You are on page 1of 3

Bài nghiên cứu của Huỳnh Giao và các cộng sự (1-2020), “Kiến thức và thái độ của nhân viên

y tế tại
bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh”

Nhằm đánh giá kiến thức và thái độ của nhân viên y tế tại Bệnh viện quận 2 đối với dịch bệnh Covid-19,
nhóm tác giả đã xây dựng thang đo gồm 3 thành phần:

(1) Đặc điểm cơ bản của người khảo sát


(2) Thái độ đối với dịch bệnh
(3) Kiến thức về dịch bệnh

Mô hình đã được kiểm định trên 751 nhân viên y tế tại Bệnh viện Quận 2

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người tham gia khảo sát phản ứng tích cức với Covid-19. Tuy nhiên
tồn tại 1 số thái độ tiêu cực, Chỉ có hơn 3/4 người tham gia nghĩ rằng họ sẽ nhiễm Covid-19. Hơn nữa,
nghiên cứu còn cho thấy rằng nghề nghiệp có tương quan với điểm kiến thức thái độ, theo đó dược sĩ
cho thấy mức độ kiến thức cao hơn cũng cao hơn đáng kể mức độ của một thái độ tích cực về COVID-19
so với những người được tuyển dụng làm bác sĩ, y tá và nhân viên kỹ thuật

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Mô hình nghiên cứu:

Khi nghiên cứu đến ý thức cá nhân thì không thể không nói đến mô hình TPB ( theory of Planned
Behaviour) và TRA ( Theory of reasonable Action).

Các thành phần trong mô hình TRA bao gồm:

Hành vi là những hành động quan sát được của đối tượng (Fishbein và
Ajzen,1975, tr.13) được quyết định bởi ý định hành vi.

- Ý định hành vi (Behavioral intention) đo lường khả năng chủ quan của đối tượng sẽ
thực hiện một hành vi và có thể được xem như một trường hợp đặc biệt của niềm tin
(Fishbein & Ajzen, 1975, tr.12). Được quyết định bởi thái độ của một cá nhân đối với các
hành vi và chuẩn chủ quan.
Thái độ (Attitudes) là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi (Attitude
toward behavior), thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc
thực hiện một hành vi, có thể được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin và
đánh giá niềm tin này (Hale,2003).

Nếu kết quả mang lại lợi ích cá nhân, họ có thể có ý định tham gia vào hành vi (Fishbein
& Ajzen,1975,tr.13)

- Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân,
với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không
nên được thực hiện (Fishbein & Ajzen, 1975).
Mô hình TPB lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái niệm
như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng
xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện
hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được
Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình
TRA (Theory of Reasoned Actions).

Nguồn: Ajzen (1991)


Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi
thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để
thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu
hướng thực hiện hành vi, và nếu người thực hiện có sự chính xác trong cảm nhận về mức
độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.
Thông qua 2 mô hình trên và phương pháp thảo luận nhóm (nghiên cứu định tính)
để xác định được 5 tiêu chí được cho là ảnh hưởng đến ý thức phòng chống dịch Covid-
19 của sinh viên đại học Ngân Hàng. Thang đó mà nhóm sử dụng là thang đo Likert
3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Nghiên cứu được tiến hành bằng nghiên cứu định lượng: các mẫu được thu thập
qua việc khảo sát trực tuyến bằng Google biểu mẫu để thu thập thông tin từ sinh viên Đại
học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi đã thu thập đủ số lượng mẫu nhất định
nào đó, dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm kiểm định thang đo và phân
tích nhân tố khám phá EFA.
2.1.6. Ý thức phòng chống dịch bệnh là gì:
Trong bối cảnh Covid - 19 đang tiếp tục lây truyền tràn lan khắp thế giới, Việt
Nam cũng đang đứng trước nguy cơ dịch bùng phát, từ bài học đó, hễ bất cứ ai khi có các
triệu chức nhiễm Covid - 19 cần chủ động cách ly, không để lây nhiễm sang người khác
và tự giác, kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ sức
khỏe, tính mạng của chính mình; bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người thân và cả cộng
đồng. 

You might also like