You are on page 1of 2

CƠ SỞ XÃ HỘI TÂM LÝ: HOẠT ĐỘNG

1. Khái niệm hoạt động


- Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người và hiện thực khách quan nhằm
tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần phục vụ nhu cầu của bản thân cũng như xã hội, đồng
thời cải biến chính bản thân mình.
- Hoạt động gồm 2 quá trình cơ bản:
+ Quá trình 1 là quá trình chủ thể hóa đối tượng.
+ Quá trình 2 là quá trình đối tượng hóa chủ thể.
2. Đặc điểm của hoạt động
- Tính đối tượng của hoạt động:
+ Hoạt động nhằm vào một đối tượng thực trong hiện thực nhằm tác động, để cải biến.
+ Không có hoạt động mà không nhằm vào một đối tượng nào.
+ Đối tượng của hoạt động nhằm vào giải quyết một nhu cầu của con người.
- Tính mục đích của hoạt động:
+ Hoạt động được tiến hành bằng những mục đích cụ thể.
+ Mục đích là cái cần đạt đến trong hành động.
+ Mục đích là cơ sở điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người.
+ Không có mục đích, tức hoạt động không có cơ sở xã hội.
- Tính chủ thể của hoạt động:
+ Hoạt động bao giờ cũng do con người tiến hành, con người à chủ thể của hoạt động.
+ Chủ thể có thể là một người hay một nhóm, tập thể cùng hoạt động chung.
+ Con người hoạt động trên cơ sở có ý thức, tự giác, chủ động và sáng tạo.
- Tính gián tiếp của hoạt động
+ Con người không trực tiếp tác động vào đối tượng mà thông qua công cụ hoạt động.
+ Công cụ là trung gian truyền hoạt động của con người sang đối tượng hoạt động.
+ Công cụ là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người.
+ Có công cụ tâm lý (như ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết) và công cụ kỹ thuật.
3. Phân loại hoạt động.
- Căn cứ vào đối tượng hoạt động có thể chia làm 2 loại:
+ Lao động
+ Giao tiếp
- Căn cứ vào sự phát triển cá thể có thể chia làm 3 loại:
+ Vui chơi
+ Học tập
+ Lao động
- Xét về hướng hoạt động có thể chia làm 2 loại:
+ Hoạt động thực tiễn
+ Hoạt động lý luận
- Dựa vào tính chất của hoạt động có thể chia làm 4 loại:
+ Hoạt động biến đổi.
+ Hoạt động nhận thức.
+ Hoạt động định hướng giá trị.
+ Hoạt động giao tiếp.
4. Cấu trúc của hoạt động.
- Cuộc sống con người là các dòng hoạt động kế tiếp nhau.
- Hoạt động bao giờ cũng hướng vào một đối tượng cụ thể, đối tượng được nhận thức trở
thành động cơ thúc đẩy hoạt động.
- Động cơ được cụ thể hoá bằng các mục đích khác nhau. Mục đích được thực hiện bằng
các hành động cụ thể.
- Mỗi hành động bao gồm nhiều thao tác, để tiến hành một thao tác phải gắn liền với các
điều kiện phương tiện nhất định.

You might also like