You are on page 1of 64

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I

CÁC HỆ THỐNG DỰA TRÊN TRI THỨC


Đề tài: Xây dựng hệ thống chatbot
tư vấn khám chữa bệnh tâm thần

Nhóm 5
Bùi Cảnh Nhuận B19DCCN488
Đỗ Ngọc Cường B19DCCN079
Thân Tuấn Bảo B19DCCN061

Hà Nội 2022

1
MỤC LỤC
A. Các kiến thức chuyên môn liên quan đến hệ thống...................................................................5
I. Các khái niệm cơ bản và nguyên nhân mắc bệnh..................................................................5
1. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................................5
2. Nguyên nhân......................................................................................................................5
II. Theo dõi và đánh giá bệnh nhân tâm thần..............................................................................6
1. Lịch sử tâm thần................................................................................................................. 6
2. Lịch sử tâm thần................................................................................................................. 7
3. Phân tích, tổng hợp, chẩn đoán...........................................................................................9
4. Hướng điều trị.................................................................................................................. 10
III. Tổng quan về hệ thống Case-base reasoning (CBR)........................................................10
IV. Các bệnh tâm thần, các rối loạn có trong hệ thống...........................................................10
1. Rối loạn cảm giác - tri giác...............................................................................................10
2. Ảo tưởng..........................................................................................................................11
3. Ảo giác............................................................................................................................. 11
4. Rối loạn tư duy................................................................................................................. 12
5. Rối loạn trí nhớ................................................................................................................. 14
6. Rối loạn cảm xúc..............................................................................................................15
7. Rối loạn hành vi tách phong.............................................................................................15
8. Rối loạn chú ý..................................................................................................................16
9. Bệnh loạn tâm thần...........................................................................................................16
10. Rối loạn cảm xúc..........................................................................................................17
11. Tổn thương đồi thị - Rối loạn hoặc mất tất cả các loại cảm giác...................................17
12. Bệnh mê sảng................................................................................................................ 17
13. Tâm thần phân liệt........................................................................................................18
14. Loạn thần nhiễm độc.....................................................................................................18
15. Động kinh tâm thần.......................................................................................................18
16. Hoang tưởng nghi bệnh.................................................................................................19
17. Bệnh trí tuệ sa xút.........................................................................................................19
18. Bệnh động kinh.............................................................................................................19
19. Rối loạn nhân cách........................................................................................................20
20. Hội chứng căng trương lực............................................................................................20
2
21. Hội chứng lũ lẫn............................................................................................................ 20
22. Bệnh suy nhược tâm thần..............................................................................................21
B. Trình bày về dữ liệu lưu trữ tri thức được sử dụng trong hệ thống..........................................21
I. Các rối loạn lưu trữ trong hệ thống......................................................................................21
II. Chi tiết về các rối loạn.........................................................................................................22
III. Dữ liệu bệnh lưu trữ trong hệ thống.................................................................................32
IV. Bệnh và rối loạn...............................................................................................................34
V. Kịch bản người khám..........................................................................................................36
VI. Kịch bản bot..................................................................................................................... 39
VII. Bộ tiền sử bệnh.................................................................................................................42
VIII. Tiền sử bệnh.....................................................................................................................42
IX. Câu trả lời......................................................................................................................... 43
X. Tiền sử bệnh và câu trả lời...................................................................................................43
C. Các case có trong hệ thống theo từng bệnh.............................................................................45
I. Bệnh loạn tâm thần (5 case).................................................................................................45
II. Rối loạn cảm xúc (14 case)..................................................................................................45
III. Tổn thương đồi thị - Rối loạn hoặc mất tất cả các loại cảm giác (1 case).........................46
IV. Bệnh mê sảng (1 case)......................................................................................................46
V. Tâm thần phân liệt (29 case)................................................................................................46
VI. Loạn thần nhiễm độc (4 case)...........................................................................................47
VII. Động kinh tâm thần (1 case).............................................................................................47
VIII. Hoang tưởng nghi bệnh (1 case).......................................................................................47
IX. Bệnh trí tuệ sa xút (4 case)...............................................................................................47
X. Bệnh động kinh (3 case)......................................................................................................48
XI. Rối loạn nhân cách (1 case)..............................................................................................48
XII. Hội chứng căng trương lực (3 case)..................................................................................48
XIII. Hội chứng lú lẫn (1 case)..................................................................................................48
XIV. Bệnh suy nhược tâm thần (1 case)....................................................................................48
D. Trình bày các kịch bản vận hành hệ thống, dữ liệu đầu vào, dữ liệu đầu ra, thuật toán được sử
dụng trong hệ thống.......................................................................................................................48
I. Kịch bản vận hành hệ thống................................................................................................48
1. Kịch bản 1........................................................................................................................ 48
3
2. Kịch bản 2........................................................................................................................ 49
II. Dữ liệu đầu vào.................................................................................................................... 49
III. Dữ liệu đầu ra................................................................................................................... 49
IV. Thuật toán sử dụng trong hệ thống...................................................................................50
E. Phát triển ứng dụng.................................................................................................................50
I. Người nhà bệnh nhân...........................................................................................................50
1. Đăng ký tài khoản............................................................................................................50
2. Đăng nhập........................................................................................................................51
3. Trả lời câu hỏi..................................................................................................................52
4. Kịch bản 2:....................................................................................................................... 53
5. Xem thông tin cá nhân......................................................................................................56
II. Nhân viên............................................................................................................................57
1. Xem thống kê tin nhắn.....................................................................................................57
2. Xem chi tiết tin nhắn một người.......................................................................................57
III. Người góp ý.....................................................................................................................58
1. Xem các góp ý mà người dùng đã thêm...........................................................................58
2. Thêm góp ý......................................................................................................................59
IV. Quản lý............................................................................................................................. 59
1. Xem thống kế người bệnh................................................................................................59
2. Xem bộ tiền sử.................................................................................................................60
3. Xem tiền xử bệnh.............................................................................................................60
4. Xem câu trả lời................................................................................................................. 62
5. Xem trả lời câu hỏi...........................................................................................................63
Tài liệu tham khảo:........................................................................................................................64
Tài liệu tham khảo chính:...........................................................................................................64
Tài liệu đọc tham khảo thêm:.....................................................................................................64

4
A. Các kiến thức chuyên môn liên quan đến hệ thống
I. Các khái niệm cơ bản và nguyên nhân mắc bệnh
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Bản chất hoạt động tâm thần
Hoạt động tâm thần là một hoạt động tổng hợp rất nhiều chức năng khác nhau cùa
hệ thần kinh, não bộ, đó là các chức năng phản ánh thực tại khách quan hết sức tinh vi
và phức tạp.
 Bản chất hoạt động tâm thần là một quá trình hoạt động của não, đó là quá trình phản
ánh thực tại khách quan các sự vật, hiện tượng vào trong chủ quan của mỗi người,
thông qua bộ não là tổ chức cao nhất trong quá trình tiến hoá cùa vật chất. Hoạt động
tâm thần được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hoạt động như tri giác, tư duy, nhận
thức, trí nhớ, cảm xúc...
1.2. Bệnh tâm thần là gì?
Bệnh tâm thần là những bệnh do quá trình hoạt động cùa não bộ bị rối loạn bởi nhiều
nguyên nhân khác nhau gây ra như các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm độc, chấr thương sọ não,
bệnh lí mạch máu não, bệnh lý cơ thể, stress... Những nguyên nhân này đã làm rối loạn quá
trình hoạt động phản ánh thực tại khách quan của nào như các rối loạn tri giác, cảm xúc, tư
duy, hành vi tác phong không phù hợp với hoàn cánh và mòi trường xung quanh. Tuy
nhiên, trong thực tế có những bệnh tâm thần nặng, đó là các bệnh loạn thần, như bệnh tâm
thần phân liệt, thì quá trình phản ánh thực tại khách quan cùa người bệnh bị sai lạc nhiều,
hành vi tác phong, ý nghĩ, cảm xúc cùa người bệnh bị rối loạn nặng. Nhưng cũng có những
bệnh tâm thần nhẹ như các rối loạn tâm căn, rối loạn nhân cách... thì quá trình phán ánh
thực tại khách quan bị rối loạn nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể học tập và công tác được.
1.3. Khái niệm về sức khoẻ tâm thần
Khái niệm sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới: "Sức khoẻ không những là trạng
thải không bệnh, không tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về cơ thể, tâm thần
và xã hội".
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của các bệnh tâm thần vẫn còn là một vấn đề phức tạp, một số bệnh đã biết rõ
căn nguyên song còn một số bệnh căn nguyên vẫn chưa được sáng tỏ, vẫn còn đang được
tiếp tục nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau như các yểu tố gen, miễn dịch, sinh hoá
não... các quan điểm trên phần nào đã có những ánh hương đến thái độ, cách tiếp cận và
các phương pháp điều trị của thầy thuốc tâm thần.
2.1. Yếu tố dễ mắc bệnh
- Các yếu tố về gen: có thể di truyền từ bố, mẹ sang con hoặc do quá trình biến đồi
gen như các bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lường cực.
- Các tổn thương của hệ thần kinh trong thời kỳ phát triển, tổn thưong não trong thời
kỳ chu sinh.
- Các yếu tố tâm lý, xã hội không thuận lợi tác động vào tâm thần ngay trong thời kỳ
thơ ấu hay vị thành niên như mất cha, mẹ, mất nhà, tệ nạn xã hội, lệch lạc cùa cộng
đồng.
2.2. Yếu tố gây bệnh

5
- Các stress về cơ thể là các bệnh cơ thể như chấn thương sọ não, bệnh lý mạch máu
não, các tổn thương thực thể tại não, u não, viêm não, viêm màng não, nhiễm vi rút,
thay đổi tình dục, nhiễm độc rượu, ma tuý, bệnh nghề nghiệp, các bệnh nội tiết, các
rối loạn chuyển hoá.
- Các stress về tâm thần: mất người thân, mất bố mẹ, con cái mất đột ngột hoặc hư
hỏng, mất bạn bè, làm ăn thua lỗ...
II. Theo dõi và đánh giá bệnh nhân tâm thần
Khám lâm sàng tâm thần bao gồm 2 phần chính. Phần thứ nhất là phần lịch sử bao
gồm bệnh sứ tâm thần, lịch sử phát triển và các vấn đề cá nhân, tiền sử bệnh tâm thần,
tiền sử bệnh cơ thể. tiền sử gia đinh và các vấn đề liên quan. Phần thứ hai là khám, đánh
giá trạng thái tâm thần tại thời điểm tiến hành phỏng vấn.
Trong khám lâm sàng tâm thần, hỏi bệnh là kĩ năng chính. Do vậy kỹ năng giao tiếp
giữa bác sỹ và bệnh nhân là vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của buổi
khám bệnh. Mục đích của hỏi bệnh là để:
(1) Nắm được đầy đủ về lịch sử của bệnh nhân.
(2) Thiết lập được mối quan hệ và hợp tác diều trị.
(3) Tạo dựng được lòng tin và sự trung thực của bệnh nhân.
(4) Đánh giá được tình trạng hiện tại.
(5) Chuẩn đoán được bệnh.
(6 ) Lập được kế hoạch điều trị.
1. Lịch sử tâm thần
Lịch sử tâm thần là toàn bộ câu truyện về cuộc đời bệnh nhân theo trình tự thời gian. Nó
cho phép người bác sỹ tâm thần hiểu bệnh nhân là ai, quá khứ cùa bệnh nhân như thể nào
và tương lai bệnh nhân sẽ ra sao. Lịch sừ tâm thần phải được kể bằng lời kể của bệnh nhân,
theo quan điềm của họ. Có thể các thông tin này cũng được thu thập lừ cha mẹ, họ hàng, vợ
chồng, bạn bè ... của bệnh nhân. I.ưu ý: cần cho phép bệnh nhân tự kể về mình và yêu cầu
họ kể những gì họ cho là quan trọng nhất. Người phỏng vấn cũng đưa ra những câu hỏi phù
hợp để có được các thông tin quan trọng và chi tiết.
1.1. Các thông tin cá nhân
- Thông tin cá nhân bao gồm: họ và tên bệnh nhân, tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng
hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn, địa chi, số diện thoại, nghề nghiệp và nơi làm
việc, bệnh nhân tự đến hay dược ai giới thiệu đến. người cung cấp thông tin là ai, có
quan hệ thế nào đối với bệnh nhân, thông tin nhận được có dáng tin cậy hay không
(nếu bệnh nhân không hợp tác khám bệnh).
1.2. Lý do đến khám bệnh (hay biểu hiện chính)
- Lý do đến khám bệnh phải được ghi theo lời giải thích của bệnh nhân. Ghi lý do
buộc bệnh nhân phải đến viện hoặc đến gặp nhân viên tư vấn. Sử dụng các câu hỏi:
“Tại sao anh phải đến gặp bác sỹ tâm thần?”, " Điều gì buộc anh phải đến bệnh
viện?”, “Cái gì là vấn đề chủ yếu khiến anh cảm thấy khó chịu phải đi khám bệnh?”.
1.3. Bệnh sử hiện tại
- Trong phần này, cần khai thác sự tiến triển của các triệu chứng bệnh lý từ khi có dấu
hiệu khởi phát cho đến hiện tại, mối liên quan đến các sự kiện trong đời sổng, những
xung đột cá nhân, sang chấn tâm lý, các thuốc, chất gây nghiện, những thay đổi

6
chức năng so với trước đây. cần ghi càng sát theo lời kể cùa bệnh nhân càng tốt. cần
hỏi bệnh nhân đã được khám và điều trị ở đâu, bằng các phương pháp gì, kết quả
điều trị ra sao.
1.4. Tiền sử bệnh tâm thần và cơ thể
- Khai thác tiền sử các bệnh tâm thần từ trước bao gồm các rối loạn loạn thần, các rối
loạn tâm thần và hành vi, rối loạn dạng cơ thể và các bệnh tâm căn...
- Về tiền sử mắc các bệnh cơ thể cần khai thác các bệnh lý thần kinh (viêm não, u
não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, động kinh...), các bệnh nội tiết, hệ
thống, các bệnh cơ thể khác.
- Khi khai thác tiền sử bệnh tật, cần chú ý hỏi thời gian mắc bệnh, mức độ nặng nhẹ,
điều trị tại bệnh viện nào hoặc được bác sỹ nào theo dõi điều trị, điều trị bằng các
biện pháp gì, hiệu quả ra sao, tác động của đạt ốm đó đến cuộc sống của bệnh nhân.
Yêu cầu bệnh nhân cho xem các tư liệu liên quan đến bệnh tật trước đây (nếu cỏ).
- Khai thác tiền sử nghiện chất: nghiện rượu, thuốc lá, ma tuý, các thuốc an thần gây
ngủ khác... Không nên đặt câu hỏi:”Anh có nghiện rượu không?” mà nên hỏi: “Anh
uống bao nhiêu rượu một ngày?”, cần hỏi: thời gian nghiện, mức độ sử dụng, tác
động cùa việc sử dụng chất gây nghiên đó đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt và nghề
nghiệp... của bệnh nhân.
1.5. Tiền sử gia đình
- Cần khai thác tiền sử gia đình về bệnh tâm thần, các bệnh cơ thể, các bệnh có tính
chất di truyền (chậm phát triển tâm thần, động kinh, Alzheimer, Parkinson,...). Khai
thác tiền sừ nghiện chất của cha mẹ và những thành viên khác... cần hỏi thêm về
tuổi và nghề nghiệp của cha mẹ. Nếu cha mẹ đã chết cần hỏi chết ở độ tuồi nào,
nguyên nhân chết là gì,... Chú ý cảm nhận cùa bệnh nhân về các thành viên trong gia
đình.
2. Lịch sử tâm thần
Lịch sử tâm thần là toàn bộ câu truyện về cuộc đời bệnh nhân theo trình tự thời gian. Nó
cho phép người bác sỹ tâm thần hiểu bệnh nhân là ai, quá khứ cùa bệnh nhân như thể nào
và tương lai bệnh nhân sẽ ra sao. Lịch sừ tâm thần phải được kể bằng lời kể của bệnh nhân,
theo quan điềm của họ. Có thể các thông tin này cũng được thu thập lừ cha mẹ, họ hàng, vợ
chồng, bạn bè ... của bệnh nhân. I.ưu ý: cần cho phép bệnh nhân tự kể về mình và yêu cầu
họ kể những gì họ cho là quan trọng nhất. Người phỏng vấn cũng đưa ra những câu hỏi phù
hợp để có được các thông tin quan trọng và chi tiết.
2.1. Các thông tin cá nhân
- Thông tin cá nhân bao gồm: họ và tên bệnh nhân, tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng
hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn, địa chi, số diện thoại, nghề nghiệp và nơi làm
việc, bệnh nhân tự đến hay dược ai giới thiệu đến. người cung cấp thông tin là ai, có
quan hệ thế nào đối với bệnh nhân, thông tin nhận được có dáng tin cậy hay không
(nếu bệnh nhân không hợp tác khám bệnh).
2.2. Lý do đến khám bệnh (hay biểu hiện chính)
- Lý do đến khám bệnh phải được ghi theo lời giải thích của bệnh nhân. Ghi lý do
buộc bệnh nhân phải đến viện hoặc đến gặp nhân viên tư vấn. Sử dụng các câu hỏi:

7
“Tại sao anh phải đến gặp bác sỹ tâm thần?”, " Điều gì buộc anh phải đến bệnh
viện?”, “Cái gì là vấn đề chủ yếu khiến anh cảm thấy khó chịu phải đi khám bệnh?”.
2.3. Bệnh sử hiện tại
- Trong phần này, cần khai thác sự tiến triển của các triệu chứng bệnh lý từ khi có dấu
hiệu khởi phát cho đến hiện tại, mối liên quan đến các sự kiện trong đời sổng, những
xung đột cá nhân, sang chấn tâm lý, các thuốc, chất gây nghiện, những thay đổi
chức năng so với trước đây. cần ghi càng sát theo lời kể cùa bệnh nhân càng tốt. cần
hỏi bệnh nhân đã được khám và điều trị ở đâu, bằng các phương pháp gì, kết quả
điều trị ra sao.
2.4. Tiền sử bệnh tâm thần và cơ thể
- Khai thác tiền sử các bệnh tâm thần từ trước bao gồm các rối loạn loạn thần, các rối
loạn tâm thần và hành vi, rối loạn dạng cơ thể và các bệnh tâm căn...
- Về tiền sử mắc các bệnh cơ thể cần khai thác các bệnh lý thần kinh (viêm não, u
não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, động kinh...), các bệnh nội tiết, hệ
thống, các bệnh cơ thể khác.
- Khi khai thác tiền sử bệnh tật, cần chú ý hỏi thời gian mắc bệnh, mức độ nặng nhẹ,
điều trị tại bệnh viện nào hoặc được bác sỹ nào theo dõi điều trị, điều trị bằng các
biện pháp gì, hiệu quả ra sao, tác động của đạt ốm đó đến cuộc sống của bệnh nhân.
Yêu cầu bệnh nhân cho xem các tư liệu liên quan đến bệnh tật trước đây (nếu cỏ).
- Khai thác tiền sử nghiện chất: nghiện rượu, thuốc lá, ma tuý, các thuốc an thần gây
ngủ khác... Không nên đặt câu hỏi:”Anh có nghiện rượu không?” mà nên hỏi: “Anh
uống bao nhiêu rượu một ngày?”, cần hỏi: thời gian nghiện, mức độ sử dụng, tác
động cùa việc sử dụng chất gây nghiên đó đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt và nghề
nghiệp... của bệnh nhân.
2.5. Lịch sử cá nhân
Khi xem xét bệnh lý hiện tại của bệnh nhân, người bác sỹ tâm thần cần biết toàn bộ về
quá khứ cùa bệnh nhân và mối liên hệ của nó đến bệnh lý hiện tại. Lịch sử cá nhân
thường được hỏi dựa theo các giai đoạn và các lứa tuổi phát triển chù yếu. Cần chú ý
khai thác các sự kiện nối bật. VD: các sang chấn tâm lý, chấn thương cơ thể. xung đột,
thám hoạ...
2.5.1. Lịch sử quá trình mang thai và sinh đẻ của mẹ bệnh nhân
- Cần khai thác các đặc điểm nổi bật như bệnh nhân được sinh ra đúng theo dự định
và mong muốn cúa cha mẹ không? Quá trình mang thai có bỉnh thường không? Có
ốm đau gì hoặc có sang chẩn tâm thần hay cơ thể không? Trong khi mang thai mẹ
bệnh nhân có sử dụng thuổc hay chất gây nghiện gì không? Đẻ thường hay đẻ khó,
có phái can thiệp thủ thuật gì không? Có bị ngạt sau đẻ không?
2.5.2. Thời kỳ trẻ nhỏ
- Khai thác quá trình phát triển từ nhỏ như được nuôi bằng sữa mẹ hay nuôi hộ, các
giai đoạn phát triển tâm thần vận động như ngồi, bò, tập đứng, tập đi, tập nói, tính
tình thế nào? Trẻ khỏe hay thường xuyên ốm yếu? Có bị va ngã lần nào đáng chú ý
không? Thói quen ăn uổng, tập đi vệ sinh, khả năng học tập và bắt chước? Mối quan

8
hệ gắn bó với cha mẹ, người trông trẻ, trẻ cùng lứa tuổi như thế nào, thân thiện bạo
dạn hay nhút nhát, thích chơi một mình hay thích chơi cùng bạn? Có thường xuyên
gặp ác mộng không? Có đái dầm không? Có các ám sợ không? Điều gì khủng khiếp
nhất hoặc thích thú nhất thời thơ ấu mà bệnh nhân nhớ?
- Khi bẳt đầu đi học cần hỏi xem có gặp khó khăn gì trong học tập không? Khả năng
tập trung chú ý? Tình trạng học kém, lưu ban, kỷ luật không? mối quan hệ với thầy
cô giáo, bạn bè cùng trang lứa?
2.5.3. Thời kỳ thanh thiếu niên
- Đây là thời kỳ nhạy cảm của đời người. Do vậy, ngoài việc hỏi các vấn đề như học
tập, vấn đề sức khoẻ và bệnh tật chung, cần chú ý khai thác các vấn đề liên quan đến
tâm lý và các rối loạn tuổi vị thành niên như các mối quan hệ xã hội, thầy cô giáo,
bạn bè, có nhiều hay ít bạn, có bạn thân không? Có tham gia nhóm hội gì không? Có
rắc rối trong trường hoặc ngoài trường như trộm cắp, đánh nhau, phá phách không?
Có sử dụng chất kích thích hoặc các chất ma tuý khác không? Có giai đoạn nào có
cảm giác đau khổ, tội lỗi hoặc cảm thấy mình thua kém bạn bè không?...
2.5.4. Thời kỳ thường thành
- Thời kỳ này, người thầy thuốc tâm thần cần quan tâm đến nghề nghiệp và việc lựa
chọn nghề nghiệp của bệnh nhân, thái độ đối với công việc, các mối quan hệ với
đồng nghiệp, bạn bè, với lãnh đạo, các mối quan tâm chính, các tham vọng thăng
tiến và kết quả đạt được.
- Trong thời kỳ trưởng thành, một loạt các sự kiện lớn liên quan đến bệnh nhân như:
yêu đương, lập gia đình, sinh đẻ, cuộc sống hôn nhân, con cái, việc học tập, thu
nhập, các hoạt động xã hội. tôn giáo... cần được tập trung khai thác.
- Về điều kiện sống hiện tại, cần hỏi xem bệnh nhân sống cùng với ai (ông bà, bố mẹ,
anh chị em...)? Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình? Nếu bệnh nhân phải
nhập viện, ai là người chăm sóc bệnh nhân, ai là người giúp bệnh nhân chăm sóc
con cái...
3. Phân tích, tổng hợp, chẩn đoán
3.1. Phân tích
- Sau khi đã thu thập đầy đù các thông tin về bệnh nhân, cần tiến hành đánh giá, phân
tích các thông tin dựa trên:
 Các thông tin về bệnh sử
 Các dấu hiệu, tính chất xuất hiện của thời kỳ khởi phát của thời kỳ khới phát
 Các triệu chứng và hội chứng của thời kỳ toàn phát
 Tính chất tiến triển của bệnh
 Tiền sừ cá nhân và gia đình
 Kết quả khám lâm sàng thần kinh và các cơ quan
 Các kết quả cận lâm sàng
3.2. Tổng hợp
- Tóm tắt một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, nêu bật những điểm chù yếu sau đây:
- Bệnh nhân là ai.
9
- Các vấn đề của bệnh nhân là gì.
- Ảnh hường của những vấn đề này lên người bệnh như thế nào.
- Các yếu tố khởi phát và yếu tố thúc đẩy.
- Các vấn đề về tiền sử và nhân cách.
- Các triệu chứng và hội chứng chính.
- Quá trình chẩn đoán, theo dõi, điều trị.
3.3. Chẩn đoán
4. Hướng điều trị
- Cần đưa ra hướng điều trị trước mắt và lâu dài cho bệnh nhân, các liệu pháp điều trị
có thể sử dụng, vấn đề theo dõi chăm sóc. Lập kế hoạch tư vấn cho bệnh nhân và gia
đình người bệnh về việc điều trị, chăm sóc, theo dõi, kết quà điều trị có thể đạt
được, các hậu quả có thể xảy ra...
III. Tổng quan về hệ thống Case-base reasoning (CBR)
- Case là mô tả chi tiết về một hoặc nhiều vấn đề cần giải quyết, kèm theo mô tả chi
tiết về giải pháp cho vấn đề đó.
- Trong hệ thống CBR: thông tin được chứa trong các case (mẫu) thay vì biểu diễn
theo luật.
- Khi gặp một vấn đề mới, hệ thống tìm kiếm các mẫu đã có xem có mẫu nào trùng
với vấn đề hiện tại. Nếu tìm thấy một mẫu trùng, hệ thống sẽ giải quyết vấn đề bằng
giải pháp đã có.
 Đối với chatbot tư vấn khám chữa bệnh tâm thần dựa trên việc thăm khám chữa
bệnh, hệ thống sẽ lưu lại toàn bộ các thông tin của bệnh nhân, các triệu chứng
mà bệnh nhân gặp phải. Khi chẩn đoán cho một bệnh nhân mới, hệ thống sẽ so
sánh các triệu chứng của bệnh nhân đó với toàn bộ trường hợp đã lưu rồi đưa ra
kết luận bệnh.
 Ngoài ra hệ thống cung cấp 1 số chức năng để giúp chuyên gia giải quyết các
trường hợp chưa có trong hệ thống giúp cho số lượng case sẽ được gia tăng theo
thời gian.
IV. Các bệnh tâm thần, các rối loạn có trong hệ thống
Các rối loạn dẫn đến bệnh:
1. Rối loạn cảm giác - tri giác
Cảm giác là quá trình phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng khi chúng
trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. Tri giác là quá trình phản ánh các
thuộc tính của sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn thống nhất khi chúng đang trực tiếp tác
động vào các giác quan của con người
1.1. Tăng cảm giác
- Do ngưỡng kích thích hạ xuống, vì vậy những kích thích trung bình hoặc nhẹ lại trở
nên quá mạnh đối với bệnh nhân, làm bệnh nhân không chịu đựng được.
1.2. Giảm cảm giác
- Ngưỡng kích thích tăng lên, do đó bệnh nhân không tri giác được những kích thích
nhẹ, hoặc tri giác một cách mơ hồ, không rõ ràng những kích thích thông thường.
1.3. Loạn cảm giác bản thể
10
- Bệnh nhân có những cảm giác đau nhức, khó chịu, lạ lùng trong cơ thể, các cảm
giác xuất hiện thường xuyên, tính chất và khu trú không rõ ràng, không thể xác định
được nguyên nhân bằng các phương pháp khám xét thực thể
2. Ảo tưởng
Ảo tưởng là tri giác sai lệch về toàn bộ những sự việc hay hiện tượng có thật bên ngoài.
2.1. Ảo tưởng cảm xúc
- Xuất hiện trong các trạng thái cảm xúc bệnh lý: lo âu; sợ hãi; trầm cảm hoặc hưng
cảm(Rối loạn cảm xúc).
2.2. Ảo tưởng lời nói
- Là tri giác sai lệch về nội dung lời nói. Bệnh nhân nghe những câu chuyện thông
thường của những người xung quanh thành những lời kết tội, tổ giác, tuyên bố hình
phạt...
2.3. Ảo ảnh kì lạ
- Là những ảo tưởng thị giác rất phong phú, đa dạng, sinh động, kỳ lạ... những biểu
hiện này xuất hiện ngoài ý chí của bệnh nhân, không phụ thuộc vào biến đổi cảm
xúc, dồn dập xuất hiện thay thế dần các sự vật có thực bên ngoài.
3. Ảo giác
Ảo giác là tri giác như có thật về một sự vật, hiện tượng không hề cỏ thật trong thực tại
khách quan. Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân, có
thể xuất hiện xen kẽ hoặc riêng lẻ với các sự vật hiện tượng có thật bên ngoải. Kèm theo
với ảo giác có thể có hoặc không có các rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng) hoặc rối loạn
tư duy (mất phê phán về tri giác sai lệch cùa mình).
3.1. Ảo thanh
- Nội dung đa dạng, có thể là ảo thanh thô sơ (tiếng ve kêu, tiếng u u...) hoặc ảo thanh
phức tạp (tiếng nói rõ rệt của giới nào, tuổi nào, quen hay lạ và nội dung ra sao, vị
trí xuất hiện cụ thể. Nội dung tiếng nói cũng đa dạng như ra lệnh, khen hoặc nói
xấu... có thể nghe thấy một hoặc nhiều tiếng nói trò chuyện trực tiếp với bệnh nhân
hoặc bình phẩm với nhau về bệnh nhân).
- Cảm xúc và hành vi của người bệnh bị chi phối tuỷ theo nội dung của ảo thanh như
đau khổ, lo sợ, thích thú, bịt tai, nhét bông vào tai, trả lời thì thầm, trò chuyện với ảo
thanh hoặc tự sát, giết người...
3.2. Ảo thị
- Ảo thị hay xuất hiện khi quá trình tri giác bị trở ngại, rối loạn ý thức (mê sảng, mê
mộng), quá lo sợ hoảng hốt hoặc quá mệt mỏi, điều kiện ánh sáng không đủ (đêm
tối, hoàng hôn).
- Thái độ của bệnh nhân: say mê ngắm nhìn, bàng quang ngơ ngác hoặc sợ hãi bỏ
chạy, có thể tham gia hoạt động cùng ảo thị.
3.3. Ảo vị và ảo khứu
- Hai loại này hay đi đôi với nhau và thường xuất hiện cùng hoang tương. Nội dung
thường là những mùi, vị khó chịu: đẳng cay, mùi khét, mùi tóc cháy, mùi trứng ung,
thịt thối...
3.4. Ảo giác xúc giác
- Nội dung rất đa dạng: cảm giác ngoài da như nóng bỏng, tê rát, côn trùng bò. kim
châm... xuất hiện thường xuyên hoặc từng lúc, có thể kết hợp với ảo thị.
11
3.5. Ảo giác lúc dở thức dở ngủ
- Ảo giác xuất hiện lúc sắp ngủ hay sắp thức dậy, trong bóng tối hay trong ánh sáng
lờ mờ bệnh nhân nhìn thấy những hoa văn rực rỡ, sinh vật kỳ quái...
3.6. Ảo giác nội tạng và ảo giác về sơ đồ cơ thể
- Bệnh nhân thấy các dị vật, sinh vật trong cơ thể như đỉa trong tai, rắn trong bụng,
điện giật trong tim, bị sờ mó, chân tay bị biến đổi...
3.7. Ảo thanh giả
- Bệnh nhân xem ảo giác như những sự vật hiện tượng lạ lùng, không giống với thực
tại, phân biệt ảo giác với vật thật. Đặc biệt bệnh nhân cho rằng có người nào đó gây
ra ào giác buộc mình phải tiếp thu (như làm ra ảo thị cho mình thấy hoặc làm cho ý
nghĩ mình vang lên thành tiếng...)
3.8. Ảo giác giả vận động
- Bệnh nhân nhận thấy hành động của mình như được làm sẵn: Có người nào đó
mượn tay, chân mình làm một hành động gì đó, mượn mồm hoặc lưỡi mình để nói
liên tục không kiềm chế được.
3.9. Giải thể nhăn cách
- Thường là những hình ảnh giống như biểu tượng xuất hiện ngoài ý muốn của bệnh
nhân. Ví dụ: hình người không đầy đủ. bóng người lờ mờ, hiện tượng quái khách
nhập vào người...
4. Rối loạn tư duy
Trên cơ sờ quá trình tri giác, tư duy đi sâu phản ánh những thuộc tính bản chất bên trong,
những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà
trước đó ta chưa biết. Do vậy, tư duy là quá trình nhận thức cao hơn tri giác. Tư duy có khả
năng phán ánh gián tiếp, khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ bản chất của sự vật hiện
tượng.
4.1. Tư duy phi tán
- Liên tưởng mau lẹ, chủ đề luôn thay đồi, nội dung nông cạn, bệnh nhân nói thao
thao bất tuyệt, việc nọ sọ việc kia.
4.2. Tư duy dồn dập
- Ý nghĩ đủ các loại, ngoài ý muốn, dồn dập đến với bệnh nhân làm bệnh nhân rất khó
chịu .
4.3. Nói hổ lốn
- Nói luôn mồm, ý tưởng linh tinh, nội dung vô nghĩa.
4.4. Tư duy chậm chạp
- Dòng ý tưởng chậm, suy nghĩ khó khăn, phải mất một thời gian lâu sau mỗi câu hỏi
bệnh nhân mới trả lời được.
4.5. Tư duy ngắt quãng
- Đang nói chuyện, dòng ý tường như bị cắt đứt làm bệnh nhân không tiếp tục nói
được nữa, mãi lâu sau lại tiếp tục về chủ đề khác.
4.6. Tư duy lai nhai
- Bệnh nhân khó chuyển chủ đề, luôn đi vào những chi tiết vụn vặt của một vấn đề.
4.7. Tư duy kiên định
- Luôn luôn lặp lại một chủ đề.
4.8. Nói một mình
12
- Nói rõ ràng hay lẩm bẩm một mình, nội dung không liên quan tới hoàn cảnh xung
quanh.
4.9. Nói tay đôi tưởng tượng
- Nói chuyện, tranh luận với ảo thanh hay nói chuyện với một nhân vật tưởng tượng.
4.10. Trả lời bên cạnh
- Nội dung trả lời cùa bệnh nhân không liên quan đến câu hỏi.
4.11. Nói lặp lại
- Luôn nói lặp lại một số từ hoặc một câu, không ai hỏi cũng nói.
4.12. Đáp lặp lại
- Với tất cả các câu hỏi khác nhau bệnh nhân đều tra lời bằng một câu mất định.
4.13. Nhại lời
- Hỏi bệnh nhân không trả lời mà chỉ nhắc lại câu hòi.
4.14. Cơn xung động lời nói
- Bệnh nhân đột nhiên chửi rủa, nói tục hoặc nói nhiều câu vô nghĩa.
4.15. Ngôn ngữ phân liệt
- Từng câu có thể đúng ngữ pháp và có ý nghĩa nhưng giữa các câu mất logic và
không có ý nghĩa.
4.16. Ngôn ngữ rời rạc không liên quan
- Bệnh nhân nói những từ, những câu rời rạc, không liên quan với nhau.
4.17. Chơi ngữ pháp
- Đảo lộn các thành phần trong câu.
- Ví dụ: dùng trạng từ chỉ địa điểm thay cho trạng từ chi thời gian, đảo lộn vị trí chủ
ngữ, vị ngữ, cắt cụt câu...
4.18. Chơi chữ
- Các câu nói tiếp theo nhau theo vần, điệu, câu vô nghĩa.
- Ví dụ: hoà bình, đứng một mình, đi một mình, đi nhanh, hái lá chanh...
4.19. Suy luận bệnh lý
- Sử dụng cách suy luận, phán đoán cứng nhắc vụn vặt. Bệnh nhân luôn nói về một
chù đề nhất định, nghiên cứu chủ đề ấy, thường di vào những cái vụn vặt, không cỏ
ý nghĩa, xa rời thực tế, hay di vào vấn đề triết học vù khoa học siêu hình, quái gở.
4.20. Tư duy hai chiều
- Trong ngôn ngữ đồng thời xuất hiện hai câu có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.
4.21. Tư duy tự kỷ
- Bệnh nhân luôn nói đến thế giới bên trong kỳ lạ của mình, không có thực tế.
4.22. Tư duy tượng trưng
- Sự việc thực tế không quan trọng nhưng bệnh nhân lại gắn cho ý nghĩa tượng trưng.
4.23. Định kiến
- Là những ý tưởng, dựa trên sự kiện có thực nhưng bệnh nhân lại gán cho sự kiện ấy
một ý nghĩa quá mức. Ý tường ấy chiếm ưu thế trong ý thức bệnh nhân và được duy
trì bằng một cảm xúc mãnh liệt.
- Ví dụ: bệnh nhân đánh giá quá cao việc làm của người khác là làm nhục bệnh nhân.
Ý tường đó chi phối mọi cảm xúc, hành vi, làm bệnh nhân không thể nghĩ đến cái gì
khác, mà chỉ tìm cách rửa nhục cho bàng được.
4.24. Ý tưởng ám ảnh

13
- Là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, bệnh nhân còn biết phê phán là sai, tự
đấu tranh đi xua đuổi những ý tưởng đó nhưng không xua đuổi được. Nó xuất hiện
trong ý thức của bệnh nhân với tính chất cưỡng bách.
- Ví dụ: người thợ may có ý tưởng ám ảnh là bỏ quên kim trong đường may, phải
tháo đường khâu để kiểm tra lại.
4.25. Hoang tưởng
- Hoang tưởng là những ý tưởng phán đoán sai lầm. không phù hợp với thực tế nhưng
bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích, thuyết phục được.
Hoang tường do bệnh tâm thần sinh ra, nó chi mất di khi bệnh tâm thần thuyên giảm
hoặc khỏi.
- Hoang tường kéo dài chi phối cảm xúc, hành vi, tác phong và các hoạt động tâm
thần khác của người bệnh.
5. Rối loạn trí nhớ
Trí nhớ là chức phận, là đặc tính của bộ não, có khả năng ghi nhận, bảo tồn và
cho hiện lại những kinh nghiệm, kiến thức cũ dưới dạng ý tưởng, ý niệm, biểu tượng.
Biểu tượng là dấu vết cùa sự vật, hiện tượng tuy không còn kích thích nhưng vẫn
xuất hiện trong ý thức.
Trí nhớ bao gồm nhiều quá trinh khác nhau và có liên hệ mật thiết với nhau như:
ghi nhớ, bảo tồn, tái hiện lại và quên.
Có nhiều cách phàn loại trí nhớ. Trên lảm sàng thường quan tâm đánh giá trí nhớ
theo thời gian bao gồm: trí nhớ xa (dài hạn - nhớ các sự việc kiến thức đã có từ lâu), trí
nhớ gần (ngắn hạn - nhớ các sự việc kiến thức đã có trong thời gian vài tháng trở lại),
trí nhớ ngay lập tức (nhớ các sự việc kiến thức vừa thu nhận được)
5.1. Giảm nhớ
- Kém nhớ những sự việc mới xay ra hay những sự việc cũ. Giảm hiệu quả của quá
trình nhớ và lưu giữ tài liệu.
5.2. Tăng nhớ
- Hiệu quả nhớ của người bệnh tăng lên với tính chất bệnh lý. Bệnh nhân nhớ những
việc rất cũ, những chi tiết vụn vặt, nhớ cả những việc không có ý nghĩa.
- Ví dụ: nhớ rõ vị trí một từ trong từ điển ở dòng nào, trang nào nhưng lại không nhớ
nghĩa của từ đó.
5.3. Mất nhớ
- Quên toàn bộ: quên tất cả những sự việc cũ và mới thuộc mọi lĩnh vực. Gặp trong sa
sút trí tuệ nặng.
- Quên từng phần: chỉ quên một số kỷ niệm, một số thao, tác nghề nghiệp. Gặp trong
tổn thương khu trú ở não hoặc sau cảm xúc mạnh.
5.4. Hội chứng Kocsakop
- Do Kocsakop mô tả năm 1887 trên những bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, có viêm
đa dây thần kinh.
- Hội chứng bao gồm: Quên thuận chiều (quên do ghi nhận kém): mất định hướng và
quên tất cả mọi sự việc vừa xảy ra.
- Loạn nhớ: nhớ giả hoặc bịa chuyện.
- Các sự việc cũ nhớ rất tốt.

14
6. Rối loạn cảm xúc
Cảm xúc - tình cảm nói lên bản chất con người, bản chất đó thể hiện qua hành
động và thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Cảm
xúc - tình cảm cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Hoạt động của các
chức năng tâm thần đều chịu ảnh hưởng của cảm xúc - tình cảm (như tri giác, tư duy,
trí nhớ, hoạt động có ý chí...)
Cảm xúc - tình cảm tích cực làm tăng thêm nghị lực, lạc quan, tin tưởng, củng cố ý
chí, thôi thúc hành động. Cảm xúc - tình cảm tiêu cực làm hạn chế, cản trở mọi hoạt
động, làm con người trở nên yếu đuối bi quan, chán nản, mất tin tưởng, thiếu sáng suốt.
Cảm xúc - tình cảm có thể biểu hiện ra bên ngoài dưới các hình thức như:
Tâm trạng: Là trạng thái tình cảm tương đối kéo dài, tạo ra một sắc thái nhất định
cho những rung động khác của con người. Nó xâm chiếm toàn bộ đời sống và có thể
ảnh hưởng tốt hay xấu đối với hoạt động của cá nhân (tâm trạng vui vẻ phấn chấn hoặc
tâm trạng lo âu chán nản. Trên lâm sàng có thể quan sát được qua nét mặt gọi là khí sắc.
Xúc động: là cơn bùng nổ cảm xúc, diễn ra trong một thời gian ngắn, trên lâm sàng
gọi là xung cảm.
Ham mê: là một tình cảm sâu sắc bền vừng, bao trùm lên đời sổng tâm lý con
người, chi phối xu hướng cơ bản của những ý nghĩ và hành động cùa con người.
6.1. Giảm khí sắc
- Khí sắc buồn rầu, ủ rũ, phiền muộn, chán nản...
6.2. Cảm xúc tàn lụi
- Mức độ rối loạn cảm xúc nặng hơn, mất phản ứng với mọi khích thích, mất khả
năng biểu hiện cảm xúc nói chung. Bệnh nhân thụ động, lờ đờ, nằm lì trên giường
hoặc ngồi im một chỗ không hề quan tâm, chú ý đốn các sụ việc diễn ra xung
quanh...
6.3. Mất cảm giác tâm thần
- Mất mọi phàn ứng cảm xúc, mất cảm giác tâm thần một cách đau khổ, đôi khi đưa
đến hành vi tự sát...
6.4. Cảm xúc không ổn định
- Dễ chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác, thường trái ngược nhau: vừa khóc
vừa cười, vừa lạc quan vừa bi quan...
6.5. Cảm xúc hai chiều
- Trên một bệnh nhân, đồng thời xuất hiện hai cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau.
- Ví dụ: vừa yêu vừa ghét, vừa thích vừa không thích
6.6. Cảm xúc trái ngược không thích hợp
- Cảm xúc không thích hợp hoặc hoàn trái ngược với hoàn cảnh xung quanh.
- Ví dụ: cười đùa trong đám ma cùa cha hoặc mẹ mình
7. Rối loạn hành vi tách phong
Hoạt động có ý chí là quá trình hoạt động tâm thần có mục đích, phương hướng rõ
ràng, chỉ có ở con người. Hoạt động này không chỉ nhằm để thoả mãn những nhu cầu
sinh vật mà còn để thoả mãn những nhu cầu cao cấp (nhu cầu đạo đức, luân lý xã hội,
trí tuệ và thẩm mỹ). Hoạt động có ý chí không chi giúp con người thích nghi với thế
giới mà còn có khả năng biến đổi thế giới cho phù hợp với xã hội loài người.
Hoạt động bản năng là những hoạt động vô thức, xuất hiện như những phản xạ
15
không điều kiện, bẩm sinh. Hoạt động bản năng nhằm để thoả mãn những nhu cầu sinh
vật (sinh tồn). Ở người trưởng thành, hoạt động bản năng chịu sự kiềm chế, chi phối của
hoạt động có ý chí. Khi vỏ não bị suy yếu hoặc bị tổn thương, vùng dưới vỏ thoát ức
chế và lúc này bản năng nổi lên hỗn loạn. Bởi vậy, trên lâm sàng người bệnh có biểu
hiện rối loạn hoạt động có ý chí và cả hoạt động bản năng.
7.1. Rối loạn vận động giảm vận động, giảm động tác
7.2. Rối loạn vận động mất vận động, mất động tác
7.3. Rối loạn vận động vận động, động tác dị thường
- Đó là những động tác không cần thiết, không có ý nghĩa, thường có tính chất định
hình như rung đùi, lắc lư người nhịp nhàng, mắt nhìn trừng trừng.
7.4. Rối loạn vận động tăng vận động, động tác
- Là những động tác thừa, không có ý nghĩa, động tác tự động, rung giật, nháy mắt,
nháy môi.
7.5. Rối loạn hoạt động có ý chí giảm hoạt động
7.6. Rối loạn hoạt động có ý chí tăng hoạt động
7.7. Rối loạn hoạt động có ý chí mất hoạt động
8. Rối loạn chú ý
Chú ý là năng lực tập trung hoạt động tâm thần vào một hay một số đối tượng xác định để
con người có thể nhận thức được đối tượng đó một cách rõ nét nhất, toàn vẹn nhất. Khi chú
ý đến đối tượng nào thì các quá trình tri giác, tư duy... về đối tượng đó sẽ được nhận thức
sâu hơn, rõ nét hơn. Còn tất các các đối tượng không nhận dược sự chú ý sẽ bị đẩy xuống
hàng thứ yếu hoặc hoàn toàn không được nhận thức.
8.1. Chú ý quá chuyển động
- Do chú ý có chủ định suy yếu, chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Người bệnh
không thể tập trung chú ý vào đối tượng hay hoạt động cần thiết, thường dễ bị lôi
cuốn vào những kích thích mới lạ.
8.2. Chú ý trì trệ
- Khả năng di chuyển chú ý kém, khó chuyển từ chủ đề này sang chù đề khác.
Các bệnh
9. Bệnh loạn tâm thần
Loạn thần được xếp vào nhóm bệnh lý rối loạn thần kinh nghiệm trọng, là tình trạng
mà người bệnh không thể tự kiểm soát suy nghĩ của mình, không tự phán đoán hay
suy nghĩ được việc mà bản thân đã và sẽ làm, người bệnh cũng sẽ không thể tự suy
xét và điều khiển cảm xúc của bản thân như những người bình thường được.
- Một số dấu hiệu thường thấy khác khi mắc phải bệnh loạn thần bao gồm:
 Suy nghĩ không rõ ràng.
 Lời nói thiếu mạch lạc, lộn xộn.
 Hành động bất thường.
 Có những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
 Không thể tự vệ sinh cá nhân cho bản thân
 Không có hứng thú với mọi hoạt động.
 Gặp vấn đề trong các mối quan hệ.
 Xuất hiện thái độ dửng dưng, lạnh nhạt, không cảm xúc.
16
 Tâm trạng có sự thay đổi đột ngột
- Nguyên nhân mắc bệnh: Y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây
bệnh loạn thần. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là làm gia tăng tình trạng bệnh
bao gồm:
 Yếu tố di truyền.
 Do người bệnh có những sự thay đổi trong não.
 Hormones/giấc ngủ: Thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
 Do tuổi tác.
10. Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là một hội chứng bất thường của não bộ khi tâm lý có sự thay đổi
không ổn định về mặt cảm xúc. Những người mắc phải hội chứng này có thể chuyển
đổi tâm trạng từ hưng phấn sang trầm cảm một cách nhanh chóng và xen kẽ.
Theo ước tính, có khoảng 5% dân số thế giới mắc phải chứng rối loạn cảm xúc.
Người mắc chứng bệnh này thường rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực và vui buồn
thất thường.
- Nguyên nhân:
 Di truyền
 Rối loạn dẫn truyền thần kinh
 Rối loạn nội tiết (hormone)
 Quan hệ gia đình – xã hội
 Các nguyên nhân, yếu tố khác
11. Tổn thương đồi thị - Rối loạn hoặc mất tất cả các loại cảm giác
Đồi thị là một cấu trúc gồm hai nửa đối xứng qua đường giữa, nằm trong não của động vật
có xương sống. Nó nằm ở giữa vùng vỏ đại não và trung não. Một số các chức năng của
đồi thị gồm có: trung chuyển tín hiệu cảm giác và vận động đến vỏ đại não, và điều hòa ý
thức, sự ngủ, và sự cảnh giác. Bề mặt trong của hai nửa đồi thị hình thành mặt trên ngoài
của não thất thứ ba.
Tổn thương đồi thị: Mất cảm giác nửa người đối diện, bán manh cùng tên bên đối diện với
ổ tổn thương, mất phối hợp vận động căn nguyên cảm giác.
12. Bệnh mê sảng
Mê sảng là tình trạng rối loạn chức năng tâm thần ngờ, có sự biến động và thường có thể
khỏi. Đặc trưng của bệnh là khả năng chú ý không còn, mất phương hướng, không có khả
năng suy nghĩ rõ ràng và các dao động trong mức độ tỉnh táo.
- Nguyên nhân: Bệnh mê sảng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên ví dụ
như do tình trạng bệnh lý và độc tính có trong thuốc. Đôi khi, không thể xác định
được rõ nguyên nhân gây mê sảng.
 Do độc tính của thuốc
 Do việc lạm dụng rượu hoặc cai rượu, ma túy
 Do tình trạng sức khỏe kém
 Do mất sự cân bằng chuyển hóa
 Do sốt và nhiễm trùng cấp tính, đặc biệt ở trẻ em
 Do người bệnh tiếp xúc với độc tố
17
 Do người bệnh bị suy dinh dưỡng hoặc mất nước
 Do bị trầm cảm hoặc thiếu ngủ
 Do các thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật
13. Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Nhiều bệnh nhân bị bệnh từ khi còn rất
trẻ và kéo dài suốt cả cuộc đời. Biểu hiện của tâm thần phân liệt là những ý nghĩ sai lệch,
không phù hợp của người bệnh, người khách không thể giải thích cho người bệnh hiểu
được khi nào là đúng, sai. Người bệnh tâm thần phân biệt thường có hoạt động kỳ dị, lạ
lùng do hoang tưởng, cảm xúc nghèo nàn.
Trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói
chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi, thậm chí là hoang tưởng
nặng.
14. Loạn thần nhiễm độc
Các chất độc thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, tác động lên hệ
thần kinh trung ương, gây ra tổn thương thần kinh và các rối loạn tâm thần rất đa dạng,
cấp tính hoặc kéo dài.
Các triệu chứng rối loạn tâm thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại chất
độc, liều lượng, thời gian, mức độ nhiễm độc và các yếu tố mang tính cá thể như: nhân
cách, thể tạng, sức đề kháng,... Rối loạn tâm thần do nhiễm độc có xu hướng ngày càng
gia tăng do sự phát triển của nền công nghiệp, do sử dụng rộng rãi các hoá chất trong
nông nghiệp như: phân bón, thuốc diệt côn trùng, diệt chuột, do sử dụng nhiều hoá chất
trong đời sống, trong sinh hoạt, trong chữa bệnh và trong ăn uống,...
Nhiễm độc cấp tính thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng rối loạn ý thức, mất
định hướng, rối loạn tri giác và tư duy, rối loạn trí nhớ và cảm xúc,... Nhiễm độc mạn tính
thường diễn ra từ từ, làm giảm sút tiệm tiến trí nhớ, trí năng, biến đổi nhân cách và sa sút
trí tuệ.
- Nguyên nhân:
 Do nhiễm độc hoá dược chung
 Các hoá dược tâm thần
 Các hóa chất trong công nghiệp và nông nghiệp
15. Động kinh tâm thần
Động kinh tâm thần còn gọi là ĐK thùy thái dương. Đặc điểm của loại ĐK này là
những biến đổi từng cơn về hành vi tác phong, người bệnh mất sự tiếp xúc có ý thức
với môi trường xung quanh. Cơn ĐK này thường bắt đầu bằng những cơn thoáng như:
ngửi thấy mùi cao su cháy, thấy đồ vật lớn lên hoặc nhỏ đi, có cảm giác đã từng thấy
hoặc chưa bao giờ thấy, các ảo giác...
Trong cơn, người bệnh có thể có những rối loạn vận động như ngáp, nhai, nuốt, chép
môi, đứng lên ngồi xuống, mặc áo vào, cởi áo ra, đi lang thang, vùng chạy hỗn loạn, đi
trốn, đi tìm hoặc thực hiện những hoạt động có kĩ năng cao như lái xe, chơi những bản
nhạc phức tạp... Những hành vi này có tính chất tự động, không mục đích và người bệnh
sau đó không nhớ những gì xảy ra.
Nếu tổn thương có liên quan đến bán cầu chủ đạo thì người bệnh có thêm những rối loạn
về ngôn ngữ như đang nói bỗng nhiên dừng lại, nói năng không liên quan. Hầu hết
18
những cơn này đều bắt nguồn ở thùy thái dương đặc biệt là hồi hải mã hoặc hạnh
nhân, hệ thống viền hoặc những vùng khác của não.
16. Hoang tưởng nghi bệnh
Hoang tưởng nghi bệnh là một dạng thường gặp của bệnh hoang tưởng.Người mắc bệnh
hoang tưởng nghi bệnh thường quan tâm quá mức đến các vấn đề sức khỏe của bản thân.
Mặc dù bản thân họ rất khỏe mạnh nhưng họ luôn cho rằng bản thân đang mắc một căn
bệnh nguy hiểm. Chỉ cần một triệu chứng nhỏ cũng có thể khiến họ suy diễn ra nhiều căn
bệnh chết người.
Người bệnh thường không tiếc thời gian đi khám bác sĩ với hy vọng xác nhận nỗi hoài nghi
về bệnh của mình, xin được làm nhiều xét nghiệm chẩn đoán và tìm mọi cách điều trị. Nếu
bác sĩ kết luận tình trạng sức khỏe ổn định, họ sẽ không tin mà cho rằng bác sĩ đang “lừa”
mình, và tiếp tục đi khám bác sĩ khác. Quá trình này khiến họ mất rất nhiều công sức, thời
gian và tiền bạc.
Nghiên cứu của các chuyên gia tâm thần học với rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám
chữa bệnh tại các cơ sở y tế cho thấy: ngày càng có nhiều người có những biểu hiện lo sợ
quá đáng về tình trạng sức khỏe của mình. Phần lớn các bệnh mà họ kể lại với bác sĩ là do
họ tự nghĩ ra. Chỉ có 16% bệnh nhân đi bác sĩ vì những triệu chứng thông thường là thật sự
có vấn đề về sức khỏe. 84% còn lại không hề có căn nguyên rõ rệt nào về tình trạng bệnh
tật.
- Nguyên nhân: Các nhà khoa học cho rằng nhân cách, kinh nghiệm sống, sự giáo dục
và cả yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò tác động tạo nên tình trạng đó.
 Có một căn bệnh nghiêm trọng trong thời thơ ấu.
 Đã hoặc đang có các thành viên gia đình hoặc người khác bị mắc bệnh nghiêm
trọng.
 Cái chết của một người thân do bệnh tật.
 Có chứng rối loạn lo âu.
 Có thành viên gia đình bị bệnh tâm thần.
 Bệnh thần kinh xảy ra về đều ở nam giới và phụ nữ. Nó có thể phát triển ở mọi
lứa tuổi, thậm chí ở trẻ em, nhưng nó thường bắt đầu ở tuổi sớm của trưởng
thành.
17. Bệnh trí tuệ sa xút
Mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội đủ
nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. Đây không phải
là một bệnh cụ thể, nhưng một số bệnh khác nhau cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ.
- Nguyên nhân bệnh Bệnh sa sút trí tuệ: Do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh
và các kết nối của chúng ở trong não. Tùy thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng do
tổn thương thì chứng sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau và
gây ra các triệu chứng khác nhau.
18. Bệnh động kinh
Động kinh là một rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương (thần kinh) trong đó hoạt
động của não bị thay đổi, gây ra co giật hoặc thời gian hành vi và cảm giác bất thường và
đôi khi là mất ý thức trong thời gian ngắn.
- Nguyên nhân:
19
 Ảnh hưởng di truyền: Một số loại động kinh của di truyền. Các nhà nghiên cứu
đã liên kết một số loại động kinh với các gen cụ thể, nhưng trong hầu hết các
trường hợp gen chỉ là một phần của nguyên nhân gây động kinh. Một số gen có
thể khiến một người nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường gây ra động
kinh.
 Chấn thương sọ não: do tai nạn xe hơi hoặc chấn thương khác tác động đến não
có thể gây ra động kinh.
 Các bệnh về não gây tổn thương não, như khối u não hoặc đột quỵ, có thể gây ra
chứng động kinh. Đột quỵ là nguyên nhân chính gây động kinh ở người lớn trên
35 tuổi.
 Bệnh truyền nhiễm: viêm màng não, AIDS và viêm não virus, có thể gây ra bệnh
động kinh.
 Chấn thương trước khi sinh: trước khi sinh, em bé rất nhạy cảm với tổn thương
não có thể được gây ra bởi các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng ở
mẹ, dinh dưỡng kém hoặc thiếu oxy. Tổn thương não này có thể gây ra chứng
động kinh hoặc bại não ở trẻ em.
 Rối loạn phát triển: chứng tự kỉ
19. Rối loạn nhân cách
Tồn tại khi những đặc tính trở nên rõ ràng, cứng nhắc, và không thích nghi làm suy giảm
chức năng tương tác cá nhân và/hoặc công việc.
- Rối loạn nhân cách thường bắt đầu trở nên rõ ràng trong giai đoạn muộn ở độ tuổi vị
thành niên hoặc giai đoạn đầu ở độ tuổi người lớn, và các đặc tính và các triệu
chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường
hợp cần thời gian để giải quyết. Các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác
nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải
quyết.
20. Hội chứng căng trương lực
Catatonia là một bệnh lý biểu hiện lâm sàng cốt lõi của bệnh là rối loạn vận động
Catatonia dạng chậm là tình trạng phổ biến nhất, khiến người bệnh vận động chậm. Người
bệnh có thể nhìn chằm chằm vào khoảng không và thường không nói chuyện.
- Nguyên nhân:
 Có thể là một tác dụng phụ hiếm của một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh
tâm thần.
 Có thể có bất thường ở não
 Các chất dẫn truyền thần kinh thường liên quan đến trầm cảm là serotonin và
norepinephrine. Thuốc chống trầm cảm, như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin
có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin- norepinephrine (SNRI)
 Là gây ra bởi sự bất thường trong dopamine, axit gamma-aminobutyric (GABA)
và hệ thống dẫn truyền thần kinh glutamate
21. Hội chứng lũ lẫn
Người mắc hội chứng lú lẫn sẽ gặp phải tình trạng không thể suy nghĩ rõ ràng, nhanh
chóng và logic như người bình thường. Vì thế họ thường không thể phân biệt phương

20
hướng, ghi nhớ, phân tích, chú ý hay ra quyết định nào đó cho hoạt động cuộc sống hàng
ngày.
- Nguyên nhân:
 Chấn thương
 Mất nước
 Ảnh hưởng của thuốc
 Suy giảm chức năng ở người già
22. Bệnh suy nhược tâm thần
Suy nhược tâm thần hay còn gọi là suy nhược thần kinh, thuật ngữ được dùng để mô tả tình
trạng căng thẳng thần kinh trong một thời gian. Trong thời gian này người bệnh sẽ gặp khó
khăn trong hoạt động.
- Một số giấu hiệu:
 Căng thẳng công việc dai dẳng;
 Sự kiện đau buồn gần đây, chẳng hạn như một người thân trong gia đình mất;
 Các vấn đề tài chính nghiêm trọng, chẳng hạn như bị tịch thu nhà;
 Một thay đổi lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như ly hôn;
 Ngủ kém và không có khả năng thư giãn;
 Mắc các bệnh mạn tính.

B. Trình bày về dữ liệu lưu trữ tri thức được sử dụng trong hệ thống
I. Các rối loạn lưu trữ trong hệ thống
ID Tên rối loạn Khái niệm
CGTG Rối loạn cảm giác - Cảm giác là quá trình phản ánh những thuộc tính riêng lẻ
tri giác của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các
giác quan của con người. Tri giác là quá trình phản ánh
các thuộc tính của sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn
thống nhất khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan của con người
AT Ảo tưởng Ảo tưởng là tri giác sai lệch về toàn bộ những sự việc hay
hiện tượng có thật bên ngoài.
AG Ảo giác Ảo giác là tri giác như có thật về một sự vật, hiện tượng
không hề có thật trong thực tại khách quan. Ảo giác xuất
hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn cùa bệnh
nhân, có thể xuất hiện xen kẽ hoặc riêng lẻ với các sự vật
hiện tượng có thật bên ngoài.
RLTD Rối loạn tư duy Tư duy có khả năng phán ánh gián tiếp, khái quát các
thuộc tính, các mối liên hệ bản chất của sự vật hiện tượng.
RLTN Rối loạn trí nhớ Trí nhớ là chức phận, là đặc tính của bộ não, có khả năng
ghi nhận, bảo tồn và cho hiện lại những kinh nghiệm, kiên
thức cũ dưới dạng ý tưởng, ý niệm, biểu tượng.

21
RLCX Rối loạn cảm xúc Cảm xúc - tình cảm là sự phản ảnh thế giới khách quan,
thể hiện thái độ cùa con người đối với những sự vật hiện
tượng có liên quan đến sự thoà mãn những nhu cầu của
con người.
RLHVT Rối loạn hành vi Hoạt động có ý chí là quá trình hoạt động tâm thần có
P tách phong mục đích, phương hướng rò ràng, chi có ở con người.
Hoạt động bản năng là những hoạt động vô thức, xuất
hiện như những phản xạ không điều kiện, bẩm sinh.
RLCY Rối loạn chú ý Chú ỷ là năng lực tập trung hoạt động tâm thần vào một
hay một số đối tượng xác định để con người có thể nhận
thức được đối tượng đó một cách rõ nét nhất, toàn vẹn
II. Chi tiết về các rối loạn
ID CLRLID Tên rối loạn Nội dung Ví dụ
TCG CGTG Tăng cảm Do ngưỡng kích thích Ánh sáng bình thường
giác hạ xuống, vì vậy cũng làm cho bệnh nhân
những kích thích chói mắt không chịu đựng
trung bình hoặc nhẹ được. Tiếng đập cửa nghe
lại trở nên quá mạnh như tiếng bom nổ.
đối với bệnh nhân,
làm bệnh nhân không
chịu đựng được.
GCG CGTG Giảm cảm Ngưỡng kích thích Mọi tiếng động trở nên xa
giác tăng lên, do đó bệnh xôi, nghe không rò ràng.
nhân không tri giác Cảnh vật xung quanh mờ
được những kích nhạt như phu một lớp
thích nhẹ, hoặc tri sương mù. Mùi vị thức ăn
giác một cách mơ hồ, trở nên nhạt nhẽo.
không rõ ràng những
kích thích thông
thường.
LCGBT CGTG Loạn cảm Bệnh nhân có những Nóng bỏng dạ dày. Cảm
giác bản thể cảm giác đau nhức, giác cắn xé trong ruột.
khó chịu, lạ lùng Điện giật trong óc. Buồn
trong cơ thể, các cảm như bị cù...
giác xuất hiện thường
xuyên, tính chất và
khu trú không rõ ràng,
không thể xác định
được nguyên nhân
bằng các phương
pháp khám xét thực

22
thể.
ATCX AT Ảo tưởng Xuất hiện trong các Trong trạng thái cảm xúc
cảm xúc trạng thái cảm xúc lo lắng, sợ hãi, bệnh nhân
bệnh lý: lo âu; sợ hãi; nhìn quần áo treo trên
trầm cảm hoặc hưng tường thành kẻ giết người
cảm. đang đứng nấp. Trong
trạng thái chờ đợi sự
trùng phạt, bệnh nhân
nghe tiếng va chạm của
bát đĩa thành tiếng va
chạm của xiềng xích, vũ
khí chuẩn bị hành hình.
Trong trạng thái hưng
cảm, bệnh nhân ra đường
nhìn thấy những người đi
đường vẫy chào mình,
nghe tiếng ồn ào ngoài
phố thành tiếng đoàn
người diễu hành tung hô
tên tuổi mình.
ATLN AT Ảo tưởng Là tri giác sai lệch về
lời nói nội dung lời nói.
Bệnh nhân nghe
những câu chuyện
thông thường của
những người xung
quanh thành những
lời kết tội, tổ giác,
tuyên bố hình phạt...
AATL AT Ảo ảnh kì lạ Là những ảo tưởng thị bệnh nhân nhìn những
giác rất phong phú, đa chẩm sáng hoặc vết loang
dạng, sinh động, kỳ lồ trên tường thành
lạ... những biểu hiện nhừmg cảnh tượng sinh
này xuất hiện ngoài ý động, những hình ảnh kỳ
chí của bệnh nhân, lạ đa dạng, những khuôn
không phụ thuộc vào mặt quái gở... no ặc nhìn
biến đổi cảm xúc, dồn nhừng đám mây thấy biến
dập xuất hiện thay thế đổi thành cảnh trên thiên
dần các sự vật có thực đình có các nàng tiên
bên ngoài. đang múa... bệnh nhân
ngắm nhìn một cách say
mê, thích thú.
AThanh AG Ảo thanh Nội dung đa dạng, có Đau khổ, lo sợ, thích thú,
23
thể là ảo thanh thô sơ bịt tai, nhét bông vào tai,
(tiếng ve kêu, tiếng u trả lời thì thầm, trò
u...) hoặc ảo thanh chuyện với ảo thanh hoặc
phức tạp (tiếng nói rõ tự sát, giết người...
rệt cua giới nào, tuổi
nào, quen hay lạ và
nội dung ra sao, vị trí
xuất hiện cụ thể. Nội
dung tiếng nói cũng
đa dạng như ra lệnh,
khen hoặc nói xấu...
có thể nghe thấy một
hoặc nhiều tiếng nói
trò chuyện trực tiếp
với bệnh nhân hoặc
bình phẩm với nhau
về bệnh nhân).
AThi AG Ảo thị Ảo thị hay xuất hiện Hình ảnh rõ nét hoặc mơ
khi quá trình tri giác hồ, động hoặc tĩnh, người
bị trở ngại, rối loạn ý hoặc cảnh vật... có thể là
thức (mê sảng, mê ảo thị khổng lồ, hay ảo thị
mộng), quá lo sợ tí hon, ảo thị ghê rợn hoặc
hoảng hốt hoặc quá ảo thị xinh đẹp, ảo thị
mệt mỏi, điều kiện kèm theo tiếng nói hoặc
ánh sáng không đu ào thị câm...
(đêm tối, hoàng hôn).
AVVAK AG Ảo vị và ảo Nội dung thường là Bệnh nhân có hoang
khứu những mùi, vị khó tưởng bị đầu độc, ngửi
chịu: đắng cay, mùi thấy thức ăn có mùi khó
khét, mùi tóc cháy, chịu
mùi trứng ung, thịt
thối...
AGXX AG Ảo giác xúc Cảm giác ngoài da
giác như nóng bỏng, tê rát,
côn trùng bò, kim
châm... xuất hiện
thường xuyên hoặc
từng lúc, có thể kết
hợp với ảo thị.
AGLD AG Ảo giác lúc Ảo giác xuất hiện lúc
TDN dở thức dở sắp ngủ hay sẳp thức
ngủ dậy, trong bóng tối
hay trong ánh sáng lờ
24
mờ bệnh nhân nhìn
thấy những hoa văn
rực rỡ, sinh vật kỳ
quái...
AGNT AG Ảo giác nội Bệnh nhân thấy các dị
VAGV tạng và ảo vật, sinh vật trong cơ
giác về sơ thể như đỉa trong tai,
SDCT đồ cơ thể rắn trong bụng, điện
giật trong tim, bị sờ
mó, chân tay bị biến
đổi...
AThanhG AG Ảo thanh Nội dung có thế nghe Bệnh nhân sắp làm gì, sắp
giả thấy tiếng nói trong nghĩ gì thì tiếng nói bên
cơ thể không rõ đàn trong đã nói trước, có thể
ông hay đàn bà, lạ là tiếng nói của người lạ
hay quen. Có bệnh hoặc chính tiếng của tư
nhân thấy tư duy vang duy vang lên.
lên thành tiếng, tư
duy bị đánh cắp, bị
bộc lộ.
AGGVD AG Ảo giác giả Bệnh nhân nhận thấy
vận động hành động của mình
như được làm sẵn; Có
người nào đó mượn
tay, chân minh làm
một hành động gì đó,
mượn mồm hoặc lưỡi
mình để nói liên tục
không kiềm chế được
GTNC AG Giải thể Là tri giác sai lầm về
nhăn cách đặc điểm cơ thể (tri
giác sai về sơ đồ cơ
thể) như tay dài ra,
mũi ờ sau gáy, không
có tim, phổi... Có thể
tri giác sai về đặc
điểm tâm lý như cảm
xúc, ý nghĩ, tác phong
bị biến đổi.
TTPT RLTD Tư duy phi Liên tưởng mau lẹ, Sức khoè tôi rất tốt.
tán chủ đề luôn thay đổi, Nhừng cầu thủ bóng đá
nội dung nông cạn, cùa chúng ta thắng đội
25
bệnh nhân nói thao khách. Đoàn kết và luyện
thao bất tuyệt, việc nọ tập. Mặt trời, nước và
sọ việc kia. không khí trong suốt...
TDDD RLTD Tư duy dồn Ý nghĩ đủ các loại,
dập ngoài ý muốn, dồn
dập đến với bệnh
nhân làm bệnh nhân
rất khó chịu
NHL RLTD Nói hổ lốn Nói luôn mồm, ý
tưởng linh tinh, nội
dung vô nghĩa
TDCC RLTD Tư duy Dòng ý tưởng chậm,
chậm chạp suy nghĩ khó khăn,
phải mất một thời
gian lâu sau mỗi câu
hỏi bệnh nhân mới trả
lời được
TDNQ RLTD Tư duy ngắt đang nói chuyện,
quãng dòng ý tường như bị
cắt đứt làm bệnh nhân
không tiếp tục nói
được nữa, mãi lâu sau
lại tiếp tục về chủ đề
khác.
TDLN RLTD Tư duy lai Bệnh nhân khó
nhai chuyển chù đề, luôn
đi vào những chi tiết
vụn vặt cùa một vấn
đề.
TDKD RLTD Tư duy kiên Luôn luôn lặp lại một
định chỦ đề
NMM RLTD Nói một Nói rõ ràng hay lẩm
mình bẩm một mình, nội
dung không liên quan
tới hoàn cảnh xung
quanh
NTDTT RLTD Nói tay đôi Nói chuyện, tranh
tưởng tượng luận với ảo thanh hay
nói chuyện với một
nhân vật tường tượng.

26
TLBC RLTD Trả lời bên Nội dung trả lời của
cạnh bệnh nhân không liên
quan đến câu hỏi
NLL RLTD Nói lặp lại Luôn nói lặp lại một
số từ hoặc một câu,
không ai hỏi cũng
nói.
DLL RLTD Đáp lặp lại Với tất cà các câu hỏi
khác nhau bệnh nhân
đều tra lời bằng một
câu nhất định.
NLoi RLTD Nhại lời Hỏi bệnh nhân không
trả lời mà chỉ nhắc lại
câu hỏi.
CXDLN RLTD Cơn xung Bệnh nhân đột nhiên
động lời nói chừi rủa, nói tục hoặc
nói những câu vô
nghĩa.
NNPL RLTD Ngôn ngữ Từng câu có thể đúng
phân liệt ngữ pháp và có ý
nghĩa nhưng giữa các
câu mẩt logic và
không có ý nghĩa.
NNRR RLTD Ngôn ngữ Bệnh nhân nói những
KLQ rời rạc từ, những câu rời rạc,
không liên không liên quan với
quan nhau.
CNP RLTD Chơi ngữ Đảo lộn các thành Dùng trạng từ chi địa
pháp phần trong câu điểm thay cho trạng từ chi
thời gian, đảo lộn vị trí
chủ ngừ, vị ngừ, cắt cụt
câu...
CChu RLTD Chơi chữ Các câu nói tiếp theo Hoà bình, đứng một
nhau theo vần, điệu, mình, đi một mình, đi
câu vô nghĩa nhanh, hái lá chanh...
SLBL RLTD Suy luận Sử dụng cách suy
bệnh lý luận, phán đoán cứng
nhắc vụn vặt. Bệnh
nhân luôn nói về một
chủ đề nhất định,

27
nghiên cứu chủ đề ấy,
thường di vào những
cái vụn vặt, không cỏ
ý nghĩa, xa rời thực
tế, hay di vào vấn đề
triết học và khoa học
siêu hình, quái gở.
TDHC RLTD Tư duy hai Trong ngôn ngữ đồng
chiều thời xuất hiện hai câu
có ý nghĩa hoàn toàn
trái ngược nhau.
TDTK RLTD Tư duy tự Bệnh nhân luôn nói
kỷ đến thế giới bên trong
kỳ lạ của mình, không
có thực tể.
TDTT RLTD Tư duy Sự việc thực tế không Con số 5 tượng trưng cho
tượng trưng quan trọng nhưng sự thống nhất như 5 ngón
bệnh nhân lại gắn cho tay trong bàn tay.
ý nghĩa tượng trưng.
DK RLTD Định kiến Là những ý tưởng, Bệnh nhân đánh giá quá
dựa trên sự kiện có cao việc làm của người
thực nhưng bệnh nhân khác là làm nhục bệnh
lại gán cho sự kiện ấy nhân. Ý tường đỏ chi
một ý nghĩa quá mức. phối mọi cảm xúc, hành
Ý tường ấy chiếm ưu vi, làm bệnh nhân không
thế trong ý thức bệnh thể nghĩ đến cái gì khác,
nhân và được duy trì mà chỉ tìm cách rửa nhục
bằng một cảm xúc cho bàng được.
mãnh liệt.
YTAA RLTD Ý tưởng ám Là những ý tưởng Người thợ may có ý
ảnh không phù hợp với tường ám ảnh là bỏ quên
thực tế, bệnh nhân kim trong đường may,
còn biết phê phán là phải tháo đường khâu để
sai, tự đấu tranh đi kiểm tra lại.
xua đuổi những ý
tưởng đó nhưng
không xua đuổi được.
Nó xuất hiện trong ý
thức của bệnh nhân
với tính chất cưỡng
bách.
HTuong RLTD Hoang Hoang tưởng là
28
tưởng những ý tưởng phán
đoán sai lầm, không
phù hợp với thực tế
nhưng bệnh nhân cho
là hoàn toàn chính
xác, không thể giải
thích, thuyết phục
được. Hoang tường
do bệnh tâm thần sinh
ra, nó chỉ mất di khi
bệnh tâm thần thuyên
giảm hoặc khỏi.
GNho RLTN Giảm nhớ Kém nhớ những sự
việc mới xay ra hay
những sự việc cũ.
Giảm hiệu quả của
quá trình nhớ và lưu
giữ tài liệu.
TNho RLTN Tăng nhớ Hiệu quả nhớ của
người bệnh tăng lên
với tính chất bệnh lý.
Bệnh nhân nhớ những
việc rất cũ, những chi
tiết vụn vặt, nhớ cả
những việc không có
ý nghĩa.
MNho RLTN Mất nhớ
HCK RLTN Hội chứng Do Kocsakop mô tả
Kocsakop năm 1887 trên những
bệnh nhân nghiện
rượu mạn tính, có
viêm đa dây thần
kinh. Quên thuận
chiều (quên do ghi
nhận kém): mất định
hướng và quên tất cả
mọi sự việc vừa xảy
ra. Loạn nhớ: nhớ giả
hoặc bịa chuyện. Các
sự việc cũ nhớ rất tốt.
GKS RLCX Giảm khí Khí sắc buồn rầu, ủ
sắc rũ, phiền muộn, chán
29
nản...
CXTL RLCX Cảm xúc Mức độ rối loạn cảm
tàn lụi xúc nặng hơn, mất
phản ứng với mọi
kích thích, mất khả
năng biểu hiện cảm
xúc nói chung. Bệnh
nhân thụ động, lờ đờ,
nằm lì trên giường
hoặc ngồi im một chỗ
không hề quan tâm,
chú ý đốn các sụ việc
diễn ra xung quanh...
MCGTT RLCX Mất cảm Mất mọi phàn ứng
giác tâm cảm xúc, mất cảm
thần giác tâm thần một
cách đau khô, đôi khi
đưa đen hành vi tự
sát...
CXKOD RLCX Cảm xúc Dễ chuvển từ cảm
không ổn xúc này sang cảm xúc
định khác, thường trái
ngược nhau: vừa khóc
vừa cười, vừa lạc
quan vừa bi quan...
CXHC RLCX Cảm xúc Trên một bệnh nhân, Vừa yêu vừa ghét, vừa
hai chiều đồng thời xuất hiện thích vừa không thích
hai cảm xúc hoàn
toàn trái ngược nhau.
CXTNKTH RLCX Cảm xúc Cảm xúc không thích cười đùa trong đám ma
trái ngược hợp hoặc hoàn trái của cha hoặc mẹ mình
không thích ngược với hoàn cảnh
hợp xung quanh.
RLVD1 RLHVTP Rối loạn
vận động
giảm vận
động, giảm
động tác
RLVD2 RLHVTP Rối loạn
vận động
mất vận

30
động, mất
động tác
RLVD3 RLHVTP Rối loạn
vận động
vận động,
động tác dị
thường
RLVD4 RLHVTP Rối loạn
vận động
tăng vận
động, động
tác
RLHDCYC1 RLHVTP Rối loạn
hoạt động
có ý chí
giảm hoạt
động
RLHDCYC2 RLHVTP Rối loạn
hoạt động
có ý chí
tăng hoạt
động
RLHDCYC3 RLHVTP Rối loạn
hoạt động
có ý chí mất
hoạt động
CYQCD RLCY Chú ý quá Do chú ý có chủ định
chuyển suy yếu, chú ý không
động chủ định chiếm ưu
thế. Người bệnh
không thể tập trung
chú ý vào đối tượng
hay hoạt động cần
thiết, thường dễ bị lôi
cuốn vào những kích
thích mới lạ.
CYTT RLCY Chú ý trì trệ Khả năng di chuyển
chú ý kém, khó
chuyển từ chù đề này
sang chù đề khác

31
III. Dữ liệu bệnh lưu trữ trong hệ thống
ID Tên bệnh Lời khuyên
BLT Bệnh loạn 1-Thuốc chống loạn thần là thuốc điều trị chính cho bệnh nhân loạn
tâm thần thần, mặc dù không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này
nhưng có thể giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng rối loạn thần
kinh hay ảo tưởng, hoang tưởng ở người bệnh. 2-Có thể điều trị
bệnh loạn thần bằng các biện pháp trị liệu tâm lý, phần lớn người
bệnh sẽ được điều trị ngoại trú, trường hợp nặng thì cần phải nhập
viện để kiểm soát tình hình và hạn chế những hành vi không kiểm
soát. 3-Đối với những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh loạn thần
cao thì nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, từ bỏ thói quen
uống rượu bia để giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình tiến triển
của bệnh. 4-Người nhà bênh nhân cần đưa bênh nhân đến bác sĩ
tâm thần để được tư vấn và điều trị đúng cách.
RLCX Rối loạn 1-Học cách cân bằng, không quá trầm trọng hóa các vấn đề và đón
cảm xúc nhận mọi sự cố trong cuộc đời mình một cách nhẹ nhàng hơn. 2-
Sống thật với cảm xúc của mình (không cần che giấu hoặc sống
ảo). Khi có sự cố, phải đối đầu với nó bằng một tinh thần đón nhận.
Không khoả lấp vấn đề bằng việc trốn tránh hoặc bằng những thú
vui tạm thời. Hãy chân thành với suy nghĩ thật của bản thân. Bạn
có thể chia sẻ với gia đình, bạn bè tin cậy. 3-Trang bị cho mình
kiến thức để biết về bệnh tâm lý. Khi bạn thấy mình bắt đầu rơi vào
căng thẳng mất kiểm soát hay có triệu chứng của mất ngủ, của
hoang mang, của âu lo… hãy tích cực tìm hiểu về nó để giải quyết.
4-Tập lối sống sinh hoạt điều độ. Việc ăn uống lành mạnh, nhiều
trái cây và rau xanh. Việc tập thể dục mỗi ngày (gym, yoga, đi bộ,
bơi lội…) không những giúp nâng cao sức khỏe thể chất mà còn cải
thiện tinh thần. 5-Người nhà bênh nhân cần đưa bênh nhân đến bác
sĩ tâm thần để được tư vấn và điều trị đúng cách.
TTDT Tổn thương 1-Đi bộ mỗi ngày ít nhất 10 phút. 2-Nghe nhạc, tiếp cận với đồ
đồi thị - Rối chơi. 3-Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. 4-Nên đến chuyên gia sớm
loạn hoặc để được tư vấn và điều trị sớm. 4-Người nhà bênh nhân cần đưa
mất tất cả bênh nhân đến bác sĩ tâm thần để được tư vấn và điều trị đúng
các loại cảm cách.
giác
MS Bệnh mê 1-Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh: Cung cấp một môi trường
sảng êm dịu, yên tĩnh, Giữ ánh sáng trong phòng như ban ngày, Lên thời
gian ngủ để không bị gián đoạn khi ngủ, Duy trì thói quen sinh hoạt
lành mạnh mỗi ngày, Tăng cường tự chăm sóc sức khỏe và hoạt
động mỗi ngày. 2-Rèn luyện khả năng bình tĩnh và định hướng: Cài
đặt đồng hồ, lịch và tham khảo chúng thường xuyên mỗi ngày, Cố
gắng giao tiếp với mọi người khi có thời gian chẳng hạn như ăn
trưa hoặc đi ngủ, Giữ các vật và hình ảnh quen thuộc xung quanh,
32
nhưng tránh để lộn xộn, Tiếp cận mọi người thật nhẹ nhàng, Tránh
tranh cãi. 3-Người nhà bênh nhân cần đưa bênh nhân đến bác sĩ
tâm thần để được tư vấn và điều trị đúng cách.
TTPL Tâm thần 1-Người nhà đóng vai trò quan trọng nhằm tạo niềm tin cho bệnh
phân liệt nhân rằng họ vẫn là thành viên đáng quí, đáng yêu của gia đình,
bằng cách thăm nuôi chăm sóc đều đặn. Khi ra viện về gia đình cần
tiến hành phục hồi một số tật chứng do bệnh gây nên, giúp cho họ
vượt khó khăn. 2-Tiếp xúc với người bệnh cần nói thật chậm, rõ
ràng, nhỏ nhẹ khi đưa ra lời khuyên hoặc câu hỏi, nên để họ có một
thời gian nhất định để tiếp nhận và trả lời. Đôi khi có những bệnh
nhân không trả lời được. 3-Tránh cho người bệnh bị xúc cảm mạnh
hoặc stress. Thể hiện những tình cảm chân thành và chỉ cho họ thấy
tình thương của gia đình và đồng loại. Khuyên họ nên có niềm tin
vào cuộc sống. 4-Tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động xã
hội. Động viên người bệnh, tránh phê bình, chi trích không cần
thiết. 5-Thường xuyên trò chuyện với người bệnh, tạo ra không khí
hài hoà cho tất cả mọi người. 5-Người nhà bênh nhân cần đưa bênh
nhân đến bác sĩ tâm thần để được tư vấn và điều trị đúng cách.
LTND Loạn thần 1-Một môi trường yên tĩnh. 2-Thông thường sử dụng một
nhiễm độc benzodiazepin hoặc thuốc chống loạn thần. 3-Trong hầu hết các
loạn thần gây ra do chất, ngưng sử dụng chất và sử dụng một thuốc
giải lo âu hoặc thuốc chống loạn thần sẽ mang lại hiệu quả. 4-
Người nhà bênh nhân cần đưa bênh nhân đến bác sĩ tâm thần để
được tư vấn và điều trị đúng cách.
DKTT Động kinh Người nhà bênh nhân cần đưa bênh nhân đến bác sĩ tâm thần để
tâm thần được tư vấn và điều trị đúng cách.
HTNB Hoang Người nhà bênh nhân cần đưa bênh nhân đến bác sĩ tâm thần để
tưởng nghi được tư vấn và điều trị đúng cách.
bệnh
BTTSX Bệnh trí tuệ 1-Giữ cho tâm trí hoạt động. 2-Hoạt động thể chất và xã hội. 3-Từ
sa xút bỏ hút thuốc lá. 4-Bổ sung đủ vitamin. 5-Quản lý các yếu tố nguy
cơ tim mạch. Điều trị huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và
chỉ số khối cơ thể (BMI) cao. 6-Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
7-Đảm bảo chất lượng giấc ngủ. 8-Người nhà bênh nhân cần đưa
bênh nhân đến bác sĩ tâm thần để được tư vấn và điều trị đúng
cách.
BDK Bệnh động Người nhà bênh nhân cần đưa bênh nhân đến bác sĩ tâm thần để
kinh được tư vấn và điều trị đúng cách.
RLNC Rối loạn Người nhà bênh nhân cần đưa bênh nhân đến bác sĩ tâm thần để
nhân cách được tư vấn và điều trị đúng cách.
HCCT Hội chứng Người nhà bênh nhân cần đưa bênh nhân đến bác sĩ tâm thần để
33
L căng trương được tư vấn và điều trị đúng cách.
lực
HCLL Hội chứng Người nhà nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để khám và điều trị
lú lẫn càng sớm càng tốt.
BSNTT Bệnh suy Người nhà nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để khám và điều trị
nhược tâm càng sớm càng tốt.
thần
IV. Bệnh và rối loạn
BenhID CTRLID
BLT TCG
RLCX GCG
TTDT GCG
RLCX LCGBT
RLCX ATCX
RLCX ATLN
MS AATL
TTPL AThanh
LTND AThi
TTPL AVVAK
DKTT AVVAK
LTND AGXX
BLT AGLDTDN
TTPL AGNTVAGVSDCT
HTNB AGNTVAGVSDCT
TTPL AThanhG
TTPL AGGVD
TTPL GTNC
RLCX TTPT
TTPL TDDD
TTPL NHL
BTTSX NHL
RLCX TDCC
TTPL TDNQ
34
BDK TDLN
RLNC TDKD
TTPL NMM
TTPL NTDTT
BLT NTDTT
TTPL TLBC
HCCTL NLL
HCCTL DLL
HCCTL NLoi
TTPL CXDLN
TTPL NNPL
HCLL NNRRKLQ
TTPL CNP
TTPL CChu
RLCX CChu
TTPL SLBL
TTPL TDHC
TTPL TDTK
TTPL TDTT
RLCX DK
BDK DK
TTPL YTAA
BLT HTuong
BTTSX GNho
RLCX TNho
BTTSX MNho
LTND HCK
RLCX GKS
TTPL CXTL
RLCX MCGTT
BSNTT CXKOD

35
TTPL CXHC
TTPL CXTNKTH
BTTSX RLVD1
TTPL RLVD2
TTPL RLVD3
TTPL RLVD4
RLCX RLHDCYC1
LTND RLHDCYC2
BLT RLHDCYC3
TTPL RLHDCYC3
RLCX CYQCD
BDK CYTT
TTPL CYTT
RLCX CYTT
V. Kịch bản người khám
ID Kịch bản người khám
kb1 Xin chào bác sĩ!
kb10 Tôi cảm thấy mọi người luôn xì xào quanh tôi, tôi luôn cảm thấy mắt tôi bị mờ, ăn
luôn thấy nhạt.
kb11 Hiện tại người thân của tôi không thể làm chủ mình được.
kb12 Có lúc cảm thấy đau nhức trong cơ thể, có lúc lại cười nhiều như bị cù.
kb13 Trong nhà của tôi có rất nhiều những kẻ giết người, tôi luôn thấy có người sắp giết
tôi, nhiều khi thấy mọi người tung hô tôi.
kb14 Tôi luôn bị mọi người chỉ trích, đánh giá, khiến tôi rất sợ.
kb15 Xung quanh tôi có rất nhiều điều đẹp đẽ, trong nhà tôi có rất nhiều thứ bay bổng,
trên trời thì nhiều màu sắc.
kb16 Luôn cảm thấy những âm thanh kì lạ, nhiều lúc lại thấy nói chuyện một mình, có
lúc lại muốn tự sát.
kb17 Người thân của tôi luôn nhìn thấy những thứ kì lạ, nói những điều không ai hiểu,
đôi khi lại thấy rất sợ ra mặt.
kb18 Tôi luôn cảm thấy xung quanh mình có rất nhiều mùi kì lạ, dường như có người
đang muốn đầu độc tôi.
kb19 Người thân của tôi luôn cảm thấy rất khó chịu bênh ngoài da, nhiều khi còn hay
ngồi ngơ ngác một mình, đôi lúc lại thấy tỏ ra đáng sợ.
kb2 Người thân của tôi đang gặp một số vấn đề về tâm thần.
kb20 Lúc tôi ngủ luôn gặp tình trạng ảo giác, và khi tôi tỉnh dậy cũng gặp tình trạng như
36
vậy.
kb21 Tôi luôn cảm thấy trong người tôi có những con vật đang sống trong đó.
kb22 Luôn có một người ở tương lai nhắc nhở tôi làm các công việc.
kb23 Người thân của tôi không thể kiểm soát cơ thể mình, luôn làm những việc kì lạ.
kb24 Người thân của tôi luôn nói những thứ kì về các cơ quan trong cơ thể: mũi ở sau
gáy, tay dài ra, không có tim, không có phổi.
kb25 Người thân của tôi luôn nói luyên thuyên, những thứ không hề có liên quan đến
nhau và nói rất nhiều.
kb26 Người thân của tôi luôn có những rất nhiều suy nghĩ khác nhau, dồn dập, khiến cho
người thân của tôi cảm thấy rất khó chịu.
kb27 Người thân của tôi luôn nói những điều vô nghĩa, nói linh tinh một mình.
kb28 Gần đây chú ý sự nghiêm trọng, người thân của tôi càng ngày càng chậm chạp về
suy nghĩ, tôi hỏi những câu hỏi rất dễ nhưng phải mất một thời gian mới trả lời.
kb29 Gần đây tôi mới thấy, người thân của tôi liên tục ngắt quãng câu chuyện, sau đó lại
tiếp tục câu chuyện khác.
kb3 Gia đình tôi đang có một người gặp một số vấn đề về tâm thần.
kb30 Người thân của tôi luôn để ý những chi tiết nhỏ, vụn vặt không đáng kể mà biến nó
thành câu chuyện to.
kb31 Người thân của tôi luôn nói lặp về một chủ để, nói đi nói lại liên tục.
kb32 Người thân của tôi bị tình trạng nói lẩm bẩn một mình, luôn nói những thứ linh tinh
lạ lùng.
kb33 Gần đây người thân của tôi luôn nói chuyện với một ai đó, tranh luận rất to, nhưng
lúc đó xung quanh không có ai.
kb34 Người thân của tôi luôn phớt lờ câu hỏi, thay vào đó là trả lời những điều không
liên quan đến câu hỏi
kb35 Người thân của tôi luôn nói lặp lại một vài từ, một vài câu dù chả có ai hỏi.
kb36 Người thân của tôi luôn trả lời mọi câu hỏi của tôi bằng một câu trả lời
kb37 Không trả lời những câu hỏi tôi nói, thay vào đó chỉ nói lại những câu hỏi. Việc này
xẩy ra liên tục khiến tôi nghi ngờ về sức khỏe của người thân của tôi.
kb38 Trước đây người thân của tôi rất lịch sự, nhưng gần đây luôn văng tục, nói vậy,
chửi hết tất cả mọi người trong nhà.
kb39 Tôi không thể hiểu những gì mà người thân của tôi nói, các câu nói không có liên
quan đến nhau.
kb4 Tôi đang gặp một số vấn đề, nó gây cho tôi cảm giác rất khó chịu.
kb40 Người thân của tôi nói những từ ngữ rất rời rạc, khiến cho mọi người trong nhà
không thể hiểu được.
kb41 Trong khi nói chuyện, người thân của tôi rất thích đảo lộn các thành phần trong câu,
đôi khi là nói cụt câu.
kb42 Người thân của tôi rất thích chơi chữ theo vần, điệu, nhưng có điều lạ là các câu
đều rất vô nghĩa. Việc này này lặp lại rất lâu rồi.
37
kb43 Người thân của tôi luôn cho là mình đúng, nói những điều viển vông không có thật,
những vấn đề đó rất là nhảm nhí.
kb44 Luôn nói những câu có nghĩ trái ngược nhau liên tục.
kb45 Luôn nói về một thế giới khác lạ, rồi khẳng định thế giới đó có thật. Luôn xa lánh
mọi người xung quanh.
kb46 Luôn nói những điều lảm nhảm như: con số 5 tượng trưng cho sự thống nhất như 5
ngón tay trong bàn tay,...
kb47 Suy nghĩ quá mức những vấn đề mà người khác nói. Đặc biệt khi bị trêu đùa thì cục
tức nổi nóng, sau đó chỉ muốn trả thù cho bằng được.
kb48 Người thân của tôi luôn làm những hàng động kì lạ, luôn phải kiểm tra những việc
đã làm, nhiều khi kiểm tra xong lại kiến công việc như ban đầu.
kb49 Luôn cho rằng mình đúng, kể cả những điều vô lý, những điều không có thật, khiến
người khác rất khó chịu.
kb5 Khi ra ngoài tôi cảm giác chói mắt đến đau mắt, ở trong phòng luôn nghe thấy tiếng
bom nổ
kb50 Người thân của tôi luôn quên mọi thứ, dù là những thứ vừa sẩy ra.
kb51 Luôn nhắc lại những thứ đã cũ, những việc xẩy ra rất lâu, đôi khi lại nó những điều
từ rất lâu, có những việc mà không đáng để nhớ.
kb52 Người thân của tôi không thể nhớ bất cứ điều gì trong một khoảng thời gian.
kb53 Người thân của tôi là một người nghiện rượu, khi uống rượu thì rất hay lảm nhảm,
bịa chuyện.
kb54 Luôn trong trạng thái buồn bã, chán nản. Cho dù mọi người có trêu đùa, hay cả
những lúc xem phim hài.
kb55 Người thân của tôi ở trong trạng thái lờ đờ, dường như không còn quan tâm đến bất
cứ điều gì xung quanh.
kb56 Tôi thấy người thân của tôi trong tình trạng thẫn thờ, không còn cảm xúc vui hay
bồn. Có một số lúc còn muốn tự sát.
kb57 Tôi cảm thấy bất an, người thân của tôi thay đổi tâm trạng đột ngột: đang cười
thành khóc, đang vui vẻ tự nhiên buồn,...
kb58 Người thân của tôi gần đây có tình trạng: vừa yêu vừa ghét, vừa thích vừa không
thích,...
kb59 Cảm xúc người thân của tôi khác hoàn toàn với hoàn cảnh lúc đó: mọi người đang
buồn vì đám tang, còn người thân của tôi thì cười,...
kb6 Người thân của tôi có vấn đề gì đó ạ?
kb60 Gần đây, người thân của tôi vận động chậm chạp, rất lười vận động, có những ngày
chỉ nằm im trên giường bỏ cả ăn.
kb61 Tôi cảm thấy rất lo sợ, người thân của tôi chỉ nằm im trên giường rất nhiều ngày, ăn
cũng phải bón cháo.
kb62 Người thân của tôi luôn làm những động tác kì quạc, không ai trong nhà có thể hiểu
đang làm gì.
kb63 Người thân của tôi rơi vào trạng thái tăng động, đôi khi khiến mọi người trong nhà
thấy khó chịu.
38
kb64 Người thân của tôi luôn rơi vào trạng thái lầm lì, cực kì ít suy nghĩ.
kb65 Luôn tăng động, suy nghĩ rất lạ lùng, khó hiểu.
kb66 Không còn thấy người thân của tôi phản ứng lại với hành động của mọi người
kb67 Người thân của tôi luôn bị lôi cuốn vào những thứ lạ lùng khiến không thể tập
chung làm việc được.
kb68 Không thể hòa nhịp nói chuyện với mọi người, nhất là những lúc đang chuyển chủ
đề nói chuyện.
kb7 Có
kb8 Không
kb9 Cảm ơn bác sĩ

VI. Kịch bản bot


ID Bot IDKichBan CTRLID
NguoiKham
kb1 Tôi có thể giúp gì cho bạn? kb1
kb10 Cảm ơn bạn đã chia sẻ, tôi đã hiểu vấn đề bạn gặp kb10 GCG
phải
kb11 Bạn hãy chia sẻ về vấn đề người thân bạn đang gặp kb11
phải?
kb12 Tôi đã hiểu vấn đề mà người thân bạn gặp phải kb12 LCGBT
kb13 Cảm ơn bạn đã chia sẻ, tôi sẽ liên hệ với gia đình bạn kb13 ATCX
kb14 Cảm ơn bạn! kb14 ATLN
kb15 Cảm ơn bạn! Cuộc sống của bạn thật đẹp. kb15 AATL
kb16 Tôi đã hiểu vấn đề mà người thân bạn đã gặp phải: kb16 AThanh
kb17 Rất có thể người thân của bạn đang gặp phải vấn đề: kb17 AThi
kb18 Cảm ơn bạn! Tôi đã nắm được vấn đề mà bạn gặp kb18 AVVAK
phải
kb19 Tôi đã hiểu tình trạng mà người thân bạn gặp phải: kb19 AGXX
kb2 Bạn hãy tạo một tài khoản cho người thân của bạn, để kb2
tôi có thể thăm khám.
kb20 Cảm ơn bạn đã chia sẻ! Tôi đã năm được tình trạng kb20 AGLD
của bạn. TDN
kb21 Tôi đã nắm được tình trạng mà bạn có thể đang gặp kb21 AGNTVA
phải. Cảm ơn bạn đã chia sẻ GVSDCT
kb22 Tôi sẽ liên hệ với gia đình tình trạng của bạn. Cảm kb22 AThanhG
ơn bạn đã chia sẻ!
kb23 Người thân của bạn có thể gặp phải tình trạng: kb23 AGGVD
39
kb24 Có thể người thân của bạn đang gặp phải tình trạng kb24 GTNC
kb25 Tôi đã nắm được tình trạng người thân của bạn, rất kb25 TTPT
có thể đang trong tình trạng:
kb26 Rất có thể người thân của bạn đang gặp phải tình kb26 TDDD
trạng:
kb27 Có thể người thân của bạn gặp phải tình trạng: kb27 NHL
kb28 Người thân của bạn rất có thể đang gặp phải tình kb28 TDCC
trạng:
kb29 Người thân của bạn đang có thể gặp phải tình trạng: kb29 TDNQ
kb3 Bạn hãy tạo một tài khoản cho người thân của bạn, để kb3
tôi có thể thăm khám.
kb30 Người thân của bạn có thể gặp phải tình trạng: kb30 TDLN
kb31 Tôi chuẩn đoán có thể người thân của bạn đang gặp kb31 TDKD
phải:
kb32 Người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb32 NMM
kb33 Rất có thể người thân của bạn đang gặp phải: kb33 NTDTT
kb34 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb34 TLBC
kb35 Tôi chuẩn đoán người thân của bạn đang gặp phải: kb35 NLL
kb36 Sau khi chuẩn đoán thì tình trạng người thân của bạn kb36 DLL
có thể là:
kb37 Tôi đã nắm được tình trạng người thân của bạn, rất kb37 NLoi
có thể đang trong tình trạng:
kb38 Người thân của bạn rất có thể đang gặp phải tình kb38 CXDLN
trạng:
kb39 Tôi chuẩn đoán có thể người thân của bạn đang gặp kb39 NNPL
phải:
kb4 Bạn hãy nói rõ hơn về vấn đề bạn đang gặp phải kb4
được chứ?
kb40 Tôi đã hiểu tình trạng mà người thân bạn gặp phải: kb40 NNRR
KLQ
kb41 Người thân của bạn có thể gặp phải tình trạng: kb41 CNP
kb42 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb42 CChu
kb43 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb43 SLBL
kb44 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb44 TDHC
kb45 Người thân của bạn có thể đang gặp phải tình trạng: kb45 TDTK
kb46 Người thân của bạn rất có thể đang gặp phải tình kb46 TDTT
trạng:
kb47 Người thân của bạn rất có thể đang gặp phải tình kb47 DK
trạng:
40
kb48 Người thân của bạn rất có thể đang gặp phải tình kb48 YTAA
trạng:
kb49 Người thân của bạn có thể đang gặp phải tình trạng: kb49 HTuong
kb5 Tôi đã hiểu tình trạng bạn có thể đang gặp phải rồi. kb5 TCG
Cảm ơn bạn đã chia sẻ!
kb50 Tôi chuẩn đoán có thể người thân của bạn đang gặp kb50 GNho
phải:
kb51 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb51 TNho
kb52 Người thân của bạn có thể đang gặp phải tình trạng: kb52 MNho
kb53 Tôi chuẩn đoán có thể người thân của bạn đang gặp kb53 HCK
phải:
kb54 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb54 GKS
kb55 Người thân của bạn có thể đang gặp phải tình trạng: kb55 CXTL
kb56 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb56 MCGTT
kb57 Tôi chuẩn đoán có thể người thân của bạn đang gặp kb57 CXKOD
phải:
kb58 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb58 CXHC
kb59 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb59 CXTNKTH
kb6 Trước khi nói về tình trạng bệnh, tôi cần biết người kb6
thân của bạn có tập chung trả lời không?
kb60 Tôi chuẩn đoán có thể người thân của bạn đang gặp kb60 RLVD1
phải:
kb61 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb61 RLVD2
kb62 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb62 RLVD3
kb63 Tôi chuẩn đoán có thể người thân của bạn đang gặp kb63 RLVD4
phải:
kb64 Người thân của bạn có thể đang gặp phải tình trạng: kb64 RLHDCYC
1
kb65 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb65 RLHDCYC
2
kb66 Tôi chuẩn đoán có thể người thân của bạn đang gặp kb66 RLHDCYC
phải: 3
kb67 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb67 CYQCD
kb68 Tình trạng người thân của bạn có thể đang gặp phải: kb68 CYTT
kb7 Rất có thể người thân của bạn đang gặp phải tình kb7
trạng:
kb8 Rất tiếc chúng tôi không thể nói được tình trạng mà kb8
người thân bạn gặp phải
kb9 Cảm ơn bạn đã thăm khám kb9
41
VII. Bộ tiền sử bệnh
ID Nội Dung Trọng số Tuổi
btsb1 Tiền sử bệnh tâm thần và cơ thể 4 0
btsb2 Quá trình mang thai và sinh đẻ của mẹ bệnh nhân 5 0
btsb3 Thời kỳ trẻ nhỏ 1 0
btsb4 Thời kỳ thanh thiếu niên 3 12
btsb5 Thời kỳ thường thành 2 25
VIII. Tiền sử bệnh
ID IDBoTienSuBenh Nội Dung
tsb1 btsb1 Người thân đã từng mắc các bệnh lý thần kinh như: viêm não,
u não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, động kinh...
không?
tsb10 btsb3 Có bị va ngã lần nào đáng chú ý không?
tsb11 btsb3 Mối quan hệ gắn bó với cha mẹ, người trông trẻ, trẻ cùng lứa
tuổi như thế nào?
tsb12 btsb3 Có thường xuyên gặp ác mộng không?
tsb13 btsb3 Có gặp khó khăn gì trong học tập không?
tsb14 btsb3 Mối quan hệ với thầy cô giáo, bạn bè cùng trang lứa?
tsb15 btsb4 Có nhiều hay ít bạn, có bạn thân không?
tsb16 btsb4 Có rắc rối trong trường hoặc ngoài trường như trộm cắp, đánh
nhau, phá phách không?
tsb17 btsb4 Có sử dụng chất kích thích hoặc các chất ma tuý khác không?
tsb18 btsb5 Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?
tsb19 btsb5 Bệnh nhân sống cùng với ai?
tsb2 btsb1 Người thân có uống nhiều rượu không?
tsb3 btsb2 Bệnh nhân có được sinh ra theo đúng dự định và mong muốn
của gia đình không?
tsb4 btsb2 Quá trình mang thai có bình thường không?
tsb5 btsb2 Trong quá trình mang thai có ốm đau gì hoặc có sang chẩn tâm
thần hay cơ thể không?
tsb6 btsb2 Trong khi mang thai mẹ bệnh nhân có sử dụng thuốc hay chất
gây nghiện gì không?
tsb7 btsb2 Đẻ thường hay đẻ khó, có phải can thiệp thủ thuật gì không?
tsb8 btsb2 Có bị ngạt sau đẻ không?
tsb9 btsb3 Trẻ khỏe hay thường xuyên ốm yếu?

42
IX. Câu trả lời
ID Nội Dung
ctl1 Không
ctl10 Mối quan hệ không tốt
ctl11 Luôn xa lánh các mối quan hệ
ctl12 Nhiều và thân
ctl13 Nhiều nhưng không có bạn thân
ctl14 Ít bạn
ctl15 Ông bà
ctl16 Bố mẹ
ctl17 Cả gia đình
ctl2 Có
ctl3 Ít uống rượu
ctl4 Thỉnh thoảng
ctl5 Uống nhiều
ctl6 Ít ốm
ctl7 Thường xuyên ốm
ctl8 Khỏe mạnh
ctl9 Mối quan hệ tốt
X. Tiền sử bệnh và câu trả lời
ID Điểm IDTienSuBenh IDCauTraLoi
1 0 ctl1 tsb1
2 10 ctl2 tsb1
3 1 ctl3 tsb2
4 4 ctl4 tsb2
5 7 ctl5 tsb2
6 4 ctl1 tsb3
7 1 ctl2 tsb3
8 5 ctl1 tsb4
9 0 ctl2 tsb4
10 6 ctl1 tsb5
11 0 ctl2 tsb5
43
12 7 ctl1 tsb6
13 0 ctl2 tsb6
14 0 ctl1 tsb7
15 4 ctl2 tsb7
16 0 ctl1 tsb8
17 3 ctl2 tsb8
18 3 ctl6 tsb9
19 8 ctl7 tsb9
20 0 ctl8 tsb9
21 0 ctl1 tsb10
22 6 ctl2 tsb10
23 0 ctl9 tsb11
24 5 ctl10 tsb11
25 10 ctl11 tsb11
26 0 ctl1 tsb12
27 6 ctl2 tsb12
28 0 ctl1 tsb13
29 4 ctl2 tsb13
30 0 ctl9 tsb14
31 4 ctl10 tsb14
32 8 ctl11 tsb14
33 0 ctl12 tsb15
34 4 ctl13 tsb15
35 6 ctl14 tsb15
36 0 ctl1 tsb16
37 5 ctl2 tsb16
38 0 ctl1 tsb17
39 7 ctl2 tsb17
40 0 ctl9 tsb18
41 9 ctl10 tsb18
42 5 ctl15 tsb19

44
43 3 ctl16 tsb19
44 1 ctl17 tsb19

C. Các case có trong hệ thống theo từng bệnh


Có 14 bệnh, các rối loạn đã tìm ra khi đọc sách giáo trình tâm thần học và tham khảo
các nguồn. Tìm ra tổng 69 case theo từng bệnh, dự trên các mã rối loạn đã nêu ở trên.
I. Bệnh loạn tâm thần (5 case)
BenhID CTRLID
BLT TCG
BLT AGLDTDN
BLT NTDTT
BLT HTuong
BLT RLHDCYC3
II. Rối loạn cảm xúc (14 case)
BenhID CTRLID
RLCX GCG
RLCX LCGBT
RLCX ATCX
RLCX ATLN
RLCX TTPT
RLCX TDCC
RLCX CChu
RLCX DK
RLCX TNho
RLCX GKS
RLCX MCGTT
RLCX RLHDCYC1
RLCX CYQCD
RLCX CYTT
III. Tổn thương đồi thị - Rối loạn hoặc mất tất cả các loại cảm giác (1 case)
BenhID CTRLID
TTDT GCG
45
IV. Bệnh mê sảng (1 case)
BenhID CTRLID
MS AATL
V. Tâm thần phân liệt (29 case)
BenhID CTRLID
TTPL AThanh
TTPL AVVAK
TTPL AGNTVAGVSDCT
TTPL AThanhG
TTPL AGGVD
TTPL GTNC
TTPL TDDD
TTPL NHL
TTPL TDNQ
TTPL NMM
TTPL NTDTT
TTPL TLBC
TTPL CXDLN
TTPL NNPL
TTPL CNP
TTPL CChu
TTPL SLBL
TTPL TDHC
TTPL TDTK
TTPL TDTT
TTPL YTAA
TTPL CXTL
TTPL CXHC
TTPL CXTNKTH
TTPL RLVD2
TTPL RLVD3
TTPL RLVD4
46
TTPL RLHDCYC3
TTPL CYTT
VI. Loạn thần nhiễm độc (4 case)
BenhID CTRLID
LTND AThi
LTND AGXX
LTND HCK
LTND RLHDCYC2
VII. Động kinh tâm thần (1 case)
BenhID CTRLID
DKTT AVVAK
VIII. Hoang tưởng nghi bệnh (1 case)
BenhID CTRLID
HTNB AGNTVAGVSDCT
IX. Bệnh trí tuệ sa xút (4 case)
BenhID CTRLID
BTTSX NHL
BTTSX GNho
BTTSX MNho
BTTSX RLVD1
X. Bệnh động kinh (3 case)
BenhID CTRLID
BDK TDLN
BDK DK
BDK CYTT
XI. Rối loạn nhân cách (1 case)
BenhID CTRLID
RLNC TDKD
XII. Hội chứng căng trương lực (3 case)
BenhID CTRLID
HCCTL NLL
HCCTL DLL
47
HCCTL NLoi
XIII. Hội chứng lú lẫn (1 case)
BenhID CTRLID
HCLL NNRRKLQ
XIV. Bệnh suy nhược tâm thần (1 case)
BenhID CT RLID
BSNTT CXKOD

D. Trình bày các kịch bản vận hành hệ thống, dữ liệu đầu vào, dữ liệu đầu
ra, thuật toán được sử dụng trong hệ thống.
I. Kịch bản vận hành hệ thống
- Người dùng đăng ký hệ thống.
- Đăng nhập hệ thống.
- Trả lời các câu hỏi về tiền sử thông tin của bệnh nhân:
 Việc trả lời tiền sử bệnh là bắt buộc, nếu không trả lời câu hỏi thì không thể sử
dụng các chức năng khác.
1. Kịch bản 1
- Người nhà bệnh nhân thực hiện đăng ký, nhập các thông tin mà hệ thống yêu cầu.
Sau đó bệnh nhân trả lời các câu hỏi về tiền sử bệnh nhân, các biến động trong
quãng đời của bệnh nhân.
- Người nhà bệnh nhân liên hệ với bot, bot sẽ trả lời người nhà bệnh nhân:
 Nếu bệnh nhân có thể trả lời, bot sẽ yêu cầu bệnh nhân trả lời các triệu chứng mà
bệnh nhân mắc phải. Bot sẽ hỏi lại người nhà bệnh nhân về cảm xúc trong lúc
trả lời:
+ Có: bot đưa ra bệnh cho người nhà bệnh nhân tương ứng bệnh nhân gặp phải,
kèm theo các lời khuyên có thể áp dụng với bệnh.
+ Không: bot không thể đưa ra bệnh chính xác.
 Kết thúc thăm khám.
 Nếu bệnh nhân không thể trả lời được, bot sẽ hỏi người nhà bệnh nhân về các
triệu chứng bệnh nhân gặp phải. Người nhà bệnh nhân nói về tình trạng bệnh
nhân gặp phải, bot sẽ đưa ra bệnh tương ứng.
 Kết thúc thăm khám
- Chú ý: Các bệnh chỉ là chuẩn đoán của bot, bot sẽ chỉ đưa ra là dự đoán theo các dữ
liệu tri thức tìm hiểu được.
2. Kịch bản 2
- Người nhà bệnh nhân thực hiện đăng ký, nhập các thông tin mà hệ thống yêu cầu.
Sau đó bệnh nhân trả lời các câu hỏi về tiền sử bệnh nhân, các biến động trong
quãng đời của bệnh nhân.

48
- Người nhà bệnh nhân liên hệ với bot, bot sẽ trả lời người nhà bệnh nhân:
 Nếu bệnh nhân có thể trả lời, bot sẽ yêu cầu bệnh nhân trả lời các triệu chứng mà
bệnh nhân mắc phải. Bot sẽ hỏi lại người nhà bệnh nhân về cảm xúc trong lúc
trả lời:
+ Có: bot kết hợp với các tiền sử ban đầu mà người thân trả lời, kết hợp với các
triệu chứng mà bệnh nhân đưa ra. Sau đó, bot đưa ra bệnh cho người nhà bệnh
nhân tương ứng bệnh nhân gặp phải, kèm theo các lời khuyên có thể áp dụng với
bệnh.
+ Không: bot không thể đưa ra bệnh chính xác.
 Kết thúc thăm khám.
 Nếu bệnh nhân không thể trả lời được, bot sẽ hỏi người nhà bệnh nhân về các
triệu chứng bệnh nhân gặp phải. Người nhà bệnh nhân nói về tình trạng bệnh
nhân gặp phải. Bot kết hợp với các tiền sử ban đầu mà người thân trả lời, kết hợp
với các triệu chứng mà bệnh nhân đưa ra. Sau đó, bot đưa ra bệnh cho người nhà
bệnh nhân tương ứng bệnh nhân gặp phải, kèm theo các lời khuyên có thể áp
dụng với bệnh.
 Kết thúc thăm khám
II. Dữ liệu đầu vào
- Các tiền sử của bệnh nhân: trước khi đến thăm khám, bệnh nhân sẽ gặp phải các tình
trạng không hay, việc kiểm tra tiền sử bệnh của bệnh nhân để có thể nắm bắt được
độ chính xác mà bot khi đưa ra kết quả.
- Triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải.
III. Dữ liệu đầu ra
- Bệnh mà bệnh nhân có thể gặp phải, kèm theo lời khuyên.
- Không thể đưa ra với các trường hợp không xác định được.
IV. Thuật toán sử dụng trong hệ thống
Tính độ chính xác bệnh dựa vào bộ tiền sử bệnh và câu trả lời tương ứng với câu
hỏi. Cộng điểm số của các câu trả lời, sau đó chia cho tổng số câu hỏi. Tiếp theo, lấy
cộng tổng số điểm theo các bộ câu hỏi chia cho tổng số bộ câu hỏi. Cuối cùng lấy tổng
số điểm nhân với 10 và chia cho số bộ câu hỏi phù hợp với lứa tuổi.
Dựa vào các triệu chứng mà bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân nói về tình trạng
của bệnh nhân, rồi tìm kiếm dữ liệu phù hợp đã được lưu trữ hệ thống. Sau đó hệ thống
sẽ hiển thị trình trạng bệnh, lời khuyên, độ chính xác tương ứng.

E. Phát triển ứng dụng


Hệ thống phát triển dựa trên đối tượng người dùng có trong hệ thống: người nhà bệnh
nhân, nhân viên, người góp ý, quản lý.
- Người nhà bệnh nhân: đây là đối tượng chính mà hệ thống hướng tới. Người nhà
bệnh nhân sẽ trả lời về tiền sử bệnh nhân trong quá khứ, nhắn tin với hệ thống, tạo
thêm tài khoản cho bệnh nhân, xem thông tin cá nhân. Trước đó cần đăng ký, đăng
nhập.

49
- Nhân viên: xem thống kê tin nhắn của người người nhà bệnh nhân với hệ thống,
xem lại các tin nhắn mà người nhà bệnh nhân liên lạc với hệ thống
- Người góp ý: góp ý thêm các triệu chứng đối với hệ thống.
- Quản lý: xem thống kê bệnh của người dùng, thêm các bộ tiền sử để tăng độ chính
xác.
I. Người nhà bệnh nhân
1. Đăng ký tài khoản
- Cần điền đầy đủ thông tin cá nhân và tài khoản không được trùng

50
2. Đăng nhập

3. Trả lời câu hỏi


- Người nhà bệnh nhân sẽ trả lời các tiền sử bệnh của bệnh nhân và hệ thống đưa ra,
sau khi trả lời đủ có thể lưu lại hệ thống. Nếu không trả lời hoặc không trả lời đủ sẽ
không thể tiếp tục sử dụng các chức năng khác.

51
- Hệ thống hiển thị trả lời thành công, đưa đến màn hình chat. Sau đó người dùng có
thể nhắn tin để được điều trị hoặc xem lại thông tin cá nhân của mình.

4. Kịch bản 2:
Bệnh nhân có khả năng xem và trả lời tin nhắn
52
- Người nhà trả lời có:
Người nhà

Bệnh nhân

53
- Người nhà trả lời: Không
Người nhà

Bệnh nhân

54
Bệnh nhân không có khả năng xem và trả lời tin nhắn

55
5. Xem thông tin cá nhân

II. Nhân viên


1. Xem thống kê tin nhắn

56
2. Xem chi tiết tin nhắn một người

57
III. Người góp ý
1. Xem các góp ý mà người dùng đã thêm

2. Thêm góp ý

58
IV. Quản lý
1. Xem thống kế người bệnh

2. Xem bộ tiền sử

59
3. Xem tiền xử bệnh

60
4. Xem câu trả lời

61
5. Xem trả lời câu hỏi

62
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo chính:
Giáo trình tâm thần học – Đại học Thái Nguyên
https://drive.google.com/file/d/1Y0ljuAviavo655nVhCgS7tse0AJElYJY/view?usp=sharing
Tài liệu đọc tham khảo thêm:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-hieu-benh-loan-la-gi/
https://div12.org/case-studies/
https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/benh-tam-la-gi-vi-sao-de-
mac-benh-tam/#:~:text=Nguy%C3%AAn%20nh%C3%A2n%20m%E1%BA%AFc%20b
%E1%BB%87nh%20t%C3%A2m%20th%E1%BA%A7n&text=Di%20truy%E1%BB%81n%3A
%20Nh%E1%BB%AFng%20gia%20%C4%91%C3%ACnh,c%C3%B2n%20%E1%BB%9F
%20trong%20b%E1%BB%A5ng%20m%E1%BA%B9.
https://youmed.vn/tin-tuc/ban-co-dang-bi-roi-loan-cam-xuc/
https://hellobacsi.com/benh-nao-he-than-kinh/van-de-nao-than-kinh/me-sang/
https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/dieu-tri-cac-roi-loan-cam-
giac/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-hieu-benh-loan-la-gi/
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93i_th%E1%BB%8B
63
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/me-sang-la-gi/
http://www.benhvien103.vn/tam-than-phan-liet/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tam-phan-liet-nhung-dieu-can-biet/
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/tam-than/roi-loan-tam-than-do-nhiem-doc
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/tam-than/dong-kinh-tam-than-va-cac-roi-loan-
tam-than-trong-dong-kinh
https://hellodoctors.vn/hoang-tuong/benh-hoang-tuong-lo-lang-trieu-chung-va-cach-dieu-tri.html
https://www.vinmec.com/vi/benh/benh-sa-sut-tri-tue-dementia-3294/#:~:text=Sa%20s%C3%BAt
%20tr%C3%AD%20tu%E1%BB%87%20(Dementia)%20m%C3%B4%20t%E1%BA%A3%20m
%E1%BB%99t%20nh%C3%B3m%20c%C3%A1c,ch%E1%BB%A9ng%20sa%20s%C3%BAt
%20tr%C3%AD%20tu%E1%BB%87.
https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-t
%C3%A2m-th%E1%BA%A7n/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-c
%C3%A1ch/t%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-c%C3%A1c-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA
%A1n-nh%C3%A2n-c%C3%A1ch
https://medlatec.vn/tin-tuc/hoi-chung-lu-lan-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-s65-
n22692#:~:text=L%C3%BA%20l%E1%BA%ABn%20l%C3%A0%20t%C3%ACnh%20tr
%E1%BA%A1ng,nh%C3%A2n%20kh%C3%A1c%20nhau%20g%C3%A2y%20ra
https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-t
%C3%A2m-th%E1%BA%A7n/t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n-ph%C3%A2n-li%E1%BB%87t-
v%C3%A0-c%C3%A1c-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-li%C3%AAn-quan/r%E1%BB
%91i-lo%E1%BA%A1n-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n-do-ch%E1%BA%A5t-g%C3%A2y-
nghi%E1%BB%87n-do-thu%E1%BB%91c

64

You might also like