You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

Khoa Kinh tế
-------------------------

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN


MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI :Hãy cho một ví dụ về người có ý chí cao. Vai trò của ý
chí trong đời sống con người? Làm thế nào để phát triển ý chí cho
cá nhân?

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Anh Thư

Lớp hp Tâm lý ứng dụng mã HP 231BDG1006

Trần Ngọc Khuê- K234030345- SĐT: 0921012069


Thời gian: Học kì 1, năm học 2023-2024
TP HCM, 19 THÁNG 12 NĂM 2023

1
MỤC LỤC
I. Mở đầu.....................................................................................................................3
II. Nội dung....................................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận về ý chí..........................................................................................3
2.1.1. Khái niệm......................................................................................................3
2.1.2. Phẩm chất của ý chí......................................................................................4
2.2. Hành động ý chí..................................................................................................4
2.2.1. Khái niệm......................................................................................................4
2.2.2. Cấu trúc.........................................................................................................4
2.3. Biểu hiện của ý chí..............................................................................................5
2.4. Vai trò của ý chí...................................................................................................5
2.5. Thực trạng- Nguyên nhân..................................................................................5
2.5.1. Một tấm gương về ý chí................................................................................5
2.5.2. Ý chí ở sinh viên............................................................................................7
2.5.3. Ý chí ở bản thân............................................................................................7
2.6. Biện pháp rèn luyện ý chí...................................................................................8
III. Kết luận...................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................8

2
I. Mở đầu
Lý do nghiên cứu đề tài:
Ý chí là một nội dung cốt lõi cho thành công của một con người, trong tất cả
các giai đoạn của cuộc sống của họ. Hiểu được vai trò quan trọng này của ý
chí trong cuộc sống thì mới có thể xây dựng và giữ vững ý chí của bản thân,
trong cả cuộc sống đời thường, trong cả những lúc khó khăn, trắc trở hay
thất bại, mới có thể làm nền tảng để sau mỗi thất bại có thể đứng lên và bắt
đầu lại một giai đoạn mới. Trong đời sống sinh viên, có ý chí mới có thể
vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập để tiếp thu những kiến
thức mới mẻ và vượt qua những khó khăn vật chất, sinh hoạt của đời sống
sinh viên.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với bản thân nói riêng
cũng như đối với đời sống sinh viên nói chung nên em đã chọn nghiên cứu
vấn đề về ý chí con người và ý chí cá nhân trong tiểu luận môn Tâm lý. Em
hy vọng qua quá trình nghiên cứu này sẽ tìm hiểu sâu hơn, có những khái
niệm và tri thức đầy đủ hơn về ý chí và phát triển ý chí, từ đó xây dựng
vững chắc hơn nền tảng ý chí của bản thân mình, nhằm vượt qua những khó
khăn trong học tập và cuộc sống.
Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của ý chí trong đời sống và biện pháp để phát triển ý chí cho cá nhân.
Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng của ý chí trong đời sống; chỉ ra một số nguyên nhân và các
biện pháp rèn luyện ý chí cá nhân giúp họ cố thể đạt được mục tiêu của bản
thân.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

3
II. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận về ý chí
2.1.1. Khái niệm
Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở khả năng thực hiện những
hành động có mục đích, đòi hổi sự nỗ lực, cố gắng để hoàn thành.
Ý chí phản ánh điều kiện của hiện thực khách quan dưới dậng mục đích
của hành động.
Ý chí là một phẩm chất tâm lý cuả cá nhân, một thuộc tính tâm lý của
nhân cách.
Ví dụ: Thomas Edison- một nhà phát minh và doanh nhân nổi tiếng, tuy
nhiên, trước đó ông đã trải qua nhiều lần thất bại và phải nỗ lực rất nhiều trước
khi thành công. Chẳng hạn như khi phát minh ra bóng đèn, hơn 10.000 thử
nghiệm thất bại là số lần thất bại trước khi ông tìm ra bóng đèn đầu tiên.

2.1.2. Phẩm chất của ý chí


- Tính mục đích
- Tính độc lập
- Tính quyết đoán
- Tính kiên trì
- Tính tự chủ
2.2. Hành động ý chí
2.2.1. Khái niệm
Hành động ý chí nói các khác là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi
hỏi sự nỗi lực cố gắng để khắc phục khó khăn, thử thách.
Đặc điểm của hành động ý chí
Hành động ý chí chỉ xuất hiện khi gặp khó khăn trở ngại.

4
Hành động ý chí luôn có tính mục đích rõ ràng và sẽ luôn được chủ thể ý
thức một cách rõ ràng.
Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn
có sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại, thực hiện đến cùng mục đích đề ra.
2.2.2. Cấu trúc
Một hành động ý chí điển hình thường gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn thực hiện hành động
- Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động
2.3. Biểu hiện của ý chí
Ý chí được thấy qua các biểu hiện sau:
Kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm: Người có ý chí kiên trì nhẫn nại sẽ không chùn
bước, sợ hãi trước khó khăn, thử thách mà sẽ dũng cảm đối mặt để vượt qua nó.
Tự tin, tự chủ: Người có ý chí tự tin, tự chủ sẽ luôn tin vào bản thân để đưa ra
những quyết định, không bị lay động một cách dễ dàng vì người khác, không để các
cảm xúc nhất thời hay suy nghĩ nông nổi ảnh hưởng, chi phối hành động của mình.
2.4. Vai trò của ý chí
Ý chí giúp con người vượt qua khó khăn thử thách
Cuộc sống luôn có những khó khăn thử thách đón chờ, ý chí chính là động lực
giúp chúng ta vượt qua những thách thức đó và vươn tới thành công.
Ý chí giúp con người đạt được mục tiêu trong cuộc sống
Mục tiêu ở đây có thể là công việc, học tập, hay những mục tiêu nhỏ trong cuộc
sốn thường nhật của mỗi người chúng ta. Để có thể đạt được mục tiêu, con người cần
có ý chí kiên cường, quyết tâm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Ý chí giúp con người hoàn thiện bản thân
Ý chí có khả năng giúp con người rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp như kiên
trì, nhẫn nại, không đầu hàng nghịch cảnh. Từ đó làm con người càng ngày càng hoàn
thiện bản thân hơn, trở thành người có ích cho xã hội..
Ý chí giúp mọi người phát huy sức mạnh của bản thân theo
nhưng cách phi thường

Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942, tại Oxford, Anh quốc- ông được coi là
ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong suốt nhiều thập kỷ, với những công trình
nghiên cứu nổi tiếng về hố đen trong vũ trụ. Năm 21 tuổi, ông bị mắc bệnh xơ cứng
teo cơ và liệt gần như hoàn toàn.

5
Vượt qua đau đớn thể xác do bệnh tật hành hạ, Hawking vẫn hoàn thành được
luận án tiến sĩ về Vũ trụ học mà ông từng đeo đuổi. Cái tên Stephen Hawking trở nên
đồng nghĩa với “lỗ đen”. Toàn bộ những công trình của ông được đánh giá là “chiếc
chìa khoá mở cửa vào Vũ trụ”.(1)

2.5. Thực trạng- Nguyên nhân


2.5.1. Một tấm gương về ý chí
Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý chí tự học:
Trong suốt những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác vừa lao động
kiếm sống, vừa tìm mọi cách và tận dụng mọi lúc, mọi nơi để tự học, nhất là học tiếng
nước ngoài. Có lần nói chuyện với thanh niên, Bác cho biết: Để học được ngoại ngữ,
phải kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ. Hằng ngày, trước khi thức dậy, Bác viết
những từ mới vào một mảnh giấy, dán vào chỗ hay nhìn thấy nhất, có khi viết lên cánh
tay để khi vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì cũng đã thuộc. Lại cả khi đi
đường, Bác cũng nhẩm bài học. Ban đêm, khi chưa ngủ, Người lấy tay viết mò những
chữ khó xuống chăn cho kỳ nhớ mới thôi và thế là đã học thêm được vài từ mới. Bác
có một nguyên tắc là, học đến đâu, luyện tập và thực hành đến đó, học được chữ nào là
tìm cách ghép câu để dùng ngay, cho nên sau một thời gian ngắn, Bác viết được báo và
sách bằng tiếng nước ngoài. Bằng cách đó, dần dần Bác đã học được rất nhiều ngoại
ngữ.

Để tự học đạt kết quả tốt, theo Bác phải có tinh thần vượt gian khổ để học tập. Thời
gian sống ở Thủ đô Pa-ri (Pháp), Bác chỉ thuê phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ
tiền, mỗi sáng nấu cơm trong một cái nồi nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu. Cơm ăn với một
con cá mắm hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa dành đến chiều. Có khi một
miếng bánh mì với một miếng pho-mai là đủ ăn cả ngày. Mùa đông lạnh, buổi sáng
trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn, chiều về lấy ra, bọc
nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét. Thường thường, Bác chỉ làm
việc nửa ngày vào buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện hoặc dự
những buổi nói chuyện. Tối đến, Bác đi dự các cuộc mít-tinh và thường xuyên phát
biểu ý kiến, khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa. Bác làm quen với
những nhà chính trị, nhà văn để nâng cao trình độ chính trị, văn học của mình, đồng
thời làm phong phú thêm vốn từ ngữ mới và cũng là điều kiện để vận dụng những từ
đã học, trau dồi thêm vốn hiểu biết của mình về ngoại ngữ.

Sau này, trên cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước, dù bận trăm công nghìn việc,
khi tuổi cao, sức khỏe giảm, Bác Hồ vẫn không ngừng tự học tập, đọc thêm nhiều tài
liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Bác luôn khuyên cán bộ, đảng viên phải
không ngừng học tập để có trình độ hiểu biết mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng công
tác. Cần tự học để nâng cao trình độ của bản thân, coi đây là tiêu chuẩn, giá trị đạo đức
của mỗi người và là nhu cầu, thói quen hằng ngày của cán bộ, đảng viên. Những cán
bộ, đảng viên lười học, lười suy nghĩ, không thường xuyên cập nhật thông tin mới,
hiểu biết mới cũng là một biểu hiện suy thoái về đạo đức. Năm 1966, trong một buổi
nói chuyện với đảng viên mới của Hà Nội, Người nhắc nhở: Thời kỳ bí mật, điều kiện
học tập của đảng viên rất khó khăn: thiếu thầy, thiếu sách, thiếu tự do, nhưng cán bộ
6
và đảng viên vẫn quyết tâm vì cách mạng mà học. Bây giờ điều kiện thuận lợi nhiều,
cho nên các cô, các chú càng phải ra sức học tập cho tốt,... “Bác thường nghe nói có
đồng chí 40 tuổi đã cho mình là già nên ít chịu khó học tập. Nghĩ như vậy là không
đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta
phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt
động cách mạng”(2).

2.5.2. Ý chí ở sinh viên


Ý chí trong học tập
Nhận thức được vai trò của việc học đối với tương lai của bản
thân, từ đó ý chí đóng vai trò là động lực thúc đẩy cá nhân vượt qua mọi khó
khăn để đạt được mục tiêu trong học tập, không ngại thử thách, thất bại, kiên
trì theo đuổi ước mơ của mình.
Ý chí trong những lần ôn tập cho kì thi
Việc ôn bài cũng có thể cho ta thấy ý chí của một người, chẳng
hạn, với một học sinh, sinh viên có ý chí cao thì biểu hiện ra như sau:
- Có mục tiêu thi cử rõ ràng, kiên trì theo đuổi mục tiêu đó: Một
người có ý chí học tập cao sẽ luôn có mục tiêu cụ thể cho bản
thân, từ đó có thể sắp xếp thời khóa biểu, phân chia thời gian
học tập, làm việc hợp lý, không bị ảnh hưởng bởi các hoạt
động giải trí khác.
- Kiên trì trong ôn luyện: Trong quá trình học tập, gặp khó khăn,
nản chí là điều không hề hiếm gặp, thế nhưng, ta biết một
người thật sự có ý chí là khi người đó có thể vượt qua trở ngại
về mặt tinh thần, không nản lòng trước khó khăn, luôn nỗ lực
hết mình để đạt được mục tiêu.
Sự thiếu ý chí ở sinh viên
Có thể thấy qua nhiều biểu hiện như:

- Thiếu mục tiêu, định hướng rõ ràng cho bản thân


- Thiếu động lực học tậ
- Thiếu kiên trì, dễ bỏ cuộc
- Thiếu tự tin, dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài

Nguyên nhân dẫn đến thiếu ý chí ở sinh viên đại học
Đạo đức xã hội ngày càng suy thoái nghiêm trọng khiến nhiều
học sinh trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một
cách sáo rỗng. Họ lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật

7
chất thực dụng làm mục đích sống. Họ thấy việc học trở nên
nhàm chán, vô nghĩa. Mặt khác, sản phẩm nghệ thông tin ngày
càng phải triển làm cho con người dần trở nên lệ thuộc, mụ mị
vào nó, khiến cho chúng ta mất đi ý thức trong học tập.
2.5.3. Ý chí ở bản thân
Câu chuyện của bản thân em
Từng là một học sinh kém về khoản học tập, em không nghĩ bản
thân có thể thi đậu đại học và từng có ý định buông xuôi, từ bỏ
khi nhận thấy lượng kiến thức mình bỏ qua là quá nhiều, khả năng
học lại để có thể giành được một tấm vé vào đại học khó gấp
nhiều lần cấc bạn bè đồng trang lứa, hơn nữa là nỗi sợ phải xa gia
đình, bạn bè. Nhưng sau khi tâm sự, nhận được lời khuyên của
mọi người xung quanh em liền muốn có một thanh xuân thật đẹp,
thật ý nghĩa ở môi trường đại học. Đến bây giờ, em vẫn rất vui và
hạnh phúc khi bản thân đang là sinh viên của Đại học Kinh Tế-
Luật. Để đạt được kết quả như mong đợi, ý chí học tập và ôn thi
là một yếu tố không thể thiếu.
Khi nghe mọi người khuyên nhủ, em dần ý thức được tầm quan
trọng của việc học đối với tương lai sau này. Từ đó, đậu đại học
trở thành mục tiêu số một mà em muốn hoàn thành. Sau khi xác
định được mục tiêu bản thân hướng đến, em bắt đầu xây dựng kế
hoạch học tập cho bản thân- học những gì và học như thế nào để
có thể đạt được mục tiêu đề ra từ ban đầu. Trong quá trình ôn thi,
lượng kiến thức rộng cùng với sự mất tập trung trở thành những
khó khăn, thử thách lớn. Nhưng ý chí nhắc nhở em về mục tiêu và
vực dậy em khi nản chí. Từ đó, em càng quyết tâm với mục tiêu
của bản thân hơn, không để các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng.
Nguyên nhân để câu chuyện của em có kết thúc đẹp
Nhờ vào những lời khuyên của bố mẹ, bạn bè đã tiếp thêm ý chí,
động lực giúp em có thể tiếp tục học tập và đỗ đạt. Nhờ vào sự
ngưỡng mộ của em trong những lần giao lưu, nói chuyện với
những cô chú, anh chị ở trình độ cao, có cách nói chuyện thu hút
cùng với vốn kiến thức sâu rộng đã tạo thêm cho em suy nghĩ “
Họ làm được, mình chưa thử thì sao có thể biết được liệu mình có
thể giống họ không” đã tạo cho em động lực cố gắng hơn nữa.
2.6. Biện pháp rèn luyện ý chí
Nên Không nên
Thiền. Để cho sự cám dỗ chi phối

8
hành động.
Đặt mục tiêu quá cao/ quá
thấp: Nếu mục tiêu quá cao,
bạn sẽ dễ bị nản lòng và từ bỏ
Lập kế hoạch dài hạn: Để không khi gặp khó khăn. Nếu mục
bị cuốn theo những cám dỗ ngắn tiêu quá thấp, bạn sẽ không có
hạn động lực để cố gắng và phát
triển bản thân.

Ăn mừng những thành quả nhỏ:


Tự ti hoặc hạ thấp bản thân:
Từ những thành quả đó, bản thân
nên tự tin vào khả năng của
sẽ rút ra được mình còn thiếu điều
mình và không để những suy
gì, cần cố gắng hơn ở đâu cho
nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến
những mục tiêu cao hơn. Kết hợp
tâm trạng và hành động của
với việc lên kế hoạch rõ ràng, chia
bạn. Bạn cũng nên biết tự tha
mục tiêu ra từng phần để hoàn
thứ cho bản thân khi mắc sai
thành cuốn chiếu, tập trung hết
lầm và rút kinh nghiệm từ
sức như đã nói ở trên, cá nhân sẽ
chúng.
càng tiến bộ
Quá ép bản thân hoặc quá lười
Dành thời gian nghỉ ngơi: việc ý
biếng: Bạn không nên quá ép
chí quá mức sẽ có thể khiến tinh
bản thân khiến cho cơ thể và
thần căng thẳng, khiến ta dễ bị bỏ
tinh thần kiệt sức. Bên cạnh đó,
cuộc hơn. Do đó, bạn cần dành
tránh việc quá lười biếng gây
thời gian nghỉ ngơi để phục hồi
ra suy giảm ý chí. Bạn nên lắng
năng lượng, giải tỏa căng thẳng và
nghe cơ thể và tâm trí của mình
duy trì sức khỏe để có thể tiếp tục
để biết khi nào cần cố gắng và
hành trình của mình.
khi nào cần nghỉ ngơi.
Bảng 2.6

III. Kết luận


Ý chí, sức mạnh vô hình nhưng vô cùng quan trọng, được coi là nền tảng của
mọi thành công trong cuộc sống. Nó là nguồn động viên mạnh mẽ, giúp con người
vượt qua mọi thách thức, khó khăn, để tiến đến những ước mơ và mục tiêu của mình.
Nhìn nhận vào cuộc sống, chúng ta có thể thấy nhiều tấm gương sáng về ý chí
mạnh mẽ. Trong nươc, có Bác Hồ, người đã vượt qua hàng loạt khó khăn để giải
phóng dân tộc. Hoặc nước ngoài, có Thomas Edition, người đã vượt qua khó khăn,
cùng với ý chí kiên trì, ông đã trở thành nhà phát minh và một doanh nhân nổi tiếng.
9
Những hình mẫu này không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là động lực mạnh mẽ cho
những người khác đối mặt với những thử thách của cuộc sống.
Mỗi người đều cần rèn luyện ý chí cho bản thân mình. Chúng ta cần học cách
trang bị bản thân với sự kiên cường, dũng cảm và quyết tâm để đối mặt với mọi khó
khăn. Chỉ khi có ý chí mạnh mẽ, chúng ta mới có thể vươn lên, đạt được thành công và
góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Hãy bắt đầu rèn luyện ý chí từ ngay hôm nay, để cuộc sống của chúng ta trở nên
thành công và hạnh phúc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Stephen Hawking và “chiếc chìa khóa mở cửa vào vũ trụ”
(1) https://tuoitre.vn/stephen hawking và nghị lực phi thường
Ý chí về vấn đề học tập của Bác Hồ:
(2): Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr 76
Biện pháp rèn luyện ý chí
Bảng 2.6:
- -
- https://www.elleman.vn/ky-nang/phương pháp rèn luyện ý chí
- https://www.aia.com.vn/lời khuyên tinh thần

10

You might also like