You are on page 1of 41

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA Y
LỚP: Y2019
******

MODULE: PHÁP Y

BÀI LƯỢNG GIÁ GIỮA KÌ


GIẢNG VIÊN: BS CKII. HOÀNG VĂN THỊNH

THÀNH VIÊN NHÓM 7:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Lê Hoài Thương 1977201084
2 Trương Thị Thu Thủy 1977201085
3 Đào Phạm Thảo Tiên 1977201086
4 Lưu Nguyễn Cẩm Tiên 1977201087
5 Trần Khánh Tiên 1977201088
6 Su Phước Tiến 1977201089
7 Đoàn Thị Thanh Trà 1977201090
8 Đoàn Hải Trân 1977201091
9 Trần Thị Huyền Trân 1977201092
10 Văn Thị Thanh Trân 1977201093
11 Thái Ngọc Trang 1977201094
12 Văn Phương Trang 1977201095
13 Võ Lê Minh Trí 1977201096

TP.HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2022


Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

MỤC LỤC

CÂU HỎI CHUNG:. ............................................................................................ 1


I. TỔNG QUÁT..................................................................................................................... 1
1. Y pháp .........................................................................................................................................1
2. Giám định tư pháp .....................................................................................................................1
3. Công tác Y pháp .........................................................................................................................1
3.1. Y pháp hình sự ......................................................................................................................1
3.2. Y pháp dân sự ........................................................................................................................2
3.3. Y pháp nghề nghiệp...............................................................................................................3
4. Vai trò của ngành Y pháp..........................................................................................................3
II. CÁC THÔNG TIN CẦN THIẾT TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH PHÁP Y ................... 4
1. Những quy định chung của giám định tư pháp .......................................................................4
1.1. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: ..................................................................................................4
1.2. Điều 2. Giải thích từ ngữ: ......................................................................................................4
1.3. Điều 3. Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp: .................................................................5
1.4. Điều 4. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với hoạt động giám định tư pháp: ................5
1.5. Điều 5. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp: .............................5
1.6. Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm: .....................................................................................5
2. Các trường hợp phải tiến hành trưng cầu giám định pháp y.................................................6
3. Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định tư pháp ............................6
3.1. Các cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định trưng cầu giám định tư pháp .......................6
3.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp ..........7
4. Các tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y ................................................................8
5. Tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp ..................................................8
5.1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp .......................................................................8
5.2. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp ..................................................................10
6. Thủ tục trong Quy trình giám định Pháp Y ..........................................................................12
6.1. Trưng cầu giám định ...........................................................................................................12
6.2. Tiến hành giám định:...........................................................................................................12
6.3. Các hình thức giám định: ....................................................................................................12
6.4. Phân cấp giám định: ............................................................................................................13
7. Các vấn đề trong việc chuẩn bị giám định Pháp Y ...............................................................13
7.1. Chuẩn bị về nhân sự: Cán bộ chuyên môn ..........................................................................13
7.2. Chuẩn bị các Phương tiện và dụng cụ Y khoa cần thiết cho cuộc Giám định Pháp Y ........15
7.3. Tiếp xúc cán bộ cơ quan trưng cầu đưa người đến giám định ............................................15
7.4. Tiếp cận hiện trường ...........................................................................................................15
7.5 Tiếp xúc người thân .............................................................................................................15
7.6. Tiếp xúc nhân chứng ...........................................................................................................16
7.7. Tiếp xúc người được giám định ..........................................................................................16
8. Các thông tin cần khai thác trong công tác giám định pháp y .............................................16
8.1. Thông tin hiện trường..........................................................................................................16
8.2. Thông tin của người được giám định ..................................................................................16
8.3. Thông tin từ người thân .......................................................................................................18
8.4. Thông tin từ nhân chứng .....................................................................................................18
8.5. Thông tin về chứng cứ thu thập của cơ quan điều tra .........................................................18
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

CÂU HỎI NHÓM 7:. ......................................................................................... 20


I. Những yêu cầu cần thiết khi giám định tử thi .............................................................. 20
1. Trình tự giám định tử thi.........................................................................................................20
2. Các căn cứ pháp lý ...................................................................................................................21
2.1. Về công tác giám định .........................................................................................................21
2.2. Về mặt nhân sự ....................................................................................................................22
2.3. Về mặt thời gian giám định .................................................................................................23
2.4. Về cơ sở vật chất .................................................................................................................23
3. Một số lưu ý trong quá trình giám định .................................................................................25
3.1. Nguyên tắc hoạt động (Điều 3 Luật Giám định tư pháp) ....................................................25
3.2. Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 6 Luật Giám định tư pháp). ..........................................25
II. Đặc điểm của vết hoen và vết bầm ............................................................................... 26
1. Đặc điểm vết hoen tử thi ..........................................................................................................26
1.1. Định nghĩa ...........................................................................................................................26
1.2. Cơ chế .................................................................................................................................26
1.3. Diễn biến .............................................................................................................................27
1.4. Vị trí ....................................................................................................................................28
1.5. Màu sắc ...............................................................................................................................28
1.6. Ý nghĩa của vết hoen trong Pháp Y.....................................................................................29
1.7. Ý nghĩa của sự đổi màu thương tích: Vết hoen ...................................................................30
2. Đặc điểm vết bầm máu.............................................................................................................30
2.1. Định nghĩa ...........................................................................................................................30
2.2. Cơ chế .................................................................................................................................31
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thái vết bầm ......................................................................31
2.4. Màu sắc ...............................................................................................................................33
2.5. Ý nghĩa của vết bầm ............................................................................................................33
2.6. Ý nghĩa của sự đổi màu thương tích: Vết bầm ....................................................................35
3. Sự khác nhau giữa Vết hoen tử thi và Vết bầm tụ máu ........................................................36

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 38


Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

Câu hỏi chung: Anh chị hãy nêu lên những thông tin cần thiết
trước khi tiến hành Pháp Y.

I. TỔNG QUÁT

1. Y pháp

Y pháp là từ viết tắt của Y học - Pháp luật. Đây là một chuyên khoa của ngành y, dùng kiến
thức y học phục vụ cho luật pháp, hỗ trợ đắc lực cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều
tra, truy tố và xét xử đảm bảo tính khoa học, công bằng.

2. Giám định tư pháp

Khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi
năm 2020: Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện,
phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên
quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc
dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định
của Luật này.

3. Công tác Y pháp

Công tác y pháp được chia làm 3 lĩnh vực:

3.1. Y pháp hình sự

Trong y pháp hình sự, người cán bộ làm công tác y pháp là cố vấn chuyên môn của luật
pháp trong các vấn đề xâm phạm đến sức khoẻ, đời sống nhân dân, tính mạng của con người,
bao gồm các vấn đề:

• Y pháp tử thi: Khám nghiệm tử thi chưa chôn cất trong các trường hợp chết không rõ
nguyên nhân, các vụ án mạng rõ ràng hoặc nghi ngờ án mạng.
• Y pháp chấn thương: Khám thương tích và di chứng, định mức tàn phế do thương
tích ảnh hưởng đến lao động, cuộc sống hàng ngày của nạn nhân.
• Y pháp tâm thần: Khám kẻ tâm thần phạm tội khi gây án, nghi có bệnh tâm thần để
xác định trách nhiệm hình sự đối với can phạm.
• Xác định xem có giả bệnh, giả thương tích: Trong các trường hợp trốn tránh trách
nhiệm của người công dân đối với xã hội như nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự,...

1
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Y pháp tình dục: Khám giám định xác trường hợp xâm phạm đến nhân phẩm, đến
thân thể của người phụ nữ. Xác định có hiện tượng mang thai không, xác định tuổi
thai trong các trường hợp phá thai không có chỉ định và còn được gọi là phá thai tội
phạm hoặc giết trẻ sơ sinh.
• Y pháp dấu vết: Giám định các tang vật: Máu, tinh trùng, lông, tóc, mồ hôi, nước bọt,
tất cả các đồ vật thu được trong các vụ án, nghi án nhằm phát hiện hung thủ và nạn
nhân.
• Giám định sự chết thực sự: Trong các trường hợp lấy mô, bộ phận cơ thể của người
chết ghép cho người sống hoặc lưu giữ ở ngân hàng mô, các trường hợp hiến xác.
Xác định tử phạm chết thực sự chưa khi thi hành án tử hình.
• Y pháp cốt học: Giám định hài cốt, xác định dân tộc, giới tính, tuổi của nạn nhân,
khôi phục hình dáng con người giống như khi còn sống, nhằm mục đích tìm tung tích
nạn nhân và tìm hiểu nguyên nhân chết.
• Giám định văn bản: Giám định qua văn bản trong các vụ việc đã giám định hoặc
chưa giám định, nhưng có những vấn đề pháp lý mới nảy sinh chỉ còn là hồ sơ, trên
hồ sơ đó giám định viên nghiên cứu, phân tích và trả lời những vấn đề mà cơ quan tố
tụng đặt ra. Giám định lại hồ sơ các vụ án đã xử sơ thẩm mà cơ quan phúc thẩm thấy
mức án chưa thoả đáng hoặc khi có sự chống án.
• Tham gia tố tụng tại phiên toà hình sự.
• Là thành viên của hội đồng thi hành án tử hình.

3.2. Y pháp dân sự

Trong lĩnh vực Y pháp dân sự, người làm công tác Y pháp làm cố vấn chuyên môn - kỹ
thuật cho các tổ chức y học xã hội, bao gồm:

• Giám định mức độ tổn hại sức khoẻ gây nên do tai nạn lao động nhằm giúp cơ quan
pháp luật giải quyết các chế độ bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động hoặc thay
đổi chế độ làm việc cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ khi bị tai nạn lao động.
• Khám trước khi cưới để phát hiện các bệnh hoa liễu, các bệnh di truyền, các dị tật
bẩm sinh ở đường sinh dục nhằm bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ hạnh phúc lâu dài cho các
cặp vợ chồng và cho thế hệ tương lai.
• Xác định phụ hệ nhằm xác định huyết thống trong các trường hợp tranh chấp con cái
đơn thuần hay tranh chấp con cái có gắn với chia tài sản của bố mẹ.

2
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
3.3. Y pháp nghề nghiệp

• Kiểm tra những vụ việc thiếu tinh thần trách nhiệm, sai sót kỹ thuật, nghiệp vụ của
cán bộ y tế gây tàn phế hoặc làm chết bệnh nhân (cho uống thuốc hoặc tiêm nhầm
thuốc, cắt nhầm chim phủ tạng, bỏ quên dụng cụ trong cơ thể bệnh nhân…).
• Kiểm tra vi phạm quy chế, chế độ chuyên môn, đạo đức y tế mà nhà nước đã quy
định: hộ lý tự ý tiêm, y tá kê đơn thuốc… làm tổn hại đến sức khoẻ hoặc gây chết
người.
• Kiểm tra những hành vi lạm dụng nghề nghiệp để cưỡng hiếp hoặc gây tổn hại đến
thân thể bệnh nhân hoặc dụ dỗ bệnh nhân làm những việc thiếu đạo đức.

4. Vai trò của ngành Y pháp

Sống trong xã hội, con người phải chịu sự chi phối của xã hội, của luật pháp. Tuy nhiên
cuộc sống của mỗi con người còn phụ thuộc vào yếu tố sinh lý bẩm sinh, vì vật luật pháp cần y
học để làm sáng tỏ những yếu tố đó. Tại khoản 1, điều 3, chương II, Bộ luật hình sự ghi rõ
“người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội, trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không chịu trách nhiệm hình sự,
đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh".

Y pháp ở nước ta là một chuyên khoa còn non trẻ nhưng đã có quan hệ mật thiết với mọi
chuyên khoa của ngành y, lâm sàng cũng như cận lâm sàng nên đã đảm nhiệm tốt được một
khối lượng lớn về mọi lĩnh vực của công tác giám định kể cả các trường hợp nạn nhân là công
dân nước ngoài. Vì vậy, người bác sĩ chuyên khoa y pháp phải nắm vững toàn diện các phân
môn của ngành như: Tử thi học, chấn thương học, độc chất học,... cũng như các bác sĩ đa khoa
cũng phải nắm vững những kiến thức cơ bản y pháp để có thể giải quyết đúng đắn, chính xác
những vụ việc có quan hệ đến pháp lý trong công tác khám, chẩn đoán và điều trị hàng này ở
các cơ sở y tế:

• Bác sĩ phòng khám cần phải biết cách khám, chứng nhận thương tích theo thủ tục y
pháp.
• Bác sĩ phụ sản khám, xác định tổn thương bộ phận sinh dục cho một phụ nữ hoặc
một bé gái tình ghi bị hãm hiếp.
• Bác sĩ huyết học xác minh trên tang vật có vết máu là máu của người hay của súc
vật.

Người làm công tác y pháp nghiên cứu, ứng dụng hầu hết những kiến thức y học (sinh
vật, sinh lý, giải phẫu bệnh, sản khoa, huyết học, độc chất học,...) vào những vụ việc xâm phạm
đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của con người, khi cơ quan tiến hành tố tụng (Công an,
3
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
Viện kiểm sát, Toà án) yêu cầu, nhằm chống bọn tội phạm, bảo vệ tính mạng và tài sản của
nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Bất luận bác sĩ chuyên khoa nào, nếu không
có kiến thức y pháp sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra, xét xử của cơ quan hành pháp.

II. CÁC THÔNG TIN CẦN THIẾT TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH PHÁP Y

1. Những quy định chung của giám định tư pháp

1.1. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

• Luật giám định tư pháp quy định về giám định viên tư pháp; tổ chức giám định tư
pháp; người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc;
hoạt động giám định tư pháp; chi phí giám định tư pháp, chế độ, chính sách trong
hoạt động giám định tư pháp và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với tổ chức,
hoạt động giám định tư pháp.

1.2. Điều 2. Giải thích từ ngữ:

Trong Luật giám định tư pháp, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

• Giám định tư pháp: là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện,
phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề
có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết
vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của
Luật này.
• Người trưng cầu giám định: bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng.
• Người yêu cầu giám định: là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã
đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà
không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương
sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp
của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách
nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
• Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp: bao gồm giám định viên tư pháp, người giám
định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư
pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

4
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Người giám định tư pháp: bao gồm giám định viên tư pháp và người giám định tư
pháp theo vụ việc.
• Giám định viên tư pháp: là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật
này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
• Người giám định tư pháp theo vụ việc: là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1
hoặc khoản 2 Điều 18 và Điều 20 của Luật này, được trưng cầu, yêu cầu giám định.
• Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc: là cơ quan, tổ chức đủ tiêu chuẩn quy định
tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này, được trưng cầu, yêu cầu giám định.

1.3. Điều 3. Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp:

• Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.
• Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
• Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
• Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

1.4. Điều 4. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với hoạt động giám định tư
pháp:

• Cá nhân, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận
và thực hiện giám định tư pháp theo quy định của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan.
• Cá nhân, tổ chức khác có trách nhiệm tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực
hiện giám định theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan.

1.5. Điều 5. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp:

• Nhà nước đầu tư, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong các
lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn, thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của hoạt động
tố tụng; có chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức giám định tư pháp
ngoài công lập phát triển.
• Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với
người giám định tư pháp.

1.6. Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm:

• Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
• Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
• Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp.
5
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
• Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
• Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự
thật.
• Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.

2. Các trường hợp phải tiến hành trưng cầu giám định pháp y

Theo Luật số: 101/2015/QH13 do Quốc Hội ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015, điều
206 thuộc Bộ luật tố tụng hình sự, đưa ra các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định.
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

• Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm
hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi
ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ
án;
• Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và
không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực
của những tài liệu đó;
• Nguyên nhân chết người;
• Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;
• Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền
giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
• Mức độ ô nhiễm môi trường.

3. Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định tư pháp

3.1. Các cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định trưng cầu giám định tư pháp

Trước tiên là những người trưng cầu giám định gồm những cá nhân, tổ chức nào theo quy
định của pháp luật. Theo Luật Giám định tư pháp 2012 tại khoản 2 Điều 2 có quy định “Người
trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng”.

• Những người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự về cơ quan tiến hành tố tụng gồm: cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án (khoản 1 Điều 33) và những người tiến hành tố tụng gồm có (khoản 2
Điều 33): Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;Viện trưởng,
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án,
Thẩm phán, Hội Thẩm, Thư ký Tòa án.

6
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Trong tố tụng dân sự: Cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:Toà án nhân dân;Viện kiểm
sát nhân dân. Những người tiến hành tố tụng gồm có:Chánh án Toà án, Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.” (Điều
39 Bộ luật tố tụng dân sự 2004) và Luật Tố tụng hành chính quy định các cơ quan
tiến hành tố tụng hành chính gồm có:Toà án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân.
Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có: Chánh án Toà án, Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên”. (Điều
34).

3.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư
pháp

3.2.1. Quyền của cơ quan tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp

Theo khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp năm 2012 tổ chức được trưng cầu, yêu
cầu giám định tư pháp có quyền:

• Yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần
thiết cho việc giám định
• Từ chối thực hiện giám định nếu không có đủ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc
thực hiện giám định
• Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định
tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả
giám định.
3.2.2. Nghĩa vụ của cơ quan tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp

Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ theo Khoản 2 Điều 24
Luật Giám định tư pháp năm 2012:

• Tiếp nhận và phân công người có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng
cầu, yêu cầu giám định thuộc tổ chức mình thực hiện giám định và chịu trách nhiệm
về năng lực chuyên môn của người đó; phân công người chịu trách nhiệm điều phối
việc thực hiện giám định trong trường hợp cần có nhiều người thực hiện vụ việc giám
định;
• Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực
hiện giám định;
• Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công
cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức;

7
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Thông báo cho người trưng cầu, yêu cầu giám định bằng văn bản trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định và nêu
rõ lý do trong trường hợp từ chối nhận trưng cầu, yêu cầu giám định

4. Các tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y

Tổ chức giám định tư pháp công lập là tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám
định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư
pháp.

Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:

• Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;


• Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
• Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
• Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
• Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
• Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
• Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
• Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
• Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

Như vậy chúng ta thấy rằng tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y được lập ra
với các cơ quan từ cấp bộ cấp tỉnh, Bộ quốc phòng và bộ công an, mỗi tổ chức sẽ có trách nhiệm
thực hiện công việc khác nhau dựa trên chuyên môn và những trường hợp thuộc thẩm quyền
của mình.

5. Tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp

5.1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7
Luật giám định tư pháp 2012 có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được
xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

a. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

8
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
b. Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được
đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ
thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp
y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;

c. Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp
y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi
dưỡng nghiệp vụ giám định.

Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư
pháp:

a. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội
phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c. Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách
giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp.

Theo Điều 2 thông tư số 02/2014/TT-BYT quy định về Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định
viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần

5.1.1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản
1 Điều 7 Luật giám định tư pháp, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật
giám định tư pháp và có đủ tiêu chuẩn cụ thể dưới đây được bổ nhiệm giám định viên pháp y,
giám định viên pháp y tâm thần:

a. Tiêu chuẩn “có trình độ đại học trở lên” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật
giám định tư pháp cụ thể như sau: Đối với giám định viên pháp y phải là bác sỹ,
dược sĩ đại học hoặc tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với
lĩnh vực giám định pháp y; đối với giám định viên pháp y tâm thần phải là bác sỹ
đã qua đào tạo định hướng chuyên khoa tâm thần trở lên;
b. Tiêu chuẩn “đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo” quy
định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp là thời gian làm việc theo

9
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
đúng chuyên ngành được đào tạo tại cơ sở y tế từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp
người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm
thần là người trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định
pháp y, pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn phải từ đủ 03
năm trở lên;
c. Chứng chỉ “đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định” quy định tại Điểm
c Khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp là chứng chỉ do Viện Pháp y Quốc gia,
Viện Pháp y tâm thần Trung ương hoặc cơ sở đào tạo có Bộ môn Pháp y, Bộ môn
Tâm thần cấp cho người tham gia khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám
định từ đủ 03 tháng trở lên theo chương trình đào tạo đã được Bộ Y tế phê duyệt.

Người đã có bằng hoặc chứng chỉ định hướng chuyên khoa trở lên về pháp y, pháp y tâm
thần thì không phải qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.

5.1.2. Bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp
vụ giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp phải
được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục hoặc theo Điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5.2. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp

Theo Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 và khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp
sửa đổi 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp như sau:

• Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu
giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
• Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không
phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho
việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp
không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị
người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp
ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc
thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu
giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
• Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.

10
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện Có từ đủ 05 năm trở lên
là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng.
• Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan.

Tại Điều 23 của Luật này quy định về Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi
thực hiện giám định tư pháp:

a. . Người giám định viên tư pháp có quyền:


• Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung
yêu cầu giám định;
• Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn
do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định;
• Độc lập đưa ra kết luận giám định.
b. Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:
• Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
• Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
• Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp
cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp
thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
• Lập hồ sơ giám định;
• Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
• Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được
người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
• Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp
cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì
còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
c. Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người giám
định tư pháp có quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Tại khoản 1 Điều 34 của Luật này quy định các trường hợp không được thực hiện giám
định tư pháp

Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư
pháp:

• Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham
gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
11
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã
thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

6. Thủ tục trong Quy trình giám định Pháp Y

6.1. Trưng cầu giám định

Trong các vụ án liên quan đến con người, khi xét thấy có những vấn đề cần xác định
được quy định tại khoản 3 Ðiều 155 Bộ luật tố tụng hình sự. "

• Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả
năng lao động.
• Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có nghi ngờ về năng lực trách
nhiệm hình sự của họ.
• Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự
nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ
án.
• Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không
có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài
liệu đó..."

Thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định cầu giám định y pháp.
Quyết định trưng cầu phải do cán bộ cơ quan trưng cầu trực tiếp mang đến. Trong Quyết định
trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì, họ tên người được trưng cầu hoặc
tên cơ quan trưng cầu giám định, ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định đã được quy
định tại Ðiều 60 Bộ luật tố tụng hình sự.

6.2. Tiến hành giám định:

• Việc tiến hành giám định được quy định tại Ðiều 156 Bộ luật tố tụng hình sự. Quá
trình giám định có thể được tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành
điều tra vụ án. Cán bộ cơ quan trưng cầu có quyền được tham dự vào quá trình giám
định nhưng phải báo cho giám định viên biết trước.

6.3. Các hình thức giám định:

• Giám định lần đầu: Cuộc giám định được tiến hành lần đầu tiên trong vụ án đó
• Giám định lại: Sau khi có kết quả giám định lần thứ nhất, nếu xét thấy không đúng,
thiếu cơ sở khoa học, không khách quan hoặc bị can, bị cáo yêu cầu thì phải tiến hành
giám định lại. Việc giám định lại có thể được tiến hành tại cơ sở giám định lần thứ

12
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
nhất hoặc giám định cấp cao hơn. Khi tiến hành giám định lại bắt buộc phải thay đổi
giám định viên.
• Giám định bổ sung: Khi có kết quả giám định lần thứ nhất nếu thấy nẩy sinh ra các
vấn đề khác cần giải quyết hoặc trong lần giám định thứ nhất chưa đầy đủ, chưa đánh
giá chắc chắn di chứng các tổn thương thì tiến hành giám định bổ sung. Việc giám
định bổ sung không phải thay đổi giám định viên và được tiến hành tại cơ sở giám
định lần thứ nhất.
• Giám định độc lập: Cuộc giám định được tiến hành bởi một giám định viên.
• Giám định hội đồng: Có từ hai giám định viên trở lên, trong giám định y pháp tâm
thần thường theo hình thức này. Kết luận giám định được lấy theo ý kiến của đại đa
số giám định viên, nhưng mỗi kết luận của từng giám định viên trong hội đồng vẫn
được bảo lưu.
• Giám định tổng hợp: Bao gồm nhiều giám định viên của nhiều lĩnh vực khác nhau,
nhiều chuyên gia khác nhau cùng tiến hành trong một lần giám định.

6.4. Phân cấp giám định:

• Giám định trung ương:

• Giám định các vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng trung ương ngang cấp trưng
cầu.

• Giám định các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn tuyến tỉnh, thành,
nhưng phải thông qua ngành dọc, cấp trên của cơ quan trưng cầu ra quyết định.

• Giám định địa phương Giám định các vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng địa
phương như: tỉnh, thành, quận, huyện trưng cầu

7. Các vấn đề trong việc chuẩn bị giám định Pháp Y

7.1. Chuẩn bị về nhân sự: Cán bộ chuyên môn

• Giám định thường quy: Giám định viên: 02 người; Người giúp việc: 02 người.
• Giám định lại lần thứ nhất: Ngoài số người tham gia giám định được quy định tại
điểm a, bổ sung thêm 01 giám định viên và 01 người giúp việc.
• Giám định lại lần thứ hai: Ngoài số giám định viên theo Quyết định thành lập Hội
đồng giám định lại lần thứ hai của Bộ trưởng Bộ Y tế, bổ sung thêm 03 người giúp
việc.
• Trường hợp giám định phải hội chẩn: Ngoài số giám định viên và số người giúp việc
được quy định tại điểm a, điểm b hoặc điểm c nêu trên, bổ sung 9 thêm chuyên gia
13
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
được mời dự hội chẩn, số chuyên gia được mời dự hội chẩn tối đa không quá 07
người cho một trường hợp giám định.
• Theo Điều 2 Thông tư số 02/2014/TT-BYT Quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ
nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1
Điều 7 Luật giám định tư pháp, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật giám
định tư pháp và có đủ tiêu chuẩn cụ thể dưới đây được bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám
định viên pháp y tâm thần:

• Tiêu chuẩn “có trình độ đại học trở lên” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật
giám định tư pháp cụ thể như sau: Đối với giám định viên pháp y phải là bác sĩ, dược
sĩ đại học hoặc tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh
vực giám định pháp y; đối với giám định viên pháp y tâm thần phải là bác sỹ đã qua
đào tạo định hướng chuyên khoa tâm thần trở lên;
• Tiêu chuẩn “đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo” quy định
tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp là thời gian làm việc theo đúng
chuyên ngành được đào tạo tại cơ sở y tế từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp người
được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần là
người trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp
y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn phải từ đủ 03 năm trở lên;
• Chứng chỉ “đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định” quy định tại Điểm
c Khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp là chứng chỉ do Viện Pháp y Quốc gia,
Viện Pháp y tâm thần Trung ương hoặc cơ sở đào tạo có Bộ môn Pháp y, Bộ môn
Tâm thần cấp cho người tham gia khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định
từ đủ 03 tháng trở lên theo chương trình đào tạo đã được Bộ Y tế phê duyệt. Người
đã có bằng hoặc chứng chỉ định hướng chuyên khoa trở lên về pháp y, pháp y tâm
thần thì không phải qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
• Bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ
giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp
phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục hoặc theo
Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

14
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
7.2. Chuẩn bị các Phương tiện và dụng cụ Y khoa cần thiết cho cuộc Giám định
Pháp Y

Theo Điều 3 Thông tư số: 53/2015/TT-BYT Quy định điều kiện cơ sở vật chất, trang
thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y,
pháp y tâm thần:

• Trang thiết bị và phương tiện giám định của Trung tâm pháp y cấp tỉnh đáp ứng yêu
cầu tối thiểu theo danh mục quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư
này để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
• Trang thiết bị và phương tiện giám định của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực
thuộc Bộ Y tế đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo danh mục quy định tại Phụ lục số 02
ban hành kèm theo Thông tư này để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

7.3. Tiếp xúc cán bộ cơ quan trưng cầu đưa người đến giám định

• Nhận người được giám định.


• Phối hợp trong giám định.
• Khám chuyên khoa, làm các kỹ thuật kỹ thuật cận lâm sàng.
• Bảo đảm an ninh cho người giám định và người được giám định.

7.4. Tiếp cận hiện trường

• Tham gia hội đồng khám nghiệm hiện trường.


• Nghe báo cáo ban đầu liên quan đến khám nghiệm.
• Tham gia kế hoạch khám nghiệm.
• Yêu cầu cung cấp thông tin.
• Đề xuất phương pháp khám nghiệm tử thi, nơi khám nghiệm.
• Đề xuất phương pháp an ninh cho những người tham gia giám định.
• Đề xuất phương án bảo vệ hiện trường, tránh tác hại của hiện trường, tránh lây nhiễm,
ô nhiễm.
• Đề xuất thành phần chứng kiến

7.5 Tiếp xúc người thân

• Xác định quan hệ huyết thống: tại các vụ tranh chấp về quyền nuôi con, tranh chấp
tài sản,...
• Thu thập các thông tin liên quan đến người được giám định và vụ việc thông qua lời
khai của thân nhân người được giám định.

15
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
7.6. Tiếp xúc nhân chứng

Theo Điều 66, Bộ Luật tố tụng hình sự (Luật số 101/2015/QH13), người làm chứng là
người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

• Thu thập các thông tin liên quan đến vụ việc thông qua lời khai của nhân chứng (phản
ánh nhận thức).
• Các thông tin này sẽ được cung cấp cho nhân viên giám định pháp y thông qua quy
trình chuyên môn trước khi giám định.

7.7. Tiếp xúc người được giám định

• Kiểm tra nhân thân người giám định và hồ sơ giám định.


• Giải thích cho người được giám định biết các bước giám định.
• Đề nghị người được giám định phối hợp.
• Đề nghị gia đình người được giám định phối hợp.

Cần tìm hiểu về thông tin đối tượng giám định. Đối tượng giám định có thể là người
sống; tử thi (bao gồm tử thi chưa rõ tung tích); mẫu vật có nguồn gốc cơ thể người trong các vụ
án, nghi án; độc chất phủ tạng; vật gây thương tích; hồ sơ tài liệu,...

8. Các thông tin cần khai thác trong công tác giám định pháp y

8.1. Thông tin hiện trường

• Địa điểm: Nơi xảy ra, nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự
• Nội dung tiến hành khám nghiệm hiện trường: tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả
hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm,
đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nghiên cứu đánh giá các dấu vết vật chứng và
những tin tức tài liệu, phát hiện thu thập thông tin, dấu vết, vật chứng của tội phạm
hoặc nghi có liên quan đến tội phạm…

8.2. Thông tin của người được giám định

8.2.1. Pháp y hình sự (Y pháp tội phạm):

a. Khám nghiệm tử thi:

• Xác định các nguyên nhân, tình huống hành động, phạm pháp gây tử vong cho
công dân.

• Xác định nguyên nhân chính gây tử vong trong trường hợp có nhiều nguyên nhân
phối hợp.
16
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
• Xác định một trường hợp tự tử hay tai nạn.

b. Khai quật tử thi:

• Trong trường hợp sự chết chưa rõ ràng về nguyên nhân.

• Sự khai quật có quyết định của cơ quan điều tra và thông báo cho thân nhân.

• Kết quả giám định thường chất lượng thấp.

c. Khám người sống:

• Khám nạn nhân:

• Xác định đặc điểm của thương tích, vật gây thương tích và phương thức gây
thương tích.

• Xác định di chứng thương tật không phải là hậu quả của thương tích ban đầu.

• Phát hiện các trường hợp giả bệnh.

• Khám nghi can, phạm nhân trong quá trình điều tra:

• Phát hiện các dấu vết liên quan đến vụ án trên thân thể can phạm

• Khám tâm thần can phạm để xác định trách nhiệm hình sự của can phạm trong
việc gây án.

• Phát hiện những trường hợp tự gây thương tích cho mình nhằm mục đích lãnh
bảo hiểm, vu cáo, trốn nghĩa vụ.

• Khám phạm nhân theo thủ tục thi hành án tử hình

8.2.2. Pháp y dân sự:

• Xác định mối liên quan huyết thống : trong vụ tranh chấp về nhận con hay phân
chia tài sản.
• Xác định bệnh lý những vấn đề liên quan đến bảo hiểm.
• Xác định trách nhiệm của người hành nghề y đối với các hậu quả: điều trị sai,
kỹ thuật chuyên môn sai, xử lý quá giới hạn chuyên môn. Xác định mức độ tổn
thương trong giai đoạn lao động giúp cơ quan pháp luật giải quyết các chế độ
bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động, chế độ làm việc, chuyển đổi ngành nghề
cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.

8.2.3. Pháp y và nghề nghiệp:

17
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Kiểm tra những hành vi lạm dụng nghề nghiệp để cưỡng hiếp làm tổn hại đến
thân thể bệnh nhân hoặc dụ dỗ bệnh nhân làm những điều thiếu đạo đức.

8.3. Thông tin từ người thân

Xác nhận thông tin về đối tượng giám định.

• Hành chính:
• Tên, tuổi, giới tính, địa chỉ: Xác định thân nhân, các yếu tố liên quan đến pháp y.
• Nghề nghiệp: Có thể liên quan đến tình trạng bệnh nhân hay nạn nhân.
• Các mối quan hệ của nạn nhân, của đối tượng giám định pháp y.
• Khai thác các biểu hiện của nạn nhân, bệnh nhân, của đối tượng giám định.
• Khai thác tiền căn bệnh lý.
• Khai thác thói quen có thể liên quan đến hiện trường giám định, nạn nhân.

8.4. Thông tin từ nhân chứng

Thu thập các thông tin liên quan đến vụ việc thông qua lời khai của nhân chứng. Các
thông tin này sẽ được cung cấp cho nhân viên giám định pháp y thông qua quá trình chuyên
môn trước khi giám định.

• Mối quan hệ giữa nhân chứng và nạn nhân.


• Thời gian nhân chứng phát hiện ra nạn nhân là khoảng mấy giờ? Lý do nhân chứng
có mặt tại hiện trường lúc đó.
• Nhận định tình trạng sức khỏe nạn nhân (ngất, xỉu, tử vong, ...).
• Tư thế nạn nhân (tư thế nằm, ngồi....).
• Các dấu hiệu bất thường trên cơ thể bệnh nhân (ví dụ: các vết trầy xước, vết bầm,
• vết máu, dãi...).
• Các dấu chứng khác xung quanh nạn nhân mà nhân chứng nghi ngờ là có sự bất
thường (ví dụ: quần áo trên người nạn nhân, vị trí các đồ vật, ...).
• Ngoài nạn nhân và nhân chứng, có còn ai có mặt tại hiện trường lúc đó nữa hay
không?
• Cách xử trí của nhân chứng lúc đó như thế nào? (ví dụ: kêu gọi sự giúp đỡ, cấp cứu
nạn nhân, bỏ đi, ...)

8.5. Thông tin về chứng cứ thu thập của cơ quan điều tra

Theo Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự, chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a. Vật chứng

18
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
Vật chứng theo Điều 89 là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật
mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh
tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

b. Lời khai, lời trình bày

Căn cứ các Điều 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98 Lời khai, lời trình bày được coi là
vật chứng bao gồm:

• Lời khai của người làm chứng;


• Lời khai của bị hại;
• Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;
• Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
• Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị
kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ;
• Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm;
• Lời khai của người chứng kiến;
• Lời khai của bị can, bị cáo.

19
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

Câu hỏi nhóm 7: Anh chị hãy nêu những yêu cầu cần thiết khi
giám định tử thi. Đặc điểm của vết hoen và vết bầm. Nêu ý nghĩa
của vết hoen và vết bầm.

I. Những yêu cầu cần thiết khi giám định tử thi

1. Trình tự giám định tử thi

(1) Các điều tra viên nêu ý kiến về việc trưng cầu được giám định tử thi

(2) Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và các tài liệu liên quan

(3) Lập kế hoạch tiến hành giám định.

(4) Thực hiện các kỹ thuật khám nghiệm

• Khám ngoài: Những gì có thể nhìn thấy được từ bên ngoài tử thi như: quần áo, độ
lạnh, đô cương cứng của tử thi hay mức độ phân hủy hiện tại, cần thiết sẽ làm them
một số cận lâm sàng để xác định cụ thể mức độ nào
• Khám trong: Những chi tiết cần phải thông qua thiết bị mổ tử thi mới có thể quan sát
được như: hộp sọ, vùng cổ, vùng ngực hay vùng bụng
• Khi khám trong hay khám ngoài phải tích hợp với việc thu nhập mẫu vật để có được
kết quả chính xác nhất

(5) Sau khi khám xong sẽ tiến hành lấy mẫu thông qua các thiết bị

• Thiết bị phục vụ cho việc tiếp cận hiện trường


• Bộ dụng cụ khám tử thi theo tiêu chuẩn
• Trang thiết bị bảo hộ ngoài da như: kính, gang tay,..
• Bông gòn thấm nước, nước cất.
• Băng keo trong lấy dấu vết.
• Băng keo niêm phong mẫu.
• Túi đựng tử thi.
• Xà phòng, cồn sát khuẩn.
• Dụng cụ lấy mẫu và lưu mẫu bệnh phẩm: thường các dạng ống nghiệm
• Hóa chất bảo quản mẫu.
• Máy ảnh và máy quay phim.

(6) Nhận kết quả các xét nghiệm.


20
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Để biết chính xác được thời điểm, nguyên nhân và phương thức tử vong
• Các yếu tố liên quan khác giúp ích cho y học
• Giúp cho cho công tác điều tra và các yếu tố liên quan đến pháp luật

(7) Tiến hành các xét nghiệm và cận lâm sàng độc lập.

• Tùy theo các giám định viên mà thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng khác nhau, tuy
nhiên trong 1 số trường hợp, chụp CT và MRI là lựa chọn tối ưu hơn so với giám
định tử thi truyền thống

(8) Phân tích và tổng hợp kết quả của tất cả các giám định và xét nghiệm bổ sung

(9) Trình bày và lập luận kết luận (trả lời các yêu cầu của điều tra viên).

(10) Kết luận giám (định bằng văn bản), dựa vào:

• Khám hiện trường.


• Khám nghiệm tử thi.
• Thực nghiệm hiện trường.
• Kết quả xét nghiệm

2. Các căn cứ pháp lý

2.1. Về công tác giám định

Theo Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc khám nghiệm tử thi như
sau:

❖ Khoản 1 – Quy định về người có trách nhiệm khám tử thi:

• Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của
Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
• Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát
cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên
kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc
khám nghiệm tử thi.

❖ Khoản 2 – Quy định đối với giám định viên kỹ thuật hình sự:

• Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để
phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.

❖ Khoản 3, khoản 4 – Luật quy định về khám nghiệm tử thi:

21
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi;
chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi
rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo
quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
• Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và
thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường
hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì
thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

2.2. Về mặt nhân sự

Theo thông tư số 49/2017/TT-BCA ngày 26/10/2017 của Bộ Công an:

❖ Điều 5. Số người giám định trong một vụ giám định

• Đối với trường hợp giám định thông thường: thực hiện giám định cá nhân theo
quy định của Luật giám định tư pháp.
• Đối với trường hợp giám định tập thể thực hiện: không quá 03 giám định viên và
03 người giúp việc.
• Đối với trường hợp giám định do Hội đồng giám định thực hiện: số lượng giám
định viên do Bộ trưởng quyết định, số lượng người giúp việc không vượt quá số
lượng giám định viên.
• Trường hợp trong một trưng cầu giám định có yêu cầu nhiều lĩnh vực chuyên môn
giám định khác nhau thì số giám định viên và người giúp việc cho giám định viên
mỗi lĩnh vực giám định không vượt quá số người thực hiện theo quy định tại khoản
1, khoản 2 Điều này.

❖ Điều 6. Thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường
hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi

a. Phân công không quá 03 cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi khám
nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi.
b. Điều tra viên:

• Phân công 01 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai
quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.

• Phần công không quá 02 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm,
mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an
cấp tỉnh trở lên.
22
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
c. Kiểm sát viên:

• Phân công 01 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai
quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.

• Phân công không quá 02 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm,
mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an
cấp tỉnh trở lên.

d. Thẩm phán:

• 01 người khi cần thiết phải tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng.

2.3. Về mặt thời gian giám định

Theo thông tư số 49/2017/TT-BCA ngày 26/10/2017 của Bộ Công an:

❖ Điều 4. Thời gian giám định

• Thời gian giám định được tính từ bước giám định đến khi có kết luận giám
định. Thời gian giám định không được vượt quá thời hạn giám định theo quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

• Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại
khoản 1 Điều này thì cơ quan tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng
văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

2.4. Về cơ sở vật chất

Theo Thông tư 53/2015/TT-BYT của Bộ y tế về Quy định điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực
pháp y, pháp y tâm thần:

❖ Điều 2 - Điều kiện cơ sở vật chất:

a. Việc thiết kế trụ sở làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh
vực pháp y, pháp y tâm thần bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:

• Phù hợp với yêu cầu công năng sử dụng, tính chất chuyên môn và mang
tính hiện đại;
• Có trụ sở làm việc cố định riêng và có các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và
thiết bị sử dụng bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải
y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

23
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Khu hành chính có phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng
phòng, Trưởng khoa, khối hành chính tổng hợp và được bố trí khu vực
riêng;
• Khu chuyên môn có phòng của lãnh đạo và phòng làm việc của nhân viên,
được bố trí trang thiết bị phù hợp với chức năng quản lý.

b. Tiêu chuẩn diện tích, thiết kế

• Diện tích, thiết kế phòng chức năng và khoa chuyên môn tham khảo theo
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4470:2012 Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn
thiết kế, tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia có liên quan và tuân thủ
những đặc thù của chuyên ngành;
• Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và điều kiện thực tế của
từng đơn vị có thể bố trí phòng chức năng và khoa chuyên môn với diện
tích, thiết kế phù hợp.

c. Phòng chức năng và khoa chuyên môn thuộc tổ chức giám định tư pháp công
lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần:

• Đối với Trung tâm pháp y cấp tỉnh: việc bố trí phòng chức năng và khoa
chuyên môn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-
BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm pháp y tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
• Đối với Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế: việc bố trí
phòng chức năng và khoa chuyên môn được thực hiện theo Quy chế tổ
chức và hoạt động của từng trung tâm đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê
duyệt.

❖ Điều 3 - Điều kiện về trang thiết bị, phương tiện giám định:

• Trang thiết bị và phương tiện giám định của Trung tâm pháp y cấp tỉnh đáp
ứng yêu cầu tối thiểu theo danh mục quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm
theo Thông tư này để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
• Trang thiết bị và phương tiện giám định của Trung tâm pháp y tâm thần khu
vực thuộc Bộ Y tế đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo danh mục quy định tại Phụ
lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao.

24
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

3. Một số lưu ý trong quá trình giám định

3.1. Nguyên tắc hoạt động (Điều 3 Luật Giám định tư pháp)

Hoạt động giám định pháp y tâm thần là hoạt động giám định tư pháp, đó đó, cần tuân
thủ đầy đủ các nguyên tắc của hoạt động giám định tư pháp quy định tại Điều 3 Luật Giám định
tư pháp. Gồm 04 nguyên tắc:

a. Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định;
b. Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;
c. Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;
d. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

3.2. Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 6 Luật Giám định tư pháp).

* 07 hành vi cấm, gồm:

a. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng;
b. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật;
c. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu,
yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng;
d. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi;
e. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp;
f. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai
sự thật;
g. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.

25
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

II. Đặc điểm của vết hoen và vết bầm

1. Đặc điểm vết hoen tử thi

1.1. Định nghĩa

Hoen tử thi là tình trạng lắng đọng máu tại vùng thấp của cơ thể, là kết quả của tình
trạng ngưng tim không hồi phục và cũng là thay đổi sau chết sớm nhất.

Thuật ngữ: Vết hoen tử thi trong tiếng Latin được gọi là Livor Mortis (có nghĩa là
“Hồ máu tử thi”). Đây là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến ở các tài liệu nước ngoài về
Pháp y. Bên cạnh đó, còn có 2 thuật ngữ tiếng Anh cũng được sử dụng thay thế Livor Mortis
là post-mortem lividity và post-mortem hypostasis.

1.2. Cơ chế

Sau khi ngưng tim, huyết áp, các rào cản về mặt cấu trúc, trương lực mô, áp suất của
bề mặt bên dưới và áp suất thủy tĩnh không còn, lúc này các dịch trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng
của trọng lực. Tất cả các khoang chứa dịch đều có tình trạng này bao gồm các khoang trong
mạch và các khoảng gian tế bào. Với ảnh hưởng của trọng lực, máu sẽ đi đến vùng thấp nhất
trong hệ thống tuần hoàn. Ví dụ khi nạn nhân nằm ngửa, máu sẽ đi đến vùng lưng, mông, đùi,
bắp chân, gáy.

Vết hoen có thể nhìn thấy bên ngoài là do máu tích tụ các mao mạch trong da, trong
giai đoạn sớm này có thể nhìn thấy dưới dạng những đám màu hồng nhỏ và nó đi xuống dần
dần theo thời gian sau chết. Do mất oxy màu hồng sẽ thay đổi dần sang màu hồng đậm hay màu
xanh. Ở những vùng có tình trạng ứ máu nặng, có thể thấy xuất huyết dạng chấm ở dưới da do
vỡ các mao mạch.

Hoen tử thi xuất hiện nhanh hay chậm và màu sắc của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau như lượng máu và lượng nước trong cơ thể, thể trạng, nguyên nhân chết ...Vì vậy
thời gian xuất hiện và hình thành các giai đoạn hoen tử thi không giống nhau ở những tử thi
khác nhau.

Những nơi bị tỳ, đè ép thì không xuất hiện vết hoen.

26
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

Hình ảnh: vết hoen tử thi (màu tím đậm), nơi bị tỳ đè (màu trắng)

1.3. Diễn biến

Hoen tử thi diễn biến qua 3 thời kỳ: thời kỳ lắng đọng máu, thời kỳ thoát mạch, thời
kỳ thẩm thấu.

1.3.1. Thời Kỳ Lắng Đọng Máu (hoen tử thi chưa cố định)

Khoảng 1 - 2 tiếng đến 12 tiếng sau chết. Một số nguyên nhân chết gây chết đột ngột,
hoen tử thi xuất hiện sớm sau 30 phút.

Đây là thời kỳ máu đọng vẫn còn nằm trong lòng mạch nên khi ấn ngón tay vào vết
hoen, màu sắc chỗ đó bị nhạt trắng đi do máu đọng bị áp lực đè vào đã di chuyển theo mạch
máu đi chỗ khác. Nếu rạch dao qua sẽ thấy máu trong lòng mạch chảy ra liên tục và rửa sạch
dễ dàng.

Dấu ấn ngón tay

27
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
1.3.2. Thời Kỳ Thoát Mạch (hoen tử thi chưa cố định hoàn toàn)

Bắt đầu từ 12 tiếng sau chết, đôi khi bắt đầu sớm hơn (khoảng 8 - 10 tiếng).

Từ thời điểm này có sự thoát mạch của hồng cầu và huyết tương ra các mô xung
quanh đồng thời với hiện tượng dịch của mô xung quanh ngấm vào lòng mạch.

Đó là nguyên nhân làm cố định vị trí vết hoen và rất khó xuất hiện hoen tử thi thứ
phát khi thay đổi tư thế tử thi. Dấu hiệu ấn ngón tay cũng không rõ ràng, chỉ thấy vết hoen hơi
nhạt màu. Nếu rạch qua sẽ thấy máu chỉ còn chảy nhỏ giọt.

1.3.3. Thời Kỳ Thẩm Thấu (hoen tử thi cố định hoàn toàn)

Ngoài 18 tiếng sau chết

Các mô xung quanh bị máu thấm vào kèm theo hồng cầu bắt đầu phân hủy (tan máu).

Nội mạc mạch máu và tổ chức ngầm nhiều hemoglobin. Vết hoen tử thi hoàn toàn cố
định. Ấn ngón tay vào vết hoen hoàn toàn không mất máu. Cắt qua vết hoen không còn máu
trong lòng mạch còn mô xung quanh ngấm máu màu tím.

1.4. Vị trí

Hoen tử thi khu trú ở những vùng thấp trũng của cơ thể.

Ví dụ, ở tư thế nằm ngửa, hoen xuất hiện ở vùng sau cổ, lưng, mặt sau tay chân trừ
vùng bả vai, mông, mặt sau của 1/3 trên cẳng chân là những nơi cơ thể bị tỳ ép vào giường.

Trong vòng 6 tiếng đầu sau chết, nếu thay đổi vị trí tư thế tử thi thì các vết hoen đã
hình thành dần dần mất đi. Trong khi đó, ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện vết hoen
tử thi được gọi là sự chuyển dịch hoen tử thi. Nhưng nếu dịch chuyển tử thi muộn sau chết thì
chỉ có vết hoen ở một số vị trí là thay đổi sang vị trí mới theo trọng lực, trong khi những vết
hoen cũ vẫn còn nhưng mờ hơn. Tức là sự thay đổi vị trí của vết hoen theo trọng lực giảm dần
tỉ lệ nghịch với thời gian sau chết.

1.5. Màu sắc

Hoen tử thi bắt đầu có màu hồng nhạt hay tím nhạt, sau chuyển màu tím sẫm, màu
xanh lục rồi mất dần đi khi quá trình hư thối bắt đầu. Màu sắc của vết hoen thực chất là màu
của sắc tố máu, sau chuyển màu thay đổi màu sắc khác nhau tùy điều kiện cụ thể.

• Trong ngộ độc CO và cyanua, vết hoen có màu hồng đậm và trong ngộ độc tạo
thành MetHb vết hoen có màu hơi nâu.
• Trong tình trạng hạ thân nhiệt do thiếu sự tách HbO2 nên vết hoen có màu hồng
tươi.
28
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

• Nếu cơ thể được mang từ phòng lạnh qua phòng có nhiệt độ bình thường thì màu
vết hoen sẽ chuyển sang màu xanh đậm ở những vùng cơ thể được làm ấm và
màu đỏ ở những vùng cơ thể chưa được làm ấm.
• Vết hoen rất nhạt màu hoặc không hình thành trong trường hợp chảy máu ngoài
với số lượng lớn, hầu như không còn máu đọng đủ để tạo vết hoen.

1.6. Ý nghĩa của vết hoen trong Pháp Y

Tựa như “tiếng nói vô hình”, vết hoen cho chúng ta những thông tin về cái chết của
một người. Cụ thể:

• Dựa vào thời gian hình thành và cố định của vết hoen tử thi, có thể ước tính
tương đối thời gian xảy ra cái chết.
• Dựa vào vị trí của hoen tử thi, ta có thể xác định:

• Tư thế chết của một người. Ví dụ:

o Chết do treo cổ: hoen tử thi tập trung ở phần ngọn chi: bàn ngón tay,
cẳng tay, vùng bụng dưới và vùng cẳng bàn chân.

o Chết ở tư thế nằm ngửa: hoen xuất hiện ở những nơi cơ thể tỳ ép vào
giường hay mặt phẳng (nền đất) như vùng sau cổ, lưng, mặt sau tay chân
trừ vùng bả vai, mông, mặt sau của 1/3 trên cẳng chân,....

o Chết ở tư thế nằm úp (thường gặp ở người say rượu): hoen xuất hiện ở
mặt trước cơ thể kèm theo các chấm xuất huyết rải rác (gọi là dấu Tardieu
- Tardieu’s spots)

• Xác chết có bị di chuyển hay không: Chẳng hạn nếu cái xác được tìm thấy
trong tư thế úp mặt xuống đất nhưng vết hoen lại hiện diện trên lưng xác
chết thì các nhà điều tra có thể kết luận rằng xác này vốn ngửa mặt lên trời,
nhưng sau đó bị lật ngược lại vì lý do nào đó.

• Tình huống thay đổi hiện trường

• Ngoài ra, sự hiện diện của vết hoen tử thi cũng là dấu chỉ báo hiệu khi nào việc
hồi sức tim - phổi không còn có ích nữa, hoặc khi nào thì nên ngừng hồi sức tim
- phổi lại.

29
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
1.7. Ý nghĩa của sự đổi màu thương tích: Vết hoen

• Dựa vào sự thay đổi màu sắc của vết hoen tử cũng sẽ cho ta gợi ý về nguyên
nhân tử vong của nạn nhân trong một số trường hợp, như chết do ngạt CO, ngộ
độc HCN…

o Ngộ độc carbon monoxide, ngộ độc xyanua (HCN) tạo ra vết hoen
màu đỏ anh đào

o Vết hoen màu hồng khi nạn nhân chết trong chất lỏng

o Khi tử thi được bảo quản lạnh hoặc xác chết ở nơi băng tuyết thì vết
hoen thường có màu đỏ sẫm

o Màu nâu khi ngộ độc nitrat hoặc nitrit và màu xanh lá cây với sự thay
đổi hoạt tính kém do sự tích tụ của sulfhemoglobin

• Dựa vào bản chất của hoen tử thi, có thể phân biệt các tổn thương: bầm tụ máu,
hay các bất thường sắc tố da.

2. Đặc điểm vết bầm máu

2.1. Định nghĩa

Đụng dập hay bầm tụ máu là vùng có các mạch máu bị tổn thương gây xuất huyết
vào mô mềm do vật rắn, tù tác động mạnh. Bầm tụ máu không chỉ hiện diện ở ngoài da mà còn
trong các tạng như tim, phổi, não, cơ. Vùng tụ máu lớn được gọi là các bướu máu.

Thuật ngữ: Vết bầm máu (ecchymosis), hay bầm tím (bruise) đồng nghĩa với thuật
ngữ tụ máu (haematoma). Vết đụng dập (contusion) cũng là một thuật ngữ cũng thường được
sử dụng, đặc biệt là liên quan đến chấn thương nội tạng.

Vết bầm máu trên mặt và trán


30
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

Vết bầm máu vùng lưng (a) và thái dương (b)

2.2. Cơ chế

Vật rắn tác động mạnh vào phần mềm của cơ thể làm vỡ mạch máu nhỏ (gặp ở dưới
da, trong tạng) máu chảy dưới da và tổ chức phủ tạng nơi bị lực tác động trong khi da và tạng
không bị rách. Đặc điểm của vết bầm máu là nơi tổn thương vẫn bằng phẳng, có màu tím nhạt
hoặc sẫm.

Lực tác động càng lớn thì vết bầm máu càng lớn, nhưng chỉ dựa vào kích thước và
mức độ tổn thương của vết bầm máu không luôn luôn khẳng định được mức độ lực tác động.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thái vết bầm

❖ Loại mô bị tổn thương

• Các mô có nhiều mao mạch và mật độ lỏng lẻo (mặt, âm hộ, bìu), tùy vào lực
tác động có thể dễ tích tụ máu gây ra vết bầm máu lớn

• Các mô được nâng đỡ chắc chắn, có chứa các mô sợi dày và lớp hạ bì dày
(bụng, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và da đầu), với lực tác động không
quá mạnh sẽ tạo ra vết bầm máu tương đối nhỏ. Đối với những vận động viên,
võ sĩ có cơ bắp tốt sẽ ít bị bầm máu hơn

• Các vùng mô có tính đàn hồi cao như mông và bụng và những vùng xương
cũng ít xuất hiện các vết bầm máu, vì xương bên dưới có tác dụng như một
lực cản với lực tác động

• Những người nghiện rượu bị xơ gan, những người bị chảy máu trong các tạng
hay người đang dùng thuốc Aspirin thì dễ bị chảy máu. Một liều điều trị
Aspirin sẽ ức chế không hồi phục chức năng tiểu cầu có đời sống 7 ngày dẫn
đến ức chế đông máu và kéo dài thời gian chảy máu.

31
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
❖ Tuổi

• Trẻ em có da mềm, tổ chức lỏng lẻo, người già mất lớp mô đệm dưới da nên
hai đối tượng này dễ xuất hiện các vết bầm trên da

❖ Giới tính

• Phụ nữ, do có cấu trúc cơ thể với các mô mỏng hơn và lớp mỡ dưới da nhiều
hơn nên dễ bị các vết bầm hơn so với nam

• Tương tự, những người béo phì có xu hướng dễ bị bầm trên da hơn những
người gầy

❖ Màu sắc da

• Vết bầm máu sẽ thấy rõ ở ở những người da trắng hơn là da sẫm màu

❖ Tác dụng của ướp xác

• Các vết bầm máu sẽ dễ dàng được nhìn thấy hơn do:

o O Dung dịch ướp xác hòa với máu sẽ tạo thành một phức hợp hắc sắc tố

o O Ép thêm máu vào vùng bị tổn thương

o O Tăng độ trong suốt của lớp da bên ngoài

❖ Bệnh lý

• Những người có ban xuất huyết, bệnh bạch cầu, bệnh còi xương, thiếu vitamin
K, bệnh máu khó đông, thiếu prothrombin, ngộ độc photpho sẽ dễ xuất hiện
các vết bầm máu dù tác động chấn thương là nhẹ

❖ Sự chuyển dịch của vết bầm do tác động trọng lực và do sự lỏng lẻo của mô tại
nơi bị tổn thương.

• Đôi khi, vết bầm không xuất hiện tại vị trí bị va chạm

• Một vết bầm sâu do một số chấn thương nghiền nát, đặc biệt là những điểm
lồi xương, có thể mất một thời gian dài hoặc thậm chí không xuất hiện điểm
tác động lực thực tế

• Ví dụ:

o Xuất huyết xung quanh mô mềm quanh mắt, mí mắt gọi là tụ máu mắt,
do các nguyên nhân: lực đánh trực tiếp vào mắt; tác động thẳng vào trán,
làm máu thoát ra, nhỏ giọt xuống và lắng đọng ở vùng quanh mắt, mí mắt

32
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
hay tác động lực làm gãy sàn trước xương sọ, có thể biểu hiện một vết
bầm sau tai.
o Tương tự, do tác động của trọng lực, trong gãy xương hàm, vết bầm máu
có thể xuất hiện ở cổ
o Hoặc trong gãy xương chậu, vết bầm có thể xuất hiện ở đùi
o Hoặc một cú đánh trên đùi, có thể bầm máu xuất hiện quanh đầu gối
o Hoặc lực tác động vào bắp chân, có thể xuất hiện vết bầm quanh mắt cá
chân.

2.4. Màu sắc

Sự thay đổi màu sắc là do hiện tượng thoái hóa của huyết sắc tố, phụ thuộc vào độ
sâu và tình trạng oxi hoá của Hemoglobin trong da. Quá trình oxy hoá heme để sản xuất ra
biliverdin tạo nên màu xanh. Trong khi, sự gắn kết của sắt và ferritin để sản xuất ra hemosiderin
biliverdin cho quá trình tổng hợp bilirubin tạo nên màu vàng.

Sự thay đổi màu sắc của vết bầm

2.5. Ý nghĩa của vết bầm

Tương tự như vết hoen, vết bầm cũng gợi ý cho nhân viên điều tra những thông tin
quan trọng về thương tích hay cái chết của một người. Dựa vào các đặc điểm hình thái (hình
dạng, kích thước, vị trí, màu sắc,...), vết bầm trên cơ thể một người sẽ giúp ta:

• Xác định tính chất và hình thức gây thương tích. Thông thường, các vết bầm
xuất hiện tự nhiên sẽ xảy ra ở các vị trí lồi của cơ thể như trán, khuỷu tay, đầu
gối,... Tuy nhiên, trong Khoa học pháp y, vết bầm có thể cho biết sự tổn thương
đó là từ đâu ra. Ví dụ:
33
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
o Một người chết do bị bóp cổ, có thể thấy vết bầm theo dấu bàn tay để lại.

o Các vết bầm với kích thước khác nhau và giai đoạn khác nhau thường
xuất hiện trên khắp cơ thể của những đứa trẻ bị bạo hành.

o Vết bầm ở phần đùi trong có thể là dấu chỉ gợi ý cho một vụ tấn công
tình dục.

• Ước đoán mức độ tác động của lực. Lực tác động càng lớn thì vết bầm máu
càng lớn.

• Xác định hình dáng của vật tác động. Tuỳ vào hình dáng của vật tác động mà
vết bầm có thể có những hình dáng khác nhau.

Một số hình dạng đặc biệt của vết bầm được tạo nên do vật tác động:

• Vết bầm ở quanh mắt (Peri-orbital haematoma hay ‘black’ eye/ raccoon
eye) xảy ra do một lực tác động trực tiếp vào mắt.

• Vết bầm hình đường ray xe lửa (Tramline bruise) xảy ra khi nạn nhân bị
đánh bởi một vật có mặt phẳng như tấm bảng thì thường có thể thấy dấu
vết của 2 đường song song của cạnh của tấm bảng và một vùng da bình
thường ở giữa.

• Vết bầm theo dấu răng (Vết cắn - Bite marks) xảy ra do nạn nhân bị tấn
công bằng răng. Vùng da tại vết cắn thường cần được làm Swab test để
kiểm tra DNA của kẻ tấn công.

Hình ảnh vết bầm dạng đường ray xe lửa (Tramline bruise) điển hình. Brouwer, Isabel &
Burger, Elsie. (2010). Medico-legal importance of the correct interpretation of traumatic skin
injuries. SADJ : journal of the South African Dental Association = tydskrif van die Suid-
Afrikaanse Tandheelkundige Vereniging. 65. 28-9.
34
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

Hình ảnh vết bầm dạng đường ray xe lửa (Tramline bruise) ở một nạn nhân nữ, 28 tuổi bị
đánh bởi bạn trai cô ấy bằng vỏ chai rượu mạnh. Fersini, Federica & Govi, Annamaria &
Tsokos, Michael & Etzold, Saskia & Tattoli, Lucia. (2017). Examples of tramline bruises in
clinical forensic medicine. Forensic Science, Medicine and Pathology. 13. 10.1007/s12024-
017-9891-4.

2.6. Ý nghĩa của sự đổi màu thương tích: Vết bầm

Dựa vào sự thay đổi màu sắc của vết bầm, ta sẽ có thể ước đoán thời gian xảy ra
thương tích.

• Màu hơi hồng hoặc đỏ: vết bầm vừa mới xảy ra tức thời.

• Màu tím: Tổn thương xảy ra khoảng một vài giờ.

• Màu đen: Tổn thương xảy ra khoảng 2 đến 3 ngày do máu bắt đầu mất O2 và
thay đổi về màu sắc

• Màu xanh đậm: Tổn thương xảy ra khoảng 3 đến 6 ngày.

• Màu xanh lá mạ: Tổn thương xảy ra khoảng 7 đến 12 ngày. Màu này do các
hợp chất biliverdin và bilirubin trong cơ thể tạo ra khi phá hủy hemoglobin, đồng
nghĩa với việc quá trình hồi phục đang bắt đầu.

• Màu vàng: Tổn thương xảy ra khoảng 13 đến 25 ngày.

• Sau 25 ngày, thương tích mất dấu vết.

35
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

3. Sự khác nhau giữa Vết hoen tử thi và Vết bầm tụ máu

Vết hoen và vết bầm có một số đặc điểm khác biệt như sau:

Vết hoen tử thi Vết bầm tụ máu

Cơ chế Máu tụ ở những vùng thấp của cơ Vật rắn tác động mạnh vào phần mềm của
hình thể dưới ảnh hưởng của trọng lực do cơ thể làm vỡ mạch máu nhỏ (gặp ở dưới
thành mất huyết áp, trương lực mô, áp suất da, trong tạng) máu chảy dưới da và tổ
thủy tĩnh chức phủ tạng nơi bị lực tác động

Thời Sau khi tử vong Sau khi bị tác động bởi lực, thường là khi
điểm nạn nhân còn sống
xuất hiện

Vị trí Những vùng thấp của cơ thể Vị trí bị tổn thương


Có thể thay đổi nếu cơ thể bị dịch Có thể thay đổi do tác động trọng lực và
chuyển trong 6h đầu sau khi tử vong sự lỏng lẻo của mô tại nơi bị tổn thương
Không thay đổi vị trí khi vết hoen
đã cố định

Hình Thường không có hình dạng đặc Có thể có hình dạng của vật tác động lực
dạng biệt
Không có vết hoen tại những vị trí
bị đè ép ⇒ có thể tạo ra những vị trí
khuyết đặc biệt trên vết hoen

Màu sắc Màu của sắc tố máu, sau chuyển Thay đổi màu sắc là do hiện tượng thoái
màu do quá trình thối rữa hóa của huyết sắc tố, đi kèm với quá trình
Màu có thể thay đổi do nguyên nhân lành vết thương
tử vong hoặc do điều kiện môi
trường

Biến mất Khi bị đè ép, đối với vết hoen giai Không biến mất
đoạn sớm

Trong khám nghiệm, bầm tụ máu được phân biệt với vết hoen tử thi dựa vào đặc tính
không biến mất khi bị đè ép, trong khi hoen tử thi thì biến mất.

36
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7
Cách phân biệt vết hoen tử thi và vết bầm tụ máu: rạch qua vết màu đỏ, rửa nước, lau
sạch.

• Nếu vết máu đó mất đi, hoặc máu trong tĩnh mạch chảy ra và trôi đi đó là vết hoen
tử thi.

• Nếu thấy đám chảy máu tụ máu dưới da, mô dưới da lau rửa không sạch đó là chấn
thương bầm tụ máu.

Trong trường hợp thối rữa, đặc biệt da đầu, sự tán huyết sẽ làm đổi màu lan tỏa trong mô
mềm, lúc này không thể phân biệt được vết bầm tụ máu trước chết hay vết hoen tử thi.

37
Bài luận giữa kỳ Pháp Y | Nhóm 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Assessment of the age of bruise by their healing. (2020). Indian Journal Of Forensic
And Community Medicine, 5(2), 119-122. doi: 10.18231/2394-6776.2018.0027,

2. Brouwer, Isabel & Burger, Elsie. (2010). Medico-legal importance of the correct
interpretation of traumatic skin injuries. SADJ : journal of the South African Dental
Association = tydskrif van die Suid-Afrikaanse Tandheelkundige Vereniging. 65. 28-9.
3. Forensic Science, PAPER No.14: Forensic Medicine, MODULE No.17: Blunt Force
Injuries: Bruise (Contusion), FSC_P14_M17, e-PG Pathshala, subject forensic science
- e-PG Pathshalahttp://epgp.inflibnet.ac.in › uploads › epgp_content

4. Calixto Machado, "Brain death: a reappraisal", Springer, 2007, ISBN 0-387-38975-X,


p. 74

5. Robert G. Mayer, "Embalming: history, theory, and practice", McGraw-Hill


Professional, 2005, ISBN 0-07-143950-1, tr. 106–109

6. Anthony J. Bertino "Forensic Science: Fundamentals and Investigations" South-


Western Cengage Learning, 2008, ISBN 978-0-538-44586-3

7. https://cand.com.vn/Ban-doc-cand/Quyen-nghia-vu-cua-to-chuc-duoc-trung-cau-yeu-
cau-giam-dinh-tu-phap-i242088/

8. https://luatduonggia.vn/to-chuc-giam-dinh-tu-phap-cong-lap/

9. https://luatminhkhue.vn/tham-quyen-thu-tuc-trung-cau-giam-dinh-tu-phap-va-quy-
dinh-nham-bao-dam-su-vo-tu-khach-quan-cua-nguoi-giam-dinh.aspx

10. Quốc hội 2012. Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13.

11. Quốc hội 2020. Luật Giám định tư pháp sửa đổi, số 56/2020/QH14.

12. Bộ Y tế (2014). Thông tư số 02/2014/TT-BYT Quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục, bổ
nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần

13. Bộ môn pháp y - Khoa Y ĐHQG TP.HCM, Giáo trình Pháp y.

14. Viện kiểm soát 2017. Tài liệu Tập huấn khám nghiệm hiện trường

38

You might also like