You are on page 1of 9

TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ HỌC PHÂN TÂM

Freud
Sigmund Freud là một trong những nhà trị liệu đầu tiên khám phá vai trò của những yếu
tố từ tuổi thơ và vô thức trong việc lí giải các vấn đề ở tuổi trưởng thành. Các công trình nghiên
cứu của ông vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 mang tính đột phá cao. Những công trình này
dựa trên lí thuyết về vô thức, phần lớn bắt nguồn từ những trường hợp mà Freud gặp khi thực
hành nghề nghiệp tại thành phố Viên.
Freud cho rằng nhân cách bao gồm 3 thành tố cơ bản: cái “nó” (the id), cái “tôi” (the
ego) và cái “siêu tôi” (the superego). Cái “nó” được vận hành bởi những bản năng cơ bản như
tình dục và xâm kích, đó là những bản năng mà Freud coi là xung năng chính thúc đẩy hành vi
của con người. Cái “nó” hoạt động theo nguyên tắc thoả mãn. Điều này có nghĩa là, nó tìm kiếm
sự thoả mãn tối đa ngay lập tức. Cái “tôi” là thành tố hiện thực của nhân cách. Nó hoạt động
dựa trên nguyên tắc hiện thực và cũng hướng đến việc tối đa hoá sự thoả mãn của mình, nhưng
dưới sự kiềm tỏa của thế giới hiện thực. Cái “siêu tôi” bao gồm đạo đức cá nhân và giá trị xã
hội. Nó hoạt động như ý thức, tạo ra cảm giác tội lỗi nếu cá nhân vi phạm những chuẩn mực xã
hội. Các thành tố nhân cách cơ bản này đấu tranh không ngừng với nhau để kiểm soát cá nhân.
Chẳng hạn như ham muốn tình dục bắt nguồn từ cái “nó”. Tuy nhiên, tình trạng thôi thúc được
ngay lập tức thoả mãn về mặt tình dục lại được điều hoà bởi những chuẩn mực đạo đức của cái
“siêu tôi” (rằng ham muốn đó là tội lỗi) và cái “tôi” (những cân nhắc có tính hiện thực của cái
“tôi” về lợi và hại của những hành động khác nhau). Kết quả của quá trình đấu tranh này
thường là một hình thức hành động về tính dục nào đó được xã hội chấp nhận. Tuy nhiên, nếu
cái “nó” giành được quyền kiểm soát thì hậu quả sẽ là hành vi hiếp dâm hoặc một hành động
bạo lực nào đó.
Năm giai đoạn phát triển tâm tính dục
Theo Freud, sự phát triển nhân cách diễn ra thông qua chuỗi 5 giai đoạn phát triển tâm
tính dục. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn môi miệng (oral stage), đặc trưng bởi việc cá nhân
được thoả mãn thông qua con đường môi miệng như bú, khóc hoặc khám phá sự vật bằng
miệng. Giai đoạn này diễn ra trong khoảng từ 18 đến 24 tháng tuổi. Vào thời gian này, trẻ chỉ có
cái “nó”. Theo đó, đặc tính của giai đoạn là trẻ không thể kiềm chế được nhu cầu của mình, ích
kỷ và có hành vi đòi hỏi. Ngay sau giai đoạn này là giai đoạn hậu môn (anal stage), kéo dài cho
đến khi trẻ ở vào khoảng 42-48 tháng tuổi. ở giai đoạn này, trẻ đạt được sự thoả mãn thông qua
con đường hậu môn. Freud cho rằng quá trình huấn luyện vệ sinh là lần đầu tiên đứa trẻ nhận
biết được hành động của chúng đối với người khác và học cách thay đổi hành vi của chúng để
làm hài lòng những người này. Nếu trẻ thoả mãn yêu cầu của bố mẹ, chúng sẽ được tán thưởng
và động viên. Nếu không, chúng sẽ bị phản đối. Kì vọng mang tính thực tế vào kết quả hành vi
của trẻ là khởi đầu cho cái “tôi”.
Giai đoạn thứ 3 trong sự phát triển tâm tính dục là giai đoạn dương vật (phallic stage),
kéo dài cho đến khi trẻ được 5-6 tuổi. Trong giai đoạn này, cái “siêu tôi” bắt đầu phát triển, nhờ
vào việc trẻ trải qua những xung đột về tình dục và nhờ vào phương thức mà trẻ sử dụng để giải
quyết xung đột ấy. Theo Freud, trong giai đoạn dương vật, ở trẻ nam phát triển những ý muốn
loạn luân hướng về mẹ mình, những ý muốn này được vận hành bởi sự thôi thúc của cái “nó”.
Ông gọi những ham muốn này là phức cảm Ơ-đíp. Cho đến thời kỳ này, cái “tôi” có thể phán xét,
đánh giá những hậu quả thực tế của các hành động này và nhận ra rằng chúng sẽ vấp phải sự
phản đối cha mình - người “tình địch”. Đứa trẻ cũng nhận ra rằng nếu nó bước vào cuộc cạnh
tranh với cha, nó sẽ bị đánh bại. Nó bắt đầu sợ hãi rằng bố nó sẽ thiến nó, để nó không thể trở
thành một “tình địch” của ông trong tương lai - hiện tượng này gọi là nỗi lo sợ bị thiến. Điều này
khiến cho trẻ, một cách tượng trưng, cho rằng mình có thể quan hệ tình dục với mẹ, như cách
làm của cha mình. Nó bắt đầu nhập tâm những niềm tin và giá trị của cha như là một phần của
quá trình đồng nhất. Cái “siêu tôi” của trẻ bắt đầu phát triển.
Bé gái cũng phát triển cái “siêu tôi” của mình theo cách tương tự. Freud cho rằng khi bé
gái bước vào giai đoạn dương vật, nó bắt đầu nhận ra rằng nó khác với các bạn trai. Nó trải
nghiệm cảm giác muốn có dương vật: cảm thấy không đầy đủ và không thoả mãn vì mình thiếu
bộ phận này. Nó cũng tin rằng nếu quan hệ tình dục với bố, nó sẽ “sở hữu” bộ phận đó của bố,
ít nhất là một cách tạm thời. Hơn nữa, nếu có mang, nó sẽ có thể mang dương vật đến cho thế
giới bằng cách sinh ra một bé trai. Theo cách này, cảm giác mặc cảm dẫn nó đến chỗ phát triển
những ham muốn loạn luân với bố. Nó giải quyết những ham muốn này bằng cách đồng nhất
mình với mẹ, việc này cho phép nó quan hệ tình dục một cách tưởng tượng với bố khi mẹ làm
thế, và dẫn đến việc nó học tập được những giá trị đạo đức của mẹ: sau này trở thành cái “siêu
tôi” của chính nó.
Giai đoạn thứ 4 là giai đoạn ẩn tàng (latency stage). ẩn tàng tiếp diễn cho đến thời kỳ
dậy thì. Trong suốt giai đoạn này, cá nhân chuyển ham muốn tình dục và hung tính của mình
thành những hứng thú và hoạt động thích hợp với tuổi như chơi thể thao và đầu tư thời gian
cho các sở thích. Cuối cùng là giai đoạn sinh dục. Nó bắt đầu từ thời kì dậy thì và kéo dài cho
đến hết cuộc đời. Trong giai đoạn này, cá nhân được điều chỉnh bởi hai xung năng thúc đẩy cơ
bản: tình dục và xâm kích. Cơ thể của chúng ta sinh ra cả năng lượng tình dục/tính dục (libido)
và năng lượng xâm kích. Cá nhân khỏe mạnh giải phóng năng lượng này thông qua các con
đường xã hội thích hợp: quan hệ giới tính với những người trưởng thành có độ tuổi thích hợp,
chơi các môn thể thao, đặt niềm say mê vào công việc, sự nghiệp, v.v… Khi cá nhân không thể
tìm được những phương thức giải toả như thế, năng lượng sẽ tích tụ cho đến khi nó không thể
kìm lại được nữa và được giải phóng ra dưới một hình thức không được kiểm soát, do vô thức
dẫn dắt. Để tránh giải toả những xung năng này một cách không thích hợp, cá nhân làm lệch
hướng hoặc phong toả chúng thông qua một loạt những cơ chế vô thức khác nhau.
Các cơ chế phòng vệ
Theo Freud, các vấn đề về SKTT, hoặc là kết quả từ sự lo hãi của cái “tôi”, hoặc là do các
cơ chế phòng vệ mà cái “tôi” dựng lên nhằm ngăn những lo lắng này chuyển thành ý thức. Sự lo
hãi của cái “tôi” thường liên quan đến những trải nghiệm không tốt của cá nhân vào đầu thời kì
thơ ấu. Chúng có thể dẫn cá nhân đến chỗ bị cắm chốt ở một giai đoạn phát triển cụ thể nào đó
và khiến cho cá nhân cư xử theo cách tương ứng với giai đoạn phát triển đó ngay cả khi mình đã
trưởng thành. Những hành vi này hình thành nên một cơ chế phòng vệ để chống lại sự lo hãi do
trải nghiệm tuổi thơ và kí ức về nó gây ra. Chức năng của nó là để tránh cho cá nhân khỏi nhận
biết nỗi đau mà họ đang trải nghiệm. Cá nhân có thể thoái lui về các mức độ trước đó của hoạt
động tâm tính dục, nhờ đó mà họ vượt qua được các sang chấn ở tuổi trưởng thành. Giai đoạn
mà họ thoái lui về được quyết định bởi mức độ nghiêm trọng của sang chấn, tính tương tự của
nguyên nhân gây ra sang chấn so với sang chấn trong quá khứ và mức độ thành công mà họ trải
qua trong mỗi giai đoạn. Bảng 2.1 mô tả một vài kiểu nhân cách trưởng thành bị dồn nén hoặc
cắm chốt.
Bảng 2.1. Một số đặc trưng nhân cách tuổi trưởng thành liên quan đến thất bại trong các giai
đoạn phát triển theo lí thuyết của Freud

Giai đoạn Những vấn đề liên quan

Môi miệng Trầm cảm, ái kỷ, lệ thuộc

Hậu môn Ngoan cố, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, khổ dâm - bạo dâm

Dương vật Vấn đề về xác định giới tính, nhân cách chống đối xã hội

Tiềm tàng Kiểm soát bản thân không đúng mức hoặc quá đáng

Sinh dục Khuếch trương bản ngã

Cá nhân còn sử dụng nhiều cơ chế phòng vệ khác không liên quan đến sự thoái lui để đương
đầu với nỗi lo hãi của cái “tôi”. Cơ chế phòng vệ cổ điển nhất, theo Freud, là sự dồn nén. ở đây,
lẽ ra cá nhân đã nhận biết được yếu tố gây đe doạ nhưng họ chặn nó lại một cách vô thức và
chủ động, nhằm không cho nó bước vào ý thức. Một số cơ chế phòng vệ khác được mô tả trong
Bảng 2.2
Bảng 2.2 Một số cơ chế phòng vệ theo Freud

Cơ chế phòng vệ Định nghĩa Ví dụ

Dồn nén Yếu tố gây sợ hãi bị “khoá” Một người trưởng thành không thể
trong vô thức, không thể nhớ lại rằng khi còn nhỏ mình đã bị
được ý thức lạm dụng tình dục

Từ chối/ Ngăn không cho yếu tố gây Một người cha/mẹ không thể chấp
sợ hãi bước vào ý thức nhận cái chết của con mình
không thừa nhận

Phóng chiếu Biến một hành động hoặc Một người không thừa nhận mình
xung năng không được chấp là người tình dục đồng giới, và cho
nhận thành một hành động rằng người tình dục đồng giới liên
khác tục có những tiếp xúc giới tính

Chuyển di Chuyển mục tiêu của một “Đá con mèo” thay vì trả đũa người
xung năng không được chấp khiến mình tức giận hoặc đau khổ,
nhận thất vọng

Tổ chức Bộc lộ những hành động Một người đang có ý định kết thúc
ngược lại hoàn toàn với mối quan hệ, nhưng lại tiếp tục
phản ứng
mong muốn không được biểu hiện tình cảm thắm thiết với
chấp nhận của mình người l bạn của mình
Thăng hoa Biểu hiện xung năng không Đứa trẻ, nếu không được thoả mãn
được chấp nhận theo cách ham muốn vầy phân ở giai đoạn
tượng trưng hậu môn, sẽ trở thành một người
làm vườn khi trưởng thành

Hoán đổi Bộc lộ yếu tố gây đau khổ về Một người lính nhận thấy việc bắn
mặt tinh thần thông qua các người khác là không thể chấp nhận
triệu chứng cơ thể tượng được, phát triển bệnh tê/liệt ở tay
trưng

Tháo gỡ Hành động lặp đi lặp lại Rửa đi rửa lại tay sau khi ngoại tình
nhằm chuộc lỗi cho một
hành vi hay xung năng không
được chấp nhận

Một ca kinh điển liên quan đến cơ chế phòng vệ của cái “tôi” là trường hợp bé Hans. Cậu bé này
vô cùng sợ ngựa. Theo Freud, điều này ngầm ẩn rằng cậu sợ bố: có nghĩa là, nỗi lo sợ bị thiến.
Cơ chế phòng vệ của Hans là phóng chiếu nỗi sợ bố sang một sự vật dễ chấp nhận hơn, đó là
ngựa, loài vật to lớn và mạnh mẽ như bố của cậu và cũng hành động như những gì mà cậu cho
là biểu tượng về ông. Rối nhiễu khác mà Freud coi như một cơ chế phòng vệ là chứng đái dầm,
ông cho đây là hình thức tượng trưng của thủ dâm. Đái dầm biểu hiện ngầm ẩn nhu cầu tình
dục theo cách biến chúng thành một triệu chứng sinh lí dễ được chấp nhận hơn.
Phê phán học thuyết Freud
Freud đã khai phá mảnh đất mới để xây dựng một mô hình phức tạp về sự phát triển
của con người. Đóng góp của ông trong sự phát triển các học thuyết về nhân cách và tâm bệnh
học là không thể bàn cãi. Tuy nhiên lí thuyết của ông cũng gặp nhiều ý kiến phê phán. Ngoài các
vấn đề thường thấy như đối với bất kì một lí thuyết nào, sự phê phán còn tập trung ở chỗ lí
thuyết Freud còn xuất hiện trước cả một sự kiểm chứng khoa học và thực nghiệm. Mặc dù có
nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các thực nghiệm để đánh giá học thuyết Freud (như Dollard
và Miller 1950), học thuyết này vẫn bị bao vây bởi một loạt vấn đề cơ bản khó có thể làm sáng
tỏ được, đến mức với bất cứ kết quả nào trong các nghiên cứu như vậy, người ta cũng có thể
đưa ra được chứng cứ để ủng hộ hoặc bác bỏ quan điểm của Freud. Bởi vì những quá trình như
các xung năng của cái “nó”, cơ chế phòng vệ của cái “tôi” và sự cắm chốt đều rất trừu tượng và
chúng đều diễn ra trên bình diện vô thức nên không có cách nào có thể nhận biết được một
cách chắc chắn sự hiện diện của chúng. Hơn nữa, lí thuyết chỉ đưa ra được rất ít giả thuyết có
thể kiểm định. Nếu hành vi của cá nhân đúng với dự đoán của lí thuyết, có thể coi lí thuyết là
đáng tin cậy. Tuy nhiên, nếu cá nhân không làm như thế, lí thuyết cũng không bị cho là vô có căn
cứ, vì có thể giả định rằng họ không hành động như vậy là do các cơ chế phòng vệ khác nhau.
Sau đây là một số phê phán khác học thuyết của Freud:
 Học thuyết của Freud dựa trên cách giải thích về những thông tin thu nhận được
từ những nhóm bệnh nhân tương đối nhỏ và đặc biệt, nhất là ở những người
phụ nữ trung lưu tại Viên. Khả năng khái quát hoá từ những ca này đến một cộng
đồng dân số lớn hơn hiện vẫn đặt một dấu chấm hỏi.

 Quan điểm của Freud về phụ nữ rất cổ hủ. Nó dựa trên quan điểm văn hoá vào
thời đại của ông hơn là một cái nhìn thực sự khoa học.

 Học thuyết của Freud thay đổi theo thời gian, đôi khi không có sự bác bỏ rõ ràng
đối với những phiên bản cũ. Do đó, thật khó có thể biết được lí thuyết nào cần
phải kiểm định.
Những người cùng thời và thế hệ sau Freud
Jung
Phân tâm học ngày nay bao gồm rất nhiều bộ lí thuyết khác nhau, tất cả những lí thuyết
này đều xem kinh nghiệm thời thơ ấu hoặc vô thức như năng lượng thúc đẩy hành vi, nhưng đã
có khác biệt đáng kể so với học thuyết ban đầu của Freud. Carl Jung ([1912] 1956) được Freud
coi là “Hoàng thái tử” của phân tâm học. Tuy nhiên, niềm tin của Jung ngày càng trở nên ít đồng
thuận với quan điểm của Freud và ông đã tách ra để phát triển chuyên ngành tâm lí học phân
tích của riêng mình. Jung cho rằng việc Freud nhấn mạnh tình dục như động cơ chính thúc đẩy
hành vi con người là quá đơn giản và sơ lược. Ngược lại, Jung nhấn mạnh những ảnh hưởng
tâm lí và tinh thần lên hành vi. Ông cho rằng con người được thúc đẩy bởi những mục tiêu trong
tương lai nhiều hơn là được quyết định bởi các sự kiện quá khứ. Tin rằng vô thức của chúng ta
phát triển cùng với những trải nghiệm thời thơ ấu, Jung cũng cho rằng một phần của nó phản
ánh những đề tài và ý tưởng phổ biến, mà ông gọi là “vô thức tập thể”. Theo Jung, “vô thức tập
thể” dựa trên nền tảng sinh học và hiện diện thông qua những biểu tượng và các câu chuyện
thần thoại chung ở tất cả các giống loài và trong mọi thời đại, đó một loại trí nhớ loài ảnh
hưởng đến hoạt động của chúng ta đối với thế giới đang hiện hữu. Jung xem mục tiêu phát
triển con người là mở rộng nhận biết ý thức bằng cách tạo ra mối liên hệ giữa cái “tôi” và vô
thức. Kết quả cuối cùng của quá trình này là sự thống nhất giữa ý thức và vô thức, mặc dù hiếm
khi đạt được điều này một cách hoàn toàn. ở đây, Jung tiến gần đến trường phái nhân văn,
trường phái sẽ được đề cập đến ở những phần sau của chương.
Klein
Là một người thuộc thế hệ sau, Melanie Klein (1927) tập trung vào các quá trình tâm lí
của trẻ nhỏ thay vì nhấn mạnh vào mối quan hệ mẹ - con trong những tháng đầu của cuộc đời.
Bà cho rằng cấu trúc tâm thần từ các tương tác người - người hơn là do những xung năng mang
tính sinh học. Theo bà, hoạt động của con người được thúc đẩy bởi những nhu cầu tiếp xúc với
con người, và xung đột cũng như lo hãi của trẻ bắt nguồn từ mối quan hệ của chúng với người
lớn hơn là từ xung năng tính dục. Klein cho rằng thoạt đầu, với đứa trẻ, người mẹ như là “vật”
(part-object) của bầu sữa và được trẻ trải nghiệm như một “vật tốt” (good object) hay một “vật
tồi” (bad object). Một người mẹ tốt khi trẻ thoả mãn nhu cầu thông qua bú, còn nếu trẻ không
được thỏa mãn nhu cầu thì đó là mẹ tồi. Đứa trẻ phản ứng với một người mẹ tồi bằng cảm giác
khiếp sợ, bất an và phá hoại điên cuồng.
Cùng với thời gian, trẻ bắt đầu nhìn mẹ mình như một “sự vật trọn vẹn” (whole object)
có tính hiện thực hơn. Trẻ cũng bắt đầu hiểu rằng cái tốt và cái xấu có thể tồn tại đồng thời ở
cùng một con người. Phát hiện này dẫn đến cảm giác thất vọng và tức giận sâu sắc khi trẻ hiểu
rằng người mình yêu có thể vừa xấu vừa tốt. Lúc này ở trẻ xuất hiện cảm giác ban sơ về mất mát
và chia li, rằng khả năng hợp nhất hoàn toàn với một “người mẹ tốt” là không thể nữa. Có thể
trẻ sẽ thấy tội lỗi khi nghĩ rằng mình phải chịu trách nhiệm về việc mối quan hệ này đi đến kết
thúc. Tuy nhiên Klein cũng cho rằng trẻ không ý thức được điều này một cách rõ ràng, thậm chí
sự nhận biết của chúng chỉ mang tính rời rạc và mờ ảo. Theo Klein, khi gặp stress hoặc căng
thẳng, người trưởng thành có thể quay trở lại giai đoạn này của thời thơ ấu, hiểu thế giới hoặc
con người là tốt hay là xấu – quá trình mà người ta gọi là sự chia tách (splitting). Điều này càng
dễ xảy ra nếu cá nhân bị chấn thương tâm lí khi còn nhỏ và nó có thể ảnh hưởng một cách bất
lợi đến những mối quan hệ khi trưởng thành.
Ứng dụng phân tâm học
Mặc dù những có nhiều lí thuyết phân tâm học khác nhau song các lí thuyết này có
chung nhiều mục đích trị liệu, bao gồm thâm nhập vào bản chất của chấn thương ban đầu, làm
sáng tỏ những vấn đề gây chấn thương trên bình diện ý thức, giúp cá nhân có thể đương đầu
với chúng mà không cần sử dụng đến các cơ chế phòng vệ của cái tôi. Khi cá nhân không còn
nhu cầu sử dụng đến cơ chế phòng vệ nữa, các triệu chứng sẽ được chữa khỏi.
Phân tâm của Freud
Freud đã tiến hành thực nghiệm đối với nhiều kĩ thuật trị liệu, trong đó có thôi miên và
một hình thức của ám thị (ông ngồi phía sau bệnh nhân, giữ đầu người bệnh trong tay mình, ép
nhẹ lên đầu anh ta và ám thị rằng nguyên nhân gây rối nhiễu sẽ được “giải phóng” nếu anh ta
thắng được sức ép vật lí đó). Tuy vậy sau đó ông cũng ngừng áp dụng những phương pháp này
bởi theo ông, mối quan hệ người bệnh – nhà trị liệu với có vai trò quyết định trong trị liệu tâm
lí. Thay vào đó, ông sử dụng quá trình liên tưởng tự do. Quá trình này cho phép thân chủ nói
thành tiếng bất cứ điều gì đến trong suy nghĩ của mình, nhà trị liệu không có một cố gắng ý thức
nào để giám sát hay kiểm duyệt những gì thân chủ nói. Để quá trình được dễ dàng, thân chủ
được đặt ở tư thế nằm, sao cho không nhìn thấy khuôn mặt của nhà trị liệu và không bị dẫn dắt
bởi bất cứ biểu hiện nét mặt nào của nhà trị liệu, những biểu hiện xuất phát từ mạch suy nghĩ
của ông ta.
Thông qua liên tưởng tự do, thân chủ nhớ lại những sự kiện thời thơ ấu. Tuy nhiên do cơ
chế phòng vệ của cái “tôi” nên sự tái hiện rất khó khăn. Do vậy, nhà trị liệu sẽ định hướng theo
cái mà thân chủ không nói, hơn là cái mà họ nói. Sự im lặng, khi mà thân chủ không thể nghĩ
được một lời nào, hoặc đột ngột thay đổi chủ đề gần như có thể nói lên một điều gì đó. Sự lỡ
lời, trong đó thân chủ nghĩ một điều này nhưng thực tế lại nói một điều khác hẳn (cái gọi là “nói
nhịu của Freud”) cũng ngầm ẩn một điều mà nhà trị liệu có thể tìm hiểu sâu hơn.
Một kĩ thuật khác được Freud sử dụng là giải mộng. Ông coi đây là “con đường độc tôn
dẫn đến vô thức” (Royal Road to the unconcious). Ví dụ một ca giải mộng của Freud (1900) về
giấc mơ của một phụ nữ. Trong giấc mơ chị ta thấy những bông hoa trang trí bàn trong một
buổi tiệc. Khi yêu cầu chị tự do liên tưởng đến những thành tố trong giấc mơ của mình, chị ta
đã liên hệ hoa violet (violet) với hành vi hãm hiếp (violate), một từ mang cả ý nghĩa tình dục lẫn
bạo lực. Freud giải thích rằng những bông hoa là biểu tượng của khả năng sinh sản và ngày sinh
là biểu tượng của việc sắp sinh nở hay đang mang thai. Theo đó, giấc mơ của người phụ nữ này
tượng trưng cho ước muốn được mang thai với vị hôn thê của mình.
Nguồn thông tin thứ 3 về những trải nghiệm tuổi thơ được tìm thấy thông qua việc
nghiên cứu mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu. Freud cho rằng một thân chủ có thể phát triển
cảm xúc âm tính hoặc dương tính hướng đến nhà trị liệu của họ, quá trình này gọi là sự chuyển
dịch. Chuyển dịch tích cực có thể khiến cho thân chủ trở nên phụ thuộc vào nhà trị liệu hoặc
thậm chí yêu nhà trị liệu. Chuyển dịch tiêu cực gây ra sự oán hận và tức giận. Theo Freud, đây là
sự phản ánh những cảm xúc mà cá nhân dành cho những người khác trong các giai đoạn trước
đó của cuộc sống. Nếu thân chủ yêu nhà trị liệu, điều này rất có thể lí giải rằng họ vừa thất bại
trong việc giải quyết một xung đột Oedipe trước đó. Freud đã sử dụng chuyển dịch theo 2 cách:
thứ nhất là như một quá trình chẩn đoán và thứ hai để giải quyết những xung đột trước đó
bằng cách “làm việc cùng với quá trình chuyển dịch”. Freud chắc chắn rằng một khi thấu hiểu, cá
nhân vẫn có thể sống tốt ngay trên con đường mà sự hiểu biết về chấn thương tâm lí của mình
vạch ra. Trong quá trình gọi là xả trừ (catharsis), cá nhân được khuyến khích bộc lộ những cảm
xúc trước đó bị các cơ chế phòng vệ kìm hãm lại.
Phân tâm học mới
Những liệu pháp của phân tâm học cổ điển tốn quá nhiều thời gian. Freud thích gặp gỡ
bệnh nhân 6 lần/ tuần, thậm chí những trường hợp nhẹ cũng phải đến trị liệu 3 buổi/ tuần. Hơn
nữa, vì phân tâm học sử dụng liên tưởng tự do nên có thể có những trường hợp cần tới vài tuần
hoặc thậm chí vài tháng để thấu hiểu vấn đề của bệnh nhân, còn việc phân tích thì có thể mất
tới hàng tháng hay hàng năm. Những lí thuyết gần đây của phân tâm học có xu hướng ngắn gọn
hơn, thường dưới 25 buổi trị liệu. Quá trình trị liệu được chia thành 3 giai đoạn rõ rệt: khởi đầu,
tích cực và kết thúc. Giai đoạn khởi đầu gồm các bước đánh giá, phát triển mối quan hệ trị liệu
và chuẩn bị trị liệu cho thân chủ. Trong giai đoạn tích cực, nhà trị liệu quyết định hướng và mục
tiêu trị liệu. Chiến lược trong giai đoạn này là sử dụng kĩ thuật phân tích những trải nghiệm hiện
tại trong mối quan hệ với những sự kiện của quá khứ, gợi ra cho cá nhân nhớ lại cảm xúc khi
gặp chấn thương tâm lí. Có thể giảm thiểu chuyển dịch bằng cách hạn chế sự phụ thuộc của
thân chủ. Giai đoạn kết thúc liệu pháp là một quá trình thương lượng, trong đó nhà trị liệu và
thân chủ xem xét và giải quyết hậu quả của mất mát và chia li.
ở Anh, hầu hết những người từng tham gia trị liệu phân tâm đều xem đây như một liệu
pháp cho riêng mình. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi họ đều cho rằng đó là một liệu
pháp có hiệu quả.
Tôi nhận thấy cả quá trình trị liệu thật sự hữu ích, Không ai phán xét bạn, không ai phê bình -
bạn thậm chí không cần phải nói chuyện với ai. Họ cho tôi một không gian, ở đó tôi không chịu
áp lực phải tìm kiếm những vấn đề quan trọng với mình, điều mà tôi không thể nói, theo đúng
nghĩa đen, với bất kỳ ai khác. Tôi tìm ra được rằng những bất hạnh của tôi bắt nguồn từ mối
quan hệ tồi tệ với cha mẹ. Phát hiện này giúp tôi khám phá mối quan hệ ấy và gỡ được một vài
rắc rối đang đến với tôi vào khoảng thời gian này.

You might also like