You are on page 1of 4

1.2.

Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên


1.3.1. Nhận thức và hoạt động học tập
Bước sang một giai đoạn mới, với những hoạt động học tập ở trường cao
đẳng, đại học của SV có sự thay đổi lớn so với lứa tuổi thiếu niên ở phương pháp
học tập, cách thức giảng dạy của giảng viên.
Theo tác giả Vũ Thị Nho (2000) cho biết những nét đặc trưng cho hoạt động
nhận thức của sinh viên đó là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp nhiều
thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa.
Đồng thời, sinh viên học tập nhằm lĩnh hội các tri thức, hệ thống khái niệm khoa
học, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách
của người chuyên gia tương lai. Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết chặt chẽ
với nghiên cứu khoa học, vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người
chuyên gia. [44]
Hoạt động học tập của SV diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích và về
nội dung, chương trình, phương thức đào tạo được sắp xếp theo thời gian một cách
chặt chẽ không quá khép kín nhưng mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo cao. Đặc
biệt, SV phải tìm ra phương pháp học tập mới ở bậc ĐH. Phương pháp đó phải phù
hợp với những chuyên ngành khoa học mà họ theo học. [44]
Như vậy, với những đặc điểm về hoạt động nhận thức của SV cho thấy sự
phát triển, sự biển đổi hơn qua việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng và hoàn thiện bản
thân để tích lũy năng lượng nhằm chuẩn bị thích ứng với môi trường mới.
1.3.2. Đặc điểm xúc cảm – tình cảm
Theo B.G.Ananhev và một số nhà TLH khác thì lứa tuổi SV là thời kỳ phát
triển tích cực nhất của những loại tình cảm cấp cao như tình cảm đạo đức, tình cảm
trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này được biểu hiện rất phong phú và
sâu sắc, đồng thời chiếm vị trí rất quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống cũng như mọi hoạt động của SV. [44]
Tác giả Vũ Thị Nho (2000) cũng cho biết, đây là giai đoạn hình thành và ổn
định về tính cách. Ở lứa tuổi này, tình cảm đạo đức được biểu lộ một cách rõ rệt và
mang tính hệ thống và tính bền vững hơn so với các thời kỳ trước. Không những
thế mà tình bạn, tình yêu nam nữ ở lứa tuổi này cũng phát triển mạnh mẽ. Có thể
nói bạn bè có ảnh hưởng rất lớn trong việc thay đổi suy nghĩ, lời ăn tiếng nói, hành
vi ứng xử của các SV. Tình bạn giúp SV gắn kết với nhau trong học tập, vui chơi,
giải trí,…Tiếp xúc càng nhiều bạn bè thì sự thay đổi về hành vi của SV càng rõ rệt.
Do đó mà tình bạn đã làm phong phú tâm hồn và nhân cách SV rất nhiều. [44]
Như vậy, ở sinh viên có những nét đặc trưng xúc cảm – tình cảm được biểu
hiện phong phú và sâu sắc, trong đó tình cảm đạo đức được thể hiện tốt và bền
vững hơn các giai đoạn trước.
1.3.3. Tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên
Đặc điểm đặc trưng nhất của SV về nhân cách thông qua sự phát triển toàn
diện và phong phú về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục của SV. Cụ thể, tác giả Vũ
Thị Nho (2000) đã nghiên cứu và chỉ rõ: [44]
Tự đánh giá là một phẩm chất quan trọng của nhân cách với ý nghĩa định
hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi vủa chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng
sống một cách tự giác. Đồng thời, tự đánh giá là một hoạt động nhận thức, trong đó
SV là chủ thể nhận thức về chính mình, từ đó có thái độ hành vi phù hợp nhằm tự
điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển. Đặc điểm tự đánh giá ở SV
mang tính chất toàn diện và sâu sắc.
Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức nhằm giúp SV có hiểu biết
về thái độ, hành vi cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình để chủ
động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của
cộng đồng xã hội.
Dựa trên cơ sở tự đánh giá, tự ý thức và SV có hiểu biết, thái độ và có khả
năng điều khiển, điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu của xã
hội. Từ đó, sinh viên có thể tự giáo dục bản thân. Cụ thể là SV đang học ở các
trường cao đẳng, đại học sẽ tham gia vào các hoạt động học tập hay hoạt động
nghiên cứu khoa học để phát triển những năng lực, phẩm chất của mình. Đó cũng
là cơ hội để SV nhận thức rõ ràng về bản thân, xác định mục tiêu học tập và rèn
luyện những nội dung cần thiết để đáp ứng với những yêu cầu của xã hội và thỏa
mãn những định hướng của bản thân đã đề ra.
Tóm lại, hoạt động tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục là những phẩm chất
nhân cách được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi thanh niên. Điều đó
thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với SV nhằm hướng đến sự hoàn thiện bản thân.

1.4. Đặc trưng tâm lý của sinh viên ngành Tâm lý học
1.4.1. Đặc điểm của sinh viên ngành Tâm lý học
Trong xã hội, với sự đa dạng của các ngành nghề khác nhau, mỗi ngành sẽ
mang những nét đặc trưng riêng. Đối với SV ngành TLH có những nét đặc thù liên
quan đến hoạt động nghề nghiệp bằng việc đáp ứng những yêu cầu về trang bị hệ
thống kiến thức, các kỹ năng cơ bản trong ngành học và các phương pháp để trợ
giúp tâm lý cho mọi người. Đồng thời, mỗi SV ngành TLH phải có đầy đủ các
phẩm chất nhân cách nghề để không gây bất lợi cho thân chủ. [39]
Trong tiến trình trở thành nhà tâm lý, yêu cầu mỗi SV đều có khả năng giúp
đỡ người khác. Bằng cách vận dụng các phương pháp tương tác tâm lý để đảm bảo
trạng thái thăng bằng về mặt cảm xúc và làm giảm các cảm xúc tiêu cực ở một
người. Đó là một đặc điểm khác với những SV của các ngành và một trong những
điều cần thiết đòi hỏi cao hơn ở SV ngành TLH về phẩm chất tâm lý, nhân cách,
năng lực chuyên môn trong ngành khoa học về tâm lý con người và có trách nhiệm
đảm bảo những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ ràng
khi SV ngành TLH phải có hiểu biết về tâm lý của con người, nhưng thực chất là
hiểu tâm lý của bản thân để có thể hỗ trợ và giúp đỡ mọi người. [39]
Tóm lại, sinh viên ngành TLH phải luôn trau dồi, học hỏi và trang bị kiến
thức cho bản thân để bắt kịp với xu hướng của thời đại. Đây là cơ hội để SV phát
triển khả năng của bản thân và có thể đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn
nghề nghiệp về trình độ, kỹ năng và tính tích cực của hoạt động cá nhân. Để trong
mỗi ngày sống các bạn có thể rèn luyện, phát triển bản thân và trở nên con người
cân bằng hơn.
39. Trần Thị Giồng. (2010). Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. NXB Phương
Đông.

You might also like