You are on page 1of 5

1.

Chức năng của não bộ


Não bộ là cơ quan thu nhận và xử lý những thông tin từ 5 loại giác quan (thị giác, thính giác, khứu
giác, vị giác, xúc giác) trong cùng một thời điểm. Não bộ có thể kiểm soát được trí nhớ, hành vi,
ngôn ngữ, liên quan mật thiết đến hệ thần kinh và rất nhiều hoạt động khác trong cơ thể.
Não bộ điều khiển suy nghĩ, trí nhớ, lời nói, vận động của tay chân và chức năng của nhiều cơ
quan trong cơ thể. Nó cũng xác định cách con người phản ứng lại trong những tình huống căng
thẳng (ví dụ: làm bài thi, mất việc làm, sinh con, bệnh tật,…) bằng cách điều hòa nhịp tim và nhịp
thở.
Não bộ là một cấu trúc có tổ chức, được chia thành nhiều thành phần có những chức năng riêng
biệt và quan trọng:

• Thân não là phần kéo dài xuống thấp của bộ não, nằm ở phía trước của tiểu não và liên
tục với tủy sống. Nó bao gồm ba cấu trúc: trung não, cầu não và hành não. Nó phục vụ như
một trạm chuyển tiếp, truyền thông điệp qua lại giữa các bộ phận cơ thể khác nhau và vỏ
não. Nhiều chức năng đơn giản hay nguyên thủy thiết yếu cho sự sống nằm tại đây.
+ Trung não là một trung tâm quan trọng cho các cử động của mắt trong khi cầu não chịu
trách nhiệm cho việc phối hợp cử động của mắt và mặt, cảm giác khuôn mặt, nghe và thăng
bằng.
+ Hành tủy kiểm soát nhịp thở, huyết áp, nhịp tim và nuốt. Tín hiệu từ vỏ não đến tủy gai
và các dây thần kinh gai sống được truyền thông qua cầu não và thân não. Phá hủy các
vùng này của não bộ sẽ dẫn đến “chết não”. Nếu không có những chức năng chủ chốt này,
con người không thể tồn tại được.
• Hệ lưới nằm ở trung não, cầu não, hành tủy và một phần của đồi thị. Nó kiểm soát mức độ
thức tỉnh, cho phép mọi người chú ý đến môi trường của họ và có liên quan đến giấc ngủ.
• Tiểu não:nằm ở phía sau của não bộ, bên dưới thùy chẩm. Nó được ngăn cách với đại não
bởi lều tiểu não (nếp gấp của màng cứng). Tiểu não giúp phối hợp các động tác hay tạo
nhịp điệu khi cử động. Tiểu não rất quan trọng để giúp một người có khả năng thực hiện
một hành động nhanh chóng và lặp đi lặp lại như chơi một trò chơi video. Đối với tiểu não,
bất thường ở bán cầu nào sẽ gây những triệu chứng trên cùng bên của cơ thể.
• Đại não – thành phần chính của não, được chia thành hai phần chính: bán cầu não phải và
trái. Đại não là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả toàn bộ não. Rãnh ngăn cách
hai bán cầu được gọi là khe não dọc. Hai bán cầu não được nối với nhau ở phần đáy bởi
thể chai. Thể chai liên kết hai nửa của bộ não với nhau và đưa thông tin từ nửa bên này
sang bên kia. Bề mặt của đại não chứa hàng tỷ các tế bào neuron thần kinh và các tế bào
đệm tạo thành vỏ não.
+ Bán cầu đại não có một vài rãnh đặc biệt. Dựa vào các rãnh này, đại não có thể được chia
thành các cặp “thùy”. Thùy chỉ đơn giản là một khu vực rộng lớn của não. Đại não được
chia thành các cặp thùy trán, thùy thái dương, thùy đỉnh và thùy chẩm. Mỗi bán cầu có một
thùy trán, một thùy thái dương, một thùy đỉnh và một thùy chẩm. Mỗi thuỳ có thể được
phân chia một lần nữa thành các khu vực có chức năng rất chuyên biệt. Các thùy não không
hoạt động riêng lẻ – chúng hoạt động trong mối quan hệ rất phức tạp với các thùy não khác.
• Vỏ não có màu nâu xám màu được gọi là “chất xám”. Bề mặt của não có các nếp nhăn. Vỏ
não có các khe (rãnh nhỏ), những rãnh (rãnh lớn hơn) và chỗ lồi giữa các rãnh gọi là các
hồi não. Các nhà khoa học có tên riêng biệt cho những chỗ lồi và các rãnh này. Sau nhiều
thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra các chức năng chuyên biệt của các
vùng khác nhau của não bộ. Bên dưới vỏ não hay bề mặt của não bộ, các sợi liên kết các
neuron thần kinh với nhau tạo nên một vùng màu trắng được gọi là “chất trắng”.
• Các dây thần kinh sọ: Có 12 đôi dây thần kinh sọ xuất phát từ não. Những dây thần kinh
này chịu trách nhiệm cho các hoạt động rất chuyên biệt và được đặt tên, đánh số như sau:
− Dây thần kinh khướu giác: Mùi.
− Dây thần kinh thị giác: Thị trường và thị lực.
− Dây thần kinh vận nhãn: Cử động mắt, mở mí mắt.
− Dây thần kinh ròng rọc: Cử động mắt.
− Dây thần kinh sinh ba: Cảm giác ở mặt.
− Dây thần kinh vận nhãn ngoài: Cử động mắt.
− Dây thần kinh mặt: Khép mi mắt, biểu hiện trên khuôn mặt, cảm giác về mùi vị.
− Dây thần kinh tiền đình ốc tai: Nghe, thăng bằng.
− Dây thần kinh thiệt hầu: Cảm giác về mùi vị, nuốt.
− Dây thần kinh lang thang: Nuốt, cảm giác về mùi vị.
− Dây thần kinh phụ: Điều khiển các cơ cổ và vai.
− Dây thần kinh hạ thiệt: Cử động
• Vùng hạ đồi là một cấu trúc nhỏ có chứa các liên kết thần kinh gửi tín hiệu đến tuyến yên.
Vùng hạ đồi xử lý thông tin đến từ hệ thống thần kinh tự động. Nó có vai trò trong việc
kiểm soát các chức năng như ăn, hành vi tình dục và ngủ, điều hòa thân nhiệt, cảm xúc, sự
tiết các nội tiết tố và vận động. Tuyến yên phát triển từ phần mở rộng của vùng hạ đồi
xuống dưới và từ một thành phần thứ hai là từ vòm miệng mở rộng lên.
• Các thùy não
+ Thùy trán là lớn nhất trong bốn thùy chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng khác nhau.
Các chức năng này bao gồm các kĩ năng như vận động tự ý, lời nói, chức năng trí tuệ và
hành vi. Những vùng tạo ra các cử động của các bộ phận cơ thể nằm ở vỏ não vận động
nguyên phát hay hồi trước trung tâm. Vỏ não trán trước đóng vai trò quan trọng về trí nhớ,
trí thông minh, sự tập trung, tính khí và cá tính.
+ Thùy chẩm nằm ở phía sau của não và cho phép con người tiếp nhận, xử lý thông tin thị
giác. Nó ảnh hưởng lên quá trình con người cảm nhận màu sắc và hình dạng. Thùy chẩm
bên phải diễn giải tín hiệu hình ảnh từ thị trường bên trái, trong khi các thùy chẩm trái thực
hiện chức năng tương tự cho thị trường bên phải.
+ Thùy đỉnh phân tích đồng thời các tín hiệu nhận được từ các khu vực khác nhau của não
như thị giác, thính giác, vận động, cảm giác và trí nhớ. Dựa vào trí nhớ và các thông tin
cảm giác mới nhận được để đưa ra ý nghĩa cho các sự vật.
+ Thùy thái dương nằm ngang vị trí tai ở mỗi bên của não bộ và có thể được chia thành hai
phần. Một phần là nằm ở phía dưới (bụng) của mỗi bán cầu và phần kia nằm ở phía bên
(ngoài) của mỗi bán cầu. Một vùng ở bên phải là tham gia vào bộ nhớ thị giác, giúp con
người nhận biết sự vật và khuôn mặt người. Một vùng ở bên trái tham gia vào bộ nhớ ngôn
ngữ, giúp con người ghi nhớ và hiểu ngôn ngữ. Phần phía sau của thùy thái dương cho
phép con người phân tích cảm xúc và phản ứng của người khác.
+ Hệ viền Hệ thống này có liên quan đến cảm xúc. Trong hệ thống này có vùng hạ đồi, một
phần của đồi thị, hạnh nhân (liên quan hành vi hung hăng) và vùng hải mã (có vai trò trong
khả năng ghi nhớ thông tin mới).
+ Tuyến tùng phát triển từ phía sau hoặc phần sau của não thất ba. Ở một số động vật có vú,
nó điều khiển các phản ứng với bóng tối và ánh sáng. Ở người, nó có vai trò nào đó trong
sự trưởng thành sinh dục, tuy nhiên chức năng chính xác của tuyến tùng ở người vẫn chưa
được xác định rõ.
+ Tuyến yên là một tuyến nhỏ dính vào đáy não (phía sau mũi), nằm trong một hố được gọi
là hố yên. Tuyến yên thường được gọi là “tuyến chủ” vì nó kiểm soát sự tiết nội tiết tố.
Tuyến yên chịu trách nhiệm kiểm soát và điều hòa:
− Quá trình tăng trưởng và phát triển.
− Chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể (ví dụ thận, vú và tử cung).
− Chức năng của các tuyến khác (ví dụ: tuyến giáp, tuyến sinh dục và tuyến thượng thận).
+ Hố sau: Đây là một khoang ở phần sau của hộp sọ, chứa tiểu não, thân não và dây thần
kinh sọ não số 5-12.

+ Đồi thị: Đồi thị đóng vai trò như một trạm chuyển tiếp cho gần như tất cả các thông tin đến
và đi khỏi vỏ não. Nó có vai trò trong cảm giác đau, sự chú ý và sự tỉnh táo. Nó gồm bốn
phần: vùng hạ đồi, vùng trên đồi, đồi thị bụng, và đồi thị lưng. Các hạch nền là cụm các tế
bào thần kinh xung quanh đồi thị.

+ Bán cầu não trái chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và lời nói.
+ Bán cầu não phải có vai trò lớn trong việc xử lý thông tin thị giác và xác định không
gian.
2. Ca dao tục ngữ về sự hình thành và phát triển nhân cách:
− Ai ơi chớ vội cười nhau/Ngẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười.
− Thà chết vinh còn hơn sống nhục.
− Chữ tín còn quý hơn vàng.
− Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.
− Cái nết đánh chết vẫn còn.
− Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
− Học đi đôi với hành.
− Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
3. Các câu nói về tình cảm con người và vận dụng để giáo dục tình cảm cho
học sinh tiểu học.
− Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. (Tố Hữu)

− Tình yêu lớn lên nhờ cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất
mà chúng ta giữ được. (Elbert Hubbard).
− Khi ta yêu thương, ta luôn cố gắng để trở thành con người tốt đẹp hơn. Khi chúng ta cố
gắng để tốt đẹp hơn, mọi thứ quanh ta cũng trở nên tốt đẹp hơn. (Paulo Coelho).
− Không phải tất cả chúng ta đều làm được những điều vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể làm
những điều nhỏ nhặt với tình yêu vĩ đại. (Mẹ Teresa).
− Chúng ta đều là thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và ta phải ôm lấy lẫn nhau để học bay.
(Luciano De Cresehenzo).
• Đối với cấp Tiểu học thì các em ở tuổi này giàu cảm xúc, nhiều tình cảm mới được hình
thành nhưng chưa bền vững. Khả năng diễn tả cảm xúc của các em trong lứa tuổi này có
khả năng diễn tả cảm xúc của mình nhưng khó khăn diễn tả cảm xúc của mình bằng hành
động và lời nói.
• Đời sống xúc cảm, tình cảm của các em: khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính
tích cực. Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học thường có khả năng phân biệt giữa các cảm xúc
khác nhau như vui, buồn, ngại ngùng, hứng thú và sợ hãi. Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng
cũng nhanh chóng bắt nhịp làm quen với bạn mới, bạn cùng lớp. Các em đã biết điều khiển
tâm trạng của mình, thậm chí còn biết che giấu khi cần thiết.
• Dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác: Các em trong lứa tuổi này cũng có thể dễ
dàng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Trẻ còn thiếu cố gắng, thiếu khả năng phê
phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức. Các em có thể học được tính cách hành
động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều
kiện hoàn cảnh mới.
• Tình cảm của các em cũng chưa bền vững, chưa sâu sắc, các em còn dễ bị xúc cảm, tình
cảm, khả năng kiểm soát cảm xúc còn yếu, các tình cảm cấp cao có sự phát triển hơn so
với tuổi mẫu giáo.
→ Do đó, để có thể giáo dục tình cảm cho trẻ một cách hiệu quả nhất thì giáo viên phải là
người biết quan sát, quan tâm, nắm được nhu cầu, thị hiếu, nguyện vọng, ước mơ cũng như
hòan cảnh riêng của các em. Tác động đến tình cảm của các em phải tế nhị, nhẹ nhàng, thể
hiện sự ân cần cởi mở và tấm lòng tâm phúc. Từ đó nhẹ nhàng, ân và giáo dục trẻ theo con
đường tích cực, góp phần bồi dưỡng những tình cảm, phẩm chất đáng quý ở trẻ. Chỉ ra
những điều nên làm và không nên làm, lan tỏa nguồn cảm hứng tích cực, lạc quan để giúp
trẻ phát triển toàn diện.

You might also like