You are on page 1of 20

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 5
TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
5.1. Tình cảm

5.1.1. Định nghĩa về tình cảm

Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với
những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
5.1.2. So sánh xúc cảm và tình cảm
Trang 176
5.1.3. Đặc điểm tình cảm

Tình cảm với tư cách là một đặc trưng của tâm lí người, có những
đặc điểm sau đây:

-Tính nhận thức: Khi có tình cảm, con người phải nhận thức đối

tượng và nguyên nhân gây nên tình cảm

-Tính xã hội: Tình cảm thực hiện chức năng thể hiện thái độ của

con người
- Tính ổn định: Tình cảm là thuộc tính tâm lý là những kết cấu tâm lý

ổn định, khó hình thành, khó phá vỡ


- Tính khái quát: Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, khái quát hóa

các xúc cảm đồng loại


- Tính chân thực: Tình cảm phản ánh chân thực nội tâm và thái độ,

ngay cả khi con người cố che dấu bang “Động tác giả” ngụy trang
- Tính 2 mặt (đối cực): Gắn liền với sự thỏa mãn hay không thỏa mãn

nhu cầu, tình cảm dương tính – âm tính (yêu ghét – vui buồn)
5.1.4. Các mức độ của tình cảm

a. Màu sắc xúc cảm của cảm giác

Sắc thái cảm xúc đi kèm quá trình cảm giác

b. Xúc cảm là những rung cảm xảy ra nhanh, mạnh rõ rệt

VD: Cảm xúc: hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ,
căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi
c. Xúc động: Xúc cảm có cường độ rất mạnh xảy ra trong thời
gian ngắn, có khi chủ thể không làm chủ được bản thân

- Say mê, tâm trạng, stress

d. Tình cảm là thuộc tính tâm lý ổn định, bền vững của nhân cách,
nói lên thái độ của cá nhân
Tình cảm có 2 mức độ:

-Tình cảm cấp thấp: Thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu cơ thể

-Tình cảm cấp cao: Thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu tinh

thần

+ Tình cảm đạo đức: Thái độ đối với yêu cầu đạo đức như: Tình mẹ
con, anh em, tình yêu nam nữ
+ Tình cảm trí tuệ: Tính ham hiểu biết, thích khám phá thế giới
xung quanh

+ Tình cảm thẩm mỹ: Thái độ đối với cái đẹp trong văn học,
nghệ thuật, thiên nhiên

+ Tình cảm mang tính chất thế giới quan: Tinh thần yêu nước,
tinh thần quốc tế,…
5.1.5. Vai trò của tình cảm

- Với nhận thức: Tình cảm à nguồn động lực mạnh mẽ kích thích
con người tìm tòi, chân lý

Nhận thức là cơ sở là cái “lí” của tình chỉ tình cảm

-Với hành động: Tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt

động, tình cảm là động lực thúc đẩy con người hoạt động

-Tình cảm có quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý

của nhân cách.


5.1.6. Các quy luật của tình cảm

a. Quy luật “Thích ứng”

Tình cảm lặp đi lặp lại nhiều lần đơn điệu => có hiện tượng thích
ứng => ”chai dạn” trong tình cảm (gần thường, xa thương”

b. Quy luật “Tương phản” – “Cảm ứng”

Sự song yếu tình cảm này làm tăng hoặc giảm tình cảm khác
c. Quy luật “Pha trộn”

2 tình cảm đối cực có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ
nhau, chúng “pha trộn vào nhau (giận thì giận mà thương thì thương)

d. Quy luật “Di chuyển”

Tình cảm di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác (giận cá
chém thớt)
e. Quy luật “Lây lan”

Hiện tượng “vui lây”, buồn “lây”, “đồng cảm”, “cảm thông”

f. Quy luật “Sự hình thành tình cảm”

Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá
trình tổng hợp hóa, khái quát hóa những cảm xúc đồng loại

Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm đồng loại nhưng khi
tình cảm hình thành rồi thì tình cảm lại thể hiện qua xúc cảm và
chi phối xúc cảm.
5.2. Ý chí

5.2.1. Khái niệm ý chí và hành động ý chí

a. Ý chí

- Định nghĩa: Ý chí thể hiện năng lực thực hiện những hành động có mục đích,
đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
- Các phẩm chất của ý chí

+ Tính mục đích: Điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác

+ Tính độc lập: Con người quyết định và thực hiện hành vi theo quan
điểm, niềm tin của mình

+ Tính quyết đoán: Khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt
khoát trên cơ sở tính toán kĩ càng
+ Tính kiên cường: Con người có quyết định đúng đắn, kịp thời
trong những hoàn cảnh khó khăn và kiên trì thực hiện đến cùng
mục đích đã xác định

+ Tính dũng cảm: Sẵn sàng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn

+ Tính tự kiềm chế: Làm chủ bản thân, kìm hãm hành động không
cần thiết
b. Hành động ý chí

- Định nghĩa: Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm,
đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích
đã đề ra.
- Đặc điểm

+ Chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích

=> Quyết định có hành động hay không

+ Có tính mục đích

+ Có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành

+ Có sự điều khiển và kiểm tra của ý thức.


- Cấu trúc của hành động ý chí

+ Giai đoạn chuẩn bị

+ Giai đoạn thực hiện

+ Giai đoạn đánh giá kết quả hành động.


5.2.2. Hành động tự động hóa, kĩ xảo và thói quen

a. Định nghĩa

Hành động tự động hóa là hành động có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại
nhiều lần, do luyện tập mà nó trở thành tự động hóa, không cần có sự
kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả.

Có 2 loại hành động tự động hóa: Kỹ xảo và thói quen

Điểm khác nhau giữa kỹ xảo và thói quen

Trang 184
b. Quy luật hình thành kỹ xảo

-Quy luật tiến bộ không đồng đều

-Quy luật “đỉnh” của phương pháp luyện tập

-Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới

-Quy luật dập tắt kỹ xảo.

You might also like