You are on page 1of 3

Khái niệm về việc làm

Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. ( theo tổ
chức lao động quốc tế ILO )
Khái niệm việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại
thu nhập cho người lao động. Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là
nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người ( theo điều 33 bộ luật lao động Việt Nam )
Mọi việc mang lại thu nhập cho người lao động có ích cho xã hội đều được tôn trọng
( Theo đại hội đảng lần thứ VII )
CÁC LÝ THUYẾT TIẾP CẬN NÊN SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

1. Lý thuyết tiếp cận của Gilbert ( 1991 ):


Đây là lý thuyết được chia thành 2 nhóm yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân và yếu tố
môi trường, mặc dù đây là lý thuyết sử dụng trong du lịch, tuy nhiên việc nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường cũng bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố bao gồm: cá nhân và môi trường. Ở đây,
yếu tố cá nhân có thể giải thích đó là việc lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng bởi tính
cách, kinh nghiệm và nhận thức của sinh viên trong quá trình học đại học. Về yếu tố
xã hội. Việc sinh viên lựa chọn nghề nghiệp có thể ảnh hưởng bởi gia đình, do tính
kinh tế - xã hội, do các nhóm tham khảo khác mà mô hình đã đề cập, cũng có thể là
do văn hóa. Vì vậy lý thuyết tiếp cận của Gilbert phù hợp với đề tài nhóm vì lý thuyết
của ông cũng nghiên cứu và tiếp cận đến những nhóm yếu tố ảnh hưởng chung đến
quyết định của sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng.

Kinh tế-xã hội Văn hóa

Động cơ Nhận thức


Du khách – người ra
quyết định

Cá tính, tính cách Kinh nghiệm

Nhóm tham khảo Gia đình

Hình 1: Mô hình ra quyết định của người tiêu dùng (Gilbert, 1991)
2. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA):
Đây là lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu hành vi của con người, lý thuyết này
được mở rộng và sửa đổi bởi Ajzen và Fishbein. Lý thuyết này cho rằng yếu tố quan
trọng nhất quyết định hành vi của một người là ý định hành vi. Ý định hành vi là tiền
than của hành vi.
Lý thuyết này tiếp cận qua hai yếu tố: thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan. Thái
độ đối với hành vi có thể là niềm tin tích cực và tiêu cực của chủ thể, yếu tố này phù
hợp với việc nghiên cứu quyết định chọn nghề nghiệp của sinh viên bởi vì khi lựa
chọn nghề nghiệp, sinh viên cũng chịu sự tác động bởi chính những niềm tin của
mình hay cụ thể hơn là suy nghĩ của mình về nghề nghiệp mình sẽ chọn lựa, các
thuộc tính, tính chất có trong nghề nghiệp mà mình chọn lửa để từ đó đưa ra quyết
định cho bản than. Về yếu tố thứ hai đó là chuẩn chủ quan, chuẩn chủ quan tức là
việc cá nhân sẽ đưa ra một hành vi dựa trên những người quan trọng của họ tác
động, trong đề tài nghiên cứu, việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên một phần
cũng bị tác động bởi những người than, bố mẹ, bạn bè,…
Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)

Niềm tin và sự Thái độ hướng


đánh giá đến hành vi
Ý định Hành vi
Niềm tin theo hành vi thực sự
chuẩn mực và Chuẩn chủ quan
động cơ thúc đẩy

Hình 1: Thuyết hành động hợp lý TRA


Nguồn Fishbein và Ajzen (1975)

Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định được mở rộng từ mô hình TRA, Ajzen (1991) đã
sửa đổi Lý thuyết hành động hợp lý bằng cách thêm vào một tiền đề thứ ba của ý định gọi
là kiểm soát hành vi cảm nhận.
Trong mô hình này, Ajzen đã thêm vào vào yếu tố quyết định thứ ba về ý định hành vi đó
là kiểm soát hành vi cảm nhận. Điều này lý giải cho việc quyết định của một người có thể
bị ảnh hưởng cho dù họ có thái độ tích cực với quyết định đó, nguyên nhân là do họ
không có đủ nguồn lực hoặc cơ hội để làm điều đó, nó có thể lý giải cho việc nhiều sinh
viên muốn lựa chọn việc làm theo như những gì mình mong muốn và dù có nghiên cứu,
có thái độ tích cực với công việc mình mong muốn nhưng do không có đủ tiềm năng,
nguồn lực nên không thể lựa chọn công việc này, có thể cho ví dụ đơn giản như việc một
sinh viên quản lý du lịch vì mong muốn làm việc ở HCM nhưng do không có nguồn lực
trang trải chi phí sinh hoạt nên bắt buộc phải rẽ theo một hướng khác.
Kiểm soát hành vi cảm nhận còn có thể là kiểm soát niềm tin, cảm nhận của các cá nhân
về việc có dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, là sự cảm nhận của khách hàng về
sự có hay không các cơ hội và nguồn lực. Các cơ hội và nguồn lực có thể là các yếu tố
bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân như kỹ năng, khả năng, thông tin, cảm xúc, năng
lực, thời gian, tình huống,...Đây cũng đều là những yếu tố sẽ tác động đến quyết định của
một sinh viên quản lý du lịch trường Đại Học Tôn Đức Thắng trong việc chọn lựa nghề
nghi
Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Thái độ

Chuẩn chủ Ý định sử Hành vi thực


quan dụng sự

Kiểm soát
hành vi
cảm nhận

Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định TPB


Nguồn: Ajzen (1991)

You might also like