You are on page 1of 4

1. Nhân cách là gì? Nêu các đặc điểm cơ bản của nhân cách.

Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và
giá trị xã hội của người ấy. Trong đó, tổ hợp có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp
thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau là thành một hệ
thống, cấu trúc nhất định. Bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó có cái
chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung này đã trở
thành cái riêng, cái khác biệt của từng người. Bản sắc này có đặc điểm về nội dung và
cả về hình thức, không giống với bản sắc của bất cứ một người nào khác. Giá trị xã hội
là muốn nói trong số những thuộc tính đó, thể hiện ra bên ngoài ở những việc làm,
những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã
hội đánh giá.

Trong nhiều nghiên cứu, các nhà nghiên cứu học đã chỉ ra nhân cách mang các đặc
điểm sau:
- Nhân cách mang tính ổn định.
Ông cha xưa có câu "mưa dầm thấm lâu", "giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời" điều này
hoàn toàn đúng khi dùng để nói về nhân cách của một cá nhân. Nhân cách được hình
thành từ một quá trình học tập và tích tụ nó tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định và
khó thay đổi. Nhờ đặc điểm này của nhân cách, các ứng dụng trong nghiên cứu tâm lý,
hành vi tội phạm đã đạt được nhiều thành tựu. Ví dụ như dự kiến về hiện trường, đối
tượng phạm tội tiếp theo,....
- Nhân cách mang tính thống nhất.
Có thể hiểu một cách đơn giản, nhân cách có thể bao gồm nhiều nhiều thuộc tích,
phẩm chất riêng lẻ. Nhưng những thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ đó đều liên quan và
không tách rời với nhau tạo lên bản sắc riêng biệt. Từ bản sắc riêng tạo ra cá tính đặc
biệt của mỗi người và từ đó hình thành nhân cách của người đó.
- Tính tích cực của nhân cách.
Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp là sản phẩm của xã hội. Nhân cách
không chỉ là khách thể mà con là chủ thể của nhiều mói quan hệ xã hội. Điều đó có
nghĩa là nó mang tính tích cực. Tính tích cực của nhân cách biểu hiện trong quá trình
thỏa mãn các nhu cầu của nó. Con người không thỏa mãn bằng các đối tượng có sẵn
mà nhờ có công cụ, nhờ lao động con người đã biến đổi, đã sáng tạo ra các đối tượng
làm cho nó phù hợp với nhu cầu của bản thân. Mặt khác, con người tích cực tìm kiếm
những cách thức, các phương thức thỏa mãn các nhu cầu là một quá trình tích cực có
mục đích, trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động do sự phát
triển của xã hội quy định nên.
-Tính giao tiếp của nhân cách.
Nhu cầu giao tiếp được coi là nhu cầu xã hội đầu tiên và cơ bản nhất của con người.
Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội các
chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Đồng thời cũng qua giao tiếp mà con
người được đánh giá, được nhìn nhận trong các mối quan hệ xã hội. Qua giao tiếp, con
người đóng góp các giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội.

2. Tính cách là gì? Nêu các thành phần cấu trúc của tính cách.
Tính cách là những tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi người, ảnh hưởng trực tiếp
đến suy nghĩ, hành động và lời nói của người đó. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất
của mỗi con người. Trong đó những đặc điểm về hành vi thường thấy như: Mạnh mẽ,
nhạy cảm, lý trí, kiên trì, nhiệt tình,… Tính cách thường có xu hướng ổn định và sẽ
không thay đổi dù ở độ tuổi trưởng thành.

Ví dụ về tính cách:

 Tính tốt: Vị tha, khiêm tốn, kiên nhẫn, cởi mở, hòa đồng, chừng mực, tốt bụng, giúp đỡ
người khác…

 Tính xấu: Khoe khoang, ích kỉ, đặt điều, gian trá, vụ lợi, lừa lọc, vô duyên, ác độc, đua
đòi, hách dịch, đố kị,…

Cấu trúc của tính cách

1. Xu hướng – thành phần chủ đạo

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của tính cách chính là cách thể hiện xu hướng
nhân cách. Khi con người đặt ra mục đích nào trong cuộc sống họ sẽ hướng hành vi và
thái độ của mình vào mục tiêu đó. Tính cách con người ổn định và vững vàng khi xu
hướng tính cách hình thành và ổn định.

2. Tình cảm – thành phần cốt lõi, bao trùm của tính cách

Có thể nói rằng nơi nào có tình cảm giữa người với người thì đều sẽ có quan hệ tình
cảm giữa người và người. Mối quan hệ nào trong xã hội cũng có yếu tố tình cảm xen
vào. Tất cả những tình cảm như lòng yêu quê hương, yêu nước, tình làng, nghĩa xóm,
tình yêu giữa những người thân, tình yêu, tình bạn,… bao trùm lên cả cuộc sống cá
nhân và đạo đức con người. Những mối quan hệ này được xây dựng dựa trên tình cảm
gắn bó giữa con người và con người.

Khi con người không cảm nhận được tình cảm thì dường như người ta đang mất luôn
cả tính người. Mất đi tình cảm tốt đẹp cũng như mất đi những phẩm chất nói riêng và
nhân cách nói chung.

3. Ý chí – mặt sức mạnh của tính cách.

Ý chí được thể hiện trong tính cách theo hai chiều:

 Thúc đẩy hành động: Đó là tính quả quyết, sự quyết tâm, lòng dũng cảm.

 Kiềm chế hành động: Đó là sự kiềm chế, sự tự chủ để đạt được mục đích.
Ý chí của tính cách có ý nghĩa rất quan trọng đối với hành vi của con người, quyết định
thành công của mọi hành vi, thái độ. Các phẩm chất của ý chí tác động đến sự cứng
rắn của tính cách. Tùy thuộc vào sự phát triển của ý chí tính cách con người mà có thể
nói tính cách thể hiện mạnh hay yếu.

Ý chí – mặt sức mạnh của tính cách


Nhờ ý chí mà con người mới chuyển đổi được những nội dung bên trong tính cách
thành kiểu hành vi xã hội, kiểu xử sự bên ngoài.
Nếu con người có mục tiêu đúng nhưng lại không có ý chí để thực hiện mục tiêu tốt đẹp
thì mục tiêu đó không có giá trị gì.

4. Khí chất – mặt cơ động của tính cách

Khí chất thể hiện sắc thái hoạt động tâm lí của mỗi cá nhân về tốc độ, cường độ và
nhịp độ tạo nên hành vi của cá nhân đó, làm rõ nét tính đặc thù của nhân cách.

Khí chất không quyết định sự phát triển của tính cách theo một chiều. Nội dung trong
của tính cách biểu hiện ra bên ngoài sẽ khác góp phần tạo nên tính riêng biệt trong tính
cách.

Khí chất – mặt cơ động của tính cách

5. Kiểu hành vi – mặt hiện thực của tính cách.

Nhờ vào kiểu hành vi mà tính cách mới tồn tại. Hệ thống hành vi, cách nói năng của cá
nhân thể hiện ra ngoài một cách cụ thể giúp hệ thống thái độ, đó là sự thể hiện của tính
cách cá nhân. Do đó, đánh giá về tính cách cần phải thông qua kiểu hành vi. Tính cách
không thể hiện ra thì hành vi thì cũng sẽ mất dần đi.

Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của một người đều biểu hiện nên tính cách mà chỉ
hành vi đã thành thói quen của cá nhân mới biểu hiện nên tính cách của họ.

Tóm lại, khi xem xét tính cách cần phải xét toàn bộ chỉnh thể, nếu tách riêng một mặt
nào thì sẽ không có ý nghĩa. Nhưng trên thực tế người ta gọi tính cách bằng những nét
tiêu biểu của thành phần trong cấu trúc. Ví dụ: Anh A giàu nghị lực; Chị B giàu tình
cảm,…

3. Phân tích các yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát triển nhân

cách.

You might also like