You are on page 1of 50

CHƯƠNG 3 (TT):

TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ


NỘI DUNG CHÍNH
1. TÌNH CẢM
1.1 Khái niệm xúc cảm, tình cảm
1.2 Vai trò của tình cảm
1.3 Các mức độ của đời sống tình
cảm
1.4 Các qui luật của đời sống tình
cảm.
2. Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
2.1 Ý chí
2.2 Hành động ý chí
1. TÌNH CẢM
1.1. Khái niệm tình cảm

• Tình cảm là những thái độ thể hiện


sự rung cảm của con người đối với
những sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan, phản ánh ý nghĩa
của chúng trong mối liên quan với
nhu cầu và động cơ của con người.
Đặc điểm của tình cảm:

• Tình cảm là một dạng phản ánh tâm


lý mới - phản ánh cảm xúc.
• Ngoài đặc điểm là phản ánh hiện
thực khách quan, mang tính chủ thể
và có bản chất xã hội - lịch sử, phản
ánh cảm xúc của tình cảm có những
đặc điểm khác.
Đặc điểm của tình cảm (tt)
• Tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các
sự vật, hiện tượng gắn với nhu cầu, động
cơ của con người.
• Phản ánh của tình cảm mang tính lựa
chọn.
• Tình cảm phản ánh hiện thực khách quan
dưới hình thức những rung động, những
trải nghiệm.
Đặc điểm của tình cảm (tt)
• Phản ánh của tình
cảm mang đậm màu
sắc chủ thể.
• Tình cảm của con
người khó hình thành,
hình thành lâu dài và
phức tạp.
Quá trình nhận thức Tình cảm
Đối tượng Bản thân sự vật, hiện tượng Mối quan hệ giữa sự vật hiện
phản ánh trong hiện thực khách quan tượng gắn với nhu cầu, động
cơ của con người
Phạm vi Bất cứ SV,HT nào tác động Chỉ tỏ thái độ rung cảm với
phản ánh vào các giác quan đều những SV,HT với sự thoả mãn
được phản ánh với mức độ hay không thoả mãn nhu cầu,
chính xác khác nhau động cơ của con người
Phương - Hình ảnh Những rung động, trải nghiệm
thức phản - Khái niệm
ánh - Biểu tượng
Mức độ Cao hơn, đậm đà bản sắc cá
thể hiện nhân hơn
chủ thể
Sự hình Khó hình thành, phức tạp và
thành theo những quy luật khác
1.2. Vai trò của tình cảm
• Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn
bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách.
Tình cảm là mặt tập trung nhất của nhân
cách con người.
• Tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của
xu hướng nhân cách (nhu cầu, hứng thú,
lý tưởng, thế giới quan, niềm tin…)
• Tình cảm là động lực thúc đẩy con người
trong nhận thức và hành động.
1.3. Các mức độ của đời sống tình cảm
• 1.Màu sắc xúc cảm của cảm giác: Là các sắc thái
cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác nào đó.
2. Xúc cảm: Là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình
cảm nào đó. Xúc cảm thuộc một trình độ phản ánh
cảm xúc cao hơn màu sắc xúc cảm của cảm giác
-Xảy ra nhanh, mạnh, rõ rệt và chủ thể ý thức rõ nét
hơn
Biểu hiện của xúc cảm: xúc động, tâm trạng, stress.
• 3. Tình cảm: Là thuộc tính tâm lý ổn định của
nhân cách, thể hiện rung động của con người đối
với các sự vật, hiện tượng liên quan tới sự thỏa
mãn hay không thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần của con người.
- Tình cảm cấp thấp: liên quan tới sự thoả mãn
hay không thoả mãn nhu cầu cơ thể
- Tình cảm bậc cao: liên quan sự thoả mãn hay
không thoả mãn nhu cầu tinh thần, mang tính xã
hội
Phân loại tình cảm

Tình cảm Tình cảm


cấp thấp đạo đức
Tình cảm
Tình cảm Tình cảm
cấp cao trí tuệ
Tình cảm
thẩm mỹ
Phân biệt Tình cảm và Xúc cảm
Tình cảm Xúc cảm
Chỉ có ở con người Có ở cả người và ở động vật

Là một thuộc tính tâm lý Là một quá trình tâm lý

Có tính nhất thời, phụ thuộc vào


Có tính chất ổn định, lâu dài
tình huống

Xuất hiện sau Xuất hiện trước

Thực hiện chức năng xã hội Thực hiện chức năng sinh vật

Gắn liền với phản xạ có điều Gắn liền với phản xạ không điều
kiện kiện, với bản năng.
1.4. Các quy luật của tình cảm
a. Qui luật lây lan
b. Quy luật thích ứng
c. Quy luật tương phản
d. Qui luật di chuyển
e. Quy luật pha trộn
f. Quy luật về sự hình thành tình cảm
a.Qui luật lây lan
• Xúc cảm, tình cảm người này truyền sang
người khác.
Vd: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
b. Quy luật thích ứng
• Xúc cảm, tình cảm lặp đi lặp lại với cường
độ không thay đổi thì sẽ bị suy yếu.
• VD: sự nhàm chán trong tình yêu lâu ngày
c. Quy luật tương phản
• Sự xuất hiện hoặc suy yếu của một tình
cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một
tình cảm khác.
• VD: nhân vật chính diện, phản diện
d. Qui luật di chuyển
• Tình cảm, xúc cảm di chuyển trừ đối
tượng này sang đối tượng khác có liên
quan.
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”
e. Quy luật pha trộn
• Hai tình cảm đối cực nhau có thể cùng xảy
ra, không loại trừ mà pha trộn nhau
VD: Giận và thương
f. Quy luật về sự hình thành tình
cảm
• Được hình thành do quá trình tổng hợp
hoá, động hình hoá và khái quát hoá các
xúc cảm đồng loại
• VD: tình yêu quê hương đất nước
2. Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
2.1. Ý CHÍ
2.1.1. Khái niệm về ý chí
• Là một phẩm chất của nhân cách, thể
hiện năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự
nỗ lực khắc phục khó khăn.
• Ý chí là thuộc tính tâm lý điều chỉnh hành
vi tích cực nhất của con người.
• Đánh giá ý chí không chỉ dựa vào cường
độ ý chí mà phải dựa cả trên cơ sở tính
đạo đức của ý chí.
2.1.2. Các phẩm chất ý chí
a. Tính mục đích
• Con người biết đề ra những mục đích cho
hoạt động và cuộc sống của mình.
• Con người biết điều khiển hành vi của
mình theo những mục đích nhất định.
• Tính mục đích phụ thuộc vào thế giới
quan, ý thức đạo đức của mỗi người, và
mang tính giai cấp của người mang ý chí
2.1.2. Các phẩm chất ý chí (tt)
b. Tính độc lập
• Là năng lực quyết định và thực hiện hành
động đã dự định mà không chịu ảnh
hưởng của người khác.
• Tính độc lập không giống với tính bướng
bỉnh, bảo thủ.
• Tính độc lập giúp con người hình thành
được niềm tin vào sức mạnh của mình.
2.1.2. Các phẩm chất ý chí (tt)
c. Tính quyết đoán
• Là khả năng đưa ra những quyết định kịp
thời, không dao động, không phụ thuộc
vào người khác.
• Tính quyết đoán thể hiện qua những hành
động có cân nhắc, có căn cứ.
• Người quyết đoán luôn có hành động dứt
khoát, đúng lúc, không do dự.
2.1.2. Các phẩm chất ý chí (tt)
d. Tính kiên trì (bền bỉ)
• Là kỹ năng vượt khó khăn để đạt được
mục đích, bất luận thời gian dài hay ngắn.
• Người có tính kiên trì thì không bao giờ
nhụt chí, chán nãn trước những khó khăn,
trở ngại trong công việc, trong cuộc sống.
• Tính kiên trì khác với tính lì lợm, bướng
bỉnh và kém ý chí.
2.1.2. Các phẩm chất ý chí (tt)
e. Tính tự chủ
• Là khả năng làm chủ bản thân, duy trì
được sự kiểm soát các hành vi của bản
thân.
• Tính tự chủ giúp con người khắc phục
được tính cộc cằn, nóng nảy.
• Tính tự chủ còn được hiểu là khả năng
kiềm chế những cảm xúc, xúc động trong
tình cảm.
2.2. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
2.2.1. Khái niệm hành động ý chí

• Hành động ý chí là hành động có ý thức, có


chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn,
thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.
Các đặc điểm của hành động ý chí
• Hành động ý chí có liên hệ mật thiết với quá
trình tư duy.
• Hành động ý chí luôn có tính mục đích.
• Trong hành động ý chí, con người luôn lựa
chọn phương tiện, phương pháp hành động
để thực hiện được mục đích và đạt hiệu quả
cao.
• Hành động ý chí có sự theo dõi, kiểm tra,
điều khiển, điều chỉnh, nỗ lực để khắc phục
khó khăn trong quá trình hướng đến mục
đích.
Phân loại hành động ý chí:
• Hành động ý chí đơn giản: Là những hành
động có mục đích rõ ràng.
• Hành động ý chí cấp bách: Là hành động
xảy ra trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải
có sự nỗ lực, sự quyết định chớp nhoáng.
• Hành động ý chí phức tạp: Đây là loại hành
động ý chí điển hình mà ở đó nó thể hiện tất
cả các đặc điểm của hành động ý chí.
2.2.2. Các giai đoạn của hành động ý chí

a. Giai đoạn chuẩn bị:


Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, giai
đoạn suy nghĩ.
Giai đoạn này bao gồm:
- Xác định mục đích và ý thức rõ ràng về nó
- Lập kế hoạch và tìm ra phương pháp thực
hiện.
- Quyết định hành động.
2.2.2. Các giai đoạn của hành động ý chí
(tt)
b. Giai đoạn thực hiện:
Giai đoạn này đòi hỏi sự nỗ lực lớn lao và
phải có ý chí.
c. Giai đoạn đánh giá kết quả:
• Giai đoạn này, người ta đối chiếu kết quả
đạt được với mục đích đã định.
• Đánh giá có vai trò quan trọng, ý nghĩa to
lớn đối với con người.
Hành động tự động hoá

Hành động tự động hoá bao gồm:


Hành động tự động hoá.

Kỹ xảo Thói quen


Mang tính chất kỹ thuật Mang tính chất nhu cầu, nếp sống
Ít gắn với tình huống Luôn gắn với tình huống cụ thể
Có thể bị mai một nếu không thường xuyên Bền vững, ăn sâu vào nếp sống
luyện tập, củng cố
Con đường hình thành chủ yếu của kỹ xảo Hình thành bằng nhiều con đường khác
là luyện tập có mục đích và có hệ thống nhau, kể cả con đường tự phát

Được đánh giá về mặt kỹ thuật thao tác, có Được đánh giá về mặt đạo đức, có thói
kỹ xảo mới, tiến bộ, có kỹ xảo cũ, lỗi thời quen tốt có thói quen xấu, có thói quen có
lợi, có thói quen có hại.
Hành động tự động hoá.
Hành động tự động hoá.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích khái niệm xúc cảm và tình cảm.
Phân biệt giữa xúc cảm, tình cảm và mối
quan hệ giữa chúng.
2. Trình bày các qui luật của đời sống tình cảm,
qua đó rút ra những kết luận cần thiết trong
đời sống tình cảm của con người.
3. Ý chí là gì? Nêu các phẩm chất cơ bản của ý
chí?
4. Hành động ý chí? Phân loại hành động ý chí?

You might also like