You are on page 1of 2

Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour – TPB )

Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen (1991) được phát
triển và cải tiến từ Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action – TRA), không
bao gồm cấu trúc kiểm soát hành vi nhận thức (Ajzen & Fishbein, 1980) của Ajzen & Fishbein
(1980) cho rằng ý định thực hiện hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng
hành vi để thực hiện hành vi đó hay nói theo cách khác là hành vi có thể được dự đoán hoặc hiểu
rõ hơn thông qua việc phân tích các xu hướng dẫn đến hành vi. Khi một cá nhân hành động có
mục đích, TPB cho rằng ba yếu tố chính có thể dự đoán những ý định này bao gồm:
(1) “Thái độ đối với hành vi” là thái độ đánh giá của cá nhân với mức độ tích cực hay tiêu cực
đối với việc thực hiện một hành vi. Thái độ thường được tạo ra bởi niềm tin của cá nhân về kết
quả của việc tham gia thực hiện một hành vi cũng như hậu quả của hành vi đó. Nếu thái độ của
một cá nhân đối với một hành vi cụ thể là tích cực, thì khả năng cá nhân thực hiện hành vi đó
cũng cao hơn, như đã được chứng minh bởi các nghiên cứu trước đây (Ajzen, 1991; Han và cộng
sự, 2010).
(2) “Chuẩn mực chủ quan” là ý định nhận thức áp lực xã hội của cá nhân đó dẫn đến việc thực
hiện hành vi. Tiêu chuẩn chủ quan đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (người thân,
đồng nghiệp, bạn bè…) lên một cá nhân đó trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn cũng như động cơ
của cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó để đáp ứng mong đợi của xã hội. Chuẩn mực
chủ quan xuất phát từ niềm tin về kỳ vọng và hành vi chuẩn mực của người khác, tức là niềm tin
vào mức độ mà những người khác sẽ đồng tình hoặc không đồng tình với hành vi đó.
(3) “Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức của một cá nhân về tính thuận lợi hoặc bất thuận
lợi trong việc thực hiện hành vi cụ thể; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và
các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi tác
động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu cá nhân nhận thức chính xác về mức độ
kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi (1985). Nếu có nhiều nguồn lực
và cơ hội, người ta tin rằng sẽ có ít rào cản và khả năng kiểm soát nhận thức về hành vi sẽ cao
hơn. Theo Ajzen (1991), yếu tố nhận thức kiểm soát này chủ yếu phụ thuộc vào sự tự tin của cá
nhân trong việc thực hiện hành vi và điều kiện dễ dàng và thuận lợi để thực hiện hành vi đó.

Thái độ đối
với hành vi

Tiêu chuẩn Ý định hành


Hành vi
chủ quan vi

Nhận thức
kiểm soát
hành vi
Khi áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên Trường Đại học Thương Mại, chúng ta có cơ hội phân tích sâu hơn các yếu tố tác động lên
cá nhân sinh viên. Cụ thể, chúng ta có thể xem xét những tác động xã hội, chẳng hạn như vai trò
của gia đình và bạn bè, đối với lựa chọn của cá nhân sinh viên. Chúng ta cũng có thể khám phá
các yếu tố liên quan đến thái độ của sinh viên đối với việc học tập, bao gồm mức độ quan tâm và
giá trị cá nhân mà họ đặt vào học tập. Hơn nữa, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu về sự kiểm
soát mà sinh viên có thể thực hiện đối với quá trình học tập, như khả năng quản lý thời gian, khả
năng truy cập tài liệu học tập, và sự tự tin cá nhân của họ trong việc hoàn thành nhiệm vụ học
tập.

You might also like