You are on page 1of 3

Bài 5: Ý chí và hành động ý chí

I. Ý chí và phẩm chất của ý chí


1. Khái niệm
Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở khả năng thực hiện những hành động có
mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng để khắc phục những khó khăn, trở ngại.
Đặc điểm:
- Ý chí được xem là “điểm” hội tụ của nhận thức và tình cảm hướng vào hoạt động của
con người.
- Ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, một thành tố cấu thành nhân cách của con
người.
- Ý chí là sự phản ánh các điều kiện của hiện thực khách quan dưới hình thức các mục
đích hành động.
- Ý chí là hình thức tâm lý điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người.
- Ý chí của con người được hình thành tùy theo những điều kiện lịch sử - xã hội, điều
kiện vật chất của đời sống xã hội.
2. Vai trò của ý chí
- Nhờ có có ý chí mà con người tổ chức được mọi hoạt động của mình một cách hợp lý
và có ích nhất.
- Nhờ có ý chí mà con người có thể cải tạo được tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính
bản thân mình.
3. Các phẩm chất của ý chí
- Tính mục đích: Là kỹ năng đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình những mục
đích gần và xa, và điều khiển hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy.
- Tính độc lập: Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không
chịu ảnh hưởng của người khác.
- Tính quyết đoán: Đó là khả năng đưa ra được những quyết định kịp thời và cứng rắn
mà không có những sự dao động không cần thiết.
- Tính kiên trì: Phẩm chất này được thể hiện ở kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho
con đường đạt tới chúng có lâu dài và gian khổ đến đâu đi chăng nữa.
- Tính tự chủ: Đó là khả năng làm chủ được bản thân (cả những suy nghĩ bên trong và
hành vi bên ngoài).
II. Hành động ý chí
1. Khái niệm
- Những hành động có ý thức, có chủ tâm, có mục đích, có sự khắc phục những khó khăn
trở ngại, kèm theo là sự tích cực của tư duy và sự nỗ lực của ý chí.
- Đặc điểm: xuất hiện khi gặp những khó khăn trở ngại, có mục đích, chứa đựng nội dung
đạo đức. Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện, có sự tham gia điều khiển,
kiểm tra của ý thức.
2. Phân loại hành động ý chí
- Hành động ý chí giản đơn: Có mục đích - để đạt được mục đích đó thí không cần sự nổ
lực nào cả, không cần sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện
- Hành động ý chí cấp bách: xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, đòi hỏi phải có sự nổ
lực, sự quyết định chớp nhoáng… (bắt cướp, cứu người…).
- Hành động ý chí điển hình (phức tạp) có sự tham gia của các đặc điểm:
+ Xuất hiện khi gặp những khó khăn trở ngại
+ Có mục đích, chứa đựng nội dung đạo đức
+ Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện
+ Có sự điều khiển, kiểm tra của ý thức
+ Cấu thành của hành động ý chí điển hình
CHUẨN BỊ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
• Xác định mục đích hình Đây là giai khó khăn và • Mục đích của việc đánh
thành động cơ phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi giá là nhằm rút kinh
• Thu thập và xử lí thông chủ thể phải có sự nỗ lực ý nghiệm cho hành động lần
tin có liên quan chí để vựơt qua sau
• Lập kế hoạch để hành • Ý nghĩa của việc đánh giá
động là sự kích thích đối với
• Quyết định hành động hoạt động lần sau
III. Hành động tự động hóa kỷ xảo và thói quen
1. Hành động tự động hóa: là một hành động có ý thức, có ý chí nhưng do được lặp đi lặp
lại hay do luyện tập mà về sau trở thành những hành động tự động. (không cần có sự
kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả).
- Phân loại hành động tự động hóa
+ Kỹ xảo: Là hành động tự động hóa được hình thành một cách có ý thức.( tức là hành
động tự động hóa nhờ vào việc luyện tập).
+ Thói quen: Là hành động tự động hóa ổn định, được hình thành một cách vô thức.
So sánh kỹ xảo và thói quen
Kỹ xảo Thói quen
- Mang tính kỹ thuật - Mang tính chu cấp
- Được đánh giá về mặt thao tác - Được đánh giá về mặt đạo đức
- Ít gắn với tình huống - Luôn gắn với tình huống cụ thể
- Có thể ít bền vững nếu không có thường - Bền vững, ăn sâu vào nếp sống
xuyên luyện tập, củng cố - Hình thành bằng nhiều con đường như
- Con đường hình thành chủ yếu của kỷ rèn luyện, bắt chước
xảo là luyện tập có mục đích và có hệ
thống
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích khái niệm ý chí.
2. Vai trò của ý chí đối với cuộc sống, hoạt động và nhân cách của con người?
3. Phân tích các phẩm chất của ý chí.
4. Khái niệm về hành động ý chí? Thế nào là hành động ý chí điển hình?
5. Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình? Giai đoạn nào trong cấu trúc của một
hành động ý chí điển hình là quan trong nhất? Vì sao?
6.Thế nào là hành động tự động hóa? Sự khác nhau giữa kỹ xảo và thói quen?

You might also like