You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Viện Đào tạo Tiên Tiến, Chất lượng cao và POHE


--------o0o--------

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Lớp tín chỉ : Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng CLC 65B

Nhóm :4

GVHD : Ths. Nguyễn Mai Lan


Hà Nội, tháng 1 năm 2024

MỤC LỤC

A. Mức độ hoàn thành công việc...........................................................................4


B. Bài tập nhóm......................................................................................................4
Lý luận...................................................................................................................4
I. Quan niệm của nhận thức trong lịch sử triết học....................................4
1. Khái niệm lý luận nhận thức....................................................................4
2. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức...................................5
2.1. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.............................................................5
2.2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan........................................................5
3. Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi........................................................5
4. Quan điểm của thuyết không thể biết.....................................................5
5. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C. Mác...................................6
6. Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.......................................................................................................7
II. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng......................................................8
1. Định nghĩa của nhận thức........................................................................8
2. Các yếu tố của nhận thức.........................................................................8
2.1. Chủ thể nhận thức..............................................................................9
2.2. Giải thích về khách thể nhận thức.....................................................9
3. Bản chất của nhận thức............................................................................9
3.1. Quan niệm duy vật biện chứng..........................................................9
3.2. Các cấp độ của nhận thức................................................................10
III. Các giai đoạn của quá trình nhận thức..................................................11
1. Nhận thức cảm tính.................................................................................11
2. Nhận thức lý tính.....................................................................................12
2
2.1. Khái niệm...........................................................................................12
2.2. Giai đoạn của nhận thức lý tính......................................................12
3. Nhận xét về hai loại.................................................................................12
3.1. Tổng quan..........................................................................................12
3.2. Sự khác nhau của hai loại nhận thức..............................................13
Thực tiễn...........................................................................................................13
C. Bài tập cá nhân................................................................................................17
I. Nguyễn Nguyễn Lâm Hoàng..................................................................17
II. Trịnh Hoàng Quân.................................................................................19
III. Nguyễn Minh Tú.....................................................................................21
IV. Lê Minh Ngọc.........................................................................................23
V. Nguyễn Thùy Dương..............................................................................24
VI. Đàm Thị Huyền......................................................................................26
VII. Nguyễn Khánh Linh...............................................................................28

3
Số thứ tự Họ và tên Mức độ hoàn thành công việc
(%)
1 Đàm Thị Huyền 100
2 Trịnh Hoàng Quân 100
3 Nguyễn Minh Tú 100
4 Nguyễn Nguyễn Lâm Hoàng 100
5 Nguyễn Thùy Dương 100
6 Lê Minh Ngọc 100
7 Nguyễn Khánh Linh 100
8 Trịnh Anh Thư 80
A. Mức độ hoàn thành công việc

B. Bài tập nhóm


Lý luận
I. Quan niệm của nhận thức trong lịch sử triết học.
1. Khái niệm lý luận nhận thức
Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nhằm nghiên cứu một số
vấn đề như: bản chất của nhận thức, những hình thức, các giai đoạn của
nhận thức, con đường để đạt tới chân lý, tiêu chuẩn của chân lý, v.v…và
trả lời câu hỏi “Con người có thể nhận thức về thế giới hay không?”.
Trong lịch sử đã có nhiều trường phái triết học cố gắng đưa ra quan điểm
của họ về câu hỏi này.
2. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức
2.1. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
4
Các đại biểu như Gioócgiơ Berkely, Erns Makhơ và Phichtơ cho chân lý là
sự phù hợp giữa suy diễn về sự vật và chính bản thân sự vật trên thực tế.
Phủ nhận chân lý khách quan, thừa nhận thượng đế là chủ thể nhận thức.
=> Nhận thức không phải là phản ánh thế giới khách quan bởi con người
mà chỉ phản ánh trạng thái chủ quan của con người.
2.2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
- Plato coi đó nhận thức là khả năng của linh hồn vũ trụ, chỉ là quá trình
hồi tưởng lại, nhớ lại những gì mà linh hồn trước khi nhập vào thể xác con
người đã có sẵn (các tri thức) ở thế giới ý niệm.
- Hegel cho rằng nhận thức là khả năng của tinh thần thế giới, là quá trình
tự ý thức (tự nhận thức) của tinh thần thế giới.
=> Chủ nghĩa duy tâm khách quan không phủ nhận khả năng nhận thức
của con người, nhưng giải thích một cách duy tâm, thần bí khả năng này
của con người.
3. Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi
- Phần lớn nghi ngờ nhận thức của con người, có đại biểu như Hium nghi
ngờ cả bản thân tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng. Tư tưởng nghi
ngờ của Đềcáctơ góp phần tích cực vào chống tôn giáo, chống triết học
kinh viện dù nguyên tắc xuất phát điểm của ông còn hạn chế, vẫn còn
những lỗ hổng để chủ nghĩa duy tâm nảy sinh.
=> Các nhà hoài nghi chủ nghĩa không hiểu được trên thực tế biện chứng
của quá trình nhận thức.
4. Quan điểm của thuyết không thể biết
- Vật tự nó, hay còn gọi là "vật tự thể" hoặc "vật tự thân" được dịch từ
thuật ngữ gốc Đức là Das Ding an sich, một khái niệm cơ bản của Kantơ I.
(I. Kant). Ông thừa nhận thế giới khách quan tồn tại độc lập với ý thức của
con người, thế giới này bao gồm những “vật tự nó”.
5
- Thuyết bất khả tri hay "không thể biết" của ông đã khẳng định rằng
“vật tự nó” là không thể nhận thức được; con người có thể nhận thức
những hiện tượng bề ngoài, chứ không thể nào biết được bản chất sâu xa
của “vật tự nó”.
- Quan niệm “Vật tự nó” của Kantơ đã bị phê phán là một khái niệm
trống rỗng. Hêghen phê phán khái niệm này là tách rời bản chất và hiện
tượng.
- Trên quan điểm duy vật biện chứng, Enghen tiếp tục phê phán Kantơ,
ông khẳng định rằng con người có thể nhận thức được và nhận thức đúng
được bản chất mọi sự vật và hiện tượng, không có một ranh giới “vật tự
nó” nào mà nhận thức của con người không thể vượt qua được.
- Người ta hay trách Kant về lỗi thuyết bất khả tri khi nói về vật tự thân
VD: Bạn luôn biết đồng xu có hai mặt, khi bạn nhìn mặt này thì ko thể
biết mặt kia, nếu bạn biết thì chỉ là kinh nghiệm còn lại khi bạn đã nhìn
hai mặt, chứ bạn ko thể cùng lúc biết hai mặt của cùng một đồng tiền, cái
mặt kia đồng tiền bạn ko thấy chính là vật tự thân của kant. quan trọng
hơn, vật tự thân kant dùng giải quyết vấn đề về tự do của ý chí.
5. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C. Mác
- Công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người
- Coi thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức con người
- Bảo vệ nguyên tắc nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan vào bộ
óc con người.
=> Tuy nhiên vẫn còn hạn chế và là sự sao chép giản đơn, mang tính siêu
hình, máy móc, thụ động, không có quá trình vận động, biến đổi, nảy sinh
mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn
- Tính chất trực quan: sự tiếp nhận thụ động 1 chiều những tác động trực
tiếp của sự vật lên giác quan của con người.
6
6. Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật
biện chứng
- Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và
độc lập với ý thức con người. Đây là nguyên tắc nền tảng của lý luận
nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định, thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức,
với cảm giác của con người và loài người nói chung, mặc dù người ta có
thể chưa biết đến chúng.
VD: Về các hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào mương, làm đường. Ở mỗi
thời kì giai đoạn có sự khác nhau và được con người tác động theo mục
đích nhu cầu khác nhau để phù hợp về kinh tế - xã hội.
- Hai là, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan.
VD: Cái cây bên ngoài là cái cây do con người nhận thức. Cái cây trong
nhận thức phụ thuộc vào mỗi khả năng của mỗi bộ óc con người
- Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, các cảm giác của chúng ta là sự
phản ánh, là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan.
VD: Trong chuyện thầy bói xem voi, thầy bói sờ vào cái vòi chỉ nhận thức
được cái vòi, vì thầy bói bị mù nên không nhìn thấy và không nhận thức
được tất cả các bộ phận của 1 con voi.
- “Cảm giác là một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Nhưng
không phải sự phản ánh thụ động, cứng đờ của hiện thực khách quan
- Ba là, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình
ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung.
=> Tất nhiên, “...thực tiễn mà chúng ta dùng làm tiêu chuẩn trong lý luận
về nhận thức, phải bao gồm cả thực tiễn của những sự quan sát, những sự
phát hiện về thiên văn học...”.
7
VD: Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí, Trái
Đất xoay quanh mặt trời
VD: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” => Mang tính bước ngoặt của
Cách mạng Việt Nam. Tư tưởng này của Người vừa có giá trị lý luận và
thực tiễn to lớn, mang giá trị nhân văn sâu sắc, là mục tiêu, động lực thúc
đẩy sự phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
II. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

1. Định nghĩa của nhận thức


Triết học Mác Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho
rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Không phải ý thức của
con người sinh ra thế giới mà là thế giới vật chất tồn tại khách quan và độc
lập với con người là nguồn gốc duy nhất và cuối cùng của nhận thức
- Để tồn tại & phát triển con người, xã hội cần được đáp ứng thỏa mãn nhu
cầu
- Muốn vậy con người phải hoạt động tác động vào thế giới khách quan
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động, con người cần có hiểu biết (tri thức) về đối
tượng liên quan trong hoạt động
- Nó xuất phát từ mong muốn nhu cầu - Thế giới vật chất
=> Vậy nguồn gốc của nhận thức là hoạt động thực tiễn của con người
2. Các yếu tố của nhận thức
Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách
thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người
2.1. Chủ thể nhận thức:
- Con người nhưng đó là con người hiện thực, đang sống, đang hoạt động thực
tiễn và đang nhận thức trong những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể nhất
định,

8
- Con người đó phải thuộc về một giai cấp, một dân tộc nhất định, có ý thức,
lợi ích, nhu cầu, cá tính, tình cảm, v.v.
- Chủ thể nhận thức ko chỉ dừng lại ỏ cá nhân mà còn là một tập đoàn người
2.2. Giải thích về khách thể nhận thức
- Nếu chủ thể nhận thức trả lời cho câu hỏi ai nhận thức, thì khách thể nhận
thức trả lời câu hỏi: “Cái gì được nhận thức?”
- Theo triết học Mác Lênin: “Khách thể nhận thức không đồng nhất với toàn
bộ hiện thực khách quan mà chỉ là một bộ phận, một lĩnh vực của hiện thực
khách quan”
- Khách thể nhận thức không đồng nhất với đối tượng nhận thức
- Khách thể nhận thức rộng hơn đối tượng nhận thức
=> Hoạt động thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu
chuẩn để kiểm tra chân lý. Do đó, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực
khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở
thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể.
3. Bản chất của nhận thức
3.1. Quan niệm duy vật biện chứng
- Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc
con người trên cơ sở thực tiễn.
VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái
lượm, về sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và
tạo ra rửa, chế tạo công cụ lao động
- Nhận thức là quá trình biện chứng, có vận động biến đổi, phát triển.
Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự
giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết
đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.
VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái
9
lượm, về sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và
tạo ra rửa, chế tạo công cụ lao động
- Nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn là mục đích nhận
thức, làm tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
VD: Trong chiến tranh thì con người chỉ nghĩ làm thế nào để bảo vệ
gìn giữ dân tộc. Khi cách mạng thành công thì đi lên mọi người nhận
thức được bảo vệ dân tộc là phải phát triển mọi mặt của xã hội từ kinh
tế, chính trị, đời sống, tri thức.
=>Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế
giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
3.2. Các cấp độ của nhận thức
3.2.1. Dựa vào khả năng phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức
- Nhận thức kinh nghiệm: dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện
tượng hay các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức kinh
nghiệm là những tri thức kinh nghiệm thông thường hoặc tri thức thực
nghiệm khoa học
- Nhận thức lý luận: là nhận thức sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp dựa
trên các hình thức tư duy trừu tượng như khái niệm, quy luật, tính tất yếu của
các sự vật hiện tượng
3.2.2. Dựa trên tính tự phát hay tự giác của sự phản ánh bản chất của
đối tượng nhận thức
- Nhận thức thông thường: là nhận thức được hình thành một cách tự phát,
trực tiếp trong hoạt động hằng ngày của con người
- Nhân thức khoa học: là nhận thức được hình thành chủ động, tự giác của
chủ thể nhằm phản ánh những mối liên hệ bản chất tất nhiên, mang tính quy
luật
III. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
10
1. Nhận thức cảm tính
Trực quan sinh động: giai đoạn đầu của quá trình nhận thức. Phản ánh cụ
thể, trực tiếp, cảm tính hiện thực. Gồm 3 hình thức:
- Cảm giác: là hình thức đầu tên, giản đơn nhất phản ánh từng mặt, từng
thuộc tính bên ngoài của sự vật vào giác quan con người.
VD: Khi ta chạm vào mặt đường, ta thấy nó gồ ghề
- Tri giác: là sự tổng hợp của nhiều cảm giác, đem lại hình ảnh về sự vật hoàn
chỉnh hơn.
VD: Khi thưởng thức một món ăn, ta dựa vào không chỉ vị giác mà còn là tri
giác, thị giác và xúc giác
- Biểu tượng: là hình thức cao nhất và phức tạp nhất, là hình ảnh của sự vật
được lưu giữ lại trong trí nhớ. Bắt đầu có tính khái quát. Có thể tiến đến
tưởng tượng. Là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận
thức lý tính
VD: “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Hình ảnh thuyền, bến là hình ảnh tượng trưng cho người con trai và con gái
- Nhận xét chung về nhận thức cảm tính
+ Nhìn chung, nhận thức cảm tính sẽ phản ánh trực tiếp đối tượng thông
qua các giác quan của con người, bao gồm vẻ bề ngoài, cái tất nhiên, ngẫu
nhiên, cái bản chất và không bản chất.
=> Nó chưa thể khẳng định được những mối liên hệ trong bản chất và tất
yếu bên trong của sự vật.
+ Nhận thức cảm tính hầu hết có trong tâm lý động vật. Tuy nhiên, con
người là động vật cấp cao hơn nên nhận thức không chỉ dừng lại ở đó mà
còn cần phải vươn cao hơn nữa. Giai đoạn đó được gọi là giai đoạn nhận
thức lý tính.
11
2. Nhận thức lý tính
Tư duy trừu tượng: giai đoạn tiếp theo cao hơn của quá trình nhận thức,
Phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khái quát, đầy đủ hơn dưới các hình
thức:
2.1. Khái niệm:
- Là hình thức cơ bản, phản ánh khái quát gián tiếp những mối liên hệ
bản chất, phổ biến của 1 tập hợp sự vật được biểu thị bằng 1 từ hay 1 cụm
từ. Là kết quả của sự tổng hợp
2.2. Giai đoạn của nhận thức lý tính
- Phán đoán: là hình thức liên hệ các khái niệm, vận dụng, liên kết các
khái niệm lại để khẳng đinh hay phủ định.
VD: Khẳng định: Hà Nội là thủ đô của Việt Nam
Phủ định : Bài thuyết trình này không phải của riêng tôi.
- Suy lý (suy luận và chứng minh): xuất phát từ một hoặc nhiều phán
đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Có 2 loại suy luận
chính:
+ Quy nạp: là 1 quá trình tư duy vận động từ cái đơn giản nhất đến
cái chung, cái phổ biến.
VD: Sinh lão bệnh tử
+ Diễn dịch: là tư duy vận động từ cái chung đến cái đơn nhất.
VD: Thức khuya là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe -> gây bệnh về mắt.
3. Nhận xét về hai loại
3.1. Tổng quan
- Hai loại suy luận này có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau
- Suy lí là phương thức quan trọng để tư duy con người đi từ cái đã biết
đến cái chưa biết 1 cách gián tiếp
12
3.2. Sự khác nhau của hai loại nhận thức
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính khác nhau ở chỗ, nó đã phản
ánh, khái quát, trừu tượng, gián tiếp sự vật, hiện tượng tính tất yếu, chỉnh
thể toàn diện. Vì vậy, nhận thức lý tính có thể phản ánh được mối liên hệ
bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật, hiện tượng sâu sắc hơn nhận thức
cảm tính.
- Đồng thời nó luôn hàm chứa nguy cơ xa rời hiện thực. Do đó, nhận
thức lý tính phải được gắn liền với thực tiễn và được kiểm tra bởi thực
tiễn. Đây cũng là thực chất bước chuyển từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn.
=> Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là 2 giai đoạn khác nhau về
chất nhưng lại thống nhất với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhau trong quá
trình nhận thức của con người.
- Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, không có nhận
thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Ngược lại nhờ có nhận thức
lý tính mà con người mới đi sâu nhận thức được bản chất của sự vật, hiện
tượng.

* Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn
là một vòng khâu của quá trình nhận thức được bắt đầu từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
Thực tiễn
Câu 1: Giai đoạn nhận thức thực tiễn diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của
các sự vật lên các giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào?

A. Nhận thức lý tính

B. Nhận thức khoa học

13
C. Nhận thức lý luận

D. Nhận thức cảm tính

Câu 2: Hình thức nào nào hình thức đầu tiên của giai đoạn nhận thức cảm tính?

A. Khái niệm

B. Biểu tượng

C. Cảm giác

D. Tri giác

Câu 3: Nhận thức lý tính được thực hiện dưới những hình thức nào?

A. Cảm giác, tri giác và biểu tượng

B. Phán đoán, khái niệm, suy luận

C. Khái niệm, phán đoán, suy luận

D. Tri giác, biểu tượng, khái niệm

Câu 4: Thực tiễn đóng vai trò gì đối với nhận thức?

A. Là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý

B. Là điểm khởi đầu của nhận thức

C. Tồn tại song hành, hỗ trợ quá trình nhận thức

D. Là đích đến của nhận thức

Câu 5: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn của chân lý
là:

A. Được nhiều người thừa nhận

B. Đảm bảo không mâu thuẫn trong suy luận

C. Thực tiễn

D. Hệ thống tri thức phù hợp

14
Câu 6: Chọn mệnh đề đúng về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn:

A. Lý luận ít nguồn trực tiếp từ kinh nghiệm, nhiều kinh nghiệm ắt dẫn đến lý luận

B. Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở kinh nghiệm, kinh nghiệm
là cơ sở của lý luận

C. Lý luận và kinh nghiệm tách rời nhau, không liên quan đến nhau

D. Lý luận luôn đi trước kinh nghiệm, kinh nghiệm luôn đi sau lý luận và phục vụ
cho lý luận

Câu 7: Chọn cũng từ thích hợp điền vào chỗ trống để có câu đúng về phạm trù
thực tiễn thực tiễn: " thực tiễn là toàn bộ.....có mục đích mang tính lịch sử - xã hội
của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội"

A. Hoạt động vật chất và cảm tính

B. Hoạt động tinh thần

C. Hoạt động vật chất và sản xuất

D. Hoạt động sản xuất

Câu 8: Đặc điểm chung của các hình thức nhận thức cảm tính là?

A. Trực tiếp, bề ngoài

B. Gián tiếp, bề ngoài

C. Trực tiếp, bản chất

D. Gián tiếp, bản chất

Câu 9: Trong các hình thức của hoạt động thực tiễn, hoạt động nào giữ vai trò
quyết định?

A. Hoạt động sản xuất vật chất

B. Hoạt động chính trị - xã hội

C. Thực nghiệm khoa học

D. Chúng có vai trò như nhau

15
Câu 10: Giai đoạn nhận thức nào gắn liền trực tiếp với thực tiễn?

A. Nhận thức cảm tính

B. Nhận thức lý tính

C. Cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều gắn liền với thực tiễn

D. Nhận thức và thực tiễn là hai quá trình riêng biệt nên không có giai đoạn nào
của nhận thức gắn liền với thực tiễn

Câu 11: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: bệnh giáo điều là gì
do tuyệt đối hóa ......

A. Vai trò của cảm tính

B. Vai trò của lý tính

C. Vai trò của kinh nghiệm

D. Vai trò của lý luận

Câu 12: Điền vào chỗ trống để có quan điểm của triết học Mác-Lênin về chân lý: "
chân lý là những tri thức.....với hiện thực khách quan và được hiện thực tiễn kiểm
nghiệm"?

A. Đầy đủ

B. Đúng đắn

C. Hợp lý

D. Phù hợp

Câu 13: Trường phái triết học nào cho rằng thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp
nhất của nhận thức?

A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

D. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

16
Câu 14: Ví dụ nào dưới đây là một chân lý?

A. Trái Đất xoay quanh Mặt Trời

B. Cây luôn có hoa

C. Con người luôn có 2 tay, 2 chân

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 15: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây
là sai?

A. Chân lý có tính khách quan

B. Chân lý có tính tương đối

C. Chân lý có tính trừu tượng

D. Chân lý có tính cụ thể

17
C. Bài tập cá nhân
I. Nguyễn Nguyễn Lâm Hoàng
Mã sinh viên: 11232115
Vận dụng Chủ nghĩa duy vật biện chứng vào cuộc sống

Trong cuộc sống hàng ngày, cho dù ta không để ý tới nó, nhưng triết học luôn
đi vào cuộc sống thực tiễn của chúng ta. Mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói của chúng ta
đều mang nặng tư tưởng, được gây dựng từ các quy luật triết học mà xã hội chúng
ta chấp nhận, trong đó có em, một người sinh viên năm nhất được tiếp xúc với chủ
nghĩa Mác-Lênin. Vậy, cụ thể chủ nghĩa Mác-Lênin đã ảnh hưởng như thế nào tới
cuộc sống thực tế của em?

Triết học Mác-Lênin nghiên cứu trước hết là về phương pháp luận duy vật
biện chứng. Duy vật biện chứng là sự vận dụng khách quan các mối quan hệ của
cuộc sống nhằm giúp ta nhận thức đúng đắn thế giới và bản thân để từ đó nhìn
nhận đúng bản chất của sự việc và hình thành quan điểm hay định hướng, xác định
thái độ và cách thức tổ chức và hoạt động của bản thân. Từ phương pháp duy vật
biện chứng này mà cách nhìn thế giới của em có thay đổi rõ rệt.

Từ khi em được học về triết học Mác-Lênin chuyên sâu, và cụ thể là chủ
nghĩa duy vật biện chứng, cách suy nghĩ của em về cuộc sống có thay đổi rõ rệt.
Trước đó, dù em cũng đã có những suy nghĩ bước đầu tách ra khỏi sự duy tâm cho
rằng “Ý thức quyết định vật chất”, nhưng em vẫn còn mang một nét giản đơn, sử
dụng những vật chất đơn giản như lửa, nước, không khí tâm linh, cho rằng vẫn có
một thế giới bên kia quyết định thế giới ta đang sống. Ngay cả khi học về các
nguyên tố khác, em vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi cái sự suy nghĩ giản đơn là một

18
số các thế lực tự nhiên cụ thể chi phối và điều khiến thế giới, tương tự như chủ
nghĩa duy vật trước Mác và Ăngghen. Sau khi học về duy vật biện chứng, em dần
hiểu ra được về bản chất thực sự của vật chất, và sự tồn tại khách quan của vật
chất, của thực tại, và hiểu được rằng ý thức hoàn toàn dựa theo, chỉ là phản chiếu
của vật chất hiện tại. Nhưng, điều mà em thực sự được giác ngộ đó là sự sai lầm
của lối suy nghĩ cho rẳng tác động của ta trong cuộc sống chỉ là muối bỏ bể, và
cuộc sống chỉ như những chuỗi sự kiện mà ta dù cố gắng cũng sẽ chỉ là những kẻ
vô danh không đóng góp được gì so với các vĩ nhân. Và từ đó, cách nhìn nhận cuộc
sống của em thay đổi rõ rệt.

Sau khi học về chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự nhìn nhận cuộc sống của em
hoàn toàn khác hẳn. Trước khi học về chủ nghĩa duy vật, em bị ám ảnh vớibmột lối
suy nghĩ rằng cuộc sống là những chuỗi sự kiện mà ta hoàn toàn không tác động lại
được, nên em bị chi phối bới một cuộc sống thụ động, có phần buông bỏ, “bố mẹ
đặt đâu con ngồi đó”, học chỉ vì bố mẹ khuyên điều này điều kia. Nhưng sau khi
học về chủ nghĩa duy vật, em đã định hình lại về phong cách sống của mình, dần
định ra cho mình về tác động của mình về cuộc sống của mình, ảnh hưởng của
mình và xã hội, và thấy rằng mình hoàn toàn có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội,
tiến tới một xã hội cộng sản. Và từ đó, em quyết tâm tạo ra cho mình một cuộc
sống sôi nổi hơn, thực sự hữu ích cho xã hội, nhằm bù lại cho thời gian thiếu xót
trước đó. Với phương pháp duy vật, em suy xét về những hoạt động, lịch trình và
mục tiêu của mình, xem mối quan hệ, điểm mâu thuẫn chính giữa chúng ra sao, và
từ đó nhiều vấn đề của em đã được giải quyết một cách hài hòa và trơn tru nhờ áp
dụng phương pháp duy vật biện chứng. Ví dụ như trên lớp, khi học môn Kinh tế Vi
mô, một lượng lớn kiến thức cơ bản em đã tích lũy như khái niệm, công thức quan
trọng và tên của các đối tượng kinh tế trên thị trường, dù ban đầu còn khô khan,
tưởng như khó học, nhưng em đã áp dụng quy luật Lượng - Chất và biện chứng
Lượng - Chất trong sự biến đổi chất, lượng của kiến thức xuất phát khi em áp dụng
và thực hành thông tin đã học. Đó chính là quá trình áp dụng qua nghiên cứu và sử
dụng kiến thức như nghiên cứu kinh tế các nước, hiểu rõ kinh tế các nước vì sao lại
phát triển tới mức này, em bắt đầu hiểu sâu về nguyên nhân và kết quả mối quan hệ
giữa các đối tượng trong nền kinh tế, của các quy luật cung cầu, các thị trường
mới,...cũng như các liên kết phức tạp giữa chúng. Chất lượng kiến thức của em đã
trở nên sâu sắc và linh hoạt. Hoặc là trong cuộc sống hàng ngày, em phải cân bằng
giữa thời gian đi làm thêm, học tập và tập thể dục để làm sao giữ được một sức
19
khỏe tốt mà vẫn hoàn thiện những nhiệm vụ được giao. Vậy là em nhìn khung thời
gian cho phép, và xem xét những ưu và nhược điểm khi sắp xếp tiến độ làm việc
theo một trật tự nào đó, như khi em đi làm buổi tối thì em đòi hỏi phải học bài và
làm bài tập về nhà trước đó hoặc em sẽ bị dồn ứ bài; hoặc có nên đi làm thêm ngay
sau khi đi học và có thể làm việc không đủ năng suất. Nhờ có phương pháp duy vật
biện chứng mà em đã có thể hoàn thiện những công việc này, và nhiều vấn đề khác
một cách ổn thỏa.

Như vậy, có thể nói rằng triết học Mác-Lênin nói chung và chủ nghĩa duy vật
biện chứng nói riêng đã làm thay đổi góc nhìn của em về cuộc sống và cách sống,
cách làm việc. Qua việc áp dụng các quy tắc của chủ nghĩa duy vật vào đời sống
của em như qua sắp xếp thời gian, phương pháp học tập, em đã tự phát triển và
hoàn thiện chính mình về tri thức và tinh thần cá nhân em. Triết học tuy khi mới
thoạt nhìn là một lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng, khó hiểu, khi ta hiểu được bản
chất của nó, nó sẽ phục vụ tối đa mục đích là công cụ hữu ích để định hình tư duy
và hành động của em cũng như mọi người trong xã hội.

20
II. Trịnh Hoàng Quân
Mã sinh viên: 11236687

Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng
dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại và quy luật “phủ
định của phủ định”
Đến với triết học một cách đầy tình cờ qua những tiết học đầy lôi cuốn của cô
Mai Lan, bản thân tôi chưa từng nghĩ môn học này lại có ảnh hưởng đến bản thân
lớn đến vậy. Qua quá trình tự học tập và đúc kết tôi nhận ra bản thân mình đã học
được nhiều điều từ những quy luật cơ bản của sự phát triển.

Trước khi đến với triết học Mác với tôi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn
thuần từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều và sự phát triển sẽ luôn là một đường thẳng
theo thời gian. Tuy nhiên qua khoảng thời gian tự nghiền ngẫm kết hợp với việc
tiếp thu kiến thức trực tiếp qua từng bài giảng, bài thuyết trình của cô và các bạn
tôi đã dần hoàn thiện góc nhìn của mình về sự phát triển. Sự phát triển bây giờ với
tôi không chỉ đơn thuần là sự vận động cao thấp mà còn là từ hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn, và để xét xem một sự vật có
đang thật sự phát triển ta cần đặt nó trong một không gian thời gian cụ thể. Nền
móng không thể thiếu cho những nhận thức này chính là những quy luật cơ bản
của sự phát triển mà như nhắc ở trên, đã có những ảnh hưởng tích cực nhất định
lên đời sống hiện tại của tôi.

Quy luật đầu tiên mà tôi muốn nhắc đến chính là “quy luật chuyển hóa từ
những thay đổi về lượng dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại”, thứ đã giúp
21
tôi chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển đó chính là để có thể
thực hiện được bước nhảy chuyển đổi từ chất cũ sang chất mới đòi hỏi phải tích
lũy đủ về lượng. Điều này được bản thân được tôi áp dụng rất nhiều trong đời sống
hiện tại nhất là trong học tập và rèn luyện. Cụ thể để có thể có một thân hình cân
đối khỏe mạnh đòi hỏi một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh trong một thời
gian dài để những chất dinh dưỡng từ thức ăn đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy
sự phát triển từ từ của cơ bắp để từ đó xây dựng một ngoại hình cân đối và rắn
chắc, và không có điều gì tốt đẹp có thể tự nhiên đến trong một thời gian ngắn hay
thiếu đi những điều kiện cụ thể. Biết được điều này góp phần giúp bản thân tôi
tránh khỏi hai tính xấu chính là sự nôn nóng và bảo thủ, là hai yếu tố chính gây cản
trở sự phát triển thực sự của một con người.

Tiếp theo đó là quy luật “phủ định của phủ định” đã giúp tôi nhận ra khuynh
hướng của sự phát triển trong thực tế, không phải lúc nào cũng theo một đường
thẳng mà theo đường xoáy ốc. Vậy hiểu như thế nào là phát triển theo hình thức
“xoáy ốc”, bản thân tôi đến tận thời điểm hiện tại cũng chưa thực sự dám thừa
nhận mình đã hoàn toàn hiểu và quy luật này, chỉ biết phát triển theo hình thức này
giúp ta kế thừa, bảo tồn được những giá trị của giai đoạn trước. Và nhìn rộng ra thế
giới ngoài kia tôi mới thấy ko có một thành tựu to lớn nào có thể tự sinh ra mà
không có một chút gì liên hệ từ quá khứ, đơn cử như việc sự ra đời của xe oto dần
thay thế cho xe ngựa ở thế kỷ 20, nhiều người nghĩ đây hoàn toàn là sự “phủ định
sạch trơn” nhưng nếu nhìn kĩ thì ôtô đã kế thừa thứ tuy đơn giản nhất nhưng lại
chính là linh hồn của sự chuyển động chính là những chiếc bánh xe. Vậy nên tôi
nhận ra không có thứ được gọi là sự phủ định hoàn toàn trong sự phát triển, và
không có nghĩa cứ cái mới sinh ra sẽ xóa đi hoàn toàn những gì còn lại của cái cũ
mà sự phát triển luôn là một quá trình kế thừa và phát huy từ những giá trị tốt đẹp
đã có từ trước. Từ đây tôi mới dần suy rộng ra sự phát triển của bản thân, liệu tôi
có thể tiếp tục phát triển nếu như lãng quên đi những giá trị đã được xây dựng
trước, cũng giống như việc liệu tôi có thể học tốt các môn học mới ở trường Đại
học nếu thiếu đi những nền tảng kiến thức đã thu nhặt được từ những cấp học một,
hai, ba. Rõ ràng câu trả lời là không và điều này đã thúc đẩy bản thân tôi hình
thành một tư duy mới về phát triển nói chung và học tập nói riêng, không chỉ chú
trọng tiếp thu những cái mới, mà còn là sự ôn tập, học hỏi từ những cái cũ.

22
Hai quy luật kể trên về sự phát triển tuy đơn giản về mặt hình thức, nhưng
những ảnh hưởng tích cực của chúng đến nhận thức của sự phát triển là không thể
bàn cãi. Với tôi sự phát triển bây giờ không còn giản đơn, một chiều mà nó là sự
tác động, sự liên hệ chặt chẽ giữa nhiều yếu tố, và bản thân muốn thực sự phát
triển đòi hỏi một sự kiên trì, nỗ lực không ngừng để có thể tạo ra những giá trị tốt
đẹp, bền vững.

III. Nguyễn Minh Tú


Mã sinh viên: 11231754

Vận dụng cặp phạm trù “Nguyên nhân và kết quả”

Là một sinh viên năm nhất trường Đại học Kinh tế quốc dân, môn Triết học
Mác Lênin là một môn học khá mới mẻ đối với em cả về kiến thức lẫn tư tưởng.
Sự tiếp cận mới mẻ ấy ban đầu đã tạo cho em một chút khó khăn nhưng sau khi
được tìm hiểu sâu hơn thì bản thân em cũng đã mở mang nhiều góc nhìn mới về
bản thân và thế giới, tiếp thu được nhiều kiến thức mới về cuộc sống cũng như là
những khái niệm, phạm trù được nhắc đến trong triết học. Trong số những nội
dung em đã tìm hiểu, nội dung về cặp phạm trù “Nguyên nhân và kết quả” là phần
mà em cảm thấy bản thân đã tiếp thu sâu sắc nhất. Do vậy em chọn nội dung này
làm đề tài cho bài thu hoạch cá nhân của mình.

Nội dung về cặp phạm trù “Nguyên nhân - Kết quả” đã giúp em hiểu thế nào
là mối quan hệ nhân quả về mặt học thuật. Nhờ đó em đã có cho mình một công cụ
hữu ích giúp em nhận thức đúng đắn hơn về thế giới xung quanh và cả bản thân để
hiểu rõ bản chất sự vật, sự việc; là cơ sở cho những hướng đi mới, thái độ và suy
nghĩ đúng đắn khi đánh giá một vấn đề.

Cụ thể hơn, khi nghiên cứu về tính khách quan và tính phổ biến của cặp phạm
trù này, em đã hiểu rằng những sự vật, hiện tượng chưa được giải thích vẫn có
nguyên nhân của nó, bất kể là do con người gây ra hay không. Vì vậy, nhiệm vụ
của khoa học là tìm ra được nguyên nhân, lời giải thích cho sự vật, hiện tượng ấy
để có thể đưa ra lời giải và cách khắc phục tốt nhất. Phương pháp ấy đã giúp cho
em giải quyết được nhiều khúc mắc trong cuộc sống bởi nó cho em hướng giải

23
quyết khoa học, hiệu quả bằng những suy luận có tính hệ thống hơn để hiểu rõ bản
chất vấn đề, đặc biệt là đối với những hiện tượng có tính “trùng hợp” trong cuộc
sống bởi thông thường chúng ta coi nó là tự nhiên xảy ra, nhưng chỉ khi thực sự đặt
một góc nhìn sâu hơn về nó thì ta mới hiểu rõ nguyên nhân và cách thức hoạt động
của nó. Điều này kích thích trí tò mò cũng như cải thiện cách suy luận của em rất
nhiều.

Bên cạnh đó, sự tác động hai chiều của nguyên nhân và kết quả cũng đã chỉ ra
những bài học quý giá đối với em. Qua nội dung này em hiểu thêm được rằng khi
nguyên nhân tạo ra kết quả, thì kết quả cũng có thể tác động lại nguyên nhân theo
cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Tiếp thu kiến thức này, em đã học được cách khai
thác kết quả một cách hiệu quả để vừa thúc đẩy nguyên nhân một cách tích cực vừa
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Điều này được phản ánh rõ nhất trong việc
quản lý tài chính của em, sau khi em đã tự kiếm được tiền cho mình từ khi bước
chân lên cánh cửa đại học. Kết quả là em đã tự có cho mình một khoản tiền riêng
mà không phải xin bố mẹ. Tuy nhiên, sự tự do trong chi tiêu cũng có thể khiến em
sử dụng tiền mà không có tính toán và cân nhắc. Nhận thức được việc này, em đã
học các cách quản lý chi tiêu và hạn chế được rất nhiều khoản chi không cần thiết
mỗi ngày và dành dụm cho những việc có ích hơn với em.

Như vậy, chỉ riêng phần nội dung “Nguyên nhân và Kết quả” nói riêng và bộ
môn Triết học Mác Lênin nói chung đã cho em những góc nhìn mới và cách làm
việc mới trong cuộc sống hằng ngày, bên cạnh đó cũng hiểu hơn về một số khía
cạnh của bản thân. Việc nghiên cứu các nội dung của triết học và áp dụng vào đời
sống đã tạo ra những thay đổi đáng kể cả về đời sống cá nhân lẫn học tập của em
theo chiều hướng tích cực. Em đã hiểu được phần nào câu nói “Triết học là môn
khoa học của mọi khoa học.”

24
IV. Lê Minh Ngọc
Mã sinh viên: 11232038

Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào cuộc
sống học tập
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, bản thân em đã rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu đối với quá trình học tập. Trước hết, là một sinh viên năm
nhất, em luôn xác định rõ những yếu tố vật chất như điều kiện sống, hoàn cảnh và
các quy luật khách quan. Trong quá trình học, việc tiếp xúc với cơ sở vật chất tốt
và phương pháp giảng dạy hiệu quả sẽ thúc đẩy việc học tốt hơn và hiểu sâu kiến
thức hơn. Ví dụ, trong một buổi học, giảng viên nhiệt huyết truyền đạt bài giảng
thú vị và dễ hiểu có thể làm cho em yêu thích môn đó hơn và khích lệ em tìm hiểu,
nghiên cứu sâu hơn về bài học. Điều này cho thấy tầm quan trọng của yếu tố vật
chất trong việc hình thành ý thức. Em đã áp dụng những điều này để nâng cao năng
suất học tập của mình, bằng cách tạo điều kiện vật chất thuận lợi như tìm phương
pháp học phù hợp, sắp xếp góc học tập để tạo động lực cho việc học.

Bên cạnh đó, môi trường Đại học đầy thử thách, cám dỗ; vì vậy em đã xây
dựng cho mình ý chí mạnh mẽ để tránh xa những điều tiêu cực cũng như các thói
hư tật xấu. Hơn nữa, em tự nhận thức rằng bản thân không được ỷ lại, chủ quan và
lười biếng. Điều này thể hiện qua việc em luôn tham gia đầy đủ các buổi học và
tuân theo hướng dẫn của giảng viên. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động xã hội
hoặc kiếm một công việc làm thêm sẽ giúp em tích lũy các kiến thức cũng như kĩ
năng xã hội. Qua đó, em cũng tiếp thu được những điều mới nhưng cần phải lựa
chọn cẩn thận, học hỏi và lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Bên cạnh

25
đó, khi em chưa thực sự hiểu bài, em luôn tận dụng thời gian để tìm hiểu, nghiên
cứu thêm thông tin qua sách và các nguồn thông tin khác hoặc nhờ sự giúp đỡ từ
các bạn cùng lớp, luôn học theo tinh thần của câu nói: “Học, học nữa, học mãi”.

Cuối cùng, em luôn xem xét cả các yếu tố vật chất và tinh thần, cả các điều
kiện khách quan và yếu tố khách quan. Khi chọn nguyện vọng vào các trường đại
học, em luôn đặt năng lực cá nhân và điều kiện tài chính của gia đình lên đầu để
chọn ngành, chọn trường hợp lý; tránh trường hợp học ngành không phù hợp với
bản thân.

V. Nguyễn Thùy Dương


Mã sinh viên: 11236090

Vận dụng phương pháp luận Biện chứng duy vật, Quy luật
Lượng - Chất và Biện chứng Lượng - Chất

Triết học là một môn học rất hữu ích giúp em hiểu sâu sắc cách vận hành của
thế giới, tư duy phát triển, xử lý mọi sự việc trong đời sống hàng ngày. Là một tân
sinh viên được tiếp xúc với môn Triết học Mác Lênin từ năm đầu tiên, em nhận
thấy rằng môn học này là kim chỉ nam hướng bản thân em đến lối suy nghĩ vừa chi
tiết vừa khái quát ở nhiều khía cạnh như: phương pháp học tập, nâng cao kĩ năng,
định hướng nghề nghiệp,....Vậy cụ thể Triết học Mác Lênin đã giúp em như thế
nào trong học tập?

Triết học Mác Lênin nghiên cứu về phương pháp luận biện chứng duy vật.
Phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp em nhận thức
đúng đắn thế giới và bản thân để từ đó nhìn nhận đúng bản chất của sự việc và hình
thành quan điểm hay định hướng, xác định thái độ và cách thức hoạt động của bản
thân. Áp dụng nó vào quá trình giải quyết vấn đề cá nhân và xã hội, em đã tự đặt ra
câu hỏi phức tạp và tìm kiếm giải pháp toàn diện mỗi khi gặp vấn đề khó giải
quyết.

26
Cụ thể hơn, khi em đối mặt với vấn đề quản lý thời gian là phải cân bằng giữa
việc học trên trường lớp và học thêm ngoài giờ, em quyết định áp dụng phương
pháp luận biện chứng duy vật để tìm ra giải pháp toàn diện. Trước hết, em sẽ phân
tích mâu thuẫn chính của tình huống là sự tích tụ lâu dài của bài tập về nhà, tạo ra
áp lực lớn và ảnh hưởng đến chất lượng học tập của em. Qua việc phân tích mâu
thuẫn, em nhận ra rằng vấn đề chủ yếu xuất phát từ việc thiếu phương pháp quản lý
thời gian hiệu quả và sự thiếu ưu tiên đúng đắn cho việc làm bài tập. Để giải quyết
vấn đề này, em quyết định thực hiện những phương pháp hiệu quả như sau:

Đầu tiên, em xác định ưu tiên cho làm bài tập bằng cách sắp xếp chúng theo
mức độ từ rất cần thiết cho đến ít quan trọng hơn. Tiếp theo, em phân chia bài tập
lớn thành các đầu mục nhỏ hơn để dễ quản lý hơn và giảm áp lực. Em cũng học và
áp dụng các kỹ thuật quản lý thời gian như Pomodoro, sử dụng ứng dụng quản lý
thời gian, và lập kế hoạch hợp lý trên Notion. Kết quả của quá trình này là một sự
cải thiện đáng kể trong khả năng quản lý việc làm bài tập và thời gian của em. Em
không chỉ giảm được áp lực mà còn tăng cường chất lượng học tập. Đánh giá kết
quả liên tục giúp em điều chỉnh phương pháp học của mình và ngăn chặn mâu
thuẫn tương tự xảy ra trong tương lai. Qua trải nghiệm này, em nhận ra sức mạnh
của phương pháp Luận biện chứng Duy vật không chỉ trong giải quyết vấn đề hiện
tại mà còn trong việc xây dựng một quá trình học hỏi và cải thiện liên tục trong
mọi việc hàng ngày của mình.

Bên cạnh đó, Quy luật Lượng - Chất và Biện chứng Lượng - Chất trong Triết
học Mác-Lênin đã giúp em hiểu rõ và áp dụng kiến thức trong quá trình tích lũy
kinh nghiệm. Khi bắt đầu học một kiến thức mới, ví dụ như trong môn Kinh tế Vi
mô, em đã tích lũy một lượng lớn kiến thức cơ bản như khái niệm, công thức quan
trọng và tên của các đối tượng kinh tế trên thị trường. Tuy nhiên, sự biến đổi chất,
lượng của kiến thức xuất phát khi em áp dụng và thực hành thông tin đã học. Sau
một thời gian nghiên cứu và sử dụng kiến thức, em bắt đầu hiểu sâu về nguyên
nhân và kết quả mối quan hệ giữa các đối tượng trong nền kinh tế, của các quy luật
cung cầu, các thị trường mới,...cũng như các liên kết phức tạp giữa chúng. Chất
lượng kiến thức của em đã trở nên sâu sắc và linh hoạt.

Hơn nữa, em có thể áp dụng quy luật này vào cuộc sống học tập hàng ngày,
chẳng hạn khi học một ngôn ngữ mới. Ban đầu, rất khó để định hướng phương
27
pháp học, em đã luyện tập tích lũy lượng lớn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Nhưng
sự thay đổi chất dẫn đến sự thay đổi về lượng xảy ra khi em bắt đầu sử dụng ngôn
ngữ trong các tình huống thực tế, nắm bắt được ngữ cảnh và diễn đạt ý kiến cá
nhân một cách tự tin. Kết quả của quá trình này là khả năng sử dụng ngôn ngữ
ngày càng tự nhiên và hiệu quả. Quy luật Lượng - Chất và Biện chứng Lượng -
Chất nhấn mạnh rằng sự thay đổi đáng kể trong chất lượng kiến thức xuất phát từ
quá trình tích lũy lượng thông tin đủ lớn và sự ứng dụng sáng tạo trong thực tiễn.

Như vậy, Triết học Mác-Lênin đã giúp em mở ra một góc nhìn mới về cách
nhìn nhận và tiếp cận cuộc sống hàng ngày. Qua việc nghiên cứu về phương pháp
luận biện chứng duy vật, em đã áp dụng linh hoạt trong nhiều khía cạnh cuộc sống,
từ quản lý thời gian đến việc học ngôn ngữ mới. Sự thấu hiểu về quy luật Lượng -
Chất và Biện chứng Lượng - Chất đã tạo ra những thay đổi đáng kể và cải thiện sự
nghiệp học tập và phát triển cá nhân em. Triết học không chỉ là một lĩnh vực
nghiên cứu trừu tượng mà còn là công cụ hữu ích để định hình tư duy và hành
động của em cũng như mọi người trong xã hội.

VI. Đàm Thị Huyền


Mã sinh viên: 11230213

Vận dụng nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng


duy vật trong học tập và đời sống
Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường và hiện tại là học dưới mái trường
đại học đều là những giai đoạn quan trọng đánh dấu hành trình phát triển của tôi.
Mỗi khi nhìn lại khoảng thời gian thanh xuân tươi đẹp đó, tôi lại cảm thấy thật biết
ơn vì bản thân đã được truyền thụ những giá trị cao quý của Triết học bởi giảng
viên của mình - người có sự hiểu biết sâu dày và đam mê đích thực dành cho bộ
môn này. Cô không chỉ là một người thầy, mà còn là người hướng dẫn, khuyến
khích tôi không ngừng đặt câu hỏi, tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và học hỏi từ
trải nghiệm mỗi ngày. Những giờ giảng của cô không chỉ là những buổi học mà
còn là hành trình khám phá triết học, là cuộc phiêu lưu tâm hồn. Tôi học được cách

28
tư duy phê phán, đặt câu hỏi và không ngừng khám phá sự liên kết giữa triết học và
cuộc sống hàng ngày.

Vậy nên ngay khi học xong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy
vật, tôi đã vận dụng ngay nguyên lý về sự phát triển trong học tập. Một nguyên lý
mà tôi thiết nghĩ mang ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên để có thể phát triển
và hoàn thiện bản thân. Và việc áp dụng nguyên lý phát triển này đã trở thành chìa
khóa quan trọng để tôi không chỉ thu thập kiến thức mà còn phát triển tư duy, kỹ
năng, và tâm hồn mạnh mẽ. Từ khi áp dụng nguyên lý này, ngoài việc tập trung đạt
điểm cao ở tất cả các môn tôi cũng luôn tự đặt câu hỏi về cách nó có thể áp dụng
vào cuộc sống hàng ngày.

Nguyên lý này cũng giúp tôi quản lý thời gian của bản thân hiệu quả hơn để
đồng thời phát triển cả khía cạnh học thuật và kỹ năng mềm. Ngoài thời gian tập
trung học tập trên lớp, tôi còn tự đặt ra ưu tiên cho bản thân tham gia vào các hoạt
động ngoại khóa, tình nguyện để trở thành người có ích cho đời, cho xã hội. Việc
vừa nâng cao tri thức thông qua các giờ học trên lớp và các khóa học online tự trau
dồi thêm ở nhà vừa cố gắng dành thêm thời gian để tập thể dục nâng cao sức khỏe
như chạy bộ, đạp xe và tập gym đã giúp tôi rèn luyện về cả hai mặt thể chất và tinh
thần. Chính những hoạt động tích cực như vậy đã khiến tôi cảm thấy sảng khoái
hơn sau mỗi giờ học căng thẳng hay sau những thời gian ôn thi cật lực, nó giúp tôi
cân bằng lại trạng thái của bản thân và tiếp tục hành trình của bản thân trên con
đường học vấn. Để theo kịp với sự phát triển không ngừng theo thời gian, bản thân
tôi vẫn luôn dành thời gian mỗi buổi tối để đọc sách, theo dõi tin tức khoảng 30
phút đến 1 tiếng để chiêm nghiệm và trau dồi thêm kiến thức xung quanh mình.
Tôi tin rằng mỗi trải nghiệm, kinh nghiệm của bản thân đều bắt nguồn từ việc mình
bỏ công sức ra để tự trải qua và thực hành để rồi ta sẽ sở hữu một lượng kiến thức
nhất định - là hành trang tiếp bước cho công việc trong tương lai.

Trên lớp chúng tôi cũng có những tiết thuyết trình nhóm - giúp các thành viên
gắn kết nhau hơn, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Việc thảo
luận, chia sẻ ý kiến, và hợp tác với đồng học và giáo viên không chỉ giúp tôi nắm
bắt kiến thức một cách sâu sắc mà còn mở rộng tầm nhìn và tạo ra môi trường học
tập tích cực kích thích tư duy phản biên và sự sáng tạo không chỉ riêng tôi mà còn
các bạn trong lớp. Bản thân tôi rất thích việc được đứng trước lớp thuyết trình và
29
đưa ra ý kiến cá nhân. Điều này đã rèn luyện cho tôi sự tự tin, sự chuẩn bị kĩ lưỡng
và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân trong các khâu làm việc để có được kết quả cuối
cùng.

Như vậy có thể thấy, triết học Mac Lenin xuất phát từ con người, từ thực tiễn,
chỉ ra những quy luật của sự vận động, phát triển của xã hội và của tư duy con
người. Mục đích của triết học Mac lenin là nâng cao hiệu quả của quá trình nhận
thức và hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ lợi ích con người. Chức năng thế giới
quan và chức năng phương pháp luận là 2 chức năng của triết học Mac Lenin. Từ
đó khi gieo vào bản thân những “hạt mầm” tư tưởng triết học Mac Lenin từng
ngày, tôi hiểu mình đang tự tạo cho mình một điểm tựa tinh thần, giúp tôi có niềm
tin vào chính mình trong hiện tại. Chính từ niềm tin này chúng ta có thể dễ dàng
bình tĩnh, an yên để tìm ra cơ hội trong khó khăn.

VII. Nguyễn Khánh Linh


Mã sinh viên: 11233874

Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong học tập
và đời sống
Là một tân sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân, đôi khi em mang
trong mình những nỗi lo âu, những trăn trở, hay những nỗi bất an đến từ những sự
việc ngẫu nhiên xảy ra trong cuộc sống, có thể là do sự thay đổi đột ngột về mọi
thứ trong cuộc sống khiến cho em cảm thấy có những lúc bản thân bị lạc lõng.
Nhưng kể từ khi tiếp cận với bộ môn triết học, với những quy luật, phép luận em
vận dụng được vào cuộc sống rất nhiều và từ đó em có cảm giác cuộc sống của
mình cũng đã nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là với quy luật phủ định của phủ định đã
giúp em thay đổi thế giới quan và cách nhìn nhận của mình rất nhiều.
Khi bước vào ngưỡng cửa đại học, đồng nghĩa với việc em đang là một học
sinh THPT trở thành một sinh viên đại học, vậy vị trí sinh viên chính là cái phủ
định cho vị trí học sinh cấp 3. Đây là một dấu mốc vàng son trong con đường học
tập của em, vì bản thân em chưa từng nghĩ mình có thể trở thành sinh viên của một
trường đại học đứng đầu cả nước về khối ngành kinh tế. Đó chính là sự phát triển
dựa trên bản chất cũ em là một học sinh.

30
Là một người đa sầu đa cảm, em đôi khi hay có cái nhìn bi quan về cuộc sống,
nhưng sau khi tìm hiểu về quy luật phủ định của phủ định em nhận ra rằng hãy cứ
lạc quan mà sống khi ta còn được sống. Quy luật ấy giúp em thay đổi cách nhìn
nhận và đối diện của mình với những thất bại và gian truân. Em bình thường hóa
với những va vấp em gặp trong cuộc đời vì khi em thất bại em lại càng có thêm
niềm tin vào sự đắc thắng của cái mới, cái tiến bộ. Quy luật này cho em hiểu rằng
“Thất bại không phải là dấu chấm hết” và nó hoàn toàn chứng minh cho câu tục
ngữ “Thất bại là mẹ thành công”. Cách nói này trái ngược hoàn toàn với quan điểm
siêu hình (sự phát triển là con đường thẳng và không chấp nhận sự quanh co, tụt
lùi). Nhưng khi đứng trên quan điểm biện chứng và cơ sở biện chứng duy vật thì
thất bại là chuyện hoàn toàn bình thường, phát triển khuynh hướng chung là đi lên
nhưng phải trải qua con đường quanh co, phức tạp như đường xoáy chôn ốc. Bản
chất của sự phát triển chính là đau đớn, là sự đánh đổi. Em hiểu rất rõ rằng để đi
đến thành công ta không những thất bại một lần mà rất nhiều lần, bởi sự phát triển
là đường xoắn ốc nên đôi khi nó là những bước thụt lùi. Nhưng những bước lùi đó
chính là chất xúc tác, là đòn bẩy cho những bước tiến xa hơn. Ví dụ như việc phát
minh ra sợi dây đốt bóng đèn của nhà bác học Thomas Edison. Để đưa ra một phát
minh vĩ đại ấy vì Edison phải trải qua rất nhiều những lần thử nghiệm, đồng nghĩa
với nó là rất nhiều lần thất bại. Ở lần thứ 2000, thử nghiệm của Edison vẫn thất bại
mặc cho những mong đợi của ông. Khi ấy người giúp việc thân cận với Edison đã
nói rằng: “Từ trước đến nay chúng ta chưa đạt được bước tiến nào”. Nhưng Edison
đã phản bác lại rằng: “Ông nói như vậy là chưa chính xác. Từ trước đến nay chúng
ta đã tiến được một bước rất dài. Đến thời điểm này chúng ta đã nhận ra rằng có
hàng ngàn vật liệu không phù hợp để làm sợi dây đốt bóng đèn”. Quy luật phủ định
của phủ định giúp em có cái nhìn bớt tiêu cực hơn về cuộc sống.
Là một sinh viên năm nhất, lần đầu tiên em rời xa vòng tay của gia đình chắc
hẳn sẽ có những bỡ ngỡ và khó khăn. Cuộc sống ở Hà Nội đôi khi khiến em cảm
thầy ngộp thở, có những buổi chiều trời đổ mưa to em chỉ mong mỏi được về nhà
với gia đình. Nhưng quy luật này trong triết học giúp em đối diện với vấn đề này
một cách nhẹ nhàng, nó như một liều thuốc tinh thần an ủi em và đốc thúc em phải
cố gắng và cần phải đánh đổi những giây phút tủi thân, nhớ nhà để có được kết quả
tốt trong cuộc sống đại học ở tương lai.
Được tìm tòi và đào sâu bộ môn Triết học Mác – Lê-nin nói chung và quy luật
phủ định của phủ định nói riêng đã giúp ích cho em rất nhiều trong cuộc sống sinh

31
viên của mình. Môn học giúp em thay đổi cách nhìn của mình với mọi sự việc và
còn giúp em phần nào có thể miễn nhiễm với những cám dỗ trong xã hội nhờ vào
“sự phát triển”. Giúp em trân trọng khả năng sẵn có của mình để nâng cấp và hoàn
thiện bản thân mình hơn chứ không phủ định sạch trơn nhưng gì mình đã có từ
trước.

32

You might also like