You are on page 1of 8

BÀI THUYẾT TRÌNH 6

I CẤU TẠO TÂM LÝ CỦA TRÍ NHỚ


1. Trí nhờ là gì? (tâm lý học đại cương – Nguyễn Quang Uẩn/133)
Trí nhớ là 1 quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới
hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái
mà con người đã cảm giác, tri giác, xác cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây.

2. Cấu trúc tâm lý của trí nhớ


- Hiện tượng trí nhớ ở người được đề cặp đến trong tâm lý học từ lâu.
- Có thể hiểu đơn giản là khả năng giữ các dấu vết hay là thuộc tính chung của
mọi vật chất.
- Trí nhớ được chia thành 4 dạng là
Nguồn: https://www.verywellmind.com/different-types-of-memory-and-their-
functions-5194859
o Trí nhớ cảm giác: Trí nhớ cảm giác cho phép ghi nhớ thông tin cảm
giác sau khi kích thích kết thúc. (Các nhà nghiên cứu phân loại trí nhớ
theo giai đoạn hơn là theo loại tin rằng tất cả những ký ức khác đều bắt
đầu bằng việc hình thành ký ức giác quan). Thông thường, trí nhớ giác
quan của bạn chỉ lưu giữ thông tin trong thời gian ngắn. Ghi nhớ cảm
giác khi một người chạm vào hoặc âm thanh bạn nghe thấy khi đi ngang
qua là trí nhớ cảm giác. (màu xanh không cần ghi vào)
- Trí nhớ ngắn hạn: Đúng như tên gọi, trí nhớ ngắn hạn cho phép bạn nhớ lại
thông tin cụ thể về bất cứ điều gì trong một khoảng thời gian ngắn. Trí nhớ
ngắn hạn không thoáng qua như trí nhớ giác quan, nhưng nó cũng không lâu
dài như trí nhớ dài hạn.
- Trí nhớ dài hạn Chúng ta lưu trữ phần lớn ký ức của mình trong trí nhớ dài hạn.
Bất kỳ ký ức nào chúng ta vẫn có thể nhớ lại sau 30 giây đều có thể được
phân loại là ký ức dài hạn. Những ký ức này có nhiều ý nghĩa—từ việc nhớ
lại tên của một gương mặt thân thiện tại quán cà phê yêu thích của bạn đến
những thông tin quan trọng như ngày sinh nhật của một người bạn thân hoặc
địa chỉ nhà của bạn. Trí nhớ dài hạn của chúng ta không có giới hạn về việc
chứa bao nhiêu và trong bao lâu các ký ức. Chúng ta có thể chia trí nhớ dài
hạn thành hai loại chính: trí nhớ dài hạn rõ ràng và tiềm ẩn.

Trí nhớ
dài hạn

Trí nhớ Trí nhớ


cụ thể tiềm ẩn

Ngữ
nghĩa Sự kiện
 Ký ức ngữ nghĩa là những sự kiện chung và những mẩu thông tin bạn đã hấp
thụ trong nhiều năm. Đề cập đến kiến thức thế giới chung mà con người đã tích
lũy trong suốt cuộc đời của họ
 Ký ức tình tiết được hình thành từ các giai đoạn cụ thể trong cuộc sống của
bạn. Ví dụ: về ký ức tình tiết bao gồm lần đầu tiên bạn đạp xe hoặc ngày đầu
tiên đến trường.
 Trí nhớ tiềm ẩn là phần thông tin mà mọi người không cố ý, cố gắng ghi nhớ
được lưu trữ trong bộ nhớ tiềm ẩn. Đôi khi còn được gọi là bộ nhớ vô thức
hoặc bộ nhớ tự động. Loại ký ức này vừa vô thức vừa không cố ý. Ví dụ bạn
học đi xe đạp lúc 10 tuổi và không đi cho đến khi 20 tuổi, trí nhớ tiềm ẩn sẽ
giúp bạn nhớ cách lái.

- Bộ nhớ làm việc là một loại bộ nhớ liên quan đến lượng thông tin nhỏ và tức
thời mà một người tích cực sử dụng khi họ thực hiện các nhiệm vụ nhận thức
(Cognitive tasks). Nhiệm vụ nhận thức: Các nhiệm vụ nhận thức là những
nhiệm vụ yêu cầu một người xử lý thông tin mới trong đầu (nghĩa là tiếp thu và
tổ chức kiến thức/học hỏi) và cho phép họ nhớ lại, truy xuất thông tin đó từ bộ
nhớ và sử dụng thông tin đó sau này trong tình huống tương tự hoặc tương tự.
Nguồn: https://link.springer.com/referenceworkentry/10.1007/978-1-4419-
1428-6_225#:~:text=Cognitive%20tasks%20are%20those
%20undertakings,situation%20(i.e.%2C%20transfer).

Từ trái qua phải: thao túng các thông tin về hình ảnh và âm thanh – duy trì sự
chú ý - ảnh hưởng đến kết quả học tập và IQ - có thể tập luyện – lưu trữ tạm
thời
- Để nghiên cứu và tìm hiểu sau về cơ chế trí nhớ nhiều tác giả còn nghiên cứu
về hiện tượng quên. Theo Ebbingauz thì quên là sự xóa đi các dáu vết theo thời
gian, tuy nhiên quan điểm này đã một phần bị thực tế khách quan phủ nhận khi
cuộc sống vẫn tồn tại hiện tượng theo thời gian trí nhớ không bị xóa đi mà còn
được tăng cường giúp chủ thể ghi nhớ. Hiện tượng này trong tâm lý học gọi là
“Reminnhisxenxi”
- Theo các kết quả nghiên cứu của Robinson,Xmirnow,1968 cho thấy, quên được
xem là hệ quả của ảnh hưởng tác động giao thoa, gây ứng chế lên việc tái hiện
lại dấu vết được bảo tồn.
- Như các quá trình tâm lý có ý thức khác, hoạt động trí nhớ có thể diễn ra trên
cơ sở “nền” của trạng thái trương lực cơ tối ưu của vỏ não. Để ghi nhớ cụ thể
cần phải xuất hiện động cơ và ý định ghi nhớ.
- Để có thể chuyển thông tin từ các giai đoạn xử lý đơn giản như tiếp nhận và ghi
lại “dấu vết”, đến các giai đoạn phức tạp hơn như mã hóa thông tin và chuyển
vào hệ thống tổ chức, điều kiện tiên quyết cần phải có là hệ thống não cấp II và
cấp III của các hệ thống cơ quan phân tích phải được bảo tồn.

Nguồn: https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/chuc-nang-cua-cac-vung-vo-nao-
rieng-biet
- Như vậy có thể thấy được rằng ghi nhớ là quá trình phức tạp và phải dựa nhiều
vào hệ thống các vùng não khác nhau cùng hoạt động (vùng dưới vỏ não và
trên vỏ não)
II CÁC DẠNG THỂ THỨC KHÔNG ĐẶC TRUNG CỦA TRÍ NHỚ
- Điều kiện cơ bản để ghi lại dấu vết là sự bảo tồn trương lực vỏ não tối ưu.
- Sự giảm súc trương lực ở vỏ não là yếu tố làm cho việc ghi nhớ có lựa chọn và
giữ gìn không có khả năng triển khai trong thực tế.

Này giảng lại như hồi cô giảng về trương lực tối ưu ấy.
- Hệ Limbic, đặc biệt là “Papez circuit” (mạch Papez) có ý nghĩa quan trọng
trong việc điều khiển trí nhớ.

cấu trúc hồi hải mã (subiculum) → fornix (cấu trúc hình vòm). → thể tuyến vú →
tuyến vú đồi thị → nhân đồi thị trước → cingulum (Các cingulum là một đường liên
kết chính. Các cingulum tạo thành lõi chất trắng của cingulation gyrus và liên kết
chúng với vỏ não. Tên tiếng việt có thể gọi là: Bó liên hợp khứu hải mã)→ vỏ não bên
trong → hình thành hồi hải mã

- Các rối loạn trí nhớ do tổn thương cùng Limbic có 3 đặc điểm sau:
+ Chúng đều mang tính chất mô thức – không chuyên biệt, rối loạn trí nhớ có
thể xảy ra trên mọi lĩnh vực hoạt động bất kỳ, xảy ra tức thời của người bệnh
(ví dụ: quên công việc, quên hành động,..)
+ Rối loạn trí nhỡ diễn ra cả ở ghi nhớ có chủ định lẫn ghi nhớ không chủ định
+ Trong trường hợp tổn thương nặng các vùng não thuộc hệ Limbic, các rối
loạn trí nhỡ diễn ra đồng thời với rối loạn ý thức, được thể hiện ở triệu chứng
mất trí và lẫn lộn mà thường gặp nhiều hơn trong lâm sàng tâm thần học.
- Như vậy có thể thấy rối loạn trí nhớ do tổn thương các vùng sâu của não đều
mang tính chất tiên phát, không liên quan với triệu chứng chung của hoạt động
nhận thức.
- Việc ức chế bệnh lý các dấu vết được tăng cường và tác động qua lại với nhau
là yếu tố sinh lý cơ bản dẫn đến rối loạn trí nhớ mô thức – không chuyên biệt.
- Các mức độ rối loạn trí nhớ, có sự phân hóa như sau: Mức độ rối loạn nhẹ: tổ
chức ghi nhớ theo các nhóm có ý nghĩa sẽ là cơ chế bù trừ khuyết tật cho người
bệnh. Việc tổ chức ghi nhớ như trên hoàn toàn không hiệu quả khi áp dụng lên
người bệnh có chấn thương lan tỏa vùng não do rối loạn trí nhớ của họ thường
sễ chuyển thành rối loạn ý thức.
CÁC DẠNG TRÍ NHỚ CÓ THỂ THỨC ĐẶC TRƯNG

- Rối loạn khi có tổn thương các vùng não thuộc khối chức năng thứ hai và thứ
ba
- Đặc điểm chung: là những rối loạn trí nhớ của các thao tác mô thức – chuyên
biệt. Cụ thể:
 Tổn thương vùng bề mặt của thùy vỏ thái dương
- Dẫn đến rối loạn trí nhớ ngôn ngữ trên nền tảng của các khuyết tật về tri giác
âm tiết
- Trường hợp có ổ tổn thương lan tỏa rộng, rối loạn trí nhớ thường được “che
đậy” hoặc xuất hiện dưới dạng “mất ngôn ngữ cảm giác”
 Tổn thương thuộc các vùng giữa của thái dương
- Thấy được sự hạn chế về khả năng ghi nhớ các âm tiết hoặc các từ, cấu thành
triệu chứng “mất ngôn ngữ trí nhớ - âm thanh” khi quan sát.
- Nhiều tác giả đưa ra giả định cho rằng sự tăng cường ức chế của các dấu vết
ngôn ngữ - âm thanh là cơ sở gây ra rối loạn trí nhớ ngôn ngữ - âm thanh.
- Có thể khắc phục nếu khoảng thời gian phát ra kích thích kế tiếp nhau cho
người bệnh kéo dài hơn.
 Tổn thương ở vùng đỉnh trái
- Các biểu hiện rối loạn trí nhớ mang sắc thái hoàn toàn khác
- Thường có khó khăn với việc tổng hợp các thông tin liên quan đến cấu trúc
không gian và là hệ quả trực tiếp của các rối loạn nhận thức này.
- Việc luyện tập kéo dài rất lâu cũng không giúp người bệnh vượt qua được
khuyết tật.
- Trong lâm sàng, một biểu hiện liên quan đến rối loạn trí nhớ khi tổn thương
vùng đỉnh trái thường gọi là “mất trí nhớ ngôn ngữ”

(Hiện tượng này xuất hiện trong ngôn ngữ truyền đạt của người bệnh các lỗi như loạn
ngôn từ - loạn ngôn kiểu âm thanh và kiểu ngữ nghĩa)

 Rối loạn trí nhớ mô thức – chuyên biệt được biểu hiện ở các khuyết tật về thao
tác ghi nhớ và hồi tưởng.
 Việc phục hồi khả năng này ở người bệnh có thể khả thi trong đa số các trường
hợp có rối loạn.

Dùng hình các vùng não để chỉ các khu vực tổn thương. Không thêm hình cũng được

You might also like