You are on page 1of 3

NHẬN THỨC TRUNG GIAN.

I. TRÍ NHỚ
1. Khái niệm
Là quá trình phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức
những biểutượng, bao gồm quá trình ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện những tác động trước
đây.
- Phản ánh những cái đã qua, những cái không còn trực tiếp tác động.
- Biểu tượng vừa mang tính trực quan, vừa mang tính khái quát.
* Vì sao trí nhớ được coi là nhận thức trung gian?
• Sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng. Biểu tượng của trí nhớ vừa mang tính trực quan,
vừa mang tính trừu tượng.
• Quá trình trí nhớ gồm:
- Ghi nhớ (Mang tính chất của nhận thức cảm tính).
- Giữ gìn.
- Tái hiện (Mang tính chất của nhận thức lý tính).
2. Vai trò của trí nhớ
• Xác định phương hướng để thích nghi với ngoại giới.
• Giúp con người có đời sống tâm lý bình thường, là điều kiện để phát triển các chức
năng tâm lý bậc cao.
• Lưu giữ thông tin để hình thành tri thức.
• Tích lũy kinh nghiệm để thực hiện hành động có hiệu quả.
3. Các loại trí nhớ.
• Dựa vào nội dung phản ánh
- Trí nhớ hình ảnh
- Trí nhớ xúc cảm
- Trí nhớ vận động
- Trí nhớ từ ngữ - lôgíc
• Dựa vào mục đích
- Trí nhớ không chủ định
- Trí nhớ có chủ định.
• Dựa vào thời gian lưu giữ tài liệu
-Trí nhớ ngắn hạn.
-Trí nhớ dài hạn.
• Dựa vài tính chủ đạo, ưu thế của cơ quan cảm giác nào đó trong trí nhớ, ta có: trí nhớ
bằng mắt, trí nhớ bằng tai, trí nhớ bằng tay…
4. Các giai đoạn cơ bản của trí nhớ
4.1. Quá trình ghi nhớ
Khái niệm: Là quá trình hình thành dấu vết của đối tượng trên vỏ não, đồng thời hình
thành mối liên hệ giữa các phần của đối tượng đang được ghi nhớ và mối liên hệ giữa
đối tượng đang ghi nhớ với những đối tượng khác có sẵn trong kinh nghiệm.
- Hình thức ghi nhớ:
. Ghi nhớ không chủ định
. Ghi nhớ có chủ định.
- Cách ghi nhớ có chủ định:
. Ghi nhớ máy móc
. Ghi nhớ ý nghĩa.
4.2. Quá trình giữ gìn
• Khái niệm: Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã được ghi nhận trên vỏ
não.
• Hình thức giữ gìn
- Giữ gìn tiêu cực
- Giữ gìn tích cực
4.3. Quá trình tái hiện.
• Khái niệm:
-Là quá trình làm xuất hiện những dấuvết đã ghi nhận và củng cố trên vỏnão trước đây.
• Mức độ tái hiện
- Nhận lại.
- Nhớ lại.
- Hồi tưởng.
5. Quá trình quên
• Khái niệm
- Là biểu hiện của sự không tái hiện được hoặc tái hiện sai những tác động trước đây vào
một thời điểm nhất định.
- Các mức độ: quên tạm thời, quên hoàn toàn, quên cục bộ, quên một phần…
• Nguyên nhân quên
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ quan
• Quy luật quên
- Trình tự quên: Quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, quên cái đại để, chính yếu sau.
- Tốc độ quên: Lúc đầu rất nhanh, sau đó giảm dần.
- Nhịp độ quên: Phụ thuộc vào nội dung và khối lượng thông tin.
• Cách chống quên:
- Ôn tập một cách tích cực, thường xuyên.
- Ôn tập ngay, sau khi đã ghi nhớ tài liệu.
- Ôn tập xen kẽ các tài liệu khác nhau.
- Chia nhỏ tài liệu để ôn tập.
- Vận dụng nhiều cơ quan cảm giác để ôn tập.
- Kết hợp ôn tập với nghỉ ngơi.
- Kết hợp ôn tập với thực hành và rèn luyện

You might also like