You are on page 1of 95

SỞ Y TẾ VĨNH PHÚC

BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

TỈNH VĨNH PHÚC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp PP đắp parafin trên BN hội

chứng cổ vai tay do thoái hóa CSC tại BV PHCN

năm 2023

Chủ nhiệm đề tài: Bs Nguyễn Thị Ngọc Huyền

Cộng sự: Trần Nguyên Mạnh

Linh Thị Thu

Vĩnh Yên

2023
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1


Chương 1: TỔNG QUAN.................................................................................3
1.1. Tổng quan về hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ theo y học
hiện đại..........................................................................................................3
1.1.1. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ...........3
1.1.2. Thoái hoá cột sống cổ......................................................................6
1.1.3. Hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ...............................9
1.2. Tổng quan về hội chứng cổ vai tay theo y học cổ truyền..............11
1.2.1. Bệnh danh......................................................................................11
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.................................................12
1.2.3. Các thể lâm sàng...........................................................................12
1.3. Tình hình nghiên cứu về hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ
và nghiên cứu về paraffin trong thực hành lâm sàng..................................14
1.3.1. Nghiên cứu về hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ......14
1.3.2. Nghiên cứu về Paraffin trong thực hành lâm sàng........................16
1.4. Tổng quan về các phương pháp điều trị trong nghiên cứu...................18
1.4.1. Phương pháp điện châm................................................................18
1.4.2. Phương pháp đắp paraffin.............................................................22
1.4.3. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt..................................................25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.....................................................28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.......................................................30
2.2. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu...................................................30
2.2.1. Chất liệu nghiên cứu......................................................................30
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu.................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................32
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................32
2.3.3. Quy trình nghiên cứu.....................................................................32
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................34
2.3.5. Tiêu chí đánh giá...........................................................................35
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................42
2.5. Xử lý số liệu.........................................................................................42
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................43
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................43
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới.............................................43
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................44
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.................................44
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau.................................................44
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo X-quang.................................................46
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh Y học cổ truyền.......................47
3.2. Kết quả điều trị của điện châm kết hợp paraffin..................................48
3.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS.......................................48
3.2.2. Kết quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ..................................50
3.2.3. Kết quả cải thiện hội chứng cột sống cổ.......................................52
3.2.4. Kết quả cải thiện hội chứng rễ.......................................................53
3.2.5. Kết quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày.........................54
3.2.6. Kết quả điều trị chung...................................................................55
3.2.7. Kết quả điều trị một số triệu chứng theo Y học cổ truyền............56
3.2.8. Kết quả điều trị theo Y học cổ truyền...........................................56
3.3. Tác dụng không mong muốn................................................................58
3.3.1. Tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị.........58
3.3.2. Sự thay đổi chỉ số sinh tồn............................................................59
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................60
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................60
4.1.1. Về tuổi và giới...............................................................................60
4.1.2. Về nghề nghiệp..............................................................................60
4.1.3. Về thời gian mắc bệnh...................................................................60
4.1.4. Về vị trí đau...................................................................................60
4.1.5. Về hình ảnh chụp X-quang trước điều trị......................................60
4.1.6. Về phân thể Y học cổ truyền.........................................................60
4.2. Kết quả điều trị của điện châm kết hợp paraffin..................................60
4.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS.......................................60
4.2.2. Kết quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ sau điều trị...............60
4.2.3. Hội chứng cột sống cổ sau điều trị................................................60
4.2.4. Hội chứng rễ sau điều trị...............................................................60
4.2.5. Kết quả cải thiện chất lượng cuộc sống.........................................60
4.2.6. Kết quả điều trị chung...................................................................60
4.2.7. Kết quả điều trị một số triệu chứng theo Y học cổ truyền............60
4.2.8. Kết quả điều trị theo Y học cổ truyền...........................................60
4.3. Tác dụng không mong muốn................................................................60
KẾT LUẬN.....................................................................................................61
KIẾN NGHỊ....................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng quy ước đánh giá mức độ đau...........................................36
Bảng 2.2. Phân loại tầm vận động cột sống cổ...........................................37
Bảng 2.3. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ................................38
Bảng 2.4. Mức độ hội chứng cột sống cổ...................................................38
Bảng 2.5. Mức độ hội chứng rễ..................................................................38
Bảng 2.6. Mức độ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày (NDI).............39
Bảng 2.7. Phân loại hiệu quả sau điều trị...................................................40
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới............................................................43
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp..........................................................44
Bảng 3.3. Phân bố theo vị trí đau................................................................44
Bảng 3.4. Phân bố theo phim chụp X-quang..............................................46
Bảng 3.5. Phân bố theo chẩn đoán theo thể bệnh Y học cổ truyền............47
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau điều trị.............48
Bảng 3.7. Mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ..............................50
Bảng 3.8. Biến đổi tầm vận động cột sống cổ trước và sau điều trị..........50
Bảng 3.9. Mức độ cải thiện hội chứng cột sống cổ....................................52
Bảng 3.10. Mức độ cải thiện hội chứng rễ...................................................53
Bảng 3.11. Sự cải thiện chức năng và hoạt động sinh hoạt hàng ngày sau
điều trị.........................................................................................54
Bảng 3.12. Kết quả điều trị chung của hai nhóm.........................................55
Bảng 3.13. Kết quả điều trị một số triệu chứng theo Y học cổ truyền........56
Bảng 3.14. Kết quả điều trị chung theo thể bệnh Y học cổ truyền..............56
Bảng 3.15. Một số tác dụng không mong muốn...........................................58
Bảng 3.16. Sự thay đổi mạch, huyết áp của hai nhóm.................................59
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo thời gian mắc bệnh.............................................44


Biểu đồ 3.2. Cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS tại các thời điểm....48
Biểu đồ 3.3. Hiệu suất giảm điểm VAS theo thời gian................................49
Biểu đồ 3.4. Điểm hạn chế TVĐ qua từng thời điểm..................................50
Biểu đồ 3.5. Điểm chênh chức năng sinh hoạt hàng ngày qua các thời điểm
điều trị.......................................................................................54
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hình ảnh giải phẫu cột sống cổ....................................................3


Hình 1.2. Phân loại thoái hóa cột sống cổ trên phim X-quang theo
Kellgren-Lawrence.......................................................................8
Hình 2.1. Máy điện châm, kim châm cứu..................................................31
Hình 2.2. Máy nấu tuần hoàn paraffin HDM40 và miếng paraffin...........31
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu........................................................41
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng cổ vai tay bao gồm nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan
đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần
kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm. 1,2 Biểu
hiện lâm sàng là đau vùng cổ, vai, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc
vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.3–5
Hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ (THCSC) là bệnh lý khá
phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hội chứng cổ vai tay chiếm tỷ
lệ từ 70 đến 80% trong các bệnh lý THCSC. 6 Hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh lý
về cổ vai tay ngày một nhiều, đối tượng mắc bệnh đang ngày một trẻ hoá.
Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng cuộc sống, là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoặc
mất khả năng lao động. Vì vậy, việc điều trị bệnh lý này đang ngày càng được
quan tâm tại các cơ sở y tế.1
Theo Y học cổ truyền (YHCT), hội chứng cổ vai tay được xếp vào phạm
vi chứng Tý. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như
phong hàn thấp, khí trệ huyết ứ hay can thận hư. Căn nguyên của bệnh có thể
do một nguyên nhân hay do phối hợp nhiều nguyên nhân khác nhau.7,8
Hội chứng cổ vai tay do THCSC được điều trị bằng nhiều phương pháp
phối hợp nhằm mục đích giảm các triệu chứng bệnh. Tuỳ mức độ của bệnh
mà Y học hiện đại (YHHĐ) sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ, phong bế thần
kinh, kết hợp phục hồi chức năng hồng ngoại, siêu âm, sóng ngắn, đắp
paraffin…). Bên cạnh đó, YHCT cũng sử dụng các phương pháp không dùng
thuốc như: điện châm, nhĩ châm, cứu ngải, xoa bóp bấm huyệt…) và/hoặc sử
dụng thuốc y học cổ truyền để điều trị bệnh này.9,10
Điện châm là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc phối hợp tác dụng
của châm với tác dụng của dòng điện xoay chiều tạo ra các xung đều hay không

1
đều phát ra từ máy điện châm. Dòng xung điện của máy điện châm tác động vào
các huyệt làm dịu cơn đau, ức chế cơn đau, kích thích hoạt động các cơ, các tổ
chức và tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, làm giảm viêm, giảm xung huyết,
giảm phù nề tại chỗ.11,12
Paraffin là phương pháp nhiệt trị liệu, được sử dụng trong vật lý trị liệu
nhiều năm nay. Paraffin dẫn truyền nhiệt độ chậm, lại là nhiệt ẩm đo đó cảm
giác ấm xung huyết kéo dài hơn các loại nhiệt khác lại luôn làm cho da luôn
ẩm, mềm mại và tăng tính đàn hồi. Tác dụng giảm đau của paraffin cũng
giống như các phương pháp điều trị nhiệt nóng khác (hồng ngoại, túi nhiệt)
nhưng paraffin có nhiều ưu điểm hơn.13,14
Trong thực tế, việc kết hợp giữa các phương pháp không dùng thuốc của
YHHĐ và YHCT nhằm nâng cao hiệu quả điều trị luôn là mục tiêu của các
thầy thuốc lâm sàng. Với mong muốn đạt được kết quả điều trị tốt cho bệnh
nhân chúng tôi áp dụng phương pháp điện châm kết hợp đắp paraffin để điều
trị cho người bệnh mắc hội chứng cổ vai tay do THCSC. Để khẳng định kết
quả phối hợp điều trị một cách khoa học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp đắp paraffin trên bệnh
nhân hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ.” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm kết hợp đắp paraffin trên bệnh
nhân hội chứng cổ vai tay do THCSC.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp.

2
Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ theo y
học hiện đại
1.1.1. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ
1.1.1.1. Cấu tạo giải phẫu
Xương cột sống cổ
- Cột sống cổ có 7 đốt sống, 5 đĩa đệm và 1 đĩa chuyển đoạn.
- Từ C1 đến C7, có đường cong ưỡn ra trước, đốt C1 (đốt đội) không có
thân đốt, đốt C7 có mỏm gai dài nhất sờ thấy rõ.
- Giữa C1 với xương chẩm và giữa C1- C2 không có đĩa đệm, vì vậy
giữa C1 - xương chẩm và C1- C2 không có lỗ tiếp hợp.

Hình 1.1. Hình ảnh giải phẫu cột sống cổ15


- Các đốt sống cổ kể từ C2 trở xuống liên kết với nhau bởi ba khớp:
+ Khớp đĩa đệm gian đốt.

3
+ Khớp sống – sống (khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ).
+ Khớp bán nguyệt (khớp Luschka): chỉ có ở cột sống cổ.
- Lỗ tiếp hợp (lỗ ghép): thành trong của lỗ tiếp hợp hình thành bởi phía
ngoài là thân đốt sống và khớp Luschka. Khớp mấu lồi đốt sống hình thành
bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và diện khớp mấu lồi đốt sống dưới, khớp
được bao bọc bởi bao khớp ở phía ngoài.16,17
Đĩa đệm: được cấu tạo bởi ba thành phần là nhân nhày, vòng sợi và mâm
sụn. Chiều cao của đĩa đệm đoạn đốt sống cổ khoảng 3mm.
- Nhân nhày: được cấu tạo bởi một màng liên kết. Bình thường nhân
nhày nằm ở trong vòng sợi, khi cột sống vận động về một phía thì nó bị đẩy
chuyển động dồn về phía đối diện.
- Vòng sợi: gồm những vòng sợi sụn (fibro-cartilage) rất chắc chắn và
đàn hồi đan vào nhau theo kiểu xoắn ốc. Ở phía sau và sau bên của vòng sợi
tương đối mỏng, nơi dễ xảy ra lồi và thoát vị đĩa đệm.
- Mâm sụn: gắn chặt vào tấm cùng của đốt sống, nên còn có thể coi là
một phần của đốt sống.16,17
Dây chằng: quan trọng nhất là các dây chằng dọc.
- Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt sống và đĩa đệm.
- Dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt và đĩa đệm.
- Ngoài ra còn dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng liên ngang.16,17
Mạch máu, thần kinh:
- Từ đốt C2 đến C6 có động mạch đốt sống thân nền, tĩnh mạch và một
số nhánh thần kinh giao cảm cổ chạy trong lỗ động mạch ở giữa mỏm ngang
của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc.
- Dây thần kinh hỗn hợp chạy dọc theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành hai
phần cảm giác và vận động riêng biệt.
+ Thần kinh vận động:
4
* Các nhánh của đám rối cổ sâu: nhánh vận động cho cơ ở cột sống, cơ
thang, cơ ức đòn chũm.
* Nhánh C5 chi phối vận động cơ delta, cơ tròn nhỏ, các cơ trên gai,
dưới gai.
* Nhánh C6 chi phối vận động cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước.
* Nhánh C7 chi phối vận động cơ tam đầu.
* Nhánh C8 chi phối vận động cơ gấp ngón tay.
+ Thần kinh cảm giác:
* Nhánh C1, C2, C3 cho nửa sau đầu.
* Nhánh C4 cho vùng vai.
* Nhánh C5, C6, C7 cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1, 2, 3.
* Nhánh C8, D1 cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4, 5.
+ Phản xạ gân xương:
* Nhánh C5 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu.
* Nhánh C6 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay.
* Nhánh C7 chi phối phản xạ gân xương cơ tam đầu.16,17
1.1.1.2. Chức năng cột sống cổ
Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tủy
Ở cột sống cổ các thân đốt sống nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề mặt
thân đốt, do đó tải trọng tác động phần lớn lên đĩa đệm dẫn tới sự giảm chiều
cao gian đốt. Khoang gian đốt C2-C3, C5-C6 là những nơi chịu tải trọng lớn
nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thoái hóa ở những đoạn đốt sống cổ này. Cột
sống cổ còn là nơi bảo vệ tủy và các thành phần khác trong ống sống.17
Chức năng vận động
Cột sống cổ có phạm vi vận động rất lớn. Đoạn cổ trên (C1-C3) đáp ứng
cho chuyển động xoay, thường ít gặp thoái hóa ở đoạn này. Các khớp đốt
sống cổ cho phép chuyển động trượt giữa các thân đốt sống tạo nên vận động
duỗi và gấp cột sống cổ. Các cử động của cột sống cổ bao gồm:
5
- Cử động theo mặt phẳng trước sau: cúi và ngửa cổ. Động tác này được
thực hiện ở ba phần, đơn thuần chỉ xảy ra ở xương chẩm và đốt đội. Còn lại là
vai trò của các khớp đốt sống khác từ C2 đến C7.
- Cử động theo mặt phẳng ngang: nghiêng sang hai bên phải, trái.
- Cử động quay cổ: động tác này chủ yếu do khớp trục đội (C1-C2) đảm
nhiệm còn lại là sự tham gia của các đốt sống từ C2 đến C7.17,18
1.1.2. Thoái hoá cột sống cổ
1.1.2.1. Khái niệm và nguyên nhân
Khái niệm: THCSC là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm,
thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn
thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm,
những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.6 THCSC thường
gặp thoái hoá ở C5 – 6 hoặc C6 – 7.6
Nguyên nhân
- Hoạt động sai tư thế: làm việc sai tư thế, hoặc giữ tay ở vị trí quá cao
hay quá thấp trong thời gian dài, ít vận động vùng cổ vai, hoặc mang vác vật
nặng quá sức.
- Do ăn uống thiếu chất làm sụt giảm hàm lượng Calci, Magie, các
Vitamin trong cơ thể.
- Sự lão hóa.
- Yếu tố cơ giới: các dị dạng bẩm sinh, các biến dạng thứ phát sau chấn
thương, u, loạn sản, béo phì…
- Các yếu tố khác: cơ địa già sớm, tuổi mãn kinh, đái tháo đường, loãng
xương do nội tiết, bệnh goute, bệnh da sạm màu nâu, thợ may, lái xe….19,20
1.1.2.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Lâm sàng
- Hội chứng cột sống cổ:

6
+ Đau vùng cổ gáy: có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau các
động tác vận động cổ quá mức hoặc tự nhiên sau khi ngủ dậy. Đau cũng có
thể từ từ mạn tính.
+ Điểm đau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương
ứng các rễ thần kinh.
+ Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo vẹo cổ, hay gặp trong
đau cột sống cổ cấp tính.1,18
- Hội chứng rễ thần kinh:
+ Đau âm ỉ tăng từng cơn, từ vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai
hoặc cánh tay, bàn tay. Đau tăng khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.
+ Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ.
+ Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ: dấu hiệu
bấm chuông, nghiệm pháp Spurling, nghiệm pháp dạng vai, nghiệm pháp kéo
giãn cổ.1,18
- Hội chứng động mạch sống nền:
+ Nhức đầu hoặc đau đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt;
kèm chóng mặt hoa mắt giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi.1,18
- Hội chứng tuỷ cổ:
+ Tê bì mất khéo hai bàn tay, có dáng đi không vững, nhanh mỏi, dị
cảm, yếu cơ, teo cơ ngọn chi, rối loạn vận động …. Giai đoạn muộn tuỳ vị trí
tổn thương có thể thấy liệt trung ương tứ chi; liệt ngoại vi hai tay và liệt trung
ương hai chân; rối loạn phản xạ đại tiểu tiện.1,18
- Các triệu chứng khác: có thể có các rối loạn thần kinh thực vật. Có các
triệu chứng toàn thân như sốt rét run, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt cân ….1,20
Cận lâm sàng
- X quang cột sống cổ: cho thấy các hình ảnh thoái hoá trên X-quang
theo Kellgren và Lawrence (dựa trên phim X-quang).
+ Độ 1: gần như bình thường, có thể có gai xương nhỏ
7
+ Độ 2: khe khớp hẹp nhẹ, có gai xương nhỏ.
+ Độ 3: khe khớp hẹp rõ, có nhiều gia xương kích thước vừa, vài chỗ đặc
xương dưới sụn, có thể có biến dạng đầu xương.
+ Độ 4: khe khớp hẹp nhiều, gai xương kích thước lớn, đặc xương dưới
sụn, biến dạng rõ đầu xương.21

Bình thường Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4
Hình 1.2. Phân loại thoái hóa cột sống cổ trên phim X-quang
theo Kellgren- Lawrence.22

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: trong THCSC cho thấy các
hình ảnh tổn thương như phim X -quang; phì đại các dây chằng dọc, vị trí tổn
thương rễ thần kinh, hình ảnh thoát vị, mức độ thoát vị, khối u…
- Chụp cắt lớp vi tính: chụp cắt lớp vi tính đơn thuần có thể được chỉ
định khi không có MRI hoặc chống chỉ định chụp MRI.
- Xạ hình xương: khi nghi ngờ ung thư di căn hoặc viêm đĩa đệm đốt
sống, cốt tủy viêm.
- Điện cơ: có thể giúp phát hiện tổn thương nguồn gốc thần kinh và phân
biệt bệnh lý tủy cổ với bệnh lý rễ và dây thần kinh ngoại biên.
- Xét nghiệm máu: ít có giá trị chẩn đoán trong bệnh lý cột sống cổ và
đĩa đệm gây chèn ép cơ học.1,18

8
1.1.3. Hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ
1.1.3.1. Đại cương
Hội chứng cổ vai tay thường THCSC có thể gặp ở bất kỳ đoạn nào của
cột sống cổ, tuy nhiên đoạn C5 – 6 hoặc C6 – 7 là hay gặp nhất.6,23,24
Hội chứng cổ vai tay (Cervical scapulohumeral syndrome), còn gọi là
hội chứng vai cánh tay (Scapulohumeral syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ
(Cervical radiculopathy), là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan
đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây
thần kinh cột sống cổ hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm. 1,2
1.1.3.2. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định: tuỳ thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn
bệnh, bệnh nhân có thể có ít nhiều triệu chứng và hội chứng sau đây:
Hội chứng cột sống cổ
Đau cột sống cổ: có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau các
động tác vận động cổ quá mức hoặc tự nhiên sau khi ngủ dậy. Đau cũng có
thể từ từ mạn tính.
Điểm đau cạnh cột sống cổ: khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ
tương ứng các rễ thần kinh.
Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo vẹo cổ, hay gặp trong
đau cột sống cổ cấp tính.1,18
Hội chứng rễ thần kinh
Đau dọc theo rễ thần kinh cổ: đau âm ỉ từng cơn, từ vùng vai gáy lan lên
vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay.
Rối loạn cảm giác dọc theo rễ thần kinh; rối loạn phản xạ gân xương; rối
loạn dinh dưỡng cơ.

9
Có một trong số các dấu hiệu kích thích rễ: dấu hiệu bấm chuông,
nghiệm pháp Spurling, nghiệm pháp dạng vai, nghiệm pháp kéo giãn cổ.1,18
- Cận lâm sàng: chụp X-quang cột sống cổ ba tư thế (thẳng, nghiêng,
chếch ¾) có ít nhất một trong các hình ảnh thoái hóa cột sống cổ: gai xương;
hẹp khoang gian đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp (tư thế chếch 3/4); đặc xương dưới
sụn, phì đại mấu bán nguyệt và mất đường cong sinh lý cột sống cổ.5,18
Chẩn đoán phân biệt:
- Các bệnh lý cột sống cổ như khối u cột sống cổ, viêm cột sống cổ
nhiễm khuẩn, chấn thương cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ …
- Các bệnh lý trong ống sống cổ như u tuỷ, xơ cứng cột bên teo cơ, xơ
cứng rải rác.
- Bệnh lý ngoài cột sống cổ như viêm đám rối thần kinh cánh tay.
- Bệnh lý khớp vai và viêm quanh khớp vai.
- Hội chứng lồi ra lồng ngực, viêm đám rối thần kinh cánh tay, hội
chứng đường hầm cổ tay.
- Hội chứng đau loạn dưỡng giao cảm phản xạ.
- Bệnh lý tuỷ sống do viêm, nhiễm trùng, đa xơ cứng.
- Bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hoá gây đau vùng cổ vai hoặc tay.5,18
1.1.3.3. Điều trị
- Nguyên tắc điều trị.
+ Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với nguyên nhân nếu có thể.
+ Kết hợp điều trị thuốc, không dùng thuốc với các biện pháp phục hồi
chức năng.
+ Chỉ định điều trị ngoại khoa khi cần thiết.
- Các biện pháp không dùng thuốc:
+ Giáo dục bệnh nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc…

10
+ Tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp.

+ Vật lý trị liệu: liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa
bóp, kéo giãn cột sống cổ.1,18
- Dùng thuốc:
+ Thuốc giảm đau: tuỳ mức độ có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các
thuốc sau:
Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol liều 0,5 – 0,65g x 2 – 4
viên/24 giờ.
Paracetamol kết hợp với Codein hoặc Tramadol liều 2 – 4 viên/ 24 giờ.
Thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac 75 – 150mg/ngày;
Piroxicam 20mg/ngày; Meloxicam 7,5 – 15 mg/ngày; Celecoxib 100 –
200mg/ngày; Etoricoxib 30 – 60 mg/ngày
+ Thuốc giãn cơ thường dùng trong các đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình
trạng co cứng cơ. Các thuốc thường dùng là: Epirisone 150mg/ngày,
Mephenesine 1500mg/ngày, Tolperisone 50 – 150mg/ngày.
+ Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin 600 – 1200mg/ngày, Pregabalin
150 – 300mg/ngày.
+ Vitamin nhóm B hoặc dẫn chất B12 Mecobalamin…
+ Corticosteroid (Prednisolone, Methylprednisolone).6,18,19
- Điều trị ngoại khoa: khi điều trị nội khoa không hiệu quả.1,19
- Các phương pháp khác: tiêm corticosteroid ngoài màng cứng; phong bế
rễ thần kinh; đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng sóng cao tần (Radio
frequency ablation - RFA)….1,20
1.2. Tổng quan về hội chứng cổ vai tay theo y học cổ truyền
1.2.1. Bệnh danh
YHCT không có bệnh danh tương ứng riêng cho hội chứng cổ vai tay do
THCSC. Tuy nhiên các triệu chứng lâm sàng của hội chứng cổ vai tay do
THCSC thuộc phạm vi chứng Tý của YHCT.7,8
11
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Theo YHCT chứng Tý do nhiều nguyên nhân gây nên, chứng Tý trong
hội chứng cổ vai tay do THCSC thường do các nguyên nhân sau:
- Ngoại nhân: phong hàn thấp hoặc phong nhiệt thừa tà thừa cơ xâm
phạm vào cơ thể, kinh mạch bị tắc trở không lưu thông được gây đau.
- Nội thương: do chính khí cơ thể bị hư yếu, rối loạn chức năng của các
tạng phủ nhất là tạng can và tạng thận. Thận chủ cốt tủy, thận tàng tinh, tinh
sinh huyết. Thận hư cốt tuỷ không vững chắc, cân cốt yếu, huyết ít. Can tàng
huyết, can chủ cân. Can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ, xương
khớp bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo, khớp bị dính .... Thường gặp ở người
già hoặc người mắc bệnh lâu ngày.
- Khí trệ huyết ứ: hay gặp do cân cơ bị tổn thương làm cho khí huyết ứ
trệ không thông mà gây đau.7,8
1.2.3. Các thể lâm sàng
Chứng Tý trong hội chứng cổ vai tay do THCSC được chia làm bốn thể
lâm sàng chính bao gồm:
- Thể phong hàn
- Thể phong thấp nhiệt
- Thể huyết ứ
- Thể can thận hư
1.2.3.1. Thể phong hàn
- Triệu chứng: đau nhức vùng đầu, cổ, vai, và ngực lưng, có điểm đau cố
định ở cổ, có thể sờ thấy co cơ ở cổ vai gáy, cứng cổ, hạn chế vận động. Đau,
tê, nhức tứ chi, có thể có cảm giác nặng nề hai chi trên, đau nặng đầu, thích
ẩm, sợ lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch phù hoãn hoặc sáp.
- Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc.
- Bài thuốc: Quế chi gia Cát căn thang

12
- Châm cứu: châm tả Hậu khê, Phong trì, Đại chuỳ, Liệt khuyết, Kiên tỉnh,
Hợp cốc, Thủ tam lý, Thiên trụ, Ngoại quan, Giáp tích C4 – C7, A thị huyệt.
- Xoa bóp bấm huyệt: thực hiện các thủ thuật: xoa, xát, day, ấn, lăn, bóp,
chặt, bấm huyệt, vận động cột sống cổ, phát điều hoà.7,25
1.2.3.2. Thể phong thấp nhiệt
- Triệu chứng lâm sàng: vùng cổ gáy sưng, nóng, đỏ, đau nhức vùng đầu,
cổ, vai và ngực lưng, đau đầu chóng mặt. Sốt cao, khát nước, nước tiểu đỏ,
đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp, thông lạc.
- Bài thuốc: Bạch hổ gia quế chi thang hoặc Quế chi thược dược tri mẫu
thang.
- Châm cứu: châm tả Hậu khê, Phong trì, Đại chuỳ, Liệt khuyết, Kiên tỉnh,
Hợp cốc, Thủ tam lý, Thiên trụ, Ngoại quan, Giáp tích C4 – C7, A thị huyệt
- Xoa bóp bấm huyệt: tương tự như thể phong hàn.7,25
1.2.3.3. Thể huyết ứ
- Triệu chứng: thường xuất hiện sau khi mang vác quá nặng hoặc chấn
thương, vai gáy đau nhói, có điểm đau cố định; vận động cổ khó khăn, nặng
thì không quay trở được, đau cự án, chất lưỡi có điểm ứ huyết, mạch sáp hoặc
mạch huyền.
- Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ thống.
- Bài thuốc: Tứ vật đào hồng.
- Châm cứu: châm tả: Hậu khê, Thân mạch, Hợp cốc, Tam âm giao, Kiên
tỉnh, Thủ tam lý, Thiên trụ, Giáp tích C4 – C7, A thị huyệt.
- Xoa bóp bấm huyệt: tương tự như thể phong hàn.7,25
1.2.3.4. Thể can thận hư
- Triệu chứng lâm sàng: đau nhức vai gáy và ngực lưng, đau căng đầu, tê
bì tay, đau mỏi lưng gối, hoa mắt chóng mặt, nhìn mờ, triều nhiệt, ra mồ hôi
trộm, miệng họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế
13
- Pháp điều trị: bổ can thận, hoạt huyết thông kinh lạc
- Bài thuốc: Quyên tý thang hoặc Hổ tiềm hoàn
- Châm cứu: châm tả: Phong trì, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Thiên trụ, Thiên
tông, Khúc trì, Hợp cốc, Giáp tích C4 – C7, Đại trữ các huyệt vùng đau và lân
cận. Châm bổ: Can du, Thận du, Đại chuỳ
- Xoa bóp bấm huyệt: vùng cổ vai với các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt:
Xoa, xát, day, ấn, lăn, bóp, chặt, bấm huyệt, vận động cột sống cổ, phát.7,25

1.3. Tình hình nghiên cứu về hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống
cổ và nghiên cứu về paraffin trong thực hành lâm sàng
1.3.1. Nghiên cứu về hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của châm cứu trong điều trị bệnh
lý cơ xương khớp, trong đó có hội chứng cổ vai tay do THCSC. Các nghiên cứu
đều cho thấy điện châm có hiệu quả giảm đau, cải thiện tầm vận động, cải thiện
chất lượng cuộc sống.
Năm 2003, König A và cộng sự đánh giá tác dụng của châm cứu và
xoa bóp trên 177 bệnh nhân bị đau cổ mãn tính trong ba tuần. Nghiên cứu
cho thấy, sau 14 ngày điều trị tầm vận động (TVĐ) cột sống cổ của các
bệnh nhân đã tăng lên. 26
Năm 2004, Blossfeldt P đánh giá điều trị đau cổ mạn tính bằng châm cứu
trên 153 bệnh nhân thấy hiệu quả điều trị đạt 68,0%. Theo dõi trong thời gian
dài thấy 49,0% số bệnh nhân duy trì hiệu quả điều trị sau 6 tháng và 40,0%
duy trì sau 1 năm.27
Tại khoa Y, Đại học Tổng hợp Oslo – Nauy, He D và cộng sự (2005) đã
nghiên cứu tác dụng của châm cứu trong điều trị đau cột sống cổ và đau vai gáy
mạn tính trên 24 bệnh nhân và đưa ra kết luận rằng châm cứu có tác dụng giảm
đau, làm bớt các triệu chứng lo lắng, trầm uất, cải thiện giấc ngủ và chất lượng
cuộc sống.28

14
Nguyễn Thị Thắm (2008) đánh giá hiệu quả điều trị đau cổ vai gáy trong
THCSC bằng một số phương pháp vật lý trị liệu kết hợp vận động trị liệu, kết
quả cho thấy: 70,7% tốt; 29,3% khá.29
Nakajima và cộng sự (2013) trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả lâm
sàng của châm cứu đối với bệnh nhân THCSC. Kết quả 90% bệnh nhân tiến
triển tốt, giảm đáng kể VAS và NDI sau 4 tuần điều trị với p < 0,001.30
Phạm Ngọc Hà (2018) đánh giá tác dụng của bài thuốc “Quyên tý thang”
và điện châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng cổ vai cánh
tay do thoái hóa cột sống. Kết quả chung cho thấy: thể can thận hư 60,0% tốt;
30,0% khá; 10,0% trung bình và thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp là
56,7% tốt; 30,0% khá; 13,3% trung bình.31
Zhang S và cộng sự (2018) đã nghiên cứu cơ chế tác dụng của châm cứu
trong điều trị đau vai mạn tính trên 24 bệnh nhân tại khoa Châm cứu – Bệnh
viện Trung y Bắc Kinh trực thuộc Đại học Y khoa Capital. Kết quả cho thấy
châm cứu có tác dụng làm giảm cường độ đau và tăng cường chức năng khớp
vai thông qua cơ chế tác dụng của vỏ não trước.32
Gu và công sự (2019) đánh giá hiệu quả của phương pháp châm 7 kim
xuyên huyệt trên bệnh nhân THCSC. 60 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm:
nhóm nghiên cứu châm 7 kim xuyên huyệt kết hợp kéo giãn cột sống cổ,
nhóm chứng châm cứu các huyệt vùng cổ gáy kết hợp kéo giãn. Kết quả 90%
nhóm nghiên cứu và 76,6% nhóm chứng đạt kết quả tốt với p < 0,05. Điểm
VAS, NDI sau điều trị thấp hơn trước điều trị ở nhóm nghiên cứu so với
nhóm chứng với p < 0,05. Phương pháp châm xuyên huyệt kết hợp với kéo
giãn cột sống có hiệu quả hơn, giảm đau, cải thiện chất lượng giấc ngủ của
bệnh nhân.33
Trịnh Thị Hương Giang (2019) đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ
vai cánh tay do THCSC cổ bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy

15
châm Núcleo C.M.P. Kết quả điều trị chung cho thấy tốt 30,0%; khá 46,7%;
trung bình 20,0%; kém 3,3%.34
Mầu Tiến Dũng (2020) đánh giá kết quả điều trị của điện châm kết hợp
tác động cột sống trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hoá cột sống cổ, kết
quả điều trị chung có 60% tốt, 35% khá.35
Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Yến (2021) đánh giá hiệu quả điều trị hội
chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ bằng phương pháp điện châm kết
hợp xoa bóp bấn huyệt, kết quả điều trị cải thiện triệu chứng lâm sàng với
73,33% xếp loại tốt, 20% xếp loại khá, 6,67% xếp loại kém.36
1.3.2. Nghiên cứu về Paraffin trong thực hành lâm sàng
Mặc dù các nghiên cứu về paraffin trong điều trị bệnh nhân hội chứng cổ
vai tay do THCSC còn hạn chế. Tuy nhiên, các nghiên cứu về paraffin trong
điều trị các bệnh lý khác cho thấy: paraffin có tác dụng giảm đau và cải thiện
tầm vận động khớp.
Gunnel Sandqvist và cộng sự (2004) nghiên cứu tác dụng của paraffin
trên 17 bệnh nhân bị xơ cứng bì hệ thống. Một bàn tay của bệnh nhân được
điều trị bằng paraffin kết hợp tập luyện, một bàn tay chỉ được tập luyện. Kết
quả sau 1 tháng cho thấy bàn tay được điều trị bằng paraffin kết hợp tập luyện
có sự cải thiện đáng kể về chức năng vận động, độ cứng và độ đàn hồi của da
so với bàn tay chỉ được tập luyện.37
Banu Dilek và cộng sự (2013) nghiên cứu về “Hiệu quả của liệu pháp
paraffin trong thoái hóa khớp bàn tay” trên 60 bệnh nhân tại khoa vật lý trị
liệu và phục hồi chức năng của trường đại học Dokuz Eylul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Kết quả cho thấy liệu pháp này có hiệu quả trong việc giảm đau, duy trì cơ
lực và cải thiện tầm vận động khớp với các bệnh nhân này. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng p < 0,05.38
Fozia Sibtain và cộng sự (2013) nghiên cứu “Hiệu quả của paraffin kết
hợp tập vận động khớp trong phục hồi chức năng bàn tay sau chấn thương ”.
16
Nghiên cứu thực hiện trên 71 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, một nhóm
được điều trị bằng paraffin kết hợp tập vận động khớp, một nhóm chỉ được
điều trị bằng tập vận động khớp trong 6 tuần. Kết quả cho thấy điều trị bằng
paraffin kết hợp tập vận động khớp làm giảm đau và cải thiện tầm vận động
khớp hiệu quả hơn so với chỉ điều trị bằng tập vận động khớp, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng p < 0,05.39
Jing Wang và cộng sự (2016) nghiên cứu hiệu quả giảm co cứng ở bệnh
nhân đột quỵ với liệu pháp Paraffin. Nghiên cứu được tiến hành trên 52 bệnh
nhân chia làm 2 nhóm nhóm thử nghiệm với liệu pháp paraffin (n = 27) và
nhóm đối chứng với liệu pháp giả dược (n = 25). Các phép đo kết quả bên
cạnh việc kiểm tra nhiệt độ được thực hiện tại các thời điểm 0 (T0), 2 tuần
(T1) và 4 tuần (T2) sau khi điều trị liệu pháp. Mức độ co cứng cải thiện đáng
kể qua từng thời điểm. Tình trạng liệt giảm dần theo thời gian ở vai, khuỷu
tay, cổ tay và bàn tay.40
Đinh Đăng Tuệ, Đỗ Thị Thanh Hiền (2018) đánh giá hiệu quả giảm đau
của điện châm kết hợp đắp paraffin trên bệnh nhân thoái hoá khớp gối. Tầm
vận động khớp gối Δ D0 – 15 nhóm nghiên cứu 22,33 ± 7,58 cao hơn nhóm
chứng là 17,67 ± 8,5.41
Ya Peng Li và cộng sự (2020) đánh giá hiệu quả của paraffin làm giảm
độ cứng thị động của cơ bụng và gân Achille. 40 bệnh nhân được chia làm hai
nhóm, nhóm trị liệu được đắp paraffin trong vòng 20 phút. Kết quả độ cứng
của cơ và gân giảm đáng kể. Độ cứng thụ động của cơ và gân có tương quan
thuận với mắt cá chân từ gập bụng 30° đến gập lưng 10° đối với chân thuận,
sự khác biệt giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.42
Nguyễn Minh Thư (2020) nghiên cứu tác dụng của điện châm kết hợp
đắp paraffin trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Sau nghiên
cứu tỷ lệ bệnh nhân đạt tốt 83,4% khá 13,3% trung bình 3,3%. Điểm VAS ở

17
nhóm nghiên cứu trung bình giảm từ 6,07 ± 1,44 điểm xuống 0,57 ± 0,68
điểm; ở nhóm chứng giảm từ 5,73 ± 1,14 điểm xuống 2,70 ± 1,20 điểm.43

1.4. Tổng quan về các phương pháp điều trị trong nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp điện châm
1.4.1.1. Định nghĩa
Châm là dùng kim châm vào huyệt, cứu là dùng sức nóng cứu trên
huyệt để gây kích thích đạt tới phản ứng của cơ thể nhằm mục đích chữa
bệnh.12,44
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm với
tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm, ứng dụng dòng điện xoay
chiều tạo ra các xung đều hay không đều, có nhiều đầu kích thích, tính năng
ổn định an toàn, điều chỉnh thao tác dễ dàng và đơn giản.
Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn
đau, kích thích hoạt động các cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng các tổ
chức, làm giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ.11,45
1.4.1.2. Cơ chế tác dụng của châm cứu
- Theo Y học hiện đại
Châm kim là một kích thích tạo ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức
chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Căn cứ vào vị trí, tác dụng của huyệt nơi
châm cứu đề ra ba loại phản ứng của cơ thể.8,11,45
+ Phản ứng tại chỗ
Châm cứu gây một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ
cung phản xạ bệnh lý, làm thay đổi tính chất của tổn thương, giảm sung
huyết, giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ, ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt
độ da, sự tập trung bạch cầu…. Tác dụng: chọn các huyệt tại chỗ, đặc biệt là
A thị huyệt để chữa các chứng đau cấp.

18
+ Phản ứng tiết đoạn
Cơ thể có 31 tiết đoạn, mỗi đoạn gồm đôi dây thần kinh tủy sống, một
khoanh tủy, đôi hạch giao cảm và một số cơ quan bộ phận thuộc tiết đoạn đó.
Khi một bộ phận trong tiết đoạn có bệnh sẽ gây nên sự thay đổi bất thường ở
da (ấn đau, điện trở giảm…) ở cơ (co rút gây đau).
Châm kim vào những huyệt thuộc tiết đoạn có thể điều chỉnh những rối
loạn trong tiết đoạn, làm mất co thắt và giảm đau.
Phản ứng tiết đoạn giúp thành lập công thức châm cứu điều trị một số
bệnh thuộc từng vùng được tiện lợi và dễ ứng dụng hơn.
+ Phản ứng toàn thân
Tất cả kích thích cũng liên quan đến hoạt động của vỏ não, tủy sống,
nghĩa là có tính chất toàn thân. Phản ứng toàn thân có tác dụng đối với hệ
thần kinh trung ương và thông qua hệ này và hệ thần kinh thực vật mà ảnh
hưởng đến các cơ quan nội tạng và mọi tổ chức của cơ thể.
Theo nguyên lý về hiện tượng chiếm ưu thế (Utomski) “Trong cùng một
thời điểm, nếu trên vỏ não có hai điểm hưng phấn, ổ hưng phấn nào do luồng
kích thích mạnh hơn và đều hơn sẽ thu hút các kích thích ở ổ hưng phấn kia
về nó và dập tắt ổ hưng phấn kia”.
Tác dụng ở vỏ não để chọn huyệt ở xa vùng bệnh nhưng có tác dụng đặc
biệt tới vùng bệnh.8,11
- Theo Y học cổ truyền
Bệnh tật phát sinh ra do sự mất cân bằng âm dương gây ra. Điện châm
có tác dụng điều hòa âm dương, lập lại cân bằng âm dương cho cơ thể.
Bệnh tật phát sinh làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc.
Điện châm tác động vào các huyệt trên các kinh mạch nhằm làm lưu thông
khí huyết, làm cho sự vận hành của kinh khí được thông suốt.8,11,45

19
1.4.1.3. Ảnh hưởng của dòng điện lên cơ thể
Dòng điện ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, sự thay đổi này là
do thích ứng về mặt chức năng của chúng. Kích thích điện thần kinh làm thay
đổi làm thay đổi môi trường hoá học ở mô, thay đổi chuyển hoá, sinh lý học
và cấu trúc của cơ thể
+ Thay đổi về enzym và tính chất hoá học ở mô
Kích thích điện thần kinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ enzym.
Dòng điện thấp tần khi kích thích gây co các sợi cơ nhanh cũng đồng thời gây
co các sợi chậm bất kể ở tần số kích thích nào, khi thời gian kích thích đủ dài
(tối thiểu là hai tuần) thì tất cả các đơn vị vận động sẽ hoạt động.
+ Thay đổi về chuyển hoá
Kích thích điện thần kinh cơ tác động trực tiếp lên chuyển hoá của cơ.
Kích thích điện thần kinh cơ lên các sợi cơ nhanh cới thời gian kéo dài cới
một tần số gây co cơ một cách tự nhiên, sẽ tạo được sự dẫn truyền qua thần
kinh đến các sợi châm làm tăng cường hoạt động của cơ và hình thành sự thay
đổi từ chuyển hoá yếm khí sang chuyển hoá hiếu khí.
+ Thay đổi ở màng tế bào
Các xung điện đi vào cơ thể là yếu tố quan trọng để duy trì đặc tính của
màng tế bào. Kích thích điện thần kinh cơ kéo dài sẽ đề phòng được sự nhạy
cảm lan toả acetyl choline ở cơ sau khi mất chi phối thần kinh, và khi tái khôi
phục sự chi phối thần kinh thì nó phòng ngừa được ảnh hưởng dòng điện đến
hoạt động của cơ.46
1.4.1.4. Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định:
+ Giảm đau trong các bệnh lý cơ xương khớp, đau răng, đau dây thần
kinh, cơn đau nội tạng...
+ Điều trị các bệnh lý do tổn thương thần kinh ngoại biên hoặc trung
ương: liệt ½ người, liệt các dây thần kinh ngoại biên (liệt dây thần kinh VII
20
ngoại biên; liệt đám rối thần kinh cánh tay; liệt dây thần kinh trụ, quay, mũ,
giữa...), đau thần kinh tọa...
+ Các chứng đau cấp và mạn tính đau do đụng giập, chấn thương, đau
sau mổ, đau các khớp hoặc phần mềm quanh khớp, đau trong các bệnh lý về
thần kinh...
+ Bệnh cơ năng và triệu chứng của một số bệnh như rối loạn thần kinh
tim, mất ngủ không thực tổn, ăn kém, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, cảm
cúm, nấc...
+ Một số bệnh do viêm nhiễm như viêm tuyến vú, chắp, lẹo...
+ Điều trị bí đái cơ năng sau mổ, mất ngủ, tắc tia sữa sau sinh.
+ Bệnh ngũ quan giảm thị lực, giảm thính lực, thất ngôn…
+ Châm tê trong phẫu thuật.11,45
- Chống chỉ định:
+ Các trường hợp bệnh lý thuộc diện cấp cứu.
+ Các cơn đau bụng cần theo dõi về ngoại khoa.
+ Người sức khỏe yếu, thiếu máu, người có tiền sử hoặc mắc bệnh tim,
trạng thái tinh thần không ổn định.
+ Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói..
+ Chống chỉ định châm vào các huyệt ở vị trí rốn, đầu vú và không được
châm sâu vào các huyệt: Á môn, Liêm tuyền, Phong phủ....11,45
1.4.1.5. Các tai biến khi sử dụng điện châm
Tai biến của châm kim: choáng, chảy máu, gẫy kim, vựng châm, nhiễm
trùng, châm phải phủ tạng.
Tai biến của kích thích điện: đối với dòng xung điện thì hầu như ít tai
biến. Nếu người bệnh thấy khó chịu, chóng mặt … thì ngừng kích thích điện,
đồng thời rút kim ra ngay.8,11,45
1.4.1.6. Cách tiến hành và liệu trình điện châm
- Cách thức tiến hành:
21
Sau khi chẩn đoán xác định bệnh, chọn huyệt và tiến hành châm kim vào
huyệt, sau đó nối các huyệt cần được kích thích bằng xung điện với máy điện
châm. Chỉnh cường độ máy điện châm cho phù hợp với mức chịu đựng của
bệnh nhân.
- Liệu trình điện châm:
Thời gian điện châm mỗi lần thường từ 20-30 phút. Ngày điện châm một
lần, 10-15 lần là một liệu trình. Sau đó nghỉ 1-2 tuần rồi lại tiếp tục liệu trình
khác, tùy theo yêu cầu chữa bệnh.11,45
1.4.2. Phương pháp đắp paraffin
1.4.2.1. Đặc tính và tác dụng
- Nhiệt nóng trị liệu là một phương thức trị liệu, bao gồm nhiệt nông và
nhiệt sâu. Paraffin là một phương pháp nhiệt trị liệu nông có tác dụng tối đa ở
da và lớp mỡ dưới da được sử dụng phổ biến trong vật lý trị liệu.14
- Paraffin là hỗn hợp một phần dầu khoáng, bẩy phần paraffin được đun
nóng đến 52-54°C. Dầu khoáng hạ thấp điểm nóng chảy của paraffin và hỗn
hợp đó với nhiệt độ đặc biệt cho phép paraffin có thể được chấp nhận ngay cả
với nhiệt độ 47-54,5°C.14
- Đặc tính của paraffin.13,14,47
+ Paraffin không độc: vì là hỗn hợp của các carbuahydro no nên paraffin
không gây ra các tác động hóa học đo đó không độc trên da và ít khi gây dị ứng.

+ Paraffin có nhiệt dung cao: đây là đặc tính quan trọng nhất. Khi 1g
paraffin nguội từ 52°C xuống 45°C giải phóng ra 4,9 calo, mặt khác khi 1g
paraffin chuyển từ thể lỏng (52°C) sang thể rắn (45°C) thì giải phóng thêm
một lượng nhiệt là 39 calo nữa. Vì vậy tổng cộng lượng nhiệt mà 1g paraffin
giải phóng ra là 43,9 calo.

+ Paraffin dẫn truyền nhiệt độ chậm: khi paraffin nóng ở bên ngoài tiếp
xúc với da, nó bị nguội đi và đông lại tạo ra một lớp bảo vệ da khỏi bị quá

22
nóng. Nhiệt độ từ lớp trong dẫn truyền chậm qua lớp paraffin đông đặc. Do
vậy, đắp paraffin từ 55-56°C lên da vẫn chịu được mà không gây bỏng. Nhờ
đặc tính này mà số lượng nhiệt độ rất lớn được truyền vào cơ thể từ từ. Cảm
giác ấm và xung huyết được kéo dài lâu hơn các dạng nhiệt khác, có thể lâu
tới 30 phút hoặc hơn nữa.

+ Nhiệt độ paraffin cung cấp là nhiệt ẩm: khi ép miếng paraffin nóng vào
da sẽ kích thích tăng tiết mồ hôi, mồ hôi này vẫn còn đọng lại làm cho da luôn
ẩm, mềm mại và tăng tính đàn hồi (các phương pháp nhiệt khác gây bốc hơi
mồ hôi làm cho da khô).

+ Paraffin sử dụng tiện lợi: miếng paraffin đông đặc, mềm dẻo nên có
thể áp sát mọi vùng da lồi lõm, sử dụng tiện lợi cho từng vùng cơ thể. Khi
nguội dần, paraffin co lại và ép vào da mặc dù da tại vị trí đắp paraffin xung
huyết nhưng không bị ứ máu.

- Tác dụng của paraffin: làm giãn mạch ngoại vi, tăng cường tuần hoàn
cục bộ, làm da mềm mại, giảm đau, giãn cơ, giảm co thắt, tăng ngưỡng kích
thích thần kinh, tăng chuyển hoá, ngừa thoái hoá sợi cơ.47,48

1.4.2.2. Chỉ định và chống chỉ định.

- Chỉ định:

+ Giảm đau trong các bệnh lý ở đầu các chi, trong các bệnh lý khớp.

+ Co rút cơ, co rút khớp, giảm tầm vận động của khớp.

+ Điều trị các bệnh lý viêm bán cấp và viêm mạn tính như: đau thắt
lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau
khớp, đau cơ...

+ Cần tăng tuần hoàn, dinh dưỡng tại một vùng nào đó của cơ thể.

+ Làm mềm sẹo.14,48,49

23
- Chống chỉ định:

+ Các ổ viêm đã có mủ, viêm cấp.

+ Các khối u lành và u ác tính.

+ Các vùng lao đang tiến triển như lao xương, lao khớp.

+ Các vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu.

+ Các chấn thương mới (trong vòng 3 ngày đầu).

+ Vùng da điều trị paraffin có vết thương, vết loét, bệnh ngoài da.

+ Rối loạn cảm giác.

+ Dị ứng sáp.

+ Thận trọng da của người quá già hoặc trẻ con (nguy cơ bỏng).14,48,49

1.4.2.3. Tai biến khi sử dụng

Các tai biến có thể gặp: bỏng nhẹ (vùng da mỏng, paraffin có n ước),
dị ứng.48

1.4.2.4. Cách tiến hành điều trị

- Đun paraffin: đun nóng chảy paraffin ở nhiệt độ giới hạn < 100°C. Có
hai cách đun paraffin: dùng nồi điện chuyên dụng luôn duy trì nhiệt độ ở
khoảng 60°C hoặc đun cách thuỷ.

- Đổ paraffin nóng chảy ra khay, sử dụng các loại khay 20 x 30cm hoặc
30 x 40cm là thông dụng nhất, để độ dày paraffin từ 1,5-2cm. Khi nguội
paraffin đông đặc lại, tách miếng paraffin ra khỏi khay, lúc này nhiệt độ bề
mặt của miếng paraffin khoảng 45-47°C, trong ruột khoảng 52-55 °C.

- Kỹ thuật đắp paraffin: dùng nylon và khăn bọc xung quanh miếng
paraffin để giữ nhiệt, sau đó đắp lên vùng bị bệnh. Thường sau 20-30 phút

24
paraffin còn ấm 38-40oC thì bỏ ra, kiểm tra lại vùng da thấy đỏ đều nhưng
không rát bỏng, có lấm tấm mồ hôi.13,48

1.4.3. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt


1.4.3.1. Định nghĩa
- Xoa bóp là dùng sự khéo léo và sức mạnh của bàn tay tác động lên da,
cơ, khớp của bệnh nhân nhằm mục đích chữa bệnh, phòng bệnh và nâng cao
sức khỏe.
- Bấm huyệt là một thủ thuật nằm trong tập hợp các thủ thuật xoa bóp,
dùng ngón tay tác động vào huyệt có tác dụng giải tỏa các cơn co giật căng
thẳng của cơ bắp, khai thông kinh mạch, điều tiết cân bằng âm dương trong
cơ thể, nhằm đạt được mục đích chữa bệnh. 11,12,25

1.4.3.2. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt

- Tác dụng đối với da: da là cơ quan nhận cảm (nóng, lạnh), truyền kích
thích vào hệ thống thần kinh trung ương và tiếp nhận những đáp ứng của cơ
thể đối với kích thích đó. Vì vậy, khi xoa bóp có tác dụng trực tiếp đến da và
thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân.
- Tác dụng đối với hệ thần kinh: xoa bóp bấm huyệt có ảnh hưởng rất
lớn đến hệ thần kinh thực vật, nhất là hệ giao cảm, qua đó gây nên những thay
đổi trong một số hoạt động nội tạng và mạch máu.
- Tác dụng đối với cơ, gân, khớp: làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng
dinh dưỡng cơ; tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy
việc tiết dịch trong cơ khớp và tuần hoàn quanh khớp.
- Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: làm giãn mạch, đẩy máu về tim do đó
làm giảm gánh nặng cho tim và giúp máu về tim tốt hơn; hạ huyết áp đối với
bệnh nhân tăng huyết áp…
- Tác dụng đến hệ bạch huyết: xoa bóp giúp cho việc vận chuyển bạch
huyết được tăng cường, tạo điều kiện giảm hiện tượng ngừng trệ và sự tiết
dịch ở vùng khớp và ổ bụng và có tác dụng tiêu sưng.

25
- Tác dụng đối với các chức năng: xoa bóp bấm huyệt có tác dụng kích
thích các chức năng hô hấp, tiêu hóa, trao đổi chất trong cơ thể. 11,12,25

1.4.3.3. Chỉ định của xoa bóp bấm huyệt


- Chỉ định:
+ Giảm đau: trong các bệnh lý cơ xương khớp, đau dây thần kinh, cơn
đau nội tạng...
+ Điều trị các bệnh lý do tổn thương thần kinh ngoại biên hoặc trung
ương: liệt ½ người, liệt các dây thần kinh ngoại biên (liệt dây thần kinh VII
ngoại biên; liệt đám rối thần kinh cánh tay; liệt dây thần kinh trụ, quay, mũ,
giữa...), đau thần kinh tọa...
+ Bệnh cơ năng và triệu chứng của một số bệnh như rối loạn thần kinh
tim, mất ngủ không thực tổn, ăn kém, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, cảm
cúm, nấc....
+ Ứng dụng trong công nghệ làm đẹp: giảm cân, tan mỡ bụng, làm mờ
nếp nhăn, tăng cường tuần hoàn da11,12,25
1.4.3.5 Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt
Một số thủ thuật thường dùng: xát, xoa, day, ấn, bấm huyệt, điểm, lăn,
phát, rung, vận động.
Yêu cầu: thủ thuật phải từ nông vào sâu, nhẹ nhàng, có tác dụng thấm
sâu vào cơ.

Thủ pháp bổ tả của thủ thuật: tùy theo trạng thái cơ thể hư hay thực, tuỳ
theo vị trí bị bệnh của bệnh nhân. Bổ: thường làm nhẹ, chậm rãi, thuận đường
kinh; tả làm mạnh nhanh ngược đường kinh.11,12,50
- Xát: tác dụng: thông kinh hoạt lạc, mạnh gân cốt, lý khí.
- Xoa: tác dụng: lý khí hòa trung, thông khí huyết, hết sưng, giảm đau.
- Day: tác dụng: giảm sưng đau, khu phong thanh nhiệt, giúp tiêu hóa.
- Ấn: tác dụng: thông kinh lạc, giảm đau.

26
- Bấm huyệt: tác dụng: thông kinh lạc, giảm đau. Bấm không day làm
tổ chức bầm tím và đau.
- Điểm: tác dụng: khai thông bế tắc, tán hàn, giảm đau.
- Lăn: tác dụng: khu phong tán hàn, thông kinh lạc.
- Phát: tác dụng: thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng.
- Rung: tác dụng: làm trơn khớp, giảm nhiệt, mềm cơ, giảm mỏi mệt

- Bóp: tác dụng: giải nhiệt, khai khiếu, khu phong, tán hàn, thông kinh lạc.
- Vận động: tác dụng: thông lý, mở khớp, tán nhiệt, làm tăng sức hoạt
động của các chi.11,12,50

1.4.3.4. Tác dụng không mong muốn của xoa bóp bấm huyệt
Ít gặp: choáng, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt
nhợt nhạt. 11,12,50

27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do THCSC. Đáp ứng đủ
tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và tiêu chuẩn loại trừ như sau:
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
2.1.1.1. Theo Y học hiện đại
- Bệnh nhân không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, trên 40 tuổi.
- Lâm sàng: hội chứng cổ vai tay do THCSC bao gồm 2 hội chứng.
+ Hội chứng cột sống.
 Đau cột sống cổ, điểm VAS ≤ 7 điểm
 Co cứng các cơ cạnh cột sống cổ.
 Hạn chế tầm vận động cột sống cổ.
+ Hội chứng rễ:
 Đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh chi phối.
 Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ.
 Có dấu hiệu kích thích rễ (bấm chuông, Spurling, nghiệm pháp dạng
vai, nghiệm pháp kéo giãn cổ …).1,18
- Cận lâm sàng: chụp X-quang cột sống có hình ảnh THCSC theo phân
loại mức độ thoái hoá trên X-quang theo Kellgren và Lawrence chọn bệnh
nhân thoái hoá cột sống cổ độ 1 đến độ 3.
+ Độ 1: gần như bình thường, có thể có gai xương nhỏ
+ Độ 2: khe khớp hẹp nhẹ, có gai xương nhỏ.
+ Độ 3: khe khớp hẹp rõ, có nhiều gia xương kích thước vừa, vài chỗ đặc
xương dưới sụn, có thể có biến dạng đầu xương.21

28
- Bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình
điều trị.
2.1.1.2. Theo Y học cổ truyền
Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do THCSC theo
YHHĐ và có các biểu hiện của chứng Tý thể can thận hư kết hợp phong hàn
thấp hoặc thể can thận hư.10,45
Thể can thận hư Thể phong hàn thấp kết hợp
can thận hư
Vẹo hoặc cứng cổ. Quay cổ khó
Cổ vẹo hoặc cứng. Vận động cột
khăn. Sắc mặt nhợt, rêu lưỡi
Vọn sống cổ khó khăn. Rêu lưỡi trắng
trắng mỏng hoặc vàng mỏng.
g mỏng hoặc vàng mỏng. Chất lưỡi
Chất lưỡi bình thường hoặc
nhợt, ít rêu.
nhợt.
Tiếng nói to rõ, hơi thở bình Tiếng nói to rõ, hơi thở bình
Văn
thường. thường.
Đau nhức vai gáy và đau căng
đầu, có thể lan lên đầu vùng chẩm Đau vùng cổ gáy, có thể lan lên
hoặc lan xuống tay, tê bì tay, đau đầu vùng chẩm hoặc lan xuống
mỏi lưng gối, hoa mắt chóng mặt, vai và tay, tay có cảm giác nặng,
nhìn mờ, ù tai. tê bì. Đau tăng khi gặp thời tiết
Thận dương hư: lưng gối đau lạnh, ẩm, chườm nóng dễ chịu.
Vấn
lạnh, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưỡi Đau tăng khi vận động, thay đổi
nhợt, rêu lưỡi trắng tư thế. Kèm lưng gối đau mỏi, ù
Thận âm hư: người gầy yếu, họng tai, ngủ ít, nước tiểu trong, tiểu
khô, về đêm nặng hơn. Ngũ tâm tiện nhiều lần, thích ăn nóng,
phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, lưỡi uống nước ấm.
đỏ, rêu lưỡi ít, khô
Thiế Điểm đau cạnh sống, vận động cổ Có điểm đau cạnh sống, vận
t thụ động đau tăng. động cổ thụ động đau tăng.
Thận dương hư: mạch trầm tế Mạch trầm tế.

29
Thận âm hư: mạch tế sác
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do THCSC kèm theo:
+ Lao cột sống; ung thư nguyên phát, thứ phát; loãng xương nặng; các
chấn thương cột sống cổ…
+ Suy gan, suy thận, HIV/AIDS…
+ Có các bệnh lý ngoài da, viêm, loét vùng cổ vai.
- Có chỉ định can thiệp phẫu thuật.
- Bệnh nhân không tuân thủ liệu trình và phác đồ điều trị.

2.2. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu

2.2.1. Chất liệu nghiên cứu


2.2.1.1. Công thức huyệt điện châm trong nghiên cứu
Theo quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế: (phụ lục 2)50
- Châm tả các huyệt Phong Trì, Kiên ngung, Kiên Tỉnh, Thiên Trụ, Đại
chùy, Khúc Trì, Liệt khuyết, Hợp cốc, Giáp tích C4 – C7, A thị huyệt.
- Châm bổ huyệt Huyền chung, Đại Trữ.
- Trong đó các huyệt Phong trì, Hợp cốc, Huyền chung, Đại Trữ châm
hai bên, các huyệt còn lại châm một hoặc hai bên tuỳ theo vị trí đau của
bệnh nhân.
2.2.1.2. Paraffin
Miếng paraffin màu trắng, kích thước 20 x 30cm, độ dày 2cm đắp lên
vùng cổ, vai bên đau của bệnh nhân.

2.2.2. Phương tiện nghiên cứu


- Kim châm cứu: kim châm cứu Hải Nam có độ dài 5cm, đường kính
0,3mm.
- Dụng cụ sát trùng: bông vô khuẩn, cồn 70 độ, khay đựng dụng cụ, pince.

30
- Máy điện châm: model 1592 - ET - TK21 do Công ty đầu tư phát triển
công nghệ và xây lắp K&N sản xuất.

Hình 2.1. Máy điện châm, kim châm cứu.

- Miếng paraffin: màu trắng, kích thước 20 x 30cm, độ dày 2cm, đun
paraffin bằng máy nấu tuần hoàn HDM-40 do Công ty Hadimed Việt Nam sản
xuất ở nhiệt độ 70°C trong 3 giờ. Đổ vào khuôn inox khi bề mặt miếng paraffin
chuyển sang dạng đông đặc lấy ra sờ trên tay còn ấm nóng nhiệt độ xuống
khoảng 47 - 54.5oC bọc trong vải mỏng hoặc nilong.

Hình 2.2. Máy nấu tuần hoàn paraffin HDM40 và miếng paraffin.

- Thước đo thang điểm VAS (phụ lục 3), thước đo tầm vận động (phụ lục 5).

31
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu


Theo phương pháp can thiệp lâm sàng tiến cứu, có đối chứng, so sánh
trước sau điều trị.

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu


Chọn cỡ mẫu thuận tiện trên lâm sàng gồm: 60 bệnh nhân đáp ứng
tiêu chuẩn chọn bệnh nhân mục 2.1.1 và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ
mục 2.1.2.
Cách chọn mẫu: chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích (60
bệnh nhân). Chia thành 2 nhóm theo phương pháp ghép cặp, đảm bảo sự
tương đồng về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh và mức độ đau theo thang điểm
VAS.
- Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp điện châm,
xoa bóp bấm huyệt kết hợp đắp paraffin.
- Nhóm chứng: 30 bệnh nhân điều trị bằng điện châm, xoa bóp bấm
huyệt.

2.3.3. Quy trình nghiên cứu


Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và làm xét nghiệm cận lâm sàng
chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do THCSC đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh
nhân mục 2.1.1 và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ mục 2.1.2.
Áp dụng phương pháp điều trị với từng nhóm:
Nhóm nghiên cứu:
- Chuẩn bị bệnh nhân: để bệnh nhân ở tư thế thoải mái, bộc lộ vùng bị bệnh.
- Liệu trình thực hiện thủ thuật: điện châm: 30 phút/lần × 1 lần/ngày
× 5 ngày/tuần × 15 ngày. Nghỉ ngơi 15 phút. Xoa bóp bấm huyệt: 30
phút/lần x 1 lần/ngày x 5 ngày/tuần x 15 ngày. Nghỉ ngơi 15 phút. Đắp
paraffin 30 phút/lần × 1 lần/ngày × 5 ngày/tuần × 15 ngày.
32
+ Thủ thuật 1: thực hiện kỹ thuật điện châm.
* Bước 1: xác định huyệt đạo và sát trùng da vùng huyệt và chọn kim có
độ dài tùy thuộc độ dày của cơ vùng châm.
* Bước 2: châm kim vào huyệt theo các thì sau.
Thì 1: tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; tay
phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.
Thì 2: đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, đi đúng theo hướng đã được xác
định, kích thích kim cho đến khi đạt “đắc khí”.
* Bước 3: kích thích huyệt bằng máy điện châm.
Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần
số bổ – tả của máy điện châm. Châm tả (tần số 4 Hz – 10 Hz), châm bổ (tần
số 1 Hz – 3 Hz). Cường độ nâng dần từ 0 – 150 microAmpe (tuỳ theo mức
chịu đựng của người bệnh).
* Bước 4: rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
+ Thủ thuật 2: thực hiện kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt vùng cổ vai tay.
* Bước 1: Để bệnh nhân nằm hoặc ngồi. Bộc lộ vùng vai gáy
* Bước 2: tiến hành làm thủ thuật theo trình tự Xoa, xát, day, lăn, bóp,
chặt, bấm huyệt, vận động cổ.
- Tư thế bệnh nhân: ngồi
- Thao tác:
 Xoa: vùng cổ vai gáy.
 Xát: vùng cổ vai gáy.
 Day: vùng cổ vai gáy, day từ Phong trì, Đại chuỳ, Kiên tỉnh, day
dọc cột sống cổ. Tìm điểm đau nhất dọc cơ ức đòn chũm day từ nhẹ đến nặng.
 Lăn vùng Phong trì, Đại chuỳ, Kiên tỉnh.
 Bóp vùng vai gáy.

33
 Bấm huyệt: Phong Trì, Kiên ngung, Kiên Tỉnh, Thiên Trụ, Đại
chùy, Khúc Trì, Liệt khuyết, Hợp cốc, Giáp tích C4 – C7, A thị huyệt,
Huyền chung, Đại Trữ.
 Vận động cổ bằng các động tác: gấp cổ, duỗi cổ, nghiêng trái,
nghiêng phải, xoay trái, xoay phải cổ.
+ Thủ thuật 3: thực hiện kỹ thuật đắp paraffin vùng cổ vai gáy.
* Bước 1: tách miếng paraffin ra khỏi khay, lót một lớp nylon rồi phủ
khăn ra ngoài để giữ nhiệt.
* Bước 2: cho bệnh nhân nằm sấp, bộc lộ vùng cổ vai, đắp miếng
paraffin lên da vùng cổ vai bị đau.
* Bước 3: kết thúc điều trị, gỡ paraffin, kiểm tra, lau khô.
Nhóm đối chứng:
- Chuẩn bị bệnh nhân: để bệnh nhân ở tư thế thoải mái, bộc lộ vùng bị bệnh.
- Liệu trình thực hiện thủ thuật: điện châm: 30 phút/lần × 1 lần/ngày × 5
ngày/tuần × 15 ngày. Nghỉ ngơi 15 phút. Xoa bóp bấm huyệt: 30 phút/lần x
1 lần/ngày x 5 ngày/tuần x 15 ngày.
Liệu trình điều trị cho cả hai nhóm là 15 ngày (trừ thứ 7 và chủ nhật).
Đánh giá kết quả điều trị và so sánh giữa hai nhóm.
- Bệnh nhân được theo dõi 3 lần theo dõi các triệu chứng lâm sàng và
các tác dụng không mong muốn:
+ Lần 1 (D0): trước khi nghiên cứu.
+ Lần 2 (D7): ngày thứ 07 của nghiên cứu.
+ Lần 3 (D15): ngày thứ 15 của nghiên cứu.
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.4.1.Các chỉ tiêu chung
Tiến hành đánh giá trước khi bệnh nhân bắt đầu được điều trị (D0) theo:
- Nhóm tuổi: được chia thành 3 nhóm: từ 40 đến 50 tuổi, từ 50 đến 60
tuổi và hơn 60 tuổi.
34
- Giới tính: nam, nữ.
- Nghề nghiệp: lao động chân tay, lao động trí óc.
- Thời gian bị bệnh: chia làm 3 nhóm: < 1 tháng, từ 1 – 3 tháng, từ > 3 tháng.
- Cận lâm sàng: phân loại mức độ thoái hoá trên X-quang theo
Kellgren và Lawrence (dựa trên phim X-quang) chọn bệnh nhân thoái hoá
cột sống cổ độ 1 đến độ 3.
+ Độ 1: gần như bình thường, có thể có gai xương nhỏ
+ Độ 2: khe khớp hẹp nhẹ, có gai xương nhỏ.
+ Độ 3: khe khớp hẹp rõ, có nhiều gia xương kích thước vừa, vài chỗ đặc
xương dưới sụn, có thể có biến dạng đầu xương.21
2.3.4.2. Các chỉ tiêu lâm sàng
- Tiến hành theo dõi trước khi bệnh nhân được bắt đầu điều trị ( D0),
sau 7 ngày điều trị (D7), sau điều trị 15 ngày (D15):
+ Mức độ đau của bệnh nhân (thước đo VAS).
+ Hạn chế tầm vận động cột sống cổ.
+ Mức độ cải thiện hội chứng cột sống cổ.
+ Mức độ cải thiện hội chứng rễ.
+ Chất lượng cuộc sống dựa trên bộ câu hỏi The Neck Disability Index - NDI.
+ Các tác dụng không mong muốn của quá trình điều trị.
2.3.5. Tiêu chí đánh giá
2.3.5.1. Mức độ đau
Mức độ đau của bệnh nhân được đánh giá theo thang nhìn VAS (Visual
Anolog Scales) (Phụ lục 3)

35
Bảng 2.1. Bảng quy ước đánh giá mức độ đau

Điểm VAS Mức độ Điểm nghiên cứu

VAS = 0 Không đau 0 điểm

VAS ≤ 2 Đau nhẹ 1 điểm

2 < VAS ≤ 4 Đau vừa 2 điểm

4 < VAS ≤ 6 Đau nặng 3 điểm

6 < VAS ≤ 7 Đau rất nặng 4 điểm

7 < VAS ≤10 Đau không chịu nổi 5 điểm

2.3.5.2. Phân loại tầm vận động cột sống cổ


+ Đo tầm vận động cột sống cổ: chúng tôi sử dụng phương pháp Zero
được Hội nghị phẫu thuật chỉnh hình Mỹ và Hội nghị Vancouver thông qua
năm 196449 và dùng thước đo tầm vận động khớp (ROM) theo phương pháp
của Hồ Hữu Lương18 dựa trên các động tác cơ bản của cột sống cổ: gấp, duỗi,
nghiêng trái, nghiêng phải, xoay trái, xoay phải (Phụ lục 5).

+ Theo tiêu chuẩn của Học viện Quân y,51 chúng tôi phân loại và cho
điểm số đánh giá mỗi động tác như sau:

Bảng 2.2. Phân loại tầm vận động cột sống cổ


36
Tầm vận động
Động tác Tầm vận động bệnh lý
bình thường

Điểm 0 1 2 3 4

Gấp 450 - 550 400 - 440 350 - 390 300 - 340 < 300

Duỗi 600 - 700 550 - 590 500 - 540 450 - 490 < 450

Nghiêng phải 400 - 500 350 - 390 300 - 340 250 - 290 < 250

Nghiêng trái 400 - 500 350 - 390 300 - 340 250 - 290 < 250

Xoay phải 600 - 700 550 - 590 500 - 540 450 - 490 < 450

Xoay trái 600 - 700 550 - 590 500 - 540 450 - 490 < 450

+ Tổng số điểm của 6 tư thế vận động (gấp, duỗi, nghiêng trái, nghiêng
phải, xoay trái, xoay phải), được phân thành 4 mức độ và quy đổi ra các mức
điểm nghiên cứu như sau:

37
Bảng 2.3. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ

Mức độ Điểm nghiên cứu Điểm quy đổi


Không hạn chế 0 điểm 0 điểm
Hạn chế ít 1 – 6 điểm 1 điểm
Hạn chế trung bình 7 – 12 điểm 2 điểm
Hạn chế nặng 13 – 18 điểm 3 điểm
Hạn chế rất nặng 19 – 24 điểm 4 điểm

2.3.5.3. Mức độ cải thiện hội chứng cột sống cổ

Hội chứng cột sống cổ được theo dõi bằng các dấu hiệu đau vùng cổ
vai, đau cạnh sống, co cứng cơ vùng cạnh cột sống cổ.
Cách theo dõi triệu chứng co cứng cơ cạnh sống trong nghiên cứu:
Bảng 2.4. Mức độ hội chứng cột sống cổ
Mức độ Điểm nghiên cứu
Không có hội chứng cột sống cổ 0 điểm
Có hội chứng cột sống cổ 1 điểm

2.3.5.4. Mức độ cải thiện các hội chứng rễ

+ Hội chứng rễ thần kinh được theo dõi bằng các triệu chứng đau âm ỉ
tăng từng cơn, từ vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay,
bàn tay; rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ; hoặc có các dấu hiệu tổn thương
rễ thần kinh khi làm các nghiệm pháp: nghiệm pháp Spurling, nghiệm pháp
dạng vai, nghiệm pháp kéo giãn cổ, dấu hiệu bấm chuông.
Bảng 2.5. Mức độ hội chứng rễ
Triệu chứng Điểm nghiên cứu
Không có triệu chứng của hội chứng rễ 0 điểm
Có ít nhất một triệu chứng của hội chứng rễ 1 điểm

38
2.3.5.5. Chức năng sinh hoạt hàng ngày
Mức độ cải thiện hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày do đau cổ theo
Bộ câu hỏi Neck Disability Index (NDI) của tác giả Howard Vernon. 52 Bộ câu
hỏi Neck Disability Index của tác giả Howard Vernon là một công cụ dùng để
tự đánh giá mức độ hạn chế gây ra do đau vai gáy hoặc các bệnh lý chấn
thương cổ. Bộ câu hỏi NDI gồm 10 mục, điểm tối đa là 50 điểm (Phụ lục 4).
Chỉ số NDI được và phân thành 4 mức độ sau đó quy đổi ra các mức
điểm nghiên cứu như sau:
Bảng 2.6. Mức độ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày (NDI)

Điểm đánh giá Mức hạn chế Điểm nghiên cứu

0–4 Không hạn chế 0 điểm

5 – 14 Hạn chế nhẹ 1 điểm

15 – 24 Hạn chế trung bình 2 điểm

25 – 35 Hạn chế nặng 3 điểm

35 – 50 Hạn chế rất nặng 4 điểm

2.3.5.6. Theo dõi các tác dụng không mong muốn


- Tác dụng không mong muốn của điện châm: Vựng châm, tụ máu tại
chỗ, nhiễm trùng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn ...
- Tác dụng không mong muốn của Paraffin: Bỏng, dị ứng …
2.3.5.7. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị chung:
Đánh giá kết quả điều trị dựa vào tổng điểm của 5 chỉ số: Mức độ đau
VAS, mức độ cải thiện tầm vận động CSC, hội chứng cột sống cổ, hội

39
chứng rễ, đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày - Neck Disability Index.
Kết quả được đánh giá như sau:
Tổng điểm trước điều trị - Tổng điểm sau điều trị
Kết quả điều trị = x100%
Tổng điểm trước điều trị
Bảng 2.7. Phân loại hiệu quả sau điều trị

Tốt Kết quả điều trị  80%

Khá 65% ≤ Kết quả điều trị < 80%

Trung bình 50% ≤ Kết quả điều trị < 65%

Kém Kết quả điều trị < 50%

40
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái
hóa cột sống cổ

Nhóm nghiên cứu (n=30) Nhóm đối chứng (n=30)


Điện châm Điện châm
Xoa bóp bấm huyệt Xoa bóp bấm huyệt
Paraffin

Đánh giá, phân tích số liệu, so sánh 2 nhóm

Bàn luận kết quả điều trị

Kết luận

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

41
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Baệnh viện PHCN
Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 03/2023 – 08/2023.
2.5. Xử lý số liệu
- Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương
pháp thống kê y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0
- Các tham số sử dụng: trung bình mẫu, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm.
Các test sử dụng trong nghiên cứu: so sánh 2giá trị trung bình bằng Test t -
student, so sánh các tỷ lệ bằng kiểm định χ2. Tính giá trị trung bình của các
chỉ số X  SD. Kết quả nghiên cứu được coi là có ý nghĩa thống kê khi p <
0,05 (độ tin cậy 95%).

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu


- Đề tài nghiên cứu được sự thông qua của Hội đồng đánh giá đề cương
nghiên cứu khoa học BV PHCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề tài của chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
- Trước khi nghiên cứu các bệnh nhân được hỏi ý kiến và tự nguyện
tham gia nghiên cứu.
- Trong quá trình điều trị, bệnh không đỡ hoặc bệnh nặng lên sẽ được
ngừng nghiên cứu, đổi phương pháp điều trị thích hợp.

42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới

Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng


(n = 30) (n = 30) pT-S
Tuổi n % n %

40 – 49

50 – 59

≥ 60

Tuổi trung bình

Nam
Giới
Nữ

Tổng
Nhận xét:

43
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp

Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng


(n = 30) (n = 30) pNC-C
Nghề nghiệp n % n %
Lao động chân tay
Lao động trí óc
Tổng

Nhận xét:

3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh


Biểu đồ 3.1. Phân bố theo thời gian mắc bệnh
Nhận xét:

3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau


Bảng 3.3. Phân bố theo vị trí đau

Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng


Nhóm
(n = 30) (n = 30)
pNC-C

Vị trí n % n %

Đau lan lên


vùng chẩm

Đau lan xuống


cánh tay

44
Đau tại cột
sống cổ

Nhận xét:

45
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo X-quang
Bảng 3.4. Phân bố theo phim chụp X-quang

Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng


Nhóm
(n = 30) (n = 30)
pNC-C
X quang n % n %

Đặc xương dưới sụn

Hẹp lỗ liên hợp

Gai xương thân đốt

Mất đường cong sinh lý

Nhận xét:

46
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh Y học cổ truyền
Bảng 3.5. Phân bố theo chẩn đoán theo thể bệnh Y học cổ truyền
Nhóm Nhóm nghiên Nhóm chứng
cứu (n = 30) (n = 30)
pNC-C
n % n %
Thể bệnh

Can thận hư

Can thận hư kết hợp với


phong hàn thấp

Tổng

Nhận xét:

47
3.2. Kết quả điều trị của điện châm kết hợp paraffin

3.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS


Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau điều trị

Nhóm Nhóm nghiên cứu (n = 30) Nhóm chứng (n = 30)


D0 D7 D15 D0 D7 D15
Mức độ n % n % n % n % n % n %
Không
đau
Đau nhẹ

Đau vừa
Đau
nặng
Đau rất
nặng
Tổng

pT-S

pD0 (NC-C)

pD7 (NC-C)

pD15 (NC-C)
Nhận xét:

Biểu đồ 3.2. Cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS tại các thời điểm.
Nhận xét:

48
Biểu đồ 3.3. Hiệu suất giảm điểm VAS theo thời gian

Nhận xét:

49
3.2.2. Kết quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ
Bảng 3.7. Mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ
Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng
(n = 30) (n = 30)

D0 D15 D0 D15
TVĐ(độ)

Nghiêng trái

Nghiêng phải

Xoay trái

Xoay phải

Gấp cổ

Duỗi cổ

pT-S

pD0 (NC-C)

pD15 (NC-C)

Nhận xét:

Biểu đồ 3.4. Điểm hạn chế TVĐ qua từng thời điểm

Nhận xét:

Bảng 3.8. Biến đổi tầm vận động cột sống cổ trước và sau điều trị

50
Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng
(n=30) (n = 30)

Tầm vận D0 D15 D0 D15

động n % n % n % n %

Không hạn chế

Hạn chế ít

Hạn chế trung


bình

Hạn chế nặng

Tổng

pT-S

pD0 (NC -C)

pD15 (NC -C)

Nhận xét:

51
3.2.3. Kết quả cải thiện hội chứng cột sống cổ

Bảng 3.9. Mức độ cải thiện hội chứng cột sống cổ

Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng

(n = 30) (n = 30)

D0 D15 D0 D15

Mức độ n % n % n % n %

Hội chứng cột sống cổ


(+)

Hội chứng cột sống cổ


(-)

Tổng

pT-S

pD0 (NC -C)

pD15 (NC -C)

Nhận xét:

52
3.2.4. Kết quả cải thiện hội chứng rễ

Bảng 3.10. Mức độ cải thiện hội chứng rễ

Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng

(n = 30) (n = 30)

D0 D15 D0 D15

Mức độ n % n % n % n %

Hội chứng rễ (+)

Hội chứng rễ (-)

Tổng

pT-S

pD0 (NC -C)

pD015 (NC -C)

Nhận xét:

53
3.2.5. Kết quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày
Bảng 3.11. Sự cải thiện chức năng và hoạt động sinh hoạt hàng ngày
sau điều trị

Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng


(n = 30) (n = 30)
D0 D15 D0 D15
NDI n % n % n % n %

Không hạn chế

Hạn chế nhẹ

Hạn chế trung bình

Hạn chế nặng

Tổng

X ± SD

pT-S

pD0 (NC -C)

pD15 (NC -C)

Nhận xét:

Biểu đồ 3.5. Điểm chênh chức năng sinh hoạt hàng ngày qua các thời
điểm điều trị

Nhận xét:

54
3.2.6. Kết quả điều trị chung

Bảng 3.12. Kết quả điều trị chung của hai nhóm

Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng

(n = 30) (n = 30)

D7 D15 D7 D15

Kết quả

Tốt

Khá

Trung bình

Tổng

pD7 (NC -C)

pD15 (NC-C)

Nhận xét:

55
3.2.7. Kết quả điều trị một số triệu chứng theo Y học cổ truyền
Bảng 3.13. Kết quả điều trị một số triệu chứng theo Y học cổ truyền
Nhóm BN Nhóm Nghiên cứu (n = 30) Nhóm Chứng (n = 30)
pD15
D0 D15 D0 D15
pT-S pT-S (NC-C)

Triệu chứng n % n % n % n %

Ma mộc

Đau vai gáy

Lạnh đau tăng

Lưỡi nhợt

Lưỡi đỏ

Mạch sác

Mạch trầm tế

pD0 (NC-C)

Nhận xét:

3.2.8. Kết quả điều trị theo Y học cổ truyền


Bảng 3.14. Kết quả điều trị chung theo thể bệnh Y học cổ truyền
Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
(n=30) (n= 30)
Can thận hư Can thận hư Can thận hư Can thận hư
(1) kết hợp (1) kết hợp
phong hàn phong hàn
(n = ) (n = )
thấp (2) thấp (2)
Kết quả (n =) (n = )
56
n % n % n % n %

Tốt

Khá

Trung bình

Tổng

p (1) – (2)

pD15 (NC-C)

Nhận xét:

57
3.3. Tác dụng không mong muốn

3.3.1. Tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị

Bảng 3.15. Một số tác dụng không mong muốn

Nhóm Nhóm nghiên Nhóm chứng pNC-C


cứu (n = 30) (n = 30)

Triệu chứng n % n %

Chảy máu

Điện Vựng châm


châm
Nhiễm trùng

Choáng
Xoa bóp
bấm Hoa mắt
huyệt
Chóng mặt

Đắp Bỏng

paraffin Kích ứng da

Nhận xét:

58
3.3.2. Sự thay đổi chỉ số sinh tồn

Bảng 3.16. Sự thay đổi mạch, huyết áp của hai nhóm

Nhóm Nhóm NC (n=30) Nhóm chứng (n=30)

X  SD X  SD

Chỉ số Trước điều


Trước điều trị Sau điều trị Sau điều trị
trị

Huyết áp tâm
thu (mmHg)

Huyết áp tâm
trương mmHg)

Mạch
(lần/phút)

pT-S

pD15

pNC-C

Nhận xét:

59
Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


4.1.1. Về tuổi và giới

4.1.1.1. Về tuổi

4.1.1.2 Về giới

4.1.2. Về nghề nghiệp

4.1.3. Về thời gian mắc bệnh

4.1.4. Về vị trí đau

4.1.5. Về hình ảnh chụp X-quang trước điều trị

4.1.6. Về phân thể Y học cổ truyền

4.2. Kết quả điều trị của điện châm kết hợp paraffin

4.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS


4.2.2. Kết quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ sau điều trị

4.2.3. Hội chứng cột sống cổ sau điều trị

4.2.4. Hội chứng rễ sau điều trị

4.2.5. Kết quả cải thiện chất lượng cuộc sống

4.2.6. Kết quả điều trị chung

4.2.7. Kết quả điều trị một số triệu chứng theo Y học cổ truyền

4.2.8. Kết quả điều trị theo Y học cổ truyền

4.3. Tác dụng không mong muốn

60
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu với 60 bệnh nhân hội chứng cổ vai tay do THCSC, 30
bệnh nhân nhóm nghiên cứu được điều trị bằng điện châm, xoa bóp bấm
huyệt và đắp paraffin và 30 bệnh nhân nhóm chứng được điều trị bằng điện
châm, xoa bóp bấm huyệt chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. Điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp đắp paraffin có tác dụng
giảm đau, cải thiện tầm vận động cột sống cổ, cải thiện hội chứng cột
sống cổ, cải thiện hội chứng chèn ép rễ thần kinh và cải thiện chất
lượng cuộc sống.
2. Điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp paraffin ít gặp các tác dụng
không mong muốn trên lâm sàng

61
KIẾN NGHỊ

62
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ y tế. In: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp.
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2016:145-159.
2. Caridi J.M., Pumberger M, và Hughes A.P. Cervical radiculopathy: a
review. 3. 2011;7:265-272.
3. Eubanks J.D. Cervical Radiculopathy: Nonoperative Management of Neck
Pain and Radicular Symptoms. Am Fam Physician. 2010;81(1):33-40.
4. Corey D.L. và Comeau D. Cervical Radiculopathy. Med Clin North Am.
2014;98(4):791-799.
5. Ngô Quý Châu. In: Bệnh Học Nội Khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội;
2016:188-196.
6. Nguyễn Thị Ngọc Lan. In: Bệnh Học Cơ Xương Khớp Nội Khoa,. Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội; 2012:138-151.
7. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội. In: Bệnh Học Nội
Khoa y Học Cổ Truyền. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2017:160-167.
8. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội. In: Bài Giảng Y Học
Cổ Truyền. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2005:157,160, 468-470.
9. Childress M.A. và Becker B.A. Nonoperative Management of Cervical
Radiculopathy. Am Fam Physician. 2016;93(9):746-754.
10. Nguyễn Thị Bay. In: Bệnh Học và Điều Trị Nội Khoa (Kết Hợp Đông -
Tây y). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2007:520-537.
11. Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt. In: Châm Cứu và Các Phương
Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội;
2013: 223, 298.
12. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội. In: Châm Cứu. Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội; 2005:180-190, 419-421.

63
13. Bộ môn vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Học viện Quân y. In: Vật lý
trị liệu và phục hồi chức năng. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội;
2014:197.
14. Bộ môn phục hồi chức năng - Trường Đại học Y Hà Nội. In: Phục hồi
chức năng (Dùng cho bác sĩ định hướng chuyên khoa). Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội; 2017:42-45.
15. Frank H. Netter. In: Atlas giải phẫu người (Vietnamese edition). Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội; 2011:19-20.
16. Trịnh Văn Minh. In: giải phẫu người tập 1. Nhà xuất bản giáo dục;
2014:417-462.
17. Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội. In: Giải phẫu người (dùng
cho hệ BSĐK). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2017:388-400, 413-425.
18. Hồ Hữu Lương. In: Thoái Hóa Cột Sống Cổ và Thoát vị Đĩa Đệm. Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội; 2006:7-32, 53-59, 60-61, 92-96.
19. Woods B.I. và Hilibrand A.S. Cervical Radiculopathy: Epidemiology,
Etiology, Diagnosis, and Treatment. J Spinal Disord Tech. 2015;28(5).
20. Nguyễn Văn Thông. In: Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Cổ. Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội; 2009:8-15, 17-31, 36-100.
21. PGS. TS. Nguyễn Duy Huề, PGS. TS. Phạm Minh Thông. Chẩn đoán
hình ảnh (dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa). Nhà xuất bản giáo dục
22. Murakami K, Nagata K, Hashizume H, et al. Prevalence of cervical
anterior and posterior spondylolisthesis and its association with
degenerative cervical myelopathy in a general population. Sci Rep.
2020;10(1):1-8. doi:10.1038/s41598-020-67239-4
23. Bakhsheshian J., Mehta V.A., và Liu J.C. Current Diagnosis and
Management of Cervical Spondylotic Myelopathy. Glob Spine J.
2017;7(6).

64
24. Williams K.E., Paul R., và Dewan Y. Functional outcome of corpectomy in
cervical spondylotic myelopathy. Indian J Orthop. 2009;43(2):205-209.
25. Bộ y tế. In: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền,
kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Vol 1. Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội; 2020:46-53.
26. König A., Radke S., Molzen H. và cộng sự. Randomisierte Studie zur
Akupunktur im Vergleich mit konventioneller Massage und Schein-
Laserakupunktur in der Behandlung chronischer HWS-Beschwerden -
Bewegungsanalyse. Z Für Orthop Ihre Grenzgeb. 2003;141(04):395-400.
27. Blossfeldt P. Acupuncture for chronic neck pain - a cohort study in an
NHS pain clinic. Acupunct Med. 2004;22(3):146-151.
28. He D., Høstmark A.T., Veiersted K.B. và cộng sự. Effect of intensive
acupuncture on pain-related social and psychological variables for
women with chronic neck and shoulder pain – an RCT with six month
and three year follow up. Acupunct Med. 23(2):52-61.
29. Nguyễn Thị Thắm. In: Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Đau Cổ Vai Gáy
Trong Thoái Hóa Cột Sống Cổ Bằng Một Số Phương Pháp Vật Lý Kết
Hợp Vận Động Trị Liệu. Luận văn Thạc sĩ y học Trường Đại học Y Hà
Nội; 2008:71.
30. Nakajima M, Inoue M, Itoi M, Kitakoji H. In: Clinical Effect of
Acupuncture on Cervical Spondylotic Radiculopathy: Results of a Case
Series. Vol 31. Acupunct Med. ; 2013:364-367. doi:10.1136/acupmed-
2013-010317
31. Phạm Ngọc Hà. In: Đánh Giá Tác Dụng Của Bài Thuốc “Quyên Tý
Thang” và Điện Châm Kết Hợp Kéo Giãn Cột Sống Trong Điều Trị Hội
Chứng Cổ Vai Cánh Tay Do Thoái Hóa Cột Sống. Luận văn Thạc sĩ y
học Trường Đại học Y Hà Nội; 2018:35-55.

65
32. Zhang S., Wang X., Yan C.-Q. và cộng sự. Different mechanisms of
contralateral- or ipsilateral-acupuncture to modulate the brain activity in
patients with unilateral chronic shoulder pain: a pilot fMRI study. J Pain
Res. 2018;11:505-514.
33. Gu C-L, Yan Y, Zhang D, Li P. In: An Evaluation of the Effectiveness of
Acupuncture with Seven Acupoint-Penetrating Needles on Cervical
Spondylosis. Vol 12. J Pain Res; 2019:1441-1445.
34. Trịnh Thị Hương Giang. In: Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Hội Chứng Cổ
Vai Cánh Tay Do Thoái Hóa Cột Sống Cổ Bằng Điện Châm, Xoa Bóp
Bấm Huyệt Kết Hợp Thủy Châm Núcleo C.M.P. Luận văn Thạc sĩ y học
Trường Đại học Y Hà Nội; 2019:69.
35. Mầu Tiến Dũng. In: Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Của Điện Châm Kết
Hợp Tác Động Cột Sống Trên Bệnh Nhân Đau Vai Gáy Do Thoái Hoá
Cột Sống Cổ. Luận văn Thạc sĩ y học Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.
36. Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Yến. Đánh giá hiệu quả điều trị Hội chứng
cổ vai tay do thoái hoá đốt sống cổ bằng phương pháp điện châm kết hợp
xoa bóp bấm huyệt. Tạp chí Y học Việt Nam. July 20, 2021:102-105.
37. Sandqvist G, Åkesson A, Eklund M. Evaluation of paraffin bath
treatment in patients with systemic sclerosis. Disability and
Rehabilitation. 2004;26(16):981-987.
38. Dilek B, Gözüm M, Şahin E, et al. Efficacy of Paraffin Bath Therapy in
Hand Osteoarthritis: A Single-Blinded Randomized Controlled Trial.
Archives of Physical Medicine and Rehabilitation. 2013;94(4):642-649.
doi:10.1016/j.apmr.2012.11.024
39. Sibtain F, Khan A, Shakil-ur-Rehman S. Efficacy of Paraffin Wax Bath
with and without Joint Mobilization Techniques in Rehabilitation of post-
Traumatic stiff hand. Pak J Med Sci. 2013;29(2):647-650.

66
40. Wang J, Yu P, Zeng M, Gu X, Liu Y, Xiao M. Reduction in spasticity in
stroke patient with paraffin therapy. Neurol Res. 2017;39(1):36-44.
doi:10.1080/01616412.2016.1248169
41. Đinh Đăng Tuệ, Đỗ Thị Thanh Hiền. Hiệu quả giảm đau của điện châm
kết hợp đắp parafin trên bệnh nhân thoái hoá khớp gối. tạp chí nghiên
cứu y học. 2018;110 (1):73-78.
42. Li YP, Feng YN, Liu CL, Zhang ZJ. Paraffin therapy induces a decrease
in the passive stiffness of gastrocnemius muscle belly and Achilles
tendon: A randomized controlled trial. Medicine (Baltimore).
2020;99(12): e19519. doi:10.1097/MD.0000000000019519
43. Nguyễn Minh Thư. In: Nghiên Cứu Tác Dụng Của Điện Châm Kết Hợp
Đắp Parafin Trên Bệnh Nhân Đau Thắt Lưng Do Thoái Hóa Cột Sống.
Luận văn Thạc sĩ y học Trường Đại học Y Hà Nội; 2020:75-82.
44. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội. In: Bài Giảng Y Học
Cổ Truyền Tập 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2005:160-168.
45. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội. In: Bài Giảng Y Học
Cổ Truyền Tập 1 (Dùng Cho Học Viên Chuyên Khoa Định Hướng Y Học
Cổ Truyền). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2016:134-137, 262-267.
46. TS. BS. Cầm Bá Thức, PGS. TS Phạm Văn Minh. In: Điện trị liệu lâm
sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2020:146-149.
47. Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Trần Văn Chương và cộng sự.
In: Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng (Sách Chuyên Khảo Dùng Cho
Cán Bộ Ngành Phục Hồi Chức Năng). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội;
2010:337-338.
48. Bộ y tế. In: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức
năng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2014:27-28.
49. Nguyễn Xuân Nghiên. In: Phục Hồi Chức Năng. Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội; 2018:19-21.
67
50. Bộ y tế. In: Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền, Quy trình 46 (Điện châm
điều trị hội chứng vai gáy). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2008:98-100.
51. Học viện Quân y - Bộ môn Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. In: Vật
Lý Trị Liệu và Phục Hồi Chức Năng - Giáo Trình Giảng Dạy Đại Học và
Sau Đại Học. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội; 2006:81.
52. Vernon H, Mior S. The Neck Disability Index: a study of reliability and
validity. J Manipulative Physiol Ther. 1991;14(7):409-415.
53. Phạm Mỹ Linh. In: Khảo Sát Tình Hình Bệnh Nhân Thoái Hoá Đốt Sống
Cổ Tại Khoa Nội IV Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Bộ Công An. luận văn
Bác sĩ Y học cổ truyền; 2021:26.
54. Lâm Ngọc Xuyên. In: Đánh Giá Tác Dụng Điều Trị Thoát vị Đĩa Đệm
Cột Sống Cổ Bằng Phương Pháp Xoa Bóp Bấm Huyệt Kết Hợp Vớt Từ
Nhiệt và Kéo Giãn Cột Sống. Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam;
2017:46-67.
55. Trần Thanh Phương. In: Đánh Giá Tác Dụng Của Cát Căn Thang, Điện
Châm và Vận Động Không Xung Lực Điều Trị Hội Chứng Cổ Vai Cánh
Tay Do Thoái Hóa Cột Sống Cổ. Luận văn Thạc sĩ y học Trường Đại học
Y Hà Nội; 2020:39-48.
56. PGS. TS Nguyễn Nhược Kim. In: Lý luận y học cổ truyền (dùng cho đào
tạo bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền). Nhà xuất bản giáo dục; 2017:48.
57. Nguyễn Hoài Linh. In: Đánh Giá Tác Dụng Điều Trị Của Bài “Quyên Tý
Thang” Kết Hợp Liệu Pháp Kinh Cân Trên Bệnh Nhân Đau Vai Gáy Do
THCSC. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội;
2016:35-54.
58. Nguyễn Thị Kim Ngân. In: Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Điện Xung
Kết Hợp Quyên Tý Thang và Xoa Bóp Bấm Huyệt Trong Điều Trị Đau
Vai Gáy Do Thoái Hóa Cột Sống Cổ. Luận văn Thạc sĩ y học Trường Đại
học Y Hà Nội; 2017:50-66.
68
59. Trịnh Thị Lụa. In: Nghiên Cứu Tính an Toàn và Tác Dụng Của Viên
Nang Cứng TD0019 Trong Điều Trị Hội Chứng Cổ Vai Cánh Tay Do
Thoát vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ. Tiến sĩ y học Trường Đại học Y Hà Nội;
2021:91-135.
60. Minanta Sharmin. In: Characteristics of Neck Pain among Cervical
Spondylosis Patients Attended at CRP. Bangladesh Health professions
Institute; 2012.
61. Đặng Trúc Quỳnh. In: Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Cát căn thang”
điều trị bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Luận văn tốt
nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội; 2014.
62. Nguyễn Tuyết Trang. In: Đánh Giá Tác Dụng Điều Trị Đau Vai Gáy Do
Thoái Hoá Cột Sống Cổ (Thể Phong Hàn Thấp Tý) Bằng Phương Pháp
Cấy Chỉ Catgut Vào Huyệt. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường
Đại học Y Hà Nội; 2016:31-50.
63. Mai Trung Dũng. In: Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Kết Hợp Tập Con Lăn
Doctor100 Trên Bệnh Nhân Hội Chứng Cổ Vai Cánh Tay Do Thoái Hóa
Cột Sống Cổ. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà
Nội; 2014:94.
64. Phạm Nhật Minh. In: Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Điện Châm Kết
Hợp Với Phương Pháp Vận Động Không Xung Lực Trên Bệnh Nhân Đau
Vai Gáy Do Thoái Hóa Cột Sống Cổ. Luận văn Thạc sĩ y học Trường Đại
học Y Hà Nội; 2018.
65. Rao RD, Currier BL, Albert TJ, et al. Degenerative cervical spondylosis:
clinical syndromes, pathogenesis, and management. J Bone Joint Surg
Am. 2007;89(6):1360-1378. doi:10.2106/00004623-200706000-00026
66. Bộ môn sinh lý. In: Sinh lý đau. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2008:112-127.
67. Nguyễn Văn Huy. In: Giải Phẫu Người. Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội; :388-401.
69
68. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Thu Hà. Tác
dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống cổ của điện châm kết
hợp bài tập cột sống cổ trên bệnh nhân đau vai gáy do thoaí hoá cột sống
cổ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2018:87-91.
69. Nguyễn Đức Minh. Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện
châm kết hợp Đai hộp Ngải cứu Việt trong điều trị đau vai gáy thể phong
hàn. Tạp chí y dược lâm sàng 108. 2018;13:51-57.
70. Leaver A.M., Maher C.G., Herbert R.D. và cộng sự. A randomized
controlled trial comparing manipulation with mobilization for recent
onset neck pain. Arch Phys Med Rehabil. 2010;91(9):1313-1318.
71. Nguyễn Vĩnh Quốc, Nguyễn Đức Minh. Tác dụng điều trị thoái hoá cột
sống cổ bằng điện châm kết hợp thuốc hoàn chỉ thống. Tạp chí Y học Việt
Nam. 2018:104-109.
72. Nakajima M, Inoue M, Itoi M, Kitakoji H. Clinical effect of acupuncture
on cervical spondylotic radiculopathy: results of a case series. Acupunct
Med. 2013;31(4):364-367. doi:10.1136/acupmed-2013-010317
73. Langevin HM, Yandow JA. Relationship of acupuncture points and
meridians to connective tissue planes. The Anatomical Record.
2002;269(6):257-265. doi:10.1002/ar.10185
74. de la Torre J, Marin J, Ilarri S, Marin JJ. Applying Machine Learning for
Healthcare: A Case Study on Cervical Pain Assessment with Motion
Capture. Applied Sciences. 2020;10(17):5942. doi:10.3390/app10175942

70
PHỤ LỤC 1

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

Nhóm …. Mã số BA:...............

I. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên bệnh nhân:..................................Tuổi....Giới:............................
2. Địa chỉ:........................................................................................................
3. Điện thoại liên hệ:.......................................................................................
4. Nghề nghiệp: Lao động chân tay ; Lao động trí óc 
5. Ngày vào viện:....................................6. Ngày ra viện:..............................
II. HỎI BỆNH
1. Lý do vào viện:...........................................................................................
2. Quá trình bệnh lý:
Thời gian mắc bệnh: < 1 tháng ; 1- < 3 tháng ; > 3 tháng 
3. Tiền sử.
- Bản thân: Đau cổ vai:
- Các bệnh khác:
Tăng huyết áp  Rối loạn chuyển hoá 
Bệnh lý cơ xương khớp  Bệnh lý dạ dày tá tràng 
Bệnh khác 
III. KHÁM BỆNH.
1. Y học hiện đại
- Các chỉ số sinh lý:
Thời điểm
D0 D7 D15
Chỉ số
Mạch
Huyết áp Tâm thu
Tâm trương

71
- Đánh giá một số chỉ số lâm sàng
Mức độ đau: Không đau  Đau nhẹ  Đau vừa  Đau nặng 
Hoàn cảnh xuất hiện đau: Đột ngột sau sang chấn Từ từ tăng
 dần 
Đau có lan hay không: Có  Không 
Vị trí đau: Đau tại cột  Đau lan lên  Đau lan 
sống cổ vùng chẩm xuống cánh
tay

Đau tăng khi: Nghỉ ngơi  Ho, hắt hơi  Ban ngày  Ban đêm 
Thay đổi thời tiết  Chu kỳ kinh nguyệt 
Điều trị đau: Chưa  Đã uống thuốc giảm đau  Khác 
Triệu chứng kèm theo: Cảm giác tê bì, kiến bò  Đau sưng khớp 
Yếu chi trên  Mệt mỏi  Sút cân  Sốt 
Các bệnh khác kèm theo:

Tăng huyết áp  Rối loạn chuyển hoá 


Bệnh lý cơ xương khớp  Bệnh lý dạ dày tá tràng 
Khám hội chứng cột sống
D0 D7 D15
- Điểm đau cột sống   
- Điểm đau cạnh sống   
- Cong vẹo cột sống   
- Co cứng cơ, tăng trương lực cơ cạnh  
sống 
- Hạn chế vận động cột sống cổ   
Gập D0 D7 D15
Duỗi D0 D7 D15
Nghiêng trái D0 D7 D15

72
Nghiêng phải D0 D7 D15
Xoay trái D0 D7 D15
Xoay phải D0 D7 D15

Các nghiệm pháp phát hiện tổn thương rễ và dây thần kinh:

D0 D7 D15
- Dấu hiệu “bấm chuông”   
- Nghiệm pháp Spurling   
- Nghiệm pháp dạng vai   
- Nghiệm pháp kéo giãn cổ   
Các hội chứng khác:………………………………………………………………
- Đánh giá chỉ số cận lâm sàng:
X-quang cột sống cổ: Bình thường  Hẹp khe khớp 
Mất đường cong sinh lý  Gai xương 
2. Y học cổ truyền:
Thần: Tỉnh  Chậm 
Sắc: Nhuận  Không nhuận 
Thể trạng: Gầy  Béo  Cân đối 
Cử động tay, chân: Linh hoạt  Hạn chế 
Dáng đi, tư thế: Nhanh nhẹn  Chậm chạp  Lệch, nghiêng 
Chất lưỡi: Đỏ  Hồng  Bệu 
Rêu lưỡi: Trắng  Mỏng  Vàng  Dày 
Đầu thân: Đau đầu  Chóng mặt  Bình thường  Khác 
Ăn uống: Thích ấm  Thích mát  Bình thường 
Ngủ: Sâu  Khó ngủ  Dễ tỉnh  Mê man 

73
Tiểu tiện: Trắng  Trong  Vàng  Đỏ 
Đại tiện: Táo  Lỏng  Bình thường 
Chân tay: Ấm  Lạnh 
Mạch: Mạch phù  Mạch trầm  Mạch nhu 
Mạch sáp  Mạch nhược  Mạch hoãn 
Mạch tế  Mạch khác
3. Theo dõi tác dụng không mong muốn:
Triệu chứng Ngày Mức độ Cách xử lý
Tụ máu tại chỗ
Nhiễm trùng
Chóng mặt
Đau đầu
Buồn nôn
Nôn
Bỏng
Kích ứng da
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm
trương
Mạch
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
4.1. Mức độ đau
Thời điểm
D0 D7 D15
Mức độ đau
VAS = 0
VAS ≤ 2
2 < VAS ≤ 4
4 < VAS ≤ 6

74
6 < VAS ≤ 7

4.2 Tầm vận động cột sống cổ

Chỉ số Đánh giá D0 D7 D15


Không hạn chế
Tầm vận
Hạn chế mức độ nhẹ
động cột
Hạn chế mức độ trung bình
sống cổ
Hạn chế mức độ nặng

4.3. Hội chứng cột sống cổ

Chỉ số Đánh giá D0 D7 D15


(+)
Hội chứng cột sống cổ
(-)

4.4. Hội chứng rễ

Chỉ số Đánh giá D0 D7 D15


Hội chứng (+)
rễ (-)

4.5. Đánh giá sự thay đổi chức năng sinh hoạt hàng ngày (NDI)

Thời điểm
D0 D7 D15
Câu hỏi
0–4
5 – 14
NDI 15 – 24
25 – 34
35 - 50

- Số ngày điều trị:

Hà Nội, ngày....... tháng....... năm 2020

75
Bác sĩ điều trị

76
PHỤ LỤC 2

CÁC HUYỆT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU11,50


1. Phong trì (XI-20)
- Vị trí: từ giữa xương chẩm (C1) đo ngang ra sau 2 thốn, huyệt ở chỗ
trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm.
- Chữa: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau vai gáy, làm hạ huyết áp,
viêm màng tiếp hợp, sốt cao, cảm cúm.
- Châm cứu: 0,5-0,8 thốn, hướng mũi kim về phía nhãn cầu bên đối
diện; cứu điếu ngải 3-7 phút.11,50
2. Đại chùy (XIII-14)
- Vị trí: giữa C7-D1 khoảng ngang vai.
- Chữa: sốt cao (sốt nóng, sốt rét), cảm cúm, cổ gáy cứng, điên dại.
- Châm cứu: châm thẳng 0,5 thốn, cứu điếu ngải 5-15 phút, cứu mồi ngải
5-15 mồi.
- Chú thích: Đại chùy là huyệt giao hội với các đường kinh dương ở
chân và tay (dương minh vị, dương minh đại trường, thái dương bàng quang,
thái dương tiểu trường, thiếu dương đởm, thiếu dương tam tiêu).11,50
3. Đại trữ (VII-11)
- Vị trí: từ giữa khe D1-D2 đo ngang ra 1,5 thốn.
- Chữa: đau vai gáy, ho, sốt, nhức đầu,.
- Châm cứu: châm 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 3-6 phút.11,50

4. Thiên trụ (VII-10)


- Vị trí: cách huyệt Á môn (XIII-15) C1-C2 1 thốn 3 phân, ở trong chân
tóc sau gáy phía ngoài cơ thang.
- Chữa: đau đầu, vẹo cổ gáy, tắc mũi, vai lưng đau.
- Châm: thẳng 0,5 thốn.11,50

77
5. Kiên tỉnh (XI-21)
- Vị trí: ở trên vai, nằm giữa đường nối từ Đại chùy (XIII-14) đến đỉnh
vai (Kiên ngung).
- Chữa: đau vai, gáy, cánh tay liệt, tê không nhấc lên được; khó đẻ,
viêm tuyến vú.
- Châm cứu: thẳng 0,5 thốn, cứu điếu ngải 3-7 phút.11,50
6. Kiên ngung (II-15)
- Vị trí: ở giữa mỏm cùng vai và mấu chuyển lớn xương cánh tay, ngay
chính giữa phần trên cơ delta.
- Chữa: đau cánh tay, vai, khớp vai, liệt ½ người
- Châm cứu: châm thẳng 0,5 đến 1 thốn, cứu điếu ngải 3-7 phút.11,50
7. Khúc trì (II-11) huyệt hợp (ngũ du huyệt)
- Vị trí: tận cùng ngoài nếp gấp khuỷu tay, giữa khối cơ trên lồi cầu.
- Chữa: đau họng, sốt cao, cảm cúm, đau quanh khớp khuỷu, liệt chi
trên, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lao hạch, đau bụng, ỉa chảy, lỵ…
- Châm cứu: 0,8-1,5 thốn; cứu điếu ngải 3-7 phút.
- Ghi chú: huyệt hợp dưới của kinh đại trường với kinh dương minh vị
là Thượng cự hư (III-37).11,50
8. Hợp cốc (II-4) (huyệt nguyên)
- Vị trí: khe xương đốt ngón tay 2 và 3, huyệt ở trên cơ liên đốt mu tay
1, phía dưới trong xương đốt bàn tay 2. Để đốt 2 ngón cái của bàn tay này lên
kẽ ngón cái và ngón trỏ (hố khẩu) của bàn tay bên kia (của bệnh nhân) đầu
ngón cái tới đâu là huyệt ở đó.
- Chữa: đau mu bàn tay, ngón trỏ, đau vai cánh tay, nhức đầu, liệt dây
thần kinh VII, đau dây thần kinh V, ù tai, điếc tai cơ năng, chảy máu cam,
viêm mũi dị ứng, ho, hen, đau răng, viêm miệng, viêm tuyến nước bọt mang

78
tai, sốt cao không ra mồ hôi, trẻ con co giật, đau bụng, táo bón, kiết lỵ, cảm
cúm, viêm màng tiếp hợp…
- Châm cứu: châm thẳng kim 0,5-0,8 thốn. Cứu điếu ngải 3-7 phút.
Chú ý: phụ nữ có thai không châm huyệt này. Bệnh nhân ở tư thế ngồi
kích thích mạnh huyệt này có thể gây choáng (say kim, vựng châm).11,50
9. Liệt khuyết (I-7) lạc huyệt của kinh phế, nối với kinh đại trường
- Vị trí: từ huyệt Thái uyên đo lên 1,5 thốn, huyệt ở phía ngoài xương
quay hay từ mỏm trâm quay đo lên 1 khoát ngón tay trỏ.
- Chữa: đau khớp cổ tay, đau thần kinh quay, liệt chi trên, liệt nửa
người, đau cổ vai, đau nửa đầu cùng bên, liệt mặt, ho, suyễn, đau răng, chảy
máu cam.
- Châm: 0,5 – 1 thốn; cứu ngải 5 – 10 phút.11,50
10. Giáp tích C4-C7
- Vị trí: ở hai bên cột sống, cách đường giữa khoảng 0,5 thốn về phía
ngoài, từ đốt sống C4 đến đốt sống C7.
- Chữa: đau tại chỗ vùng cổ vai.
- Châm cứu: châm chếch, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 10-15 phút.11,50
11. Huyền chung (XL-39) huyệt hội của tuỷ trong bát hội huyệt.
- Vị trí: bờ lồi mắt cá ngoài đo lên 3 thốn trên đường từ huyệt Dương
lăng tuyền đến mắt cá ngoài, huyệt ở ngay lõm bờ sau xương mác, giữa hai cơ
mác bên dài và mác bên ngắn.
- Chữa: liệt nửa người, chứng cổ gáy (vẹo cổ), đau thần kinh hông, đau
thần kinh liên sườn, đau nửa đầu, liệt chi dưới, đau khớp gối, tê bì.
Châm thẳng 0,4 – 0,5 thốn; cứu điếu ngải 3 – 5 phút.11,50

79
PHỤ LỤC 3
THƯỚC ĐO VAS

Hình PL 1. Thước đo độ đau VAS (Visual Anolog Scales)


Thước đo VAS là một thước đo 2 mặt:
- Mặt phía thầy thuốc có vạch chia điểm từ 0 đến 10, mặt phía bệnh nhân
có 5 khuôn mặt biểu thị mức độ đau và được quy thành 4 mức: 0 điểm: không
đau, 1-3 điểm: đau nhẹ, 4-6 điểm: đau vừa, 7-10 điểm: đau nặng. Bệnh nhân
nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, được giải thích cách đánh giá đau bằng thước VAS, để
thước ở vạch số 0 và tự kéo thước để tự đánh giá mức độ đau của mình.

Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS như sau:
0 - Không đau
1 - Đau rất nhẹ, hầu như không cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng
thấy đau nhẹ.
2 - Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh.
3 - Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong công việc, có thể
thích ứng với nó.
4 - Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc.
5 - Đau nhiều hơn, bệnh nhân không thể quên đau sau nhiều phút, bệnh
nhân vẫn có thể làm việc.

80
6 - Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày,
khó tập trung.
7 - Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh
hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ảnh hưởng đến giấc ngủ.
8 - Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nỗ lực rất nhiều.
9 - Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ không kiểm soát được.
10 - Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng.

81
PHỤ LỤC 4
BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG
SINH HOẠT HÀNG NGÀY DO ĐAU CỔ
(THE NECK DISABILITY INDEX - NDI)52

Phần Nội dung D0 D7 D15


A Hiện tại tôi không đau.
Phần 1:
B Hiện tại đau rất nhẹ.
CƯỜN
C Hiện tại đau vừa phải.
G ĐỘ
D Hiện tại đau khá nặng.
ĐAU
E Hiện tại đau rất nặng.
F Hiện tại đau không thể tưởng tượng được.
A Tôi có thể tự chăm sóc bản thân mà không gây
đau thêm.
Phần 2: B Tôi chăm sóc bản thân bình thường, nhưng gây
SINH đau thêm.
HOẠT
C Tôi bị đau khi chăm sóc bản thân, phải làm

chậm và cẩn thận.
NHÂN
D Tôi cần sự giúp đỡ, nhưng tự làm được hầu hết
(Tắm,
việc chăm sóc bản thân.
Mặc
E Tôi cần giúp đỡ trong hầu hết việc chăm sóc
quần
mình.
áo,…)
F Tôi không tự mặc quần áo được, phải ở trên
giường.

82
Phần Nội dung D0 D7 D15
A Tôi có thể nâng vật nặng mà không bị đau
thêm.
B Tôi có thể nâng vật nặng, nhưng bị đau thêm.
C Đau làm tôi không nâng được vật nặng từ dưới
Phần 3:
sàn nhà lên, nhưng có thể nâng nếu vật ở vị trí
NÂNG
thuận lợi (ví dụ: trên bàn…).
ĐỒ
D Đau làm tôi không nâng được vật nặng, nhưng
VẬT
tôi có thể nâng vật nhẹ và vừa nếu vật ở vị trí
thuận lợi.
E Tôi có thể nâng vật rất nhẹ.
F Tôi không nâng hay mang vác được bất cứ vật
gì.
A Tôi có thể đọc lâu bao lâu mình muốn mà
không bị đau cổ.
B Tôi có thể đọc bao lâu mình muốn nhưng đau
Phần 4: nhẹ ở cổ.
ĐỌC C Tôi có thể đọc bao lâu mình muốn nhưng đau
(Sách, vừa phải ở cổ.
báo,…) D Tôi không thể đọc bao lâu mình muốn vì đau
vừa phải ở cổ.
E Tôi không thể đọc bao lâu mình muốn vì đau
nặng ở cổ.
F Tôi không thể đọc được bất cứ thứ gì.

83
Phần Nội dung D0 D7 D15
A. Tôi không bị đau đầu.
B. Tôi bị đau đầu nhẹ nhưng không thường xuyên.
Phần 5:
C. Tôi bị đau đầu vừa phải nhưng không thường
ĐAU
xuyên.
ĐẦU
D. Tôi bị đau đầu vừa phải nhưng thường xuyên.
E. Tôi bị đau đầu nặng thường xuyên.
F. Hầu như lúc nào tôi cũng bị đau đầu.
A. Tôi có thể dễ dàng tập trung chú ý hoàn toàn
khi muốn.
Phần 6:
B. Tôi thấy hơi khó khăn để tập trung chú ý hoàn
KHẢ
toàn khi muốn.
NĂNG
C. Tôi thấy khá khó khăn để tập trung chú ý khi
TẬP
muốn.
TRUNG
D. Tôi rất khó khăn để tập trung chú ý khi muốn.
CHÚ Ý
E. Tôi thấy cực kỳ khó khăn để tập trung chú ý
khi muốn.
F. Tôi không thể tập trung chú ý được.
Phần 7: A. Tôi có thể làm nhiều công việc như tôi mong
LÀM muốn.
VIỆC B. Tôi chỉ có thể làm được những công việc
thường lệ của mình.
C. Tôi chỉ có thể làm được hầu hết những công
việc thường lệ của mình.
D. Tôi không thể làm được công việc thường lệ

84
Phần Nội dung D0 D7 D15
của mình.
E. Tôi hầu như không làm được việc gì.
F. Tôi không thể làm được việc gì.

A. Tôi có thể lái xe mà không bị đau.


B. Tôi có thể lái xe bao lâu mà mình muốn nhưng
đau cổ nhẹ.
Phần 8: C. Tôi có thể lái xe bao lâu mà mình muốn nhưng
LÁI XE đau cổ vừa phải.

D. Tôi không thể lái xe bao lâu như mình muốn vì


đau cổ vừa phải.
E. Tôi hầu như không lái xe được vì đau cổ nặng.
F. Tôi không thể lái được xe.

A. Tôi không có vấn đề gì bất thường về ngủ.


B. Giấc ngủ của tôi bị rối loạn ít (ít hơn 1 tiếng
mất ngủ).
C. Giấc ngủ của tôi bị rối loạn nhẹ (1-2 tiếng mất
Phần 9: ngủ).
NGỦ D. Giấc ngủ của tôi bị rối loạn vừa phải (2-3 tiếng
mất ngủ).
E. Giấc ngủ của tôi bị rối loạn nặng (3-5 tiếng mất
ngủ).
F. Giấc ngủ của tôi bị rối loạn hoàn toàn (5-7
tiếng mất ngủ).
Phần A. Tôi có thể tham gia tất cả các hoạt động giải trí

85
Phần Nội dung D0 D7 D15

mà không bị đau cổ.


B. Tôi có thể tham gia tất cả các hoạt động giải trí
nhưng hơi đau cổ.
10:
C. Tôi có thể tham gia hầu hết, nhưng không phải
HOẠT
tất cả các hoạt động giải trí vì đau cổ.
ĐỘNG
D. Tôi chỉ có thể tham gia 1 số các hoạt động giải
GIẢI
trí vì đau cổ.
TRÍ
E. Tôi hầu như không tham gia các hoạt động giải
trí vì đau cổ.
F. Tôi không thể tham gia được bất kỳ hoạt động
giải trí nào.

Trong đó:

A: 0 điểm D: 3 điểm
B: 1 điểm E: 4 điểm
C: 2 điểm F: 5 điểm

86
PHỤ LỤC 5
CÁCH ĐO TẦM VẬN ĐỘNG CỘT SỐNG CỔ

Hình PL 2. Thước đo tầm vận động cột sống cổ

Hình PL 3. Tầm vận động cột sống cổ bình thường.74


87
Đo độ gấp duỗi: người đo đứng phía bên bệnh nhân, hai cành của
thước đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay
ngồi), bệnh nhân cúi ngửa cổ lần lượt, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di
động theo hướng đi của đỉnh đầu. Bình thường gấp có thể đạt đến cằm chạm
vào ngực, duỗi đến mức ngang ụ chẩm.

Đo độ nghiêng bên: người đo đứng ở phía sau bệnh nhân, gốc thước
đặt ở mỏm gai C7, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di
động trùng với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định
nằm ngang và cành di động đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc C 7 đến
đỉnh đầu bệnh nhân.

Đo cử động xoay: người đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm
của đường nối đỉnh của vành tai hai bên cắt đường giữa thân. Hai cành của
thước chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Bệnh nhân xoay
đầu lần lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi
trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ.

88

You might also like