You are on page 1of 54

Chương 2

Hành động xã hội, tương tác xã hội


và quan hệ xã hội
KẾT CẤU

1. Hành động xã hội

2. Tương tác xã hội

3. Quan hệ xã hội
1. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI

1.1. Khái niệm hành động xã hội

Hành động
xã hội là gì?
Hành động xã hội là hành vi mà chủ thể
gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất
định, hướng đến người khác, có tính đến
cách thức thực hiện hành động.
1 4
2 3
Là những Không dựa
hành vi của vào kết quả,
chủ thể xã hội hậu quả
Có ý thức, Hướng đến
động cơ người khác
Hành động của
Hành động xã hội con người

Là những hành động


phải hướng về người
khác, vì con người
Ví dụ?

Xác định
Là một bộ phận
Động cơ hành động XH
cấu thành nên
Bên trong thông qua dấu
hoạt động sống
hiệu xã hội
của con người
của nó
1.2. Phân biệt hành động xã hội với hành động
vật lý, bản năng và hành vi

* Phân biệt
Hành vi (behavior)

Hành động (action)

Hành vi xã hội (social behaviors)

Hành động xã hội


Hành vi (behavior)

Hành vi là những phản ứng, cách ứng xử có thể quan sát được
của một chủ thể trước tác nhân.

Hành vi của con người có nhiều loại, từ hành vi bản năng vô


thức, tâm lý, sinh lý tới hành vi xã hội.
Hành động (action)

Hành động là hành vi của con người có


kèm theo ý nghĩa và mục đích nhất định.
Hành vi xã hội (social behaviors)

Hành vi xã hội là hành động có mục đích có


ý nghĩa và hướng (định hướng) tới người khác.
Hành vi xã hội (social behaviors)

Hành vi xã hội là 1 chỉnh thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và
bên ngoài, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chứ không đơn thuần chỉ gồm
có sự phản ứng. Theo thuyết hành vi mới, giữa các tác nhân và các phản ứng
phải có các yếu tố trung gian: hệ thống nhu cầu, hệ thống giá trị và tình
huống thực hiện hành vi.
Hành động xã hội

Hành động xã hội là loại hành vi xã hội không những chỉ có ý nghĩa
chủ quan của chủ thể hành động có liên quan đến người khác mà còn có
thêm một thuộc tính nữa là trạng thái chờ đợi sự phản ứng từ phía người
khác theo cách cắt nghĩa, suy nghĩ của chính chủ thể hành động đó.
* Phân biệt Hành động xã hội và hành động vật lý - bản năng

Hành động vật lý – bản năng là những hành động hầu như không có
sự chi phối của ý thức, chủ thể hành động không suy nghĩ
hay không kịp suy tính, mang hoặc ít mang tính xã hội.
Phân biệt hành động vật lý và hành động xã hội

Hành động vật lý Hành động xã hội

Phản ứng trực tiếp với Phản ứng gián tiếp


tác nhân thông qua các biểu tượng
Phân biệt hành động vật lý và hành động xã hội

Hành động vật lý Hành động xã hội

Không phụ thuộc hệ thống các Phụ thuộc vào hệ thống các
giá trị chuẩn mực giá trị chuẩn mực
Phân biệt hành động vật lý và hành động xã hội

Hành động vật lý Hành động xã hội

Không có tính duy lý Có tính duy lý


1.2. Phân biệt hành động xã hội với hành động vật lý,
bản năng và hành vi

Dấu hiệu phân biệt hành động xã hội và hành động vật lý – bản năng
Hành động xã hội Hành động vật lý – bản năng
Là phản ứng gián tiếp thông qua biểu Là một phản ứng trực tiếp với các tác
tượng nhân

Tính chuẩn mực: các giá trị, chuẩn mực


Không có tính chuẩn mực
là yếu tố quy định hành động xã hội

Tính duy lý của hành động: chủ thể


hành động có những độc lập nhất định Không có tính duy lý
khi hành động một cách chủ quan
1.3. Các thành tố cơ bản của hành động xã hội

Nhu cầu, động cơ Mục đích đạt được

Chủ thể hành động Công cụ, phương tiện

Hoàn cảnh (môi trường)


của hành động
Chủ thể hành động
Nhu cầu, động cơ

Nhu cầu của chủ thể tạo ra động


Là yếu tố nằm bên
cơ thúc đẩy hành động để thỏa
trong chủ thể, không
Nếu không có mãn nó. Động cơ này sẽ tạo ra tính
lộ ra ngoài như hành
nhu cầu hay tích cực của chủ thể, tham gia định
vi nhưng con người
động cơ thì sẽ hướng hành động và quy định mục
nhận thức được yếu
không có hành đích của hành động. Mọi HĐXH
tố này, là khởi điểm
động. đều được các động cơ thúc đẩy,
của HĐXH.
dẫn dắt, tạo ra các định hướng nhất
định để đạt được mục đích.
Mục đích của hành động

 Mọi hành động đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt,
tạo ra các định hướng nhất định để đạt mục đích - tức là kết
quả đã được hình dung trước.

 Mục đích là kết quả đạt được sau hành động, thỏa mãn nhu
cầu của hành động xã hội.
Công cụ và phương tiện hành động

- Là những yếu tố vật chất hay tinh thần mà chủ thể lựa chọn
để thực hiện hành động của mình

- Chủ thể hành động là người sở hữu các phương tiện để đạt tới
mục tiêu.
Hoàn cảnh (Môi trường) của hành động
Hoàn cảnh

Nhu cầu, động cơ Chủ


thể

Công cụ,
Mục đích đạt được Phương tiện
* Những hậu quả không chủ định của hành động xã hội

HĐXH luôn có những động cơ thúc đẩy và ý thức được những hậu quả có
thể xảy ra đó là hành động có chủ định.

Kết quả:
Mục đích:
lập biên bản
điểm cao (trừ 25%)
Chủ thể hành động không lường trước được hết những yếu tố
môi trường ảnh hưởng đến hành vi gian lận của mình

Kết quả:
Mục đích:
lập biên bản
điểm cao
(Đình chỉ thi)
* Những hậu quả không chủ định của hành động xã hội

Hành động logic Là hành động hợp lý, hợp mục đích một cách rõ ràng và
các cá nhân hành động hướng đến mục đích đó.

Hànhđộng Là hành động bản năng không được ý thức, hành động
không logic này có cơ sở là tổ hợp các bản năng, ham muốn, lợi ích
thúc đẩy vốn là cố hữu của con người.
Làm đẹp cho khu phố không phải là mục đích (hoặc ít nhất không
là mục đích chính) của hành động trồng hoa, cây xanh,….

Kết quả:
Mục đích:
làm đẹp
làm đẹp
cho cả
nhà mình
khu phố
Có thể dẫn tới những hậu quả mà chính chủ thể không nghĩ tới
trước và trong khi hành động

Mục đích, kết quả?


Nguyên nhân
Cho dù cá nhân có thông minh và hiểu biết đến
đâu chăng nữa thì cũng không thể
hiểu đầy đủ và chính xác hoàn toàn
về môi trường xung quanh.
Giải pháp
Tăng cường hiểu biết về bản thân,về hoàn cảnh, điều kiện,
và môi trường hành động
1.4. Phân loại hành động xã hội

a.
Mức
độ c. Định
b.
ý thức hướng
Động cơ
của giá trị
hành
động
1.4. Phân loại hành động xã hội

a. Hành động logic: có mục đích được


Mức ý thức rõ ràng.
độ
ý thức
của
hành Hành động không logic: hành động
động bản năng, không được ý thức
Hành động duy lý – công cụ

Hành động duy lý giá trị


b. Động
cơ Hành động duy cảm

Hành động duy lý – truyền thống


- Thứ nhất, hành động duy lý - công cụ: Là hành động mà chủ thể phải suy nghĩ, tính
toán, cân nhắc kỹ càng khi tiến hành hành động. Thực hiện có cân nhắc, tính toán,
lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho hiệu quả nhất.

- Thứ hai, hành động duy lý giá trị: được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích
tự thân). Loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được
thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý như hành vi tín ngưỡng.

- Thứ ba, hành động duy cảm (xúc cảm): do các trạng thái xúc cảm hay tình cảm
bột phát gây ra, không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích.

- Thứ tư, hành động duy lý - truyền thống: tuân thủ theo những thói quen, nghi lễ,
phong tục tập quán. Trong đó, Weber coi trọng nhất là hành động duy lý - công
cụ.
Toàn thể - Bộ phận

Đạt tới – Có sẵn


c. Định
Cảm xúc – Trung lập hướng
giá trị
Đặc thù – Phân tán

Cá nhân - Nhóm
- Toàn thể - bộ phận: chủ thể tuân thủ theo những quy tắc chung hoặc theo những
tình huống đặc thù của hoàn cảnh khi hành động.
- Đạt tới - có sẵn: chủ thể hành động có định hướng, liên quan đến những đặc
điểm xã hội của các cá nhân khác như nghề nghiệp, học vấn, địa vị, giới tính,
tuổi, màu da....
- Cảm xúc - trung lập: thoả mãn các nhu cầu trực tiếp cấp bách hoặc những nhu
cầu nào đó xa vời nhưng quan trọng. Ví dụ: SV đang ôn thi thì có người chết
đuối: cứu người hay tiếp tục ôn thi?
- Đặc thù - phân tán: định hướng đến các đặc thù hay những đặc điểm chung của
hoàn cảnh.
- Định hướng cá nhân - định hướng nhóm: chủ thể hành động vì lợi ích của bản
thân hay có tính đến lợi ích của nhóm.
Vận dụng lý thuyết hành động xã hội vào việc
phân tích các hoạt động xã hội và biến đổi xã hội
2. TƯƠNG TÁC XÃ HỘI

1. Khái niệm tương tác xã hội

Là quá trình hành động và hành động đáp trả lại của
một chủ thể này với một chủ thể khác
2.3. Các lý thuyết tương tác xã hội

Lý thuyết tương tác biểu trưng

Lý thuyết trao đổi xã hội về tương tác xã hội

Lý thuyết kịch

Phương pháp luận dân tộc học về tương tác xã hội
Lý thuyết tương tác biểu trưng

- Các học giả của thuyết tương tác biểu trưng cho rằng con người tương tác
với người khác trên cơ sở sự diễn giải ý nghĩa (S  I  R). Cơ chế nhận biết ý
nghĩa này giúp con người tìm hiểu động cơ, ý nghĩa của hành động mà người
khác hướng tới mình để từ đó có phản ứng cho phù hợp.

- Các nhà lý thuyết tương tác biểu trưng nghiên cứu con người sử dụng các
biểu tượng như thế nào để bày tỏ quan điểm của mình về thế giới và để giao tiếp
với người khác.

- Các biểu tượng có một đặc điểm chung là mang những ý nghĩa nhất định và tạo
sự phản ứng giống nhau ở các cá nhân. Hệ thống các biểu tượng tương tác được
chia thành hai loại: không có hàm ý và có hàm ý.
Lý thuyết trao đổi xã hội về tương tác xã hội

- Nếu một dạng hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng
lặp lại.
- Hành vi được thưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu
hướng lặp lại trong hoàn cảnh như vậy
- Nếu phàn thưởng và mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ bỏ ra nhiều chi phí vật
chất và tinh thần để đạt được nó.
- Khi các nhu cầu của cá nhân hầu như hoàn toàn thoả mãn thì họ ít cố gắng
hơn trong việc thoả mãn chúng.
Lý thuyết kịch

Luận điểm then chốt trong lý thuyết n ày là sự kiềm chế biểu cảm, có nghĩa là
cá nhân khi xuất hiện trước người khác cố gắng tạo và duy trì một hiệu cảm phù
hợp nhất trong một tình huống cụ thể

Phương pháp luận dân tộc học về tương tác xã hội

Phương pháp luận dân tộc học nghiên cứu những cách thức mà con người sử dụng
trong quá trình tương tác hàng ngày, đặc biệt là những điều mà con người nói ra
2.4. Các loại hình tương tác xã hội

- Nhóm tương tác: những biểu hiện mang tính tích cực, xây dựng

- Nhóm tương tác cạnh tranh: Chứa đựng những tương tác mang tính tiêu cực,
phá hoại, đối kháng
- Tương tác nhóm - nhóm: Khi hai nhóm trong xã hội cạnh tranh trong hoạt
động nhằm một mục đích nào đó.
- Tương tác trực tiếp: Khi chủ thể hành động tương tác mặt đối mặt, không
thông qua phương tiện trung gian nào.
- Tương tác gián tiếp: Khi chủ thể thông qua các phương tiện trung gian
như: điện thoại, vi tính, fax,… để thiết lập và duy trì quá trình tương tác
3. QUAN HỆ XÃ HỘI

3.1. Khái niệm Ví dụ ?

Là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động,
các quan hệ này được hình thành trên những tương tác
xã hội ổn định, lặp lại
Chủ thể quan hệ xã hội

Cấp vĩ mô Cấp vi mô

Các nhóm, tập đoàn Cá nhân xã hội


hay toàn bộ xã hội
3.2. Phân loại quan hệ xã hội

Theo vị thế
Theo chủ thể
xã hội
3.2. Phân loại quan hệ xã hội

Theo chiều ngang: là quan hệ của


những cá nhân nhóm có những vị thế
xã hội ngang bằng nhau

Theo vị thế
xã hội
Theo chiều dọc: là quan hệ của cá nhân
nhóm xã hội chiếm vị thế cao thấp
khác nhau trong xã hội: cấp trên cấp dưới…
3.2. Phân loại quan hệ xã hội

QHXH giữa các tập đoàn lớn

QHXH giữa nhóm XH nhỏ Theo chủ thể

QHXH giữa các cá nhân


3.3. Tính chất quan hệ xã hội

Xung đột Hợp tác Thi đua

Là hình thức mà Là hình thức diễn Nhiều người cùng cố


trong đó một hay biến XH trong đó gắng đạt đến một mục
nhiều người tìm cách hai hay nhiều người tiêu. Trong thi đua, các
chống lại nhau, hoặc cùng cộng tác với bên chú ý đến mục tiêu
cho đối phương mất nhau để theo đuổi mình muốn đạt tới trước
hết hiệu lực. mục đích chung. rồi chú ý đến tính cạnh
tranh -> khá ôn hòa.
* Quan hệ tình cảm thuần tuý và quan hệ xã hội

Giống nhau Khác nhau


Giống nhau

Đều dựa trên sự tương tác lâu dài, ổn định của


các chủ thể hành động
Khác nhau
(Trong cơ chế tương tác)

+ Tương tác hướng đến đặc + Tương tác hướng đến


điểm sinh học, tâm lý có đặc điểm xã hội cần đạt
sẵn như: giới tính, vẻ bề
được như: nghề nghiệp,
ngoài, sở thích, quan hệ
học vấn, tôn giáo, địa
huyết thống,…của họ và
những người khác thường
vị, quyền lực,… của cá
tạo ra quan hệ tình cảm nhân thường tạo ra quan
thuần túy. hệ xã hội
* Quan hệ tình cảm thuần tuý và quan hệ xã hội

- Như vậy, quan hệ tình cảm thuần túy là quan hệ


xã hội nhưng nó mang ít tính xã hội hơn

- QHXH và quan hệ tình cảm thuần túy có thể


chuyển hóa lẫn nhau

You might also like