You are on page 1of 64

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

SỞ Y TẾ
---*---

THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


Ở NGƯỜI 45-69 TUỔIVÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN TẠI THỊ TRẤN SA THẦY, HUYỆN SA
THẦY,TỈNH KON TUM NĂM 2016

Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN BÁ TRÍ, Trung tâm Y tế dự phòng


Cộng sự:
Đào Duy Khánh, Sở Y tế
Lê Nam Khánh, Sở Y tế
Lê Trí Khải, Sở Y tế
Nguyễn Trọng Hào, Trung tâm Y tế dự phòng

KON TUM - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng bệnh đái tháo đường ở
người 45-69 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thị trấn Sa thầy, huyện Sa
Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016” là đề tài riêng của chúng tôi. Các số liệu, kết
quả điều tra trong đề tài là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Bá Trí
ii

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu chúng tôi chân thành cám ơn đến:

Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống bệnh đái tháo đường đã
tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, hỗ trợ kinh phí. Lãnh đạo Sở Y tế, Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện đề
tài này.

Các anh/chị đồng nghiệp tuyến huyện, xã, cộng tác viên y tế thôn bản,
chính quyền địa phương tại thị trấn Sa Thầy đã phối hợp, giúp đỡ chúng tôi
trong công tác điều tra thu thập số liệu.

Đặc biệt nhóm nghiên cứu chúng tôi chân thành cám ơn Hội đồng khoa
học công nghệ ngành Y tế tỉnh Kon Tum đã xét duyệt đề cương, cho phép
chúng tôi thực hiện và dành thời gian nghiệm thu, phê duyệt kết quả đề tài.

Xin gủi đến gia đình, người thân, anh, chị, em, đồng nghiệp lời cám ơn
chân thành nhất.
TM nhóm thực hiện nghiên cứu

Nguyễn Bá Trí
iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………….…….. i
LỜI CÁM ƠN …………………………………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………………. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...…………………………………….………………………. vii
DANH MỤC BẢNG ……………………….…………………………………...…………………… viii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ix
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1: TỔNG QUAN…………………………………………………………….………… 3
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ……….......................................................……………… 3

1.1.1. Sơ lược lịch sử bệnh đái tháo đường ………..............................………………… 3

1.1.2. Đặc điểm bệnh đái tháo đường …….................…………….…………….………….. 3

1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường….......................................…….… 5


1.1.3.1. Chẩn đoán đái tháo đường…...............................……………………….……………. 5
1.1.3.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường…………………………………………………… 6
1.1.4. Phân loại bệnh đái tháo đường…………………........................……..…….………… 6
1.1.4.1. Đái tháo đường týp 1 ……………………………………….……………..…………… 6
1.1.4.2. Đái tháo đường týp 2 ……………………..……………………………………………. 7
1.1.4.3. Đái tháo đường thai nghén …………………..……………………………………… 7
1.1.4.4. Các thể đái tháo đường khác……………………..………………………………… 8

1.1.5. Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường …….............................… 8

1.1.6. Liên quan giữa tăng huyết áp và đái tháo đường ......................................... 9

1.1.7. Liên quan giữa béo phì và đái tháo đường ……….....................................…… 9

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ


10
GIỚI VÀ VIỆT NAM
iv

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới …........................................................................……… 10


1.2.1. Các nghiên cứu tại việt Nam ...................................................................................… 11
1.3. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................. 11
1.4. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU….… 13
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…...……………………………………..…………...… 13
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………..………………………………………………..… 13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ …………………..…………………………………………………..… 13
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU…………………………………..…………..…………… 13
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU………………………..…… 13
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ……………………..………………………………….…………… 13
2.3.2. Thời gian nghiên cứu ……………………..……………………………….…………...… 13
2.4. CỠ MẪU……………………………………………………………………………………….… 13
2.5. PHƯƠNG PHÁPCHỌN MẪU…………………………………………………….… 14
2.5.1. Chọn cụm……………………..………………………………………………………………… 14
2.5.2. Chọn đơn vị mẫu……………………………..……………………………………………… 14
2.6. BIẾN SỐ, CHỈ SỐ…………………..…………………………………………………….… 15
2.7. KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN……..……… 19
2.7.1. Kỹ thuật thu thập thông tin………………………………………………………..….… 19
2.7.1.1. Phỏng vấn……………………..……………………………………………………………… 19

2.7.1.2. Khám, xét nghiệm ………………………………………………………….………..… 19


2.7.2. Công cụ thu thập thông tin ……….....………………..…………………..………...… 22
2.8. QUY TRÌNH THU THẬP SỐ LIỆU VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ 22
2.8.1. Địa điểm và thời gian thực hiện………………………......…….......……………..… 22

2.8.2. Ghi và phát giấy mời ………………………………………………..…………………… 23


2.8.3. Đối tượng……………………..……...………………………………………………………..… 23
2.8.4. Điều tra viên và giám sát viên ……….....................................................................… 24
v

2.9. QUẢN LÝ, XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU, KHỐNG CHẾ SAI SỐ 25
2.10. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU………………………………………….... 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 27
3.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ MÂU NGHIÊN CỨU……………………………… 27
3.1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo địa bàn (cụm) và giới tính …............... 27
3.1.2. Phân bố mẫu nghiên cứu theo dân tộc…............................……..…………….… 27
3.1.3. Phân bố mẫu nghiên cứu theo độ tuổi ……………………………………………… 28
3.1.4. Phân bố mẫu nghiên cứu theo tính chất công việc …………………………. 28
3.1.5. Phân bố mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn ………………………….…. 28
3.1.6. Kết quả xét nghiệm đường máu ……………………..…………………………...…. 29
3.1.6.1. So sánh với tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc năm 2002-2003 ……. 29
3.1.6.2. So sánh với tỷ lệ đái tháo đường vùng núi cao qua điều tra toàn
30
quốc năm 2002-2003
3.2. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 30
3.2.1. Giới tính và bệnh đái tháo đường ……………………..………………………….… 30
3.2.2. Dân tộc và bệnh đái tháo đường ……………………..……………………………… 31
3.2.3. Tuổi và bệnh đái tháo đường ………………………………………………………….. 31
3.2.4. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và bệnh đái tháo đường ……….……………..… 32
3.2.5. Bệnh tăng huyết áp (THA) và bệnh đái tháo đường ………….………….. 32
3.2.6. Kích thước vòng bụng và bệnh đái tháo đường ……………………..……… 32
3.2.7. Tiền sử rối loạn mỡ máu (RLMM) và bệnh đái tháo đường.….…..... 33
3.2.8. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường (GĐCNMB) 33
3.2.9. Phân tích hồi quy đa biến sự liên quan của bệnh đái tháo đường
34
với các yếu tố nguy cơ
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………… 37
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………. 37
4.2. TỶ LỆ MẮC BỆNH ……………………..…………………………………………………… 38
vi

4.2.1. Tỷ lệ đái tháo đường ……………………..………………………………………………… 38


4.2.2. Tỷ lệ tiền đái tháo đường ……………………..………………………………………… 38
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 39
4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ………………......................…………………… 42
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………..…………… 43
1. Tỷ lệ mắc bệnh ……………………………………………………………………………………… 43
2. Các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường ……………………..……………… 43
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………… 46
PHỤ LỤC 1: Danh sách các đối tượng từ 45-69 tuổi ……………….……………. 49
PHỤ LỤC 2: Giấy mời …………………………………………………………………………..… 50
PHỤ LỤC 3: Phiếu sàng lọc phát hiện đái tháo đường, tiền đái tháo
51
đường ……………………..……………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC 4: Minh họa tính toán cỡ mẫu ……………………..……………………….… 53
PHỤ LỤC 5: CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN ĐƠN ……………………..………… 54
vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADA American diabetes Association


Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
BMI Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể
DCCT Diabetes Control and Complication Trial
Nghiên cứu thực nghiệm khống chế bệnh tiểu đường và biến chứng
ĐTĐ Đái tháo đường
ESH/ESC European Society of Hypertension/European Society of Cardiology
Hội tăng huyết áp và tim mạch châu Âu
GĐCNMB Gia đình có người mắc bệnh
HLA Human Leucocyte Antigen
Kháng nguyên bạch cầu người
IDF International Diabetes Federation
Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế
JNC United States Joint National Committee
Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ
THA Tăng huyết áp
UKPDS United Kingdom Prospective Diabetes Study
Nghiên cứu dự báo bệnh tiểu đường của Anh
WHO World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
viii

DANH MỤC BẢNG


Bảng Tên Bảng Trang
1.1 Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC năm 2007 9
1.2 Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho 10
người châu Á (WHO 2000)
2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện 23
2.2 Phân công nhiệm vụ điều tra viên và giám sát viên 25
3.1 Phân bố mẫu nghiên cứu theo địa bàn và giới tính 27
3.2 Phân bố mẫu nghiên cứu theo dân tộc 27
3.3 Phân bố mẫu nghiên cứu theo độ tuổi 28
3.4 Phân bố mẫu nghiên cứu theo tính chất công việc 28
3.5 Phân bố mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn 28
3.6 Bảng Kết quả xét nghiệm đường máu 29
3.7 So sánh với tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc năm 2002-2003 29
3.8 So sánh với tỷ lệ đái tháo đường vùng núi cao năm 2002-2003 30
3.9 Liên quan giữa giới tính và bệnh đái tháo đường 30
3.10 Liên quan giữa dân tộc và bệnh đái tháo đường 31
3.11 Liên quan giữa các nhóm tuổi và bệnh đái tháo đường 31
3.12 Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và bệnh đái tháo đường 32
3.13 Liên quan giữa tăng huyết áp (THA) và bệnh đái tháo đường 32
3.14 Liên quan giữa kích thước vòng bụng và bệnh đái tháo đường 33
3.15 Liên quan giữa tiền sử rối loạn mỡ máu và bệnh đái tháo đường 33
3.16 Liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo 33
đường và bệnh đái tháo đường
3.17 Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan 34
giữa bệnh đái tháo đường với một số yếu tố liên quan
ix

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ được phát hiện hàng năm tại tỉnh Kon
Tum tương đối nhiều. Nghiên cứu đánh giá tình hình mắc bệnh một cách khoa
họcđể làm cơ sở cho công tác phòng chống bệnhlà vấn đề hết sức cần thiết,vì
vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh đái tháo đường ở người
45-69 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum năm 2016” với 2 mục tiêu: (i) Mô tả thực trạng bệnh đái tháo
đường ở người 45-69 tuổi tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
năm 2016 (ii)Xác định một số yếu tố liên quan của bệnh đái tháo đường tại thị
trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016.

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng. Thực hiện trên 400 người 45-69 tuổi tại thị trấn Sa
Thầy. Thời gian từ tháng 5 năm 2016 đến hết tháng 12 năm 2016, thu thập
mẫu từ ngày 12 đến 25 tháng 11 năm 2016. Chọn mẫu cụm theo 2 giai đoạn,
chọn cụm toàn bộ, chọn đơn vị mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn. Thu
thập thông tin bằng cách phỏng vấn, khám các chỉ số nhân trắc theo mẫu thiết
kế sẵn và xét nghiệm đường máu mao mạch.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐtại thị trấn Sa Thầy
hiện nay cao hơn tỷ lệ mắc bệnh toàn quốc 2002-2003 và tương đương với tỷ
lệ mắc của các tỉnh khác trong cả nước.Các yếu tố dân tộc, hoạt động thể lực,
trình độ học vấn, tiền sử gia đình, tiền sử tim mạch, tiền sử rối loạn mỡ máu
có liên quan chặt chẽ với bệnh đái tháo đường.

Khuyến nghị: Tiếp tục nghiên cứu tình hình bệnh ĐTĐ trên phạm vi
toàn tỉnh.Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi kiến thức bệnh ĐTĐ và
các yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Tăng tỷ lệ độ bao phủ chương trình phòng
chống ĐTĐ. Tăng cường triển khai công tác khám sàng lọc.
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa thì bệnh đái tháo
đườngđang trở thành căn bệnh phổ biến và đang gia tăng nhanh trên giớiở cả
những nước phát triển và những nước đang phát triển,chủ yếu là đái tháo
đường týp 2 chiếm khoảng 90% [2]. Năm 2014Trên toàn cầu, ước tính có
khoảng 422 triệu người sống chung với bệnh đái tháo đường, số bệnh nhân này
tăng gần hai lần so với năm 1980, chủ yếu ở các nước đang phát triển, đồng
thời tỷ lệ tử vong do bệnh đái tháo đường ở các nước thu nhập thấp và thu
nhập trung bình cao hơn cao hơn so với các nước phát triển. Những con số
trên chỉ là ước tính,thực sựchúng ta còn chưa biết số bệnh nhân hiện nay
chính xáclà bao nhiêu, số thống kê trên đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng
trôi[3], [2].Bệnh có thể diễn biến thầm lặng trong vòng 5-10 năm, có tới 65%
bệnh nhân mắc bệnh nhưng không được phát hiện. Tuy nhiên bệnhđái tháo
đường có thể được ngăn chặn nếu cải thiện được các yếu tố nguy cơ gây mắc
bệnh[2].Những người bị bệnh đái tháo đường cũng có thể sống lâu và khỏe
mạnh nếu được phát hiện, quản lý và chăm sóc tốt tình trạng bệnh của
mình.Những điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của chính phủ các
cấp chính quyền, các cơ quan chức năng đặc biệt là ngành y tế. Cần đánh giá
đúng tình hình bệnh tại địa phương, sự hiểu biết của người dân về bệnh đái
tháo đường để có chiến lược, biện pháp phòng chống bệnh một cách có hiệu
quả.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) dự đoán bệnh đái tháo đường sẽ là một
trong những vấn đề sức khỏe chính trong thế kỷ 21 và ước tính 80% các ca
bệnh mới sẽ là ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam[3], [2].Bộ
Y tế đã ban hành Quyết định hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đái tháo
đường nhằm chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường týp 2 chođối tượng từ 45
tuổi trở lên và các yếu tố nguy cơ như béo phì,tănghuyết áp, có người cùng
2

huyết thống mắc bệnh đái tháo đường,tiền sử được chẩn đoán tiền đái tháo
đường, phụ nữ có tiền sử sinh con nặng cân,người rối loạn mỡ máu[21].

Kon Tum là một tỉnh miền núi điều kiện kinh tế, xã hộicòn thấp,việc
tiếp cận các thông tin bệnh tật còn hạn chế, người dân chưa có điều kiện để
tìm hiểu về bệnh đái tháo đường nhiều. Từ các đợt khám sàng lọc hàng năm
chúng tôi nhận thấy số lượng bệnh nhân tại cộng đồng chưa được phát hiện
bệnh là rất lớn so với số người đã được chẩn đoán và điều trị, nhiều người
được phát hiện bệnh qua các đợt khám sàng lọc chưa từng nghĩ rằng mình có
thể mắc bệnh đái tháo đường.Các nghiên cứu về bệnh đái tháo đường trên
phạm vi toàn tỉnh chưa được thực hiện, nghiên cứu tại các huyện qua các đợt
khám sàng lọc cũng còn rất ít.

Sa Thầy là huyện đã được triển khai Dự án Phòng chống bệnh đái tháo
đường từ năm 2013, số lượng bệnh nhân mắc bệnh tương đối nhiều, tuy nhiên
chưa có nghiên cứu khoa học nào để đánh giá tình hình mắc bệnh và các yếu
tố nguy cơ liên quan tại địa bàn. Để đánh giá tình hình bệnh đái tháo đường
tại huyện Sa Thầymột cách khoa học, nhằmhuy động sự tham gia tích cực của
các ban ngành vào công tác phòng chống bệnh,đồng thờicó chiến lược, biện
pháp phòng chống bệnh, góp phần giảm gánh nặng về kinh tế cho cá nhân, gia
đình người bệnh và cho toàn xã hội là vấn đề là hết sức cần thiết. Vì vậy
chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh đái tháo đường ở người 45-69
tuổi và một số yếu tố liên quan tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon
Tum năm 2016” với các mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng bệnh đái tháo đường ở người 45-69 tuổitại thị trấn
Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016.

2. Xác định một số yếu tố liên quan của bệnh đái tháo đường tại thị trấn
Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016.
3

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.1.1.Sơ lược lịch sử bệnh đái tháo đường

Bệnh Đái tháo đường đã có từ rất lâu, từ những tài liệu thời cổ đại đã
mô tả về những triệu chứng của bệnh, thế kỷ thứ nhất sau công nguyên,
Aretaeus mô tả về những người mắc bệnh đái nhiều. Dobson (1775) lần đầu
tiên hiểu được vị ngọt của nước tiểu ở những bệnh nhân đái tháo đường là do
sự có mặt glucose. Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại
tế bào bài tiết ra insulin và glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889,
Minkowski và Von Mering gây đái tháo đường thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ
tụy, đặt cơ sở cho học thuyết đái tháo đường do tụy. Năm 1921, Banting và
Best cùng các cộng sự đã thành công trong việc phân lập insulin từ tụy . Vào
các năm 1936, 1976 và 1977 các tác giả Himsworth, Gudworth và Jeytt phân
loại đái tháo đường thành hai týp là đái tháo đường týp 1 và týp 2[3],[2], [4].

Nghiên cứu DDCT (Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát
bệnh và biến chứng đái tháo đường, được công bố năm 1993) và nghiên cứu
UKPDS (được công bố năm 1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị
bệnh đái tháo đường, là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự
phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh [4].

1.1.2. Đặc điểm bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường týp 2 được đặc trưng bởi kháng insulin và giảm
chế tiết insulin dẫn đến mất khả năng duy trì mức glucose máu bình thường.
Những bất thường này là kết quả ảnh hưởng của yếu tố di truyền và môi
trường sống, kể cả suy dinh dưỡng trong tử cung. Tuy nhiên, những gen đặc
4

hiệu gây ra những bất thường này vẫn chưa được xác định[2], [17].

Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong phương pháp điều trị, nhưng
người bệnh đái tháo đường vẫn có nhiều biến chứng nguy hiểm làm tăng tỷ lệ
tử vong và tàn phế. Đáng chú ý là trên 60% số người mắc bệnh đái tháo
đường trong cộng đồng không được phát hiện, khi được phát hiện thì đã có
nhiều biến chứng nguy hiểm như: biến chứng tim mạch, thần kinh, suy thận,
mù lòa, biến chứng bàn chân đái tháo đường. Bệnh tiến triển âm thầm, tỷ lệ tử
vong cao, khoảng 6 người bệnh tử vong/phút trên toàn cầu, mỗi 30 giây lại có
1 người mắc bệnh đái tháo đường bị cắt cụt chi do biến chứng bàn chân đái
tháo đường, mỗi ngày có 5.000 người bị mù lòa do biến chứng mắt đái tháo
đường, mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới đái
tháo đường[3]. Bệnh đái tháo đường được xem như "kẻ giết người thầm lặng"
của toàn nhân loại thời hiện đại.

Bệnh diễn biến âm thầm, giai đoạn đầu chưa có biểu hiện lâm sàng, khó
có thể chẩn đoán vì nhiều người vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không quan tâm
đến việc kiểm tra sức khỏe. Một số người còn quan niệm nếu mắc bệnh thì sẽ
thấy ruồi, kiến, côn trùng bâu vào nước tiểu nên không kiểm tra đường máu
khi thấy mình khỏe mạnh. Đúng ra giai đoạn này cần phải được đánh giá các
yếu tố nguy cơ và xét nghiệm đường máu để theo dõi. Nếu bệnh nhân được
phát hiện và can thiệp kịp thời ở giai đoạn này sẽ giảm được 47% tỷ lệ tử
vong, giảm 36% tỷ lệ nhồi máu cơ tim, giảm 28% tỷ lệ mắc chung biến chứng
thận-mắt, hạn chế bệnh thận không tiến triển nặng thêm 28%, hạn chế sự phát
triển nặng của bệnh lý võng mạc 50% [3].

Nếu không được phát hiện ở giai đoạn đầu người bệnh thường xuyên bị
phơi nhiễm bởi các yếu tố liên quan và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn
tăng đường máu mạn tính, bệnh tiếp tục tiến triển và sau đó sẽ xảy ra các biến
chứng nguy hiểm. Khi đã mắc bệnh đái tháo đường, điều trị bệnh ở giai đoạn
5

này chủ yếu là phòng các biến chứng, với mục đích làm giảm mức độ nặng và
tiến triển của các biến chứng, bệnh không còn khả năng hồi phục hoàn toàn.
Mặc khác khi đã mắc bệnh đái tháo đường người bệnh cần điều trị tích cực và
theo dõi chặt chẽ mới có thể đưa mức đường máu về gần bình thường và cũng
chỉ giảm thiểu biến chứng và điều chỉnh các rối loạn khác của cơ thể, điều này
rất tốn kém cho gia đình và xã hội. Trong khi đó nếu phát hiện được các yếu
tố nguy cơ hoặc phát hiện mức đường máu ở ngưỡng tiền đái tháo đường, chỉ
cần sử dụng phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống và luyện tập
[3],[5],[22] giảm thiểu được chi phí điều trị rất nhiều, đồng thời cũng giảm
được tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng.

Trước đây đái tháo đường týp 2 chủ yếu xảy ra ở những người trưởng
thành trên 40 tuổi, thì ngày nay bệnh đang có xu hướng tăng lên ở những
người trẻ hơn, đặc biệt ở những cộng đồng đang có những thay đổi nhanh
chóng về lối sống do ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế phát triển.

1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường

1.1.3.1. Chẩn đoán đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường theo kiến nghị của ADA
(Hiệp hội đái tháo đường Mỹ) năm 1997 và được WHO công nhận năm 1998,
tuyên bố áp dụng vào năm 1999, được Bộ Y tế ra Quyết định áp dụng tại Việt
Nam năm 2011. Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ
một trong ba tiêu chí sau[2], [21]:

Tiêu chí 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl), kèm theo
các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.

Tiêu chí 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126mg/dl), xét nghiệm
lúc bệnh nhân đã nhịn đói ít nhất 6-8 giờ không ăn.

Tiêu chí 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp
6

tăng glucose máu bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).

1.1.3.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Trước đây, người ta hay dùng các thuật ngữ như “Đái tháo đường tiềm
tàng”, "Đái tháo đường sinh hóa”, “Đái tháo đường tiền lâm sàng”, để chỉ các
trường hợp có rối loạn dung nạp glucose mà chưa có biểu hiện lâm sàng.
Những trường hợp này chỉ được phát hiện khi tiến hành nghiệm pháp tăng
gánh glucose bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Nhiều khi để tăng độ
nhạy của phương pháp người ta còn có thể sử dụng cả corticoid.

Ngày nay, người ta đưa ra hai khái niệm để chỉ các hình thái rối loạn
này của chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể.

- Rối loạn dung nạp glucose:Nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm
2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống từ 7,8mmol/l
(140mg/dl) đến 11,1 mmol/l (126mg/dl).

- Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói:Nếu lượng glucose huyết
tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100mg/dl) đến 6,9 mmol/l
(125mg/dl) và lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp
tăng glucose máu bằng đường uống dưới 7,8mmol/l (140mg/dl) [2],[21].

1.1.4. Phân loại bệnh đái tháo đường[2], [14], [21]

1.1.4.1. Đái tháo đường týp 1

Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân đái
tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê-ta bị phá hủy, gây nên sự
thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất
hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên
quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường týp 1.

Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được
7

phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành
niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các
trường hợp được chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 1 thường là người có thể
trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo
đường týp 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.

1.1.4.2. Đái tháo đường týp 2

Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% bệnh đái tháo đường trên
thế giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi[5]. Nguy cơ mắc bệnh
tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, thói
quen ăn uống mà bệnh đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng
phát triển nhanh.

Đặc trưng của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu
hụt tiết insulin tương đối. Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn đoán rất
muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu
chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về
chuyển hóa lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận, …
Nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.

Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự
tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người
mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen,
kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu[9], tuy nhiên nếu quá trình này
thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng
insulin.

1.1.4.3. Đái tháo đường thai nghén

Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu
tăng, gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau
8

đẻ theo 3 khả năng: Bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường.

1.1.4.4. Các thể đái tháo đường khác

- Khiếm khuyết chức năng tế bào bê-ta.

- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.

- Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy, …

- Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp, …

- Thuốc hoặc hóa chất.

- Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.

1.1.5. Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có liên quan chặt chẽ với với các yếu tố như: Di
truyền, tuổi tác, thời kỳ mang thai, tăng huyết áp, béo phì, thuốc, độc chất,
Stress, lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống, vận động[2]. Tuổi càng cao tỷ lệ
mắc bệnh đái tháo đường càng lớn, đặc biệt là độ tuổi 50 trở lên, khi ở lứa
tuổi trên 70 thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng gấp 3-4 lần so với tỷ lệ
chung của người lớn; Đối với những người có bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc
bệnh đái tháo đường thì khả năng mắc bệnh của người đó cao gấp 4-6 lần so
với người trong dòng họ không mắc bệnh đái tháo đường, nếu một dòng họ
mà cả 2 bên nội, ngoại, bố, mẹ, con cái đều có người mắc bệnh đái tháo
đường thì khả năng mắc bệnh đái tháo đường của những người trong gia đình
này là 40%. Những nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo
đường ở thành thị cao hơn ở nông thôn là 1,68 lần [4], nguyên nhân là do ăn
uống không hợp lý, số năng lượng ăn vào nhiều hơn so với số năng lượng cần
thiết của cơ thể dẫn đến dư thừa năng lượng, kết hợp với lối sống tĩnh tại ít
hoạt động nên thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển dẫn đến béo phì, điều đó sẽ
làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Trong thời kỳ mang thai một số
9

nội tiết tố tăng bài tiết, các chất này có tác dụng đề kháng với insulin nên dễ
gây tăng đường huyết. Nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ có tiền sử sinh
con nặng trên 4kg là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cho cả mẹ và
con. Những trẻ cân nặng lúc sinh trên 4kg thường mắc bệnh béo phì lúc nhỏ,
giảm dung nạp glucose và đái tháo đường khi trưởng thành. Đối với những
người đã có tiền sử rối loạn glucose lúc đói hoặc giảm dung nạp glucose thì
có khả năng tiến triển thành bệnh đái tháo đường rất cao, những người này
cần được phát hiện sớm và phải được can thiệp sớm bằng chế độ dinh dưỡng
và luyện tập để phòng nguy cơ tiến triển của bệnh[5],[6],[14].

1.1.6.Liên quan giữa tăng huyết áp và đái tháo đường

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở người tăng huyết áp cao hơn nhiều so với
người bình thường cùng lứa tuổi. một số nghiên cứu cho thấy có 9,6% số
người bệnh tăng huyết áp bị mắc bệnh đái tháo đường, trong khi đó ở người
bình thường thì tỷ lệ này chỉ có 3,4%[2].

Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC năm 2007

HA tâm thu HA tâm trương


Phân loại
(mmHg) (mmHg)
Lý tưởng < 120 và < 80
Bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
Tăng huyết áp độ 1 140-159 và/hoặc 90-99
Tăng huyết áp độ 2 160-179 và/hoặc 100-109
Tăng huyết áp độ 3 > 180 và/hoặc > 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc > 140 và < 90
1.1.7.Liên quan giữa béo phì và đái tháo đường

Những người béo phì lượng mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỷ lệ
eo/hông lớn hơn bình thường. Béo bụng có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng
kháng insulin và sự thiếu hụt insulin
10

Từ năm 1985 béo phì đã được tổ chưc Y tế Thế giới ghi nhận là một
trong những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường, Béo phì dạng nam hay
còn gọi là béo bụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự gia tăng tỷ lệ đái
tháo đường týp 2[5]

Bảng 1.2. Phân loại thể trạng theo chỉ số BMI áp dụng cho người châu
Á (WHO 2000)

Thể trạng BMI


Gầy <18,5
Bình thường 18,5 - 22,9
Béo: ≥ 23
Thừa cân 23 - 24,9
Béo độ 1 25 - 29,9
Béo độ 2 ≥ 30
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Nhiều điều tra của các tổ chức Y tế trên thế giới cho thấy tốc độ phát
triển của bệnh đái tháo đường rất nhanh, năm 1985 có 30 triệu người mắc
bệnh, năm 1995 số người mắc bệnh là 135 triệu, đến nay đã khoảng 180 triệu
người và dự kiến đến năm 2025 là 300 triệu người [2], [6]. Ngoài các yếu tố
khách quan như di truyền, sắc tộc, môi trường địa lý, ...thì lối sống thiếu lành
mạnh, ăn uống không điều độ, sử dụng thực phẩm ăn nhanh, áp lực công việc
gây tình trạng căng thẳng (stress) kéo dài đều là những yếu tố nguy cơ mắc
bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)nhận định thế kỷ 21 là thế kỷ của bệnh


nội tiết và chuyển hóa, trong đó bệnh đái tháo đường thực sự là một đại dịch
và là một "thách thức lớn" đối với nhân loại, chủ yếu là đái tháo đường týp 2
chiếm từ 85% đến 95% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
11

1.2.1. Các nghiên cứu tại việt Nam

Nước ta được xếp vào hàng những nước có tốc độ bệnh đái tháo đường
phát triển nhanh. Theo nghiên cứu điều tra quốc gia năm 2002-2003 tỷ lệ mắc
đái tháo đường toàn quốc là 2,7%. Một số nghiên cứu tại các tỉnh cho thấy tỷ
lệ mắc bệnh khác nhau, nghiên cứu của Vũ Thị Mùi và Nguyễn Quang Chùy
tại Yên Bái là 2,68%, nghiên cứu của Tạ Văn Bình và Hoàng Kim Ước tại
Cao Bằng là 6,8%, nghiên cứu của Vũ Hữu Chiến và cộng sự tại Thái Bình là
8,4%,nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và Huỳnh Văn Đôm tại thành phố Quy
Nhơn là 8,6%.

Bệnh đái tháo đường týp 2 đã và đang là một vấn nạn của xã hội bởi
những hệ lụy của nó. Bệnh rất nguy hiểm, đe dọa đến tình trạng sức khỏe, tính
mạng mọi người bởi gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng[6].

1.3. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

NGUYÊN NHÂN BỆNH ĐÁI BIẾN CHỨNG,


THÁO ĐƯỜNG TỬ VONG
- Yếu tố gen
- Yếu tố môi trường
- Rối loạn tự miễn
- Bệnh lý tuyến tụy
YẾU TỐ LIÊN QUAN
- Tuổi ≥ 45
YẾU TỐ CAN THIỆP - Thừa cân, béo phì
- Chưa đánh giá đúng hình - Bệnh tăng huyết áp
hình bệnh - Người cùng huyết thống mắc bệnh
- Thiếu biện pháp can thiệp, - Tiền đái tháo đường
dự phòng cấp 1
- Bệnh tim mạch
- Thiếu kiến thức phòng bệnh
-Sinh con nặng ký
cá nhân
- Rối loạn mỡ máu

Hình 1.1. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu


12

1.4. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Thị trấn Sa Thầy nằm về phía tây nam tỉnh Kon Tum, cách trung tâm
tỉnh khoảng 30 km, có diện tích 140218 ha,dân số 10723người, số người
trong độ tuổi 45 đến 69 tuổi 1322 người,gồm 2 dân tộc chính là dân tộcKinh
chiếm khoảng 70% dân số và dân tộc Ja rai, ngoài ra còn có một số dân tộc ít
người khácHLăng, Rơ Mâm, Ba Na (Rơ Ngao). Toàn Thị trấn gồm8 thôn,
làng (từ thôn 1 đến thôn 5, làng Kà Đừ, làng Kà Leng và làng Chốt), trong đó
có 3 làng Kà Đừ, làng Kà Leng và làng Chốt người dân tộc thiểu số sinh
sốnglà chủ yếu. Nguồnkinh tế chính dựa vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời
phát triển một số loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, bời lời.Buôn bán
chủ yếu tập trung tại thôn 1 và thôn 2.Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học
nào về bệnh đái tháo đường trên địa bàn.
13

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 45-69 tuổi
(1947- 1971), đang sinh sống tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon
Tum.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:Những người từ chối tham gia, phụ nữ có thai,
những người đang điều trị các thuốc có thể gây tăng đường máu
(corticosteroid, hormon tuyến giáp, các thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai chứa
steroid,thuốc thư giãn cơ diazoxid, thuốc chống mỡ máu niacin …) [1].

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Mô tả cắt ngang có phân tích sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng[18].

2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu này tiến hành trên tất cả 8/8 thôn, làng (thôn1, thôn 2 thôn
3, thôn 4, thôn 5, làng Kà Đừ, làng Kà Leng, làng Chốt) thuộc thị trấn Sa
Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

2.3.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 5 năm 2016 đến hết tháng 12năm 2016, trong đó thời gian thu
thập mẫutừ ngày 12 đến 25 tháng 11 năm 2016.

2.4. CỠ MẪU

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngangước lượng một tỷ lệ tại cộng đồng
nên chúng tôi chọn cỡ mẫu theo công thức sau[18]:
14

Trong đó:

n: Cỡ mẫu tối thiểu.


Z(1-α/2): Hệ số tin cậy, với khoảng tin cậy 95%, kiểm định 2 phía, Z(1-α/2)
= 1,96.

P: Ước tính tỷ lệ mắc tại cộng đồng, chọn p = 0,15 (số liệu điều tra năm
2002-2003 toàn quốc 11,9%[2], nghiên cứu năm 2014 tại huyện Đăk Glei
13,8%).

d: Sai số tuyệt đối giữa mẫu và quần thể, chọn d = 0,05.

Sử dụng phần mềm Sample Size 2.0 của WHO (mục 1.1) tính được cỡ
mẫu nghiên cứu là 196. Vì đây là mẫu cụm (mỗi thôn, làng là một cụm) nên
ta cần nhân với hệ số thiết kế (de: design effect) bằng 2 nên cỡ mẫu cần
nghiên cứu là: 196 x 2 = 392, chúng tôi lấy tròn số 400 người. Mỗi thôn, làng
cần điều tra 400/8 = 50 người (phụ lục 5). Trên thực tế chúng tôi đã điều tra
được 400 người, trong đó mỗi cụm là 50 người.

2.5. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu này là chọn mẫu cụm theo 2
giai đoạn:

2.5.1. Chọn cụm

Chọn toàn bộ 8/8 thôn, làng của thị trấn Sa Thầy, vì vậy mỗi thôn, làng
sẽ là một cụm. Mỗi cụm sẽ có tối thiểu 50 người (= 400 người /8 cụm) được
nghiên cứu (phụ lục 5).

2.5.2. Chọn đơn vị mẫu

Đơn vị mẫu nghiên cứu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn[18].
15

Khung mẫu là danh sách tất cả những người từ 45- 69 tuổitheo từng
cụm nghiên cứu được lấy từ sổ nhân khẩu thôn, làng (phụ lục 1). Trong từng
khung mẫu đánh số thứ tự từ 1 đến hết danh sách, dựa vào số lượng người
trong từng danh sách để sử dụng phần mềm R 3.2.2 chọn ngẫu nhiên mỗi cụm
50 người để nghiên cứu (phụ lục 5), số ngẫu nhiên được chọn từ phần mềm R
được đánh dấu vào số thứ tự trong danh sách để chọn đơn vị mẫu nghiên
cứu.dự kiến sẽ mời người cùng độ tuổi trong gia đình để bù vào những người
có gửi giấy mời nhưng vì lý do nào đó không đến điểm khám, nhưng thực tế
số người đến khám đầy đủ.

2.6. BIẾN SỐ, CHỈ SỐ


Phân
Biến số/chỉ Khái niệm, quy ước biến = Mã Phương pháp và
loại
số hóa giá trị của biến [12] công cụ thu thập
biến
Chỉ số khối cơ thể, Body mass
index, được tính bằng[(cân nặng
Liên Thống kê từ phiếu
Chỉ số BMI lần 1 + cân nặng lần 2)/2]/[(chiều
tục khám sàng lọc
cao lần 1 + chiều cao lần 2)/2]2,
chiều cao tính bằng mét
Chỉ số vòng Được tính bằng (vòng bụng lần 1 Liên Thống kê từ phiếu
bung + vòng bụng lần 2)/2 tục khám sàng lọc
Chỉ số Được tính bằng (huyết áp tâm
Liên Thống kê từ phiếu
huyết áp thu lần 1 + huyết áp tâm thu lần
tục khám sàng lọc
tâm thu 2)/2
Chỉ số Được tính bằng (huyết áp tâm
Liên Thống kê từ phiếu
huyết áp trương lần 1 + huyết áp tâm
tục khám sàng lọc
tâm trương trương lần 2)/2
Dựa vào chỉ số xét nghiệm
Kết quả xét đường máu và tiêu chuẩn chẩn
Danh Thống kê từ phiếu
nghiệm đoán tại mục 1.1.3 phân chia
mục khám sàng lọc
đường máu thành: Bình thường, tiền đái tháo
đường và đái tháo đường
Giới tính đối tượng Danh
Giới = B7 Quan sát
Nam = 1 mục
16

Phân
Biến số/chỉ Khái niệm, quy ước biến = Mã Phương pháp và
loại
số hóa giá trị của biến [12] công cụ thu thập
biến
Nữ = 2

Tuổi được tính theo năm dương


lịch, những người ở độ tuổi từ
Năm sinh Rời
45-69 (năm sinh từ 1947 đến Phỏng vấn
=B8 rạc
1971)mới được chọn vào nghiên
cứu
Dân tộc
Dân tộc = Danh
Kinh =1 Phỏng vấn
B9 mục
Khác (các dân tộc thiểu số) = 2
Công việc làm thường xuyên,
chia theo 4 mức độ:
Tính chất Hoàn toàn tĩnh tại =1 Thứ
công việc = Nhẹ = 2 hạng Phỏng vấn
B10 Trung bình = 3
Nặng = 4
Trình độ học vấn hiện tại, chia
thành 6 mức độ
Trình độ Không biết đọc, viết = 1
Biết đọc, biết viết = 2 Thứ
học vấn = Phỏng vấn
Tốt nghiệp tiểu học = 3 hạng
B11
Tốt nghiệp trung học cơ sở = 4
Tốt nghiệp THPT = 5
Tốt nghiệp THCNtrở lên = 6
Thời gian tính từ bữa ăn sau
Ăn bữa cuối cùng đến thời điểm làm xét Liên
nghiệm (không ăn, uống bất kỳ Phỏng vấn
cùng = B12 tục
loại thức ăn nước uống nào,
ngoại trừ nước lọc)
Đã được Đối tượng trước đây đã được
chẩn đoán chẩn đoán tăng huyết áp Nhị Phỏng vấn, quan
tăng huyết Có = 1 phân sát hồ sơ cá nhân
áp = C13 Không = 2
17

Phân
Biến số/chỉ Khái niệm, quy ước biến = Mã Phương pháp và
loại
số hóa giá trị của biến [12] công cụ thu thập
biến
Năm được
Là năm đối tượng được chẩn
chẩn đoán Rời Phỏng vấn, quan
đoán tăng huyết áp, ghi theo 4
tăng huyết rạc sát hồ sơ cá nhân
chữ số năm dương lịch
áp = C14
Có hay không điều trị tăng huyết
áp
Đã điều trị Không = 1 Danh Phỏng vấn, quan
tăng huyết Có bằng ăn uống và luyện tập =2 mục sát hồ sơ cá nhân
áp = C15 Có bằng đông y, thuốcnam = 3
- Có bằng thuốc tây y = 4
Khác (ghi rõ …………) = 5
Gia đình có Những người có quan hệ huyết
người bị thống với đối tượng
mắc bệnh Không = 1
Danh Phỏng vấn, quan
đái tháo Bố,mẹ đẻ = 2
mục sát hồ sơ cá nhân
đường Anh, chị ,em ruột = 3
Ông,bà nội = 4
= C16
Con = 5
Tiền sử về Các bệnh tim mạch trong quá
bệnh tim khứ đến ngày điều tra
mạch/bệnh Không =1
mạch Đột quỵ/ TBMMN = 2 Danh Phỏng vấn, quan
vành/bệnh Đau thắt ngực = 3 mục sát hồ sơ cá nhân
mạch máu Suy tim = 4
ngoại vi Loét bàn chân = 5
= C17 Cắt cụt chi = 6
Đã được Được chẩn đoán rối loạn mỡ
chẩn đoán máu trong quá khứ đến ngày
Nhị Phỏng vấn, quan
bị rối loạn điều tra
phân sát hồ sơ cá nhân
mỡ máu = Có = 1
C18 Không = 2
Năm được
Là năm đối tượng được chẩn
chẩn đoán Rời Phỏng vấn, quan
đoán rối loạn mỡ máu, ghi theo 4 rạc
rối loạn mỡ sát hồ sơ cá nhân
chữ số năm dương lịch
máu = C19
18

Phân
Biến số/chỉ Khái niệm, quy ước biến = Mã Phương pháp và
loại
số hóa giá trị của biến [12] công cụ thu thập
biến
Lúc nặng Trọng lượng cơ thể lúc nặng
cân nhất nhất, làm tròn đến 1 số thập phân Liên
Phỏng vấn
(kg) tục
= C20
Đã mang Tính cả số lần mang thai đã sinh
thai = D21 con và hiện đang mang thai Nhị Phỏng vấn, quan
Có = 1 phân sát
Không = 2
Cân nặng Số gram của người con sinh ra
nhất của (nếu 1 con) hoặc người con sinh Liên Phỏng vấn, quan
con lúc sinh ra nặng nhất (nếu từ 2 con trở tục sát hồ sơ cá nhân
= D22 lên)
Cân nhẹ Số gram của người con sinh ra
nhất của (nếu 1 con) hoặc người con sinh Liên Phỏng vấn, quan
con lúc sinh ra nhẹ nhất (nếu từ 2 con trở lên) tục sát hồ sơ cá nhân
= D23
Được chẩn Mắc đái tháo đường trong thời
đoán bị đái gian mang thai
Danh Phỏng vấn, quan
tháo đường Có = 1 mục sát hồ sơ cá nhân
khi mang Không = 2
thai = D24 Không biết = 3
Chiều cao Chiều cao đối tượng, tính bằng Thực hiện đo 2
Liên
= E25 centimet, làm tròn 1 số thập phân lần bằng thước đo
tục
chiều cao y tế
Cân nặng Trọng lượng đối tượng, tính Liên
Thực hiện cân 2
= E26 bằng kilogam, làm tròn 1 số thập tục lần bằng cân y tế
phân
Vòng eo Đo vòng eo đối tượng, tính bằng Thực hiện đo 2
= E 27 centimet, làm tròn 1 số thập phân Liên lần bằng thước
tục
dây
Vòng hông Đo vòng hông đối tượng, tính Thực hiện đo 2
Liên
= E28 bằng centimet, làm tròn 1 số thập lần bằng thước
tục
phân dây
19

Phân
Biến số/chỉ Khái niệm, quy ước biến = Mã Phương pháp và
loại
số hóa giá trị của biến [12] công cụ thu thập
biến
Huyết áp Huyết áp tối đa động mạch cánh Thực hiện đo 2
tâm thu tay tính bằng mmHg, làm tròn 1 Liên lần bằng huyết áp
tục
= E29 số thập phân (đến 5 hoặc 10) thủy ngân
Huyết áp Huyết áp tối thiểu động mạch
Thực hiện đo 2
tâm trương cánh tay tính bằng mmHg, làm Liên
lần bằng huyết áp
= E30 tròn 1 số thập phân (đến 5 hoặc tục
thủy ngân
10)
Đường máu Là chỉ số kết quả xét nghiệm Xét nghiệm máu
lúc đói glucosse máu lúc đói(lần 1) hiển mao mạch đầu
Liên
= F31 thị trên máy xét nghiệm, tính ngón tay bằng
tục
bằng milimol/lít, làm tròn 1 chữ máy OneTouch
số thập phân Verio
Đường máu Là chỉ số kết quả xét nghiệm Xét nghiệm máu
sau 2h làm glucosse máu sau khi làm mao mạch đầu
nghiệm nghiệm pháp 2 giờ(lần 2) hiển ngón tay bằng
Liên
pháp = F32 thị trên máy xét nghiệm, tính máy OneTouch
tục
bằng milimol/lít, làm tròn 1 chữ Veriosau khi làm
số thập phân nhiệm pháp tăng
đường máu
2.7. KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN

2.7.1. Kỹ thuật thu thập thông tin

2.7.1.1. Phỏng vấn

Sử dụng bộ câu hỏi trong mẫu phiếu khám được thiết kế sẵn để phỏng
vấn trực tiếp đối tượng thu thập thông tin các biến từ A1- D24. Yêu cầu đối
tượng cung cấp hồ sơ cá nhânnhư đơn thuốc, kết quả xét nghiệm, sổ khám
bệnh của các cơ sở y tế… để củng cố thêm thông tin.

2.7.1.2. Khám, xét nghiệm

* Đo cân nặng

Sử dụng cân sức khỏe Nhơn Hòa, sản xuất tại Việt Nam, ngày sản
20

xuất18/6/2015, tiêu chuẩn ISO 9001, mã số 40833, phạm vi trọng lượng cân
từ 20kg-120kg để đo cân nặng, làm tròn số thập phân đến 0,5kg.

Đặt cân trên nền cứng, phẳng, điều chỉnh kim cân đúng vị trí số 0. Yêu
cầu đối tượng cởi bỏ quần áo nặng, dày, dép, vật dụng mang theo, đứng nhẹ
nhàng lên cân, hai tay dọc theo thân mình, mắt nhìn về phí trước, không nhún.
Người cân nhìn thẳng góc với kim đồng hồ để dọc kết quả khi kim đồng hồ
đứng yên. Yêu cầu đối tượng bước xuống, xem lại kim dồng hồ trở về vị trí số
0, tiếp tục cân lại lần 2 như trên.

* Đo chiều cao

Sử dụng thước đo chiều cao SECA 216, hãng sản xuất Germany, phạm
vi đotừ 3,5- 220cm để đo chiều cao, làm tròn số thập phân đến 0,5cm.

Để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt phẳng
ngang.Đối tượng để đầu trần, đi chân đất, đứng quay lưng vào thước đo, gót
chân, mông, vai và đầu tạo thành một mặt phẳng áp sát vào thước đo, mắt
nhìn thẳng về phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo
hai bên mình. Dùng thanh ngang của thước đo áp sát đỉnh đầu thẳng góc với
thước đo. Đọc kết quả và ghi số đo tính bằng centimet (cm). Yêu cầu đối
tượng bước ra rồi đo lại lần 2.

* Đo vòng eo, vòng mông

Sử dụng thước dây Cefes 15-150, hãng sản xuất Germany, chiều dài
150cm, để đo vòng bụng và vòng mông, làm tròn số thập phân đến 0,5cm

Đo vòng eo: Đối tượng đứng thẳng 2 chân chụm, 2 tay buông lỏng dọc
theo 2 bên thân mình. Người đo đứng trước đối tượng dùng thước dây vòng
qua thắt lưng, mép trên mào chậu 2 bên, đặt thước vuông góc với thân ở vị trí
hẹp nhất giữa khoảng mào chậu và bờ dưới khung sườn. Đối tượng thở đều,
số đo được tính ở thì thở ra.
21

Đo vòng mông: Từ tư thế đo vòng eo, tịnh tiến thước dây xuống để đo
ngang qua lồi cầu xương đùihai bên, đảm bảo thước dây vuông góc với tư thế
đứng. Tiếp tục lặp lại đo vòng eo và vòng mông lần 2.

* Tính chỉ số BMI

Sử dụng công thức BMI=cân nặng/ bình phương chiều cao (tính bằng
mét) để tính chỉ số BMI, làm tròn số thập phân đến 0,5 đơn vị.

* Đo huyết áp

Sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân ALPK2, hãng sản xuất Japan, đo
huyết áp cánh tay, lấy chỉ số huyết áp tâm thu, tâm trương làm tròn bội số 5.

Đối tượng được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đo, ngồi trên ghế,
đặt ngửa tay trái trên bàn ngang mức tim, cánh tay để trần. Đặt huyết áp trên
bàn, cột thủy ngân thẳng đứng, kiểm tra huyết áp kế, đảm bảo cột thuỷ ngân ở
giá trị 0, không bị đứt đoạn, quấn băng hơi đã xả hết khí vào cánh tay trên nếp
khuỷu 2cm, thắt vừa băng không để lỏng quá hay chặt quá, không xắn tay áo
lên vì sẽ cản trở tuần hoàn máu, khóa van xả hơi lại, rồi bóp bóng thổi hơi vào
băng lên mức huyết áp tối đa bình thường của người được đo cộng thêm 30-
40mmHg, đặt ống nghe lên đường đi của động mạch cánh tay, rồi từ từ mở
van xả hơi, mắt nhìn vào cột thủy ngân. Huyết áp tối đa là giá trị đo được khi
nghe thấy tiếng đập đầu tiên,huyết áp tối thiểu là giá trị đo được khi nghe thấy
tiếng đập cuối cùng hoặc khi thay đổi âm sắc nhỏ dần. Sau khi đo xong mở
van xả hơi hết cỡ cho xả hết hơi ra ngoài, tháo băng hơi khỏi tay người được
đo để đo lại lần 2.

* Đo đường máu

Dùng máy OneTouch Verio, hãng sản xuất Jonhson & Jonhson, để đo
đường huyết mao mạch lúc đói và đo đường huyết mao mạch lần 2 sau khi
làm nghiệm pháp tăng đường máu bằng đường uống.
22

Kiểm tra que thử đường máu (hạn dùng, thời gian sử dụng kể từ khi mở
hộp que thử), kiểm tra máy thử (tình trạng máy, pin), thử chuẩn, lắp kim vào
bút chích máu, chỉnh độ sâu tùy thuộc vào độ dày của da người bệnh, lấy que
thử ra khỏi hộp,đưa que thử vào máy để máy tự khởi động, sát khuẩn đầu
ngón tay bằng cồn, để khô, thấm máu vào que thửvà để que tự hút máu trong
vòng 3 giây, nhấc máy ra để máy tự đọc kết quả. Lau sạch máu trên ngón tay
đối tượng, ghi kết quả vào phiếu điều tra.

Làm nghiệm pháp tăng đường máu khi được chỉ định: Yêu cầu đối
tượng uống hết 250 ml nước đã pha 75g glucosse loại anhydrous (đảm bảo tan
đều), ghi thời gian vào phiếu hẹn đưa cho đối tượng và yêu cầu đối tượng đến
xét nghiệm lại đúng giờ hẹn (2 giờ sau khi làm nghiệm pháp). Xét nghiệm lại
đường máu mao mạch lần 2 với kỹ thuật như trên và ghi kết quả vào phiếu
điều tra.

2.7.2. Công cụ thu thập thông tin (phụ lục 3)

2.8. QUY TRÌNH THU THẬP SỐ LIỆU VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ

2.8.1. Địa điểm và thời gian thực hiện

Do địa bàn rộng, nhân lực không đảm bảo thực hiện đồng loạt đồng
thời tránh để đối tượng phải đi xa, nên quá trình điều tra thực hiện theo hình
thức cuốn chiếu từ thôn này sang thôn khác, địa điểm thực hiện tại hội trường
các thôn, làng (bảng 2.1).

Chuyên trách dự án phòng chống đái tháo đường huyện Sa Thầy và


Trưởng Trạm Y tế được giao nhiệm vụ liên hệ và phối hợp với chính quyền
các thôn, làng để chuẩn bị địa điểm khám, đảm bảo bàn, ghế khám, chỗ nghồi
chờ. Chủ nhiệm đề tài có nhiệm vụ đi tiền trạm kiểm tra địa điểm khám và
việc phát giấy mời cho đối tượng trước khi tiến hành.
23

Chịu trách
Thôn, Thời gian Chịu trách nhiệm
Địa điểm nhiệm kiểm
làng thực hiện chuẩn bị
tra
Chuyên trách huyện, Chủ nhiệm
Thôn 1 Hội trường thôn 1 18/11/2016
Trưởng TYT đề tài
Hội trường thôn 2 Chuyên trách huyện, Chủ nhiệm
Thôn 2 19/11/2016
Trưởng TYT đề tài
Hội trường thôn 3 Chuyên trách huyện, Chủ nhiệm
Thôn 3 20/11/2016
Trưởng TYT đề tài
Hội trường thôn 4 Chuyên trách huyện, Chủ nhiệm
Thôn 4 21/11/2016
Trưởng TYT đề tài
Hội trường thôn 5 Chuyên trách huyện, Chủ nhiệm
Thôn 5 22/11/2016
Trưởng TYT đề tài
Kà Chuyên trách huyện, Chủ nhiệm
Hội trường làng Kà leng 23/11/2016
Leng Trưởng TYT đề tài
Chuyên trách huyện, Chủ nhiệm
Kà Đừ Hội trường làng Kà Đừ 24/11/2016
Trưởng TYT đề tài
Chuyên trách huyện, Chủ nhiệm
Chốt Hội trường làng Chốt 25/11/2016
Trưởng TYT đề tài
Bảng 2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện

2.8.2. Ghi và phát giấy mời

Sau khi chọn đơn vị mẫu như đã nêu tại mục 2.5.2 chủ nhiệm đề tài ghi
giấy mời, ký, đóng dấu chuyển cho cộng tác viên từng thôn, làng để đến
nhàmời từng đối tượng, đảm bảo đối tượng nhận được giấy mời trước ngày
khám ít nhất 3 ngày. Đồng thời dặn dò đối tượng những yêu cầu ghi trong
giấy mời, đến khám đúng giờ và đúng địa điểm đã định. Tất cả các cộng tác
viên đã nắm rõ thời gian, địa điểm đợt điều tra đểtư vấn cho các đối tượng cần
thay đổi ngày khám.

2.8.3. Đối tượng

Đối tượng được phát giấy mời (phụ lục 2), mời đến khám theo đúng
người đã được chọn làm mẫu tại mục 2.5.1, giấy mời ghi rõ mục đích, thời
gian, địa điểm khám bệnh, yêu cầu đối tượng không được ăn uống bất cứ gì
trước khi đến khám ngoài nước lọc hoặc nước sôi để nguội.

Giải thích cho đối tượng về nội dụng khám, xét nghiệmtrước khi tiến
24

hành, chỉ tiến hành khi đảm bảo đối tượng đã được nhịn đói ít nhất 8 giờ, đến
thời điểm hiện tại chưa ăn uống gì, không vi phạm các tiêu chuẩn loại trừ đã
nêu tại mục 2.1.2 và được sự đồng ý hợp tác của đối tượng.

2.8.4. Điều tra viên và giám sát viên

Những nhân viên y tế chọn làm điều tra viên để thu thập thông tin là
những người đã được tập huấn về kỹ năng khám và thu thập thông tin, đồng
thời là những người có kinh nghiệm trong công tác khám sàng lọc bệnh đái
tháo đường tại tuyến tỉnh, huyện, xã. Chủ nhiệm đề tài có nhiệm vụ lập danh
sách điều tra viên, phân công nhiệm vụ cụ thể. Thông báo trước cho điều tra
viên và cơ quan chủ quản danh sách điều tra viên, thời gian thực hiện. Kiểm
tra, hướng dẫn kỹ năng thực hành trước khi thực hiện nhiệm vụvà thường
xuyên theo dõi, giám sát trong quá trìnhthực hiện. Điều tra viên thực hiện
nhiệm vụ của mình theo vị trí (bàn) đã được phân công và tự ghi kết quả vào
phiếu khám sàng lọc, hướng dẫn cho đối tượng đến vị trí tiếp theo.Chủ nhiệm
đề tài có nhiệm vụ ghi mã số phiếu từ 01 đến hết số lượng phiếu thu được cho
mỗi cụm.
Nhiệm Chuyên
Bàn Người chịu trách nhiệm Ghi chú
vụ môn
Bàn tiếp Cộng tác viên Đã được tập huấn,
số 1 đón tham gia Dự án > 3
năm
Bàn Phỏng Bác sĩ Nhân viên Trạm Y tế thị trấn Sa Thầy, Đã được tập huấn,
số 2 vấn làm công tác khám chữa bệnh, chuyên tham gia Dự án > 3
trách dự án phòng chống bệnh đái tháo năm
đường tuyến xã
Bàn Đo Y sĩ Nhân viên Trạm Y tế thị trấn Sa Thầy, Đã được tập huấn,
số 3 chiều làm công tác khám chữa bệnh công tác > 3 năm
cao
Bàn Đo cân Y sĩ Nhân viên Trạm Y tế thị trấn Sa Thầy, Đã được tập huấn,
số 4 nặng làm công tác khám chữa bệnh công tác > 3 năm
Bàn Đo Y sĩ Nhân viên đội Y tế dự phòng huyện Sa Đã được tập huấn,
số 5 vòng eo Thầy- Chuyên trách dự án phòng tham gia Dự án > 3
và vòng chống bệnh đái tháo đường huyện Sa năm
mông Thầy
Bàn Đo Y sĩ Nhân viên Trạm Y tế thị trấn Sa Thầy, Đã được tập huấn,
25

số 6 huyết làm công tác khám chữa bệnh công tác > 3 năm
áp
Bàn Xét Bác sĩ Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng Đã được tập huấn,
số 7 nghiệm tỉnh, Trưởng phòng Khám tư vấn & tham gia Dự án > 3
đường điều trị dự phòng, chuyên trách dự án năm
máu phòng chống bệnh đái tháo đường tỉnh
Bàn Kết Bác sĩ Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng Đã được tập huấn,
số 8 luận, tư tỉnh, Trưởng phòng Khám tư vấn & tham gia Dự án > 3
vấn sau điều trị dự phòng, chuyên trách dự án năm
xét phòng chống bệnh đái tháo đường tỉnh
nghiệm
Giám sát Bác sĩ Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng Đã được tập huấn,
chung, tổng tỉnh, Trưởng phòng Khám tư vấn & tham gia Dự án > 3
hợp phiếu điều trị dự phòng, chuyên trách dự án năm
khám phòng chống bệnh đái tháo đường tỉnh
Bảng 2.2. Phân công nhiệm vụ điều tra viên và giám sát viên

2.9. QUẢN LÝ, XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU, KHỐNG CHẾ SAI SỐ

- Toàn bộ các thông tin được mã hóa, làm sạch trước khi nhập bằng
chương trình Epidata 3.1, sau đó sử dụng phần mềm Stata 10.0 để phân tích.

- Áp dụng các phân tích mô tả: Tính tần số (N), tỷ lệ phần trăm (%). Để
so sánh, tìm sự khác biệt cho biến định tính của trên 1 nhóm, áp dụng test khi
bình phương (χ2) khi tần số mong đợi của các ô đều lớn hơn hoặc bằng 5
hoặc fisher’s exact test khi tần số mong đợi của một ô nào đó nhỏ hơn 5,áp
dụng ztest để so sánh 2 tỉ lệ.Mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 được áp dụng.

- Xây dựng mô hình hồi quy logistic đa biến để phân tích mối liên quan
giữa bệnh đái tháo đường với một số yếu tố liên quan, bao gồm: Giới, tuổi,
dân tộc, tính chất công việc, trình độ học vấn, gia đình có người mắc bệnh đái
tháo đường, tiền sử về tim mạch/bệnh mạch máu ngoại vi, tiền sử đã được
chẩn đoán rối loạn mỡ máu.

2.10. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu này đã được sự đồng ý của Sở Y tế tỉnh Kon Tum và


UBND thị trấn Sa Thầy.
26

- Đối tượng nghiên cứu là những người tự nguyện ký vào phiếu điều tra
đồng ý tham gia nghiên cứu và được tư vấn trước và sau khi điều tra. Việc lấy
1 giọt máu ở đầu ngón tay không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và không làm
lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu vì mỗi người đều được sử dụng
một dụng cụ tiệt trùng riêng và được sát trùng tại vị trí lấy máu. Thông tin
điều tra được mã hóa đảm bảo tính bí mật riêng tư cho đối tượng.

- Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên theo đúng
phương pháp chọn mẫu khoa học nên đảm bảo tính trung thực.

- Số liệu sau khi được thu thập được mã hóa, xử lý bằng các phần mềm
nghiên cứu khoa học chuyên dụng nên đảm bảo độ tin cậy, chính xác vàtrung
thực.

- Đề tài này chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và giảng dạy.
27

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo địa bàn (cụm) và giới tính
Bảng 3.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo địa bàn và giới tính
Số lượng Nam Nữ Cộng
Tổng Tổng Tổng
Cụm % % %
số số số
Thôn 1 16 32,0 34 68,0 50 100
Thôn 2 13 26,0 37 74,0 50 100
Thôn 3 14 28,0 36 72,0 50 100
Thôn 4 19 38,0 31 62,0 50 100
Thôn 5 17 34,0 33 66,0 50 100
Làng Kà Đừ 16 32,0 34 68,0 50 100
Làng Kà Leng 15 30,0 35 70,0 50 100
Làng Chốt 24 48,0 26 52,0 50 100
Tổng cộng 134 33,5 266 66,5 400 100

Số cụm được nghiên cứu là 8, số mẫu nghiên cứu mỗi cụm là 50, tổng số
mẫu nghiên cứu là 400, đạt 100%, không có trường hợp bỏ mẫu. Nam 134 chiếm
33,5%; nữ 266 chiếm 66,5%.
3.1.2. Phân bố mẫu nghiên cứu theo dân tộc
Bảng 3.2. Phân bố mẫu nghiên cứu theo dân tộc
Dân tộc Số lượng (N) Tỷ lệ %
Kinh 251 62,7
Khác 149 37,3
Tổng cộng 400 100

Số lượng dân tộc kinh 251 chiếm 62,75%; dân tộc khác 149
chiếm37,25%
28

3.1.3. Phân bố mẫu nghiên cứu theo độ tuổi


Bảng 3.3. Phân bố mẫu nghiên cứu theo độ tuổi
Nhóm tuổi Số lượng (N) Tỷ lệ %
45-49 tuổi 84 21,0
50-54 tuổi 86 21,5
55-59 tuổi 95 23,7
60-64 tuổi 47 11,8
65-69 tuổi 88 22,0
Tổng cộng 400 100

Nhóm 45-49 tuổi 84 người (21,0%); nhóm 50-54 tuổi 86 người


(21,5%); nhóm 55-59 tuổi 95 người (23,7%); nhóm 60-64 tuổi 47 người
(11,8%); nhóm 65-69 tuổi 88 người (22,0%).

3.1.4. Phân bố mẫu nghiên cứu theo tính chất công việc
Bảng 3.4. Phân bố mẫu nghiên cứu theo tính chất công việc
Tính chất công việc Tần số quan sát Tỷ lệ %
Hoàn toàn tĩnh tại 10 2,50
Nhẹ 90 22,50
Trung bình 225 56,25
Nặng 75 18,75
Tổng cộng 400 100

Hoàn toàn tĩnh tại 10 người (2,50%), công việc nhẹ 90 người (22,50%),
công việc trung bình 225 người (56,25%), công việc nặng 75 người (18,75%).
3.1.5. Phân bố mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn
Bảng 3.5. Phân bố mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Tần số quan sát Tỷ lệ %
Không biết đọc, không biết viết 18 4,50
29

Biết đọc, không biết viết 64 16,00


Tốt nghiệp tiểu học 107 26,75
Tốt nghiệp trung học cơ sở 91 22,75
Tốt nghiệp Trung học phổ thông 29 7,25
Tốt nghiệp CĐ, ĐH hoặc cao hơn 91 22,75
Tổng cộng 400 100

Số người không biết đọc, không biết viết 18 (4,50%), biết đọc, biết viết
64 (16,00%), tốt nghiệp tiểu học 107 (26,75%), tốt nghiệp trung học cơ sở
91(22,75%), tốt nghiệp phổ thông trung học 29 (7,25%), tốt nghiệp trung học
chuyên nghiệp, CĐ, ĐH hoặc cao hơn 91 (22,75%).

3.1.6. Kết quả xét nghiệm đường máu


Bảng 3.6. Bảng Kết quả xét nghiệm đường máu
Kết quả xét nghiệm
Tần số quan sát Tỷ lệ %
đường máu
Bình thường 333 83,2
Đái tháo đường 14 3,5
Tiền đái tháo đường 53 13,3
Tổng cộng 400 100

Số người có ngưỡng đường máu bình thường 333 (83,2%), tiền đái tháo
đường 53 (13,3%), đái tháo đường 14 (3,5%).

3.1.6.1. So sánh với tỷ lệ đái tháo đườngtoàn quốc năm 2002-2003[2]

Bảng 3.7.So sánh với tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc năm 2002-2003

Tỷ lệ toàn Tỷ lệ trong Tăng (+), p của


Nội dung
quốc (%) nghiên cứu (%) giảm (-) ztest
Đái tháo đường 2,7 3,5 + 0,8 0,027

Tiền đái tháo đường 9,2 13,3 + 4,1 0,092


30

Tỷ lệ mắc đái tháo đường trong nghiên cứu là 3,5% cao hơn tỷ lệ mắc
đái tháo đường điều tra toàn quốc 0,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
của ztest < 0,05). Tỷ lệ tiền đái tháo đường trong nghiên cứu là 13,3% cao
hơn tỷ lệ tiền đái tháo đường điều tra toàn quốc 4,1%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p của ztest < 0,05).

3.1.6.2. So sánh với tỷ lệ đái tháo đường vùng núi caoqua điều tra toàn quốc
năm 2002-2003[2]

Bảng 3.8.So sánh với tỷ lệ đái tháo đường vùng núi cao năm 2002-2003

Tỷ lệ toàn Tỷ lệ trong Tăng (+), p của


Nội dung
quốc (%) nghiên cứu (%) giảm (-) ztest
Đái tháo đường 2,1 3,5 + 1,4 0,021

Tiền đái tháo đường 9,3 13,3 + 4.0 0,093

Tỷ lệ mắc đái tháo đường trong nghiên cứu là 3,5% cao hơn tỷ lệ mắc
đái tháo đường vùng núi cao(1,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p của
ztest < 0,05). Tỷ lệ tiền đái tháo đường trong nghiên cứu là 13,3% cao hơn tỷ
lệ tiền đái tháo đường vùng núi điều tra toàn quốc (4%), sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p của ztest < 0,05).

3.2. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

3.2.1. Giới tính và bệnh đái tháo đường

Bảng 3.9. Liên quan giữa giới tính và bệnh đái tháo đường

Kết quả xét Giới


Cộng
nghiệm đường Nam Nữ p (χ2)
máu N % N % N %

Bình thường 107 79,9 226 85,0 333 83,2


0,299
Đái tháo đường 7 5,2 7 2,6 14 3,5
31

Tiền đái tháo đường 20 14,9 33 12,4 53 13,3


Cộng 134 100 226 100 400 100

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nam cao hơn tỷ lệ mắc bệnh đái tháo
đường ở nữ, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p của χ2 test >0,05).

3.2.2. Dân tộc và bệnh đái tháo đường

Bảng 3.10. Liên quan giữa dân tộc và bệnh đái tháo đường
Dân tộc p của
Kết quả xét nghiệm Cộng
Kinh Khác fisher's
đường máu N % N % N % exact test
Bình thường 200 79,7 133 89,3 333 83,2
Đái tháo đường 13 5,2 1 0,7 14 3,5
0,012
Tiền đái tháo đường 38 15,1 15 10,1 53 13,3
Cộng 251 100 149 100 400 100

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở dân tộc kinh cao hơn dân tộc khác và
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p của fisher's exact test <0,05).
3.2.3. Tuổi và bệnh đái tháo đường

Bảng 3.11. Liên quan giữa các nhóm tuổi và bệnh đái tháo đường

Kết quả xét nghiệm Nhóm tuổi (%) p của


Cộng fisher's
đường máu 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69
exact test
72 76 74 41 70 333
Bình thường
85,7 88,4 77,9 87,2 79,5 83,2
3 3 4 0 4 14
Đái tháo đường
3,6 3,5 4,2 0,0 4,5 3,5
0,525
9 7 17 6 14 53
Tiền đái tháo đường
10,7 8,1 17,9 12,8 15,9 13,3
Cộng 84 86 95 47 88 400
100 100 100 100 100 100
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao nhất ở nhóm 55-59 tuổi, sự khác
32

biệt không có ý nghĩa thống kê (p của fisher's exact test >0,05).


3.2.4. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và bệnh đái tháo đường

Bảng 3.12. Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và bệnh đái tháo đường

Kết quả xét BMI


Cộng
nghiệm đường <23 >23 p (χ2)
máu N % N % N %

Bình thường 224 85,5 109 79,0 333 83,2


Đái tháo đường 8 3,1 6 4,3 14 3,5
0,253
Tiền đái tháo đường 30 11,5 23 16,7 53 13,3
Cộng 262 100 138 100 400 100

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người có BMI>=23 cao hơn tỷ lệ mắc
bệnh đái tháo đường ở người có BMI23, sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p của χ2 test >0,05).

3.2.5. Bệnh tăng huyết áp (THA) và bệnh đái tháo đường

Bảng 3.13. Liên quan giữa tăng huyết áp (THA) và bệnh đái tháo đường
Kết quả xét Tăng huyết áp
Cộng
nghiệm đường Có Không p (χ2)
máu N % N % N %
Bình thường 89 63,6 244 93,8 333 83,2
Đái tháo đường 9 6,4 5 1,9 14 3,5
0,001
Tiền đái tháo đường 42 30,0 11 4,2 53 13.3
Cộng 140 100 260 100 400 100

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người tăng huyết áp cao hơn tỷ lệ mắc
bệnh đái tháo đường ở người không tăng huyết áp, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p của χ2 test <0,05).
3.2.6. Kích thước vòng bụng và bệnh đái tháo đường
33

Bảng 3.14. Liên quan giữa kích thước vòng bụng và bệnh đái tháo đường
Kết quả xét To vòng bụng
Cộng
nghiệm đường Có Không p (χ2)
máu N % N % N %
Bình thường 72 72,7 261 86,7 333 83,2
Đái tháo đường 7 7,1 7 2,3 14 3,5
0,003
Tiền đái tháo đường 20 20,2 33 11,0 53 13.3
Cộng 99 100 301 100 400 100
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người to vòng bụng cao hơn tỷ lệ mắc
bệnh đái tháo đường ở người vòng bụng bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p của χ2 test <0,05).

3.2.7. Tiền sử rối loạn mỡ máu (RLMM) và bệnh đái tháo đường

Bảng 3.15. Liên quan giữa tiền sử rối loạn mỡ máu và bệnh đái tháo đường
Kết quả xét Tiền sử RLMM
Cộng
nghiệm đường Có Không p (χ2)
máu N % N % N %
Bình thường 52 72,2 281 85,7 333 83,2
Đái tháo đường 5 6,9 9 2,7 14 3,5
Tiền đái tháo 0,018
15 20,8 38 11,6 53 13.3
đường
Cộng 72 100 328 100 400 100
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người có tiền sử rối loạn mỡ máu cao
hơn tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người không có tiền sử rối loạn mỡ máu,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p của χ2 test <0,05).
3.2.8. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường (GĐCNMB)

Bảng 3.16. Liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo
đườngvà bệnh đái tháo đường
34

GĐCNMB
Kết quả xét nghiệm Cộng
Có Không p (χ2)
đường máu
N % N % N %
Bình thường 54 80,6 279 83,8 333 83,2
Đái tháo đường 6 9,0 8 2,4 14 3,5
0,025
Tiền đái tháo đường 7 10,4 46 13,8 53 13,3
Cộng 67 100 333 100 400 100
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người có tiền sử gia đình có người
mắc bệnh đái tháo đường cao hơn tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người
không tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p của χ2 test <0,05).
3.2.9. Phân tích hồi quy đa biến sự liên quan của bệnh đái tháo đường với các
yếu tố nguy cơ
Bảng 3.17. Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa
bệnh đái tháo đường với một số yếu tố nguy cơ
Biến phụ thuộc:
Bệnh đái tháo đường OR 95%CI
Đặc điểm
Giới
- Nữ (nhóm só sánh) 1 -
- Nam 2,85 0,7 - 10,9
Nhóm tuổi
- 50-54 tuổi (nhóm só sánh) 1 -
- 45-49 tuổi 0,7 0,1 - 5,3
- 55-59 tuổi 0,8 0,1 - 5,2
- 60-64 tuổi KXĐ KXĐ
- 65-69 tuổi 1,6 0,3 - 9,7
Dân tộc
35

- Khác (nhóm só sánh) 1 -


- Kinh 19,7* 1,4 - 283,9
Tính chất công việc
- Nặng (nhóm so sánh) 1 -
- Hoàn toàn tĩnh tai KXĐ KXĐ
- Nhẹ 13,1* 1,1 - 154,1
- Trung bình 3,6 0,3 - 40,7
Trình độ học vấn
- Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, CĐ,
1 -
ĐH hoặc cao hơn (nhóm so sánh)
- Không biết đọc, biết viết 32,5* 1,3 - 804,5
- Biết đọc, biết viết 10,2* 1,0 - 98,6
- Tốt nghiệp tiểu học 3,2 0,4 - 26,8
- Tốt nghiệp trung học cơ sở 5,2 0,8 - 32,8
- Tốt nghiệp phổ thông trung học 0,9 0,1 - 13,3
Gia đình có người mắc đái tháo đường
- Không (nhóm so sánh) 1 -
- Có 12,5* 2.5 - 61,8
Tiền sử về tim mạch/bệnh mạch máu ngoại vi
- Không (nhóm so sánh) 1 -
- Có 5,27* 1,14 - 24,4
Đã được chẩn đoán rối loạn mỡ máu
- Không (nhóm so sánh) 1 -
- Có 7,4 * 1,4 - 39,3
Ghi chú: *: Có ý nghĩa thống kê.; KXĐ: Không xác định.

Bảng 3.17 cho thấy, sau khi khống chế các yếu tố nhiễu (các biến độc
lập có trong mô hình là như nhau), các biến giới, nhóm tuổi không thấy có
36

ảnhhưởng đáng kể đối với bệnh đái tháo đường và sự khác biệt đều không có
ý nghĩa thống kê (do 95%CI đều chứa 1).So với người dân tộc khácthì người
kinh có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 19,7 lần và sự khác biệt
này là có nghĩa thống kê (OR = 19,7 ; 95%CI: 1,4 - 283,9). So với nhóm
người có tính chất công việc nặng thì người có tính chất công việc nhẹ có xác
xuất mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 13,1 lần và sự khác biệt này là có
nghĩa thống kê (OR = 13,1 ; 95%CI: 1,1 - 154,1). Trình độ học vấn càng thấp
có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường càng cao, so với người có trình độ học
vấn mức tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, CĐ, ĐH hoặc cao hơn thì người
chỉ biết đọc, biết viết có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 10,2 lần
và sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR = 10,2; 95%CI: 1,0 - 98,6);
người không biết đọc, biết viết có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao gấp
32,5 lần và sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR = 32,5; 95%CI: 1,3 -
804,5).So với người không có người cùng huyết thốngmắc đái tháo đường thì
người có người cùng huyết thống mắc đái tháo đường có xác xuất mắc bệnh
đái tháo đường cao gấp 12,5 lần và sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR
= 12,5; 95%CI: 2.5 - 61,8). Người có tiền sử về tim mạch/bệnh mạch máu
ngoại vi có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 5,27 lần so với người
không có tiền sử về tim mạch/bệnh mạch máu ngoại vi và sự khác biệt này là
có nghĩa thống kê (OR = 5,27; 95%CI: 1,14 - 24,4). Người đã được chẩn đoán
rối loạn mỡ máu có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 7,4 lần so với
người không rối loạn mỡ máu và sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR =
7,4; 95%CI: 1,4 - 39,3).
37

Chương 4
BÀN LUẬN

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên cộng đồng, phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, cỡ mẫu đảm bảo so với phương pháp nghiên
cứu. Trước khi thực hiện cán bộ tham gia khám sàng lọc đã được tập huấn
hướng dẫn về kỹ năng phỏng vấn, các kỹ thuật cân đo và kỹ thuật xét nghiệm.

Chúng tôi sử dụng dụng cụ lấy máu đặc chủng ít gây đau, thông tin
bệnh tật của bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối, những người mắc bệnh được
tổ chức tư vấn chu đáo, không gây ảnh hưởng đến tâm lý cho đối tượng và
cộng đồng, nghiên cứu mang lại lợi ích thiết thực vì vậy đối tượng rất tích cực
hợp tác.

Trong nghiên cứu này, xét nghiệm đường máu được thực hiện bằng test
nhanh lấy từ máu mao mạch nên việc đánh giá chỉ số đường máu chưa phải là
chẩn đoán xác định tuy nhiên chúng tôi có thực hiện nghiệm pháp tăng đường
máu vì vậy số liệu có độ nhạy cao.

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện ở đối tượng 45-69 tuổi tại thị
trấn Sa Thầy nên còn giới hạn về độ tuổi và địa dư.

Từ kết quả thu được, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau:

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thực hiện trên toàn bộ 8/8 thôn/làng của thị trấn Sa Thầy.
Cỡ mẫu nghiên cứu là 400 đối tượng. Trong đó, nam 134 (33,5%), nữ 266
(66,5%);dân tộc kinh 251 (62,7%), dân tộc khác 149 (37,3%); nhóm 45-49
tuổi 84 người (21,0%), nhóm 50-54 tuổi 86 người (21,5%), nhóm 55-59 tuổi
95 người (23,7%), nhóm 60-64 tuổi 47 người (11,8%), nhóm 65-69 tuổi 88
người (22,0%).
38

4.2. TỶ LỆ MẮC BỆNH

4.2.1. Tỷ lệđái tháo đường

Theo nghiên cứu điều tra quốc gia năm 2002-2003 tỷ lệ mắc đái tháo
đường toàn quốc là 2,7%, vùng núi cao là 2,1%[2]. Nghiên cứu của chúng
tôitỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 3,5%,cao hơn tỷ lệ mắc đái tháo đường
toàn quốc và tỷ lệ mắc đái tháo đường vùng núi cao qua cuộc điều tra quốc
gia năm 2002-2003, sự khác biệt này cóý nghĩa thống kê (p của ztest < 0,05).

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
cao hơn tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại Yên Bái (2,68%) theo nghiên cứu
của Vũ Thị Mùi và Nguyễn Quang Chùy [19], cao hơn tỷ lệ mắc bệnh đái
tháo đường tại Bắc Giang (2,9%) theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Khoa và
cộng sự [16].Nhưngthấp hơn tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại Cao
Bằng(6,8%) theonghiên cứu của Tạ Văn Bình và Hoàng Kim Ước [8];thấp
hơn tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại Thái Bình (8,4%) theo nghiên cứu của
Vũ Hữu Chiến và cộng sự[10],thấp hơn tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại
Thái Bình (6,7%) theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt và cộng sự[20],thấp
hơn tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại thành phố Quy Nhơn (8,6%)theo
nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và Huỳnh Văn Đôm[11], thấp hơn tỷ lệ mắc
bệnh đái tháo đường tại các thành phốHà Nội, Hải phòng, Yên Bái (10,5%)
nghiên cứu của Tạ Văn Bình [7].

4.2.2. Tỷ lệ tiền đái tháo đường

Theo nghiên cứu điều tra quốc gia năm 2002-2003 tỷ lệ tiền đái tháo
đường toàn quốc là 9,2%, vùng núi cao là 9,3%[2]. Trong nghiên cứu của
chúng tôi tỷ lệ tiền đái tháo đường là 13,3%, cao hơn tỷ lệ tiền đái tháo đường
toàn quốc và tỷ lệ tiền đái tháo đường vùng núi cao năm 2002-2003, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p của ztest < 0,05).
39

Tỷ lệ tiền đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn
tỷ lệ tiền đái tháo đường tại Yên Bái (4,44%) theonghiên cứu của Vũ Thị Mùi
và Nguyễn Quang Chùy [19], cao hơn tỷ lệ tiền đái tháo đường tại Bắc Giang
(5,4%) theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Khoa và cộng sự [16]. Nhưng thấp
hơn tỷ lệ tiền đái tháo đường tại Cao Bằng(30,2%) theo nghiên cứu của Tạ
Văn Bình và Hoàng Kim Ước [8]. Thấp hơn tỷ lệ tiền đái tháo đường tại các
thành phố Hà Nội, Hải phòng, Yên Bái (13,8%) nghiên cứu của Tạ Văn Bình
[7], thấp hơn tỷ lệ tiền tháo đường tại Thái Bình (14,8%) theo nghiên cứu của
Vũ Hữu Chiến và cộng sự [10],thấp hơn tỷ lệ tiền tháo đường tại Thái Bình
(14,1%) theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt và cộng sự[20].

4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

- Giới và tuổi: Trong nghiên cứu của chúng tôi mô hình phân tích hồi
quy đa biến sự liên quan của bệnh đái tháo đường với các yếu tố nguy cơ
(bảng 3.17),các yếu tố giới và nhóm tuổi không thấy có ảnh hưởng đáng kểđối
với bệnh đái tháo đường.

- Dân tộc: Theo lý thuyết[2], bệnh đái tháo đường có liên quan đến sự
ảnh hưởng của các yếu tố gây bệnh như đặc điểm văn hóa, điều kiện sống, chế
độ ăn uống, cũng như hoạt động thể lực của từng dân tộc, nhưngqua khảo sát
các nghiên cứu tại các tỉnh có người đồng bào dân tộc sinh sống chưa thấy
nghiên cứu nào có phân tích tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường giữa các dân
tộc.Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi người dân tộc kinhcó xác xuất
mắc bệnh đái tháo đường (5,2%) cao hơn người dân tộc thiểu số (0,7%)
vàtrong mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấyngười kinh có xác xuất mắc
bệnh đái tháo đường cao gấp 19,7 lần so với người dân tộc khácvà sự khác
biệt này là có nghĩa thống kê (OR = 19,7 ; 95%CI: 1,4 - 283,9).

- Hoạt động thể lực:Theo nghiên cứu tại Hậu Giang của Trần Ngọc
Dung và Nguyễn Văn Lành người ít hoạt động thể lực mắc bệnh đái tháo
40

đường (20,3%) cao hơn người hoạt động thể lực (8%)[13]. Trong nghiên cứu
của chúng tôi trong bảng 3.17 cho thấy người có tính chất công việc nhẹ có
xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 13,1 lần so với nhóm người có tính
chất công việc nặng và sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR = 13,1 ;
95%CI: 1,1 - 154,1).

- Trình độ học vấn: Theo nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang của Trần Văn
Hải và Đàm Văn Cương người có học vấn thấp dưới trung học cơ sở có tỉ lệ
mắc đái tháo đường cao gấp 1,7 lần so với người có trình độ học vấn từ trung
học cơ sở trở lên[15]. Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.17) người có trình độ
học vấn càng thấp có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường càng cao, đặc biệt là
những người không biết đọc, không biết viết có xác xuất mắc bệnh đái tháo
đường cao gấp 32,5 lần so với những người có trình độ học vấn ở mức tốt
nghiệp trung học chuyên nghiệp trở lên, sự khác biệt này là có nghĩa thống kê
(OR = 32,5; 95%CI: 1,3 - 804,5)..

- Có người cùng huyết thống mắc đái tháo đường:Theo nghiên cứu tại
Yên Bái củaVũ Thị Mùi và cộng sự tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người
cóngười cùng huyết thống mắc bệnh đái tháo đường là 12% [19], nghiên cứu
tại Cao Bằng của Tạ Văn Bình và cộng sự thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đườngở
người có người cùng huyết thống mắc bệnh đái tháo đường (7,4%) cao hơnở
ngườikhông có người cùng huyết thống mắc bệnh đái tháo đường (6,3%)[8].
Nghiên cứu tại Quy Nhơn của Trần Hữu Dàng và cộng sựtỷ lệ mắc bệnh đái
tháo đường ở người có người cùng huyết thống mắc bệnh đái tháo đường
(16,5%) cao hơn ở người không có người cùng huyết thống mắc bệnh đái tháo
đường(8,1%)[11].Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo
đường ở người có người cùng huyết thống mắc bệnh đái tháo đường (9,0%)
cũng cao hơnở người không có người cùng huyết thống mắc bệnh đái tháo
đường (2,4%),trong bảng 3.17 còn cho thấyở người có người cùng huyết
41

thống mắc đái tháo đường có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 12,5
lầnso với người không có người cùng huyết thống mắc đái tháo đường và sự
khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR = 12,5; 95%CI: 2.5 - 61,8).

- Tăng huyết áp: Nghiên cứu tại Yên Bái củaVũ Thị Mùi và cộng sự tỷ
lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người có tăng huyết áp là 6,22%[19], nghiên
cứu tại Cao Bằng của Tạ Văn Bình và cộng sự thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo
đường ở người tăng huyết áp (8,6%), cao hơn ở người không tăng huyết áp
(6,0%)[8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đườngở
người tăng huyết áp (6,4%) cũng cao hơn ở người không tăng huyết áp,sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p của χ2 test <0,05).

- To vòng bụng: Theo nghiên cứu tại Cao Bằng của Tạ Văn Bình và
cộng sự thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người to vòng bụng (7,4%), cao
hơn ở người vòng bụng bình thường (6,0%) [8], nghiên cứu tại Hậu Giang
của Trần Ngọc Dung và Nguyễn Văn Lành tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở
người to vòng bụng (12,1%) cao hơn người vòng bụng bình thường (8,7%)
[13]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đườngở ngườito
vòng bụng (7,1%) cũng cao hơn những người vòng bụng bình thường,sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p của χ2 test <0,05).

- Tiền sử tim, mạch:Nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.17 cho thấy
người có tiền sử về tim mạch/bệnh mạch máu ngoại vi có xác xuất mắc bệnh
đái tháo đường cao hơn 5,27 lần so với người không có tiền sử về tim
mạch/bệnh mạch máu ngoại vi và sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR =
5,27; 95%CI: 1,14 - 24,4)

- Tiền sử rối loạn mỡ máu: Theo nghiên cứu tại Cao Bằng của Tạ Văn
Bình và cộng sự thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người có tiền sử rối loạn
mỡ máu (16,1%) cao hơn ở người không có tiền sử rối loạn mỡ máu
(6,6%)[8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở
42

người có tiền sử rối loạn mỡ máu (6,9%) cũng cao hơn ở người không có tiền
sử rối loạn mỡ máu (2,7%).Trong bảng 3.17 còn cho thấy ở người có tiền sử
rối loạn mỡ máu có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 7,4 lần so với
người không có tiền sử rối loạn mỡ máu và sự khác biệt này là có nghĩa thống
kê (OR = 7,4; 95%CI: 1,4 - 39,3).

4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

- Địa bàn nghiên cứu của đề tài chỉ khu trú trên phạm vi hẹp (thị Trấn
Sa Thầy), chưa đánh giá được, tỷ lệ mắc bệnh và các yếu tố liên quan trên
phạm vi toàn tỉnh.

- Cũng như cuộc điều tra toàn quốc và một số nghiên cứu tỉ lệ mắc
bệnh đái tháo đường tại cộng đồng của các tác giả khác [11], [13], [15], trong
nghiên cứu này chúng tôi dùng test nhanh và máu mao mạch để đánh giá chỉ
số đường máu, vì vậy kết quả xét nghiệm đường máu có độ nhạy cao hơn độ
đặc hiệu, kết quả xét nghiệm đường máu chưa phải là chẩn đoán xác định.

- Vì yếu tố khách quan về thời gian nên đề tài này chỉ mô tả thực trạng
bệnh đái tháo đường và xác định một số yếu tố liên quan, trong phần kết quả
thực hiện của đề tài chỉ phân tích sự liên hệ giữa các yếu tố liên quan đến
bệnh đái tháo đường mà chưa phân tích mức độ của các yếu tố liên quan.
43

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu cắt ngang thực trạng bệnh đái tháo đường ở đối
tượng trong độ tuổi 45-69 tuổi tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon
Tum năm 2016, với cỡ mẫu 400, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận như
sau:

1. Tỷ lệ mắc bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường chung là 16,8%.Trong đó, tỷ lệ đái tháo
đường là 3,5%, tiền đái tháo đường là 13,3%.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường hiện nay cao hơn
so với thời điểm điều tra toàn quốc 2002-2003.

2. Các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

- Các biến giới, nhóm tuổi không thấy có ảnh hưởng đáng kể đối với
bệnh đái tháo đường

- So với người dân tộc khácthì người kinh có xác xuất mắc bệnh đái
tháo đường cao gấp 19,7 lần.

- So với nhóm người có tính chất công việc nặng thì người có tính chất
công việc nhẹ có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 13,1 lần.

- Trình độ học vấn càng thấp có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường
càng cao, so với người có trình độ học vấn mức tốt nghiệp trung học chuyên
nghiệp, CĐ, ĐH hoặc cao hơn thì người chỉ biết đọc, biết viết có xác xuất
mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 10,2 lần; người không biết đọc, biết viết có
xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 32,5 lần.

- So với người không có người cùng huyết thống mắc đái tháo đường
thì người có người cùng huyết thống mắc đái tháo đường có xác xuất mắc
bệnh đái tháo đường cao gấp 12,5 lần.
44

- Người có tiền sử về tim mạch/bệnh mạch máu ngoại vi có xác xuất


mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 5,27 lần so với người không có tiền sử về
tim mạch/bệnh mạch máu ngoại vi.

- Người có tiền sử rối loạn mỡ máu có xác xuất mắc bệnh đái tháo
đường cao hơn 7,4 lần so với người không có tiền sửrối loạn mỡ máu.
45

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu thực trạng mắc bệnh đái tháo đường tại 8/8 thôn, làng
thuộc thị trấn Sa Thầy, tỉnh Kon Tum có thể nhận thấy tình hình mắc bệnh đái
tháo đường đang có xu hướng gia tăng so với những năm trước và có mối liên
quan đến một số yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được vì vậy chúng tôi đề ra
một số khuyến nghị sau.

- Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về diễn biến bệnh và các yếu tố
liên quan đến bệnh đái tháo đường trên phạm vi toàn tỉnh để đánh giá một
cách trung thực, khách quan về bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan
tại tỉnh Kon Tum.

- Các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi
bằng nhiều hình thức cho người dân về kiến thức của bệnh đái tháo đường,
các yếu tố nguy cơmắc bệnh, nhằm nâng tầm nhận thức của người dân về
phòng chống bệnh đái tháo đường, đặc biệt chú trọng đến đối tượng có trình
độ học vấn thấp.

- Tăng tỷ lệ độ bao phủ chương trình phòng chống đái tháo đường,
đồng thời để quản lý, theo dõi sức khỏecho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo
đường cộng đồng.

- Tăng cường triển khai công tác khám sàng lọc, nhằm phát hiện bệnh
trong cộng đồng cho đối tượng có yếu tố nguy cơ để điều trị sớm, giảm biến
chứng, giảm gánh nặng bệnh tật và chi phí điều trị cho gia đình và xã hội.
46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Nguyễn Quang Quẻ Bảy (2016), Các thuốc làm tăng đường máu. Trang
web http://benhtieuduong.info/cac-thuoc-lam-tang-duong-mau.html, ngày
truy cập 15/12/2016.

2. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh Đái tháo đương-Tăng glucose máu, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.

3. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam,
phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường-tăng
glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Tạ Văn Bình (2009), Khuyến cáo về bệnh Đái tháo đường của Hội Nội tiết
và Đái tháo đường Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Tạ Văn Bình (2007), Người bệnh đái tháo đường cần biết, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.

7. Tạ Văn Bình (2007), "Đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở
nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao, đánh giá ban đầu về tiêu chuẩn khám
sàng lọc được sử dụng", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa
học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa, Lần thứ ba,tr. 987-994.

8. Tạ Văn Bình & Hoàng Kim Ước (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đường
và rối loạn đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Cao Bằng năm 2004",
Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên
ngành Nội tiết và Chuyển hóa, Lần thứ ba,tr. 825-838.

9. Võ Thị Bổn, Trương Quang Đạt & Phạm Đức Phúc (2014), Một số yếu
tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường. Trang web
47

http://tapchinghiencuuyhoc.vn/index.php/yhonline/article/view/299, ngày truy


cập 23/8/2016.

10. Vũ Huy Chiến & Cộng sự (2007), "Một số nhận xét về bệnh đái tháo
đường qua khám sàng lọc tại 4 xã thuộc hai huyện nội đồng tỉnh Tháo Bình",
Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên
ngành Nội tiết và Chuyển hóa, Lần thứ ba,tr. 839-844.

11. Trần Hữu Dàng & Huỳnh Văn Đôm (2007), "Nghiên cứu tình hình đái
tháo đường ở người 30 tuổi tở lên tại thành phố Quy Nhơn năm 2005", Báo
cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành
Nội tiết và Chuyển hóa, Lần thứ ba,tr. 648-660.

12. Đỗ Văn Dũng (2012), Biến số nghiên cứu. Trang web


http://ytecongcong.com/2012/10/bien-so-nghien-cuu/, ngày truy cập
24/3/2016.

13. Trần Ngọc Dung & Nguyễn Văn Lành (2011), "Yếu tố liên quan bệnh
đái tháo đường ở người dân độ tuổi 40-69 tại thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang
năm 2009", Y học thực hành (788), Số 10/2011,tr. 81-84.

14. Nguyễn Thị Bích Đào (2009), Phân loại Đái tháo đường tuýp II của Hội
Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

15. Trần Văn Hải & Đàm Văn Cương (2013), "Nghiên cứu tình hình đái
tháo đường và kiến thức, thực hành dự phong biến chứng ở người dân 30-64
tuổi tại tỉnh Hậu Giang năm 2011", Y học thực hành (865), Số 4/2013.

16. Nguyễn Đức Khoa, Nguyễn Công Bình, Nguyễn Bá Việt, Nghiêm Tam
Dương & Đỗ Ngọc Thịnh (2009), "Tỷ lệ bệnh đái tháo đường trong cộng
đồng tại tỉnh Bắc Giang và một số yếu tố liên quan", Y học thực hành (678),
Số 9/2009,tr. 11-13.

17. Nguyễn Văn Lành (2014), Thực trạng bệnh Đái tháo đường, tiền Đái
48

tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đành giá hiệu quả một số biện
pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà
Nội.

18. Hoàng Văn Minh & Lưu Ngọc Hoạt (2011), Tài liệu hướng dẫn xây
dựng đề cương nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Y học, Đại học Y
Hà Nội.

19. Vũ Thị Mùi & Nguyễn Quang Chúy (2007), "Đánh giá tỉ lệ bệnh đái
tháo đường và các yếu tố liên quan ở lứa tuổi 30-64 tại tỉnh Yên Bái năm
2003", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc
chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa, Lần thứ ba,tr. 321-327.

20. Nguyễn Quốc Việt, Lã Ngọc Quang & Nguyễn Trọng Hà (2011),
"Nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành phòng chống đái tháo đường của
người dân tại Thái bình, năm 2011", Y học thực hành (834), Số 7/2012,tr.
131-136.

21. Bộ Y tế (2011), Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Đái tháo đường týp 2, 3280/QĐ-BYT.

Tiếng Anh

22. Word Health Oganization (1999), "Definition, diagnosis and


classification of diabetes mellitus and its complications", Diagnosis and
classification of diabetes mellitus, Part 1,pp. 2-16.
49
PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG TỪ 45 - 69 TUỔI

1. Địa điểm:Huyện/TP : …………… Xã/Phường: …………… Cụm số:…………


2. Người lập:
STT Họ và tên Đơn vị công tác
1
2
3
...
3. Danh sách đối tượng.
STT Họ và tên Năm sinh Địa chỉ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
….. ………………………………..
Xác nhận của cơ sở Người lập
(Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)
50
PHỤ LỤC 2

GIẤY MỜI
Khám phát hiện bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường

Kính gửi: Ông (bà)...................................................................................


Địa chỉ: Số nhà...............Thôn/Bản/ấp/Tổ dân phố:............................................
Xã/Phường:..................Quận/Huyện:....................Tỉnh/Thành phố:...................

Thực hiện chủ trương của Bộ Y tế về việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu
và quản lý tốt bệnh đái tháo đường tại cộng đồng. Trung tâm Y tế Dự phòng
tỉnh Kon Tum sẽ tiến hành đợt khám phát hiện bệnh đái tháo đường, tiền đái
tháo đường cho nhân dân trên địa bàn phường/xã.
Thời gian: Từ 05 giờ đến 07 giờ sáng
Ngày..........tháng..........năm 2016
Địa điểm:...........................................................................................................................

Để có kết quả xét nghiệm chính xác đề nghị Ông (bà) không ăn uống gì
ngoài nước lọc từ 21 giờ (9 giờ tối) hôm trước cho đến lúc lấy máu làm xét
nghiệm, sau khi khám bệnh xong Ông (bà) có thể ăn uống bình thường.
Xét nghiệm máu bằng một giọt máu lấy ở đầu ngón tay không đau
Ông/bà sẽ được thông báo kết quả ngay và được tư vấn miễn phí.
Để bảo vệ sức khỏe, kính mời ông/bà đến khám, xét nghiệm đúng giờ.

Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Kon Tum


51
PHỤ LỤC 3

PHIẾU SÀNG LỌC


PHÁT HIỆN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Hãy hỏi xem Ông/bà đã được chẩn đoán đái tháo đường chưa!
Nếu đã được chẩn đoán thì không đưa vào sàng lọc!
A. HÀNH CHÍNH Mã số/ Trả lời

A1 Tỉnh/Thành phố: …......................................................................... [ ][ ]


A2 Quận/Huyện: …............................................................................... [ ][ ]
A3 Xã/Phường:...................................................................................... [ ][ ]
A4 Ngày sàng lọc ...... / ..... / 20….
B. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC SÀNG LỌC
B5 Họ và tên : .......................................................................... Mã số [ ][ ][ ][ ]
B6 Địa chỉ ..............................................................................Điện thoại:
B7 Giới Nam =1 1
Nữ = 2 2
B8 Năm sinh [ ][ ][ ][ ]
Dân tộc Kinh =1 1
B9
Khác = 2 2

B10 Tính chất công việc của Ông/Bà như thế nào về hoạt động thể lực?
Hoàn toàn tĩnh tại =1 1
Nhẹ = 2 2
Trung bình = 3 3
Nặng = 4 4
B11 Trình độ học vấn ? Không biết đọc, không biết viết = 1 1
Biết đọc, biết viết = 2 2
Tốt nghiệp tiểu học = 3 3
Tốt nghiệp trung học cơ sở = 4 4
Tốt nghiệp phổ thông trung học = 5 5
Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, CĐ, ĐH hoặc cao hơn = 6 6
B12 Ông/Bà ăn bữa cuối cùng cách đây bao lâu? (giờ) .........................
C. TIỀN SỬ BỆNH TẬT
C13 Ông/Bà đã bao giờ được chẩn đoán tăng huyết áp chưa? Có = 1 1
Nếu không chuyển sang câu C16 Không = 2 2
C14 Ông/Bà được chẩn đoán tăng huyết áp năm nào? [ ][ ][ ][ ]
Ông/Bà đã điều trị tăng huyết áp bao giờ chưa? Không = 1 1
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) Có bằng ăn uống và luyện tập = 2 2
Có bằng thuốc đông y, thuốc nam = 3 3
C15 Có bằng thuốc tây y = 4 4
Khác = 5 5
(Ghi rõ.............................................................)
52

C16 Gia đình Ông/Bà có ai bị mắc bệnh đái tháo Không = 1 1


đường không? Bố,mẹ đẻ = 2 2
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) Anh, chị ,em ruột = 3 3
Ông,bà nội = 4 4
Con = 5 5
C17 Ông/Bà có bất kỳ tiền sử nào về bệnh tim Không =1 1
mạch/bệnh mạch vành/bệnh mạch máu ngoại Đột quỵ/ TBMMN = 2 2
vi? Đau thắt ngực = 3 3
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) Suy tim = 4 4
Loét bàn chân = 5 5
Cắt cụt chi = 6 6
C18 Ông/Bà đã bao giờ được chẩn đoán bị rối loạn mỡ máu Có = 1 1
chưa ? Nếu không, chuyển sang câu C20 Không = 2 2
C19 Nếu có thì Ông/Bà được chẩn đoán năm nào ? [ ][ ][ ][ ]

C20 Lúc nặng cân nhất Ông/Bà bao nhiêu cân (kg)? [ ][ ][ ] kg
Lúc đó Ông/Bà bao nhiêu tuổi? [ ][ ] tuổi
D. TIỀN SỬ SẢN KHOA (Dành cho nữ).

D21 Chị đã mang thai lần nào chưa? Có = 1 1


Nếu chưa chuyển sang câu E25 Không = 2 2

D22 Cân nặng nhất của con chị lúc sinh là bao nhiêu? gr

D23 Cân nhẹ nhất của con chị lúc sinh là bao nhiêu? gr

D24 Chị đã bao giờ được chẩn đoán bị đái tháo đường Có = 1 1
khi mang thai không? Không = 2 2
Không biết = 3 3
E. THĂM KHÁM
Số đo Lần 1 Lần 2

E25 Chiều cao (cm) [ ][ ][ ],[ ] [ ][ ][ ],[ ]

E26 Cân nặng (kg) [ ][ ][ ],[ ] [ ][ ][ ],[ ]

E27 Vòng eo (cm) [ ][ ][ ],[ ] [ ][ ][ ],[ ]

E28 Vòng hông (cm) [ ][ ][ ],[ ] [ ][ ][ ],[ ]

E29 Huyết áp tâm thu (mm Hg) [ ][ ][ ] [ ][ ][ ]

E30 Huyết áp tâm trương (mm Hg) [ ][ ][ ] [ ][ ][ ]

F. XÉT NGHIỆM ( Đo bằng mmol/L)


F31 XNo đường máu lúc đói - Thời gian: …... h …………. [ ][ ],[ ]
F32 XNo đường máu sau 2h làm nghiệm pháp - Thời gian: …... h ….. [ ][ ],[ ]
Xác nhận Y tế cơ sở Người khám bệnh
(Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)
53

PHỤ LỤC 4
MINH HỌA TÍNH TOÁN CỠ MẪU
54
PHỤ LỤC 5

CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN ĐƠN

Số đối tượng và số mẫu cần chọn


TT Thôn, làng Số 45-69 tuổi Số mẫu cần chọn
1 Thôn 1 293 50
2 Thôn 2 243 50
3 Thôn 3 158 50
4 Thôn 4 137 50
5 Thôn 5 86 50
6 Kà Đừ 121 50
7 Kleng 195 50
8 Chốt 89 50
Cộng 1322 400

Mẫu được chọn từ phần mềm R 3.3.2

You might also like