You are on page 1of 87

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


---oOo---
BỘ MÔN TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TỔ 15 Y2018B


TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 10
ĐỢT THỰC TẬP TỪ 03/07/2023 ĐẾN 28/07/2023

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


GV. HƯỚNG DẪN CỦA TRƯỜNG GV HƯỚNG DẪN TẠI QUẬN
BS. Đặng Bảo Đăng BS.CKI. Trần Thiện Thanh
Ths.BS. Dương Anh Thy BS. Bùi Đình Quang
BS. Nguyễn Mạnh Cường
SINH VIÊN THỰC HIỆN
1. Lê Thanh Châu 1851010226 7. Nguyễn Thị Ngọc Phượng 1851010349
2. Nguyễn Đình Nhật Đẩu 1851010246 8. Nguyễn Huỳnh Thái 1851010372
3. Nguyễn Minh Đức 1851010249 9. Nguyễn Nhựt Thanh 1851010365
4. Phan Gia Hân 1851010257 10. Trần Thị Thùy Trang 1851010394
5. Trần Bảo Ngọc 1851010321 11. Nguyễn Thanh Tuấn 1851010405
6. Lê Ngọc Như Phượng 1851010348 12. Lâm Quốc Việt 1851010418

NĂM THỨ NĂM YCQ2018 – NĂM HỌC: 2022 – 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................i
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................. viii
Phần I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH QUẬN 10 ......................................................................... 9
1. Đặc điểm chung .................................................................................................................... 9
1.1. Lịch sử ............................................................................................................................ 9
1.2. Vị trí địa lý ...................................................................................................................... 9
1.3. Hành chính .................................................................................................................... 10
2. Tình hình về dân số............................................................................................................ 11
2.1. Dân số ........................................................................................................................... 11
2.2. Dân tộc và tôn giáo ....................................................................................................... 12
2.2.1. Dân tộc .................................................................................................................. 12
2.2.2. Tôn giáo................................................................................................................. 12
3. Tình hình về Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – Môi trường................................................. 12
3.1. Kinh tế .......................................................................................................................... 12
3.2. Văn hóa ......................................................................................................................... 12
3.2.1. Di tích lịch sử ........................................................................................................ 12
3.2.2. Tụ điểm văn hoá .................................................................................................... 13
3.2.3. Giải trí ................................................................................................................... 14
3.3. Xã hội ........................................................................................................................... 14
3.3.1. Các tổ chức xã hội ................................................................................................. 14
3.3.2. Chính sách xã hội .................................................................................................. 15
3.3.3. Giáo dục ................................................................................................................ 15
3.3.4. Môi trường ............................................................................................................ 15
4. Tổ chức hệ thống y tế Quận 10 ......................................................................................... 16
4.1. Sơ đồ hệ thống y tế Quận 10 ........................................................................................ 16
4.1.1. Phòng y tế Quận 10 ............................................................................................... 16
4.1.2. Trung tâm Y tế Quận 10 ........................................................................................ 17
4.2. Các cơ sở y tế công và tư trên địa bàn Quận 10 ........................................................... 21
4.2.1. Cơ sở y tế công lập ................................................................................................ 21
4.2.2. Cơ sở y tế tư nhân ................................................................................................. 21
5. Mô hình bệnh tật và tử vong ............................................................................................. 21
5.1. Nguyên nhân gây tử vong thường gặp ở Quận 10 ........................................................ 21
5.2. Mười bệnh thường gặp ở Quận 10................................................................................ 22
6. Nhận xét chung................................................................................................................... 22

i
6.1. Tổng quan đặc điểm chung Quận 10 ............................................................................ 22
6.2. Thuận lợi ....................................................................................................................... 23
6.3. Khó khăn....................................................................................................................... 23
Phần II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ........................................................................ 25
1. Mô tả sức một chương trình sức khỏe tại khoa Tư vấn hỗ trợ cộng đồng ................... 25
1.1. Tên chương trình sức khỏe ........................................................................................... 25
1.2. Tầm quan trọng của chương trình ................................................................................ 25
1.2.1. Chủ trương, chính sách của quốc gia, thành phố về việc phải thực hiện chương
trình ................................................................................................................................. 25
1.2.1.1. Chủ trương, chính sách của chính phủ ........................................................... 25
1.2.1.2. Chủ trương, chính sách của thành phố ........................................................... 25
1.2.2. Định hướng, kế hoạch dài hạn thực hiện chương trình ......................................... 25
1.2.2.1. Cấp chính phủ ................................................................................................ 25
1.2.2.2. Cấp thành phố ................................................................................................ 26
1.2.3. Số liệu (tình hình bệnh tật) của chương trình cấp Quốc gia, cấp Thành phố ........ 27
1.2.3.1. Tình hình bệnh tật tại Việt Nam .................................................................... 27
1.2.3.2. Tình hình bệnh tật tại TP.HCM ..................................................................... 28
1.3. Mục tiêu, chỉ tiêu chương trình cấp Quận về phòng, chống HIV/AIDS (2020 – 2022)
............................................................................................................................................. 29
1.3.1. Mục tiêu, chỉ tiêu chương trình của Quận 10 về phòng, chống HIV/AIDS (2020 –
2022)................................................................................................................................ 29
1.4. Các chỉ số đánh giá mục tiêu, chỉ tiêu chương trình của Quận 10 về phòng, chống
HIV/AIDS (2020 – 2022) .................................................................................................... 31
1.4.1. Các chỉ số biểu hiện tình trạng sức khỏe và cách tính .......................................... 31
1.4.2. Các chỉ số liên quan tình trạng sức khỏe và cách tính .......................................... 31
1.5. Các hoạt động của chương trình ................................................................................... 34
1.5.1. Công tác thông tin giáo dục truyền thông ............................................................. 34
1.5.2. Hoạt động tư vấn xét nghiệm ................................................................................ 34
1.5.3. Công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị........................................................................ 35
1.5.4. Hoạt động tiếp cận cộng đồng và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại
......................................................................................................................................... 35
1.6. Kết quả của chương trình so với mục tiêu, chỉ tiêu ...................................................... 36
1.7. Nhận xét của cán bộ phụ trách...................................................................................... 38
1.7.1. Thuận lợi ............................................................................................................... 38
1.7.2. Khó khăn ............................................................................................................... 39
1.7.3. Đề xuất .................................................................................................................. 40
1.8. Nhận định chung toàn chương trình của sinh viên – ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả
chương trình ......................................................................................................................... 40

ii
1.8.1. Nhận định chung toàn chương trình của sinh viên ................................................ 40
1.8.2. Ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả chương trình .................................................... 41
2. Xác định vấn đề sức khỏe .................................................................................................. 41
2.1. Lập luận vấn đề sức khỏe ............................................................................................. 41
2.1.1. Tính phổ biến ........................................................................................................ 43
2.1.2. Tính nghiêm trọng ................................................................................................. 43
2.1.3. Khả năng dự phòng ............................................................................................... 44
2.1.3.1. Về truyền thông, giáo dục .............................................................................. 44
2.1.3.2. Chính sách điều trị dự phòng ......................................................................... 44
2.1.3.3. Quan tâm của y tế Quận 10 về phòng chống HIV/AIDS (chính sách ưu tiên)
..................................................................................................................................... 45
2.1.4. Lợi ích của việc sử dụng ARV .............................................................................. 45
2.1.5. Tình hình điều trị ARV tại Quận 10 ...................................................................... 46
2.2. Kết luận......................................................................................................................... 48
Phần III. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 49
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................... 49
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 51
1. Các khái niệm chính .......................................................................................................... 51
1.1. Chẩn đoán nhiễm HIV .................................................................................................. 51
1.1.1. Người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi ................................................................. 51
1.1.2. Trẻ <18 tháng tuổi ................................................................................................. 51
1.1.3. Phân loại giai đoạn lâm sàng, miễn dịch nhiễm HIV/AIDS ................................. 51
1.2. Tổng quan các thuốc ARV và lợi ích của điều trị thuốc ARV ..................................... 54
1.2.1. Tổng quan các thuốc ARV .................................................................................... 54
1.2.2. Lợi ích điều trị ....................................................................................................... 56
1.3. Điều trị ARV ................................................................................................................ 56
1.3.1. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV .......................................................................... 56
1.3.2. Phác đồ điều trị ARV ............................................................................................ 56
1.3.2.1. Phác đồ ARV bậc 1 ........................................................................................ 56
1.3.2.2. Phác đồ ARV bậc 2 và bậc 3 ......................................................................... 57
1.3.3. Theo dõi đáp ứng điều trị ARV ............................................................................. 58
1.3.3.1. Theo dõi quá trình điều trị ............................................................................. 58
1.3.3.2. Thất bại điều trị ARV .................................................................................... 59
1.4. Định nghĩa và đánh giá tuân thủ điều trị ARV ............................................................. 60
1.5. Hướng dẫn khi người bệnh quên uống thuốc ARV ...................................................... 61
1.6. Một số tác dụng phụ của thuốc ..................................................................................... 61
2. Thực trạng Việt Nam và thế giới ...................................................................................... 62

iii
2.1. Tình hình thế giới ......................................................................................................... 62
2.1.1. Thực trạng nhiễm HIV trên thế giới ...................................................................... 62
2.1.2. Thực trạng điều trị ARV trên thế giới ................................................................... 62
2.2. Tình hình Việt Nam ...................................................................................................... 62
2.2.1. Thực trạng nhiễm HIV tại Việt Nam..................................................................... 62
2.2.2. Thực trạng điều trị ARV tại Việt Nam .................................................................. 63
2.3. Tình hình tại TPHCM ................................................................................................... 64
2.3.1. Thực trạng nhiễm HIV tại TPHCM ...................................................................... 64
2.3.2. Thực trạng điều trị ARV tại TPHCM .................................................................... 65
3. Nghiên cứu trong nước và trên thế giới ........................................................................... 65
3.1. Tuân thủ điều trị ARV trên thế giới và tại Việt Nam ................................................... 65
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị .................................................................. 66
3.2.1. Các yếu tố thuộc về bệnh nhân có liên quan đến điều trị ARV ............................ 66
3.2.2. Các yếu tố thuộc về phác đồ điều trị có liên quan đến điều trị ARV .................... 69
3.2.3. Các yếu tố thuộc về mối quan hệ bệnh nhân và cán bộ y tế có liên quan đến điều
trị ARV ............................................................................................................................ 70
3.2.4. Các yếu tố thuộc về cơ sở điều trị có liên quan đến điều trị ARV ........................ 71
4. Mô tả công cụ nghiên cứu ................................................................................................. 72
4.1. MMAS-8....................................................................................................................... 72
4.2. Bộ công cụ đánh giá đa chiều do USAID hỗ trợ phát triển .......................................... 74
4.3. So sánh ưu-nhược điểm của các bộ công cụ ................................................................. 77
5. Đặc điểm tại nơi tiến hành nghiên cứu ............................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................ix
PHỤ LỤC...............................................................................................................................xvi
LỊCH PHÂN CÔNG CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG THEO TUẦN..............................xvi

iv
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
3TC Lamivudine
ABC Abacavir
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
ARV Thuốc Antiretroviral
ATV/r Atazanavir + ritonavir
AZT Zidovudine
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BLQĐTD Bệnh lây qua đường tình dục
BN Bệnh nhân
BV Bệnh viện
CSĐT Chăm sóc điều trị
DRV/r Darunavir + ritonavir
ĐT Đối tượng
DTG Dolutegravir
EFV Efavirenz
FTV Emtricitabine
HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
KH Kế hoạch
LVP/r Lopinavir/ritonavir
MD Mại dâm
MMAS-8 Morisky Medication Adherence Scale-8
MSM Quan hệ tình dục đồng giới nam
NAT Kỹ thuật phát hiện acid nuleic
PEPFAR U.S. President’s Emergency Plan for AIDS Relief
PNMD Phụ nữ mại dâm
PrEP Pre-exposure prophylaxis: dự phòng trước phơi nhiễm
QĐ Quyết định

v
RAL Raltegravir
TCMT Tiêm chích ma tuý
TDF Tenofovir
TDP Tổ dân phố
TLVR Tải lượng vi rút
TP Thành phố
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTg Thủ tướng Chính phủ
TTYT Trung tâm y tế
TV-ĐTNC-HIV/AIDS Tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS
TVXN Tư vấn xét nghiệm
TW Trung ương
TYT Trạm y tế
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức Y tế Thế giới

vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thông tin hành chính Quận 10 ................................................................................... 10
Bảng 2. Dân số theo từng phường ........................................................................................... 11
Bảng 3. Thống kê các cấp của trường học tại Quận 10 ........................................................... 15
Bảng 4. Sáu nguyên nhân tử vong thường gặp ở Quận 10 (7)................................................. 21
Bảng 5. Mười bệnh thường gặp ở Quận 10 (7) ........................................................................ 22
Bảng 6. Số ca mắc mới và tử vong tại Việt Nam 2020-2023 .................................................. 27
Bảng 7. Mục tiêu, chỉ tiêu chương trình của Quận 10 về phòng, chống HIV/AIDS (2020 –
2022) (17), (18), (19), (20)....................................................................................................... 29
Bảng 8. So sánh chỉ tiêu – kết quả các chương trình năm 2020 – 2022 (21), (22), (23), (24),
(25) ........................................................................................................................................... 36
Bảng 9. So sánh chỉ tiêu – kết quả các chương trình năm 2022 .............................................. 36
Bảng 10. Một số mục tiêu trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Quận 10 năm 2022
(22) ........................................................................................................................................... 42
Bảng 11. Tổng số người đang được điều trị và bỏ trị ARV qua các năm 2020, 2021, 2022 theo
tuổi và giới ............................................................................................................................... 46
Bảng 12. Phân loại giai đoạn lâm sàng ở bệnh nhân HIV/AIDS ............................................. 51
Bảng 13. Một số thuốc và nhóm thuốc ARV chính tại Việt Nam ........................................... 55
Bảng 14. Phác đồ điều trị ARV bậc 1 ...................................................................................... 57
Bảng 15. Phác đồ điều trị ARV bậc 2 ...................................................................................... 57
Bảng 16. Phác đồ điều trị ARV bậc 3 ...................................................................................... 58
Bảng 17. Tiêu chuẩn chẩn đoán thất bại điều trị...................................................................... 59
Bảng 18. Đánh giá mức độ tuân thủ khi uống thuốc ARV ...................................................... 60
Bảng 19. Bộ câu hỏi MMAS-8 (8-item Morisky Medication Adherence Scale) dịch sang tiếng
Việt ........................................................................................................................................... 73
Bảng 20. Các câu hỏi phỏng vấn đánh giá tuân thủ điều trị trong phần 1 của công cụ đánh giá
đa chiều .................................................................................................................................... 74
Bảng 21. Các câu hỏi đánh giá tuân thủ điều trị trong phần 3 của công cụ đánh giá đa chiều 75
Bảng 22. Kết quả đánh giá tuân thủ điều trị theo phương pháp kết hợp sử dụng bộ công cụ đa
chiều ......................................................................................................................................... 76

vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đến năm 2020 .................................... 10
Hình 2. Sơ đồ hệ thống y tế Quận 10 ....................................................................................... 16
Hình 3. Sơ đồ tổ chức Trung tâm Y tế Quận 10 ...................................................................... 19
Hình 4. Biểu đồ phân bố số phát hiện mới theo vùng miền tại Việt Nam 2022 ...................... 27
Hình 5. Số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện, số tử vong qua giám sát ca bệnh (2011 –
2022) ........................................................................................................................................ 28
Hình 6. Chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM, PNMD, NCMT qua giám sát trọng điểm,
năm 2000 – 2022 ...................................................................................................................... 28
Hình 7. Biểu đồ Tăng trưởng bệnh nhân ARV và số nhiễm HIV mới được phát hiện theo năm
(54) ........................................................................................................................................... 63
Hình 8. Đánh giá tuân thủ điều trị theo thang điểm trực quan (VAS 0-10)............................. 75

viii
Phần I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH QUẬN 10
1. Đặc điểm chung
1.1. Lịch sử
- Quận 10 trước đây là khu vực trống, hoang vu nằm giữa vùng Sài Gòn và Chợ Lớn.
Về sau, do vị trí thuận lợi nên dân cư đến tập trung sinh sống.
- Đến những năm 1945, dân Lục Tỉnh, dân miền Trung dồn dập tản cư vào, khu vực này
trở nên đông đúc hơn.
- Năm 1953, chính quyền Bảo Đại gọi thành phố Sài Gòn là Đô Thành và chia thành 6
Quận. Địa bàn Quận 10 thuộc phạm vi Quận 3. (1)
- Sau tổng tấn công và nổi dậy năm Mậu Thân (1968) của quân và dân ta, chính quyền
Sài Gòn thành lập ở đô thành hai Quận mới trong đó có Quận 10. (2)
- Năm 1899, vùng đất Quận 10 thuộc tỉnh Chợ Lớn. Ngày 1 tháng 7 năm 1969 là Quận
10 của thành phố Sài Gòn trên cơ sở tách các Quận 3, Quận 5 và Quận 6. Lúc đầu có 25
phường, sau nhập lại còn 15 phường như hiện nay.
1.2. Vị trí địa lý
- Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều
kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và
ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quận 10 có tổng diện tích tự nhiên 571,81 héc-ta (theo số liệu bản đồ địa chính) nằm
chếch về phía Tây Nam của trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và chiếm 0,24% diện
tích đất đai toàn thành phố.
- Địa bàn Quận 10, có giáp ranh như sau:
+ Phía Bắc giáp với Quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải;
+ Phía Nam giáp Quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh;
+ Phía Đông giáp Quận 3, giới hạn bởi đường Cách mạng tháng 8, Điện Biên Phủ và
đường Lý Thái Tổ;
+ Phía Tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt.

9
Hình 1. Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đến năm 2020
1.3. Hành chính
Bảng 1. Thông tin hành chính Quận 10

Số 474 đường 3 tháng 2, Phường 14, Quận 10, Thành phố


Trụ sở UBND
Hồ Chí Minh.

14 Phường:
Phân chia hành chính
Phường 1, Phường 2 và Phường 4 đến Phường 15.

Mã hành chính 771 (3)

Biển số xe 59-U1-U2

Website http://quan10.hochiminhcity.gov.vn/

10
2. Tình hình về dân số
2.1. Dân số
- Tổng số dân: Dân số của Quận 10 tính đến thời điểm quý 2 năm 2023, Quận 10 có
tổng số dân đang cư trú trên địa bàn là 230.378 người với 52173 hộ gia đình (nguồn:
Báo cáo thống kê chuyên ngành dân số quý 2 năm 2023 - Trung tâm y tế quận 10). Với
diện tích là 571,81 héc-ta (5,71 km2), tính ra mật độ dân số trung bình là xấp xỉ 40.346
người/km2.
Bảng 2. Dân số theo từng phường
(Báo cáo thống kế chuyên ngành dân số quý 2 năm 2023 – Trung tâm Y tế Quận 10)
STT Tên xã/phường/thị trấn Số thôn bản Dân số Mật độ dân số
(người/km2)

TỔNG SỐ 79 198.150 40.346

1 Phường 01 4 11.472 67.345


2 Phường 02 8 20.567 88.377

3 Phường 04 4 9.743 80.412

4 Phường 05 4 10.160 68.825

5 Phường 06 4 7.831 37.732

6 Phường 07 3 5.098 69.291


7 Phường 08 3 9.468 77.367

8 Phường 09 4 16.424 66.895

9 Phường 10 3 10.331 58.300

10 Phường 11 6 8.085 49.145


11 Phường 12 8 20.650 18.282
12 Phường 13 8 20.606 51.328

13 Phường 14 12 26.969 19.001

14 Phường 15 8 20.746 33..699


- Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng Quận 10 có 5 Phường có trên 20.000 dân
(Phường 2, 12, 13, 14, 15), trong đó đông dân nhất là Phường 14 với 29.842 dân; có 7
phường có từ 10.000 – 20.000 dân; có 2 phường có ít hơn 10.000 dân, trong đó ít dân

11
nhất là Phường 7 với 7.622 dân. Tuy nhiên nếu xét theo mật độ dân số ta thấy phường
2 là nơi có mật độ dân số cao nhất, và phường 12 là nơi có mật độ dân số thấp nhất.
2.2. Dân tộc và tôn giáo
2.2.1. Dân tộc
- Dân tộc Kinh chiếm đa số 98%.
- Dân tộc Chăm (Phường 12 và 13), người Hoa (Phường 5, 6, 7): chiếm 2%.
2.2.2. Tôn giáo
- Tôn giáo gồm Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Cao Đài, …có nhiều Chùa, Nhà
thờ lớn, Thánh đường Hồi giáo, Thánh thất Cao Đài.
3. Tình hình về Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – Môi trường
3.1. Kinh tế
- Cơ cấu kinh tế: "Thương mại – Dịch vụ – Sản xuất".
- Tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm 80 – 85%.
3.2. Văn hóa
3.2.1. Di tích lịch sử
- Cơ sở in ấn của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn: nhắc đến hầm bí mật được xây dựng trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở nội thành Sài Gòn, ắt hẳn trong mỗi chúng ta không
thể quên cái tên Hầm bí mật của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn. Hiện nay, căn hầm này tọa
lạc tại số 122/351 đường Ngô Gia Tự, Phường 9, Quận 10. Đây là một trong những căn
hầm thiết kế tinh vi nhất ở khu vực nội thành vào năm 1954 được Bộ Văn hóa – Thông
tin xét duyệt và cấp bằng công nhận di tích lịch sử theo Quyết định số 1288-VH/QĐ
ngày 16 tháng 11 năm 1988. (1)
- Bia tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú: trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam
vào đầu thế kỷ XX, cái tên Trần Phú nổi bật trong lớp thanh niên sinh ra và lớn lên cùng
thời. (1)
- Bia truyền thống Vườn Lài: ngã ba Vườn Lài nằm giữa ngã bảy Sài Gòn (đường Lý
Thái Tổ) và ngã sáu Chợ Lớn (đường Nguyễn Tri Phương), bao gồm các đường chính
là Minh Phụng (nay là đường Ngô Gia Tự), Vĩnh Viễn, Sư Vạn Hạnh thuộc Quận 10
thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quận 10 đã xây
dựng Bia Vườn Lài để ghi nhớ công ơn những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc
Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. (1)

12
- Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam: kho tàng văn hóa dân tộc giữa thành phố. Nép
mình giữa nơi đô thị sầm uất, nhộn nhịp của Sài Gòn, Bảo Tàng Y học cổ truyền Việt
Nam – Fito Museum tọa lạc ở một góc đường yên tĩnh Hoàng Dư Khương, Quận 10.
Đây là bảo tàng về y học cổ truyền ra đời đầu tiên ở Việt Nam và được Trung tâm sách
kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Bảo tàng Y học cổ truyền tư nhân đầu tiên ở Việt Nam”
vào năm 2008. (1)
- Hầm bí mật chứa vũ khí: di tích là căn nhà gạch, vách tường, lợp tôn, gác xép mang số
183/4 đường Ba Tháng Hai, Phường 11, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, có kích
thước: dài 12m, ngang 5m nằm cách đầu hẻm 7m, đối diện với rạp hát Hòa Bình. Giữa
năm 1964, hai ông Nguyễn Văn Trí và Ngô Thanh Vân (Ba Đen) chỉ huy đơn vị “Bảo
Đảm” mang số bí danh J9T700 thuộc Biệt động thành cùng với chiến sĩ Đỗ Văn Căn,
sau khi tìm hiểu nhiều ngày trong khu xóm đã quyết định mua căn nhà nói trên. Một căn
nhà nằm gần khu quân sự và cơ quan đầu não của địch, để tạo được sự bất ngờ. Mua
xong, theo bố trí, ông Căn đưa gia đình về trú ngụ tại căn nhà này. (1)
3.2.2. Tụ điểm văn hoá
- Chợ hoa Hồ Thị Kỷ là chợ hoa đầu mối lớn nhất ở Sài Gòn. Chợ bán hoa tươi rất phong
phú về màu sắc và đa dạng về chủng loại. (3)
- Khu trưng bày tượng sáp Việt: tọa lạc trên con đường sầm uất mang tên Ba Tháng Hai,
là khu trưng bày tượng sáp Việt đầu tiên ở Việt Nam chính thức ra mắt năm 2017, với
hơn 100 bức tượng sáp của các nghệ sĩ Việt Nam từ thế kỉ XX đến nay. (3)
- Nhà hát Hòa Bình: được xây dựng năm 1980, được xem là biểu tượng của công trình
văn hóa, minh chứng lịch sử nước nhà sau những ngày đầu giải phóng, thống nhất đất
nước. Nhà hát Hòa Bình là nơi tổ chức các buổi ca nhạc, chương trình nghệ thuật và các
sự kiện văn hóa. (3)
- Công viên Thỏ Trắng (công viên Lê Thị Riêng): với diện tích lên đến 10.000m2, không
gian thoáng đãng với vô vàn trò chơi, quán cà phê. Công viên Thỏ Trắng không chỉ thu
hút các bạn nhỏ mà còn có cả những bạn thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, công viên còn
có những khu vực dã ngoại dành cho các gia đình. (3)
- Bảo tàng Y học Việt Nam: là bảo tàng Y học đầu tiên tại Việt Nam với hơn 3.000 hiện
vật từ thời kì đồ đá cho tới nay. Tọa lạc trên con đường Hoàng Dư Khương – Quận 10.
(3)

13
- Chợ đồ cũ Nhật Tảo: tọa lạc trên đường Nhật Tảo – Quận 10, khu chợ có chiều dài
2km với các gian hàng xếp sát nhau. (3)
- Nhà thiếu nhi: với không gian thoáng mát và rộng rãi, là nơi hỗ trợ các sảnh múa cho
các em thiếu nhi, cùng với việc tổ chức các hoạt động – sự kiện chuyên nghiệp khác,
nhà thiếu nhi còn có các lớp học năng khiếu đa dạng như múa ba-lê, vẽ, đàn,… (3)
- Trung tâm văn hóa quận. (3)
- Nhà văn hóa phường. (3)
3.2.3. Giải trí
- Cũng như các quận nội thành khác, Quận 10 có nhiều khu vui chơi giải trí phục vụ cho
nhu cầu của người dân như:
+ Câu lạc bộ thể dục thể thao.
+ Trung tâm thương mại: Vincom Plaza, BigC Miền Đông, Vạn Hạnh Mall,…
+ Rạp chiếu phim: CGV Cinemas Vạn Hạnh Mall, BHD Star Cineplex 3/2,…(3)
+ Quán cà phê, karaoke, quán bar…
- Các con đường “đèn đỏ” ở Sài Gòn là nơi các quán bar, cà phê, karaoke trong đó là
nơi tụ tập của các ổ chứa gái bán dâm.
+ Theo báo Thanh niên, 14/6/2017, Công an Quận 10 (TP.HCM) cho biết Đội Cảnh sát
Điều tra tội phạm về Trật tự Xã hội quận vừa ra quyết định tạm giữ hình sự hai tay chăn
dắt gái mại dâm khá nổi tiếng tại khu “đèn đỏ” trên tuyến đường Ngô Quyền, Đào Duy
Từ thuộc địa bàn Quận 10 tồn tại khá lâu. (theo báo thanh niên 2017). (4)
+ Theo báo Người lao động, 24/7/2022, các trinh sát Đội 5 thuộc PC02 - Công an
TPHCM phối hợp Phòng cảnh sát quản lý hành chính, Phòng kỹ thuật hình sự, Công an
quận 10 kiểm tra hành chính Massage Cường Thanh 3 (đường Cao Thắng, quận 10) phát
hiện đường dây mua bán dâm tại đây (theo báo người lao động 2022). (5)
3.3. Xã hội
3.3.1. Các tổ chức xã hội
- Uỷ ban mặt trận tổ quốc.
- Liên đoàn lao động.
- Hội cựu chiến binh.
- Hội liên hiệp Phụ Nữ.
- Hội chữ thập đỏ.

14
- Quận đoàn.
3.3.2. Chính sách xã hội
- Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội khá ổn định.
- Nhiều nhà cửa dân cư tập trung đông đúc.
- Hiện có 12/14 Phường được công nhận Phường đạt chuẩn văn minh đô thị.
- Thành lập quỹ “Vì người nghèo”: Xây dựng 5 căn nhà tình thương, 605 suất học bổng
Nguyễn Hữu Thọ, cấp 421 thẻ BHYT.
- Các học bổng trao cho học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn, chính sách giải quyết
việc làm, phát triển sản xuất từ nguồn vốn vận động trong xã hội… được thực hiện và
phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc ấm no
cho nhân dân.
3.3.3. Giáo dục
- Có 85 trường học trên địa bàn Quận 10
Bảng 3. Thống kê các cấp của trường học tại Quận 10

Cấp học Số Lượng


Nhà trẻ, mẫu giáo 45

Tiểu học 19

Trung học cơ sở, Trung học phổ thông 15

Cao đẳng, Đại học 6

Tổng cộng 85
3.3.4. Môi trường
- TPHCM là một đô thị lớn, với lượng rác thải sinh hoạt thải ra hàng ngày trên địa bàn
khoảng 9.000 tấn/ngày. Bên cạnh lượng rác thu gom nói trên, hàng ngày lượng rác thải
do người dân thiếu ý thức xả ra dọc các tuyến đường, kênh, rạch cũng không nhỏ gây
mất mỹ quan đô thị thành phố. (6)
- Ban Thường vụ Thành ủy thành phố đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19/10/2018
về thực hiện cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch,
vì thành phố sạch và giảm ngập nước”. (6)
- Qua hơn nửa năm thực hiện, nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố triển khai
thực hiện cuộc vận động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có nhiều mô hình hay

15
giúp xóa bỏ những “điểm đen” về rác ở các tuyến đường, kênh rạch góp phần tạo vẻ mỹ
quan đô thị cho thành phố. (6)
- Ngày 5/8/2014, UBND Quận 10 đã tổ chức “Lễ công bố hoàn thành 100% cung cấp
nước sạch trên địa bàn Quận 10” với sự chủ trì của Ông Nguyễn Đức Trọng – Phó chủ
tịch UBND Quận 10, đại diện lãnh đạo Quận ủy – UBND các quận, lãnh đạo Tổng Công
ty Cấp nước Sài gòn, lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM và các ban ngành
liên quan. (6)
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình “Giảm sử dụng túi ni lông” và triển khai
phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn quận. (6)
4. Tổ chức hệ thống y tế Quận 10
4.1. Sơ đồ hệ thống y tế Quận 10
- Hệ thống y tế Quận 10 gồm các đơn vị: Phòng Y tế Quận 10 và TTYT Quận 10

Hình 2. Sơ đồ hệ thống y tế Quận 10


4.1.1. Phòng y tế Quận 10
- Thực hiện chức năng Quản lý Nhà nước, các hoạt động y tế trên địa bàn quận.
- Tham mưu UBND quận xây dựng các chương trình chiến lược, kế hoạch dài hạn,
trung hạn, hàng năm của ngành y tế, các hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực

16
(y dược tư nhân, kế hoạch hóa gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch
bệnh ...).
- Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình phát triển y tế trên địa
bàn sau khi được UBND quận phê duyệt. (7)
4.1.2. Trung tâm Y tế Quận 10
- Trung tâm Y tế Quận 10 đã nhận Quyết định số 1024/QĐ-UBND ngày 24/03/2020 của
Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại “Trung tâm Y tế Quận 10 Bệnh viện Quận
10” trực thuộc Uỷ ban nhân dân Quận 10 thành Trung tâm Y tế Quận 10 trực thuộc Sở
Y tế.
- Trung tâm Y tế Quận 10 là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân
Quận 10 có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng, được mở tài khoản
tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Y tế Quận 10 chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt
động, tài chính và cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân Quận 10; chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Sở Y tế, Ban Quản lý An toàn
thực phẩm Thành phố và các đơn vị y tế, dân số tuyến thành phố, Trung ương theo quy
định của pháp luật.
- Về cơ cấu tổ chức, hiện tại Trung tâm Y tế Quận 10 có 6 phòng chức năng, 16 khoa
chuyên môn và 14 Trạm Y tế phường với tổng số nhân sự là 267.
- Chức năng:
+ Trung tâm Y tế Quận 10 có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế
dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và
các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ:
+ Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và tiêm chủng phòng
bệnh,
+ Sơ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh,
+ Phòng chống HIV/AIDS,
+ Phòng chống bệnh xã hội: Phong, lao, tâm thần…,
+ Tai nạn thương tích,
+ Sức khỏe lao động, môi trường và bệnh nghề nghiệp,

17
+ Sức khỏe trường học,
+ Dinh dưỡng cộng đồng,
+ An toàn vệ sinh thực phẩm,
+ Chăm sóc sức khỏe sinh sản,
+ Truyền thông giáo dục sức khỏe,
+ Trực tiếp quản lý, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc
lĩnh vực phụ trách và khám chữa bệnh thông thường đối với các Trạm Y tế phường, các
cơ sở y tế trên địa bàn,
+ Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho cán bộ y tế thuộc đơn vị và nhân viên y tế
phường,
+ Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật
về lĩnh vực liên quan,
+ Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế
quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công,
+ Thực hiện quản lý cán bộ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên
chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo qui định của pháp luật,
+ Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo,
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và UBND Quận 10
giao. (7)
- Các trụ sở thuộc TTYT Quận 10
+ Trụ sở chính: số 403 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 13, Quận 10, TPHCM
+ Cơ sở 1: kho lưu trữ hồ sơ: số 473C đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 13, Quận
10, TPHCM
+ Cơ sở 2: phòng khám ngoại trú và điều trị Methandone: số 475A đường Cách Mạng
Tháng Tám, phường 13, Quận 10, TPHCM
+ Cơ sở 3: phòng khám bệnh xã hội: Lao, tâm thần, phong và bệnh lây truyền qua đường
tình dục: số 473B đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TPHCM
+ Cơ sở 4: bệnh viện: số 571 đường Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TPHCM
+ 14 Trạm Y tế phường (7)
- Sơ đồ tổ chức Trung tâm Y tế Quận 10

18
Hình 3. Sơ đồ tổ chức Trung tâm Y tế Quận 10
- Nguồn nhân lực của Trung tâm Y tế Quận 10: 267 người (tính đến 01/11/2022) (8)
+ Biên chế: 164 người
+ Các trường hợp đã trúng tuyển viên chức đang làm thủ tục chờ bổ nhiệm: 20 người
+ Hợp đồng có thời hạn: 83 người
+ Hợp đồng không xác định thời gian: 00 người
* Bao gồm:
+ Bác sĩ: 50 người
+ Y sĩ/y sĩ Y học Cổ truyền: 10 người
+ Dược sĩ đại học: 09 người
+ Dược sĩ cao đẳng – Trung cấp: 15 người
+ Điều dưỡng: 81 người
+ Hộ sinh: 14 người
+ Cử nhân y tế công cộng: 10 người
+ Cử nhân chuyên ngành: 31 người
+ Khác: 47 người
- Khoa Tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS: (nguồn: Theo TTYT Quận 10)
+ Chức năng:

19
Tham mưu Giám đốc Trung tâm Y tế Quận 10 trong việc xây dựng kế hoạch và thực
hiện các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến
lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế của Thành phố bao gồm tư vấn, xét
nghiệm HIV; tổ chức, quản lý điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế,
điều trị nghiện chất khác và điều trị HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
+ Nhiệm vụ:
Giám sát và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các phòng khám đa khoa khu
vực, nhà hộ sinh, trạm y tế phường và tương đương về công tác khám, điều trị và chăm
sóc người nhiễm HIV/AIDS, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, dự phòng phơi nhiễm
HIV. Phối hợp thực hiện các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; dự
phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế; phòng, chống các bệnh lây truyền qua
đường tình dục; phòng, chống cộng đồng lây nhiễm Lao và HIV; an toàn truyền máu
liên quan đến HIV/AIDS. Tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, dự án, đề án, thống kê, báo cáo và thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm Y tế Quận 10 giao.
+ Nhân lực: 11 viên chức
- Các chương trình sức khỏe đang thực hiện:
+ Chương trình phòng chống bệnh dịch: sốt rét, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm,
COVID-19
+ Chương trình Tiêm chủng mở rộng
+ Chương trình Sức khỏe trẻ em – Phòng chống Suy dinh dưỡng, Chương trình vi chất
dinh dưỡng
+ Chương trình chăm sóc Sức khỏe bà mẹ và Kế hoạch hóa gia đình
+ Chương trình chống Lao quốc gia
+ Chương trình sức khỏe Tâm thần
+ Chương trình phòng chống bệnh phong và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
+ Chương trình vệ sinh an toàn thực phập
+ Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm: hen phế quản, tim mạch, Đái tháo
đường, ung thư, phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia,...
- Mạng lưới sức khỏe:

20
+ Mạng lưới nhân viên sức khỏe cộng đồng: cộng tác viên dinh dưỡng 14 phường, cộng
tác viên phòng chống dịch bệnh
+ Hội chữ thập đỏ 14 phường
+ Mạng lưới y tế tư: 7 bệnh viện và phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh và Trung tâm
chẩn đoán y khoa.
4.2. Các cơ sở y tế công và tư trên địa bàn Quận 10
- Quận 10 có mạng lưới y tế dày đặc, các cơ sở y tế khám chữa bệnh công lập và tư
nhân rải rác khắp địa bàn quận. (9)
4.2.1. Cơ sở y tế công lập
- Cơ quan y tế chuyên môn trực thuộc UBND Quận 10: Phòng y tế Quận 10, TTYT
Quận 10
- Cơ sở y tế công lập trực thuộc Sở Y tế TPHCM gồm:
+ Bệnh viện Nhân dân 115
+ Bệnh viện Nhi đồng 1
+ Bệnh viện Trưng Vương
+ Viện tim
- Cơ sở y tế công lập do Trung tâm Y tế quản lý: 14 Trạm Y Tế phường
4.2.2. Cơ sở y tế tư nhân
- Trên địa bàn Quận 10, có 648 cơ sở y tế – phòng khám tư nhân về nhiều hình thức tổ
chức chuyên khoa trải đều khắp 14 phường, các cơ sở tư nhân này được nhà nước
công nhận và cấp giấy phép hoạt động. (Theo thống kê số liệu đến ngày 31/1/2021 của
Sở Y tế) (10)
- Một sở cơ sở có thể kể đến như:
+ Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
+ Phòng khám Đa khoa – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
+ Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt Nga
5. Mô hình bệnh tật và tử vong
5.1. Nguyên nhân gây tử vong thường gặp ở Quận 10
Bảng 4. Sáu nguyên nhân tử vong thường gặp ở Quận 10 (7)
(Nguồn: Theo thống kê trên giấy báo tử của UBND Quận 10)

21
STT TÊN BỆNH

1 Già yếu/Suy kiệt


2 Ung thư: các thể

3 Bệnh tim mạch, tăng huyết áp

4 Bệnh phổi, COPD

5 Lao, HIV/AIDS

6 Tai nạn giao thông

5.2. Mười bệnh thường gặp ở Quận 10


Bảng 5. Mười bệnh thường gặp ở Quận 10 (7)
(Nguồn: Theo thống kê của TTYT Quận 10)

STT TÊN BỆNH

1 Viêm loét dạ dày – tá tràng

2 Viêm hô hấp trên

3 Rối loạn tiêu hóa

4 Tăng huyết áp
5 Tim mạch

6 Đái tháo đường

7 COPD

8 Lao

9 Bệnh ngoài da
10 HIV/AIDS
6. Nhận xét chung
6.1. Tổng quan đặc điểm chung Quận 10
- Địa lý: nằm ở vị trí nội thành của TPHCM có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động
về kinh tế, văn hóa xã hội. Tuy nhiên với diện tích chỉ chiếm 0.24% tổng diện tích của
TPHCM mà mật độ dân số cao nên người dân phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi
trường ngày một tăng.

22
- Dân cư: mật độ dân số cao, phần lớn trong độ tuổi lao động, tỷ lệ dân nhập cư ngày
càng tăng. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nhà quản lý của quận.
- Kinh tế – xã hội: là một quân trung tâm của thành phố nên các hoạt động về thương
mại, dịch vụ vui chơi giải trí phát triển mạnh mẽ đem lại sự năng động và nhộn nhịp
cho cuộc sống của người dân nơi đây. Song song với sự phát triển đó thì những tệ nạn
xã hội (ma túy, trộm cướp, gái mại dâm,...) cũng là vấn đề lớn cần được quan tâm. Song
song với sự phát triển đó thì những tệ nạn xã hội, các con đường “đèn đỏ” nơi chứa
những tụ điểm ăn chơi dẫn đến tình trạng lây truyền các bệnh qua đường tình dục trong
đó có tình trạng HIV/AIDS cũng theo đó tăng nhanh và khó kiểm soát.
- Môi trường: tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân trong khu vực.
6.2. Thuận lợi
- Quận 10 là một trong những quận trung tâm của TPHCM nên thuận lợi cho việc giao
lưu, phát triển kinh tế với các quận huyện của thành phố.
- Với hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển giúp rút ngắn thời gian di chuyển của
người dân.
- Mật độ dân số cao, phần lớn người trong độ tuổi lao động nên là nguồn nhân lực dồi
dào cho sự phát triển về kinh tế.
- Với sự phát triển của các dịch vụ thương mại, chăm sóc sức khỏe nên nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân nơi đây.
- TTYT Quận 10 dưới sự chỉ đạo của UBND Quận 10 đã thực hiện các kế hoạch và
hoàn thành nhiều chỉ tiêu đề ra góp phần quản lý người nhiễm cũng như kiểm soát tình
hình HIV/AIDS trên địa bàn như: Tổ chức các công tác giáo dục truyền thông về phòng
chống HIV/AIDS, các chương trình xét nghiệm HIV miễn phí, bảo mật thông tin cho
tất cả các đối tượng nguy cơ,…
6.3. Khó khăn
- Diện tích nhỏ, mật độ dân số cao, tỷ lệ nhập cư ngày một tăng tạo nên sức ép với nhà
quản lý, cùng với sự ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.
- Nền kinh tế chủ yếu là dịch vụ thương mại, các khu vui chơi, giải trí, đặc biệt các con
đường “đèn đỏ” làm tình trạng tệ nạn xã hội càng trầm trọng hơn, các đối tượng tiêm

23
chích ma túy ngày một nhiều, các tụ điểm gái mại dâm làm gia tăng các bệnh lây qua
đường tình dục trong đó có HIV/AIDS.
- Sự kỳ thị và tự kỳ thị là một trở ngại lớn đối với việc thống kê và kiểm soát bệnh tật
đặc biệt trên đối tượng nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn.
- Đối với những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS họ phải uống thuốc điều trị cả đời nên khó
có thể đảm bảo được sự tuân thủ điều trị, vì thế chúng ta nên tổ chức thêm các buổi giáo
dục truyền thông về lợi ích của việc tuân thủ điều trị cũng như tác hại của việc bỏ trị để
nâng cao nhận thức của các đối tượng này.
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực y tế còn thiếu đặc biệt đối với Khoa
Tư vấn, điều trị nghiện chất - HIV/AIDS: chỉ với 11 người nhưng phải quản lý một
lượng bệnh nhân lớn (1986 người – theo Báo cáo giám sát ca bệnh tại Quận 10 năm
2022) nên có thể không đảm bảo được chất lượng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân
vì vậy cần bổ sung nhân lực để khắc phục tình trạng này.

24
Phần II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
1. Mô tả sức một chương trình sức khỏe tại khoa Tư vấn hỗ trợ cộng đồng
1.1. Tên chương trình sức khỏe
“CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10 NĂM
2023”
1.2. Tầm quan trọng của chương trình
1.2.1. Chủ trương, chính sách của quốc gia, thành phố về việc phải thực hiện
chương trình
1.2.1.1. Chủ trương, chính sách của chính phủ
- Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. (11)
- Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 06/7/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác
phòng, chống HIV/AIDS tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm
2030. (12)
1.2.1.2. Chủ trương, chính sách của thành phố
- Kế hoạch 1705/KH-UBND TP.HCM 2022 triển khai phương hướng, nhiệm vụ của
UBQG phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn thành phố. (13)
- Quyết định số 2297/QĐ-UBND TP.HCM 2021 về phê duyệt đề án phát triển y tế cộng
đồng thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tại Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2021-2030. (14)
- Kế hoạch Hành động thực hiện “Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào
năm 2030” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. (15)
1.2.2. Định hướng, kế hoạch dài hạn thực hiện chương trình
1.2.2.1. Cấp chính phủ
- Mục tiêu chung:
Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và
tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa
tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế – xã hội. (11)
- Mục tiêu cụ thể:

25
+ Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây
nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây
nhiễm đạt 80% vào năm 2030.
+ Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm
HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết
tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến
dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao.
+ Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình
trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 95%; tỷ lệ người
được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt 95%;
loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.
+ Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; bảo
đảm nguồn nhân lực cũng như nguồn tài chính phòng, chống HIV/AIDS. (11)
1.2.2.2. Cấp thành phố
- Mục tiêu chung:
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới mức 0,51%, khống chế tỷ lệ
nhiễm mới HIV trong cộng đồng dân cư dưới mức 0,014% vào năm 2025; giảm tử vong
liên quan AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; bình thường hóa bệnh
HIV/AIDS, tạo môi trường thuận lợi cung cấp các dịch vụ thân thiện, tránh sự kỳ thị,
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tiếp tục góp phần giảm tác hại cũng như
giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế – xã hội. (15)
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV
đạt 75% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.
+ Tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình đặt 95%
vào năm 2025 và đạt 98% vào năm 2030.
+ Tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình và được điều trị thuốc
kháng vi rút ARV đạt 95% vào năm 2025 và đạt 98% vào năm 2030.
+ Tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút ARV có tải lượng vi rút dưới
ngưỡng ức chế đạt 98% qua các năm; loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm
2030. (15)

26
1.2.3. Số liệu (tình hình bệnh tật) của chương trình cấp Quốc gia, cấp Thành phố
1.2.3.1. Tình hình bệnh tật tại Việt Nam
Tóm tắt tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2022 (16):
- Số người sống chung với HIV: 240.000 người
- Số ca HIV báo cáo lũy tích: 220.580 ca
- Lũy tích tử vong: 112.368 ca
- Ca mới tìm thấy: 11.000 ca
- Tử vong mới: 1.460 ca
Theo báo cáo hằng năm từ 2020 – 2022 (16):
Bảng 6. Số ca mắc mới và tử vong tại Việt Nam 2020-2023

2020 2021 2022


Số hiện
đang điều
Việt Nam

Số ca Số ca Số ca
Tử vong Tử vong Tử vong trị ARV
mới mắc mới mắc mới mắc đến 2022

13.955 2.160 13.223 2.000 11.000 1.460 167.022

Phân bố số phát hiện mới theo vùng miền:

Hình 4. Biểu đồ phân bố số phát hiện mới theo vùng miền tại Việt Nam 2022

27
1.2.3.2. Tình hình bệnh tật tại TP.HCM
- Trong năm 2022, TPHCM phát hiện 76 trường hợp nhiễm mới, giảm 94 trường hợp so
với năm 2021 (170 trường hợp). Số trường hợp tử vong giảm từ 439 (năm 2021) xuống
còn 390 (năm 2022). Đến hết năm 2022, TPHCM có 48.508 trường hợp còn sống và
quản lý được.

Hình 5. Số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện, số tử vong qua giám sát ca bệnh (2011
– 2022)
- Theo báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại TPHCM, tỷ lệ nhiễm
HIV ở nhóm phụ nữ mại dâm năm 2022 là 2%, có xu hướng giảm so với năm 2018
(10%) còn tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM năm 2020 là 14,7% sau đó giảm nhẹ xuống
còn 12,3% vào năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao.

Hình 6. Chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM, PNMD, NCMT qua giám sát
trọng điểm, năm 2000 – 2022

28
1.3. Mục tiêu, chỉ tiêu chương trình cấp Quận về phòng, chống HIV/AIDS (2020
– 2022)
1.3.1. Mục tiêu, chỉ tiêu chương trình của Quận 10 về phòng, chống HIV/AIDS
(2020 – 2022)
Bảng 7. Mục tiêu, chỉ tiêu chương trình của Quận 10 về phòng, chống HIV/AIDS
(2020 – 2022) (17), (18), (19), (20)

STT Mục tiêu, chỉ tiêu 2020 2021 2022

Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân


1 0,6% 0,6% 0,6%

Tỷ lệ nhiễm HIV mới trong cộng đồng


2 < 0,08% < 0,08% < 0,08%
dân cư
Đến năm 2030, tỷ lệ người nhiễm HIV
3 biết được tình trạng nhiễm của bản ≥ 90% ≥ 90% ≥ 95%
thân
Đến năm 2030, tỷ lệ người được chẩn
4 ≥ 90% ≥ 90% ≥ 95%
đoán nhiễm HIV đăng ký điều trị

Tỷ lệ BN HIV được điều trị ARV có


5 tải lượng vi rút <1000 bản sao/ml ≥ 90% ≥ 90% ≥ 95%
trong số người được xét nghiệm
Tỷ lệ triển khai chương trình truyền
6 thông và tiếp cận cộng đồng tại các > 95%
phường, xã trên địa bàn

7 Tỷ lệ nhóm Nguy cơ cao được tiếp cận > 75%

Tỷ lệ chuyển gửi nhóm Nguy cơ cao


8 > 75%
được tiếp cận đến dịch vụ TVXN HIV

Tỷ lệ kết nối người thuộc nhóm Nguy


10 cơ cao có kết quả HIV(+) vào Chương > 95%
trình CSĐT
Tỷ lệ người dương tính quay lại nhận
11 kết quả xét nghiệm sau khi TVXN > 95%
HIV
Tỷ lệ người dương tính quay lại nhận
12 kết quả xét nghiệm, được kết nối > 95%
Chăm sóc điều trị thành công

29
STT Mục tiêu, chỉ tiêu 2020 2021 2022

Tỷ lệ người có kết quả khẳng định


13 dương tính được kết nối điều trị ARV 95%
trong 7 ngày (5 ngày làm việc)
Tỷ lệ phường xã có triển khai hoạt
động tư vấn xét nghiệm cho đối tượng
14 ≥ 90%
là người nguy cơ cao, thai phụ hoặc
các đối tưởng khác có nhu cầu.
Tỷ lệ phường xã có triển khai điều trị
dự phòng trước phơi nhiễm HIV
15 (PrEP) cho đối tượng là người nguy cơ ≥ 90%
cao, thai phụ hoặc các đối tượng khác
có nhu cầu.

Tỷ lệ phường xã có triển khai xét


nghiệm nhiễm mới HIV cho đối tượng
16 ≥ 90%
là người nguy cơ cao, thai phụ hoặc
các đối tượng khác có nhu cầu.

17 Tỷ lệ bệnh nhân ARV bỏ trị trong năm < 5% < 5% < 5%

Tỷ lệ bệnh nhân ARV tử vong trong


18 < 5% < 5% < 5%
năm

Tỷ lệ người bệnh HIV/AIDS duy trì


19 điều trị ARV tại thời điểm 12 tháng sau > 90%
khi bắt đầu điều trị
Tỷ lệ điều trị ARV sớm trong vòng 7
ngày kể từ ngày khẳng định nhiễm
20 ≥ 80%
trong số bệnh nhân HIV/AIDS bắt đầu
điều trị trong năm
Tỷ lệ người bệnh ARV đủ tiêu chuẩn
21 xét nghiệm tải lượng HIV được xét ≥ 90%
nghiệm tải lượng

Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị dự


22 phòng lao trong số bệnh nhân ARV ≥ 90%
mới đăng ký trong năm.

Tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm HIV/Lao


23 phát hiện trong năm được điều trị đồng ≥ 95%
thời cả ARV và Lao.

30
1.4. Các chỉ số đánh giá mục tiêu, chỉ tiêu chương trình của Quận 10 về phòng,
chống HIV/AIDS (2020 – 2022)
1.4.1. Các chỉ số biểu hiện tình trạng sức khỏe và cách tính

Chỉ số Cách tính


Tỷ lệ nhiễm HIV Số người nhiễm HIV trong cộng đồng
trong cộng đồng dân ∗ 100%
cư Tổng dân số Quận 10 trong năm
Tỷ lệ nhiễm HIV Số người được chẩn đoán nhiễm HIV
mới
trong năm
trong cộng đồng dân ∗ 100%
cư Tổng dân số Quận 10 trong năm
Số BN ARV đang điều trị
Tỷ lệ bệnh nhân ở Khoa TV − ĐTNC − HIV/AIDS tử vong
ARV tử vong trong ∗ 100%
Tổng số BN được đưa vào điều trị ARV
năm
ở Khoa TV − ĐTNC − HIV/AIDS trong cùng năm
1.4.2. Các chỉ số liên quan tình trạng sức khỏe và cách tính
Chỉ số Cách tính
Tỷ lệ người nhiễm Số người nhiễm HIV biết được
HIV biết được tình
tình trạng nhiễm của bản thân
trạng nhiễm của bản ∗ 100%
thân Số người nhiễm HIV

Tỷ lệ người được chẩn Số người được chẩn đoán nhiễm HIV mới
đoán nhiễm HIV đăng đăng kí điều trị
∗ 100%
ký điều trị Số người chẩn đoán HIV mới trong năm
Tỷ lệ triển khai
chương trình truyền Số phường xã tổ chức truyền thông
thông và tiếp cận cộng và tiếp cận cộng đồng ở Quận 10
∗ 100%
đồng tại các phường, Tổng phường xã ở Quận 10
xã trên địa bàn
Số người trong Nhóm nguy cơ cao được
Tỷ lệ nhóm Nguy cơ
tiếp cận
cao được tiếp cận ∗ 100%
Tổng số người trong nhóm nguy cơ cao

Tỷ lệ chuyển gửi Số người trong Nhóm nguy cơ cao được


nhóm Nguy cơ cao tiếp cận và chuyển đến dịch vụ TVXN HIV
∗ 100%
được tiếp cận đến dịch Số người trong Nhóm nguy cơ cao được
vụ TVXN HIV tiếp cận

31
Chỉ số Cách tính
Tỷ lệ kết nối người
thuộc nhóm Nguy cơ Số người Nguy cơ cao có kết quả HIV(+)
cao có kết quả HIV(+) được kết nối vào Chương trình CSĐT
∗ 100%
vào Chương trình Số người Nguy cơ cao có kết quả HIV(+)
CSĐT
Số người có XN dương tính với HIV
Tỷ lệ người dương quay lại nhận kết quả xét nghiệm
tính quay lại nhận kết ở Khoa TV − ĐTNC − HIV/AIDS
∗ 100%
quả xét nghiệm sau Tổng số người có XN dương tính
khi TVXN HIV với HIV tại Khoa
TV − ĐTNC − HIV/AIDS trong cùng năm
Tỷ lệ người dương Số người dương tính quay lại nhận kết quả
tính quay lại nhận kết xét nghiệm được kết nối Chăm sóc điều trị
quả xét nghiệm, được ∗ 100%
Số người dương tính quay lại
kết nối Chăm sóc điều
trị thành công nhận kết quả xét nghiệm

Tỷ lệ người có kết quả Số người có kết quả khẳng định dương tính
khẳng định dương tính
được kết nối điều trị ARV trong 7 ngày
được kết nối điều trị
(5 ngày làm việc)
ARV trong 7 ngày ∗ 100%
(5 ngày làm việc) Số người có kết quả khẳng định dương tính
Tỷ lệ phường xã có
triển khai hoạt động tư Số phường xã triển khai tư vấn xét nghiệm
vấn xét nghiệm cho cho đối tượng nguy cơ cao, thai phụ,
đối tượng là người
hoặc các đối tượng khác có nhu cầu
nguy cơ cao, thai phụ ∗ 100%
hoặc các đối tượng Tổng số phường xã tại Quận 10
khác có nhu cầu.
Tỷ lệ phường xã có
triển khai điều trị dự
phòng trước phơi Số phường xã triển khai tư điều trị PrEP
nhiễm HIV (PrEP) HIV cho đối tượng nguy cơ cao, thai phụ,
cho đối tượng là người hoặc các đối tượng khác có nhu cầu
nguy cơ cao, thai phụ ∗ 100%
Tổng số phường xã tại Quận 10
hoặc các đối tưởng
khác có nhu cầu.
Tỷ lệ phường xã có
triển khai xét nghiệm Số phường xã triển khai xét nghiệm nhiễm
nhiễm mới HIV cho mới HIV cho đối tượng nguy cơ cao, thai
đối tượng là người
phụ, hoặc các đối tượng khác có nhu cầu
nguy cơ cao, thai phụ ∗ 100%
hoặc các đối tưởng Tổng số phường xã tại Quận 10
khác có nhu cầu.

32
Chỉ số Cách tính
Số BN ARV đang điều trị
Tỷ lệ bệnh nhân ARV ở Khoa TV − ĐTNC − HIV/AIDS bỏ trị
∗ 100%
bỏ trị trong năm Tổng số BN điều trị ARV
ở Khoa TV − ĐTNC − HIV/AIDS trong cùng năm
Tỷ lệ người bệnh Số người nhiễm HIV tiếp tục
HIV/AIDS duy trì điều trị ARV 𝑠𝑎𝑢 12 𝑡ℎá𝑛𝑔
điều trị ARV tại thời ∗ 100%
điểm 12 tháng sau khi Số bệnh nhân vẫn đang tiếp tục
bắt đầu điều trị điều trị ARV 𝑡ạ𝑖 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑡ℎá𝑛𝑔 𝑡ℎứ 12
Tỷ lệ điều trị ARV
sớm trong vòng 7 Số bệnh nhân HIV được điều trị ARV trong
ngày kể từ ngày khẳng vòng 7 ngày từ ngày khẳng định nhiễm
định nhiễm trong số ∗ 100%
Tổng số bệnh nhân HIV
bệnh nhân HIV/AIDS
bắt đầu điều trị trong bắt đầu điều trị trong năm
năm
Tỷ lệ người bệnh ARV Số người bệnh ARV đủ tiêu chuẩn xét
đủ tiêu chuẩn xét nghiệm tải lượng HIV được xét nghiệm
nghiệm tải lượng HIV ∗ 100%
Số người bệnh ARV đủ tiêu chuẩn
được xét nghiệm tải
lượng xét nghiệm tải lượng HIV
Tỷ lệ BN HIV được
điều trị ARV có tải Số BN HIV được điều trị ARV có tải lượng
lượng vi rút <1000 vi rút < 1000 bản sao/ml
∗ 100%
bản sao/ml trong số Số BN HIV được điều trị ARV đủ tiêu chuẩn
người được xét xét nghiệm tải lượng vi rút được xét nghiệm
nghiệm
Tỷ lệ bệnh nhân được
điều trị dự phòng lao Số bệnh nhân được điều trị dự phòng lao
trong số bệnh nhân ∗ 100%
ARV mới đăng ký Số bệnh nhân ARV mới đăng kí trong năm
trong năm.
Tỷ lệ bệnh nhân đồng Số người đồng nhiễm HIV/Lao
nhiễm HIV/Lao phát phát hiện trong năm được điều trị
hiện trong năm được đồng thời cả ARV và Lao
điều trị đồng thời cả ∗ 100%
Tổng số người đồng nhiễm HIV/Lao
ARV và Lao. phát hiện trong năm

33
1.5. Các hoạt động của chương trình
1.5.1. Công tác thông tin giáo dục truyền thông
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành,
địa phương và nhân dân trên địa bàn về công tác phòng, chống HIV/AIDS, tăng cường
công tác dự phòng, hướng về cộng đồng và dựa vào cộng đồng bằng nhiều hình thức
phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Tập trung truyền thông, giáo dục sức khỏe, thay đổi hành vi bằng nhiều hình thức với
nội dung về kiến thức phòng chống HIV/AIDS, Luật phòng chống HIV/AIDS, Nghị
định 108 của Chính phủ về các biện pháp can thiệp giảm tác hại, giới thiệu các dịch vụ
hỗ trợ đang thực hiện tại Quận 10 (TVXN tự nguyện – chăm sóc điều trị bệnh nhân
AIDS, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), điều trị phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con) cho người dân trong cộng đồng, nhất là công nhân lao động nhập cư, khách
hàng các quán nhậu, tiếp viên nhà hàng, quán cà phê, massage,...
- Triển khai tuyên truyền trực tuyến trên các mạng xã hội: Facebook, Zalo, TikTok,...
- Tổ chức xe loa diễu hành trên địa bàn Quận trong Tháng thực hiện chiến dịch truyền
thông hằng năm (02 đợt/năm). (19)
1.5.2. Hoạt động tư vấn xét nghiệm
Thực hiện tư vấn và xét nghiệm HIV (miễn phí, bảo mật thông tin) cho tất cả đối tượng
tự nguyện đến phòng TVXN tự nguyện, đạt trên 95% đồng ý xét nghiệm. Thực hiện
truyền thông tư vấn cho các đối tượng phục vụ trong các dịch vụ nhạy cảm (nhà hàng,
hớt tóc, cà phê,…); tư vấn cho phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiêm tầm soát HIV,
90% phụ nữ mang thai nhiễm HIV đồng ý tham gia điều trị dự phòng HIV từ mẹ sang
con.
- Tổ chức TVXN (không chuyên) tại cộng đồng do nhân viên y tế tại 14 TYT phường
và các cộng tác viên thực hiện.
- Duy trì hoạt động của nhóm Tiếp cận cộng đồng, tập trung thực hiện tốt công tác tư
vấn, chăm sóc người nhiễm HIV và hỗ trợ công tác truyền thông trên địa bàn Quận. Phối
hợp tốt với các tổ chức cộng đồng (CBOs) trong công tác tư vấn, giới thiệu, chuyển gửi
khách hàng đến phòng khám.
- Thực hiện xét nghiệm Heroin phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá tình hình sử
dụng ma túy cho các ĐT nghi ngờ và bệnh nhân đang điều trị Methadone. (19)

34
1.5.3. Công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị
Bao gồm việc thực hiện:
- Lập hồ sơ quản lý, theo dõi điều trị các trường hợp đăng ký mới, chuyển đến, điều trị
lại, hồi gia cho người nhiễm HIV.
- Chăm sóc, theo dõi điều trị bằng thuốc ARV cho các bệnh nhân nhiễm HIV.
- Điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho các phụ nữ mang thai nhiễm
HIV.
- Điều trị và chăm sóc tại nhà đối với các bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối.
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho các ĐT có hành vi nguy cơ cao (MSM,
MD, TCMT, người có nhu cầu).
- Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) cho các trường hợp gặp tai nạn nghề nghiệp
(nhân viên y tế, cán bộ công an,...).
- Điều trị dự phòng lao bằng thuốc INH, COTRIM cho bệnh nhân đang điều trị ARV tại
phòng khám điều trị HIV/AIDS.
- Sàng lọc, tư vấn điều trị các bệnh không lây (THA, Đái tháo đường, Rối loạn lipid
máu) cho tất cả bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS.
- Đảm bảo thực hiện việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone đúng quy trình, quy định (19).
1.5.4. Hoạt động tiếp cận cộng đồng và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm
tác hại
- Củng cố và phát triển hoạt động các cộng tác viên cộng đồng trong các ngành (TTYT,
TYT, Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…)
và triển khai việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại, thực hiện chương trình
gom bơm kim tiêm bẩn vì cộng đồng an toàn.
- Vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn trên địa bàn đồng ý tham
gia chương trình phân phát bao cao su tại cơ sở cho khách hàng. (19)

35
1.6. Kết quả của chương trình so với mục tiêu, chỉ tiêu
Bảng 8. So sánh chỉ tiêu – kết quả các chương trình năm 2020 – 2022 (21), (22), (23),
(24), (25)

2020 2021 2022


Nội dung
Mục tiêu Kết quả Mục tiêu Kết quả Mục tiêu Kết quả
Tỷ lệ nhiễm HIV
0.001% 0.002% 0.002%
mới trong cộng <0.08% <0.08% <0.008%
ĐẠT ĐẠT ĐẠT
đồng dân cư
Tỷ lệ người
99.6% 99.7% 100%
nhiễm nhận được ≥ 90% ≥ 90% ≥ 95%
ĐẠT ĐẠT ĐẠT
kết quả

Tỷ lệ người chẩn
98.2% 99.7% 100%
đoán nhiễm HIV ≥ 90% ≥ 90% ≥ 95%
ĐẠT ĐẠT ĐẠT
đăng ký điều trị
Tỷ lệ bệnh nhân
HIV được điều
trị ARV có tải
lượng vi rút Chưa ghi Chưa ghi 98%
≥ 90% ≥ 90% ≥ 95%
<1000 bản nhận nhận ĐẠT
sao/ml trong số
người được xét
nghiệm
Bảng 9. So sánh chỉ tiêu – kết quả các chương trình năm 2022

2022
Nội dung
Mục tiêu,
Kết quả Đánh giá
chỉ tiêu

Tỷ lệ triển khai chương trình truyền


thông và tiếp cận cộng đồng tại các > 95% 100% ĐẠT
phường, xã trên địa bàn

Tỷ lệ nhóm Nguy cơ cao được tiếp cận > 75% 77.2% ĐẠT

Tỷ lệ chuyển gửi nhóm Nguy cơ cao


> 75% 100% ĐẠT
được tiếp cận đến dịch vụ TVXN HIV

36
2022
Nội dung
Mục tiêu,
Kết quả Đánh giá
chỉ tiêu

Tỷ lệ kết nối người thuộc nhóm Nguy


cơ cao có kết quả HIV(+) vào Chương > 95% 100% ĐẠT
trình CSĐT

Tỷ lệ người dương tính quay lại nhận


> 95% 100% ĐẠT
kết quả xét nghiệm sau khi TVXN HIV

Tỷ lệ người dương tính quay lại nhận


kết quả xét nghiệm, được kết nối Chăm > 95% 100% ĐẠT
sóc điều trị thành công
Tỷ lệ người có kết quả khẳng định
Chưa ghi
dương tính được kết nối điều trị ARV 95% -
nhận
trong 7 ngày (5 ngày làm việc)

Tỷ lệ phường xã có triển khai hoạt động


tư vấn xét nghiệm cho đối tượng là
≥ 90% 100% ĐẠT
người nguy cơ cao, thai phụ hoặc các
đối tưởng khác có nhu cầu.

Tỷ lệ phường xã có triển khai điều trị dự


phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
Chưa ghi
cho đối tượng là người nguy cơ cao, ≥ 90% -
nhận
thai phụ hoặc các đối tưởng khác có nhu
cầu.

Tỷ lệ phường xã có triển khai xét


nghiệm nhiễm mới HIV cho đối tượng Chưa ghi
≥ 90% -
là người nguy cơ cao, thai phụ hoặc các nhận
đối tưởng khác có nhu cầu.

CHƯA
Tỷ lệ bệnh nhân ARV bỏ trị trong năm < 5% 7%
ĐẠT

Tỷ lệ bệnh nhân ARV tử vong trong


< 3% 0.7% ĐẠT
năm

Tỷ lệ người bệnh HIV/AIDS duy trì


điều trị ARV tại thời điểm 12 tháng sau > 90% 93% ĐẠT
khi bắt đầu điều trị

37
2022
Nội dung
Mục tiêu,
Kết quả Đánh giá
chỉ tiêu

Tỷ lệ điều trị ARV sớm trong vòng 7


ngày kể từ ngày khẳng định nhiễm trong
≥ 80% 100% ĐẠT
số bệnh nhân HIV/AIDS bắt đầu điều trị
trong năm

Tỷ lệ người bệnh ARV đủ tiêu chuẩn xét


nghiệm tải lượng HIV được xét nghiệm ≥ 90% 92% ĐẠT
tải lượng

Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị dự phòng


lao trong số bệnh nhân ARV mới đăng ≥ 90% 95% ĐẠT
ký trong năm.

Tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm HIV/Lao


phát hiện trong năm được điều trị đồng ≥ 95% 100% ĐẠT
thời cả ARV và Lao.

1.7. Nhận xét của cán bộ phụ trách


1.7.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo, theo dõi giám sát của các phòng ban chức năng Sở Y tế,
UBND Quận cùng với sự tham gia nhiệt tình của chính quyền, ban ngành, đoàn thể tại
các phường nên tình hình dịch HIV/AIDS đang được tiếp tục kiểm soát. Các chương
trình phòng chống AIDS được triển khai liên tục, đạt tiến độ kế hoạch đề ra.
- Hoạt động điều trị HIV/AIDS tại khoa được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, liên
tục của lãnh đạo và sự hỗ trợ thực hiện các kế hoạch phòng, chống AIDS từ phòng kế
hoạch nghiệp vụ đơn vị.
- Chương trình Methadone đang triển khai có hiệu quả, góp phần hạn chế sự lây nhiễm
HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và hạn chế sự lây nhiễm HIV từ nhóm đối tượng
này trong cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ tội phạm liên quan tới ma túy. (13)
- Mô hình lồng ghép các dịch vụ điều trị và dự phòng HIV/AIDS cho bệnh nhân nhiễm
HIV triển khai tại khoa Tham vấn và Hỗ trợ cộng đồng HIV/AIDS đang hoạt động có
hiệu quả.

38
- Cán bộ được phân công tích cực, nhiệt tình. Công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân
HIV/AIDS duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả cao. Chất lượng sống của người nhiễm
HIV ngày càng được cải thiện, góp phần hạn chế sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân
cư.
- Mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS luôn được kiện toàn kịp thời bảo đảm đủ nhân sự.
Mô hình lồng ghép các dịch vụ điều trị và dự phòng HIV/AIDS cho bệnh nhân nhiễm
HIV triển khai tại Khoa tham vấn – Hỗ trợ cộng đồng HIV/AIDS đang hoạt động có
hiệu quả, phù hợp với tình hình cắt giảm tài trợ của các tổ chức quốc tế.
1.7.2. Khó khăn
- Một trong những thách thức lớn nhất cho công tác tuyên truyền, chăm sóc, điều trị
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS là nguồn kinh phí.
- Nhận thức của nhân dân về phòng, chống HIV/AIDS mặc dù đã có nhiều chuyển biến,
nhưng thay đổi hành vi chưa có tính bền vững và nếu công tác truyền thông không được
tiến hành thường xuyên với hình thức đa dạng, tiếp cận đến người dân ở từng thôn, xóm
thì nguy cơ người nhiễm HIV vẫn sẽ gia tăng.
- Tình trạng tự kỳ thị và kỳ thị, phân biệt đối xử của người nhiễm và cộng đồng còn cao.
Người nhiễm HIV/AIDS thường giấu giếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám
tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống HIV/AIDS.
- Người có nguy cơ cao nhiễm HIV ngại xét nghiệm. Người bệnh di chuyển, thay đổi
chỗ ở, công việc không ổn định nên khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh.
- Số đối tượng tiếp cận là nam có quan hệ tình dục đồng giới và mại dâm còn ít trong
khi đây cũng là những nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Nhu cầu được chăm sóc, điều trị của bệnh nhân còn rất lớn trong khi nhân lực hầu hết
phải làm việc kiêm nhiệm, nguồn lực đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS đang ngày
một cắt giảm gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.
- Chưa triển khai được tầm soát các bệnh không lây cho tất cả bệnh nhân tại phòng khám
do chưa có sinh phẩm, ảnh hưởng đến thang điểm Sở Y tế năm 2023.
- Trang thiết bị thiếu, hư nên không thể triển khai được phần mềm khám, cấp thuốc.
- Chưa triển khai thực hiện phần mềm Methadone.
- Chưa ký được hợp đồng xét nghiệm TLVR, CD4, XN cơ bản.

39
1.7.3. Đề xuất
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở Trung tâm Y tế mới.
- Tăng cường phối hợp giữa cộng đồng và cơ sở y tế trong việc kết nối, chuyển gửi.
- Bổ sung kinh phí các chương trình sức khỏe, hoạt động phòng, chống dịch nói chung
và kinh phí phòng, chống HIV/AIDS khi hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cắt giảm.
- Tăng cường chỉ đạo truyền thông phòng, chống dịch trên hệ thống truyền hình thành
phố vào thời điểm thích hợp
1.8. Nhận định chung toàn chương trình của sinh viên – ý kiến đề xuất nâng cao
hiệu quả chương trình
- HIV là một trong những gánh nặng bệnh tật của thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng.
- HIV (Human Immunodeficiency Virus) là một bệnh truyền nhiễm gây suy giảm hệ
miễn dịch ở người, gây nên bệnh AIDS. AIDS (Acquired Immunodeficiency
Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do virus HIV gây nên.
- Nhiễm HIV là suốt đời (thuốc đặc trị để kéo dài thời gian chuyển AIDS).Bệnh nhân
AIDS tử vong là chắc chắn. HIV lây lan âm thầm và rất nhanh (nhất là trong giai đoạn
cửa sổ).
- HIV/AIDS ở Việt Nam đặc biệt là TP.HCM tiếp tục tăng và ngày càng trẻ hóa (khoảng
70 – 80% người nhiễm HIV < 30 tuổi).
1.8.1. Nhận định chung toàn chương trình của sinh viên
Thông qua tìm hiểu Chương trình Chăm sóc và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân
HIV/AIDS của quận 10 giai đoạn 2020 – 2023, nhóm chúng tôi có những nhận định
như sau:
Về mục tiêu, chỉ tiêu: Quận 10 đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể và bám sát với chương
trình mục tiêu quốc gia.
Về các hoạt động chính:
- Thực hiện tốt công tác truyền thông tại nơi làm việc, tại cộng đồng dân cư theo Quyết
định số 4994/QĐ– BYT ngày 14/12/2012 về việc ban hành hướng dẫn tổ chức hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường.

40
- Triển khai tốt các chương trình tiếp cận cộng đồng, đặc biệt là những nhóm ĐT có
nguy cơ cao (TCMT, phụ nữ bán dâm,…). Số ĐT nguy cơ cao được TVXN HIV/AIDS
của năm 2022 đạt chỉ tiêu trên 75% (77,2%).
- Công tác đào tạo tập huấn cán bộ phụ trách được thực hiện thường xuyên nhằm cập
nhật kiến thức, kỹ năng tư vấn, điều trị bệnh nhân, qua đó giúp bệnh nhân hiểu về bệnh
và lợi ích của việc tuân thủ điều trị ARV. Vì vậy khoa đã đạt được những mục tiêu về
nâng cao tỷ lệ khách hàng dương tính được kết nối điều trị ARV trong 7 ngày làm việc
đạt 100%.
- Nhờ vào sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự theo dõi tích cực của các nhân
viên y tế, cũng như chính sách hỗ trợ về ARV mà năm 2022 đã đạt được trên 90% người
bệnh HIV/AIDS duy trì điều trị ARV tại thời điểm 12 tháng sau khi bắt đầu điều trị.
Về kết quả: Nhìn chung qua 3 năm, kết quả đạt được của các chỉ số trong mục
tiêu có xu hướng gia tăng tích cực nhưng chậm. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại vấn đề sức
khỏe trong chương trình cần phải quan tâm đó là “Tỷ lệ bệnh nhân ARV bỏ trị trong
năm” (<3%) chưa đạt mục tiêu đề ra, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của dịch bệnh
COVID-19 trong năm 2020, 2021, từ đó gây khó khăn cho việc thăm khám – điều trị
và nhận thuốc ARV của BN HIV/AIDS.
1.8.2. Ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả chương trình
- Tăng cường tiếp cận tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức về HIV, tuân
thủ điều trị ARV cho bệnh nhân HIV đang điều trị ngoại trú tại Khoa Tư vấn - Điều trị
nghiện chất và HIV/AIDS quận 10 bằng các phương pháp truyền thống song song với
truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội, đặc biệt tập trung vào đối tượng nguy cơ,
lao động nghèo thiếu điều kiện tiếp cận với truyền thông.
- Xây dựng các chính sách ưu tiên, khuyến khích người bệnh tuân thủ điều trị ARV
nhằm cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng đời sống, xã hội.
2. Xác định vấn đề sức khỏe
2.1. Lập luận vấn đề sức khỏe
- HIV (Human immunodeficiency virus) là bệnh truyền nhiễm tấn công vào hệ miễn
dịch của cơ thể, AIDS (Acquired immunodeficiency syndrome) là giai đoạn cuối của
quá trình nhiễm HIV. HIV/AIDS làm cơ thể mất dần khả năng đề kháng với các tác
nhân gây bệnh dẫn đến bệnh tật và cuối cùng là tử vong. Không chỉ ảnh hưởng đến sức

41
khỏe, tính mạng của con người mà HIV/AIDS còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế –
xã hội, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của quốc gia.
Chính vì vậy đây vẫn luôn là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn
thế giới. (26)
- Trong bối cảnh HIV/AIDS vẫn chưa thật sự được khống chế, Việt Nam đã ban hành
các văn bản pháp luật, đề ra mục tiêu cần đạt theo từng giai đoạn nổi bật nhất là Chiến
lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
và Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 mới mục tiêu chính
là đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV
và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối
đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhằm thực hiện hóa
mục tiêu chung, chiến lược đã đề ra từng bước để thực hiện có thể kể đến như: mở rộng
và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV,
mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm
HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị
HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị
thuốc kháng vi rút HIV đạt 95% (11). Theo đó, Quận 10 đã đề ra các kế hoạch, hoạt
động để quản lí và kiểm soát tình hình HIV/AIDS trên địa bàn quận như:
Bảng 10. Một số mục tiêu trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Quận 10
năm 2022 (22)
2022
Kết quả thực hiện Mục tiêu
Triển khai chương trình truyền thông
100% 95%
và tiếp cận cộng đồng trên địa bàn
Triển khai hoạt động tư vấn xét
nghiệm tuyến tại xã/phường cho đối
100% 90%
tượng là người có nguy cơ, thai phụ
hoặc các đối tượng khác có nhu cầu
Nhóm nguy cơ cao được tiếp cận
100% 75%
chuyển đến dịch vụ TVXN HIV
Tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị ARV và tử
7% < 5%
vong trong năm
Nhận xét: qua số liệu thống kê có thể thấy hoạt động can thiệp dự phòng, truyền thông
– can thiệp giảm hại, tư vấn xét nghiệm trên địa bàn quận đã đạt mục tiêu đề ra, tuy

42
nhiên tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị ARV và tử vong trong năm tuy vẫn chưa đạt mục tiêu đề
ra. Đây tuy không phải chỉ số thể hiện tình trạng bệnh nhưng tỷ lệ này tăng sẽ làm tăng
nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, tăng khả năng kháng thuốc, tăng tỉ lệ tử vong. Vì
vậy đây là một mục tiêu cần được chú ý trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại
Quận 10 trong những năm kế tiếp.
2.1.1. Tính phổ biến
- Theo WHO, ước tính toàn cầu có 38.4 triệu người nhiễm HIV tính đến cuối năm 2021.
(26)
- Tại Việt Nam, theo số liệu 9 tháng đầu năm 2022 của Bộ Y tế có khoảng 220.580
người nhiễm HIV (27), riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận khoảng 68.420 người
nhiễm HIV, chiếm khoảng 28.5% số người nhiễm HIV trên cả nước hiện nay. (28)
2.1.2. Tính nghiêm trọng
- Theo WHO năm 2021, ước tính toàn cầu có 650.000 người chết vì các nguyên nhân
liên quan đến HIV và 1.5 triệu người nhiễm HIV mới (26). Tại Việt Nam, có khoảng
3500 người chết liên quan đến AIDS và bỏ trị ARV là nguyên nhân đáng lo ngại, ảnh
hưởng trực tiếp và dẫn đến tình trạng tử vong do AIDS tại nước ta. (29)
- Hiện tại vẫn chưa tìm ra thuốc chữa khỏi HIV, tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng vi
rút (ARV), sẽ ngăn chặn quá trình vi rút nhân lên trong cơ thể. Điều này đòi hỏi việc sử
dụng thuốc ARV phải được dùng hằng ngày, suốt đời. Đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tỷ lệ bỏ trị cao, khiến hiệu quả điều trị thấp, bệnh nhân dễ bị kháng thuốc,
tăng tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và tăng nguy cơ lây lan HIV ra cộng đồng.
Hệ quả dẫn đến việc chi phí điều trị từ có thể đáp ứng được trở thành một con số khổng
lồ, gây gánh nặng lên kinh tế – y tế quốc gia. Ngoài ra, việc bệnh nhân nhiễm HIV bị
gia đình, xã hội kỳ thị; nguồn kinh phí hỗ trợ việc cấp phát thuốc ARV đang bị cắt giảm,
gây gánh nặng kinh tế lên những bệnh nhân nhiễm HIV không có BHYT/BHXH, dẫn
đến tỷ lệ bỏ trị ARV và tử vong trong năm vẫn chưa giảm xuống mức mục tiêu đề ra
trong suốt nhiều năm liền.
- Một số biến chứng của HIV/AIDS bao gồm:
+ Nhiễm trùng cơ hội: khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu, bệnh nhân
thường mắc các tác nhân nhiễm trùng cơ hội (đặc biệt là viêm phổi, lao, nhiễm nấm
candida,…). Nhiễm trùng có thể diễn tiến nặng nề và dẫn đến tử vong. (30)

43
+ Bệnh tim mạch: bệnh nhân mắc HIV/AIDS có nguy cơ mắc các bệnh mạch vành
(CAD) cao hơn gấp 1.5 đến 2 lần so với những người không nhiễm HIV, đặc biệt là ở
những bệnh nhân HIV/AIDS có dùng thuốc cai nghiện hoặc không tuân thủ điều trị
thuốc ARV. (31)
+ Các bệnh lý gan và thận: bệnh nhân mắc HIV/AIDS có nguy cơ bị tổn thương gan và
thận cao hơn. (32)
2.1.3. Khả năng dự phòng
HIV là dịch bệnh nguy hiểm, mối hiểm họa đối với sức khỏe và tính mạng con người.
Vì thế bên cạnh việc thực hiện điều trị thì dự phòng HIV là nhiệm vụ quan trọng cần có
sự phối hợp của các cấp ủy Đảng, phòng ban ngành, chính quyền, đoàn thể các cấp và
là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cộng đồng.
2.1.3.1. Về truyền thông, giáo dục
- Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống
HIV/AIDS đến mọi đối tượng qua các hình thức như: tờ rơi, áp phích, mạng xã hội,
truyền hình, lồng ghép trong việc giảng dạy..., kết hợp tuyên truyền về tác hại, hậu quả
của HIV/AIDS đối với sức khỏe của con người và kinh tế xã hội.
- Giảm kì thị và phân biệt đối xử với người bệnh HIV/AIDS để người bệnh an tâm điều
trị hiệu quả.
- Kết hợp chặt chẽ hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các hoạt động phòng chống
ma túy, mại dâm. (33)
2.1.3.2. Chính sách điều trị dự phòng
- Tăng cường phát hiện các ca nhiễm mới và kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV cấp để
phòng ngừa sự lây lan trong cộng đồng.
- Lập hồ sơ quản lí, theo dõi điều trị các trường hợp đăng kí mới, chuyển đến, điều trị
lại, hồi gia cho người nhiễm HIV.
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc (PrEP) cho đối tượng có hành vi
nguy cơ cao (MSM, MD, TCMT,…).
- Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) cho các trường hợp gặp tai nạn nghề nghiệp
(nhân viên y tế, cán bộ công an,…).
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho các phụ nữ mang thai nhiễm HIV. (34)

44
2.1.3.3. Quan tâm của y tế Quận 10 về phòng chống HIV/AIDS (chính sách ưu
tiên)
- Tổ chức xe loa diễu hành trên địa bàn Quận trong Tháng thực hiện chiến dịch truyền
thông phòng, chống HIV hằng năm (02 đợt/năm).
- Thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV (miễn phí, bảo mật thông tin) cho tất cả các đối
tượng tự nguyện đến phòng tư vấn xét nghiệm.
- Thực hiện truyền thông tư vấn cho các đối tượng phục vụ trong các dịch vụ nhạy cảm
(nhà hàng, hớt tóc, cà phê,...).
- Tư vấn cho phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm tầm soát HIV.
- Tổ chức tư vấn xét nghiệm (không chuyên) tại cộng đồng cho nhân viên y tế tại 14
Trạm y tế phường và các cộng tác viên thực hiện.
- Xét nghiệm Heroin phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá tình hình sử dụng ma túy
cho các đối tượng nghi ngờ và bệnh nhân đang điều trị Methadone. (19)
2.1.4. Lợi ích của việc sử dụng ARV
- Thuốc điều trị HIV hiện tại là ARV – thuốc ức chế vi rút sao chép, thuốc không điều
trị dứt điểm bệnh nhưng sẽ giúp người bệnh mạnh khoẻ như người thường, ngăn ngừa
HIV lây truyền qua đường tình dục. Tính đến ngày 30/09/2020, PEPFAR cứu sống được
17,2 triệu người bằng thuốc ARV. ( 3 4 )
- Điều trị ARV là quá trình liên tục kéo dài suốt cuộc đời và đòi hỏi sự tuân thủ điều trị
tuyệt đối. Qua đó giúp duy trì nồng độ thuốc ARV trong máu nhằm ức chế tối đa sự
nhân lên của HIV, đủ thời gian cho phép hệ miễn dịch được phục hồi, từ đó phòng ngừa
các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và tăng tỷ lệ
sống sót. Tại Việt Nam, tính đến tháng 3 năm 2021 có hơn 153.000 bệnh nhân
HIV/AIDS đang điều trị ARV. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV sau 12 tháng đạt 88%. Tải
lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế (< 1.000 bản sao/ml máu) đạt 96%, dưới ngưỡng phát
hiện (200 bản sao/ml máu) đạt 92% (35). Ngược lại, nếu bệnh nhân không uống thuốc
đều đặn hay bỏ liều sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân nói riêng cũng như
cộng đồng nói chung. Đối với người bệnh, việc tuân thủ điều trị kém sẽ dẫn đến giảm
khả năng ức chế nồng độ vi rút trong cơ thể từ đó tăng tỷ lệ tử vong do các bệnh nhiễm
trùng cơ hội. Đối với cộng đồng, việc bỏ trị có thể sinh ra nhiều chủng HIV kháng thuốc
và lây lan rộng rãi trong cộng đồng.

45
2.1.5. Tình hình điều trị ARV tại Quận 10
Bảng 11. Tổng số người đang được điều trị và bỏ trị ARV qua các năm 2020, 2021,
2022 theo tuổi và giới
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Nội
≥ 15 tuổi < 15 tuổi ≥ 15 tuổi < 15 tuổi ≥ 15 tuổi < 15 tuổi
dung
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Tổng
số
bệnh
nhân 1117 303 0 0 1445 302 0 0 1615 311 0 0
đang
được
điều trị
Số BN
ARV
bỏ
điều trị
(không
đến
65 10 0 0 53 13 0 0 121 14 0 0
nhận
thuốc
từ 3
tháng
trở
lên)

Số BN
ARV
10 1 0 0 6 1 0 0 12 3 0 0
tử
vong

46
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Nội
≥ 15 tuổi < 15 tuổi ≥ 15 tuổi < 15 tuổi ≥ 15 tuổi < 15 tuổi
dung
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Số BN
chưa
điều
trị
ARV
1 0 0 0 - - - - - - - -
tử
vong
trong
kỳ báo
cáo

Theo số liệu trên cho thấy:


- Tất cả bệnh nhân đang được điều trị và bỏ trị ARV và tử vong ở Quận 10 trong 3 năm
đều từ 15 tuổi trở lên.
- Trong các bệnh nhân bỏ trị ARV và tử vong ở Quận 10 trong cả 3 năm 2020, 2021,
2022 nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới.
- Số lượng bệnh nhân bỏ trị ARV tăng lên liên tục từ năm 2020 đến năm 2022.
- Những người trên 15 tuổi và đặc biệt là nhóm nam giới là nguồn lực lao động, kinh tế
chính của xã hội. Việc bỏ trị ở nhóm này sẽ góp phần làm tăng gánh nặng kinh tế xã hội
cũng như gánh nặng bệnh tật.
- Tuân thủ điều trị ARV đòi hỏi người bệnh phải kiên trì vì họ phải đối mặt với những
tác dụng phụ của thuốc phải sử dụng thuốc suốt đời và nghiêm ngặt hơn là phải uống
thuốc đúng giờ mỗi ngày, các bệnh nhiễm trùng cơ hội, những thay đổi trong cuộc sống.
- Tuân thủ điều trị ARV được xem là yếu tố tiên lượng tốt đối với tình trạng ức chế vi
rút và ngược lại tuân thủ kém làm giảm ức chế vi rút và tăng khả năng kháng thuốc và
làm giảm thời gian sống của bệnh nhân. (36), (37), (38)
Do không tuân thủ điều trị, bệnh nhân HIV sẽ không đạt được tình trạng ức chế vi rút
sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho người khác cao hơn. Mối quan hệ giữa tuân thủ điều trị và

47
tải lượng vi rút đã được chứng minh trong một nghiên cứu cho thấy khi tỷ lệ tuân thủ
điều trị giảm 10% thì tải lượng vi rút tăng lên gấp đôi. (39)
Những người bỏ trị ARV thường có tải lượng vi rút cao và sẽ trở thành nguồn lây nhiễm
cấp trong cộng đồng. Các bệnh nhân không tuân thủ điều trị ARV sẽ bị suy giảm miễn
dịch và dễ gặp phải các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, giảm cân, toát mồ hôi về đêm,
kèm theo tăng nguy cơ các nhiễm trùng cơ hội nghiêm trọng có nguy cơ tử vong. (40)
2.2. Kết luận
Để kéo giảm gánh nặng bệnh tật và lây nhiễm HIV/AIDS trong xã hội thì Trung tâm Y
tế Quận 10 dưới sự chỉ đạo của UBND quận đã thực hiện các kế hoạch và hoàn thành
nhiều chỉ tiêu đề ra góp phần quản lý người nhiễm cũng như kiểm soát tình hình
HIV/AIDS trên địa bàn. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị ARV và tử vong trong năm
2022, một mục tiêu quan trọng trong chương trình phòng chống HIV/AIDS, là số ít mục
tiêu mà quận chưa thực hiện được, nguyên nhân có thể đến từ việc thời gian điều trị kéo
dài, tác dụng phụ không mong muốn và công tác quản lí chưa chặt chẽ. Vì những hạn
chế được nêu ở trên cùng với sự hướng dẫn của người phụ trách chương trình sức khỏe
và cán bộ y tế nhóm chúng tôi xin đề ra vấn đề sức khỏe cần ưu tiên giải quyết là:
“Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS bỏ trị ARV ở Khoa tư vấn, điều trị nghiện chất và
HIV/AIDS tại Quận 10 năm 2022 chưa đạt so với mục tiêu quận đề ra (7% > 5%).”

48
Phần III. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV (Human immunodeficiency virus) là bệnh truyền nhiễm tấn công vào hệ
miễn dịch của cơ thể, AIDS (Acquired immunodeficiency syndrome) là giai đoạn cuối
của quá trình nhiễm HIV (26). HIV/AIDS là một dịch bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh
hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
– xã hội của quốc gia (26). Theo số liệu thống kê của TTYT Quận 10, HIV là một trong
những bệnh được quan tâm nhất tại địa phương. (7)
Theo số liệu thống kê của WHO, ước tính toàn cầu có 38.4 triệu người nhiễm HIV
tính đến cuối năm 2021 (26). Tại Việt Nam, theo số liệu 9 tháng đầu năm 2022 từ báo
cáo của các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương có khoảng 220.580 người nhiễm HIV
trên toàn quốc (27), riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận khoảng 68.420 người
nhiễm HIV, chiếm khoảng 28,5% số người nhiễm HIV trên cả nước hiện nay (28). Theo
báo cáo giám sát ca bệnh tại Quận 10 năm 2022, tổng số ca nhiễm HIV là 1986 ca, số
ca mới mắc HIV ghi nhận trong năm 2022 là 394 người, số người đang tiếp nhận điều
trị ARV là 1926. (22)
Hiện nay, điều trị thuốc ARV là phương pháp hiệu quả để kiểm soát lượng vi rút
trong cơ thể bệnh nhân và giúp ngăn ngừa sự lây truyền sang người khác, qua đó giúp
giảm tỷ lệ tử vong cũng như gánh nặng bệnh tật. Điều trị ARV là quá trình liên tục và
kéo dài suốt cuộc đời vì vậy việc tuân thủ điều trị ở bệnh nhân HIV không phải dễ dàng,
phần lớn bệnh nhân thường gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ điều trị. Tại Việt
Nam, đến cuối năm 2022, toàn quốc đã có 499 cơ sở điều trị ARV, điều trị cho gần
170.000 người nhiễm (41), tuy nhiên vẫn có khoảng 3500 người chết liên quan đến
AIDS và bỏ trị ARV là nguyên nhân đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp và dẫn đến tình
trạng tử vong do AIDS tại nước ta. (29)
Tại Việt Nam, Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 14/8/2020, với mục tiêu HIV/AIDS
không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của cộng
đồng. Tuy nhiên ở nước ta sự kỳ thị và phân biệt bệnh nhân nhiễm HIV vẫn còn xảy ra
dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, thêm vào đó là nguồn kinh phí hỗ trợ việc
cấp phát thuốc ARV đang bị cắt giảm, gây gánh nặng kinh tế lên những bệnh nhân nhiễm

49
HIV không có BHYT/BHXH (41), dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị ARV quá các năm vẫn
chưa giảm xuống mức mục tiêu được đề ra. Tính riêng Quận 10, số bệnh nhân bỏ trị
ARV là 135 và tử vong là 15 người (22), tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị ARV trong năm 2022 là
7%, chưa đạt mục tiêu của Quận. Việc bỏ trị ARV khiến hiệu quả điều trị thấp, tăng khả
năng bị kháng thuốc, tăng tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và tăng nguy cơ lây lan
HIV ra cộng đồng. Hệ quả dẫn đến việc chi phí điều trị từ có thể đáp ứng được trở thành
một con số khổng lồ, gây gánh nặng lên kinh tế – y tế quốc gia.
Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới và Việt Nam để đánh giá
vấn đề tuân thủ điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS và các yếu tố liên quan. Tại địa
bàn Quận 10, tác giả Hà Thị Minh Đức và Lê Vinh đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang
“Kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV ở BN HIV/AIDS tại phòng khám ngoại
trú Quận 10 TPHCM năm 2009”, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị
ARV là 67% (42). Tác giả cũng đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị như
bệnh nhân có người trợ giúp, phối hợp với cán bộ y tế, kiến thức đúng về tác dụng phụ
của thuốc ARV. Tuy nhiên với sự thay đổi không ngừng về đặc điểm dịch tễ, sự tiến bộ
trong ngành y tế, cùng với các chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Quận
10, các nghiên cứu cũ đã không còn phản ánh chính xác tình hình hiện tại của Quận. Do
đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này để có một cái nhìn toàn diện và tổng
quát về thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS và các yếu tố liên quan tại
Quận 10.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đưa ra câu hỏi nghiên cứu: "Tỷ lệ tuân thủ
điều trị ARV tại địa bàn Quận 10 trong năm 2023 là bao nhiêu và những yếu tố
nào liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV?" nhằm nghiên cứu và có thể đưa ra
các giải pháp để tăng cường hiểu biết và giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức về lợi
ích của việc tuân thủ điều trị ARV từ đó giảm tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị ARV và tử vong do
HIV/AIDS tại Quận 10.

50
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm chính
1.1. Chẩn đoán nhiễm HIV
Theo Quyết định 5968/QĐ-BYT, Quyết định về việc ban hành hướng dẫn điều
trị và chăm sóc HIV/AIDS. (43)
1.1.1. Người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi
Chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi được thực hiện
theo hướng dẫn xét nghiệm HIV quốc gia. Mẫu xét nghiệm được coi là dương tính với
HIV khi có phản ứng với cả ba loại sinh phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên
khác nhau.
1.1.2. Trẻ <18 tháng tuổi
Thực hiện kỹ thuật phát hiện acid nucleic (Nucleic Acid Test – NAT) để phát
hiện DNA/RNA của HIV theo hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV để khẳng định
nhiễm HIV.
1.1.3. Phân loại giai đoạn lâm sàng, miễn dịch nhiễm HIV/AIDS
Bảng 12. Phân loại giai đoạn lâm sàng ở bệnh nhân HIV/AIDS

Người lớn và vị thành niêna Trẻ em

Giai đoạn lâm sàng 1


Không triệu chứng Không triệu chứng
Bệnh lý hạch toàn thân dai dẳng Bệnh lý hạch lympho toàn thân dai dẳng

Giai đoạn lâm sàng 2


Sụt cân vừa phải không rõ nguyên nhân Gan lách to dai dẳng không rõ nguyên
(<10% cân nặng cơ thể) nhân
Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát Nhiễm trùng đường hô hấp trên mạn tính
(viêm xoang, viêm amidan, viêm tai hoặc tái phát (viêm tai giữa, chảy dịch
giữa, viêm họng) tai, viêm xoang, viêm amidan)
Bệnh zô-na Bệnh zô-na
Viêm khóe miệng Hồng ban vạch ở lợi
Loét miệng tái phát Loét miệng tái phát
Phát ban sẩn ngứa Phát ban sẩn ngứa

51
Người lớn và vị thành niêna Trẻ em
Nấm móng Nấm móng
Viêm da bã nhờn Nhiễm vi rút mụn cơm lan rộng
U mềm lây lan rộng
Viêm da đốm lan tỏa
Sưng tuyến mang tai dai dẳng không rõ
nguyên nhân

Giai đoạn lâm sàng 3


Sụt cân mức độ nặng không rõ nguyên Suy dinh dưỡng ở mức độ trung bình
nhân (>10% cân nặng cơ thể) không rõ nguyên nhân không đáp ứng
Tiêu chảy mạn tính kéo dài trên 1 tháng thích hợp với điều trị chuẩn
không rõ nguyên nhân Tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (từ 14 ngày trở lên)
(không liên tục hoặc liên tục trên 1 Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (trên
tháng) 37.5°C, không liên tục hoặc liên tục kéo
Nấm candida miệng kéo dài dài trên 1 tháng)
Bạch sản dạng lông ở miệng Nấm candida miệng kéo dài (sau 6 tuần
Lao phổi đầu)
Nhiễm khuẩn nặng (như viêm mủ màng Bạch sản dạng lông ở miệng Lao hạch,
phổi, viêm mủ cơ, nhiễm trùng xương Lao phổi
khớp, hoặc viêm màng não, nhiễm Viêm phổi nặng tái diễn do vi khuẩn
khuẩn huyết) Viêm lợi hoặc viêm quanh răng loét hoại
Viêm loét miệng, viêm lợi hoặc viêm tử cấp
quanh răng hoại tử cấp Thiếu máu (< 8 g/dl), giảm bạch cầu
Thiếu máu (< 8 g/dl), giảm bạch cầu trung tính (< 0,5 x 109/l) hoặc giảm tiểu
trung tính (< 0,5 x 109/l) hoặc giảm tiểu cầu mạn tính (< 50 x 109/l) không rõ
cầu mạn tính (< 50 x 109/l) không rõ nguyên nhân
nguyên nhân Viêm phổi kẽ dạng lympho có triệu
chứng.

52
Người lớn và vị thành niêna Trẻ em
Bệnh phổi mạn tính liên quan đến HIV,
bao gồm cả giãn phế quản.
Giai đoạn lâm sàng 4
Hội chứng suy mòn do HIV Gầy mòn, còi cọc nặng hoặc suy dinh
Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii dưỡng nặng không giải thích được
(PCP) không đáp ứng phù hợp với điều trị
Viêm phổi do vi khuẩn tái phát chuẩn thông thường
Nhiễm herpes simplex mãn tính (môi Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii
miệng, sinh dục, hoặc hậu môn, trực (PCP)
tràng) kéo dài trên 1 tháng, hay herpes Nhiễm khuẩn nặng tái diễn, như viêm
nội tạng bất kể vị trí nào) mủ màng phổi, viêm mủ cơ, nhiễm trùng
Nhiễm nấm candida thực quản (hoặc xương khớp, hoặc viêm màng não nhưng
nấm candida khí quản, phế quản hoặc loại trừ viêm phổi
phổi) Nhiễm herpes mạn tính (Nhiễm herpes
Lao ngoài phổi simplex mạn tính ở môi miệng hoặc
Kaposi sarcoma ngoài da kéo dài trên 1 tháng hoặc ở bất
Nhiễm cytomegalovirus (viêm võng mạc cứ tạng nào)
hoặc nhiễm cytomegalovirus tạng khác) Nhiễm nấm candida thực quản (hoặc
Toxoplasma ở thần kinh trung ương (sau nấm Candida khí quản, phế quản hoặc
thời kỳ sơ sinh) phổi)
Bệnh lý não do HIV Lao ngoài phổi
Nhiễm nấm cryptococcus ngoài phổi, Kaposi sarcoma
bao gồm cả viêm màng não Nhiễm cytomegalovirus (viêm võng mạc
Nhiễm mycobacteria không phải lao lan hoặc nhiễm cytomegalovirus tạng khởi
tỏa phát sau 1 tháng tuổi)
Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển Toxoplasma ở thần kinh trung ương (sau
Nhiễm cryptosporidium mạn tính thời kỳ sơ sinh)
Nhiễm Isosporia mạn tính Bệnh lý não do HIV

53
Người lớn và vị thành niêna Trẻ em
Nhiễm nấm lan tỏa (bệnh do histoplasma Nhiễm nấm cryptococcus ngoài phổi,
ngoài phổi, coccidioidomycosis, bệnh do bao gồm cả viêm màng não
nấm Talaromyces) Nhiễm mycobacteria không phải lao lan
U lympho (u lympho không Hodgkin tỏa
não hoặc tế bào B) Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển
Bệnh lý thận hoặc bệnh lý cơ tim liên Nhiễm cryptosporidium mạn tính (có
quan tới HIV tiêu chảy)
Nhiễm khuẩn huyết tát phát (bao gồm cả Isosporiasis mạn tính
Salmonella không thương hàn) Nhiễm nấm lan tỏa (bệnh do histoplasma
Ung thư cổ tử cung xâm lấn ngoài phổi, coccidioidomycosis, bệnh do
Bệnh leishmania lan tỏa không điển hình nấm Talaromyces)
U lympho (không Hodgkin thể não hoặc
tế bào B)
Bệnh lý thận hoặc bệnh lý cơ tim liên
quan tới HIV
a
Trong bảng này trẻ vị thành niên được xác định là trẻ từ 15 tuổi trở lên. Đối với trường
hợp dưới 15 tuổi, sử dụng phân giai đoạn lâm sàng như trẻ em.
1.2. Tổng quan các thuốc ARV và lợi ích của điều trị thuốc ARV
1.2.1. Tổng quan các thuốc ARV
Thuốc ARV (Antiretroviral Drug) là thuốc kháng vi rút được sử dụng trong điều
trị HIV/AIDS. ARV ức chế sự nhân lên của vi rút, duy trì nồng độ vi rút trong máu ở
mức thấp nhất có thể. Tại Việt Nam, việc điều trị thuốc ARV đối với bệnh nhân
HIV/AIDS đã được chuẩn hóa trong Hướng dẫn Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS được
ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Y tế. Hướng dẫn nêu rõ mục đích của điều trị ARV nhằm ức chế tối đa và
lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể, cũng như phục hồi hệ thống miễn dịch.
(43)
Ba nguyên tắc điều trị ARV đã được trình bày trong Hướng dẫn điều trị và chăm
sóc HIV/AIDS bao gồm: điều trị ARV ngay khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm

54
HIV, phối hợp đúng cách ít nhất 3 loại thuốc ARV, đảm bảo tuân thủ điều trị hàng ngày,
liên tục, suốt đời. (43)
Các thuốc ARV được phân thành 5 nhóm chính theo cơ chế tác động gồm:
- Thuốc ức chế men sao chép ngược không có gốc nucleoside (Non-nucleoside reverse
transcriptase inhibitors: NNRTIs)
- Thuốc ức chế men sao chép ngược có gốc nucleoside (Nucleoside reverse transcriptase
inhibitors: NRTIs)
- Thuốc ức chế men Protease (Protease inhibitors: PIs)
- Thuốc ức chế hòa màng/xâm nhập (Entry inhibitors)
- Thuốc ức chế men tích hợp (Integrase Strand Transfer Inhibitor: INSTI)
Các thuốc ức chế men sao chép ngược có gốc nucleoside (NRTIs), thuốc ức chế
men sao chép ngược không có gốc nucleoside (NNRTIs) và thuốc ức chế men Protease
(PIs) được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Thuốc ức chế
hòa màng/xâm nhập và thuốc ức chế men tích hợp là các nhóm thuốc mới hiện ít được
sử dụng trong nước. Tóm tắt các thuốc ARV đang được sử dụng tại Việt Nam được
trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 13. Một số thuốc và nhóm thuốc ARV chính tại Việt Nam
Thuốc ức chế Thuốc ức chế Thuốc ức chế Thuốc ức chế Thuốc ức chế
men sao chép men sao chép men Protease hòa men tích hợp
ngược có gốc ngược không (PI) màng/xâm
nucleoside có gốc nhập
(NRTI) nucleoside
(NNRTI)
Abacavir Efavirenz Atazanavir Maraviroc Dolutegravir
Emtricitabine Nevirapine Darunavir Raltegravir
Lamivudine Etravirine Lopinavir Elvitegravir
Tenofovir Rilpivirine Ritonavir
Zidovudine
Từ năm 2013 về trước, thuốc ARV dùng cho chữa trị HIV tại Việt Nam được
cung cấp bởi các nguồn tài trợ quốc tế là chủ yếu (trên 90%). Tuy nhiên, từ năm 2014,
quỹ BHYT bắt đầu tham gia thanh toán tiền thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS tham

55
gia BHYT. Chính thức từ tháng 3/2019, quỹ BHYT thanh toán cho các cơ sở điều trị
chỉ định thuốc ARV điều trị HIV (41). Do đó việc điều trị ARV cần phải kiểm soát chặt
chẽ để hạn chế tình trạng kháng thuốc dẫn đến phải sử dụng các phác đồ bậc cao với
chi phí cao hơn đáng kể so với phác đồ bậc 1.
1.2.2. Lợi ích điều trị
Lợi ích của điều trị ARV đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu thử nghiệm
cũng như trong thực hành lâm sàng (44), (45). Điều trị ARV sẽ giúp bệnh nhân có cơ
hội duy trì được tải lượng vi rút thấp trong máu và ở dưới ngưỡng phát hiện được (<200
bản sao/ml máu) đã được xác nhận là vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe bệnh nhân vừa
ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình (43). Các báo cáo chính thức của UNAIDS cho
rằng “một mức tải lượng vi rút HIV không phát hiện được có nghĩa là HIV không còn
khả năng lây truyền”. Các công bố này của UNAIDS (46) được hỗ trợ dựa trên ba
nghiên cứu khác nhau được thực hiện trên các cặp bạn tình dị nhiễm HIV ở châu Phi,
châu Á, châu Âu, Úc, Brazil và Thái Lan cho thấy điều trị ARV có thể làm giảm nguy
cơ lây truyền HIV qua bạn tình tới 96%.
1.3. Điều trị ARV
1.3.1. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV
Điều trị ARV cho tất cả các trường hợp nhiễm HIV, không phụ thuộc vào số
lượng TCD4 và giai đoạn lâm sàng. Trẻ dưới 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm NAT
lần một dương tính hoặc có kháng thể kháng HIV dương tính đồng thời có biểu hiện
HIV tiến triển. (43)
1.3.2. Phác đồ điều trị ARV
1.3.2.1. Phác đồ ARV bậc 1
Phác đồ ARV bậc một được chỉ định cho người nhiễm HIV chưa điều trị ARV
hoặc đã điều trị ARV nhưng không có bằng chứng về việc thất bại điều trị. Phác đồ
ARV bậc 1 được chỉ định cho người nhiễm HIV theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Phác đồ ưu tiên;
+ Trường hợp không có thuốc hoặc thuốc có tác dụng phụ ở phác đồ ưu tiên: sử dụng
phác đồ thay thế;
+ Trường hợp không có hoặc không sử udjng được cả phác đồ ưu tiên và phác đồ thay
thế: dùng phác đồ đặc biệt.

56
Bảng 14. Phác đồ điều trị ARV bậc 1

Đối tượng Phác đồ ưu tiên Phác đồ thay thế Phác đồ đặc biệt
Người lớn bao TDF + 3TC TDF + 3TC + TDF + 3TC (hoặc FTC)
gồm cả phụ nữ (hoặc EFV 400mg + PI/r
mang thai, cho FTC) + DTG TDF + 3TC (hoặc
con bú và trẻ từ FTC) +RAL
10 tuổi trở lên TDF + 3TC (hoặc
FTC) + DTG
ABC + 3TC + DTG
Trẻ dưới 10 tuổi ABC + 3TC + ABC + 3TC + ABC + 3TC + RAL
DTG LPV/r AZT + 3TC + EFV
TAF + 3TC (hoặc (hoặc NVP)
FTC) + 3DTG AZT + 3TC + LPV/r
(hoặc RAL)
Trẻ sơ sinh (trẻ AZT (hoặc AZT + 3TC + AZT + 3TC +
dưới 4 tuần tuổi) ABC) NVP LPV/r
+ 3TC + RAL
1.3.2.2. Phác đồ ARV bậc 2 và bậc 3
- Tiêu chuẩn điều trị:
+ Phác đồ ARV bậc hai, bậc ba được chỉ định khi người bệnh thất bại điều trị với phác
đồ ARV bậc một, bậc hai tương ứng.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán thất bại điều trị ARV phác đồ bậc hai giống như tiêu chuẩn
chẩn đoán thất bại phác đồ ARV bậc một (bảng 18)
Bảng 15. Phác đồ điều trị ARV bậc 2

Phác đồ bậc một Phác đồ bậc hai Phác đồ bậc hai


Đối tượng
thất bại ưu tiên thay thế
Người lớn TDF + 3TC (hoặc FTC) + AZT + 3TC + AZT + 3TC +DRV/r
và trẻ em từ DTG LPV/r
10 tuổi trở TDF + 3TC (hoặc FTC) + AZT + 3TC + AZT + 3TC + LPV/r
lên EFV (hoặc NVP) DTG (hoặc DRV/r)
AZT + 3TC + EFV TDF + 3TC + TDF + 3TC + DRV/r
(hoặc NVP) LPV/r
Trẻ em dưới ABC + 3TC + DTG2 AZT+ 3TC + AZT + 3TC +
10 tuổi ABC (hoặc AZT) + LPV/r DRV/r
3TC + LPV/r AZT (hoặc ABC)+ AZT (hoặc ABC)+
3TC + DTG 3TC + RAL
ABC (hoặc AZT) + AZT (hoặc ABC)+ AZT (hoặc ABC)+
3TC + EFV 3TC + DTG 3TC + LPV/r
AZT + 3TC + NVP ABC + 3TC + ABC + 3TC + LPV/r
DTG

57
Bảng 16. Phác đồ điều trị ARV bậc 3

Đối tượng Phác đồ bậc một Phác đồ bậc hai Phác đồ bậc ba
Người từ 10 2 NRTIs + DTG 2 NRTIs + DRV/r + 1–2 NRTIs ± DTG
tuổi trở lên LPV/r xét nghiệm gen kháng thuốc
để chọn phác đồ tối ưu nếu
LPV/r đã sử dụng trong phác
đồ bậc 2
2NRTIs + Xét nghiệm gen kháng thuốc
DRV/r để chọn phác đồ tối ưu
2NRTIs + EFV 2 NRTIs + DTG 2 NRTIs + DRV/r (hoặc
LPV/r) ± DTG
Trẻ em dưới 2NRTIs + DTG 2NRTI + LPV/r DRV/r + 1–2 NRTIs ± DTG
10 tuổi Xét nghiệm gen kháng thuốc
để chọn phác đồ tối ưu cho
trẻ dưới 3 tuổi
2NRTIs + LPV/r NRTIs + DTG DRV/r + 1–2 NRTIs ± DTG
XN gen kháng thuốc để chọn
phác đồ tối ưu cho trẻ dưới 3
tuổi
2NRTIs + 2 NRTIs + DTG NRTIs + LPV/r (hoặc DRV/r)
NNRTI ± DTG
1.3.3. Theo dõi đáp ứng điều trị ARV
1.3.3.1. Theo dõi quá trình điều trị
- Theo dõi đáp ứng lâm sàng:
+ Theo dõi đáp ứng lâm sàng cần được thực hiện trong mỗi lần tái khám:
+ Cân nặng và đánh giá giai đoạn lâm sàng;
+ Tác dụng không mong muốn của thuốc;
+ Đánh giá tuân thủ điều trị;
+ Phát hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội mới hoặc tái phát; hội chứng viêm phục hồi
miễn dịch, thất bại điều trị;
+ Đánh giá tình trạng mang thai ở phụ nữ và nữ vị thành niên ở độ tuổi sinh đẻ. (43)
- Theo dõi đáp ứng miễn dịch
Xem bảng 18.
- Theo dõi đáp ứng về vi rút
Xét nghiệm tải lượng HIV thường quy là phương pháp tốt nhất để theo dõi đáp ứng vi
rút học, phát hiện sớm thất bại điều trị.
- Tiêu chuẩn xác định người bệnh điều trị ARV ổn định (43)

58
Người bệnh được xác định là điều trị ARV ổn định khi có tất cả các tiêu chuẩn sau:
+ Đã điều trị ARV ít nhất 6 tháng liên tục;
+ Hiện tại không có triệu chứng của các bệnh cấp tính hoặc đã điều trị ổn định các bệnh
mạn tính nếu có và không có tác dụng phụ của thuốc cần theo dõi;
+ Hiểu rõ về tuân thủ điều trị lâu dài, được tư vấn và thực hiện tuân thủ đầy đủ;
+ Có bằng chứng về hiệu quả điều trị:
• Có ít nhất một xét nghiệm tải lượng HIV đạt dưới 50 bản sao/mL trong vòng 6
tháng qua đối với người đang điều trị ARV dưới 12 tháng, trong vòng 12 tháng
qua đối với người đang điều trị ARV từ 12 tháng trở lên.
• Nếu không có tải lượng HIV thì CD4 > 200 tế bào/mm3 đối với người lớn và trẻ
trên 5 tuổi; CD4 > 350 tế bào/mm3 đối với trẻ từ 3 – 5 tuổi hoặc tăng cân, không
có triệu chứng bệnh lý và các bệnh đồng nhiễm.
- Tần suất tái khám và kê đơn thuốc ARV (43)
+ Đối với người điều trị ARV chưa ổn định: Tái khám hằng tháng hoặc sớm hơn. Kê
đơn thuốc ARV với số lượng tối đa 30 ngày sử dụng.
+ Đối với người điều trị thuốc ARV ổn định: Tái khám hằng quý hoặc sớm hơn. Số
lượng thuốc được kê tối đa 90 ngày sử dụng.
+ Đối với các trường hợp đang được kê đơn 90 ngày sử dụng, thì tiếp tục kê đơn 90
ngày cho đến khi có kết quả xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ tiếp theo.
1.3.3.2. Thất bại điều trị ARV
Bảng 17. Tiêu chuẩn chẩn đoán thất bại điều trị

Phân loại Tiêu chuẩn chẩn đoán


Người lớn và trẻ ≥ 10 tuổi: xuất hiện mới hoặc tái phát các
bệnh lý giai đoạn lâm sàng 4 sau điều trị ARV ít nhất 6 tháng.
Thất bại lâm sàng
Trẻ em < 10 tuổi: xuất hiện mới hoặc tái phát các bệnh lý giai
đoạn lâm sàng 3 và 4 sau điều trị ARV ít nhất 6 tháng.
Người lớn và trẻ ≥ 10 tuổi: CD4 giảm ≤ 250 tế bào/mm3 sau
khi có thất bại lâm sàng, hoặc CD4 liên tục dưới 100 tế
Thất bại miễn dịch
bào/mm3.
Trẻ < 10 tuổi:

59
Phân loại Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Trẻ trên 5 tuổi: CD4 liên tục dưới 100 tế bào/mm3.
- Trẻ dưới 5 tuổi: CD4 liên tục dưới 200 tế bào/mm3.
Người bệnh điều trị ARV ít nhất 6 tháng và có tải lượng HIV
Thất bại vi rút học
trên 1000 bản sao/mL ở hai lần xét nghiệm liên tiếp cách

1.4. Định nghĩa và đánh giá tuân thủ điều trị ARV
Hướng dẫn quản lý điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ Y tế đưa ra những yếu tố đánh giá mức độ tuân thủ điều trị như sau:
- Đánh giá tuân thủ điều trị bao gồm đánh giá uống thuốc đúng theo chỉ định, tái khám
và xét nghiệm đúng hẹn.h
- Đánh giá sự tuân thủ điều trị: thực hiện trong tất cả các lần người bệnh đến tái khám
dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của người bệnh, sổ tự ghi, báo cáo của người
hỗ trợ điều trị, kết quả xét nghiệm tải lượng HIV. (43)
Bảng 18. Đánh giá mức độ tuân thủ khi uống thuốc ARV
Số liều thuốc quên trong
Số liều thuốc mỗi ngày Mức độ tuân thủ điều trị
tháng qua
Tốt 1
Uống 1 liều ARV mỗi ngày
Không tốt ≥2
Tốt 1–3
Uống 2 liều ARV mỗi ngày
Không tốt ≥4
Như vậy trong Hướng dẫn của Bộ Y tế không đưa ra định nghĩa chính xác về
tuân thủ điều trị hay bỏ trị ARV. Nên việc đo lường tuân thủ điều trị của bệnh nhân là
một thách thức lớn vì tính chất chủ quan. Những thách thức này càng được tăng thêm
khi có thực tế là sự tuân thủ không chỉ bị ảnh hưởng bởi hành vi của bệnh nhân mà còn
bởi hệ thống y tế, kinh tế xã hội và các bệnh đồng mắc và những yếu tố sinh học khác
(47). Do đó cần có những công cụ nhằm đánh giá khách quan mức độ tuân thủ điều trị
của người bệnh, các công cụ được sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về độ
tin cậy và tính hợp lý chấp nhận được.
Có nhiều cách khác nhau để đánh giá tuân thủ điều trị và về cơ bản thì có thể
chia thành phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Các phương pháp gián tiếp
như đếm số viên thuốc còn thừa, phỏng vấn bệnh nhân, phỏng vấn dược sỹ cấp phát

60
thuốc, dùng các thiết bị công nghệ cao để theo dõi việc sử dụng thuốc như thiết bị
MEMS (Medications Event Monitoring System), phương pháp trực tiếp như đo nồng
độ thuốc trong máu hay nước tiểu, giám sát trực tiếp việc dùng thuốc của bệnh
nhân…Mỗi phương pháp đều có các ưu nhược điểm riêng. (48)
Mặc dù một số công cụ đo lường tuân thủ đã được xác nhận là nhạy cảm và chính
xác trong việc đo lường sự tuân thủ, phần lớn các công cụ hiện được sử dụng không thể
đáp ứng tất cả các tính năng của một công cụ lý tưởng. Do đó, không có tiêu chuẩn vàng
trong việc đo lường sự tuân thủ. Điều này đã dẫn đến đề xuất phương pháp đánh giá
tuân thủ điều trị đa chiều kết hợp các công cụ có tính khả thi và các biện pháp khách
quan hợp lý hiện có trong việc đo lường hành vi tuân thủ. Cơ quan phát triển quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) đã hỗ trợ phát triển công cụ đánh giá đa chiều và đã thẩm định sự
nhất quán và tin cậy của thang đo tại một số nước có nguồn lực hạn chế và đã cho thấy
tính hữu ích của công cụ này. (48)
1.5. Hướng dẫn khi người bệnh quên uống thuốc ARV
- Nhớ lúc nào uống lúc đó (uống liều đã quên).
- Uống liều kế tiếp như sau: Nếu khoảng cách giữa 2 liều dưới 4 giờ (đối với người
uống một ngày hai liều thuốc) hoặc dưới 12 giờ (đối với người uống một ngày một liều
thuốc) thì phải đợi trên 4 giờ hoặc trên 12 giờ mới uống thuốc. Ngày hôm sau uống
thuốc như thường lệ.
1.6. Một số tác dụng phụ của thuốc
- Đau đầu, buồn nôn;
- Phản ứng quá mẫn, phản ứng da nặng, hội chứng Stevens – Johnson;
- Điện tâm đồ bất thường (khoảng PR hoặc QRS kéo dài, xoắn đỉnh);
- Thiếu máu, giảm bạch cầu hạt;
- Toan lactic hoặc gan to kèm thoái hóa mỡ nặng, rối loạn phân bổ mỡ, teo cơ;
- Nhiễm độc gan, vú to ở nam giới, viêm tụy;
- Tiêu chảy;
- Tăng cân hay béo phì;
- Độc tính thần kinh trung ương kéo dài (các giấc mơ bất thường, trầm cảm hoặc rối
loạn ý thức), co giật, mất ngủ;
- Bệnh thận mạn tính. Tổn thương thận cấp và hội chứng Fanconi;

61
- Giảm mật độ khoáng xương.
2. Thực trạng Việt Nam và thế giới
2.1. Tình hình thế giới
2.1.1. Thực trạng nhiễm HIV trên thế giới
Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, ước tính có khoảng 84,2 triệu người đã bị nhiễm HIV
và 40,1 triệu người đã tử vong vì HIV. Tính đến cuối năm 2021, có xấp xỉ 38,4 triệu
người trên toàn thế giới đang nhiễm HIV bao gồm 36,7 triệu người lớn và 1,7 triệu trẻ
em (< 15 tuổi). Trong đó, 0,7% là người có độ tuổi từ 15 – 49 tuổi. Mặc dù gánh nặng
về dịch bệnh giữa các nước và vùng là khác nhau, vùng Châu Phi vẫn là nơi bị ảnh
hưởng nặng nề nhất với tỷ lệ gần 3,4% người lớn bị nhiễm HIV và chiếm hơn hai phần
ba tỷ lệ người bị nhiễm HIV trên thế giới (25,6 triệu người). (49)
Ước tính có khoảng 1,5 triệu ca mắc mới (không phải mới được chẩn đoán vì
nhiều người có thể đang nhiễm HIV nhưng không biết) trên toàn thế giới vào năm 2021,
giảm 32% so với năm 2010. Năm 2021, có khoảng 650.000 người chết bởi các bệnh
liên quan đến AIDS, giảm 68% so với đỉnh điểm 2 triệu người vào năm 2004 và 1,4
triệu người vào năm 2010. (50)
2.1.2. Thực trạng điều trị ARV trên thế giới
Tính tới cuối năm 2021, có khoảng 28,7 triệu người (75%) tiếp cận được điều trị
ARV, tăng 7,8 triệu so với năm 2010. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc vẫn
còn khoảng 9,7 triệu người đang chờ đợi để được điều trị. Trong số những người được
điều trị, có 80% phụ nữ từ 15 tuổi trở lên nhưng chỉ có khoảng 70% nam từ 15 tuổi trở
lên. Khoảng 81% phụ nữ có thai sống chung với HIV được tiếp cận với điều trị thuốc
ARV để tránh lây truyền HIV cho con của họ. (51)
2.2. Tình hình Việt Nam
2.2.1. Thực trạng nhiễm HIV tại Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 1990 ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí
Minh, tính đến tháng 10/2022, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thì cả nước có tổng số ca nhiễm HIV là 220.580 người hiện đang còn sống và
112.368 người đã tử vong. Đa số tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long chiếm gần 80% số người nhiễm mới phát hiện trên toàn quốc
(thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 25% số người nhiễm mới phát hiện trên toàn quốc)

62
và đối tượng nam giới chiếm trên 80%. Từ đầu năm đến tháng 10/2022, có 9.025 trường
hợp nhiễm HIV mới được phát hiện trên toàn quốc, trong đó có 1.378 trường hợp tử
vong. Theo thống kê các trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV đang được trẻ hóa nhanh
chóng, phần lớn ở độ tuổi 16 – 29 chiếm 48,6% và độ tuổi từ 30 – 39 chiếm 28,4%. (27)
Trong các con đường lây nhiễm HIV thì nổi trội với tình hình hiện nay là lây
truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn và tỷ lệ này ngày càng tăng (từ 65,1%
vào năm 2019 tăng lên 75,8% vào năm 2020 và hiện tại là 79,1%). Chúng ta cần lưu ý
hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao giảm nhưng tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm MSM đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. (52)
Với các chính sách của nhà nước, các cơ quan có chức năng đã tiến hành triển
khai toàn diện và đạt hiệu quả cao với những chương trình phòng chống HIV/AIDS, từ
đó giúp nước ta đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS
so với 10 năm trước đây. Dù đã đạt kết quả cao nhưng tình trạng nhiễm HIV/AIDS vẫn
còn là một mối đe dọa lớn đối với người dân. (53)
2.2.2. Thực trạng điều trị ARV tại Việt Nam
Điều trị ARV được bắt đầu triển khai tại Việt Nam từ năm 2000 tại TPHCM. Sau
đó, được mở rộng từ năm 2005 và không ngừng phát triển theo các năm. Đến cuối năm
2022, toàn quốc đã có 499 cơ sở điều trị ARV. Trong đó, có 8 cơ sở điều trị tại tuyến
Trung ương; 77 cơ sở tuyến tỉnh, thành phố; tại 37 trại giam, số còn lại thuộc cơ sở
tuyến huyện, tại trung tâm 06, cơ sở tôn giáo và các phòng khám tư nhân. Đã điều trị
cho gần 170.000 người nhiễm, trong đó có 3.450 trẻ em. (54)

Hình 7. Biểu đồ Tăng trưởng bệnh nhân ARV và số nhiễm HIV mới được phát hiện
theo năm (54)

63
Với sự phát triển của nền y học Thế giới cũng như trong nước thì phác đồ điều trị
ARV cũng luôn được cập nhật và đổi mới. Những loại thuốc có nhiều tác dụng phụ gây
khó chịu cho người uống đã được loại bỏ dần và thay thế bằng các thuốc có tác dụng và
hiệu quả cao hơn giúp người bệnh có thể sử dụng thường xuyên hơn và tăng tỷ lệ điều
trị. Từ năm 2020, Việt Nam đã tiến tới thực hiện phác đồ ARV tối ưu theo khuyến cáo
của WHO vì thế đến nay, có gần 80% người bệnh sử dụng phác đồ tối ưu, bao gồm cả
điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Một điều đáng mừng cho người bệnh là bảo
hiểm y tế cũng sẽ chi trả cho phác đồ tối ưu này mà chất lượng vẫn được đảm bảo tốt
nhất đến tay người uống. (54)
2.3. Tình hình tại TPHCM
2.3.1. Thực trạng nhiễm HIV tại TPHCM
Theo số liệu thống kê đến cuối tháng 9/2022, TPHCM có khoảng 68.420 người
nhiễm HIV, trong số người nhiễm thì có khoảng 45.295 người đang được điều trị với
ARV. Việc thực hiển triển khai các kế hoạch phòng chống HIV/AIDS cùng với sự kiểm
soát bệnh và nâng cao chất lượng điều trị thì các trường hợp nhiễm HIV mới, chuyển
sang giai đoạn AIDS và tử vong đã giảm một cách đáng kể. Đây là một sự nỗ lực không
ngừng nghỉ của cơ quan có chức năng để ngăn chặn dịch bệnh và tiến tới chấm dứt dịch
AIDS vào năm 2030. (28)
Việc các đối tượng có nguy cơ cao cũng đã được điều trị dự phòng trước phơi
nhiễm HIV (PrEP) đã được thực hiện tại 33 cơ sở, trong đó có 8 cơ sở y tế tư. Tính đến
tháng 3/2022 đã có 11,686 khách hàng nhận dịch vụ PrEP ít nhất 1 lần, trong đó 4,507
khách hàng lần đầu sử dụng PrEP. (55)
Gần đây số liệu thống kê HIV/AIDS tại TP HCM cho thấy có sự gia tăng số ca
nhiễm HIV mới và sự thay đổi rõ rệt các hành vi nguy cơ liên quan đến tình trạng nhiễm
HIV. Năm 2012 số ca nhiễm HIV mới được ghi nhận vào khoảng 2000 người, đến năm
2021 con số này là gần 4.500 người. Thời kỳ đầu của đại dịch, nhóm tiêm chích ma túy
là chủ yếu, đến giai đoạn hiện nay, nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính (MSM) nhiễm
HIV tăng nhanh chóng trở thành nhóm có tỷ lệ cao nhất chiếm 76% số ca. Cho dù đạt
được nhiều thành quả trong 30 năm qua, nhưng TPHCM vẫn phải đối mặt nhiều khó
khăn thách thức để tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. (56)

64
2.3.2. Thực trạng điều trị ARV tại TPHCM
Bệnh nhân HIV đang được điều trị ARV tại hơn 40 cơ sở y tế công, tư trên địa
bàn thành phố, trong đó có 92% bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa
bệnh. Kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút HIV cho thấy, 99% đang điều trị ARV đạt tải
lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế. Ngoài ra bệnh nhân HIV còn nhận được các dịch vụ
y tế khác như điều trị viêm gan C, sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, bệnh lao, bệnh
lây truyền qua đường tình dục khác, sức khỏe tâm thần... (56)
Trong 5 năm triển khai dự án từ năm 2017 đến 2022, Dự án US.CDC đã đạt được
nhiều kết quả nổi bật và đóng góp quan trọng vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như: Tiếp cận 189.416 khách hàng, chuyển gửi
và cung cấp xét nghiệm HIV cho 180.397 khách hàng, phát hiện 12.589 khách hàng
dương tính, kết nối điều trị ARV cho 12.246 trường hợp. Hỗ trợ các cơ sở xét nghiệm
khẳng định trên toàn Thành phố sử dụng phương cách xét nghiệm bằng 3 test nhanh.
Phương pháp này đã giúp rút ngắn thời gian trả kết quả, góp phần đẩy mạnh việc điều
trị trong cùng ngày khi có kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV. (57)
Đến nay đã có 92% bệnh nhân nhận thuốc ARV qua BHYT. Số bệnh nhân mới
được tiếp nhận điều trị HIV/AIDS hằng năm tại 19 Phòng khám ngoại trú do dự án
US.CDC hỗ trợ tăng từ 1.279 bệnh nhân năm 2017 lên 3.078 bệnh nhân năm 2022. Số
bệnh nhân duy trì điều trị tăng gấp đôi đạt 24.256 năm 2022, ước chiếm 53,6% bệnh
nhân ARV toàn thành phố. Tỷ lệ bệnh nhân có thẻ BHYT tăng từ 60% năm 2019 lên
92% năm 2022. (57)
3. Nghiên cứu trong nước và trên thế giới
3.1. Tuân thủ điều trị ARV trên thế giới và tại Việt Nam
Có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã được thực hiện để
đánh giá vấn đề tuân thủ điều trị ARV. Trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu và
cho thấy có sự khác biệt tương đối lớn giữa mỗi nơi và tỷ lệ dao động trong khoảng
37% đến 83% tùy vào loại thuốc đang nghiên cứu (48). Có những nghiên cứu cho thấy
không có sự khác biệt về tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV giữa các nước phát triển và đang
phát triển (58). Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện bởi Yoji Inoue và cộng sự
trên 1.030 người Nhật Bản đang điều trị ARV sử dụng bộ công cụ MMAS-8 để đánh
giá, kết quả ghi nhận 35,6% đối tượng tuân thủ Kém với phác đồ điều trị ARV. (59)

65
Tại Việt Nam, việc sử dụng các công cụ đánh giá khác nhau tại các địa điểm
khác nhau cũng cho kết quả rất khác biệt. Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách và
cộng sự thực hiện năm 2013 trên 1.016 bệnh nhân HIV/AIDS tại 7 bệnh viện và phòng
khám trên ở 3 tỉnh thành, gồm Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng
bộ công cụ trực quan VAS để đánh giá, kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị tối ưu
(VAS ≥ 95%) là 74,1% (60). Nghiên cứu của tác giả Hà Thị Cẩm Tú và cộng sự thực
hiện trên 360 bệnh nhân AIDS được quản lý và điều trị tại Trung tâm y tế Quận 8 năm
2020 báo cáo tỷ lệ tuân thủ điều trị ở mức 72,5% (61). Một nghiên cứu cắt ngang của
tác giả Trần Thị Thanh Mai trên 256 bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Nam Định cho kết quả tỷ lệ tuân thủ điều trị tối ưu đạt 79,7% (62). Một nghiên
cứu khác của tác giả Đỗ Thị Diễm Hằng và cộng sự thực hiện trên tất cả bệnh nhân từ
18 tuổi trở lên đang điều trị phác đồ bậc 1 có thời gian điều trị tại Phòng khám ngoại
trú Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương từ 12 tháng trở lên vào năm 2019, ghi nhận tỷ
lệ tuân thủ điều trị theo tiêu chí 100% và 95% lần lượt là 85,7% và 88,1%. (63)
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
Tuân thủ các phác đồ điều trị dài hạn nói chung và tuân thủ điều trị phác đồ ARV
nói riêng là một vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều yếu tố. Hiểu được các yếu tố
liên quan đến tuân thủ điều trị sẽ giúp cho nhân viên y tế có những biện pháp can thiệp
kịp thời để hỗ trợ tuân thủ điều trị cho bệnh nhân. Tại Việt Nam cũng như trên Thế giới
đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá các yếu tố liên quan đến tuân thủ
điều trị. Theo tác giả Chesney (64) thì có 4 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến tuân thủ
điều trị ARV: nhóm các yếu tố thuộc về bệnh nhân, nhóm các yếu tố thuộc về phác đồ
điều trị, nhóm các yếu tố thuộc về quan hệ giữa bệnh nhân với cán bộ y tế và nhóm các
yếu tố thuộc về cơ sở điều trị.
3.2.1. Các yếu tố thuộc về bệnh nhân có liên quan đến điều trị ARV
Các yếu tố thuộc về bệnh nhân bao gồm các yếu tố xã hội, nhân khẩu học như:
tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, mức thu nhập, tình trạng học vấn, có hay không có
bảo hiểm y tế, các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV… và các yếu tố tâm lý xã hội như:
tình trạng sức khỏe tâm thần, sử dụng các chất gây nghiện, sự hỗ trợ của người thân và
xã hội, kiến thức về HIV và điều trị HIV… đã được xem xét và đánh giá trong nhiều
nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

66
Tuổi của bệnh nhân là một trong các yếu tố được xem xét đánh giá trong nhiều
nghiên cứu quốc tế và kết quả cho thấy các bệnh nhân ở độ tuổi 35 tuổi trở lên có kết
quả tuân thủ điều trị tốt so với các bệnh nhân ở độ tuổi dưới 35 tuổi (65). Nghiên cứu
tổng quan hệ thống của tác giả Hestermans và cộng sự (65) từ năm 2002 đến năm 2014.
Trong số 4052 bài viết được sàng lọc, 146 bài báo được đưa vào phân tích cho kết quả
tỷ lệ tuân thủ điều trị là 72,9%, trong đó một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực
đến tuân thủ điều trị là tuổi của bệnh nhân. Một trong các nghiên cứu được tác giả xem
xét, đánh giá là nghiên cứu trên 1.800 bệnh nhân tại Ethiopia trong đó tuân thủ điều trị
thuốc được đánh giá qua phỏng vấn bệnh nhân với các dữ liệu được thu thập trong vòng
6 tuần trong năm 2010. Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung trong nghiên cứu này được báo
cáo ở mức 62%, bệnh nhân báo cáo họ không bỏ bất kỳ liều thuốc nào trong 6 tuần vừa
qua. Liên quan đến tuổi, tác giả cho thấy bệnh nhân tuổi trên 35 tuân thủ điều trị tốt hơn
(OR: 0,98; 95% KTC: 0,97 – 0,99). Điểm cần lưu ý là giá trị OR này rất gần giá trị 1
và việc phỏng vấn trực bệnh nhân để ghi nhận tuân thủ điều trị có thể có những sai lệch
nhất định. Một nghiên cứu khác rất đáng chú ý trong tổng quan tài liệu này là nghiên
cứu hồi cứu trên một số lượng lớn gần 45.000 bệnh nhân trong giai đoạn từ Tháng
11/2004 đến tháng 9/2012 tại Tanzania sử dụng các phân tích hồi quy đa biến cho thấy
tuổi trẻ hơn 30 là một trong các nguy cơ của không tuân thủ điều trị với nguy cơ tương
đối RR là 1,07 (95% KTC: 1,05 – 1,09). (65)
Việc bệnh nhân tiết lộ tình trạng nhiễm của mình cho người khác được báo cáo
trong rất nhiều nghiên cứu là có yếu tố tích cực đối với việc tuân thủ điều trị. Việc tiết
lộ tình trạng nhiễm của mình cho người khác làm cho bệnh nhân không cần phải giấu
việc uống thuốc hoặc giấu thuốc làm ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị (65), (66), (67).
Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Uzochukwu (67) thực hiện trên 174 bệnh nhân đã
điều trị ARV ít nhất trong thời gian 12 tháng tại Nigeria. Nghiên cứu cho thấy trung
bình số ngày bệnh nhân bỏ điều trị trong tháng trước là 3,57 ngày và có tới 22,1% bệnh
nhân báo cáo việc sợ người khác nhìn thấy mình uống thuốc sẽ vô tình tiết lộ tình trạng
nhiễm HIV của mình.
Sợ bị phân biệt đối xử và kỳ thị là một trong các yếu tố khác được xem là làm
cho tình trạng tuân thủ điều trị xấu đi. Các nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân sợ mình
bị cách ly ra khỏi xã hội, bị ruồng bỏ có tỷ lệ không tuân thủ điều trị cao hơn (OR =

67
2,88; 95% KTC 1,31 đến 6,36) (65). Trầm cảm được xem là một yếu tố tiên lượng xấu
đối với tuân thủ điều trị trong nhiều nghiên cứu (OR = 2,54; 95% KTC: 1,65 – 3,91)
(65). Các hỗ trợ xã hội cũng tương tự như vậy, các hỗ trợ này được xem là có ảnh hưởng
tích cực đến tuân thủ điều trị (62), (65), (66), (68). Hỗ trợ xã hội tốt làm giảm không
tuân thủ điều trị trong phân tích gộp (OR = 0,51; 95% KTC: 0,37 – 0,71). (65)
Nhiều nghiên cứu cho thấy nữ giới tuân thủ điều trị tốt hơn (62), (69), (70) tuy
vậy cũng có những nghiên cứu khác cho thấy nam giới có tỷ lệ tuân điều trị tốt hơn
(65). Sử dụng rượu hoặc ma túy làm tăng nguy cơ không tuân thủ điều trị (62), (66) có
thể lý giải điều này như sau việc uống nhiều rượu bia tác động mạnh đến sức khỏe tâm
thần người bệnh gây nên tình trạng chán nản trong việc dùng thuốc ARV nên mức độ
tuân thủ ít hơn. Đối với sử dụng ma túy, những đối tượng sử dụng ma túy thì nguy cơ
không tuân thủ cao hơn nhiều so với những người không sử dụng ma túy. Bởi ma túy
gây rối loạn cảm xúc và tâm thần, thiếu tập trung, chán nản và mệt mỏi. Những điều
này dẫn đến việc bỏ thuốc, quên uống thuốc cũng như thái độ và thực hành đối với tuân
thủ ARV ngày càng giảm đi (65), (68). Nghiên cứu của tác giả Hà Thị Cẩm Tú cho thấy
không sử dụng rượu có tác dụng bảo vệ, giảm không tuân thủ điều trị (OR = 0,328; 95%
KTC 0,196 – 0,547, p < 0,001). (61)
Nghiên cứu của Võ Thị Năm và Phùng Đức Nhật đánh giá tỷ lệ và các yếu tố
liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại thành phố Cần Thơ
năm 2009 cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV là 77%. Các tác giả xác định các yếu tố
dân số xã hội học liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV gồm: nhóm tuổi càng cao
thì tuân thủ điều trị ARV càng cao (71). Phát hiện này giống với kết quả của các nghiên
cứu tại nước ngoài cho thấy tuổi là một trong những yếu tố có liên quan đến tuân thủ
điều trị trong đó bệnh nhân có tuổi lớn hơn 35 sẽ tuân thủ điều trị tốt hơn so với các
bệnh nhân trẻ (65). Nghiên cứu của Võ Thị Năm và Phùng Đức Nhật cũng cho thấy học
vấn thấp, nghề nghiệp không ổn định, tình trạng hôn nhân có gia đình có liên quan đến
tình trạng tuân thủ điều trị thấp (71). Trình độ học vấn thấp cũng được báo cáo là yếu
tố tiên lượng xấu đối với tuân thủ điều trị (65) và ngược lại, các đối tượng có trình độ
học vấn cao sẽ tuân thủ điều trị tốt hơn (65). Tuy nhiên một số nghiên cứu khác cho kết
quả ngược lại, nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Diễm Hằng đánh giá tình trạng tuân thủ
điều trị ARV tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương cho thấy không có mối tương quan

68
giữa đặc điểm nhân khẩu học bao gồm giới, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp tới việc
tuân thủ điều trị ARV. (63)
Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách và cộng sự (10) về “Các yếu tố quyết
định tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng vi rút ở bệnh nhân HIV/AIDS” được thực hiện
với dữ liệu năm 2012 của 1.016 bệnh nhân HIV/AIDS ở 7 bệnh viện và trung tâm y tế
có cung cấp dịch vụ điều trị ARV tại 3 tỉnh là Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí
Minh. Việc tự báo cáo tuân thủ dùng thuốc được đánh giá bằng cách sử dụng thang đo
trực quan (VAS) trong 30 ngày và bộ câu hỏi về việc bỏ liều trong 7 ngày. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phần trăm tuân thủ điều trị tối ưu (VAS > 95%) là 74,1%. Tác
giả cũng cho thấy bận làm việc (33%), quên uống thuốc (21,5%) là hai lý do chính làm
bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
3.2.2. Các yếu tố thuộc về phác đồ điều trị có liên quan đến điều trị ARV
Các yếu tố thuộc về phác đồ điều trị có thể có liên quan đến tuân thủ điều trị
được khảo sát trong các nghiên cứu bao gồm: tác dụng phụ của thuốc, số lượng viên
trong phác đồ, sự phức tạp của phác đồ (số lần dùng thuốc trong ngày, cách dùng thuốc
kèm theo hoặc không kèm theo các loại thức ăn nhất định), loại thuốc kháng retrovirus
cụ thể, phác đồ các viên rời rạc hay viên cố định liều.
Liên quan đến tác dụng phụ của thuốc, các kết quả nghiên cứu phần lớn cho thấy
các tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng tiêu cực đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Cũng như các thuốc điều trị khác, ARV có thể gây ra các tác dụng phụ từ cấp tính, đe
dọa tính mạng đến mạn tính và ở mức độ nhẹ. Liên quan đến tác dụng phụ của thuốc,
các nghiên cứu còn cho thấy tác dụng phụ thường gặp làm bệnh nhân khó tuân thủ điều
trị là tiêu chảy mạn tính, lý do là vì khi gặp phải triệu chứng này, bệnh nhân lo lắng
người khác sẽ biết mình bị nhiễm HIV (65). Nghiên cứu của tác giả Đào Đức Giang tại
Việt Nam cũng cho thấy tác dụng phụ của thuốc là yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tuân
thủ điều trị (OR = 0,58; 95%KTC: 0,41 – 0,82) (66). Nghiên cứu của Vũ Công Thảo
năm 2010 đánh giá thực trạng và hiệu quả của hoạt động chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân
HIV/AIDS đã cho thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa tác dụng phụ của thuốc với
bỏ điều trị, tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ bỏ điều trị cao gấp 29,8 lần những
bệnh nhân không xuất hiện tác dụng phụ (72). Nghiên cứu của Achappa và cộng sự (69)
năm 2013 thực hiện trên 116 bệnh nhân nhiễm HIV báo cáo tỷ lệ tuân thủ điều trị chung

69
là 63,7%, cũng cho thấy các bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ của thuốc sẽ tuân thủ
điều trị kém hơn.
Hiệu quả của thuốc điều trị ARV theo đánh giá của bệnh nhân là yếu tố quan
trọng có liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Phát hiện này được tác giả Trần
Xuân Bách và các cộng sự (60) công bố trong nghiên cứu của mình năm 2013. Theo
các tác giả, các bệnh nhân đánh giá ARV có hiệu quả tốt, rất tốt và tuyệt vời có tỷ số
chênh (OR) đối với việc không tuân thủ điều trị ở mức rất thấp so với nhóm bệnh nhân
đánh giá hiệu quả ARV ở mức kém. Tỷ số chênh này tương ứng là 0,24 (95% KTC:
0,09 – 0,64); 0,03 (95% KTC: 0,01 – 0,10) và 0,03 (95% KTC: 0,01 – 0,08) giữa nhóm
bệnh nhân đánh giá nhận thức ARV là thuốc có hiệu quả tốt, rất tốt và tuyệt vời so sánh
với nhóm bệnh nhân nhận thức ARV là thuốc hiệu quả kém. Các nghiên cứu ở nước
ngoài cũng cho kết quả tương tự khi cho thấy các bệnh nhân có niềm tin vào thuốc và
hiểu tầm quan trọng của tuân thủ điều trị sẽ làm tăng tuân thủ và ngược lại, các bệnh
nhân không tin tưởng vào hiệu quả của thuốc, hoặc nghi ngờ thuốc gây tác dụng xấu sẽ
có tiên lượng tuân thủ điều trị kém. (65)
Một số nghiên cứu quốc tế chứng minh rằng việc sử dụng phác đồ một viên duy
nhất giúp cải thiện sự tuân thủ và duy trì ức chế vi rút tốt hơn so với phác đồ ARV nhiều
viên trên bệnh nhân chưa từng dùng ARV (73), (74). Nghiên cứu của tác giả Hà Thị
Cẩm Tú (61) và cộng sự thực hiện trên 360 bệnh nhân AIDS được quản lý và điều trị
tại Trung tâm Y tế Quận 8 năm 2020, ghi nhận việc dùng phác đồ ARV ngày 1 lần tăng
tuân thủ điều trị gấp 2,6 lần. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp khác của Nachega J.
B vào năm 2014 trên 6.312 bệnh nhân cũng ghi nhận điều tương tự (OR = 2,55; 95%
KTC: 1,23 – 3,87, p < 0,001). (75)
3.2.3. Các yếu tố thuộc về mối quan hệ bệnh nhân và cán bộ y tế có liên quan đến
điều trị ARV
Các yếu tố thuộc về quan hệ giữa bệnh nhân và cán bộ y tế có thể ảnh hưởng đến
tuân thủ điều trị đó là sự hài lòng của bệnh nhân, sự tin tưởng của bệnh nhân vào phòng
khám và cán bộ điều trị, đánh giá của bệnh nhân về năng lực chuyên môn của bác sỹ
điều trị, sự sẵn lòng cho bệnh nhân tham gia đưa ra các quyết định điều trị, sự cởi mở,
thân thiện và hợp tác giữa các bên, sự đồng cảm giữa cán bộ y tế và chất lượng của việc
chuyển gửi, giới thiệu từ các dịch vụ khác đến dịch vụ điều trị ARV.

70
Nghiên cứu cắt ngang của Trần Thị Thanh Mai (62) trên 256 bệnh nhân đang
điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ghi nhận mức
độ tuân thủ của nhóm “Rất tin tưởng” nhân viên y tế cao hơn gấp 6 lần (OR = 5,59;
95% KTC: 2,59 – 12,07) so với nhóm “Tin tưởng”. Một nghiên cứu cắt ngang khác của
tác giả Đào Đức Giang (66) vào năm 2017 sử dụng bộ công cụ đánh giá đa chiều USAID
cho thấy sự hỗ trợ về mặt xã hội của cán bộ y tế là yếu tố hỗ trợ tích cực đối với tuân
thủ điều trị (OR = 2,51; 95% KTC: 1,40 – 4,52). Nghiên cứu của Melissa H. Watt (65)
cho thấy mối quan hệ không tốt giữa cán bộ y tế và bệnh nhân có tương quan một cách
có ý nghĩa với tuân thủ điều trị, trong nghiên cứu này, việc giảm một điểm trong thang
bốn điểm về mối quan hệ giữa bệnh nhân và cán bộ y tế làm tăng nguy cơ không tuân
thủ của bệnh nhân lên 3 lần (OR = 2,75; 95% KTC: 1,05 – 7,22).
Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu của Đỗ Thị Diễm Hằng (63) về “Tỷ lệ
tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị HIV/AIDS tại tỉnh
Bình Dương” cho thấy các yếu tố về sự hài lòng với thái độ của cán bộ y tế và một số
yếu tố dịch vụ, hỗ trợ gồm có người hỗ trợ, thời gian chờ khám và lấy thuốc, mức độ
thường xuyên nhận thông tin từ cán bộ y tế không liên quan đến tuân thủ điều trị.
3.2.4. Các yếu tố thuộc về cơ sở điều trị có liên quan đến điều trị ARV
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Lê Thùy tại bệnh viện Đa Khoa Thái Nguyên (76)
năm 2016 đánh giá mối liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và khoảng cách từ nhà
đến phòng khám ngoại trú trong đó các bệnh nhân được chia làm hai nhóm gồm những
bệnh nhân có khoảng cách từ nhà đến phòng khám dưới 20 km và những bệnh nhân có
khoảng cách từ nhà đến phòng khám trên 20 km. Phân tích này cho thấy các bệnh nhân
ở xa tuân thủ điều trị tốt hơn (không có trường hợp nào không tuân thủ) và ngược lại,
những bệnh nhân ở gần tuân thủ không tốt bằng (hai trường hợp không tuân thủ). Mặc
dù vậy kiểm định thống kê so sánh tỷ lệ cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p = 0,616).
Một nghiên cứu khác của Achappa (69) năm 2013 đánh giá mối liên hệ giữa
khoảng cách di chuyển dưới 25km và trên 25km đến nơi lấy thuốc với mức độ tuân thủ
điều trị, cho thấy tỷ lệ tuân thủ ở nhóm dưới 25km là 67,6% cao hơn nhóm di chuyển
trên 25km là 32,4%. Tuy vậy kiểm định thống kê cho thấy sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,1).

71
Nghiên cứu của tác giả Hà Thị Cẩm Tú (61) cho thấy việc áp dụng các biện pháp
nhắc nhở dùng thuốc có mức độ tuân thủ điều trị cao hơn so với nhóm không dùng (OR
= 1,92; 95% KTC: 1,186 – 3,108, p = 0,008).
4. Mô tả công cụ nghiên cứu
Tuân thủ điều trị có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, được kể đến như tuổi, giới,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, tác dụng phụ của ARV, kiến thức về tuân thủ điều trị,
niềm tin của nhân viên y tế bà yếu tố hỗ trợ xã hội,... vì vậy đây là một thách thức lớn
để có thể đánh giá việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS. Trên thế giới và tại
Việt Nam cho đến hiện nay trong các bài nghiên cứu về vấn đề này đã sử dụng nhiều
công cụ và phương pháp thu thập số liệu khác nhau. Nhìn chung, các phương pháp
này được chia thành 2 nhóm bao gồm: phương pháp gián tiếp và phương pháp trực
tiếp.
Phương pháp gián tiếp gồm: phỏng vấn dược sĩ cấp phát thuốc, bệnh nhân tự báo
cáo, kiểm đếm số thuốc thừa của bệnh nhân, sử dụng thang trực quan VAS (VAS), sử
dụng công cụ điện tử kỹ thuật cao (MEMS),....
Phương pháp trực tiếp gồm: phương pháp giám sát trực tiếp (DOT), đo nồng độ
thuốc trong máu hay nước tiểu. Trong đó, DOT là phương pháp nhân viên y tế trực tiếp
quản lý thuốc cho bệnh nhân, quan sát bệnh nhân dùng thuốc.
Tuy nhiên, để đánh giá việc tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS, phần
lớn các nghiên cứu thu được số liệu tin cậy và chính xác thông qua công cụ nghiên cứu
là MMAS-8, Thang đo trực quan (VAS) và bộ công cụ đánh giá đa chiều do USAID hỗ
trợ phát triển.
4.1. MMAS-8
Bộ câu hỏi MMAS-8 gồm 8 câu hỏi gồm 7 câu hỏi “đóng” và 1 câu hỏi đánh giá
mức độ. Ưu điểm thang đo trên là sự dễ hiểu và khả năng ứng dụng rộng rãi trên nhiều
nhóm bệnh nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm chính của nó cũng là nhược điểm
chung của MAQ (Medication Adherence Questionnaire) là không cho phép đánh giá
toàn diện về tuân thủ vì không cung cấp thông tin đầy đủ về các rào cản tuân thủ dùng
thuốc.

72
Tất cả đối tượng được phỏng vấn đạt 8 điểm tối đa và sử dụng thuốc trong vòng 1
tiếng trước hay sau thời gian dùng thuốc trên toa là “Điều trị tối ưu”; còn lại là “Không
tối ưu”.
Bảng 19. Bộ câu hỏi MMAS-8 (8-item Morisky Medication Adherence Scale) dịch
sang tiếng Việt

Mỗi đáp án “Không” tính 1 điểm

1. Thỉnh thoảng ông/bà có quên dùng thuốc không? o Có


o Không

2. Nhiều người đôi khi không dùng thuốc do nhiều lý do chứ không o Có
hẳn vì quên. Suy nghĩ cẩn thận trong hai tuần gần đây, có khi nào
o Không
ông/bà không dùng thuốc không?

3. Có bao giờ ông/bà giảm hoặc ngưng dùng thuốc mà không báo o Có
cho bác sĩ vì ông/bà cảm thấy tệ hơn khi dùng nó?
o Không

4. Khi đi du lịch hoặc đi xa nhà, thỉnh thoảng ông/bà có quên o Có


mang theo thuốc không?
o Không

5. Ngày hôm qua, ông/bà có dùng đủ các thuốc trong ngày không? o Có
o Không

6. Khi ông/bà cảm thấy triệu chứng được kiểm soát, thỉnh thoảng o Có
ông/bà có ngưng thuốc không?
o Không

73
7. Dùng thuốc mỗi ngày gây bất tiện cho một số người. Có bao giờ o Có
ông/bà cảm thấy phiền khi phải tuân thủ chế độ điều trị?
o Không

Đáp án “Không bao giờ/Hiếm khi” tính 1 điểm


Các đáp án còn lại tính 0 điểm

8. Ông/bà có thường gặp khó khăn khi nhớ uống tất cả loại thuốc Không bao
không? giờ/Hiếm khi;
Lâu lâu;
Thỉnh thoảng;
Thường xuyên;
Luôn luôn

4.2. Bộ công cụ đánh giá đa chiều do USAID hỗ trợ phát triển


Dựa trên bộ công cụ đánh giá đa chiều do USAID hỗ trợ phát triển sử dụng cho
các nước có nguồn lực hạn chế được sử dụng để đánh giá tuân thủ điều trị trong nghiên
cứu này.
Phần 1 là bộ câu hỏi đánh giá tuân thủ điều trị dành cho bệnh nhân bao gồm 4 câu
hỏi với câu trả lời là “Có” hoặc “Không”. Nội dung các câu hỏi phần 1 của bộ câu hỏi
đánh giá tuân thủ điều trị được trình bày trong bảng 20.
Bảng 20. Các câu hỏi phỏng vấn đánh giá tuân thủ điều trị trong phần 1 của công cụ
đánh giá đa chiều
Câu hỏi Có Không
Đôi lúc bạn có cảm thấy khó nhớ việc dùng thuốc không?

Khi bạn thấy khỏe hơn, bạn có lúc nào tạm dừng việc dùng thuốc
không?
Hãy nhớ lại việc dùng thuốc của bạn trong 4 ngày trước đây, bạn có
quên liều nào không?
Khi dùng thuốc và bạn thấy mệt hơn, có lúc nào bạn dừng việc dùng
thuốc không?
Phần 2 của bộ công cụ đánh giá đa chiều là đánh giá tuân thủ điều trị bằng thang
điểm trực quan (VAS). Nội dung phần này tư vấn viên sẽ hỏi bệnh nhân về mức độ tuân
thủ điều trị của bệnh nhân ở mức nào trong 4 ngày qua theo thang điểm VAS. Bệnh
nhân sẽ được hướng dẫn đặt ngón tay trên trang điểm VAS, tư vấn viên hướng dẫn bệnh

74
nhân dịch chuyển tay sang phía bên trái và dịch chuyển sang bên phải và giải thích việc
dịch chuyển ngón tay sang bên trái tương ứng với tình trạng tuân thủ điều trị không tốt
và dịch chuyển sang bên phải tương ứng với tình trạng tuân thủ điều trị tốt. Bệnh nhân
sau đó sẽ xác định tình trạng tuân thủ điều trị của mình bằng cách di chuyển ngón tay
vào vị trí thích hợp.

Hình 8. Đánh giá tuân thủ điều trị theo thang điểm trực quan (VAS 0-10)
Phần 3 của bộ công cụ đánh giá đa chiều bao gồm các câu hỏi đánh giá tuân thủ
điều trị qua kiểm tra kiến thức về thuốc ARV bệnh nhân đang sử dụng. Trong phần này
bệnh nhân sẽ được hỏi về các thông tin về thuốc để kiểm tra kiến thức về cách dùng,
liều dùng, thời điểm dùng và các lưu ý khi dùng thuốc khác. Đây là các câu hỏi mở và
bệnh nhân sẽ được trình bày kỹ hơn về điều họ biết về thuốc ARV bệnh nhân đang sử
dụng. Tư vấn viên là người phỏng vấn và ghi nhận kết quả trong bảng đánh giá.
Bảng 21. Các câu hỏi đánh giá tuân thủ điều trị trong phần 3 của công cụ đánh giá đa
chiều

Tên thuốc Biết tên Biết số viên Thời điểm Nhớ các lưu
thuốc cần dùng dùng thuốc ý khi dùng
(C/K) (C/K) thuốc khác
Sáng Chiều Đánh giá
(Đ/S)
Phần 4 của bộ công cụ đánh giá đa chiều bao là nội dung đánh giá tuân thủ điều
trị qua kiểm đếm số viên trong kỳ với hai câu hỏi dành cho bệnh nhân gồm:
1. Bệnh nhân có mang hộp đựng/túi đựng thuốc đến không?
Có 
Không 
2. Nếu “Có”, đếm số viên thừa và tính toán tỷ lệ tuân thủ điều trị.
Số viên đã cấp phát − Số viên còn lại
Tuân thủ điều trị = x 100%
Số viên được chỉ định uống trong kỳ

75
Cũng theo nội dung hướng dẫn sử dụng bộ công cụ đánh giá đa chiều, trong trường
hợp bệnh nhân không mang lọ thuốc hoặc túi thuốc tới để kiểm đếm số viên còn thừa
thì cần cố gắng, nỗ lực để hỏi xem số thuốc còn lại đến ngày hôm nay là bao nhiêu liều,
từ đó tính ra tỷ lệ tuân thủ điều trị. Nói cách khác tư vấn viên tuân thủ điều trị sẽ dựa
vào hiểu biết và kinh nghiệm tốt nhất của mình để ước tính tuân thủ điều trị dựa theo
việc hỏi các câu hỏi ví dụ: số thuốc phát cho lần trước đã dùng hết chưa? Còn thừa bao
nhiêu viên?
Dựa vào kết quả đánh giá của các phần 1, phần 2, phần 3 và phần 4. Kết quả đánh
giá kết hợp của bộ công cụ đánh giá đa chiều trình bày trong bảng dưới đây sẽ xếp loại
bệnh nhân vào một trong 03 phân nhóm tuân thủ điều trị gồm: Tuân thủ điều trị mức độ
cao, Tuân thủ điều trị mức độ trung bình và Tuân thủ điều trị mức độ thấp.
Bảng 22. Kết quả đánh giá tuân thủ điều trị theo phương pháp kết hợp sử dụng bộ
công cụ đa chiều

Tuân thủ
Cao Trung Bình Thấp
điều trị
Tất cả các câu trả Trả lời “có” một Trả lời là “có” từ
Phần 1 lời câu 2
là “không” câu trở lên
Phần 2 Từ 95% trở lên Từ 75% – 94% Dưới 75%
Liều, thời gian Liều và thời gian Chỉ nhớ liều hoặc
dùng và cách dùng thuốc đúng nhầm lẫn
Phần 3
dùng thuốc đều
chính xác
Phần 4 Từ 95% trở lên Từ 75% – 94% Dưới 75%
Kết quả (chọn 1 ô
phù hợp nhất)

76
4.3. So sánh ưu-nhược điểm của các bộ công cụ
Tiếp cận đa phương
MMAS-8 VAS
thức theo USAID
- Dễ hiểu, dễ áp dụng
- Ít tốn chi phí và nhân
lực - Áp dụng được những
- Số liệu thu thập - Dễ sử dụng, đơn nơi có cơ sở vật chất
ƯU nhanh, dễ thống kê giản hạn chế
ĐIỂM - Thu nhận được phản - Ít tốn chi phí - Phối hợp được nhiều
hồi trực tiếp từ người - Dễ thu thập số liệu công cụ nên độ chính
phỏng vấn biết được xác cao
những rào cản trong
việc tuân thủ
- Không thu thập được
thông tin được những
NHƯỢC - Phụ thuộc vào ý chủ - Tốn nhiều thời gian
thông tin mở
ĐIỂM quan người phỏng vấn - Tốn nhiều nhân lực
- Áp lực từ người
phỏng vấn
5. Đặc điểm tại nơi tiến hành nghiên cứu
Nơi tiến hành nghiên cứu là Khoa TV-ĐTNC-HIV/AIDS tại Quận 10.
Về tình hình xét nghiệm HIV/AIDS, tính đến cuối năm 2021, số ca xét nghiệm
HIV là 1330 ca, trong đó có 336 ca có kết quả xét nghiệm HIV (+) chủ yếu là nam giới
ở độ tuổi từ 25 – 49 tuổi, sau đó là từ 20 – 24 tuổi, đặc biệt nhóm MSM chiếm tỉ lệ rất
cao trong những ca dương tính. Trong năm 2022, tính đến 30/09/2022, số ca xét nghiệm
HIV là 2465 ca, trong đó có 461 ca có kết quả xét nghiệm HIV (+) tăng so với năm
2021 và đặc điểm phân bố theo giới tính, theo nhóm nguy cơ không thay đổi. (24), (25)
Về tình hình điều trị, theo báo cáo từ các chỉ số ghi nhận được, số bệnh nhân điều
trị ARV mới giảm trong giai đoạn 2020 – 2023 tại quận 10, giảm từ 395 người (2020)
còn 151 người (2023). Tổng số người đang điều trị ARV tính đến cuối kỳ báo cáo
tăng liên tục từ 1644 người (2020) đến 1939 người (30/06/2023), bên cạnh đó, tổng
số ca bỏ trị ARV và số bệnh nhân điều trị ARV tử vong trong giai đoạn này tăng
từ 98 người (91 người bỏ trị và 7 người tử vong) (2020) đến 128 người (120 người
bỏ trị và 8 người tử vong) (30/06/2023). (77), (21), (22)

77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cẩm nang du lịch. Điểm tham quan ở Quận 10 [Available from:
http://dulichq10.hochiminhcity.gov.vn/dulich/baiviet/xem/?slug=7.
2. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Giới thiệu Quận 10 (2018)
[Available from: https://hcmcpv.org.vn/cap-uy-chi-tiet/quan-10/gioi-thieu-quan-10-
1491378717.
3. Trang thông tin điện tử Quận 10 TPHCM. Các địa điểm tham quan [Available
from: http://www.quan10.gov.vn/Du-khach/Cac-diem-tham-quan/currentpage/2.
4. Đàm Huy. Xóa sổ khu đèn đỏ ở Quận 10. Báo Thanh niên. 2017.
5. Phạm Dũng-Sỹ Hưng. Phá đường dây mại dâm tại Quận 10. Báo Người lao động.
2022.
6. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Môi trường - Đô thị
[Available from: https://www.hcmcpv.org.vn/nhom-tin/moi-truong-do-thi-
1423537592.
7. BS.CKI.Trần Thiện Thanh. Hoạt động Trung tâm Y tế Quận 10 07/2023(2023).
8. Trung tâm Y tế Quận 10. Báo cáo hoạt động năm 2022 và phương hướng hoạt
động năm 2023. 2022.
9. Sở Y tế TPHCM. Danh sách cơ sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh. 2021.
10. Sở Y tế TPHCM. Danh sách cơ sở y tế theo địa bàn Quận 10. 2021.
11. Thủ Tướng Chính Phủ. Quyết định 1246/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030. 2020.
12. Ban Bí thư. Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 06/7/2021 của Ban Bí thư về tăng cường
lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt
Nam trước năm 2030. (2021).
13. UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch 1705/KH-UBND ngày 26 tháng 5 năm
2022 về triển khai phương hướng, nhiệm vụ phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại
dâm 2022. (2022).
14. UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định số 2297/QĐ-UBND TP.HCM về phê
duyệt Đề án Phát triển y tế cộng đồng thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
người dân tại TP.HCM giai đoạn 2021-2030. (2021):37.

ix
15. UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch Hành động thực hiện "Chiến lược
Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030" trên địa bàn TPHCM.
16. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC). Báo cáo kết quả
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh. (2023).
17. UBND Quận 10 Ban Chỉ đạo Phòng chống AIDS. Kế hoạch hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS năm 2021 tại Quận 10. (2021).
18. UBND Quận 10 Ban Chỉ đạo Phòng chống AIDS. Kế hoạch hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS năm 2022 tại Quận 10. (2022).
19. UBND Quận 10 Ban Chỉ đạo Phòng chống AIDS. Kế hoạch hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS năm 2023 tại Quận 10. (2023).
20. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động Trung tâm Y tế quận, huyện và TP.Thủ
Đức năm 2022. (2022).
21. Trung tâm Y tế Quận 10. Báo cáo chăm sóc và điều trị HIV/AIDS Quận 10 năm
2021. (2021).
22. Trung tâm Y tế Quận 10. Báo cáo chăm sóc và điều trị HIV/AIDS Quận 10 năm
2022. (2022).
23. Trung tâm Y tế Quận 10. Báo cáo kết quả chương trình tư vấn xét nghiệm tự
nguyện HIV tại Quận 10 năm 2020. (2020).
24. Trung tâm Y tế Quận 10. Báo cáo kết quả chương trình tư vấn xét nghiệm tự
nguyện HIV tại Quận 10 năm 2021. (2021).
25. Trung tâm Y tế Quận 10. Báo cáo kết quả chương trình tư vấn xét nghiệm tự
nguyện HIV tại Quận 10 năm 2022. (2022).
26. WHO. HIV and AIDS 2023 [Available from: https://www.who.int/news-
room/fact-sheets/detail/hiv-aids.
27. PGS.TS Phạm Đức Mạnh. Định hướng năm 2023 và những năm tiếp theo: Hướng
tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. In: Cục phòng cHA-BYt, editor. 2022.
28. Trung Bách. Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS vào
năm 2030: Cục phòng, chống HIV/AIDS-BYT; 2022 [Available from:
https://vaac.gov.vn/chuyen-trang/thanh-pho-ho-chi-minh-dat-muc-tieu-ket-thuc-dai-
dich-aids-vao-nam-2030.html.

x
29. UNAIDS. VIETNAM 2021 [Available from:
https://www.unaids.org/en/regionscountries/countries/vietnam.
30. HIVinfo.NIH.gov. HIV and Opportunistic Infections, Coinfections, and
Conditions 2021 [Available from: https://hivinfo.nih.gov/understanding-hiv/fact-
sheets/what-opportunistic-infection.
31. Abdulrahman Abutaleb MMJF, MD, FACC,. Coronary Arteries Disease in HIV
2018 [Available from: https://www.acc.org/Latest-in-
Cardiology/Articles/2018/01/18/08/57/Coronary-Artery%20Disease-in-HIV.
32. Nsoh Godwin Anabire. Evaluation of hepatic and kidney dysfunction among
newly diagnosed HIV patients with viral hepatitis infection in Cape Coast, Ghana. NIH.
2019.
33. UBND Quận 10. Kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược Quốc gia chấm dứt
dịch bệnh AIDS vào năm 2030” trên địa bàn Quận 10.
34. PEPFAR. PEPFAR Has Saved 20 Million Lives and Advanced HIV Gains
Despite COVID-19. US Department of State. (2020).
35. Phương Hà. ARV - cứu cánh cho người nhiễm HIV/AIDS. 2021.
36. Rusine J A-KB, van de Wijgert J, Boer KR, Mukantwali E, Karita E, et al. . Low
primary and secondary HIV drug-resistance after 12 months of antiretroviral therapy in
human immune-deficiency virus type 1 (HIV-1)-infected individuals from Kigali,
Rwanda. PloS one. 2013;8(8)(e64345).
37. Sohn AH SP, Sungkanuparph S, Zhang F. Transmitted HIV drug resistance in
Asia. . Current opinion in HIV and AIDS. 2013;8(1):27-33.
38. Stadeli KM RD. Rates of emergence of HIV drug resistance in resource-limited
settings: a systematic review. Antiviral therapy. 2013;18(1):115-23.
39. WHO. WHO Guidelines Approved by the Guidelines Review Committee.
Antiretroviral Therapy for HIV Infection in Adults and Adolescents: Recommendations
for a Public Health Approach: 2010 Revision. 2010.
40. Nachega JB HM, Dowdy DW, Chaisson RE, Regensberg L, Maartens G,.
Adherence to nonnucleoside reverse transcriptase inhibitor-based HIV therapy and
virologic outcomes. Annals of internal medicine. 2007;146(8):564-73.

xi
41. Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế. Tăng lượng bệnh nhân điều trị ARV bằng
nguồn BHYT trong năm 2022 2022 [Available from: https://vaac.gov.vn/tang-luong-
benh-nhan-dieu-tri-arv-bang-nguon-bhyt-trong-nam-
2022.html#:~:text=Ch%C3%ADnh%20thức%20từ%20tháng%203,vượt%20400%20t
ỷ%20đồng%2Fnăm.
42. Hà Thị Minh Đức-Lê Vinh. Kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV ở BN
HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Quận 10 TPHCM năm 2009. 2009.
43. Bộ Y tế. Quyết định 5968/QĐ-BYT, Quyết định về việc ban hành hướng dẫn điều
trị chăm sóc HIV/AIDS. 2021.
44. WHO. Antiretroviral therapy for HIV infection in adults and aldolescents:
recommendation for a public health approach, 2006 revision. Geneva: World Health
Organization. 2006.
45. WHO. Consolidated Guidelines on The Use of Antiretroviral Drugs for Treating
and Preventing HIV Infection. 2013.
46. WHO/UNAIDS-RW Eisinger CD, AS Fauci,. HIV viral load and transmissibility
of HIV infection: undetectable equals untransmittable. Journal of Amercian Medical
Association. 2019.
47. Jungmee Kim-Enyoung Lee. Adherence to antiretroviral therapy and factors
affecting low adherence among acident HIV-infected individuals during 2009-2016: a
nationwide study.
48. Steel G. NJ, Joshi M.,. Development of a Multi-method Tool to Measure ART
Adherence in Resource-Constrained Settings: The South Africa Experience. Submitted
to the U.S. Agency for International Development by the Rational Pharmaceutical
Management Plus Program. Arlington, VA: Management Sciences for Health. 2007.
49. WHO. Summary of the global HIV epidemic, 2021. 2022.
50. HIV.gov. Global Statistics - The Global HIV/AIDS Epidemic 2022 [Available
from: https://www.hiv.gov/hiv-basics/overview/data-and-trends/global-statistics/.
51. UNNAIDS. Global HIV&AIDS statistics - Fact sheet. 2022.
52. Bích Phượng. Dịch HIV/AIDS có gì thay đổi trong năm 2021 2021 [Available
from: https://vaac.gov.vn/dich-hiv-aids-co-gi-thay-doi-trong-nam-2021.html.

xii
53. Ngọc Hà - Thủy Tiên. Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm
2022: Chấm dứt dịch bệnh AIDS - Thanh niên sẵn sàng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
TPHCM. 2022.
54. Hữu Tùng. Việt Nam ngăn ngừa được gần 1 triệu người không bị nhiễm HIV trong
vòng 20 năm qua từ những can thiệp nào? Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế. 2022.
55. HCDC. TPHCM: Tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS do
USAID hỗ trợ. 2022.
56. Khoa phòng chống HIV/AIDS - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM. TPHCM:
chia sẻ kết quả thực hiện chương trình HIV/AIDS với Chương trình viện trợ PEPFAR.
2022.
57. Hoài Thương. TPHCM: Tổng kết 5 năm dự án phòng chống HIV/AIDS do
PEPFAR tài trợ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM. 2022.
58. Mills EJ, J.B. Nachega, D.R. Bangsberg, et al.,. Adherence to HAART: A
Systematic Review of Developed and Developing Nation Patient-Reported Barriers and
Facilitators. 2006.
59. Yoji Inoue OS, Yokoyama Seiji, et al,. Medication Adherence of People Living
with HIV in Japan—A Cross-Sectional Study. Healthcare. 2023;11(4):451.
60. TRAN BXea. Determinants of antiretroviral treatment adherence among HIV/
AIDS patients: a multisite study. 2013.
61. Hà Thị Cẩm Tú - Viet Nguyen - N. & Huong Nguyen T. ANTIRETROVIRAL
MEDICATION ADHERENCE AMONG PATIENTS WITH HIV/AIDS AT A
COMMUNITY MEDICAL CENTER IN VIETNAM Tạp chí Y học Việt Nam. 2023.
62. Trần Thị Thanh Mai. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người bệnh HIV/AIDS
tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016. Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định Cục phòng chống HIV/AIDS. 2016.
63. Đỗ Thị Diễm Hằng. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh
nhân điều trị HIV/AIDS tại tỉnh Bình Dương. 2019.
64. Margaret A. Chesney. Factors Affecting Adherence to Antiretroviral Therapy.
Clinical Infectious Diseases. June 2000;30(2).

xiii
65. Heestermans T, J. L. Browne, et al.,. Determinants of adherence to antiretroviral
therapy among HIV-positive adults in sub-Saharan Africa: a systematic review. BMJ
Global Health. 2016.
66. Đào Đức Giang. Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus tại một số
phòng khám ngoại trú ở Hà Nội và một số yếu tố liên quan. 2017.
67. Uzochukwu BSC OO, Onoka AC, et al,. Determinants of nonadherence to
subsidized anti-retroviral treatment in southeast Nigeria. Health Policy Plan. 2009.
68. Dahab M CS, Hamilton R, et al,. “That is why I stopped the ART”: patients’ &
providers’ perspectives on barriers to and enablers of HIV treatment adherence in a
South African workplace programme. BMC Public Health. 2008.
69. Achappa B MD, Bhaskaran U, Ramapuram JT, Rao S, Mahalingam S.,.
Adherence to Antiretroviral Therapy Among People Living with HIV. N Am J Med
Sci. 2013.
70. Kim J LE, Park BJ, Bang JH, Lee JY,. Adherence to antiretroviral therapy and
factors affecting low medication adherence among incident HIV-infected individuals
during 2009-2016: A nationwide study.
71. Võ Thị Năm PĐN. Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV ở
bệnh nhân HIV/AIDS tại thành phố Cần Thơ năm 2009. Tạp chí Y học TPHCM. 2009.
72. Vũ Công Thảo. Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều
trị bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam,
2009 – 2010, Luận án tiến sỹ y học.
73. Antinori A, Angeletti, C., Ammassari, A., Sangiorgi, D., Giannetti, A., Buda, S.,
Girardi, E., & Degli Esposti, L.,. Adherence in HIV-positive patients treated with
single-tablet regimens and multi-pill regimens: findings from the COMPACT study. .
Journal of the International AIDS Society. 2012.
74. Dejesus E, Young, B., Morales-Ramirez, J. O., Sloan, L., Ward, D. J., Flaherty, J.
F., Ebrahimi, R., Maa, J. F., Reilly, K., Ecker, J., McColl, D., Seekins, D., & Farajallah,
A.,. Simplification of antiretroviral therapy to a single-tablet regimen consisting of
efavirenz, emtricitabine, and tenofovir disoproxil fumarate versus unmodified
antiretroviral therapy in virologically suppressed HIV-1- infected patients. J Acquir
Immune Defic Syndr. 2009.

xiv
75. Nachega JB PJ-J, Uthman OA, Gross R, Dowdy DW, Sax PE, et al,. Lower pill
burden and once - daily antiretroviral treatment regimens for HIV infection: a
meta-analysis of randomized controlled trials. Clinical infectious diseases. 2014.
76. Đỗ Lê Thùy. Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan ở bệnh
nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Tạp chí khoa học công
nghệ y dược.
77. 10 TtYtQ. Báo cáo chăm sóc và điều trị HIV/AIDS Quận 10 năm 2020. 2020.

xv
PHỤ LỤC
LỊCH PHÂN CÔNG CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG THEO TUẦN
THỜI THÀNH VIÊN
HOẠT ĐỘNG ĐỊA ĐIỂM
GIAN THAM GIA
TUẦN 1 (03/07/2023 – 07/07/2023)
Thứ 2 Sinh hoạt thực tập SKCĐ Hội trường Tất cả thành viên
TTYT Quận 10
Sinh hoạt và thực tập tại Khoa TV- Tất cả thành viên
khoa TV-ĐTNC-HIV/AIDS ĐTNC-
Thảo luận và xác định HIV/AIDS Tất cả thành viên
VĐSK từ CTSK của khoa Quận 10
Thứ 3 Xin số liệu về tình hình dân Khoa TV- Tất cả thành viên
số và đặc điểm dân cư ĐTNC-
Hoàn thành báo cáo “Đặc HIV/AIDS Lê Thanh Châu
điểm tình hình Quận” (bản Quận 10 Nguyễn Minh Đức
word và powerpoint) Phan Gia Hân
Trần Thị Thuỳ Trang
Xin số liệu về CTSK của Tất cả thành viên
khoa
Thứ 4 Hoàn thành báo cáo “CTSK” Khoa TV- Nguyễn Đình Nhật Đẩu
(bản word và powerpoint) ĐTNC- Lê Ngọc Như Phượng
HIV/AIDS Nguyễn Huỳnh Thái
Quận 10 Nguyễn Thanh Tuấn
Thứ 5 Hoàn thành báo cáo “Lập Khoa TV- Trần Bảo Ngọc
luận xác định vấn đề sức ĐTNC- Nguyễn Thị Ngọc Phượng
khỏe” (bản word và HIV/AIDS Nguyễn Nhựt Thanh
powerpoint) Quận 10 Lâm Quốc Việt
Chỉnh sửa, góp ý bản báo Tất cả thành viên
cáo tuần 1 (bản word và
powerpoint)

xvi
THỜI THÀNH VIÊN
HOẠT ĐỘNG ĐỊA ĐIỂM
GIAN THAM GIA
Thứ 6 Trình bày báo cáo “CTSK” TTYT Quận 10 Tất cả thành viên
và “Lập luận xác định
VĐSK”
TUẦN 2 (10/7/2023 – 14/07/2023)
Tuần 2 Thực tập tại TYT Phường 1 TYT Phường 1 Tất cả thành viên
và Phường 9 và Phường 9
Thứ 2 Sửa báo cáo tuần 1 Khoa TV- Tất cả thành viên
Xác định Chủ đề nghiên cứu ĐTNC-
và xây dựng câu hỏi nghiên HIV/AIDS
cứu Quận 10
Thứ 3 Hoàn thành báo cáo “Đặt Khoa TV- Lê Thanh Châu
vấn đề” (word + powerpoint) ĐTNC- Phan Gia Hân
HIV/AIDS Lê Ngọc Như Phượng
Quận 10 Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Nguyễn Thanh Tuấn
Lâm Quốc Việt
Thứ 4 Hoàn thành báo cáo “Tổng Khoa TV- Nguyễn Minh Đức
quan y văn” (word + ĐTNC- Nguyễn Đình Nhật Đẩu
powerpoint) HIV/AIDS Trần Bảo Ngọc
Quận 10 Nguyễn Nhựt Thanh
Nguyễn Huỳnh Thái
Trần Thị Thùy Trang
Thứ 5 Trình bày báo cáo “Đặt vấn Trường Đại học Tất cả thành viên
đề” và “Tổng quan y văn” Y khoa Phạm
Ngọc Thạch
Thứ 6

xvii

You might also like