You are on page 1of 191

TIN HỌC CƠ SỞ

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................... x
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ ............................ 1
1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm thông tin ........................................................................................... 1
1.1.2. Khái niệm tin học .............................................................................................. 2
1.1.3. Khái niệm truyền thông ..................................................................................... 2
1.1.4. Khái niệm về công nghệ thông tin ..................................................................... 2
1.2. Sơ lƣợc về lịch sử phát triển của máy tính điện tử ................................................... 2
1.2.1. Thế hệ 1 – Bóng đèn điện (1945-1955) ............................................................. 2
1.2.2. Thế hệ thứ 2 – Transitor (1955-1965) ............................................................... 4
1.2.3. Thế hệ 3 – Mạch tích hợp (1965 – 1980) .......................................................... 5
1.2.4. Thế hệ thứ 4 – Mạch tích hợp cỡ lớn (1980 - nay) ............................................ 6
1.2.5. Khuynh hƣớng tƣơng lai.................................................................................... 7
1.2.5.1. Máy tính lƣợng tử (quantum computer) ..................................................... 7

1.2.5.2. Máy tính sẽ đạt cấp độ xử lý thông tin ở cấp độ phân tử nguyên tử .......... 8

1.2.5.3. Máy tính sinh học ....................................................................................... 8

1.3. Các lĩnh vực ứng dụng của tin học ........................................................................... 9
1.3.1. Bài toán khoa học kỹ thuật ................................................................................ 9
1.3.2. Hỗ trợ quản lý .................................................................................................... 9
1.3.3. Tự động hóa và điều khiển ................................................................................ 9
1.3.4. Truyền thông ..................................................................................................... 9
1.3.5. Soạn thảo, in ấn, lƣu trữ, văn phòng................................................................ 10
1.3.6. Trí tuệ nhân tạo ................................................................................................ 10
1.3.7. Giáo dục ........................................................................................................... 10

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page i


TIN HỌC CƠ SỞ

1.3.8. Giải trí .............................................................................................................. 11


1.4. Các hệ đếm và biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử .................................... 11
1.4.1. Các hệ đếm ...................................................................................................... 11
1.4.1.1. Khái niệm hệ đếm ..................................................................................... 11

1.4.1.2. Các hệ đếm trong máy tính ....................................................................... 12

1.4.2. Chuyển đổi số giữa các hệ cơ số ..................................................................... 12


1.4.2.1. Chuyển đổi từ hệ bất kỳ sang hệ thập phân .............................................. 12

1.4.2.2. Chuyển đổi từ hệ cơ số 10 sang hệ cơ số a............................................... 12

1.4.2.3. Chuyển đổi nhị phân – thập lục phân. ...................................................... 14

1.4.2.5. Chuyển đổi nhị phân – bát phân ............................................................... 15

1.4.3. Các phép tính số học với phép tính hệ nhị phân.............................................. 15
1.4.3.1. Phép cộng ................................................................................................. 15

1.4.3.2. Phép trừ..................................................................................................... 16

1.4.3.3. Phép nhân ................................................................................................. 16

1.4.3.4. Phép chia................................................................................................... 17

1.5. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử............................................................. 18
1.5.1. Biểu diễn số nguyên ........................................................................................ 18
1.5.1.1. Biểu diễn số trong máy tính...................................................................... 18

1.5.1.2. Biểu diễn số nguyên có dấu ...................................................................... 18

1.5.2. Biểu diễn số thực ............................................................................................. 20


1.5.3. Mã ký tự số ...................................................................................................... 22
1.5.3.1. Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange)
............................................................................................................................... 22

1.5.3.2. Mã Unicode .............................................................................................. 23

1.6. Cấu trúc phần cứng và phần mềm của máy tính điện tử ........................................ 24
1.6.1. Nguyên lý hoạt động của máy tính điện tử...................................................... 24
Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page ii
TIN HỌC CƠ SỞ

1.6.2. Cấu trúc phần cứng của máy tính .................................................................... 24


1.6.3. Cấu trúc phần mềm của máy tính .................................................................... 25
1.6.3.1. Phần mềm hệ thống .................................................................................. 25

1.6.3.2. Ngôn ngữ lập trình .................................................................................... 26

1.6.3.3. Phần mềm ứng dụng ................................................................................. 27

1.7. Thuật toán và sơ đồ khối ........................................................................................ 28


1.7.1. Khái niệm thuật toán ....................................................................................... 28
1.7.2. Các yêu cầu đối với thuật toán ........................................................................ 28
1.7.3. Sơ đồ khối ........................................................................................................ 28
CHƢƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS ................................................................... 30
2.1. Làm quen với Windows ......................................................................................... 30
2.1.1 Giới thiệu Windows.......................................................................................... 30
2.1.2. Khởi động Windows ........................................................................................ 30
2.1.3. Tìm hiểu màn hình desktop ............................................................................. 31
2.1.4. Sử dụng chuột .................................................................................................. 35
2.1.5. Sử dụng thanh taskbar ..................................................................................... 35
2.2. Quản lý file và folder .............................................................................................. 40
2.2.1. xem nội dung file folder .................................................................................. 40
2.2.2. Các thao tác với file và folder ......................................................................... 41
2.2.2.1. Tạo mới và đổi tên file, folder .................................................................. 41

2.2.2.2.Lựa chọn, sao chép, xóa, di chuyển file, folder ......................................... 42

2.2.3. Tìm kiếm File và Folder .................................................................................. 42


2.3. Tìm hiểu controlpanel ............................................................................................. 43
2.3.1. System and Security ........................................................................................ 45
2.3.2. Network and Internet ....................................................................................... 46
2.3.3. Hardware and Sound ....................................................................................... 46
2.3.4. Programs .......................................................................................................... 47
2.3.5. User Accounts and Family Safety ................................................................... 50
Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page iii
TIN HỌC CƠ SỞ

2.3.6. Appearance and Personalization...................................................................... 50


2.3.7. Clock, Language and Region .......................................................................... 53
2.3.8. Ease of Access ................................................................................................. 54
2.4. Một số tính năng khác ............................................................................................ 55
2.4.1. Command Prompt ............................................................................................ 55
2.4.2. Run................................................................................................................... 58
2.5. Một số phím tắt thông dụng trong win 7 ................................................................ 59
CHƢƠNG III HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD ............................. 62
3.1. Giới thiệu về word 2010 ......................................................................................... 62
3.1.1. Khởi động và thoát khỏi word 2010 ................................................................ 62
3.1.2. Làm quen với thanh công cụ word 2010 ......................................................... 62
3.1.3. Thiết lập một số tùy chọn trƣớc khi làm việc .................................................. 64
3.1.3.1. Chọn định dạng lƣu file ............................................................................ 64

3.1.3.2. Ví trị mặc định khi lƣu một file ................................................................ 64

3.1.3.3. Giảm thiểu khả năng mất dữ liệu khi bị ngắt bất ngờ: ............................ 64

3.1.3.4. Tắt bỏ lỗi kiểm tra chính tả....................................................................... 65

3.1.3.5. Chuyển đơn vị đo ..................................................................................... 66

3.2. Thực hiện định dạng văn bản ................................................................................. 66


3.2.1. Cách gõ tiếng việt, chuyển đổi bảng mã ......................................................... 66
3.2.1.1. Cách gõ tiếng việt trong word .................................................................. 66

3.2.1.2. Chuyển đổi bảng mã ................................................................................. 67

3.2.2. Định dạng trang văn bản.................................................................................. 68


3.2.2.1. Đặt lề cho trang văn bản ........................................................................... 68

3.2.2.2. Thay đổi chiểu, kích cỡ giấy của trang văn bản ....................................... 69

3.2.3. Định dạng Font cho văn bản ............................................................................ 69


3.2.4. Căn chỉnh Paragraph........................................................................................ 73
3.2.4.1. Căn chỉnh đoạn văn bản theo chiều ngang (Left - Right) ....................... 73
Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page iv
TIN HỌC CƠ SỞ

3.2.4.2. Căn chỉnh văn bản theo chiều dọc ........................................................... 74

3.2.4.3. Tùy chỉnh cho đoạn văn bản ........................................................................ 75


3.2.5. Định dạng cột, Tabs ......................................................................................... 76
3.2.5.1. Định dạng cột ........................................................................................... 76

3.2.5.2. Định dạng Tabs (điểm dừng) .................................................................... 77

3.2.6. Bullets, Numbering, MultiLevel List .............................................................. 79


3.2.6.1. Bullets và Numbering ............................................................................... 79

3.2.6.2. Multilevel List .......................................................................................... 81

3.2.7. Header, Footer, Page Number ......................................................................... 82


3.2.8. Tạo khung, màu nền, nền bảo vệ cho văn bản ................................................ 83
3.2.8.1. Tạo khung cho văn bản............................................................................. 83

3.2.8.2. Màu nền cho văn bản ................................................................................ 84

3.2.8.3. WaterMark (nền bảo vệ văn bản) ............................................................. 84

3.2.9. Drop Cap – Tạo chữ cãi đặc biệt ở đầu đoạn .................................................. 85
3.2.10. Tìm kiếm và thay thế ..................................................................................... 86
3.3. Chèn các đối tƣợng ................................................................................................. 87
3.3.1. Chèn các ký tự đặc biệt.................................................................................... 87
3.3.2. Chèn hình ảnh .................................................................................................. 89
3.3.3. Chèn và hiệu chỉnh lƣu đồ ............................................................................... 90
3.3.4. Vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ ................................................................................. 91
3.3.5. Chèn hình khối (Shape) ................................................................................... 92
3.3.6. Chèn biểu thức toán học .................................................................................. 94
3.4. Làm việc với bảng .................................................................................................. 95
3.4.1. Thao tác với bảng, hiệu chỉnh bảng ................................................................. 95
3.4.2. Trình bày văn bản trong bảng .......................................................................... 98
3.4.3. Chuyển văn bản sang bảng và ngƣợc lại ......................................................... 98
3.4.4. Tính toán số liệu trong bảng ............................................................................ 99

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page v


TIN HỌC CƠ SỞ

3.4.5. Kẻ biểu đồ từ số liệu của bảng ...................................................................... 101


3.5. In văn bản ............................................................................................................. 102
3.5.1. Xem văn bản trƣớc khi in ............................................................................. 102
3.5.2. Các lựa chọn khi in ........................................................................................ 103
3.6. Một số tính năng khác .......................................................................................... 104
3.6.1. Tạo dòng chữ nghệ thuật ............................................................................... 104
3.6.2. Tạo styles, mục lục động .............................................................................. 106
2.6.2.1. Mục lục động .......................................................................................... 106

3.6.2.2. Tạo Style ngƣời dùng ............................................................................. 109

3.6.3. Tạo marco ...................................................................................................... 112


3.6.4. Tạo chú thích trong văn bản .......................................................................... 114
3.6.5. Trộn thƣ (Mail merge) ................................................................................... 115
3.6.6. Bảo vệ văn bản (Permissions) ....................................................................... 120
3.6.7. Thanh truy cập nhanh .................................................................................... 121
3.7. Các phím tắt .......................................................................................................... 121
CHƢƠNG 4: HỆ TRÌNH CHIẾU VĂN BẢN MICROSFT POWERPOINT ................ 124
4.1. Giới thiệu PowerPoint .......................................................................................... 124
4.1.1. Khởi động và thoát khỏi PowerPoint ............................................................ 124
4.1.2. Các thành phần trên cửa sổ chƣơng trình Microsoft PowerPoint ................. 124
4.1.3. Các chế độ hiển thị trong powerpoint ........................................................... 127
4.2. Tạo trình diễn........................................................................................................ 128
4.2.1. Tạo trình diễn rỗng ........................................................................................ 128
4.2.2. Tạo trình diễn bằng cách sử dụng mẫu thiết kế ............................................. 129
4.2.3. Tạo trình diễn bằng cách sử dụng Theme ..................................................... 131
4.2.4. Chèn thêm Slide ............................................................................................ 131
4.2.5. Lƣu trình diễn ................................................................................................ 132
4.3. Chỉnh sửa định dạng slide .................................................................................... 135
4.3.1. Sử dụng Slide master ..................................................................................... 135

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page vi


TIN HỌC CƠ SỞ

4.3.1.1. Sắp xếp và định dạng placeholder trên các slide master ........................ 136

4.3.1.2. Thêm và xóa placeholder........................................................................ 136

4.3.1.3. Chèn và xóa slide layout......................................................................... 137

4.3.1.4. Chèn và xóa slide master ........................................................................ 137

4.3.1.5. Đóng cửa sổ slide master để trở về chế độ soạn thảo ............................. 137

4.3.2. Chọn lại Theme ............................................................................................. 137


4.3.3. Thay đổi màu nền .......................................................................................... 138
4.3.4. Định dạng văn bản ......................................................................................... 139
4.3.5. Tạo và định dạng bảng .................................................................................. 140
4.3.6. Tạo và định dạng biểu đồ .............................................................................. 141
4.3.7. Chèn SmartArt vào slide ............................................................................... 143
4.3.8. Vẽ các hình ảnh bằng công cụ Drawing ........................................................ 144
4.3.9. Chèn hình vào Slide....................................................................................... 145
4.3.10. Chèn WordArt vào slide .............................................................................. 147
4.3.11. Chèn Audio và Video vào slide ................................................................... 148
4.3.12. tạo Header và Footer ................................................................................... 150
4.4. Tăng tính trực quan sinh động cho bài trình diễn ................................................. 152
4.4.1. Đặt hiệu ứng hoạt họa cho các đối tƣợng ...................................................... 152
4.4.1.1. Hiệu ứng cho đối tƣợng trong slide ........................................................ 152

4.4.1.2. Hiệu ứng chuyển slide ............................................................................ 157

4.4.2. Tự động hóa bài thuyết trình ......................................................................... 158


4.4.3. Tạo siêu liên kết cho đoạn văn bản và hình ảnh ............................................ 159
4.4.4. Tạo bộ nút lệnh di chuyển trong bài trình diễn ............................................. 161
4.5. Trình diễn PowerPoint .......................................................................................... 164
4.5.1. Quản lý các Slide trình diễn .......................................................................... 164
4.5.1.1. Ẩn các Slide trong khi trình diễn ............................................................ 164

4.5.1.2. Di chuyển các Slide ................................................................................ 164

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page vii


TIN HỌC CƠ SỞ

4.5.1.3. Sao chép các Slide .................................................................................. 165

4.5.1.4. Xóa Slide ................................................................................................ 165

4.5.2. Chuẩn bị trình diễn ........................................................................................ 165


4.5.2.1. Biên tập thời gian trình diễn ................................................................... 165

4.5.2.2. Tạo nhóm Slide trình diễn ...................................................................... 166

4.5.2.3. Thiết lập chế độ trình diễn ...................................................................... 167

4.5.2.4. Thực hiện trình diễn ............................................................................... 168

4.5.3. Đóng gói trình diễn ........................................................................................ 168


4.5.4. In trình diễn ................................................................................................... 170
4.6. Một số phím tắt thông dụng sử dụng trong PowerPoint ....................................... 172

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page viii


TIN HỌC CƠ SỞ

LỜI NÓI ĐẦU


Tập tài liệu “Tin học cơ sở” đƣợc biên soạn theo chƣơng trình đào tạo sinh viên an
toàn thông tin hệ đại học chính quy, học viện kỹ thuật mật mã. Mục đích biên soạn tập tài
liệu nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về tin học.

Tập tài liệu gồm 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Chƣơng 1 giúp sinh viên làm quen với các khái niệm cơ bản trong tin học, sơ lƣợc
phát triển máy tính điện tử, các lĩnh vực ứng dụng của tin học đối với đời sống. Cách
thức biểu diễn thông tin trong máy tính và cấu trúc của máy tính.

Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Chƣơng 2 giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hệ điều hành window, đây là hệ điều hành
thông dụng nhất hiện nay. Cụ thể chƣơng 2 giới thiệu cho sinh viên nắm đƣợc các thành
phần, chức năng cơ bản trong hệ điều hành Window 7.

Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Chƣơng 3 này giúp sinh viên làm quen với hệ soạn thảo Word, cụ thể là word
2010. Nắm đƣợc các thành phần trong word 2010, sử dụng các thành phần đó để soạn
thảo văn bản.

Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft Powerpoint

Chƣơng 4 giúp sinh viên làm quen với hệ trình chiếu Powerpoint. Giúp sinh viên
nắm đƣợc các thành phần chính trong powerpoint 2010. Sau khi học xong sinh viên có
thể tự tin làm đƣợc bài thuyết trình để trình chiếu cho ngƣời xem.

Tuy có nhiều cố gắng để biên soạn nhƣng chắc chắc tập tài liệu này còn nhiều
thiếu sót. Tôi xin trân trọng tiếp thu tất cả những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên,
cũng nhƣ của các đồng nghiệp để hoàn thiện giáo trình nhằm mục đích phục vụ tốt hơn
cho việc dạy và học tin học đang ngày càng phát triển.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page ix


TIN HỌC CƠ SỞ

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1: Máy tính ENIAC ................................................................................................. 3

Hình 1.2: Máy tính PDP-1 ................................................................................................... 4

Hình 1.3: Máy tính lƣợng tử ................................................................................................ 8

Hình 1.4: Các bộ phận chính của máy tính ...................................................................... 24

Hình 1.5: Thuật toán tìm ƣớc chung lớn nhất ................................................................... 29

Hình 2.1: Giao diện màn hình desktop .............................................................................. 31

Hình 2.2: Tùy chỉnh desktop ............................................................................................. 32

Hình 2.3: Thay đổi độ phân giải và hƣớng xoay cho màn hình ........................................ 34

Hình 2.4: các tính năng hữu ích hiển thị lên màn hình...................................................... 34

Hình 2.5: giao diện taskbar ................................................................................................ 36

Hình 2.6: Giao diện menu start .......................................................................................... 36

Hình 2.7: Ngày giờ hệ thống ............................................................................................. 37

Hình 2.8: Sử dụng một số tính năng của Taskbar ............................................................. 38

Hình 2.9: Task Manager .................................................................................................... 38

Hình 2.10: Properties của Taskbar .................................................................................... 39

Hình 2.11: My computer ................................................................................................... 40

Hình 2.12: Ví dụ về tìm kiếm file, folder. ......................................................................... 43

Hình 2.13: Control panel ................................................................................................... 44

Hình 2.14: hiện thị Control panel với small icons ............................................................. 44

Hình 2.15: System ............................................................................................................. 45

Hình 2.16: Devices and Printers ........................................................................................ 46

Hình 2.17: Program and Features ...................................................................................... 47

Hình 2.18: đặt chƣơng trình mặc định ............................................................................... 48


Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page x
TIN HỌC CƠ SỞ

Hình 2.19: Thay đổi liên kết kiểu file với chƣơng trình .................................................... 49

Hình 2.20: Đặt mặc định một số chƣơng trình thông dụng ............................................... 50

Hình 2.21: Tùy chỉnh giao diện desktop ........................................................................... 51

Hình 2.22 : Tùy chỉnh display ........................................................................................... 52

Hình 2.23: Tùy chỉnh General trong Folder Options ........................................................ 53

Hình 2.24: Giao diện Clock, language and region ............................................................ 53

Hình 2.25: Thay đổi định dạng cho ngày giờ. ................................................................... 54

Hình 2.26: Ease of Access ................................................................................................. 55

Hình 2.27: Lệnh Ipconfig .................................................................................................. 56

Hình 2.28: Lệnh Recimg ................................................................................................... 56

Hình 2.29: Lệnh Cipher ..................................................................................................... 57

Hình 2.30: Lệnh Netstat..................................................................................................... 58

Hình 3.1 : Cấu trúc thanh Ribbon ...................................................................................... 63

Hình 3.2: Chỉnh sửa đối tƣợng bằng thẻ Format ............................................................... 64

Hình 3.3: Sao lƣu tự động trong khoảng thời gian đặt trƣớc............................................. 65

Hình 3.4 : Các chữ đều có gạch chân màu đỏ hoặc màu xanh .......................................... 65

Hình 3.5: Tắt chức năng kiểm tra lỗi từ ............................................................................ 66

Hình 3.6: Chuyển đơn vị đo văn bản ................................................................................. 66

Hình 3.7: Chuyển đổi bảng mã .......................................................................................... 68

Hình 3.8:Tùy chỉnh đặt lề cho văn bản.............................................................................. 69

Hình 3.9: Bôi đen văn bản cần định dạng ......................................................................... 70

Hình 3.10: Thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền ............................................... 70

Hình 3.11: Đánh chỉ số trên và chỉ số dƣới ....................................................................... 71

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page xi


TIN HỌC CƠ SỞ

Hình 3.12: Group Font....................................................................................................... 72

Hình 3.13: Thay đổi khoảng cách giữa các ký tự .............................................................. 73

Hình 3.14: Căn chỉnh đoạn văn bản .................................................................................. 74

Hình 3.15: căn chỉnh văn bản theo chiều dọc .................................................................... 74

Hình 3.16: Tab paragraph tùy chỉnh đoạn văn bản ........................................................... 75

Hình 3.17: Chia văn bản theo cột ...................................................................................... 76

Hình 3.18: Tùy chỉnh Columns ......................................................................................... 77

Hình 3.19: Hiển thị thanh Ruler ........................................................................................ 78

Hình 3.120: Các tùy chọn cho tab ..................................................................................... 78

Hình 3.21: Vị trí các thành phần của List .......................................................................... 79

Hình 3.22: Thƣ viện Bullets .............................................................................................. 80

Hình 3.23: các lựa chọn Numbering .................................................................................. 80

Hình 3.24: MultiLevel List ................................................................................................ 81

Hình 3.25: Định nghĩa Multilevel List .............................................................................. 82

Hình 3.26: Đóng khung cho văn bản ................................................................................. 83

Hình 3.27: Sử dụng Shading.............................................................................................. 84

Hình 3.28: Tùy chọn watermark ........................................................................................ 85

Hình 3.29: Drop Cap ......................................................................................................... 85

Hình 3.30: Tìm kiếm, di chuyển và thay thế ..................................................................... 86

Hình 3.31: Các ký tự đặc biệt ............................................................................................ 87

Hình 3.32: Đặt phím tắt cho đoạn text ............................................................................. 88

Hình 3.33: Đặt phím tắt cho ký tự. .................................................................................... 89

Hình 3.34: Ảnh đƣợc chèn vào văn bản ............................................................................ 89

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page xii


TIN HỌC CƠ SỞ

Hình 3.35: Chèn lƣu đồ ..................................................................................................... 90

Hình 3.36: Hiệu chỉnh SmartArt ....................................................................................... 91

Hình 3.37: Chèn biểu đồ .................................................................................................... 91

Hình 3.38: Thay đổi dữ liệu cho biểu đồ ........................................................................... 92

Hình 3.39: Các khối hình ................................................................................................... 93

Hình 3.40: Biểu thức toán học ........................................................................................... 94

Hình 3.41:Chọn công thức toán ......................................................................................... 95

Hình 3.42: Tạo bảng .......................................................................................................... 96

Hình 3.43: Tab Design cho bảng ....................................................................................... 97

Hình 3.44: Tab Layout cho bảng ....................................................................................... 97

Hình 3.45: Chuyển bảng sang Text ................................................................................... 98

Hình 3.46: Chuyển text sang bảng .................................................................................... 99

Hình 3.47:Tính toán trong bảng ...................................................................................... 100

Hình 3.48: Biểu đồ mô tả số liệu từ bảng cho trƣớc ...................................................... 102

Hình 1.49: Trình diễn văn bản ......................................................................................... 102

Hình 3.50: Zoom View .................................................................................................... 102

Hình 3.51: Xem nội dung trƣớc khi in trong mục Print .................................................. 103

Hình 3.52: Các lựa chọn khi in ........................................................................................ 104

Hình 3.53: Tạo chữ nghệ thuật ........................................................................................ 105

Hình 3.54: Format WordArt ............................................................................................ 106

Hình 3.55: Chữ nghệ thuật sử dụng WordArt ................................................................. 106

Hình 3.56: thay đổi thuộc tính trong style ....................................................................... 107

Hình 3.57: Chọn định dạng cho mục lục ......................................................................... 108

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page xiii


TIN HỌC CƠ SỞ

Hình 3.58: Tùy chọn cho mục lục ................................................................................... 109

Hình 3.59: Các style có trong word ................................................................................. 110

Hình 3.60: Tạo danh mục hình vẽ, bảng biểu.................................................................. 111

Hình 3.61: Tùy chỉnh lựa chọn style tự tạo cho mục lục ................................................ 111

Hình 3.62: Tạo Macro ..................................................................................................... 112

Hình 3.63: quản lý Macro ................................................................................................ 113

Hình 3.64: Tạo chú thích trong văn bản .......................................................................... 114

Hình 3.65: Tùy chỉnh Footnote ....................................................................................... 114

Hình 66 : Chọn hình thức trộn thƣ .................................................................................. 116

Hình 67: Chọn hình thức kết nối dữ liệu cho văn bản..................................................... 116

Hình 68: Tạo danh sách dữ liệu mới cho Mail Merge..................................................... 117

Hình 69: chọn file dữ liệu gốc ......................................................................................... 118

Hình 70: Lọc, xắp xếp dữ liệu chèn vào mail merge....................................................... 118

Hình 71: Chèn dữ liệu vào văn bản ................................................................................. 119

Hình 72:Xem kết quả văn bản khi trộn thƣ ..................................................................... 120

Hình 3.73: Đặt mật khẩu cho văn bản ............................................................................. 121

Hình 4.1: Các thành phần trong PowerPoint ................................................................... 125

Hình 4.2: Các thành phần trên thanh Ribbon .................................................................. 126

Hình 4.3: các kiểu hiển thị trong presentation views ...................................................... 127

Hình 4.4: Các kiểu hiển thị trong master views .............................................................. 128

Hình 4.5: Tạo một trình diễn rỗng mới ........................................................................... 129

Hình 4.6: Sử dụng mẫu thiết kế có sẵn ............................................................................ 130

Hình 4.7: Thêm một slide mới......................................................................................... 131

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page xiv


TIN HỌC CƠ SỞ

Hình 4.8: Hộp thoại Save as hiện ra khi lần đầu lƣu ....................................................... 132

Hình 4.9: Chọn kiểu định dạng lƣu trữ khác ................................................................... 133

Hình 4.10: Cửa số Slide Master....................................................................................... 135

Hình 4.11: Chèn thêm Placeholder vào slide layout ....................................................... 136

Hình 4.12: Đóng slide master .......................................................................................... 137

Hình 4.13: Thiết lập theme cho slide............................................................................... 138

Hình 4.14: Chọn màu nền cho slide ................................................................................ 138

Hình 4.15: Chọn nền cho placeholder ............................................................................. 139

Hình 4.16: Định dạng văn bản với Font và Paragraph. ................................................... 139

Hình 4.17: Tạo bảng ........................................................................................................ 140

Hình 4.18: Tab Design..................................................................................................... 140

Hình 4.19: Tab Layout..................................................................................................... 141

Hình 4.20: Tạo biểu đồ .................................................................................................... 141

Hình 4.21: Tab Design trong biểu đồ .............................................................................. 142

Hình 4.22: Tab Layout trong biểu đồ .............................................................................. 142

Hình 4.23: Tab Format trong biểu đồ .............................................................................. 143

Hình 4.24: Chọn SmartArt............................................................................................... 143

Hình 4.25: Tab Design trong SmartArt ........................................................................... 144

Hình 4.26: Các khối hình ................................................................................................. 145

Hình 4.26: Clip Art .......................................................................................................... 146

Hình 4.27: Tạo định dạng cho ảnh. ................................................................................. 146

Hình 4.28: Tạo chữ nghệ thuật ........................................................................................ 147

Hình 4.29: Format WordArt ............................................................................................ 148

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page xv


TIN HỌC CƠ SỞ

Hình 4.30: Chữ nghệ thuật sử dụng WordArt ................................................................. 148

Hình 4.31: Cắt xén đoạn đầu, cuối của audio .................................................................. 149

Hình 4.32:Tùy chọn Audio .............................................................................................. 149

Hình 4.33: Nén media ...................................................................................................... 150

Hình 4.34: Header & Footer cho Slide ............................................................................ 151

Hình 4.35: Header & footer cho Note và Handout .......................................................... 151

Hình 4.36: Tab Aminations đặt hiệu ứng hoạt họa cho đối tƣợng .................................. 152

Hình 4.37: Các hiệu ứng hoạt hoa ................................................................................... 153

Hình 4.38: Tùy chọn cho hiệu ứng của đối tƣợng ........................................................... 154

Hình 4.39: Animation Pane ............................................................................................. 155

Hình 4.40: Thiết lập tùy chọn cho ngăn Effect .............................................................. 156

Hình 4.41: Thiết lập tùy chọn cho ngăng Timing .......................................................... 156

Hình 4.42: Thiết lập tùy chọn cho ngăng Text Animation ............................................. 157

Hình 4.43: Tùy chọn trong Timing cho Transitions ........................................................ 158

Hình 4.44: Nhảy tới Slide trong bài trình diễn ................................................................ 160

Hình 4.45: Mở một file ở ngoài bài thuyết trình ............................................................. 160

Hình 4.46: Liên kết đến địa chỉ e-mail ............................................................................ 161

Hình 4.47: Chọn nút lệnh ................................................................................................ 162

Hình 4.48: Tùy chỉnh Action cho button nhúng vào slide .............................................. 163

Hình 4.49: Di chuyển slide tới vị trí khác trong trình diễn ............................................ 165

Hình 4.50:Thời gian trình diễn ........................................................................................ 166

Hình 4.51: Cho phép xem thời gian trình diễn cho từng slide ........................................ 166

Hình 4.52: Tạo nhóm cho slide ....................................................................................... 167

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page xvi


TIN HỌC CƠ SỞ

Hình 4.53: Thiết lập chế độ trình diễn ............................................................................. 167

Hình 4.54: Thực hiện trình diễn bài thuyết trình ............................................................. 168

Hình 4.55: Tùy chọn khi trình chiếu ............................................................................... 168

Hình 4.56: Tùy chọn khi đóng gói CD ............................................................................ 169

Hình 4.57: Hộp thoại Option khi đóng gói CD ............................................................... 169

Hình 4.58: Hộp thoại Copy to Folder .............................................................................. 170

Hình 4.59: Hộp thoại Page setup tùy chỉnh giấy in ......................................................... 170

Hình 4.60: Tùy chọn khi in .............................................................................................. 171

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page xvii


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH


ĐIỆN TỬ
1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm thông tin


Trong cuộc sống hàng ngày, ta tiếp nhận và sử dụng nhiều thông tin. Thông tin
đem lại cho ta sự hiểu biết, giúp ta nhận thức đúng đắn về các hiện tƣợng tự nhiên và xã
hội. Cũng nhờ thông tin mà ta có đƣợc những hành động hợp lý nhằm đạt đƣợc những
mục đích trong cuộc sống.

Ta đều thấy sự cần thiết của thông tin nhƣng thông tin là một khái niệm trừu tƣợng
và nó đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng thức khác nhau nên rất khó để định nghĩa thông tin.

Ta có thể hiểu khái nhiệm về thông tin nhƣ sau:

“Thông tin thường được hiểu là nội dung chứa trong thông báo nhằm tác động vào nhận
thức của một số đối tượng nào đó”.

Thông báo đƣợc thể hiện bằng nhiều hình thức: văn bản, lời nói, hình ảnh, cử chỉ
… Các thông báo khác nhau có thể mang cùng một nội dung.

Trong lĩnh vực tin học thông tin có thể đƣợc phát sinh, lƣu trữ và đƣợc biến đổi
trong những vất mang tin. Thông tin đƣợc biến đổi bới các dữ liệu và các dữ liệu này có
thể đƣợc truyền đi, đƣợc sao chép, đƣợc xử lý hay bị phá hủy.

Đơn vị đo thông tin trong tin học nhỏ nhất là Bit (Binary digit) biểu diễn với hai
giá trị: 0 và 1. Trong thực tế ta hay sử dụng các đơn vị lớn hơn để đo nhƣ:

Tên gọi Kí hiệu Gía trị

Byte B 1B = 8bit

KiloByte KB 1KB = 210B

MegaByte MB 1MB = 210KB

GigaByte GB 1Gb = 210MB

TeraByte TB 1TB = 210GB

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 1


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

1.1.2. Khái niệm tin học


Tin học là một ngành khoa học nghiên cứu các phƣơng pháp xử lý và truyền nhận
thông tin một cách tự động dựa trên các phƣơng tiện kỹ thuật mà chủ yếu bằng các máy
tính điện tử và cũng là khoa học về nguyên lý hoạt động và phƣơng pháp điều khiển các
máy tính điện tử.

1.1.3. Khái niệm truyền thông


Truyền thông là một quá trình giao tiếp để chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm,
tình cảm.

Một quá trình truyền thông đầy đủ bao gồm các yếu tố: ngƣời gửi, ngƣời nhận,
thông điệp, kênh truyền thông và sự phản hồi.

Trong truyền thông có sự trao đổi thông tin hai chiều, có sự chuyển đổi vai trò
ngƣời gửi cũng là ngƣời nhận. Sự phản hồi trong truyền thông giúp thông tin trao đổi
đƣợc chính xác hơn.

Về mặt hình thức có hai kiểu truyền thông:

 Truyền thông trực tiếp: Đƣợc thực hiện giữa ngƣời với ngƣời, mặt đối mặt.
 Truyền thông gián tiếp: Đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện truyền thông
nhƣ sách, báo, tivi …

1.1.4. Khái niệm về công nghệ thông tin


Công nghệ thông tin là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các phƣơng tiện và các
công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và xã hội.

Công nghệ thông tin đƣợc phát triển trên nền tảng của các công nghệ Tin học –
Điện tử - Viễn thông – Tự động hóa.

Công nghệ thông tin mang ý nghĩa bao trùm rộng rãi, nó vừa là khoa học, vừa là
công nghệ, vừa là kỹ thuật, vừa là tin học, viễn thông và tự động hóa.

1.2. Sơ lƣợc về lịch sử phát triển của máy tính điện tử

1.2.1. Thế hệ 1 – Bóng đèn điện (1945-1955)


Trong chiến tranh thế giới thứ 2, để giải mã các tín hiệu bắt đƣợc từ các tàu ngầm
của Đức, quân đội Anh đã thành lập một phòng thí nghiệm bí mật để chế tạo một máy

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 2


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

tính điện phục vụ cho việc giải mã này (do quá trình giải mã bình thƣờng rất mất thời
gian vì số lƣợng tính toán lớn).

Năm 1943 máy tính Colossus ra đời với 2000 bóng đèn chân không, một trong số
những ngƣời sáng tạo ra là nhà toán học Alain Turing. Nhƣng máy tính này đƣợc giữ bí
mất suốt 30 năm nên không trở thành cơ sở cho sự phát triển của máy tính.

Đầu năm 1943 trong phòng thí nghiệm nghiên cứu đạn đạo quân đội Mỹ (BRL –
Ballistics Research Laboratory) dự án máy tính ENIAC (Electronic Numerical Integrator
And Computer) bắt đầu nghiên cứu và chế tạo do John Mauchly và John Presper Eckert
(ĐH Pensylvnia Mỹ). Đây là chiếc máy số hóa điện tử đa năng đầu tiên trên thế giới.
Máy tính bắt đầu hoạt động từ 11/1945.

Máy ENIAC có thông số kỹ thuật:

 Sử dụng hơn 18000 bóng đèn chân không.


 Nặng hơn 30 tấn.
 Tiêu thụ khoảng 140KW.
 Chiếm diện tích 1393 m2.
 Thực hiện 5000 phép cộng trong 1s.

Hình 1.1: Máy tính ENIAC

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 3


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

1.2.2. Thế hệ thứ 2 – Transitor (1955-1965)


Sự thay đổi trong lĩnh vực máy tính là sự thay thế đèn chân không bằng đèn bán
dẫn và sử dụng bộ đa cộng.

 Đèn bán dẫn có lợi ích:

 Nhỏ hơn, rẻ hơn, tỏa nhiệt ít hơn trong khi vẫn có thể sử dụng theo cùng cách thức
của đèn chân không để tạo nên máy tính.

 Đèn chân không đòi hỏi có dây, có bảng kim loại, có bao thủy tinh, còn đèn bán
dẫn là một thiết bị ở trang thái rắn đƣợc chế tạo từ silicon có nhiều trong cát tự
nhiên.

Đèn bán dẫn đƣợc phát minh năm 1947 tại phòng thí nghiệm Bell Labs bởi Bardeen,
Brattain và Shockley. Nhƣng đến cuối những năm 1950 mới bắt đầu xuất hiện trên thì
trƣờng máy tính.

Máy tính tiêu biểu cho thế hệ này là PDP-1 (1961), PDP-8 do công ty DEC
(Digital Equipment Corporation) sản xuất và IBM 709, 7090, 7094 do IBM sản xuất.

PDP-1 làm máy tính nhỏ gọn và tốc độ nhanh so với thời bấy giờ có giá bán là 120.000$

Hình 1.2: Máy tính PDP-1

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 4


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Sau vài năm DEC cho ra đời PDP-8 với 12bit. Nó có thể thực hiện công việc của
một máy tính cỡ lớn với giá 16000$.

Các dòng máy của IBM lúc bấy giờ có giá đắt hơn rất nhiều so với DEC. IBM
7090 có giá gần 1 triệu $.

Phần mềm trong thế hệ 2 đã có những bƣớc đột phá: Đã có hệ điều hành đơn giản,
xuất hiện một số ngôn ngữ bậc cao. Ngoài việc giải quyết các bài toán khoa học kỹ thuật,
máy tính đã bắt đầu dùng vào mục đích tính toán trong quản lý kinh tế, thống kê.

1.2.3. Thế hệ 3 – Mạch tích hợp (1965 – 1980)


Một đèn bán dẫn riêng lẻ thƣờng đƣợc gọi là thành phần rời rạc. Trong suốt những
năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ 20, các thiết bị điện tử phần lớn đƣợc kết hợp từ
những thành phần rời rạc – đèn bán dẫn, điện trở, tụ điện, …. Các thành phần rời rạc
đƣợc sản xuất riêng biệt, đóng gói trong các bộ chứa riêng, sau đó đƣợc dùng để nối lại
với nhau trên những bảng mạch. Các bảng mạch này lại đƣợc gắn vào trong máy tính,
máy kiểm tra dao động, và các thiết bị điện tử khác nữa.

Bất cứ khi nào một thiết bị điện tử cần đến một đèn bán dẫn, một ống kính kim
loại nhỏ chứa một mẫu silicon sẽ phải đƣợc hàn vào một bảng mạch. Toàn bộ quá trình
sản xuất, đi từ đèn bán dẫn đến bảng mạch, là một quá trình tốn kém và không hiệu quả.
Các máy tính thế hệ thứ hai ban đầu chứa khoảng 10000 đèn bán dẫn. Con số này sau đó
đã tăng lên nhanh cóng đến hàng trăm ngàn, làm cho việc sản xuất các máy mạnh hơn,
mới hơn gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 1958 Jack Kilby và Robert Noyce đã cho ra đời một công nghệ mới, công
nghệ mạch tích hợp (Integrated ciruit – IC hay vi mạch - Chip). Mạch tích hợp ta có thể
gắn hàng ngàn đèn bán dẫn (transitor) vào trong một chip nhỏ.

Đối với nhà sản xuất máy tính, việc sử dụng nhiều IC đƣợc đóng gói mang nhiểu
điểm ích lợi nhƣ sau:

 Giá chip gần nhƣ không thay đổi trong quá trình phát triển nhanh chóng về mật độ
của các thành phần trên chip. Điều này có nghĩa là giá cả cho cách mạch nhớ và
luận lý giảm một cách đáng kể.
 Vì những thành phần luận lý và ô nhớ đƣợc đặt gần nhau hơn trên các chip nên
khoảng cách giữa các nguyên tử ngắn hơn dẫn đến việc gia tăng tốc độ chung cho
toàn bộ.
 Máy tính sẽ trở nên nhỏ hơn, tiện lợi hơn để bố trí vào các loại môi trƣờng khác
nhau.
Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 5
Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

 Có sự giảm thiểu trong những yêu cầu về bộ nguồn và thiết bị làm mát hệ thống.
 Sự liên kết trên mạch tích hợp đáng tin cậy hơn trên các nối kêt hàn. Với nhiều
mạch trên mỗi chip, sẽ có ít sự kêt nối liên chip hơn

Đáng chú ý trong giai đoạn này đó là năm 1975 chiếc máy tính các nhận đầu tiên ra đời:
IBM 5100, nó có thông số nhƣ sau:

 Bộ nhớ dùng băng từ


 Nặng 23Kg
 Giá 10000$
 Khả năng lập trình trên Basic
 Màn hình 16 dòng, 64 ký tự
 Bộ nhớ 64KB
Phần mềm có những tiến bộ lớn: xuất hiện nhiều hệ điều hành khá hoàn hảo, sử dụng chế
độ đa chƣơng trình, đa ngƣời dùng.

1.2.4. Thế hệ thứ 4 – Mạch tích hợp cỡ lớn (1980 - nay)


Đây là thế hệ của máy tính cá nhân với sự xuất hiện của mạch tích hợp tỷ lệ cao
Very Large Scale Integrated (VLSI) ciruit vào những năm 80 cho phép ghép hàng triệu
transistor trên một bản mạch. Điều đó dẫn đến khả ngăn thiết kế những máy tính cỡ nhỏ,
nhƣng với tốc độ cao.

Hai thành phần tiêu biểu của máy tính thế hệ thức tƣ là Bộ nhớ bán dẫn và Bộ vi xử lý.

 Bộ nhớ bán dẫn: Đƣợc chế tạo từ những vòng nhỏ làm bằng vật liệu sắt từ, mỗi
vòng có đƣờng kình 1/16 inch. Bộ nhớ này làm việc khá nhanh, chỉ cần một phần triệu
giây để đọc một bit lƣu trong bộ nhớ. Bộ nhớ bán dẫn đã qua nhiều thế hệ: 1K, 4K, 16K,
64K, 256K, 1M, 4M, 16M, 64M, 256M, 1G trên một chip đơn.
 Bộ xƣ lý: năm 1971 Intel cho ra đời chip 4004 là chip đầu tiên chứa tất cả mọi
thành phần của một CPU trên một chip đơn. Chip này có thể cộng 2 số 4 bit và nhận bằng
cách thiết lập lại phép cộng. Năm 1972 chip 8008 8bit ra đời với độ phức tạp gấp đôi
4004.
 Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là năm 1981 ra đời máy tính IBM PC dùng
CPU 8088 và hệ điều hành MS-DOS của Microsft.

Đây là thế hệ máy tính số ngày nay, nhờ công nghệ bán dẫn phát triển vƣợt bậc,
mà ngƣời ta có thể chế tạo các mạch tổ hợp ở mức độ cực lớn. Nhờ đó máy tính ngày
càng nhỏ hơn, nhẹ hơn, mạnh hơn và giá thành rẻ hơn. Máy tính cá nhân bắt đầu xuất
hiện và phát triển trong thời kỳ này.
Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 6
Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Đối với phần mềm trong giai đoạn này có sự phát triển rất sôi động. Các phần
mềm của máy tính thế hệ 3 đƣợc hoàn thiện, mở rộng và nâng cao lên một trình độ mới.
Đặc biệt, máy tính đƣợc sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi hệ
thống mạng máy tính (sự phát triển và và phổ biến rộng rãi của các mạng máy tính cục
bộ nhƣ LAN (Local Area Network), mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) tới
mạng quốc gia, mạng Internet đã tác động lớn tới sự giao lƣu thông tin và đời sống kinh
tế, văn hóa, tinh thần ở từng quốc gia và trên phạm vi thế giới).
Trong thế hệ này nguy cơ đối với máy tính là virus máy tính. Nguyên nhân là do
cách tổ chức hoạt động của máy tính có những lỗ hổng mà đến giai đoạn này ngƣời ta
mới phát hiện ra, cũng nhƣ những lỗ hổng trong pháp luật để kẻ xấu có thể lợi dụng.
Virus chính là những chƣơng trình do những kẻ xấu viết ra để: sao chép, sửa, xóa dữ liệu,
làm treo máy, tắt máy …. Nhiều phần mềm diệt virus ra đời nhằm ngăn chặn điều này.

1.2.5. Khuynh hƣớng tƣơng lai


Máy tính điện tử là phƣơng tiện làm việc tuyệt vời và hiệu quả nhất, giúp con
ngƣời hiểu sâu vào thế giới tự nhiên và giúp con ngƣời liên lạc với nhau một cách dễ
dàng. Song nó vẫn có những sự hạn chế riêng nhƣ: tốc độ tính toán có giới hạn, kết quả
tính toán vẫn chƣa đạt các yêu cầu chuyên sâu, việc dùng năng lƣợng cho máy tính còn
yêu cầu khá lớn.

Một số khuynh hƣớng phát triển thế hệ máy tính tƣơng lai

1.2.5.1. Máy tính lượng tử (quantum computer)


Loại máy tính này có nguyên lý làm việc khác khá xa so với máy tính điện tử ngày
nay. Với máy tính điện tử ngày nay, thì dùng các bit để làm nền tảng cho các xử lý bên
trong của mình, mặc dù có thành tựu rất lớn về mặt tính toán song ở các bài toán phức tạp
về yêu cầu chuyên sâu trong các ngành khoa học nhƣ thiên văn, dự báo thời tiết, y học,
sinh vật, toán học v.v... thì ngay cả các siêu máy tính tính toán với tốc độ mạnh nhất hiện
nay, tiềm năng cũng không thể bằng máy tính lƣợng tử, vì các máy tính chúng ta có ở
thời điểm hiện tại chỉ cho ra kết quả là khá hạn chế về các yêu cầu ngành này, các kết quả
cho ra có sai số khá cao trong khi cùng lƣợng thông tin đầu vào nhƣ vậy. Máy tính lƣợng
tử dùng nguyên lý Quabit để xử lý thông tin, với các hạt e xử lý thông tin thì khả năng tốc
độ xử lý thông tin sẽ trao đổi rất nhanh, không ngừng sẽ tạo ra nhiều hƣớng kết quả, qua
đó con ngƣời sẽ có thể thu nhận đƣợc nhiều kết quả chính xác hơn, cho các giả thuyết và
tính toán của mình, từ đó hiếu sâu thế giới tự nhiên nhƣ trong nghiên cứu vũ trụ nghiên
cứu sinh học v.v...

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 7


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Theo nhiều nhà khoa học hàng đầu, khả năng ấn tƣợng về tính toán của loại máy
tính này cho kết quả trong thời gian cực ngắn, mà nếu dùng siêu máy tính mạnh nhất ở
thời điểm hiện tại cũng phải đợi hàng triệu năm mới có kết quả tƣơng tự.

Hình 1.3: Máy tính lượng tử

1.2.5.2. Máy tính sẽ đạt cấp độ xử lý thông tin ở cấp độ phân tử nguyên tử

Ngày nay, khi thế hệ vật liệu để làm nên phần cứng xử lý thông tin đã có kích thƣớc cực
nhỏ, song vì mật độ thì ngày càng có giới hạn về mặt kích thƣớc và yêu cầu tiêu tốn một
lƣợng lớn năng lƣợng và các vấn đề còn hạn chế về mặt kĩ thuật đi kèm: yêu cầu phần
mềm, các vấn đề vật lý nhƣ: nhiệt độ môi trƣờng, nhiệt độ mà vật liệu chạy v.v... thì với
máy tính sử dụng các loại vật liệu xử lý thông tin trong tƣơng lai, có thể đƣợc kì vọng là
sẽ giải quyết phần lớn các vấn đề mà máy tính điện tử hiện tại đang tồn tại nhƣ: xử lý
thông tin nhanh hơn với cùng kích thƣớc và năng lƣợng, tiêu ngốn ít hơn trong quá trình
xử lý thông tin.

1.2.5.3. Máy tính sinh học

Đây là hƣớng máy tính hoàn toàn mới, nguyên lý loại máy tính này là dựa vào các
thông tin của các phân tử hữu cơ có khả năng xử lý thông tin, kết hợp với các phân tử có
khả năng “hiểu” và nhập các thông tin đầu vào, với khả năng kết hợp này thì sẽ tạo ra loại
máy tính có khả năng học hỏi nhƣ con ngƣời là hoàn toàn có thể. Có thể phá vỡ việc con
ngƣời sẽ phải lập trình cho máy tính, lúc này máy tính có khả năng xử lý thông tin và tự

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 8


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

đƣa ra kết quả dựa vào các kết quả tính toán các “kinh nghiệm” mà loại máy tính này xử
lý. Mới đây nhất, các nhà khoa học máy tính này đã tạo ra thế hệ đầu tiên của loại máy
tính này ở châu âu.

1.3. Các lĩnh vực ứng dụng của tin học


Tin học hiện nay đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề khác
nhau của xã hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất đến khoa học xã
hội, nghệ thuật, giải trí … Nói cách khác tin học là một ngành khoa học có ứng dụng
rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

1.3.1. Bài toán khoa học kỹ thuật


Các bài toán phát sinh từ thiết kế kỹ thuật, xử lý tín số liệu, thực nghiệm … các
tính toán số lớn, phức tạp => phải sử dụng máy tính để nâng cao hiệu quả công việc bằng
cách có thể tính đƣợc nhiều phƣơng án, thể hiện các phƣơng án một các trực quan trên
màn hình hoặc trên giấy => nhanh hơn, hoàn thiện hơn, chi phí thấp hơn.

1.3.2. Hỗ trợ quản lý


 Hoạt động có tổ chức nào của con ngƣời cũng cần đƣợc quản lý.
 Các hoạt động quản lý có đặc điểm chung là phải xử lý một lƣợng lớn thông tin và
thông tin thƣờng rất đa dạng.
 Trong quản lý hiện nay thƣờng dùng các phần mềm nhƣ: Office, SQL, Oracle, …
Con ngƣời ra quyết định dựa trên các thông tin nhận đƣợc sau khi các phần mềm
này đã xử lý.
 Quy trình ứng dụng tin học để quản lý:
o Tổ chức lƣu trữ hồ sơ
o Cập nhật (bổ sung, sửa chữa, loại bỏ,…) hồ sơ.
o Khai thác các thông tin theo các yêu cầu khác nhau: tìm kiếm, thống kê, in
biểu bảng….

1.3.3. Tự động hóa và điều khiển


Ta có đƣợc những quy trình công nghệ tự động hóa linh hoạt, chuẩn xác, chi phí
thấp, hiệu quả và đa dạng là nhờ máy tính.

Ví dụ: Con ngƣời không thể phóng đƣợc các vệ tinh nhân tạo hay bay lên vũ trụ
nếu không có sự trợ giúp của các hệ thống máy tính.

1.3.4. Truyền thông


 Tin học góp phần làm mới các dịch vụ của kỹ thuật truyền thông.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 9


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

 Ngày nay liên kết giữa mạng truyền thông và các mạng máy tính là xu hƣớng tất
yếu.
 Các giải pháp tin học cùng với những công nghệ truyền thông hiện đại đã tạo ra
đƣợc mạng máy tính toàn cầu internet. Nhờ đó phát triển nhiều dịch vụ tiện lợi, đa
dạng nhƣ:
o Thƣơng mại điện tử
o Đào tạo điện tử.
o Chính phủ điện tử.
 Tạo khả năng dễ dàng truy cập kho tài nguyên tri thức của nhân loại.

1.3.5. Soạn thảo, in ấn, lƣu trữ, văn phòng


 Với sự giúp đỡ của các chƣơng trình soạn thảo và xử lý văn bản, xử lý ảnh, các
phƣơng tiện in gắn với máy tính, tin học đã tạo cho việc biên soạn các văn bản
hành chính, lập kế hoạch công tác, luân chuyển văn thƣ, công nghiệp in ấn, …
nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng.
 Các khái niệm mới nhƣ văn phòng điện tử, xuất bản điện tử, … ngày cảng trở nên
quen thuộc.

1.3.6. Trí tuệ nhân tạo


Nhằm thiết kế những máy có thể đảm bảo đƣợc một số hoạt động thuộc lĩnh vực
trí tuệ của con ngƣời hoặc những hoạt động đặc thù của con ngƣời (nhƣ hiểu ngôn ngữ tự
nhiên dƣới dạng văn bản viết tay, nghe và hiểu tiếng nói …).

Các thành tựu đạt đƣợc dù còn khiêm tốn nhƣng cũng đã gây đƣợc ấn tƣợng mạnh.
Nhƣ một số máy phiên dịch, máy chuẩn đoán bệnh, hệ nhận dạng chữ viết, tiếng nói, hình
ảnh …

Trong những năm gần đây nhiều loại robot đƣợc chế tạo nhằm hỗ trợ con ngƣời
trong nhiều lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu khoa học.

1.3.7. Giáo dục


Việc học tập có hiệu quả hơn nếu nó đƣợc gắn với thực tiễn sinh động. Khi áp
dụng các thành tựu của tin học, ta có thể thiết kế đƣợc nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc học
tập làm cho việc dạy và học trở nên sinh động hơn, gây hứng thú cho ngƣời học.

Những phần mềm dạy học đã giúp cho ngƣời học có thể tự học, cho phép giáo
viên có thể sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tƣợng học.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 10


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

1.3.8. Giải trí


Ngƣời dùng có thể sử dụng phần mềm máy tính để chơi trò chơi, xem phim, nghe
nhạc, vẽ …

Các phần mềm này cùng với các phần mềm xử lý hình ảnh, âm thanh tạo cho con
ngƣời nhiều phƣơng tiện giải trí mới, phong phú.

1.4. Các hệ đếm và biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử

1.4.1. Các hệ đếm


1.4.1.1. Khái niệm hệ đếm
Hệ đếm bao gồm một tập các kí hiệu và các qui tắc dùng để biểu diễn số và
tính giá trị của số đƣợc biểu diễn.

Ví dụ 1: hệ đếm La mã dùng một số chữ cái in hoa để biểu diễn các số:

I=1, V=5, X=10, L=50, C=100, D=500, M=1000

 Quy tắc biểu diễn: Các ký hiệu đƣợc viết liên tiếp nhau, không có khái niệm số âm,
số dƣơng, số thập phân.
 Quy tắc giá trị:
o Nếu viết liên tiếp các số giống nhau thì giá trị là tổng của giá trị các chữ số
nhƣ: III (3), XX (20).
o Nếu các chữ số khác nhau đứng gần nhau thì:
 Chữ số có giá trị nhỏ hơn đứng trƣớc chữ số có giả trị lớn hơn thì giá trị của số
là hiệu của số lớn trừ đi số nhỏ: IX (9), IV(4).
 Nếu chữ số có giá trị lớn hơn đứng trƣớc chữ số có giả trị nhỏ hơn thì giá trị
của số là tổng của số lớn cộng số nhỏ: XI (11), VI(6).
 Hệ đếm La Mã hiện nay chỉ đƣợc dùng để đánh chƣơng mục chứ không dùng trong
tính toán do không có quy tắc cộng trừ, nhân chia …
Ví dụ 2: Hệ đếm thập phân
 Các ký hiệu số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
 Các ký hiệu khác: + - , (số dƣơng, số âm, phần ngăn cách thập phân)
 Quy tắc biểu diễn số: Các số đƣợc viết liên tiếp nhau, dấu phảy (“,”) dùng để ngăn
cách phần nguyên và phần thập phân. Dấu cộng (“+”), dấu trừ (“-” ) đƣợc viết trƣớc
các số đều biểu diễn số dƣơng và số âm.
 Quy tắc tính tính giá trị:
o Chữ số đứng trƣớc dấu phảy n vị trí sẽ có giá trị của nó nhân với 10n-1

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 11


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

o Chữ số đứng sau dấu phảy m vị trí sẽ có giá trị bằng giá trị của nó nhân với 10-m
Ta có: dndn-1…d1d0, d-1d-2…d-m đƣợc phân tích nhƣ sau:
dndn-1…d1d0, d-1d-2…d-m = dn*10n + dn-1*10n-1 + … + d1*10 + d0*100 + d-1 *10-1 +
d-2 * 10-2 +…+ d-m*10-m.
 Chú ý: Đối với các hệ cơ số khác làm tƣơng tự nhƣ hệ thập phân. Cách tính giá trị
đƣợc tính nhƣ sau:
dndn-1…d1d0, d-1d-2…d-m = dn*Xn + dn-1*Xn-1 + … + d1*X + d0*X0 + d-1 *X-1 + d-2 *
X-2 +…+ d-m*X-m. Với X là hệ cơ số (dndn-1…d1d0, d-1d-2…d-m biểu diễn hệ cơ số
2 thì X = 2).

1.4.1.2. Các hệ đếm trong máy tính


 Hệ nhị phân (hệ cơ số 2): Hệ nhị phân là hệ cơ số 2 dùng 2 ký tự 0 và 1 để biểu
diễn. Trong hệ nhị phân có dấu chấm ngăn cách phần nguyên và phần thập phân gọi là
dấu chấm nhị phân.
 Hệ bát phân (hệ cơ số 8): Hệ bát phân là hệ sử dụng 8 ký tự để biểu diễn số: 0, 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7.
 Hệ thập phân (hệ cơ số 10): Là hệ sử dụng 10 ký tự để biểu diễn số:
0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
 Hệ thập lục phân (hệ cơ số 16): là hệ sử dụng 16 ký tự để biểu diễn: 0-9, A-F.

1.4.2. Chuyển đổi số giữa các hệ cơ số


1.4.2.1. Chuyển đổi từ hệ bất kỳ sang hệ thập phân
Giả sử có biểu diễn số ở hệ cơ số a nhƣ sau: dndn-1…d1d0,d-1d-2…d-m. Theo qui tắc
tính giá trị ta có thể phân tích thành đa thức sau:

dn*an+dn-1*an-1+…+d1*a+d0*a0 +d-1 *a-1+ d-2*a-2+…+d-m*a-m

Tính giá trị của đa thức, giá trị tính đƣợc chính là số đƣợc biểu diễn ở cơ số 10

Ví dụ: biến đổi 1012 sang hệ cơ số 10

1012=1*22 +0+1=510

1.4.2.2. Chuyển đổi từ hệ cơ số 10 sang hệ cơ số a


Ta tách số chuyển đổi làm 2 phần: phần nguyên và phần thập phân

 Phần nguyên:

Giả sử N là số nguyên của hệ đếm thập phân, sẽ biểu diễn ở cơ số a nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 12


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

dndn-1…d1d0 , với 0<=di<a. Bây giờ ta phải đi tìm các giá trị di này.

Theo qui tắc tính giá trị ta có: N= dn*an+dn-1*an-1+…+d1*a+d0 (1)

Dễ nhận thấy nếu chia cả 2 vế của (1) cho a, ta đƣợc phần dƣ chính là d0 , và
thƣơng chính là:

N‟=dn*an-1+dn-1*an-2+…+d1 (2)

Tƣơng tự nếu chia cả 2 vế của (2) cho a, ta đƣợc phần dƣ chính là d1, và tiếp tục
thực hiện nhƣ vậy cho đến khi nào thƣơng bằng 0 ta sẽ thu đƣợc tất cả các di cần
tìm

Ví dụ: Đổi 5110 ra hệ nhị phân

51 2
1 25 2
1 12 2
0 6 2
0 3 2
1 1 2
1 0

Vậy 5110 = 1100112.

 Phần thập phân

Giả sử Nr là phần thập phân của hệ đếm thập phân, và đã có biểu diễn ở cơ số a
nhƣ sau:

0,d-1d-2…d-mvới 0<=di<a. Bây giờ ta phải đi tìm các giá trị di này.

Theo qui tắc tính giá trị ta có: Nr= d-1 *a-1+ d-2* a-2+…+d-m*a-m (3)

Dễ nhận thấy nếu nhân cả 2 vế của (3) cho a, ta đƣợc phần nguyên chính là d1, và
phần thập phân chính là :

N‟r= d-2* a-1+…+d-m*a1-m (4)

Tƣơng tự nếu nhân cả 2 vế của (4)với a, ta đƣợc phần nguyên chính là d-2, và tiếp
tục thực hiện nhƣ vậy cho đến khi nào phần thập phân bằng 0 hoặc dừng lại ở 1
bƣớc nào đó nếu gặp trƣờng hợp phần thập phân tuần hoàn

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 13


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Ví dụ 1: chuyển (0.625)10 sang hệ nhị phân

Phép tính Kết quả Bit lấy đƣợc Phần dƣ

0.625*2 1.25 1 0.25

0.25*2 0.5 0 0.5

0.5*2 1.0 1 0

Vậy kết quả là: (0.625)10=(0.101)2

Ví dụ 2: chuyển (0.26)10 sang hệ cơ số 8

Phép tính Kết quả Giá trị lấy đƣợc Phần dƣ

0.26*8 2.08 2 0.08

0.08*8 0.64 0 0.64

0.64*8 5.12 5 0.12

Kết quả là: 0.205(8)

1.4.2.3. Chuyển đổi nhị phân – thập lục phân.


 Để chuyển đổi số nhị phân sang thập lục phân cách đơn giản nhất là ta nhóm từng
4 bit của cơ số 2 lại với nhau (nếu thiếu thì điền thêm số 0 vào bên trái).

VD: (110100110)2 = (?)16.

Ta có 110100110 = 0001 1010 0110

Cơ số 16: 1 A 6

=> (110100110)2 = (1A6)16.

 Để chuyển đổi số thập lục phân sang nhị phân ta làm nhƣ sau: Ứng với mỗi số
hạng của thập lục phân chuyển đổi thành số nhị phân dạng 4bit.

VD: (2FA)16 = (?)2.

216 = 00102

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 14


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

F16 = 11112
A16 = 10102

 (2FA)16 = (001011111010)2.

1.4.2.5. Chuyển đổi nhị phân – bát phân


Tƣơng tự nhƣ cách chuyển của nhị phân – thập lục phân nhƣng ta sẽ nhóm từng
nhóm 3bit với nhau từ phải qua trái. Nếu thiếu thì ta cho thêm các bit 0 ở bên trái (nếu là
ở phần dấu phẩy động thì ta thêm bit 0 ở bên phải).

Hệ thập phân Hệ thập lục phân Hệ bát phân Hệ nhị phân


0 0 0 0000
1 1 1 0001
2 2 2 0010
3 3 3 0011
4 4 4 0100
5 5 5 0101
6 6 6 0110
7 7 7 0111
8 8 10 1000
9 9 11 1001
10 A 12 1010
11 B 13 1011
12 C 14 1100
13 D 15 1101
14 E 16 1110
15 F 17 1111

1.4.3. Các phép tính số học với phép tính hệ nhị phân
1.4.3.1. Phép cộng
Thực hiện phép cộng trong hệ nhị phân theo quy tắc sau:

0 + 0 = 0.

0 + 1 = 1 + 0 = 1.

1 + 1 = 0 nhớ 1.

Ví dụ: Thực hiện phép cộng trong hệ nhị phân: 1101 + 0111

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 15


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

1101

0111

10100

1.4.3.2. Phép trừ


Để trừ 2 số ta thực hiện nguyên tắc sau:

0–0=0

0 – 1 = 1 (nhớ -1)

1–0=1

1–1=0

-1 – 1 = 0 (nhớ -1)

Ví dụ: Thực hiện phép trừ : 15 – 9.

1510 = 011112.

910 = 010012

Cột 5 4 3 2 1

15 = 0 1 1 1 1

9= 0 1 0 0 1

6= 0 0 1 1 0

1.4.3.3. Phép nhân


Thực hiện phép nhân trong hệ nhị phân cũng giống nhƣ cách ta thực hiện trong hệ
thập phân, theo quy tắc:

0 x 0 = 0 x1 = 1x 0 = 0.

1 x 1 = 1.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 16


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Khi thực hiện phép nhân A x B, ta thực hiện nhân từng bit từ phải qua trái của B
với số A, tích của mỗi bit đó đƣợc viết xuống một hàng, mỗi hàng mới phải dịch chuyển
vị trí sang bên trái 1bit. Tổng các tích của bộ này cho ta kết quả tích số cuối cùng.

Ví dụ: 9 x 5 trong hệ nhị phân

Ta có: 910 = 10012 và 510 = 1012.

1001

101

1001

0000

1001

101101

Vậy 1001 x 101 = 101101.

1.4.3.4. Phép chia


Phép chia hai số nhị phân ta thực hiện giống phép chia trong hệ thập phân.

 Lấy a bit của số bị chia từ phải qua trái đủ để chia hết cho số chia.
 Hạ bit thứ a+1 bít của số bị chia xuống phần dƣ của phép chia phía trên để thực
hiện tiếp phép chia cho số chia.
 Làm lại bƣớc 2 cho tới khi nào sử dụng hết các bit của số bị chia ban đầu.

Ví dụ: Thực hiện phép chia 17 : 4

Ta có: 1710 = 100012 và 410 = 1002.

10001 100

-100 100

001

Vậy 10001 : 100 = 100 dƣ 1.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 17


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

1.5. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử


Máy tính khi thực hiện chƣơng trình sẽ biểu diễn dữ liệu dƣới dạng vật lý của bit
với từ máy. Với dữ liệu đƣa vào máy tính rất đa dạng, dữ liệu đó là số, chữ, hình ảnh, âm
thanh. Ở trong chƣơng trình ta tìm hiểu hai dạng biểu diễn thông tin là thông tin dạng số
và thông tin dạng chữ.

1.5.1. Biểu diễn số nguyên


1.5.1.1. Biểu diễn số trong máy tính
Để biểu diễn các số nguyên không dấu, ngƣời ta sử dụng n bit. Tƣơng ứng với độ
dài của số bit đƣợc sử dụng, ta có các khoảng giá trị xác định nhƣ sau:

Số bit Khoảng giá trị

N bit 0 … 2n – 1

8 bit 0 .. 255 Byte

16 bit 0 .. 65535 Word

32 bit 0 .. 4 294 967 295

1.5.1.2. Biểu diễn số nguyên có dấu


Dùng bit cao nhất biểu diễn dấu; bit dấu có giá trị 0 tƣơng ứng với số nguyên
dƣơng, bit dấu có giá trị 1 biểu diễn số âm. Khoảng giá trị đƣợc xác định nhƣ sau:

Số bit Khoảng giá trị

n bit 2n-1-1

8 bit -128.. 127 Short integer

16 bit -32768.. 32767 Integer

32 bit -231.. 231-1 (-2147483648.. 2147483647) Long integer

Trong máy tính, số nguyên có dấu đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

Cách 1: Mã thuận

Giả sử độ dài từ máy là n. Bit đầu tiên bên trái bao giờ cũng dùng để ghi dấu của
số (số 0 dùng để chỉ số dƣơng, số 1 dùng để chỉ số âm), các ngăn còn lại dùng để ghi mã
nhị phân không dấu của số cần biểu diễn.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 18


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Khi đó :
+ Số nhỏ nhất: m=111… 1= - (2n-1-1)

+ Số lớn nhất: M=011…1= 2n-1-1

Vậy khoảng số biểu diễn đƣợc: - (2n-1-1) đến 2n-1-1


Ví dụ: n= 8, x= -9. Khi đó :
Mã thuận : 10001001
Cách 2: Mã ngƣợc

Cho một số nguyên x. Nếu x là số dƣơng thì mã ngƣợc trùng với mã thuận.
Nếu x là số âm thì mã ngƣợc của x suy ra từ mã thuận nhƣ sau:
 Ngăn dấu giữ nguyên.
 Các ngăn còn lại của mã thuận, chữ số 0 sẽ đƣợc thay bằng chữ số 1 và ngƣợc lại
chữ số 1 đƣợc thay bằng chữ số 0.
Ví dụ: x =-6 vµ n=8. Khi đó :
Mã thuận: 10000110
Mã ngƣợc:11111001
Dễ thấy rằng dải số có thể biểu diễn đƣợc của phƣơng pháp mã ngƣợc cũng giống
nhƣ của phƣơng pháp mã thuận.
Cách 3: Mã bù

Trong MTĐT thƣờng biểu diễn số âm dƣới dạng mã bù. Cho một số thập phân x.
Nếu x là số dƣơng thì mã bù trùng với mã thuận.

Nếu x là số âm thì mã bù của x bằng mã ngƣợc cộng thêm 1 đơn vị

Ví dụ: x =-6 và n=8.

Mã thuận: 10000110

Mã ngƣợc: 11111001
Mã bù: 11111010
Tại sao số âm thƣờng đƣợc biểu diễn dƣới dạng mã bù không?
Là do khi thực hiện các phép tính số học trong biểu thức có cả số âm và số dƣơng
trên số nhị phân thì mã bù phản ánh đúng kết quả cần biểu diễn. Còn mã khác thì không.
Ví dụ : -3+5, n=8
x=-5 : Mã thuận: 10000101

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 19


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Mã ngƣợc: 11111010
Mã bù: 11111011
x=-3 : Mã Thuận: 10000011
Mã ngƣợc: 11111100
Mã bù: 11111101
Ta thực hiện phép cộng với mã thuận:
10000101
+ 10000011
100001000 (8)
Ta thực hiện phép cộng với mã bù :
11111011
+ 11111101

111111000 có mã thuận là : 00000010(2)

1.5.2. Biểu diễn số thực


Có 2 cách biểu diễn số thực trong một hệ nhị phân:

 Số có dấu chấm cố định (fied poind number): Đƣợc dụng trong những bộ VXL
(micro processor) hay những bộ vi điều khiển (micro controller) cũ.
Theo cách này số thực đƣợc chia làm 3 phần:

bit phần nguyên phần thập phân


dấu

o Bit đầu tiên là bit dấu: 0 ứng với số dƣơng, 1 ứng với số âm.
o Phần nguyên 4 bit và phần thập phân 3 bit đƣợc gắn cố định.
 Số có dấu chấm động (floating point number): dấu chấm động đƣợc dùng hiện nay
có độ chính xác cao, có khả năng hiệu chỉnh theo giá trị của số thực. Cách biểu
diễn chung cho mọi hệ đếm nhƣ sau:

R = mBe.

Với:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 20


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

o m: phần định trị, trong phần thập phân thì giá trị tuyệt đối của nó luôn
nhỏ hơn 1.
o e: Số mũ.
o B là cơ số của hệ đếm.

Có hai chuẩn định dạng dấu chấm động quan trọng là là: chuẩn BSBIN của
Microsoft và chuẩn IEEE (Insttitute of Electric & Electronic Ingineers). Cả hai chuẩn này
đều dùng hệ đếm nhị phân.

Thƣờng dùng là theo tiêu chuẩn biểu diễn số thực của IEEE 754-1985 (Insttitute of
Electric & Electronic Ingineers). Đây là chuẩn đƣợc mọi hãng chấp nhận và đƣợc dùng
trong bộ xử lý toán học của Intel. Bit dấu nằm tại vị trí cao nhất, kích thƣớc phần mũ và
khuôn dạng phần định trị thay đổi theo từng loại số thực.

Giá trị số thực IEEE đƣợc tính nhƣ sau:


Đối với chiều dài số là 32bit: R = (-1)S * (1 + M1*2-1 + … + M23*2-23)*2E - 127.
Đối với chiều dài số là 64bit: R = (-1)S * (1 + M1*2-1 + … + M52*2-52)*2E - 1023.
Với giá trị đầu tiên M0 luôn mặc định là 1.
 Dùng 32bit để biểu diễn số thực, đƣợc số thực ngắn: =3,4.1038 <R< 3,4.1038.
31 30 23 22 0

S E7 – E0 Định trị (M1 –


M23)

 Dùng 64bit để biểu diễn số thực, đƣợc số thực dài: -1,7.10308 < R < 1,7.10308.

Ví dụ tính số thực đƣợc biểu diễn 32bit:


0100 0010 1000 1100 1110 1001 1111 1100
Phần định trị: 1 + 0*2-1 + 0*2-2 + 0*2-3 + 1*2-4 + 1*2-5+… + 1*2-8
+ 1*2-9 + 1*2-9 + 1*2-10 + 1*2-12 + … + 1*2-15 + 1*2-16 +1*2-17 +
1*2-18 + 1*2-19 + 1*2-20 + 1*2- 21+ 0*2-22 +0*2-23 = 1,1008906.

Phần mũ: 27 + 22 20= 133


Giá trị thực : 133 – 127 = 6
Dấu: 0 là số dƣơng

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 21


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Giá trị số thực là: R = 1,1008906x26 = 70.457.


 Phƣơng pháp đổi số thực sang số dấu phẩy động 32bit
 Đổi số thập phân thành số nhị phân.
 Biểu diễn số nhị phân dƣới dạng  1,xxxBy (B là cơ số 2).
 Bit cao nhất 31 là bit dấu: 0 là dấu dƣơng, 1 là dấu âm.
 Phần mũ y đổi sang mã excess -127 của y, đƣợc xác định bằng cách y + (7F)16.
 Phần xxx là phần định trị, đƣợc đƣa vào từ bit 22..0.

Ví dụ:

Biểu diễn số thực (9,75)10 dƣới dạng dấu phẩy động.

Ta có (9,75)10 = (1001.11)2 = 1,00111x23

Bit dấu: bit 31 = 0.

Mã excess -127 của 3 là: 7F + 3 = (82)16 = 82H = (1000 0010)2. Đƣợc đƣa vào các
bit tiếp theo: từ bit 30 đến bit 23.

Vậy (9,75)10 đƣợc biểu diễn dƣới dạng dấu phẩy động 32bit nhƣ sau:

0100 0001 0001 1100 0000 0000 0000 0000

1.5.3. Mã ký tự số
1.5.3.1. Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange)
Ngƣời ta xây dựng bộ mã để biểu diễn cho các ký tự cũng nhƣ các con số và các
ký hiệu đặc biệt khác. Các mã đƣợc gọi là bộ ký tự và số. Bảng mã ASCII là mã 7bit
đƣợc dùng phổ biến trong các hệ máy tính hiện nay. Với mã 7bit nên có 27 = 128 tổ hợp
mã. Mỗi ký tự (chữ hoa và chữ thƣờng) cũng nhƣ các con số thập phân từ 0..9 và các ký
hiệu đặc biệt khác.

ASCII đƣợc công bố làm tiêu chuẩn lần đầu vào năm 1963 bởi hiệp hội tiêu chuẩn
Hoa Kỳ (American Standards Association, ASA) sau này đổi thành ANSI.

Mã ASCII mở rộng (128 - 255) theo chuẩn ISO 8859-1, còn gọi là ISO Latin -1.
Các mã từ 129-159 bao gồm các ký tự mở rộng của Microsoft Windows Latin-1.

Ký tự trong ASCII đƣợc biểu diễn dƣới hai dạng chính:

 Dạng biểu diễn trong máy tính để máy tính có thể đƣợc lý đƣợc. Đó là một giá trị
số trong khoảng từ 0 tới 255, giá trị số này đƣợc gọi là mã (code). Sở dĩ có khoảng

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 22


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

giới hạn này vì ngƣời ta lấy đơn vị xử lý thông tin thời đó là 1byte – 8bit. Ngay từ
lúc ấy, cách biểu diễn thông tin của máy đã ảnh hƣởng tới việc xác lập tập hợp ký
tự đƣợc mã hóa; thế nhƣng khi đó chƣa nảy sinh vấn đề vì không gian đó là đủ cho
mã hóa ngôn ngữ tiếng anh.
 Dạng biểu diễn cho ký tự là hình ảnh đồ họa của chữ mà con ngƣời vẫn quen
thuộc sử dụng. Có hình đồ họa cho từng chữ (thuật ngữ chuyên môn gọi là hình
chữ - glyph) đƣợc xác định trong một tệp đặc biệt gọi là font chữ. Nhƣ vậy mỗi
chữ đƣợc xử lý độc lập trong máy tính qua mã số và đƣợc hiển thị ra ngoài cho
con ngƣời qua font chữ.

1.5.3.2. Mã Unicode
Unicode là bộ mã chuẩn quốc tế đƣợc thiết kế dùng làm bộ mã duy nhất cho tất cả
các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới (khoảng 341 ngôn ngữ), kể cả các ngôn ngữ sử
dụng ký tự tƣợng hình phức tạp nhƣ tiếng Trung Quốc, tiếng Thái, …. Vì những ƣu điểm
đó Unicode đang từng bƣớc thay thế các bảng mã khác và hiện đang đƣợc hỗ trợ trên rất
nhiều phần mềm cũng nhƣ các trình ứng dụng (window…).

Unicode congxoocxiom đƣợc thành lập từ năm 1991 nhƣ một tổ chức phi lợi
nhuận nhằm phát triển Unicode. Các thành viên bao gồm các công ty hàng đầu thế giới
trong lĩnh vực phần mềm nhƣ Adobe, Aldus, Borland, Digital, Go, IBM, HP, Lotus,
Metaphor, Microsoft, NeXT, Novell, Sun, Symantec, taligent, …

Unicode là bộ mã ký tự 16bit tƣơng thích hoàn toàn với chuẩn quốc tế ISO/IEC
10646-1: 1993 với 65.536 ký tự Unicode hầu nhƣ có thể mã hóa tất cả các ngôn ngữ trên
thế giới. Ngoài ra với cơ chế mở rộng UTF-16 cho phép mã hóa hơn 1 triệu ký tự mà
không cần dùng tới mã điều kiển Excape.

Unicode và ISO – 10646 quy định 2 cơ chế, khuôn dạng chuyển đổi là UTF-8 và
UTF-16.

Unicode tránh tối đa việc định nghĩa dƣ thừa, trùng lặp. Ví dụ: ký tự “é” chỉ có 1
mã duy nhất dùng chung cho cả ngôn ngữ tiếng việt và tiếng Czech… cũng chính vì thế
nên hệ thống chữ Việt có các mã nằm rải rác ở nhiều vị trí không liền nhau.

Unicode chiếm trƣớc 1.114.112 mã chữ và hiện nay gán ký hiệu cho hơn 96000
mã chữ. 256 mã đầu tiên phù hợp với 8859-1 là cách mã hóa ký tự phổ biến nhất ở
phƣơng tây, do đó 128 ký tự đầu tiên còn đƣợc định danh theo ASCII.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 23


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

1.6. Cấu trúc phần cứng và phần mềm của máy tính điện tử

1.6.1. Nguyên lý hoạt động của máy tính điện tử


 Máy tính điện tử hiểu theo nghĩa thông thƣờng là một thiết bị tính toán có khả
năng phân tích và thực hiện các quá trình tiếp nhận, xử lý và hiển thị thông tin. Nó
có khả năng nhận các lệnh do con ngƣời đề ra, phân tích và thực hiện các lệnh đó.
 Máy tính điện tử hoạt động theo 2 nguyên lý do Von-Neumann đề xuất:
o Hoạt động theo chƣơng trình: Máy tính điện tử hoạt động theo sự chỉ dẫn,
điều khiển của chƣơng trình lƣu trữ trong bộ nhớ trong của nó. Chƣơng
trình chỉ dẫn cho máy tính biết phải làm gì và làm nhƣ thế nào. Nếu trong
bộ nhớ không có chƣơng trình thì máy tính không hoạt động.
o Truy nhập theo địa chỉ: Dữ liệu (gồm chƣơng trình, số liệu vào, kết quả
trung gian, kết quả cuối cùng, …) đƣợc lƣu trữ trong các ô nhớ có đánh địa
chỉ, việc truy nhập tới dữ liệu đƣợc thực hiện thông qua địa chỉ của ô nhớ,
lƣu trữ dữ liệu đó.

Hai cơ chế này là cơ sở đảm bảo cho máy tính thực hiện đƣợc chức năng xử lý
thông tin một cách tự động.

Máy tính gồm hai phần:

 Phần cứng: Là phần thiết kế kỹ thuật đƣợc thiết kế và chế tạo theo công nghệ máy
tính.
 Phần mềm: Là phần đảm bảo toán học bao gồm hệ thống các chƣơng trình đƣợc
đƣa vào máy tính để máy thực hiện các chức năng theo yêu cầu của ngƣời dùng.

1.6.2. Cấu trúc phần cứng của máy tính


Cấu trúc của một máy tính gồm 3 bộ phận chính nhƣ hình vẽ:

Bộ xử lý trung tâm Bộ nhớ

Bộ phận vào - ra

Hình 1.4: Các bộ phận chính của máy tính

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 24


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Bộ nhớ trong: Đây là một tập hợp các ô nhớ, mỗi ô nhớ có một số bit nhất định và thông
tin đƣợc mã hóa thành số nhị phân mà không quan tâm đến kiểu của dữ liệu mà nó đang
chứa. Các thông tin này là các lệnh hay số liệu. Mỗi ô nhớ của bộ nhớ trong đều có một
địa chỉ. Thời gian thâm nhập vào một ô nhớ bất kỳ trong bộ nhớ là nhƣ nhau. Vì vậy bộ
nhớ trong còn đƣợc gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM Random Access Memory).
Bộ xử lý trung tâm (CPU): Đây là bộ phận thi hành lệnh. CPU lấy lệnh từ bộ nhớ trong
và lấy các số liệu mà lệnh đó xử lý. CPU gồm 2 phần: phần thi hành lệnh và phần điều
khiển.
 Phần thi hành lệnh: ALU và các thanh ghi: làm nhiệm vụ làm các phép toán trên
số liệu.
 Phần điều khiển có nhiệm vụ đảm bảo thi hành các lệnh một cách tuần tự và tác
động các mạch chứng năng để thi hành các lệnh.
Bộ phận vào – ra: Đây là bộ phận xuất nhập thông tin, bộ phận này thực hiện sự giao
tiếp giữa ngƣời và máy hay giữa máy tính trong hệ thống mạng (đối với các máy tính
đƣợc kết nối thành một hệ thống mạng). Các bộ phận xuất nhập thƣờng gặp là: bộ lƣu trữ
ngoài, màn hình, máy in, bàn phím, chuột, máy quét …

1.6.3. Cấu trúc phần mềm của máy tính


Con ngƣời và máy tính giao tiếp với nhau thông qua các phần mềm. Phần mềm có thể
đƣợc chia làm ba loại:

 Phần mềm hệ thống.


 Ngôn ngữ lập trình.
 Phần mềm ứng dụng (chƣơng trình ứng dụng).

1.6.3.1. Phần mềm hệ thống


Đây là những chƣơng trình để khởi động máy tính và tạo môi trƣờng làm việc để
con ngƣời sử dụng máy tính hiệu quả. Một trong những phần mềm hệ thống quan trọng
đƣợc cài trên máy tính đó là hệ điều hành. Nhờ có hệ điều hành mà con ngƣời có thể làm
việc với máy tính thông qua hệ thống giao diện ngƣời dùng nhƣ hiện nay.

Cùng với sự phát triển của phần cứng máy tính, hệ điều hành cũng đƣợc các hãng
nâng cấp để phục vụ tốt hơn nhu cầu của ngƣời dùng. Các hệ điều hành phổ biến hiện nay
đƣợc sử dụng nhƣ: window, linux, unix…

Mỗi hệ điều hành lại cho ngƣời dùng những trải nghiệm khác nhau, có những mặt
mạnh, yếu riêng. Thông thƣờng các phần mềm ứng dụng của hệ điều hành này không
tƣơng thích với hệ điều hành khác.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 25


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

1.6.3.2. Ngôn ngữ lập trình


Dùng để tạo ra các chƣơng trình ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của ngƣời dùng.
Trải qua quá trình phát triển của máy tính, ngôn ngữ lập trình cũng đa dạng hơn, dễ sử
dụng hơn.

Có thể chia ngôn ngữ lập trình làm 3 loại: ngôn ngữ máy, ngôn ngữ bậc thấp, ngôn
ngữ bậc cao.

a. Ngôn ngữ máy

Hay còn gọi là mã máy, là một loại ngôn ngữ lập trình trong đó mọi chỉ thị đều
đƣợc biểu diễn bằng các số nhị phân. Đây là ngôn ngữ lập trình đầu tiên, tuy khó đọc,
khó sử dụng nhƣng ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lý có thể nhận biết
và thực hiện một cách trực tiếp.

Ƣu điểm: Thực thi nhanh chóng.

Nhƣợc điểm: Độc lập nền – tức là khi đem qua một máy có loại vi xử lý khác,
chƣơng trình có thể không thực thi đƣợc do có thể khác tập lệnh.

b. Ngôn ngữ bậc thấp (Hợp ngữ: assembly)

Đƣợc dùng để thay thế cho ngôn ngữ máy. Đƣợc dùng để viết các chƣơng trình
cho những máy tính đầu tiên, nhƣng viết bằng ngôn ngữ này thƣờng rất mệt nhọc, dễ gây
lỗi và tốn nhiều thời gian.

Hiện nay không nhiều lập trình viên lựa chọn ngôn ngữ bậc thấp để lập trình, dùng
trong những phạm vi hẹp nhƣ diệt virus, lập trình hệ thống …

Ƣu điểm:

 Tốc độ thực thi chƣơng trình nhanh.

Nhƣợc điểm:

 Khó phát triển ứng dụng.

 Tốn thời gian phát triển.

 Khi gặp lỗi mất nhiều thời gian phát hiện lỗi.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 26


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

c. Ngôn ngữ bậc cao

Hiện nay ngôn ngữ bậc cao rất đa dạng nhƣ: pascal, C, C++, C#, java, php, …

Ƣu điểm:

 Dễ sử dụng.

 Tốn ít thời gian phát triển ứng dụng.

 Hỗ trợ nhiều module, các công cụ trong lập trình

 Cú pháp đơn giản

Nhƣợc điểm:

 Tốc độ chậm hơn ngôn ngữ máy và hợp ngữ do phải biên dịch sang ngôn ngữ máy
thông qua trình biên dịch assembly.

1.6.3.3. Phần mềm ứng dụng


Phần mềm ứng dụng đƣợc các lập trình viên viết ra chủ yếu bằng ngôn ngữ bậc
cao.

Hiện nay phần mềm đƣợc sử dụng trong tất cả các ngành, lĩnh vực trong cuộc
sống. Phần mềm ứng dụng rất đa dạng và phong phú nhƣ các phần mềm giải trí, phần
mềm đồ họa, văn phòng, quản lý, …

Ngoài ra phần mềm ứng dụng còn có những loại nhƣ:

 Phần mềm công cụ: Là những phần mềm ứng dụng của những chuyên viên tin học
chuyên về phát triển phần mềm. Để viết đƣợc các phần mềm cuối để ngƣời dùng
sử dụng thì chuyên viên tin học sử dụng các phần mềm gọi là phần mềm công cụ.

 Phần mềm nhúng: Là những phần mềm có khả năng nhúng đƣợc vào một môi
trƣờng hay một hệ thống khác để phục vụ bài toán chuyên dụng trong nhiều lĩnh
vực nhƣ công nghiệp, tự động hóa điều khiển, quan trắc hay truyền tin…

Phần mềm nhúng thƣờng đƣợc thiết kế để thực hiện một chức năng chuyên biệt
nào đó trong hệ thống.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 27


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

1.7. Thuật toán và sơ đồ khối

1.7.1. Khái niệm thuật toán


Thuật toán là một hệ thống chặt chẽ và rõ ràng các quy tắc nhằm xác định một dãy
các thao tác trên những đối tƣợng, sao cho một số bƣớc hữu hạn thực hiện các thao tác đó
ta thu đƣợc mục tiêu định trƣớc.

Nói cách khác, thuật toán là một bộ các quy tắc hay quy trình cụ thể nhằm giải
quyết một vấn đề trong một số bƣớc hữu hạn, hoặc nhằm cung cấp một kết quả từ một tập
hợp của các dữ kiện đƣa vào.

1.7.2. Các yêu cầu đối với thuật toán


 Tính kết thúc: thuật toán bao giờ cũng phải dừng lại ở một số hữu hạn các bƣớc.
 Tính xác định: đòi hỏi ở mỗi bƣớc các thao tác phải hết sức rõ ràng chặt chẽ và
không thể có sự nhầm lẫn.
 Tính phổ dụng: thuật toán có thể giải đƣợc bất kì bài toán nào trong một lớp các
bài toán.
 Đại lƣợng vào: một thuật toán có thể có một hoặc nhiều đại lƣợng vào mà ta quen
gọi là dữ liệu vào.
 Đại lƣợng ra: Sau khi dừng thuật toán, tùy theo chức năng mà thuật toán đảm
nhiệm chúng ta có thể thu đƣợc một số đại lƣợng ra nhất định.
 Tính hiệu quả: Cho kết quả đúng và tối ƣu nhất.
o Đúng đắn : với dữ liệu vào cho trƣớc, thuật toán hoạt động sau một số hữu
hạn các bƣớc sẽ dừng và cho ra kết quả mong muốn.
o Ngắn gọn : đòi hỏi thuật toán nên phải theo cách nào đó để số các thao tác
cơ bản cần phải thực hiện là ít nhất.

1.7.3. Sơ đồ khối
Ta thƣờng sử dụng các khối hình học sau đây để vẽ sơ đồ khối trong
thuật toán

Dữ liệu vào ra Tính toán Bắt đầu

Kết thúc Kiểm tra logic

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 28


Chƣơng 1: Tổng quan về tin học và máy tính điện tử

Ví dụ: Viết thuật toán tìm ƣớc chung lớn nhất của 2 số nguyên dƣơng.

Hình 1.5: Thuật toán tìm ước chung lớn nhất

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 29


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

CHƢƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS


2.1. Làm quen với Windows

2.1.1 Giới thiệu Windows


MicroSoft Windows là một phần mềm cho phép chúng ta sử dụng máy tính một
cách dễ dàng nhờ vào giao diện đồ hoạ đƣợc trình bày đẹp mắt, gọn gàng và phong phú
với nhiều biểu tƣợng (icons) tƣợng trƣng cho các đối tƣợng khác nhau. Trong môi trƣờng
Windows, có thể chạy các chƣơng trình ứng dụng của Windows (Windows applications)
nhƣ trình xử lý văn bản, tạo hình ảnh đồ hoạ, quản lý file và thƣ mục, ...) và các ứng dụng
ngoài Windows (non-Windows applications nhƣ các ứng dụng của DOS), đặc biệt là có
thể trao đổi thông tin giữa các ứng dụng này. Mỗi ứng dụng đƣợc chạy trên một phần của
màn hình gọi là cửa sổ và có thể có nhiều cửa sổ nhƣ vậy cùng một lúc.

Từ version (phiên bản) đầu tiên là Mirosoft Windows version 1.0 ra đời vào năm
1985, Windows đã luôn đƣợc cải tiến và hoàn thiện. Điều đó thể hiện qua các version
mới thƣờng xuyên đƣợc đƣa ra. Các version đƣợc sử dụng đến nay là:
Mirosoft Windows 98
Mirosoft Windows Me
Mirosoft Windows 2000
Mirosoft Windows XP
Mirosoft Windows Vista
Mirosoft Windows 7
Hiện nay Micorsoft Windows ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi cùng với các
chƣơng trình ứng dụng của nó nhờ vào giao diện đồ hoạ, khả năng làm việc phong phú,
tốc độ giao tiếp nhanh giữa ngƣời sử dụng và máy, tận dụng đƣợc nhiều khả năng của
máy tính. Do vậy có thể dự đoán trong tƣơng lai Micorsoft Windows sẽ là một hệ điều
hành thực thụ thay thế hệ điều hành MS-DOS, còn hiện tại nó vẫn cần có sự hỗ trợ của hệ
điều hành MS -DOS.
Chƣơng này chỉ đề cập đến Mirosoft Windows 7 ở khía cạnh là hệ điều hành trên
một máy tính đơn.

2.1.2. Khởi động Windows


Trình tự khởi động máy gồm những bƣớc sau:
 Khởi động máy
 Nhập thông tin cửa sổ đăng nhập nếu máy tính cài đặt mật khẩu:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 30


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

User name : tên ngƣời sử dụng, ví dụ: Administrator


Password : mật khẩu của ngƣời sử dụng
- Nhấn nút OK.
Nếu những thông tin điền vào là đúng thì việc khởi động máy đã hoàn tất, ngƣợc
lại máy sẽ hiện ra dòng thông báo lỗi.

2.1.3. Tìm hiểu màn hình desktop


Sau khi máy tính khởi động xong, ta đƣợc giao diện màn hình nhƣ hình dƣới đây:

Phần mềm đƣợc cài


vào máy.

Start menu. Thanh Taskbar. Khay hệ thống.

Hình 2.1: Giao diện màn hình desktop

 My Computer
Biểu tƣợng My computer cho phép duyệt nhanh các tài nguyên mà máy tính hiện
có, đƣợc mở bằng cách nhấn đúp chuột trên biểu tƣợng của nó, cửa sổ folder xuất
hiện:
Theo ngầm định, cửa sổ này chứa biểu tƣợng của tất cả các ổ đĩa mềm, đĩa cứng
cục bộ, ổ đĩa CD - ROM, các folder hệ thống bổ sung. Khi nhấn đúp chuột trên
các biểu tƣợng trong cửa My computer sẽ có các cửa sổ tệp khác đƣợc mở.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 31


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

 RecyclyBin
Recycle Bin là nơi lƣu trữ tạm thời các file đã ra lệnh xoá, giúp truy tìm và khôi
phục lại các file đã bị xoá. Ở cửa sổ Recycle Bin ghi tên các file đã bị xoá cùng
với các thông số liên quan nhƣ địa chỉ trƣớc khi xoá, ngày tháng xoá và dung
lƣợng của file.
 Folder
Folder (Folder Windows) là nơi quản lý các folder khác (cấp thấp hơn) và các file.
 Shortcut
Shortcut là những biểu tƣợng (có dấu mũi tên) dùng để truy nhập nhanh vào một
đối tƣợng nào đó, ví dụ một chƣơng trình, một đĩa cứng, một tƣ liệu..., bằng cách
nhấn đúp chuột trên biểu tƣợng tƣơng ứng.
 Menu ngữ cảnh
Menu ngữ cảnh là menu thả xuống mỗi khi nhấn phím phải chuột trên một đối
tƣợng nào đó. Ở đó hiển thị tất cả các thao tác có thể thực hiện đƣợc đối với đối
tƣợng.
 Tùy biến màn hình desktop
Khi Click chuột phải vào màn hình desktop ta đƣợc nhƣ sau:

Hình 2.2: Tùy chỉnh desktop

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 32


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

 View: Thể hiện cách nhìn đối với những icon (shortcut, file, folder…) trên giao
diện desktop.
o Large, Medium, Small icons: thể hiện kích cỡ các icon là lớn, bình thƣờng
hay nhỏ.
o Auto arrange icons: tự động xắp xếp các icon theo tứ tự từ trên xuống
dƣới, từ trái qua phải.
o Align icons to grid: Chia Desktop thành từng ô lƣới và mỗi icon sẽ nằm
gọn trong ô lƣới đã đƣợc chia. Điều này giúp cho các icons thẳng hàng
thẳng cột nhau (có tác dụng nếu chức năng “auto arrange icons” ở phía trên
tắt).
o Show desktop icons: Cho phép hiển thị (ẩn) các icon trên desktop
o Show desktop gadgets: Cho phép (không cho phép) hiển thị các ứng dụng
trong gadgets lên màn hình.
 Sort by: Cho phép xắp xếp các icon theo thứ tự ƣu tiên
 New: Cho phép khởi tạo các file thực thi (nhƣ word, exel…), folder, shortcut…
nhanh chóng trên desktop (tính năng này áp dụng tài bất cứ đâu trong folder).
 Screen resolution: Cho phép chỉnh độ phân giải và hƣớng xoay của desktop

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 33


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Độ phân giải cho


màn hình

Chiều xoay của


màn hình

Hình 2.3: Thay đổi độ phân giải và hướng xoay cho màn hình

 Gadgets: Cho phép tùy chọn hiển thị lên màn hình những ứng dụng window hỗ
trợ nhƣ:

Hình 2.4: các tính năng hữu ích hiển thị lên màn hình

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 34


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

 Personalize: Thay đổi hình nền cho desktop

2.1.4. Sử dụng chuột


Chuột là một thiết bị không thể thiếu khi làm việc trong môi trƣờng Windows.
Cấu tạo của chuột gồm hai nút điều khiển: nút chuột trái và nút chuột phải. Biểu hiện của
thiết bị chuột trên màn hình là con trỏ chuột xác định vị trí tác động của chuột trên màn
hình. Hình dáng của con trỏ chuột trên màn hình thay đổi theo chức năng và chế độ làm
việc của ứng dụng. Khi di chuyển trên mặt phẳng, con trỏ chuột sẽ chuyển động tịnh tiến
tƣơng ứng trên màn hình.
Các thao tác cơ bản khi dùng chuột nhƣ sau:
 Nhấn chuột (Click): Nhấn nhanh một lần rồi nhả nút chuột. Thao tác này dùng để
thực hiện một lựa chọn thông số, hoặc câu lệnh (khi con trỏ chuột đang ở vị trí tác
động).
 Nhấn đúp chuột (Double click): Nhấn nhanh nút chuột 2 lần liên tiếp. Thao tác này
dùng để mở cửa sổ của một chƣơng trình ứng dụng hoặc kết thúc làm việc với một
ứng dụng khi con trỏ chuột ở vị trí thích hợp.
 Kéo chuột (Drag): Nhấn và giữ nút chuột trong khi di chuyển chuột. Thao tác này
dùng để chọn một khối văn bản, để di chuyển một đối tƣợng trên màn hình ... .
Trong Windows phần lớn các thao tác thực hiện với nút chuột trái, bởi vậy trong
giáo trình này để tránh lặp lại, khi nói nhấn chuột hoặc nhấn đúp chuột thì hiểu đó là ám
chỉ nút chuột trái. Đồng thời nếu nói chọn mục nào đó, thì cũng ám chỉ là nhấn nút trái
chuột tại mục đó. Khi nào cần thao tác với nút chuột phải sẽ có mô tả rõ ràng.

2.1.5. Sử dụng thanh taskbar


Thanh Taskbar trong win7 có nhiều tính năng hay. Giao diện taskbar nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 35


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Khay hệ thống.
Start Menu Chƣơng trình Chƣơng trình
đặt mặc định đang hoạt
tại taskbar. động.

Hình 2.5: giao diện taskbar

Thành phần của taskbar gồm:

 Start Menu

Menu Start bao gồm hầu hết các mục cần thiết để bắt đầu sử dụng Windows, đƣợc
mở khi nhấn nút Start trên thanh công việc (hoặc Ctrl + Esc, hoặc phím ).

Các chƣơng trình Mở bảng hƣớng


dùng thƣờng dẫn về cách tiến
xuyên. hành 1 công việc.

Tắt máy. Nhấn mũi tên để lựa


chọn:

Switch user: đổi tài khoản

Log off: khóa máy, tắt hết các


Hiển thị danh ứng dụng đang chạy
sách các chƣơng
Log: khoa máy, vẫn dữ
trình có thể khởi
nguyên ứng dụng
động.

Tìm kiếm file và Restart: Khởi động lại máy


chƣơng trình.  Sleep: Chế độ tạm nghỉ, tự tắt
màn hình.

Hình 2.6: Giao diện menu start


Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 36
Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Các chƣơng trình đƣợc sử dụng thƣờng xuyên sẽ đƣợc gắn vào menu start ở phía
trên “All Programs”. Mặc định trong Win7 là 10 chƣơng trình. Nhƣng nếu nhƣ ta
muốn thêm các chƣơng trình khác vào để tiện trong việc sử dụng thì ta có thể làm
nhƣ sau: Click chuột phải vào biểu tƣợng chƣơng trình cần thêm vào → Click “Pin
to Start menu”.

 Chƣơng trình đặt mặc định tại taskbar

Đây là các chƣơng trình đƣợc ngƣời dùng thƣờng xuyên sử dụng và muốn mở
nhanh chƣơng trình đó thì ngƣời dùng có thể đặt ngay tại taskbar bằng cách: Click
chuột phải vào chƣơng trình → Pin to taskbar.

 Chƣơng trình đang hoạt động

Các chƣơng trình ứng dụng đƣợc ngƣời dùng sử dụng đều hoạt đƣợc chứa trong
taskbar. Chƣơng trình này khác với chƣơng trình mặc định là có viền chữ nhật bao
quanh.

 Khay hệ thống

o Đồng hồ: Hiển thị ngày giờ của hệ thống. Ta có thể thay đổi ngày, giờ, múi
giờ bằng cách click vào ngày giờ trong khay hệ thống → Change date and
time setting… giống nhƣ hình dƣới đây:

Hình 2.7: Ngày giờ hệ thống

o Các chƣơng trình mặc định: Hiển thị các ứng dụng chạy mặc định khi
window bắt đầu và các biểu tƣợng âm thanh, mạng…

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 37


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

 Một số tính năng tùy biến của taskbar

Khi Click chuột phải vào taskbar ta đƣợc nhƣ sau:

Thêm một số tính năng Chia đều màn hình theo


vào khay hệ thống. chiều ngang cho các ứng
dụng đang hiển thị trên
Thu nhỏ tất cả các ứng
màn hình.
dụng đang mở mà
chiếm cả màn hình. Ẩn hết ứng dụng, chỉ nhìn
thấy màn hình desktop
Chia đều màn hình theo trắng.
chiều dọc cho các ứng
dụng đang hiển thị trên Quản lý các tác vụ.
màn hình.
Hình 2.8: Sử dụng một số tính năng của Taskbar

 Start Task Manager: Quản lý các tác vụ. Khi click ta đƣợc hình nhƣ sau:

Hình 2.9: Task Manager

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 38


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

o Applications: Các chƣơng trình chạy sẽ đƣợc liệt kê. Nếu muốn tắt một
chƣơng trình bất kỳ (kể cả chƣơng trình làm treo hệ thống) ta click chuột
phải vào chƣơng trình đó → End task.

o Proccesses: các tiến trình bao gồm cả tiến trình hệ thống, tiến trình của
chƣơng trình chạy mặc định, tiến trình của chƣơng trình bình thƣờng.

o Service: Các dịch vụ của hệ thống, các dịch vụ của chƣơng trình.

o Performance: Theo dõi hiệu suất của CPU và bộ nhớ.

 Properties: các tùy chỉnh cho Taskbar.

Hình 2.10: Properties của Taskbar

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 39


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

2.2. Quản lý file và folder

2.2.1. xem nội dung file folder


Để mở một file hay folder ta có thể mở thông qua Windows Explorer (My
computer). Khi mở đƣợc Windows Explorer thì ta tìm đến file hay folder cần tìm.

Để mở My Computer ta làm nhƣ sau:

C1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E.

C2: Click douple vào biểu tƣợng Computer trên desktop.

C3: Click chuột phải vào biểu tƣợng Computer trên desktop → Open.

C4: Click chuột phải vào biểu tƣợng Start → Open Windows Explorer.

Khi mở My computer sẽ có giao diện nhƣ sau:


Tìm kiếm file, folder.

Change your preview

Phần bên phải.


Show the preview pane.
Phần bên trái.

Hình 2.11: My computer

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 40


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

 Phần bên trái: Chứa các mục gần giống cây thƣ mục, bao gồm cấu trúc thƣ mục
của các đĩa cứng và các tài nguyên kèm theo máy tính nhƣ ổ CD-ROM, các folder
hệ thống.

 Phần bên phải: Hiển thị nội dung của folder đang chọn ở phần bên trái.

 Change your preview: Thay đổi cách nhìn của phần bên phải

o Extra Large Icons: hiển thị các biểu tƣợng rất lớn.

o Large Icons: hiển thị các biểu tƣợng lớn.

o Medium Icons: hiển thị các biểu tƣợng bình thƣờng.

o Small Icons: hiển thị các biểu tƣợng nhỏ.

o List: file và folder hiển thị dƣới dạng danh sách, chỉ có icon kèm theo tên.

o Details: Hiển thị chi tiết thông tin của file và folder nhƣ Name, Type, Size,
Date modified.

o Tiles: Hiển thị tên, định dạng (folder, doc, exel…), dung lƣợng file.

o Content: Hiển thị đầy đủ dữ kiện nhƣ Details chỉ thiếu trƣờng Type.

 Show the preview pane: Chia phần bên phải ra làm 2. Thêm một phần (ngoài
cùng bên phải) để cho ta xem nội dung của file.

2.2.2. Các thao tác với file và folder


2.2.2.1. Tạo mới và đổi tên file, folder
 Tạo mới

Mở folder chứa file hoặc folder cần tạo mới → Click chuột phải vào phần trống
trong folder đang mở → New → folder hoặc các kiểu định dạng của file (đối với
file chỉ hỗ trợ một vài định dạng quen thuộc nhƣ word, exel… còn các file có định
dạng khác không nằm trong danh mục hỗ trợ thì ta cần phải tạo từ ứng dụng đƣợc
cài vào máy tính).

 Đổi tên

Click chuột phải vào file hoặc folder cần đổi tên → Rename → Gõ tên cần đổi.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 41


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

2.2.2.2.Lựa chọn, sao chép, xóa, di chuyển file, folder


 Lựa chọn: Để chọn nhiều file, folder cùng một lúc ta chọn 1 file đầu rồi giữ phím
“Shift” sau đó chọn tiếp các file, folder cần khác.

 Sao chép: Click chuột phải vào file (folder) cần sao chép → click “copy” → tìm
đến folder cần chứa → click chuột phải vào vùng trống → Paste.

 Xóa: Click chuột phải vào file cần xóa → Delete.

 Di chuyển:

o C1: Click chuột phải vào file (folder) cần di chuyển → click “cut”
→ tìm đến folder cần chứa → click chuột phải vào vùng trống →
Paste.

o C2: Click chuột trái vào file (folder) cần di chuyển giữ nguyên chuột
trái → kéo tới folder cần di chuyển.

 Chú ý: Các file và folder bị xóa theo cách trên sẽ đƣợc lƣu vào Recycle Bin
(thùng rác). Ta có thể khôi phục lại bằng cách mở Recycle Bin → Chuột phải vào
file, folder cần khôi phục → Restore. Nếu muốn xóa file nào vĩnh viễn ta nhấn
Shift và làm nhƣ cách xóa trên.

2.2.3. Tìm kiếm File và Folder


Để tìm kiếm file, folder trong một folder khác (Windows Explorer cũng là một
folder) ta mở folder chứa file, folder cần tìm kiếm → gõ vào mục tìm kiếm ở phía trên
cùng bên phải. Ta có thể tìm kiếm theo tên (name) mặc đinh, tìm kiến theo kích cỡ (size)
hay tìm kiếm theo ngày tháng (Date modified) đƣợc lựa chọn ngay trong thƣ mục tìm
kiếm.

Tìm kiếm theo tên (name) ta sử dụng ký tự đại diện:

 Ký tự * : đại diện cho một nhóm ký tự bất kỳ. Ví dụ: *.txt là tìm tất cả các file có
đuôi mở rộng là txt.

 Ký tự ? : đại diện cho một ký tự bất kỳ. ví dụ: h?ung là tìm kiếm tất cả các file có
chứa [hung], [hƣng]….

Ví dụ về tìm kiếm

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 42


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Tìm kiếm tất cả


các file, folder có
chứa chứ “tin”

Hình 2.12: Ví dụ về tìm kiếm file, folder.

2.2.4. Tạo shortcut cho file và folder

Để tạo shortcut ngoài desktop ta làm nhƣ sau:

C1: click chuột phải vào file, folder cần tạo shortcut → Send to → Desktop.

C2: Trên màn hình desktop → Click chuột phải → New → Shortcut → Tìm đến file,
folder cần tạo.

2.3. Tìm hiểu controlpanel


Về cơ bản, Control Panel có thể đƣợc xem nhƣ trung tâm chỉ huy đầu não của hệ điều
hành để ngƣời dùng thay đổi các thiết lập trên máy tính.

Để mở Controlpanel ta làm nhƣ sau: Start →Control panel. Ta đƣợc hình nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 43


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Hình 2.13: Control panel

Trong control panel có 2 chế độ hiển thị đƣợc tùy chỉnh trong mục “View by” ở góc trên
bên phải trong hình trên:

 View by “Category”: Chế độ hiển thị theo danh mục tác vụ nhƣ hình trên ta thấy
có 8 nhóm chức năng.

 View by “large icon” và “small icon”: Hiển thị chức năng cụ thể trong danh mục
tác vụ (Category).

Hình 2.14: hiện thị Control panel với small icons

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 44


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Trong mục này ta sẽ tìm hiểu panel theo từng nhóm tác vụ cụ thể. Ở đây ta có 8 nhóm tác
vụ. Ta sẽ đi tìm hiểu một số chức năng hay sử dụng trong mỗi nhóm

2.3.1. System and Security


 Windows Firewall: Giúp bảo vệ máy tính với tƣờng lửa của window. Cho phép
bật tắt firewall.

 System: Cho phép xem cấu hình hệ thống, các phần cứng của hệ thống.

Quản lý các thiết bị trong máy tính, xem


thiết bị đã đƣợc cài driver hay chƣa.

Thay đổi tên máy


tính.

Hình 2.15: System

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 45


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

 Windows Update: Cho phép (không cho phép) window tự động update khi có
phiên bản nâng cấp. Kiểm tra các phiên bản.

 Backup and Restore: Đây là một phần rất hay trong win7 giúp ta lƣu trữ trạng
thái của một phân vùng ổ cứng (back up) sau đó về sau có thể khôi phục lại trở về
trạng thái đã backup trƣớc đó (restore).

 Administrative Tools: các công cụ giúp cho admin quản lý hệ thống hiệu quả.

2.3.2. Network and Internet


Quản lý các thành phần mạng và internet.

2.3.3. Hardware and Sound


 Devices and Printers: Nơi quản lý các thiết bị kết nối với máy tính và thiết bị in
ấn, fax. Ta cũng có thể mở nhanh mục này ngay trên giao diện của Start.

Click chuột phải vào thiết bị


nhƣ chuột → mouse setting để
Các thiết bị cài đặt: tốc độ, hình đại diện,
chức năng chuột trái, phải…

Chọn mặc định thiết bị in, fax:


Click chuột phải vào thiết bị
→ Set as default.

Hình 2.16: Devices and Printers

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 46


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

 AutoPlay: Khi có thiết bị khác cắm vào máy tính (nhƣ CD) ta có thể lựa chọn
cách thức đối xử: mở luôn ứng dụng (Play, install), Mở thƣ mục, không hành động
(no action), hỏi ngƣời dùng (ask me everry time).

2.3.4. Programs
Trong Programs có 3 thành phần:

 Programs and Features: Nơi đây quản lý tất cả các chƣơng trình mà ngƣời dùng
đã cài đặt, ta có thể xóa đi những ứng dụng nào không cần thiết. Ngoài ứng dụng
ngƣời dùng cài đặt, ta có thể tắt, bật các chức năng trong hệ thống của window.
Khi ngƣời dùng Click vào programs and Features sẽ đƣợc hình nhƣ sau:

Bật tắt các tính năng


trong window.

Xóa ứng dụng bằng cách


Click chuột phải vào ứng
dụng → Uninstall.

Hình 2.17: Program and Features

 Default Programs: Ta cũng có thể mở tính năng này ngay khi click vào Start:
Start → Default Programs. Để mở một file (ảnh, âm thanh, hình, pdf…) ta có
nhiều chƣơng trình. Thông thƣờng các chƣơng trình cài sau cùng sẽ là chƣơng

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 47


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

trình mặc định mở file đó, vì một số lý do ta muốn sử dụng ứng dụng cũ đã cài
trƣớc đó để mở file. Khi đó ta có thể thay đổi chƣơng trình mặc định ở đây.

o Set your default programs: Ấn định chƣơng trình mặc định

1. Chọn chƣơng trình mặc định

3. Đặt mặc định.

2. Chọn các kiểu file mặc định sẽ


đƣợc mở.

Hình 2.18: đặt chương trình mặc định

o Associate a file or protocol with a program: Thay đổi sự liên kết giữa các
kiểu file hoặc giao thức với chƣơng trình.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 48


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

2. Chọn chƣơng trình


mở kiểu file đó.

1. Chọn kiểu file muốn


thay đổi.

Hình 2.19: Thay đổi liên kết kiểu file với chương trình

o Change AutoPlay settings: Khi có thiết bị khác cắm vào máy tính (nhƣ
CD) ta có thể lựa chọn cách thức đối xử: mở luôn ứng dụng (Play, install),
Mở thƣ mục, không hành động (no action), hỏi ngƣời dùng (ask me everry
time).

o Set program access and computer defaults: Ấn định các chƣơng trình
mặc định cho một số hoạt động thông thƣờng trong window (duyệt web,
email…)

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 49


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

1.Chọn loại chƣơng trình muốn ấn định:

Microsoft Windows, Non-Microsoft.

2.Nếu chƣơng trình mặc định


không theo ý muốn, ta có thể
thay đổi ở đây.

Hình 2.20: Đặt mặc định một số chương trình thông dụng

 Desktop Gadgets: Đƣa một số ứng dụng ra màn hình desktop.

2.3.5. User Accounts and Family Safety


Phần này quản lý các tài khoản đƣợc sử dụng trong máy tính. Giúp cho máy tính sử dụng
an toàn.

 User Accounts: Thêm, sửa xóa account. Thay đổi password, ảnh đại diện, tên cho
account.

2.3.6. Appearance and Personalization


 Personalization: Tùy chỉnh hình ảnh hiện thị trên màn hình desktop

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 50


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Thay đổi các hình ảnh icons trên


desktop.

Thêm các link thƣờng dùng:


Mycomputer, recycle…

Đổi ảnh đại diện


cho tài khoản.

Chọn hình nền cho


desktop.

Hình 2.21: Tùy chỉnh giao diện desktop

 Display: Tùy chỉnh hiển thị.

o Adjust resolution: Tùy chỉnh độ phân giải màn hình

o Adjust brightness: Tùy chỉnh nguồn (nếu là laptop thì có tùy chỉnh pin)

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 51


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

o Calibrate color, Adjust ClearType: Để bật tắt chức năng Clear Type giúp
chữ dễ đọc hơn trên màn hình LCD. Mặc định trong Window 7 chức năng
này đƣợc bật. Còn trong WinXP thì bị tắt.

Chọn kích cỡ các icon trên


màn hình, chƣơng trình
thực thi.

Hình 2.22 : Tùy chỉnh display

 Desktop Gadgets: Đƣa một số ứng dụng nhỏ ra màn hình.

 Taskbar and Start menu: Tùy chỉnh thanh Taskbar đã nói ở mục 2.1.5

 Ease of Access Center: Giống mục 2.3.8

 Folder Options: Các thao tác tùy chình cho Folder.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 52


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Mở folder con trong folder sẽ chỉ


hiển thị 1 folder con.
Mở folder con trong folder sẽ chỉ
hiển thị cả 2 folder riêng biệt.
Mở file bằng 1 click chuột trái

Mở file bằng 2 click chuột trái

Hình 2.23: Tùy chỉnh General trong Folder Options

 Fonts: Đƣờng dẫn đến folder chứa font chữ của window: C:\Windows\Fonts.

Folder này chứa tất cả các font chữ đƣợc sử dụng cho máy tính (bao gồm cả cho
ứng dụng), nếu ứng dụng sử dụng 1 font chữ không có trong Fonts thì ứng dụng
đó sẽ bị lỗi font và ta phải copy từ nơi khác chuyển vào Fonts này. (Ví dụ trong
word có 1 tài liệu copy về sử dụng font .vntimes mà trong máy không có thì ta sẽ
không đọc đƣợc do lỗi font).

2.3.7. Clock, Language and Region


Khi ta Click vào category này sẽ đƣợc giao diện nhƣ sau:

Hình 2.24: Giao diện Clock, language and region


Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 53
Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

 Date and Time: Là tùy chỉnh ngày giờ hệ thống. Tùy chỉnh này ta đã tìm hiểu
trong mục 2.1.5 Khay hệ thống.

 Region and Language: Đây là tùy chỉnh nâng cao trong việc hiện thị ngày giờ.
Khi cài đặt window thông thƣờng mọi mặc định về ngày giờ, nơi chốn sẽ lấy theo
Mỹ. Ta có thể thay đổi các mặc định đó:

Hình 2.25: Thay đổi định dạng cho ngày giờ.

2.3.8. Ease of Access


Trong mục này chứa nhiều công cụ giúp máy tính dễ sử dụng hơn với những ngƣời
khuyết tật. Đặc biệt là tính năng Start Magnifier: kính lúp để phóng to hình ảnh lên và
Start On-Screen Keyboard để làm việc với bàn phím ảo thay cho bàn phím vật lý.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 54


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Kích hoạt kính lúp

Kích hoạt bàn phím ảo

Tùy chỉnh một số tính


năng đã chứa trong các
category khác trong
control panel.

Hình 2.26: Ease of Access

2.4. Một số tính năng khác

2.4.1. Command Prompt


Command Prompt chính là cửa sổ DOS. Giúp ta thực thi một số lệnh nhanh chóng
hơn.

Để mở Command Prompt ta làm nhƣ sau: Start → All Programs → Accessories


→ Command prompt.

Một số lệnh hay sử dụng trong command prompt

 Ipconfig: Tìm hoặc thay đổi nhanh địa chỉ IP máy tính

Tuy chúng ta có thể tìm thấy địa chỉ IP của máy tính từ trong Control Panel,
nhƣng điều này cần phải thông qua một vài cú nhấp chuột. Lệnh ipconfig trong cửa sổ
Command Prompt là cách nhanh nhất để xác định địa chỉ IP và các thông tin khác nhƣ
địa chỉ Gateway mặc định, Subnet Mask.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 55


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Hình 2.27: Lệnh Ipconfig

 Recimg: Tạo điểm phục hồi tùy chỉnh

Tính năng Refresh Your PC trong Windows cho phép chúng ta phục hồi lại máy
tính về trạng thái ban đầu từ một bản cài đặt Windows gọn nhất hoặc từ nhà sản xuất.

Có thể tạo một điểm phục hồi tùy chỉnh tùy theo ý mình nhƣng tính năng này lại bị
ẩn trong Windows, vì vậy cần phải thực hiện với lệnh Recimg từ Command Prompt

Hình 2.28: Lệnh Recimg

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 56


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

 Cipher: Xóa dữ liệu vĩnh viễn

Lệnh Cipher chủ yếu đƣợc sử dụng cho việc quản lý mã hóa, nhƣng nó cũng có
một tùy chọn khác là cho phép bạn xóa vĩnh viễn tệp tin và đảm bảo không thể phục hồi
đƣợc. Lệnh này rất có hiệu quả trong quá trình quét sạch một ổ đĩa mà không cần cài đặt
bất cứ một công cụ nào khác.

Để sử dụng lệnh Cipher, bạn chỉ cần chỉ định một ổ đĩa hoặc một thƣ mục cụ thể
chẳng hạn nhƣ: cipher /w:c:hoặc cipher /w:c:\…

Hình 2.29: Lệnh Cipher

 Netstat –an: Liệt kê các kết nối mạng và cổng

Lệnh Netstat là đặc biệt hữu ích, nó sẽ hiển thị tất cả các số liệu thống kê mạng khi đƣợc
sử dụng với các tùy chọn khác nhau. Một trong những biến thể thú vị nhất của Netstat
chính là Netstat –an, trong đó sẽ hiển thị một danh sách tất cả các kết nối mạng đang mở
trên máy tính cùng với các cổng đang sử dụng và địa chỉ IP đã kết nối.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 57


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Hình 2.30: Lệnh Netstat

2.4.2. Run
Hộp thoại Run rất hữu ích trong window. Ta có thể mở nhanh một ứng dụng, file, thƣ
mục, service trong window… thông qua hộp thoại Run.

Để mở hộp thoại run ta làm nhƣ sau:

C1: Start → All Programs → Accessories → Run.

C2: Win + R

Ví dụ 1: Để truy cập file “Tin hoc co so.docx” trong folder “tin học sơ sở” tại ổ D ta làm
nhƣ sau:

Bƣớc 1: Mở hộp thoại run

Bƣớc 2: Gõ vào hội thoại: D:\tin học cơ sở\Tin hoc co so.docx

Bƣớc 3: Enter (OK)

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 58


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Lần đầu tiên có vẻ nhƣ để mở một file sẽ rất lâu, nhƣng nếu file đó thƣờng xuyên
đƣợc dùng và ở trong nhiều thƣ mục con thì cách này rất nhanh, chỉ mất công lần đầu,
còn lần sau hộp thoại RUN sẽ tự nhớ đƣờng dẫn.

Ví dụ 2: Kiểm tra thông tin hệ thống

B1: Mở hộp thoại RUN

B2: gõ dxdiag → OK

Ví dụ 3: Mở cấu hình hệ thống

Mở hộp thoại RUN sau đó gõ msconfig→ OK.

Hoặc Start → Control panel → System and Security →Administrative Tools → System
Configuration.

2.5. Một số phím tắt thông dụng trong win 7


Phím tắt Mô tả
Win + Mũi tên lên Mở tối đa cửa sổ hiện tại
Win + Mũi tên xuống Khôi phục hoặc thu nhỏ cửa sổ hiện tại
Win + Mũi tên trái Đƣa cửa sổ hiện tại về nửa bên trái màn hình
Win + Mũi tên phải Đƣa cửa sổ hiện tại về nửa bên phải màn hình
Kích hoạt/Chạy chƣơng trình đƣợc "pinned" ở thanh taskbar
Win + [số]
(Chƣơng trình đang chạy không bị ảnh hƣởng)
Win + Home Thu nhỏ tất cả của sổ, trừ cửa sổ hiện tại
Làm trong suốt tất cả các cửa sổ để bạn có thể nhìn thấy màn
Win + Nút cách
hình desktop
Win + Pause/Break Mở hộp thoại System Properties
Win + Tab Mở Aero 3D [Ấn nút Tab để thay đổi các cửa sổ]
Win + B Di chuyển về thanh taskbar (Thanh dƣới cùng bên phải)
Win + D Hiện/ Ẩn desktop
Win + E Bật Window Explorer
Win + F Tìm kiếm
Win + G Đƣa tất cả gadgets lên đầu
Win + L KHóa máy
Win + M Thu nhỏ tất cả các cửa sổ
Win + P Mở menu cho máy chiếu
Win + R Bật hộp thoại Run để chạy các lệnh.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 59


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

Hiện thumbnail của các ứng dụng đang chạy dƣới thanh Taskbar
Win + T
mà không cần di chuột qua
Win + = Bật kính lúp
Win + [+/-] Chỉnh kính lúp zoom to/nhỏ
Win + Shift + Mũi tên lên Chỉnh tối đa kích thƣớc theo chiều dọc
Win + Shift + Mũi tên xuống Khôi phục kích thƣớc theo chiều dọc
Win + Shift + Mũi tên trái Chuyển sang màn hình trái
Win + Shift + mũi tên phải Chuyển sang màn hình phải
Win + Shift + M Hoàn tác (undo) thu nhỏ tất cả các cửa sổ
Ctrl + mũi tên phải Chỉnh con trỏ đến đầu của từ kế tiếp
Ctrl + mũi tên trái Chỉnh con trỏ đến đầu của từ trƣớc
Ctrl + Up Arrow Chỉnh con trỏ đến đầu của đoạn trƣớc
Ctrl + Down Arrow Chỉnh con trỏ đến đầu của đoạn sau
Ctrl + Shift và các phím mũi
Chọn 1 khối văn bản
tên
Ctrl + Shift + Esc Bật Task Manager
Ctrl + Shift + N Tạo thƣ mục mới

 Với Window Explorer

Phím tắt Mô tả
Alt + Mũi tên trái Trở lại
Alt + Mũi tên phải Đi tiếp
Alt + Mũi tên lên Đi lên 1 thƣ mục
Mở cửa sổ thuộc tính (Properties) của vùng
Alt + Enter
chọn hiện tại
Alt + Nút cách Mở menu phím tắt cho cửa sổ đang hoạt động
Alt + F4 Đóng cửa sổ hiện tại
Alt + Tab Chuyển sang cửa sổ vừa hoạt động
Alt + D Chuyển con trỏ lên thanh địa chỉ
Alt + P Hiện/Ẩn các bảng xem trƣớc (preview)
Ctrl + N Mở cửa sổ mới
Ctrl + Cuộn chuột Thay đổi kiểm xem (lớn, nhỏ, list, chi tiêt...)
Hiển thị tất cả thƣ mục con trong thƣ mục đã
Num Lock + Nút sao(*) trên bàn phím số
chọn
Num Lock + Nút dấu cộng (+) trên bàn phím
Hiển thị tất cả nội dung thƣ mục đã chọn
số
Num Lock + Nút dấu trừ (-) trên bàn phím số Thu hẹp thƣ mục đã chọn

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 60


Chƣơng 2: Hệ điều hành Windows

 Login và Logout

Phần này bạn cần ấn lần lƣợt từng nút một (Ví dụ: Ấn nút Win, sau đó thả ra, ấn mũi tên
phải, thả ra rồi ấn enter -> Tắt máy)

Phím tắt Mô tả
Win + Mũi tên phải + Enter Tắt máy (Shutdown)
Win + Mũi tên phải + Mũi tên phải + R Khởi động lại (Restart)
Win + Mũi tên phải + Mũi tên phải + S Ngủ (Sleep)
Win + Mũi tên phải + Mũi tên phải + W Chuyển User

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 61


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

CHƢƠNG III HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT


WORD
3.1. Giới thiệu về word 2010

3.1.1. Khởi động và thoát khỏi word 2010


 Để tạo một file word 2010 ta làm nhƣ sau:
 Cách 1: Start  Programs  Microsoft Offcice  Microsoft Word 2010. Theo
cách này sau khi soạn thảo xong, ta lƣu lại sẽ đặt tên cho file word.
 Cách 2: Muốn tạo 1 file word ở folder (thƣ mục) nào thì vào bên trong folder đó
sau đó click chuột phải  New  Microsoft Word Document  đặt tên file 
Click đúp vào file đó để mở lên.
 Cách 3: Nếu thấy biểu tƣợng word ở ngoài màn hình (nếu không có ta có thể
đƣa ra) thì ta click đúp vào biểu tƣợng để mở word lên.
 Mở một file word đã có sẵn:
 Cách 1: Tìm đến file word cần mở  Click đúp vào file.
 Cách 2: Start  Programs  Microsoft Offcice  Microsoft Word 2010  File
 Open  Tìm đến file word cần mở.
 Cách 3: Start  Programs  Microsoft Offcice  Microsoft Word 2010  File
 Recent  Tìm đến file word mà đã mở trƣớc đó.
 Thoát khỏi word 2010 ta làm nhƣ sau:
 Cách 1: Click biểu tƣợng phía trên cùng bên phải.
 Cách 2: File  click vào biểu thƣợng .
 Cách 3: Click vào biểu tƣợng phía trên cùng bên trái  Close.
 Cách 4: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.

3.1.2. Làm quen với thanh công cụ word 2010


Từ word 2007 trở lên có giao diện đồ họa hoàn toàn mới (so với các phiên bản cũ).
Các hệ thống menu cũ đƣợc thay thế bằng Ribbon (một khái niệm mới).

Với thanh ribbon có 3 thành phần chính: Tab, Group và Command. 1 Tab gồm
nhiều Group, 1 Group là tập hợp gồm nhiều Command nhƣ trong hình 3.1.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 62


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Command: Có thể là một nút


Tab: Xuất hiện phía trên cùng lệnh, một hộp thoại để nhập
của thanh Ribbon. Mỗi tab là thông tin hoặc một menu.
một nhóm mục tiêu khác nhau.

Dialog Box Launcher: Tổng


Group (nhóm): Mỗi tab có một
hợp tính năng của nhóm.
group có các tính năng liên quan
với nhau.

Hình 3.1 : Cấu trúc thanh Ribbon

Các Command trong Group hiển thị trên Ribbon là các command chính. Muốn
dùng các command khác trong group ta click vào mũi tên góc dƣới bên phải của từng
group (Dialog Box Laucher) nhƣ trên hình 3.1.
Trong thanh Ribbon cơ bản có 8 thẻ (tab) chính: File, Home, Insert, page Layout,
References, Mailings, Review, View. (Đối với word 2007 không có thẻ File)
Thẻ ngữ cảnh (contexual tab): Không xuất hiện khi soạn thảo bình thƣờng, thẻ
này chỉ xuất hiện khi chọn một đối tƣợng nào đó. Nhƣ khi bạn cho 1 hình vẽ, 1 picture,
hay 1 bảng. Khi đó ta có thể chỉnh sửa đối tƣợng đó trong thẻ này. Thẻ này xuất hiện trên
Ribbon với tên Format Nhƣ hình 3.2.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 63


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word
Khi click vào đối tƣợng thì
tab Format sẽ đƣợc hiển thị
để chỉnh sửa đối tƣợng.

Hình 3.2: Chỉnh sửa đối tượng bằng thẻ Format

3.1.3. Thiết lập một số tùy chọn trƣớc khi làm việc
Trƣớc khi bắt đầu làm việc với một văn bản, ta thiết lập một số thông số trong File
 options nhƣ sau:

3.1.3.1. Chọn định dạng lưu file


File  options  Save  Trong mục “Save documents” có mục “Save files in this
fomat”, ta chọn định dạng cho file. Từ word 2007 trở lên có thêm định dạng “docx”, định
dạng này các phiên bản word trƣớc đó không đọc đƣợc, nếu muốn cho các máy có phiên
bản cũ hơn đọc thì ta chọn định dạng “.doc”.

3.1.3.2. Ví trị mặc định khi lưu một file


Khi ta chọn khởi động 1 file word theo cách 1 hoặc cách 3 (mục 1.1.) để lƣu file ta
có thể mặc định chọn nơi lƣu bằng cách:
File  options  Save  Default File Location (trong mục “Save documents”)
 chọn vị trí cần đặt file.

3.1.3.3. Giảm thiểu khả năng mất dữ liệu khi bị ngắt bất ngờ:
Tính năng sao lƣu tự động theo chu kỳ đặt trƣớc giúp không mất tài liệu bị đóng mà
chƣa kịp lƣu: File  options  Save.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 64


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Hình 3.3: Sao lưu tự động trong khoảng thời gian đặt trước

3.1.3.4. Tắt bỏ lỗi kiểm tra chính tả


Văn bản soạn là văn bản tiếng việt trong khi kiểm tra lỗi chính tả thì Office Word kiểm
tra theo ngôn ngữ tiếng anh vì vậy khi soạn thảo ta thƣờng thấy văn bản nhƣ sau:

Hình 3.4 : Các chữ đều có gạch chân màu đỏ hoặc màu xanh

Các chữ trong hình khi có kiểm tra đều sai so với tiếng anh nên có phần gạch chân.
Phần gạch chân này không ảnh hƣởng khi ta in văn bản, nhƣng khiến cho ngƣời soạn
cảm thấy khó chịu. Ta có thể bỏ kiểm tra bằng cách:

File  options  Proofing  “When correcting spelling and grammar in word”


bỏ check ở ô 1,3,4 nhƣ hình dƣới:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 65


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Hình 3.5: Tắt chức năng kiểm tra lỗi từ

3.1.3.5. Chuyển đơn vị đo


Word mặc định đơn vị đo là “inch”, ta có thể thay đổi mặc định này nếu nhƣ ta quen sử
dụng đơn vị đo khác. Thông thƣờng ta hay dùng là “cm”. Chuyển đơn vị đo nhƣ sau:
File  options  Advanced  Display và thay đổi theo hình dƣới:

Hình 3.6: Chuyển đơn vị đo văn bản

3.2. Thực hiện định dạng văn bản

3.2.1. Cách gõ tiếng việt, chuyển đổi bảng mã


3.2.1.1. Cách gõ tiếng việt trong word
Để gõ tiếng việt trong word, ta cần cài phần mềm hỗ trợ. Hiện nay có 2 phần mềm
thông dụng để soạn thảo tiếng việt là: Vietkey và unikey (unikey đƣợc dùng phổ biến
hơn).

Gõ tiếng việt có dấu trong văn bản ta thực hiện nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 66


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Ký tự Mô tả

f Dấu huyền

s Dấu sắc

j dấu nặng

r dấu hỏi

x dấu ngã

Các ký tự dấu trong 1 từ thƣờng đƣợc đánh phía cuối từ.

Với những nguyên âm nhƣ a, o,e,u để gõ các chữ ă, â, ô, ơ,ê,ƣ trong tiếng việt ta
làm nhƣ sau:

Ký tự Mô tả

aa â

aw ă

oo ô

ow ơ

ee ê

uw ƣ

3.2.1.2. Chuyển đổi bảng mã


Ta có 3 loại bảng mã thƣờng dùng: Unicode, TCVN3 (ABC) và VNI Window.
Nhìn chung các bảng mã này không tƣơng thích với nhau.

Nhiều khi ta phải sử dụng một tài liệu tham khảo là TCVN3 trong khi tài liệu ta
đang làm lại là Unicode. Nếu ta copy sẽ bị lỗi font chữ không sử dụng đƣợc, nếu ta gõ lại
sẽ mất rất nhiều thời gian.

Trong Unikey hỗ trợ cho ta việc chuyển đổi qua lại giữa các bảng mã bằng cách:

- Copy đoạn text cần chuyển đổi

- Bật Unikey
Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 67
Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Shift + F6 để mở hộp thoại “Unikey ToolKit”

1. Hiệu chỉnh bảng


mã nguồn và đích
cho phù hợp

2. Click vào
chuyển mã

3. Click đóng

Hình 3.7: Chuyển đổi bảng mã

- Cuối cùng ta paste vào vị trí cần dùng.

3.2.2. Định dạng trang văn bản


3.2.2.1. Đặt lề cho trang văn bản
Để đặt lề cho văn bản ta làm nhƣ sau:

Tab page Layout  Group Page Setup  Margins. Có một số định dạng đặt lề do Word
hỗ trợ, ta có thể chọn 1 trong các định dạng đó. Nếu nhƣ ta muốn đặt lề theo chỉ số khác
ta có thể click vào tùy chọn “Custom Margins” đƣợc hình sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 68


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Hình 3.8:Tùy chỉnh đặt lề cho văn bản

3.2.2.2. Thay đổi chiểu, kích cỡ giấy của trang văn bản
 Ta có thể xoay trang giấy của ta theo chiều dọc hoặc chiều ngang trang giấy bằng
cách:

Tab page Layout  Group Page Setup Orientation.

- Để thay đổi kích cỡ giẫy (mặc định là giấy A4) ta làm nhƣ sau:
Tab page Layout  Group Page Setup Size.

3.2.3. Định dạng Font cho văn bản


Để định dạng cho một đoạn văn bản ta bôi đen đoạn văn bản đó (cho toàn bộ văn
bản dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + A). Trong thẻ Home sẽ giúp ta làm điều đó.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 69


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Khi bôi đen đoạn văn bản sẽ hiển thị thanh công cụ mini giúp ta chỉnh sửa nhanh
nhƣ sau:

Thanh công cụ mini hiển


thị khi bôi đen 1 đoạn văn
bản.
Hình 3.9: Bôi đen văn bản cần định dạng

 Chữ in đậm:
 Nhấn vào nút Bold (B) trên thanh công cụ mini
 Sử dụng phím tắt Ctrl + B
 Click vào nút Bold (B) trên group Font của thẻ Home
Chú ý: Làm tƣơng tự nếu muốn bỏ in đậm
 In nghiêng:
Thực hiện tƣơng tự nhƣ in đậm, thay vị click nút Bold ta nhấn nút Italic (phím tắt Ctrl
+ I).
 Gạch dƣới đoạn văn bản:
Thực hiện tƣơng tự nhƣ in đậm, thay vị click nút Bold ta nhấn nút UnderLine(phím tắt
Ctrl + U).
 Kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền:
Click vào đây để thay đổi cỡ chữ của
Click vào đây để thay đổi văn bản (phím tắt tăng giảmcỡ chữ:
kiểu chữ. Ctrl + ] và Ctrl + [ ).

Click vào đây để thay đổi Click vào đây để thay đổi
màu nền của văn bản màu văn bản.

Hình 3.10: Thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền
Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 70
Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Trên thanh công cụ mini và group Font của tab Home ta làm nhƣ hình trên để thay đổi.

 Chỉ sổ trên, chỉ số dƣới:

Với những công thức nhƣ: A2 + B2 = C2 hay H2SO4 thì ta không cần thiết phải sử
dụng công thức toán học để đánh, mà ta có thể sử dụng chỉ số trên và chỉ số dƣới nhƣ
sau:

- Chỉ số trên: Ctrl + Shift + =.


- Chỉ số dƣới: Ctrl + =.

Lƣu ý: Để trở lại trạng thái bình thƣờng ta làm lại một lần nữa nhƣ vậy.

Hoặc ta có thể sử dụng nút lệnh nhƣ hình vẽ dƣới đây:

Đánh chỉ số trên và dƣới.

Hình 3.11: Đánh chỉ số trên và chỉ số dưới

 Tùy chỉnh tính năng khác:


Để tùy chỉnh thêm đoạn văn bản đã đƣợc bôi đen, Click vào mũi tên phía dƣới cùng
bên phải của Group Font trong thẻ Home ta đƣợc nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 71


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Hình 3.12: Group Font

Tại group Font này ta có thể tùy chỉnh thêm một số chức năng ít sử dụng.

 Thay đổi khoảng cách giữa các ký tự:


Để thay đổi khoảng cách giữa các ký tự, ta vào group Font nhƣ hình trên và chọn tab
Advanced đƣợc hình dƣới:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 72


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Normal: Khoảng cách


bình thƣờng.

Expanded: mở rộng

Condensed: Thu hẹp

By: Giá trị mở rộng hoặc


thu hẹp

Hình 3.13: Thay đổi khoảng cách giữa các ký tự

3.2.4. Căn chỉnh Paragraph


Paragraph chỉ một đoạn văn bản. Khi ta cần căn chỉnh Paragraph trong word hỗ
trợ cho ta một group là “Paragraph”, bên trong cho phép ta căn chỉnh khoảng cách các
dòng, thụt đầu dòng, căn lề, màu nền ….

3.2.4.1. Căn chỉnh đoạn văn bản theo chiều ngang (Left - Right)
Bôi đen đoạn văn bản cần căn chỉnh, Tùy chỉnh Group Paragraph trong tab Home nhƣ
sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 73


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Căn trái, căn giữa, căn Di chuyển đoạn văn bản


phải, căn 2 bên. sang trái, sang phải.

Hình 3.14: Căn chỉnh đoạn văn bản

3.2.4.2. Căn chỉnh văn bản theo chiều dọc


Để căn chỉnh theo chiều dọc ta làm nhƣ sau:

Trên thanh Ribbon chọn Tab Page Layout  Click mũi tên phía dƣới bên phải của
Group Page Setup.

Trong hộp thoại Page Setup, chọn tab Layout nhƣ hình vẽ:

Chọn định dạng căn chỉnh

Top: căn trên.


Center: Trung tâm (căn đều trên và dƣới)
Justified: Căn đều các dòng văn bản
Bottom: căn dƣới.

Hình 3.15: căn chỉnh văn bản theo chiều dọc

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 74


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

3.2.4.3. Tùy chỉnh cho đoạn văn bản


Để hiệu chỉnh dòng trong một đoạn văn bản đã đƣợc bôi đen ta làm nhƣ sau:

Click vào mũi tên phía dƣới bên phải của Group Paragraph trong thẻ Home (hoặc thẻ
Page Layout) ta đƣợc hộp thoại Paragraph và điều chỉnh:

Căn lề trái và lề phải. Đặt giá trị


dƣơng sẽ thụt vào trong văn bản so
với lề, giá trị âm sẽ thụt ra ngoài so
với lề.

Giá trị thụt vào của


First Line và hanging

First Line: dòng đầu tiên sẽ


thụt vào so với văn bản .

Hanging: Ngoại trừ dòng


đầu tiên, các dòng khác sẽ
thụt vào.

Before: Đoạn văn bản Thay đổi khoảng cách


sẽ cách đoạn phía trên. dòng cho đoạn văn bản
đƣợc chọn.
After: Đoạn văn bản
cách đoạn phía dƣới.

Hình 3.16: Tab paragraph tùy chỉnh đoạn văn bản

Trong mục Line spacing có các lựa chọn sau:

- Single (dòng đơn): hỗ trợ font lớn nhất trong dòng đó, thêm vào một lƣợng
khoảng trống nhỏ bổ sung. Lƣợng khoảng trống này tùy thuộc vào font chữ mà ta
sử dụng.
- 1.5 lines: Gấp 1,5 lần khoảng cách dòng đơn

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 75


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

- Double: Gấp 2 lần khoảng cách dòng đơn.


- At least: Xác lập khoảng cách dòng tối thiểu cần thiết để phù hợp với font hoặc đồ
họa lớn nhất trên dòng.
- Exactly: Cố định khoảng cách dòng và Word sẽ không điều chỉnh nếu sau đó ta
tăng giảm cỡ chữ.
- Multiple: Xác lập khoảng cách dòng tăng hoặc giảm theo tỉ lệ % so với dòng đơn
mà ta chỉ định. Ví dụ, nhập vào 1,3 nghĩa là khoảng cách dòng sẽ tăng lên 30%
so với dòng đơn.

3.2.5. Định dạng cột, Tabs


3.2.5.1. Định dạng cột
Một đoạn văn bản mà ta muốn chia ra thành nhiều cột (mặc định văn bản ban đầu
là 1 cột) ta làm nhƣ sau:

Cách 1: Đoạn văn bản đã đƣợc soạn trƣớc rồi mới chỉnh sửa.

- Bôi đen đoạn văn bản cần chia. Tại tab Page Layout, trong Group Page Setup chọn
các mẫu columns (các mẫu cột) nhƣ hình dƣới:

Hình 3.17: Chia văn bản theo cột

Để có thể tùy chỉnh các cột theo yêu cầu riêng của mình, ta click vào “More Columns”
trong hình trên, đƣợc tùy chọn nhƣ hình dƣới:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 76


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word
Các mẫu cột:

Số cột, nếu muốn


số cột >3
Đƣờng kẻ giữa
các cột.
Điều chỉnh độ
rộng và khoảng
cách.

Tick vào: Các cột


có độ rộng bằng
nhau.

Hình 3.18: Tùy chỉnh Columns

Cách 2: Định dạng cột xong mới soạn thảo văn bản

- Chọn các mẫu cột nhƣ cách 1. Sau đó nhập văn bản vào.
- Nếu muốn ngắt sang cột khác thì sử dùng:
Tab Page Layout  Group Page Setup  Breaks  Clumn.

3.2.5.2. Định dạng Tabs (điểm dừng)


Mốc dừng Tab là các vị trí dừng của con trỏ khi ta bấm phím Tab để gõ vào văn
bản từ đó.

Làm việc với Tab nhằm mục đích thay đổi lề cho đoạn văn bản đƣợc chọn một cách
nhanh chóng. Để sử dụng tab ta bật thƣớc kẻ đo chiều ngang của văn bản (phía trên văn
bản), có thể thay đổi đơn vị đo của văn bản.

3.2.5.2.1. Hiển thị thanh Ruler


Trong Tab View tick chọn command “Ruler” trong Group “Show” nhƣ hình vẽ
dƣới đây:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 77


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

2. Thanh thƣớc
kẻ hiển thị phía
trên văn bản.

1. Tích vào đây


để hiển thị thanh
thƣớc.

Hình 3.19: Hiển thị thanh Ruler

3.2.5.2.2. Cài đặt tabs


Ta click đúp vào thanh thƣớc kẻ (ruler) vừa cho hiển thị ở phía trên, sẽ đƣợc lựa
chọn Tabs nhƣ sau:

Tọa độ điểm Khoảng cách


dừng cho Tab dừng cho
mặc định Tab

Chọn một loại Tab,


Chọn cách thể hiện Tab:
căn lề theo: trái,
phải, giữa, thập - 1 None: tạo khoảng
phân, bar. Mặc trắng.
định là Left.
- 2, 3, 4: Tạo ra các dấu
Set: Đặt điểm dừng cho chấm, gạch nét đứt, nét
tab. liền.
Clear: Xóa tọa độ đã
chọn.

Clear All: Xóa tất cả mọi


tọa độ.

Hình 3.120: Các tùy chọn cho tab

Với 1 đoạn văn bản có nhiều tab, khi ta sử dụng tab (trên bàn phím) sẽ nhận lần
lƣợt giá trị tab từ thấp lên cao.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 78


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà ta có thể chọn trong các loại tab sau (trong mục
Alignment của bảng Tabs):

Tab trái: Đặt vị trí bắt đầu của đoạn text mà từ đó sẽ chạy sang phải khi nhập liệu.

Tab giữa: Đặt vị trí chính giữa đoạn text khi nhập liệu.

Tab phải: Nằm bên phải cuối đoạn text, khi nhập liệu đoạn text sẽ di chuyển sang trái kể
từ vị trí đặt tab.

Tab thập phân: Những dấu chấm phân cách phần thập phân sẽ nằm trên cùng một vị trí
khi đặt tab này.

Bar tab: Loại tab này không định vị trí cho text. Nó sẽ chèn một thanh thẳng đứng tại vị
trí đặt tab.

3.2.6. Bullets, Numbering, MultiLevel List


Để trình bày văn bản theo List, Office Word hỗ trợ 3 định dạng Bullets,
Numbering và MultiLevel List. Các command này nằm trong Group “Paragraph” thuộc
Tab “Home”.

MultiLevel List
Bullets
Numbering

Hình 3.21: Vị trí các thành phần của List

3.2.6.1. Bullets và Numbering


Chia văn bản thành các cấp (các item cấp cha, cấp con. …).

- Bullets: Chia văn bản thành cấp với các ký tự đƣợc sử dụng trong Symbol hay
picture.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 79


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

-
Hình 3.22: Thư viện Bullets

Nếu chúng ta muốn sử dung các ký hiệu khác thì có thể vào mục „Define New Bullet…”
để lựa chọn thêm các Bullet mới.

- Numbering

Đánh địa chỉ các cấp của các item theo chỉ mục số hoặc chỉ mục chữ cái.

Hình 3.23: các lựa chọn Numbering

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 80


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Nếu không muốn các lựa chọn gợi ý trong mục “Numbering Library” ta click vào
“Define New Number Format…”.

Lƣu ý: Các Bullet và Numbering không có một định dạng chuẩn nhất định. Đôi lúc các
định dạng do Word hỗ trợ không làm vừa lòng ngƣời dùng. Ta có thể tạo một List riêng
cho riêng cá nhân mình dụng bằng cách sử dụng MultiLevel List.

3.2.6.2. Multilevel List


Multilevel List bao gồm cả 2 phần Numbering và Bullets nhƣ trên hình vẽ.

Hình 3.24: MultiLevel List

Ta có thể tự định nghĩa cho mình 1 list sử dụng tùy biến theo ý mình bằng cách:

Click “Define New Multilevel List …” trong hình trên ta đƣợc:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 81


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Các cấp (level)

Định dạng
Font cho List

Kiểu Bullet và Number


chọn định dạng cho Level
chọn phía trên.

Khoảng cách
từ list tới lề.

Khoảng cách từ list


tới item văn bản.

Hình 3.25: Định nghĩa Multilevel List

3.2.7. Header, Footer, Page Number


- Để tạo 1 Header và Footer (tiêu đề đầu và cuối cho trang văn bản) ta làm nhƣ sau:

C1: Tab Insert  Group Header & Footer  Sử dụng các command trong group.

C2: click trực tiếp vào phần trên và phần dƣới của trang văn bản để viết Header và
Footer.

- Để xóa bỏ Header hoặc Footer:


Click vào header trong Group Header & Footer  Remove header.
- Đánh dấu trang:
Insert  Group Header & Footer  Page Number. Rồi chọn vị trí đặt của số
trang.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 82


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

3.2.8. Tạo khung, màu nền, nền bảo vệ cho văn bản
3.2.8.1. Tạo khung cho văn bản
Để tạo khung cho văn bản ta làm nhƣ sau:

Tab page Layout  Group Background  Page Borders

Lựa chọn đƣờng kẻ,


màu sắc cho khung.

Kiểu
khung
Ẩn/ hiện viền
của khung

Vị trí áp dụng

Hình 3.26: Đóng khung cho văn bản

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 83


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Chọn màu nền cho đoạn


văn bản mà control chuột
đang chỉ.

Áp dụng cho paragraph


Chọn chọn màu và kiểu
mà control chuột đang ở
xen giữa màu nền.
đó.

Nếu bôi đen 1 phần văn


bản thì chọn Text

Hình 3.27: Sử dụng Shading

3.2.8.2. Màu nền cho văn bản


Để tô màu nền cho văn bản ta làm nhƣ sau:

Tab page Layout  Group Background  Page Color  chọn màu thích hợp.

3.2.8.3. WaterMark (nền bảo vệ văn bản)


Để tạo một ảnh (đoạn text hoặc hình ảnh) trong suốt, xuất hiện phía sau văn bản trong tài
liệu ta sử dụng tính năng watermark nhƣ sau:

Tab page Layout  Group “Page Background”  command “Watermark”. Để tùy chỉnh
bạn lựa chọn “Custom Watermark” ta đƣợc:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 84


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Lựa chọn ảnh làm


nền bảo vệ.

Lựa chọn Text làm nền,


các tùy chọn đi cùng.

Hình 3.28: Tùy chọn watermark

3.2.9. Drop Cap – Tạo chữ cãi đặc biệt ở đầu đoạn
Để tạo hiệu ứng nhấn mạnh chữ cái của từ đầu tiên của dòng giống nhƣ đọc 1 bài báo,
Chữ cái thƣờng chiếm 2-3 dòng. Để làm đƣợc điều đó ta sử dụng tính năng Drop Cap
trong word nhƣ sau:

Tab Insert  Group Text  Command Drop Cap.

Định dạng trong


Drop Cap.

Số dòng mà chữ
cái sử dụng.

Hình 3.29: Drop Cap

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 85


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Có 2 tùy chọn cho Drop Cap là: Dropped và In margin nhƣ trên hình vẽ. Mặc định số
dòng mà Drop sử dụng là 3.

3.2.10. Tìm kiếm và thay thế


Trong tab Home  Group Editing. Hỗ trợ cho ta chức năng tìm kiếm (Find) và Thay thế
(Replace). Khi click vào Replace ta đƣợc hình sau:

Hình 3.30: Tìm kiếm, di chuyển và thay thế

Nhập từ cần tìm vào mục “Find what”, nhập từ cần thay thế vào mục “Replace
with”. Nhấn vào button “Replace” để thay thế 1 từ sau khi tìm đƣợc, nhấn vào button
“Replace all” để thay thế toàn bộ các từ tìm đƣợc. Vào button “More>>” để thực hiện
tùy chỉnh thay thế nâng cao.

Tƣơng tự với tab Find trong hình trên. Ta có các ký tự đại diện trong khi tìm kiếm
nhƣ sau:

Đại diện Nhập Ví dụ


Một ký tự bất kỳ ? “s?t”  “sat”, “set”
Một dãy ký tự * “s*d”  “sad”, “started”
Bắt đầu một từ < “<(inter)”  “interesting”,
“intercept”
Không tìm đƣợc “splintered”
Cuối một tự > “(in)>”  “in”, “within”
Không tìm đƣợc “interesting”
Một trong những ký tự chỉ [] “w[io]n”  “win”, “won”
định

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 86


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Một ký tự bất kỳ trong dãy [-] “[r-t]ight”  “right”, “sight”


Một ký tự bất kỳ, trừ những [!x-z] “t[!a-m]ck”  “tock”, “tuck”
ký tự cho sẵn trong ngoặc Không tim đƣợc “tack”, “tick”

Trong tab Go to: Nhập trang ta cần di chuyển tới thì word sẽ nhảy tới trang tƣơng ứng.

3.3. Chèn các đối tƣợng

3.3.1. Chèn các ký tự đặc biệt


Để chèn các ký tự đặc biệt mà không có trên bàn phím ta làm nhƣ sau:

Tab Insert  Group Symbols  Symbol  “More Symbols…”

Các ký tự đặc biệt.

Đặt phím tắt cho ký Đặt phím tắt cho


tự hoặc văn bản. Symbol (ký tự).

Hình 3.31: Các ký tự đặc biệt

Đặt phím tắt cho 1 đoạn text (đoạn text ngƣời dùng tự định nghĩa hoặc text đã đƣợc word
định nghĩa sẵn). Ta làm nhƣ sau:

Click vào vào “AutoCorrect…” trong hình trên ta đƣợc:


Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 87
Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Đoạn text ngƣời


dùng tự định nghĩa.

Đoạn text đã đƣợc


định nghĩa.

Hình 3.32: Đặt phím tắt cho đoạn text

Đặt phím tắt cho các Symbol (ký tự) ta click vào Symbol nào muốn đặt phím tắt và click
vào “Shortcut Key…” ta đƣợc:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 88


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Đặt phím tắt


cho ký tự đƣợc
chọn.

Hình 3.33: Đặt phím tắt cho ký tự.

3.3.2. Chèn hình ảnh


Để chèn hình ảnh (Picture) vào văn bản: Tab Insert  Group “Illustrations”  Picture 

Rồi dẫn tới bức ảnh cần chèn.

Hình 3.34: Ảnh được chèn vào văn bản

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 89


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Ta có thể chỉnh sửa hình ảnh bằng cách click vào bức ảnh  Tab Format (Tab này hiển
thị khi ta chọn 1 đối tƣợng).

Trong Tab Format có các thao tác thuộc các group sau:

- Picture Styles: Chọn kiểu trình diễn cho bức ảnh.


- Arrange: Chọn vị trí đặt bức ảnh trong văn bản. Xoay chiều bức ảnh đi
900(Command “Rotate”).
- Size: Đặt kích thƣớc chiểu dài, chiều rộng cho bức ảnh.
- Adjust: Chỉnh sửa bức ảnh (thay đổi độ sáng, độ tƣơng phản …).

3.3.3. Chèn và hiệu chỉnh lƣu đồ


Sử dụng tính năng chèn và hiệu chỉnh lƣu đồ của word bằng cách:

Insert  Illustrations  SmartArt. Ta đƣợc:

Các nhóm lƣu đồ Danh sách các lƣu đồ.

Hình 3.35: Chèn lưu đồ

Sau khi chèn lƣu đồ ta có thể chỉnh sửa lƣu đồ bằng cách click vào Tab “Design”

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 90


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Hình 3.36: Hiệu chỉnh SmartArt

3.3.4. Vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ


Biểu đồ thể hiện bằng hình ảnh, thể hiện bằng một bảng số liệu. Để chèn biểu đồ
vào văn bản: Tab Insert  Illustrations  Chart.

Nhóm biểu đồ Các biểu đồ


trong nhóm

Hình 3.37: Chèn biểu đồ

Chọn một biểu đồ và sửa nội dụng dữ liệu trực tiếp trên bảng dữ liệu DataSheet của màn
hình Excel

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 91


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Hình 3.38: Thay đổi dữ liệu cho biểu đồ

Để mở DataSheet chỉnh sửa số liệu và thay đổi tên của biểu đồ ta vào phần Design
 Data  Editdata. Hoặc Click chuột phải vào biểu đồ  Editdata.

Thay đổi kiểu cho biểu đồ (kiểu hiển thị số liệu, phong cách hiển thị), ta click vào biểu đồ
 chọn tab Design  Group Chart Styles và Group Chart Layouts.

 Thay đổi nội dụng hiển thị trên biểu đồ


Để thay đổi ta chọn biểu đồ  Chọn Tab Layout
 Group Labels
- Chartt titles: Tên biểu đồ
- Axis title: Tiêu đề trục
- Legend: Chú giải
- Data Labels: Hiển thị dữ liệu và nhãn giá trị
 Axes

- Axes: Chỉnh sửa, hiển thị dữ liệu trên trục tọa độ.

- Gridlines: Thay đổi đƣờng kẻ mặt đáy biểu đồ.

3.3.5. Chèn hình khối (Shape)


Để chèn hình vẽ vào văn bản:

Insert  Illustrations  Shapes

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 92


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Các hình
thƣờng dùng

Các đƣờng
thẳng.
Khối hình chữ
Các khối hình nhật.
cơ bản

Các khối mũi


tên

Khối công
thức toán.

Biểu đồ

Ô gọi

Hình 3.39: Các khối hình

Với các hình khối khép kín (ngoại trừ các line), ta có thể viết đoạn text vào bằng
cách click chuột phải vào khối  “Add text”.

Để thay đổi kiểu (style) cho khối, ta chọn khối cần thay đổi  Tab Format. Trong
tab này ta có thể thay đổi màu nền, đƣờng viền, kiểu hiển thị shape …

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 93


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Khi có nhiều hơn 1 khối, nếu ta muốn nhóm các khối đó thành 1 group để tiện việc
quản lý. Ta làm nhƣ sau:

Click vào 1 khối, từ khối thứ 2 trở lên cần nhóm với khối thứ nhất, ta nhấn ctrl rồi
di chuột vào các khối khác tới khi thấy biểu tượng dấu cộng đi kèm con trỏ chuột thì ta
click vào  Tab Format hiển thị trên Ribbon  Arrange  Group.(Hoặc sau khi click
chọn được các đối tượng cần nhóm vào group, bạn click chuột phải rồi chọn group).

Để bỏ group (nhóm) ta làm tương tự nhưng chọn vào command “ungroup”.

3.3.6. Chèn biểu thức toán học


Để chèn biểu thức toán học ta làm nhƣ sau: Insert  Symbols  Equation.

Hình 3.40: Biểu thức toán học

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 94


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Khi sử dụng công thức toán học nào ta lựa chọn trong mục “Built-in”. Đây là các công
thức toán học cơ bản nhƣng chƣa đầy đủ, nếu muốn sử dụng các công thức toán học khác
ta click vào “Insert New Equation”. Trong tab Design ta chọn công thức phù hợp để chèn
vào (trong group structures và group symbos) nhƣ hình dƣới đây:

Hình 3.41:Chọn công thức toán

Ví dụ: gõ các công thức sau:

Hàm

3.4. Làm việc với bảng

3.4.1. Thao tác với bảng, hiệu chỉnh bảng


 Tạo bảng:

Để tạo bảng ta làm nhƣ sau:

Insert  Tables  Table. Ta đƣợc hình nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 95


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Chọn số hàng, số cột của


bảng bằng việc kéo
chuột. với k/c hàng, k/c
cột bằng nhau.

Nhập số lƣợng hàng,


Tự vẽ bảng theo ý
cột mong muốn
mình.

Một số mẫu bảng gợi Chuyển số liệu từ


ý. excel thành bảng trong
word
Hình 3.42: Tạo bảng

 Nhập dữ liệu cho bảng:

Click vào mỗi ô (Cell) trong bảng để nhập dữ liệu (số, text …) cho bảng giống nhƣ nhập
văn bản bình thƣờng.

 Chỉnh sửa cấu trúc bảng, định dạng bảng

Click vào bảng ta thấy có 2 tab mới hiển thị là: Tab Design và Tab Layout.

 Đối với Tab Design:


 Group Table Styles:Tạo kiểu cách trình bày cho bảng nếu ta không muốn trình
bày bảng theo mặc định.
(1) Command Shading: Đổ màu nền cho từng Cell, hoặc cả Table.
(2) Command Borders: Ẩn, hiện đƣờng viền cho Cells, Table. (tính năng này
cũng đƣợc đặt tại Tab Home  Paragraph Border).
(3) Command Draw Borders: Tạo viền cho bảng, vẽ, xóa đoạn viền trong bảng.
Ta click vào mũi tên phía dƣới để hiệu chỉnh đƣờng viền theo đúng ý.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 96


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Tạo đƣờng viền


cho bảng.
Hình 3.43: Tab Design cho bảng

 Đối với Tab Layout:


Tách 1 -Xoay text Tạo khoảng Chuyển
Thêm hàng, cột bảng thành đi 900. cách text trong bảng
vào vị trí mong 2 bảng cell với đƣờng sang văn
-Căn lề văn
muốn. riêng biệt. viền. bản (text)
bản

Gộp nhiều Cell


Đặt kích cỡ Xắp xếp dữ
(theo hàng, cột)
cho từng liệu trong 1
lại thành 1 Cell Chia 1 Cell cell cột theo thứ
thành Hình 3.44: Tab Layout cho bảng tự tăng, giảm
nhiều cell
nhỏ.

 Thao tác nhanh với bảng

 Để chèn nhiều hàng, cột vào bảng, ta bôi đen một số hàng, cột  Click chuột phải
 Insert  Chọn vị trí cần chèn (trái, phải, trên, dƣới).

 Gộp các cells (theo hàng, cột): Click chuột phải  Insert  Merge cells.

 Chỉnh độ rộng cho từng hàng, cột: di chuột vào vị trí dòng kẻ, kéo dòng kẻ để
đƣợc khoảng cách phù hợp.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 97


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

 Xóa bảng: Click chuột phải Delete table.

3.4.2. Trình bày văn bản trong bảng


Để trình bày văn bản trong bảng, ta bôi đen các cell cần trình bày (nếu định dạng
cả bảng thì bôi đen tất cả), rồi ta xử lý các văn bản đó giống nhƣ ta làm với đoạn văn bản
ở bên ngoài.

Với những bảng cần số thứ tự tăng dần, ta có thể kết hợp với numbering để tự tăng
số trong bảng bằng cách: bôi đen cột cần đánh số tự tăng  chọn numbering thích hợp
(cách của số so với lề - theo đúng ý của ngƣời dùng hơn).

3.4.3. Chuyển văn bản sang bảng và ngƣợc lại


 Để chuyển từ bảng sang text ta làm nhƣ sau:
- Chọn bảng cần chuyển
- Tab Layout  Data  Convert table to text
Chọn ký hiệu phân
cách khi chuyển
sang text

Hình 3.45: Chuyển bảng sang Text

Ví dụ:

Họ tên Lớp Khóa

Lê Văn A AT11A K11

Nguyễn thị B AT10B K10

Ta chọn ký hiệu phân cách là dấu phảy (commas) sẽ đƣợc:


Họ tên, Lớp, Khóa
Lê Văn A, AT11A, K11
Nguyễn thị B, AT10B, K10
Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 98
Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

 Để chuyển văn bản vào bảng ta làm nhƣ sau:

- Chọn dữ liệu muốn chuyển vào bảng


- Tab Insert  Tables  Convert text to table… hiển thị hộp thoại sau:

Chỉnh số cột tƣơng ứng. Các ký hiệu để phân cách nội


dung trong cell thuộc table
Số hàng trong text chọn
bao nhiêu tự chuyển sang - Paragraphs: dấu phân đoạn
cột bấy nhiêu. (enter)

- Commas: dấu phẩy

- Tabs: Khoảng cách phím tab

- Other: chọn ký hiệu khác

Hình 3.46: Chuyển text sang bảng

3.4.4. Tính toán số liệu trong bảng


Trên thực tế, ta vẫn có thể tính toán số liệu trong một bảng (table). Không nhƣ một
số ngƣời dùng vẫn nghĩ bảng chỉ để trình bày dữ liệu dạng bảng. Tất nhiên, ta không thể
so sánh việc tính toán dạng bảng trong word với bảng trong excel vì excel là công cụ
chuyên dụng. Trong word, các tính toán thông thƣờng ta vẫn có thể thực hiện.

Khi tính toán trong word cho ta lợi điểm rất lớn, đó là khi ta chỉnh sửa số liệu, thì
cell tính toán khi ta dùng công thức cũng sẽ thay đổi theo (nếu tính toán bằng tay rồi điền
vào thì ta lại phải tính lại từ đầu).

Để hiểu rõ hơn ta đi sau vào một ví dụ cụ thể:

Ví dụ: Thực hiện tính toán Thành tiền và Tổng trong bảng dƣới

STT Mặt hàng Số lƣợng Đơn giá Thành tiền


1 Sách 100 15000
2 Bút 500 2000
3 Vở 200 7000

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 99


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Tổng
Bài làm

Bƣớc 1: Tính “Thành tiền” = Số lƣợng * Đơn giá. Tính nhƣ sau:

- C1: Tính trực tiếp, sử dụng địa chỉ dòng và cột của Excel. Nhƣ bảng trên ta có:
STT là cột A, Mặt hàng là cột B, số lƣợng là cột C, Đơn giá là cột D, Thành tiền
là cột E. Số dòng từ trên xuống dƣới tƣơng ứng với từ dòng 1.
Để tính thành tiền của sách: Click vào cell cần lƣu kết quả  Tab Layout 
Data  Formula ta đƣợc

Nhập công
thức cần tính

Định dạng số
hiển thị

Hình 3.47:Tính toán trong bảng

C2*D2: Cột C dòng 2 đem nhân với cột D dòng 2 đƣợc kết quả lƣu trong cell
đƣợc chọn.
- C2: Ta có thể sử dụng các hàm tính toán đƣợc hỗ trợ sẵn trong mục “Paste
function” ở hình trên. Ta chọn Product rồi viết: Product(left) hoặc Product(c2:d2)
trong mục Formula.

Bƣớc 2: Làm tƣơng tự bƣớc 1 cho những ô thành tiền tiếp theo.

Bƣớc 3: Tính tổng: Kích chuột vào ô cuối cùng của cột Thành tiền, làm tƣơng tự nhƣ trên
rồi nhập vào Formula công thức: =sum(above), chọn “Number format”  OK.

Trong quá trình tính toán, nếu thanh đổi giá trị tính toán (thay đổi dữ liệu trong cột Số
lƣơng, Đơn giá) thì ta bôi đen vào cột Thành tiền rồi nhấn F9 để cập nhật kết quả theo số
liệu mới.

 Các hàm tính toán đƣợc hỗ trợ:


 ABS(x): Trị tuyệt đối. ABS(B1); ABS(SUM(LEFT))
 AND: Hàm “và”.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 100


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

 AVERAGE (x): Tính trung bình. Average(left); average(a1,b1,c1)


 COUNT(left): Đếm. VD: Có 3 cột: count(left) = 3; count(a1:a10)
 IF: hàm điều kiện
 INT: Hàm chia lấy phần nguyên
 MAX(a1,b1,c1): Hàm lớn nhất. Max(left)
 MIN(left): Hàm nhỏ nhất
 MOD: Chia lấy phần dƣ
 NOT: Hàm phủ định
 OR: Hàm hoặc
 ROUND: Hàm làm tròn
 SUM (A1:A10): Tính tổng. SUM (left)

3.4.5. Kẻ biểu đồ từ số liệu của bảng


Để sử dụng số liệu từ bảng cho việc kẻ biểu đồ ta làm nhƣ sau:

- Chọn mẫu biểu đồ thích hợp


- Copy bảng số liệu
- Paste vào bảng data sheet khi ta edit data từ biểu đồ
- Save lại.

Ví dụ: Ta có bảng số liệu sau:

Năm Bút Vở Sách


2011 100 200 100
2012 220 250 200
2013 140 180 100

Biểu đồ mô tả từ bảng số liệu trên:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 101


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

300

250
250
220
200 200
200 180
Số lượng

150 140 Bút

100 100 100 Vở


100 Sách

50

0
2011 2012 2013
năm

Hình 3.48: Biểu đồ mô tả số liệu từ bảng cho trước

3.5. In văn bản

3.5.1. Xem văn bản trƣớc khi in


Để xem văn bản trƣớc khi in ta có thể dùng các cách sau đây:

C1: Sử dụng các command phía dƣới cùng bên phải:

Hình 1.49: Trình diễn văn bản

C2: Tab View  Zoom

Hình 3.50: Zoom View

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 102


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

C3: Ngay trong mục Print để in văn bản, ta có thể lƣợt qua nội dung trƣớc khi in

File  Print

Nội
dung

Zoom

Trang

Hình 3.51: Xem nội dung trước khi in trong mục Print

3.5.2. Các lựa chọn khi in


Có các lựa chọn trƣớc khi in nhƣ sau:

File  Print

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 103


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Số bản in

Chọn máy in

Chọn trang cần


in. Mặc định là
in toàn bộ.

- Print one sided: in 1


mặt giấy.
Xoay chiều trang
giấy. - Print on both sided:
in 2 mặt giấy
Đặt khổ giấy in
(A0..A4 …) Thứ tự in khi số
bản in >1.
Căn lề cho trang
giấy.
Chọn số trang in
trong 1 mặt giấy

Hình 3.52: Các lựa chọn khi in

3.6. Một số tính năng khác

3.6.1. Tạo dòng chữ nghệ thuật


Để tạo dòng chữ nghệ thuật ta làm nhƣ sau:

C1: Tab Insert  Group Text  WordArt

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 104


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Hình 3.53: Tạo chữ nghệ thuật

Chọn một kiểu wordart rồi gõ đoạn text cần làm WordArt.

C2: Chọn đoạn text cần trình diễn thành chữ nghệ thuật rồi chọn WordArt tƣơng ứng
nhƣ cách 1.

Tab Format hiển thị trong Ribbon nhƣ hình sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 105


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Tạo đƣờng viền Tạo kiểu cho Kích thƣớc của đoạn
cho WordArt. Text. text nghệ thuật.

Hình 3.54: Format WordArt

Ví dụ:

Hình 3.55: Chữ nghệ thuật sử dụng WordArt

3.6.2. Tạo styles, mục lục động


2.6.2.1. Mục lục động
Khi soạn thảo một văn bản dài gồm nhiều mục, hay khi tạo một tập tài liệu có
nhiều chƣơng, nhiều mục trong một chƣơng khi đó ta cần tao mục lục cho tài liệu để
ngƣời đọc thuận tiện hơn trong việc tra cứu, tham khảo.

Ta có thể tạo mục lục bằng tay, có nghĩa tự gõ mục lục cho từng chƣơng từng đề
mục. Nhƣng điều đó quá thủ công, gây mất thời gian và công sức vì khi ta thay đổi nội
dung trong tài liệu thì ta lại phải cập nhật lại mục lục (cả tiêu đề lẫn số trang link tới).

Word đã hỗ trợ cho chúng ta tạo ra một mục lục theo ý muốn mà không cần mất
nhiều thời gian. Trong Group Styles thuộc Tab Home, Word đã hỗ trợ cho ta những style
cơ bản, trong đó có các style mà ta hay sử dụng là: Normal, Heading 1-9.

 Normal: đặt đoạn văn bản ở trạng thái bình thƣờng.

 Heading 1-5 đặt tiêu đề cho đoạn văn bản tƣơng ứng từ cấp 1 cho tới cấp 9. Trong
đó cấp 1 là cấp cao nhất, các cấp con phía sau lần lƣợt là 2,3,4,5….

Ta có thể sửa lại các thuộc tính bên trong các style bằng cách click chuột phải bảo
style cần sửa  chọn “Modify…” sẽ đƣợc hình dƣới đây:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 106


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Thay đổi định


dạng cho đề
mục đƣợc
chọn.

Hình 3.56: thay đổi thuộc tính trong style

Sau khi thay đổi các thuộc tính của các style từ heading 1 về sau. Từ các đề mục mà
ta muốn xuất hiện trong mục lục mà lần lƣợt chọn các style tƣơng ứng với cấp của đề
mục đó.

Khi thiết lập xong style cho các cấp đề mục. Muốn đặt mục lục ở đâu (thƣờng là ở
trang đầu hoặc trang cuối) ta để dấu nháy văn bản ở đó rồi tiến hành các bƣớc sau:

Tab References  Group Table of Contens  Command “Table of Contents” sẽ


đƣợc bảng sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 107


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Hình 3.57: Chọn định dạng cho mục lục

Mục Automatic table trong hình trên cho phép ta chọn 1 định dạng cho mục lục. Mặc
định mục lục trong word cho phép hiển thị tới cấp thứ 3 (3 cấp). Nếu muốn thay đổi số
lƣợng cấphiển thị (số level) hay trình bày trong mục lục ta click vào “Insert Table of
Contents…” trong hình trên, ta đƣợc:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 108


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Một số tùy chọn để


hiển thị trong mục lục

Chọn các styles khác


Định dạng để tạo mục lục, thay
cho mục lục. đổi thứ tự các cấp.

Thay đổi số
cấp hiển thị.

Hình 3.58: Tùy chọn cho mục lục

3.6.2.2. Tạo Style người dùng


Để tạo ra một style cho riêng mình ta làm nhƣ sau:

Tab Home  Group Sytes  Click vào mũi tên phía dƣới bên phải. Từ đó sẽ hiển thị lên
danh sách các styles đang có trong word. Ta click vào “New Style”nhƣ hình dƣới:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 109


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

New
Styles

Hình 3.59: Các style có trong word

Khi đó ta sẽ đƣợc hình giống nhƣ hình phía trên. Ta sẽ thay đổi các thuộc tính cho
phù hợp với style đƣợc yêu cầu. (Nhớ thay đổi name cho style).

Khi đã đƣợc style mới. Ta có thể dùng trong văn bản, nếu muốn dòng nào cần có
chung 1 định dạng.

Ví dụ: dùng làm phần mô tả cho hình vẽ, bảng biểu. Một số tài liệu cần phải liệt kê danh
mục hình vẽ, bảng biểu ta có thể làm nhƣ sau:

Refences  Group Captons  Command “Insert Table of Figures”. Hiển thị lên
bảng “Table of Figures” chọn Options để chọn style tƣơng ứng. Nhƣ hình dƣới đây:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 110


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Tick vào mục Style


và chọn tới Style
cần dùng.
Tùy chọn giống
với tạo mục lục.

Hình 3.60: Tạo danh mục hình vẽ, bảng biểu

 Tạo mục lục động bằng style tự tạo

Ngoài cách tạo mục lục động giống mục 3.6.2.1, ta cũng có thể tạo mục lục bằng
style do ta tự tạo bằng cách: References  Table of Contents  Table of contents 
Insert table of contents… Hộp hội thoại “Table of Content” hiện thị giống hình 3.57, ta
chọn button Options..:

Xóa TOC level của các


heading, điền thứ tự
level cho các style mà
ta tự tạo.

Hình 3.61: Tùy chỉnh lựa chọn style tự tạo cho mục lục
Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 111
Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

3.6.3. Tạo marco


Marcro là lệnh thực thi một kịch bản công việc. Tạo macro chính là việc ghi lại
một tập các thao tác xử lý của ngƣời dùng (Record macro) sau đó lƣu lại thành một bộ
lệnh và đặt trong một “Macro Name”. Ngôn ngữ ghi lại trong Office là VB (Visual
Basic). Khi thực hiện công việc giống nhƣ việc đã làm thì chỉ cần chạy MacroName
(ALT + F8) để thực hiện lại một kịch bản. Các macro tự động cung cấp từ đƣợc đƣa ra
bởi hoàn cảnh khác nhau, đƣợc liệt kê theo tên, là:

- AutoNew: Khi ta tạo một tài liệu mới.


- Autoclose: Bất cứ khi nào ta đóng một tài liệu.
- AutoExec: Bất cứ khi nào ta bắt đầu word.
- AutoExit: Bất cứ khi nào ta thoát khỏi Word.
- AutoOpen: Bất cứ khi nào ta mở một tài liệu mới.

Để tạo một macro ta làm nƣ sau:

Tab View  Group Macros  macros  chọn mục “Record Macro…” để bắt đầu tạo
macro. Ta đƣợc:

Tên
Macro

Đặt marco:

- Button: Ở thanh truy cập


nhanh phí trên ruler.

- Keyboard: Sử dụng phím tắt


đƣợc đặt cho bàn phím.

Đặt cho toàn bộ các file word


hay chỉ riêng file đang dùng.
Hình 3.62: Tạo Macro

Khi ta tạo xong Macro với tên gọi và vị trí đặt (trên thanh truy cập nhanh hoặc
phím tắt từ bàn phím), ta click OK lúc đó Marco sẽ tự động chạy. Để dừng tiến trình
macro ta làm nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 112


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Tab View  Group Macros  macros  Stop Recording.

Sử dụng Macro vừa tạo:

 Nếu nhƣ để macro áp dụng cho toàn bộ file word, ta có thể mở một file word bất
kỳ, click vào macroName trên thanh truy cập nhanh (hoặc phím tắt) sẽ đƣợc nội
dung khi ta ghi macro.

 Nếu lựa chọn chỉ cho file đang sử dụng: chỉ áp dụng cho file đang dùng mà thôi.

 Quản lý Macro

Trong mục: Tab View  Group Macros  macros View Macros. Ta có thể
quản lý các macro có sẵn trong word, tự tạo nhƣ sau:

Hình 3.63: quản lý Macro

Run: chạy macro

Create: Chuyển tới ngôn ngữ Visual Basic

Delete: Áp dụng với các macro mà ngƣời dùng tự tạo

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 113


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

3.6.4. Tạo chú thích trong văn bản


Để tạo chú thích trong văn bản ta làm nhƣ sau:

Tab References  Group Footnodes  Insert Footnote

Chèn footnote.

Hình 3.64: Tạo chú thích trong văn bản

Để tùy chỉnh cho Footnote, click mũi tên phía dƣới bên phải của Group Footnotes
ta đƣợc:

Vị trí đặt cho


chú thích.

Định dạng cho


chú thích

Hình 3.65: Tùy chỉnh Footnote

Thông thƣờng chú thích trong văn bản ta đặt phía dƣới cùng của trang (trên footer).

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 114


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

3.6.5. Trộn thƣ (Mail merge)


Trộn thƣ là một tính năng rất hay, mail merge thƣờng đƣợc dùng để trộn một nội
dung soạn thảo với một cơ sở dữ liệu các thông tin thay đổi bằng việc kết hợp giữa word
và Exel.

Khi cần gửi cùng nội dung (thƣ mời, thƣ cảm ơn…) tới nhiều ngƣời khác nhau.
Nếu sử dụng cách gửi thông thƣờng ta sẽ tốn rất nhiều thời gian và gây cảm giác nhàm
chán. Khi dùng Mail merge công việc của ta sẽ nhanh chóng và giảm nhàm chán.

 Để hoàn thành quy trình trộn thƣ cần 2 file tài liệu:

o Văn bản gốc (Main document): Nội dung văn bản đã đƣợc soạn thảo sẵn
và bỏ trống các thông tin cần điền khác biệt giữa các cá nhân, đơn vị đƣợc
gửi.

Ví dụ: Thƣ mời, thƣ cảm ơn, giấy báo trúng tuyển, không trúng tuyển ….
Bỏ trống tên ngƣời nhận, đơn vị nhận, địa chỉ, điện thoại, ngày tháng năm
sinh….

o Dữ liệu gốc (Data source): Bộ cơ sở thông tin dữ liệu cho mỗi cá nhân,
mỗi đơn v ị để điền vào các ô trống trong văn bản đã đƣợc soạn sẵn.

Ví dụ: cần soạn một thƣ mời họp phụ huynh. Nội dung nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 115


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Tên sinh viên, tên lớp để trống, sử dụng mail merge để điền thông tin trống vào
thƣ mời.

Để trộn thƣ ta làm nhƣ sau:

Bƣớc 1: Chọn văn bản

 Mở file văn bản gốc (ví dụ file “Thƣ mời” soản thảo để gửi cho nhiều ngƣời).

 Click group Mailings →Start Mail Merge →Start Mail Merge. Danh sách hình
thức trộn thƣ xuất hiện nhƣ sau:

Các tùy chọn:

Letters: Thƣ giấy, in ra.

E-mail Messages: Gửi thƣ điện tử


bằng Email.

Evelopes…: Trộn bì thƣ

Labels: Nhãn thƣ


Hình 66 : Chọn hình thức trộn thư

Bƣớc 2: Chọn dữ liệu kết nối

 Click group Mailings →Start Mail Merge →Select Recipents. Hình thức chọn file
chứa dữ liệu cần chèn vào văn bản gốc xuất hiện nhƣ sau:
1. Type new list…: Tự tạo
dữ liệu để chèn vào văn
bản (nhập bằng tay).

2. use Existing list: Sử


dụng dữ liệu chứa trong file
bên ngoài.

3. Sử dụng hiệu quả nếu bắt


đầu trộn thƣ ở outlook.
Hình 67: Chọn hình thức kết nối dữ liệu cho văn bản

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 116


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

o Type New List: Khi lựa chọn tự nhập dữ liệu bằng tay thì ta đƣợc giao diện
nhƣ sau:

Nhập dữ liệu

Tạo bản ghi mới.


Thay đổi thuộc tính cột: Thêm, xóa
Xóa bản ghi đang chọn cột. Sửa tên cột.

Hình 68: Tạo danh sách dữ liệu mới cho Mail Merge

o Using Existing List: Lựa chọn này cho ta lấy dữ liệu từ một file bên ngoài
nhƣ file word hoặc Exel. Thông thƣờng dữ liệu đƣợc lƣu trong Exel. Nếu
dữ liệu lƣu trong word cần lƣu ý Mail Merge chỉ nhận bảng đầu tiên (tất cả
cột của bảng đó) chứ không nhận các bảng phía sau. (Để làm ví dụ phía trên
ta dử dụng dữ liệu trong Exel)

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 117


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Tìm đến file dữ liệu gốc

Hình 69: chọn file dữ liệu gốc

Chọn Sheet Exel có thông tin cần chèn. Click OK.

 Nếu cần lọc, xắp xếp dữ liệu đƣợc chèn vào mail merge thì ta làm nhƣ sau:

Mailings →Start Mail Merge → Edit Recipient List (mục này bị ẩn cho tới khi ta
chọn trong mục “selcect recipients”).

Những ô checkbox đƣợc tích


sẽ đƣợc chèn vào văn bản. Bỏ
tick để không chèn vào.

Xắp xếp tăng giảm cho từng


cột
Tìm dữ liệu trùng lặp
Lọc dữ liệu theo điều kiện
Dùng cho các máy tính cài trƣớc khi chèn vào văn bản
đặt phần mềm xác nhận địa
Tìm thông tin bản ghi cụ thể
chỉ tồn tại.

Hình 70: Lọc, xắp xếp dữ liệu chèn vào mail merge

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 118


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Bƣớc 3: Chèn dữ liệu vào văn bản

 Để con trỏ chuột vào vị trí cần chèn rồi ta chọn: Mailings →Write & Insert Fields
→ Insert Merge Field. Đƣợc nhƣ hình dƣới:

Chèn dữ liệu cột vào vị trí


con trỏ chuột.

Vị trí trỏ
chuột.

Hình 71: Chèn dữ liệu vào văn bản

 Ngoài ra trong Group “Write & Insert Fields” có thêm các chức năng sau:

o Address Block (Định dạng địa chỉ): Áp dụng khi trộn bì thƣ.

o Greeting Line (Dòng chào hỏi): Nhập lời chào mong muốn. Tuy nhiên, lựa
chọn này nên sử dụng cho các văn bản bằng tiếng anh do tiếng việt dễ gặp
tình trạng lỗi font chữ.

o Match Fields (Đồng nhất dữ liệu): Sử dụng khi văn bản không đƣợc kết nối
chính xác dữ liệu.

o Highlight Merge Fields: Tạo nền cho dữ liệu chèn vào văn bản.

Bƣớc 4: Xem lại văn bản trƣớc khi hoàn thiện

Click: Mailings →Preview Results→ Preview Results để xem kết quả trộn thƣ.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 119


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Xem kết quả văn Kiểm tra tính


bản khi chèn dữ chính xác của mỗi
liệu trƣờng dữ liệu.

Dữ liệu đƣợc chèn

Hình 72:Xem kết quả văn bản khi trộn thư

Bƣớc 5: hoàn thiện quá trình trộn thƣ (Mail merge)

Sau khi xem lại văn bản đƣợc hợp nhất, nếu dữ liệu đƣợc chèn vào văn bản chính
xác thì để hoàn tất việc trộn thƣ ta làm nhƣ sau:

Click: Mailings →Finish→ Finish & merge. Khi đó ta có các lựa chọn sau:

 Edit individual Documents: Tạo ra một văn bản mới với đầy đủ thông tin của văn
bản vừa đƣợc hợp nhất.

 Print Documents: Hộp thoại in đƣợc mở ra cho phép lựa chọn in tất cả, in trang
hiện tại hoặc in từ trang a tới trang b.

 Send E-mail Messages: Cho phép gửi email merge tới các địa chỉ email ta mong
muốn. (Chỉ áp dụng chức năng này cho việc gửi email).

3.6.6. Bảo vệ văn bản (Permissions)


Để bảo vệ văn bản, khi ngƣời khác mở văn bản sẽ hiển thị mục password do ngƣời tạo
tạo ra.

Tab File  Info  Permissions  Encrypt with password. Nhƣ hình dƣới:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 120


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Hình 3.73: Đặt mật khẩu cho văn bản

Sau đó ta đặt password cho văn bản. Từ lần mở văn bản sau, muốn vào xem đƣợc
văn bản ta phải nhập password vào. Sau khi vào đƣợc thì ngƣời dùng có thể làm bất kỳ
thao tác nào (thêm, sửa, xóa) đối với văn bản

3.6.7. Thanh truy cập nhanh


Thanh truy cập nhanh giúp cho việc sử dụng một số command lệnh hay sử dụng
nhanh chóng.

Thanh truy cập nhanh ở phía trên cùng bên trái của word. Nhấn vào nút ở góc
trên bên trái màn hình, rồi tắt/hiện chức năng cần đƣa ra. Nếu muốn đƣa thêm chức năng
mới thì chọn More Commands…

3.7. Các phím tắt


Các phím tắt thông dụng

Phím Chức năng

Ctrl +1 Giãn dòng đơn

Ctrl + 2 Giãn dòng đôi

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 121


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Ctrl + 5 Giãn dòng 1,5

Ctrl + 0 Tạo thêm độ giãn dòng đơn trƣớc đoạn

F12 Lƣu tài liệu với tên khác

F7 Kiểm tra lỗi chính tả tiếng anh

F4 Lặp lại lệnh vừa làm

Ctrl + Shift + S Tao Style (heading)  Dùng mục lục tự động

Ctrl + Shift + F Thay đổi phông chữ

Ctrl + Shift + P Thay đổi cỡ chữ

Ctrl + Shift + M Lùi đoạn văn bản ra lề 1 tab

Ctrl + Shift + T Lùi những dong fkhông phải là dòng đầu của đoạn
văn bản ra lề 1 tab

Ctrl + D Mở hộp thoại định dạng font chữ

Ctrl + M Lùi đoạn văn bản vào 1 tab (mặc định 1,27 cm)

Ctrl + T Lùi nhừng dòng không phải là dòng đầu của đoạn
văn bản vào 1 tab

Ctrl + F Tìm kiếm ký tự

Ctrl + G (F5) Nhảy đến trang số

Ctrl + H Tìm kiếm và thay thế ký tự

Ctrl + K Tạo liên kết (link)

Ctrl + ] Tăng 1 cỡ chữ

Ctrl + [ Giảm một cỡ chữ

Ctrl + Shift + > Tăng 2 cỡ chữ

Ctrl + Shift + < Giảm 2 cỡ chữ

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 122


Chƣơng 3: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word

Alt + Shift + S Bật/tắt phân chia cửa số window

Ctrl + Enter Ngắt trang

Start + D Chuyển ra màn hình Destop

Start + E Mở cửa số Internet Explorer, My computer

Ctrl + Alt + N Cửa số MS word ở dạng Normal

Ctrl + Alt + P Cửa sổ MS word ở dạng Pront Layout

Ctrl + Alt + L Đánh số và ký tự tự động

Ctrl + Alt + F Đánh ghi chú (Footnotes) ở chân trang

Ctrl + Alt + D Đánh ghi chú ở ngay dƣới dòng con trỏ ở đó

Ctrl + Shift + A Chuyển đổi chữ thƣờng thành chữ hoa

Alt + F10 Phóng to màn hình (Zoom)

Alt + F5 Thu nhỏ màn hình

Alt + Print Screen Chụp hình hộp thoại hiển thị trên màn hình

Print Screen Chụp toạn bộ màn hình đang hiển thị

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Page 123


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

CHƢƠNG 4: HỆ TRÌNH CHIẾU VĂN BẢN MICROSFT


POWERPOINT
4.1. Giới thiệu PowerPoint

4.1.1. Khởi động và thoát khỏi PowerPoint


 Để tạo một file powerpoint 2010 ta làm nhƣ sau:
 Cách 1: Start  Programs  Microsoft Offcice  Microsoft powerpoint 2010.
Theo cách này sau khi soạn thảo xong, ta lƣu lại sẽ đặt tên cho file powerpoint.
 Cách 2: Muốn tạo 1 file powerpoint ở folder (thƣ mục) nào thì vào bên trong
folder đó sau đó click chuột phải  New  Microsoft powerpoint Presentation
đặt tên file  Click đúp vào file đó để mở lên.
 Cách 3: Nếu thấy biểu tƣợng word ở ngoài màn hình (nếu không có ta có thể
đƣa ra) thì ta click đúp vào biểu tƣợng để mở word lên.
 Mở một file powerpoint đã có sẵn:
 Cách 1: Tìm đến file word cần mở  Click đúp vào file.
 Cách 2: Start  Programs  Microsoft Offcice  Microsoft powerpoint 2010 
File  Open  Tìm đến file powerpoint cần mở.
 Cách 3: Start  Programs  Microsoft Offcice  Microsoft powerpoint 2010 
File  Recent  Tìm đến file powerpoint mà đã mở trƣớc đó.
 Thoát khỏi powerpoint 2010 ta làm nhƣ sau:
 Cách 1: Click biểu tƣợng phía trên cùng bên phải.
 Cách 2: File  click vào biểu thƣợng .
 Cách 3: Click vào biểu tƣợng phía trên cùng bên trái  Close.
 Cách 4: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.

4.1.2. Các thành phần trên cửa sổ chƣơng trình Microsoft PowerPoint
Các thành phần trên cửa số PowerPoint nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 124


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Quick Access Toolbar Title bar Ribbon

Ngăn Outline Khu vực soạn thảo

Ngăn Slides

Thanh trạng thái Ghi chú cho slide hiện thời

Hình 4.1: Các thành phần trong PowerPoint

 Thanh tiêu đề (Title bar): Thể hiện tên của chƣơng trình đang chạy là PowerPoint
và tên của bài trình diễn hiện hành. Nếu cửa số chƣa toàn màn hình thì ta có thể
dùng chuột kéo title bar để di chuyển cửa sổ.

 Quick Access Toolbar: Chứa các lệnh tắt của các lệnh thông dụng nhất. Ta có thể
thêm hoặc bớt các lệnh tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

 Khu vực soạn thảo bài trình diễn: Hiển thị slide hiện hành.

 Ngăn Slides: Hiển thị danh sách các slide đang có trong bài thuyết trình.

 Ngăn Outline: Hiển thị dàn bài của bài thuyết trình.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 125


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Thanh trạng thái (Status bar): Báo cáo thông tin về bài trình diễn và cung cấp các
nút lệnh thay đổi chế độ hiển thị, phóng to, thu nhỏ vùng soạn thảo.

 Chức năng các tab chứa trong Ribbon: Ribbon đƣợc tổ chức thành nhiều ngăn theo
chức năng trong quá trình xây dựng bài thuyết trình. Trong mỗi ngăn lệnh lại đƣợc
tổ chức thành nhiều nhóm lệnh nhỏ (group) giúp ngƣời dùng dễ hiểu và dễ sử
dụng các chức năng của chƣơng trình.
Ẩn hiện ribbon
Các tabs Ngăn lệnh theo ngữ cảnh

Group (nhóm lệnh) Command (câu lệnh) Mở hộp thoại

Hình 4.2: Các thành phần trên thanh Ribbon

o File: Mở thực đợn File từ đó có thể truy cập các lệnh mở (open), lƣu (save),
in (print), tạo mới (new), và chia sẻ bài trình diễn.

o Home: Chứa các nút lệnh thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong quá trình soạn
thảo bài thuyết trình nhƣ các lệnh về sao chép, cắt, dán, chèn lide, bố cục
slide, phân chia section, định dạng văn bản, vẽ hình và các lệnh tìm kiếm,
thay thế …

o Insert: Thực hiện các lệnh chèn, thêm các đối tƣợng và PowerPoint hỗ trợ
nhƣ là bảng biểu, hình ảnh, SmartArt, đồ thị, văn bản, đoạn phim, âm
thanh….

o Design: Thực hiện các lệnh về định dạng kích cỡ và chiều hƣớng của các
slide, handout, áp dụng các mẫu định dạng và kiểu hình nền cho slide.

o Transitions: Thiết lập các hiệu ứng chuyển slide rất nhanh chóng và thuận
lợi. Xem trƣớc hiệu ứng chuyển slide ngay trong chế độ soạn thảo.

o Animitions: Danh mục các hiệu ứng áp dụng cho các đối tƣợng trên slide,
sao chép hiệu ứng giữa các đối tƣợng, thiết lập thời gian cũng nhƣ các sự
kiện cho hiệu ứng.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 126


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

o Slide Show: Chuẩn bị các thiết lập cho bài thuyết trình trƣớc khi trình diễn,
tùy biến về mặt nội dung của bài thuyết trình trong các tình huống báo cáo,
broadcast bài thuyết trình cho các khản giả theo dõi từ xa và thiết lập các
thông số cho các màn hình hiển thị khi trình diễn.

o Review: Ghi chú cho các slide trong bài thuyết trình, so sánh và trộn nội
dung giữa các bài thuyết trình và công cụ kiểm tra lỗi chính tả.

o View: Chuyển đổi qua lại giữa các chế độ hiển thị, cho hiển thị hoặc ẩn
thanh thƣớc, các đƣờng lƣới, điều chỉnh kích thƣớc vùng soạn thảo, chuyển
đổi giữa các chế độ màu hiện thị, sắp xếp các cửa sổ …

4.1.3. Các chế độ hiển thị trong powerpoint


Trong PowerPoint 2010 có 2 nhóm hiện thị: nhóm Presentation Views dùng trong
quá trình soạn thảo và nhóm Master Views dùng trong quá trình thiết kế Slide, bố cục bản
in và trang chú thích slide. Mỗi kiểu hiển thị có công dụng riêng trong quá trình soạn
thảo, thiết kế, chỉnh sửa hoặc trình chiếu bài thuyết trình.

 Presentation Views

Để vào chế độ này ta vào View  Presentation Views. Trong chế độ này có các kiểu
hiển thị sau:

Chế độ này dùng rất


nhiều trong quá trình Xem trƣớc bài thuyết
biên soạn bài thuyết trình trong giao diện
trình. soạn thảo

Xem tổng thể bài thuyết trình, Thêm các ghi chú
bố cục, cũng nhƣ trình tự các vào slide (các ghi chú
slide trong bài thuyết trình này sẽ không hiển thị
khi trình chiếu)

Hình 4.3: các kiểu hiển thị trong presentation views

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 127


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Master Views

Ta vào tab View  Master Views ta sẽ thấy:

Lƣu trữ thông tin về Thiết lập các thông số cho


thiết kế kiểu dáng, các trang in kèm thông tin
màu sắc, font chữ, bố ghi chú của slide tƣơng tự
cục, … cho các slide nhƣ handout.

Thiết lập các thông số cho các trang in handout nhƣ


chiều handout, chiều của các slide bố trí trên handout,
số slide trên một trang in, sắp xếp vị trí của các header,
footer, hộp hiển thị ngày tháng và số trang trên
handout, …

Hình 4.4: Các kiểu hiển thị trong master views

4.2. Tạo trình diễn


PowerPoint cung cấp nhiều cách thức để tạo trình diễn. Ta sẽ lần lƣợt tìm hiểu các
cách tạo một trình diễn.

4.2.1. Tạo trình diễn rỗng


Khi khởi động chƣơng trình PowerPoint thì một bài trình diễn rỗng (blank) đã
đƣợc mặc định tạo ra, đây chính là cách tạo trình diễn mặc định của powerpoint và ta chỉ
cần tiếp tục soạn thảo cho nội dung slide.

Khi đang trong cửa số powerpoint ta muốn tạo thêm một trình diễn rỗng nữa, ta làm nhƣ
sau: File  New (hộp Available Templates and themes xuất hiện bên phải)  Blank
presentation  Create.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 128


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Hình 4.5: Tạo một trình diễn rỗng mới

Lưu ý: Ta dùng phím tắt Ctrl + N để tạo nhanh bài trình diễn rỗng mới.

4.2.2. Tạo trình diễn bằng cách sử dụng mẫu thiết kế


PowerPoint Template là các mẫu định dạng đã đƣợc hiết kế kèm theo trong bộ
Office hoặc do ta tải về từ Internet. Template có thể chứa các layout, theme color, theme
font, theme effect, các kiểu nền của slide và có thể chứa cả các nội dung mẫu.
PowerPoint cung cấp rất nhiều template và đƣợc thiết kế với các chủ đề khác nhau (nhƣ
Business, Education, Finance, Holidays …) phù hợp với nhiều tình huống báo cáo trong
thực tế.

Ta có thể tự mình thiết kế các template để sử dụng lại nhiều lần hoặc chia sẻ với
ngƣời khác. Ngoài ra, trên Internet cũng cung cấp rất nhiều kiểu template đẹp và đƣợc
cập nhật thƣờng xuyên nhƣ: office.com, powerbacks.com, templateswise.com …

 Để sử dụng các mẫu thiết kế có sẵn kèm theo phần mềm PowerPoint ta thực hiện nhƣ
sau:

Tab File  New (hộp Available Templates and Themes bên phải)  Sample
Templates.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 129


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Từ các mẫu hiển thị ta chọn mẫu phù hợp với bài thuyết trình của mình rồi click
vào nút “Create” để tạo mới bài thuyết trình.

Hình 4.6: Sử dụng mẫu thiết kế có sẵn

 Dùng các mẫu từ trang web office.com (khi có kết nố internet) ta làm nhƣ sau:

Tab File  New (hộp Available Templates and Themes bên phải)  Office.com
templates.

Tại đây, các mẫu đƣợc nhóm lại theo nội dung của chúng. Khi chọn đƣợc đƣợc mẫu thích
hợp ta nhấn nút Download để tải về và tạo bài thuyết trình mới theo mẫu này.

 Dùng các mẫu thiết kế do mình tạo hoặc các mẫu sƣu tầm đang lƣu trong ổ cứng.

Khi đã từng tải một mẫu thiết kế mới từ Internet về máy thì mẫu đó sẽ tự động
đƣợc lƣu trong danh mục My Templates và ta có thể sử dụng sau này. Để sử dụng ta làm
các bƣớc sau:

Tab File  New (hộp Available Templates and Themes bên phải)  My Templates.

Từ đó ta sẽ chọn các mẫu thiết kế từ danh sách bên dƣới.

 Tạo bài thuyết trình từ một bài có sẵn

Ta có một bài thuyết trình mà nội dụng của nó tƣơng tự nhƣ bài ta đang cần tạo.
Khi đó, để đỡ mất thời gian ta nên dựa trên bài đã có. Ta làm nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 130


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Tab File  New (hộp Available Templates and Themes bên phải)  New from Existing
 Tìm đến nơi chƣa tập tin đó  CreateNew.

4.2.3. Tạo trình diễn bằng cách sử dụng Theme


Theme là sự kết hợp bao gồm màu sắc, font chữ, hiệu ứng, hình nền đƣợc ứng dụng
cho một hay nhiều slide hoặc toàn bộ bài thuyết trình. PowerPoint có sẵn nhiều Themes
để lựa chọn.
Ta sử dụng Theme chỉ dùng cho một slide, khác với mẫu thiết kế là đã bao hàm
nhiều slide cho một chủ đề.
Để sử dụng theme ta làm các bƣớc sau:

Tab File  New (hộp Available Templates and Themes bên phải)  Themes.

Chọn các mẫu phía dƣới, sau khi chọn xong click vào nút “Create” để tạo.

4.2.4. Chèn thêm Slide


Để chèn thêm Slide cho bài trình diễn ta làm nhƣ sau:

Home  Slides  New Slide.

Tại đây, ta chọn mẫu slide phù hợp để thực hiện tiếp công việc.

Hình 4.7: Thêm một slide mới

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 131


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

4.2.5. Lƣu trình diễn


Trong quá trình biên soạn bài thuyết trình, ta thƣờng xuyên phải lƣu lại để tránh
các sự cố bất ngờ xảy ra có thể làm mất đi các slide mà ta vừa soạn.

 Để lƣu file ta làm một trong các cách sau:

 Cách 1: File  Save.

 Cách 2: Click vào biểu tƣởng (save) ở phía trên cùng bên trái, nơi thanh truy
xuất nhanh mặc định chứa.

 Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.

 Lƣu ý: Nếu là lần đầu tiên bạn lƣu bài thuyết trình thì sẽ có một hộp thoại “save
as” hiện ra để ta nhập tên cần lƣu và vị trí lƣu. Từ lần thứ 2 về sau thì sẽ tự động
lƣu vào file đó.

Hình 4.8: Hộp thoại Save as hiện ra khi lần đầu lưu

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 132


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Lƣu bài trình diễn ở định dạng khác

Ta có thể lƣu bài thuyết trình ở nhiều định dạng khác do Office hỗ trợ tùy theo
mục đích sử dụng. Để thực hiện ta làm nhƣ sau: File  Save As.

Tại đây, hộp hội thoại Save As hiện ra. ở mục Save as Type ta chọn kiểu định dạng
muốn lƣu sau đó nhấn nut Save để lƣu dƣới định dạng đó.

Hình 4.9: Chọn kiểu định dạng lưu trữ khác

Các kiểu định dạng mà PowerPoint hỗ trợ:

Định dạng Phần mở rộng Ghi chú

PowerPoint .pptx Mặc định có thể mở bằng PowerPoint 2007 và


Presentation 2010 (hoặc phải cài thêm phần bổ sung cho các
phiên bản cũ). Định dạng tập tin theo chuẩn
XML

PowerPoint .pptm Nhƣ trên nhƣng có cho phép mã macro và VBA


MacroEnabled
Presentation

PowerPoint 97-2003 .ppt Định dạng tƣơng thích ngƣợc với các phiên bản

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 133


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Presentation 97, 2000, 2002, 2003

PDF .pdf Lƣu dƣới dạng PDF

XPS .xps Tƣơng tự PDF nhƣng là định dạng của


Microsoft.

PowerPoint Template .potx Tập tin mẫu định dạng của PowerPoint 2007

PowerPoint Macro- .potm Nhƣ trên nhƣng có thể lƣu mã macro và VBA
Enabled Template

PowerPoint 97-2003 .pot Tập tin mẫu định dạng phiên bản PowerPoint từ
Template 97 tới 2003

Office Theme .thmx Giống nhƣ template nhƣng nó chỉ chứa các
thiết lập định dạng (theme) nhƣ fonts, màu sắc
và các hiệu ứng

PowerPoint Show .pps, .ppsx Giống nhƣ một tập tin PowerPoint bình thƣờng
nhƣng ở sẽ ở chế độ Slide Show, rất hữu ích
khi phân phối ngƣời xem.

PowerPoint .ppsm Giống nhƣ trên nhƣng có thể lƣu mà Macro và


MacroEnabled Show VBA

PowerPoint97-2003 .ppt Định dạng có thể mở trong các phiên bản


Show PowerPoint từ 97 tới 2003

PowerPoint Add-In .ppam Tập tin Add-Ins của PowerPoint có chứa các
lệnh tạo thêm bằng VBA

PowerPoint 97-2003 .ppa Tập tin Add-Ins của PowerPoint có chứa các
Add-In lệnh tạo thêm bằng VBA và có thể mở đƣợc
trong các phiên bản từ 97 đến 2003

Single File Web Page .mht, .mhtml Lƣu toàn bộ các thành phần của tập tin trình
diễn trong một file duy nhất và có thể mở bằng
trình duyệt web. Thích hợp khi muốn đƣa lên
trang web hoặc gửi e-mail.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 134


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Web Page .htm, .html Lƣu tập tin dƣới dạng HTML, c ách hình ảnh sẽ
lƣu thành tập tin riêng. Định dạng này thích
hợp cho việc đƣa lên trang web.

4.3. Chỉnh sửa định dạng slide

4.3.1. Sử dụng Slide master


Slide master là slide nằm ở vị trí đầu tiên trong các slide master. Nó chứa thông tin
về theme và layout của một bài thuyết trình bao gồm nền slide, màu sắc, hiệu ứng, kích
thƣớc và vị trí của các placeholder trên slide.

Mỗi bài thuyết trình có ít nhất một slide master. Điểm hữu ích khi sử dụng slide
master là ta có thể thay đổi toàn bộ kiểu dáng và thiết kế của bài thuyết trình một cách
nhanh chóng. Khi muốn một hình ảnh hay thông tin nào đó xuất hiện trên tất cả các slide
thì nên thêm chúng vào slide master để tránh phải nhập các thông tin trùng lặp ở các
slide.

Hiệu chịnh và thay đổi trong slide master ảnh hƣởng đến toàn bộ bài thuyết trình
nên ta chỉ thực hiện hiệu chỉnh và thay đổi tỏng chế độ màn hình Slide Master.

Để chuyển sang cửa số Slide Master là làm nhƣ sau:

View  Master Views  Slide Master. Khi đó sẽ tự động chuyển sang tab Slide master
nhƣ hình dƣới.

Slide Master

Slide Layout

Hình 4.10: Cửa số Slide Master


Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 135
Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

4.3.1.1. Sắp xếp và định dạng placeholder trên các slide master
Chọn Slide master hoặc slide layout để xắp xếp các placeholder. Nếu nhƣ chọn
Slide Master sau khi thay đổi thì các slide layout có phần placholder tƣơng ứng cũng sẽ
thay đổi theo.

Để di chuyển các Placeholder ta dùng chuột, giữ chuột trái và di chuyển tới vị trí
theo yêu cầu.

Để định dạng lại Font chữ, cỡ chữ cho Placeholder ta vào tab Home, group Font
và Paragraph để chỉnh sửa.

4.3.1.2. Thêm và xóa placeholder


Placeholder là một vùng trong slide, placeholder có thể chứa text, images, audio, video…

Để thêm một placeholder cho slide layout ta làm nhƣ sau:

Trong tab Slide Master, click vào slide layout cần thêm. Chọn Group Master Layout 
Insert Placeholder. Cọn Placeholder cần chèn rồi vẽ một placeholder với kích thƣớc vừa
phải lên slide. Placeholder này sẽ xuất hiện khi ta chèn thêm slide mới có layout tƣơng
ứng.

Hình 4.11: Chèn thêm Placeholder vào slide layout

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 136


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Để xóa bỏ Placeholder ta chỉ cần chọn nó và nhấn phím delete trên bàn phím.

4.3.1.3. Chèn và xóa slide layout


Ta có thể thêm Slide layout mới để đáp ứng nhu cầu bằng cách:

Chọn vị trí slide layout mới cần xuất hiện trong danh mục slide layout. Chọn tab
Slide Master  Edit Master  Insert Layout (nếu ta click vào layout A, rồi chèn thên
layout thì layout mới luôn nằm dƣới layout A).

Layout mới đƣợc chèn ta tiến hành chèn các placeholder và xắp xếp chúng theo
yêu cầu.

Để thay đổi tên layout ta chọn: Slide Master  Edit Master  Rename. Nhập tên
cần thay đổi vào box Rename Layout.

Để xóa bỏ layout không cần thiết: Slide Master  Edit Master  Delete.

4.3.1.4. Chèn và xóa slide master


Một bài trình diễn có tối thiểu một slide master. Ta có thể tạo thêm các slide
master khác trong bài trình diễn, khi đó ta có thể áp dụng mỗi slide master cho mỗi
chƣơng hoặc mỗi phần trong bài trình diễn của mình sau này.

Để tạo thêm một slide master ta làm nhƣ sau:

View  Master View  Slide Master. Vào tab Slide Master  Edit Master 
Insert Slide Master. Một slide master sẽ đƣợc chèn ngay sau slide master hiện có.

4.3.1.5. Đóng cửa sổ slide master để trở về chế độ soạn thảo


Để trở về màn hình soạn thảo ta click vào Slide Master  Close  Close Master View.

Hình 4.12: Đóng slide master

4.3.2. Chọn lại Theme


Theme là sự kết hợp font chữ, màu sắc, hiệu ứng, hình nền cho một hoặc nhiều
slide trong bài trình diễn.

Để thiết lập theme ta làm nhƣ sau: Design  Themes.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 137


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Chọn màu cho theme Thay đổi font


cho placeholder
trên theme

Chọn theme
Hình 4.13: Thiết lập theme cho slide

4.3.3. Thay đổi màu nền


 Thay đổi nền cho slide

Để thay đổi màu nền cho slide ta làm nhƣ sau: Design  Background 
Background Styles  Format backgroud. Khi đó cửa sổ Format Backgroud hiện lên.

Chọn 1 màu

Chọn màu pha

Chọn ảnh

Hình 4.14: Chọn màu nền cho slide


Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 138
Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Thay đổi nền cho Placeholder

Chọn Placeholder cần để đổi màu nền. Sau đó ta làm nhƣ sau: Home  Drawing 
Shape Fill.

Hình 4.15: Chọn nền cho placeholder

4.3.4. Định dạng văn bản


Định dạng văn bản trong powerpoint cũng tƣơng tự nhƣ ta định dạng trong word.
Để định dạng ta bôi đen văn bản cần định dạng và sử dụng Group Font và Group
Paragraph trong Tab Home.

Kiểu chữ Cỡ chữ

Màu chữ
In đậm, in nghiêng,
gạch chân.
Mở rộng

Xoay chiều chữ


Bullets và
numbering
Căn lề: trên,
Căn lề: trái, giữa, giữa, dƣới.
phải, 2 bên
Mở rộng

Hình 4.16: Định dạng văn bản với Font và Paragraph.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 139


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Ngoài ra ta có thể sử dụng các phím tắt để thực thi các lệnh trên.

4.3.5. Tạo và định dạng bảng


Để tạo một bảng trong slide ta làm nhƣ sau:

Cách 1: Chọn Home  Slides  Layout. Chọn Layout nào cho phép chọn bảng.

Cách 2: Áp dụng đƣợc cho tất cả slide. Chọn Insert  Tables  Table. Ta có thể chọn số
hàng số cột trực tiếp nhƣ hình dƣới, hoặc click vào “Insert Table ..” để gõ số hàng, cột
của bảng.

Hình 4.17: Tạo bảng

Sau khi tạo bảng, trên thanh Ribbon sẽ xuất hiện thêm 2 tab là Design và Layout
để ta tùy chỉnh table. Vẽ và xóa dòng kẻ
Đổ màu nền cho Ẩn, hiện hàng, cột
trong bảng.
từng cell của bảng. trong bảng.

Tạo độ bóng Tạo chữ nghệ thuật


Chọn kiểu hiển thị
cho bảng. trong bảng.
bảng
Hình 4.18: Tab Design

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 140


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Tăng/giảm chiều cao Căn chỉnh Xoay chiều text


của hàng, chiều rộng lề. trong bảng
của cột.

Thêm/xóa Tách/nhập
hàng, cột. cells.

Hình 4.19: Tab Layout

4.3.6. Tạo và định dạng biểu đồ


Để tạo biểu đồ ta làm nhƣ sau: Insert  Illustrations  Chart. Bảng Insert Chart
hiển thị, ta chọn biểu đồ thích hợp để chèn vào slide.

Hình 4.20: Tạo biểu đồ

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 141


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Sau khi tạo biểu đồ, chọn biểu đồ vừa tạo, ta thấy sẽ có 3 tab mới trên thanh
ribbon đó là tab Design, tab Layout và tab Format dùng để chỉnh sửa cho biểu đồ đƣợc
chọn. Thay đổi vị trí
Thay đổi Chỉnh sửa Thay đổi
loại biểu dữ liệu trong layout trong kiểu cách
đồ. biểu đồ. biểu đồ. trình bày.

Hình 4.21: Tab Design trong biểu đồ

Hiển thị dữ liệu


trên từng cột.

Hiển thị
bảng dữ liệu.

Hình 4.22: Tab Layout trong biểu đồ

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 142


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Thổi đổi kiểu của các hình Thổi đổi kiểu của Text
trong biểu đồ trong biểu đồ

Hình 4.23: Tab Format trong biểu đồ

4.3.7. Chèn SmartArt vào slide


Trong PowerPoint có một công cụ trực quan là SmartArt giúp cho ngƣời dùng sử
dụng đồ họa truyền tải thông điệp một cách trực quan, dễ hiểu.

Để sử dụng SmartArt ta làm nhƣ sau: Insert  Illustrations  SmartArt. Một


bảng chọn SmartArt xuất hiện để ta chọn SmartArt phù hợp với nội dung cần trình bày

Hình 4.24: Chọn SmartArt

Sau khi chọn SmartArt sẽ có thêm 2 tab để tùy chỉnh cho SmartArt vừa chọn đó là
tab Design và tab Format trên thanh Ribbon.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 143


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Tab Format trong SmartArt tƣơng tự nhƣ Chart.

Tab Desing có hình nhƣ dƣới đây:

Thay đổi Thay đổi kiểu cách trình Chuyển SmartArt sang
SmartArt khác. bày cho SmartArt. Text hoặc sang dạng
hình khối bình thƣờng.

Hình 4.25: Tab Design trong SmartArt

4.3.8. Vẽ các hình ảnh bằng công cụ Drawing


Để chèn hình vẽ vào văn bản:

Insert  Illustrations  Shapes

Với các hình khối khép kín (ngoại trừ các line), ta có thể viết đoạn text vào bằng cách
click chuột phải vào khối  “Add text”.

Để thay đổi kiểu (style) cho khối, ta chọn khối cần thay đổi  Tab Format. Trong tab
này ta có thể thay đổi màu nền, đƣờng viền, kiểu hiển thị shape …

Khi có nhiều hơn 1 khối, nếu tamuốn nhóm các khối đó thành 1 group để tiện việc quản
lý. Ta làm nhƣ sau:

Click vào 1 khối, từ khối thứ 2 trở lên cần nhóm với khối thứ nhất, ta nhấn ctrl rồi
di chuột vào các khối khác tới khi thấy biểu tượng dấu cộng đi kèm con trỏ chuột thì ta
click vào  Tab Format hiển thị trên Ribbon  Arrange  Group.(Hoặc sau khi click
chọn được các đối tượng cần nhóm vào group, bạn click chuột phải rồi chọn group).

Để bỏ group (nhóm) ta làm tương tự nhưng chọn vào command “ungroup”.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 144


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Các hình
thƣờng dùng

Các đƣờng
thẳng.
Khối hình chữ
Các khối hình nhật.
cơ bản

Các khối mũi


tên

Khối công
thức toán.

Biểu đồ

Ô gọi

Hình 4.26: Các khối hình

4.3.9. Chèn hình vào Slide


 Chèn hình ảnh từ bên ngoài vào slide

Để chèn hình ảnh vào slide ta làm nhƣ sau: Insert  Images Picture. Ta chọn 1 bức
hình từ máy tính để chèn vào.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 145


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Chèn hình từ Clip Art

Để chèn hình ảnh từ Clip Art ta làm nhƣ sau: Insert  Images Clip Art. Khi đó Hộp
thoại Clip Art hiện lên bên phải màn hình, click vào 1 hình để chuyển hình đó sang
slide.

Nhập tên của clip


art cần tìm.

Hình 4.26: Clip Art

 Tùy chỉnh ảnh

Khi ta chèn 1 ảnh từ bên ngoài hay từ clip art vào, trên Ribbon sẽ xuất hiện thêm 1 tab là
tab Format.

Chỉnh độ sáng, Cắt ảnh.


màu sắc của ảnh

Xoay ảnh với các


Xóa nền của ảnh góc 90 độ
Hình 4.27: Tạo định dạng cho ảnh.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 146


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Khi ta chọn ảnh trên slide, ta có thể xoay ảnh với 1 góc tùy ý.

Lƣu ý: Command Remove Backgroud và Artistic Effects trong group Adjust của tab
Format không áp dụng cho ảnh lấy từ clip Art, chỉ áp dụng cho ảnh chèn từ picture.

4.3.10. Chèn WordArt vào slide


Để tạo dòng chữ nghệ thuật ta làm nhƣ sau:

C1: Tab Insert  Group Text  WordArt

Hình 4.28: Tạo chữ nghệ thuật

Chọn một kiểu wordart rồi gõ đoạn text cần làm WordArt.

C2: Chọn đoạn text cần trình diễn thành chữ nghệ thuật rồi chọn WordArt tƣơng ứng
nhƣ cách 1.

Tab Format hiển thị trong Ribbon nhƣ hình sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 147


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Tạo đƣờng viền Tạo kiểu cho Kích thƣớc của đoạn
cho WordArt. Text. text nghệ thuật.

Hình 4.29: Format WordArt

Ví dụ:

Hình 4.30: Chữ nghệ thuật sử dụng WordArt

4.3.11. Chèn Audio và Video vào slide


Để chèn Audio và video vào Slide ta làm nhƣ sau:

Insert  Media  Chọn Command là Audio hoặc video tùy theo yêu cầu trong
slide.

 Cắt xén Audio

Âm thanh chèn vào bài thuyết trình đôi khi rất dài, ta chỉ cần 1 đoạn nhỏ trong đó để
minh họa, khi đó tính năng cắt xén audio trong powerpoint đƣợc sử dụng hữu ích mà
không cần đến phần mềm phụ trợ.

Để cắt xén Audio ta làm nhƣ sau: Tab playback  Editting  Trim Audio. Hộp thoại
“Trim Audio” hiển thị để ta cắt xén.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 148


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Hình 4.31: Cắt xén đoạn đầu, cuối của audio

 Cắt xén Video

Tƣơng tự nhƣ cách làm với Audio ta thực hiện với Video để bỏ những đoạn video
không cần thiết khi trình chiếu slide.

 Tùy chỉnh media

Ta có thể lựa chọn cho audio và video tự động chạy hay phải click vào mới chạy
bằng cách chọn: Playback  Audio (video) options. Sẽ đƣợc nhƣ hình sau:

Hình 4.32:Tùy chọn Audio

- Start: Cho phép lựa chọn:

o On Click: Click vào thì Audio/Video mới chạy

o Automatically: tự động chạy khi slide đƣợc bật.

- Loop until Stopped: khi đƣợc check sẽ lặp lại nếu media kết thúc

- Rewind after playing: khi đƣợc check thì khi media kết thúc sẽ trở về trạng thái
ban đầu.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 149


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Nén Audio, Video

Ta có thể tăng hiệu năng khi trình chiếu bài thuyết trình bằng cách nén các đoạn audio và
video nhúng trong bài bằng cách: File  Info  Chọn nhóm Media Size and
Performance  Cospress Media. Sẽ có 3 tùy chọn nén cho ta lựa chọn.

Nén nhƣng bảo lƣu chất


lƣợng âm thanh và hình
ảnh ở mức tốt nhất.

Nén với chất lƣợng trung


bình, thích hợp cho việc
chia sẻ trên internet.

Nén nhiều nhất, tạo ra tập


tin có kích thƣớc nhỏ nhất
nhƣng chất lƣợng media sẽ
thấp nhất.

Hình 4.33: Nén media

4.3.12. tạo Header và Footer


Trong PowerPoint, việc thiết lập Header và Footer cho slide và trang in kiểu handout
hoặc Notes có một số điểm khác nhau. PowerPoint thiết kế sẵn các placeholder trên slide
và các trang handout hoặc notes để chƣa thông tin header & footer mà ngƣời dùng nhập
vào. Ta có thể thực hiện một số tùy chỉnh đối với các placeholder này trong chế độ Slide
Master, Handout Master và Notes Master.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 150


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Để tạo Header & Footer ta làm nhƣ sau:

Insert  Text  Header & Footer. Ta có bảng tùy chỉnh hiển thị lên nhƣ sau:

Áp dụng cho
Cho phép hiển
tất cả slide.
thị ngày tháng.
Chỉ áp dụng
Ngày tháng trong
slide hiện hành.
khay hệ thống.

Ngày tháng tự
nhập.

Hiển thị số
trang của slide.

Cho phép hiển thị


footer, nhập vào
Không áp dụng cho
ở textbox bên
slide tựa đề.
dƣới.
Hình 4.34: Header & Footer cho Slide

Notes: là mục ghi chú cho slide, không hiển thị khi trình chiếu slide. Nodes có hiệu quả
khi ta cần ghi lại những chú thích quan trọng hay in ra cho ngƣời nghe để ngƣời nghe
hiểu rõ hơn khi theo dõi slide.

Để tùy chỉnh header & footer cho Notes và handouts ta chọn tab “Notes and Handouts” ở
hình trên ta đƣợc:

Hình 4.35: Header & footer cho Note và Handout

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 151


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Các thành phần giống nhƣ header & footer cho slide nhƣng cách bố trí hơi khác. Có
thêm mục Header cho ngƣời dùng nhập vào.

 Tùy chỉnh header & Footer trong Slide Master

Các header & Footer vừa thêm vào các slide đôi khi chƣa đƣợc nhƣ ý muốn. Do vậy ta có
thể tùy cỉnh cho đối tƣợng này ở chế độ Slide Master View.

Để thực hiện tùy chỉnh ta làm nhƣ sau: View  Master Views  Slide Master. Ở phía
dƣới cùng của slidemaster chính là 3 placeholder dùng để chứa thông tin về Date Time,
Slide Number và Footer. Ta có thể duy chuyển 3 palce holder này theo ý của mình và có
thể chỉnh sửa định dạng text bên trong nó để sử dụng sau này.

4.4. Tăng tính trực quan sinh động cho bài trình diễn

4.4.1. Đặt hiệu ứng hoạt họa cho các đối tƣợng
4.4.1.1. Hiệu ứng cho đối tượng trong slide
Các hiệu ứng và hoạt cảnh cho các đối tƣợng trên slide là cách tốt nhất giúp ta
nhấn mạnh vào các thông tin cung cấp trên slide, điều khiển dòng thông tin trong bài
thuyết trình và giúp ngƣời xem cảm thấy thích thú hơn đối với bài thuyết trình của ta. Ta
có thể áp dụng hiệu ứng trên từng slide hoặc thực hiện trong slide master và slide layout
để tiết kiệm thời gian.

Để đặt hiệu ứng cho đối tƣợng ta sử dụng Tab Animations.

Click vào mũi tên để nhìn tổng thể các hiệu


Thêm hiệu ứng
ứng hoạt họa cho đối tƣợng.
cho đối tƣợng.

Hình 4.36: Tab Aminations đặt hiệu ứng hoạt họa cho đối tượng

Để tạo hiệu ứng cho đối tƣợng ta sử dụng Group Animation trong tab Animation. Hiệu
ứng chuyển đƣợc phân ra làm 4 nhóm (Click vào mũi tên giống hình phía trên để xem
tổng thể):
Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 152
Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Hiệu ứng Entrance: Các đối tƣợng áp dụng hiệu ứng sẽ xuất hiện trên slide có xu
hƣớng di chuyển từ bên ngoài slide vào trong slide.

 Hiệu ứng Exit: Các đối tƣợng áp dụng hiệu ứng sẽ biến mất khỏi slide hoặc có xu
hƣơng di chuyển từ trong slide ra khỏi slide.

 Hiệu ứng Emphasis: Nhấn mạnh nội dụng áp dụng hiệu ứng.

 Hiệu ứng di chuyển: Hiệu ứng làm các đối tƣợng di chuyển theo một đƣờng đi
quy định trƣớc (Motion Paths).

Các hiệu ứng mở rộng của 4


nhóm hiệu ứng trên.

Hình 4.37: Các hiệu ứng hoạt hoa

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 153


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Tùy chọn cho hiệu ứng hoạt họa

Khi 1 đối tƣợng trong slide lựa chọn 1 hiệu ứng hoạt họa, khi đó command
“Effect Options” có thể đƣợc sử dụng. Ta có thể chọn hƣớng di chuyển cho hiệu ứng đã
chọn trƣớc đó.

Hình 4.38: Tùy chọn cho hiệu ứng của đối tượng

Một đối tƣợng có thể chèn thêm các hiệu ứng hoạt họa khác bằng cách:
Animations  Advanced Animation  Add Animation. Sau khi chọn đƣợc hiệu ứng, ta
có thể tùy chọn hiệu ứng hoạt họa (effect option) nhƣ phía trên.

 Sắp xếp trình tự thực thi hiệu ứng.

Trong một slide có nhiều đối tƣợng đƣợc tạo hiệu ứng. Đôi lúc ta muốn thay đổi cho đối
tƣợng phía sau đƣợc chạy trƣớc, khi đó ta phải thay đổi thứ tự thực thi của các hiệu ứng.

Các hiệu ứng trong slide sẽ thực thi theo thứ tự từ 1 tới cuối cùng. Để làm đƣợc điều đó
ta làm nhƣ sau: Animations  Advanced Animation  Animation Pane. Khi đó 1 hộp
thoại Animation Pane hiển thị ở bên phải màn hình.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 154


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Kéo hiệu ứng tới vị trí cần


xắp xếp, hoặc click vào
hiệu ứng cần thay đổi rồi
sử dụng mũi tên lên xuống
ở phía dƣới.

Hình 4.39: Animation Pane

 Sao chép hiệu ứng của đối tƣợng

Nếu có 2 hoặc nhiều đối tƣợng cùng sử dụng 1 hiệu ứng, ta có thể sao chép từ đối
tƣợng này sang đối tƣợng khác mà không cần phải tạo lại hiệu ứng từ đầu, bằng cách:

Chọn đối tƣợng đƣợc sao chép  tắt tính năng AutoPreview của command
Preview (thuộc Animations  Preview). Sau đó click vào Animations  Advanced
Animation  Animation Painter. Cuối cùng click vào đối tƣợng cần đƣợc áp dụng hiệu
ứng.

 Tùy chọn nâng cao cho hiệu ứng

 Đối tƣợng là Text (với đối tƣợng là hình ảnh, bảng biểu … sẽ có một chút khác
biệt trong tùy chọn nâng cao này).

Sau khi chọn cho đối tƣợng một hiệu ứng (giả sử chọn hiệu ứng Fly In). Click vào
mũi tên phía dƣới bên phải của Animations  Animation.

 Tại ngăn Effect:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 155


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Hƣớng bay giống


Effect Options
Hiệu ứng thực hiện
chậm lúc đầu.

Hiệu ứng thực hiện


chậm lúc cuối.

Hiệu ứng rung lắc đối


tƣợng lúc cuối.
Có chọn âm thanh hay
không. Thiết lập hành động
cho đối tƣợng sau khi
Phạm vi ảnh hƣởng của thực hiện xong.
hiệu ứng.

Hình 4.40: Thiết lập tùy chọn cho ngăn Effect

 Tại ngăn Timing:


Sự kiện thực hiện hiệu ứng:

- Chờ nhấp chuột (On Click)


Thời gian chờ trƣớc
khi hiệu ứng bắt - Diễn ra đồng thời với hiệu ứng trƣớc đó (With
đầu thực thi. Previouse)

Thời gian hay tốc - Diễn ra sau hiệu ứng nào đó.
độ thực hiện hiệu
ứng.
Số lần thực thi lặp lại

Đối tƣợng trả về nơi xuất phát sau khi thực


thi hiệu ứng.

Hình 4.41: Thiết lập tùy chọn cho ngăng Timing

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 156


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Tại ngăng Text Animation

Thiết lập cấp độ văn bản


trong hộp Textbox đƣợc áp
Thời gian chờ dụng hiệu ứng.
trƣớc khi thực hiện
hiệu ứng. (là Delay
bên ngăn Timing)

Hình 4.42: Thiết lập tùy chọn cho ngăng Text Animation

Chú ý: Tùy chọn nâng cao này chỉ áp dụng cho nhƣng đối tƣợng cần hiệu ứng phức tạp.
Còn nếu nhƣ hiệu ứng đơn giản ta có thể sử dụng group Timing trong Tab Animations
ngay trên Ribbon.

 Xóa hiệu ứng của đối tƣợng trên slide

Để xóa bỏ hiệu ứng của đối tƣợng ta làm nhƣ sau:

Animations  Animation  Chọn None trong danh mục hiệu ứng.

4.4.1.2. Hiệu ứng chuyển slide


Tạo hiệu ứng chuyển từ slide này sang slide khác giúp cho việc trình diễn của ta
thêm sinh động, cuốn hút ngƣời theo dõi.

Để tạo hiệu ứng chuyển ta làm nhƣ sau: Chọn Slide cần áp dụng hiệu ứng chuyển
 Tab Transitions  Transition to this slide  chọn kiểu ứng dụng chuyển.

Sau khi chọn ứng dụng chuyển, lệnh Effect Options sẽ đƣợc kích hoạt và cho phép
ta tùy chọn thêm hiệu ứng của hiệu ứng chuyển đã chọn.

Trong Group Timing của tab Transitions:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 157


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Chuyển sang slide tiếp


Chọn âm thanh khi nếu nhấp chuột trong
chuyển slide
quá trình chuyển.

Thời gian thực thi


hiệu ứng chuyển
slide

Áp dụng hiệu ứng Tự động chuyển sang slide tiếp khi


chuyển slide này cho hết số phút:giây. Áp dụng cho bài
tất cả các slide. thuyết trình tự động trình chiếu.

Hình 4.43: Tùy chọn trong Timing cho Transitions

 Xóa hiệu ứng chuyển slide

Để xóa hiệu ứng chuyển slide ta làm nhƣ sau:

Transitions  Transition to this slide  None để hủy bỏ hiểu ứng chuyển slide.

Nếu nhƣ muốn xóa hết hiệu ứng chuyển của tất cả slide, ta chỉ việc click vào command
“Apply to All” trong group Timing.

4.4.2. Tự động hóa bài thuyết trình


Trong một số trƣờng hợp, ta cần xây dựng bài trình diễn với mục đích trình chiếu
một cách tự động và không có ngƣời thuyết trình.

Để làm một bài trình diễn tự động phải đảm bảo 3 điều kiện sau:

 Hiệu ứng chuyển slide khi áp dụng phải chọn thêm tùy chọn After và thiết lập thời
gian chờ chuyển slide cho tất cả slide.

 Khi áp dụng hiệu ứng cho các đối tƣợng trên tất cả slide phải sử dụng tùy họn
After Previous hoặc With Previous tại Start.

 Chọn thêm Loop continuously until „Esc‟ trong tab Slide Show, nhóm SetUp
lệnh Set Up Slide Show để tự động trình chiếu lặp lại bài thuyết trình khi kết thúc.

Để đảm bảo đƣợc 3 điều kiện trên ta làm nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 158


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Vào từng Slide, chọn các đối tƣợng đã áp dụng hiệu ứng: Animations  Timing
 trong hộp Start chọn After Previous.

 Vào từng slide: Transitions  Timing  After và thiết lập thời gian chuyển
slide.

 Slide Show  Set Up  Set Up Slide Show  Loop continuously until „Esc‟.

4.4.3. Tạo siêu liên kết cho đoạn văn bản và hình ảnh
Sử dụng siêu liên kết đúng chỗ trong bài thuyết tình sẽ giúp cho việc trình bày dễ
dàng hơn trong việc di chuyển hoặc nhảy tới một nội dung nào đó trong hoặc ngoài bài
thuyết trình. Ta có thể tạo siêu liên kết cho các đối tƣợng trong bài thuyết trình nhƣ
textbox, shape, hình ảnh, bảng biểu, e-mail, tập tin của ứng dụng khác…

Các địa chỉ internet, e-mail hoặc địa chỉ ftp sau khi nhập vào hộp văn bản sẽ đƣợc
PowerPoint tự động chuyển thành các siêu liên kết.

 Địa chỉ web: địa chỉ bắt đầu bằng http:// hoặc www.

 Địa chỉ e-mail: chuỗi ký tự không có khoảng trắng và có ký hiện @ ở giữa.

 Địa chỉ máy chủ FTP: địa chỉ bắt đầu bằng ftp://

 Liên kết đến một slide khác trong cùng bài thuyết trình

Ta thực hiện nhƣ sau:

Chọn văn bản hoặc đối tƣợng cần gán hyperlink  Tab Inssert  Links 
Hyperlink. Hoặc bấm tổ hợp phím tắt Ctrl + K.

Bảng Insert Hyperlink hiển thị lên, chọn “Place in this Document” tại khung
Link to nhƣ hình dƣới:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 159


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Thời gian thực thi


hiệu ứng chuyển
slide

Chọn slide cần nhảy tới.

Hình 4.44: Nhảy tới Slide trong bài trình diễn

 Liên kết đến một slide trong bài thuyết trình khác

Ta thực hiện nhƣ sau:

Chọn văn bản hoặc đối tƣợng cần gán hyperlink  Tab Inssert  Links 
Hyperlink. Hoặc bấm tổ hợp phím tắt Ctrl + K.

Bảng Insert Hyperlink hiển thị lên, chọn “Exitsting File or Web Page” tại
khung Link to nhƣ hình dƣới:
Chọn thƣ mục
chứa file .ppt,
.pptx cần mở.

Chọn slide
trong file cần
mở.
Chọn file cần
mở  OK

Hình 4.45: Mở một file ở ngoài bài thuyết trình

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 160


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Liên kết đến một địa chỉ thƣ điện tử

Ta có thể tạo một hyperlink để mở một chƣơng trình quản lý e-mail mặc định trên máy
tính và tạo mới một e-mail để gửi cho ai đó với địa chỉ và tựa đề do ta thiết lập sẵn.

Ta thực hiện nhƣ sau:

Chọn đối tƣợng trên slide  Tab Insert  Links  Hyperlink. Hoặc nhấn tổ hợp
phím Ctrl + K.

Bảng Insert Hyperlink hiển thị lên, chọn “E-mail Address” tại khung Link to nhƣ
hình dƣới:

Nhập e-mail
cần gửi.

Nhập Subject
cho e-mail.

Có thể chọn e-mail đã


đƣợc dùng trƣớc đó.

Hình 4.46: Liên kết đến địa chỉ e-mail

4.4.4. Tạo bộ nút lệnh di chuyển trong bài trình diễn


Ta sử dụng các nút lệnh (Action button) trong bài trình diễn để di chuyển tới các lide
trong bài trình diễn.

Để nhúng nút lệnh vào slide ta làm nhƣ sau:

Insert  Illustrations  Shapes. Chọn Action Buttons.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 161


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Chọn nút lệnh


nhúng vào slide.

Hình 4.47: Chọn nút lệnh

 Các nút lệnh (action buttons) có sẵn:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 162


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Sau khi chọn 1 action button ta kéo nó vào vị trí thích hợp trong slide và tùy chỉnh
kích thƣớc của action button.

Button chèn
vào slide.

Không làm gì.

Chạy một
chƣơng trình
Liên kết tới khác ở ngoài
slide trong trình diễn.
trình diễn.

Thêm âm thanh
khi click vào
button.

Hình 4.48: Tùy chỉnh Action cho button nhúng vào slide

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 163


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Các tùy chọn của Hyperlink to:

4.5. Trình diễn PowerPoint

4.5.1. Quản lý các Slide trình diễn


4.5.1.1. Ẩn các Slide trong khi trình diễn
Đôi khi, ta không muốn slide nào đó hiển thị trong quá trình trình diễn nhƣng cũng
không muốn xóa đi bởi còn dùng về sau, hoặc slide đó chứa nội dung mở rộng không cần
thiết khi trình chiếu. Khi đó tính năng ẩn slide rất hữu dụng.

Để ẩn slide ta làm nhƣ sau: Chọn đến slide cần ẩn  Slide Show  Set Up 
Hide Slide.

4.5.1.2. Di chuyển các Slide


Ta muốn di chuyển slide tới vị trí mới ta chỉ việc kéo slide đó tới vị trị mong muốn
trong khay slide bên trái.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 164


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Để di chuyển slide, nhấn


chuột trái rồi kéo tới vị trí
mong muốn.

Hình 4.49: Di chuyển slide tới vị trí khác trong trình diễn

Hoặc vào View  Presentation View Slide Sorter. Đây là mục quản lý tất cả
sldie, ta nhấn chặt chuột trái vào slide cần di chuyển rồi kéo tới vị trí mong muốn, thả
chuột ra.

4.5.1.3. Sao chép các Slide


Để sao chép slide, ta click chuột trái vào slide đó trong khay slide nhƣ hình trên,
click chuột phải  copy. Di chuyển tới vị trí cần đặt slide copy  click chuột phải 
paste. (muốn đặt slide copy ở vị trí a + 1, ta click vào slide a rồi paste, tự động slide đƣợc
paste sẽ ở vị trị phía dƣới).

Hoặc vào View  Presentation View Slide Sorter rồi ta làm thao tác tƣơng tự.

4.5.1.4. Xóa Slide


Để xóa slide không còn cần thiết, ta click chuột phải vào slide đó (trong khay
slide) delete slide. Hoăc click chuột trái vào slide  nhấn nút delete ở bàn phím hoặc
nhấn tổ hợp phím Ctrl + x.

4.5.2. Chuẩn bị trình diễn


4.5.2.1. Biên tập thời gian trình diễn
Để cho việc thuyết trình hiệu quả, ta cần căn chỉnh thời gian trình diễn sao cho
phù hợp. Chức năng biên tập này giúp cho ta thuyết trình thử xem bài thuyết trình của ta
hết bao nhiêu thời gian, thời gian dành cho mỗi slide là bao nhiêu, từ đó giúp ta giản lƣợc
đi những những phàn không cần thiết để bài thuyết trình tốt hơn.

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 165


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Để biên tập thời gian trình diễn ta làm nhƣ sau: Slide Show  Set Up  Rehearse
Timings. Khi đó Slide sẽ bắt đầu trình diễn và góc trên bên trái sẽ có hình record chạy để
cho ta biết tổng thời gian trình diễn hết bao lâu

Chuyển sang
slide tiếp.

Refresh lại việc trình


Tạm dừng. diễn từ đầu.
Hình 4.50:Thời gian trình diễn

Khi chuyển tiếp slide đến trang cuối cùng hoặc Click vào biểu tƣợng „x‟ phía trên
bên phải của hình trên, hộp thoại sẽ hiển thị lên hỏi ta có muốn hiểu thị thời gian cho
từng slide hay không. Click Yes để xem thời gian tiêu tốn cho từng slide, Click No để bỏ
qua.

Hình 4.51: Cho phép xem thời gian trình diễn cho từng slide

4.5.2.2. Tạo nhóm Slide trình diễn


Nhóm slide với mục đích tạo nội dung cho nhiều đối tƣợng khác nhau.

Ta có thể tạo nhóm các slide để trình chiếu các slide theo nhóm. Trong những bài
trình diễn dài bao gồm nhiều slide thì tạo nhóm slide rất hữu dụng, tránh tình trạng phải
nhảy qua các slide không cần thiết với ý trình bày.

Để tạo đƣợc nhóm slide ta làm nhƣ sau:

Tab Slide Show  Start Slide Show  Custom Slide Show. Chọn Custom
Show ….

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 166


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Khởi tạo nhóm mới.


Chỉnh sửa nhóm đã
có bằng việc lựa
chọn nhóm trong
mục Custom Shows.

Trình diễn nhóm.

Hình 4.52: Tạo nhóm cho slide

Sau khi đã tạo đƣợc nhóm, lần sau ta muốn chạy nhóm đã tạo ta làm nhƣ sau:

Tab Slide Show  Start Slide Show  Custom Slide Show. Chọn nhóm cần
trình diễn.

4.5.2.3. Thiết lập chế độ trình diễn


Để thiết lập chế độ trình diễn ta làm nhƣ sau: Slide Show  Set Up  Set Up Slide
Show. Hộp thoại Set Up Slide Show đƣợc hiển thị.

Hình 4.53: Thiết lập chế độ trình diễn

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 167


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

4.5.2.4. Thực hiện trình diễn


Để trình diễn bài thuyết trình từ đầu ta làm nhƣ sau: Slide Show  Start Slide
Show  From Beginning. Hoặc ta nhấn phím F5 trên bàn phím.

Để trình diễn từ một slide bất kỳ ta làm nhƣ sau: Slide Show  Start Slide Show
 From Current Slide. Hoặc nhấn tổ hợp phím Shift + F5.

Hình 4.54: Thực hiện trình diễn bài thuyết trình

Trong quá trình trình chiếu.Click chuột phải, có thể tùy chọn một số lệnh khi trình chiếu:

Bút vẽ Sử dụng bút vẽ khi


(Ctrl + P) trình chiếu slide.
Nhảy tới slide bất kỳ

Màu vẽ

Xóa các
hình vẽ.
Hình 4.55: Tùy chọn khi trình chiếu

4.5.3. Đóng gói trình diễn


Tính năng đóng gói bài trình diễn thƣờng đƣợc sử dụng khi đƣa bài trình diễn sang
máy khác hoặc đƣa lên web, khi đó sẽ không sợ bài trình diễn của ta thiếu tệp đính kèm
nào hoặc liên kết nào.

Để đóng gói bài trình diễn ta làm nhƣ sau:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 168


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

File Save & Send  Package Presentation for CD  Package for CD. Hộp
thoại Package for CD hiện thị lên
Đặt tên cho CD

Thêm vào các tập tin khác.

Xóa đi tập tin


không cần thiết khi
đã chọn trƣớc đó.

Hình 4.56: Tùy chọn khi đóng gói CD

 Khi click vào button Options thì hộp thoại Option hiển thị lên:
Tick nếu muốn gói này chứa luôn các
tập tin đã liên kết với bài trình diễn.
Đặt mật khẩu để mở bài
thuyết trình có trong đĩa Đảm bảo mở trên máy khác không
đóng gói bị thiết font chữ vì các font đã đƣợc
nhúng trong bài trình diễn.
Đặt mật khẩu để hiệu
chỉnh các bài trình diễn
có trong đía đóng gói.

Kiểm tra thông tin


trong bài thuyết trình. Hình 4.57: Hộp thoại Option khi đóng gói CD

 Khi click vào button Copy to Folder….: Hộp thoại Copy to Folder xuất hiện:

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 169


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Tên thƣ mục chứa


gói báo cáo.

Nơi lƣu trữ thƣ


mục đóng gói.

Mở thƣ mục đóng gói


sau khi đóng gói xong
Hình 4.58: Hộp thoại Copy to Folder

Khi click OK trong hộp thoại thì quá trình đóng gói bắt đầu. PowerPoint sẽ đƣa
ra thông báo yêu cầu xác nhận chép các tập tin liên kết với bài thuyết trình. Nhấn Yes
để chép.

 Khi click vào Copy to CD: Nếu chọn thì PowerPoint xuất hiện thông báo hỏi bạn
có muốn chép các tập tin đã liên kết với bài trình diễn vào CD hay không. Nhấn
Yes để đồng ý và No để không chép các tập tin liên kết vào đĩa. Lƣu ý rằng máy
phải có đầu ghi CD/DVD, khi nhấn xác nhận thì làm theo các hƣớng dẫn của
chƣơng trình để ghi ra đĩa.

4.5.4. In trình diễn


Trƣớc khi in ta có căn chỉnh trang giấy để phù hợp hơn với yêu cầu của ngƣời in.
Ta chọn tab Design  Page Setup  Page Setup. Hộp thoại Page setup hiển thị lên:

Kích cỡ giấy in
slide

Độ rộng trang in
In theo chiều dọc
Chiều cao trang in
dọc trang giấy.
In từ trang slide:
In theo chiều
ngang trang giấy.
Hình 4.59: Hộp thoại Page setup tùy chỉnh giấy in

Để in bài trình diễn ra giấy cho ngƣời khác có thể tiện theo dõi ta làm nhƣ sau:

File  Print

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 170


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Số lƣợng bản in Chọn máy in. Print All Slides: in tất cả slide trong bài thuyết trình.

Print Selection: In các slide đang chọn.

Print Current Slide: In slide hiện hành.

Custom Rangle: Thiết lập các slide sẽ in tại hộp slide


bên dƣới.

Print One Sided: In một mặt giấy.

Collated: in Print on Both Sides: In 2 mặt giấy với gáy đóng ở cạnh dài
bên trái.
tách ra từng
bộ. Print on Both Side: in 2 mặt giấy với gáy đóng ở cạnh ngắn
Uncollated: bên trên.
in không tách In đầy đủ slide trên
bộ. trang giấy. In đƣợc
In cả slide và Note của slide
nhiều slide trên 1
đó trên 1 trang giấy. Không
mặt giấy.
in đƣợc nhiều slide trên 1 Color: In đầy đủ
mặt giấy. màu sắc.

Grayscale: In với
tông màu xám, màu
Số lƣợng slide nên không đƣợc in.
trên 1 trang
Pure Black and
giấy.
White: Tùy chọn
In đƣờng viền thích hợp cho việc
xung quanh gửi fax hoặc in lên
slide. phim máy chiếu.
Nới rộng diện
tích vừa với In với chất lƣợng bản
trang giấy. in cao nhất, in đậm
hơn bình thƣờng.
In các nhận
xét trên slide
nếu có. Hình 4.60: Tùy chọn khi in

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 171


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

4.6. Một số phím tắt thông dụng sử dụng trong PowerPoint


 Một số phím tắt trợ giúp khi trình chiếu

Phím Công dụng

Space, N, , , Enter, Page Sang slide kế tiếp


Down, click chuột.

P, , , Page Up, Backspace Trở về slide trƣớc

Nhập số sau đó nhấn enter trở về slide có số đó

B, (.) Làm đen màn hình hoặc trở lại màn hình trình chiếu khi
giải lao

W, (,) làm trắng màn hình hoặc trở lại màn hình trình chiếu.

A, = ẩn, hiện con trỏ.

S, + Bật/ tắt chế độ tự động trình diễn.

Esc, Ctrl + Break, - dừng việc trình chiếu.

Ctrl + P Thay đổi con trỏ thành cây bút, dùng để lƣu ý trong slide.

E Xóa những gì đã vẽ

H Đến trang ẩn

Ctrl + A Thay đổi control thành mui tên nhƣ bình thƣờng

Ctrl + H Dau control chuột vào nút định hƣớng trong quá trình
trình chiếu.

Ctrl + U Dấu control chuột và nút định hƣớng trong 7 giây.

Chuột phải Hiện trình tự chọn

Chuột trái + chuột phải trong về trang đầu.


2s

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 172


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

 Một số phím tắt sử dụng khi soạn thảo

Phím Công dụng

F5 bắt đầu trình chiếu

SHIFT + F5 Trình chiếu slide hiện hành.

Ctrl + M Chèn Slide mới

Ctrl + D Nhân đôi Slide hiện tại

Ctrl + T Mở hộp thoại format Font

Ctrl + F Tìm kiếm

Shift + F9 Xem các đƣờng gióng

Ctrl + BackSpace Xóa 1 từ

Shift + F3 In hoa

Ctrl + B In đậm

Ctrl + I In nghiêng

Ctrl + K Chèn liên kết

Ctrl + A Chọn tất cả

Ctrl + C Copy

Ctrl + V paste

Ctrl + Z Undo

Ctrl + S Lƣu

Ctrl + P In

Ctrl + O Open

Ctrl + Shift + >, tăng size chữ

Ctrl + ]

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 173


Chƣơng 4: Hệ trình chiếu văn bản Microsoft PowerPoint

Ctrl + Shift + <, Giảm size chữ

Ctrl + [

Biên soạn: ThS. Lê Đức Thuận Trang 174

You might also like