You are on page 1of 67

CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

HOẠT ĐỘNG
NHẬN THỨC

Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính

Cảm giác Tri giác Tư duy Tưởng tượng


1. Nhận thức cảm tính: Là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp
nhất, trong đó cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là hình
thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới và phản ánh những cái
bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động vào giác quan. Bao gồm:

+ Cảm giác

+ Tri giác

2. Nhận thức lý tính: Phản ánh những cái bản chất bên trong, những
MQH có tính quy luật. Bao gồm:

+ Tư duy
+ Tưởng tượng.
1.1. Cảm giác
1.1.1. Khái niệm cảm giác
Cảm giác là gì?

a. Định nghĩa cảm giác theo Tâm lý học

Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng
thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác
động vào giác quan.
1.1. Cảm giác
1.1.2. Các quy luật cảm giác
a. Quy luật ngưỡng cảm giác
- Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được
cảm giác hoặc làm thay đổi cảm giác.
Ngưỡng cảm giác phía trên:
là cường độ kích thích tối đa

Vùng cảm giác được

Ngưỡng cảm giác phía dưới:


là cường độ kích thích tối thiểu
1.1. Cảm giác
1.1.2. Các quy luật cảm giác
a. Quy luật ngưỡng cảm giác
Ngưỡng sai biệt là khả năng phân biệt 2 kích thích cùng loại.
=> Mỗi người sẽ có cảm giác khác nhau về cùng một sự việc do
ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của mỗi người là khác nhau
1.1. Cảm giác
1.1.2. Các quy luật cảm giác
a. Quy luật ngưỡng cảm giác
- Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được
cảm giác hoặc làm thay đổi cảm giác.

- Cơ quan cảm giác khác nhau => Ngưỡng khác nhau

- Cá nhân khác nhau => Ngưỡng khác nhau


1.1. Cảm giác
1.1.2. Các quy luật cảm giác
b. Quy luật thích ứng cảm giác
Là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù
hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích.
Quy luật thích ứng
1.1. Cảm giác
1.1.2. Các quy luật cảm giác
c. Quy luật tương phản
Nội dung quy luật: Kích thích yếu lên cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ
nhạy cảm của cơ quan phân tích khác, sự kích thích mạnh lên cơ quan phân
tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.

Có 2 loại tương phản của cảm giác:


- Tương phản đồng thời
- Tương phản nối tiếp
Kích thích

Yếu Mạnh

Cơ quan cảm giác 1 Cơ quan cảm giác 2

Tăng độ nhạy cảm Giảm độ nhạy cảm


của cơ quan cảm của cơ quan cảm
giác khác giác khác
- Tương phản đồng thời: là sự thay đổi cường độ và chất
lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích
cùng loại xảy ra đồng thời.
- Tương phản nối tiếp: là sự thay đổi cường độ và chất
lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích
cùng loại xảy ra trước đó.

Mát hơn Ấm hơn


- Loạn cảm giác: Xuất hiện do sự kết hợp khá vững chắc
giữa một số cảm giác đến mức khi gây cảm giác này sẽ
tạo ra cảm giác khác
- Ví dụ: Nghe âm thanh gây nổi “da gà”.
1.2. Tri giác
1.2.1. Khái niệm tri giác
Tri giác là gì?
a. Định nghĩa tri giác theo Tâm lý học
Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn từng thuộc
tính của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào
giác quan.
1.2. Tri giác
1.2.2. Các quy luật tri giác
a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng có thuộc về
một sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài.
- Ý nghĩa: Là cơ sở định hướng cho hành vi và hoạt động của con
người phù hợp với thế giới xung quanh
=> Hoạt động có hiệu quả.
1.2. Tri giác
1.2.3. Các quy luật tri giác
b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác của người ta không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật hiện tượng đa
dạng đang tác động mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh để tri giác đối tượng một
cách rõ ràng. Đó là tính lựa chọn của tri giác.

- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, đặc điểm của sự vật
kích thích, các điều kiện bên ngoài (khoảng cách, độ chiếu sáng…) và yếu tố chủ quan
(nhu cầu, hứng thú, tình cảm, vốn kinh nghiệm sống…)
b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Bạn nhìn thấy gì?


b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất cố định, tùy thuộc vào mục
đích cá nhân và điều kiện xung quanh.
b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Quy luật này có nhiều ứng dụng thực tế như kiến trúc, trang trí,
ngụy trang, dạy học…
1.2. Tri giác
1.2.3. Các quy luật tri giác
c. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
Khi tri giác sự vật hiện tượng một cách có ý thức thì
có thể gọi được xếp sự vật đang tri giác vào một
nhóm sự vật hiện tượng xác định, cũng có thể khái
quát nó trong một từ xác định
1.2. Tri giác
1.2.3. Các quy luật tri giác
c. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Tư duy

Gắn chặt với


Bản chất
Tri giác
của sự vật
ở người
hiện tượng
Diễn ra
có ý thức
d. Quy luật về tính ổn định của tri giác

- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định
về sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giác đã thay đổi.

- Tính ổn định của tri giác phụ thuộc cấu trúc của sự vật, cơ chế tự
điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh, vốn kinh nghiệm phong phú
về đối tượng.
d. Quy luật về tính ổn định của tri giác
1.2. Tri giác
1.2.3. Các quy luật tri giác
Thái độ
e. Quy luật tổng giác
Nhu cầu
Vật kích thích bên ngoài Hứng thú
Sở thích
Tri giác bị Thích chất
quy định bởi
Những nhân tố nằm trong Mục đích
bản thân chủ thể tri giác
Động cơ

1.2. Tri giác
2. Các quy luật tri giác
f. Ảo ảnh tri giác (ảo giác)
- Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch về sự vật hiện tượng có
thật đang tác động vào các giác quan của con người.
- Ảo giác là một hiện tượng có tính quy luật xảy ra ở tất cả mọi
người bình thường và có ở tất cả các loại tri giác.
f. Ảo ảnh tri giác
Vì sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt có khe hở?
1.3. TƯ DUY
1.3.1. Khái niệm tư duy

Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà con người chưa
biết.
1.3.2. Đặc điểm tư duy
1.3.2.1. Tính có vấn đề của tư duy

Tư duy chỉ nảy sinh trong tình huống có vấn đề (nhiệm vụ cần giải quyết)
và được con người nhận thức một cách đầy đủ, có nhu cầu chuyển thành
nhiệm vụ của tư duy để giải quyết vấn đề đó.

Tình huống có vấn đề là gì?


- Tình huống chứa đựng mâu thuẫn mới
- Không có khả năng giải quyết bằng phương pháp cũ
- Buộc con người tìm ra cách giải quyết mới
1.3.2. Đặc điểm tư duy
1.3.2.1. Tính có vấn đề của tư duy

Hiện tượng nào sau đây là quá trình tư duy? Tại sao?
1. Huấn luyện viên bàn chiến thuật mới cho đội bóng sau khi khi đã
bị đối thủ dẫn trước?
2. Giáo viên hỏi học sinh tiểu học giai cấp là gì?
3. Sinh viên được giáo viên yêu cầu làm bài tập nhóm?
1.3.2. Đặc điểm tư duy

1.3.2.2 Tính gián tiếp của tư duy


Tư duy có khả năng:
- Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp thông qua các

dấu hiệu, kinh nghiệm, ngôn ngữ, những công cụ lao động …
và kết quả nhận thức của con người.
=> Để tư duy tốt thì cần có nhiều kinh nghiệm, phương tiện
hỗ trợ
1.3.2. Đặc điểm tư duy

1.3.2.3. Tính trừu tượng và tính khái quát


Tính trừu tượng: Là khả năng trừu xuất khỏi đối tượng những thuộc
tính không bản chất mà chỉ giữ lại những dấu hiệu bản chất chung
nhất, đặc trưng cho nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại.
Tính khái quát: Là có khả năng đi sâu vào nhiều sự vật, hiện tượng
nhằm vạch ra những thuộc tính chung, những mối liên hệ và quan
hệ có tính quy luật giữa chúng.
1.3.2. Đặc điểm tư duy

1.3.2.4. Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ


- Không có ngôn ngữ thì quá trình cảm giác, tri giác vẫn diễn ra nhưng
không có ngôn ngữ sẽ không có bất cứ quá trình tư duy nào.
- Ngôn ngữ là hình thức biểu đạt những sản phẩm của tư duy (ý nghĩ,
khái niệm…). Nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là một chuỗi âm
thanh vô nghĩa, không có nội dung.
=> Đó là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của tư duy
1.3.2. Đặc điểm tư duy

1.3.2.5. Tư duy liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Muốn tư duy, trước hết phải tri giác được các sự kiện, các hoàn
cảnh có vấn đề.

=> Tri giác là một khâu, là thành phần của quá trình tư duy và
nhờ có tư duy mà sự tri giác đối tượng diễn ra nhanh chóng và
chính xác hơn.
1.3.3. Các giai đoạn tư duy

3.1. Xác định vấn đề, biểu đạt thành nhiệm vụ tư duy
3.2. Xuất hiện các liên tưởng - huy động các tri thức, kinh
nghiệm
3.3. Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
3.4. Kiểm tra giả thuyết
3.5. Giải quyết vấn đề
1.3.4. Các thao tác tư duy
- Phân tích - Tổng hợp
- So sánh
- Trừu tượng hóa - khái quát hóa
=> Các thao tác này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không
tồn tại biệt lập mà đan xen với nhau trong quá trình con người
tư duy.
1.3.5. Phân loại tư duy: Giáo trình
IV.TƯỞNG TƯỢNG
1. Khái niệm
Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những
biểu tượng đã có.
2. Đặc điểm
- Tưởng tượng nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề. Giá trị của
tưởng tượng chính là tìm được lối thoát trong tình huống có vấn đề
ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy.
- Tưởng tượng phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp
và khái quát, nhưng mang tính độc đáo, sáng tạo hơn so với quá
trình tư duy.
- Tưởng tượng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính và ngôn
ngữ.
So sánh quá trình tư duy và tưởng tượng
So sánh Tư duy Tưởng tượng

- Là quá trình tâm lý


Giống - Nảy sinh trước tình huống có vấn đề
nhau - Có sự tham gia của ngôn ngữ
- Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính

- Phản ánh thuộc tính bản chất, MLH & - Phản ánh cái chưa có trong kinh nghiệm
QH mang tính quy luật của sự vật hiện của cá nhân
tượng.
- Tính bất định của tình huống có vấn đề
Khác
nhau
- Tính bất định của tình huống có vấn đề đề cao
không cao
- Giải quyết tình huống có vấn đề bằng
- Giải quyết tình huống có vấn đề bằng cách chắp ghép, kết dính...từ biểu tượng
cách suy lý, logic đã có

Kết quả Khái niệm Biểu tượng của tưởng tượng


VAI TRÒ CỦA TƯỞNG TƯỢNG
- Giúp con người định hướng hoạt động của mình bằng cách xây dựng trước
mô hình tâm lý về kết quả của hoạt động (xây dựng mục tiêu mục đích)
- Là cơ sở của mọi phát minh khoa học
- Giúp nhà giáo dục xác định nội dung, phương thức dạy học
- Giúp vượt qua giai đoạn khó khăn của trí tuệ
- Tưởng tượng làm xuất hiện tình cảm sâu sắc hoặc tạo ra một phản ứng nhất
định của cơ quan nào đó trong cơ thể người
3. CÁC LOẠI TƯỞNG TƯỢNG

Không chủ định (k theo MĐ)


Mức độ tham
gia của ý thức Có chủ định [Tái tạo/sáng tạo]

TT tiêu cực (mơ mộng)


Tính tích cực
của TT TT tích cực: Định hướng HĐ

Ước mơ là loại tưởng tượng


Ước mơ và lý tổng quát về tương lai
tưởng LT cao hơn ước mơ, là hình
ảnh mẫu mực mà con người
muốn vươn tới
4. CÁC CÁCH SÁNG TẠO HÌNH ẢNH MỚI
CỦA TƯỞNG TƯỢNG

4.1 Thay đổi kích thước, số lượng hoặc thành phần


của sự vật
Là cách tạo ra biểu tượng mới bằng cách thay đổi kích
thước, số lượng, độ lớn … nhằm tăng lên hay giảm đi
hình dáng của nó so với hiện thực.
Ví dụ: Hình tượng người khổng lồ, người tý hon;
4.2 Chắp ghép
Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện
tượng khác nhau để tạo ra hình ảnh mới. Các bộ phận hợp
thành hình ảnh mới không bị chế biến mà chỉ là sự ghép
nối, kết dính giản đơn.

Pokemon Bulbasaur
4.3 Loại suy

- Là cách tạo ra hình ảnh


mới trên cơ sở mô phỏng,
bắt chước những chi tiết, bộ
phận của những sự vật có
thực.
Ví dụ: Nhờ có loại suy mà
con người chế tạo ra công
cụ lao động từ những thao
tác lao động của đôi bàn tay.
4.4 Nhấn mạnh các thành phần, chi tiết
thuộc tính của sự vật

Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt
hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất hay một quan hệ
nào đó của sự vật, hiện tượng này với các sự vật hiện
tượng khác.
Ví dụ: Xây dựng những nét điển hình của một loại nhân
vật trong văn học, nghệ thuật, hội họa qua hình thức
tranh biếm họa,...
4.5 Liên hợp

- Là cách tạo hình ảnh mới


bằng cách liên hợp các bộ
phận của nhiều sự vật với
nhau.
- Các bộ phận tạo nên hình ảnh
mới đều bị cải biến và sắp xếp
trong những tương quan mới.
- Thường được sử dụng trong
sáng tạo nghệ thuật và sáng
tạo kĩ thuật.
4.6 Điển hình hóa
- Tạo hình ảnh mới bằng
cách xây dựng thuộc tính,
đặc điểm điển hình của
nhân cách đại diện cho 1
giai cấp, 1 lớp người…

Ví dụ: Chí Phèo, Thị Nở,


Chị Dậu là những điển hình
cho người nông dân bị áp
bức trong xã hội phong
kiến…
So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
NHẬN THỨC CẢM TÍNH NHẬN THỨC LÝ TÍNH
Nảy sinh khi có tác động trực tiếp tới Nảy sinh trước tình huống có vấn đề
ngưỡng giác quan

Phản ánh những thuộc tính bề ngoài, Phản ánh những thuộc tính bản chất,
trực quan cụ thể những mối quan hệ có tính quy luật

Phản ánh trực tiếp bằng giác quan Phản ánh gián tiếp bằng ngôn ngữ,
biểu tượng, khái niệm

Phản ánh sự vật hiện tượng cụ thể, đang Phản ánh những sự vật hiện tượng
tác động trực tiếp vào giác quan; không còn tác động/chưa tác động
vào giác quan
Kết quả phản ánh là những hình ảnh trực Kết quả phản ánh là những khái
quan, cụ thể niệm, phán đoán, những cái chung,
cái bản chất
V. TRÍ NHỚ
V. TRÍ NHỚ
1. KHÁI NIỆM TRÍ NHỚ
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã trải
qua của con người dưới hình thức những biểu tượng, bao gồm sự
GHI NHỚ, GÌN GIỮ và TÁI HIỆN những gì đã tiếp thu trong
quá trình hoạt động
2. CÁC GIAI ĐOẠN/QUÁ TRÌNH CỦA TRÍ NHỚ

CÓ 4 GIAI ĐOẠN/QUÁ TRÌNH TRÍ NHỚ


2.1 GHI NHỚ
2.2 GÌN GIỮ
2.3 NHẬN LẠI VÀ NHỚ LẠI (TÁI HIỆN)
2.4 QUÊN
2.1. QUÁ TRÌNH GHI NHỚ

Quá trình GN là quá trình lưu trữ lại trong não người những hình
ảnh, sự vật hiện tượng trong quá trình tri giác (hay còn gọi là quá
trình tạo vết, quá trình lập đường dây liên hệ thần kinh tạm thời
nhưng vững chắc trên vỏ não).
Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc vào nội dung, tính chất của
tài liệu nhớ, động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá
nhân.
QUÁ TRÌNH GHI NHỚ
Ghi nhớ Ghi nhớ
không chủ định có chủ định

Ghi nhớ Ghi nhớ


máy móc ý nghĩa
GN không chủ định GN có chủ định
- Không có mục đích đặt ra từ - Ghi nhớ theo mục đích đặt
trước, ra từ trước,
- Không đòi hỏi nỗ lực ý chí - Đòi hỏi sự nỗ lực ý chí
- Không dùng thủ thuật ghi - Có những thủ thuật và
nhớ, tài liệu được ghi nhớ một phương pháp nhất định để
cách tự nhiên. đạt được mục đích ghi nhớ
GN máy móc GN ý nghĩa
- Lặp đi lặp lại nhiều lần một
- Thông hiểu nội dung cần ghi
cách đơn giản, tạo ra mối liên
nhớ
hệ bề ngoài giữa các phần
của tài liệu ghi nhớ - Hiểu bản chất của nội dung
cần ghi nhớ
- Không cần hiểu nội dung tài
liệu. - Gắn với quá trình tư duy và
tưởng tượng.
VD: Nhớ số điện thoại, số
nhà…
2.2 QUÁ TRÌNH GIỮ GÌN
 Là quá trình CỦNG CỐ vững chắc những dấu vết hình thành
trên vỏ não trong quá trình GN, có thể diễn ra đồng thời hoặc sau
quá trình GN

Có 2 hình thức giữ gìn


- Tiêu cực: Lặp đi lặp lại nhiều lần một cách giản đơn tài liệu cần
ghi nhớ.
- Tích cực: Tái hiện trong não bộ tài liệu đã ghi nhớ mà không cần
phải tri giác tài liệu đó.
2.3 QT TÁI HIỆN (NHẬN LẠI VÀ NHỚ LẠI)
Là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ
và giữ gìn
- Nhận lại: Là QT nhớ lại đối tượng đã tri giác trước đây
khi đối tượng xuất hiện lại.
- Nhớ lại: Là QT nhớ lại đối tượng đã tri giác trước đây khi
đối tượng không còn trước mặt.
- Hồi tưởng: Là hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố gắng rất
nhiều của ý chí.
- Hồi ức: Nhớ lại các đối tượng cũ khu trú trong không gian
và thời gian nhất định
2.4 SỰ QUÊN
Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhất
định
Quên tạm thời
Quên cục bộ
Quên hoàn toàn Trong thời gian
Không nhớ dài không thể
Không nhớ lại, lại, nhưng nhớ lại được.
không nhận lại nhận lại được Nhưng trong
một lúc lại đột
nhiên nhớ lại
được  sực
nhớ
• Nguyên nhân của quên:
- Do quá trình ghi nhớ.
- Do không gắn được vào hoạt động hàng ngày.
- Do ít có ý nghĩa thực tiễn đối với bản thân.
Quy luật của sự quên:
- Quên tiểu tiết trước, quên cái chính yếu sau.
- Quên nhanh ở giai đoạn đầu, sau đó giảm dần.
- Quên những gì không liên quan, không phù hợp với hứng thú, sở thích
- Quên những cái không được sử dụng thường xuyên
- Quên khi gặp những tác động mới lạ, mạnh so với tác động quen thuộc
• Biện pháp chống quên:
- Nắm rõ các quy luật quên, từ đó có hướng khắc phục: Ôn tập
thường xuyên; Thiết kế nội dung cần ghi nhớ theo phong cách
riêng của bản thân để tạo hứng thú ghi nhớ (sơ đồ tư duy, hình ảnh
yêu thích, phổ thơ, phổ nhạc, viết thành câu chuyện,…)
- Chọn lọc thông tin tiếp nhận phù hợp với mục đích phát triển của
bản thân, tránh được tình trạng quá tải thông tin, loạn thông tin, rối
thông tin cần ghi nhớ.
- Tăng cường sức khỏe, đặc biệt sức khỏe cho não bộ bằng các
hình thức như: tập thể dục, dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp,…

You might also like