You are on page 1of 2

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

31221026176-DT002
Câu 1:
- Thành ngữ về chủ nghĩa duy tâm khách quan: “Học tài thi phận”.
Ca dao về chủ nghĩa duy tâm khách quan:
“Số giàu tay trắng cũng giàu
Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo”
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một thực thể siêu nhiên tồn
tại trước, ở bên ngoài con người và thế giới vật chất. Thực thể tinh thần này sinh
ra vật chất và quyết định toàn bộ các quá trình vật chất. Trong câu thành ngữ
này, thực thể tinh thần ấy chính là “phận”- số phận. Lúc này, người ta cho rằng
con người dù trong quá trình học tập có nỗ lực, có tài giỏi đến mấy đến khi
bước vào phòng thi vẫn không thể thắng được số phận, số phận quyết định đến
kết quả của bài thi ấy chứ không phải là năng lực của con người. Tương tự, ca
dao trên cũng lấy số phận làm thực thể siêu sinh chi phối sự giàu nghèo của con
người. Đây chính là chủ nghĩa duy tâm khách quan.
- Thành ngữ về chủ nghĩa duy tâm chủ quan: “Có chí thì nên”.
Ca dao về chủ nghĩa duy tâm chủ quan:
“Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.”
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cảm giác, ý chí con người có trước
sự vật, hiện tượng bên ngoài. Trong cuộc sống, quan niệm cho rằng ý thức hay ý
chí của con người đóng vai trò quyết định, bất chấp mọi hoàn cảnh, điều kiện
vật chất khách quan là biểu hiện của quan điểm duy tâm chủ quan. Trong câu
thành ngữ này, người ta đề cao ý chí của con người, ý chí của con người quyết
định hoàn toàn kết quả của quá trình. Chỉ cần có ý chí tự khắc sẽ thành công.
Cũng như thành ngữ, câu ca dao trên tuy không đề cập cụ thể đến ý chí quyết
định nên thành công nhưng là sự ẩn dụ cho việc ý chí của con người có thể
chinh phục được vật chất tự nhiên ở đây là non cao, dù có có khó khăn, có hiểm
trở, ý chí của con người cũng có biện pháp để khắc phục, để bước tiếp. Đây
chính là chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Câu 2:
- Tự ý thức là quá trình con người tự phản ánh chính bản thân mình. Cụ thể
là quá trình phát triển của bản ngã, một người nhận thức như thế nào, có
thái độ ra sao về bản thân sẽ hình thành nên đặc điểm tính cách như
người đó tự nghĩ về chính mình. Một người chỉ có thể tử tế khi họ nghĩ
mình phải sống đoàng hoàng, từ đó họ sẽ có cách cư xử, hành động văn
minh, tốt đẹp mà không cần bất kì ai nhắc nhở. Điều này tạo nên sự khác
biệt giữa các cá nhân.
- Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần
như trở thành bản năng, kĩ năng nằm trong tầng sâu của chủ thể, là ý thức
dưới dạng tiềm tàng. Chẳng hạn như khi mới bắt đầu tập ngồi thiền bạn
sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc điều chỉnh và kiểm soát hơi thở
của bản thân, đồng thời cũng không nắm vững các động tác. Tuy nhiên,
sau một thời gian khi chúng đã trở thành thói quen thì tiềm thức sẽ giúp
bản quản lý tốt hơi thở của mình và ổn định tâm lý hiệu quả, giúp cho bạn
có được cảm thấy thoải mái nhất khi ngồi thiền.
- Vô thức là những hiện tượng tâm lí điều khiển những hành vi của con
người xảy ra bên ngoài phạm vi của lý trí – đó là hành vi bản năng hoặc
lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành bản năng. Các quá trình của vô thức
được hiểu thể hiện rõ ràng nhất ở trong giấc mơ, các sự việc trong giấc
mơ thường không thể xảy ra được hoặc không giống với thực tế, nằm
ngoài sự điều khiển của người mơ.. Lúc này, giấc mơ là những trải
nghiệm, ảo tưởng của trí óc khi ngủ.

You might also like