You are on page 1of 64

1

Mục Lục

Mục Lục............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................................iii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................v
DANH MỤC HÌNH........................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
1.1. Đại cương tai biến mạch máu não và thăng bằng.............................3
1.2. Tổng quan các nội dung liên quan của đề tài....................................8
1.3. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................11
1.4. Khái quát sơ bộ về địa điểm nghiên cứu..........................................11
Chương 2........................................................................................................13
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................13
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................13
2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................14
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................14
2.4. Cỡ mẫu................................................................................................14
2.5. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................15
2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu..................................................................15
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin............................................16
2.8. Quy trình thu thập số liệu và khống chế sai số................................19
2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu, khống chế sai số......................19
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu...............................................................20
2

Chương 3........................................................................................................21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................21
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................21
3.2. Thăng bằng và nguy cơ té ngã của người TBMMN theo thang
điểm thăng bằng Berg...............................................................................24
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố khảo sát với thăng bằng..................26
Chương 4........................................................................................................29
BÀN LUẬN....................................................................................................29
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................29
4.2. Đánh giá khả năng thăng bằng.........................................................32
4.3. Một số yếu tố liên quan đến khả năng thăng bằng trên người bệnh
tai biến mạch máu não..............................................................................34
4.4. Một số hạn chế của đề tài...................................................................36
4.5. Thế mạnh của đề tài...........................................................................37
KẾT LUẬN....................................................................................................38
5.1. Đánh giá thăng bằng và dự doán nguy cơ té ngã của đối tượng NC
.....................................................................................................................38
5.2. Các yếu tố liên quan đến khả năng thăng bằng trên người bệnh tai
biến mạch máu não...................................................................................38
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................40
3

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Thang điểm thăng bằng


BBS (Berg Balance Scale)
Berg
NB Người bệnh
NC Nghiên cứu
PHCN Phục hồi chức năng
TBMMN Tai biến mạch máu não
VLTL Vật lí trị liệu
KTV Kỹ thuật viên
TM-LK Tim mạch Lão khoa
4

DANH MỤC BẢNG


Bản
Tên bảng Trang
g
3.1. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu. 22
3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới. 24
3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo cảm giác. 24
3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ cứng bên liệt dựa
vào thang Ashworth cải biên. 25
3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức điểm BBS. 25
3.6. Một số yếu tố liên quan đến khả năng giữ thăng bằng. 27
3.7. Liên quan giữa các hoạt động thăng bằng với cảm giác nông,
29
cảm giác sâu và mức liệt cứng.
5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo điểm số từng hoạt
động của BBS.
6

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Chức năng thăng bằng của sỏi tai.
Hình 1.2. Sáu điều kiện cảm giác được dùng để thử nghiệm sự định
hướng tư thế dưới những hoàn cảnh cảm giác được biến
đổi và giải thích sự thay đổi cảm giác đầu vào với sự
định hướng tư thế.

Hình 1.3. Hệ thống các cơ quan thăng bằng.


Hình 1.4. Sự ổn định tư thế và cơ chế đoán trước của tiểu não.
7
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não là một vấn đề thời sự cấp thiết của y học nói
chung và của ngành Phục hồi chức năng nói riêng. Theo thống kê của Tổ
chức y tế thế giới, tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh này đứng thứ ba sau các bệnh
tim mạch và ung thư [8]. Ở Hoa Kì, chi phí mà quốc gia này phải chi trả cho
bệnh đột quỵ hàng năm là 34 tỷ USD, bao gồm chi phí dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, thuốc men và năng suất bị mất [31]. Do đó, nó đã và đang để lại nhiều
hậu quả nghiêm trọng về thể chất, tinh thần và phí tổn tài chính cho chính bản
thân người bệnh, gia đình và trở thành gánh nặng cho toàn xã hội [27].
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới thì người bệnh bị liệt nửa
người do tai biến mạch máu não thuộc loại đa khuyết tật, mà chủ yếu là giảm
hoặc mất chức năng vận động thăng bằng kèm theo các rối loạn tri giác, nhận
thức, tâm lý [17],[41]. Hơn nữa, sự thăng bằng bị suy giảm sẽ làm tăng nguy
cơ té ngã sau tai biến mạch máu não với những hậu quả tiêu cực như chấn
thương liên quan đến gãy xương, sợ ngã, trầm cảm và thậm chí là tử vong
[39]. Vì thăng bằng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, gia
tăng khả năng độc lập cho người bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
chính người bệnh và người chăm sóc nên vai trò của Phục hồi chức năng thực
sự đang trở thành nhu cầu cấp bách đối với người bệnh tai biến mạch máu não
nhằm làm giảm tối đa các di chứng về thăng bằng sớm đưa người bệnh sau tai
biến mạch máu não tái hòa nhập cộng đồng [13], giảm thiểu tính thời sự và
thách thức cho hệ thống y tế nói chung và hệ thống y tế Việt Nam nói riêng
[14],[15].
Hiện nay có nhiều nghiên cứu nói về tình trạng té ngã sau tai biến mạch
máu não, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đa số được xây dựng và tìm
hiều các yếu tố liên quan đến té ngã mà ít có nghiên cứu đánh giá riêng về
thăng bằng ảnh hưởng đến té ngã ở người bệnh tai biến mạch máu não. Do
vậy, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự đóng góp độc lập của thăng
2

bằng để dự đoán nguy cơ té ngã ở người tai biến mạch máu não trong tương
lai dựa vào thang điểm thăng bằng Berg.
Hiện tại, có rất nhiều thang điểm thăng bằng và dự đoán nguy cơ té ngã trên
lâm sàng, có ưu điểm là dễ áp dụng, chi phí thấp và có giá trị sử dụng cao.
Trong đó, các thang điểm được sử dụng rộng rãi nhất như là: thang điểm
thăng bằng Berg (BBS), thử nghiệm tích hợp và cân bằng cảm giác (CTSIB),
thử nghiệm tiếp cận chức năng, thang điểm thăng bằng Tinetti và thử nghiệm
đứng dậy và đi (TUG). Mỗi thử nghiệm có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên,
trong nhiều tài liệu nghiên cứu, thang điểm Berg được xem như là “Tiêu
chuẩn vàng” bởi độ nhạy 91%, độ đặc hiệu 82% và độ tin cậy 98% được sử
dụng rộng rãi trên thế giới [32],[34],[51]. Ở Việt Nam, hiện tại cũng ít có
thang điểm nào được sử dụng rộng rãi để đánh giá thăng bằng và lượng giá
nguy cơ té ngã. Ngoài ra, là một nhà lý trị liệu, chúng tôi nhận thức được tầm
ảnh hưởng và mức độ quan trọng của thăng bằng trên người bệnh tai biến
mạch máu não. Nó là cơ sở để giúp chúng tôi đánh giá và tiên lượng khả năng
độc lập của người bệnh, ngoài ra còn dự đoán được nguy cơ té ngã từ đó đưa
ra chương trình tập luyện và phòng ngừa té ngã sau tai biến mạch máu não. Vì
những lý do đó, chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thăng
bằng và dự đoán nguy cơ té ngã ở người bệnh tai biến mạch máu não tại Khoa
Nội Tim mạch – Lão khoa Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum năm 2019 và
một số các yếu tố liên quan” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ thăng bằng và dự đoán nguy cơ té ngã trên người bệnh bị
tai biến mạch máu não theo thang điểm thăng bằng Berg.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến khả năng thăng bằng trên người bệnh tai
biến mạch máu não.
3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương tai biến mạch máu não và thăng bằng
1.1.1. Đại cương tai biến mạch máu não
1.1.1.1. Thuật ngữ khái niệm [14]
- Đột quỵ não và tai biến mạch máu não (TBMMN) là hai tên gọi của một
tình trạng tổn thương não cấp tính do mạch máu.
- Đột quỵ não (Stroke) được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế thuật ngữ
“Tai biến mạch máu não”.
- Thiếu máu não cục bộ tạm thời: tình trạng mất đột ngột chức năng của não
bộ và được phục hồi hoàn toàn trong vòng 24 giờ, không do chấn thương.
1.1.1.2. Định nghĩa tai biến mạch máu não
Theo Tổ chức Y tế Thế giới 1990 [1]: “TBMMN là sự xảy ra đột ngột các
thiếu sót thần kinh, thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử
vong trong 24 giờ. Các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương”.
1.1.1.3. Phân loại đột quỵ não trên lâm sàng [1],[2]
Tùy thuộc vào bản chất tổn thương, TBMMN chia thành 2 thể lớn:
• Nhồi máu não (Thiếu máu não cục bộ) là tình trạng khi một mạch máu bị tắc
nghẽn, khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử.
• Xuất huyết não (Chảy máu não) là hiện tượng máu thoát ra khỏi mạch máu
chảy vào nhu mô não. Có thể xuất huyết não ở nhiều vị trí trong não như vùng
bao trong, vùng nhân xám trung ương, thuỳ não, thân não, tiểu não.
Trong TBMMN, nhồi máu não thường gặp hơn. Nó chịu trách nhiệm khoảng
76% đến 80% trường hợp đột quỵ [18]. Tỷ lệ các loại đột quỵ ở vùng Đông
Nam châu Á: Chảy máu não chỉ chiếm 22 – 39% còn lại là nhồi máu não
[12].
Cơn thiếu máu não thoáng qua là một đợt rối loạn chức năng thần kinh ngắn
4

do thiếu máu não cục bộ hoặc thiếu máu cục bộ võng mạc gây ra, với triệu
chứng lâm sàng thường kéo dài dưới 1 giờ, và không có bằng chứng nhồi máu
não cấp trên hình ảnh sọ não [23]. Một điều đáng quan tâm nữa, cơn thiếu
máu cục bộ thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ não thực thụ
[16].
1.1.2. Thăng bằng
1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Thăng bằng hay còn gọi là sự ổn định tư thế, là khả năng giữ vững tư
thế ổn định bằng việc điều hòa phân đoạn này trên phân đoạn khác và cuối
cùng là điều hòa thăng bằng di chuyển. Có hai thế thăng bằng gồm thăng
bằng động và thăng bằng tĩnh. Thăng bằng lớn nhất khi trọng tâm của cơ thể
được duy trì ở mặt chân đế của nó.
- Trọng tâm là điểm mà qua đó khối lượng vật thể được phân phối đều
tương đương với trung tâm của toàn bộ khối lượng cơ thể, qua đó cơ thể ở thế
cân bằng lý tưởng.
- Mặt chân đế là chu vi của vùng tiếp xúc giữa cơ thế và bề mặt nâng đỡ
của nó. Một vật thể có thế cân bằng khi trọng tâm của vật thể rơi vào bên
trong mặt chân đế [5],[11].
1.1.2.2. Hệ thống kiểm soát tư thế, cơ chế kiểm soát thăng bằng và
giảm/mất khả năng thăng bằng
Hệ thống kiểm soát tư thế liên quan đến sự liên kết chủ động của thân và
đầu với trọng lực (Hình 1.1), các bề mặt hỗ trợ và các tham chiếu bên trong
bao gồm thông tin cảm giác từ hệ thống thần kinh cảm giác, thị giác (Hình
1.2), tiền đình (Hình 1.3) và được tích hợp phụ thuộc vào mục tiêu của nhiệm
vụ chuyển động và bối cảnh môi trường [11].
5

Hình 1.1. Chức năng thăng bằng của sỏi tai


(Nguồn: Alice Roberts (2015), Atlat giải phẫu cơ thể người, NXB Y Học)

Hình 1.2. Sáu điều kiện cảm giác để thử nghiệm định hướng tư thế dưới
những hoàn cảnh biến đổi (Nguồn: Shumway-Cook A, Horak F. Assessing
the influence of sensory interaction on balance. Phys Ther 1986; 66: 1549).
6

Hình 1.3. Hệ thống các cơ quan thăng bằng


(Nguồn: Alice Roberts (2015), Atlat giải phẫu cơ thể người, NXB Y Học)
Cơ chế kiểm soát thăng bằng liên quan đến việc phối hợp các chiến lược
vận động để ổn định trung tâm khối lượng cơ thể trong cả hai rối loạn bên
trong và bên ngoài gây ra sự mất ổn định. Chiến lược đáp ứng cụ thể được lựa
chọn không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của dịch chuyển tư thế bên ngoài mà
còn phụ thuộc vào mục tiêu và kinh nghiệm trước đó của từng cá nhân. Điều
chỉnh tư thế dự đoán, trước khi vận động chân tay tự ý mục đích để duy trì sự
ổn định tư thế bằng cách bù đắp cho các lực bất ổn (Hình 1.4) [4],[5].
7

Hình 1.4. Sự ổn định tư thế và cơ chế đoán trước của tiểu não [11]
Kiểm soát tư thế nhằm duy trì sự ổn định cơ thể dựa trên kỹ năng phức
tạp về cảm giác – vận động và sự định hướng cơ thể, dựa trên sự xuất hiện nội
tại của cơ thể trong não bộ. Mất thăng bằng tư thế sau đột quỵ được định
nghĩa: (1) một sự mất đối xứng về chịu sức nặng lớn hơn ở phía chi lành,
trong một tư thế đứng tĩnh [37],[42]; (2) một sự đung đưa trọng tâm cơ thể gia
tăng [40]; (3) một sự giảm về những giới hạn ổn định [4]; (4) sự phụ thuộc tối
đa về thông tin thị giác [11]; và (5) sự khiếm khuyết về những điều chỉnh tư
thế dự đoán và những phản ứng tư thế sau các nhiễu động bên ngoài [5].
1.1.3. Thang điểm thăng bằng Berg
- Thang điểm cân bằng Berg (Berg Balance Scale - BBS) được hình thành vào
năm 1989 và được đặt theo tên của một trong những nhà phát triển đó là
Katherine Berg [26].
- BBS bao gồm 14 hoạt động thăng bằng tĩnh và động được phát triển như
một thước đo lâm sàng về chức năng thăng bằng dành riêng cho người cao
tuổi; cho đến nay BBS là một công cụ đánh giá được sử dụng rộng rãi cho
những NB mắc các bệnh khác như bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não và
bệnh đa xơ cứng [40].
- Trong một nghiên cứu gần đây của 655 bác sĩ trị liệu vật lý làm việc trong
phục hồi chức năng đột quỵ, BBS được xác định là công cụ đánh giá được sử
8

dụng phổ biến nhất trong suốt quá trình liên tục từ chăm sóc cấp tính đến
chăm sóc dựa vào cộng đồng đối với NB đột quỵ [34].
- Ưu điểm của công cụ này là cung cấp một thước đo phổ biến, khách quan,
nhạy cảm về những thay đổi tinh tế trong chức năng thăng bằng và có thể hỗ
trợ trong việc dự đoán nguy cơ té ngã [35], so sánh sự thăng bằng giữa các
nhóm người, mô tả sự thăng bằng trong một cá nhân, theo dõi khả năng thăng
bằng theo thời gian và đánh giá hiệu quả của điều trị phục hồi chức năng [49]
và cuối cùng là xác định dụng cụ thích nghi và các đề xuất lập kế hoạch xuất
viện, đồng thời tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh. BBS đã được chứng minh
là đáng tin cậy và có hiệu lực xây dựng bởi Wang et al (2006) và Conradsson
et al (2007) rất cao, Berg được đánh giá từ trung bình đến cao trong nhiều NC
[47]. Ngoài ra, BBS được thực hiện khá đơn giản và không cần được đào tạo
chuyên môn vì những dụng cụ đơn giản và các hoạt động thăng bằng là các
hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
1.2. Tổng quan các nội dung liên quan của đề tài
1.2.1. Một số các yếu tố liên quan đến thăng bằng dẫn đến té ngã ở người
bệnh tai biến mạch máu não
1.2.1.1. Tuổi
Chúng ta thấy rằng tuổi có ảnh hưởng đến tỷ lệ giảm thăng bằng ở người bị
TBMMN. Tuổi càng cao thì nguy cơ té ngã càng cao [46]. Qua báo cáo được
tìm thấy, người có độ tuổi mắc bệnh dưới 40 tuổi và từ 40 đến 59 tuổi có khả
năng bị mất thăng bằng thấp hơn những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên
[48].
1.2.1.2. Giới
Nam giới có khả năng giảm thăng bằng cao hơn nữ giới [48]. Một vài NC
khác cho thấy tỷ lệ nam bị suy giảm chức năng gấp 2 lần so với nữ giới [28].
1.2.1.3. Thời gian mắc bệnh
9

Té ngã có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của TBMMN từ cấp tính, phục
hồi chức năng đến khi trở về nhà. Có nhiều bằng chứng cho thấy té ngã
thường xảy ra ở giai đoạn đầu sau đột quỵ, đặc biệt là trong tuần đầu tiên
chiếm 35%, tỷ lệ suy giảm thăng bằng ở giai đoạn cấp tính gấp 7 lần so với
mạn tính [48]. Té ngã sau đột quỵ và có xu hướng giảm dần theo thời gian
trong giai đoạn phục hồi chức năng. Ngược lại, cũng có NC bào cáo rằng tỷ lệ
té ngã xảy ra thường xuyên ở tuần thứ 2, 3 của giai đoạn phục hồi chức năng
[33]. Giai đoạn xuất viện về nhà, có khoảng 50% những người té ngã trong 6
tháng [30].

1.2.1.4. Sợ té ngã
Đa số những người sau TBMMN đều có nỗi sợ tâm lý là sợ té ngã, điều này
làm ảnh hưởng đến thăng bằng và hạn chế vận động [40]. Một NC cho thấy,
có đến 88% những người sau TBMMN có sợ ngã và phổ biến ở người lớn
tuổi ước tính khoảng 85% [30]. Sợ té ngã giảm dần theo thời gian [39].
1.2.1.5. Loại tổn thương
Theo Nguyễn Văn Chương nghiên cứu trên 1105 bệnh nhân tại Bệnh viện 103
tỷ lệ đột quỵ chảy máu là 31,86%, nhồi máu não là 68,14%. Theo Robert
G.Hart (1994) đột quỵ nhồi máu chiếm 85%, đột quỵ chảy máu chiếm 15%
[14]. Đột quỵ xuất huyết ít gặp hơn đột quỵ thiếu máu não nhưng lại có xu
hướng tử vong nhiều hơn [2]. Khoảng 20% những người đột quỵ lần đầu chết
trong vòng một tháng, tiên lượng cho nhồi máu não tốt hơn so với xuất huyết
trong não (khoảng 10% so với 50% chết) [31]. Theo một nghiên cứu dịch tễ
học đột quỵ não và thiếu máu não thoáng qua ở Brisbane (Australia) cho thấy,
trong 2676 người bệnh (NB) vào viện thì có đến 1244 NB bị đột quỵ, trong đó
644 người có cơn thiếu máu thoáng qua [23]. Và ở Việt Nam, theo Dương
Đình Chỉnh, nghiên cứu dịch tễ học đột quỵ não tại Nghệ An giai đoạn 2007 –
2008; cho kết quả: tần suất một số yếu tố nguy cơ hay gặp của đột quỵ não thì
10

thiếu máu cục bộ thoáng qua chiếm 21,3% [12].


1.2.1.6. Các tình trạng thần kinh khác
Cảm giác, trương lực cơ, sự chú ý, trạng thái tâm thần, cảm xúc, chứng mất trí
nhớ, nhận thức thị giác bị suy giảm sau TBMMN sẽ làm giảm khả năng kiểm
soát tư thế và chức năng thăng bằng [36] vì khả năng cân bằng được trung
gian bởi sự tương tác của các hệ thống cảm giác, vận động và nhận thức. Lý
do mất thăng bằng bao gồm các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như yếu cơ,
giảm cảm giác cân bằng, giảm phạm vi chuyển động, trầm trọng và co cứng
của phản xạ căng và giảm chức năng vận động [5].
1.2.2. Một số nguyên cứu về thăng bằng trên người bệnh tai biến mạch
máu não
Theo nghiên cứu về thăng bằng sau đột quỵ của Tyson S.F., Hanley M.,
Chillala J. và cộng sự: Tổng cộng có 83% đối tượng đột quỵ có khiếm khuyết
về thăng bằng [51]. Theo báo cáo NC của Nigeria tỷ lệ NB suy giảm thăng
bằng chiếm 36,8%, có báo cáo cho tỷ lệ rất cao chiếm 73% với n= 108 người
[30]. Trong một NC về phụ nữ với số lượng là 124 người và thời gian trung
bình kể từ khi đột quỵ là 48 tháng đã té ngã ít nhất một lần trong vòng 1 năm
[44]. Theo Maeda N., Kato J., Shimada T., et al (2009) trong 72 người bị
TBMMN thì có 27 nguời té ngã trong thời gian ngắn với điểm số BBS ≤29,
độ tin cậy 80% và độ đặc hiệu 78% [45]. Một báo cáo của Andersson A.G.
Kamwendo K. and Seiger A. et al (2016) và Onabajo G.V. (2018) sử dụng
mức điểm cắt BBS ≤45 là có nguy cơ té ngã [48].
Ở giai đoạn cấp tính, có báo cáo cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mất thăng bằng thấp
nhất chỉ chiếm 5% [36]. Tuy nhiên, cũng có NC báo cáo rằng những người
sống sót sau đột quỵ có tần suất té ngã cao hơn so với những người khỏe
mạnh. Cụ thể, tỷ lệ té ngã ở những người bị đột quỵ cấp tính là 14,0% tới
64,5% [43]. Mackaha et al nhận thấy rằng 36% số người bị TBMMN mạn
tính té ngã hơn 1 năm sau TBMMN. Trong một NC có 111 người tham gia
11

với thời gian TBMMN là 10 năm thì té ngã cao gấp 10 lần so với thời gian
đầu [30].
Phục hồi thăng bằng sau đột quỵ là một yếu tố quan trọng để lấy lại khả năng
độc lập trong các hoạt động sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày và ngăn ngừa
sự té ngã [38].
12

1.3. Sơ đồ nghiên cứu

Người bệnh được


chẩn đoán TBMMN

Người bệnh đạt tiêu chuẩn nghiên Người bệnh không đạt tiêu

cứu chuẩn nghiên cứu (loại khỏi


nghiên cứu)

Đánh giá
Thăng bằng và nguy cơ ngã ở NB

Xác định các yếu tố liên quan đến


thăng bằng ở NB TBMMN
13

1.4. Khái quát sơ bộ về địa điểm nghiên cứu


Kon Tum là tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên có 28 dân tộc
cùng sinh sống xen kẽ nhau, trong đó có 6 dân tộc tại chỗ: Gia Rai, Ba Na,
Xơ Đăng, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm. Ngoài ra, còn có các dân tộc từ miền
Bắc di cư vào như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Thổ, Sán Dìu, Sán Chay,
M’Nông, Dao, Lào, Giáy; từ miền Trung có các dân tộc như: Cơ Tu, Cor,
Vân Kiều, Hre, Ra Giai, Cơ Ho, Ê Đê, Tà Ôi; từ miền Nam có 02 dân tộc là
Hoa,
Khơ Me.
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nội Tim mạch - Lão khoa, Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Đây là bệnh viện hạng 2 với 600 giường bệnh
chỉ tiêu, với 27 khoa và 07 phòng chức năng. Khoa Nội Tim mạch-Lão khoa
của bệnh viện có 65 giường bệnh, nhân lực có 7 bác sỹ và 18 điều dưỡng,
khoa tiếp nhận điều trị nội khoa cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch và một số
bệnh lý khác.
14

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Người bệnh TBMMN lần đầu tiên đang điều trị tại khoa Nội tim mạch-
Lão khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- NB đã được khám và chẩn đoán xác định là bị liệt nửa người do
TBMMN.
- NB bị TBMMN lần đầu
- Đồng ý tham gia nghiên cứu, bất kể giới tính, tôn giáo, chủng tộc nào.
- Có đủ nhận thức và có khả năng giao tiếp rõ ràng.
- Có bệnh lý nhưng không gây liệt (trừ TBMMN)
- NB không bị rối loạn nhận thức dựa vào trắc nghiệm Folstein (Mini
metal statex examination). (Phụ lục 1)
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- NB hoặc thân nhân của người bệnh không đồng ý tham gia vào nghiên
cứu.
- NB bị động kinh, rối loạn nhận thức, NB có biểu hiện trầm cảm hay sa
sút trí tuệ.
- NB bị liệt nửa người do các nguyên nhân khác (Chấn thương sọ não, di
chứng bại não, viêm màng não, u não).
- NB bị liệt nửa người do TBMMN có kèm theo các chấn thương ngoại
khoa, bệnh lí thần kinh khác.
- NB tử vong hay tái phát tai biến trong thời gian nghiên cứu bị loại khỏi
nhóm nghiên cứu.
- Một số bệnh lí về thần kinh ngoại biên như: tổn thương tuỷ, rễ, viêm
đa dây thần kinh gây liệt.
15

- Các bệnh lý và bất thường về cơ xương khớp liên quan tới hai chi dưới
gây khó khăn hoặc không đi lại được như thoái hoá khớp gối, biến dạng bàn
chân.
- Các bệnh nội khoa đang trong đợt cấp của bệnh.
- Bệnh lý về thính giác, thị giác gây mất thăng bằng.
- Cơn chóng mặt kịch phát lành tính.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Tại Khoa Nội Tim mạch-Lão khoa, Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Kon Tum.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2019 đến tháng 01/2020, trong đó
thời gian thu thập số liệu từ tháng 10 đến hết tháng 11/2019.
2.4. Cỡ mẫu
 Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức sau:
p(1− p)
n=z 21−α /2
d2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu NC tối thiểu cần phải có.
z: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, tương đương hệ số tin cậy z =
1,96.
p: Tại thời điểm NC, do số liệu đánh giá trước đó tỷ lệ là p= 0,7 (Tỷ lệ té
ngã ở người TBMMN theo Bachelor F.A et al, 2012 tỷ lệ ngã ở người
TBMMN chiếm khoảng 70% năm 2012 trong vòng 6 tháng đầu) [30].
d: Khoảng cách sai lệch d = 0,1.
Áp dụng công thức:
2
1,96 .0 , 7 .(1−0 ,7)
n= 2
0,1
16

 n = 80,7
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 81 người bệnh.
2.5. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu thuận tiện.
- Chọn tất cả bệnh nhân nằm trong tiêu chuẩn lựa chọn đang điều trị nội
trú tại Khoa Nội Tim mạch-Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum tại
thời điểm thu thập số liệu.
2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu
Biến độc lập
Biến độc lập là các biến được sử dụng để mô tả hoặc đo lường các yếu tố
(tác nhân) được giả định là gây ra hoặc ít nhất là làm ảnh hưởng đến vấn đề
NC.
Biến độc lập sử dụng trong NC là:
- Dân tộc: Là biên định tính gồm 2 giá trị là dân tộc kinh và dân tộc
khác.
- Tuổi: Là biến định tính gồm 4 mức tuổi: 30-39 tuổi, 40-49 tuổi, 50-59
tuổi, ≥ 60 tuổi.
- Giới: Là biến định tính gồm 2 giới là nam và nữ.
- Bên liệt: Là biến định tính gồm 2 giá trị là trái và phải.
- Loại tổn thương não: Là biến định tính gồm 3 giá trị là nhồi máu não,
xuất huyết não và khác.
- Khoảng thời gian bị TBMMN: Là biến định tính được phân thành 4 giai
đoạn dưới 4 tuần; Từ 1-dưới 6 tháng; Từ 6-đến 12 tháng; Từ 12 tháng trở lên.
- Trình độ lao động: Là biến định tính gồm 3 giá trị lao động chân tay,
lao động trí óc và khác.
- Mức độ liệt cứng: Là biến định lượng gồm 5 giá trị + Mức 0: Không
gia tăng trương lực cơ. + Mức 1 và Mức 1+: Tăng nhẹ trương lực cơ.+ Mức 2:
Gia tăng rõ ràng hơn trương lực cơ qua hầu hết tầm vận động khớp. + Mức 3
17

Gia tăng đáng kể trương lực cơ, di động thụ động khó khăn.+ Mức 4: Những
phần bị ảnh hưởng cứng đờ ở thế gập hay duỗi.
- Mức độ cảm giác nông/sâu: Điểm 0: Không biết; Điểm 1: Bị khiếm
khuyết; Điểm 2: Bình thường.
Các biến phụ thuộc:
Mức độ và điểm số thăng bằng và nguy cơ té ngã của người bệnh TBMMN: Là
biến định tính và định lượng được tính trên cơ sở cộng tổng điểm từ 14 hoạt
động nhỏ. Người bệnh được đánh giá có số điểm càng cao thì càng có khả năng
giữ thăng bằng tốt và nguy cơ té ngã thấp.
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
2.7.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
Phỏng vấn và khám trực tiếp người bệnh TBMMN bằng bộ câu hỏi và thang
đánh giá được thiết kế và sưu tầm trước.
2.7.2. Công cụ thu thập thông tin
Công cụ thu thập thông tin được xây dựng trên cơ sở các bộ câu hỏi
gồm:
- Bộ câu hỏi về thông tin NB: được thiết kế bởi tác giả bao gồm tên;
Tuổi; Giới; Dân tộc; Chiều cao; Cân nặng; Bệnh chính; Bệnh kèm; Địa chỉ;
Trình độ lao động; Thời gian bị TBMMN; Loại tổn thương; Bên tổn thương;
- Bộ công cụ đánh giá khả năng thăng bằng và nguy cơ té ngã Berg
Balance Scale (BBS): Đánh giá thăng bằng dựa trên 14 hoạt động thăng bằng
tĩnh và động. Tất cả các hoạt động được định bậc theo thang bậc 5 điểm (0:
Là điểm thấp nhất; 4: Là điểm cao nhất). Tổng điểm của BBS là 56 điểm.
Phân mức điểm của BBS như sau: Điểm từ 41-56: NB có thăng bằng chức
năng, NB độc lập; Điểm từ 21-40: NB có nguy cơ té ngã trung bình và đi lại
cần sự hỗ trợ; Điểm từ 0-20: NB có nguy cơ té ngã rất cao và giới hạn di
chuyển với xe lăn [6].
18

Thang điểm thăng bằng Berg gồm 14 hoạt động (phụ lục)
Thang bậc thăng bằng Berg
Các hoạt động thăng bằng Điểm số
1. Ngồi sang đứng
2. Đứng không nâng đỡ (1 phút)
3. Ngồi không nâng đỡ
4. Đứng sang ngồi
5. Dịch chuyển từ ghế này sang ghế khác
6. Đứng nhắm mắt (30 giây)
7. Đứng hai bàn chân sát nhau (1 phút)
8. Vươn tay ra trước với cánh tay duỗi thẳng
9. Nhặt vật dưới nền
10. Xoay đầu nhìn ra sau (xoay sang phải rồi xoay sang
trái)
11. Quay người 360° (quay bên phải rồi quay bên trái)
12. Đặt luân phiên bàn chân lên bục
13. Đứng hai bàn chân trên một đường thẳng, mũi chân
này chạm gót chân kia (30 giây)
14. Đứng trên một chân (30 giây)
Tổng cộng

- Bộ công cụ đánh giá cảm giác ở tay, chân bên liệt:


Cảm giác nông:
 Xúc giác:
+ Dụng cụ khám có thể là tăm bông, mảnh giấy, chổi lông, kim đầu tù.
+ Dùng các vật liệu trên để chạm nhẹ vào da ở các vị trí đối xứng nhau
19

ở hai bên cơ thể.


+ Hỏi NB có nhận biết được các kích thích không, có phân biệt được vị
trí kích thích không, có nhận biết sự giống nhau ở cả hai bên cơ thể không?
 Đau nông:
+ Dùng kim đầu tù để khám.
+ Châm kim nhẹ nhàng hay vạch mũi kim lên các vùng da đối xứng giữa
hai bên cơ thể.
+ Hỏi NB cảm giác cảm nhận được ở hai bên cơ thể. Có thể tăng dần
hay giảm dần cường độ châm để hỏi NB sự khác biệt đó.
Cảm giác sâu:
 Cảm thụ bản thể:
+ Cho NB nằm hay ngồi thoải mái.
+ Chỉ dẫn cụ thể các vị thế của ngón tay, ngón chân trong không gian, ví
dụ gập, duỗi. Kiểm tra kỹ xem NB đã hiểu các động tác đó chưa.
+ Cho NB nhắm mắt.
+ Người khám di động thụ động ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân,
… theo các hướng khác nhau. Cuối cùng đặt các phần chi thể đó ở vị thế cuối
cùng và hỏi xem NB có nhận biết được vị thế của phần chi thể đó không. +
Bình thường, khi thay đổi vị thế của một khớp, NB đã có thể nhận biết với
góc thay đổi là 1-2 độ [6].
 Lập thể tri giác:
+ Dùng các vật dụng quen thuộc với NB nhưng vật đó không tạo ra âm
thanh và có mùi, ví dụ như cây bút, hộp quẹt, chìa khóa,…
+ NB nhắm mắt, người khám lần lượt đưa các đồ vật vào tay NB và hỏi
xem thử vật đó là vật gì.
+ Bình thường, NB có thể xác định các vật dụng đó. Trong trường hợp
bệnh lý, NB không thể nhận biết đó là vật gì. Đôi khi NB có thể mô tả được
20

hình dáng, hay sức nặng, hay độ trơn láng nhưng không thể tổng hợp được để
xác định vật cụ thể.
- Cách thức cho điểm như sau: - Điểm 0: Không biết - Điểm 1: Bị khiếm
khuyết - Điểm 2: Bình thường [19].
- Bộ công cụ đánh giá trương lực cơ chi trên, chi dưới dựa vào thang
điểm Ashworth cải biên từ 0 đến 4.
+ Mức 0: Không gia tăng trương lực cơ.
+ Mức 1: Tăng nhẹ trương lực cơ, biểu thị bằng một sự khựng lại rồi thả
lỏng, hoặc một sự kháng cản tối thiểu ở cuối tầm vận động khớp khi những
phần bị ảnh hưởng được di động gập hay duỗi.
+ Mức 1+: Tăng nhẹ trương lực cơ, biểu thị bằng một sự khựng lại, tiếp
theo là một sự kháng cản tối thiểu qua suốt phần còn lại (ít hơn một nửa) của
tầm vận động khớp.
+ Mức 2: Gia tăng rõ ràng hơn trương lực cơ qua hầu hết tầm vận động
khớp, nhưng những phần không bị ảnh hưởng được di động dễ dàng.
+ Mức 3: Gia tăng đáng kể trương lực cơ, di động thụ động khó khăn.
+ Mức 4: Những phần bị ảnh hưởng cứng đờ ở thế gập hay duỗi [29],
[33].
2.8. Quy trình thu thập số liệu và khống chế sai số
- Mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu được ghi chép các dữ kiện bằng
một phiếu điều tra có mã số riêng cho từng đối tượng.
- Thu nhập các thông tin về lâm sàng vào các phiếu NC.
- Mẫu được lấy liên tục theo số lượng bệnh nhân đến điều trị nội trú.
- Tổng hợp, xử lí số liệu và phân tích kết quả.
2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu, khống chế sai số
- Phương pháp làm sạch số liệu: Lọc lại số liệu và kiểm tra các phiếu không
hợp lệ. Phương thức nhập và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp thống
kê Y học trên phần mền máy tính theo chương trình SPSS 20.0 và Excel
21

2010. Các test thống kê để tính các tần số xuất hiện, tỷ lệ phần trăm, giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn và thống kê phân tích: Dùng phép kiểm khi bình
phương, T-test và Anova để xác định mối liên quan giữa biến cố độc lập và
biến cố phụ thuộc.
- Biến định tính được trình bày dưới dạng tần số và phần trăm. Biến định
lượng được trình bày dưới dạng trung bình (độ lệch chuẩn).
- Mức ý nghĩa thống kê p< 0,05 được áp dụng.
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành sau khi được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức
và đánh giá đạo đức của Sở Y tế tỉnh Kon Tum và Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Kon Tum.
- Các đối tượng khi tham gia vào nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng
về mục đích và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
- Chỉ tiến hành nghiên cứu trên những bệnh nhân đồng ý tham gia
nghiên cứu.
- Các thông tin về gia đình và người bệnh đều được giữ bí mật.
- Các số liệu thu nhập đầy đủ, chính xác, trung thực và duy nhất chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học.
22

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Tần số Tỷ lệ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
(N) (%)
1. Dân tộc
Kinh 40 57,1
Khác 30 42,9
2. Giới tính
Nam 41 58,6
Nữ 29 41,4
3. Trình độ lao động
Lao động chân tay 18 25,7
Lao động trí óc 20 28,6
Khác 32 45,7
4. Bên liệt
Bên trái 33 47,1
Bên phải 37 52,9
5. Loại tổn thương não
Nhồi máu não 32 45,7
Xuất huyết não 16 22,9
Khác 22 31,4
6. Khoảng thời gian bị TBMMN
Dưới 4 tuần 41 58,6
Từ 1 – dưới 6 tháng 8 11,4
Từ 6 – đến 12 tháng 18 25,7
23

Tần số Tỷ lệ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
(N) (%)
Từ 12 tháng trở đi 3 4,3
Nhận xét:
Về đặc điểm dân tộc, ta thấy phần nhiều các đối tượng bị TBMMN là người
kinh với tỷ lệ là 57,1%. Về giới tính, người bệnh tham gia NC có sự chênh
lệch lớn giữa giới nam chiếm tỷ lệ 58,6% và giới nữ chiếm tỷ lệ 41,4%. Phân
bố NB theo nghề nghiệp, lao động trí óc chiếm tỷ lệ 28,6%; lớn hơn lao động
chân tay nặng chiếm 25,7%; những nghề nghiệp khác (45,7%). NB liệt bên
phải chiếm tỷ lệ 52,9% lớn hơn liệt bên trái chiếm 47,1%. Về loại tổn thương
não, thể nhồi máu não chiếm tỷ lệ 45,7%; cao hơn thể xuất huyết não chiếm
22,9%; không xác định được thể tai biến chiếm 31,4%. Về khoảng thời gian
bị TBMMN đa số bệnh nhân bị dưới 4 tuần chiếm 58,6%; từ 1 đến dưới 6
tháng chiếm 11,4%; từ 6 đến 12 tháng chiếm 25,7% còn lại là trên 12 tháng.
24

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới
Giới
Tổng
Nam Nữ
Độ tuổi
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
(N) (%) (N) (%) (N) (%)
Dưới 40 tuổi 4 9,75 2 6,9 6 8,57
Từ 40 đến dưới 49 tuổi 2 4,88 4 13,79 6 8,57
Từ 50 đến dưới 59 tuổi 12 29,27 8 27,59 20 28,57
Từ 60 tuổi trở lên 23 56,1 15 51,72 38 54,29
Tổng 41 100 29 100 70 100
Nhận xét:
Ở hầu hết các nhóm tuổi, số NB nam đều chiếm tỉ lệ lớn hơn. Nhóm
tuổi từ 60 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 54,29%, nhóm tuổi dưới 40 tuổi và 40 –
49 là hai nhóm tuổi cùng chiếm tỷ lệ ít nhất 8,57%.
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo cảm giác
Cảm giác Tần số (N) Tỷ lệ (%)%
Cảm giác nông Mất/giảm cảm giác 40 57,1
Bình thường 30 42,9
Mean(SD) 1,43(0,498)
Cảm giác sâu Mất/giảm cảm giác 40 57,1
Bình thường 30 42,9
Mean(SD) 1,43(0,498)
Nhận xét:
Số NB bị mất/giảm cảm giác nông/sâu chiếm tỷ lệ nhiều hơn số NB cảm giác
bình thường. Số người bệnh TBMMN bị mất/giảm cảm giác nông/sâu cùng
chiếm khoảng 57,1%; còn lại là cảm giác nông/sâu bình thường.
25

Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ liệt cứng bên
liệt dựa vào thang Ashworth cải biên
Mức độ liệt cứng bên liệt 0 1/1+ 2 3 4
Tần số (N) 20 38 6 6 0
Tỷ lệ % 28,5 54,2 8,57 8,57 0
7 9
Mean(SD) 0,97(0,851)
Nhận xét: Chiếm tỷ lệ lớn nhất 54,29% là những NB có trương lực cơ ở mức
1 và mức 1+, mức 0 điểm chiếm tỷ lệ 28,57% và mức 2,3 điểm chiếm đồng tỷ
lệ 8,57%. Không có NB nào trương lực ở mức 4.
3.2. Thăng bằng và nguy cơ té ngã của người TBMMN theo thang điểm
thăng bằng Berg
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức điểm BBS.

Nam Nữ
Tần
Tỷ lệ
Mức điểm số
Tần Tần (%)%
Tỷ lệ Tỷ lệ (N)
số số
(%)% (%)%
(N) (N)
0 – 40 (Nguy cơ té ngã
17 44,3 14 48,27 31 44,28
rất cao hoặc trung bình)
41 – 56 (Nguy cơ té ngã
24 55,7 15 51,73 39 55,72
thấp và độc lập)
Tổng 41 100 29 100 70 100
Điểm tối thiểu: 22
Điểm tối đa: 53
Mean(SD): 41,66(8,107)
26

Nhận xét: Mức điểm cao nhất NB tham gia nghiên cứu đạt được là 53 điểm,
mức điểm thấp nhất là 22 điểm; không có NB nào đạt điểm tối đa của BBS
(56 điểm). Điểm trung bình khả năng thăng bằng NB nghiên cứu là 41,66
điểm. Điểm số từ 41 – 56 NB có chức năng thăng bằng độc lập và nguy cơ té
ngã thấp chiếm tỷ lệ khoảng 55,72%. Điểm số từ 0 – 40 NB có nguy cơ té ngã
cao đến trung bình và đi lại cần sự hỗ trợ chiếm 44,28%.

Điểm số 14 nhiệm vụ Berg


4.5

3.5

2.5

1.5

0.5

0
Đ đườ bục
đỡ

ịch gồi

sá t

t d ớc

nh nền

ân độ

ân
gồ ng n g

úp

tay hau

ng

ứn ứng uyể

ân ay đ a sa
ứn

ch
trư

trê thẳ
gi

60
hô ng

tn
kh g đ

đầ ưới

lên
ch
trợ

r
ng

ột
â

ứn phiê u 3
ra
ha nhắ

ng
ìn

m
an

sa
ng


n
is

n

ch
g

D
ô

tv

u
ứn
gồ

ơn
ic

ột
ik

hặ

g
N

ứn
Q
g

y
N
ứn

oa

n
g

g
N

trê
ứn

X
Đ

lu
Đ

g
ặt
Đ

Biểu đồ 3.1. Mô tả điểm số 14 hoạt động thăng bằng ở người tai biến
mạch máu não theo thang điểm Berg
Nhận xét:
Trong 14 hoạt động: số NB đạt điểm 4 chiếm tỷ lệ cao ở những hoạt động từ
BBS01, BBS02 và BBS3; còn ở 2 hoạt động BBS11, BBS12, BBS13, BBS14
không có NB nào đạt điểm 3. Điểm 3 thì hoạt động BBS04, BBS05, BBS6,
BBS7 có số lượng NB nhiều nhất so với số trong 14 hoạt động. Tỷ lệ lớn nhất
27

cho mức điểm 2 với hoạt động BBS08, BBS10, BBS11. Ở mức điểm 0: chỉ có
3 hoạt động BBS12, BBS13, BBS14 đạt điểm trung bình dưới 2 điểm.
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố khảo sát với thăng bằng
Bảng 3.6. Một số đặc điểm liên quan đến khả năng giữ thăng bằng
Trung Độ lệch
Các yếu tố ảnh hưởng đến thăng bằng P
bình chuẩn
1. Dân tộc
Kinh 41 6,85
0,664
Khác 40,2 8,46
2. Giới tính
Nam 40,78 7,96
0,872
Nữ 40,48 7,04
3. Nhóm tuổi
Dưới 40 tuổi 48 1,79
Từ 40 đến dưới 49 tuổi 40,83 6,7
0,014
Từ 50 đến dưới 59 tuổi 42,55 6,14
Từ 60 tuổi trở lên 38,47 8,03
4. Trình độ lao động
Lao động chân tay 36,06 8,55
Lao động trí óc 43,4 6,33 0,006
Khác 41,53 6,62
5. Bên liệt
Bên trái 37,9 6,66
0,001
Bên phải 43,7 7,3
6. Loại tổn thương não
Nhồi máu não 39,31 9,233 0,003
Xuất huyết não 43,69 4,468
28

Trung Độ lệch
Các yếu tố ảnh hưởng đến thăng bằng P
bình chuẩn
Khác 40,41 6,06
29

7. Khoảng thời gian bị tai biến


Dưới 4 tuần 40 7,52
Từ 1 – dưới 6 tháng 40,75 9,76
0,633
Từ 6 – dưới 12 tháng 45,67 8,37
Từ 12 tháng trở lên 41,28 6,649
Nhận xét:
Có mối liên quan giữa tuổi, trình độ lao động, loại tổn thương và bên tổn
thương với khả năng thăng bằng của NB với p< 0,05.
Không có mối liên quan giữa thăng bằng với dân tộc, giới, thời gian bị tổn
thương với p> 0,05.
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa khả năng thăng bằng với cảm giác nông,
cảm giác sâu và mức liệt cứng.
Các đặc điểm lâm sàng Gía trị p
ảnh hưởng đến BBS Cảm giác nông Cảm giác sâu Mức liệt cứng
Điểm trung bình BBS 0,959 0,000 0,209
Nhận xét:
Có mối liên quan giữa thăng bằng với cảm giác sâu p< 0,05.
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa các hoạt động thăng bằng Berg với cảm giác
nông, cảm giác sâu và mức liệt cứng.
Gía trị p
14 hoạt động thăng bằng
Cảm giác nông Cảm giác sâu Mức liệt cứng
BBS01. Ngồi sang đứng 0,027 0,415 0,053
BBS02. Đứng không
0,005 0,049 0,000
nâng đỡ (1phút)
BBS03. Ngồi không nâng
0,3 0,011 0,284
đỡ
30

BBS04. Đứng sang ngồi 0,08 0,052 0,001


BBS05. Dịch chuyển (từ
0,178 0,031 0,001
ghế này sang ghế khác)
BBS06. Đứng nhắm mắt
0,134 0,023 0,032
(30 giây)
BBS07. Đứng 2 bàn chân
0,004 0,000 0,053
sát nhau
BBS08. Vươn tay ra
trước với cánh tay duỗi 0,145 0,003 0,422
thẳng
BBS09. Nhặt vật từ dưới
0,005 0,288 0,473
nền
BBS10. Xoay đầu nhìn ra
0,037 0,272 0,133
sau
BBS11. Quay người 3600 0,766 0,201 0,692
BBS12. Đặt luân phiên 2
0,000 0,000 0,002
bàn chân lên bục
BBS13. Đứng hai bàn
0,609 0,046 0,029
chân trên 1 đường thẳng
BBS14. Đứng trên 1 chân
0,936 0,575 0,812
(30 giây)
Nhận xét:
Có sự liên quan giữa các hoạt động thăng bằng BBS02, BBS12 với cảm giác
nông sâu và mức liệt cứng p< 0,05. Có sự liên quan giữa các hoạt động thăng
bằng BBS05,BBS06, BBS13 với cảm giác sâu và mức liệt cứng p< 0,05. Có
sự liên quan giữa hoạt động thăng bằng BBS07 với cảm giác sâu và p< 0,05.
31

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trong kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 này đã cho thấy các đặc điểm về dân số
học có một số khác biệt như thành phần dân tộc thì người Kinh có tỷ lệ cao
hơn các thành phần dân tộc khác, điều này có thể lý giải địa điểm nghiên cứu
tại BVĐK tỉnh đóng trên địa bàn thành thị và dân tộc Kinh chiếm đa số nên
đối tượng Kinh đến khám nhiều hơn cũng là điều dễ hiểu. Đặc điểm về giới
thì tỷ lệ NB nam cao hơn Nữ. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu
khác như theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Trung thì có 105 bệnh nhân nam,
chiếm 77,21%, có 31 bệnh nhân nữ, chiếm 22,79% [10]. Một nghiên cứu khác
trong nước như nghiên cứu của Trần Văn Tuấn năm 2007 trên các bệnh nhân
tai biến mạch não ở Thái Nguyên cũng cho biết tỷ lệ nam giới là 65,9%, nữ
giới là 34,1% [21]. Đa số các tác giả NC đều nhận thấy rằng tỷ lệ nam giới
mắc bệnh TBMMN nhiều hơn nữ giới, các tác giả giải thích rằng ở nam giới
có tỷ lệ mắc các bệnh tăng huyết áp nhiều hơn so với nữ và tăng huyết áp là
một trong những nguyên nhân gây ra TBMMN ở người cao tuổi, ngoài ra ở
nam giới có thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia và chịu tác động của nhiều
yếu tố sang chấn tâm lí. Đây là những yếu tố thuận lợi gây ra tăng huyết áp và
tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, trong một báo cáo gần đây của Besios T.
et al (2019) [33] thỉ tỷ lệ nữ giới mắc bệnh TBMMN nhiều hơn. Điều này
cũng có thể giải thích rằng phụ nữ thường ít có thời gian chăm sóc cho bản
thân, đa số họ giành nhiều thời gian cho gia đình nên ít quan tâm sức khỏe
của mình nhiều hơn nam giới, ngoài ra sự sa sút tinh thần và sức khỏe diễn ra
ở thời kì mãn kinh của phụ nữ cũng là yếu tố gây suy giảm sức khỏe. Trong
biến tuổi thì kết quả chúng tôi lứa tuổi dàn trãi khá rộng, thấp nhất từ 30 tuổi
đến cao nhất 87 tuổi. Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 54,28%, kết quả
này khá giống với nghiên cứu của 9 độ tuổi chiếm tỷ cao nhất là 60 – 79 tuổi
32

(43,3%), độ tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là < 40 tuổi (7,7%) [9]. Theo Trần Thị
Mỹ Luật (2008), nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao với 75,8% [20]. Theo
một nghiên cứu của Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng –
Trường Đại học Y Hà Nội về tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh
thái Việt Nam năm 2013-2014 cho thấy, tuổi càng cao thì nguy cơ bị đột quỵ
não càng cao và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ nhóm tuổi 45 –
59 [7]. Tỷ lệ NB TBMMN tăng theo tuổi [25] điều này cũng dễ hiểu vì suy
tim, tăng huyết áp là một trong những bệnh xuất hiện khi tuổi càng cao nên
mẫu chúng tôi thu nhập được với độ tuổi này là phù hợp với y văn. Về nghề
nghiệp, trong số những bệnh nhân TBMMN tham gia nghiên cứu chúng tôi
thấy đa số bệnh nhân thuộc nhóm lao động chân tay chiếm 25,7%, nhóm lao
động trí óc chiếm 28,6% còn lại là hưu trí. Kết quả của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Luật (2008), số bệnh nhân có nghề nghiệp cán
bộ hưu chiếm tỷ lệ 74,2%, còn lại gặp ở các nghề khác chiếm 17,7% [20].
Tuy nhiên theo một nghiên cứu khác của Lê Thị Hương và cộng sự (2016),
hơn một nửa đối tượng nghiên cứu làm ruộng (57,7%) và có 16,6% đối tượng
là hưu trí [7]. Sở dĩ có sự khác nhau này là do đặc thù của địa điểm NC với đa
số các đối tượng là cán bộ công nhân viên làm việc tại địa bàn tỉnh Kon Tum
đã lớn tuổi nên nguy cơ mắc bệnh TBMMN nhiều hơn, mặc khác nhóm đối
tượng từ các vùng nông thôn tuyến xã, huyện lên tuyến trên thăm khám nên
đa số họ là lao động chân tay. Theo chúng tôi những người lao động tay chân
bị TBMMN nhiều đáng kể có thể là do điều kiện kinh tế khó khăn và ít quan
tâm về vấn đề sức khỏe nên họ ít đi khám sức khỏe hoặc không biết cách
phòng tránh các yếu tố nguy cơ.
Về đặc điểm lâm sàng của NB TBMMN, Theo NC của chúng tôi tỷ lệ liệt bên
phải cao hơn bên trái với tỷ lệ liệt bên phải chiếm 52,9%. Kết quả trên tương
tự với nghiên cứu của Vũ Thị Tâm, tỷ lệ liệt bên phải 63,4% cao hơn bên trái
36,6% [24]. Theo nghiên cứu của Trần Việt Hà (2013) tỉ lệ bệnh nhân liệt nửa
33

người phải là 61,7%, liệt nửa người trái là 38,3% [22]. Bên cạnh đó cũng có
những nghiên cứu khác cho rằng tỉ lệ liệt bên phải thấp hơn bên trái. Theo NC
của Lê Minh Nguyệt (2009) tỷ lệ NB liệt nửa người trái chiếm 55%, liệt nửa
người phải chiếm 45% [3]. Sự khác nhau với các nghiên cứu có lẽ là là do
cách chọn mẫu nghiên cứu, cỡ mẫu, và đối tượng nghiên cứu của các tác giả
không giống nhau. Tỷ lệ người TBMMN thể nhồi máu não chiếm tỷ lệ 45,7%
cao hơn thể xuất huyết não chiếm 22,9%, còn 31,4% được chẩn đoán chung là
TBMMN. Kết quả trên tương tự với NC Trần Thị Mỹ Luật (2008) nhồi máu
não, xuất huyết não chiếm tỷ lệ lần lượt là 46,8% và 35,5%, còn lại không xác
định chiếm 17,7% [20]. Nhìn chung, tỷ lệ nhồi máu não qua các NC và của
chúng tôi đều cao hơn xuất huyết não điều này có thể giải thích rằng đa số các
nguyên nhân dễ dẫn đến nhồi máu não là do tổn thương các động mạch nhỏ
do tăng huyết áp hay NB bị các bệnh lý về tim như suy tim tạo điều kiện hình
thành các cục máu đông đi đến não mà đối tượng NC của chúng tôi đa số là
có các bệnh lý về suy tim và tăng huyết áp [18]. Khoảng thời gian bị
TBMMN qua khảo sát cuả chúng tôi chiếm đa số là dưới 4 tuần chiếm 58,6%,
tiếp đến là từ 6 đến 12 tháng chiếm 25,7%. Sự khác biệt về thời gian mắc
bệnh TBMMN có lẽ là do cách chọn mẫu ngẫu nhiên, cỡ mẫu và thiết kế NC
cắt ngang, đối tượng NC và địa điểm NC có tính đặc thù là đa số bệnh cấp
tính đang điều trị tại Khoa Nội TM-LK và một số NB điều trị tái khám. Về
đặc điểm lâm sàng, dựa vào bảng 3.3 số NB bị mất/giảm cảm giác nông/sâu
chiếm tỷ lệ nhiều hơn số người bệnh cảm giác bình thường. Số người bệnh
TBMMN bị mất/giảm cảm giác nông/sâu đều chiếm 57,1% với trung bình đạt
1,43. Về mức độ liệt cứng thì trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân
có trương lực cơ bình thường chiếm 50% tổng số bệnh nhân. Không có bệnh
nhân nào có mức độ cứng 3,4. Bệnh nhân ở mức 0 với 28,57%, mức 1 chiếm
54.28%, mức 1+ và mức 2 cùng chiếm 8,57 (bảng 3.4). Kết quả của chúng tôi
khá tương đồng với nghiên cứu của Lê Nguyệt Minh, số bệnh nhân không
34

cứng bàn tay là 51 chiếm 63,75% [3]. Sở dĩ có kết quả như vậy là do thời gian
bị TBMMN tại thời điểm NC là ở giai đoạn cấp tính đang điều trị tại Bệnh
viện, NB dễ dàng được tiếp cận với các cách huấn luyện PHCN để ngăn ngừa,
ức chế các mẫu vận động co cứng từ đó làm hạn chế sự gia tăng trương lực
cơ.
4.2. Đánh giá khả năng thăng bằng
4.2.1. Mức độ thăng bằng và nguy cơ té ngã ở người bệnh tai biến mạch
máu não
Mức điểm cao nhất NB tham gia nghiên cứu đạt được là 53 điểm, mức điểm
thấp nhất là 22, không có NB nào đạt điểm tối đa của thang điểm thăng bằng
Berg 56 điểm. Điểm trung bình của khả năng thăng bằng của NB NC là 41,7
± 8,107 (Bảng 3.5). Điểm số từ 41 – 56 điểm chiếm tỷ lệ lớn nhất 55,72% cho
biết NB có thăng bằng chức năng và nguy cơ té ngã thấp. Điểm từ 0 – 40
điểm NB có nguy cơ té ngã rất cao đến trung bình và đi lại cần sự hỗ trợ
chiếm 44,28%.
4.2.2. Mười bốn hoạt động thăng bằng của thang điểm thăng bằng Berg
Trong 14 hoạt động, ta thấy những NB tham gia NC đã hoàn thành 14 hoạt
động thăng bằng với mức điểm khác nhau từ trái sang phải, giao động trong
khoảng trung bình từ 1 điểm đến cao nhất là 4 điểm ở mỗi hoạt động. Điểm
trung bình của từng hoạt động của thang điểm Berg dao động ở mức thấp nhất
là 0,89 điểm đến cao nhất là 3,83 điểm. Các hoạt động từ thứ 1 đến thứ 14 có
điểm số trung bình giảm dần. Trong đó, các hoạt động như ngồi sang đứng,
đứng không nâng đỡ, ngồi không trợ giúp có điểm số gần như tuyệt đối 4
điểm, các hoạt động như đứng trên một chân, đứng trên một đường thẳng mũi
chân này chạm gót chân kia, đặt luân phiên bàn chân trên bục và quay người
360 độ bị ảnh hưởng về thăng bằng nhiều hơn thể hiện ở mức điểm đạt được
thấp hơn nhiều lần lượt là từ 2,54 đến 0,89. Theo kết quả trên chúng tôi nhận
thấy rằng hầu hết khả năng giữ thăng bằng của người bệnh TBMMN đều bị
35

suy giảm. Tương tự kết quả của Nguyễn Tấn Dũng năm 2012, thăng bằng của
NB sau tai biến mạch máu não bị giảm rõ rệt [13]. Theo nghiên cứu của
Smith và cộng sự (2004) điểm thăng bằng trung bình của NB đột quỵ là 42,12
± 10,39, cho thấy các đối tượng có nguy cơ cao với sự té ngã [50]. Sở dĩ
những hoạt động này có điểm số trung bình khác nhau như vậy là vì khả năng
giữ thăng bằng của cơ thể trên mặt chân đế trong những hoàn cảnh và môi
trường khác nhau, đây chính là một trong những yếu tố kiểm soát vận động
giúp chúng ta thực hiện các hoạt động hằng ngày một cách hiệu quả và hữu
ích [11]. Trong NC của chúng tôi thì Berg cũng bao gồm các hoạt động chức
năng ở tư thế ngồi, đứng, đứng lên ngồi xuống, đứng trên một chân và đi, hoạt
động có độ khó tăng dần. Tuy nhiên, thăng bằng là một vấn đề khá phức tạp,
nên chưa có NC nào chỉ ra độ khó của từng hoạt động thăng bằng trên thang
điểm Berg, thay vào đó họ chỉ ra những khía cạnh tạo nên sự phức tạp của
thăng bằng đó [4]. Trong NC này, chúng tôi giải thích dựa vào sinh cơ học đó
là sự thay đổi của mặt chân đế và sự dịch chuyển của trọng tâm khối lượng cơ
thể trên mặt chân đế. Khi hoạt động thăng bằng càng khó thì mức điểm đạt
được của từng hoạt động sẽ giảm. Để giải thích cho điểm số nói trên, có thể
giải thích là thăng bằng vận động khi ngồi là trọng tâm cơ thể thấp hơn khi
đứng cho phép cử động ở nhiều hướng khác nhau thường là xa hơn độ dài
một sải tay do đó ít phức tạp hơn khi đứng. Thăng bằng vận động khi đứng là
một thế ít vững vàng, cơ thể không ở trạng thái tĩnh mà điểm chiếu của trọng
tâm cơ thể xuống mặt chân đế di chuyển theo hình số 8, và trọng tâm cơ thể ở
vị trí 2 cm trước xương cùng S2. Thăng bằng vận động trên một chân là thế
đứng trên một chân có mặt chân đế quá hẹp do đó trọng lượng cơ thể phải
chuyển hết qua chân chống để rơi vào mặt chân đế vì vậy bàn chân sẽ nghiêng
ngoài để giữ cho toàn thể bàn chân tiếp xúc trên mặt đất do đó dễ mất thăng
bằng nhất. Như vậy, độ khó của hoạt động trong thang điểm Berg tăng dần từ
vị thế ngồi, đứng và đứng trên một chân. Như vậy, theo kết quả trên ta thấy
36

rằng việc điểm số giảm trên mỗi hoạt động thăng bằng phản ánh độ khó của
các hoạt động theo chiều từ trên xuống dưới. Đồng thời, ở NB TBMMN thì
khi thực hiện đánh giá bằng thang điểm thăng bằng Berg 14 hoạt động kéo dài
15 – 20 phút thì thể lực của họ cũng sẽ tiêu hao dần đây cũng là một yếu tố
ảnh hưởng tới kết quả đánh giá. Trong NC này, một câu hỏi đặt ra rằng ngoài
yếu tố thăng bằng liên quan đến té ngã thì có còn các yếu tố khác liên quan
đến thăng bằng mà cũng gây tăng NC ngã không. Lý giải cho vấn đề này,
chúng tôi đã tập trung phân tích mối liên quan giữa các họat động thăng bằng
trong Berg với cảm giác và mức liệt cứng.
Từ đó, có cái nhìn nhận sâu sắc về thăng bằng có ảnh hưởng như thế nào đến
NB TBMMN dựa vào thang điểm thăng bằng Berg. Ngoài ra, trong NC này
chúng tôi đi phân tích thang đo thăng bằng Berg như một công cụ đánh giá
thăng bằng trên lâm sàng và dự đoán nguy cơ té ngã sau đột quỵ.
4.3. Một số yếu tố liên quan đến khả năng thăng bằng trên người bệnh tai
biến mạch máu não
4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng NC với khả năng
thăng bằng
Kết quả bảng 3.7 cho thấy có mối liên quan giữa độ tuổi với khả năng
giữ thăng bằng của NB tai biến (p< 0,05). Kết quả này tương đồng với NC
của Onabajo G.V et al (2018), dưới 40 tuổi có trung bình BBS chiếm 20%, từ
40 đến 59 chiếm 31,5% còn lại là trên 60 tuổi. Ngược với NC, Tyson (2006)
báo cáo rằng tuổi tác không có mối tương quan với khả năng thăng bằng [51].
Đa số các tác giả cho rằng ngoài yếu tố bệnh TBMMN thì tuổi tác cũng là
một nhân tố gây suy giảm thăng bằng. Tuổi càng cao nguy cơ thăng bằng và
té ngã càng lớn [7], [13]. Dựa vào kết quả của bảng 3.7, khả năng giữ thăng
bằng trên NB bị TBMMN phụ thuộc vào loại tổn thương não. Kết quả này
khá tương đồng với NC của Onabajo G.V et al (2018), và ngược với NC của
Tyson (2006) loại tổn thương không có mối tương quan với khả năng thăng
37

bằng [51]. Theo Trần Thị Mỹ Luật, khả năng phục hồi vận động của NB liệt
nửa người do TBMMN không phụ thuộc vào nguyên nhân do chảy máu não
hay nhồi máu não hay nguyên nhân nào khác [20]. Theo kinh nghiệm của
chúng tôi quan sát được và trong rất nhiều NC cho thấy nhồi máu não có khả
năng phục hồi vận động tốt hơn cả từ đó tiên lượng khả năng PHCN trên NB
bị TBMMN. Theo kết quả NC, có mối liên quan giữa khả năng thăng bằng
với bên liệt (p< 0,05). Những người liệt bên phải nhiều hơn có điểm số trung
bình là 43,7 điểm. Sự đóng góp thăng bằng là một khối thống nhất, khi một
bên bị liệt sẽ dẫn đến mất thăng bằng nghiêm trọng. Đây là một khía cạnh
mới nên chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào để so sánh. Chúng tôi hi vọng
trong tương lai sẽ có nhiều NC đi sâu hơn về khía cạnh này. Chúng tôi cũng
tìm ra rằng có mối quan hệ của trình độ lao động với thăng bằng. Khi mà
những người lao động chân tay có mức điểm thấp nhất là 36,06 điểm và lao
động trí óc chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,4 điểm. Phải chăng lao động trí óc
chiếm tỷ lệ cao là do làm việc căng thẳng, cường độ hoạt động và nghỉ ngơi
thất thường. Đồng thời, họ thường làm việc tại chỗ, ít vận động thể chất dẫn
đến khi bị TBMMN làm họ chưa có sự chuẩn bị cơ lực tốt đủ để thăng bằng.
4.3.2. Mối liên quan giữa khả năng thăng bằng với với các đặc điểm lâm
sàng cảm giác nông, cảm giác sâu và mức độ liệt cứng
Dựa vào bảng 3.7 ta thấy, có mối liên quan giữa cảm giác sâu với khả năng
thăng bằng. Kết quả cho thấy, việc đánh giá thăng bằng còn phụ thuộc vào
cảm giác của NB. Trường hợp để tiên lượng khả năng thăng bằng tốt hay
không người ta thường dựa vào vệc đánh giá cảm giác. Trong rất nhiều NC
chỉ ra rằng cảm giác sâu ảnh hưởng rất lớn đến thăng bằng, nó giúp nhận biết
được chướng ngại vật, cảm giác vị trí khớp để di chuyển trên các bề mặt [5],
[11],[51]. Theo Carey và cộng sự (1993) việc mất cảm giác cảm thụ bản thể,
cảm giác bảo vệ, sờ/chạm (thuộc về da) là phổ biến sau đột quỵ [35]. Việc
thiếu hụt cảm giác bên liệt có thể làm ảnh hưởng tới thăng bằng của NB bị
38

TBMMN, như: Giảm/không cảm nhận được những chướng ngại vật trong khi
thực hiện các hoạt động, hoạt động; không nhận biết được vị trí khớp và cử
động của chi thể. Việc suy giảm cảm giác nông làm khó khăn trong việc sờ
chạm nhận biết vật làm suy giảm các phản ứng, phản xạ bảo vệ cơ thể dẫn
đến nguy hiểm cho chính bản thân NB và gây khó khăn trong quá trình luyện
tập PHCN [5],[11].
4.3.3. Mối liên quan giữa các hoạt động thăng bằng với các đặc điểm lâm
sàng cảm giác nông, cảm giác sâu và mức độ liệt cứng
Dựa vào bảng 3.8 ta thấy, có mối liên quan giữa các hoạt động thăng bằng
tĩnh BBS02 với cảm giác nông, sâu và mức độ liệt cứng với p< 0,05. Ngoài ra
ở các hoạt động BBS05, BBS06, BBS13 có mối liên quan với cảm giác sâu và
mức liệt cứng p< 0,05. BBS07 và BBS12 có mối liên quan với cảm giác nông
và cảm giác sâu p< 0,05. Việc tìm ra mối liên quan là cơ sở để chúng tôi thực
hiện tiếp các NC sau, nhằm mục đích để đánh giá cụ thể và giải thích rõ hơn
về sự khác nhau của từng hoạt động thăng bằng trên nhóm đối tượng NC với
mong muốn sử dụng một vài hoạt động dùng cho việc sàng lọc nguy cơ ngã ở
người TBMMN.
4.4. Một số hạn chế của đề tài
 Vì là địa điểm chọn mẫu và đối tượng chọn mẫu là một bệnh cụ thể và
số lượng không quá lớn nên phương pháp chọn mẫu là thuận tiện nên số mẫu
không có tính đại diện cao; do đó, NC nên được lặp lại với một mẫu lớn hơn. 
 .Hiện nay các đề tài NC trong nước đa số là sử dụng thang điểm Berg
để đánh giá thăng bằng trên đối tượng TBMMN còn ít nên mọi trích dẫn và
tham khảo đều sử dụng tài liệu nước ngoài, do đó nên khi bàn luận ít có kết
quả để so sánh.
 Đánh giá thăng bằng có thể làm tăng nỗi sợ té ngã cho người bệnh
tham gia NC.
 Các công cụ kiểm tra sự cân bằng có thể chưa được thử nghiệm tốt như
39

ghế, bục, thước kẻ chưa đạt chuẩn.

4.5. Thế mạnh của đề tài


Một thế mạnh của NC của chúng tôi là mẫu NC đã loại bỏ đa số những
yếu tố nguy cơ gây mất thăng bằng để lượng giá duy nhất chức năng thăng
bằng ở người TBMMN. NC mang tính chất thử nghiệm, nó cho thấy hiệu quả,
độ tin cậy cao cần thiết để sử dụng trong lâm sàng một cách phổ biến.
Ngoài ra, trong NC của chúng tôi, chúng tôi phát hiện ra rằng thang đo
thăng bằng Berg ít có NC nào được tìm thấy rằng nên đánh giá thăng bằng
theo bên nào của người bệnh TBMMN, có sự khác biệt giữa bênh lành và bên
liệt khi đánh giá điểm thăng bằng dựa vào thang Berg. NC tiếp theo sẽ khai
thác vấn đề này.
Đề tài này cung cấp một dữ liệu liên quan giữa các hoạt động thăng bằng
với cảm giác và mức liệt cứng để phục vụ cho các NC trong tương lai.
40

KẾT LUẬN
Qua 70 đối tượng TBMMN được đưa vào nghiên cứu, chúng tôi rút ra được
một số kết luận như sau:
5.1. Đánh giá thăng bằng và dự doán nguy cơ té ngã của đối tượng NC
- Theo thang điểm Berg, có 31 đối tượng có nguy cơ té ngã rất cao hoặc trung
bình, khả năng thăng bằng kém, cần sự hỗ trợ chiếm 44,28%. Có 39 đối tượng
có nguy cơ té ngã thấp và khả năng thăng bằng độc lập chiếm 55,72%.
5.2. Các yếu tố liên quan đến khả năng thăng bằng trên người bệnh tai biến
mạch máu não
- Có mối liên quan giữa khả năng thăng bằng với tuổi, trình độ lao động, bên
liệt và loại tổn thương não (p< 0,05).
- Có mối liên quan giữa khả năng thăng bằng với đặc điểm lâm sàng cảm giác
sâu (p< 0,05).
- Có mối liên quan giữa các hoạt động thăng bằng BBS02, BBS05, BBS06,
BBS07, BBS12, và BBS13 với các đặc điểm lâm sàng cảm giác nông, cảm
giác sâu và mức độ liệt cứng (p< 0,05).
41

KHUYẾN NGHỊ
Nhóm đề xuất 1. Thang điểm Berg nên đưa vào trong thực hành lâm
sàng tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng có người TBMMN sinh sống
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất điểm cắt để dự đoán nguy cơ té
ngã theo thang Berg là 40 điểm.
- Nên sử dụng thang điểm Berg để đo lường thăng bằng, dự đoán nguy
cơ té ngã và từ đó đề xuất kế hoạch xuất viện cho người bệnh.
Nhóm đề xuất 2. Về chuyên ngành Phục hồi chức năng
- Để đánh giá một người bệnh TBMMN có nguy cơ té ngã do mất thăng
bằng, ngoài việc đánh giá thăng bằng một cách riêng rẽ ta còn cần phải đánh
giá chi tiết các đặc điểm lâm sàng của người bệnh như cảm giác nông, sâu và
mức độ liệt cứng. Ngoài ra, té ngã ở người TBMMN là do rất nhiều yếu tố
nguy cơ khác, do đó mỗi bác sỹ, cử nhân/KTV PHCN cần có cái nhìn tổng
quát và sâu sắc hơn để giải quyết nguyên nhân gây té ngã ở người TBMMN.
- Nên can thiệp sớm phục hồi chức năng và dự phòng té ngã khi xác
định được tỷ lệ người TBMMN có nguy cơ té ngã.
- Hướng dẫn các chương trình tập phục hồi chức năng tại nhà và tại bệnh
viện để duy trì và cải thiện thăng bằng.
Ngoài ra, cần có sự tư vấn về phương tiện đi lại cho người TBMMN khi
đã xác định được các mức nguy cơ dựa vào Berg. 0-20 điểm cần sự hỗ trợ của
xe lăn; 21-40 điểm cần sự hỗ trợ của khung tập đi; 41-56 điểm cần dùng gậy.
42

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1.Dương Xuân Đạm, Cao Minh Châu, Nguyễn Văn Triệu (2008), “Cải thiện
dịch vụ chăm sóc và phục hồi chức năng cho người sau tai biến mạch máu
não tại cộng đồng”, Đề tài 04-RF Bộ Khoa học và Công nghệ, tr. 45-70.
2. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2008), Tai biến mạch máu não – Hướng
dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Lê Minh Nguyệt (2009), Bước đầu đánh giá các yếu tố liên quan đến giảm
chức năng bàn tay bên liệt ở người bệnh tai biến mạch máu não, Khóa luận
tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Quang Khanh (2010), Giải phẩu chức năng hệ vận động và thần kinh,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
5. Lê Quang Khanh (2018), Khám lâm sàng thần kinh cơ, Giáo trình vật lí trị
liệu thần kinh cơ, Trường Đại học kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
6. Lê Quang Khanh (2018), Sự đo lường, Giáo trình Phục hồi chức năng Thần
kinh – cơ, Trường Đại học kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
7. Lê Thị Hương và các cộng sự (2016), “Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8
vùng sinh thái Việt Nam năm 2013-2014 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí
nghiên cứu Y học, 104(6), tr. 2-7.
8. Nguyễn Đạt Anh (2012), Cẩm nang xử trí tai biến mạch não, Nhà xuất bản
Y học, tr. 3-4.
9. Nguyễn Đình Toàn (2016), “Khảo sát vai trò của thang điểm MOCA trong
tầm soát sa sút trí tuệ do mạch máu ở người bệnh tai biến mạch máu não giai
đoạn bán cấp”, Tạp chí Y Dược học, 32(8), tr. 120-126.
10. Nguyễn Đức Trung (2016), Nghiên cứu rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi
máu não bằng thang điểm của Mann và đánh giá các yếu tố liên quan, Luận
văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
43

11. Nguyễn Khắc Minh (2017), Kiểm soát tư thế và thăng bằng, Giáo trình
Kiểm soát vận động, Trường Đại học kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
12. Nguyễn Minh Hiện và cộng sự (2013), Đột quỵ não, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.
13. Nguyễn Tấn Dũng (2012), Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và hiệu quả
phục hồi chức năng cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tai
biến mạch máu não tại Đà Nẵng, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y
Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Chương (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị
đột quỵ não: Những số liệu tại khoa nội thần kinh Bệnh viện 103”, Kỷ yếu các
công trình nghiên cứu khoa học kỷ niệm 50 năm thành lập bộ môn – khoa
Thần kinh học, 103, tr. 1-13.
15. Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1995), Các khái niệm về tàn tật và cách
phòng ngừa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Nhà xuất bản y học, Hà
Nội.
16. Phạm Đình Đài và Đặng Phúc Đức (2014), Nguyên nhân và yếu tố nguy
cơ gây đột quỵ não, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
17. Phạm Gia Khải (2001), “Tình hình tai biến mạch máu não tại Viện Tim
mạch Việt Nam từ năm 1996 - 2000, Chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu
não”, Hội thảo chuyên đề liên quan, Báo cáo khoa học.
18. Phạm Khuê (1999), Đề phòng Tai biến mạch máu não ở người cao tuổi,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Phạm Khuê (2019), Đề phòng Tai biến mạch máu não ở người cao tuổi,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20. Trần Thị Mỹ Luật (2008), Đánh giá kết quả điều trị Phục hồi chức năng
vận động cho người bệnh Tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Điều Dưỡng
và phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Đại học
Y – Dược Thái Nguyên.
44

21. Trần Văn Tuấn (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tai biến
mạch máu não tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân
Y.
22. Trần Việt Hà (2013), Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng chi trên ở
bệnh nhân liệt nửa người do tai biến nhồi máu não theo chương trình
GRARP, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
23. Uchino K, Pary J, Grotta J và cộng sự (2013), Cơn thiếu máu não thoáng
qua (TIA), Xử trí cấp cứu Đột quỵ não, Nhà xuất bản thế giới.
24. Vũ Thị Tâm (2015), Bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng bàn
tay trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não bằng phương pháp gương
trị liệu, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
TIẾNG ANH
25. Aarr.J.C, Thompson P.W. and Kirwan I.R. (1996), "Quanlity of life
measuares", British journal of Rheumatology, 35, pp. 275-281.
26. Alghwiri A.A. and Whitney S.L. (2012), “Balance and falls”, Geriatric
Physical Therapy, Elsevier, pp. 331-353.
27. American Heart Association (2004), "Heart Disease and Stroke Statistics
Update. Dallas", Tex: American Heart Association.
28. Andersson A.G. Kamwendo K. and Seiger A. et al (2016), "How to
identify potential fallers in a stroke unit: validity indexes of 4 test methods",
Journal Rehabil Med, 38(3), pp. 186-91.
29. Awad L.N., Reisman D.S., and Binder-Macleod S.A. (2014), “Do
Improvements in Balance Relate to Improvements in Long-Distance Walking
Function after Stroke?”, Stroke Research and Treatment, 2014, pp. 1-6.
30. Batchelor F.A., Mackintosh S.F., Hill K.D. et al (2012), "Falls after
stroke", International Journal of Stroke, 2(4), pp. 110-120.
31. Benjamin E.J., Blaha M.J., Chiuve S.E. et al (2017), “Heart Disease and
Stroke Statistics-2017 Update: A Report From the American Heart
45

Association”, Circulation, 135(10), pp. 146-603.


32. Berg Balance Scale | Encyclopedia.com,
<https://www.encyclopedia.com/medicine/encyclopedias-
almanacstranscripts-and-maps/berg-balance-scale>, accessed: 04/24/2019.
33. Besios T., Nikolaos A., Vassilios G. et al (2019), “Comparative
Reliability of Berg Balance Scale and MAS Tests in People with Neurological
Disorders”, Neuroscience and Medicine, 10(1), pp. 224-231.
34. Blum L. and Korner-Bitensky N. (2008), “Usefulness of the Berg Balance
Scale in Stroke Rehabilitation: A Systematic Review”, Physical Therapy,
88(5), pp. 559-566.
35. Carey L.M. (2017), “Review on Somatosensory Loss after Stroke”, Crit
Rev Phys Rehabil Med, 29(1-4), pp. 1-41.
36. Ganvir S., Harishchandre M. (2017), “Is Scoring on Berg Balance Scale
Affected By Items Being Performed By Sound Side or An Affected Side?”,
Physiother Rehabilitation, pp. 2-131.
37. Genthon N., Rougier P., Gissot A.S. et al (2008), “Contribution of each
lower limb to upright standing in stroke patients”, Stroke, 39(6), pp. 1793-
1799.
38. Geurts A.C.H, Haart M., Nes I.J.W. et al (2005), “A review of standing
balance recovery from stroke”, Gait Posture, 22(3), pp. 267-281.
39. Handelzalts S., Melzer I., Soroker N. et al (2019), "Analysis of Brain
Lesion Impact on Balance and Gait Following Stroke", original research
article, 13(149), pp. 10-20.
40. Himes C.L. and Reynolds S.L. (2012), “Effect of obesity on falls, injury,
and disability”, The American Geriatrics Society, 60(1), pp. 124-133.
41. Hyndman D. and Ashburn A. (2003), “People with stroke living in the
community: Attention deficits, balance, ADL ability and falls”, Disability and
Rehabilitation, 25(15), pp. 817–822.
46

42. Ishii F., Matsukawa N., Horiba M. et al (2010), “Impaired ability to shift
weight onto the non-paretic leg in right-cortical brain-damaged patients”,
Clin Neurol Neurosurg, 112(5), pp. 406-412.
43. Khan Md S., Hadian M.R., Haque M.M. et al (2015), "A Comparison of
the Falls Efficacy Scale-International with Berg Balance Scale to Evaluate the
Risk of Falls in Post Stroke Patients", Journal of Neurol Stroke, 3(2), pp. 89.
44. Lamb S.E., Ferrucci L., Volapto S. et al (2003), “Risk Factors for Falling
in Home-Dwelling Older Women With Stroke”, Stroke, 34(2), pp. 494-501.
45. Maeda N., Kato J., Shimada T., et al (2009), "Predicting the probability
for fall incidence in stroke patients using the Berg Balance Scale", Journal Int
Med Res, 37(3), pp. 697-704.
46. Moore J. and Raad J. (2013), "Measurement Characteristics and Clinical
Utility of the Berg Balance Scale Among Individuals With Stroke", Archives
of Physical Medicine and Rehabilitation, 94(1), pp. 217-218.
47. Neuls P.D., Clark T.L., Van Heuklon N.C. et al (2011), “Usefulness of the
Berg Balance Scale to predict Falls in the Elderly”, Geriatric Physical
Therapy, 34(1), pp. 3-10.
48. Onabajo G.V., Musa H.Y., Joseph E. et al (2018), "Prevalence of Balance
Impairment Among Stroke Survivors Undergoing Neurorehabilitation in
Nigeria", Journal of Stroke and Cerebrovascular Disease, 84(3), pp. 1-6.
49. Sibley K.M., Straus S.E., Inness E.L. et al (2011), “Balance assessment
practices and use of standardized balance measures among Ontario physical
therapists”, Phys Ther, 91(11), pp. 1583–1591.
50. Smith P.S., Hembree J.A., and Thompson M.E. (2004), “Berg Balance
Scale and Functional Reach: determining the best clinical tool for individuals
post acute stroke”, Clin Rehabil, 18(7), pp. 811-818.
51. Tyson S.F., Hanley M., Chillala J. et al (2006), “Balance Disability After
Stroke”, Physical Therapy, 86(1), pp. 30–38.
47

PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ ĐÁNH GIÁ THĂNG BẰNG DỰ ĐOÁN NGUY
CƠ TÉ NGÃ Ở NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI KHOA
NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
KON TUM NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Mã số BA: .…… Ngày:……….....
Xin kính chào ông/bà.
Chúng tôi hiện đang tiến hành một nghiên cứu để đánh giá nguy cơ té
ngã ở người bệnh tai biến mạch máu não và một số các yếu tố liên quan với
mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ góp phần định hướng cho các hoạt động
điều trị, chăm sóc đặc biệt là tư vấn cho người bệnh để giúp nâng cao khả
năng thăng bằng và phòng tránh té ngã.
Những thông tin mà ông/bà cung cấp sẽ được giữ bí mật, chúng tôi chỉ
sử dụng cho nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào
khác.
Ông/bà hãy vui lòng cung cấp các thông tin liên quan bên dưới.

I. THÔNG TIN NGƯỜI BỆNH


1. Họ và tên:…………………………..………… …………………..…….
2. Giới: 1Nam 2Nữ
3. Dân tộc: 1 Kinh 2 Khác
4. Chiều cao: ………cm Cân nặng: ………kg
5.Tuổi:…………
6.Địa chỉ:……………………………………………………………………..
Điện thoại liên hệ: ………………….…………..………………….……...
7. Bệnh chính:……………............... 8.Bệnh kèm:…………………………
9. Bên liệt: 1 Trái 2 Phải
10. Liệt bên thuận/bên không thuận: 1 Thuận 2 Không thuận
48

11. Khoảng thời gian bị tai biến:


1 Dưới 4 tuần 2 Từ 1-dưới 6 tháng 3 Từ 6-12 tháng 4 12 tháng trở lên
12. Loại tổn thương não: 1 Nhồi máu não 2 Xuất huyết não 3 Khác
13. Trình độ lao động: 1 Lao động chân tay 2 Lao động trí óc 3 Khác
II. KHÁM LÂM SÀNG
1.Trương lực cơ (Thang Asworth):
+ Chi trên: ..................... + Chi dưới: ....................
2.Cảm giác:
Vị trí Cảm giác
Cảm giác nông Cảm giác sâu
Sờ chạm Đau nông Cảm thụ bản thể Lập thể tri giác
Chi trên
Chi dưới
Tổng
3. Đánh giá thăng bằng Berg:
Thang bậc thăng bằng Berg
Các hoạt động thăng bằng Điểm số
1. Ngồi sang đứng
2. Đứng không nâng đỡ (1 phút)
3. Ngồi không nâng đỡ
4. Đứng sang ngồi
5. Dịch chuyển từ ghế này sang ghế khác
6. Đứng nhắm mắt (30 giây)
7. Đứng hai bàn chân sát nhau (1 phút)
8. Vươn tay ra trước với cánh tay duỗi thẳng
9. Nhặt vật dưới nền
10. Xoay đầu nhìn ra sau (xoay sang phải rồi xoay sang
49

trái)
11. Quay người 360° (quay bên phải rồi quay bên trái)
12. Đặt luân phiên bàn chân lên bục
13. Đứng hai bàn chân trên một đường thẳng, mũi chân
này chạm gót chân kia (30 giây)
14. Đứng trên một chân (30 giây)
Tổng cộng

III. ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH


STT CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
1 Nhận thức của người bệnh: Không có suy giảm nhận thức :
≥24 Suy giảm nhận thức nhẹ : 20 – 23 Suy giảm nhận thức
vừa : 14 – 19 Suy giảm nhận thức nặng : 0 – 13
2 Khả năng giữ thăng bằng
(Theo thang điểm thăng bằng Berg)
3 Cảm giác Cảm giác nông
Cảm giác sâu
4 Trương lực cơ

Xin chân thành cảm ơn ông(bà) đã đồng ý tham gia vào khảo sát.
Chúng tôi cam đoan rằng những thông tin các ông(bà) đã chia sẽ ở trên
hoàn toàn bảo mật tuyệt đối.
50

PHỤ LỤC 2

ĐÁNH GIÁ THĂNG BẰNG VÀ DỰ ĐOÁN NGUY CƠ TÉ NGÃ THEO


THANG ĐIỂM THĂNG BẰNG BERG
Đối với thang thăng bằng Berg gồm 14 hoạt động sau:
- Với hoạt động 1 từ ngồi sang đứng: yêu
cầu “đứng lên”, cố gắng không sử dụng tay để
hổ trợ. Động tác được trang bị một ghế băng có
chiều cao thích hợp để cho bàn chân người đặt
trên nền nhà với hông và gối gấp 90 độ. Nếu NB
cần sự trợ giúp vừa phải hoặc tối đa để đứng thì
được 0 điểm. Nếu NB cần trợ giúp tối thiểu để
đứng hoặc để giữ vững thì được 1 điểm. Nếu NB
có thể đứng sử dụng tay sau vài lần thử nghiệm
thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng độc lập sử
Hình 2.1: Ngồi sang đứng
dụng tay thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đứng
(Nguồn: Tác giả )
mà không sử dụng tay và giữ vững một cách
độc lập thì được 4 điểm.
- Với hoạt động 2 đứng không trợ giúp: yêu cầu
“đứng trong hai phút mà không vịn”. Động tác
được trang bị đồng hồ thể thao hoặc đồng hồ
đeo tay chỉ giây. Nếu NB không thể đứng 30
giây nếu không được hỗ trợ thì được 0 điểm.
Nếu NB cần một vài lần làm thử để đứng được
30 giây mà không cần hỗ trợ thì được 1 điểm.
Nếu NB có thể đứng được 30 giây mà không
Hình 2.2 :
cần hỗ trợ thì được 2 điểm. Nếu NB có thể
Đứng không trợ giúp
( Nguồn: Tác giả ) đứng 2 phút với sự giám sát (quan sát) thì
51

không được 3 điểm. Trường hợp có thể đứng an toàn 2 phút thì đạt điểm tối
đa là 4 điểm.
- Với hoạt động 3 ngồi với lưng không hỗ
trợ và bàn chân đặt trên sàn nhà: yêu cầu
“ngồi với cánh tay đưa ra trước khoảng 2
phút”. Nếu NB không thể ngồi 10 giây nếu
không hỗ trợ thì được 0 điểm. Nếu NB có
thể ngồi 10 giây thì được 1 điểm. Nếu NB
có thể ngồi tới 30 giây thì được 2 điểm.
Nếu NB có thể ngồi 2 phút với sự giám sát
(quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể
ngồi an toàn 2 phút thì được 4 điểm.
Hình 2.3 : Ngồi không nâng đỡ - Với hoạt động 4 từ đứng sang ngồi: yêu
( Nguồn : Tác giả) cầu “ngồi xuống từ từ không dùng tay”.
Nếu NB cần hỗ trợ khi ngồi thì được 0
điểm. Nếu NB ngồi một cách độc lập
nhưng không kiểm soát được khi hạ người
xuống thì được 1 điểm. Nếu NB dùng phần
sau của chân tựa vào ghế để kiểm soát hạ
người xuống thì được 2 điểm. Nếu NB
kiểm soát hạ người xuống bằng cách sử
dụng tay thì được 3 điểm. Nếu NB ngồi an
toàn ít sử dụng tay thì được 4 điểm.
Hình 2.4: Đứng sang ngồi
( Nguồn: Tác giả)
52

- Với hoạt động 5 dịch chuyển


từ ghế này sang ghế khác: Yêu cầu
“chuyển một hướng sang một ghế có
tay vịn và một hướng sang một ghế
không có tay vịn”. Hướng dẫn sắp
xếp các chiếc ghế để người dịch
chuyển tư thế theo kiểu đứng xoay.
Nếu NB cần hai người trợ giúp hoặc
giám sát (đứng gần) để được an toàn
thì được 0 điểm. Nếu NB cần một
người trợ giúp thì được 1 điểm. Nếu
Hình 2.5 : Dịch chuyển sang ghế
( Nguồn: Tác giả) NB có thể dịch chuyển với hướng
dẫn bằng lời nói và/hoặc giám sát
(quan sát) thì được 2 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển an toàn cần dùng tay
thì được 3 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển an toàn ít sử dụng tay thì được 4
điểm.
- Hoạt động 6 đứng không trợ giúp với
mắt nhắm: “yêu cầu hãy đứng yên với hai bàn
chân rộng ngang vai và nhắm mắt lại trong 10
giây”. Nếu NB cần giúp đỡ để tránh té ngã thì
được 0 điểm. Nếu NB không thể giữ mắt nhắm
lại trong 3 giây nhưng vẫn ổn định thì được 1
điểm. Nếu NB có thể đứng 3 giây thì được 2
điểm. Nếu NB có thể đứng 10 giây với sự giám
sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể
đứng 10 giây một cách an toàn thì được 4
Hình 2.6 : Đứng nhắm mắt điểm.
( Nguồn: Tác giả) - Hoạt động 7 đứng không trợ giúp với hai bàn
53

chân sát nhau: yêu cầu “đặt hai bàn chân sát
nhau và đứng yên mà không vịn”. Nếu NB
cần sự giúp đỡ để đạt được tư thế và / hoặc
không thể giữ trong 15 giây thì được 0 điểm.
Nếu NB cần giúp đỡ để đạt được tư thế
nhưng có thể đứng 15 giây với hai bàn chân
sát nhau thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đặt
hai bàn chân sát với nhau một cách độc lập
nhưng không thể giữ được trong 30 giây thì
được 2 điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân
sát với nhau một cách độc lập và đứng trong 1
phút với sự giám sát (quan sát) thì được 3
điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát
nhau một cách độc lập và đứng 1 phút một cách an toàn thì được 4 điểm.
- Hoạt động 8 vươn tới với cánh tay duỗi thẳng trong khi đứng: yêu cầu
“nâng cánh tay 90 độ gập ra trước,
duỗi thẳng các ngón tay ra và vươn tay
ra trước càng xa càng tốt mà không di
chuyển hai chân”. Nếu NB mất cân
bằng trong khi cố gắng, đòi hỏi sự hỗ
trợ từ bên ngoài thì được 0 điểm. Nếu
NB vươn về phía trước nhưng cần
giám sát (quan sát) thì được 1 điểm.
Nếu NB có thể vươn tới phía trước 5
Hình 2.8 : Đứng vươn tay ra trước
cm (2 inches) thì được 2 điểm. Nếu
(Nguồn: Tác giả)
NB có thể vươn tới phía trước 12 cm
(5 inches) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể vươn tới phía trước một cách tự tin
25 cm (10 inches) thì được 4 điểm.
54

- Hoạt động 9 lấy đồ vật từ sàn nhà từ tư thế đứng: yêu cầu “nhặt chiếc
giày/dép được đặt phía trước bàn chân của bạn”.
Nếu NB không thể thử, cần sự giúp đỡ để khỏi
mất thăng bằng hoặc té ngã thì được 0 điểm. Nếu
NB không thể nhặt được chiếc dép và cần sự
giám sát (quan sát) trong khi cố gắng thì được 1
điểm. Nếu NB không thể nhặt được chiếc dép lên
nhưng vươn tới cách chiếc dép 2-5 cm (1-2
inches) và giữ cân bằng một cách độc lập thì
được 2 điểm. Nếu NB có thể nhặt chiếc dép lên
Hình 2.9: Nhặt vật dưới nền
(Nguồn: Tác giả) nhưng cần sự giám sát (quan sát) thì được 3
điểm. Nếu NB có thể nhặt chiếc dép lên an toàn
và dễ dàng thì được 4 điểm.
- Hoạt động 10 xoay đầu để nhìn ra
sau (xoay sang phải rồi xoay sang trái)
trong khi đứng yên: yêu cầu “hãy nhìn ra
đằng sau theo hướng vai trái và ngược lại
đối với vai phải, nhưng đừng di chuyển hai
chân”. Nếu NB cần giúp đỡ để tránh bị mất
thăng bằng hoặc té ngã thì được 0 điểm.
Nếu NB cần sự giám sát (quan sát) khi
quay thì được 1 điểm. Nếu NB quay đầu
Hình 2.10 : Đứng xoay đầu
(Nguồn: Tác giả) để nhìn ngang mức vai thì được 2 điểm.
Nếu NB nhìn về phía sau qua một bên vai
và chuyển trọng lượng sang chân đối diện thì được 3 điểm. Nếu NB nhìn về
phía sau qua mỗi vai và chuyển trọng lượng tốt thì được 4 điểm.
55

- Hoạt động 11 xoay người 360 độ: yêu cầu “xoay người đủ một vòng
tròn, dừng lại, và sau đó quay đủ một vòng tròn
theo hướng ngược lại”. Nếu NB cần trợ giúp
trong khi xoay thì được 0 điểm. Nếu NB cần
được giám sát gần (quan sát) hoặc hướng dẫn
bằng lời nói liên tục thì được 1 điểm. Nếu NB có
thể xoay 360 độ an toàn nhưng chậm thì được 2
điểm. Nếu NB có thể xoay 360 độ an toàn chỉ
theo một hướng trong 4 giây hoặc ít hơn, hoàn

Hình 2.11 : Xoay người thành xoay vòng theo hướng ngược lại cần nhiều
360 độ hơn 4 giây thì được 3 điểm. Nếu NB có thể xoay
(Nguồn : Tác giả)
360 độ một cách an toàn trong 4 giây hoặc ít hơn
mỗi hướng (tổng cộng ít hơn 8 giây) thì được 4 điểm.
- Hoạt động 12 đứng đặt hai chân luân phiên lên bục trong khi đứng
không có trợ giúp: yêu cầu “đặt mỗi chân luân
phiên lên bục và tiếp tục cho đến khi mỗi bàn
chân chạm vào bục được 4 lần”. Nếu NB cần
được hỗ trợ để giữ thăng bằng hoặc tránh khỏi
té ngã/không thể thử thì được 0 điểm. Nếu NB
có thể hoàn thành 2 bước, cần trợ giúp tối thiểu
thì được 1 điểm. Nếu NB có thể hoàn thành 4
bước mà không cần sự trợ giúp, nhưng cần được
giám sát chặt chẽ (quan sát) thì được 2 điểm.
Hình 2.12: Đặt luân phiên chân
( Nguồn: Tác giả) Nếu NB có thể đứng độc lập và hoàn thành 8
bước >20 giây thì được 3 điểm. Nếu NB đứng
độc lập, an toàn và hoàn thành 8 bước trong 20 giây thì được 4 điểm.
56

- Hoạt động 13 đứng không trợ giúp với một bàn


chân đặt ở phía trước: yêu cầu “đứng bằng một bàn
chân đặt phía trước bàn chân kia, gót chân chạm
ngón chân”. Nếu không thể đặt bàn chân thẳng
phía trước sát nhau này, yêu cầu bước về phía
trước đủ xa để cho phép gót chân của một chân
được đặt trước ngón chân của bàn chân kia cố định.
Nếu NB mất thăng bằng trong khi đặt bước chân
Hình 2.13: hoặc đứng thì được 0 điểm. Nếu NB cần giúp đỡ
Đứng chân đường thẳng
(Nguồn: Tác giả) để đặt bước chân, nhưng có thể giữ 15 giây thì
được 1 điểm. Nếu NB có thể bước nhỏ một cách
độc lập và giữ 30 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đặt bàn chân trước
một bàn chân khác một cách độc lập và giữ 30 giây thì được 3 điểm. Nếu NB
có thể đặt hai bàn chân gót chạm mũi một cách độc lập và giữ 30 giây thì
được 4 điểm.
- Hoạt động 14 đứng trên một chân: yêu
cầu “đứng trên một chân cho đến khi nào không
thể giữ được nữa”. Nếu NB không thể thử hoặc
cần trợ giúp để tránh té ngã thì được 0 điểm. Nếu
NB cố gắng nâng chân không thể giữ được 3
giây nhưng vẫn duy trì đứng độc lập thì được 1
điểm. Nếu NB có thể nâng một chân độc lập và
giữ lớn hơn hoặc bằng 3 giây thì được 2 điểm.
Nếu NB có thể nâng một chân độc lập và giữ từ
Hình 2.14 : 5 đến 9 giây thì được 3 điểm. Nếu NB có thể
Đứng trên một chân
( Nguồn: Tác giả) nâng một chân độc lập và giữ 10 giây thì được
4 điểm.
57

You might also like