You are on page 1of 3

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÂN CÁCH VÀ CẤU TRÚC TÂM LÝ NHÂN CÁCH

1.1: Khái niệm nhân cách


Nhân cách được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau thuộc nhiều ngành khoa học xã hội khác
nhau, trong đó có khoa học tâm lí. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau, một trong số đó định
nghĩa khái niệm trên như sau:
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã
hội của con người.
1.2: Khái niệm cấu trúc nhân cách
Cấu trúc là sự thống nhất toàn vẹn các thành phần và sự liên hệ về mọi mặt giữa chúng. Cấu trúc
nhân cách là sự sắp xếp các thuộc tính hay các thành phần của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn
tương đối ổn định trong mối liên hệ và quan hệ nhất định.
1.3: Sigmund Freud và kiểu cấu trúc tâm lý nhân cách theo quan điểm của ông
Sigmund Freud (6/5/1856 – 23/9/1939) là một bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo.
Ông là người đặt nền móng và phát triển học thuyết phân tâm học. Ông được công nhận là một nhà tư
tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX mặc dù lý thuyết phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh
cãi.
Theo Sigmund Freud, tính cách con người vô cùng phức tạp và chắc chắn có nhiều hơn một thành tố.
Trong học thuyết phân tâm nổi tiếng của mình về tính cách, ông cho rằng tính cách được cấu tạo từ 3
yếu tố. Ba yếu tố này– bao gồm Bản năng (cái ‘nó’), Bản ngã (cái tôi), và Siêu ngã (siêu tôi) – kết hợp
với nhau hình thành nên sự phức tạp trong tính cách con người.
CHƯƠNG II: BẢN NĂNG (ID), BẢN NGÃ (EGO), SIÊU NGÃ (SUPEREGO)
2.1: Bản năng (ID, cái “nó”)
Bản năng là thành tố duy nhất của tính cách xuất hiện từ lúc mới sinh ra.
Khía cạnh này của tính cách hoàn toàn là vô thức, gồm nhiều hành vi thuộc về bản năng nguyên
thủy.
Theo Freud thì bản năng là gốc rễ của mọi nguồn năng lượng tinh thần, khiến nó trở thành thành tố
cơ bản của tính cách.
Bản năng bị điều khiển bởi nguyên lý thỏa mãn, tức luôn đi tìm kiếm sự dễ chịu, thoải mái ngay tức
khắc, đáp ứng lại mọi khao khát, ham muốn và nhu cầu. Id có liên quan mật thiết đến các nhu cầu
chính giúp cung cấp năng lượng cho hành vi của con người, chẳng hạn như ngủ, ăn, tình dục, v.v.
Trong phân tâm học, id là một thứ gì đó hỗn độn, đen tối, vô quy luật, hoàn toàn là sinh học, không
tuân theo bất kỳ quy luật nào. Và id đóng vai trò trung tâm của nó trong cuộc sống của một cá nhân
trong suốt thời gian đó, cho đến khi người đó qua đời. Ví dụ, cơn đói hay cơn khát tăng lên sẽ làm
xuất hiện nỗ lực tìm kiếm cái ăn hay đồ uống ngay lập tức.
Bản năng rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời vì nó đảm bảo những nhu cầu của trẻ sơ
sinh được đáp ứng. Nếu trẻ đói và không thoải mái, trẻ sẽ khóc cho đến khi nhu cầu này của bản năng
được thỏa mãn. Thử tưởng tượng khi bạn cố dỗ bé nhà bạn chờ đến giờ cơm trưa mới ăn thì sẽ như
thế nào. Lúc này bản năng của trẻ cần được thỏa mãn ngay lập tức và vì những thành tố khác của tính
cách chưa xuất hiện nên trẻ sẽ khóc cho đến khi bạn đáp ứng nhu cầu này của trẻ.
Tuy nhiên, ngay lập tức đáp ứng những nhu cầu này không phải lúc nào cũng mang tính thực tế và
có khi còn bất khả thi. Nếu con người chúng ta bị thống trị hoàn toàn bởi nguyên lý thỏa mãn này thì
bản thân ta có lẽ sẽ cứ giựt ngay thứ ta cần khỏi tay người khác để thỏa mãn cơn thèm khát của mình.
2.2: Bản ngã (Ego)
Bản ngã là cấu phần của tính cách chịu trách nhiệm giúp ta xoay xở với đời sống thực. Theo Freud,
bản ngã phát triển nên từ bản năng, và nhiệm vụ của nó là đảm bảo những thôi thúc của bản năng
được thể hiện ra một cách dễ chấp nhận trong thế giới thực.
Bản ngã vận hành trong cả trạng thái ý thức, tiền ý thức và vô thức.
Bản ngã vận hành dựa trên nguyên tắc hiện thức, tức cố gắng thỏa mãn ham muốn của bản năng một
cách thực tế và được xã hội chấp nhận. Nguyên tắc hiện thực sẽ cân đo lợi ích và cái giá phải trả cho
hành vi trước khi chủ thể quyết định thực hiện hay bỏ qua hành vi này. Trong nhiều trường hợp, thôi
thúc của bản năng có thể được thỏa mãn qua một quá trình trì hoãn đáp ứng nhu cầu – nói chung, bản
ngã rốt cuộc cũng sẽ cho phép hành vi bản năng xuất hiện nhưng chỉ vào lúc nào và tại nơi nào đó phù
hợp.
Freud so sánh bản năng với một chú ngựa và bản ngã như người cưỡi ngựa. Con ngựa mang đến sức
mạnh và sự di chuyển, tuy nhiên người cưỡi mới là là người đưa ra phương hướng và chỉ dẫn. Nếu
không có người cưỡi, con ngựa sẽ có thể chỉ đi lang thang bất kỳ nơi nào nó muốn và làm bất cứ cái
gì nó thích. Người cưỡi đưa ra phương hướng và mệnh lệnh để dẫn dắt ngựa theo con đường mà
người cưỡi muốn đi.
Bản ngã cũng loại bỏ sự căng thẳng gây ra bởi những ham muốn không được đáp ứng qua quá trình
đáp ứng nhu cầu thứ cấp, tại đây bản ngã sẽ cố tìm một thứ nào đó trong thế giới thực tương thích với
hình hảnh do bản năng hình thành trong tâm trí qua quá trình đáp ứng nhu cầu sơ cấp này.
Ví dụ, thử tưởng tượng bạn đang mắc kẹt trong một cuộc họp dài lê thê ở chỗ làm. Bạn thấy mình
càng lúc càng đói mà cuộc họp thì cứ lan man mãi. Mặc dù bản năng thúc ép bạn nhảy khỏi chỗ ngồi,
chạy đến phòng giải lao để lót dạ cái gì đó, nhưng bản ngã lại ghìm bạn ngồi yên lặng tại ghế của
mình và chờ cho đến khi cuộc họp kết thúc. Thay vì hành xử theo thôi thúc của bản năng, bạn lại dành
phần lớn thời gian ngồi họp để tưởng tượng cảnh mình đang ăn một cái bánh kẹp thịt phô mai. Ngay
khi cuộc họp kết thúc, bạn sẽ ngay lập tức đi tìm kiếm thứ nãy giờ bạn vẫn tưởng tượng trong đầu và
thỏa mãn nhu cầu của bản năng một cách vừa thích hợp vừa thực tế.
2.3: Siêu ngã (SuperEgo)
Siêu ngã là một phần trong tính cách nắm giữ tất cả những tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng mà bạn
tiếp nhận từ cả cha mẹ và xã hội – nó chính là cảm nhận của chúng ta về cái đúng cái sai trong cuộc
sống.
Siêu ngã chỉ dẫn giúp ta đưa ra phán xét. Theo Freud, siêu ngã bắt đầu xuất hiện từ khoảng độ tuổi lên
5.
Siêu ngã có hai phần:
 Lý tưởng của bản ngã bao gồm những quy tắc và tiêu chuẩn cho các hành vi tốt, bao gồm các
hành vi được cha mẹ và những người khác chấp nhận. Phục tùng những quy tắc này làm chủ
thể cảm thấy tự hào, thấy mình có giá trị và đưa đến cảm giác thành tựu.
 Lương tâm (Nghĩa giới hạn trong phân tâm học – ND) thể hiện những điều bị cha mẹ và xã
hội coi là tệ hại. Những hành vi này thường bị cấm và đưa đến hậu quả xấu, khiến chủ thể bị
phạt, có cảm giác tội lỗi hoặc ăn năn.
Siêu ngã giúp hoàn thiện và giáo hóa hành vi. Nó đàn áp tất cả những thôi thúc khó mà chấp nhận
của bản năng và cố tranh đấu để khiến bản ngã hành xử theo những tiêu chuẩn lý tưởng hóa thay vì
theo những nguyên lý hiện thực kia. Siêu ngã xuất hiện trong cả trạng thái có ý thức, tiền ý thức và vô
thức.

CHƯƠNG III: TẦM QUAN TRỌNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢN NĂNG, BẢN
NGÃ, SIÊU NGÃ TRONG Ý THỨC CON NGƯỜI
1.Sự tương tác giữa bản năng, bản ngã và siêu ngã
Khi nói về bản năng, bản ngã và siêu ngã thì ta cần nhớ rằng bộ ba này không tồn tại độc lập
riêng rẽ hay có ranh giới rõ ràng. Những bộ phận này của tính cách rất linh động và luôn
tương tác với nhau trong chủ thể, từ đó gây ảnh hưởng lên toàn bộ tính cách và hành vi của
chủ thể.
Với quá nhiều nguồn sức mạnh tranh đấu với nhau, xung đột xảy ra giữa bản năng, bản ngã
và siêu ngã cũng là điều dễ thấy. Freud sử dụng thuật ngữ sức mạnh bản ngã để chỉ năng lực
vận hành của bản ngã mặc cho nguồn sức mạnh kép này. Một người có sức mạnh bản ngã tốt
sẽ có thể xử lý hiệu quả những áp lực này, còn những người có sức mạnh bản ngã dư thừa
hoặc thiếu hụt có thể sẽ hoặc hành xử rất cứng nhắc hoặc sẽ quá hư hỏng.
2.Chuyện gì xảy ra nếu bộ ba không có sự cân bằng?
Theo Freud, chìa khóa cho một nhân cách khỏe mạnh là sự cân bằng của bộ ba: bản năng,
bản ngã và siêu ngã.
Nếu bản ngã có thể điều tiết hợp lý giữa nhu cầu thực tế, bản năng và siêu ngã thì một bản
dạng tính cách khỏe mạnh, thích ứng tốt xuất hiện. Freud tin rằng bất kỳ sự mất cân bằng nào
giữa những thành tố này cũng sẽ dẫn đến một bản dạng tính cách kém.
Mặt khác, siêu ngã chiếm thế thượng phong quá mạnh sẽ làm tính cách của chủ thể trở nên
quá đạo đức giáo điều và có thể lúc nào cũng ham chỉ trích. Chủ thể có thể khó mà chấp nhận
bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì mà anh ta coi là “tệ” hay “vô đạo đức”.
Thế nhưng, bản ngã thống trị quá mức cũng gây ra vấn đề. Người nào có bản ngã quá lớn có
thể sống quá thực tế, đầy quy tắc và quá ‘đúng cách đúng kiểu’ đến mức không thể có hành vi
nào tự phát hoặc không nằm trong dự tính. Người này có thể quá cứng nhắc và rập khuôn,
không chấp nhận được sự thay đổi và thiếu cảm nhận nội tại về cái đúng cái sai.
3.Tầm quan trọng
Ba yếu tố kết hợp với nhau tạo sự phức tạp trong tính cách con người.
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÍ DỤ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Ví dụ, khi bắt đầu ngồi vào bàn học làm bài, bạn sẽ có những suy nghĩ như: “Điều này thật nhàm
chán”,”Tại sao tôi lại làm nó cơ chứ”,... Đây là lúc bản năng (ID) của bạn trỗi dậy, nó sẽ gây ra áp lực
vô hình lên bạn, khiến bạn muốn làm những công việc mang tính giải trí, thư giãn hơn như: xem 1
loạt phim truyền hình, lướt mạng xã hội,... – bất kỳ điều gì sẽ đem đến cho bạn sự hài lòng ngay lập
tức.
Sau đó, siêu ngã (SuperEgo), dựa trên những nguyên tắc đạo đức, sẽ hành động giống như một thẩm
phán bằng cách đưa cho bạn những suy nghĩ như: “Làm bài tập về nhà là điều đúng đắn mà tôi phải
làm”,”Tôi nên làm điều đó vì sự nghiệp của mình”,... Nó sẽ gây áp lực bằng cách đưa ra ý nghĩ phần
thưởng (Bạn sẽ thấy tự hào giống như 1 học sinh giỏi nếu bạn học), hoặc ý nghĩ trừng phạt (Xấu hổ
như một học sinh tệ khi bỏ dở nó).
Đứng giữa ID và SuperEgo là bản ngã của bạn, dựa trên nguyên tắc thực tại. Bản ngã sẽ tìm ra sự
thỏa hiệp bằng cách phân tích cả 2 bên, rồi sẽ quyết định một cách thực tế.

You might also like