You are on page 1of 2

CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TÂM LÝ HỌC

1. Nguyên tắc khách quan

- Nguyên tắc đòi hỏi phải nghiên cứu hiện tượng tâm lý một cách khách
quan( đối với hiện tượng tâm lý và người nghiên cứu). Tâm lý là cái bên
trong được bộc lộ ra bên ngoài bằng những hành vi cụ thể, do đó sự thể
hiện ra bên ngoài thế nào thì phải nghiên cứu từ sự biểu hiện tụ nhiên đó

- Người nghiên cứu không được áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình trong quá
trình nghiên cứu

2. Nguyên tắc quyết định duy vật biện chứng

- Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan tác
động vào não con người thông qua “lăng kính chủ quan”. Tâm lý định
hướng,điều khiển, điều chỉnh hành động, hành vi của con người tác động
trở lại thế giới khách quan

- Bất kì sự biểu hiện tâm lý nào của con người cũng là nguyên nhân từ hiện
thực khách quan, mà trước hết là từ xã hội

3. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách, hành động

- Hoạt động là phương thức chính hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý
thức, nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách điều hành hoạt động

- Chúng thống nhất với nhau

4. Nguyên tắc về mối quan hệ phổ biến

- Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn có sự tương tác lẫn
nhau, phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối quan hệ giữa chúng
với nhau và trong mối quan hệ với các hiện tượng khác. Các hiện tượng
tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ
sung, chuyển hóa lẫn nhau đồng thời chi phối và chịu sự chi phối của hiện
tượng khác

5. Nguyên tắc về sự phát triển

- Nguyên tắc này khẳng định tâm lý luôn vận động và phát triển không
ngừng.a
- Cần nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua
diễn biến cũng như sản phẩm của hoạt động. Tâm lý có thể thay đổi, không
phải là cái bất biến, cố định

6. Nguyên tắc cụ thể

- Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý ở một con người cụ thể, trong những
điều kiện hoàn cảnh cụ thể, không nghiên cứu một cách chung chung ở một
người trừu tượng, một cộng đồng trừu tượng. Tâm lý con người hình thành
và phát triển dưới ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên và xã hội xung
quanh

- Cần nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của con người gắn liền với điều kiện
văn hóa-lịch sử cụ thể và trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể

You might also like