You are on page 1of 2

I) Khái niệm:

- Ý chí là phẩm chất nhân cách, ý chí thể hiện năng lực thực hiện hành động có mục
đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
- Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong
thực tiễn, ở đó, con người tự giác được mục đích của hành động, lựa chọn các biện
pháp để vượt qua khó khăn, trở ngại
- Ý chí bao gồm cả mặt năng động của trí tuệ, mặt năng động của tình cảm đạo đức, là
hình thức điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người

II) Các phẩm chất của ý chí:


1. Tính mục đích:
- Đây là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, giúp con người điều chỉnh hành vi
hướng vào mục đích tự giác. Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế giới quan,
nội dung đạo đức và tính giai cấp của nhân cách mang ý chí.

2. Tính độc lập:


- Là phẩm chất ý chí cho phép con người có khả năng quyết định và thực hiện
hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình, không bị chi phối bởi
những tác động bên ngoài.
- Tuy nhiên, tính độc lập của ý chí không có nghĩa là sự bảo thủ, bướng bỉnh, chống
lại sự ảnh hưởng từ bên ngoài, bất luận đúng hay sai

3. Tính quyết đoán:


- Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán,
cân nhắc kỹ càng, chắc chắn.
- Tiền đề của tính quyết đoán là trình độ trí tuệ và sự dũng cảm. Người quyết đoán luôn
luôn hành động có suy nghĩ, dũng cảm, nhanh nhạy, đúng lúc, không dao động và
hoài nghi

4. Tính kiên cường:


- Tính kiên cường của ý chí nói lên cường độ của ý chí, cho phép con người có quyết
định đúng đắn, kịp thời trong hoàn cảnh khó khăn và kiên trì thực hiện đến cùng mục
đích đã xác định

5. Tính dũng cảm:


- Khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn, nguy hiểm
cho tính mạng hay lợi ích của bản thân

6. Tính tự kiềm chế, tự chủ:


- Khả năng và thói quen kiểm tra hành vi của bản thân, kìm hãm những hành động
được cho là không cần thiết hoặc có hại trong trường hợp cụ thế

III) Hành động ý chí:


1. Khái niệm:
- Hành động được điều chỉnh bằng ý chí gọi là hành động ý chí. Nói cách
khác hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khí
phục khó khăn, thực hiện đến từng mục đích đã đề ra

2. Đặc điểm cơ bản:


- Nguồn gốc kích thích hành động ý chỉ không phải là cường độ vật lý của kích thích
mà là cơ chế động cơ hoá hành động, trong đó chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích
thích để từ đó quyết định có hành động hay không.
- Hành động ý chí luôn có tính mục đích rõ ràng và chứa đựng nội dung đạo đức
- Hành động ý chí bao giờ cũng có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành
để đạt được mục đích.
- Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn có sự
nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại, thực hiện đến cùng mục đích đề ra.

3. Cấu trúc hành động của ý chí:


Có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị:
+ Xác định mục đích, hình thành động cơ: Trong giai đoạn này, có sự đấu tranh
động cơ để chọn lấy 1 mục đích, 1 động cơ nổi bật. Việc đấu tranh động cơ
diễn ra suốt quá trình hoạt động
+ Lập kế hoạch hành động
+ Chọn phương tiện và biện pháp hành động
+ Quyết định hành động
- Giai đoạn thực hiện: Việc chuyển từ quyết định hành động đến hành động là sự thay
đổi về thể chất, vì đó là sự chuyển biến nguyện vọng thành hiện thực. Sự thực hiện
quyết định có thể diễn ra dưới 2 hình thức:
+ Thực hiện hành động bên ngoài
+ Hành động ý chí bên trong (hay kìm hãm các hành động bên ngoài). Trong
quá trình thực hiện hành động có thể gặp những khó khăn, trở ngại, đòi hỏi
phải nỗ lực ý chí vượt qua. Có 2 loại khó khăn, trở ngại: khó khăn bên trong
(chủ quan) và khó khăn bên ngoài (khách quan). Ý chí thể hiện tập trung và rõ
ràng khi nó khắc phục các khó khăn, đạt mục đích đề ra bằng sự nỗ lực của
bản thân.
- Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động: Khi hành động đạt đến 1 mức độ nào
đó, con người đánh giá, đối chiếu các kết quả đạt được với mục đích đã định. Khi kết
quả hành động phù hợp với mục đích đã định -> sự đánh giá đem lại sự hài lòng, thỏa
mãn. Sự đánh giá có thể trở thành kích thích và động cơ đối với hoạt động tiếp theo

You might also like