You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

KHOA BẢO HIỂM

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP:


BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THANH HÀ
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH
HUYỆN THANH HÀ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hoàng Bích Hồng


Sinh viên : Đoàn Linh Chi
Lớp : D13.BH02

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................iii
DANH MUC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...............................................iv
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA BHXH
HUYỆN THANH HÀ..........................................................................................2
1. Đặc điểm tình hình ở BHXH huyện Thanh Hà............................................2
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện
Thanh Hà...........................................................................................................2
1.2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của cơ
quan BHXH huyện Thanh Hà........................................................................3
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Thanh Hà.........3
1.2.2 Hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan BHXH huyện Thanh Hà....................5
1.3 Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động của BHXH huyện
Thanh Hà...........................................................................................................7
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại cơ quan BHXH huyện Thanh Hà tỉnh Hải
Dương................................................................................................................8
2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thực hiện BHXH tại cơ
quan BHXH huyện Thanh Hà........................................................................8
PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH
HUYỆN THANH HÀ TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020..........9
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH 9
2.2 Tình hình tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Thanh
Hà giai đoạn 2018 – 2020.................................................................................9
2.2.1 Tình hình tham gia BHXHBB...................................................................9
2.2.2 Tình hình tham gia BHXH tự nguyện.....................................................11
2.2.3 Tình hình tham gia BHYT......................................................................12
2.2.4 Tình hình tham gia BHTN......................................................................13
2.3 Tình hình cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của cơ quan BHXH huyện Thanh
Hà giai đoạn 2018 – 2020...............................................................................14
2.3.1 Tình hình cấp sổ BHXH tại địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 202014
2.3.2. Tình hình cấp thẻ BHYT tại địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020
..........................................................................................................................15
2.4 Tình hình thu,nộp BHXH tại địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 –
2020..................................................................................................................16
2.4.1 Tình hình thu, nộp BHXHBB.................................................................16
2.4.2 Tình hình thu, nộp BHYT.......................................................................18
2.4.3 Tình hình thu, nộp BHXH tự nguyện......................................................19
2.4.4 Tình hình thu, nộp BHXHTN.................................................................20
2.4.5 Tình hình nợ đọng BHXH trên địa bàn huyện Thanh Hà.......................21
2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người
lao động trên địa bàn huyện Thanh Hà.......................................................24
2.6. Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động trên địa bàn
huyện Thanh Hà.............................................................................................26
2.7. Công tác quản lý và sử dụng quỹ BHXH..............................................26
2.8. Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về BHXH.............................................27
2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ
BHXH và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.........................28
2.10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH................................................28
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................30
3.1. Nhận xét...................................................................................................30
3.1.1. Những mặt đạt được...............................................................................30
3.1.2. Mặt hạn chế............................................................................................31
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại..............................................................33
3.2. Đề xuất khuyến nghị...............................................................................36
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước........................................................36
3.2.2. Đối với ngành và cơ quan BHXH..........................................................36
3.2.3. Đối với cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương...............................................37
3.2.4. Kiến nghị với các ban ngành liên quan..................................................37
3.2.5.Kiến nghị với các cấp chính quyền.........................................................38
3.2.6. Kiến nghị với BHXH huyện Thanh Hà..................................................38
KẾT LUẬN .......................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................41
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải nghĩa


BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
DSPHSK Dưỡng sức phục hồi sức khỏe
HTX Hợp tác xã
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
KCB Khám chữa bệnh
TNLĐ-BNN Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp
DANH MUC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Tình hình tham gia BHXHBB tại địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn
2018 – 2020.........................................................................................................10
Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện Huyện Thanh Hà giai đoạn
2018 – 2020.........................................................................................................12
Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHYT huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020..12
Bảng 2.4: Tình hình tham gia BHTN tại Huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020
.............................................................................................................................13
Bảng 2.5: Tình hình cấp sổ BHXH trên địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018
– 2020..................................................................................................................14
Bảng 2.6: Tình hình cấp thẻ BHYT trên địa bàn huyện Thanh Hà tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2018 – 2020.............................................................................15
Bảng 2.7: Tình hình thu BHXHBB tại địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 –
2020.....................................................................................................................17
Bảng 2.8: Tình hình thu BHYT tại địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 –
2020.....................................................................................................................19
Bảng 2.9: Tình hình thu nộp BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Thanh Hà giai
đoạn 2018 – 2020................................................................................................19
Bảng 2.10: Tình hình thu BHTN trên địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 –
2020.....................................................................................................................20
Bảng 2.11: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thanh Hà giai
đoạn 2018 – 2020................................................................................................21
Bảng 2.12: Số tiền nợ đọng theo khối quản lý....................................................23
Bảng 2.13: Kết quả xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức
phục hồi sức khỏe của BHXH huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020............24
Bảng 2.14: Kết quả xét duyệt hưởng chế độ hưu trí, BHXH 1 lần, tuất của cơ
quan BHXH huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020........................................25
Bảng 2.15: Chi trả bảo hiểm xã hội……………………………………….……26
Bảng 2.16 Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về BHXH.................28
LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách bảo hiểm xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta thực hiện từ năm
1960 của thê kỉ XX. Kể từ đó đến nay, chính sách bảo hiểm xã hội đã được phát
huy, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người lao động. Bảo hiểm
xã hội (BHXH) luôn có mặt khi người lao động gặp những rủi ro như: ốm đau, bệnh
tật, thai sản, già yếu và những khó khăn khác trong cuộc sống.
Từ khi Bộ luật lao động ra đời, BHXH được thực hiện theo điều lệ BHXH đã
thực sự đi vào đời sống xã hội, kinh tế và chính trị có tác dụng tích cực trong mối
quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tổ chức BHXH đã khẳng
định được hiệu quả hoạt động và vị thế của mình trong nước, đạt được những kết quả
rất đáng khích lệ. Bên cạnh những thành tích đó BHXH Việt Nam vẫn còn có những
điểm chưa phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước.
Là một bộ phận của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh Hải Dương
nói riêng, BHXH huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương đã ra đời và phát triển để thực
hiện những nhiệm vụ của ngành BHXH đối với người lao động và toàn nhân dân
Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển BHXH huyện Thanh Hà
đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường phát triển của mình. Để mọi
người có thể hiểu rõ hơn về BHXH huyện Thanh Hà em xin phép được làm bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Tình hình thực hiện BHXH huyện
Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020” nhằm giúp những ai quan tâm đến BHXH có
thể hiểu thêm được phần nào.
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận và
phần phụ lục bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần chính:
Phần I: Khái quát đặc điểm, tình hình chung cơ quan BHXH huyện Thanh
Hà.
Phần II: Tình hình thực hiện BHXH tại cơ quan BHXH huyện Thanh Hà
giai đoạn 2018 – 2020.
Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị về tình hình thực hiện BHXH tại cơ
quan BHXH huyện Thanh Hà.

1
PHẦN I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA BHXH
HUYỆN THANH HÀ
1. Đặc điểm tình hình ở BHXH huyện Thanh Hà
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện Thanh

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,
góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn dịnh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc.
Từ khi thành lập nhà nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm
đến các chế độ chính sách BHXH cho người lao động thông qua các sắc lệnh điều
lệ chủ trương. Hòa nhập với sự phát triển của thế giới nước ta cũng ngày càng
phát triển trên tất cả các mặt của đời sống xã hội kin tế, từ năm 1993 cho đến nay
trải qua hơn hai chục năm phát triển BHXH đã có nhiều cải cách đổi mới rất cơ
bản và ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta. Ngày 13/12/1995, Chính
phủ đã có nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam để giúp thủ tướng
Chính phủ chỉ đao công tác quản lý thu BHXH và thực hiện chế độ chính sách
BHXH theo pháp luật của nhà nước. Từ ngày 01/01/1995 công tác BHXH ở nước
ta đã chuyển sang một cơ chế quản lý và hoạt động hoàn toàn mới.
Ngày 16/09/1997 BHXH huyện Thanh Hà được thành lập theo QĐ số
1599/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam. Lúc mới thành lập hết sức khó khăn về
địa điểm phương tiện làm việc, biên chế ít, công việc mới song qua hơn 20 năm
xây dựng và phát triển, hiện nay, BHXH huyện Thanh Hà đã có cơ sở vật chất
đầy đủ, địa điểm làm việc khang trang, thuận lợi. Để có được những cơ sở vật
chất như hiện nay, trong hơn 20 năm qua, các thế hệ cán bộ công chức, viên chức
đã sánh vai bên cạnh ban giám đốc giúp cơ quan vượt qua bao nhiêu khó khăn
thử thách, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năm sau cao hơn
năm trước. Hiện nay BHXH huyện Thanh Hà được đặt tại Khu 7 TT Thanh Hà,
Huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương.
Từ tháng 01/2003 thực hiện Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 24/01/2002
của Thủ tướng Chính Phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH
2
Việt Nam, BHXH huyện Thanh Hà đã tiếp nhận việc chuyển giao nhân sự, tài sản
từ Chi nhánh BHYT huyện Thanh Hà sang. Thực hiện nhiệm vụ kiện toàn tổ
chức bộ máy quản lý chuyên trách theo quy định của ngành, không ngừng nâng
cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trình độ chính trị, ý thức trách nhiệm phục
vụ nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa phương tiện làm việc,
ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, đáp
ứng nhiệm vụ ngày càng tăng.
1.2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của cơ
quan BHXH huyện Thanh Hà
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Thanh Hà
a) Chức năng của BHXH huyện Thanh Hà
Theo Điều 5 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008
của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương thì Bảo
hiểm xã hội huyện Thanh Hà có vị trí, chức năng sau:
Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Hà là một cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã
hội tỉnh Hải Dương đặt tại huyện Thanh Hà, có chức năng giúp Giám đốc Bảo
hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý
thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Hà chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của
Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương và chịu sự quản lý hành chính nhà
nước của UBND huyện Thanh Hà.
Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Hà có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài
khoản và trụ sở riêng.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan BHXH huyện Thanh Hà
Theo Điều 6 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008
của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương thì BHXH huyện
Thanh Hà có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
3
Xây dựng, trình Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương kế hoạch phát triển
BHXH huyện Thanh Hà dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác năm; tổ chức
thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,
chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác đăng ký, quản lý các
đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp.
Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm
theo phân cấp.
Tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá
nhân theo phân cấp.
Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH,
BHYT theo phân cấp.
Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT do phân cấp; từ chối việc đóng
hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định.
Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.
Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện,
tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và
giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ
BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.
Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã, thị trấn giới
thiệu và bảo lãnh để thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT của xã, thị trấn
theo chỉ đạo hướng dẫn của BHXH tỉnh Hải Dương.
Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế
độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ
sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo
hướng dẫn của BHXH tỉnh Hải Dương; tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế “một cửa” tại Cơ quan Bảo
hiểm xã hội huyện Thanh Hà.
Tổ chức chương trình hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ
4
chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội ở
huyện Thanh Hà, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết
các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định
của pháp luật.
Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra
các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.
Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc đóng, quyền hưởng các chế độ
bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm
hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin liên
quan theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của Bảo hiểm
xã hội huyện.
Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.2 Hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan BHXH huyện Thanh Hà
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy cơ quan BHXH huyện Thanh Hà

Bộ phận
Giám định

Giám đốc
Bộ phận
Chính sách
Ghi chú:

Bộ phận Chỉ đạo:


“1cửa”
Phối hợp:

Phó Bộ phận
Giám đốc thu

Bộ phận
Kế toán
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
 Giám đốc: Là người đứng đầu cơ quan BHXH, phụ trách chung và
5
điều hành toàn bộ mọi hoạt động của cơ quan BHXH. Chịu trách nhiệm về toàn
bộ công tác chính sách trên địa bàn quận quản lí theo phân cấp của BHXH Việt
Nam và BHXH huyện.
 Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, đồng thời chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao và là người có quyền quyết
định khi Giám đốc vắng mặt.
 Bộ phận Một cửa: Như đã nói ở trên, theo Quyết định 148/QĐ-BHXH,
Bộ phận Một cửa sẽ tiếp nhận tất cả hồ sơ liên quan đến thủ tục hành chính về
BHXH, BHYT của các tổ chức, cá nhân theo phân cấp quản lý, các hồ sơ không
tiếp nhận tại bộ phận Một cửa không được xem xét giải quyết. Sau đó giải quyết
hồ sơ theo quy trình đã ban hành. Do vậy, bộ phận Một cửa có trách nhiệm chính
trong việc phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận nghiệp vụ thuộc
BHXH quận trong việc giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức, cá nhân có
hồ sơ nộp tại bộ phận Một cửa.
 Bộ phận Kế hoạch, tài chính: Tiếp nhận hồ sơ danh sách chi trả và
nguồn kinh phí do BHXH huyện lập chuyển về, tổ chức chi trả cho người được
hưởng, kiểm tra giám sát việc chi trả và thanh quyết toán với cấp trên.
Thực hiện chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu tài chính, chế độ kế toán
của đơn vị theo quy định của Nhà nước và cơ quan BHXH cấp trên. Thực hiện
chế độ giao nhận và quản lý tiền mặt theo quy định của bộ tài chính.
 Bộ phận Quản lý chế độ: Giải quyết hồ sơ hưởng BHXH: Hưu trí, tử
tuất, TNLĐ - BNN; thẩm định số liệu chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức
phục hồi sức khỏe và BHYT.
Quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng trợ cấp BHXH, BHYT hàng tháng
theo từng chế độ.
 Bộ phận Quản lý thu: Tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận Một cửa chuyển lên
qua “Phiếu chuyển hồ sơ”, sau đó giải quyết hồ sơ theo đúng quy trình nghiệp vụ
đa được ban hành như: lập danh sách lao động, tiền lương đăng ký nộp BHXH.
Tổ chức phối hợp tốt với các ngành, các cấp địa phương để thu đúng, thu đủ, thu
kịp thời tiền BHXH theo điều lệ BHXH và các văn bản hướng dẫn của các bộ,
các ngành và các cơ quan BHXH cấp trên.
Tổ chức xét duyệt hồ sơ theo phân cấp của BHXH huyện và đề nghị BHXH
huyện xét cấp sổ BHXH cho NLĐ tham gia BHXH. Quản lý danh sách lao động,
tiền lương, theo dõi sự biến động tăng giảm. Hàng quý tiến hành đối chiếu công
nợ với đơn vị, xác nhận kịp thời trên sổ BHXH khi có thay đổi chức danh, địa
điểm và mức đóng BHXH.
Định kỳ hàng quý tổng hợp tình hình thực hiện của các đợn vị báo cáo
Giám đốc và trình BHXH huyện xét duyệt.
6
 Bộ phận Giám định BHYT: Theo dõi bệnh viện khám chữa bệnh tại
trung tâm y tế và bệnh viện trên địa bàn huyện, kiểm tra các thủ tục giấy tờ, phiếu
khám bệnh BHYT.
1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động của BHXH huyện Thanh

BHXH huyện Thanh Hà được biên chế 16 người, 2 hợp đồng theo nghị
định 68 NĐ – CP, 2 hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế. Trong đó có 15% người có
trình độ thạc sĩ, 85% người có trình độ đại học, chi bộ có nhiều Đảng viên và cao
cấp lý luận chính trị.
Bảng 1.1: Đội ngũ cán bộ, công chức – viên chức BHXH huyện Thanh Hà
tính đến 31/12/2020

Số lượng Cơ cấu
Chỉ tiêu
(người) (%)
Tổng số 20 100
Nam 8 40
Giới tính
Nữ 12 60
Từ 20 - 30 tuổi 8 40
Độ tuổi Từ 31 - 40 tuổi 10 50
Trong đó
Từ 41 - 50 tuổi 2 10
Thạc sĩ 3 15
Trình độ
Đại học 16 80
chuyên môn
Cao đẳng 1 5
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)

Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Hà luôn xác định công tác tổ chức và
giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức là nhiệm vụ trọng tâm, vì làm
tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng là tiền đề cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao.
Trong năm qua đơn vị đã tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’, tích cực học tập để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ
của ngành và địa phương.
Căn cứ vào nhiệm vụ của đơn vị và năng lực, sở trường của từng cán bộ
công chức trong đơn vị, chi bộ cùng với lãnh đạo đơn vị phân công công việc cho
từng cán bộ, công chức làm sao mọi đầu công việc đều có người phụ trách.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại cơ quan BHXH huyện Thanh Hà tỉnh Hải

7
Dương
Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Hà hiện đang làm việc tại một tòa nhà 2
tầng, diện tích mặt sàn mỗi tầng 100m2, được chia thành 5 phòng và 01 Hội
trường. Tầng 1 có 3 phòng làm việc, tầng 2 có 2 phòng làm việc và một hội
trường, không có kho lưu trữ, hiện tại Hội trường đã được sử dụng thay cho
phòng làm việc. Được xây dựng từ năm 2000 với dung lượng thiết kế dành cho 6
đến 10 người làm việc.
BHXH huyện Thanh Hà gồm 1 trụ sở làm việc có 8 phòng làm việc và 1
hội trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho cán bộ cơ bản đã đáp ứng
được nhiệm vụ được giao: 17 máy vi tính được kết nối internet; 6 máy in laser; 1
máy photocopy và 08 máy điện thoại để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ
(xem sơ đồ 1.1).
Đơn vị có nhà ăn và nhà xe riêng, đảm bảo an toàn chất lượng cuộc sống
cho các cán bộ công nhân viên chức tại cơ quan.
2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thực hiện BHXH tại cơ quan
BHXH huyện Thanh Hà
2.1. Những thuận lợi cơ bản
- Bảo hiểm xã hội huyện thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của
BHXH tỉnh Hải Dương, huyện uỷ, HĐND - UBND huyện Thanh Hà về chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực
về công tác BHXH, BHYT, BHTN nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói
chung.
- Toàn thể cán bộ công chức viên chức luôn có sự đoàn kết thống nhất cao trong
tư tưởng cũng như trong thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, khắc phục
khó khăn phấn đấu vươn lên, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được
giao.
- Đảng và Nhà nước luôn có điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách kịp thời
về công tác BHXH, BHYT.
2.2. Những khó khăn
- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong
giai đoạn 2018 – 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, việc làm không
ổn định kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, sản phẩm sản xuất ra không bán được, thu nhập của người lao động thấp,
một số doanh nghiệp nợ lương của người lao động nên đã làm cho mức đóng
BHXH, BHYT, BHTN chỉ bằng mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu.
- Một số quy định của pháp luật về BHXH, BHYT chưa đồng bộ, chưa chặt
chẽ, chế tài xử lý vi phạm còn nhiều bất cập, ý thức chấp hành của một số
8
doanh nghiệp hạn chế, vì vậy việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch thu, giảm nợ
đọng và phát triển đối tượng đóng BHXH, BHYT hết sức khó khăn.
PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH
HUYỆN THANH HÀ TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách luôn được chú trọng. Các cán
bộ công nhân viên chức ngày càng được nâng cao năng lực chuyên môn để có thể
giải quyết được những thắc mắc của người dân.
Trong năm, bảo hiểm xã hội huyện Thanh Hà cũng tổ chức các buổi học
tập, hướng dẫn cho các cán bộ các xã về các điều lệ liên quan tới bảo hiểm xã hội
và các thông tin về pháp luật được sửa đổi, bổ sung để việc thực hiện pháp luật
được bảo đảm.
Hàng tháng các cán bộ BHXH cũng về từng xã để kiểm tra đồng thời
hướng dẫn, phổ biến cho người dân về BHXH nhằm giúp cho người dân nâng
cao và nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia BHXH.
Trong những năm qua công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chính sách
pháp luật về BHXH tại Huyện Thanh Hà đã đạt được những thành quả được thể
hiện qua bảng dưới đây:
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Buổi phát thanh (buổi) 17 17 17
Tạp chí (tờ) 2.100 2.315 2.736
Tờ rơi (tờ) 2.500 2.500 3.500
(Nguồn BHXH huyện Thanh Hà)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Hàng năm, Huyện Thanh Hà đã tổ chức phát đi 17 buổi phát thanh trên hệ
thống truyền thanh của huyện đến 16 xã, thị trấn trên địa huyện. Thông qua
những buổi phát thanh này nhằm mục đích phổ biến cung cấp cho người dân,
NLĐ, chủ SDLĐ những thông tin và kiến thức cơ bản về BHXH để từ đó có thể
biết được nhiệm vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH. Tạp chí, tờ rơi nhằm phổ
biến cung cấp những thông tin về BHXH cũng ngày càng tăng qua các năm. Sở
dĩ như vậy là do số lao động tại các khu công nghiệp ngày càng tăng lên sự cần
thiết về tham gia BHXH cũng ngày càng được chú trọng hơn rất nhiều.
2.2 Tình hình tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Thanh Hà
giai đoạn 2018 – 2020
2.2.1 Tình hình tham gia BHXHBB
Ngay từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, BHXH huyện Thanh Hà
luôn xác định việc quản lý đối tượng tham gia là nhiệm vụ hàng đầu, đóng vai trò

9
quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. BHXH huyện đã tích cực
khai thác và theo dõi tình tham gia BHXH ở các đơn vị, cơ quan đóng trên địa
bàn huyện.
Bảng 2.1: Tình hình tham gia BHXHBB tại địa bàn huyện Thanh Hà
giai đoạn 2018 – 2020.
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số lao Số lao Số lao
Số đơn vị Số đơn vị Số đơn vị
động động động
(đơn vị) (đơn vị) (đơn vị)
(người) (người) (người)
DN ngoài quốc
156 6293 186 7.136 247 8.263
doanh
HCSN 92 2.185 91 2.305 91 2.315
Ngoài công lập 7 55 9 63 11 74
DNNN 9 633 8 848 8 670
DN có vốn đầu tư
67 18.719 74 21.152 84 23.102
nước ngoài
Hợp tác xã 21 151 21 137 22 113
Xã, thị trấn 17 347 17 343 17 355
SXKD cá thể 1 3 1 3 2 6
Tổng 370 28.386 407 31.987 500 35.047
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động tham gia BHXHBB của Huyện
Thanh Hà ngày càng tăng. Cụ thể như sau:
- Với khối DN ngoài quốc doanh:
Năm 2019 tăng 30 đơn vị so với năm 2018 tương ứng 843 lao động. Năm
2020 tăng 61 đơn vị tương ứng 1127 lao động so với năm 2019. Có sự gia tăng
đáng kể này là do đất nước ta đang trên con đường đổi mới thực hiện CNH –
HĐH hội nhập kinh tế quốc tế. Khu vực DN ngoài quốc doanh trước đây chưa
được quan tâm đúng mực nay đã được Đảng và Nhà nước khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Với khối HCSN
Huyện Thanh Hà trước kia cũng là một huyện thuần nông và đang trong
quá trình chuyển mình từ cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp
nên trên địa bàn huyện đối tượng tham gia BHXHBB thuộc khối HCSN chiếm tỷ
trọng khá lớn. Số đơn vị qua các năm không có sự biến đổi nhiều. Năm 2018 là
92 đơn vị năm 2019 và năm 2020 là 91 đơn vị. Số lao động tăng đều qua 3 năm
năm 2019 tăng 120 lao động (tương ứng 5,49%) năm 2020 tăng 10 lao động so
10
với 2019 (tương ứng 0,43%).
- Khối ngoài công lập
Khối ngoài công lập Huyện Thanh Hà bao gồm các trường mầm non và các
trường phổ thông dân lập. Đây là khối có số đơn vị tham gia tương đối ít. Số đơn
vị tham gia BHXHBB qua 3 năm tăng đều mỗi năm 2 đơn vị. Năm 2018 là 7 đơn
vị với số lao động là 55, năm 2019 là 9 đơn vị với số lao động là 63 tăng 8 lao
động so với năm 2018 (tương ứng 9,09%), năm 2020 tăng 11 lao động so với
năm 2019 (tương ứng tăng 17,46%). Có sự gia tăng này là do các trường tư thục
trên địa bàn huyện được mở nhiều hơn và lao động thường là những lao động trẻ
nên sẽ quan tâm hơn về BHXH.
- Khối DNNN
Số đơn vị DNNN không có nhiều biến động, năm 2018 có 9 đơn vị với 633
lao động, năm 2019 là 8 đơn vị với 848 lao động, năm 2019 là 8 đơn vị với 670
lao động. Năm 2019 số lao động tham gia BHXHBB tăng 215 lao động tương
ứng 33,97%, năm 2020 lại giảm 178 lao động so với 2018 tương ứng giảm
20,99%. Có sự tăng giảm số lao động giữa các năm là do số lao động đến tuổi về
hưu hoặc chuyển đơn vị công tác.
- Khối DN có vốn ĐTNN
Các DN có vốn ĐTNN luôn đạt được sự quan tâm, chú ý của nguồn lao
động. Chính vì vậy, đây là khối có nguồn lao động dồi dào nhất trong tất cả các
khối kể trên.
Qua 3 năm thì lượng đơn vị và số lao động trong khối DN có vốn ĐTNN
đều tăng cao. Năm 2018 là 67 đơn vị với 18719 lao động, năm 2019 tăng 7 đơn vị
tương ứng tăng 2433 lao động (tăng 12,99%), năm 2019 tăng 10 đơn vị tương
ứng tăng 1950 lao động (tăng 9,22%).
- Khối hợp tác xã
Ở khối này số đơn vị không biến động nhiều số đơn vị năm 2018, năm
2019 là 21 đơn vị, năm 2020 là 22 đơn vị. Nhưng số lao động thì xu hướng giảm
dần qua các năm. Năm 2018 là 151, năm 2018 giảm 14 lao động(giảm 9,27%)
năm 2020 giảm 24 lao động so với năm 2019 (giảm 17,52%). Nguyên nhân của
sự giảm lao động đó là do nhiều người chuyển đơn vị công tác sang các khối
khác.
- Khối xã, thị trấn
Trong giai đoạn 2018 – 2020 thì số đơn vị tham gia BHXHBB luôn là 17,
mặc dù vậy số lao động lại có sự biến động tăng giảm. Năm 2019 giảm 4 lao
động so với năm 2018, năm 2020 lại tăng 12 lao động so với năm 2019. Có thể
thấy số lao động trung bình ở khối này chỉ khoảng 20 người, 21 người/ đơn vị
tham gia BHXHBB, nguyên nhân là do số lao động tại mỗi đơn vị là không đều.
11
2.2.2 Tình hình tham gia BHXH tự nguyện
Qua 3 năm số đơn vị và số đối tượng tham gia BH tự nguyện có sự biến
động qua các năm điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện Huyện Thanh Hà giai đoạn
2018 – 2020
Năm Số người tham gia Tốc độ tăng (giảm)
(người) tuyệt đối (người)

2018 107 _
2019 99 (8)
2020 84 (15)
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số người tham gia BHXH tự nguyện có xu
hướng giảm qua các năm. Năm 2019 giảm 8 người so với năm 2018(giảm
13,08%), năm 2020 giảm 15 người so với năm 2019 (giảm 15,15%). Năm 2020
giảm nhiều hơn so với năm 2019 là do trong năm 2020 có sự chuyển đổi từ hình
thức BHXH tự nguyên sang các hình thức BHXH khác(BHYT,BHTN…). Có xu
hướng giảm số người tham gia BHXH tự nguyện là do trên thực tế mức thu nhập
của lao động tự do thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định, mức
đóng cũng khá cao nên nhiều người không tham gia nữa.
2.2.3 Tình hình tham gia BHYT
Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHYT huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020


Đối tượng Số đơn Số đơn Số đơn
Số người Số người Số người
STT tham gia vị vị vị
(người) (người) (người)
(đơn vị) (đơn vị) (đơn vị)
1 NLĐ và 35.195
386 28.568 424 32.212 520
NSDLĐ
2 BHXH đóng 1 5.152 1 2.905 1 2.835
3 NSNN đóng 57 29.371 62 31.599 63 38.023
4 NSNN hỗ trợ 61 19.566 78 21.924 68 25.047
5 Đối tượng tự 8.625
19 5.700 35 6.332 34
đóng
Tổng 524 88.357 600 94.972 686 110.085
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số đơn vị và số người tham gia BHYT
tại Huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020 ngày càng có xu hướng tăng lên.

12
Năm 2019 số đơn vị tham gia BHYT tăng lên là 76 đơn vị tương ứng tăng 6615
người tham gia so với năm 2018(tăng 7,49%), năm 2020 tăng 86 đơn vị tham gia
tương ứng 15113 người tham gia so với năm 2019 (tăng 15,91%). Điều này cho
thấy người dân ngày càng quan tâm tới sức khỏe của bản thân, cũng mức độ bao
phủ BHYT toàn dân ngày càng được nâng cao, đây là một điều hợp lý vì xã hội
ngày càng phát triển, người dân có mức sống cao hơn nên lo lắng cho sức khỏe
của mình.công tác tuyên truyền thường xuyên và đạt hiệu quả cao để người dân
nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích khi tham gia BHYT.
2.2.4 Tình hình tham gia BHTN
Bảng 2.4: Tình hình tham gia BHTN tại Huyện Thanh Hà
giai đoạn 2018 – 2020
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Chỉ tiêu Số đơn vị Số lao Số đơn vị Số lao Số đơn vị Số lao
(đơn vị) động (đơn vị) động (đơn vị) động
(người) (người) (người)
DN ngoài quốc 86 6.004 184 7.128 247 8.263
doanh
HCSN 66 1.896 65 2.014 68 2.016
Ngoài công lập 3 37 9 63 11 74
DNNN 9 632 8 847 8 670
DN có vốn đầu tư 59 18.701 74 21.153 84 23.102
nước ngoài
Hợp tác xã 5 66 20 135 22 113
Xã, thị trấn _ _ 2 4 9 12
SXKD cá thể _ _ 1 3 2 6
Tổng 228 27.336 363 31.347 452 34.258
(Nguồn BHXH huyện Thanh Hà)
Theo bảng số liệu trên ta thấy, tại huyện Thanh Hà số đơn vị tham gia
BHTN có xu hướng ngày càng tăng, điều này cũng kéo theo số người tham gia
cũng tăng. Cụ thể, năm 2018 số đơn vị tham gia là 228 số người tham gia là
27.336, năm 2018 số đơn vị là 363 tăng 135 đơn vị , số người tham gia tăng
4.011 người(tăng 14,67%). Năm 2020 tăng 89 đơn vị tương ứng 2911 người
(tăng 9,28%) so với năm 2019. Trong đó số đơn vị tăng nhiêu nhất là DN có vốn
đầu tư nước ngoài, với số tăng năm 2019 là 15 đơn vị và năm 2020 là 10 đơn vị
so với năm trươc. Trong khi đó số đơn vị giảm duy nhất trong năm 2019 là
DNNN với mức giảm 1 đơn vị, và sau đó thì giữ ở mức 8 đơn vị trong năm 2020.
Cũng nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy số đơn vị tham gia nhiều
13
nhất là DN ngoài quốc doanh, đây là một điều hợp lý vì số lượng DN này trên địa
bàn chiếm đa số, và cũng do tính chất nghề nghiệp hay chuyển đổi việc làm giữa
các công ty với nhau
Từ bảng số liệu trên ta thấy số người tham gia BHTN ngày càng tăng cao
hơn điều này chứng tỏ người lao động đang dần nhận thức được tầm quan trọng
của chính sách BH này, chính sách BH này đã chứng tỏ tính đúng đắn và ưu Việt
của nó. Tuy nhiên, để tăng số lượng người lao động tham gia loại hình BH này
hơn nữa, thì trách nhiệm không chỉ của ngành BH mà lá trách nhiệm chung của
tất cả các ban ngành, cơ quan đơn vị…
2.3 Tình hình cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của cơ quan BHXH huyện Thanh
Hà giai đoạn 2018 – 2020.
2.3.1 Tình hình cấp sổ BHXH tại địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020
Sổ BHXH ghi lại quá trình tham gia BHXH, là bằng chứng để làm căn cứ
xét hưởng trợ cấp BHXH khi người tham gia không may gặp rủi ro.Điều nổi bật
nhất của việc sử dụng sổ BHXH là đã giúp cho các cấp, các ngành, các đơn vị và
người sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH có nhận thức rõ hơn về
chính sách BHXH của Đảng và nhà nước, thấy được quyền lợi và trách nhiệm
của mình khi tham gia BHXH. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người
tham gia, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH cấp huyện theo quy định
BHXH Việt Nam trong công tác quản lý sổ BHXH cho người tham gia thì công
tác chốt sổ BHXH cho người lao động cũng là việc làm cần thiết. Tình hình cấp
sổ BHXH trên địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020 được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình cấp sổ BHXH trên địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn
2018 – 2020
Chỉ tiêu Đơn
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
vị
1.Số Được cấp trong năm Phôi 8345 8450 8598
phôi sổ Đã sử dụng Phôi 8187 8280 8432
BHXH Sổ sai, hỏng Phôi 121 124 126
Số chưa sử dụng Phôi 37 46 40
2.Số sổ Đã cấp Sổ 7986 8156 8306
BHXH Cấp mới Sổ 7864 7943 7541
Cấp lại do hưởng trợ
Sổ 122 213 115
cấp 1 lần.
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:

14
- Số phôi sổ BHXH được cấp trong năm có xu hướng tăng qua các năm.
Năm 2018 số phôi được cấp là 8345 phôi, năm 2019 tăng 105 phôi so với năm
2018 (tăng 1,26%), năm 2020 tăng 148 phôi sổ so với năm 2019 (tăng 1,75%). Số
phôi sổ đã sử dụng cũng tăng dần qua các năm. Năm 2019 tăng 93 phôi so với
năm 2018 (tăng 1,14%), năm 2020 tăng 152 phôi so với năm 2019 (tăng 1,83%).
Số phôi sai hỏng qua các năm có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Số phôi
sai hỏng năm 2018 là 121 phôi chiếm tỷ lệ 1,48% số phôi đã sử dụng trong năm
2018. Năm 2019 số phôi sai hỏng là 124 chiếm tỷ lệ 1,5% so với số phôi đã sử
dụng trong năm. Năm 2020 số phôi sai, hỏng là 126 phôi chiếm tỷ lệ 1,49% so
với số phôi sổ đã dùng trong năm 2020. Như vậy từ kết quả trên cho ta thấy,
BHXH huyện Thanh Hà đã tiếp nhận và quản lý phôi sổ BHXH theo đúng qui
định, chức năng và quyền hạn được giao. Tuy vẫn còn trường hợp sai, hỏng
nhưng điều đó vẫn chưa thể tránh khỏi.
- Số sổ BHXH đã cấp có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2019 tăng
170 số sổ so với năm 2018 (tăng 2,1%), năm 2020 tăng 150 số sổ so với năm
2019 (tăng 1,84%). Số sổ cấp mới và số sổ cấp lại do hưởng trợ cấp 1 lần cũng
tăng dần qua các năm.
2.3.2. Tình hình cấp thẻ BHYT tại địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020
BHXH huyện Thanh Hà đã thực hiện chỉ đạo của BHXH tỉnh về việc cấp
thẻ BHYT mới cho các đối tượng. Do vậy, ngay từ đầu năm công tác cấp thẻ đã
được tập trung, chú trọng, khẩn trương triển khai thực hiện đảm bảo cấp thẻ
BHYT nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thẻ
BHYT cho đối tượng tham gia; hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, UBND
các xã, thị trấn lập danh sách đối chiếu đề nghị in thẻ, kiểm tra thẻ, đặc biệt là thẻ
người nghèo. Cụ thể tình hình cấp phát thẻ BHYT trên địa bàn huyện được thể
hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.6: Tình hình cấp thẻ BHYT trên địa bàn huyện Thanh Hà tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm Năm Năm


2018 2019 2020
1.Số phôi Được cấp trong năm Phôi 97.935 101.240 98.861
thẻ BHYT Đã sử dụng Phôi 97.655 100.913 98.378
Số sai, hỏng Phôi 235 275 427
Số chưa sử dụng Phôi 45 52 56
2.Thẻ Đã cấp Thẻ 87.258 103.085 97.951
BHYT Cấp mới Thẻ 48.262 53.453 43.126

15
Gia hạn Thẻ 33.153 43.328 50.222
Cấp lại Thẻ 5.843 6.304 4.603
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
- Số phôi thẻ BHYT: số phôi thẻ BHYT được cấp trong năm = số phôi thẻ
đã qua sử dụng + số phôi thẻ sai, hỏng + số phôi thẻ chưa sử dụng.
- Thẻ BHYT đã cấp = số thẻ cấp mới + số thẻ gia hạn+ số thẻ cấp lại.
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
- Số phôi thẻ BHYT được cấp trong năm có sự tăng, giảm trong 3 năm.
Năm 2019 tăng 3305 số phôi thẻ năm 2018 (tăng 3,37%), năm 2020 giảm 2379
phôi so với năm 2019 (giảm 2,34%). Số phôi thẻ BHYT sai, hỏng năm 2018 là
235 phôi chiếm tỷ lệ 0,24% so với số phôi thẻ đã sử dụng trong năm 2018. Số
phôi thẻ BHYT sai, hỏng năm 2019 là 275 phôi chiếm tỷ lệ 0,27% so với số phôi
thẻ đã sử dụng trong năm 2018. Số phôi thẻ sai, hỏng năm 2020 là 427 phôi
chiếm tỷ lệ 0,43% so với phôi đã sử dụng trong năm 2020. Có thể thấy tỷ lệ số
sai, hỏng số phôi thẻ BHYT luôn mức thấp như vậy đã có sự chú trọng trong
công tác tiếp nhận, cấp phôi thẻ của cơ quan BHXH huyện Thanh Hà.
- Thẻ BHYT đã cấp có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2019 tăng 15827
thẻ do số thẻ cấp mới, gia hạn, cấp lại đều tănng hơn so với năm 2018. Năm
2020 giảm 5134 thẻ so với năm 2019 do số thẻ cấp mới tăng 10327, thẻ gia hạn
tăng 6894 thẻ, số thẻ cấp lại giảm 1701 thẻ so với năm 2019.
2.4 Tình hình thu, nộp BHXH tại địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020
2.4.1 Tình hình thu, nộp BHXHBB
Góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công trong công tác thực hiện
BHXH tại địa bàn huyện Thanh Hà đó là công tác thu BHXH. Cơ quan BHXH
huyện Thanh Hà nói riêng cũng như các cơ quan BHXH khác nói chung thì đều
tuân thủ nguyên tắc thu chung nhằm đạt kết quả thu hiệu quả nhất. Quy trình thu
BHXH như sau:
Bước 1: Đăng kí tham gia BHXH.
NSDLĐ, cơ quan, doanh nghiệp quản lý các đối tượng tham gia có trách
nhiệm đăng kí tham gia BHXH với cơ quan BHXH được phân công quản lý
nhằm xác định số lượng người tham gia BHXH để thông báo với cơ quan chức
năng có thẩm quyền về BHXH. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình thu và quản
lý thu quỹ BHXH, tuỳ vào mỗi nước mà có quy định khác nhau trong việc nộp hồ
sơ đăng kí tham gia BHXH cho người lao động nhưng nhìn chung hồ sơ đăng kí
tham gia BHXH thường bao gồm:
+ Các quy định, công ước đăng kí tham gia BHXH.
+ Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH

16
+ Hồ sơ hợp lệ về đơn vị và NLĐ trong danh sách
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định danh sách tham gia BHXH,
số tiền lương phải đóng hàng tháng.
Bước 3: Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng đã ký
kết với cơ quan BHXH tiến hành cấp sổ BHXH.
Sau quá trình đăng kí tham gia BHXH cho người lao động: cơ quan BHXH
định kì (theo quy định của từng nước) sẽ tiến hành thu BHXH từ người tham gia
BHXH hoặc từ các đơn vị, cơ quan sử dụng lao động tham gia BHXH thông qua
việc mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước. Hoặc cũng có thể
đến trực tiếp từng đơn vị, từng người tham gia BHXH để thu đóng góp BHXH.
Quá trình thu được tiến hành theo hai cách như sau:
Trường hợp 1: Cán bộ BHXH phải trực tiếp thu BHXH từ người tham gia
BHXH: trường hợp này cán bộ BHXH hoặc bộ phận chuyên trách thu của cơ
quan BHXH sẽ trực tiếp thu đóng góp từ người tham gia BHXH. Họ sẽ xuống tận
cơ sở, nơi người lao động làm việc để trực tiếp thu.
Trường hợp 2: Cơ quan BHXH thu thông qua NSDLĐ hoặc thông qua đại
lý thu của mình như Ngân hàng, bưu điện, thông qua cơ quan thuế…Cơ quan
BHXH thường mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc nhà nước để công
việc chuyển tiền từ NSDLĐ và các đại lý thu đến cơ quan BHXH được thuận lợi
hơn. Khi đó, NSDLĐ được giao kết là đại lý cho cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu
BHXH từ NLĐ sau đó chuyển toàn bộ đóng góp BHXH của cả NSDLĐ và NLĐ
cho cơ quan BHXH có kèm theo báo cáo số thu nộp BHXH và danh sách lao
động nộp BHXH thông qua việc chuyển khoản vào tài khoản của cơ quan BHXH
đã được mở tại Ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước.
Hàng tháng nếu có sự biến động so với danh sách đã đăng kí tham gia
BHXH, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu quy định
(tuỳ vào quy định của mỗi nước) gửi cơ quan BHXH có chức năng để kịp thời
điều chỉnh, xử lý.
Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động đến nay, BHXH huyện Thanh Hà đã có
số thu liên tục tăng nhanh qua các năm, số đơn vị tham gia BHXH ngày càng
nhiều. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây số thu đã tăng rất cao. Cụ thể hóa những
kết quả đạt được trong bảng số liệu thu BHXHBB như sau:
Bảng 2.7: Tình hình thu BHXHBB tại địa bàn huyện Thanh Hà
giai đoạn 2018 – 2020.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng quỹ
Triệu đồng 1.068.077 1.326.473 1.702.248
lương
Số phải thu Triệu đồng 312.614,5 389.177,3 475.146,8
17
Số đã thu Triệu đồng 274.534,7 356.188,2 442.487,5
Kế hoạch thu Triệu đồng 288.765,8 369.726,8 456.387,7
% hoàn thành
% 95,1 96,3 96,8
kế hoạch thu
% thu % 87,8 91,5 93,1
Nợ Triệu đồng 38.079,5 39.653,3 41817,8
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Từ sự tăng nhanh của số đơn vị tham gia
BHXHBB dẫn đến số lao động tham gia cũng tăng lên qua các năm. Đồng thời quỹ
tiền lương cũng tăng lên do tiền lương của NLĐ ngày càng tăng cao. Khi quỹ tiền
lương tăng lên đồng nghĩa với việc tổng số tiền phải thu trên quỹ lương cũng sẽ tăng
lên. Tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXHBB tăng nhanh qua các năm không chỉ
do tác động của số lao động tăng lên nhanh chóng mà còn do chính sách điều chỉnh
mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXHBB của Đảng và Nhà nước. Cùng
với sự tăng lên của tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH BB phần nào cũng tác
động tới số tiền phải thu BHXHBB tăng lên qua các năm.
Năm 2018 số tiền phải thu là 312.614,5 triệu đồng đến năm 2019 số phải
thu tăng thêm 76.562,8 triệu đồng so với năm 2018, năm 2020 tăng thêm
85.969,5 triệu đồng so với năm 2019.
Bên cạnh đó số tiền BHXH huyện đã thu các đối tượng tham gia BHXH
BB trong năm 2018 là 274.534,7 triệu đồng hoàn thành 87,8% số phải thu. Năm
2019 số đã thu là 356.188,2 triệu đồng hoàn thành 91,5% số phải thu, năm 2020
số đã thu là 442.487,7 triệu đồng hoàn thành 93,1% số phải thu.
Hàng năm, BHXH tỉnh Hải Dương sẽ giao kế hoạch số tiền phải thu
BHXHBB cho cơ quan BHXH huyện Thanh Hà. Theo đó BHXH huyện Thanh
Hà sẽ thực hiện thực hiện kế hoạch thu đó. Điều đó thể hiện như sau: năm 2018
có kế hoạch thu là 288.765,8 triệu đồng với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu là
95,1%, năm 2019 có kế hoạch thu là 369.726,8 triệu đồng có tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch thu lag 96,3% và đến năm 2020 có kế hoạch thu là 456.387,7 triệu đồng có
tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu là 96,8%.
Nhìn chung với sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ chuyên thu nói riêng và
cơ quan BHXH huyện Thanh Hà nói chung thì công tác tu BHXHBB đã đạt được
kết quả khá cao. Tuy nhiên tình trạng nợ đọng BHXHBB vẫn còn tồn tại với số
tiền nợ đọng tăng qua các năm từ 2019 là 38079,5 triệu đồng thì đến năm 2020 số
tiền đó đã tăng lên là 41817,8 triệu đồng tăng 3738,3 triệu đồng (tăng 9,8%).
Nguyên nhân của tình trạng này là do ý thức và trách nhiệm của NSDLĐ vẫn còn
hạn chế , phần lớn NSDLĐ vẫn chưa tuân thủ việc trích nộp BHXH theo đúng
quy định. Ngoài ra một số đối tượng được nâng lương nhưng vẫn đóng BHXHBB

18
với mức lương cũ do NSDLĐ không có công văn, danh sách nâng lương gửi
BHXH huyện.
2.4.2 Tình hình thu, nộp BHYT
Bảng 2.8: Tình hình thu BHYT tại địa bàn huyện Thanh Hà
giai đoạn 2018 – 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Quỹ lương Triệu đồng 1.847.693 2.162.322 2.710.976
Số phải thu Triệu đồng 72.395,5 84.951,2 100.529,9
Số đã thu Triệu đồng 68.973,1 86.195,3 106.962,7
Kế hoạch thu Triệu đồng 70.576 87.954 108.592
% hoàn thành
% 97,7 98 98,5
kế hoạch thu
% thu % 95,3 101,5 106,4
Nợ Triệu đồng 3422,5 -1244,2 -6432,9
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: số phải thu BHYT luôn ở mức cao và có xu
hướng tăng dần qua các năm. Cùng với sự tăng lên của tổng quỹ lương qua mỗi
năm kéo theo số phải thu BHYT cũng tăng lên.
Năm 2018 số tiền phải thu là 72.395,5 triệu đồng thì đến năm 2019 số phải
thu của BHYT là 84.951,2 triệu đồng tăng thêm 12.555,7 triệu đồng so với năm
2018, năm 2020 số phải thu tăng 15578,7 triệu đồng so với năm 2019.
Bên cạnh đó số tiền BHXH huyện Thanh Hà đã thu của các đối tượng tham
gia BHYT trong năm 2018 là 68.973,1 triệu đồng hoàn thành 95,3% số phải thu.
Năm 2019 số đã thu là 86.195,3 triệu đồng hoàn thành 101,5% số phải thu, năm
2020 số đã thu là 106.962,7 % hoàn thành 106,4% số phải thu.
Việc thực hiện kế hoạch thu của cơ quan BHXH tỉnh luôn được cơ quan
BHXH huyện Thanh Hà chú trọng thực hiện điều đó được thể hiện qua kết quả là
% thực hiện kế hoạch thu luôn ở mức cao: năm 2018 là 97,7%, năm 2019 là 98%,
năm 2020 là 98,5%.
Tình trạng nợ đọng BHYT cũng có xu hướng giảm đáng kể qua 3 năm.
Điều này cho thấy sự chú trọng đến sức khỏe bản thân của mỗi người, mỗi cá
nhân ngày càng được quan tâm đặc biệt, vì chỉ khi có sức khỏe tốt chúng ta mới
công tác tốt để ổn định cuộc sống bản thân và gia đình. Cơ quan BHXH huyện
Thanh Hà nói riêng cũng như các tổ chức, ban ngành y tế trong cả nước nói
chung đang cố gắng phấn đấu đạt chỉ tiêu bao phủ 100% dân số trong cả nước
tham gia BHYT.
2.4.3 Tình hình thu, nộp BHXH tự nguyện

19
Bảng 2.9: Tình hình thu nộp BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Thanh Hà
giai đoạn 2018 – 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Kế hoạch Triệu đồng 612 446 793
Thực hiện Triệu đồng 584 435,7 777,2
% thực hiện % 95,5 97,7 98
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH tự nguyện được
giao cho BHXH huyện Thanh Hà có sự tăng giảm giữa các năm. Năm 2018 cơ
quan BHXH huyện Thanh Hà được giao kế hoạch thu BHXH tự nguyện là 612
triệu đồng, số thu thực hiện là 584 triệu đồng, tỷ lệ % thực hiện kế hoạch thu là
95,5%. Năm 2019 kế hoạch thu là 446 triệu đồng giảm 166 triệu đồng so với năm
2018, số thu thực hiện là 437,5 triệu đồng , tỷ lệ % thực hiện được là 97,7%. Năm
2020 số thu kế hoạch tăng 293 triệu đồng, số thu thực tế là 777,2 triệu đồng, tỷ lệ
% thực hiện là 98%. Số thu kế hoạch và số thu thực hiện có sự tăng giảm giữa
các năm là do số đơn vị tham gia BHXH tự nguyện không đổi nhưng số người
tham gia lại thay đổi tăng giảm giữa các năm làm cho số tiền thu thực tế cũng
giảm. Đây là loại hình bảo hiểm có mức đóng khá cao nên nhiều người không
tham gia nữa.
Tỷ lệ % thu BHXH tự nguyện của cơ quan BHXH huyện Thanh Hà ở mức
cao (>95%) tù đó cho thấy công tác thu luôn được đảm bảo, ý thức trách nhiệm
của người tham gia cũng ngày được nâng cao hơn.
2.4.4 Tình hình thu, nộp BHXHTN
Bảng 2.10: Tình hình thu BHTN trên địa bàn huyện Thanh Hà
giai đoạn 2018 – 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số phải thu Triệu đồng 20.548,5 25.978 33.675,8
Số đã thu Triệu đồng 20.534,5 26.768 33.773,6
Tỷ lệ thu BHTN % 99,9 103 100,3
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
Trên thực tế ngoài số phải thu của BHXHBB và BHYT thì số phải thu của
BHTN cũng là bộ phận thu chính để tạo nên quỹ BHXH. Từ bảng số liệu trên ta
thấy:
- Năm 2018 số phải thu BHTN là 20.548,5 triệu đồng, số đã thu là
20.534,5 triệu đồng, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu là 99,9%, thu thiếu chuyển
sang kỳ sau là 14 triệu đồng.
- Năm 2018 số phải thu BHTN tăng 5.429,5 triệu đồng (tăng 26,42%) so
20
với năm 2018. Số đã thu ở mức cao hơn số phải thu là 790 triệu đồng. Từ đó tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch là 103%.
- Năm 2020 số phải thu BHTN tăng 7697,8 triệu đồng (tăng 29,6%) so
với năm 2019. Số đã thu cao hơn số phải thu 97,8 triệu đồng nên tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch thu là 100,3%.
Như vậy, có thể thấy BHXH huyện Thanh Hà đã thực hiện tốt công tác thu
BHTN, luôn đảm bảo tiến độ và hoàn thành vượt mức với kế hoạch đặt ra. Ngoài
BHTN thì công tác thu BHXHBB và BHYT thì cơ quan BHXH huyện Thanh Hà
vẫn đạt chỉ tiêu điều đó được thể hiện ở tỷ lệ thu luôn ở mức cao (>90%). Có
được kết quả đó là do các nguyên nhân sau:
- Do số đơn vị tham gia BHXH ngày càng tăng năm sau cao hơn năm
trước từ đó tác động đến kết quả thu BHXH.
- Do tổng quỹ lương làm căn cứ thu BHXH tăng lên, sự điều chỉnh tiền
lương tối thiểu vùng miền của chính phủ hàng năm đã có những tác động mạnh
mẽ đến thu BHXH.
- Do bộ phận cán bộ thu BHXH huyện không ngừng nỗ lực đôn đốc xúc
tiến quá trình thu nộp BHXH của các đơn vị tham gia, nắm bắt diễn biến tăng
giảm hàng tháng về số lao động để kịp thời điều chỉnh. Công tác tuyên truyền
cũng có tác dụng làm cho đơn vị SDLĐ nhận thức được tầm quan trọng của
BHXH. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng và có ý nghĩa với công
tác quản lý thu BHXH.
2.4.5 Tình hình nợ đọng BHXH trên địa bàn huyện Thanh Hà
Nợ BHXH là một trong những vấn đề bức xúc trong hoạt động thu BHXH
đối với BHXH huyện Thanh Hà nói riêng và toàn tỉnh, toàn ngành BHXH nói
chung. Tình trạng nợ BHXH xảy ra phổ biến ở tất cả các địa phương trên cả nước
đã gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Chính
phủ. Hiện nay, sự chây ỳ, cố tình của các doanh nghiệp vẫn chưa được các cơ
quan chức năng giải quyết dứt điểm, dẫn đến nhiều doanh nghiệp có số lượng lớn
có xu hướng ngày càng gia tăng. Tình trạng nợ đọng BHXH diễn ra nhiều năm
qua cũng đang là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết ở BHXH huyện Thanh Hà.
Qua số liệu báo cáo tình hình thực hiện BHXH hàng năm tại BHXH huyện Thanh
Hà cho thấy tình hình nợ đọng các năm qua (xem bảng 2.11).
Bảng 2.11: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thanh Hà
giai đoạn 2017 – 2020
Năm Tổng số phải thu Số nợ đọng Tỷ lệ nợ
21
(triệu đồng) (triệu đồng) (%)
2017 16,429 550 3,35
2018 20,657 758 3,66
2019 24,980 860 3,44
2020 33,962 1,200 3,53
Chung 96,028 3,368 3,51
(Nguồn:Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ 2017 - 2020)
Kết quả nghiên cứu cho thấy: mặc dù các đơn vị tham gia BHXH cho NLĐ
song ý thức chấp hành quy định về việc nộp BHXH đúng thời hạn chưa cao. Năm
nào cũng xảy ra tình trạng nợ đọng BHXH năm 2020 là 1,200 triệu đồng, chiếm
tỷ lệ 3.53% Nhìn chung, tỉ lệ nợ đọng chiếm một tỉ lệ nhỏ so với tổng số tiền
BHXH bắt buộc phải thu nhưng tỉ lệ này đang tăng qua các năm. Năm 2017 tỉ lệ
nợ đọng là 3,35% nhưng đến năm 2020 tăng lên 3,53%, tăng 0,18% so với năm
2017.
Số tiền nợ đọng BHXH có xu hướng năm sau tăng cao hơn so với năm
trước. Giai đoạn 2017 – 2020 số tiền nợ đọng tăng 650 triệu đồng, từ 550 triệu
đồng năm 2017 tăng lên 1,200 triệu đồng năm 2020.
Đối với cơ quan BHXH, do không có chức năng phạt hoặc cưỡng chế nên chỉ
có thể cử cán bộ nắm chắc tình hình phát triển của doanh nghiệp, thực hiện theo luật
tính lãi hàng tháng đối với số tiền chậm đóng qua 30 ngày. Tuy nhiên, hiện nay, do
mức lãi suất quy định thấp nên nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận chịu lãi để chiếm
dụng vốn. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp nợ đọng, nợ kéo dài và cố tình
không nộp. BHXH Việt Nam đã hướng dẫn và yêu cầu BHXH các địa phương làm
thủ tục khởi kiện doang nghiệp ra tòa, song đây cũng chỉ là biện pháp cuối cùng mà
thôi.
Kiện ra tòa là một biện pháp mạnh cần nhân rộng nhưng đến nay mới chỉ
có một số địa phương thực hiện. Còn nhiều địa phương có số dư nợ khá lớn lại
không áp dụng, có rất nhiều nguyên nhân: Trước hết về thủ tục hành chính, cơ
quan BHXH phải có 3 lần thông báo đến doanh nghiệp về khoản tiền BHXH phải
đóng cho NLĐ; yêu cầu cơ quan liên ngành vào cuộc xác định lãi phát sinh và xử
lý phạt hành chính. Quá thời hạn quy định, doanh nghiệp vẫn không chịu đóng
BHXH cho NLĐ thì cơ quan BHXH căn cứ trên hồ sơ tiến hành khởi kiện doanh
22
nghiệp. Có một số địa phương ngại về thủ tục cũng như ngại “va chạm” nên né
tránh, không quyết liệt đòi quyền lợi cho NLĐ. Ngoài ra, cần có sự phối hợp của
liên đoàn lao động cùng cấp, bởi ở cơ sở công đoàn là đại diện đại diện để đòi hỏi
quyền, lợi ích hợp pháp cho NLĐ.
Nhìn vào bảng 2.11, ta thấy tình trạng nợ đọng ngày càng tăng qua các
năm. Số tiền nợ các năm tăng nhanh, từ 550 triệu đồng năm 2017 tăng lên 1.200
triệu đồng năm 2020. Tỷ lệ nợ hàng năm tăng từ 3,35 – 3,53 % trong tổng số tiền
phải thu BHXH của năm đó. Một số nguyên nhân do hiện tượng tăng lương tự
nhiên, tăng lương tối thiểu, tăng đơn vị và lao động tham gia BHXH dẫn đến số
phải thu hàng năm tăng nên số nợ đọng cũng tăng qua các năm. Cùng với sự tăng
lên của số tiền thu thì cũng kéo theo sự tăng lên của phần nợ đọng. Phải chăng
ngoài lý do các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì ở đây là một nguyên nhân
khác có thể là cơ quan quản lý, các ban ngành hữu quan và cán bộ làm thu ở
BHXH các cấp chưa tổ chức những đợt thanh kiểm tra, kiểm tra, giám sát để rồi
qua đó từng bước rút ngắn sự sai lệch giữa mức lương cơ bản và mức lương tối
thiểu. Hoặc nếu có kiểm tra thì còn hời hợt bởi lẽ các chủ doanh nghiệp thuộc
thành phần này thường tìm cách khai báo không trung trực, tình trạng khai giảm
mức lương thực tế trả cho NLĐ, ảnh hưởng đến quyền lợi sau này của NLĐ.
Bảng 2.12: Số tiền nợ đọng theo khối quản lý
Đơn vị: triệu đồng
Năm
STT 2017 2018 2019 2020
Khối quản lý
1 Khối DN nhà nước 230 380 340,5 366,2
2 Khối DN có vốn ĐTNN 170,2 180 290 280,6
3 Khối DNNQD 110,5 119 134 348,6
4 Khối HS, Đảng, Đoàn 7,6 45,8 40 78,6
5 Khối Ngoài công lập 8,2 8,7 29,6 38,2
6 Khối Hợp tác xã 1,7 1,6 9,5 11,9
7 Khối Xã, thị trấn 20 21 9,8 62,1
8 Khối Hộ SXKD cá thể 1,8 1,9 6,6 13,8
Cộng 550 758 860 1,200
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH từ năm 2017-2020)
Có thể thấy số tiền nợ đọng ở các khối ngày càng ra tăng, khối doanh
nghiệp nhà nước và DNNQD chiếm số nợ lớn nhất. Nguyên nhân là do có nhiều
đơn vị tham gia với số lượng lớn lại làm ăn kém hiệu quả, mặt khác do lực lượng
23
cán bộ thu còn ít nên việc đôn đốc thu nộp cũng gặp nhiều khó khăn, cụ thể tăng
nhanh ở khối doanh nghiệp nhà nước và DNNQD (xem bảng 2.12).
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên tình hình sản suất kinh
doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn cho nên số nợ đọng của các
năm sau thường cao hơn năm trước.
Tình trạng nộp thiếu, nợ đọng quỹ BHXH của các đơn vị đang tham gia
BHXH vẫn còn tiếp diễn, trong đó có một số không ít các doanh nghiệp nhà nước
còn nợ BHXH với một số tiền lớn làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ BHXH.
Điều này là do các nguyên nhân sau: Do những khó khăn của các đơn vị sử dụng
lao động và NLĐ, vừa thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống quá khó khăn dẫn
tới việc không thực hiện nộp BHXH đúng kỳ đủ số; Do chủ sử dụng lao động
thiếu ý thức chưa thực sự quan tâm tới việc nộp BHXH, coi thường, xem nhẹ
việc nộp BHXH; Mặt khác trong việc quản lý thu còn có một số công việc chưa
thực hiện kịp thời đầy đủ theo quy định như việc kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc tiến
độ nộp BHXH.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Hà có hàng trăm doanh nghiệp trong
và ngoài nước đang hoạt động với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, thu hút
hàng gần chục nghìn lao động địa phương vào làm việc, góp phần thay đổi cơ cấu
kinh tế, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, ngoài ra nhưng doanh nghiệp đang hoạt
động theo đúng luật và có hiệu quả, vẫn còn không ít doanh nghiệp bỏ quên nghĩa
vụ của mình về sử dụng lao động, vi phạm nghiêm trọng lợi ích của NLĐ và pháp
luật về lao động.
2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao
động trên địa bàn huyện Thanh Hà
Xác định việc giải quyết hồ sơ chế độ BHXH là nhiệm vụ quan trọng của
ngành và liên quan mật thiết đến quyền lợi của người lao động nên công tác xét
duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ BHXH luôn được BHXH huyện xác
định là nhiệm vụ quan trọng của BHXH huyện.Với phương châm tiếp nhận đến
đâu giải quyết tới đó, tránh tình trạng ứ đọng, tồn đọng đơn từ, BHXH huyện đã
bố trí bộ phận một cửa của cơ quan đã giải quyết chế độ BHXH, BHTN đầy đủ,
kịp thời, đúng quy định về thủ tục và thời gian cho người hưởng chế độ.

24
Bảng 2.13: Kết quả xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng
sức phục hồi sức khỏe của BHXH huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020
Hồ sơ tiếp Tỷ lệ giải
Hồ sơ giải Thời gian xét
Năm nhận quyết
quyết (Hồ sơ) duyệt (ngày)
(Hồ sơ) (%)
2018 13.217 12.823 97
2019 15.628 15.217 97,3 <=5
2020 16.232 16.232 100
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: số hồ sơ tiếp nhận giải quyết hưởng chế độ ốm
đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe có xu hướng tăng dần qua các năm.
Năm 2018 số hồ sơ tiếp nhận là 13.217 hồ sơ, hồ sơ giải quyết là 12.823 hồ sơ, tỷ
lệ giải quyết hồ sơ là 97%. Năm 2019 số hồ sơ tiếp nhận tăng lên 2.411 hồ sơ
(tăng 18,2%) so với năm 2018, số hồ sơ giải quyết là 15.217 hồ sơ, tỷ lệ giải
quyết là 97,3%. Năm 2020 số hồ sơ tiếp nhận tăng 604 hồ sơ (tăng 3,86%) so với
năm 2019, số hồ sơ giải quyết là 16.232 hồ sơ tương ứng tỷ lệ giải quyết là 100%.
Thời gian giải quyết các chế độ đều được đảm bảo đúng theo quy định. Các chế
độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đều được giải
quyết nhanh chóng nhất. Sau khi nhận được đủ hồ sơ cán bộ chính sách ngay lập
tức thực hiện nghiệp vụ, các đối tượng được hưởng chi trong vòng vài ngày thậm
chí là chi sau 1 ngày làm việc và tối đa là 5 ngày làm việc.
Bảng 2.14: Kết quả xét duyệt hưởng chế độ hưu trí, BHXH 1 lần, tuất của cơ
quan BHXH huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 – 2020
Năm Số hồ sơ tiếp Số hồ sơ giải Tỷ lệ giải Số ngày giải
nhận quyết quyết quyết (ngày)
(hồ sơ) (hồ sơ) (%)
2018 1.565 1.446 92,4
2019 1.752 1.647 94 Từ 15 đến 30
2020 1.868 1.766 94,5 ngày
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: số hồ sơ tiếp nhận xét duyệt hưởng chế độ hưu
trí, BHXH 1 lần, tuất của cơ quan BHXH huyện Thanh Hà ngày có xu hướng
tăng lên giữa các năm. Năm 2018 số hồ sơ tiếp nhận là 1.565 hồ sơ, số hồ sơ giải
quyết là 1.446 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết là 92,4%. Năm 2019 số hồ sơ tiếp nhận là
1.752 hồ sơ tăng 187 hồ sơ (tăng 11,9%) so với năm 2018, số hồ sơ giải quyết là

25
1.647 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết là 94%. Năm 2020 số hồ sơ tiếp nhận tăng 116 hồ sơ
so với năm 2019 (tăng 6,62%), số hồ sơ giải quyết là 1.766 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết
hồ sơ là 94,5%. Tỷ lệ giải quyết ngày càng cao cho thấy sự chú trọng và cần thiết
trong công tác xét duyệt của cơ quan BHXH huyện Thanh Hà.
Các chế độ dài hạn có tỷ lệ giải quyết chưa đạt 100% là do:
- NLĐ chưa đủ điều kiện hưởng, chưa đủ hồ sơ thủ tục.
- Hồ sơ nhận vào cuối năm 2019 nhưng đến năm 2020 mới được giải quyết.
- NLĐ nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần được các cán bộ BHXH tư vấn tiếp
tục tham gia đóng cho đủ số năm quy định để được hưởng chế độ hưu trí hoặc
tiếp tục tham gia tại nơi làm việc mới.
2.6 Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động trên địa bàn huyện
Thanh Hà
Trong giai đoạn 2018 - 2020, BHXH huyện Thanh Hà đã chi trả cho hàng
trăm ngàn người các loại trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp BHXH một lần,
lần đầu, mai táng phí, trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức với số tiền
chi trả hàng năm lên tới vài trăm tỷ đồng. Hoạt động chi trả BHXH của
huyện Thanh Hà giai đoạn 2018 - 2020 được tổng hợp ở bảng 2.15.
Bảng 2.15. Chi trả bảo hiểm xã hội

2018 2019 2020 So sánh (%)


TT Chỉ tiêu Số lượng Số lượng Số lượng 2019/ 2020/
BQ
(tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) 2018 2019
1 Nguồn ngân sách NN 103.014 110.596 119.595107,36 108,14 107,75
2 Nguồn quỹ BHXH 122.351 130.189 133.349106,41 102,43 104,40
3 Quỹ BHXH tự 752 799 776106,25 97,12 101,58
nguyện
4 Quỹ BH thất nghiệp 3.255 3.342 3.415102,67 102,18 102,43
5 Ốm đau thai sản 7.714 8.135 8.123105,46 99,85 102,62
Tổng cộng 237.086 253.061 265.258106,74 104,82 105,77
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Hà)
2.7. Công tác quản lý và sử dụng quỹ BHXH
Thứ nhất,Về công tác quản lý tiền thu BHXH, BHYT, BHTN: Hàng tháng,
các đơn vị thực hiện chuyển tiền thu BHXH, BHYT, BHTN vào tài khoản
chuyên thu mở tại kho bạc nhà nước và nộp tiền mặt vào tài khoản chuyên thu
26
mở tại ngân hàng NN & PTNT của BHXH huyện.
- Đối với tiền thu tại kho bạc nhà nước huyện: Sau khi kho bạc nhà nước
huyện chuyển tiền và bóc tách chứng từ, bàn giao chứng từ cho BHXH huyện,
BHXH huyện căn cứ vào báo cáo do kho bạc nhà nước bàn giao, nhập chứng từ
vào phần mềm kế toán và thực hiện chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu của
BHXH tỉnh.
- Đối với tiền thu tại ngân hàng NN & PTNT huyện: hàng tháng các đơn vị
nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện mở tại Ngân hàng NN &
PTNT huyện. Ngân hàng thực hiện chuyển tiền đi BHXH Tỉnh theo quy định.
BHXH huyện thực hiện đăng ký số dư tài khoản và số điện thoại để tiện cho việc
đôn đốc chuyển tiền thu tại Ngân hàng NN & PTNT huyện.
Thứ hai, Về sử dụng quỹ BHXH: Sau khi được cấp trên phê duyệt, BHXH
huyện sử dụng quỹ BHXH vào các mục đích: Chi ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN,
dưỡng sức phục hồi sức khỏe; Chi trợ cấp BHXH một lần; Chi lương hưu và trợ
cấp BHXH; Chi khám chữa bệnh BHYT; Chi quản lý bộ máy và mua sắm tài sản.
Đơn vị thực hiện mở sổ sách đầy đủ theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt
tại sổ kế toán và sổ quỹ của quỹ. Thực hiện đúng quy định về rút tiền mặt tại
Ngân hàng, nhập tiền mặt vào quỹ đúng quy định và an toàn.
2.8. Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về BHXH
Mọi hồ sơ, giấy tờ liên quan tới việc thực hiện chế độ BHXH sau khi được
giải quyết, quyết toán đều được các cán bộ của cơ quan tiến hành rà soát, phân
loại và được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Mỗi loại hồ sơ, giấy tờ đều được sắp
xếp vào rương tôn, tránh ẩm mốc, mối mọt và dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, do điều
kiện chưa có phòng lưu trữ hồ sơ riêng, hồ sơ được cất giữ ở các phòng làm việc
chính vì vậy việc đảm bảo an toàn trong phòng chống cháy nổ và mất gặp rất
nhiều khó khăn. Định kỳ 3 tháng một lần, cán bộ của cơ quan tiến hành kiểm tra
và tổng hợp lại tổng số hồ sơ lưu trữ để có biện pháp xử lý kịp thời nếu có trường
hợp mất, hỏng hồ sơ.
Công tác kiểm tra, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ được quan tâm,
qua các đợt tập huấn, kiểm tra của Trung tâm lưu trữ tỉnh, Trung tâm lưu trữ Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, cán bộ làm công tác lưu trữ đã cơ bản nắm bắt tốt nhiệm
vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Công tác lưu trữ hồ sơ thường xuyên được đánh giá lồng ghép với hội nghị
sơ, tổng kết của ngành, thực hiện chế độ báo cáo thống kê hàng năm và gửi Trung
tâm lưu trữ tỉnh theo quy định.
Để tăng cường công tác lưu trữ của Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã,
huyện ngày được phát triển, đáp ứng yêu cầu công tác của ngành. Khắc phục
được những hạn chế, nhằm phát huy giá trị tài liệu lưu trữ góp phần phục vụ cho
27
công tác quản lý và phục vụ đối tượng, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, xã
hội địa phương chúng ta cần tiếp tục tập trung thực hiện một số nội dung sau:
- Làm tốt công tác lập hồ sơ hiện hành.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lưu trữ hồ sơ.
- Thực hiện tốt các văn bản pháp luật và những văn bản của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ đạo hướng dẫn về công tác lưu trữ.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện lập và giao nộp hồ sơ, tài
liệu vào lưu trữ cơ quan của từng cán bộ chuyên quản tại BHXH cấp huyện.
2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ
BHXH và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
BHXH huyện Thanh Hà luôn coi trọng và đề cao công tác kiểm tra, giám
sát, nên ngay từ đầu năm BHXH huyện đã lập kế hoạch kiểm tra tới từng đơn vị,
từng từng NLĐ để kịp thời phát hiện những sai xót trong quá đóng nộp BHXH để
sửa chữa, khắc phục kịp thời do vậy trong những năm qua, công tác kiểm tra,
kiểm soát việc thực hiện BHXH trên địa bàn huyện Thanh Hà đã từng bước đi
vào nề nếp. Từ năm 2017 đến 2020, đã thực hiện 188 cuộc kiểm tra, bao gồm
kiểm tra của cơ quan BHXH và kiểm tra liên ngành, trong đó kiểm tra 144 đơn vị
sử dụng lao động, 44 lượt đơn vị trực thuộc. Thông qua công tác kiểm tra đã phát
hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm BHXH, chủ yếu là việc kê khai không
đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH, kê khai mức lương đóng BHXH
thấp hơn mức lương thực tế, ký hợp đồng lao động nhiều lần dưới 3 tháng để né
tránh việc đóng BHXH cho NLĐ, khai man tuổi đời và thời gian công tác tính
hưởng BHXH...chỉ tính riêng từ năm 2018 đến nay, các đợt kiểm tra đã xử lý thu
hồi 184 triệu đồng vi phạm chính sách, chế độ BHXH.
2.10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu tập trung
vào việc thụ lý, giải quyết đơn thư khiếu nại dừng hưởng chế độ mất sức lao động và
giải quyết đơn thư tố cáo khai man tuổi đời, thời gian tính hưởng BHXH. Trong 4
năm qua, từ năm 2017 đến 2020, trên địa bàn huyện Thanh Hà đã thụ lý, giải quyết
423 đơn thư khiếu nại, tố cáo về thực hiện chế độ BHXH (xem bảng 2.16).

28
Bảng 2.16 Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về BHXH
Các năm
2017 2018 2019 2020
Chỉ tiêu
Đơn khiếu nại 141 64 43 27
Đơn tố cáo 26 18 04 09
Cộng 167 82 47 36
Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Hà
Qua số liệu ở Bảng 2.16 trên cho thấy: đơn thư khiếu nại là chủ yếu, chiếm
trên 75% tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo. Điều đáng cần lưu ý là đơn tố cáo
hưởng sai chế độ hưu trí, mất sức lao động, tuy ít nhưng rất phức tạp và tính chất,
mức độ sai phạm lại nghiêm trọng, cho thấy việc quản lý chế độ chính sách
BHXH trước đây còn nhiều sơ hở, lợi dụng. Mặt khác, việc thụ lý và giải quyết
các đơn thư khiếu nại, tố cáo của cấp có thẩm quyền còn nhiều hạn chế, có biểu
hiện đùn đẩy trách nhiệm, gây phiền hà cho công dân.

29
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Nhận xét


3.1.1. Những mặt đạt được
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, BHXH huyện Thanh Hà luôn
được sự ủng hộ quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt
là sự chỉ thị kịp thời của BHXH tỉnh Hải Dương, sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ
công chức cơ quan, nên mức độ hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao năm sau luôn
cao hơn năm trước. Góp phần ổn định kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trên
địa bàn huyện. Với sự nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện chính sách BHXH
bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Cơ quan BHXH huyện Thanh Hà luôn hoàn thành tốt và
vượt kế hoạch được giao, số đơn vị, lao động tham gia ngày càng tăng, số thu ngày
càng lớn. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH đến người tham gia
BHXH cùng với các chế tài xử lý vi phạm BHXH đã được giao đến từng cơ quan,
đơn vị, xã, thị trấn.
Bên cạnh sự quan tâm giúp đỡ của BHXH tỉnh Hải Dương, điều kiện làm
việc của cán bộ nhân viên đã được cải thiện rất nhiều. Cùng với việc thực hiện cải
cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý và giải quyết chế độ chính sách
qua cơ chế “ một cửa liên thông” nên việc tham gia và giải quyết chế độ cho
NLĐ đạt hiệu quả tích cực, rút gọn các thủ tình hành chính rườm rà nên người
dân cảm thấy dễ hiểu với các loại giấy tờ, thủ tục có liên quan, điều đó có tác
dụng lớn đến tâm lý sợ thủ tục rườm rà của người tham gia. Các thủ tục mà
NSDLĐ và NLĐ phải làm ngày càng giảm nên thời gian giải quyết chế độ chính
sách cho NLĐ cũng giảm đáng kể, đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong
chính sách thực hiện công tác BHXH.
Nhìn chung, công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách BHXH đã
được chú trọng, qua đó, người dân dần chủ động hơn trong việc tham gia và thực
hiện chế độ BHXH, BHYT.
Số đối tượng tham gia BHXH, BHYT tăng so với năm trước, đặc biệt là
nhóm đối tượng tham gia BHYT và BHXH tự nguyện.
Công tác cấp, phát sổ BHXH, thẻ BHYT và chốt sổ BHXH được tiến hành
nhanh chóng, kịp thời, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người tham gia.
30
Trong công tác thu BHXH, BHYT các cán bộ thu đã không ngừng đôn đốc
các đơn vị, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thu nộp, hạn chế được một số trường
hợp nộp chậm và nợ đọng trên địa bàn.
Công tác thẩm định, xét duyệt các chế độ BHXH và thanh toán BHYT đã
đi vào nề nếp, quyền lợi của các đối tượng tham gia BHXH, BHYT được thực
hiện kịp thời, đúng người, đúng chế độ, đúng quy định của pháp luật về BHXH.
Công tác chi trả tại BHXH huyện Thanh Hà đã được thực hiện nghiêm túc,
đúng quy định, đảm bảo mục tiêu “chi đúng, chi đủ, nhanh chóng, kịp thời”. Đơn
vị đã thực hiện ký hợp đồng với các đại diện chi trảthu đảm bảo an toàn trong quá
trình vận chuyển tiền và chi trả các chế độ.
Công tác quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí được thực hiện chặt chẽ,
hạn chế xảy ra tình trạng thất thoát, tham nhũng, lãng phí;
Về công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ BHXH: Toàn bộ hồ sơ được lưu trữ đầy
đủ, gọn gàng, cẩn thận, dễ tìm kiếm, phòng chống được lũ lụt, mối mọt và các
chất độc hại khác gây hỏng hồ sơ.
Công tác kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về
BHXH của cơ quan BHXH huyện Thanh Hà được thực hiện nghiêm túc, góp
phần nâng cao ý thức cũng như đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.
Hàng năm BHXH huyện vẫn gửi thư đề xuất ý kiến về BHXH tỉnh Hải
Dương để có những đường lối chính sách hoạt động thực tiễn hơn, giúp đi vào
quần chúng nhanh hơn và đạt kết quả khả quan, có những ý kiến sáng tạo trong
việc tổ chức lại bộ máy hoạt động, và đưa ra những giải pháp nhằm rút gọn quá
trình thu BHXH bắt buộc trên toàn tỉnh, những ý kiến đóng góp của BHXH
huyện đã được tỉnh đánh giá cao và rút kinh nghiệm hoạt động.
Trong những năm hoạt động, dù thời gian chưa được lâu nhưng BHXH
huyện Thanh Hà đã thực sự tạo được niềm tin đối với NLĐ, NSDLĐ và người
dân. Tạo động lực cho NLĐ yên tâm công tác và ý thức hơn về trách nhiệm thực
hiện BHXH của mình.
3.1.2. Mặt hạn chế
Tuy nhiên, trên thực tế tại cơ quan BHXH huyện Thanh Hà thực trạng cho
thấy vẫn còn một số điểm hạn chế còn tồn tại trong công tác thực hiện chế độ
BHXH như sau:
Thứ nhất, cơ quan BHXH huyện Thanh Hà chưa thực sự nắm vững được
tổng số đơn vị và tổng số NLĐ thực tế phải tham gia BHXH trên địa bàn, do
huyện Thanh Hà có địa bàn rộng lớn và doanh nghiệp nhiều, do vậy cơ quan
BHXH khó nắm bắt được tình hình tham gia hoạt động thực sự của các đơn vị
31
sản xuất và số NLĐ. Tình trạng đối tượng phải tham gia BHXH không đóng,
đóng không đúng thời gian qui định, không đúng mức qui định, nhiều đơn vị sử
dụng lao động đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn
xảy ra nhiều.
Thứ hai, BHXH huyện cũng chưa thực sự nắm được tổng quĩ lương thực tế
của từng doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp và tiền lương bình
quân đóng BHXH thực tế của NLĐ. Khối DNNQD là khối có nhiều đơn vị trốn
đóng BHXH cho NLĐ nhiều nhất, dẫn đến số thu BHXH thu được của khu vực
này còn chưa đúng thực tế. Thêm nữa, nhiều doanh nghiệp đặc biệt các DNNQD
luôn tìm cách khai thấp hơn mức tiền lương, tổng quĩ lương để làm giảm đi số
tiền BHXH phải nộp hàng tháng. Cùng với việc đó là các doanh nghiệp không hề
đưa các khoản phụ cấp cộng vào tiền lương của NLĐ vào danh sách trích nộp
BHXH, không báo tăng mức nộp BHXH cho NLĐ được tăng lương. Về thời gian
lao động, các doanh nghiệp thường kéo dài thời gian học việc của công nhân
hoặc thường kí hợp đồng theo thời vụ cho NLĐ. Tất cả những sai phạm này
không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động thu BHXH mà còn ảnh hưởng gián tiếp
đến quá trình thực hiện chính sách BHXH và trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi
của NLĐ.
Thứ ba, công tác quản lý còn chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp nhịp
nhành giữa các phòng, ban ngành liên quan. Như chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa BHXH huyện với UBND huyện Thanh Hà và phòng lao động thương binh
xã hội về tình hình đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao
động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn. Ngoài ra đối với khu vực
ngoài công lập còn có các nhà trẻ, mầm non tư thục, quán ăn có sử dụng lao động
nhưng không ký kết hợp đồng lao động mà lại không có cơ quan nào quản lý,
theo dõi.
Thứ tư, do BHXH huyện Thanh Hà ít người không đủ nhân lực, chuyên
môn của cơ quan còn hạn chế, kinh phí hoạt động của ngành còn thấp, cơ sở vật
chất phục vụ công tác còn thiếu thốn, khó khăn, thiếu kinh phí đào tạo và chưa có
cơ chế khuyến khích thỏa đáng đối với những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công
32
tác BHXH. Nên đôi khi vẫn còn có những cán bộ chưa thực sự nhiệt tình, làm hết
khả năng của mình trong công việc.
Thứ năm, NLĐ chưa có tinh thần đấu tranh đòi quyền lợi và bảo vệ lợi ích
cả bản thân gia đình, khi họ hiểu rõ tác dụng to lớn của BHXH đối với bản thân
nhưng do tâm lý sợ mất việc nên họ không dám đứng ra đấu tranh. Bên cạnh đó,
do tổ chức công đoàn ở hầu hết các doanh nghiệp còn hoạt động nhỏ lẻ chưa có
sự liên kết nên chưa tạo ra được sức mạnh to lớn vốn có của nó.
Ngoài ra còn gặp một số hạn chế sau:
Quá trình in ấn sổ BHXH, thẻ BHYT còn bị cung cấp sai thông tin của
người tham gia nên vẫn còn xảy ra một số sai sót, gây lãng phí.
Tình trạng nộp chậm, nợ đọng BHXH, BHYT của một số đơn vị chưa được
xử lý dứt điểm. Công tác thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện còn khiêm tốn,
chưa tương xứng với tiềm năng của một huyện đông dân.
Do số lượng hồ sơ, yêu cầu giải quyết chế độ lớn, mà số lượng cán bộ
chuyên môn còn ít nên vẫn còn tồn tại một số hồ sơ chưa được giải quyết.
Về công tác chi trả các chế độ BHXH: Các đại diện chi trả chưa nghiêm túc
thực hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quy định về công tác chi
trả,vẫn còn tồn tại tình trạng chi trả sai.
Về công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ BHXH : Với khối lượng hồ sơ lớn, chưa
có nơi bảo quản tập trung, mà được lưu trữ ngay tại phòng làm việc của các bộ
phận chính, diện tích phòng làm việc nhỏ chật hẹt vì vậy việc bảo đảm an toàn
gặp nhiều khó khăn; đồng thời việc giao dịch tiếp đón các đơn vị, NLĐ rất hạn
hẹp, khó khăn.
Do số cán bộ của cơ quan ít nên chưa chủ động được trong việc tổ chức
kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách mà chủ yếu chỉ được thực hiện khi có
yêu cầu của cấp trên hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo.
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại
3.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Công tác kiểm tra thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH của cơ quan
BHXH cùng các cơ quan quản lý nhà nước tuy đã được thực hiện ngày một nhiều
nhưng do thiếu chế tài xử phạt mạnh, bên cạnh đó lực lượng cán bộ làm công tác
kiểm tra, thanh tra cũng thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ, dẫn tới hiệu quả của
công tác này còn chưa cao, số nợ đọng thu hồi được vẫn còn quá ít so với tổng nợ
mà đơn vị phải trả cho cơ quan BHXH. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ
quan quản lý với ngành BHXH còn chưa chặt chẽ, mặc dù có quy định bắt buộc

33
các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động sau khi đăng kí kinh doanh phải đăng ký
lao động với cơ quan quản lý lao động song đa phần các doanh nghiệp, NSDLĐ
không thực hiện quy định này mà cũng không bị xử lý.
Công tác thông tin tuyên truyền, giải đáp các chế độ BHXH tuy đã được
thực hiện nhưng tần suất tuyên truyền thưa, không định kì, việc thực hiện còn
chưa thực hiện thường xuyên, liên tục. Nội dung và hình thức tuyên truyền vẫn
còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều đổi mới, cải tiến trong các hình thức tuyên truyền
do đó chưa thực sự được sự quan tâm của người lao động.
Trình độ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH cũng chưa đồng đều, một số ít cán
bộ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra, việc trau dồi chuyên môn
nghiệp vụ còn yếu , xử lí công việc nhiều khi dựa vào cảm tính, máy móc, không
khoa học, nhiều cán bộ quản lý thu cũng chưa xuống tận địa bàn quản lý để đi sâu
sát thực tế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thu, làm cho việc
xử phạt trở nên khó khăn, tình trạng nợ đọng vẫn tiếp diễn.
3.1.3.2 Nguyên nhân khách quan
Trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng tham gia BHXH cho công
nhân nên dẫn tới tình trạng NLĐ đình công, bỏ việc, di chuyển từ doanh nghiệp
này sang doanh nghiệp khác. Theo khảo sát hàng năm của BHXH huyện thì vẫn
còn rất nhiều NLĐ chưa được tham gia BHXH kể cả những doanh nghiệp đã
đóng BHXH cho NLĐ. Không có doanh nghiệp nhà nước nào không tham gia
đóng BHXH cho NLĐ. Có một vài doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa
đóng BHXH cho NLĐ là do các doanh nghiệp đó mới thành lập, đang trong giai
đoạn san lấp mặt bằng, chưa kịp lập hồ sơ xin tham gia. Đối với các doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài có số lao động
chưa tham gia BHXH chủ yếu là lực lượng lao động có thời vụ, lao động hợp
đồng đang trong thời gian thử việc và lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng. Vấn đề
mấu chốt là các DNNQD chưa tham gia hoặc đóng không đầy đủ cho NLĐ chiếm
một tỷ lệ lớn.
Các doanh nghiệp, NLĐ chưa tham gia BHXH cho NLĐ là do các nguyên
nhân sau:
34
Thứ nhất, có một số doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân có quy mô rất bé, hoạt động như một “công ty gia đình” chỉ
sử dụng từ 01 – 02 lao động nên họ không đóng BHXH cho NLĐ.
Thứ hai, có một số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, có trụ sở tại
huyện Thanh Hà nhưng không hoạt động trên địa bàn huyện.
Thứ ba, có nhiều doanh nghiệp thành lập lên nhưng không hoạt động sản
xuất kinh doanh theo đúng đăng ký với phòng kinh tế huyện mà có khi chỉ để
thuận lợi cho việc vay vốn ngân hàng hoặc có những mục đích khác.
Thứ tư, phần nhiều các doanh nghiệp không hiểu nhiều về pháp luật nhất là
các DNNQD, vẫn cho rằng tham gia BHXH hay không là do họ tự nguyện chứ
không phải bắt buộc. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp còn bớt sén những quyền
lợi của NLĐ tham gia BHXH.
Thứ năm, một số doanh nghiệp thì luôn trốn đóng BHXH cho NLĐ vì chi
phí nộp BHXH tính vào giá thành sản phẩm, giá thành cao không cạnh tranh
được.
Thứ sáu, phần lớn các DNNQD nếu có đóng BHXH cho NLĐ thì chỉ đóng
cho bộ khung, cho những NLĐ có thể làm việc lâu dài, số người được tham gia
BHXH trong các doanh nghiệp đó là rất ít.
Thứ bảy, có một số NLĐ chưa hiểu rõ vai trò và lợi ích của việc tham gia
BHXH nên chính những NLĐ này không thích, không muốn tham gia. NLĐ chỉ
biết cái lợi trước mắt là tiền công thực tế, mỗi tháng phải trích vài phần trăm từ
tiền công là họ không thích.
Thứ tám, do tình hình sản xuất kinh doanh không ổn định cũng như là những
NLĐ chỉ tranh thủ thời kỳ nông nhàn đi tranh thủ kiếm tiền, đến thời vụ họ lại về làm
ruộng nên lao động ra vào trong một doanh nghiệp có sự dao động lớn. Các doanh
nghiệp cũng vì thế mà không đóng BHXH cho những NLĐ đó.
Thứ chín, nhiều NLĐ có độ tuổi từ 40 trở lên vì nếu tham gia BHXH thì
cho đến khi họ 60 tuổi vẫn không đủ năm công tác để được về hưu thường xuyên
nên họ cũng không muốn tham gia.
Thứ mười, chế tài xử phạt vi phạm về BHXH còn quá nhẹ, cơ quan quản lý
35
nhà nước về lĩnh vực BHXH, thanh tra, kiểm tra vi phạm lực lượng quá mỏng,
chưa đủ tính răn đe. Hiện nay theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP
ngày 22/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng với mức phạt tối đa là 75 triệu đồng có hiệu lực thi hành từ
ngày 10/10/2013. Còn trước đó vẫn áp dụng theo Nghị định số 86/2010/NĐ-CP
ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo hiểm xã hội tối đa là 30 triệu đồng. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi
phạm là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND từ cấp huyện trở lên và
Thanh tra Nhà nước.
3.2. Đề xuất khuyến nghị
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Để chính sách BHXH thực sự góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội, Nhà nước cần sớm đưa luật BHXH để thực thi. Với một hệ thống văn bản
cồng kềnh do nhiều cơ quan chức năng ban hành đã làm cho việc hướng dẫn thực
hiện, kiểm tra, kiểm soát các văn bản trên gặp nhiều khó khăn, tạo ra nhiều kẽ hở
dẫn đến hoạt động BHXH kém hiệu quả, quỹ BHXH trở thành gánh nặng cho ngân
sách Nhà nước.
Việc thay đổi thường xuyên các văn bản hướng dẫn với nội dung không rõ
ràng, không thống nhất với nhau đã gây khó khăn cho các cán bộ BHXH và phản
ứng từ phía chủ sử dụng lao động và người lao động. Vì vậy, xây dựng hệ thống
pháp luật về BHXH là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và rất cần thiết.Để hình thành
hệ thống pháp luật về BHXH đồng bộ và có hiệu lực, đầu tiên cần phải sắp xếp và rà
soát lại toàn bộ các văn bản BHXH từ trước tới nay, xem xét hiệu quả việc thực hiện
các văn bản đó để loại bỏ hoặc điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu quản lý
mới của nền kinh tế thị trường. Các văn bản phải phù hợp với nguyện vọng của phía
người tham gia và có tính chất pháp lý cao nhằm thực hiện có hiệu quả.
Nâng cao chất lượng, khả năng thực thi của các văn bản mang tính pháp lý về
hoạt động BHXH, hình thành hệ thống các văn bản pháp luật về BHXH phù hợp với
mọi thành phần kinh tế và mọi hoạt động kinh tế trong cả nước để đảm bảo tính chất
xã hội hoá của BHXH. Luật BHXH phải đáp ứng được tiến trình đổi mới kinh tế xã
hội của đất nước. Cần xác định rõ trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, vai trò của
công đoàn, để đảm bảoquyền lợi hợp pháp và quyền bình đẳng cho mọi đối tượng
tham gia BHXH. Luật xác định rõ hệ thống tổ chức của BHXH, hệ thống hoạt động
có cơ chế kiểm tra, kiểm soát đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nguồn quỹ
BHXH phát triển.
Đảng và Nhà nước cần tăng cường sự chỉ đạo với BHXH, để cho ngành
BHXH hoạt động, phát triển đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước đề ra.
36
Tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện các chính sách
BHXH để phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm hoặc những điểm không
phù hợp với thực tế.
3.2.2. Đối với ngành và cơ quan BHXH
Đội ngũ cán bộ của ngành BHXH hiện nay được chuyển từ Liên đoàn Lao
động và Phòng lao động thương binh và xã hội, BHYT sang. Các cán bộ trong quá
trình làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, tiếp cận với các văn bản của
Nhà nước một cách thụ động thiếu tính sáng tạo, phong cách làm việc còn mang tính
chất hành chính. Vì vậy, việc đổi mới xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ngành
BHXH là một vấn đề cấp thiết mang tính khách quan. Gần đây BHXH huyện đã giải
quyết cho cán bộ vừa làm vừa đi học tại chức để họ nâng cao được trình độ nghiệp
vụ cũng như quản lý. Nhưng đó mới chỉ là giải pháp trước mắt nên khó tránh khỏi
tình trạng chắp vá cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, chúng ta phải xây dựng
một định hướng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ của toàn ngành BHXH. Trú
trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, để thu hút nhân tài nhằm có nguồn
nhân lực kế thừa.Ngoài ra thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho toàn thể cán
bộ ngành BHXH
Khi tuyển dụng nên tuyển dụng người tài và sinh viên tốt nghiệp chuyên
ngành BHXH, Tài chính kế toán, quản lý kinh tế, tin học.Có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có quan điểm lập trường đúng đắn, có tâm huyết vời nghề nghiệp. Nhằm đáp
ứng tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.
Quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, muốn xây dựng hệ thống BHXH
của Việt Nam vững mạnh thì Đảng và Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho ngành
để có một chương trình đào tạo và sử dụng hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó bản
thân ngành BHXH cũng phải nỗ lực triển khai các chương trình đào tạo đó.
3.2.3. Đối với cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương
- Có sự phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm trong công
tác thu, chi BHXH giữa BHXH Tỉnh và BHXH huyện.
- Tăng cường công tác thông tin tuyền truyền về BHXH, BHTN, BHYT
cho mọi tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chủ động hơn nữa trong
việc cung cấp thông tin, mở các lớp tập huấn về BHXH cho cán bộ BHXH
huyện.
- Trang bị thêm trang thiết bị, phương tiện làm việc thích hợp cho cơ quan
BHXH cấp dưới, đồng thời, nhanh chóng cập nhật các phần mềm nghiệp vụ để
công việc được diễn ra liên tục, không để trì hoãn, chậm trễ.
- Bổ sung, đào tạo thêm cán bộ chuyên môn làm công tác BHXH cho
BHXH huyện Thanh Hà.
- Tăng cường thi đua, khen thưởng cho các cán bộ ngành BHXH để họ
37
hăng say, nhiệt tình, có trách nhiệm hơn trong công việc.
3.2.4. Kiến nghị với các ban ngành liên quan
- Đối với cơ quan thuế: Cơ quan thuế nên chủ động thông báo cho cơ quan
BHXH khi có doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn đăng ký nộp thuế mới hoặc có
thay đổi trong quy mô hoạt động của đơn vị cũng như việc nộp thuế thu nhập của
các cá nhân đang tham gia BHXH. Từ đó giúp cơ quan BHXH nắm bắt được
chính xác hơn sự biến động của các đối tượng tham gia trên địa bàn.
- Đối với Ngân hàng, kho bạc: Ngân hàng và kho bạc nhà nước nên ưu tiên
trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới thu nộp và chi trả BHXH, góp phần
đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và người hưởng chế độ BHXH.
- Đối với phòng Lao động Thương binh và Xã hội: Phòng Lao động
Thương binh và Xã hội nên chủ động trong việc phối hợp với BHXH huyện trong
việc quản lý đối tượng tham gia và hưởng BHXH. Cần nghiêm túc trong việc
thực hiện các chính sách BHXH, đặc biệt là trong việc xác nhận và quản lý đối
tượng hưởng chế độ BHTN.
- Đối với Bưu điện: Cung cấp các dịch vụ về chuyển giấy tờ, hệ thống
mạng internet, dịch vụ viễn thông,… chất lượng tốt, đảm bảo an toàn. Đảm bảo
chi trả đúng, đủ lương hưu và BHTN cho các đối tượng hưởng theo hợp đồng
đúng thời gian, kịp thời.
3.2.5. Kiến nghị với các cấp chính quyền
Kiến nghị với UBND - HĐND, công an, Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, các
tổ chức xã hội cấp xã và huyện quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa để cùng tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho các
đối tượng, đồng thời, giám sát, quản lý chặt chẽ các đơn vị, đối tượng tham gia
cũng như thụ hưởng BHXH.
3.2.6. Kiến nghị với BHXH huyện Thanh Hà
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền; phối hợp với các cơ quan, ban
ngành sử dụng lao động, các tổ chức xã hội nhằm tuyên truyền phổ biến về tầm
quan trọng, vai trò của BHXH,… nhằm thay đổi nhận thức về BHXH một cách
đúng đắn.
Đơn vị cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên hơn nữa việc khai báo về tình
hình tham gia BHXH của đơn vị; Đồng thời cũng cần phải phối hợp với các cơ
quan nhà nước khác như: Phòng thống kê, phòng kinh tế huyện, chi cục thuế
huyện để nắm rõ được số lượng lao động và số đơn vị thuộc diện tham gia
BHXH.
Cần xác minh chính xác thông tin của người tham gia trước khi in sổ, thẻ.
Đồng thời khắc phục tình trạng cấp sổ, thẻ muộn làm ảnh hưởng tới quyền lợi của
người tham gia.
38
Cơ quan BHXH cần chủ động đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị, đối tượng
tham gia các loại hình BHXH, đồng thời phổ biến các quy định mới của pháp luật
về công tác thu BHXH như các quy định về mức đóng, tỷ lệ đóng, phương thức
đóng…
Tích cực cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi tác phong làm việc, thái
độ phục vụ đối tượng, để giải quyết kịp thời các hồ sơ về BHXH, BHYT, BHTN
của các đối tượng tham gia.
Có sự quản lý chặt chẽ các loại hồ sơ, chứng từ liên quan tới việc quản lý
và sử dụng quỹ, làm căn cứ giải quyết các phát sinh sau này.
Cơ quan nên ưu tiên sắp xếp một phòng lưu trữ hồ sơ, tập trung hồ sơ để có
những biện pháp bảo quản đồng bộ, tránh mất mát, phòng chống cháy nổ hiệu
quả, đảm bảo an toàn.
Tích cực nghiên cứu, tham mưu cho huyện ủy, UBND - HĐND huyện và
BHXH tỉnh Hải Dương ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách
BHXH, BHYT và cơ chế quản lý BHXH, BHYT nhằm phục vụ ngày càng tốt
cho các đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách.

39
KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là một chính
sách quan trọng của mỗi quốc gia vì nó liên quan đến hàng triệu người lao động.
Bảo hiểm xã hội đã và đang được phát triển ở hầu hết các nước trẻn thế giới
không chỉ vì mục đích an sinh xã hội mà còn góp phần quan trọng trong việc phát
triển, ổn định nền kinh tế đất nước. Bảo hiểm xã hội có mối liên hệ mật thiết với
nền kinh tế quốc dân. Ngày nay không ai phủ nhận vai trò tích cực của bảo hiểm
xã hội đối với nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế cũng có những tác động ngược
trở lại đối với chính sách bảo hiểm xã hội. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng
nâng cao, hoạt động bảo hiểm xã hội càng đa dạng và phong phú.
Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Hà tuy chỉ là một quy mô nhỏ, tốc độ tăng
trưởng còn thấp trong nền kinh tế toàn quốc nhưng cũng đã có nhiều đóng góp
tích cực trong việc ổn định xã hội và tình hình chính trị trên địa bàn của huyện.
Đất nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa theo con
đường đổi mới vì vậy đòi hỏi cần phải chú trọng phát triển bảo hiểm xã hội nhằm
mục đích an sinh xã hội, đất nước có vững mạnh thì người dân mới an tâm lao
động sản xuất góp mình vào sự phát triển của đất nước.
Cuối cùng, một lần nữa cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo
hướng dẫn đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Bài
viết còn nhiều hạn chế mong các thầy cô đưa ra những góp ý để giúp bài làm của
em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo sơ lược về tình hình và phát triển của huyện Thanh Hà và cơ quan
BHXH huyện Thanh Hà năm 2020.
2. Báo cáo tổng hợp chung về tình hình thực hiện công tác năm và phương
hướng nhiệm vụ năm tới qua 3 năm 2018, 2019, 2020.
3. Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT, BHTN qua 3 năm 2018, 2019, 2020.
4. Báo cáo chi lương hưu, trợ cấp BHXH năm 2020.
5. Báo cáo tổng hợp chi chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK qua 3 năm 2018,
2019, 2020.
6. Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Hà: www.thanhha.haiduong.gov.vn

41

You might also like