You are on page 1of 5

LÝ THUYẾT NỀN VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH LIÊN QUAN

1.Theory of Reasoned Action (Thuyết hành động hợp lý)

Lý thuyết hành động hợp lý được phát triển bởi các nhà tâm lý học Martin Fishbein và Icek
Ajzen vào năm 1975 giúp lý giải hành vi của con người trong những bối cảnh cụ thể.
Theo học thuyết, dựa trên thái độ và ý định hành vi ta cho thể dự đoán về hành vi, hoạt
động theo mô hình, gồm: thái độ - niềm tin, chuẩn mực chủ quan và ý định (Fishbein và
Ajzen, 1975).

A. THÁI ĐỘ

Thái độ là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của chúng ta về một hành vi cụ thể. Điểm
chính của mô hình này là thái độ là một chức năng của niềm tin. Thái độ tương đương với
tổng sức mạnh niềm tin nhân với kết quả đánh giá về niềm tin của mỗi người.

Theo Fishbein và Ajzen (1975): “thái độ là khuynh hướng phản ứng thuận lợi hoặc không
thuận lợi đối với một đối tượng tâm lý nào đó”.

Ví dụ, một người tin rằng uống rượu bia hàng ngày có hại cho sức khỏe sẽ có thái độ đối
với việc này.

B. CHUẨN MỰC CHỦ QUAN

Chuẩn mực chủ quan là tổng hợp của tất cả những người quan trọng trong cuộc sống của
ai đó và liệu họ có nghĩ rằng những người đó muốn họ thực hiện hành vi đó hay không. Nó
cũng mô tả mô tả niềm tin của ai đó về những gì người khác thực sự làm.
Vì vậy nó là một chức năng của niềm tin xã hội và là động lực để ai đó có hành vi tuân theo.

Ý định là sự sẵn sàng thực hiện một hành vi. Điều này mô tả khả năng ai đó nghĩ rằng họ sẽ
thực hiện một hành vi cụ thể.

C. Ý ĐỊNH HÀNH VI
Ý định là sự sẵn sàng thực hiện một hành vi. Điều này mô tả khả năng ai đó nghĩ rằng họ sẽ
thực hiện một hành vi cụ thể.

Sau những hành vi ban đầu của Fishbein và Ajzen (1975), các nhà khoa học khác đã cố
gắng nhóm và giải thích các yếu tố nền tảng dẫn đến niềm tin về hành vi, chuẩn mực và
kiểm soát dẫn đến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi.

Những yếu tố đó có thể bao gồm:


+Yếu tố cá nhân: đặc điểm, vị trí kiểm soát, cảm xúc và mối quan tâm về sức khỏe.
+Các yếu tố nhân khẩu học: Tuổi tác, giới tính, chủng tộc, dân tộc, trình độ học vấn, thu
nhập và tôn giáo.
+Các yếu tố môi trường: chẩn đoán, căng thẳng và tiếp xúc với phương tiện truyền thông.

2. Theory of Planned Behavior (Thuyết hành vi kế hoạch)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch là sự mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen &
Fishbein,1980; Fishbein & Ajzen, 1975) - Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, nhận thức
kiểm soát hành vi, cùng với ý định hành vi, có thể được sử dụng trực tiếp để dự đoán
hành vi.

Theo Ajzen (1980): Nhận thức kiểm soát hành vi nắm bắt các yếu tố động cơ ảnh hưởng
đến hành vi; chúng là dấu hiệu cho thấy mọi người sẵn sàng cố gắng đến mức nào, họ dự
định nỗ lực đến mức nào để thực hiện hành vi. Theo nguyên tắc chung, ý định thực hiện
một hành vi càng mạnh thì khả năng thực hiện hành vi đó càng cao.

Theo đó mô hình thuyết hành vi sẽ xuất hiện biến nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived
behavioral control), như một biến ngoại sinh, vừa có tác động trực tiếp đến hành vi vừa có
tác động gián tiếp đến hành vi thông qua ý định. Tác động gián tiếp dựa trên giả định rằng
nhận thức kiểm soát hành vi có tác động thúc đẩy đến ý định hành vi.

Trong phiên bản toán học của lý thuyết về hành vi có kế hoạch, hành vi được nhận thức là
một hàm số của niềm tin kiểm soát - niềm tin về việc liệu một số yếu tố nhất định có phải là
trở ngại hay không - và sức mạnh của các yếu tố kiểm soát - là thước đo mức độ mạnh
mẽ của một yếu tố trong việc ngăn chặn ai đó. thực hiện một hành vi hoặc cho phép
họ thực hiện hành vi đó (Rossi & Armstrong, 1999).

3. Mô hình chấp nhận công nghệ 1 và 2 (Technology Acceptance Model-TAM 1 và


TAM 2)

TAM dùng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận sự chấp nhận và quyết sử dụng một
công nghệ.

Trong đó, ý định sử dụng có tương quan đáng kể tới việc sử dụng, khi có ý định là yếu tố
quan trọng đến việc sử dụng, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sử dụng một cách
gián tiếp thông qua ý định sử dụng

Biến bên ngoài: là những nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin & thái độ đối với quyết định sử
dụng sản phẩm. Những biến bên ngoài thường từ hai nguồn là quá trình ảnh hưởng xã hội
và quá trình nhận thức, thu thập kinh nghiệm của bản thân.

Sự hữu ích cảm nhận là “mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng
cao thực hiện công việc của chính họ”

Sự dễ sử dụng cảm nhận là “mức độ mà một người tin rằng có thể sử dụng hệ thống đặc
thù mà không cần sự nỗ lực”.

Thái độ là cảm giác tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện hành vi mục tiêu, đó là nhân tố
quan trọng ảnh hưởng tới quyết định hành vi sử dụng sản phẩm công nghệ.
TAM 2 được phát triển để chỉ ra, các nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng
có tác động trực tiếp đến ý định hành vi.

4. Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology - UTAUT)

Mô hình UTAUT hay còn gọi là mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology) được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003)
nhằm kiểm tra sự chấp nhận công nghệ và sử dụng cách tiếp cận thống nhất hơn.

Lý thuyết đề xuất 4 nhân tố chính: Hiệu quả kỳ vọng - Nỗ lực kỳ vọng - Ảnh hưởng xã hội -
Điều kiện thuận lợi – là những nhân tố quyết định trực tiếp đến ý định hành vi và ý định sử
dụng.

Hiệu quả kỳ vọng: Là kỳ vọng kết quả thực hiện được, được định nghĩa là “mức độ mà một
cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt được lợi nhuận trong hiệu suất
công việc” (Venkatesh và cộng sự, 2003).

Ảnh hưởng của xã hội: Là ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân
cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới” (Venkatesh và cộng sự,
2003). Những người khác có thể bao gồm các ông chủ, đồng nghiệp, cấp dưới, v.v. Theo
Venkatesh và cộng sự (2003) ảnh hưởng xã hội được mô tả như là tiêu chuẩn chủ quan
trong TRA, TAM2, TPB / DTPB và C-TAM- TPB, các yếu tố xã hội trong MPCU, và hình ảnh
trong IDT.

Điều kiện thuận lợi: Là các điều kiện thuận lợi, được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân
tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và được tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệ thống”
(Venkatesh và cộng sự, 2003). Sự ảnh hưởng của FC vào sử dụng sẽ được điều tiết theo
độ tuổi, chi phí hàng tháng, và kinh nghiệm thiêng về những người làm việc lớn tuổi với sự
gia tăng về kinh nghiệm.

Mô hình UTAUT được xây dựng dựa trên những tranh cãi rằng có rất nhiều ý tưởng của các
lý thuyết nền rất giống nhau, vì vậy, sẽ rất hợp lý khi sắp xếp và tổng hợp chúng lại để tạo
ra một nền tảng lý thuyết hợp nhất. Với ý tưởng đó, UTAUT được tạo ra với hy vọng rằng
những nghiên cứu trong tương lai sẽ không cần phải nghiên cứu, sưu tầm và tổng hợp các
ý tưởng từ một lượng lớn các mô hình khác nhau, thay vào đó, chỉ cần ứng dụng duy nhất
UTAUT để giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến chấp nhận và phổ biến công nghệ.

You might also like