You are on page 1of 12

MÔ HÌNH HÀNH VI SỨC KHỎE

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÝ THUYẾT HÀNH VI


1. Khái niệm:
- Lý thuyết:
+ là tập hợp các khái niệm, định nghĩa
+ nhằm giải thích, dự đoán sự việc/ tình huống
+ thông qua việc xác định mối quan hệ giữa các yếu tố
- Lý thuyết hành vi nhằm tìm hiểu:
+ các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi quan tâm
+ mối liên quan giữa các yếu tố này
+ các điều kiện (không gian, thời gian, hoàn cảnh,..) mà trong đó các
mối liên quan trên xảy ra hoặc không xảy ra
2. Tầm quan trọng:
- Hành vi của con người rất phức tạp
=> LT giúp tìm hiểu/ nghiên cứu về hành vi 1 cách hệ thống
- Hành vi có hại thường dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe và bệnh tật, làm
giảm chất lượng cuộc sống. Các hành vi có hại này thường có thể ngăn
chặn/thay đổi được
=> LT giúp xác định các yếu tố có lợi/có hại cho sức khỏe liên quan đến
hành vi => can thiệp vào yếu tố phù hợp
- Hành vi của con người rất phức tạp và thay đổi hành vi là không dễ
=> LT giúp tìm hiểu/nghiên cứu về hành vi 1 cách hệ thống, mang đến
cơ sở để thiết kế can thiệp thích hợp để thay đổi hành vi thành công
- Là cơ sở để xây dựng các công cụ đo lường sự thay đổi hành vi để đánh
giá sau can thiệp è Xác định đúng các biến số cần đo lường
- Cơ sở chung để so sánh các nghiên cứu về hành vi, từ đó có thể ngoại
suy kết quả nghiên cứu từ một quần thể này sang quần thể tương tự
*HÀNH VI:
- ĐN: Hành vi là 1 chuỗi các hành động lặp đi lặp lại
- Đặc điểm:
+ Hành vi có thể thuộc về bẩm sinh/ học được
+ Hành vi có thể công khai/ bí mật
+ Hành vi có thể tự giác/ không tự giác
+ Hành vi là một giá trị có thể thay đổi theo thời gian
- Chương trình tiêm chủng sẽ có hiệu quả cao khi phối hợp nhiều can
thiệp:
+ Giáo dục, động viên khuyến khích cha mẹ để họ đưa con mình đi
tiêm chủng
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng hiểu rõ sự an toàn và tiện
lợi khi đưa con đi tiêm chủng
+ Thay đổi trong tổ chức cung cấp dịch vụ tiêm chủng;
+ Thiết lập nhiều điểm cung cấp dịch vụ tiêm chủng thuận lợi cho
người dân
+ Thù lao thích đáng cho nhân viên y tế và các phần quà khích lệ
cha mẹ

3. Thuật ngữ:
- Khái niệm (concept): là thành phần chính của 1 lý thuyết và được định
nghĩa tuỳ thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể
- Cấu trúc (construct):
+ Khi 1 khái niệm được xây dựng/phát triển cho 1 mô hình lý thuyết cụ
thể thì được gọi là cấu trúc của mô hình đó
+ Mỗi 1 cấu trúc sẽ có định nghĩa cụ thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh của mô
hình lý thuyết và hành vi quan tâm
+ Thường không thể đo lường trực tiếp, phải đo lường gián tiếp thông
qua 1 hoặc nhiều biến
- Biến (variable):
+ Là dạng biểu diễn của 1 cấu trúc
+ Đo lường trực tiếp thông qua câu hỏi
- Mô hình (model):
+ Được xây dựng trên 1 hoặc 1 vài lý thuyết và/hoặc kinh nghiệm thực tế
+ Nhằm tìm hiểu 1 hành vi cụ thể trong hoàn cảnh nhất định

4. Phân loại LTHV :


Cấp độ Lý thuyết hành vi
● Mô hình niềm tin sức khoẻ (Health Belief Model)
● Mô hình hành động hợp lí và hành vi có dự định (Theory of Reasoned
Cá nhân Action – Planned Behaviour)
● Mô hình xuyên lý thuyết (The Transthereotical Model)
● Mô hình nhận thức xã hội (Social CognitiveTheory)
Giữa các cá nhân
● Mô hình mạng lưới xã hội (Social NetworkTheory)
● Mô hình truyền bá sự đổi mới (Diffusion ofInnovation)
● Mô hình tổ chức cộng đồng và xây dựng cộngđồng
● Mô hình thay đổi tổ chức (Organisational ChangeTheory)
Cộng đồng ● Mô hình truyền thông - thay đổi hành vi (Communication - Behavior
Change Model)
● Mô hình tiếp thị xã hội (Social Marketing)
● Mô hình PRECEDE -PROCEED

PHẦN 2: MỘT SỐ MÔ HÌNH LT HÀNH VI CÁ NHÂN


1. Mô hình “ Niềm tin sức khỏe”
● Lịch sử hình thành:
+ Một trong những học thuyết lâu đời nhất về HVSK
+ Bắt nguồn từ sư kết hợp giữa thuyết phản ứng kích thích của Watson
năm 1925 và thuyết kỳ vọng của Lewin vào năm 1951
+ Hình thành từ 1950s bởi các nhà tâm lý học ở Mĩ, xuất phát từ nghiên
cứu của Hochbaum về việc tại sao người dân không sử dụng dịch vụ
sàng lọc phát hiện lao phổi
● Phạm vi áp dụng
+ Được áp dụng chủ yếu trong nghiên cứu việc sử dụng các dịch vụ y tế
để sàng lọc hoặc phát hiện sớm 1 số bệnh (vd: phát hiện sớm ung thư),
phòng bệnh (vd: tiêm chủng), tuân thủ điều trị
+ Giải thích/dự đoán các HVSK liên quan đến phòng bệnh hơn là chữa
bệnh
● Ý nghĩa tổng quát: là mô hình để giải thích và dự đoán HVSK dựa trên
niềm tin của cá nhân về hành vi và vấn đề sức khỏe.

Một người sẽ thực hiện HVSK nếu người đó:


+ Cảm thấy vấn đề sức khỏe có thể được phòng tránh/ chữa trị
+ Mong muốn rằng nếu HVSK được thực hiện thì sẽ phòng tránh được
vấn đề sức khỏe
+ Tin tưởng rằng mình có thể thực hiện hành vi đó thành công

● Sơ đồ mô hình niềm tin sức khỏe 6 cấu trúc:


+ Nhận thức về mức độ nhạy cảm với vấn đề sức khoẻ (Perceived susceptibility):
- Đánh giá chủ quan về nguy cơ gặp phải 1 vấn đề sức khoẻ (VĐSK).
- Nếu cá nhân cảm thấy rằng họ có nguy cơ cao bị mắc 1 VĐSK nào đó thì sẽ có xu hướng
tham gia vào các HVSK để giảm bớt rủi ro phát triển VĐSK đó.
VD: phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

+ Nhận thức về mức độ trầm trọng của VĐSK (Perceived seriousness):


- Đánh giá chủ quan về mức độ nghiêm trọng của VĐSK và những hậu quả có thể xảy
ra, bao gồm:
+ Các hậu quả về sức khoẻ: đe dọa tính mạng, gây khuyết tật, đau đớn.
+ Các hậu quả về xã hội: ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, công việc, các mối quan
hệ xã hội.
- Các cá nhân nhận thức được một vấn đề sức khỏe là nghiêm trọng sẽ có nhiều khả năng
tham gia vào các hành vi để ngăn chặn vấn đề sức khỏe xảy ra.
VD: Nếu nhận thức ung thư phổi là bệnh nghiêm trọng thì sẽ không hút thuốc lá.
- Là cấu trúc trong mô hình có ảnh hưởng ít nhất tới khả năng thực hiện HVSK
+Nhận thức về lợi ích của hành vi (Perceivedbenefits):
- Nhận thức về lợi ích của HVSK trong việc phòng tránh/chữa trị VĐSK
- Một người sẽ chỉ thực hiện HVSK nếu họ thấy được lợi ích của việc này, bao gồm:
+ Lợi ích về sức khoẻ: ngăn chặn ốm đau, bệnh tật
+ Lợi ích không liên quan đến sức khoẻ: tiết kiệm chi phí, làm hài lòng người thân

+Nhận thức về các rào cản (Perceivedbarriers):


- Nhận thức của cá nhân về những khó khăn/rào cản để thực hiện hành vi (vd: tốn thời
gian, không thuận tiện, chi phí cao, không thoải mái…).
- So sánh lợi ích và rào cản: nếu lợi ích > rào cản, cá nhân sẽ có xu hướng thực hiện
HVSK.
- Là cấu trúc trong mô hình có ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng thực hiện HVSK.

+ Sự tự tin để thực hiện hành vi (Self-efficacy):


Mức độ tự tin của 1 người vào khả năng thực hiện hành vi thành công.

+Các yếu tố thúc đẩy hành vi (Cues toaction):


- Các yếu tố bên trong: cảm thấy đau đớn, mệt mỏi.
- Các yếu tố bên ngoài: lời khuyên của người khác, tiền sử bệnh tật của gia đình, các
phương tiện truyền thông.

● Ứng dụng các cấu trúc lý thuyết để xây dựng các can thiệp thay đổi hành vi:
Cấu trúc Định nghĩa Ứng dụng

- Xác định quần thể nguy cơ và mức


Nhận thức về mức Niềm tin về nguy cơ gặp độ nguy cơ
độ nhạy cảm phải 1 VĐSK - Phát triển các can thiệp nhằm tăng
cường nhận thức về nguy cơ

Nhận thức về mức Niềm tin về mức độ nghiêm - Xác định các hậu quả có thể của
độ trầm trọng trọng của VĐSK VĐSK

Nhận thức về lợi Niềm tin về những lợi ích - Xác định những ảnh hưởng có lợi
ích của HVSK của HVSK

Nhận thức về rào Niềm tin về những rào cản - Xác định các rào cản để tìm cách
cản đối với HVSK giảm bớt/ loại trừ các rào cản

- Sử dụng các yếu tố tác động thích


Các yếu tố thúc Các yếu tố trợ giúp cho việc
hợp: khuyến khích, truyền thông,
đẩy thực hiện hành vi
giáo dục,…

- Tập huấn/ đào tạo về việc thực hiện


Mức độ tự tin để thực hiện
Sự tự tin HVSK, cung cấp các kĩ năng cần
hành vi
thiết

● Một số hạn chế:


+ Mức độ ảnh hưởng/dự đoán của các yếu tố đối với hành vi không ổn
định
+ Mô hình không bao gồm thái độ của cá nhân về HVSK
+ Không áp dụng cho các hành vi có hại đã thành thói quen, vd: hút thuốc

2. Mô hình hành động hợp lý & hành vi có dự định:


(Theory of reasoned action – TRA & Theory of planned behaviour – TPB)
● Lịch sử hình thành:
+ Mô hình hành động hợp lý (TRA) được 2 tác giả Fishbein & Ajzen
đưa ra năm 1975
+ Để khắc phục những hạn chế của TRA trong việc giải thích các hành
vi nằm ngoài tầm kiểm soát, năm 1991, Ajzen bổ sung thêm cấu trúc
“nhận thức kiểm soát hành vi” và trở thành Mô hình Hành vi có dự định
(TPB).
● Ý nghĩa tổng quát:
+Giả định rằng yếu tố quan trọng nhất quyết định việc thực hiện 1
HVSK của 1 cá nhân là ý định thực hiện (behavioral intention) HVSK
của cá nhân đó
+ Ý định thực hiện HVSK chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố:
-Thái độ đối với hành vi
- Nhận thức kiểm soát hành vi
-Chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi

● Phạm vi áp dụng:
+ Rất hiệu quả khi dự báo những hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý
thức con người.
+ Được sử dụng rộng rãi để giải thích/dự đoán nhiều HVSK khác nhau:
hút thuốc lá, uống rượu, tập thể dục, sử dụng chất gây nghiện, cho con
bú, đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn…

● Sơ đồ mô hình Hành động hợp lý và hành vi có dự định 10 cấu trúc lý


thuyết:
● Các cấu trúc:
- Ý định thực hiện hành vi:
+Nhận thức về khả năng cá nhân sẽ thực hiện HVSK
+ Là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán việc thực hiện HVSK

- Thái độ đối với hành vi:


+Cảm nhận chung (tích cực/ tiêu cực) về HVSK
+ Được quyết định và đo lường bởi hai yếu tố:
+ Niềm tin về hành vi: tin rằng việc thực hiện hành vi sẽ mang lại những
kết quả nhất định
+ Đánh giá về kết quả của thực hiện: đánh giá về kết quả của hành vi là
có lợi hay không

- Chuẩn chủ quan liên quan đến HVSK:


+ Nhận thức về việc những người có ảnh hưởng sẽ phản đối hay tán
thành HVSK
+Đo lường gián tiếp qua 2 yếu tố:
- Niềm tin theo chuẩn mực chung: nhận thức liệu những người ảnh
hưởng có ủng hộ/ phản đối việc thực hiện HVSK hay không
- Động cơ tuân thủ: động cơ của cá nhân làm theo những mong muốn
của người khác
- Nhận thức kiểm soát hành vi:
+Nhận thức về việc thực hiện HVSK khó hay dễ: Càng nhiều nguồn lực
và cơ hội sẽ càng có ít cản trở kiểm soát với hành vi càng lớn
+Đo lường gián tiếp qua 2 yếu tố:
-Sự tự chủ: niềm tin về khả năng thực hiện, kiểm soát được HVSK từ
các yếu tố bên trong
(vd: quyết tâm, năng lực)
-Những yếu tố ngoài tầm kiểm soát: niềm tin về khả năng thực hiện,
kiểm soát được HVSK từ các yếu tố bên ngoài
(vd: điều kiện kinh tế, thời gian, ảnh hưởng quyển lực từ người khác, cơ
may, định mệnh)

● Hạn chế:
- Không giải thích/dự đoán được những hànhvi KHÔNG nằm trong tầm kiểm
soát của ý thức con người (VD: thói quen).
- Chưa kiểm soát được một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thái độ và sự
thay đổi hành vi như: kiến thức, kĩ năng, thói quen, yếu tố môi trường…
- Được bổ sung trong “mô hình hành vi tích hợp – IBM.
3. Mô hình “ Xuyên LT”:
● Lịch sử hình thành:
- Xuất phát từ các nghiên cứu về việc cai thuốc lá của Prochaska, Diclemente
và cộng sự (1980s), phát hiện ra thay đổi hành vi là 1 quá trình gồm nhiều
bước.
- Qua thời gian, các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã phát triển thành mô
hình đầy đủ như hiện tại.
- Là mô hình tích hợp các bước thay đổi hành vi với nhiều lý thuyết về can
thiệp, do đó được gọi là mô hình xuyên lý thuyết.

● Phạm vi áp dụng:
- Một trong những mô hình được áp dụng nhiều nhất trong việc thiết lập các
can thiệp thay đổi HVSK.
- Thiết kế can thiệp cho nhiều HVSK khác nhau: hút thuốc lá, uống rượu, sử
dụng chất kích thích, ăn kiêng, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống
HIV/AIDS, … trong phạm vi toàn cầu.
- Đã được áp dụng cho ít nhất 48 hành vi ở các nhóm đối tượng khác nhau
trên khắp thế giới.

● Ý nghĩa tổng quát:


- Xác định mức độ sẵn sàng thay đổi hành vi giúp cho việc thiết kế những can
thiệp phù hợp.
- Những can thiệp khác nhau có thể nhắm đến những người khác nhau ở mức
độ khác nhau.
- Mục đích của can thiệp là giúp đối tượng tiến lên giai đoạn kế tiếp của thay
đổi.

● Các cấu trúc:


- 5 giai đoạn thay đổi hành vi: yếu tố thời gian
Giai đoạn Định nghĩa
Tiền ý Chưa có ý định thay đổi hành vi trong 6
định tháng tới
Dự định thay đổi hành vi trong vòng 6
Ý định
tháng
Dự định thay đổi hành vi trong vòng 30
Chuẩn bị
ngày
Đã thay đổi hành vi nhưng chưa đến 6
Hành động
tháng
Duy trì Đã thay đổi hành vi hơn 6 tháng

-10 tiến trình thay đổi: động cơ của sự thay đổi

TIẾN TRÌNH THAY ĐỔI NHẬN THỨC TIẾN TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI
1. Tìm thấy và học những ý tưởng mới hỗ trợ 1. Tìm kiếm, sử dụng hỗ trợ từ xã hội
sự thay đổi hành vi để thay đổi
2. Trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực (sợ 2. Thay thế những hành vi và nhân
hãi, lo âu) đi kèm với hành vi không tốt cho thức có hại bằng những hành vi có
sức khỏe lợi
3. Nhận ra rằng sự thay đổi hành vi là một 3. Gia tăng phần thưởng cho những
phần của việc định danh con người hành vi tích cực, giảm phần thưởng
4. Nhận ra tác động tiêu cực của hành vi lên cho những hành vi tiêu cực
môi trường và xã hội 4. Loại bỏ những yếu tố nhắc đến việc
5. Cam kết với sự thay đổi thực hiện những hành vi tiêu cực,
thêm yếu tố gợi nhớ cho hành vi
tích cực
5. Nhận ra rằng những chuẩn mực xã
hội đang thay đổi để ủng hộ hành vi
tích cực

-Cân bằng và quyết định: So sánh giữa lợi & hại, được & mất khi thực hiện
hành vi.
-Sự tự tin: mức độ tự tin để thực hiện hành vi trong những tình huống cụ thể

● Hạn chế:
- Không hiệu quả khi áp dụng mô hình này để thiết kế can thiệp thay đổi 1 số
HVSK
VD: sử dụng chất kích thích ở trẻ em và thiếu niên.
- Cần thêm nghiên cứu về việc áp dụng mô hình ở các quốc gia và các nền văn
hoá khác nhau.

You might also like