You are on page 1of 4

1.

Cấu tạo nhân cách con người


Theo Sigmund Freud, tính cách con người vô cùng phức tạp và chắc chắn có nhiều hơn một thành tố. Trong học thuyết phân
tâm nổi tiếng của mình về tính cách, ông cho rằng tính cách được cấu tạo từ 3 yếu tố. Ba yếu tố này– bao gồm Bản năng (cái
‘nó’), Bản ngã (cái tôi), và Siêu ngã (siêu tôi) – kết hợp với nhau hình thành nên sự phức tạp trong tính cách con người.

* Bản thể ( ID ) : Bản năng là thành tố duy nhất của tính cách xuất hiện từ lúc mới sinh ra :  Nằm hoàn toàn trong vô thức,
theo cách mô tả trên thì nó là phần dưới nước của tảng băng trôi, đặc biệt liên quan đến việc thỏa mãn những nhu cầu của cơ
thể

( Cái nó là một cấu trúc tìm kiếm khoái lạc ích kỷ, nguyên thủy, phi luân lý, dứt khoát và vội vàng. Mục đích độc nhất của nó là
thỏa mãn các ham muốn bản năng và các khoái cảm trong con người mà không cần biết đến các hậu quả. Nói theo Thomas Mann
thì “Nó không biết gì đến giá trị, thiện hay ác và cả đạo đức nữa”. (Jostein Gaarder – Những luận thuyết nổi tiếng thế giới NXB
Grasset Paris )
Ví dụ : đói thì sẽ tự tìm đồ ăn, khát thì uống nước
- Bản thể tồn tại dưới 3 dạng chính :
+ Dưới dạng ham muốn và xung động tình dục, vốn được sinh ra bởi bản năng và trong hầu hết các trường hợp, chúng ta phải
giữ bí mật. Là một xã hội, chúng tôi đã được dạy rằng ham muốn tình dục và thèm khát là điều gì đó nên được giữ kín và đôi khi
nó có thể khó khăn.
+   Dưới dạng bản năng sinh tồn, điều này giúp chúng ta sống sót trong những tình huống khắc nghiệt và ngăn chúng ta đặt
tính mạng của mình vào những rủi ro trong các tình huống cuộc sống hàng ngày. Chúng ta phải nhớ rằng id chủ yếu tìm
kiếm thỏa mãn mong muốn của bạn và tránh đau đớnđặc biệt nếu nỗi đau đó là nỗi đau của cái chết.
+   Dưới dạng những giấc mơ, mà (theo lý thuyết này) là những ham muốn bị kìm nén mà không thể đưa ra ánh sáng một cách
có ý thức vì chúng bị "cau có". Những ham muốn bị kìm nén này có thể thuộc đủ loại; từ mong muốn của chúng ta để ăn cả một
chiếc bánh của chính mình, đến sự không chung thủy hoặc mong muốn giết một ai đó của chúng ta
* Bản ngã ( cái tôi - ego ) :
- Bản ngã là cấu phần của tính cách chịu trách nhiệm giúp ta xoay xở với đời sống thực. Nó nằm
ở trên bản năng, nó nằm ở phần nổi và một phần chìm của tảng băng trôi, Cái Tôi là cái làm chủ
lý tính của nhân cách con người, thể hiện cá tính tâm lý của mỗi con người. Cái tôi còn thể hiện
trong hoạt động ý thức như tri giác, ngôn ngữ và những hoạt động trí tuệ cho phép kiểm soát
kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh
( mục đích của bản ngã không phải ngăn cản mong muốn của bản thể mà giúp cho thôi thúc mong
muốn của bản năng phù hợp với thức tế)

( Freud so sánh bản năng với một chú ngựa và bản ngã như người cưỡi ngựa. Con ngựa mang đến sức
mạnh và sự di chuyển, tuy nhiên người cưỡi mới là là người đưa ra phương hướng và chỉ dẫn. Nếu
không có người cưỡi, con ngựa sẽ có thể chỉ đi lang thang bất kỳ nơi nào nó muốn và làm bất cứ cái gì
nó thích. Người cưỡi đưa ra phương hướng và mệnh lệnh để dẫn dắt ngựa theo con đường mà người
cưỡi muốn đi )
* Siêu ngã ( super ego ) :

- Nằm trong cả ba lát cắt vô thức, tiền ý thức và ý thức, nó nằm cả trong phần chìm và phần nổi của tảng băng trôi
- Mục đích của siêu ngã là kiểm duyệt, ngăn cấm bản năng bộc phát, đấu tranh để cho các hành vi được hoàn thiện bằng cách
xác định giá trị hành vi hoặc tỏ thái độ đối với hành vi là đúng hay sai

- Ví dụ : Thầy cô giao bài tập về nhà, bản thể : không làm, ngồi lướt fb ; bản ngã : thấy các bạn khác làm thì mình làm; siêu ngã :
mách bảo rằng : học đi để mai sau lấy chồng đại gia

2. Yếu tố nào là quan trọng nhất

* Mối quan hệ giữa bản thể, bản ngã, siêu ngã :

- Khi nói về bản năng, bản ngã và siêu ngã thì ta cần nhớ rằng bộ ba này không tồn tại độc lập riêng rẽ hay có ranh
giới rõ ràng. Những bộ phận này của tính cách rất linh động và luôn tương tác với nhau trong chủ thể, từ đó gây
ảnh hưởng lên toàn bộ tính cách và hành vi của chủ thể

- Với quá nhiều nguồn sức mạnh tranh đấu với nhau, xung đột xảy ra giữa bản năng, bản ngã và siêu ngã cũng là điều dễ thấy.
Freud sử dụng thuật ngữ sức mạnh bản ngã để chỉ năng lực vận hành của bản ngã mặc cho nguồn sức mạnh kép này. Một
người có sức mạnh bản ngã tốt sẽ có thể xử lý hiệu quả những áp lực này, còn những người có sức mạnh bản ngã dư thừa hoặc
thiếu hụt có thể sẽ hoặc hành xử rất cứng nhắc hoặc sẽ quá hư hỏng.

- Theo Freud, chìa khóa cho một nhân cách khỏe mạnh là sự cân bằng của bộ ba: bản năng, bản ngã và siêu ngã.

+ Nếu bản ngã có thể điều tiết hợp lý giữa nhu cầu thực tế, bản năng và siêu ngã thì một bản dạng tính cách khỏe mạnh, thích
ứng tốt xuất hiện. Freud tin rằng bất kỳ sự mất cân bằng nào giữa những thành tố này cũng sẽ dẫn đến một bản dạng tính cách
kém.

+ Mặt khác, siêu ngã chiếm thế thượng phong quá mạnh sẽ làm tính cách của chủ thể trở nên quá đạo đức giáo điều và có thể
lúc nào cũng ham chỉ trích. Chủ thể có thể khó mà chấp nhận bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì mà anh ta coi là “tệ” hay “vô đạo đức”.

+ Thế nhưng, bản ngã thống trị quá mức cũng gây ra vấn đề. Người nào có bản ngã quá lớn có thể sống quá thực tế, đầy quy tắc
và quá ‘đúng cách đúng kiểu’ đến mức không thể có hành vi nào tự phát hoặc không nằm trong dự tính. Người này có thể quá
cứng nhắc và rập khuôn, không chấp nhận được sự thay đổi và thiếu cảm nhận nội tại về cái đúng cái sai.

=> BẢN NGÃ CÓ TẦM QUAN TRỌNG NỔI BẬT TRONG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI

- Bản ngã sở hữu nguyên tắc hiện thực, chính điều này đã nâng tầm quan trọng của nó bởi tính thực tế. Bản ngã chiếm phần lớn
ở phần điều kiện đủ trong quá trình hình thành tính cách của mỗi con người ( bản thể chỉ là điều kiện cần trong giai đoạn hình
thành nhân cách con người, siêu ngã lại làm con người cứng nhắc, trong một số trường hợp có thể phản tác dụng )

+ Ví dụ : bạn bắt gặp ăn xin trên đường, long thương người trong bạn trỗi dậy và bạn sẵn sàng giúp đỡ, từ thiện cho họ mà ko
cần suy xét đến họ có thực sự khó khan hay chỉ là đang lợi dụng lòng tốt của mình

3. Tình huống thực tế

* Bạn đang đi đường gặp đèn đỏ :

- Bản thể ( ID ) : sẽ làm cho bạn muốn vượt đèn đỏ vì thấy các điều kiện thích hợp : buổi tối => không có
công an => không bị bắt. Và trên hết con người thường thích sự hoàn hảo, đang đi mà bị dừng lại => khó
chịu => muốn vượt đèn đỏ để thỏa mãn cảm xúc cá nhân của mình

- Bản ngã ( ego ) : bạn sẽ quan sát xung quanh nếu có người đi thì mình cũng đi, có người dừng thì mình
cũng dừng
- Siêu ngã ( superego ) : Nếu bạn là một người được dạy dỗ, biết phân biệt đúng sai, bạn sẽ lưỡng lự :
nếu vượt thì sẽ cảm thấy mình vi phạm pháp luật và khi cảm giác tội lỗi ngập tràn trong bạn, bạn sẽ có
xu hướng dừng lại đợi đèn đỏ.

 Nhưng cái bản năng ( bản thể ) của con người rất cao nên người ta thường muốn thỏa mãn bản thân
nhưng lại bị bó buộc bởi siêu ngã => tìm cách vượt đèn đỏ làm sao mà bản thân không thấy tội lỗi

* Bạn đang rất đói và bạn thấy đồ ăn trên bàn :

- Bản năng : lao vào ăn ngay lập tức

- Bản ngã : sẽ làm cách khác để lấp đầy bụng mình

- Siêu ngã : phân biệt được việc ăn đồ ăn của người khác mà chưa có sự cho phép là điều sai trái và
không làm điều đó

 Giải pháp rèn luyện nhân cách :

- Giữ vững đạo đức, nhân cách tốt đẹp


- Học cách tôn trọng người khác

- Sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường

You might also like