You are on page 1of 9

KHÁI QUÁT:

❖ Hệ limbic (Hệ viền), có các chức năng chính sau:


(1.) Chức năng khứu giác
(2.) Kiểm soát hành vi ăn uống
(3.) Cùng với vùng dưới đồi, hệ limbic (hay hệ viền) có vai trò trong việc điều hòa: nhịp sinh học,
hành vi sinh dục, xúc cảm, sợ hãi và hung hãn, quá trình thúc đấy động cơ
(4.) Vai trò đối với trí nhớ.

A. CẤU TRÚC HỆ LIMBIC:


− Hệ limbic là cấu trúc thần kinh bao gồm nhiều vùng của hệ
thần kinh trung ương.
− Hệ limbic đúng nghĩa bao gồm:
✓ Bộ phận cận khứu giác (paraolfactory)
✓ Tổ chức hải mã (hippocampus - hải mã)
✓ Hạnh nhân (amygdale)
✓ Vùng vách (septum)
✓ Hạch nền (basal ganglia) và thùy limbic lớn.
− Với một nghĩa rộng, người ta có thể kể thêm các vùng khác liên quan với hệ limbic như các vùng
limbic của vỏ não mới, vùng dưới đồi, hạch của cuống trước tuyến tùng, vùng limbic của não giữa
và những nhân limbic của đồi thị.

Cingulate gyrus (n): Hồi đai

− Vị trí tương đối của Vùng hạ đồi so với Hệ viền:

Hồi đai

Hồi dưới
thể chai

Móc
hải mã

Hồi cạnh hải mã


B. CHỨC NĂNG HỆ VIỀN:
I. CHỨC NĂNG KHỨU GIÁC:
− Ở động vật có vú trong đó có cả người, chức năng khứu giác chỉ chiếm một phần nhỏ vùng não
mũi, phần còn lại liên quan đến nhiều chức năng quan trọng khác như những đáp ứng xúc cảm,
bản năng, hành vi,...
− Phụ trách chức năng khứu giác bao gồm: hành khứu, bó khứu và dải khứu.

II. HÀNH VI ĂN UỐNG


− Một số vùng của hệ limbic có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và kiểm soát
hành vi ăn uống → Trong đó, vai trò của hạnh nhân (amygdale) là chủ yếu.
⟹ Khi kích thích hạnh nhân gây ra cử động nhai, liếm và những hoạt động khác liên quan đến
ăn uống (cắn, chảy nước bọt....)
− “Tháu ăn” không phân biệt & phân biệt được:
➢ Khi vùng hạnh nhân bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng “tháu ăn vừa phải” (moderate
hyperphagia), con vật ăn các loại thức ăn mà không phân biệt được → Nó có thể ăn cả
thức ăn giả hay thức ăn “thiu thối”.
➢ Điểm này khác với tổn thương vùng nhân bụng giữa của vùng dưới đồi → con vật phàm
ăn, ăn rất nhiều, trở nên béo phì, nhưng chúng vẫn còn khả năng phân biệt được thức ăn.
III. HÀNH VI SINH DỤC:
1. HẠNH NHÂN (Amygdale):
− Tổn thương hai bên hạnh nhân và vùng vỏ lê (periforme) dẫn đến cường sinh dục ở mèo.
− Phức hợp hạnh nhân ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động sinh dục hay làm thay đổi hành
vi sinh dục.
− Kích thích nhẹ và liên tục vào amygdale (hạnh nhân) → vùng hạ đồi sẽ bài tiết GnRH và
CRH → các nội tiết tố này kích thích tuyến yên bài tiết FSH, LH, ACTH.
2. VÙNG HẢI MÃ:
− Vùng hải mã (hippocampus) tham gia vào việc kiểm soát sự bài tiết kích dục tố và hành vi
sinh dục, kích thích vùng này gây hiện tượng cường dương.
− Hầu hết bất cứ loại cảm giác nào cũng hoạt hóa ít nhất một phần của vùng hải mã.
− Ngoài ra, tổ chức này rất dễ bị kích thích, khi dùng dòng điện có cường độ thấp khích thích
vùng này, có thể gây động kinh cục bộ, bệnh nhân có ảo giác về mùi, thị giác, thính giác...
− Nếu cắt bỏ vùng hải mã, người ta chỉ nhớ việc trước đó, trong khi những việc hiện tại thì
khó nhớ đặc biệt trong việc học những thông tin mới, thậm chí chỉ nhớ ngắn trong vòng vài
giây đến 2 phút, đây là hiện tượng quên về sau.
3. VỎ NÃO VIỀN:
− Vỏ não viền đây là vùng chuyển tiếp, qua đó tín hiệu được truyền từ các phần còn lại của vỏ
não đến hệ viền và theo chiều ngược lại, vỏ não viền tham gia hoạt động điều hòa hành vi.
− Vỏ não thái dương trước, có sự liên hợp về vị và mùi
− Vùng hồi đai giữa và sau có sự liên hợp về cảm giác vận động.

4. VÙNG HẠ ĐỒI:
− Vai trò vùng hạ đồi kích thích một vài vùng đặc biệt ở phần trước nhất và phần sau nhất
vùng hạ đồi sẽ làm tăng hoạt động sinh dục ở con vật.
− Cấy testosteron vào hệ limbic (hạnh nhân, hải mã, vùng vách) của sinh vật đực sẽ gây teo
tinh hoàn và rối loạn quá trình sản sinh tinh trùng → Sự phát triển của tinh trùng dừng lại ở
giai đoạn tiền tinh trùng, khiến tinh trùng không thể thành thục được.
− Ở người, hoạt động chức năng sinh dục còn chịu sự điều hòa của vỏ não và nhiều điều kiện
khác nhau như những yếu tổ tâm lý, xã hội.
IV. ĐIỀU HÒA NHỊP SINH HỌC:
− Hệ limbic và vùng dưới đồi có vai trò trong sự kiểm soát nhịp sinh học.
− Nhịp sinh học là những chu kỳ thời gian dài, ngắn khác nhau; có chu kỳ ngày tháng, năm,
nhưng rõ rệt nhất là nhịp 24 giờ, còn gọi là nhịp ngày đêm. Ngày nay, người ta đã biết nhiều
chức năng hoạt động theo nhịp như:
▪ Chức năng nội tiết, sự dao động theo nhịp ngày đêm của chức năng vỏ thượng thận qua
nhịp tuần hoàn của ACTH, rồi sau đó là CRH. Sự bài tiết GH, TSH, FSH, LH và gần đây cả
sự bài tiết của nội tiết tố tủy thượng thận cũng theo nhịp ngày đêm.
▪ Sự thay đổi của thân nhiệt cũng theo nhịp ngày đêm thấp nhất lúc 3-6 giờ sáng và cao nhất
lúc 14-17 giờ chiều.
▪ Sự đào thải Na+ và K+ → lượng nước tiểu cũng theo nhịp ngày đêm.
▪ Nội tiết tố sinh dục, chịu tác động nhịp sinh học theo tháng. Ở một vài động vật theo mùa.

suprachiasmatic nucleus (SCN)

V. HỆ LIMBIC VÀ XÚC CẢM:


1. HẠNH NHÂN & XÚC CẢM:
− Hệ limbic có vai trò quan trọng không riêng trong việc biểu thị xúc cảm và còn cả trong việc
gây ra xúc cảm ⟹ Người ta còn gọi hệ limbic là “não xúc cảm”.
− Hoạt động xúc cảm được điều hòa bởi hệ limbic và còn có sự tham gia vùng hạ đồi, thông
qua các chất chuyển đạt thần kinh ở não và các hormon.
− Chức năng hạnh nhân trong xúc cảm:
✓ Kích thích điện phức hợp hạnh nhân ở động vật sẽ gây ra những phản ứng về cảm giác
và vận động (cử động quay đầu và cử động mắt) và những phản ứng thực vật (biến đổi
nhịp tim – mạch, tăng huyết áp, giãn đồng tử, ra mồ hôi, tăng tiết ACTH) hay một số đáp
ứng khác (đi đái, rụng trứng).
✓ Kích thích với cường độ cao có thể gây ra phản ứng sợ hãi, trốn chạy hay tấn công.
✓ Phá hủy hai bên hạnh nhân có thể làm giảm phản ứng xúc cảm, không phân biệt được
môi trường → Ví dụ như khi bị cắt bỏ hạnh nhân, những phản ứng sợ hãi giảm dần,
giảm tính hiếu chiến nếu chỉ có một mình.
⟹ Tóm lại, hạnh nhân là tổ chức thuộc về ý thức, giúp con người có những hành vi thích
nghi với hoàn cảnh sống.
2. PHÂN LOẠI XÚC CẢM:
a. Khoái cảm: thuộc dạng xúc cảm hưng phấn, cảm xúc này khiến con người trở nên vui vẻ,
năng động.
▪ Tuy nhiên, có một số trở nên băn gắt, nóng nảy.
▪ Đây là hoạt động phối hợp trạng thái hưng phấn cả toàn bộ não, từ vỏ não xuống
vùng dưới vỏ.
b. Trầm cảm: thể hiện tình trạng suy giảm tỉnh thần, bệnh nhân buồn rầu, chán nản giảm
hoạt động, cảm giác tức ngực khó thơ, mệt mỏi, lo lắng... cũng như trạng thái hưng phấn,
hiện tượng trầm cảm cũng có sự tham gia ức chế của vỏ não với các trung tâm dưới vỏ.

3. VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ THẦN KINH TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC CẢM:
➢ Khi tổn thương hai bên hạnh nhân (amygdale): con vật mất khả năng tự vệ, không
phân biệt được môi trường và không đáp ứng đúng với kích thích
➢ Kích thích vùng hải mã: con vật trở nên lờ đờ, cuồng dại hoặc hung hăng...
➢ Như vậy, cảm giác xúc cảm thường bị chi phối bởi nhiều vùng khác của não.
4. VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN TH.KINH, HORMONE TRONG HOẠT
ĐỘNG XÚC CẢM:
a. Vai trò của amin não, các chất dẫn truyền thần kinh và các hormon tham gia hoạt
động xúc cảm
(1.)Serotonin: được tiết ra nhiều ở nhân đường giữa của phần dưới cầu não và hành não,
chúng có vai trò:
✓ Ức chế hoạt động của hệ thống hoạt hóa lưới, tạo giấc ngủ
✓ Điều hòa bài tiết prolactin
✓ Ức chế dẫn truyền cảm giác đau ở tủy sống.
(2.)Noradrenaline: được tiết ra chủ yếu ở thân não, đặc biệt là ở nhân xanh (locus
cerulus), có tác đụng làm hưng phấn tâm thần thông qua việc kích thích hệ thống
lưới.

(3.)Dopamin: được tiết ra từ những nơron của phần bụng của trần não giữa, chất đen,
dopamin có vai trò tạo những rối loạn xúc cảm và gây ra bệnh lý tâm thần phân liệt
⟹ Trong bệnh parkinson người ta thấy lượng dopamin được tiết ra từ những bèo sẫm
và nhân đuôi chỉ còn phân nửa.
(4.)Acetylcholin: tập trung nhiều ở vùng vỏ
não vận động và vùng dưới đầu, các
nơron tiết acetylcholin thuộc cấu trúc
lưới. Acetylcholin có tác dụng làm thay
đổi chức năng của não, tham gia vào
hoạt động trí nhớ.
(5.)Endorphin – Encephalin: được tiết ra từ
vùng dưới đồi, thân não, có tác dụng làm
dịu cơn đau, tạo cảm giác khoan
khoái.
b. Vai trò của một số hormon trong hoạt
động xúc cảm
(1.) ACTH: khi tiêm ACTH vào cơ thể khiến con vật trở nên sợ hãi
(2.) T3, T4 tuyến giáp: tăng hoạt động hệ thần kinh thông qua quá trình tăng chuyển hóa
cơ sở
⟹ Khi bị ưu năng tuyến giáp, người ta dễ cáu gắt và khó ngủ.
(3.) Testosteron: nội tiết tố này làm con người hung hãn hơn.
VI. CHỨC NĂNG SỢ HÃI VÀ HUNG HÃN
− Sợ hãi có thể biểu hiện bằng động thái: chạy trốn, thu mình lại, quay đầu sang bên này, bên kia,
toát mồ hôi, giãn đồng tử
− Hung hãn thể hiện ra ngoài bằng cách đánh nhau hay phản ứng tấn công như mèo gầm gừ, phun
phì phì, dựng lông, giãn đồng tử, căn và cào.
− Còn có thể thấy trạng thái thờ ơ, lãnh đạm (placidity)
− Những trạng thái này liên quan đến một số cấu trúc của hệ limbic như:
▪ Thờ ơ, lãnh đạm:
► Phá bỏ hai bên hạnh nhân gây trạng thái thờ ơ bất thường.
► Chuột rừng dữ tợn cắt bỏ hai bên hạnh nhân trở thành chuột lành và “yên lặng” như
chuột trắng ở phòng thí nghiệm.
▪ Hung hãn:
► Kích thích một số vùng của hạnh nhân ở mèo gây ra hung hãn → Trạng thái hung hãn có
thể gây ra do kích thích một vùng mở rộng ra phía sau qua vùng dưới đồi bên đến chất
xám trung ương của não giữa.
► Sự yên lặng do tổn thương hạnh nhân ở vật thí nghiệm được chuyển thành hung hãn, do
phá hủy nhân bụng giữa vùng dưới đồi.
VII. CHỨC NĂNG THÚC ĐẨY ĐỘNG CƠ
− Hệ limbic còn có vai trò thúc đẩy động cơ (motivation) → Hoạt động này nằm trong một
vùng đi từ hạnh nhân qua vùng dưới đồi đến não giữa.
Thí nghiệm: chuột có cắm điện cực ở một số vùng của não, được đặt trong chuồng có lắp hệ thống bàn đạp hay tay
cầm để đóng, ngắt mạch điện. Mỗi khi đóng mạch gây - ra một kích thích. Ở vùng bị kích thích gây ra cảm giác thích thú,
dễ chịu làm cho chuột ấn bàn đạp tới 5.000 đến 12.000 lằn trong 1 giờ, khi 17.000 lần trong 1 giờ. Những vùng gây ra
cảm giác thích thú được gọi là hệ thống khen thưởng (reward system). Những vùng gây ra cảm giác khó chịu, vật thí
nghiệm tránh không ấn bàn đạp được gọi là hệ thống trừng phạt (punishment system). Ngoài ra, những yếu tố điều kiện
thí nghiệm khác nhau có thể cho những kết quả khác nhau như: chuột đói ấn bàn đạp nhiều hơn chuột no; chuột đói có
thể nhảy qua hàng rào điện với dòng 70 microampe để lấy thức ăn, nhưng khi kích thích hệ thống khen thưởng, chuột có
thể nhảy qua hàng rào điện với dòng 300 microampe. Hoặc chuột thiến giảm ấn bàn đạp, cho testosteron làm tăng mức ấn
bàn đạp,...

VIII. HỆ LIMBIC VÀ TRÍ NHỚ:


1. CHỨC NĂNG HỒI HẢI MÃ:
➢ Hồi hải mã tham gia vào quá trình của trí nhớ như sự kể lại (rehearsal), sự mã hóa
(codification) và sự củng cố trí nhớ (consolidation of memories).
2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỔN THƯƠNG HỒI HẢI MÃ:
− Phá hủy hai bên hồi hải mã bụng (ventral hippocampus) ở con vật thí nghiệm hoặc tổn thuơng
hai bên hồi hải mã ở người → đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến trí nhớ ngắn hạn (short term
memory) hay trí nhớ gần (recent memory).
− Trí nhớ dài hạn hay trí nhớ xa (long term memory) còn giữ được các thông tin đã lưu trữ từ
trước khi tổn thương. Nhưng kể từ khi tổn thương về sau thì rất khó chuyển trí nhớ ngắn hạn
sang trí nhớ dài hạn ⟹ Họ bị chứng quên về sau (anterograde amnesia).
− Ở người bị tổn thương vùng hải mã, mắc chứng quên về sau, nhưng cũng thấy có cả chứng
quên về trước (retrograde amnesia) ở mức độ nhất định.
⟹ Như vậy, hai chứng quên này có liên quan với nhau và tổn thương hải mã gây ra cả hai
chứng quên.

❖ ĐỌC THÊM:
- Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin trong một miền kí ức tạm thời. Nó lưu giữ một lượng
thông tin nhỏ và thời lượng lưu trữ thông tin rất ngắn, chỉ được tính bằng giây.
- Trí nhớ ngắn hạn là những kí ức không được luyện tập hay duy trì thường xuyên, nên chúng chỉ tồn tại trong
khoảng thời gian vài giây ( thường là 20 – 30 giây).

- Một số thông tin có thể tồn tại trong tối đa thời gian là 60s, nhưng hầu hết những thông tin này khi được não bộ
tiếp nhận nó sẽ nhanh chóng biến mất mà không lưu lại một chút kí ức nào.

You might also like