You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN


Môn: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: SUY THOÁI NHÂN CÁCH VÀ HỆ QUẢ

Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Anh Thư


Mã học phần: 221TL0531
Sinh viên thực hiện: Trần Vũ Gia Hân - K225042256

1
MỤC LỤC
A. Lời mở đầu…………………………………………………………..…...trang 3
B. Nội dung…………………………………………………………………..trang 3
I. Suy thoái nhân cách……………………………………….………….…...trang 3
1. Khái niệm………………………………………………………………..trang 4
2. Các mức độ suy thoái nhân cách……………………………………..….trang 5
3. Các nguyên nhân suy thoái nhân cách…………………………………..trang 5
II. Hệ quả: Nhân cách của người phạm tội…………………………………...trang 6
1. Nhân cách của người phạm tội là gì?…………………..………………..trang 6
2. Quy luật của quá trình suy thoái nhân cách của người phạm tội………...trang 7
3. Sự suy thoái nhân cách của người phạm tội thể hiện cụ thể…………….trang 8
4. Suy thoái nhân cách của người phạm tội thường gắn với những đổ vỡ của hệ
chuẩn mực giá trị xã hội trong tâm lý của họ…………….….………..……trang 8
III. Kết luận……………………………………………………...……….…...trang 10
IV. Nguồn tham khảo………………………………………………………….trang 11

ശ HẾT ശ

2
A. LỜI MỞ ĐẦU

Nghiên cứu tâm lý con người được xem là trong những vấn đề khó khăn và phức tạp nhất
đối với trí thức con người đặc biệt là nhân cách và những yếu tố góp phần nên sự hình
thành và phát triển của nhân cách. Bắt nguồn từ các bậc Tiên Nho, trong thiên Dương
Hóa, sách Luận Ngữ, Khổng tử nói “Tính tương cận, tập tương viễn” có nghĩa là : bản
tính con người giống nhau, do tập nhiễm mới khác xa nhau. Trong Tam tự kinh câu đầu
tiên là "Nhân chi sơ, tính bản thiện" nghĩa là con người khi mới sinh ra đã mang tình
thiện. Mạnh Tử quan niệm ai cũng có mầm thiện trong lòng. Nhưng đối lập với nó là câu
nói của Tuân Tử một trong những người chủ trương pháp trị, nghĩa là cai trị bằng pháp
luật: “Nhân chi sơ tính bản ác” con người có trong mình tính ác từ khi mới lọt lòng. Cùng
bàn về tính thiện ác trong con người, một nhà triết học phương Tây là Holbach cũng đưa
ra quan điểm: “Con người khi sinh ra vốn không thiện cũng không ác. Thiện hay ác là do
hoàn cảnh tạo nên”

Vậy thì thực chất vấn đề là như thế nào? Con người ta là thiện hay là ác? Sự suy thoái
nhân cách do đâu mà có? Và vấn đề này đã, đang và sẽ để lại hệ quả nghiêm trọng gì cho
xã hội?

B. NỘI DUNG

I. Suy thoái nhân cách

1. Khái niệm

❖ Khái niệm về nhân cách

Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và
giá trị xã hội của người ấy. Trong đó, tổ hợp có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp
thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau là thành một hệ
thống, cấu trúc nhất định. Bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó có cái
chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung này đã trở
thành cái riêng, cái khác biệt của từng người. Bản sắc này có đặc điểm về nội dung và
cả về hình thức, không giống với bản sắc của bất cứ một người nào khác. Giá trị xã hội
là muốn nói trong số những thuộc tính đó, thể hiện ra bên ngoài ở những việc làm,
những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã
hội đánh giá.

3
Nói cho dễ hiểu thì nhân cách của con người là cách cư xử và phẩm chất của mỗi cá
nhân - điều tạo nên giá trị của một con người trong xã hội.

❖ Khái niệm về suy thoái nhân cách

Nhân cách được hiểu là giá trị xã hội của cá nhân do cá nhân lĩnh hội các giá trị xã hội
tạo nên. Tuy nhiên không phải mọi nhân cách đều là những nhân cách phù hợp hoàn
toàn với hình mẫu nhân cách mà xã hội mong muốn.

Hiện tượng nhân cách có hành vi phi xã hội không phù hợp với các chuẩn mực xã hội
trong mối quan hệ với người khác hoặc với xã hội được gọi là sự suy thoái nhân cách.

Sự biến thái nhân cách và phá vỡ cấu trúc tâm lý của nhân cách thường có lịch sử lâu
dài bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Có quan điểm cho rằng sự biến thái nhân cách
có nguồn gốc từ thời kì thơ ấu. Ngay trong những thời kì đầu của sự hình thành nhân
cách, cá nhân đã chịu ảnh hưởng của những nhân tố không thuận lợi cho sự phát triển
nhân cách sau này. Đặc biệt trong một số thời kỳ nhạy cảm trong quá trình phát triển
nhân cách.

Trong sự hình thành nhân cách một cách thuận lợi, môi trường xã hội xung quanh được
tiếp nhận một cách phù hợp. Cá nhân có thể lĩnh hội các chuẩn mực xã hội và tuân thủ
chúng với tư cách là một chủ thể tích cực trong các quan hệ xã hội.

Ngược lại, với những nhân cách mà các cấu tạo tâm lý mới mang tính tiêu cực dần
được hình thành và được củng cố ngày một vững chắc hơn. Chúng dần làm suy thoái
nhân cách, cản trở sự điều chỉnh hành vi của cá nhân một cách lành mạnh. Các cấu tạo
tâm lý này ngày một phát triển một cách độc lập, hình thành xu hướng vận động riêng
của chúng. Hình thành các cấu trúc nhân cách bất bình thường và những hình thức sai
lệch của các mặt khác của nhân cách. Càng ngày, sự sai lệch càng rõ rệt. Các thuộc
tính bất bình thường ngày càng bắt rễ vào hệ thống nhân cách và tiếp tục phát triển
ngay cả khi các điều kiện tạo ra chúng không còn tiếp tục tác động nữa.

2. Các mức độ suy thoái nhân cách


Có nhiều mức độ suy thoái nhân cách khác nhau với các biểu hiện ở các thuộc tính của
nhân cách như xu hướng nhân cách, tính cách. Căn cứ vào tính chất không phù hợp với
các chuẩn mực xã hội có thể có một số mức độ như sau:

4
❖ Mức độ thấp nhất là ở nhân cách hình thành một số các nét tính cách không phù hợp
với các chuẩn mực đạo đức, các giá trị xã hội như: tính tham lam, tính lừa dối, tính độc
ác. Các loại tính cách đó đi ngược lại mong muốn của xã hội làm giảm giá trị của nhân
cách. Tuy vậy, mức độ này thường không được nhắc đến như là sự suy thoái nhân cách
mà chỉ được hiểu đơn giản là các nét tính cách tiêu cực. Cũng chính vì lẽ đó, dạng suy
thoái nhân cách này không được chú ý nhiều trong đời sống, thậm chí có những quan
niệm cho rằng những nét tính cách như vậy là những điều vốn có ở cá nhân và có thể
chấp nhận ở một mức độ nhất định. Sự hình thành và bộc lộ những nét tính cách đó
không chỉ đơn giản có từ thơ ấu mà nó còn có thể xuất hiện trong quá trình sống, khi
một nhân cách đã tương đối ổn định. Trong sự thay đổi có tính bước ngoặt của điều
kiện sống, hoàn cảnh sống các nét tính cách này có thể xuất hiện và bộc lộ rõ ràng.

❖ Mức độ thứ hai của sự suy thoái nhân cách là các nhân cách có các hành vi lệch chuẩn
mang tính hệ thống và thường xuyên: lừa đảo, hành vi tội phạm, tệ nạn xã hội… Các
nhân cách này có các hành vi đi ngược lại các chuẩn mực xã hội. Mặc dù cá nhân vẫn
nhận thức được tính phi đạo đức của các hành vi của bản thân nhưng lại coi các hành
vi đó là hợp lý.

❖ Mức độ thứ ba: rối nhiễu nhân cách. Đây là hiện tượng kết hợp một số nét nhân cách
lệch lạc rõ rệt với chuẩn mực văn hóa ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống và hoạt động
của nhân cách. Có thể đề cập đến nhiều loại rối nhiễu nhân cách như rối nhiễu chống
đối xã hội – Cá nhân đặt bản thân trong sự đối lập với xã hội và có các hành vi chống
đối xã hội một cách có ý thức. Mức độ suy thoái này thực chất đã làm mất nhân cách,
các giá trị xã hội được nhập tâm hóa chuyển thành các phản giá trị. Sự tồn tại của cá
nhân được khẳng định bằng cách đi ngược lại các yêu cầu của xã hội, rối nhiễu dạng
hoang tưởng, rối nhiễu ái kỷ, rối nhiễu xa lánh xã hội, rối nhiễu đóng kịch… Các rối
nhiễu này có thể được xác định dựa trên các tiêu chí đánh giá của bộ tiêu chí ICD của
Tổ chức Y tế Thế giới hoặc bộ tiêu chí DSM của Hiệp hội Tâm thần Mỹ.
3. Các nguyên nhân suy thoái nhân cách
Có nhiều nguyên nhân làm nhân cách suy thoái. Song chủ yếu là các nguyên nhân về
mặt xã hội. Trong đó có 3 nguyên nhân chủ yếu sau:

5
● Đó là khi cá nhân tham gia vào một nhóm xã hội, trong đó các giá trị mà cá nhân đã
chấp nhận và tuân thủ trở nên ít có giá trị. Hệ thống các giá trị, các chuẩn mực không
được tôn trọng. Thậm chí các giá trị được thừa nhận chung trong xã hội không còn ý
nghĩa. Môi trường sống trực tiếp tạo điều kiện cho các nét tính cách tiêu cực hình
thành hoặc bộc lộ rõ hơn. Đặc biệt, khi có điều kiện để củng cố, nó ngày càng trở nên
chi phối hành động của cá nhân.

● Cá nhân có thể rơi vào mâu thuẫn giữa những nhu cầu, mong muốn cá nhân với các
vai trò của xã hội mà cá nhân phải đảm nhiệm hay với sự hạn chế của các điều kiện có
thể giúp cá nhân thỏa mãn các nhu cầu đó. Do không thực hiện được các vai trò của
mình, hoặc không thỏa mãn được nhu cầu, cá nhân có thái độ chống đối và có các
hành vi lệch chuẩn. Đối với các cá nhân này, các giá trị đã lĩnh hội chưa đủ mạnh để
ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn. Bên cạnh đó các tác động từ bên ngoài có các tác
động theo xu hướng xô đẩy cá nhân thực hiện các hành vi lệch lạc.

● Nguyên nhân thứ ba của sự suy thoái nhân cách là do cá nhân bị hủy hoại các chức
năng tâm lý. Nhân cách bị suy thoái do nguyên nhân bệnh lý. Cá nhân bị bệnh tâm
thần và không còn ý thức nên cũng không còn nhân cách. Trường hợp này phải có sự
can thiệp của các chuyên gia y tế.

Nhân cách của người phạm tội là kết quả của quá trình hình thành nhân cách có
những khiếm khuyết, lệch chuẩn. Là hệ quả tất yếu của quá trình suy thoái nhân
cách.

II. Hệ quả: Nhân cách của người phạm tội

1. Nhân cách của người phạm tội là gì?

Nhân cách người phạm tội là tổ hợp các phẩm chất, các thuộc tính tâm lý cá nhân thể
hiện xu hướng chống đối xã hội và thái độ tiêu cực đối với các lợi ích, các quan hệ xã
hội được pháp luật hình sự bảo vệ, luôn lựa chọn ý đồ và thực hiện hành vi phạm tội.

Những khiếm khuyết trong nhân cách của người phạm tội có thể là hậu quả của quá
trình chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố xã hội tiêu cực, của quá trình tham gia vào các
nhóm, các quan hệ xã hội không lành mạnh, nhưng đồng thời cũng là hệ quả tất yếu
của sự buông lỏng, không chịu rèn luyện bản thân của cá nhân.

6
2. Quy luật của quá trình suy thoái nhân cách của người phạm tội

1.1 Quy luật thứ 1: Sự phát triển tâm lý hành vi tiêu cực theo hướng dao động dần

Ví dụ: Sự vi phạm chuẩn mực thông thường làm cho những vi phạm chuẩn mực khác
dễ dàng hơn theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Hoặc ngay trong cùng một loại chuẩn
mực, mức độ vi phạm của cá nhân cũng theo chiều hướng ngày một tăng.

1.2 Quy luật thứ 2: Sự phát triển tâm lý hành vi tiêu cực theo tuyến ứng xử

Ví như: Hành vi trộm cắp vặt mà không phát hiện và xử lý kịp thời, dễ có chiều
hướng thực hiện hành vi trộm cắp ngày càng lớn hơn.

Những tâm lý hành vi tiêu cực hình thành theo một chiều hướng, thể hiện thống nhất
trong các hoàn cảnh khác nhau với sự gia tăng phương thức, thủ đoạn phạm tội, nhất là
khi phải khắc phục trở ngại, khó khăn của hoàn cảnh để phạm tội.

Ví dụ: Người có tâm lý tham lam thì trong vị trí công tác, hoàn cảnh nào cũng đều tìm
cách trục lợi, thủ đoạn ngày càng tinh vi; từ chỗ lợi dụng hoàn cảnh theo kiểu mượn
gió bẻ măng, tăng dần đến chỗ tạo ra hoàn cảnh, vấn đề thậm chí bất chấp hoàn cảnh
để trục lợi.

Sự suy thoái nhân cách của mỗi người phạm tội có thể theo một hoặc cả hai quy luật
trên, nhưng thông thường cả hai quy luật đan xen tác động.

3. Sự suy thoái nhân cách của người phạm tội thể hiện cụ thể

Quá trình suy thoái nhân cách có biểu hiện quan trọng đầu tiên là sự suy thoái đạo đức
vì sự phát triển đạo đức của cá nhân là một trong những chuẩn mực nói lên sự phát
triển nhân cách, ý thức đạo đức nói lên mối quan hệ của con người với những giá trị xã
hội. Con người chỉ tích cực hành động khi gắn với một hệ giá trị nhất định. Hệ giá trị
đó được cá nhân hóa và nó sẽ xác định tính lựa chọn, tích cực của tâm lý con người.
Do vậy, có những cái quan trọng với cuộc sống của người này lại không có hoặc có ít
giá trị đối với người khác. Cũng giống như những hành vi có ý thức khác, hành vi
phạm tội đều được định hướng bởi một hệ giá trị nhất định. Hệ giá trị của người phạm
tội chủ yếu mang tính tiêu cực, không phù hợp với hệ giá trị của đông đảo các thành
viên khác trong xã hội. Vì vậy, làm rõ những giá trị xã hội mà cá nhân phủ định sẽ xác
định được mức độ suy thoái của nhân cách.

7
Mặt khác cũng cần nhận thức rằng: Khi ít nhiều nhận thức được hành vi phản xã hội
của mình, người phạm tội thường đưa ra lý do bào chữa và bình thường hóa những giá
trị cản trở quá trình đạt tới mục đích phạm tội. Những nguyên nhân của hành vi phạm
tội được đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác chứ không thấy đó là những biểu hiện
tiêu cực của chính mình, không công nhận ở mình những nét tâm lý bị xã hội lên án.
Có thể gọi vấn đề này là sự tự biện hộ và tự vệ về mặt tâm lý của người phạm tội. Bởi
vì, ít khi người phạm tội lên án chân thực những hành động của mình. Việc vạch ra lỗi
của bản thân chỉ thấy trong những lời khai của rất ít người phạm tội giết người, trộm,
cướp, còn bọn côn đồ và tham ô thì càng ít hơn. Trách nhiệm đối với hành vi phạm tội
được chúng đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác đến khi trách nhiệm được xác định
thì người phạm tội giở các thủ thuật khác nhau: gạt bỏ khỏi sự thú nhận những yếu tố
không hợp ý muốn chủ quan của mình "hợp lý hóa" chúng và đổ cho những người
khác.

4. Suy thoái nhân cách của người phạm tội thường gắn với những đổ vỡ của hệ
chuẩn mực giá trị xã hội trong tâm lý của họ

Nói chung sự suy thoái nhân cách của người phạm tội thường gắn liền với những đổ
vỡ của hệ chuẩn mực giá trị xã hội trong tâm lý của họ, mà hình thành nên hệ giá trị
mang tính chất chủ nghĩa cá nhân, có tính chất tiêu cực.

Nếu xem nhân cách là một tổ hợp phức hợp của những yếu tố như xu hướng, tính cách,
năng lực và khí chất thì đều thấy sự suy thoái, sự phát triển lệch hướng của các yếu tố
này.

4.1 Xu hướng: bao gồm hệ thống các động lực - nhu cầu, hứng thú, lý tưởng…:

Nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi
của cá nhân. Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng. Nó gắn liền với điều
kiện lịch sử, sự phát triển sản xuất và sự phân phối các giá trị vật chất, tinh thần. Nhu
cầu không có giới hạn, không có kết thúc, nó vô tận, muôn màu muôn vẻ đối với mọi
người, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, mọi thế hệ. Khi nhu cầu được nhận thức và so
sánh nó với những điều kiện, công cụ, biện pháp thực hiện nhu cầu (con đường thỏa
mãn nhu cầu) thì đó là lợi ích. Con người chỉ thực sự hành động khi có lợi ích. Người
phạm tội đem đối lập lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, xâm phạm tới lợi ích chính
đáng hợp pháp của người khác.

8
Cội nguồn của hành vi phạm tội không phải ở bản thân nhu cầu mà là ở sự ý thức sai
về nhu cầu và con đường thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu của người phạm tội thường
nghiêng về vật chất, vụ lợi với phương thức thỏa mãn lệch chuẩn xã hội.

4.2 Thế giới quan, niềm tin:

Thế giới quan của người phạm tội đa số cũng lệch lạc và u tối, đặc biệt là sự xuyên tạc
đối với chân lý, nhìn thế giới khép kín trong những vật chất tầm thường, vụ lợi. Người
phạm tội sẵn sàng vì đồng tiền, danh lợi, bất chấp hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thậm
chí cho cả bản thân da hành vi phạm tội của chúng gây ra. Vì mục đích chính trị phản
động, chúng sẵn sàng đặt bom nơi đông người qua lại, bất chấp hậu quả sát thương
nhiều quần chúng để cốt gây tiếng vang.

Thế giới quan, niềm tin ở người phạm tội phát triển lệch lạc khác với con người bình
thường trong xã hội. Niềm tin đã mất hết ý nghĩa đúng đắn và thiêng liêng giữa con
người với nhau (hầu hết trong các bản tự thuật của người phạm tội đều nói lên sự mất
mát tình thương, bản thân họ không còn tin ai, kể cả người ruột thịt). Niềm tin đã phát
triển lệch sang hướng khác - tin vào sức mạnh của bạo lực và đồng tiền, ở họ đã mất
hết niềm tin vào những giá trị nhân bản của xã hội, vào mối quan hệ trong sáng và
thiêng liêng của con người.

4.3 Tính cách:

Tính cách: Đó là hệ thống thái độ biểu hiện qua hệ thống hành vi quen thuộc. Thái độ
của người phạm tội đối với xã hội thường là lệch lạc. Họ sống chà đạp lên đạo đức và
dư luận xã hội, bị chi phối và điều chỉnh bởi các mục đích phản xã hội. Tính cách của
người phạm tội là kết quả của quá trình thực hiện các hoạt động phạm tội - thể hiện rõ
nhất là loại tội phạm chuyên nghiệp. Cho nên ở người phạm tội sự bình tĩnh mang tính
chất thủ đoạn nhằm tránh tội khi khai báo. Bản lĩnh mang nặng tính chất lì lợm nhằm
hạn chế đến mức tối đa những sơ hở trong quá trình hành nghề. Hơn bất kỳ lĩnh vực
nào khác, những tính cách giả xuất hiện ở cá nhân khi mới gia nhập nhóm sẽ chuyển
dịch thành tính cách thật khi có sự phát triển và tác động của nhóm không chính thức
tiêu cực tới cá nhân trong một thời gian dài. Do vậy, không phải ngẫu nhiên trong các
trại giam phải rất công phu, dày công thực hiện tổng thể các biện pháp nhằm phục hồi
tính cách tốt cho phạm nhân.

4.4 Năng lực:

9
Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thể hiện tập trung, biểu hiện rõ nhất năng lực cá nhân -
thành tố trong cấu trúc của nhân cách. Trong lĩnh vực kỹ năng, kỹ xảo, người ta còn
nói đến các yếu tố sở trường, sở đoản của cá nhân. Năng lực của cá nhân phát triển
theo chiều hướng để đạt hiệu quả trong hoạt động phạm tội, cho nên năng lực của
người phạm tội phát triển cả ở những lĩnh vực liên quan tới hoạt động phạm tội. Đối
với hoạt động phạm tội thì kỹ năng, kỹ xảo phạm tội rất phát triển, vì thế những hành
vi phạm tội được thực hiện chuẩn xác, mau lẹ, kín đào và thuần thục.

4.5 Khí chất:

Vốn được xem là yếu tố liên quan chặt chẽ với loại hình kiểu thần kinh của con người.
Tính ổn định tương đối của khí chất đã làm cho nó ít chịu tác động trước hoàn cảnh
bên ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phạm tội với những tình huống căng
thẳng cản trở việc thực hiện mục đích; nhiều cá nhân phải điều tiết liên tục hệ thần
kinh, khí chất vốn có của mình cho phù hợp với hiện thực. Bởi thế, có những trường
hợp người phạm tội lại có những hành vi bản tính thường ngày mà mọi người hoặc các
bậc cha mẹ hiểu và quá quen thuộc với con em mình.

III. KẾT LUẬN

Tất cả các loại hình nhân cách suy thoái, thái độ và hành vi tiêu cực có thể xuất hiện bất
cứ lúc nào ở con người nếu có sự tác động của một hay một số nhân tố như: Nhân cách
hình thành trong điều kiện tác động mạnh mẽ của các yếu tố tiêu cực diễn ra thường ngày
ở gia đình, trong nhóm bạn bè. Sự tách biệt của cá nhân đối với môi trường xã hội và hệ
thống quy phạm giá trị, trong đó có sự biến đổi về vị trí xã hội và vai trò xã hội. Sự suy
thoái về mặt xã hội của cá nhân theo hướng phản đạo đức và pháp luật, phù hợp với hoạt
động mà cá nhân đó coi là cần thiết và quan trọng. Cá nhân mất đi những trạng thái lo
lắng, sợ hãi, nhục nhã trước trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm xã hội khác…

10
Hiện nay đang có một thực tế báo động về vấn đề suy thoái nhân cách trong xã hội. Tình
trạng con người sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức và pháp luật. Tỉ lệ
tội phạm ngày càng tăng, thậm chí còn có nhiều trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án
nghiêm trọng. Nguyên nhân do đâu? Sự suy thoái nhân cách là vấn đề nổi cộm trong đời
sống xã hội chúng ta, bắt đầu từ đổi mới (1986) đến nay. Giới trẻ có xu hướng sẽ hành xử
theo những “tấm gương” của người lớn, nếu ngay cả bản thân họ cũng không được trang
bị một nhân cách tốt đẹp trong đời sống thì sự suy thoái nhân cách trong giới trẻ ngày nay
chính là hệ quả tất yếu. Suy thoái nhân cách còn là “sản phẩm” của một xã hội khắc
nghiệt, luôn bỏ lại phía sau và đào thải những thành phần yếu thế. Có thể thấy việc giáo
dục và rèn luyện nhân cách ngay từ nhỏ hay thậm chí là sự giúp đỡ, thấu hiểu là điều rất
cần thiết để làm giảm sự suy thoái nhân cách trong xã hội đồng thời giảm sự gia tăng tỉ lệ
tội phạm.

IV. Nguồn tham khảo:

https://luatminhkhue.vn/quy-luat-cua-qua-trinh-suy-thoai-nhan-cach-cua-nguoi-pham-toi.
aspx

https://luatminhkhue.vn/khai-niem-ve-kieu-nhan-cach-cac-muc-do-suy-thoai-nhan-cach.a
spx

http://vi.housepsych.com/degradatsiya-lichnosti_default.htm

https://sti.vista.gov.vn/tw/Pages/tai-lieu-khcn.aspx?ItemID=320604&Type_CSDL=TAILI
EUKHCN&Keyword=&searchInFields=FullTextSM;Title&datasearch=&NamXuatBan=
&LinhVuc_Ma=&ListNamXuatBan=&ListLinhVuc_Ma=

https://tapchi.hlu.edu.vn/Images/Post/files/T%E1%BA%A0P%20CH%C3%8D%20LU%
E1%BA%ACT%20H%E1%BB%8CC/05-Dang%20Thanh%20Nga%20-%20Tom%20tat
.pdf

11
12

You might also like