You are on page 1of 27

Chương 2: TÂM LÝ, Ý THỨC

NỘI DUNG CHƯƠNG 2


2.1. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA TÂM LÝ
2.1.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý người
2.1.2. Chức năng của tâm lý
2.2. Ý THỨC – HÌNH THỨC PHẢN ÁNH TÂM LÝ
CAO NHẤT
2.2.1. Khái niệm ý thức
2.2.2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức
2.2.3. Cấu trúc của ý thức
2.2.4. Sự hình thành và phát triển ý thức
2.2.5. Các cấp độ ý thức
2.1. Bản chất, chức năng của tâm lý
2.1.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý
người
2.1.1.1. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào não con người

• Phản ánh là thuộc tính của vật chất.


• Có nhiều dạng phản ánh, như là:
– Phản ánh vật lí,
– Phản ánh hóa học,
– Phản ánh sinh học,
– Phản ánh tâm lý
• Phản ánh tâm lý là loại phản ánh đặc biệt
2.1.1.1. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào não con người (tt)
• Tâm lý là chức năng của não

– Tâm lý là sự tác động của hiện thực khách


quan vào hệ thần kinh, bộ não người.
– Não sản sinh ra hình ảnh tâm lý theo cơ
chế phản xạ.
2.1.1.2. Bản chất xã hội của tâm lý người

• Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới


khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là
cái quyết định.
• Tâm lý là kết quả của quá trình lĩnh hội,
tiếp thu kinh nghiệm xã hội, văn hóa xã
hội thông qua hoạt động và giao tiếp.
• Tâm lý người chịu ảnh hưởng bởi lịch sử
cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng.
2.1.1.3. Tâm lý người mang tính chủ thể
• Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện
thực khách quan.
• Sự biểu hiện của tính chủ thể:
– Cùng một sự tác động nhưng mỗi người
có những cảm nhận khác nhau.
– Cùng một hiện thực khách quan tác động
đến một chủ thể duy nhất, nhưng vào
những thời điểm, hoàn cảnh, tâm trạng...
khác nhau thì sự cảm nhận khác nhau.
– Chủ thể mang hình ảnh tâm lý ý thức rõ
nét nhất hình ảnh tâm lý đó.
2.1.1.3. Tâm lý người mang tính chủ thể (tt)

Tâm lý có tính
chủ thể vì:

Khác nhau Khác nhau


Khác nhau
về hoàn về tính tích
về sinh lý
cảnh xã hội cực
2.1.2 Chức năng của tâm lý
• Tâm lý người tác động vào hiện thực bằng tính
năng động, sáng tạo của nó.
• Tâm lý người điều hành các hành động, hoạt
động của con người.

Định Thôi Điều Điều


hướng thúc khiển chỉnh
Kế hoạch, Mục tiêu,
Động cơ, Cố gắng,
phương định
mục đích phấn đấu
pháp... hướng
2.2. Ý thức của con người
2.2.1 Khái niệm về ý thức
• Theo C.Mác: Ý thức chẳng qua là vật chất
được chuyển vào não và cải tạo lại trong não.
• Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao
nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh
bằng ngôn ngữ, là khả năng hiểu được
các tri thức mà con người đã tiếp thu.
2.2.2 Các thuộc tính cơ bản của ý
thức
a. Tính nhận thức
b. Biểu thị thái độ
c. Thể hiện năng lực điều khiển,
điều chỉnh hành vi của con
người.
d. Khả năng tự ý thức
2.2.3. Cấu trúc của ý thức
Nhận thức

Thái độ Hành vi

• Để giáo dục ý thức cho con người, cần


phải tác động trên cả ba phương diện:
nhận thức, thái độ và hành vi của con
người.
2.2.4. Các cấp độ của ý thức
2.2.4.1 Cấp độ vô thức
- Vô thức là những hiện tượng tâm lý tham
gia điều khiển hành vi con người ở từng
bậc chưa ý thức, nơi mà chức năng của ý
thức không thực hiện được.
- Vô thức biểu hiện ở tầng bản năng tiềm
tàng, ở tầng sâu, dưới ý thức; những hiện
tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức; hiện
tượng tiềm thức; hiện tượng linh cảm, trực
giác; những hiện tượng tâm lý xảy ra trong
lúc ngủ
2.2.4. Các cấp độ của ý thức (tt)
2.2.4.2. Cấp độ ý thức
- Ở cấp độ thức, con người nhận thức, tỏ
thái độ, có chủ tâm và dự kiến trước được
hành vi của mình, làm cho hành vi trở nên
có ý thức.
- Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý
thức.
- Đối tượng của tự ý thức là bản thân
2.2.4. Các cấp độ của ý thức (tt)
2.2.4.2. Cấp độ ý thức (tt)

Tự ý thức

Tự điều Tự giáo
Tự nhận Tỏ thái
chỉnh, dục, tự
thức về độ với
điều hoàn
bản thân bản thân
khiển thiện
2.2.4. Các cấp độ của ý thức (tt)
2.2.4.3. Ý thức nhóm và ý thức tập thể
- Trong hoạt động và giao tiếp, mỗi cá nhân
là thành viên của những nhóm xã hội nhất
định.
- Các thành viên trong nhóm chịu sự ảnh
hưởng của những chuẩn mực, quyền lợi
chung của nhóm.
- Mỗi cá nhân có ý thức nhóm và ý thức tập
thể, ý thức cộng đồng.
2.2.4. Các cấp độ của ý thức (tt)

- Các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác


động lẫn nhau, chuyển hóa và bổ sung
cho nhau.

- Tâm lý người là tâm lý có ý thức, nó mang


bản chất xã hội.
2.2.5. Sự hình thành và phát triển ý thức
2.2.5.1. Vai trò của lao động

- Lao động là yếu tố đầu tiên, vừa là yếu tố


quan trọng nhất đối với sự phát triển và
hoàn thiện bộ não, nảy sinh ý thức của
con người.

- Trong lao động, con người phải xác định


mục đích, phải phân tích các điều kiện tự
nhiên và phải vận dụng phương pháp...
2.2.5.1. Vai trò của lao động (tt)

- Trong lao động, con người phải chế tạo và


sử dụng các công cụ lao động, tiến hành
các thao tác và hành động lao động.

- Ý thức được hình thành và biểu hiện trong


suốt quá trình lao động của con người.
2.2.5.2. Vai trò của ngôn ngữ
và giao tiếp
• Nhờ ngôn ngữ ra đời cùng với lao động
mà con người có công cụ để xây dựng,
hình dung ra mô hình tâm lý của sản
phẩm và cách làm ra sản phẩm đó.
• Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người
thông báo, trao đổi tin với nhau, phối hợp
với nhau để cùng làm ra sản phẩm.
• Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con
người có ý thức về bản thân mình, ý thức
về người khác.
2.2.5.3. Sự hình thành ý thức
và tự ý thức cá nhân

• Ý thức của cá nhân được hình thành trong


hoạt động và thể hiện trong sản phẩm
hoạt động của cá nhân.

• Ý thức của cá nhân được hình thành trong


mối quan hệ giao tiếp của cá nhân với
người khác, với xã hội.
2.2.5.3. Sự hình thành ý thức
và tự ý thức cá nhân (tt)

• Ý thức của cá nhân được hình thành bằng


con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý
thức xã hội.

• Ý thức của cá nhân được hình thành bằng


con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự
phân tích hành vi của mình.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1.Bản chất của hiện tượng tâm lý
người.
2.Tại sao ý thức là hình thức phản ánh
tâm lý cao nhất ở người?
3.Ý thức được hình thành và phát triển
như thế nào?
4.Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức
trong đời sống con người.

You might also like