Hoat Dong - Giao Tiep

You might also like

You are on page 1of 3

Hoạt động – giao tiếp

I. Hoạt động
Hoạt động là quá trình tác động giữa con người (chủ thể) và thế giới xung quanh
(khách thể) để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người

1. Khái niệm hoạt động

Hoạt động

Con người Thế giới

Trong hoạt động, có hai quá trình diễn ra, đó là quá trình đối tượng hóa và quá trình chủ thể hóa
- Quá trình đối tượng hóa (quá trình xuất tâm): con người chuyển hóa năng lực và
phẩm chất tâm lý của mình thành sản phẩm của hoạt động [sản phẩm là nơi chứa đựng
những đặc điểm tâm lý của con người, là nơi tâm lý con người được bộc lộ]

- Quá trình chủ thể hóa (quá trình nhập tâm): chuyển những cái có trong thế giới vào
bản thân mình để tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân

2. Các đặc điểm của hoạt động

- Tính đối tượng: hoạt động bao giờ cũng có đối tượng (là cái con người tác động vào
nhằm để thay đổi và chiếm lĩnh)

- Tính chủ thể: hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành ( chủ thể là con người có
ý thức tác động vào khách thể - đối tượng của hoạt động )

- Tính mục đích: hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định (mục đích là biểu
tượng về sản phẩm của hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ thể )

- Tính gián tiếp: hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp ( trong hoạt động, con
người bao giờ cũng phải sử dụng những công cụ nhất định )
3. Cấu trúc của hoạt động

CHỦ THỂ KHÁCH THỂ

HOẠT ĐỘNG: MỤC ĐÍCH:

HÀNH ĐỘNG MỤC TIÊU

THAO TÁC: PHƯƠNG TIỆN:

SẢN PHẨM
II. Giao tiếp
1. Khái niệm giao tiếp

- Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa người và người,thông qua đó con người
trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua
lại với nhau

- Giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người – người để thực hiện hóa
các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác

2. Chức năng của giao tiếp

- Chức năng thông tin liên lạc hai chiều giữa các chủ thể tham gia giao tiếp

- Chức năng điều chỉnh hành vi

- Chức năng cảm xúc

- Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau

- Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách

You might also like