You are on page 1of 5

Freud nói gì về bản ngã (Ego)?

Theo Sigmund Freud, bản ngã là một phần của tính cách có nhiệm vụ điều tiết những nhu cầu
của bản năng, siêu ngã và đời sống thực. Freud mô tả bản năng là phần cơ bản nhất của tính
cách thúc đẩy con người ta lấp đầy những nhu cầu nguyên thủy nhất. Siêu ngã, mặt khác, lại là
phần mang tính đạo đức cao nhất của tính cách, được hình thành cuối thời thơ ấu, là kết quả của
quá trình nuôi dưỡng và ảnh hưởng từ xã hội. Công việc của bản ngã là tạo ra sự cân bằng giữa
hai nguồn sức mạnh thường hay đối chọi này và đảm bảo rằng việc đáp ứng các nhu cầu của bản
năng và siêu ngã phải tuân theo những đòi hỏi từ thực tế.

According to Sigmund Freud, the ego is part of personality that mediates the demands of the id,
the superego, and reality. Freud described the id as the most basic part of personality that urges
people to fulfill their most primal needs. The superego, on the other hand, is the moralistic part
of personality that forms later in childhood as a result of upbringing and social influences. It is
the ego’s job to strike a balance between these two often competing for forces and to make sure
that fulfilling the needs of the id and superego conform to the demands of reality.

Tìm hiểu kỹ hơn về Bản ngã. A Closer Look at the Ego


Bản ngã ngăn cản ta hành xử theo những thôi thúc cơ bản
(do bản năng tạo ra) nhưng cũng tạo ra thế cân bằng với
những tiêu chuẩn đạo đức lý tưởng (do siêu ngã hình thành). Mặc dù bản ngã vận hành trong cả
khu vực tiền ý thức và ý thức nhưng nó gắn chặt với bản năng, tức việc vận hành của nó còn
diễn ra cả trong vô thức.

The ego prevents us from acting on our basic urges (created by the id) but also works to achieve
a balance with our moral and idealistic standards (created by the superego). While the ego
operates in both the preconscious and conscious, its strong ties to the id means that it also
operates in the unconscious.
Bản ngã vận hành dựa trên nguyên tắc thực tế, tức là vẫn làm thỏa mãn ham muốn của bản năng
nhưng theo một cách thức vừa thực tế vừa được xã hội chấp nhận. Ví dụ, nếu một người cắt
ngang bạn khi bạn đang đi trên đường, bản ngã sẽ ngăn bạn rượt đuổi theo xe kia và gây thương
tổn thể chất cho người tài xế kia. Bản ngã cho phép ta thấy rằng phản ứng này sẽ bị xã hội phản
đối và nó cũng giúp ta biết rằng vẫn có những cách làm phù hợp hơn để ta trút bỏ cơn giận.
The ego operates based on the reality principle, which works to satisfy the id’s desires in a
manner that is realistic and socially appropriate. For example, if a person cuts you off in traffic,
the ego prevents you from chasing down the car and physically attacking the offending driver.
The ego allows us to see that this response would be socially unacceptable, but it also allows us
to know that there are other more appropriate means of venting our frustration.

Những ghi nhận, quan sát của Freud về bản ngã. Freud’s Observations on the Ego
Trong cuốn Các bài giảng mới giới thiệu về Phân tâm học xuất bản năm 1933 của mình, Freud
so sánh mối quan hệ giữa bản năng và bản ngã như một con ngựa và người cưỡi nó. Con ngựa
tượng trưng cho bản năng, có nguồn sức mạnh mang đến năng lượng để di chuyển. Người cưỡi
ngựa thể hiện cho bản ngã, nguồn sức mạnh dẫn đường hướng nguồn sức mạnh của bản năng đi
đúng với mục tiêu.

In his 1933 book New Introductory Lectures on Psychoanalysis, Freud compared the
relationship between the id and the ego to that of a horse and rider. The horse represents the id,
a powerful force that offers the energy to propel forward motion. The rider represents the ego,
the guiding force that directs the power of the id toward a goal.
Tuy nhiên, Freud cũng ghi nhận rằng mối quan hệ này không phải lúc nào cũng diễn ra như dự
đoán. Trong những tình huống kém lý tưởng hơn thì người cưỡi có thể đơn giản là mặc kệ, anh
ta cho phép con ngựa của mình đi theo bất kỳ hướng nào mà con vật muốn. Cũng như người
cưỡi và con ngựa, những ham muốn nguyên sơ của bản năng đôi khi lại quá mạnh mẽ, đến mức
lấn át cả sự kiểm soát của bản ngã.

Freud noted, however, that this relationship did not always go as planned. In less ideal
situations, a rider may find himself simply along for the ride as he allows his horse to go in the
direction the animal wants to go. Just as with the horse and rider, the id’s primal urges may
sometimes be too powerful for the ego to keep in check.

Trong cuốn “Bản ngã và Cơ chế phòng vệ của


tâm lý” xuất bản năm 1936, Anna Freud cho
rằng tất cả các dạng tự vệ của bản ngã chống
lại bản năng được thực hiện “đằng sau ánh
đèn sân khấu”. Những phương thức chống lại bản năng, có tên gọi là cơ chế phòng vệ của tâm
lý, được bản ngã thực hiện một cách vô hình trong yên lặng.

In her own 1936 book The Ego and the Mechanisms of Defense, Anna Freud that all of the
ego’s defenses against the id were carried out behind the scenes. These measures against the id
are known as the defense mechanisms, which are carried out silently and invisibly by the ego.
Mặc dù ta không thể quan sát thấy những cơ chế tự vệ này lúc chúng hoạt động, nhưng Anna
Freud cho rằng chúng vẫn có thể được quan sát lại qua hồi tưởng. Sự kìm nén là một ví dụ. Khi
một điều gì đó bị đè nèn khỏi khu vực ý thức, bản năng không nhận ra sự rơi mất thông tin này.
Chỉ mãi đến sau này khi ta nhận thức được rõ ràng rằng mảnh thông tin hay ký ức này đã biến
mất rồi thì hành động phòng vệ này của bản ngã mới trở nên rõ ràng dễ thấy.

While we cannot observe the defenses in action, Anna Freud suggested that they could be
observed in retrospect. Repression is one example. When something is repressed from
awareness, the ego is not aware that the information is missing. It is only later when it becomes
obvious that some piece of information or a memory is gone, that the actions of the ego become
apparent.
Những câu nói nổi tiếng về Bản ngã. Quotations About the Ego
Đôi khi, sẽ thật hữu ích nếu ta nhìn được vào ngọn nguồn của những ý tưởng này để có được
góc nhìn tốt hơn về chủ đề đang bàn luận. Vậy Freud đã nói gì về khái niệm bản ngã của mình?
Ông đã viết về bản ngã cũng như mối quan hệ của nó với những khía cạnh khác của tính cách ở
khá nhiều nội dung trải rộng.
Sometimes it helps to look at the original source of these ideas to get a better perspective on the
topic. So what did Freud have to say about his concept of the ego? He wrote extensively about
the ego as well as its relationship to other aspects of personality.
Sau đây là một số câu nói nổi tiếng của ông về bản ngã: Here are just a few of his more famous
quotes about the ego:
Về nguồn gốc của bản ngã: On the ego’s origins:
“Thật dễ nhìn ra rằng bản ngã chính là bộ phận của bản năng đã được điều chỉnh bởi tác động
trực tiếp từ thế giới bên ngoài.” (Sigmund Freud, 1923, từ cuốn Bản ngã và Bản năng)

“It is easy to see that the ego is that part of the id which has been modified by the direct
influence of the external world.” (Sigmund Freud, 1923, From The Ego and the Id)
Về ảnh hưởng của bản ngã: On the ego’s influence:
“Bản ngã chẳng phải chủ nhân trong chính ngôi nhà của mình.” (Sigmund Freud, 1917, Từ cuốn
Một khó khăn trong con đường phân tâm học)

“The ego is not master in its own house.” (Sigmund Freud, 1917, From A Difficulty in the Path
of Psycho-Analysis)
“Bản ngã đại diện cho cái mà chúng ta gọi là lý trí và sự minh mẫn, đối nghịch với bản năng, cái
chứa đựng đầy những niềm đam mê” (Sigmund Freud, 1923, từ cuốn Bản ngã và Bản năng)

“The ego represents what we call reason and sanity, in contrast to the id which contains the
passions.” (Sigmund Freud, 1923, From The Ego and the Id)
“Bản ngã tội nghiệp có một khoảng thời gian khó khăn của riêng mình; nó phải đóng vai trò làm
3 ông chủ khắt khe, và nó phải cố hết sức để hòa giải những đòi hỏi và yêu sách của cả ba… ba
kẻ bạo chúa: thế giới thực, siêu ngã và bản năng.” (Sigmund Freud, 1932, từ cuốn Các bài giảng
mới giới thiệu về phân tâm học)

“The poor ego has a still harder time of it; it has to serve three harsh masters, and it has to do
its best to reconcile the claims and demands of all three… The three tyrants are the external
world, the superego, and the id.” (Sigmund Freud, 1932, From New Introductory Lectures on
Psychoanalysis)
“Bề ngoài, dù ở cấp độ nào thì bản ngã có thể vẫn đang duy trì những đường ranh giới rõ ràng
sắc nét. Chỉ duy nhất ở một trạng thái – chính xác là một trạng thái bất thường, nhưng không
đến nỗi gọi là bệnh lý – thì bản ngã mới không thực hiện nhiệm vụ này. Khi đang ở thời điểm
yêu đương cao độ, ranh giới giữa bản ngã và đối tượng có nguy cơ biến mất. Đi ngược lại với
tất cả những gì mà một người cảm nhận từ thực tế, con người ta khi yêu sẽ tuyên bố rằng “Tôi”
và “Em” là một, và anh ta sẽ chuẩn bị hành xử coi đó như một sự thật hiển nhiên.” (Sigmund
Freud, 1929, từ cuốn “Văn minh hóa và những nỗi bất mãn)

“Towards the outside, at any rate, the ego seems to maintain clear and sharp lines of
demarcation. There is only one state — admittedly an unusual state, but not one that can be
stigmatized as pathological — in which it does not do this. At the height of being in love the
boundary between ego and object threatens to melt away. Against all the evidence of his senses,
a man who is in love declares that “I” and “you” are one, and is prepared to behave as if it
were a fact.” (Sigmund Freud, 1929, From Civilization and Its Discontents)

Tham khảo. Article Sources


Shaffer, DR. Social and Personality Development. Belmont, CA: Wadsworth; 2009.

You might also like