You are on page 1of 3

2.

2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Các khái niệm tổng quát
a) Khái niệm về nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu có nhiều cách giải thích khác nhau, mỗi cách giải thích lại thể hiện một khía cạnh
khác của nghiên cứu.
-Thuật ngữ nghiên cứu có nguồn gốc từ recherche trong tiếng Pháp(“recerchier” trong tiếng Pháp
xưa và được sử dụng lần đầu năm 1577 với ý nghĩa ban đầu là sự tìm kiếm).
- Theo Martyn Shuttleworth(2008) cho rằng: "Theo nghĩa rộng nhất, định nghĩa của nghiên cứu
bao hàm bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin, và dữ kiện nào nhằm thúc đẩy tri thức.
Cresswell(2008) lại định nghĩa “nghiên cứu” là: một quá trình có các bước thu thập và phân tích
thông tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề. Từ điển Trực
tuyến Merriam-Webster thì lại nói một cách chi tiết, rõ ràng hơn: Nghiên cứu là "một truy vấn
hay khảo sát cẩn thận; đặc biệt: sự khảo sát hay thể nghiệm nhắm đến việc phát hiện và diễn giải
sự kiện, sự thay đổi những lý thuyết hay định luật đã được chấp nhận dựa trên những dữ kiện
mới, hay sự ứng dụng thực tiễn những lý thuyết hay định luật mới hay đã được thay đổi đó."
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nghiên cứu là một công việc có tính sáng
tạo được thực hiên có hệ thống nhằm làm giàu kho tàng tri thức, bao gồm cả kiến thức của con
người, văn hoá và xã hội, và việc sử dụng kho tang tri thức này để đưa ra những ứng dụng mới.
- Như vậy có thể hiểu rằng, nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích thông tin một cách hệ
thống để tìm hiểu cách thức và lý do hành xử của sự vật, hiện tượng, góp phần làm giàu kho tàng
tri thức về môi trường tự nhiên và xã hội của chúng ta.
-Khoa học( trong Tiếng Anh là science), theo Luật Khoa học và Công nghệ, khái niệm khoa học
được định nghĩa là hệ thống tri thức bao gồm tất cả những điều thuộc về bản chất, quy luật tồn
tại cũng như phát triển của sự vật, hiện tượng và tư duy.
=> Qua hai khái niệm trên, nghiên cứu khoa học được định nghĩa là một hoạt động tìm kiếm,
phát hiện, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm những kiến thức mới, những lí thuyết mới,…về tự
nhiên và xã hội.
b) Khái niệm về phương pháp nghiên cứu khoa học
-Phương pháp nghiên cứu khoa học là quá trình được sử dụng để thu thập thông tin và dữ liệu
phục vụ cho các quyết định nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu có thể bao gồm nghiên cứu
lý thuyết, phỏng vấn, khảo sát và các nghiên cứu kĩ thuật khác; và có thể bao gồm cả thông tin
của hiện tại và quá khứ( Trích giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học, GT.TS. Đinh Văn
Sơn, PGS.TS.Vũ Mạnh Chiến, Trường Đại học Thương Mại)
c) Lý thuyết về “hành vi dự định”( Theory of Planned Behavior – TPB)
-Nhóm nghiên cứu áp dụng thuyết hành vi dự định(TPB) nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu phù
hợp
-Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý
(TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), bổ sung thêm vào đó mô hình nhân tố nhận thức về kiểm soát
hành vi, mang lại nhiều ưu điểm trong việc dự đoán và giải thích hành vi của một cá nhân trong
một bối cảnh nhất định, giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu
hướng hành vi để thực hiện hành vi đó.
-Được mở rộng từ lý thuyết hành động hợp lí( TRA), theo Lý thuyết về hành động hợp lý, nếu
một người có thái độ tích cực đối với hành vi và những người quan trọng của họ cũng mong đợi
họ thực hiện hành vi (tức là nhân tố tiêu chuẩn chủ quan), thì kết quả là họ có mức độ ý định
hành vi cao hơn (có nhiều động lực hơn) và nhiều khả năng sẽ hành động (thực hiện ý định).
Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, khẳng định mối liên kết giữa thái độ và
tiêu chuẩn chủ quan đối với ý định hành vi, và sau đó là thực hiện hành vi. Ajzen đưa ra Lý
thuyết về hành vi dự định bằng cách thêm một nhân tố mới đó là nhận thức kiểm soát hành vi.
Ông đã mở rộng lý thuyết về hành động hợp lý bao gồm nhân tố phi lý trí để tăng tính chính xác
cho mô hình dự đoán hành vi.
-Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và
được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen,
1991).
-Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố.

(1) Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực
hiện hành vi;
(2) Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của áp lực hay
sự bắt buộc có tính qui tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan.
(3) Cuối cùng là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả năng thực hiện
hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005). Lí thuyết cho thấy tầm quan
trọng của thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự
hình thành của một ý định hành vi.
-Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện
hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.
Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi,
và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi
còn dự báo cả hành vi.
Biểu đồ: Mô hình thuyết hành vi dự định

Ưu điểm : Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và giải
thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Bởi vì mô
hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm
soát hành vi cảm nhận.

Nhược điểm : Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004). Các
hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát
hành vi cảm nhận (Ajzen 1991). Có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi. Dựa trên kinh
nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 40% sự biến động của hành vi có thể được giải thích
bằng cách sử dụng TPB (Ajzen năm 1991; Werner 2004). Hạn chế thứ hai là có thể có một
khoảng cách đáng kể thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh
giá (Werner 2004). Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi. Hạn chế
thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhân dựa trên các tiêu
chí nhất định. Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn hành xử như dự đoán bởi những tiêu chí
(Werner 2004).

Nguồn: https://luanvanaz.com/thuyet-hanh-vi-du-dinh-theory-of-planned-behavior-tpb.html

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_thuy%E1%BA%BFt_h%C3%A0nh_vi_c
%C3%B3_k%E1%BA%BF_ho%E1%BA%A1ch

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học Trường Đại học Thương Mại( Chủ biên
GS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Vũ Mạnh Chiến)

You might also like