You are on page 1of 5

4.3.

4 Những quá trình cơ bản của trí nhớ


Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp , bao gồm nhiều quá
trình khác nhau và có mối quan hệ qua lại phức tạp với nhau , đó là quá trình :
ghi nhớ, tái hiện và quên.
1.Quá trình ghi nhớ
Ghi nhớ là quá trình đầu tiên của hoạt động nhớ . Đó là quá trình tiếp nhận
hình ảnh , ấn tượng đầu tiên xuất hiện trong kí ức dưới tác động của sự vật , hiện
tượng trong quá trình cảm giác , tri giác . Theo quan điểm tâm lý học ghi nhớ là
quá trình hình thành , củng cố dấu vết xuất hiện trong vỏ não.
Có nhiều hình thức ghi nhớ khác nhau . Dựa vào tính mục đích của quá trình
ghi nhớ , ta chia làm hai loại là Ghi nhớ không chủ định và Ghi nhớ có
chủ định
a.Ghi nhớ không chủ định
Ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ được thực hiện mà không cần đặt ra
mục đích ghi nhớ từ trước . Nó không đòi hỏi một loại nỗ lực ý chí nào để giúp
cho sự ghi nhớ được dễ dàng mà dường như được thực hiện một cách tự nhiên.
Ví dụ như khi nghe một bài hát hay, ta yêu thích bài hát đó, ta hát theo các ca
từ có trong bài hát mà không chủ định học thuộc nó từ trước.
Độ bền vững và lâu dài của ghi nhớ không chủ định phụ thuộc vào :
+ Mức độ cảm xúc mạnh mẽ , thỏa mãn nhu cầu và hứng thú của cá nhân
+Màu sắc , sự di động và các đặc điểm khác của đối tượng.
b.Ghi nhớ có chủ định
Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ theo một mục đã định từ trước .
Trong dạng ghi nhớ này, con người cần có nỗ lực ý chí nhất định , cũng
như có thủ thuật và biện pháp ghi nhớ . Chất lượng , hiệu quả của ghi
nhớ có chủ định phụ thuộc vào các yếu tố : mục đích ghi nhớ , nhu cầu ,
động cơ tương ứng , các biện pháp , thủ thuật nhớ.
Thông thường có 2 cách ghi nhớ chủ định : ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý
nghĩa
Ghi nhớ máy móc : là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách
giản đơn , không cần hiểu sâu ý nghĩa của tài liệu. Nó mang tính tạm thời và ít
bền vững. Sự học vẹt là một biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này.
Ghi nhớ có ý nghĩa : là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu ,
trên sự nhận thức được những mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó.
Loại ghi nhớ này gắn liền với quá trình tư duy , mang tính bền vững cao.Chẳng
hạn như học sinh ghi nhớ bài học bằng cách tìm hiểu ý nghĩa của câu hỏi và
câu trả lời, liên hệ với thực tế hay những kiến thức mình đã học, sau đó
diễn giải theo suy nghĩ của mình. Phương pháp ghi nhớ thông qua ý
nghĩa này thường mất thời gian hơn nhưng khi đã hiểu sâu vấn đề, việc
ghi nhớ sẽ dễ dàng và tạo thuận lợi cho các giai đoạn sau trong quá
trình trí nhớ hơn phương pháp ghi nhớ máy móc kia.
2.Sự tái hiện
Sự tái hiện là quá trình trí nhớ làm sống lại nội dung đã ghi nhớ .Sự
tái hiện bao gồm sự nhận lại và nhớ lại.

a.Sự nhận lại.


Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại
đối tượng đó. Nhận lại diễn ra là do cái được tri giác trong lúc này giống
với cái đã tri giác trước đây. Khi tri giác lại cái đã tri giác trước đây, ở ta
sẽ xuất hiện cảm giác “quen thuộc” đặc biệt, chính cảm giác này là cơ
sở của sự nhận lại.
Tính chính xác và tốc độ nhận lại phụ thuộc vào :
+Mức độ bền vững của trí nhớ.
+Sự giống nhau giữa các kích thích cũ và mới.

You might also like