You are on page 1of 3

Chức năng của tâm lý

- Tâm lý có 3 chức năng:


 Tâm lí có chức năng chung là định hướng cho hoạt động, ở dây muốn nói
tới vai trò động cơ, mục đích của hoạt động. Động cơ có thể là một nhu
cầu được nhận thức, hứng thú, lí tưởng, niềm tin, lương tâm, danh vọng...
VD: Mong muốn đạt học bổng ở đại học, chúng ta phải đặt ra mục tiêu học tập cho từng
môn học trong mỗi kì, đề ra phương pháp học tập có hiệu quả.
 Tâm lí điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế
hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt
động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.
VD: Trong quá trình học tập ta luôn xem xét mình đã học theo kế hoạch đã đề ra chưa,
nếu chưa thì phải điều chỉnh bản thân để học tập theo đúng kế hoạch
 Cuối cùng, tâm lí giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với
mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực
tế cho phép.
VD: Sau khi học xong 1 kỳ học đại học, ta đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và điều
chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện
- Nhờ có các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nói trên mà tâm lí giúp
con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan, mà còn nhận thức, cải
tạo và sáng tạo ra thế giới. Đồng thời, chính trong quá trình đó, con người nhận
thức, cải tạo chính bản thân mình.
- Nhờ chức năng điều hành nói trên mà nhân tố tâm lí giữ vai trò cơ bản, có tính
quyết định trong hoạt động của con người.
Phân loại tâm lý
1. Căn cứ theo vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các hiện tượng
tậm lí trong nhân cách chia làm 3 loại:
- Các quá trình tâm lý: Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong
khoảng thời gian tương đối ngắn: mở đầu, diễn biến, kết thúc rõ ràng.

VD: Cảm giác, tri giác, tư duy, cảm xúc,…

- Các trạng tâm lý: Trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong
khoảng thời gian tương đối dài: mở đầu, diễn biến, kết thúc không rõ ràng.

VD: Tâm trạng,…


- Các thuộc tính tâm lý: Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn
định, bền vững, khó hình thành, khó mất đi, muốn mất đi phải cần có thời gian.
Thuộc tính tâm lý tạo thành những nét đặc trưng của nhân cách.

VD: Xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất,…

2. Căn cứ vào trạng thái hoạt động của ý thức chi làm 2 loại
- Những hiện tượng tâm lý có thể ý thức được: Những hiện tượng tâm lý này con
người có thể nhận biết, giải thích nguyên nhân hình thành, cơ chế hoạt động, tác
động của chúng đối với đời sống.

VD: Giơ tay trả lời câu hỏi của giảng viên,…

- Những hiện tượng tâm lý chưa thể ý thức được: Là những hiện tượng tâm lý diễn
ra mà ta không ý thức được về nó, hoặc dưới ý thức.

VD: Nói lỡ lời, mộng du,…

3. Căn cứ vào biểu hiện chia làm 2 loại


- Những hiện tượng tâm lý sống động: Những hiện tượng tâm lý này bộc lột một
cách rõ ràng thông qua hành vi, biểuh hiện.

VD: Biểu hiện của người trầm cảm

- Những hiện tượng tâm lý tiềm tàng: Những hiện tượng tâm lý này không bộc lộ ra
bên ngoài mà ẩn mình bên trong sự vật, hiện tượng, tích đọng trong sản phẩm của
hoạt động. Con người phải phân tích sản phẩm để gián tiếp nhận ra đặc điểm tâm
lý của sự vật, hiện tượng đó.

VD: Phân tích đặc điểm của hiện trường gây án để khắc hoạ chân dung tâm lý tội phạm,
phân tích bức tranh để tìm hiểu tâm trạng của người hoạ sĩ,….

4. Căn cứ vào cấp độ tồn tại chia làm 2 loại:


- Những hiện tượng tâm lý cá nhân: Những hiện tượng tâm lý của một người cụ thể,
thuộc về một người

VD: Đau buồn, giận dữ,…

- Những hiện tượng tâm lý xã hội: Là hiện tượng tâm lý thuộc về một nhóm người,
giai cấp, dân tộc, quốc gia, châu lục hay một cộng đồng người
VD: Dư luận xã hội, định kiến xã hội,…

You might also like