh, chăm sóc, stress, mật độ nuôi… sử
dụng kháng sinh để phòng bệnh cũng ảnh hưởng đến thời gian nung bệnh.
Trong tự nhiên thời kì ủ bệnh có khác nhau tù 3 - 38 tuần (Skiptovits, 1996).
Cac dấu hiệu đầu tiên xuất hiện: khí quản có tiếng ral, chảy nước mũi và
ho; tiêu thụ thức ăn giảm, giảm tăng trọng các triệu chứng thấy rõ về đêm và
sáng sớm
Điều này cũng được tác giả Nguyễn Ngọc Nhiên và cộng sự (1999)
công bố khi gây bệnh thực nghiệm trên gà: niêm mạc mắt xung huyết, đỏ,
nước mắt đặc dần sau thành sợi fibrin tích tụ lại to dần và lồi lên ở giữa tròng
mắt. Mắt bị viêm kết mạc, giác mạc bị loét, mắt có mủ và con vật có thể bị
mù. Con vật bị viêm lan từ mũi ra các xoang xung quanh, viêm đường hô hấp,
đầu có thể bị biến dạng do bị viêm mắt, viêm mũi. Sau khi các xoang bị viêm
thì niêm mạc hầu, khí quản và túi khí cũng bị viêm. Con vật thở khò khè, có
âm ran phế quản, mào tím bầm, kiệt sức rồi chết. Thỉnh thoảng có những

15
trường hợp bị mất điều hòa thần kinh, què, sưng khớp, kém ăn, mỏ và chân
khô…Nhưng dấu hiệu đặc trưng nhưng không phổ biến như giảm tốc độ sinh
trưởng, giảm năng suất đẻ trứng, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn…Những
triệu chứng lâm sàng thường nặng hơn ở con trống, gà tây biểu hiện nặng hơn
gà. Tỷ lệ chết phụ thuộc vào lứa tuổi, con non bị ảnh hưởng nhiều hơn con
trưởng thành và ở nhiệt độ càng thấp bệnh càng nặng và thời gian bị bệnh kéo
dài hơn.Tỉ lệ chết khoảng 5 - 12% nhưng cũng có khi tỉ lệ chết lên tới 30%
(Nguyễn Thị Hương và Lê Văn Năm, 1995).
Gà lớn thường mắc bệnh ở thể ẩn, triệu chứng lâm sàng không rõ, bệnh
xảy ra chậm và kéo dài nhiều tháng. Dấu hiệu đặc trưng nhất là khi thở có
tiếng ran, thở khò khè, viêm mũi một bên hoặc hai bên, gà chảy nước mắt,
nước mũi, vảy mỏ, tiêu hóa kém và gầy sút (Ley, 2003).
Gà đẻ sản lượng trứng giảm có khi tới 50-60%, trứng nhỏ, dị dạng, tỷ lệ
nở thấp, tỷ lệ chết phôi tăng do phôi thường bị chết ngạt.
Đối với gà trống khi mắc bệnh thường có tiếng kêu khan, có dấu hiệu
bệnh rõ rệt hơn và bệnh thường nặng hơn vào mùa đông. Gà thịt thường mắc
bệnh nặng hơn và hay kết hợp với bệnh khác. Tỷ lệ chết ở đàn gà lớn không
đáng kể nhưng ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng và tỉ lệ đẻ. Gà thịt tỉ lệ
chết thấp khi không kết hợp với các bệnh khác, chết nhiều nhất là 30% nếu có
bệnh ghép và đặc biệt vào những tháng cuối năm. Ở gà tây, lúc đầu thường
thấy có chất dịch tiết ở mũi và mắt. Gà thường bị viêm xoang mũi nặng, nhiều
con mắt sưng to không mở ra được gây khó khăn cho việc ăn uống và gầy sút
nhanh. Nhiều đàn gà giống có hiện tượng đẻ rơi trứng, tỉ lệ đẻ giảm nhiều và
gây tổn thất kinh tế ( Mohammed, 1987).
2.2.5.2 Bệnh tích
2.2.5.2.1 Bệnh tích đại thể
Xác chết gầy và nhợt nhạt do thiếu máu. Niêm mạc mũi và các xoang
cạnh mũi sưng chứa dịch nhớt màu vàng hay xám. Thành các xoang dưới mắt

16
phù, xoang chứa dịch đặc có fibrin. Niêm mạc họng sưng, xung huyết, đôi
chỗ có xuất huyết phủ nhiều niêm dịch trong. Phổi phù thũng, mặt phổi phủ
fibrin, rải rác một số vùng bị viêm hoại tử. Thành túi khí dày lên, phù thũng.
Xoang túi khí nhất là vùng ngực và bụng chứa đầy chất dịch có màu trắng
sữa. Nếu bệnh chuyển sang dạng mạn tính thì chất chứa quánh lại, cuối cùng
thành một chất khô bở, màu vàng.
Trong trường hợp điển hình, có hiện tượng viêm ngoại tâm mạc, viêm
quanh gan, mặt ngoài gan có viêm tơ huyết mủ, viêm màng bụng (La Thanh
Sinh, 1963).
• Gà con bị viêm ngoại tâm mạc, viêm quanh gan và viêm phúc mạc. Lách
có thể hơi bị sưng.
• Gà mái: Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng.
• Gà trống: Viêm tinh hoàn, viêm khớp.
2.2.5.2.2 Bệnh tích vi thể
Khi quan sát bệnh tích vi thể, theo Johnson J.L (1973) cho rằng các tổn
thương do M. gallisepticum gây ra các đặc trưng ở khí quản và phổi.
Chẩn đoán mô bệnh học thấy tăng sinh tế bào biểu mô, thẩm thấu tế
bào ở niêm mạc khoang mũi, hốc mắt, phế quản và thanh quản, xuất hiện các
hạt chứa các tế bào khổng lồ, tạo các vùng hoại tử, tạo hang. Trong mô phổi
có hiện tượng tăng sinh các mô dạng nang, ngoài ra còn quan sát tổn thương u
hạt chiếm 22% trong trường hợp ở bệnh tự nhiên (Subin V.A, 1978).
Theo nghiên cứu của Vanroekel và cộng sự (1957) các tổ chức niêm mạc
dày lên do hiện tượng thâm nhiễm của tế bào đơn nhân và sự tăng sinh của tuyến
nhày. Trong lớp hạ niêm mạc có sự tăng sinh của các tổ chức lâm ba.
Kiểm tra tổ chức học thấy niêm mạc viêm thâm nhiễm tế bào lympho
và tổ chức bào; túi hơi và bao tim viêm hạt; phổi viêm tích tụ lympho bào.
Ở bào thai chết, màng thai dày và khô lại, dính vào bào thai và có thể bị
xuất huyết lấm chấm. Bào thai phát triển kém, thận nát, gan sưng, khí quản và

17
phổi tích tụ fibrin đã bị bã đậu hóa, thành túi hơi dày ra. Đôi khi thấy khớp
xương bị sưng, tổ chức liên kết dưới da và các cơ quan thực thể bị xuất
huyết , phụ tạng hoại tử lấm chấm.
* Bệnh tích khi có bệnh ghép:
Khi bị nhiễm M. gallisepticum sẽ nhanh chóng lan tỏa toàn đàn gà làm
giảm sức đề kháng của con vật và dễ nhiễm các bệnh khác. Khi bị nhiễm bệnh
thứ phát thì bệnh sẽ tiến triển theo hướng phức tạp hơn.
Khi đã bị Mycoplasma, nếu đưa vacxin chống bệnh Newcastle vào thì
khả năng tạo miễn dịch cũng bị hạn chế, cơ thể yếu làm cho gà không chống
được virus cường độc và dễ nhiễm Newcastle.
Khi có bệnh ghép với E.coli thì có bệnh tích của viêm ruột, viêm cata
bại huyết, có xuất huyết từng chấm vành mỡ bao tim, gan xuất huyết và nhiều
khi gan, tim, phổi hình thành một khối có phủ lớp màng trắng đục.
Khi cơ thể đã nhiễm bệnh, hệ thống miễn dịch bị suy giảm gà sẽ bị
nhiễm hàng loạt bệnh khác: thương hàn, viêm phế quản truyền nhiễm, viêm
thanh khí quản truyền nhiễm…
Thực tế, nếu chỉ mắc riêng bệnh Mycoplasma thì tỷ lệ chết ít và rải rác,
song khi đã ghép bệnh tỷ lệ chết sẽ tăng rất cao trong đàn.
2.2.6 Chẩn đoán
2.2.6.1 Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm - IB: Do virus thuộc nhóm
Coronavirus gây ra cho gà ở tất cả các lứa tuổi, nhưng tập trung nhiều nhất ở
đàn gà dưới 6 tuần tuổi. Nếu gà đẻ bị bệnh sẽ có triệu chứng cấp tính, tỷ lệ
mắc bệnh cao. Triệu chứng hô hấp của gà bệnh không phải thể hiện ở phần
trên mà thể hiện ở phần sâu hơn của đường hô hấp. Gà cũng có triệu chứng
hắt hơi, kêu toóc toóc , thở khò khè , vươn cổ để thở. Một số trường hợp gà bị
sưng hầu, sản lượng trứng giảm đột ngột. Nếu virus xâm nhập vào thận làm

18
thận viêm, hiện tượng ure huyết, phân xanh trắng có nhiều urat, màu xanh
tím. Nhưng khi dùng kháng sinh như Tiamulin, Tylosin…điều trị thì không
thấy khỏi, nhưng nếu sử dụng loại kháng sinh này trong điều trị bệnh CRD thì
mang lại hiệu quả điều trị.
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm - ILT: do virus thuộc nhóm
Herpes gây viêm đường hô hấp chủ yếu là khí quản và thanh quản, làm cho
gà khớ thở, thở khò khè rồi chết. Triệu chứng ho, hen rất nặng có khi gà bị
ngạt từng cơn. Trong khi ngạt mào tím bầm lại, miệng há to và có tiếng rít rất
mạnh. Nếu nặng cuối cơn rít gà thường khạc ra khối đờm có lẫn máu. Khi
xách chân gà dốc ngược xuống đất, gà bị chết ngay do bị ngạt thở.Khi điều
trị bằng các loại kháng sinh như Tiamulin, tylosin,..cũng không khỏi.
• Bệnh nấm phổi Askergillosisi: Cũng gây cho gà triệu chứng khó thở
chủ yếu ở gà con, gà lớn và gà trưởng thành ít khi mắc. Nhưng bệnh này
thường xảy ra với gà dưới 2 tháng tuổi còn CRD xảy ra ở mọi lứa tuổi gà. Tỷ
lệ chết cao có khi đến 90%. Ở nấm phổi, phổi gà bệnh thường có các u nấm
màu vàng xám to nhỏ không đều nhau. Kiểm tra trên kính hiển vi dễ dàng
phát hiện được sợi nấm.
• Bệnh thiếu Vitamin A: Trong trường hợp bệnh nhẹ chỉ có thể bằng
phương pháp phân tích hàm lượng Vitamin A mới xác định được bệnh. Gà
cũng có hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi do niêm mạc cơ quan hô hấp và
mắt bị tổn thương, đôi khi còn xuất hiện triệu chứng thần kinh. Bệnh phát
triển chậm và không lây lan.
• Bệnh đậu gà (Variola avium): Mycoplasmosis có thể nhầm với bệnh
đậu thể yết hầu. Trong bệnh đậu, màng giả ở niêm mạc miệng, hầu thường
dày, tràn lan và khó bóc. Ngoài ra trong ổ dịch, sớm muộn trên đàn gà một số
con có các mụn đậu ngoài da.

19
2.2.6.2 Chẩn đoán vi khuẩn học
Bệnh phẩm: Lấy các dịch tiết đường hô hấp của gà, lấy bệnh phẩm ở hốc
mắt, xoang mũi, niêm mạc khí quản và bệnh tích ở phổi, thành các túi hơi.
Kiểm tra bằng kính hiển vi: Lấy bệnh phẩm sau đó phết kính rồi nhuộm
Giemsa. Quan sát dưới kính hiển vi thấy cầu trực khuẩn nhỏ li ti, dạng hình
nhẫn thường tập trung thành từng đám.
Nuôi cấy phân lập: Cấy bệnh phẩm vào môi trường nước thịt (có dinh
dưỡng cao nước chiết tim bê và có 10 - 20% huyết thanh) hoặc cấy vào môi
trường thạch P.P.L.O. Trong môi trường nước thịt Mycoplasma gallisepticum
mọc chậm chỉ làm biến đổi màu môi trường mà không tạo váng hay cặn.
Trong môi trường thạch, Mycoplasma gallisepticum mọc chậm sau 48 giờ
khuẩn lạc điểm hình tròn, trơn, ở giữa nổi lên như quả trứng ốp lết.
Phân lập Mycoplasma qua phôi gà: Tiêm bệnh phẩm vào túi lòng đỏ
của phôi gà 6 - 7 ngày tuổi. Phôi có thể chết sau 4 - 8 ngày với bệnh tích đã
miêu tả ở trên.
2.2.6.3 Chẩn đoán huyết thanh học
Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh học được sử dụng trong chẩn
đoán Mycoplasma bao gồm:
• Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính.
• Phản ứng chậm trong ống nghiệm.
• Phản ứng ngưng kết và ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà.
• Phản ứng ELISA.
• Phản ứng ức chế sinh trưởng.
• Phản ứng kết tủa và khuyếch tán trên thạch.
• Kiểm tra khuẩn lạc kháng huyết thanh.
• Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính - RPA: phản ứng này không
tốn kém, dễ thực hiện. Có thể làm phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm với
huyết thanh gà nghi mắc bệnh hay lòng đỏ trứng. Kháng thể có trong máu từ

20
2 - 6 tuần tuổi sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và biến mất từ 2 - 12
tuần sau khi gà khỏi bệnh. Đây là một phản ứng được sử dụng như một kĩ
thuật thường quy để chẩn đoán, xác định gà bị bệnh.
Đàn gà bị coi là nhiễm bệnh khi có trên 50% số mẫu kiểm tra cho phản
ứng dương tính. Nếu trong trường hợp tỉ lệ ít hơn nhưng khi kiểm tra gà có
biểu hiện triệu chứng, bệnh tích của bệnh thì đàn gà được coi là không an toàn
về bệnh CRD.
Phản ứng dương tính khi huyết thanh pha loãng 1/8 hay cao hơn có thể
kết luận gà bị nhiễm CRD (OIE, 2000).
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà - HI: Mycoplasma
gallisepticum có đặc tính ngưng kết hồng cầu gà nên sau khi phân lập được
căn bệnh có thể kiểm tra đặc tính này. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu
thực hiện bằng kháng nguyên MG có sẵn trong phòng thí nghiệm, kháng thể
là huyết thanh gà nghi mắc bệnh. Sự ức chế ngưng kết hồng cầu thể hiện sự
có mặt của kháng thể chống lại MG.
Phép thử được thực hiện với cả huyết thanh, huyết tương hoặc từ lòng
đỏ trứng, phản ứng nhằm kiểm tra kháng thể IgG. Kháng thể được phát hiện
trong trường hợp này có thể tồn tại vài tháng. Phản ứng này rất đặc hiệu,
không có hiện tượng phản ứng chéo với MG hoặc với các loài Mycoplasma
khác nhưng độ nhạy của phản ứng thấp.
Phản ứng HI thể hiện tính đa dạng kháng nguyên rất cao mà sử dụng kĩ
thuật enzyme cắt hạn chế cũng không phát hiện được. Hiệu giá HI phụ thuộc
vào các chủng vi khuẩn được sử dụng trong phép thử.
Tuy nhiên, sự phối hợp sử dụng RPA và HI có thể mang lại những
thông tin quan trọng trong việc xác định sự lây nhiễm Mycoplasma trong đàn:
+ Tỷ lệ dương tính thấp khi RPA thấp hơn 30% và HI thấp hơn 3% -
10%, điều đó chỉ ra rằng đàn gà mới bị nhiễm bệnh.

21
+ Tỷ lệ dương tính cao ở 2 phản ứng chứng tỏ đàn gà bị nhiễm bênh từ 3
- 8 tuần.
+ Tỷ lệ dương tính RPA thấp, tỉ lệ dương tính HI cao thể hiện đàn gà bị
nhiễm bệnh 3 - 6 tháng trước đây.
• Phản ứng PCR
• Kỹ thuật PCR được sử dụng nhiều ở các nước phát triển, ở nước ta
cũng đã sử dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán nhanh bệnh CRD do MG
(Nhữ Văn Thuận và cộng sự, 2001).
2.2.7 Vài nét về các vi khuẩn và các bệnh do vi khuẩn thường hay ghép
với Mycoplasma gây nên bệnh CCRD trên gà
2.2.7.1 Onithobacterium Rhinotracheale gây bệnh ORT trên gà
Nguyên nhân:
+ Bệnh do vi khuẩn Onithobacterium rhinotracheale gây ra.
+ Trực khuẩn nhỏ , hình que, bắt màu gram (-), không sinh nha bào.
Triệu chứng:
+Hen, thở khò khè, hắt hơi vảy mỏ.
+ Gà khó thở, há mỏ lên cao để thở,có tiếng rít, ngáp, đớp không khí.
+ Gà sốt cao,mào tím tái, chảy nước mắt, nước mũi.
+ Giảm ăn, giảm đẻ, giảm tăng trọng.
Bệnh tích:
+ Phổi, phế quản, khí quản có mủ đặc có mủ đặc gây tắc thở và chết.
+ Túi khí bị phá hủy.
+ Gây tê liệt, viêm khớp, viêm xương, viêm tủy thường có mủ, mổ ra
thường có dịch nhầy tiết ra trong các khớp.
2.2.7.2 Heamophilus paragallinarum gây bệnh sưng phù đầu gà ( Coryza)
*Nguyên nhân
- Vi khuẩn gây bệnh là Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn
được gọi là Avibacterium paragallinarum, là một vi khuẩn hiếu khí, gram (-),

22
khi nuôi cấy trong môi trường thạch máu sau 24h cho ra những khuẩn lạc nhỏ
tách rời như hạt sương.
- Vi khuẩn được chia làm 3 serotype A, B và C có tương quan về các
receptor.
- Gà là động vật cảm thụ chủ yếu, đôi khi vi khuẩn vẫn gây bệnh cấp
tính trên chim trĩ và gà lôi.
- Chim hoang dã được cho là nơi lưu trữ mầm bệnh và là nguyên nhân
xảy ra các ổ dịch tại các trại chăn nuôi.
*Triệu chứng:
• Gà giảm ăn, ủ rũ.
• Sản lượng trứng giảm.
• Sưng đầu và sưng mặt (phù đầu hay phù mặt).
• Dịch viêm chảy ra từ mũi bắt đầu trong sau đặc và đóng cục mủ trắng,
ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to.
• Mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở
được một phần nhỏ. Do đó gà không ăn uống được và chết.
• Các biểu hiện bệnh có thể kéo dài 2 tuần.
• Tỷ lệ mắc bệnh có thể 100% nhưng tỷ lệ chết thấp. Gà khi khỏi bệnh có
miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan sang những đàn mới.
• Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khó và ho (do dịch viêm cô
đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở). Tỷ lệ chết tăng nhanh chóng do nhiễm
trùng kế phát.
*Bệnh tích
• Mổ ở xoang mũi thấy dịch viêm lúc đầu trong sau đặc trắng như bã đậu.
• Tổ chức dưới da, đầu và tích bị phù thũng.
• Xoang niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ.
• Các biểu hiện bên trong nội tạng thường do kế phát với các bệnh khác,
Coryza ít có các bệnh tích đặc trương trong các cơ quan nội tạng.

23
2.2.7.3 Pasteurella multosida ( bệnh tụ huyết trùng gà )
* Nguyên nhân:
• Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.
• Tất cả gia cầm đều mẫn cảm với bệnh. Gà tây cảm thụ với bệnh hơn
gà rồi đến vịt, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo,…
• Gà lớn mẫn cảm hơn gà nhỏ. Ở gà xảy ra chủ yếu ở đàn đẻ.
* Triệu chứng:
- Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 1 - 2 ngày nhưng có khi tới 4 - 9
ngày. Gồm 2 thể cấp tính và mãn tính. 
* Thể cấp tính:
- Thường triệu chứng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết. 
- Sốt cao (42 – 43C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp
thở tăng. 
- Phân tiêu chảy có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây
và có chứa chất nhầy. 
- Gà chết có biểu hiện mào và tích tím bầm do ngạt thở.
*Thể mãn tính: 
- Gà ốm, sưng phồng tích, khớp xương chân, xương cánh, đệm của
bàn chân. 
- Thỉnh thoảng có tiếng ran khí quản và khó thở. Gà có thể bị tật vẹo cổ.
* Bệnh tích:
Thể cấp tính
- Sung huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, cơ quan phủ tạng
nhất là phần bụng: tim, lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc
đường ruột. 
- Viêm bao tim tích nước. 
- Gan sưng có hoại tử bằng đầu đinh ghim. 
- Chất dịch nhầy có nhiều ở cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột.

24
2.2.7.4 Vi khuẩn Coli baccilosis gây bệnh tiêu chảy do E.coli.
* Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Coli baccilosis gây ra.
Vi khuẩn tấn công một cách thuận lợi nhất là khi túi lòng đỏ tiêu
chậm gây bệnh viêm rốn và viêm phúc mạc cho gà con.
Các týp huyết thanh gây bệnh này là O1:K1(L), O2:K1(L),
O78K80(B).
* Triệu chứng:
Gà con mới nở:
Rốn viêm, ướt, có màu xanh. Bụng sung to, lòng đỏ không tiêu.
Gà 1 - 3 tuần tuổi:
Xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc toàn thân. Gà hen, khó thở, khò
khè (giống như CRD). Gà sốt, bỏ ăn, viêm mí mắt, viêm khớp. Gà tiêu chảy
mạnh, phân có màu xanh, vàng, trắng lẫn bọt khí.
Trên gà lớn:
Các biểu hiện không rõ rệt, gà chết rải rác do kiệt sức.Giảm tỉ lệ đẻ.
* Bệnh tích:
Gà 1 - 3 tuần tuổi:
Gan, lách, sưng to, tụ máu, viêm, xuất huyết màng bao gan, màng bao
tim, màng treo ruột.Túi khí đục, dày.
Gà > 3 tuần tuổi: ngoài những bệnh tích trên còn thấy:
Túi khí có sợi hoặc màng fibriin bám dính. Trên bề mặt gan, tim, lách
phủ một lớp màng giả màu trắng đục hoặc màu vàng ngà.
2.2.7.5 Vi khuẩn Salmonella gallinarum gây bệnh thương hàn gà
* Nguyên nhân:
Vi khuẩn Salmonella gallinarumgây bệnh bạch lỵ ở gà con và thương
hàn gà ở gà trưởng thành.Là trực khuẩn nhỏ, hình thon, dài, không giáp mô,

25
không di dộng, không có nha bào.Bắt màu Gram (-). Chỉ có kháng nguyên
thân O sản sinh ra nội độc tố O1, 9, 12.
* Triệu chứng:
Gà <3 tuần tuổi:
Phôi không đạp bể vỏ và chết. Gà con nở ra quá yếu và chết. Gà nhỏ,
yếu, có các biểu hiện: phân trắng, bết, dính hậu môn, gà ủ rũ, xã cánh, tụ lại
thành từng đám. Có đốm casein trong giác mạc hoặc có những điểm chấm
trắng trên nhãn cầu.
Gà >3 tuần tuổi:
• Thể cấp tính: gà giảm ăn đột ngột, gục xuống, xù lông, mào tái nhợt, sốt
cao 41 - 43oC, tiêu chảy, giảm sản lượng trứng, trứng giảm khả năng ấp nở.
• Thể mãn tính: mặt, mào tích nhợt nhạt, bụng xệ xuống do viêm phúc
mạc, gà giảm đẻ, đẻ không đều hoặc ngừng đẻ, trứng có vỏ xù xì, có thể dính
máu ở vỏ hoặc lòng đỏ, phân lúc bón, lúc bết.
* Bệnh tích:
Gà <3 tuần tuổi:
• Lòng đỏ không tiêu, màu xám hoặc xanh.
• Lách sưng to 2 - 3 lần.
• Viêm màng bụng, màng bao tim có dịch rỉ viêm.
• Gan sưng, xuất huyết, hoại tử,
• Ruột viêm, xuất huyết, manh tràng có đầy phân trắng.
Gà > 3 tuần tuổi:
• Viêm buồng trứng, ống dẫn trứng.
• Trứng có thể vỡ gây viêm phúc mạc.
• Gan sưng bở có những đốm hoại tử.
• Lách sưng to.
• Viêm màng bụng, màng quanh gan, màng ngoài tim
• Viêm ruột hoại tử, có thể loét.

26
2.2.8 Bệnh CCRD trên gà
2.2.8.1 Nguyên nhân
Do Mycoplasma ghép với 1 hoặc nhiều vi khuẩn đã kể ở trên.

2.2.8.2 Triệu chứng, bệnh tích


Tùy vào chủng Mycoplasma và tác nhân ghép mà triệu chứng, mức độ
bệnh biểu hiện là khác nhau.Triệu chứng, bệnh tích đặc trưng cho cả bệnh
CRD và bệnh ghép.
2.2.8.3 Phòng bệnh
Để phòng bệnh CRD nói riêng, các bệnh truyền nhiễm nói chung thì
cách tốt nhất là tạo con giống mới có sức đề kháng với bệnh. Tuy nhiên do
điều kiện nước ta còn nhiều hạn chế do đó phương pháp hữu hiệu nhất là làm
tốt công tác vệ sinh, vacxin trong phòng bệnh và sử dụng đúng thuốc trong
điều trị bệnh.
* Phòng bệnh bằng vệ sinh:
Đây là bệnh xảy ra ngoài yếu tố vi sinh vật thì yếu tố về vệ sinh chuồng
trại và môi trường chăn nuôi đóng vai trò không nhỏ. Do đó phải thực hiện
đầy đủ các phương pháp và các quy trình kỹ thuật về vệ sinh phòng bệnh
trong việc nuôi dưỡng, ấp trứng phân phối con giống, đảm bảo mật độ chăn
nuôi. Thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, thức
ăn và nước uống, định kỳ tẩy uế chuồng trại. Khi có bệnh cần nhanh chóng
cách ly con vật ốm với con khỏe. Sau mỗi lứa cần phải dọn vệ sinh, tẩy uế, sát
trùng và phải có thời gian trống chuồng thích hợp.
*Khi có dịch xảy ra thì:
+ Với đàn gà không bệnh, nuôi riêng trong điều kiện an toàn, vệ sinh
phòng bệnh nghiêm ngặt để nhân lên và thay thế đàn có bệnh.

27
+ Đối với đàn có bệnh thì ta loại thải hoặc sử dụng làm thương phẩm
trong trường hợp nhiễm nhẹ nhưng phải được kiểm tra chặt chẽ và sử dụng
Tylosin trong phòng bệnh.
* Phòng bệnh bằng kháng sinh:
Trong thực tế sản xuất có nhiều cơ sở sử dụng kháng sinh trong công
tác phòng bệnh CRD như Tiamulin, Tylosin…Như ta đã nêu ở trên bệnh
CCRD là bệnh kế phát của một số bệnh nên muốn hiệu quả phòng bệnh cao
người ta thường phối hợp các loại kháng sinh với nhau như: Gentamycin,
Kanamycin, Doxycycline…
Ở Hà Lan, Mỹ và một số nước khác người ta nhúng trứng vào dung
dịch Tylosin để xử lý trước khi đưa vào máy ấp. Có thể xử lý trứng bằng hai
phương pháp sau:
- Dựa vào sự chênh lệch về ấp suất: Trứng được nhúng trong một thùng
kín có chứa Tylosin và thùng chứa này được nối liền với máy hút chân không.
Người ta điều chỉnh áp suất trong phòng theo ý muốn để tạo điều kiện cho
kháng sinh nhanh chóng thâm nhập vào trứng.
- Dựa vào sự chênh lệch về nhiệt độ: để trứng ở 37 0C trong 3 giờ sau đó
nhúng vào dung dịch kháng sinh ở 4 0C. Tuy nhiên phương pháp này cũng
không diệt được Mycoplasma hoàn toàn mà còn làm giảm tỷ lệ nở. Mặt khác
khó duy trì được sự chênh lệch về nhiệt độ của bể trứng và lượng kháng sinh
nhúng vào trứng là không đều nhau.
* Phòng bệnh bằng Vacxin:
Hiện nay do tiến bộ của khoa học công nghệ đã sản xuất được một số
loại Vacxin phòng bệnh CRD sau:
- Vacxin vô hoạt M.gallisepticum: Vào những năm 1970 bệnh do
Mycoplasma xảy ra nghiêm trọng. Trước tình hình đó Yonder H.W đã chế tạo
thành công vacxin Mycoplasma gallisepticum vô hoạt nhũ dầu. Kết quả gia
cầm chống bệnh rất tốt.

28
Talkington F.D và Kleven S.H, 1984 cho thấy khi tiêm vacxin
Mycoplasma gallisepticum vô hoạt nhũ dầu có tác dụng chống lại mầm bệnh
cư trú trong khí quản.
-Vacxin nhược độc: Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng vacxin
M.gallisepticum nhược độc tiêm cho gà mái, mục đích làm tăng sản lượng
trứng của gà đẻ và làm giảm sự lây lan mầm bệnh qua trứng.
Thực tế dùng vacxin để phòng bệnh nhưng hiệu quả không cao. Nên
khi điều trị khỏi triệu chứng lâm sàng vẫn phải tiếp tục phòng bệnh bằng
kháng sinh. Phòng bệnh phải tiến hành theo phương pháp tổng hợp.
Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều hãng sản xuất vacxin phòng
bệnh CRD:
Vacxin vô hoạt được chế từ Mycoplasma gallisepticum do công ty
VINELAND của Mỹ sản xuất có quy trình phòng bệnh như sau:
- Lần 1: Vào lúc 3 tuần tuổi tiêm dưới da hay bắp liều 0,5ml/ con.
- Lần 2: Trước khi đẻ 2 – 4 tuần liều 0,5ml/ con. Khi tiêm cho gà đẻ
kháng thể truyền vào lòng đỏ của trứng nên phòng được bệnh cho gà con
trong vòng 2 – 3 tuần tuổi.
Nobivac – Mg của Hà Lan, là vacxin tiêm dưới da 0.5ml /con lúc 2 – 3
tuần tuổi có thể tiêm nhắc lại lúc 3 – 4 tuần tuổi.
Nobivac – M6 của Hà Lan, là vacxin vô hoạt dùng tiêm bắp hay dưới
da cho gà hậu bị (18 - 22) tuần tuổi và gà đẻ mỗi con 0.5ml/ con.
Talovac 104 của Đức là vaxin nhược độc tiêm dưới da cho mỗi con
0.5ml từ 6 - 8 tuần tuổi và tiêm nhắc lại lúc gà 16 - 20 tuần tuổi.
2.2.8.4 Điều trị bệnh
* Định kỳ kiểm tra bằng huyết thanh học để xác định tỷ lệ nhiễm bệnh.
Dùng phản ứng ngưng kết nhanh với máu tươi hoặc có thể lấy huyết thanh
đưa về phòng thí nghiệm để làm phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính và

29
ngưng kết chậm trên ống nghiệm. Dựa kết quả phản ứng để kiểm tra tỷ lệ
mắc, loại thải hoặc tận dụng cho phù hợp.
Trong đàn gà bị bệnh cần cách ly những con có bệnh nặng, có triệu
chứng lâm sàng rõ rệt, tìm nguyên nhân kế phát để điều trị. Điều quan trọng là
khắc phục toàn bộ yếu tố ngoại cảnh, thay đổi tiểu khí hậu trong chuồng nuôi:
giảm bụi, hơi độc, khí thải phân, chất độn chuồng…
* Điều trị nguyên nhân: có các kháng sinh có hiệu quả điều trị cao đối
với Mycoplasma: Tylosin, Erythromycin, Tiamulin… trong khi đó phải sử
dụng các kháng sinh hoạt phổ rộng để điều trị các tác nhân kế phát:
Gentamycin, Doxycyclin, Oxytetracyclin, Amoxycllin…
* Điều trị triệu chứng
• Gà sốt dùng hạ sốt : thuốc có chứa paracetamol hay anagin.
• Long đờm: thuốc có chứa bromhexine, tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn.

30
PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Bệnh hô hấp mạn tính (CRD) và bệnh hô hấp phức hợp (CCRD) trên đàn
gà đẻ tại trang trại gà giống Minh Đạt ở xã Liên Hoa – Phù Ninh- Phú Thọ.
3.2 ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trang trại gà giống Minh Đạt tại xã Liên Hoa –Phù Ninh –Phú Thọ.
3.3 THỜI GIAN THỤC HIỆN ĐỀ TÀI
Từ 25 tháng 9 năm 2020 đến 1 tháng 3 năm 2021.
3.4 NỘI DUNG
- Xác định tỉ lệ nhiễm (CRD-CCRD) trên đàn gà đẻ.
- Nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể chủ yếu
của bệnh hô hấp phức hợp (CRD-CCRD).
- Thử nghiệm phòng và điều trị (CRD-CCRD) bằng một số thuốc
kháng sinh đang sử dụng tại trang trại.
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Khai thác số liệu, thông tin từ chủ trang trại. Trao đổi, phỏng vấn
người trực tiếp tham gia công tác chăn nuôi tại cơ sở thực tập.
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu dựa vào kết quả số liệu thống
kê trực tiếp tham gia theo dõi và điều trị về tình hình dịch bệnh tại trang trại.
- Xử lý số liệu bằng cách tính tỉ lệ theo phương pháp thống kê. Xác
định tỉ lệ mắc, tỷ lệ khỏi, tỷ lệ chết của bệnh.
Công thức tính các chỉ tiêu theo dõi:

31
- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = (số con mắc bệnh)/( tổng đàn) x 100
- Tỷ lệ chết (%) =( số con chết)/(tổng đàn) x 100
- Tỷ lệ khỏi (%) = (số con điều trị khỏi )/( số con mắc bệnh) x 100
3.5.2 Theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích
Quan sát và theo dõi triệu chứng lâm sàng, chọn ra các cá thể gà có
triệu chứng điển hình và những con gà yếu; đối với gà quá yếu và gà mới chết
tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích ở các tổ chức và tiến hành ghi chép
theo phương pháp thống kê sinh học.
Chẩn đoán bệnh dựa vào dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích
khi mổ khám gà quá yếu, gà mới chết.
3.5.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh hô hấp
phức hợp (CRD – CCRD).
Cùng với chủ trại, chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát đàn gà. Khi phát hiện
những con có triệu chứng lâm sàng của bệnh chúng tôi nhốt riêng và phân
thành 2 lô kiểm tra tác dụng điều trị bệnh của một số loại kháng sinh được sử
dụng tại trang trại.
• Lô I ( 50 con) sử dụng phác đồ 1 với các thuốc DOXY-FLO
(Doxycycline- Florfenicol), Para C (Paracetamol), Brom (Bromhexin),
Livertox, pha vào nước uống trong 5 ngày liên tục.
• Lô II ( 50 con) sử dụng phác đồ 2 với các thuốc LINCOSPEC
(Lincomycin- Spectinomycin), Para C (Paracetamol), Brom (Bromhexin),
Livertox, pha vào nước uống trong 5 ngày liên tục.
Phác đồ điều trị thử nghiệm được dùng qua bảng 5.

32
Bảng 3.1. Phác đồ điều trị thử nghiệm
Thuốc sử dụng Lô 1 (n = 50 con) Lô 2 (n = 50 con)
DOXY-FLO x -
LINCOSPEC - x
Para C x x
Bromhexin x x
Livertox x x
Ghi chú:
- Thuốc sử dụng trong lô đó: x
• Thuốc không sử dụng trong lô đó: -
3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được trong quá trình thực tập được xử lý thông qua tính
toán, phân tích.

33
PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI TRANG TRẠI


Trang tại gà giống Minh Đạt nằm ở Xã Liên Hoa- Phù Ninh – Phú Thọ.
Trang trại gà giống Minh Đạt mới đi vào hoạt động cách đây 2 năm, tình
hình diễn biến số lượng qua bảng sau:
Bảng 4.1. Diễn biến số lượng gà tại trại Minh Đạt 2019-2021
Năm
2019 2020 2021
Gà ( con) 5000 5000 15000
( nguồn :quản lý trại )
Qua bảng trên, ta thấy số lượng đàn gà ngày càng được mở rộng lên với
số lượng lớn. Năm 2019, năm đầu tiên trang trại mới đi vào hoạt động và kinh
nghiệm chưa có nhiều. Nhưng đến năm 2021, số lượng đàn gà cao gấp 3 lần
so với những năm đầu tiên. Số lượng đàn gà tăng bên cạnh những kinh
nghiệm đã tích lũy được thì người dân còn được nâng cao kiến thức về kiểm
soát dịch bệnh,…
4.2 Công tác thú y tại trang trại gà giống
4.2.1 Công tác vệ sinh thú y
Trang trại gà giống nằm tách riêng khu dân cư, nguồn nước sạch đầy
đủ. Xung quanh khu chăn nuôi gà có tường bao chắn bằng lưới mắt cáo, vòng
sinh học bằng cây xanh, được trang thiết bị đầy đủ các hệ thống kênh thoát
nước bên ngoài. Chuồng gà có hệ thống bạt cây, bạt che chắn gió và giữ ấm
cho gà, trên mái có hệ thống lưới cây giảm tác động nhiệt từ môi trường, cuối
chuồng có hệ thống quạt gió hút bụi và điều khiển tốc độ gió trong chuồng.
Bên trong có hệ thống ống dẫn nước, máng ăn, máng uống tự động chạy dọc

34
từ đầu đến cuối và xung quanh khu vực chuồng trại, hệ thống các máy sưởi và
quạt gió.
An toàn sinh học với các tác nhân từ bên ngoài: Trang trại được đảm
bảo an toàn với các tác nhân từ bên ngoài khi đảm bảo 3 yếu tố là cách ly,
kiểm soát tất cả các thứ ra vào và vệ sinh tốt:
+ Người nuôi trước khi vào chuồng phải đi qua hệ thống phun sát trùng.
+ Người và các phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi phải được sát trùng.
+ Công tác vệ sinh sát trùng được thực hiện thường xuyên định kì 2
lần trong tuần.
+ Đảm bảo việc vệ sinh sát trùng dụng cụ và chuồng trại giữa các
lứa nuôi.
+ Tất cả các dụng cụ chăn nuôi trước khi được mang vào chuồng gà
đều được ngâm chất sát trùng và cọ rửa sạch sẽ.
+ Thường xuyên quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi.
+ Thường xuyên diệt chuột, côn trùng trong và ngoài khu vực chăn nuôi.
+ Cắt cỏ và phát quang cây cối xung quanh khu vực chuồng nuôi.
+ Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu là nguồn nước giếng đã
qua lọc.
+ Xác gà chết được kiểm tra và xử lý.
+ Nơi mổ khám được sát trùng thường xuyên.
- Quản lý chất thải: Phân được chứa bởi hệ thống băng tải và được
đem tới khu vực xử lý chất thải.
- Quản lý sức khỏe đàn gà:
+ Quản lý sức khỏe đàn gà phải được thực hiện hoặc được giám sát bởi
bác sỹ thú y.
+ Quản lý sức khỏe đàn gà theo quy định của trạm thú y.

35
- Bảo quản thuốc: Kho bảo quản thuốc, chất sát trùng và chất diệt côn
trùng cần được đảm bảo trong điều kiện tốt, tránh lây sang thức ăn cho vật
nuôi và thức ăn cho người.
- Chất lượng nước và thức ăn:
+ Kiểm soát chất lượng thức ăn và nước uống.
+ Hệ thống cung cấp thức ăn và nước uống không bị nhiễm bẩn, nấm
mốc, tạp chất và rong rêu.
Hệ thống nước khi vào trại đều qua 2 bộ lọc chất bẩn mới cho gà uống
,đường ống nước thường xuyên được thông tắc và ngâm dung dịch diệt rêu, cặn.
4.2.2 Công tác phòng bệnh
Trại chăn nuôi gà thực hiện chăn nuôi theo tiêu chuẩn thực hành chăn
nuôi tốt với gia cầm để tạo ra năng suất và chất lượng. Vì vậy trại thực hiện
rất tốt công tác vệ sinh thú y. Công tác này được tập trung chủ yếu vào 2
khâu: Vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vaxcin.
• Vệ sinh phòng bệnh
Việc vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu
cho đàn gia cầm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn nước uống, vệ sinh dụng cụ
chăn nuôi… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo khí hậu môi trường nuôi luôn
được quan tâm. Tất cả người chăn nuôi, khách thăm quan, cán bộ thú y … khi
vào trại đều phải đi qua phòng tắm sát trùng mặc quần áo bảo hộ đi ủng và
dẫm qua chậu nước sát trùng trước khi vào trại gà. Chuồng nuôi được phun
sát trùng định kỳ 2 lần trong tuần. Nhiệt độ chuồng nuôi luôn được điều kiểm
soát phù hợp với từng lứa tuổi. Nước uống của gà được sử dụng là nước nước
giếng khoan thông qua bể lọc. Đường ống dẫn nước và cốc uống được vệ sinh
thường xuyên hàng ngày. Thức ăn của gà được bảo quản riêng tránh ẩm
mốc ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn, tránh nhiễm bệnh từ những nhân
tố trung gian truyền bệnh như chuột. Khi không có dịch bệnh mỗi tuần tiến
hành phun sát trùng toàn trại 1 lần. Khi có dịch bệnh trung bình 2 ngày phun

36
tiêu độc một lần. Thực hiện nguyên tắc cùng nhập cùng xuất. Sau khi xuất
hết gà ở mỗi lứa tiến hành thu gom, quét dọn, tiêu độc khử trùng bằng vôi
bột và thuốc sát trùng. Sau đó để trống chuồng tối thiểu 10 ngày rồi mới
tiến hành nhập lứa mới.
• Phòng bệnh bằng vacxin: Bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh thì việc
phòng bệnh bằng vacxin luôn được các trại quan tâm và đặt lên hàng đầu,
luôn nêu cao mục tiêu phòng bệnh hơn chống bệnh. Do đặc thù là trại chăn
nuôi gà đẻ với thời gian lâu ngày nên việc theo dõi và thực hiện phòng
vacxin chính xác rất quan trọng.
Phòng vacxin là phương pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia cầm
chống lại mầm bệnh, trên cơ sở đó trại chăn nuôi đã tiến hành tiêm phòng
cho đàn gà theo lịch phòng bệnh.

37
Bảng 4.2. Quy trình vacxin cho gà bố mẹ
Tuổi gà cách sử
Tên vacxin Phòng bệnh Liều lượng
(ngày) dụng
1 Marek Marek 0,2ml/con Tiêm dưới
da cổ
3 lasota Newcastle 1 giọt/con Nhỏ miệng
7 Gum B Gumboro 1 giọt/con Nhỏ miệng
10 IB-ND, Newcastle, viêm phế 1 giọt/con Nhỏ mũi
quản truyền nhiễm, hoặc miệng
Chủng đậu Đậu gà Liều chỉ định Chủng cánh
14 Cúm gia cầm Cúm gia cầm lần 1 0,5ml/con Tiêm da cổ
17 Gum A Gumboro lần 2 1 giọt/con Nhỏ miệng
21 IB-ND Newcastle, Viêm phế 1 giọt/con Nhỏ mũi
quản truyền nhiễm hoặc miệng
28 ILT Viêm thanh khí quản 1 giọt Nhỏ mắt
truyền nhiễm
35 Coryza Viêm mũi truyên 0,5ml/con Tiêm da cổ
nhiễm
42 Neomovac Sung phù đầu do Nhỏ mũi
virus ( Apv) hoặc pha
nước uống
49 Cúm gia cầm Cúm gia cầm lần 2 0,5ml/con Tiêm da cổ
8 tuần ND Entero Newcatle Cho uống
Clone
IB H120 Viêm phế quản truyền Nhỏ mắt
nhiễm hoặc nhỏ
mũi
New nhũ dầu Newcastle 0,5ml/con Tiêm da cổ
10 tuần Coryza lần 2 Sổ mũi truyền nhiễm 0,5ml/con Tiêm da cổ
lần 2
16 tuần ND- IB Newcastle , viêm phế Liều chỉ định Nhỏ mũi
EDS quản truyền nhiễm hoặc miệng
Hội chứng giảm đẻ Tiêm dưới
da cổ
17 tuần Vaccine ILT Viêm thanh khí quản Nhỏ mắt
truyền nhiễm hoặc pha
nước uống

38
*Lưu ý: sau 150 ngày cứ 6-8 tuần tùy tình hình dịch tễ cho uống vacxin
ND-IB nhắc lại 1 lần
4.3 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI TRANG TRẠI
Qua thời gian thực tập, theo dõi tình hình dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị
tôi còn theo dõi một số bệnh thường gặp trên đàn gà được trình bày ở bàng sau:
Bảng 4.3. Tình hình dịch bệnh từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm
2021
Một số bệnh thường gặp trên gà
Số gà mổ
Tháng Bệnh do Viêm Các bệnh
khám CRD IC
E.coli ruột khác
Số con  5 1 3 1 5
10-11 15
Tỷ lệ (%) 33,33 6,67 20 6,67 33,33
Số con  8 3 7 2 3
12 23
Tỷ lệ (%) 34,78 13,04 30,43 8,7 13,04
Số con  9 2 10 1 5
1 27
Tỷ lệ (%) 33,33 7,41 37,04 3,7 18,51
Số con  12 3 15 1 4
2 35
Tỷ lệ (%) 34,29 8,57 42,85 2,86 11,42
Số con 34 9 35 5 17
Tổng 100
Tỷ lệ (%) 34 9 35 5 17
                                                                                    (Nguồn: Kỹ thuật trại)
Ghi chú:
-IC( Infectious Coryza): Bệnh Viêm sổ mũi truyền nhiễm do Haemophilus
paragallinarum).
Qua bảng 8, thấy rằng tỷ lệ mắc các bệnh có sự khác nhau, cụ thể: cao
nhất là bệnh CRD l à 35%, tiếp theo là bệnh do E.coli là 34%, Viêm ruột là
9%, IC là 5%.
Từ tháng 10 đến hết tháng 2 là lúc thời tiết thay đổi liên tục, mưa nhiều
và có sự giao mùa. Vì vậy, các bệnh thuộc nhóm bệnh đường hô hấp có tỷ lệ
mắc cao hơn so với các nhóm bệnh khác.

39
4.4 TÌNH HÌNH BỆNH CRD - CCRD TRÊN ĐÀN GÀ ĐẺ NUÔI TẠI XÃ
LIÊN HOA-PHÙ NINH –PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
( 10/2020 - 3/2021)
Theo như những nghiên cứu cũng như trong thực tế một trong những
nguyên nhân dẫn đến bệnh hô hấp phức hợp ở nước ta là do khí hậu. Vì vậy
qua các tháng khí hậu khác nhau thì tỉ lệ nhiễm bệnh cũng khác nhau:
Bảng 4.4. Tình hình bệnh CRD - CCRD trên đàn gà từ tháng 10 năm
2020 đến tháng 3 năm 2021
Tổng số
Tỷ lệ mắc Tỷ lệ
Tháng con điều Số con mắc Số con chết
(%) chết (%)
tra
10 1000 62 6,2 7 0,7
11 993 241 24,26 26 2,62
12 967 403 41,68 43 4,45
1 924 511 55,30 57 6,17
2 867 570 65,74 77 8,88

Hình 4.1 Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp phức hợp ( CRD - CCRD) trên gà từ
tháng 10 đến tháng 3 năm 2021.
Từ bảng 4.5 và biểu đồ 3 cho thấy tỉ lệ mắc bệnh qua các tháng khác
nhau và tỉ lệ bệnh tăng dần qua các tháng . Ở tháng 10 tỉ lệ mắc bệnh là
6,2% , qua tháng 11 tỉ lệ mắc bệnh là 24,26% ( tăng 18,06%), còn ở tháng 12
tỉ lệ mắc bệnh là 41,68%( tăng 35,48% so với tháng 10 ), ở tháng 1 tỉ lệ mắc
bệnh là 55,30% ( tăng 49,1% so với tháng 10) ở tháng 2 tỉ lệ mắc bệnh là
65,74% (tăng 59,54 % so với tháng 10 ) . Bên cạnh đó thì tỉ lệ chết cũng tăng
tỉ lệ thuận với tỉ lệ mắc; cụ thể tháng 10 tỉ lệ chết chỉ 0,7%, tháng 11 là 2,62%
( tăng nhẹ 1,92% so với tháng 10), qua tháng 12 tỉ lệ chết là 4,45% ( tăng
3,75% so với tháng 10) nhưng sang tháng 1 tỉ lệ chết là 6,17 ( tăng 5,47% so
với tháng 10). Sang tháng 2 tỉ lệ chết là 8,88% ( tăng 8,18% so với tháng 10 )

40
Để lý giải cho tình trạng bệnh phát triển, chúng tôi có tìm hiểu về các
yếu tố khí hậu gồm: lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, dịch tễ của
vùng ... theo từng tháng. Khí hậu có sự thay đổi chuyển giao từ mùa hè sang
mùa thu, thời tiết thay đổi ảnh hưởng sinh lý gà: giảm ăn, giảm trao đổi chất;
mưa ẩm độ ẩm cao làm quá trình điều hòa thân nhiệt trở ngại, quá trình sản
nhiệt lớn hơn quá trình thải nhiệt, gà bị nhốt trong chuồng độ thông thoáng
kém gà bị stress, sức đề kháng giảm đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Mycoplasma phát triển. Bên cạnh đó tỷ lệ chết cũng tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc
do Mycoplasma có sẵn trong cơ thể ghép thêm một số vi khuẩn, vius, kí sinh
trùng khác như: Coryza, ORT, cầu trùng… làm cho tỷ lệ chết tăng cao.
Qua đó chúng ta có thể thấy việc điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi
tốt sẽ làm giảm được các yếu tố bất lợi cho gà, hạn chế sự phát triển của
Mycoplasma và một số vi khuẩn, virus và kí sinh trùng khác. Để hạn chế được
thấp nhất số gà mắc và số chết thì chủ trang trại phải chú ý đến việc che chắn
lúc trời mưa, luôn giữ chuồng khô ráo, thoáng mát, phun thuốc sát trùng
thường xuyên và định kỳ, vệ sinh, chăm sóc gà tốt…
4.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM
SÀNG VÀ BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA BỆNH HÔ HẤP PHỨC HỢP
(CRD – CCRD)
4.5.1 Một số triệu chứng lâm sàng
Nghiên cứu của tôi tập trung chủ yếu vào việc xác định đặc điểm bệnh
lý, triệu chứng lâm sàng của bệnh. Dữ liệu mà tôi thu được là thông qua điều
tra quan sát gà mắc bệnh tự nhiên, theo dõi biểu hiện lâm sàng và kết quả mổ
khám gà bệnh.
Dấu hiệu lâm sàng đầu tiên của gà là kém ăn, chảy nước mắt, nước
mũi, nước mũi lúc đầu loãng sau đặc dần, con vật há mỏ ra để thở vì ngạt
mũi. Một số con trong đàn hắt hơi, ho, vẩy mỏ, khò khè, con vật vẫn còn ăn
được, đôi khi viêm kết mạc mắt.

41
Con vật bị viêm lan từ mũi ra các xoang xung quanh, viêm đường hô
hấp, đầu có thể bị biến dạng do bị viêm mắt, viêm mũi. Sau khi các xoang bị
viêm thì niêm mạc hầu, khí quản và túi khí cũng bị viêm. Con vật thở khò
khè, có âm ran phế quản, mào tím bầm, kiệt sức rồi chết. Thỉnh thoảng có
những trường hợp bị mất điều hòa thần kinh, què, sưng khớp, mỏ và chân
khô… Gà ủ rũ, giảm tăng trọng.
Theo dõi 511 con gà mắc bệnh hô hấp mạn tính trong 1 tháng, chúng
tôi thu được kết quả:
Bảng 4.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở gà mắc bệnh viêm đường hô hấp
mạn tính
Số gà theo dõi (n = 511)
Triệu chứng lâm sàng
Số con Tỷ lệ (%)
Ủ rũ, kém ăn, sã cánh 387 75,73
Khó thở, vẩy mỏ 267 52,25
Ho, âm ran phế quản 488 95,50
Sưng mặt và mắt 245 47,95

Hình 4.2 Gà ủ rũ, sã cánh. Hình 4.3 Viêm kết mạc mắt,
sưng mặt.

42
Hình 4.4 Gà chảy nước mũi, nước mũi đặc.
4.5.2 Bệnh tích
Để xác định bệnh tích đặc trưng của bệnh, chúng tôi tiến hành mổ
khám số gà mắc bệnh quá yếu và mới chết ở các lứa tuổi khác nhau thấy:
Gà xác chết gầy và nhợt nhạt do thiếu máu; niêm mạc mũi và các
xoang cạnh mũi sưng chứa dịch nhớt màu vàng hay xám. Thành các xoang
dưới mắt phù, xoang chứa dịch đặc có fibrin. Niêm mạc họng sưng, xung
huyết, đôi chỗ có xuất huyết phủ nhiều niêm dịch trong. Phổi phù thũng, mặt
phổi phủ fibrin, rải rác một số vùng bị viêm hoại tử. Thành túi khí dày lên,
phù thũng. Xoang túi khí nhất là vùng ngực và bụng chứa đầy chất dịch có
màu trắng sữa. Nếu bệnh chuyển sang dạng mạn tính thì chất chứa quánh lại,
cuối cùng thành một chất khô bở, màu vàng.
Trong trường hợp điển hình, có hiện tượng viêm ngoại tâm mạc, viêm
quanh gan, mặt ngoài gan có viêm tơ huyết mủ, viêm màng bụng.
Kết quả mổ khám bệnh tích qua bảng 10

43
Qua mổ khám 53 con gà nghi mắc CRD thấy gà có hiện tường mờ đục
túi khí chiếm tỉ lệ cao 86,79%. Sau đó, chiếm tỉ lệ tương đối cao là bệnh tích
ở khí quản và phổi lần lượt là 73,58% và 64,15%. Bao tim có hiện tượng chứa
dịch chiếm 45,28% còn hiện tượng khớp sưng chiếm tỷ lệ 33,96%
Bảng 4.6. Kết quả mổ khám bệnh tích trên đàn gà mắc bệnh viêm đường
hô hấp mạn tính (n=53)
Cơ quan Tỷ lệ có biểu
Bệnh tích Số con biểu hiện
nội tạng hiện (%)
Khí quản Viêm, tích dịch nhày 34 64,15
màu vàng
Phổi Phù thũng, viêm 39 73,58
Túi khí Đục, mờ 46 86,79
Bao tim Chứa dịch 24 45,28
Khớp Sưng 18 33,96

Hình 4.5 Khí quản xuất huyết có Hình 4.6 Phổi phủ lớp fibrin,
dịch nhày hoại tử.

44
Hình 4.7 Túi khí mờ, đục Hình 4.8 Niêm mạc mũi xuất huyết

45
4.6 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH
HÔ HẤP PHỨC HỢP BẰNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC KHÁNG SINH
Phác đồ 1: DOXY-FLOR liều 1g/10kgP pha nước uống liệu trình 5
ngày liên tục.
Phác đồ 2: LINCOSPEC với liều 1g/8kgP, pha nước uống liệu trình 5
ngày liên tục.
Sau 5 ngày điều trị , hiệu lực điều trị của phác đồ được trình bày ở bảng 12.
Ở phác đồ 1 với 50 con gà điều trị số con khỏi là 43 con chiếm tỉ lệ
86% và 7 con chết chiêm tỉ lệ 14%.
Ở phác đồ 2 điều trị 50 con khỏi 37 con chiếm tỉ lệ 74% và 13 con bị
chết chiếm 26%.
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh CRD – CCRD bằng một số loại thuốc
kháng sinh
Số con
Liều Liệu
Tên thuốc điều Kết quả
lượng trình
trị
Tỉ
Số Số Tỉ lệ
lệ
con con chết
khỏi
khỏi chết ( %)
(%)
Phác DOXY- 5 ngày
1g/10kgP 50 4 86 7 14
đồ 1 FLOR liên tục
Phác 5 ngày
LINCOSPEC 1g/8kgP 50 37 74 13 26
đồ 2 liên tục

Như vậy, từ bảng và biểu đồ ta thấy kết quả điều trị của 2 phác đồ khác nhau:
Với phác đồ 1 (DOXY-FLOR) khi điều trị cho 50 con gà tỉ lệ khỏi ở
mức cao lên đến 86%, trong khi phác đồ 2 ( LINCOSPEC) khi điều trị cho 50
con thì tỉ lệ khỏi chỉ có 74%. Có thể thấy tỉ lệ khỏi bệnh sau khi sử dụng phác

46
đồ 1 khá cao ( cao hơn 12% so với phác đồ 2); bên cạnh đó tỷ lệ chết do bệnh
hô hấp phức hợp của gà dùng phác đồ 1 để điều trị là 14%, trong khi đó dùng
phác đồ 2 thì tỷ lệ chết là 26%.
Có thể thấy bệnh do phức hợp hô hấp mạn tính (CRD-CCRD) do nhiều
nguyên nhân gây ra mà một nguyên nhân không thể thiếu do Mycoplasma
Mycoplasma luôn có sẵn ngoài môi trường và bên trong cơ thể, thời điểm sức
đề kháng cơ thể gà kém thì sẽ tấn công mạnh mẽ. Khi Mycoplasma xâm nhâp
vào cơ thể gà kéo theo một hoặc nhiều vi khuẩn khác có thể là Gram (-) hay
Gram (+), cũng có thể là virus, kí sinh trùng; có khi gà có thể nhiễm vừa vi
khuẩn vừa virus gây nên bệnh. Mà thuốc dùng ở phác đồ 2 chưa đủ để loại bỏ
hoàn toàn vi khuẩn này trong cơ thể gà do phổ tác dụng còn hẹp, vi khuẩn gây
bệnh vẫn chưa được tiêu diệt và chính chúng làm cho tình trạng bệnh lý của
gà ngày càng nặng hơn, chưa kể đến việc hấp thu đồng đều của thuốc tới từng
con trong đàn.
Trong chăn nuôi việc sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ gây ra việc
nhờn thuốc gây ảnh hưởng lớn đến việc điều trị bệnh. Việc sử dụng liệu trình
kéo dài 5 – 7 ngày là nhằm đảm bảo việc phân bố đồng đều của thuốc và đảm
bảo có thể tiêu diệt hết số lượng mầm bệnh ở trong cơ thể, giúp gà phục hồi
các chức năng trong cơ thể, tăng sức đề kháng để gà có thể thích nghi và
chống chọi với những tác nhân xấu bên ngoài.
Song song với việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh thì trong
quá trình điều trị chúng tôi đã kết hợp với các thuốc bổ trợ khác như: Para C
để hạ sốt cho gà, Bromhexin để long đờm, thông khí quản giúp cho gà dễ thở;
bổ gan thận (Livertox) giúp đào thải chất độc trong cơ thể con vật nhằm làm
tăng hiệu quả của việc dùng thuốc kháng sinh, có chế độ chăm sóc dinh
dưỡng và vệ sinh thú y tốt để nâng cao sức đề kháng cho đàn gà; từ đó cho
hiệu quả điều trị tốt hơn.
4.7 HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI SỬ DỤNG 2 PHÁC ĐỒ THÍ NGHIỆM

47
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh hô hấp phức hợp không
phải ở trại chăn nuôi nào cũng có thể hiểu và áp dụng chính xác để giảm chi phí
điều trị cho chính trang trại. Vì vậy việc lựa chọn thuốc phối trộn để điều trị, tỷ
lệ phối trộn là công việc hết sức quan trọng mà các chủ trang trại cần lưu ý.
Ngay sau khi thực hiện được thí nghiệm tìm ra được công thức kháng sinh điều
trị bệnh hô hấp phức hợp tốt hơn cho trại, tôi đã tiến hành ngay vào công việc
tính toán kinh tế xem rằng liệu phương pháp thí nghiệm trên có đem lại hiệu quả
kinh tế cho trại chăn nuôi hay không. Kết quả được thể hiện qua bảng:
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế sau khi điều trị
Chỉ tiêu Lô I Lô II
Số gà thí nghiệm 50 50
Số gà khỏi 43 37
Số gà chết 7 13
Trọng lượng trung bình 1 con/ đàn (kg) 2,4 2,4
Giá thuốc (đồng) /con 6,600 4,600
Chi phí hao hụt (đồng) / tổng số con chết 46,200 59,800

Qua bảng so sánh trên thì ta nhận thấy rằng, đã có sự chệnh lệch khá lớn
về hiệu quả chăn nuôi cũng như hiệu quả kinh tế của hai phác đồ. Cụ thể về số
gà khỏi bệnh hô hấp phức hợp sau khi sử dụng phác đồ 1 tại trại là 43/50 con
mắc, còn ở phác đồ 2 chỉ có 37/50 con mắc. Như vậy, việc điều trị theo phác đồ
cũ của trại làm tăng thiệt hại kinh tế cho chủ trang trại, mất đi một nguồn thu
cũng khá lớn và ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Tuy nhiên ở phác đồ 2 số tiền
của trại chỉ phải bỏ ra 4,600 đồng/ con còn ở phác đồ 1 cao hơn chút, với số
tiền cần chi là 6,600đồng/ con, mức chênh lệnh là 2000 đồng/con. Chi phí hao
hụt (đồng)/ tổng số con chết giữa 2 phác đồ có sự chênh lệch; phác đồ 1 thấp
hơn so với phác đồ 2 là 13,600 đồng.
4.8 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

48
Thông qua những kết quả thu được và thời gian thực tập, thử nghiệm
các phác đồ điều trị, tham khảo các tài liệu liên quan. Vì vậy, tôi xin đề xuất
quy trình phòng và trị bệnh CRD như sau:
4.8.1 Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
- Chọn mua những con gà giống khỏe mạnh.
- Thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng gà và xung quanh chuồng gà.
- Để trống chuồng tối thiểu 1 tuần trước khi nuôi.
- Không nên nhốt gà với mật độ quá cao.
- Ổ đẻ cần nơi khô ráo, thoáng mát đệm lót ổ cần phơi nắng kĩ trước khi
trải vào ổ và cần được thay thường xuyên.
* Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt nuôi
- Thu gom phân gà, dọn chuồng, rác thải, ủ kỹ để diệt mầm bệnh.
- Cọ rửa bằng nước sạch toàn bộ chuồng nuôi: trần nhà cống rãnh.
- Để trống chuồng 7-15 ngày.
* Các biện pháp khử trùng
- Ánh sáng mặt trời: dùng phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn
nuôi, chất độn chuồng.
- Dùng vôi bột rắc xung quanh chuồng nuôi.
- Xông hơi bằng formol với chuồng kín.
* Vệ sinh thức ăn, máng uống
- Máng ăn, máng uống cần phải được treo cao ngang tầm lưng gà tránh
gà bới phân rác, ỉa vào máng. Cần được cọ rửa hàng ngày.
- Nước uống đảm bảo sạch sẽ không để gà bệnh uống chung với gà khỏe.
* Vệ sinh trứng ấp
Chỉ lấy trứng ấp ở những con gà bố mẹ khỏe, sạch bệnh hoặc trước khi
lấy trứng ấp 15 ngày đàn gà đẻ bố mẹ phải được dùng thuốc trị bệnh CRD tối
thiểu 3-4 ngày với liều điều trị, mặc dù với đàn gà bố mẹ không có biểu hiện
bệnh.

49
4.8.2 Vệ sinh phòng bệnh CRD
* Biện pháp cách ly để hạn chế lây lan bệnh
- Hạn chế người ra vào nơi nuôi gà khi không cần thiết.
- Ngăn không cho tiếp xúc với ngan, vịt, bồ câu, chuột là những nhân tố
trung gian truyền bệnh.
- Thường xuyên loại thải những gà ốm yếu ra khỏi đàn tránh lây lan bệnh.
- Khi gà ốm cần áp dụng các biện pháp cách ly, tách riêng những con
ốm ra khỏi đàn.
* Phòng bệnh bằng kháng sinh
- Dùng thuốc phòng trong 3 ngày đầu tiên khi gà con mới nở có thể
dùng Enrofloxacin 30% với liều 1ml/20kgP, Doxycyclin 50% với liều
1g/30kgP pha vào nước uống tự do 3 ngày
- Khi thời tiết thay đổi cho gà uống phòng trước.

50
PHẦN V

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN


Qua 5 tháng thực tập và nghiên cứu tại trang trại gà Minh Đạt, từ các kết
quả điều tra và xử lý tôi xin rút ra một số kết luận như sau:
1) Do áp dụng kĩ thuật tiên tiến trại ít gặp dịch bệnh nên trại đang ngày
càng mở rộng quy mô hơn
2) Trong thời gian thực tập tại trang trại gà Minh Đạt và bằng việc trực tiếp
tham gia sản xuất, quan sát triệu chứng, mổ khám bệnh tích và chẩn đoán bệnh,
chúng tôi nhận thấy:
Các tháng khác nhau, mùa vụ khác nhau cũng gây ảnh hưởng khác nhau
đến tỷ lệ mắc bệnh hô hấp mạn tính của đàn gà, tỷ lệ mắc bệnh CRD giữa các
tháng có sự chênh lệch: thấp nhất vào tháng 10 với 6,2% và sau đó tăng dần
các tháng về sau; tháng 11 là 24,26%; tháng 12 tăng đến 41,68%; tháng 1 là
55,30%. Tháng 2 là 65,74 %
3) Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ của chị chủ trang trại,
chúng tôi đã trực tiếp quan sát, theo dõi gà có triệu chứng lâm sàng, gà yếu;
mổ khám bệnh tích gà quá yếu, mới chết và đưa ra những kết luận sau: Số gà
biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh tương đối rõ ràng. Số gà có bệnh tích
điển hình ở phổi chiếm 73.58%, bệnh tích ở thanh khí quản chiếm tỷ lệ
64.15% và bệnh tích ở túi khí chiếm tỷ lệ cao nhất 86.79%.
4) Cả 2 phác đồ sử dụng đều cho hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh hô
hấp phức hợp (CRD – CCRD). Nhưng phác đồ 1 (DOXY-FLOR) cho hiệu
quả cao hơn về điều trị so với phác đồ 2 (LINCOSPEC)

51
5.2 TỒN TẠI
1) Chưa đánh giá được ý nghĩa của tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp phức hợp
(CRD – CCRD) ở các giống gà khác nhau.
2) Chưa tiến hành đánh giá hiệu quả phòng và trị bệnh của các loại thuốc
kháng sinh đang được sử dụng tại công ty trên các giống gà khác nhau.
5.3 ĐỀ NGHỊ
1) Nên kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán để có được kết luận chính
xác về tình hình bệnh xảy ra. Từ đó có được biện pháp thích hợp và kịp thời.
2) Để giảm thiệt hại do bệnh truyền nhiễm trong chăn nuôi đặc biệt là
bệnh hô hấp phức hợp (CRD – CCRD), các trang trại chăn nuôi cần thực hiện
biện pháp vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt hơn. Cần đưa ra các biện pháp hợp
lý phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của trang trại.
3) Tiếp tục nghiên cứu về quy trình phòng, trị bệnh và hiệu lực của một
số loại thuốc kháng sinh mẫn cảm với Mycoplasma, nhằm giảm chi phí trong
chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế.

52
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


• Đào Trọng Đạt ( 1975 ), “ Bệnh do Mycoplasma ở Việt Nam”, Tạp chí
thú y số 3, tháng 7/1975.
• Đào Trọng Đạt và cộng sự ( 1978 ), “ Bệnh do mycoplasma ở đàn gà
Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
• Đào Trọng Đạt và cộng sự ( 1978 ), “ Nghiên cứu quy trình phòng bệnh
Mycoplasma bằng thuốc kháng sinh ở các cơ sở chăn nuôi gà tập trung”.
Tạp chí thú y số 3/1978.
• Phan Lục (1995), “ Điều tra tỷ lệ nhiễm mycoplasma gallíepticum ở đàn
gà Việt Nam các tỉnh phía Bắc từ năm 1990 đến năm 1994”.
• Nguyễn Hữu Vũ và Phan Lục (1996), “Sử dụng vacxin phòng bệnh CRD
ở gà”.
• Nguyễn Vĩnh Phước (1978), “ Giáo trình truyền nhiễm gia súc”, NXB
Nông Nghiệp Hà Nội.
• Nguyễn Như Thanh, “ Giáo trình thực tập vi sinh vật học thú y” Trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
• Branton SL, Gerlach.H.Keleven.SH (1984), “ Mycoplasma gallíepticum
isolation in layers”.
• Delaplane J.P & H.O Stuart (1943), “The propagtiona of a viurs in
embryonated chicken eggs caussing a Chronic Respiratory Disease of
chickens”.
• Frey M.L et at (1968), “Amedium for solaion of Avian mycoplasma”.

53

You might also like