You are on page 1of 8

CÁC CƠ CHẾ PHÒNG VỆ

1. Cơ chế dồn nén, kiềm chế

 Sự cố tình gạt ra ngoài ý thức những ý nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm không vui
của cá nhân

 Luôn dồn nén, kiềm chế, né tránh, lờ đi những điều tiêu cực, những lo lắng =>
không đối diện sẽ không nhận diện được vấn đề

 Những sự kiện bị dồn nén, phớt lờ đi thường vô tình bộc lộ ra bằng những lỡ
lời, những hành vi vô thức, khó kiểm soát / 1 số chứng rối nhiễu khác

 Lãng quên là một trong những biểu hiện cơ bản do cơ chế dồn nén, kiềm chế
gây ra

=> Cơ chế dồn nén, kiềm chế giúp thân chủ né tránh được chuyện đau buồn. Tuy
nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến thân chủ mắc những rối
loạn tâm lý vì chưa chấp nhận, đối diện để nhận thấy được vấn đề của bản thân=> thân
chủ không thể tự đương đầu giải quyết vấn đề của mình

Ví dụ : một cá nhân khi gặp 1 vấn đề không vui, không may mắn nhỏ nhặt trong cuộc
sống và tích tụ lâu dần, luôn tự an ủi, trấn an rằng “không có vấn đề gì, sẽ không sao’’
hay có những suy nghĩ so sánh rằng “ nhiều người còn khổ hơn mình mà người ta còn
chịu được, nhiêu đây không là gì hết”=> lảng tránh vấn đề và xem thường những điều
nhỏ nhặt nhưng lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc rất nhiều

2. Cơ chế phóng chiếu

Là cơ chế tự vệ nhằm giữ thăng bằng cho bản thân, cơ sở cho việc hình thành các
triệu chứng hoang tưởng

 Gán cho người khác những ý nghĩ, lỗi lầm do mình gây ra
 Phóng lên, gán lên cho người khác những cảm xúc, ham muốn mà không
thể chấp nhận của chính bản thân
 Quy kết, đổ lỗi cho người khác khi bản thân phạm lỗi, trách người ta về
hành động của bản thân
Ví dụ :Đổ lỗi cho số phận, trách móc người khác như “Do mày mà tao bị …”,

 Chúng ta sau này luôn thất bại trong mọi chuyện, công ăn việc làm không ổn
định không có của dư của để thì chúng ta quay ngược lại trách gia đình
không cho chúng ta chỗ đứng vững vàng, không sinh chúng ta ra từ vạch
đích. Hoặc sẽ quay ngược than thân trách phận do số phận của mình là nghèo
mãi mà không chịu tích cực cố gắng.

3. Cơ chế né tránh, phủ định hoặc cự tuyệt

 Chối một cách vô thức hiện thực đang xảy ra


 Gạt bỏ một ý nghĩ, biểu tượng trong đầu và nếu nó xuất hiện thì xem như
không phải do bản thân nghĩ đến
 Chúng ta né tránh sự thật bằng cách ứng xử làm ngơ như không có chuyện
gì xảy ra => vượt qua giới hạn sẽ trở thành sự trốn thoát thực tế.
 Từ chối bằng cách giải thích chính xác sự liên quan, mà không phải là sự
đối mặt trực tiếp
 Các hành động phủ nhận thực tế nhận thức kinh nghiệm mà mang lại nguy
hiểm hoặc gây đau đớn cho cái tôi.

Ví dụ: Một số người nhìn nhận được thấy trong mối quan hệ tình yêu hoặc bạn bè của
mình có dấu hiệu độc hại, không an toàn nhưng vẫn cố né tránh vì không muốn làm
đổ vỡ mối quan hệ đó

 Sinh viên này trong quá trình học tập không cố gắng học, học hành buông
thả không nghiêm túc, nhưng đến khi xem điểm thì vẫn cố né tránh những
con điểm thấp của mình và có phản ứng cự tuyệt khi không tin được rằng
điểm mình thấp đến vậy

4. Cơ chế bù trừ

 Cá nhân căng thẳng, lo lắng vì cảm thấy không bằng người khác.
 Muốn thoát khỏi ý nghĩ về sự thiếu hụt, yếu kém của bản thân

 Yếu kém, có khuyết điểm ở khía cạnh này, vượt lên ở khía cạnh khác.

 Phóng đại điểm tích cực để che giấu, bù trừ điểm yếu không khắc phục được.

 Né tránh việc nhìn nhận vấn đề thực tại của bản thân.

 Thể hiện xuất sắc quá mức trong một lĩnh vực để bù lại cho thất bại trong lĩnh
vực khác.

Ví dụ: 1 người bị khuyết tật, mất 1 bên tay phải nhưng vẫn phát triển kĩ năng viết bằng
tay trái hoặc đánh máy vi tính nhằm chứng minh bản thân hoặc người khác rằng mình
không thua kém ai cả.

5. Cơ chế hợp lí hóa

 Cá nhân viện lí lẽ không đúng sự thật nhưng có vẻ logic, được xã hội chấp
nhận để thanh minh, giải thích cho việc làm không hay của mình.

 Tìm lí do xác đáng để biện minh cho việc không tiến hành được hay giải thích
cho một ứng xử không chấp nhận được.

 Sử dụng các lí lẽ để hợp lí hóa hành vi không tốt của bản thân.

 Là người hay né tránh, người thiếu tự tin và không thừa nhận lỗi lầm của mình.

 Là người sợ bị người khác đánh giá.

Ví dụ 1: 1 sinh viên đi học trễ và bị cô giáo phạt, liền thanh minh rằng bản thân đi học
trễ là do hư xe.

Ví dụ 2: Cô giáo đánh học sinh sau đó cảm thấy có lỗi, thanh minh rằng “ Yêu cho roi
cho vọt”, chỉ vì muốn học sinh của mình nên người.

6. Cơ chế chuyển di

 Chuyển cảm xúc hay phản ứng tiêu cực từ một đối tượng này sang đối tượng
khác như “Giận cá chém thớt”.
 Thay thế một hành động không thực hiện được bằng một một hành động có thể
thực hiện để trút giận.

 Chú trọng giải tỏa cảm xúc tiêu cực của cá nhân.

 Không quan tâm đến đối tượng nhận sự trút giận.

Ví dụ 1: Người chồng sau khi đi làm về, vì bị sếp mắng nên trút giận lên người vợ qua
việc quát mắng vợ vô lí.

Ví dụ 2: Người chồng cãi nhau với vợ, không thể trút giận lên vợ nên đã đập vỡ lọ
hoa.

7. Cơ chế thoái lùi

- Khái niệm: thoái lui là một cơ chế tự vệ của tâm lý xuất hiện khi một người phải đối
phó với những tình huống hoặc những mối quan hệ căng thẳng, lo âu bằng cách “lùi”
hoặc “quay lại” một giai đoạn phát triển đã diễn ra trước đó.

- Biểu hiện:

 Hành động nhõng nhẽo, dậm chân, mút tay, cắn móng tay, la hét, mách người
lớn,... thể hiện nét hành vi phụ thuộc vào người lớn – những hành động của một
đứa trẻ nhỏ ở người lớn tuổi.
 Sự thoái lui thường là kết quả của việc bị choáng ngợp bởi cột mốc phát triển
mới mà họ đã đạt được và thực tế là nó đưa họ ra khỏi vùng an toàn đã được
thiết lập trước đó. Ví dụ, một đứa trẻ gần đây đã học cách tự ăn có thể đột
nhiên dường như không thể làm được điều đó và quay lại dựa vào người chăm
sóc để cho mình ăn.
Mặc dù thoái triển trong suốt thời thơ ấu là bình thường và thường ngắn ngủi,
nhưng nếu nó kéo dài hơn một vài tuần thì có thể có lý do đáng lo ngại. Nếu
một trường hợp thoái lui duy nhất tiếp tục kéo dài hơn hai đến ba tuần, bạn nên
kiểm tra với bác sĩ của trẻ để đảm bảo rằng không có điều gì khác đang cản trở
quá trình phát triển của chúng.
 Không tự chủ được (phân hoặc nước tiểu)
 Mút đồ vật hoặc bộ phận cơ thể
 Thủ dâm
 Bị câm
 Cần một vật thoải mái như thú nhồi bông
 Có hành vi hung hăng về mặt thể chất (ví dụ: đánh, gãi, cắn, đá)
 Giả sử vị trí của thai nhi
 Đái dầm

8. Cơ chế thăng hoa

- Khái Niệm: Là sự hoạt hoá những xung lực bản năng không được thoả mãn do cấm
kị, không được chấp nhận vào các hoạt động xã hội đề cao như nghệ thuật, khoa học,
tôn giáo nhằm hướng tới một mục đích cao đẹp, thích nghi được với xã hội.

- Biểu hiện:

 Chuyển hướng sự giận dữ, hung hăng thành động lực.

Ví dụ:

Một người tức giận với hàng xóm của họ. Thay vì nhượng bộ trước sự thôi thúc gây
gổ hoặc la mắng họ, họ có thể hướng năng lượng tức giận này vào một dự án cải thiện
nhà cửa. Với mỗi cú đập của búa hoặc của máy cắt cỏ, họ đang sử dụng sức mạnh của
sự tức giận để tránh làm điều gì đó khiến họ phải hối hận và thay vào đó làm điều gì
đó tích cực.

 Thăng hoa cũng có thể giúp chuyển hóa những cảm giác tiêu cực khác thành
hành động, làm việc khác để làm dịu đi cảm xúc tiêu cực.
Ví dụ: Một người đang trải qua nỗi đau buồn vì một cuộc chia tay hoặc một
tình bạn đã kết thúc. Thay vì nhượng bộ sự thôi thúc phải nằm trên giường
hàng tuần, họ có thể tham gia một tổ chức tình nguyện để hướng nỗi đau của
mình vào việc làm điều gì đó tốt cho người khác, dẫn đến sự chuyển đổi cảm
xúc của họ về lâu dài.
 Một người nào đó đang đối mặt với nỗi ám ảnh đang nỗ lực biến nỗi sợ hãi và
căng thẳng cảm xúc thành lòng can đảm bằng cách đối mặt trực tiếp với nỗi sợ
hãi của họ.
 Một người có ham muốn tình dục không lành mạnh bằng cách sử dụng các
phương tiện sáng tạo như viết,vẽ…
 Nếu một cá nhân bị ám ảnh bởi sự kiểm soát , họ có thể trở thành một kế toán
viên hoặc nhà quản lý thành công để có thể thực hiện quyền kiểm soát trong
kinh doanh.
 Một người trải qua nỗi đau khủng khiếp có thể bắt đầu viết và sáng tác thơ,
chuyển nỗi đau đó thành nghệ thuật, thay vì chuyển sang những cơ chế đối phó
có hại như rượu để xoa dịu nỗi đau và trầm cảm.

9. Cơ chế huyễn tưởng, mơ mộng

- Khái niệm: Các cá nhân tìm cách vượt qua áp lực của thực tế bằng cách huyễn hoặc,
mơ mộng hay tạo ra những câu chuyện “hoang đường” để trốn tránh những lo âu.
Huyễn tưởng là một sự chạy trốn thực tế quá khó khăn.

- Biểu hiện:

 Khi gặp khó khăn thì một người nằm mơ họ giải quyết được vấn đề đấy
 Một người từ chối làm việc gì đó và người đó tự vẽ ra câu chuyện trong đầu họ
rằng chỉ có những người siêu năng lực hoặc tố chất có sẵn ( trời phú) thì mới
làm được
 Khi đối mặt với vấn đề gì đó kiệt sức, mệt mỏi, một người sẽ tưởng tượng ra
một câu chuyện khiến họ thấy thoải mái hơn.
 Một người khi ở trong thực tại không thể làm ra những việc mà mình muốn vì
thế họ tưởng tượng sự việc đó và họ đã làm được những hành vi mà họ muốn
làm trong suy nghĩ của họ còn thực tế thì không thể.
 Một người bế tắc trong cuộc sống vì thế họ chìm trong trí tưởng tượng của họ
là họ có siêu năng lực như biết bay,…

10. Cơ chế phòng vệ đồng nhất:

 Đồng nhát bản thân với cá nhân hoặc nhóm người mà mình cho là có giá trị để
tăng cảm giác có giác trị của bản thân.
 Khi chúng ta làm giống họ, chúng ta cảm thấy lòng tự trọng của mình được
tăng lên, bằng cách này chúng ta được người khác chấp nhận
 Bắt chước phong cách, hành động của người khác để cảm thấy tự tin hơn.
 Có xu hướng phụ thuộc, đồng nhất với 1 nhóm người
 Đi theo, dẫn dắt bởi đám đông
 Chỉ cảm thấy tự tin khi đi với các nhân hay 1 nhóm người nhất định
 Hay chạy theo xu hướng số đông

Ví dụ: Bé An thích ca sĩ Khơi My nên đã để tóc, ăn mặc và đi đứng nói năng giống ca
sỹ Khởi My.

11. Cơ chế phòng vệ phản ứng ngược :

 Một cơ chế tư vệ thể hiện phản ứng ngược lại ý muốn bị dồn nén - ý muốn một
đằng nhưng thể hiện ra ngoài hoàn toàn ngược với nó.
 Hành động, thái độ trái ngược suy nghĩ, cảm xúc.
 Kết quả để lại trái ngược với hành động tích cực nhằm che giấu suy nghĩ của
chủ thể.
(vd: Bạn A luôn vui vẻ hoan hỷ với bạn B, nhưng kết quả thì Bạn B tình cờ lại
nghe thấy C,D kể lại rằng A luôn có tin đồn không tốt về mình, vậy bạn A luôn
che giấu suy nghĩ không tốt của mình với B nhưng có hành động trái ngược với
suy nghĩ ấy)
Ví dụ1: Bạn An đang có chuyện buồn và bạn suy nghĩ tiêu cực về điều đó. Tuy
nhiên, bạn An vẫn nói chuyện cười đùa với bạn bè một cách rất tích cực.
Ví dụ2: Cậu con trai cảm nhận ở bản thân một sự am muốn tinhnf dục mãnh
liệt nhưng có thể phản ứng bằng cách luôn phê phán bọn con gái lẳng lơ và xây
dựng ở mình một tình cảm căm ghét phụ nữ.
Ví dụ3: Bạn An rất thích bạn trai, luôn muốn ở gần cậu bạn. Tuy nhiên khi anh
ta rủ đi chơi thì bạn An luôn từ chối và nói không thích đi.
 Không có nhiều sự mở lòng, chia sẻ, có sự che giấu cảm xúc
 Ngăn trở khả năng của con người ứng phó với việc giải quyết các vấn đề vô
thức
 Lời nói và hành động không nhất quán
 Có sự tương tác không sâu sắc

You might also like