You are on page 1of 1

3. SỰ QUÊN VÀ CÁCH CHỐNG QUÊN 3.1. Quên và quy luật của sự quên a) Quên là gì?

Quên là
biểu hiện của sự không nhận lại hay nhớ lại được hoặc là nhận lại nhớ lại sai. b) Con người quên khi
nào? - Người ta thường quên những cái không liên quan hoặc ít liên quan đến đời sống của mình,
những cái không phù hợp với hứng thú, nhu cầu, sở thích của cá nhân. - Nói chung những cái ít được
củng cố hoặc không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của cá nhân - Người ta
cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hoặc những kích thích mạnh. c) Sự quên diễn ra như
thế nào? - Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: chi tiết quên trước ý chính quên sau - Sự quên
diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu mới ghi nhớ, tốc độ quên khá nhanh và tốc độ
quên giảm dần về sau (Ebin Gao đã chỉ ra quy luật này). Nghiên cứu chỉ ra rằng: trong vòng một giờ
nếu thông tin mới không được sử dụng thì phần lớn mọi người sẽ quên khoảng 50% những gì họ đã
học được. Sau 24h con số này tăng lên 70%, sau 1 tuần mà những thông tin này không được áp dụng
thì não bộ chỉ nhớ được 10% Trên thực tế có những điều bị quên " vĩnh viễn", có những điều chỉ bị
quên tạm thời, có những trường hợp chỉ quên bộ phận, không có sự quên hoàn tuyệt đôi 3.2. Cách
chống quên Những biện pháp cơ bản để chống quên là: - Phải tiến hành ôn tập ngay sau khi nhớ tài
liệu. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi một thông tin được lưu lần đầu tiên vào não bộ, cụ thể là trong hồi
hải mã, nó rất mỏng manh và dễ bị quên. Vì vậy việc ôn tập ngay sau đó rất quan trọng - Phải ôn xen
kẽ, không nên chỉ ôn liên tục một loại tài liệu, một môn học. - Cần tiến hành ôn tập thường xuyên, ôn
rải rác, phân tán ra nhiều đợt, không nên ôn tập trưng liên tục trong một thời gian dài. Ví dụ bạn
muốn ghi nhớ từ vựng TA, thay vì ôn liên tục trong 3-4h rồi vứt xó nó. Hãy học lại nó vào ngày hôm
sau, 1 tuần sau, 1 tháng sau và 3 tháng sau - Phải ôn tập một cách tích cực, cụ thể là tích cực nhớ lại
và tư duy khi ôn tập; vận dụng nhiều giác quan vào việc ôn tập (mắt xem tài liệu, miệng đọc, tay
viết); tích cực vận dụng, luyện tập thực hành khi ôn tập. Việc kết hợp các giác quan sẽ khiến não của
bạn khi nhớ kiến thức nhanh và lâu hơn - Ôn tập kết hợp với nghỉ ngơi hợp lí. Ngủ trước và sau khi
ghi học giúp tăng cường năng lực ghi nhớ của bạn đặc biệt là các giấc ngủ ngắn - Cần thay đổi các
hình thức và phương pháp ôn tập để có thể đạt hiệu quả cao. Thử nhiều phương pháp khác nhau để
tìm được phương pháp phù hợp với bạn

You might also like