You are on page 1of 20

Chương 5:

Ý CHÍ VÀ HÀNH
ĐỘNG Ý CHÍ
I. Ý CHÍ
II. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
I. Ý CHÍ

1. KHÁI NIỆM Ý CHÍ


2. VAI TRÒ CỦA Ý CHÍ
3. CÁC PHẨM CHẤT
CỦA Ý CHÍ
1. KHÁI NIỆM Ý CHÍ
Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể
hiện ở khả năng thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ
lực, cố gắng để khắc phục những khó
khăn, trở ngại.
 Ý chí phản ánh điều kiện của hiện thực
khách quan dưới dạng mục đích của hành
động.
Ý chí được xem là “điểm” hội tụ của nhận thức
và tình cảm hướng vào hoạt động của con
người: khi nhận thức càng sâu sắc và tình cảm
càng mãnh liệt thì ý chí càng cao.
 Ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, một
thành tố cấu thành nhân cách của con người.
 Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở
chỗ ý chí đó như thế nào (tức là cao hay thấp,
mạnh hay yếu) mà điều chủ yếu còn là ở chỗ nó
được hướng vào cái gì ? Cho nên cần phải phân
biệt mức độ ý chí với nội dung đạo đức của ý
chí.
2. VAI TRÒ CỦA Ý CHÍ
 Tổ chức hoạt động một cách hợp lý và có ích
nhất.
 Cải tạo được tự nhiên, cải tạo xã hội và cải
tạo chính bản thân mình.
 Sáng tạo ra được những giá trị vật chất và
tinh thần phục vụ nhu cầu ngày càng cao của
xã hội.
 Tâm lý của con người mang một nội dung và
ý nghĩa hoàn toàn khác, hơn hẳn về chất so
với tâm lý của động vật.
3. CÁC PHẨM CHẤT CỦA Ý CHÍ
Tính
độc
lập
Tính Tính
mục quyết
đích Các đoán
phẩm
Tính chất Tính
kiên Tính đồng
cường tự kiềm cảm
chế-tự
chủ
Khái quát chung về nhân cách
3. CÁC PHẨM CHẤT CỦA Ý CHÍ

-Tính mục đích. Kỹ năng đề ra cho hoạt


động và cuộc sống những mục đích gần và
xa, và điều khiển hành vi của mình phục
tùng các mục đích ấy.
-Tính độc lập. Khả năng quyết định và
thực hiện hành động đã dự định mà không
chịu ảnh hưởng của một ai.
- Tính quyết đoán. Khả năng đưa ra quyết định
kịp thời và cứng rắn mà không có sự dao
động không cần thiết.
- Tính kiên trì. Kỹ năng đạt được mục đích đề
ra dù cho con đường đạt tới chúng có lâu dài
và gian khổ.
- Tính tự chủ. Khả năng làm chủ được bản thân
(cả những suy nghĩ bên trong và hành vi bên
ngoài).
II. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
1. KHÁI NIỆM HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
3. PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
4. CẤU TRÚC CỦA HÀNH ĐỘNG Ý
CHÍ ĐIỂN HÌNH
5. HÀNH ĐỘNG TỰ ĐỘNG HÓA
1. KHÁI NIỆM HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

 Hành động ý chí là hành động được


hướng vào những mục đích đã định mà
việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc
phục khó khăn, trở ngại, do đó phải có sự
hoạt động tích cực của tư duy và sự nỗ
lực của ý chí.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH ĐỘNG Ý
CHÍ
 Chỉ xuất hiện khi gặp khó khăn, trở ngại.
 Nguồn gốc kích thích ý chí không trực tiếp quyết
định hành động bằng cường độ vật lý mà thông qua
cơ chế động cơ hóa hành động.
 Có tính mục đích rõ ràng và chứa đựng nội dung
đạo đức.
 Có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành.
 Có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức,
luôn có sự nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện
đến cùng các mục đích đã đề ra.
3. PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
 Căn cứ vào sự tham gia đầy đủ hay không các đặc
tính sau đây để phân loại hành động ý chí:
+ Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý
thức.
+ Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để
thực hiện mục đích.
+ Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều
chỉnh sự nỗ lực của ý chí để khắc phục khó khăn,
trở ngại bên ngoài hay bên trong.
 Trong quá trình thực hiện mục đích, người ta
chia ra thành ba loại hành động ý chí:
+ Hành động ý chí đơn giản: là những hành
động có mục đích rõ ràng.
+ Hành động ý chí cấp bách: Trong hành động
này có cả ba đặc điểm trên nhưng chúng hoà
nhập vào nhau, không thể hiện rõ ràng.
+ Hành động ý chí phức tạp: là hành động ý chí
điển hình, trong đó ba đặc điểm trên được thể
hiện một cách đầy đủ, rõ ràng.
4. CẤU TRÚC CỦA HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
ĐIỂN HÌNH
- Giai đoạn chuẩn bị:
+ Xác định mục đích, hình thành động cơ.
+ Thu thập và xử lý các thông tin có liên quan
đến mục đích của hành động đã được xác
định. Xác định các điều kiện, các phương tiện,
các biện pháp để thực hiện hành động.
+ Lập các kế hoạch để hành động.
+ Quyết định hành động.
- Giai đoạn thực hiện.
+ Tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã lựa
chọn
+ Khắc phục những khó khăn, trở ngại.
Đây là giai đoạn khó khăn và phức tạp hơn
nhiều. Những khó khăn chủ quan bên trong và
khó khăn từ bên ngoài đưa đến đòi hỏi chủ thể
phải có sự nỗ lực ý chí để vượt qua.
- Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động.
Sau khi hành động ý chí được thực hiện,
con người bao giờ cũng đánh giá các kết quả
hành động đã đạt được và chưa đạt được nhằm
mục đích rút kinh nghiệm cho những hành
động lần sau.
5. HÀNH ĐỘNG TỰ ĐỘNG HÓA
- KHÁI NIỆM
Hành động tự động hóa vốn là hành động
ý chí, nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần
hoặc do luyện tập mà nó trở thành tự
động hóa, không cần có sự kiểm soát trực
tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết
quả.
 CÁCLOẠI HÀNH ĐỘNG TỰ ĐỘNG HÓA
ĐẶC BIỆT:
- Kỹ xảo: là loại hành động tự động hóa
được hình thành một cách có ý thức
- Thói quen: là hành động tự động hóa ổn
định, được hình thành một cách vô thức.
* Sự khác nhau giữa kỹ xảo và thói quen
Kỹ xảo Thói quen
- Mang tính chất kỹ thuật - Mang tính nhu cầu, nếp sống
-Chỉ đánh giá về mặt thao tác - Được đánh giá về mặt đạo
đức
-Ít gắn với tình huống - Luôn gắn với tình huống cụ
thể
- Có thể ít bền vững nếu -Bền vững, ăn sâu vào nếp
không được luyện tập củng sống
cố
- Con đường hình thành chủ - Hình thành bằng nhiều con
yếu của kỹ xảo là luyện tập đường như bắt chước, rèn
có mục đích và có hệ thống luyện

You might also like