You are on page 1of 3

1. Ý chí là gì?

a. Khái niệm về ý chí:


- Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài và
bên trong, cho phép con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để thực hiện
đến cùng mục đích đã xác định.
- Năng lực kiểm soát, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức nảy sinh trong hoạt động
lao động. Ý chí là mặt đặc trưng của tâm lý người, còn động vật thì không có ý
chí. Bởi vì con vật chỉ thích ứng một cách thụ động với thiên nhiên, còn con người
bằng lao động – một loại hoạt động có ý thức – đã chinh phục và cải biến thiên nhiên.
Ý chí con người được hình thành trong quá trình lao động. Ngay cả hoạt động lao
động đơn giản nhất (ví dụ việc săn bắt nguyên thủy…) cũng đòi hỏi con người phải
có phẩm chất ý chí nhất định.
b. Phẩm chất của ý chí:
- Tính mục đích
- Tính độc lập
- Tính quyết đoán
- Tính kiên cường
- Tính tự kiềm chế, tự chủ
- Tính dũng cảm
2. Hành động ý chí
a. Định nghĩa hành động ý chí
- Ý chí được thể hiện trong hành động cụ thể. Hành động ý chí là hành động có ý
thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục
đích đề ra.
b. Cấu trúc của hành động ý chí
Trong một hành động ý chí điển hình có 3 thành phần (hay 3 giai đoạn) cơ bản sau:
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn thực hiện
- Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động
Kết luận
- Ba giai đoạn trên của 1 hành động ý chí có liên quan hữu cơ, tiếp nối và bổ
sung cho nhau. Giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn chuẩn bị.

PHẦN MỞ RỘNG
Ý chí (willpower) được hiểu là khả năng kiểm soát suy nghĩ và cách hành xử của bản
thân. Sức mạnh ý chí sẽ giúp chúng ta tránh xa khỏi những cám dỗ. Ngừng ăn đồ
ngọt, không check điện thoại dù nghe thấy chuông thông báo, bỏ hút thuốc lá,… là
những việc làm cần có sức mạnh ý chí. Thậm chí, những hành động mang tính lựa
chọn trong cuộc sống hàng ngày cũng sẽ khiến sức mạnh ý chí bị tiêu hao. Nó giống
như một bình xăng vậy. Ở đây mình sẽ gọi là BÌNH NĂNG LƯỢNG Ý CHÍ.

Bình năng lượng ý chí này sẽ bị suy giảm mỗi khi bạn thực hiện một hành động nào
đó mang tính lựa chọn, và khi bình năng lượng này cạn thì khả năng kiểm soát suy
nghĩ và đưa ra quyết định của bạn sẽ trở nên kém hơn. Nhưng bình năng lượng này sẽ
được phục hồi trở lại sau một thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là sau giấc ngủ. Thường
thì vào buổi sáng sớm ngay sau khi dậy là thời điểm năng lượng ý chí vẫn đang còn
“đầy bình”, nhưng càng về chiều tối thì năng lượng sẽ bị suy giảm, và nó cũng lí giải
cho nguyên nhân vì sao bạn khó tập trung làm việc và học hơn vào buổi chiều tối so
với buổi sáng, vì sự tập trung cũng sẽ khiến bình năng lượng ý chí bị giảm đi.

Có một điều thú vị mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, đó chính là việc sức mạnh
ý chí giống với một dạng cơ bắp, và chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện cơ bắp này
bằng việc luyện tập, qua đó giúp dung lượng bình năng lượng ý chí trở nên lớn hơn.
Một số bài tập giúp tăng cường sức mạnh ý chí bao gồm: sử dụng tay không thuận,
chú ý đến tư thế ngồi thường xuyên, dọn giường mỗi sáng…

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cách tiết kiệm bình năng lượng ý chí, bằng cách
thói quen hóa một số hoạt động thường ngày. Nếu như hình thành được các thói quen
tốt vào buổi sáng, ví dụ như tập thiền, tập yoga hay viết nhật ký, bạn sẽ không còn
phải tốn năng lượng ý chí cho việc suy nghĩ xem có nên làm hay không làm các hoạt
động này. Một khi đã trở thành thói quen, những việc làm đó sẽ được thực hiện một
cách tự động, giống như việc ta vừa dậy là đi đánh răng luôn. Điều này sẽ giúp ta tiết
kiệm được sức mạnh ý chí và dùng nó cho những mục đích khác quan trọng hơn, ví
dụ như tập trung trong công việc và học tập.

3 bước giúp rèn luyện sức mạnh ý chí theo tiến sĩ Heidi Grant

1. Sức mạnh ý chí sẽ bị hao mòn tùy theo tần suất sử dụng. Khi bình năng lượng ý chí
bị cạn kiệt, hãy cho bản thân thời gian được nghỉ ngơi trước khi đối mặt với những
việc làm, những sự lựa chọn cần có sự kiểm soát ý chí của bản thân

2. Bạn có thể tăng tốc độ hồi phục năng lượng ý chí bằng cách làm những việc giúp
cải thiện tâm trạng, ví dụ tự thưởng bản thân sau một hành động tốt, hoặc chỉ đơn
thuần là nghĩ về một người có nhiều sức mạnh ý chí.

3. Sức mạnh ý chí của bạn sẽ được xây dựng và phát triển nhờ các bài tập. Trước khi
đối mặt với những thử thách cần sử dụng năng lượng ý chí nhiều, hãy bắt đầu với
những bài tập nho nhỏ giúp cải thiện năng lượng ý chí, ví dụ như dọn chăn ga mỗi
ngày, đi bộ thay vì đi thang máy, sử dụng tay không thuận để đánh răng.

You might also like